Đề tài Kinh nghiệm phát triển tư vấn nhượng quyền thương mại (franchising) của một số hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Sau khi đi nghiên cứu hoạt động tư vấn nhượng quyền thương mại của các hệ thống lớn và tiêu biểu trên thế giới, tác giả nhận thấy ngành tư vấn kinh doanh nói chung và tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng là một công nghệ kinh doanh ưu việt, mang lại thành công cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tư vấn nhượng quyền qua đó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống nhượng quyền thương mại, vừa độc lập, vừa thống nhất. Tư vấn thương mại là động lực giúp ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại phát triển và mang lại nhiều thành công. Ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại phát triển cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành tư vấn franchising.

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm phát triển tư vấn nhượng quyền thương mại (franchising) của một số hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới và bài học đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 30 tuổi chiếm hơn 50% và lực lượng này có mức chi tiêu ngày càng cao. Trong một nghiên cứu mới đây của hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 thì những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55 tuổi) là những người chi tiêu nhiều nhất, chiếm 70.29% trong 87% những người có độ tuổi từ 22-55 có chi tiêu từ 500 ngàn đồng/ người/tháng. Tỷ lệ biết chữ của người dân cao cũng là một yếu tố quan trọng giúp tiếp thu các thông điệp quảng cáo. Ngoài ra, việc phân bố dân cư của thành phố này cũng là một ưu điểm thuận lợi cho hoạt động nhượng quyền với dân cư phân bố rải rác, không tập trung vào các cao ốc, tòa nhà mà rải ra giúp cho việc kinh doanh chuỗi rất thuận lợi vì ở mỗi khu vực, người dân đều cần các cửa hàng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, vận chuyển cũng chưa phát triển mạnh nên cần nhiều nhà hàng để cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Do thu nhập và mức sống tăng lên nên càng ngày người tiêu dùng càng chú trọng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cũng tạo nên nhu cầu mua hàng hơn là yếu tố giá cả. Họ cũng bị ám ảnh bởi quảng cáo, tiếp thị hơn trước đây. Khuynh hướng tiêu dùng cũng đã có sự chuyển dịch từ hình thức truyền thống sang các phương thức bán hàng hiện đại (Việt Nam được AT Kearney xếp hàng thứ 3 về tiềm năng của thị trường bán lẻ) góp phần cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền phát triển. Ngoài ra các yếu tố vĩ mô như: nền kinh tế tăng trưởng đều qua các năm và hiện nay trong một giai đoạn cao (giai 55 đoạn này của Việt Nam được ví với Trung Quốc vào năm 2003), nền kinh tế chính trị ổn định, môi trường đầu tư an toàn cũng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Bên cạnh đó doanh nghiệp Việt Nam cũng mang nhiều nhân tố phù hợp với hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Họ năng động, luôn phấn đấu xây dựng sự nghiệp riêng của mình nhưng kinh nghiệm và vốn còn ít nên nếu pháy triển với nội dung thương hiệu và hệ thống sẵn có thì sẽ dễ dàng thành công hơn. Ý thức của mọi người về Franchise đã có sự thay đổi rõ rệt. Trước đây khi được hỏi về khái niệm này nhiều người còn ngỡ ngàng nhưng bây giờ rất nhiều doanh nghiệp biết đến franchise. Nếu như gõ chữ franchise trên Google thì kết quả sẽ cho ra trên 140 triệu và nhượng quyền thương mại thì kết quả sẽ là 260 000 so với trước đây chỉ có vài ngàn đến vài chục ngàn kết quả. Điều đó cho thấy franchise được đề cập rất nhiều ở Việt Nam. Franchise đang phát triển ở Việt Nam và theo dự đoán cuối năm nay hoạt động này sẽ rất nhộn nhịp. Từ nửa đầu năm nay, các công ty nước ngoài âm thầm vào Việt Nam để tìm hiểu về thị trường franchise. Dự đoán trong năm tới các đại gia trong lĩnh vực này như McDonald’s, Pizza Hut, 7-Eleven…sẽ xuất hiện. “Xa lộ” franchise là con đường tốt nhất để những thương hiệu xa xôi đến được nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Với những cơ sở nền tảng đó, những năm tới sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng chuẩn bị cho những đột phá hấp dẫn và mạnh mẽ hơn cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh. Bên cạnh ngành hàng truyền thống là thực phẩm và giải khát, cơ hội tiềm năng có thể xuất phát từ các lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, dịch vụ kinh doanh, thời trang, bán lẻ, dịch vụ du lịch, bất động sản, khách sạn… Hệ thống Franchise Việt Nam đang “nóng” lên từng ngày, không chỉ đối với doanh nghiệp có hệ thống franchise mà cả với những nhà đầu tư tài chính, những người mà sự đầu tư luôn gắn liền với hiệu quả. Song phát triển franchise gặp không ít khó khăn và tùy loại doanh nghiệp mà khó khăn sẽ là trình độ quản lý hay con người. Khó khăn là tất yếu đối với thị trường còn rất mới cho hệ thống franchise tiếp cận. 56 2. Nhu cầu lớn về tƣ vấn Franchising Việt Nam là một môi trường kinh doanh mới mẻ và khá xa lạ đối với các đối tác nhượng quyền thương mại và Nhượng quyền thương mại là một ngành mới mẻ và khác lạ với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người tiêu dùng Việt Nam. Do đó cùng với nhu cầu phát triển nhượng quyền thương mại là nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn Franchise. Nhu cầu tìm hiểu mô hình này ở Việt Nam khá sôi nổi và rất đa dạng. Có nhiều doanh nghiệp đã âm thầm bán franchise. Nhưng sự “âm thầm” đó của họ lại rầm rộ và được công chúng biết đến khá nhiều, có thể kể đến như nước mía siêu sạch, siêu thị sắt Thành Nghĩa, Trà Trân Châu. Giai đoạn trước năm 2003, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn mới tăng trung bình từ 5-7%. Từ năm 2003 trở lại đây lượng khách hàng gia tăng vượt bậc. Mặc dù chưa có con số thống kê về tỷ lệ này nhưng theo một số công ty tư vấn cho biết thì số khách hàng của họ tăng 20% mỗi năm (Bizlaw Vietnam), thậm chí có những công ty tăng từ 40-50% (MCG) và xu hướng tiếp tục tăng nữa. Theo đà này, trong vài năm tới sẽ có sự bùng nổ về nhu cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn franchise ở Việt Nam. Một doanh nghiệp khi phát triển thương hiệu thường đặt ra những câu hỏi như nên tự đầu tư hay hợp tác? Nếu tự đầu tư thì lãi được hưởng hết, nhưng lỗ doanh nghiệp cũng phải chịu hết. Song khi hợp tác thì lãi, lỗ sẽ được san sẻ cho nhau trong khi khả năng vốn của doanh nghiệp thì luôn hữu hạn. Với tinh thần đó, nhiều doanh nghiệp sẽ muốn phát triển kinh doanh theo con đường franchise và dịch vụ tư vấn franchise nhờ đó cũng sẽ được thúc đẩy phát triển. “Tôi muốn làm franchise cần có bao nhiêu tiền và những điều kiện gì?”. Thắc mắc của cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, đại diện cho khá đông người trẻ tuổi từng đi làm, tích góp chút vốn, muốn bắt đầu “ra riêng” nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thiếu kinh nghiệm và chưa đủ “lực” đã được các doanh nghiệp dự buổi tọa đàm “Franchise Việt Nam 2007 - kiến thức và kinh nghiệm xây dựng - quản lý” giải đáp. Phó tổng giám đốc Công ty Vifon Nguyễn Văn Bên băn khoăn: “Vifon muốn áp dụng loại hình kinh doanh nhượng quyền nhưng không biết ngành sản xuất mì gói có thể franchise được không?”. Còn các đại diện Liên minh hợp tác 57 xã TP HCM Saigon Coop thì có nỗi lo toan khác: “Chắc chắn xu hướng sắp tới của Saigon Coop sẽ phải chuyển sang kinh doanh theo hình thức franchise nhưng hiện nay chưa nắm vững các kỹ thuật chuyển nhượng, ví dụ như phí franchising được tính như thế nào, nên áp dụng phí trọn gói hay từng phần”. Một điều không thể phủ nhận là Franchise là một ngành khá non trẻ ở Việt Nam và với các thương hiệu Franchise lớn trên thế giới Việt Nam là một điểm đến tiềm năng nhưng xa lạ và mới mẻ. Do đó hơn lúc nào hết nhu cầu để phát triển tư vấn Franchise tại Việt Nam đang rất được chú ý và coi trọng. Trong cuộc khảo sát tác giả dành cho các đối tượng khác nhau là Franchisor, Franchisor tiềm năng, Franchisee tiềm năng cho thấy:  68% có nhu cầu thành lập hoặc mở rộng mô hình kinh doanh trong 5 năm tới, trong đó có 44% có nhu cầu kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại.  76% có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn franchising miễn phí  60% có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn franchising và mất phí.  Trong các tiêu chí để đánh giá lựa chọn chuyên gia hay công ty tư vấn, các yêu tố quan trọng là kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực Franchise, thương hiệu của chuyên gia và các công ty, giá của tư vấn (>50%), các yếu tố ít quan trọng là giới tính và quốc tịch (<12%).  62% hiểu biết về franchising thông qua các phương tiện truyền thông. Từ đây ta có thể nhận định, những thuận lợi về thị trường dịch vụ tư vấn Việt Nam về khách hàng đã được thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ phần trăm khách hàng có nhu cầu tư vấn cao và mức hiểu biết cao về loại hình dịch vụ này của chính họ. 3. Chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn franchising ngày càng đƣợc nâng cao Bên cạnh sự phong phú về các loại hình dịch vụ cũng đã có sự cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ tư vấn. Các khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ tư vấn nhượng quyền đều cảm thấy hài lòng (dù một phần hay hoàn toàn) với chất lượng dịch vụ tư vấn. Họ nói rằng các nhà tư vấn đã giúp họ giảm bớt chi phí, tiếp cận thị trường mới, tăng năng suất lao động. Tại một số thị trường chất lượng dịch vụ tư vấn cung cấp được đánh giá tốt. Tiêu biểu là các vấn đề về pháp lý cũng như các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong 58 hợp đồng nhượng quyền thương mại đã khiến khách hàng tìm đến dịch vụ rất hài lòng. Cũng có thể thông qua đánh giá chất lượng dịch vụ và thông qua tỷ lệ khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ trong doanh nghiệp đã từng sử dụng dịch vụ. Trung bình cứ có khoảng 65% doanh nghiệp tiếp tục sử dụng dịch vụ tư vấn. Con số này chứng tỏ dịch vụ tư vấn nhượng quyền đã mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp mới có thể khuyến khích họ tiếp tục sử dụng dịch vụ như vậy. 4. Số lƣợng nhà cung cấp dịch vụ tƣ vấn franchising không ngừng gia tăng Trong những năm vừa qua, các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và đặc biệt là tư vấn về nhượng quyền trên thị trường đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, ngày càng có nhiều công ty và các nhà tư vấn tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn nhượng quyền có liên quan đến thủ tục pháp lý và hợp đồng nhượng quyền chứng tỏ thị trường này có sức hấp dẫn rất lớn. Trước kia, gần như chỉ có một số ít chi nhánh của các công ty tư vấn nhượng quyền nước ngoài và một vài doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều công ty tư vấn nước ngoài “nhảy” vào Việt Nam trong đó phải kể đến các công ty có danh tiếng trên thế giới như Asiawide Franchise Consultant, BizConsultant và SMiC Consultantcy và ngày càng có nhiều công ty Việt Nam được thành lập. Do đó mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng cao nhờ thế chất lượng dịch vụ tư vấn cũng được cải thiện. Về chất lượng, tuy mới thành lập nhưng các công ty tư vấn nhượng quyền Việt Nam cũng đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường nhờ khả năng am hiểu các vấn đề của thị trường trong nước. Họ thường chiếm ưu thế trong các dự án quy mô vừa và nhỏ. Chi phí cho các chuyên gia tư vấn nhượng quyền trong nước thấp hơn cũng là một lợi thế cạnh tranh của các công ty tư vấn luật Việt Nam. Ngày càng có nhiều công ty xây dựng được uy tín trên thị trường. Trong số đó phải kể đến các công ty như MCG, NetViet, Storm Eyes, Investconsult Group, Bizlaw Viet, Vilaf Hồng Đức, Pythis, FPT…Hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng mỗi công ty đều có thế mạnh riêng. 59 Cùng với sự phát triển của các công ty tư vấn là sự phát triển của đội ngũ các nhà tư vấn bao gồm các chuyên gia tư vấn độc lập và các chuyên viên tư vấn hoạt động trong các tổ chức tư vấn. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể về số người hoạt động trong lĩnh vực tư vấn nhưng có thể khẳng định rằng đội ngũ các nhà tư vấn không ngừng tăng trong những năm qua. Trước thời điểm năm 2001, cả nước có khoảng 2.278 luật sư tham gia cung cấp các dịch vụ pháp lý thì nay con số này là 3.418 luật sư, tăng 150% trong vòng 4 năm. Trình độ các nhà tư vấn cũng đã được nâng lên. Đa phần trong số họ là các chuyên viên trẻ với kinh nghiệm học hỏi được khi làm việc trong các công ty tư vấn nước ngoài. Với sức trẻ, năng động, sáng tạo và khả năng học hỏi cao họ sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thị trường này. II. Bài học kinh nghiệm phát triển tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại của một số hệ thống tiêu biểu trên thế giới đối với Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm tư vấn franchising của một số hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới trong chương 2, chúng ta có thể rút ra một số bài học cho việc phát triển tư vấn franchising ở Việt Nam như sau: 1. Bài học kinh nghiệm đầu tiên đối với Việt Nam đó là các chủ thương hiệu phải đầu tư và đẩy mạnh hệ thống tư vấn nhượng quyền thương mại một cách chuyên nghiệp hóa. Hầu hết các tên tuổi lớn như McDonald’s, 7-Eleven, Subway đều có các bộ phận mạnh chuyên về tư vấn cho khách hàng và các đối tác Franchise của mình về thông tin, về lợi thế cạnh tranh, về các tiêu chuẩn và quy trình xúc tiến mô hình. Đội ngũ chuyên gia đó không chỉ có năng lực Marketing, bán hàng mà còn am tường về franchise, có kinh nghiệm làm cho các chủ thương hiệu franchise lớn mạnh và sở hữu ngày càng nhiều mô hình Franchise. Nếu như bộ phận Marketing thực hiện chức năng thu hút và đưa khách hàng về cho hệ thống nhượng quyền thì đội ngũ tư vấn nhượng quyền kinh doanh có trách nhiệm phải chọn lọc và thuyết phục được những khách hàng tiềm năng nhất. Do đó, việc xây dựng một đội ngũ tư vấn hùng hậu và biết cách quảng cáo nó một cách khéo léo sẽ tăng lên sự quan tâm và niềm tin cho khách hàng, đồng thời giúp thương hiệu có được những đối tác phù hợp, nhân rộng được mô hình kinh doanh và đem về lợi nhuận lớn cho hệ thống cũng như nâng cao uy tín của hệ thống 60 nhượng quyền của chủ thương hiệu. Cần thiết các chủ thương hiệu phải thấy được tầm quan trọng của đội ngũ tư vấn kinh doanh nhượng quyền trong hệ thống nhượng quyền của mình để từ đó có sự đầu tư thỏa đáng và hợp lý. Đây là bộ mặt của hệ thống nhượng quyền thương mại, là những con người có vai trò xúc tác, trung gian kết nối giữa khách hàng và chủ thương hiệu. Đầu tư vào nguồn lực con người luôn là một trong những chiến lược phát triển lâu dài và bền vững, tuy khó khăn nhưng giá trị của nguồn lực này mang lại là vô cùng to lớn cho hệ thống nhượng quyền. Để có nguồn lực phù hợp với yêu cầu của công việc tư vấn nhượng quyền kinh doanh, các chủ thương hiệu cần coi việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng, cũng cần học tập kinh nghiệm từ các hệ thống nhượng quyền lớn trên thế giới ở cách bố trí và sử dụng tốt nguồn nhân lực tư vấn linh doanh đã được đào tạo, phát huy đầy đủ các khả năng, sở trường và nhiệt tình lao động sáng tạo của họ để sáng tạo ra năng suất, chất lượng lao động và hiệu quả kinh tế cao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp kinh doanh thịnh vượng của hệ thống nhượng quyền thương mại. 2. Một kinh nghiệm thứ hai nữa từ các hệ thống nhượng quyền tiêu biểu được nghiên cứu ở trên là việc khuyến khích thành lập, phát triển hệ thống các chuyên gia và các tổ chức tư vấn franchise độc lập. Đây là một bộ phận rất quan trọng trong toàn ngành Franchise với vai trò tư vấn và hỗ trợ các Franchisor và Franchisee, trong đó đặc biệt là Franchisor. Với tính chất chuyên nghiệp hóa, khách quan và có mạng lưới hỗ trợ là các mối quan hệ với ngân hàng, các nhà đầu tư hay giới luật gia, các chuyên gia tư vấn và tổ chức tư vấn đã đưa ra nhiều nhận định và giải pháp, chiến lược đúng đắn và khả thi giúp các thương hiệu kiểm soát và phát triển hệ thống của mình. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa thương hiệu ra các môi trường kinh tế, pháp luật và văn hóa khác lạ. Trong hệ thống này các chuyên gia vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có kinh nghiệm làm việc cho các chủ thương hiệu franchise hay sở hữu một số mô hình franchise rất được coi trọng và có uy tín, được đánh giá là giá trị cốt lõi của ngành tư vấn Franchise. Và chỉ cần dạo qua các trang web của các tổ chức này bạn sẽ cảm thấy sự chuyên nghiệp của họ và cảm thấy tin tưởng các tổ chức này 61 bởi sự đầu tư tự marketing về mình một cách rất hoành tráng nhưng sâu sắc. Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, các tổ chức này đã thể hiện được ý tưởng kinh doanh dịch vụ của mình thông qua trang web với giao diện rất đẹp và thiết kế logic, dễ sử dụng. Khách hàng có thể tìm thấy mọi thông tin cũng như những thắc mắc hoặc có thể gửi yêu cầu tư vấn đến những tổ chức tư vấn này một cách dễ dàng và thuận tiện. Bên cạnh đó, việc liệt kê các khách hàng và ý kiến khách hàng về chất lượng và nội dung dịch vụ tư vấn đã tạo nên sức nặng rất lớn cho uy tín và thương hiệu của các tổ chức tư vấn nhượng quyền. Không chỉ thế, các công ty tư vấn kinh doanh nhượng quyền chuyên nghiệp còn đứng ra tổ chức các cuộc bình chọn thương hiệu franchise nhằm tạo nên uy tín cho tên tuổi của mình. Giúp khách hàng biết đến các thương hiệu Franchise nổi tiếng và có uy tín cũng là một cách khiến cho họ biết tới và tìm đến dịch vụ tư vấn của chính các tổ chức này. Họ tiến hành những phương thức tốt nhất để có được sự liên kết sâu sắc giữa chủ hệ thống nhượng quyền và những khách hàng tiềm năng muốn nhận nhượng quyền và từ đó nhằm cung cấp dịch vụ một cách sâu rộng, hiệu quả và uy tín nhất. 3. Kinh nghiệm thứ ba là để phát triển ngành franchising nói chung và tư vấn franchising nói riêng, Việt Nam còn cần phải đẩy mạnh phát triển các kênh thông tin, phát triển hệ thống truyền thông và cho ra đời các tổ chức hiệp hội, tổ chức các sự kiện xoay quanh vấn đề franchise, đào tạo franchise cũng như tư vấn franchising với mục đích cung cấp thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và những cơ hội kinh doanh rộng rãi cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Hệ thống thông tin này cần mang tính chất tổng hợp và phải là để phục vụ nhu cầu của hoạt động tư vấn và hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại. Những thông tin về nhượng quyền thương mại và tư vấn kinh doanh trong nước và nước ngoài sẽ phải đảm bảo được tính kịp thời, chính xác, đầy đủ, trung thực, khách quan nhất và phải được cập nhật thường xuyên. Việc phát triển một hệ thống kênh thông tin rộng rãi và phản ánh đúng thị trường nhượng quyền và tư vấn nhượng quyền thương mại sẽ đồng thời góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực franchise dồi dào có kiến thức chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn, và bên cạnh đó còn nâng cao được tầm hiểu biết và mang lại cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc cho 62 cộng đồng sử dụng dịch vụ và các sản phẩm của các hệ thống nhượng quyền thương mại. Đây sẽ còn là “sàn giao dịch franchise” có phạm vi quốc tế và là nơi đưa ra tiếng nói chung cho cộng đồng franchise, đề xuất các chính sách cho chính phủ nhằm phát triển lành mạnh ngành franchise nói chung và tư vấn franchising nói riêng. Hơn nữa, thông qua kênh thông tin này sẽ giúp các hệ thống nhượng quyền và các công ty, chuyên gia cung cấp dịch vụ tư vấn nhượng quyền kinh doanh tăng tính cạnh tranh và do đó áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng của dịch vụ và sản phẩm do mình cung cấp. Từ vì lợi ích của chính mình, các hệ thống nhượng quyền và các công ty tư vấn nhượng quyền đã góp phần thúc đẩy, đóng góp vào sự phát triển của ngành franchise nói chung và tư vấn franchising nói riêng của Việt Nam sang một bước tiến mới. 4. Hầu hết các hệ thống nhượng quyền thương mại mạnh đều là cái nôi của nhiều chuyên gia tư vấn giỏi. Hạt nhân của tư vấn nhượng quyền thương mại chính là đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm. Do đó các hệ thống lớn như KFC, McDonald’s, 7-Eleven hay Subway đều quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nhân lực. Việc cho ra đời trường đại học Yum! của KFC hay các khóa đào tạo của McDonald’s tại trường Đại học Hambuger, và các khóa huấn luyện của 7-Eleven thể hiện sự đầu tư lớn và mạnh mẽ của các hệ thống nhượng quyền thương mại này. Bên cạnh đó, không ít hiệp hội Franchise và trường đại học của nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Trung Quốc đã chủ động mở ra các khóa đào tạo về franchise. Đây là những nền tảng quan trọng để hình thành nên nguồn nhân lực franchise nói chung và đội ngũ chuyên gia tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các hệ thống lớn đó bằng cách mở ra các khóa đào tạo và huấn luyện về franchise nói chung và tư vấn nói riêng, đặc biệt là tư vấn franchising. Nhà nước cần có những chính sách giúp các trường Đại học chuyên ngành kinh tế đưa các môn học liên quan đến ngành nghề franchise và tư vấn franchising vào giảng dạy và nghiên cứu. Các khóa học huấn luyện nghiệp vụ cần có sự giám sát và khuyến khích của Nhà nước để đi đúng hướng và có sự chuẩn bị về chất lượng và nội dung phù hợp và chất lượng nhất. Các nhà tư vấn Việt Nam cũng cần có một Hiệp hội tư vấn 63 Franchise của riêng mình. Chỉ dừng lại ở Câu lạc bộ thì còn chưa tương xứng với sự phát triển và tiềm năng của ngành này trong thời gian những năm tới đây. Thành viên của Hiệp hội là các nhà tư vấn, những người có đủ tiêu chuẩn hành nghề của Nhà nước bao gồm cả các nhà tư vấn trong nước và nước ngoài. Vai trò chính của Hiệp hội sẽ là giải quyết các vấn đề chung và hỗ trợ cho sự phát triển của các nhà tư vấn franchising. Hiệp hội cũng đứng ra xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn chung của ngành như tiêu chuẩn hành nghề hay tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ tư vấn franchising. Hiệp hội sẽ là đơn vị tiến hành kiểm tra và cấp chứng chỉ hành nghề cho các chuyên gia tư vấn đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo các nhà tư vấn tương lai, giống y cách mà các Hiệp hội nhượng quyền thương mại của các nước và trên thế giới đang thực hiện. III. Các giải pháp phát triển tƣ vấn franchising tại Việt Nam 1. Giải pháp vĩ mô (về phía Nhà nƣớc) Kinh nghiệm tại các hệ thống lớn phát triển trên thế giới cho thấy để có sự phát triển dịch vụ tư vấn nhượng quyền thương mại cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tại Việt Nam, thị trường dịch vụ tư vấn nhượng quyền vẫn còn hết sức sơ khai cho nên rất cần có sự trợ giúp của Nhà nước để tạo ra một môi trường thuận lợi chung để phát triển. Sự hỗ trợ đó bao gồm việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý làm cơ sở cho thị trường hoạt động và đưa ra các chính sách khuyến khích cung cầu trên thị trường. 1.1. Tạo hành lang pháp lý về nhƣợng quyền thƣơng mại nói chung và tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại nói riêng Năm 1998, lần đầu tiên thông tư 1254/BKHCN/1998 hướng dẫn Nghị định 45/CP/1998 về việc chuyển giao công nghệ, tại mục 4.1.1, có nhắc đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là franchise”. Tháng 02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 11/2005/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ, trong đó có nhắc tới việc cấp phép đặc quyền kinh doanh cũng được xem là chuyển gia công nghệ, do đó chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Tiếp đến, tại điều 755 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rằng hành vi cấp phép đặc quyền kinh doanh là một trong các đối tượng chuyển giao công nghệ. 64 Kể từ năm 2006, franchise chính thức được luật hóa và công nhận. Luật Thương mại 2005 (có hiệu lực từ 01/01/2006) đã dành nguyên Mục 8 Chương Vi để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, đến ngày 25/05/2006 thì Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây chính là những căn cứ pháp lý cơ bản nhất, tương đối đầy đủ để điều chỉnh và tạo điều kiện cho franchise phát triển tại Việt Nam. Ông Hoàng Xuân Bắc khẳng định: “ Để chuẩn bị đón đầu trào lưu nhượng quyền thương mại trong thời gian tới, chúng ta đã xây dựng các cơ sở pháp lý cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại này diễn ra một cách thuận lợi. Nghị định số 35/2006/ ND-CP của Chính phủ đã quy định điều kiện để một thương nhân được cấp quyền thương mại và trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền thương mại trước khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng. Đây là những cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhượng quyền, nhận quyền và người tiêu dùng. Tuy nhiên cần phải bổ sung các quy định cụ thể về hoạt động tư vấn Franchise của các tổ chức tư vấn Franchise, các chuyên gia tư vấn franchise và hiệp hội Franchise Việt Nam để tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng hơn. Tư vấn nói chung và tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng là một nghề đòi hỏi tiêu chuẩn nghề nghiệp rất cao nên để đảm bảo chất lượng dịch vụ, Nhà nước cũng nên có những quy định về tiêu chuẩn hành nghề nhất định. Theo đó chỉ có cá nhân, tổ chức, hệ thống nào thỏa mãn những điều kiện đó với được tham gia cung ứng dịch vụ. Những quy định này phảI hợp lí để vừa đảm bảo được chất lượng của các nhà cung cấp vừa đảm bảo rằng không tạo ra các rào cản quá cao có thể cản trở các nhà cung cấp gia nhập ngành. Theo ông Vũ Quốc Tuấn, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, cho biết thì thể chế kinh tế của nước ta hiện nay được giới doanh nhân đánh giá là “Thể chế 6 không”: không minh bạch, không nhất quán, không đồng bộ, không ổn định, không khả thi, không tiên liệu được. Trong một môi trường pháp lý như 65 vậy thì cản trở đối với sự phát triển của hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn không phải là nhỏ. Vì thế Nhà nước nên tạo điều kiện cho thì trường này phát triển bằng cách tạo ra một khung pháp lý hoàn thiện hơn. Để làm được điều đó thì trước mắt Nhà nước nên rà soát lại các văn bản để tránh các quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi hoạt động. Và để tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng thì việc rỡ bỏ các rào cản, mở cửa một số thị trường mà Nhà nước đang nắm quyền kiểm soát cho các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước là một biện pháp cần thiết. Một hệ thống pháp lý thông thoáng, minh bạch và đầy đủ sẽ là điều kiện đầu tiên để tạo một môi trường thuận lợi thúc đẩy cung cầu trên thị trường phát triển. 1.2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lƣợng của hệ thống nhƣợng quyền thƣơng mại và tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại Nền tảng của hoạt động tư vấn là thông tin, thế nhưng Việt Nam chưa có một hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Nguồn thông tin là các nhà tư vấn đang sử dụng hiện nay là các mối quan hệ các nhân. Các nguồn thông tin này không thể lúc nào cũng đầy đủ và chính xác nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tư vấn đồng thời tác động xấu đến tính cạnh tranh, tính minh bạch của thị trường. Đã đến lúc Việt Nam cần có một hệ thống thông tin mang tính tổng hợp không chỉ để phục vụ nhu cầu của hoạt động tư vấn mà còn của các ngành kinh tế khác. Trong hệ thống thông tin này sẽ phải phản ánh được các vấn đề về kinh tế - xã hội ở trong nước và nước ngoài. Không những thế thông tin được đưa ra phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và phải được cập nhật thường xuyên. Tuy hiện nay, cùng với sự phát triển của mạng Internet các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin trên các trang web của các bộ, ngành nhưng các thông tin này chưa đảm bảo được tính trung thực và cập nhật để các doanh nghiệp yên tâm khi sử dụng. Do đó một hệ thống thông tin chính xác, đáng tin cậy sẽ góp phần để hoạt động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn nhượng quyền có chất lượng cao hơn. Một vấn đề quan trọng nữa là hệ thống thông tin này phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện đại chúng để mọi doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức đều có thể tiếp cận được. 66 Chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin về nhượng quyền thương mại nói chung cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.Tổ chức các sự kiện, các giải bình chọn, các khóa đào tạo về Franchise cũng là một phương pháp tốt giúp đem các thương hiệu franchise gần gũi với cộng đồng, tăng kiến thức cho cộng đồng về franchise. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các tổ chức nước ngoài để cập nhật, tham gia và phát triển các hoạt động chung của franchise thế giới, nâng cao tiếng nói của cộng đồng franchise Việt Nam; đưa ra các chính sách, chương trình, quỹ cho các đối tượng đặc biệt và các dịp đặc biệt; tập hợp và đề xuất các chính sách thích hợp cho chính phủ và tham gia và ủng hộ các hoạt động cộng đồng, xã hội nhằm tạo nên hình ảnh thiện chí với cộng đồng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên hình thành và phát triển các chương trình đào tạo về nhượng quyền thương mại và tư vấn franchising. Với nhận định cơ hội bùng nổ về franchise tại Việt Nam, không ít các cá nhân đã và đang đầu tư tìm hiểu và phát triển cơ hội nghề nghiệp của mình trong lĩnh vực này. Không ít các bạn trẻ cũng đang định hướng nghề nghiệp với nhượng quyền thương mại nói chung và tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhân lực được đào tạo bài bản về Franchise là rất lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam, các chương trình đào tạo về franchise chưa phát triển về cả số lượng, phạm vi địa lý và nội dung. Các tổ chức đào tạo cần tìm hiểu, mở rộng và đẩy mạnh lĩnh vực đào tạo này để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước đi trước như Singapore, Úc, Mỹ…để đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp nhất. Chủ thể đào tạo có thể là các trường đại học, các công ty đào tạo, chuyên gia đào tạo tự do hay câu lạc bộ franchise Việt Nam. Hình thức đào tạo có thể dài hạn, ngắn hạn hoặc các buổi hội thảo ngắn ngày, các buổi trao đổi, thảo luận trực tiếp hoặc trên các diễn đàn Internet. Ngoài ra, cá nhân và công ty cần đầu tư để đi học ở nước ngoài, ở các nước phát triển về franchise như Anh, Mỹ, Úc, Singapore…Thêm vào đó cũng cần chủ động trải nghiệm các kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, tư vấn kinh doanh nói chung và tư vấn franchising nói riêng. 67 1.3. Tổ chức đào tạo cán bộ tƣ vấn cho các hệ thống nhƣợng quyền và các công ty tƣ vấn Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một đơn vị, tổ chức nào đào tạo các kỹ năng tư vấn nhượng quyền thương mại cho các cán bộ tư vấn. Một trong những nguyên nhân cản trở dịch vụ tư vấn franchising phát triển đó chính là trình độ, kĩ năng tư vấn của nhà tư vấn còn rất non kém. Do đó nhu cầu được đào tạo là rất cấp thiết đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn cũng như là chất lượng của dịch vụ tư vấn franchising. Việc đào tạo cần phải thực hiện cả hai khía cạnh là đào tạo kĩ năng tư vấn franchising và cập nhật các kiến thức trong lĩnh vực tư vấn franchising. Về cách tổ chức các khóa đào tạo, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm rất thành công của các hệ thống lớn trên thế giới đã nghiên cứu ở trên. Việc đào tạo giao cho các trường đại học hoặc giao cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng với các tổ chức phát triển thực hiện. Kinh phí đào tạo sẽ được trích một phần từ ngân sách Nhà nước, phần còn lại yêu cầu các công ty tư vấn franchising trả. Hiện tại, việc đào tạo kĩ năng tư vấn cho các nhà tư vấn là rất cần thiết do đó tổ chức các khóa học ngắn hạn (dưới 02 tháng) là phù hợp hơn để đáp ứng nhanh nhu cầu này. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn cung dài hạn trong tương lai thì cần có chiến lược đào tạo cụ thể, bài bản hơn. Chẳng hạn như thành lập một đơn vị hàng năm đứng ra tổ chức tuyển dụng và đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho các nhà tư vấn franchising hoặc đưa ra các kĩ năng tư vấn đào tạo chuyên nghiệp tại các trường đại học và cao đẳng. Còn để cập nhật các kiến thức trong các lĩnh vực tư vấn cho các nhà tư vấn franchising thì biện pháp đặt ra là thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo trong ngành tư vấn franchising. Chủ đề của các buổi hội thảo này là các vấn đề đang được hệ thống nhượng quyền và khách hàng muốn kinh doanh nhận nhượng quyền của họ quan tâm, bức xúc để các nhà tư vấn franchising nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và làm tốt hơn vai trò tư vấn. 2. Giải pháp vi mô (về phía các nhà cung cấp) Để phát triển thị trường dịch vụ tư vấn nhượng quyền thì không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà bản thân các nhà cung cấp cũng cần phải có nỗ lực nhằm thúc đẩy cung cầu về dịch vụ. 68 2.1. Các chủ thƣơng hiệu cần chú trọng đầu tƣ thích đáng vào công tác tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại trong hệ thống của mình Biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đó là tăng tính chuyên nghiệp của các nhà tư vấn trong hệ thống. Các chủ thương hiệu nên xây dựng chiến lược hoạt động rõ ràng với lĩnh vực cụ thể là tư vấn nhượng quyền thương mại. Chính kiểu hoạt động ôm đồm quá nhiều lĩnh vực như hiện nay của các nhà tư vấn khiến chất lượng dịch vụ cung cấp còn hạn chế. Để mang lại các dịch vụ có chất lượng cao thì các nhà tư vấn của hệ thống nên hoạt động trong lĩnh vực cụ thể là tư vấn nhượng quyền thương mại. Sự phân công lao động giữa các nhà tư vấn sẽ thúc đẩy tính chuyên môn hóa trên thị trường này và chắc chắn khi đó tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ tạo ra được những dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Về cơ cấu, chủ thương hiệu cần đầu tư phát triển bộ phận tư vấn nhượng quyền thương mại cho bản thân hệ thống của mình. Doanh nghiệp cần mạnh dạn tách bộ phận tư vấn ra khỏi bộ phận marketing và chỉ rõ vai trò, sứ mệnh của bộ phận tư vấn đồng thời đầu tư, tạo điều kiện để bộ phận này làm việc hiệu quả. Về nguồn nhân lực, các chủ thương hiệu cần phải nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư phát triển đội ngũ tư vấn, tuyển dụng các chuyên gia giàu kinh nghiệm về Franchise và đầu tư cho đội ngũ tư vấn trẻ tiềm năng đi học và có kinh nghiệm thực tiễn ở các mô hình franchise nước ngoài, xây dựng nhãn hiệu cho các chuyên gia tư vấn. Doanh nghiệp cần phải tăng cường đào tạo nội bộ để gia tăng kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm của các chuyên gia lâu năm trong nghề cùng với khả năng học hỏi, khả năng tư duy sáng tạo của các nhà tư vấn trẻ sẽ tạo ra một đội ngũ các nhà tư vấn có chất lượng hơn trong tương lai. Về nội dung và hình thức tư vấn, chủ thương hiệu nên thường xuyên tổ chức các chương trình, sự kiện nhằm thu hút và phát triển tư vấn franchising trong hệ thống như hội nghị khách hàng, tọa đàm với các chuyên gia tư vấn nước ngoài… Đẩy mạnh công tác marketing cho việc tư vấn, đặc biệt là Internet để khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng. Như chúng ta đã biết, đối với bất kỳ 69 một sản phẩm nào, muốn đến được tay người tiêu dùng thì trước hết phải được người tiêu dùng biết đến sự tồn tại của sản phẩm và sau đó là hiểu về các lợi ích của sản phẩm. Dịch vụ tư vấn cũng vậy, cần có các biện pháp marketing tập trung vào việc làm sao để dịch vụ được biết đến và những giá trị mà dịch vụ mang lại cho khách hàng. Có rất nhiều cách thực hiện và bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thể tự chọn cho mình phương pháp hiệu quả nhất. Bên cạnh việc đầu tư cho bộ phận tư vấn, doanh nghiệp cũng cần đầu tư thuê các chuyên gia tư vấn nước ngoài và các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để luôn có những nhận định, giải pháp và chiến lược đúng đắn. Qua đó tạo nên một mạng lưới đối tác mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. 2.2. Khuyến khích thành lập và phát triển các tổ chức tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại độc lập và tăng cƣờng hoạt động của các chuyên gia tƣ vấn tự do Việt Nam cần gia tăng số lượng và chất lượng các chuyên gia và tổ chức tư vấn franchising độc lập. Trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư con người - các chuyên gia tư vấn chủ chốt có kiến thức và kinh nghiệm. Các công ty tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật nên chủ động mở rộng lĩnh vực tư vấn franchising để phát huy lợi thế sẵn có của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cần khuyến khích các chuyên gia và tổ chức tư vấn nước ngoài mở văn phòng tại Việt Nam để thu hút thêm các đối tác franchise và đồng thời tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh và học hỏi với các tổ chức Việt Nam. Các chuyên gia và công ty tư vấn nhượng quyền thương mại cần chủ động trong việc tìm hiểu, tiếp cận và mở rộng tư vấn ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau ở các vùng địa lý khác nhau của đất nước. Hiện tại, Việt Nam rất có nhu cầu tư vấn và xúc tiến các mô hình tiềm năng franchise như Phở Nam Định, Phở Bát Đàn, Siêu thị Hoa Lyly, Cửa hàng tiện lợi Hapro… và còn rất nhiều mô hình kinh doanh điển hình khác đang có nhu cầu và tiềm năng để xúc tiến chuỗi nhượng quyền thương mại. Công việc này đòi hỏi chuyên gia và các công ty tư vấn phải đồng hành cùng doanh nghiệp để chuẩn hóa mô hình kinh doanh, đăng ký thương hiệu đến việc tìm đối tác nhượng quyền…Do đó, ngoài sự chủ động ra, các chuyên gia và công ty tư vấn cần sự bền bỉ, đầu tư lâu dài và mạng lưới 70 đối tác mạnh mẽ. Cũng như bộ phận tư vấn của chủ thương hiệu, các chuyên gia, công ty tư vấn độc lập cần đa dạng hóa hình thức và nội dung tư vấn. Về hình thức, cần tăng cường các kênh thông tin cung cấp nhằm tư vấn sơ bộ cho khách hàng tiềm năng về hệ thống và quy trình nhượng quyền thương mại của mình. Hình thức tư vấn đa dạng bao gồm tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn trực tuyến, tư vấn qua thư điện tử và thư tay…Các hình thức đều có ưu và nhược điểm, tuy nhiên khách hàng khác nhau sẽ cần những hình thức tư vấn khác nhau. Đặc biệt, hình thức tư vấn trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, tiện lợi và hiệu quả. Về nội dung, không chỉ dừng lại ở tư vấn luật nhượng quyền thương mại như hiện tại các công ty Việt Nam đang thực hiện, chúng ta cần tìm hiểu và mở rộng nội dung tư vấn cho khách hàng như ngân hàng cho vay để đầu tư nhượng quyền thương mại, đánh giá hệ thống nhượng quyền thương mại, quản lý hệ thống nhượng quyền thương mại, mở rộng thị trường nước ngoài, giải quyết các tranh chấp…Qua đó, đối tượng tư vấn cũng được mở rộng là Franchisor, Franchisor tiềm năng, Franchisee tiềm năng. Cuối cùng, cũng giống như bộ phận tư vấn nhượng quyền thương mại của chủ thương hiệu, các chuyên gia tư vấn tự do cũng như các công ty tư vấn độc lập cần phải đầu tư vào con người và mở rộng mạng lưới đối tác trong và ngoài nước. 2.3. Lập Đăng bạ các nhà tƣ vấn Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một cơ sở dữ liệu nào về các nhà cung cấp dịch vụ. Hạn chế này đang gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp. Cuốn Đăng bạ này sẽ là một nguồn thông tin hữu ích cho các khách hàng khi có nhu cầu đồng thời là một phương tiện quảng cáo cho chính các nhà tư vấn. Trong đăng bạ sẽ bao gồm thông tin có liên quan về các công ty tư vấn và các nhà tư vấn cùng với lĩnh vực tư vấn của họ như về pháp lý hay về quy trình và hợp đồng nhượng quyền. Để các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với Đăng bạ thì biện pháp đặt ra là đưa nó lên mạng Internet. Bên cạnh đó việc thành lập một trang web về các vấn đề này để hướng dẫn các khách hàng lựa chọn nhà tư vấn và phổ biến kinh nghiệm làm 71 việc với nhà tư vấn sao cho hiệu quả cũng là một biện pháp nên làm để thị trường dịch vụ tư vấn nhượng quyền hoạt động hiệu quả hơn. Với những gì thị trường tư vấn Việt Nam đang thể hiện thì có thể nói rằng thị trường này có thể phát triển trong tương lai và sẽ phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới. Hi vọng rằng các kiến nghị đưa ra trên đây sẽ góp phần thúc đẩy thị trường phát triển nhanh hơn nữa, chất lượng hơn nữa để làm tốt vai trò “quân sư thời @” (theo Đoàn Đinh Hoàng, giám đốc điều hành công ty tư vấn Masso Consulting, “Quân sư thời @”, www.vneconomy.vn). 2.4. Lập các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh Một trong những vấn đề đang tồn tại trên thị trường tư vấn nói chung và tư vấn franchising nói riêng hiện nay là khách hàng không tin tưởng các nhà tư vấn. Họ lo sợ các nhà tư vấn tiết lộ những thông tin kinh doanh cho đối thủ cạnh tranh. Có tình trạng này cũng một phần bởi các công ty tư vấn chưa xây dựng được các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh của riêng mình. Hầu hết các công ty tư vấn thuộc các hệ thống nhượng quyền phát triển trên thế giới đều đã xây dựng bộ Tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh để đặt ra các tiêu chí và các giá trị cần phải tuân thủ khi xử lí các vấn đề liên quan đến các bí mật của khách hàng, tính phí tư vấn cũng như tiêu chí nghề nghiệp cho nhân viên tư vấn của mình. Các công ty tư vấn Việt Nam cũng cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh như thế và hợp tác cùng nhau để nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp cả về đạo đức và kĩ thuật trong ngành dịch vụ mới mẻ này. 72 KẾT LUẬN Sau khi đi nghiên cứu hoạt động tư vấn nhượng quyền thương mại của các hệ thống lớn và tiêu biểu trên thế giới, tác giả nhận thấy ngành tư vấn kinh doanh nói chung và tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng là một công nghệ kinh doanh ưu việt, mang lại thành công cao và đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Tư vấn nhượng quyền qua đó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống nhượng quyền thương mại, vừa độc lập, vừa thống nhất. Tư vấn thương mại là động lực giúp ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại phát triển và mang lại nhiều thành công. Ngành kinh doanh nhượng quyền thương mại phát triển cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành tư vấn franchising. Cùng với Franchise, ngành tư vấn franchise ở các hệ thống nhượng quyền tiêu biểu trên thế giới rất phát triển, cả về số lượng lẫn nội dung và hình thức cung cấp dịch vụ. Tư vấn Franchise trở thành một nhân tố then chốt trong quá trình phát triển của hệ thống Franchise. Trong khi đó ở Việt Nam ngành tư vấn franchising còn quá mới mẻ và non trẻ, chưa phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ, chưa đóng góp nhiều cho sự phát triển chung của ngành Franchise. Để phát triển ngành tư vấn franchise nói riêng, từ đó phát triển Franchise, Việt Nam cần chú trọng đẩy mạnh:  Đẩy mạnh công tác tư vấn nhượng quyền thương mại trong từng hệ thống Franchise  Khuyến khích thành lập và phát triển các tổ chức tư vấn nhượng quyền thương mại chuyên nghiệp và đẩy mạnh hoạt động tư vấn của các chuyên gia tư vấn độc lập  Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng của hệ thống nhượng quyền thương mại.  Tạo hành lang pháp lý về nhượng quyền thương mại nói chung và tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng.  Tổ chức đào tạo cán bộ tư vấn nhượng quyền thương mại cho các hệ thống và các công ty tư vấn 73  Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh tư vấn nhượng quyền thương mại Bản thân tác giả rất tin tưởng và sự phát triển mạnh mẽ của nhượng quyền thương mại cũng như tư vấn nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong thời gian sắp tới và cũng rất mong muốn được đóng góp sức mình tạo nên sự phát triển và thịnh vượng của các thương hiệu Việt Nam trong và ngoài nước thông qua hình thức nhượng quyền thương mại. 74 MỤC LỤC Mở đầu ........................................................................................ 1 Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tƣ vấn và tƣ vấn Franchising ........................................................................................................................ 7 I. Dịch vụ tƣ vấn và vai trò của dịch vụ tƣ vấn: ............................... 7 1. Khái niệm về dịch vụ tư vấn: ....................................................... 7 2. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ tư vấn: ...................................... 8 2.1. Đặc điểm của dịch vụ tư vấn .................................................. 8 2.1.1. Là một loại hình dịch vụ chất xám ................................... 8 2.1.2. Là loại hình dịch vụ yêu cầu trình độ chuyên môn cao ..... 9 2.1.3. Là loại hình dịch vụ yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đạo đức nghề nghiệp ............................................................ 9 2.2. Vai trò của dịch vụ tư vấn .................................................... 10 2.2.1. Vai trò cố vấn ................................................................ 10 2.2.2. Vai trò hỗ trợ ................................................................. 10 3. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ tư vấn .................................... 11 3.1. Tiết kiệm chi phí và nâng cao sức cạnh tranh....................... 11 3.2. Lựa chọn phương án tối ưu .................................................. 11 3.3. Tận dụng kiến thức của nhà tư vấn....................................... 11 3.4. Học hỏi kinh nghiệm từ các nhà tư vấn ................................ 12 II. Tƣ vấn Frachising và vai trò của tƣ vấn Franchising ............... 12 1. Khái niệm về tư vấn Franchising .............................................. 12 1.1. Khái niệm về Franchise........................................................ 12 1.2. Khái niệm về tư vấn Franchising.......................................... 14 2. Chủ thể tư vấn Franchising ...................................................... 17 3. Vai trò của tư vấn Franchising ................................................. 17 3.1. Người đồng hành hữu hiệu của các đối tác kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương mại ............................................. 17 3.2. Tiết kiệm thời gian ............................................................... 18 3.3. Tránh rủi ro và đem lại thành công cao ............................... 18 4. Những tố chất cần của nhà tư vấn Franchising ....................... 19 4.1.Năng động ............................................................................. 19 4.2. Bền bỉ ................................................................................... 19 4.3. Tuân thủ ............................................................................... 20 5. Tiến trình tư vấn nhượng quyền ............................................... 20 5.1. Về tiến trình nhượng quyền .................................................. 21 5.2. Về việc lập kế hoạch ............................................................. 22 5.3. Về góc độ pháp lý ................................................................. 23 5.4. Về việc khi hợp đồng hết thời hạn hiệu lực ........................... 24 Chƣơng 2: Nghiên cứu hoạt động tƣ vấn Franchising ở một số hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới và so sánh với Việt Nam ................................... 25 I. Nghiên cứu hoạt động tƣ vấn kinh doanh nói chung của các hệ thống tiêu biểu trên thế giới và Việt Nam ...................................... 25 II. Nghiên cứu hoạt động tƣ vấn franchising của các hệ thống lớn tiêu biểu trên thế giới và so sánh với Việt Nam .............................. 27 1. Hoạt động tư vấn trong nội bộ hệ thống franchise ................... 27 1.1. Hệ thống KFC - Kentucky Fried Chicken ............................. 28 1.2. Hệ thống siêu thị 7-Eleven ................................................... 30 1.3. Hệ thống McDonald's .......................................................... 32 1.4. Hệ thống Subway ................................................................. 34 1.5. Phở 24.................................................................................. 36 1.6. G7Mart ................................................................................ 37 2. Hoạt động của các chuyên gia, công ty và tổ chức tư vấn nhượng quyền thương mại độc lập ............................................... 38 2.1. Công ty tư vấn Asiawide Franchise Consultant .................... 41 2.2. Tập đoàn iFranchise ............................................................ 42 2.3. Công ty quốc tế D&N International ..................................... 45 2.4. Công ty Tư vấn Đầu tư và Thông tin Sen Việt – Vietlotus.pte 46 2.5. Công ty cổ phần phát triển nhượng quyền thương mại Thái Bình Dương ................................................................................ 47 3. Hoạt động nhượng quyền của Hiệp hội nhượng quyền thương mại ................................................................................................. 49 3.1. Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh thế giới – IFA (The International Franchise Association) .......................................... 49 3.2. Hội đồng nhượng quyền kinh doanh Thế giới – WFC ( World Franchise Council) ..................................................................... 50 3.3. Câu lạc bộ nhượng quyền thương mại Việt Nam (Franchising Vietnam) ..................................................................................... 50 Chƣơng 3: Bài học và giải pháp phát triển tƣ vấn Franchising tại Việt Nam .............................................................................................................. 52 I. Tiền đề phát triển tƣ vấn Franchising tại Việt Nam .................. 52 1. Triển vọng bùng nổ Franchise .................................................. 52 2. Nhu cầu lớn về tư vấn Franchising .......................................... 56 3. Chất lượng dịch vụ tư vấn franchising ngày càng được nâng cao ................................................................................................. 57 4. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ tư vấn franchising không ngừng gia tăng .......................................................................................... 58 II. Bài học kinh nghiệm phát triển tƣ vấn nhƣợng quyền thƣơng mại của một số hệ thống tiêu biểu trên thế giới đối với Việt Nam 59 III. Các giải pháp phát triển tƣ vấn franchising tại Việt Nam ...... 63 1. Giải pháp vĩ mô (về phía Nhà nước) ......................................... 63 1.1. Tạo hành lang pháp lý về nhượng quyền thương mại nói chung và tư vấn nhượng quyền thương mại nói riêng.................. 63 1.2. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng của hệ thống nhượng quyền thương mại và tư vấn nhượng quyền thương mại ................................................ 65 1.3. Tổ chức đào tạo cán bộ tư vấn cho các hệ thống nhượng quyền và các công ty tư vấn ........................................................ 67 2. Giải pháp vi mô (về phía các nhà cung cấp) ............................. 67 2.1. Các chủ thương hiệu cần chú trọng đầu tư thích đáng vào công tác tư vấn nhượng quyền thương mại trong hệ thống của mình ............................................................................................ 68 2.2. Khuyến khích thành lập và phát triển các tổ chức tư vấn nhượng quyền thương mại độc lập và tăng cường hoạt động của các chuyên gia tư vấn tự do ........................................................ 69 2.3. Lập Đăng bạ các nhà tư vấn ................................................ 70 2.4. Lập các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh ............................... 71 Kết luận ..................................................................................... 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3885_9482.pdf
Luận văn liên quan