Đề tài Lựa chọn đẩu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phẩn bánh mứt kẹo bảo minh thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIÊU ĐỒ, HÌNH VẼ ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1.2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.6. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 1.7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1.1. Vốn. 2.1.2. Lao động. 2.1.3. Chi phí sản xuất 2.2. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU ĐỂ TỐI THIỂU HOÁ CHI PHÍ. 2.2.1. Đường đồng phí 2.2.2. Đường đồng lượng. 2.2.3. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hoá chi phí 2.3. TÌNH HÌNH KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU CỦA NHỮNG CÔNG TRÌNH NĂM TRƯỚC 2.4. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI. Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẦU VÀO VỐN, LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH GIAI ĐOẠN TỪ 2006 ĐẾN 2008 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu. 3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu. 3.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN, LAO ĐỘNG VÀ THỰC HIỆN CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 TỚI NĂM 2008 3.2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. 3.2.2. Tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. 3.2.3. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. 3.2.4. Phân tích chi phí sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. 3.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh. 3.3. K ẾT QỦA PHÂN TÍCH TRÊN MÔ HÌNH VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH 3.3.1. Xây dựng mô hình hàm sản xuất 3.3.2. Thu thập, xử lý số liệu. 3.3.3. Kết quả ước lượng hàm sản xuất 3.2.2Kết luận rút ra từ mô hình hàm sản xuất Chương 4 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁNH MỨT KẸO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH 4.1. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU 4.1.1. Những thành tựu của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động giai đoạn 2006 - 2008. 4.1.2. Những hạn chế trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn 2006 - 2008. 4.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 4.2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BÀO MINH GIAI ĐOẠN TỪ 2009 ĐẾN 2014. 4.2.1. Mục tiêu chung của công ty. 4.2.2. Mục tiêu cụ thể của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn từ 2009 đến 2014 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH 4.3.1. Giải pháp lựa chọn đầu vào vốn và lao động. 4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4.3.3. Giải pháp nâng cao năng suất lao động. 4.3.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí 4.3.5. Phát triển thi trường đầu ra. 4.4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC KẾT LUẬNI TÀI LIỆU THAM KHẢOII PHỤ LỤCIII

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lựa chọn đẩu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phẩn bánh mứt kẹo bảo minh thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn hạn là: A2= -1,903 0 thoả mãn với điều kiện hàm bậc ba và tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, - Các biến ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê với mọi mức α = 0,0% vì giá trị P- value của biến L23 là 0,000; P- value của biến L22 là:0,000 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. - Với R2 = 0,917062 < 1 có nghĩa rằng 91,70620% sự thay đổi của lao động được giải thích bởi sản lượng kẹo và các sản phẩm khác sản xuất. Với kết quả này hàm sản xuất có thể tin cậy được. Vậy hàm ước lượng từ phụ lục 5 hoàn toàn phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. è MPL2 = (Q2)’L2 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 Theo nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí, công ty cần phải lựa chọn số lượng lao động trong hai tổ sản xuất sao cho = . Do w1 = w2 nên MPL1 = MPL2 è - 1,827* L12 + 40,906 * L1 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 Mà L = L1 + L2 Nên để giảm thiểu chi phí sản xuất trong ngắn hạn công ty nên thuê lượng lao động thoả mãn điều kiện sau: - 1,827* L12 + 40,906 * L1 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 ( 3.3) L = L1 + L2 . Hàm sản xuất trong ngắn hạn( hàm Cobb-Douglas) Từ phụ lục 6 ta có hàm sản xuất trong ngắn hạn là: Y = 3,577 + 0,334X + 0,684*Z è Ln Q = ln 3,577+ 0,334*ln K + 0,684*ln L è Phương trình hàm sản xuất Cobb- Douglas trong ngắn hạn là: Q = 35,766 * K 0,334 *L 0,684 - Hằng số của hàm sản xuất Cobb- Douglas trong ngắn hạn là: α= 0,334, β= 0,684 và α +β = 1,018 >1 biểu thị hàm sản xuất tăng theo quy mô. - Các biến ước lượng có ý nghĩa về mặt thống kê với mọi mức α = 0,4% vì giá trị P- value của hệ số chặn C là 0,000; biến X (X= lnK) là 0,001, P- value của biến Z (Z= lnL) là: 0,0039 và P- value của hệ số chặn là 0,000 đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. -Với R2 = 0,970238 < 1 có nghĩa rằng 97,0238% sự thay đổi của vốn và lao động được giải thích bởi sản lượng bánh, kẹo và các sản phẩm khác sản xuất. Với kết quả này hàm sản xuất có thể tin cậy được. Vậy hàm sản xuất ước lượng từ phụ lục 6 hàm Cobb- Douglas trong ngắn hạn hoàn toàn phù hợp về mặt ý nghĩa thống kê. è MPK = (Q) K’ = 0,684*; MPL = (Q)L’ = 0,334* Kết luận rút ra từ mô hình hàm sản xuất 3.3.4.1. Một số kết luận rút ra từ việc sử dụng lao động theo tổ sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Từ kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất trong ngắn hạn cho từng tổ ta có thể tính được MPL1 và MPL2 cho từng quý. Bảng 3.5: Sản phẩm cận biên của lao động tổ 1 và tổ 2 của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Chỉ,tiêu Q1 Q2 L1 L2 MPL1 MPL2 (Tấn) (Tấn) (Người) (Người) Năm 2006 Quý 1 703,498 340,692 7 3 223,28 159,2 Quý 2 950,24 612,121 7 4 223,28 189.43 Quý 3 1.024,24 802,302 8 7 244,88 211.62 Quý 4 1.352,11 741,587 10 6 280,36 215.64 Năm 2007 Quý 1 1.403,58 801,21 10 6 280,36 215.64 Quý 2 1.604,38 836,81 11 6 294,24 215.64 Quý 3 1.840,53 851,49 11 6 294,24 215.64 Quý 4 1.993,12 880,239 13 6 314,28 215.64 Năm 2008 Quý 1 2.018,15 1.201,45 13 7 314,28 211.62 Quý 2 2.172,64 1.420,48 13 8 314,28 196.18 Quý 3 2.340,43 1.598,24 14 10 320,43 131.04 Quý 4 2.444,77 1.763,763 15 12 324,02 20.232 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên mô hình Trong ngắn hạn, vốn được coi là cố định do đó để giảm thiểu chi phí sản xuất thì công ty sử dụng đầu vào lao động sao cho = . Do mức lương mà công ty trả cho lao động ở hai tổ sản xuất này là như nhau (w1 = w2 ) nên MPL1 = MPL2 Nếu MPL1 > MPL2 thì công ty nên tăng cường lao động cho tổ 1. Nếu MPL1 < MPL2 thì công ty nên tăng cường lao động cho tổ 2. Từ bảng 3.5 thấy: Đối với tổ 1 thì năng suất cận biên của lao động (MPL) ở tổ 1 qua các năm tăng, có nghĩa số lượng lao động được công ty thuê thêm đạt hiệu quả Đối với tổ 2, trong hai năm đầu thành lập (năm 2006 và năm 2007) lượng lao động được thuê thêm đạt hiệu quả, sản lượng tăng thêm khi thuê thêm lao động. Tuy nhiên trong năm 2008 công tác sử dụng lao động cuả công ty ở tổ 2 không hiệu quả. Trong hai quý đầu năm 2008 số lượng lao động của công ty thuê thêm sử dụng hiệu quả, sản lượng tăng thêm khi công ty thuê thêm lao động, sang hai quý cuối năm do công tác dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm kẹo và các sản phẩm khác không được tốt nên lượng lao động mà công ty thuê thêm không hiệu quả. Năng suất cận biên của lao động thuê thêm này bắt đầu giảm và giảm mạnh trong qúy IV của năm 2008 Như vậy, qua phân tích ta thấy việc côn ty bổ sung lao động nhìn chung là hợp lý vì sản phẩm cận biên của lao động có xu hướng tăng qua các năm. Việc phân bổ lao động giữa hai tổ sản xuất là chưa hợp lý vì sản phẩm cận biên của lao động tổ 1 cao hơn so với tổ 2. Trong hai tổ sản xuất thì tổ 1 làm việc hiệu quả hơn tổ 2, năng suất cận biên của tổ 1 luôn lớn hơn, mặt khác khi thuê thêm lao động ở tổ 1thì MPL1 có xu hướng tăng lên trong khi đó ở tổ 2 lao động được thuê thêm thì MPL2 có xu hướng giảm dần vào quý IV của năm 2008. 3.3.4.2. Một số kết luận rút ra về sử dụng vốn và lao động trong giai đoạn từ 2006 đến 2008 Hàm sản xuất Cobb- Douglas trong ngắn hạn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh: Q = 35,766*K0,334 * L0,684 Trong ngắn hạn, với mức sản lượng nhất định để giảm thiểu chi phí sản xuất thì công ty lựa chọn các yếu tố đầu vào sao cho = (3.4) Q= f (K, L) è = * Trong đó là tiền lương bình quân mà công ty trả cho người lao động trong từng năm từ năm 2006 tới năm 2008, là giá thuê vốn trung bình trong ngắn hạn giai đoạn từ 2006 đến 2008 (Tính theo lãi suất ngắn hạn mà ngân hàng cho vay theo các năm từ 2006 đến 2008) Dựa vào kết quả ước lượng mô hình tính lao động và vốn tối ưu cho quý I năm 2006 Năm 2006 = 14,4 %/ năm è I -2006 = 3,6% / quý = 16,2 triệu đồng/ năm I -2006 = 4,05 triệu đồng/ quý è = * è K = 54,934 * L è Q = 136,326 * L 1,018 è (3.4) Trở thành K = 54,924 * L è = 7 (người) Q I- 2006 = 136,326 * L 1,018 = 2.472,03 triệu đồng Với = 7 (người) thay vào (3.2) ta có lao động tối ưu cho từng tổ là: Tổ 1: = 4 (người) Tổ 2: = 3 (người) Với mức lãi suất (r) và tiền lương (w) mà công ty trả cho người lao động qua các năm là: Năm 2007 2007 = 12 %/ năm Năm 2008 2008 = 18 %/ năm 2007 = 18,6 triệu đồng/ năm 2008 = 20,4 triệu đồng/ năm Từ (3.3) và (3.4) tương tự cách tính như vậy ta có thể tính được lao động tối ưu chung cho từng quý và cho từng tổ sản xuất cụ thể ta có thể tìm được lượng lao động tối ưu trong từng tổ sản xuất theo từng quý, số lượng vốn tối ưu mà công ty sử dụng (phụ lục 7) Xem phụ lục 7, thấy công ty chưa sử dụng hết nguồn lực vốn, Số lượng vốn mà doanh nghiệp sử dụng chưa đạt mức tối ưu, công ty chưa mạnh dạn đầu tư thêm nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh do đó mà lượng vốn công ty sử dụng qua các năm chưa phù hợp với quy mô sản xuất. Trong khi đó lượng lao động mà công ty sử dụng lại nhiều hơn mức cần thiết. Riêng chỉ có năm 2008, công ty xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường thì lượng lao động mà công ty sử dụng thiếu, chưa tận dụng được hết tính hiệu quả nhờ quy mô, lượng vốn lưu động mà công ty sử dụng lớn hơn mức tối ưu. Năm 2006, công ty có 52 lao động tham gia sản xuất trong đó tổ 1 là 32 lao động, tổ 2 là 20 lao động. Do là công ty mới thành lập nên trong năm này công ty đã sử dụng thừa hai lao động so với mức lao động tối ưu (tổ 1 thừa 03 lao động, tổ 2 thừa 01 lao động), số lao động thừa trong năm này chủ yếu là ở quý I, quý IV năm 2006, hai quý còn lại trong năm công ty sử dụng lao động khá hợp lý. Năm 2007, công ty tuyển thêm 17 lao động tham gia sản xuất nâng tổng số lao động tham gia sản xuất là 69 người, tuy nhiên số lượng lao động mà công ty tuyển thêm vẫn thừa 6 lao động so với lượng lao động tối ưu. Trong đó tổ 1 thừa 4 lao động, tổ 2 thừa 3 lao động, số lao động này chủ yếu vào quý IV của năm. Do trong năm 2007, công tác nghiên cứu dự báo, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của công ty chưa tốt, nên lượng bán ra không đạt mục tiêu, sảm lượng tăng với tỷ lệ chậm trong khi đó công ty lại tuyển thêm lao động, dẫn đế tình trạng thừa lao động Năm 2008, công ty tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các sản phẩm của công ty bắt đầu xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông. Công ty tuyển thêm nhiều lao động (tuyển 23 lao động). Do mới xuất khẩu năm đầu nên công ty chưa mạnh dạn mở rộng quy mô nhiều, số lượng lao động tuyển thêm không tăng so với năm 2007. Trong khi đó sản lượng bán ra tăng mạnh nên lượng lao động mà công ty sử dụng chưa đạt mức tối ưu, công ty cần tuyển thêm 20 lao động nữa mới đạt mức tối ưu. Trong năm có nhiều biến động về giá cả khiến lượng tiêu thụ kẹo và các sản phẩm khác giảm xuống, do đó đến cuối năm 2008 số lao động ở tổ 2 có năng suất cận biên giảm, do sự dư thừa về lao động. Vậy từ kết quả ước lượng mô hình hàm sản xuất trong ngắn hạn của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh thấy công ty sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, lượng vốn lưu động cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2006 và năm 2007 thiếu so với lượng tối ưu sang năm 2008 lại dư thừa gây tình trạng lãng phí. Nhu cầu sử dụng lao động trong các tổ sản xuất yêu cầu trình độ chuyên môn không cao, số lượng lao động được tuyển thêm hiệu quả, năng suất cận biên của lao động trong các tổ sản xuất tăng qua các năm, tuy nhiên sự phân bổ lao động giữa các tổ chưa hợp lý gây ra tình trạng thiếu nhiều lao động trong tổ 1, năng suất lao động cận biên của lao động tổ 2 có xu hướng giảm trong năm 2008. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁNH MỨT KẸO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU Từ kết quả mô hình xây dựng hàm sản xuất ngắn hạn (hàm sản xuất bậc ba cho các tổ sản xuất và hàm cobb- douglas chung cho cả công ty) của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh và phân tích tình hình sử dụng vốn và lao động của công ty thấy công ty có những mặt làm được và chưa làm được Những thành tựu của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động giai đoạn 2006 - 2008 Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh là một công ty mới thành lập từ năm 2006, tuy là một công ty trẻ nhưng công ty đã gặt hái được những thành công nhất định. Thứ nhất, công ty đã đạt được một số chỉ tiêu quan trọng. Doanh thu và lợi nhuận gộp về cung cấp hàng hoá dịch vụ tăng qua các năm và tỷ lệ tăng cuả lợi nhuận gộp về hàng hoá và dịch vụ có tỷ lệ tăng nhanh hơn doanh thu. Năm 2007 có tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận về cung cấp hàng hoá dịch vụ tương ứng là 236,8% - 335,63%, năm 2008 thì các tỷ lệ này tương ứng là 20,68 % - 56,42%. Thứ hai, công ty đã có hướng đi đúng đắn trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm tới đầu tư máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải mới phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp tăng hiệu quả kinh doanh Thứ ba, công tác sử dụng nhân sự của công ty đạt hiệu quả, năng suất cận biên của lao động tăng lên qua các năm, chứng tỏ rằng số lượng lao động mà công ty sử dụng thêm đạt hiệu quả, mức sản lượng sản xuất ra do sử dụng thêm lao động tăng nhanh hơn so với số lao động được thuê thêm. Thứ tư, công ty đã thể hiện sự quan tâm tới đời sống của người lao động thông qua số tiền lương mà công ty trả cho người lao động tăng qua các năm, ngoài ra công ty còn bố trí chỗ ăn ở cho một số lao động. Điều này đã tạo cho người lao động sự tin tưởng, an tâm làm việc, gắn bó lâu dài với công ty. Những hạn chế trong việc sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn 2006 - 2008 Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh vẫn còn một số mặt tồn tại sau: Thứ nhất, công tác dự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của công ty chưa được tốt, công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu về vấn đề này, việc dự báo cầu tiêu dùng sản phẩm chủ yếu thông qua đội ngũ kinh doanh của công ty, những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Do đó công ty chưa tận dụng được tính hiệu quả nhờ quy mô. Thứ hai, công tác dự báo về lượng hàng hoá sản xuất và lượng tiêu sản phẩm chưa ăn khớp, sản xuất nhiều so với lượng tiêu thụ. Mặt khác một số sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày nên xảy ra tình trạng hàng bán bị trả lại do hết hạn sử dụng, điều này làm công ty lãng phí chi phí khiến chi phí năm 2008 tăng lên. Thứ ba, công tác lên kế hoạch về sử dụng lao động chưa hợp lý, công ty chưa đánh gía đúng mức qui mô sản xuất của doanh nghiệp và nhu cầu lao động trong các tổ sản xuất theo từng quý. Số lượng lao động mà công ty tuyển vào để đáp ứng việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Như trong phần 3.3 đã phân tích, xét trên tổng thể chung là thừa lao động trong 2 năm 2006 và năm 2007 (năm 2006 thừa 7 lao động, năm 2007 thừa 6 lao động) và thiếu 9 lao động trong năm 2008. Tuy nhiên, công ty lại bố trí lao động trong các tổ theo từng quý sản xuất lại chưa hợp lý, quý thì thiếu lao động quý thì thừa lao động, chưa sử dụng lao động theo qui mô hiện có của công ty gây ra tình trạng thiếu lao động trong các tổ sản xuất nhất là tổ bánh. Thứ tư: Công tác bố trí lao động chưa hợp lý. Mặc dù số lao động được thuê thêm trong các năm để phục vụ cho việc mở rộng quy mô có năng suất cận biên tăng qua các năm, tuy nhiên năng suất lao động ở tổ 1 (tổ bánh) luôn lớn hơn tổ 2 (tổ kẹo và các sản phẩm khác). Như trong phân tích ở mục 3.3 (Bảng 3.5) thấy trong năm 2008 số lượng lao động mà công ty sử dụng chưa đạt mức tối ưu, tuy nhiên ở tổ 2 số lao động được thuê thêm này lại dư thừa so với số lao động tối ưu khiến cho năng suất cận biên của lao động ở tổ 2 giảm xuống Thứ năm: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa được tốt, công ty chưa chủ động được vốn nên phải đi vay của một số cá nhân trong công ty (giám đốc, phó giám công ty) vòng quay của vốn còn lớn, chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động còn dài ngày, tình hình chiếm dụng vốn và công nợ còn cao gây khó khăn trong việc quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn lưu động của công ty sử dụng chưa hợp lý, chưa tương xứng với quy mô sản xuất, công ty chưa mạnh dạn đầu tư nhiều vốn vào việc sản xuất các sản phẩm. Từ chương ba phần 3.3 xây dựng mô hình hàm sản xuất đánh giá về tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty thấy lượng vốn mà công ty đầu tư nhỏ hơn lượng vốn tối ưu được ước lượng theo mô hình. Lượng vốn mà công ty cần đầu tư thêm qua các năm 2006, 2007, 2008 tương ứng là: 1.583,83 – 1.802,898 – 1.350,34 triệu đồng. Nguyên nhân của những tồn tại trên 4.1.3.1. Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô Thứ nhấ, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, năm 2008 kinh tế của một số quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật,.. bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm, ảnh hưởng tới kinh tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, mặt khác trong nước tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả các nguyên nhiên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất biến động làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Thứ hai, do sự thay đổi của lãi suất cho vay ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn, chi phí vốn vay của công ty. Thứ ba, hiện tại hiệp hội ngành sản xuất bánh kẹo chưa quan tâm nhiều trong việc tổ chức các chương trình hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường. trong thời gian qua công ty mới chỉ xuất khẩu sang các nước trong khu vực Châu á. 4.1.3.2. Nguyên nhân từ môi trường vi mô của công ty Thứ nhất, công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh là một công ty còn trẻ, do đó không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý. Trong công tác quản lý và sự báo nhu cầu tiêu dùng sản phẩm còn chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có bộ phận dự báo riêng nên công tác nghiên cứu dự báo thị trường chưa được tốt, chưa đánh giá đúng nhu cầu về sản phẩm của công ty, do đó công ty đã có những đầu tư cho các sản phẩm chưa đúng, chưa hợp lý dẫn đến sự bố trí và sử dụng lao động tại các tổ sản xuất chưa hiệu quả. Thứ hai, các sản phẩm của công ty mang tính theo mùa, với mỗi mùa khác nhau thì nhu cầu về các loại sản phẩm khác nhau. Các nguyên, nhiên, vật liệu chịu ảnh hưởng bởi theo mùa. Trong quá trình hoạt động sản xuất thì công ty luôn phải chủ động dự trữ hàng để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng bất kỳ lúc nào, một số sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày đòi hỏi phải có sự bảo quản cẩn thận nên chi phí sản xuất các sản phẩm này lớn. Điều này cũng gây khó khăn cho công ty trong việc sử dụng lao động và lên kế hoạch sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm Thứ ba, do năng lực quản lý công ty chưa quản lý tốt, đặc thù của một số sản phẩm ngắn ngày khách hàng mua chịu xảy ra tình trạng nợ vốn khiến cho nguồn vốn lưu động có chu kỳ lưu chuyển vốn còn dài ngày, thiếu nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ tư, trong chương 3 phần 3.3 về xây dựng mô hình hàm sản xuất của công ty cho thấy công ty có hàm sản xuất là: Q = 35,766 * K 0,334 *L 0,684 , đây là hàm sản xuất tăng theo quy mô công ty hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh theo quy mô bằng cách mở rộng sản xuất. Tuy nhiên công ty chưa tìm mở rộng được thị trường tiêu thụ, mặt khác do tính cạnh tranh trong ngành cao nên chưa cho phép công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả kinh doanh. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BÀO MINH GIAI ĐOẠN TỪ 2009 ĐẾN 2014 Mục tiêu chung của công ty Đối với công ty, nhiệm kỳ 5 năm (2009 – 2014) là giai đoạn tiếp tục đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh để phát triển công ty về mọi mặt. Từ những thành công đạt được và những hạn chế của công ty trong thời gian qua, Bảo Minh đã đưa ra những phương hướng sau: Trong những năm tới Bảo Minh phấn đấu tiếp tục khẳng định thương hiệu nổi tiếng của mình, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh, hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, hoàn thiện công tác hoạch định chiến lựơc, tạo dựng được uy tín không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, không chỉ sản xuất các sản phẩm truyền thống như Bánh Cốm, Bánh Xu Xê, Kẹo Lạc, Kẹo Dồi.. mà công ty mở rộng thêm các sản phẩm khác như bánh Gatô, các loại Bánh Mỳ.. để ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh duy trì mạng lưới tiêu thụ truyền thống công ty còn tạo dựng thêm các mạng lưới tiêu thụ mới ở Miền Trung và Miền Nam, mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc. Mục tiêu cụ thể của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn từ 2009 đến 2014 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu kinh tế cụ thể của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh giai đoạn 2009 - 2014 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2014 1.Tổng doanh thu (Tr. đồng) 8.000,00 35.000,00 2.Tổng chi phí (Tr. đồng) 1.200,00 14.000,00 3. Nguồn vốn (Tr. đồng) 9.100,00 13.200,00 Vốn lưu động (Tr. đồng) 8.300,00 12.000,00 Vốn cố định (Tr.đồng) 800,00 1.200,00 4. Sản lượng (Tấn) 18,00 37,00 Bánh (Tấn) 12,00 24,00 Kẹo và các sản phẩm khác (Tấn) 6,00 13,00 5.Số lượng lao động (Người) 100,00 210,00 Tổ kẹo và sản phẩm khác (Người) 35 65 Tổ Bánh (Người) 65 145 6.Thu nhập bình quân người/ tháng (Tr. đồng/ tháng) 1,80 5,00 Nguồn: Phòng Hành Chính tổng hợp Ngoài ra một số chỉ tiêu cụ thể được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật pháp có hiệu quả tăng qua các năm, trong đó phấn đấu đẩy nhanh chu kỳ luân chuyên của vốn lưu động, phấn đấu doanh thu tăng trên 10% so với năm trước Đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, thu nhập của người lao động tăng 5-10%. MỘT SỐ GIẢI PHÁP LỰA CHỌN ĐẦU VÀO VỐN VÀ LAO ĐỘNG TỐI ƯU ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH MỨT KẸO BẢO MINH Giải pháp lựa chọn đầu vào vốn và lao động 4.3.1.1. Giải pháp lựa chọn đầu vào vốn và lao động tham gia sản xuất chung cho cả công ty Dưạ trên thực trạng sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty trong 3 năm, từ năm 2006 tới năm 2008 tác giả đã xây dựng mô hình hàm sản xuất Cobb -douglas của công ty đã được ước lượng ở chương 03 có phương trình như sau: Q = 35,766*K0,334 * L0,684 Để giảm thiểu chi phí sản xuất trong ngắn hạn, với mức sản lượng nhất định công ty lựa chọn các yếu tố đầu vào phải thoả mãn: = (4.1) Q= f (K, L) Trong đó là tiền lương bình quân mà công ty trả cho người lao động, : là lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng trong vòng 1 năm Q= f (K, L): là hàm sản xuất với hai đầu vào biến đổi là vốn (K) và lao động (L). Với Q = 35,766*K 0,334 * L0,684 è MPK = (Q) K’ = 0,684* è MPL = (Q) L’ = 0,334* Năm 2009, với mức lãi suất cho vay ngắn hạn (r) vào khoảng từ 13%/ năm tới 15%/ năm, theo mục tiêu phấn đấu của công ty nâng thu nhập của người lao động lên từ 5% đến 10% thì trong năm 2009 lương mà công ty trả cho người lao động là 1,8 triệu đồng/ tháng ,sản lượng công ty phấn đấu đạt được trong năm tới là 18000 tấn. Do đó (4.1) trở thành = * Q = 35,766 *K 0,334 * L 0,684 Giải hệ (4.1) ta có lượng vốn và lao động tối ưu mà công ty nên sử dụng trong năm 2009 là: K* = 8.444,444 triệu đồng L* = 107 người Như vậy sang năm 2009 công ty nên tuyển thêm 15 lao động và công ty nên đầu tư lượng vốn là 8.444,444 triệu đồng. 4.3.1.2. Giải pháp lựa chọn đầu vào vốn và lao động cho từng tổ sản xuất Hàm sản xuất của tổ 1 và tổ 2 theo lao động được ước lượng trong mục 3.3 của chương 03 là: Đối với tổ 1: Q1 = -0,609*L13 + 20,453*L12 è MPL1= (Q1)’L1 = - 1,827* L12 + 40,906 * L1 Đối với tổ 2: Q2 = -1,903*L23+ 35,097*L22 è MPL2 = (Q2)’L2 = -5,709 * L22 + 70,194 * L22 Theo nguyên tắc tối thiểu hoá chi phí thì công ty lựa chọn đầu vào lao động sao cho: = Trong đó MPL1, MPL2 là năng suất cận biên của lao động tổ 1 và tổ 2 w1, w2 là tiền lương mà công ty trả cho công nhân tổ 1 và tổ 2 Do w1= w2 nên để tối thiểu hoá chi phí thì công ty thuê lao động ở hai tổ thoả mãn điều kiện sau: MPL1 = MPL2 è- 1,827* L12 + 40,906 * L1 = -5,709 * L22 + 70,194 * L22 Mặt khác L = L1 + L2 (L: Tổng số lao động tham gia sản xuất của công ty) è Để tối thiểu hoá chi phí công ty phải thuê lao động ở 2 tổ thoả mãn điều kiện sau: - 1,827* L12 + 40,906 * L1 = -5,709 * L22 + 70,194 * L2 L = L1 + L2 (4.2) Với L2009 = 107 người giải hệ (4.2) ta có L1 = 69 (người) L2 = 38 (người) (4.3) Như vậy lượng lao động tối ưu của công ty trong năm 2009 khi công ty sản xuất với sản lượng dự kiến 18.000 tấn thì công ty cần sử dụng 69 lao động ở tổ 1 và 38 lao động ở tổ 2. Dựa vào bảng 4.1 và phụ lục 6 về số lượng lao động thực tế có trong tổ 1 và tổ 2 tại công ty thì trong năm tới công ty nên thuê thêm 14 lao động ở tổ 1 và 1 lao động ở tổ 2. Có sự chênh lệch nhau khi thuê lao động ở hai tổ này trong năm 2009 là do năng suất cận biên của lao động ở tổ 2 đã bắt đầu giảm và giảm mạnh vào quý IV, điều này chứng tỏ công ty trong thời gian tới không nên thuê thêm lao động ở tổ 2 nữa, còn đối với tổ 1 sản phẩm cận biên của lao động tăng qua các năm, thể hiện được hiệu quả của việc sử dụng thêm lao động trong tổ này do đó trong năm 2009 công ty cần sử dụng thêm lao động chủ yếu cho tổ 1. Tuy nhiên lưu ý rằng việc áp dụng mô hình hàm sản xuất này để tính toán xem công ty cần phải sử dụng bao nhiêu vốn và lao động, điều này sẽ giúp cho công ty có thể đưa ra kê hoạch tốt hơn trong việc sử dụng vốn và lao động. Tuy nhiên việc việc áp dụng mô hình hàm sản xuất trong các giai đoạn khác nhau lại khác nhau, việc xây dựng mô hình hàm sản xuất này có thể thay đổi qua các năm, do đó mô hình sẽ không còn phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Để làm tốt công việc xây dựng hàm sản xuất phục vụ cho công tác nghiên cứu dự báo thì cần có sự trợ giúp từ phía các chuyên gia, có sự kết hợp đồng bộ của các phòng ban trong viêc thu thập và xử lý các số liệu trong quá trình xây dựng mô hình để mô hình có thể phù hợp nhất đối với đặc điểm sản xuất của công ty. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì công ty cần phải: huy động và đầu tư vốn hợp lý, có kế hoạch. Đối với việc đầu tư và huy động vốn cần phải có kế hoạch cụ thể, sau khi nghiên cứu thị trường, dự đoán nhu cầu thị trường về các sản phẩm của công ty thì Ban lãnh đạo công ty cần phải xác định cơ cấu vốn đầu tư cho các nhóm sản phẩm trong các năm tiếp theo, để tránh tình trạng đầu tư cho sản phẩm không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tránh tình trạng đầu tư cho sản phẩm này quá nhiều đầu tư cho sản phẩm khác quá ít, gây ra tình trạng lãng phí. Bánh là sản phẩm chủ đạo của công ty chiếm trên 60% tổng sản lượng sản xuất ra, mặt khác trong chương 03 phần 3.3 phân tích về việc sử dụng lao động ở hai tổ sản xuất này cho thấy năng suất cận biên của lao động ở tổ này đang tăng, do đó trong thời gian tới công ty cần đầu tư thêm vốn cho tổ sản xuất này để tận dụng tính hiệu quả nhờ quy mô sản xuất với những công việc như sau: - Có kế hoạch trong việc sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng để giảm thiểu chi phí vay vốn do sử dụng không đúng nguồn vốn vay. - Kiểm tra chặt chẽ hơn nữa tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nhanh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn để nguồn vốn tồn đọng quá lâu để có thế nhanh chóng đưa vốn vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn. - Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiên dự trữ hợp lý phục vụ cho quá trình mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, không nên để lượng tiền mặt quá nhiều gây ra sự lãng phí, cũng như quá ít để mất khả năng thanh toán. Giải pháp nâng cao năng suất lao động Con người là yếu tố quan trọng, quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để nâng cao năng suất lao động thì công ty phải thực hiện một số công việc như sau: Thứ nhất: Xây dựng môi trường làm việc Người lao động khi làm việc họ chịu sự tác động bởi môi trường làm việc, điều kiện làm việc, khi làm việc trong môi trường mà không cảm thấy thoả mái sẽ khiến cho người lao động làm việc không hiệu quả. Tạo ra môi trường làm việc hoà đồng, sôi nổi, vui vẻ, thuyết phục và giải quyết thích đáng những va chạm của công nhân, tổ chức các buổi giao lưu, tiếp xúc, làm quen giữa các tổ sản xuất, các phòng ban trong công ty. Công ty bố trí nhân viên làm việc tại các bộ phận sao cho hiệu quả, sắp xếp người lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực sở trường của từng người để người lao động có thể phát huy tốt sở trường của mình. Tạo ra sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau, giữa các tổ sản xuất với nhau, cũng như giữa lĩnh vực hành chính và sản xuất với nhau phải thống nhất, ăn khớp với nhau. Khi đó công ty sẽ tận dụng được tối đa sức lực, trí lực của người lao động trong toàn công ty, nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Ngoài việc sắp xếp lao động tại các bộ phận làm việc đúng chuyên môn, trình độ, năng lực, sở trường thì công ty có thể chủ động tiếp cận hay cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện ăn ở cho người lao động như: Trong tổ sản xuất, với qui mô vài chục người nhưng mỗi bộ phận cũng chỉ có một chiếc quản tản nhiệt, trong điều kiện sản xuất của của các tổ bánh phải nướng bánh, chiên bánh nóng lực sẽ không tránh khỏi việc nghỉ ngơi và làm việc của người lao động, ảnh hưởng tới năng suất làm việc của công nhân. Công ty có thể bổ sung thêm quạt tản nhiệt để môi trường làm việc đỡ nóng hơn Phòng kế toán tài chính bao gồm 3 bàn làm việc nhưng được đặt trong diện tích chật hẹp, lại chỉ có duy nhất một chiếc quạt treo tường, không đảm bảo môi trường làm việc thoả mái, thoáng mát. Trước mắt để khắc phục do phòng nhỏ thì công ty có thể đầu tư mua thêm quạt treo tường giúp cho phòng đỡ nóng vào mùa hè, nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Lâu dài khi điều kiện cho phép thì công ty có thể chuyển phòng làm việc sang phòng khác có diện tích rộng và thoáng hơn. Công ty có sự quan tâm tới đời sống của người lao động, một số công nhân được công ty bố trí nơi ngủ nghỉ cho người lao động sau mỗi ngày làm việc tuy nhiên việc bố trí ở cho người lao động chưa được tốt, phòng rộng 14 m2 có từ 8 đến 10 người lao động ngủ sau mỗi ngày làm việc, trong thời gian ngắn thì việc bố trí chỗ ngủ và chỗ sinh hoạt cho người lao động như vậy sẽ không ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động nhưng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của người lao động, khiến hiệu quả làm việc giảm xuống. Công ty có thể khắc phục sự chật hẹp chỗ ngủ nghỉ này cho người lao động bằng cách đầu tư thêm quạt vào mùa hè, để giảm sự nóng bức do phòng chật. Có thể do một số nguyên nhân khác nhau mà công ty bố trí nơi làm việc và nơi ở cho người lao động chưa hợp lý, điều này ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc của người lao động, cũng như sự phục hồi lại sức lực sau một ngày làm việc. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty nên tính toán bố trí nơi làm việc cho nhân viên hành chính cũng như người lao động thỏa mái, thuận tiện hơn sẽ giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ hai: Chế độ đãi ngộ, lương bổng cho công nhân viên Chế độ đãi ngộ, lương bổng là phần chủ yếu trong thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt, sức khoẻ của người lao động, là động cơ thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả. Hiện nay công nhân tham gia sản xuất của công ty đang trả lương tính theo sản phẩm của tổ sản xuất và một phần lương trách nhiệm được cộng thêm cho những người chịu trách nhiệm quản lý kho, phụ trách kỹ thuật, thưởng theo năng suất lao động. Do tính chất của sản phẩm, không thể một cá nhân có thể làm ra được hoàn thiện sản phẩm nên việc trả lương cho người lao động theo phương pháp này tương đối hợp lý, công bằng, nâng cao được năng suất lao động. Đối với những nhân viên không tham gia trực tiếp sản xuất thì công ty có những chính sách đãi ngộ hợp lý, công ty cũng nên có những biện pháp kích thích về mặt vật chất như “kích thích theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”của công ty bằng cách thưởng theo năng suất lao động, đối với những nhân viên có những sáng kiến mới như đề xuất sản xuất thêm các sản phẩm mới, hay có hình thức bán hàng, quảng cáo sản phẩm hiệu quả công ty thưởng cho những người này theo giá trị của những sáng kiến đó. Các dịp nghỉ lễ như ngày 2/9, ngày 30/04, ngày 1/5 công ty nên có phần thưởng cho nhân viên, hay tổ chức cho toàn thể cán bộ công nhân viên đi thăm quan, đi nghỉ theo định kỳ 5 năm 1 lần Thứ ba: Bố trí sử dụng lao động trong các tổ sản xuất hợp lý Như đã phân tích ở chương 03 mục 3.4 đánh giá tình hình sử dụng lao động trong các tổ sản xuất của công ty. Theo tính toán thì số lao động mà công ty cần tuyển trong năm 2009 để đạt được mục tiêu sản lượng 18000 tấn thì công ty cần phải tuyển thêm 15 người lao động trong đó 14 người trong tổ 1 và 1 người trong tổ 2. Vì theo phân tích ở phần 3.3 thấy năng suất lao động cận biên của lao động giảm, công ty không nên tuyển thêm lao động trong tổ này nữa mà tập trung bổ sung lao động vào tổ bánh để tận dụng năng suất lao động ở tổ này đang có xu hướng tăng. Đối với những đội ngũ lao động gián tiếp - không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, tổ chức các buổi thảo luận về chuyên môn nghiệp vụ để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt trong thời gian tới khi công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sang Trung Quốc, Hàn Quốc Giải pháp tiết kiệm chi phí Tiết kiệm chi phí ở đây có nghĩa là cần phải giảm thiểu những chi phí không cần thiết trong sản xuất sản phẩm như giảm chi phí mua nguyên nhiên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản để tăng lượng đầu vào cho quá trình sản xuất. Do đó công ty cần thực hiện một số công việc sau: Công ty cần đẩy mạnh công tác dự báo về lượng hàng hoá và lượng sản phẩm tiêu thụ cho ăn khớp để tránh tình trạng sản xuất sản phẩm nhiều so với lượng tiêu thụ hoặc sản xuất sản phẩm ít hơn so với lượng tiêu thụ nhằm giảm chi phí bảo quản sản phẩm. Để tránh tình trạng lượng hàng bị trả lại do hết hạn sử dụng trước khi ký kết hợp đồng công ty nên đưa ra một số điều khoản cụ thể để quy rõ trách nhiệm hàng bị hết hạn sử dụng do bên khách hàng hay do bên công ty như công ty cho phép trả lại hàng ở một số lượng nhất định như 5% lượng hàng khách hàng hay các đại lý mua do không bán hết sản phẩm, khi các sản phẩm bị hết hạn sử dụng mà khách hàng không báo trứơc cho công ty trong vòng 2 ngày thì công ty không chịu trách nhiệm. Thực hiện được việc này sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí sản xuất, tránh thiệt hại trong hợp đồng khi ký kết với khách hàng, không bị ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Công ty cần tính toán mức sử dụng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để xác định lượng mua hợp lý, tiến hành mua theo định kỳ, điều này sẽ giúp công ty chủ động và giảm được chi phí trong thời gian tới. Công ty cần lựa chọn nhà cung ứng uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của công ty, thiết lập các mối quan hệ lâu dài với các nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng như để được hưởng lợi ích từ mối quan hệ này, ngoài ra công ty cần có kế hoạch sản xuất thích hợp, tránh tình trạng dư thừa nguyên liệu gây lãng phí trong sản xuất, gây hiện tượng ứ đọng vốn trong kinh doanh. Có kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho từng tổ sản xuất theo các đơn đặt hàng, từ đó đưa ra định mức nguyên vật liệu và đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Trước khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại, những sản phẩm mới, cũng như những đầu tư mới thì công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, nâng cao tay nghề công nhân sẽ giảm được những chi phí sai hỏng sản phẩm trong quá trình làm. Do các sản phẩm của công ty có tính mùa vụ, mỗi mùa khác nhau lại sản xuất các sản phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu người tiêu dùng nên công ty thường hay thiếu lao động vào một số dịp trong năm như dịp đầu năm hay cuối năm, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng mạnh ví dụ như vào mùa thu nhất là tháng 7 và tháng 8 âm lịch thì nhu cầu mua các loại bánh trung thu tăng công ty đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm này hay những dịp cuối năm nhu cầu về các loại mứt, ô mai tăng mạnh, lúc này lượng lao động cần tập trung cho việc sản xuất các sản phẩm này nhiều hơn lượng lao động có thể bị thiếu. Để khắc phục tình trạng thiếu lao động làm việc tại các tổ khác nhau trong từng thời điểm khác nhau thì công ty có thể chuyển bớt một số lao động ở tổ khác sang ngoài ra công ty nên áp dụng chế độ lao động hợp đồng ngắn hạn để giảm thiếu chi phí thuê nhân công. Đối với những công nhân - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, với đặc thù sản xuất các sản phẩm truyền thống, đòi hỏi người lao động cần phải có kinh nghiệm thì công ty nên áp dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, có nghĩa là công ty nên khuyến khích các công nhân có trình độ tay nghề cao truyền đạt lại kinh nghiệm cũng như tay nghề cho các công nhân chưa quen việc hay có trình độ thấp hơn. Với phương pháp đào tạo này, công ty cần thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, giảm được chi phí đào tạo. Với đặc điểm của một công ty sản xuất, công ty dễ dàng áp dụng, có thể đào tạo cho nghiều người cùng một lúc, giúp công nhân mới có thể nắm bắt được yêu cầu thực tế của công việc mà mình đảm nhận. Phát triển thi trường đầu ra Như đã phân tích ở chương 03, công ty có hàm sản xuất là: Q= 35,766 * K 0,334 * L 0,684 hàm sản xuất tăng theo quy mô do đó trong thời gian tới công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất Việc tăng qui mô sản xuất giúp cho công ty có thể tận dụng đựơc công suất của máy móc, thiết bị nhà xưởng, đồng thời giúp cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Khi qui mô sản xuất tăng lên thì chi phí trung bình cho sản phẩm giảm, năng suất lao động tăng, giúp cho doanh nghiệp có thể giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu. Để tăng quy mô sản xuất của công ty trong giai đoạn hiện nay không khó khăn nhiều đối với công ty vì công ty được thành lập dựa trên cơ sở tư nhân sản xuất bánh truyền thống, đã có một lượng khách hàng truyền thống, có kinh nghiệm trong sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm, được đánh giá là “Thương hiệu mạnh”, “Nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia”. - Phát triển mở rộng thị trường không những giúp cho công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm mà còn giúp cho công ty có thể tăng thị phần của mình, giúp cho công ty phát triển bền vững, trong giai đoạn hiện nay khi tình hình kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm này sẽ ít đi, số lượng tiêu thụ các sản phẩm của khách hàng truyền thống sẽ giảm xuống. Do đó để đảm bảo mục tiêu trong năm tới cũng như giúp cho công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là rất cần thiết. Với những khách hàng truyền thống mà công ty đã có từ trước thì trong thời gian tới công ty nên tìm kiếm thêm những khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, với một số sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày công ty chưa thể xuất khẩu được thì công ty nên trú trọng đẩy mạnh mở rộng thì trường nội địa, tìm thêm các nhà phân phối, các đại lý, để tăng doanh thu. Đối với các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài ngày như: Hoa quả khô, Ô Mai, .. ngoài việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước, công ty nên có chính sách chiến lược nghiên cứu để mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm này sang một số nước như Malaysia, Nhật,.. Để làm tốt công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường thì công ty cần phải xây dựng một đội ngũ kinh doanh hoạt động hiệu qủa, có chiến lược quảng bá sản phẩm hợp lý, chính đội ngũ kinh doanh, họ là người trực tiếp xúc với khách hàng, họ có thể nắm bắt được nhu nhu cầu tiêu dùng các nhóm sản phẩm của công ty, từ đó công ty có thể có những dự báo về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong năm tới thông qua đội ngũ này Việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn từ năm 2009 tới năm 2014 thì công ty không chỉ là tìm kiếm thêm khách hàng mới mà còn phải quan tâm, duy trì khách hàng truyền thống, để họ tiếp tục sử dụng các sản phẩm của công ty. Công việc phát triển thị trường cần phải thực hiện đồng thời hai mục tiêu là: duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm thêm khách hàng mới. Để thực hiện mục tiêu này của công ty thì trong thời gian tới công ty cần phải thực hiện tốt một số chính sách sau: - Hoàn thiện công tác nghiên cứu dự báo thị trường. Do đặc điểm sản phẩm của công ty mang tính thời vụ, các sản phẩm có thời hạn sử dụng khác nhau nên việc nghiên cứu và dự báo thị trường, hoạch định chiến lược là rất quan trọng giúp cho công ty có thể giảm được chi phí sản xuất, tránh tình trạng hàng bị trả lại, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả do đó công tác nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược có vai trò quan trọng đối với mỗi công ty, giúp cho công ty có những định hướng và bước đi cụ thể trong từng giai đoạn. Để mở rộng qui mô sản xuất thì công ty cần phải có sự quan tâm tới việc hoàn thiện chiến lược chung trong cả thời kỳ và chiến lược cụ thể chi tiết cho từng bộ phận, phòng ban trong công ty, thiết lập bộ phận chuyên môn hoạch định chiến lược cho công ty. Đối với việc xây dựng các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn, công ty cần những kế hoạch và công việc, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, quan tâm tới các chiến lược Marketing, chiến lược quảng cáo các sản phẩm để đảm bảo hiệu quả cho công tác xúc tiến bán, xúc tiến mua, nâng cao hình ảnh uy tín, chất lượng sản phẩm. Xây dựng chiến lược cụ thể cho từng bộ phận, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận, để từ đó công ty có thể cân đối với từng điều kiện thực hiện nhiệm vụ, gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ mà từng bộ phận phải thực hiện. Trong quá trình xây dựng các chiến lược, mục tiêu cụ thể thì ban lãnh đạo công ty cần có sự theo dõi, điều chỉnh, bổ sung các điều khoản. Sau mỗi năm thực hiện công ty đều phải có sự đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ ra những tồn tại để từ đó điều chỉnh nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế của công ty và tình hình thực tế của thị trường. - Chính sách sản phẩm: phát triển sản phẩm cũ, xây dựng sản phẩm mới có những thời hạn sử dụng khác nhau, không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá thành sản phẩm. Như đối với các loại bánh thì ngoài những sản phẩm truyền thống công ty nên nghiên cứu sản xuất thêm các loại bánh Gato với nhiều loại, kích cỡ khác nhau, hay như việc sản xuất thêm các sản phẩm xôi với nhiều loại hơn nữa để phục vụ cho nhà hàng khách sạn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Chính sách chăm sóc khách hàng: Nâng cao chất lượng phụ vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời nguồn hàng cho khách hàng bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống như: Chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng mua với số lượng lớn, giảm giá sản phẩm, tặng quà vào các dịp lễ tết, gửi hoa và thiếp chúc mừng… - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo hình, báo viết, báo điện tử giúp cho công ty có thể tiếp cận với khách hàng nhiều hơn thông qua nhiều kênh khác nhau. - Mở rộng thêm các đại lý bán lẻ, các nhà phân phối trên phạm vi rộng hơn, không chỉ ở miền Bắc mà mở rộng thêm ra ở thì trường niềm Nam (chủ yếu là Thành phố Hồ Chí Minh), miền Trung (chủ yếu là Huế). MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC -Trong giai đoạn hiện nay tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, nhà nước và chính phủ cần có biện pháp ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá cả nguyên nhiên vật liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vấn đề quy định về môi trường làm việc của người lao động chưa được công ty quan tâm. Nhà nước cần có chương trình, kế hoạch khuyến khích các công ty tiếp cận với mô hình quản lý chất lượng hiện đại như SA 8000, các biện pháp bảo quản sản phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng sản phẩm. - Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo, đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể thuận tiện trong việc xuất khẩu. - Nhà nước và chính phủ kết hợp với hiệp hội ngành bánh kẹo tổ chức các chương trình hội chợ, triển lãm, các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều quốc gia, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp trong cả nước tham gia giới thiệu sản phẩm trong nước cũng như ngoài nước. - Nhà nước có chính sách quản lý giá cả phù hợp hơn nữa tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. KẾT LUẬN Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, được sự hướng dẫn nhiệt tình của ban lãnh đạo, tập thể cán bộ công nhân viên tại công ty và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Ninh Hoàng Lan, nhận thấy tính cấp thiết cũng như những tồn tại trong hoạt động sử dụng đầu vào vốn và lao động của công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài “ lựa chọn đầu vào vốn và lao động để giảm thiểu chi phí tại công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh, thực trạng và giải pháp”. Trong bài luận văn này tác giả đi tập trung phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản sau đây: Chương 1: Chỉ rõ được tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài (đề cập đến tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, xác lập và tuyên bố vấn đề, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, số liệu nghiên cứu..) Chương 2: chỉ rõ được một số lý luận cơ bản về lựa chọn đầu vào để tối thiểu hoá chí phí (chỉ rõ một số khái niệm cơ bản về vốn, lao động, đường đồng phí, đường đồng lượng, các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đầu vào vốn và lao động, nguyên tắc lựa chọn đầu vào vốn và lao động tối ưu để tối thiểu hoá chi phí). Chương 3: Dựa trên lý luận, phương pháp thu thập, xử lý số liệu và thực tế từ công ty, đã xây dựng được mô hình hàm sản xuất trong ngắn hạn cho từng tổ sản xuất trong công ty cũng như hàm sản xuất chung cho công ty. Từ mô hình, sử dụng một số chỉ tiêu phân tích về tình hình sử dụng vốn và lao động để làm rõ thực trạng sử dụng vốn và lao động tại công ty. Chương 4: Thông qua mô hình xây dựng, các chỉ tiêu phân tích về vốn và lao động, bài luận văn đã chỉ ra được một số kết luận về mặt làm được và chưa làm được của công ty, nguyên nhân của những thành tựu cũng như hạn chế của công ty. Trên cơ sở mục tiêu quan điểm, phương hướng phát triển của công ty hiện tại và trong những năm tiếp theo, những kết luận rút ra, đã đưa ra được một số nhóm giải pháp để công ty khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO David Begg, Stanley Fisher (1992), Kinh tế học tập 2, NXB Giáo dục. Giáo trình Kinh tế học vi mô (2007), NXB Giáo Dục (tái bản lần thứ tám) Nguyễn Đình Giao (2008), Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại,Trường Đại học Thương Mại Nguyễn Quang Dong (2000), Bài tập kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mền Eviews, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật Perloff, J.M (2004), Microeconomic, Pearson Education Inc. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2001), Giáo trình Kinh tế thương mại, NXB Thống kê. Đinh Văn Sơn (2005), Tài chính Doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch (2004), Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê Pindyck, R.S và Rubinfeld, D.L (1999), Kinh tế học vi mô ( Đại học Kinh tế Quốc dân dịch), NXB Thống kê. Phạn Đức Thành (1995), Kinh tế lao động, NXB Giáo dục R.E Hall & M. lieberman (1997), Microeconomics, Third edition, Pearson Education Inc Marx và Angghen toàn tập (1993), tập 13, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Phạm Đức Thành (1995), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Giáo dục. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2006, 2007, 2008 của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Năm 2007 Năm 2008 So sánh 07/06 So sánh 08/07 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.678,592 5.654,424 6.823,759 3.975,83 236,8 1.169,34 20,68 2. Các khoản giảm trừ - 147,768 160,358 - - 12,59 8,52 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.678,592 5.506,656 6.663,401 3.828,06 228,05 1.156,75 21 4. Giá vốn hàng bán 1.455,079 4.756,476 5.489,925 3.301,4 226,89 733,449 15,42 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 223,513 750,18 1.173,476 526,667 335,63 423,296 56,42 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0,000122 1,885 3,652 188,488 15437,7 1,767 93,74 7. Chi phí tài chính: - 59,544 65,141 - - 5,597 9,4 Trong đó chi phí lãi vay - 59,544 65,141 - - 5,597 9,4 8. Chi phí quản lý kinh doanh 213,541 673,597 1.083,13 460,056 215,44 409,533 60,80 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10,094 18,924 28,857 8,83 87,48 9,933 52,49 10. Tổng lợi nhuận kế toán (lợi nhuận trước thuế) 10,094 18,924 28,857 8,83 87,48 9,933 52,49 11. Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,826 5,299 8,078 2,473 87,48 2,779 52,49 112. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7,268 13,625 20,779 6,357 87,48 7,154 52,49 Nguồn: Phòng kế toán tài chính Phụ lục 2 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Đơn vị: Người Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Khối HC Khối SX Khối HC Khối SX Khối HC Khối SX ĐH 6 8,33% 0 0% 7 7,45% 0 0% 7 5,88% 0 0% CĐ, TC 14 19,44% 12 16,67% 16 17,02% 17 18,09% 19 15,97% 25 21,01% Đào tạo khác 0 0% 40 55,56% 2 2,13% 52 55,56% 2 1,68% 65 54,62% Tổng 20 27,78% 52 72,22% 25 26,60% 69 73,40% 28 23,33% 92 76,67% Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Phụ lục 3: Số liệu về vốn và lao động theo tổ sản xuất của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Chỉtiêu Q L L1 L2 K (Tấn) (Người) (Người) (Người) (Tr,đồng) 1 Năm2006 6.526,79 52 32 20 888,21 Quý 1 1.044,19 10 7 3 196,71 Quý 2 1.562,4 11 7 4 200,24 Quý 3 1.826,5 15 8 7 230,51 Quý 4 2.093,7 16 10 6 260,75 2 Năm2007 10.211 69 45 24 2.887,3 Quý 1 2.120,2 16 10 6 612,34 Quý 2 2.512,4 17 11 6 673,21 Quý 3 2.761,2 17 11 6 782,43 Quý 4 2.817,5 19 13 6 819,34 3 Năm2008 14.960 92 55 37 Quý 1 3.213,8 18 13 5 914,56 Quý 2 3.762,2 21 13 8 1,001,2 Quý 3 3.946,2 25 14 11 1,124,2 Quý 4 4.037,6 28 15 13 1,198,6 Nguồn: Phòng kế toán tài chính –Phòng hành chính tổng hợp Phụ lục 4 Kết quả ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn của tổ Bánh Nguồn: Tính toán của tác giả thông qua số liệu thu thập được Phụ lục 5 Kết quả ước lượng hàm sản xuất trong ngắn hạn của tổ Kẹo Nguồn: Tính toán của tác giả thông qua số liệu thu thập được Phụ lục 6 Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas trong ngắn hạn Nguồn: Tính toán của tác giả thông qua số liệu thu thập được Phụ lục 7 Lượng vốn và lao động tối ưu của công ty cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh Chỉ tiêu Q (tấn) Ltt Ktt L1tt L2 tt (người) (tr,đồng) (người) Năm 2006 6.526,79 52 45 888,2 2.471,992 32 29 20 16 Quý 1 1.044,19 10 7 196,7 384,615 7 4 3 3 Quý 2 1.562,36 11 11 200,2 604,241 7 8 4 3 Quý 3 1.826,54 15 13 230,5 714,102 8 8 7 5 Quý 4 2.093,7 16 14 260,8 769,034 10 9 6 5 Năm 2007 1.0211,4 69 63 2.8872 4.690,098 45 41 24 22 Quý 1 2.120,24 16 15 612,3 116,69 10 10 6 5 Quý 2 2.512,39 17 15 673,2 116,69 11 10 6 5 Quý 3 2.761,23 17 16 782,4 191,136 11 10 6 6 Quý 4 2.817,5 19 17 819,3 1.265,582 13 11 6 6 Năm 2008 1.4959,8 92 101 4.239,0 6.247,91 55 66 37 35 Quý 1 3.213,78 18 22 914,6 1.456,37 13 15 5 7 Quý 2 3.762,24 21 25 1.001,0 1.464,89 13 17 8 8 Quý 3 3.946,21 25 27 1.124,2 1.549,17 14 17 11 10 Quý 4 4.037,6 28 27 1.199,2 1.677,38 15 17 13 10 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên ước lượng mô hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLựa chọn đẩu vào vốn và lao động tối ưu để giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm bánh mứt kẹo tại công ty cổ phẩn bánh mứt kẹo bảo minh thực trạng và g.doc
Luận văn liên quan