Đề tài Mạng máy tính và các dịch vụ cơ bản của mạng internet

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, Internet trở nên gần gũi và quen thuộc với hàng triệu người ở Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, trong giới trí thức và giới trẻ. Sự tồn tại của Internet đã thay đổi cách thức làm việc, trao đổi thông tin, kể cả cách học tập, nghiên cứu của nhiều người. Trên phạm vi toàn cầu, Internet chứa một khối lượng thông tin khổng lồ phân tán ở hàng chục ngàn mạng con thuộc hàng trăm nước trên thế giới. Các dịch vụ Internet cũng ngày càng trở nên đa dạng và hữu ích hơn. Chính vì thế, sự hiểu biết về Internet và khả năng sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cũng ngày càng trở nên quan trọng và thiết thực cho mỗi người. Tài liệu có cấu trúc gồm 2 chương. Chương 1 giới thiệu về các khái niệm, định nghĩa, của mạng máy tính. Chương 2 giới thiệu về các dịch vụ cơ bản của mạng Internet, hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các dịch vụ này. Dưới sự nỗ lực tìm kiếm tài liệu của tất cả các thành viên trong nhóm, chúng tôi đã đưa ra 1 bài thảo luận về “Mạng Internet và các dịch vụ cơ bản của mạng Internet” Trong quá trình viết bài có điều gì thiếu sót mong các bạn thông cảm. Nhóm 10 chúng tôi rất mong đươc sự đóng góp ý kiến của tất cả các bạn. Xin cảm ơn!

doc38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mạng máy tính và các dịch vụ cơ bản của mạng internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nhất đều được coi như là một mạng. Điều này xuất phát từ quan điểm đầu tiên khi thiết kế giao thức TCP/IP là để có thể liên kết giữa các mạng có kiến trúc hoàn toàn khác nhau, khái niệm "mạng" đối với TCP/IP bị ẩn đi phần kiến trúc vật lý của mạng. Đây chính là điểm giúp cho TCP/IP tỏ ra rất mạnh. Như vậy, người dùng trong Internet hình dung Internet làm một mạng thống nhất và bất kỳ hai máy nào trên Internet đều được nối với nhau thông qua một mạng duy nhất. I. 5. Vấn đề quản lí mạng Internet • Thực chất Internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó không có giám đốc, không có ban quản trị. Bạn có thể tham gia hoặc không tham gia vào Internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành phần sẽ có một giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hoặc một hãng điều hành, nhưng không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về toàn bộ Internet. • Hiệp hội Internet ( Internet Socity- ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ Internet. Hiệp hội bầu ra Internet Architecture Board- IAB (Uỷ ban kiến trúc mạng). Ban này có trách nhiệm đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển Internet. IAB họp định kỳ để bàn về các vấn đề như các chuẩn, cách phân chia tài nguyên, địa chỉ ... • Mọi người trên Internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua uỷ ban kỹ thuật Internet ( Internet Engineering Task Force - IETF ). IETF cũng là một tổ chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các vấn đề kỹ thuật và sự hoạt động của Internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề này. • Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển Internet ( IRTF ) • Trung tâm thông tin mạng ( Network information center-NIC ) gồm có nhiều trung tâm khu vực như APNIC - khu vực Châu Á-Thái bình Dương. NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính nối vào Internet. I.6. Các phương thức kết nối Có nhiều phương thức kết nối một máy tính với Internet. Các phương thức này khác nhau tuỳ theo kiểu của hệ thống máy tính đang được sử dụng. + Kết nối trực tiếp Trong kết nối trực tiếp, các chương trình Internet chạy trên máy tính cục bộ, và máy tính này sử dụng các giao thức TCP/IP để trao đổi dữ liệu với một máy tính khác thông qua Internet. Dạng kết nối này là một tuỳ chọn dành cho một máy tính độc lập vốn không kết nối tới Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ Internet. Hiện nay, các kết nối trực tiếp ít phổ biến. + Kết nối thiết bị cuối ở xa Một kết nối thiết bị cuối ở xa tới Internet sẽ trao đổi các lệnh và các dữ liệu ở định dạng văn bản ASCII với một máy tính chủ sử dụng UNIX hoặc một hệ điều hành tương tự. Các chương trình ứng dụng TCP/ IP và các giao thức TCP/IP đều chạy trên máy chủ. Kiểu kết nối này hoạt động được đối với một số kiểu máy tính độc lập, nhưng không phổ biến. + Kết nối cổng nối Một mạng cục bộ không sử dụng các lệnh và các giao thức TCP/IP, nó vẫn có thể cung cấp một số dịch vụ Internet, chẳng hạn như thư điện tử hoặc truyền tập tin. Các mạng như vậy sử dụng các cổng nối để chuyển đổi các lệnh, dữ liệu từ định dạng TCP/IP. + Kết nối thông qua một LAN ( mạng cục bộ) Khi một LAN có một kết nối Internet, kết nối đó mở rộng tới mọi máy tính trên LAN. Dạng kết nối này thường được các tổ chức kinh doanh sử dụng để cung cấp khả năng truy cập Internet cho những người dùng của LAN. + Kết nối thông qua một Modem Nếu không có LAN tại chỗ, một máy tính có thể kết nối tới Internet thông qua một cổng truyền thông dữ liệu và một Modem. Các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) cung cấp các dịch vụ kiểu này cho những người dùng gia đình và các tổ chức kinh doanh muốn kết nối tới Internet. Đa số những người dùng riêng lẻ đều kết nối tới Internet bằng cách sử dụng một đường dây điện thoại, một modem và một tài khoản (account). Khi đó, tuỳ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ, máy tính của khách hàng có thể được gán một địa chỉ IP cố định, hoặc địa chỉ IP của nó và có thể thay đổi mỗi lần khách hàng đăng nhập vào máy phục vụ của ISP. I.7. Địa chỉ IP và tên miền * ĐỊA CHỈ IP Các máy tính trên Internet phải làm việc với nhau theo giao thức chuẩn TCP/IP nên đòi hỏi phải có địa chỉ IP và địa chỉ này tồn tại duy nhất trong mạng. Cấu trúc của địa chỉ IP bao gồm 32 bit và được chia thành 4 nhóm; các nhóm cách nhau bởi dấu chấm (.), mỗi nhóm gồm 3 chữ số có giá trị 0 đến 255: xxx.xxx.xxx.xxx. Ví dụ: 206.25.128.123 Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit. Hiện nay một số quốc gia đã đưa vào sử dụng địa chỉ IPv6 nhằm mở rộng không gian địa chỉ và những ứng dụng mới, Ipv6 bao gồm 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả nǎng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả nǎng cung cấp tới 2128 địa chỉ. Hiện nay địa chỉ IP được một tổ chức phi chính phủ - InterNIC ( Internet Network Center) cung cấp để đảm bảo không có máy tính kết nối Internet nào bị trùng địa chỉ. ( * TÊN MIỀN Người sử dụng sẽ khó nhớ được địa chỉ IP dẫn đến việc sử dụng dịch vụ từ một máy tính nào đó là rất khó khǎn vì thế hệ thống DNS (Domain Name System - DNS) được giới thiệu ở phần tiếp theo) sẽ gán cho mỗi địa chỉ IP một cái tên tương ứng mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng mà thuật ngữ Internet gọi là tên miền. Ví dụ: Máy chủ Web Server của VNNIC có địa chỉ là 203.162.57.101, tên miền của nó là www.vnnic.net.vn. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền này là truy cập được. Như vậy, tên miền là một sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet. Nói cách khác, tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ dạng chữ này luôn tương ứng với một địa chỉ IP dạng số. * Cấu tạo tên miền (Domain Name) Tên miền có dạng tổng quát là: Local-part@domain name Trong đó: - Local-part thường là tên của một người sử dụng hay nhóm người sử dụng do người quản lí mạng nội bộ quy định - Domain name được gắn bởi các trung tâm thông tin mạng các cấp Ví dụ: www.home.vnn.vn là tên miền máy chủ web của VNNIC. Thành phần thứ nhất ‘www‘ là tên của máy chủ, thành phần thứ hai ‘home‘ thường gọi là tên miền cấp 3 (Third Level Domain Name), thành phần thứ ba ‘vnn‘ gọi là tên miền mức 2 (Second Level Domain Name). thành phần cuối cùng ‘vn‘ là tên miền mức cao nhất (ccTLD - Country Code Top Level Domain Name). Hình ảnh mô tả sự phân cấp của tên miền: *Qui tắc đặt tên miền: Tên miền nên được đặt đơn giản và có tính chất gợi nhớ, phù hợp với mục đích và phạm vi hoạt động của tổ chức, cá nhân sỡ hữu tên miền. Mỗi tên miền được có tối đa 63 ký tự bao gồm cả dấu “.”. Tên miền được đặt bằng các chữ số và chữ cái (a-z A-Z 0-9) và ký tự “-“. Một tên miền đầy đủ có chiều dài không vượt quá 255 ký tự. Dưới đây là các tên miền thông dụng : Ngoài ra, mỗi Quốc gia còn có một miền gồm hai ký tự. Ví dụ: “vn” (Việt Nam), “us” (Mỹ), “ca” (Canada)… Bảng sau là các ký hiệu tên vùng của một số nước trên thế giới: I.8. Phân loại mạng máy tính Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại, chẳng hạn đó là “khoảng cách địa lí”, “kĩ thuật chuyển mạch” hay “kiến trúc mạng”. - Nếu phân theo “khoảng cách địa lí” thì ta có: + Mạng cục bộ (Local Area Networks – LAN): là mạng được cài đặt trong một phạm vi tương đối nhỏ (ví dụ trong một toà nhà, khu trường học…) với khoảng cách lớn nhất giữa các loại mạng máy tính nút mạng chỉ trong vòng vài chục kilômet trờ lại. + Mạng đô thị (Metropolitan Area Networks - MAN): là mạng được cài đặt trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế xã hội có bán kính khoảng 100kilômet trở lại. + Mạng diện rộng (Wide Area Networks - WAN): phạm vi của mạng có thể vượt qua biên giới quốc gia và thamạ chí cả lục địa. + Mạng toàn cầu (Global Area Networks – GAN): phạm vi của mạng trải rộng khắp các lục địa của Trái đất). - Nếu phân theo “kĩ thuật chuyển mạch” thì ta có: Mạch chuyển mạch kênh, mạch chuyển mạch thông báo, mạch chuyển mạch gói. Các dịch vụ cơ bản của mạng internet Việc sử dụng thành thạo để khai thác có hiệu quả các dịch vụ trên Internet là nhu cầu tất yếu của người sử dụng trong kỷ nguyên Internet, đặc biệt là đối với những người thường xuyên sử dụng Internet trong công việc hàng ngày cũng như trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên tri thức khổng lồ để phục vụ công tác nghiên cứu, học tập. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu xã hội, danh sách các dịch vụ thông tin trên Internet đang ngày một dài thêm với sự đóng góp của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Trong mục này chúng ta sẽ điểm qua một số dịch vụ điển hình nhất. II.1. Dịch vụ WWW ( World Wide Web ) World Wide Web (gọi tắt là Web hay WWW): là mạng lưới nguồn thông tin cho phép khai thác thông qua một số công cụ, chương trình hoạt động dưới các giao thức mạng. WWW là công cụ, phương tiện, hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Một tài liệu siêu văn bản - được gọi phổ biến hơn là một trang web -, là một tập tin được mã hoá đặc biệt, sử dụng ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản -HTML (HyperText Markup Languages).Ngôn ngữ này cho phép tác giả của một tài liệu nhúng các liên kết siêu văn bản (còn được gọi là các siêu liên kết -hyperlink) vào trong tài liệu. Các liên kết siêu văn bản là nền móng của World Wide Web. Khi đọc một trang web, có thể nhấp chuột vào một từ hay một hình ảnh được mã hoá như một liên kết siêu văn bản và sẽ lập tức chuyển tới một vị trí khác nằm bên trong tài liệu đó hoặc tới một trang Web khác. Trang thứ hai có thể nằm trên cùng máy tính với trang đầu, hoặc có thể nằm bất kì nơi nào trên Internet. Một tập hợp các trang Web có liên quan được gọi là WebSite. Mỗi WebSite được lưu trữ trên trên một máy phục vụ Web, vốn là các máy chủ Internet lưu trữ hàng ngàn trang Web riêng lẻ. Việc sao chép một trang lên một Web Server được gọi là tải (hoặc nạp) lên (uploading) hay công bố ( publishing). Web cung cấp thông tin rất đa dạng bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Hiện nay các trang Web sử dụng để phân phối tin tức, các dịch vụ giáo dục, thông tin, danh mục sản phẩm, cùng nhiều thứ khác. Các trang Web tương tác cho phép các độc giả tra cứu cơ sở dữ liệu, đặt hàng các sản phẩm và các thông tin, gửi số tiền thanh toán bằng thẻ tín dụng ….. Web là một phần của Internet, là một loại dịch vụ đối với những người truy cập tài nguyên của Internet. Một trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng được thiết kế để tìm các tài liệu siêu văn bản trên Web rồi mở các tài liệu đó trên máy tính người sử dụng. Hiện nay, có các trình duyệt thông dụng như Internet Explorer, Mozila Firefox, Opera, Google Chrome, Safari,… Dưới đây là một hình ảnh của một trang Web : Website của trường Đại học Thương Mại – Diễn đàn lớp K45I6 trường ĐH Thương Mại – Ngôn ngữ của WWW được gọi là gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - HTML. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu HTML là gì và học cách sử dụng các thẻ (tag) của HTML trong phần tiếp theo. * GIỚI THIỆU VỀ HTML • HTML (Hyper Text Markup Language) : ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML cho phép tạo các trang Web phối hợp hài hoà văn bản thông thường với hình ảnh âm thanh, video, các mối liên kết đến các trang siêu văn bản khác … Tên gọi ngôn ngữ đánh dấu siêu dấu siêu văn bản phản ánh thực chất của công cụ này. Các thuật ngữ đó có thể được hiểu như sau: - Hyper-siêu: HTML cho phép liên kết nhiều trang văn bản rải rác khắp nơi trên Internet. Nó có tác dụng che dấu sự phức tạp của Internet đối với người sử dụng. Người dùng Internet có thể đọc văn bản mà không cần biết đến văn bản đó đang nằm ở đâu, hệ thống được xây dựng phức tạp như thế nào. HTML đã thực sự vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm “văn bản” kinh điển. - Text- văn bản: HTML đầu tiên và trước hết là để trình bày văn bản và dựa trên nền tảng là một văn bản. - Language- Ngôn ngữ: HTML là một ngôn ngữ tương tự như các ngôn ngữ lập trình, tuy đơn giản hơn. Nó có cú pháp chặt chẽ để viết các lệnh nhằm thực hiện việc trình diễn văn bản. - Markup- đánh dấu: HTML là ngôn ngữ của các thẻ (Tag) đánh dấu. Các thẻ này xác định cách thức trình bày đoạn văn bản tương ứng trên màn hình. • Giới thiệu các một trang mã nguồn HTML Trang mã nguồn HTML là văn bản bình thường bao gồm các kí tự ASCII, có thể được tạo ra bằng bất cứ bộ soạn thảo thông thường nào. Theo quy ước, tất cả các tệp mã nguồn của trang siêu văn bản phải có đuôi là .html hoặc.htm. Khi bộ duyệt (Browser) đọc trang mã nguồn HTML, diễn dịch các thẻ lệnh và hiển thị nó lên màn hình máy tính thì ta thường gọi là trang Web. Vậy trang Web không tồn tại nguyên gốc trên đĩa cứng của máy tính. Nó là cái thể hiện của trang mã nguồn qua xử lí của bộ duyệt. Như sau này ta sẽ thấy, các bộ duyệt khác nhau có thể hiển thị cùng một trang mã nguồn không hoàn toàn giống nhau. Nói soạn thảo siêu văn bản tức là tạo ra trang mã nguồn HTML đúng quy định để bộ duyệt hiểu được và hiển thị đúng. Hiện nay có nhiều công cụ soạn thảo siêu văn bản mạnh như Frontpage2003, Macromedia Dreamweaver MX,….với giao diện trực quan và tự động sinh mã cho phép soạn thảo siêu văn bản như soạn thảo thông thường. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cú pháp của HTML, nắm vững ý nghĩa của các thẻ khác nhau vẫn rất cần thiết để tạo ra các trang Web động, để tương tác với người sử dụng, để phục vụ các ứng dụng Internet sau này. Với sự bùng nổ dịch vụ WWW, một số công nghệ mới như ActiveX, Java cho phép tạo các trang web động thực sự mở ra một hướng phát triển công nghệ lớn cho dịch vụ này. II.2. Dịch vụ thư điện tử ( Electronic Mail ) II.2.1. Giới thiệu chung Dịch vụ thư điện tử là một dịch vụ đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, do tính hiệu quả, thực tế và dễ dàng cho người sử dụng. Người sử dụng đăng ký hộp thư trực tiếp trên Website, tất cả các tác vụ liên quan đến thư như đọc, soạn thảo và gửi đều được thực hiện trên trình duyệt Web. Thư được lưu và quản lý trên máy chủ (Server) của nhà cung cấp dịch vụ Webmail. Dùng Webmail có nhiều ưu điểm, đó là: Miễn phí: Gần như tất cả các dịch vụ Webmail đều miễn phí. Có khả năng truy cập ở bất cứ nơi nào: Khi người sử dụng có thể truy nhập Internet và có trình duyệt Web là có khả năng sử dụng hộp thư Webmail. Sử dụng đơn giản: Không cần phải cài đặt các thông số khi sử dụng. Chương trình email được trình bày sẵn do nhà cung cấp Webmail thiết kế, thống nhất trên mọi máy tính và mọi hệ điều hành. Tuy nhiên, cũng nên biết những nhược điểm của Webmail: Không có hỗ trợ từ nhà cung cấp. Nếu hộp thư gặp trục trặc như không truy cập được, không gửi thư được,.. Ngược lại, nếu đăng ký một địa chỉ Email với một nhà cung cấp và trả một chi phí nhất định hàng tháng, người sử dụng sẽ được hỗ trợ những vướng mắc này. Kích thước hộp thư bị hạn chế. Kích thước hộp thư thông thường chỉ là vài MB tới vài chục MB và tổng dung lượng file đính kèm theo thư mỗi lần gửi thường là nhỏ (<5MB). Tính riêng tư và bảo mật. Vì thư được lưu trên máy chủ của nhà cung cấp nên vấn đề bảo mật hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Ngoài ra, khi truy cập thư từ các điểm Internet công cộng, có thể thư sẽ lưu trong cache máy tính, vì thế trong trường hợp này tốt nhất nên lưu ý xóa cache trước khi rời khỏi máy. Tốc độ nhận và gửi thư: Vì Webmail thực hiện trên trình duyệt Web nên tốc độ sẽ chậm vì có thể phải tải xuống cả những đoạn quảng cáo. Hoặc khi truy nhập vào Website, người sử dụng sẽ bị hiện tượng nghẽn mạng do có quá nhiều người truy cập vào Website cùng một lúc. Sau đây, chúng ta sẽ thực hành việc tạo và sử dụng các chương trình thư điện tử thông dụng. II.2.2 Sử dụng chương trình thư điện tử tại địa chỉ MAIL.YAHOO.COM Nhập địa chỉ để mở trang WEB dịch vụ thư điện tử miễn phí của Yahoo. Nếu đã có tài khoản sử dụng, hãy nhập tên và mật khẩu vào các hộp để chuyển tới giao diện gửi và nhận thư. Nhập mật khẩu vào đây Nhập tên đã đăng kí vào đây Giao diện đăng nhập của Yahoo! Mail Giao diện của Yahoo! Mail sau khi đăng nhập thành công Nếu bạn là người lần đầu tiên sử dụng dịch vụ này hoặc muốn tạo cho mình một địa chỉ thư mới, hãy thực hiện theo phần đăng ký tên sử dụng dưới đây. * Đăng ký tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM Kích vào nút Sign Up để đăng kí sử dụng dịch vụ thư miễn phí Trên màn hình sẽ xuất hiện trang khai báo Hướng dẫn điền thông tin vào hộp thoại: (sau khi xuất hiện hộp thoại thì bạn nên chọn để sử dụng cách đăng kí bằng tiếng Việt) Trang WEB chào mừng việc đăng ký thành công như hình sau (nếu không bị lỗi trong phần khai báo) Bấm chọn nút để hoàn tất việc đăng ký. Sau đó, giao diện chương trình gửi và nhận thư xuất hiện. * Sử dụng các chức năng cơ bản * Mở hộp thư Có thể nhìn thấy thông tin về số thư mới đã có trong hộp (chưa đọc) Ví dụ: Thư đến (2) nghĩa là đang có 02 thư chưa đọc Nhấn chọn mục Kiểm tra thư hay mục Thư đến để mở hộp thư Trong cửa sổ hiện nội dung bức thư, có thể sử dụng các chức năng Reply hoặc Reply All hoặc Forward. Ngoài ra còn có thể sử dụng chức năng ngăn chặn các thư không mời mà đến, chức năng ghi địa chỉ người gửi vào sổ địa chỉ. * Xoá bớt thư Bấm chọn hộp này, sau đó ấn Delete để xóa thư Bấm chọn một hoặc nhiều thư muốn xoá, sau đó nhấn nút DELETE. * Soạn thư Nhấn vào Soạn thư để mở thẻ soạn thư có 3 mục là Email, chat, tin SMS. +Muốn soạn thư thì ấn vào để mở cửa sổ soạn thư: Nhập địa chỉ mail của người muốn gửi Muốn gửi thư đã soạn xong thì ấn vào đây Chưa gửi thư thì ấn vào đây Soạn thư vào đây + Muốn sử dụng dịch vụ Chat thì ấn vào và làm theo hướng dẫn: + Muốn sử dụng dịch vụ Tin SMS thì ấn vào và làm theo các hướng dẫn: Nhập số ĐTDĐ của người nhận vào đây rồi nhấn SMS hộp thoại tiếp theo: * Sử dụng sổ địa chỉ Chọn chức năng Sổ địa chỉ Sau đây là các chức năng trong sổ địa chỉ: Ấn vào đây để thêm địa chỉ * Sử dụng chức năng đính kèm tập tin ấn vào đây để sử dụng chức năng đính kèm tập tin Đính kèm tệp là một chức năng quan trọng trong việc gửi thư điện tử. Có thể đính kèm file đến 100MB bằng cách upload file lên Drop.io. Yêu cầu máy cài sẵn Adobe Flash Player 9 trở lên (tải tại Sau khi đăng nhập tài khoản Yahoo! Mail phiên bản mới và nhìn vào khung Applications phía dưới góc trái, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của biểu tượng Attach Large Files để khai thác Drop.io ngay trong Yahoo! Mail. Lưu ý: Nếu chưa thấy khung Applications (với Yahoo! Mail tiếng Anh), hoặc “Ứng dụng” (với Yahoo! Mail tiếng Việt) có mặt trong hộp thư Yahoo! Mail của mình, bạn truy cập vào địa chỉ và làm theo hướng dẫn của địa chỉ đó. II.3. Dịch vụ Chat Hiện nay trên Internet có rất hai hình thức Chat phổ biến là: Web Chat và Instant Message (IM). Web Chat là dịch vụ thường được cung cấp trên các trang Web dạng diễn đàn, được dùng để cung cấp cho các thành viên thông tin cần thảo luận trực tuyến với nhau khi cùng đang có mặt trong diễn đàn. IM sử dụng khá phổ biến, được các nhà cung cấp lớn như Yahoo, MSN, AOL, ICQ,... cung cấp. Để sử dụng dịch vụ này, người dùng cần đăng ký một tài khoản và sử dụng tài khoản đó để chat với các thành viên khác trong nhóm. Điểm khác giữa IM với Web Chat là khi muốn sử dụng IM trên một máy tính nào đó, người dùng bắt buộc phải cài đặt phần mềm để Chat. II.3.1. Hướng dẫn sử dụng Yahoo Messenger Yahoo Messenger là một chương trình Chat rất phổ dụng. Để sử dụng, người dùng cần có một tài khoản của Yahoo. Nếu đã có 1 địa chỉ Email của Yahoo thì có thể sử dụng ngay tài khoản đó để dùng dịch vụ này. Nếu chưa có, hãy đăng ký một tài khoản theo các bước đã hướng dẫn trong phần “Đăng ký tên sử dụng dịch vụ Email miễn phí trên trang YAHOO.COM”. Tiếp theo, cần kiểm tra xem máy tính đã cài chương trình Yahoo Messenger chưa. Nếu chưa có, vào địa chỉ để tải về chương trình đó. Sau đây là những giới thiệu cơ bản về những dịch vụ trong Y!M 10. Khi khởi động chương trình, cần nhập các thông tin về tài khoản vào trong hộp thoại sau: Giao diện của chương trình Y!M 10 Khi đăng nhập thành công, cửa sổ Chat sẽ xuất hiện với giao diện như hình dưới đây: II.3.2. Thêm một người bạn hội thoại Để thêm tên một người bạn hội thoại vào trong danh sách, nhấn vào nút Add và thực hiện các thao tác sau: - Nhập tên tài khoản hoặc địa chỉ Email của người bạn hội thoại muốn thêm vào danh sách. Chú ý là tài khoản của người đó cũng phải là tài khoản của Yahoo. Và nhập số điện thoại nếu cần. - Nhấn nút Tiếp. Trên cửa sổ này, lựa chọn nhóm cho người bạn hội thoại mới. Có thể nhập thêm giới thiệu ngắn gọn về người bạn hội thoại đó nếu cần. Tiếp tục nhấn nút Tiếp. và kết thúc bằng ấn nút Hủy (nếu không muốn thêm người bạn đó vào danh sách) hoặc chờ kết thúc quá trình bằng cách nhấn vào nút Hoàn tất. Như vậy đã thực hiện xong thao tác thêm một người bạn hội thoại vào danh sách. Người nhận có thể trả lời bằng cách nhắp vào một trong những ô tròn nhỏ như hình dưới đây: Trước khi cho phép hay không cho phép thì có thể nhấn vào Xem hồ sơ của người khác trong hộp thoại Yêu cầu thêm vào danh sách. Sẽ hiện phần thông tin cá nhân của người bạn này trên yahoo: Khi một người online thì ID của họ xuất hiện dưới dạng chữ in đậm trên danh sách Friends và biểu tượng mặt cười hoặc avarta sẽ xuất hiện bên trái tên của người đang online. Ví dụ: Những người online thì bên trái nick sáng hình Avarta(nếu có) II.3.3. Gửi bản tin tới người bạn hội thoại - Chọn tên người muốn gửi bản tin trong danh sách ở cửa sổ chính. Khi đó, một cửa sổ gửi bản tin hiện ra như hình dưới đây: Sau khi nhập nội dung bản tin, có thể nhấn Enter trên bàn phím, hoặc nhấn nút để gửi bản tin. II.3.4. Chatroom Để vào các Chat room (phòng hội thoại) đã được xây dựng sẵn, làm theo các bước như hình vẽ: Xuất hiện một hộp thoại và người chat tự lựa chọn những room mình thích: Ví dụ: Đây là hình ảnh của một phòng chat trong Chat room. II.3. 5. Các thao tác với nhóm bạn hội thoại Để chọn các lệnh thao tác với nhóm, cần hiển thị các lệnh bằng cách kích phải chuột vào phần danh sách người dùng trong phần cửa sổ chính, màn hình sẽ xuất hiện thực đơn lệnh như hình dưới đây: Có 6 lệnh: Phát tin nhắn cho nhóm này…: Send Instant Message to All in Group.khi ấn vào thì sẽ xuất hiện hộp thoại : Mời nhóm này vào họp…: Invite All in Group to Conference. Cài đặt ẩn : Sau đây là hình ảnh về các mục trong cài đặt ẩn. Muốn hiểu chi tiết hơn thì ấn vào mục Tìm hiểu thêm… Đổi tên nhóm: Rename Group Tạo nhóm mới: Create New Group Thêm tên vào nhóm: Add a Contact to Group Như phần II.3.2. Thêm một người bạn hội thoại II.4. Dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet Tìm kiếm thông tin là hoạt động phổ biến đối với người sử dụng Internet. So với thông tin được lưu trữ trên các phương tiện khác, thông tin được lưu trữ trên Internet truy cập cập và tìm kiếm dễ dàng hơn. Ngoài ra, kết quả tìm kiếm đạt được nhiều hơn so với việc tìm kiếm thông tin được lưu trữ trên các phương tiện khác. Đây là điểm mạnh nhưng đôi khi cũng là điểm yếu của Internet vì khi tìm được quá nhiều thông tin liên quan tới thông tin cần tìm, ta phải tốn thời gian để lọc lại những thông tin phù hợp. Internet quá mênh mông nên việc tìm kiếm thông tin theo nhu cầu có thể sẽ mất nhiều thời gian, chính vì vậy, nhiều công ty đã xây dựng các cơ chế tìm kiếm (Search Engine) trên internet các trang web có chứa đoạn văn bản cần tìm. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số cách tìm kiếm cơ bản trên internet. II.4.1. Tìm theo các trang liên kết Các trang WEB cung cấp địa chỉ liên kết : Cách sử dụng: Gõ một địa chỉ đã cho ở trên vào ô địa chỉ của trình duyệt WEB. Ví dụ cho địa chỉ trang Web chứa địa chỉ liên kết xuất hiện : Trên trang Web, các địa chỉ được sắp xếp theo các chủ đề giúp người sử dụng dễ dàng chọn lựa các địa chỉ. Sau khi chọn được địa chỉ, người sử dụng chỉ cần bấm chọn địa chỉ để mở trang Web. II.4.2. Tìm kiếm theo câu điều kiện Việc tìm kiếm thông tin bất kỳ trên Internet là nhu cầu không thể thiếu đối với kho tàng thông tin vô cùng rộng lớn của Internet. Do tính chất phân cấp nội dung của các trang Web nên người sử dụng không thể nhìn thấy hết các nội dung theo cách thức liên kết trang như đã nêu trên. Phương pháp tìm kiếm địa chỉ trang Web theo câu điều kiện là giải pháp tốt cho việc tìm kiếm thông tin trên Internet. Cách sử dụng: Gõ một trong những địa chỉ có tiện ích tìm kiếm thông tin miễn phí vào ô địa chỉ của trình duyệt Web. Ví dụ: Để tìm kiếm các trang WEB, chúng ta cần cung cấp câu điều kiện. Câu điều kiện có thể là một từ hoặc một cụm từ đặc trưng nhất thể hiện chủ đề thông tin mà chúng ta muốn tìm kiếm. Chúng ta nên nhập câu điều kiện một cách chính xác và không nên sử dụng những từ có nội dung chung chung như : máy tính, mua hàng,... vì như thế kết quả tìm kiếm là vô số địa chỉ trang WEB làm chúng ta khó chọn được ngay địa chỉ liên kết đến nội dung cần thiết. Kết quả tìm kiếm xuất hiện ở dạng trang Web nhưng đặc biệt là trang Web này chứa những dòng địa chỉ liên kết đến những trang Web khác có chứa các từ tìm kiếm. Người sử dụng chỉ cần nhấp chuột vào địa chỉ liên kết để mở trang Web và đọc thông tin. (2) Các bước thực hiện: + Bước 1: Gõ câu điều kiện vào ô tìm kiếm. Ví dụ: + Bước 2: Kích chọn nút để bắt đầu tìm kiếm. + Bước 3: Nhấp chuột vào một dòng địa chỉ liên kết để mở trang Web có nội dung nói về nấm linh chi… Các địa chỉ trang Web tìm kiếm ở Việt Nam: www.search.netnam.vn www.Vinaseek.com xalo.vn (4) Các địa chỉ trang Web tìm kiếm phổ biến trên thế giới: Google: Yahoo: Alta Vista: MSN: II.4.3. Địa chỉ WWW.GOOGLE.COM với chức năng tìm kiếm thông tin Google được biết đến như là một trong những công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất trên Internet. Khả năng tra cứu với mức độ chính xác cao đã khiến cho Google trở nên quen thuộc với người sử dụng. Để sử dụng Google, hãy làm theo các bước như các hình vẽ khác (trên trình duyệt Mozilla Firefox): Nhấp chuột vào trình duyệt Mozilla Firefox trên Desktop , sau đó xuất hiện cửa sổ của trình duyệt Firefox Kích vào ô có hình ảnh Google , xuất hiện cửa sổ của Google: Trong cửa sổ của Google có nhiều chức năng để người dùng có thể dễ dàng sử dụng như: + tìm kiếm Web, hình ảnh, tin tức, blog. + chức năng dịch. + một vài chức năng khác. * Tạo giao diện riêng Nếu lần đầu tiên sử dụng trang tìm kiếm của GOOGLE, hãy chọn mục PREFERENCES để đặt giao diện riêng. Chỉ cần chọn các mục như hình vẽ dưới và nhấp chọn nút "Save Preferences" để lưu các chọn lựa. Sau khi tạo được giao diện, người sử dụng có được giao diện tiếng Việt để dễ sử dụng như hình dưới * Cú pháp tìm kiếm nâng cao Sử dụng cách thức ghép thêm toán tử dấu cộng (+) vào một từ sẽ cho kết quả là từ đó phải xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các câu điều kiện: vietnam với vietnam +culture (lưu ý dấu cộng đi liền với từ culture) Ghép thêm toán tử dấu trừ (-) vào trước một từ sẽ cho kết quả là từ đó cấm không được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các câu điều kiện: HoChiMinh với HoChiMinh -city (lưu ý dấu trừ đi liền với từ city) Dùng dấu ngoặc kép trước và sau cụm từ cần tìm để tìm các trang Web có chứa các từ đó theo đúng thứ tự gõ vào. Hãy so sánh kết quả tìm kiếm khi gõ các câu điều kiện: vietnamese culture với “vietnamese culture” * Sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao Chọn mục trong trang chủ để sử dụng trang tìm kiếm nâng cao như hình vẽ dưới đây: * Một số ứng dụng khác trên trang tìm kiếm WWW.GOOGLE.COM Mỗi nhãn trên trang Google có một ứng dụng riêng. Ví dụ: Nhãn : Nhãn : Nhãn : Nhãn: Nhãn : Nhãn : II.5. Diễn đàn Diễn đàn trực tuyến (forum) là nơi để cho người dùng internet trao đổi thảo luận và tán gẫu với nhau. Phương thức thường được sử dụng trong diễn đàn trực tuyến là người đầu tiên gửi lên một chủ đề (topic, thread) trong một đề mục (category, forum) và sau đó những người tiếp theo sẽ viết những bài góp ý, thảo luận lên để trao đổi xung quanh chủ đề đó. Diễn đàn (Forum) thảo luận cần cung cấp cho các thành viên một diễn đàn hoàn chỉnh với đầy đủ các tính năng như: thêm chủ đề, thêm bài, đăng bài, tìm kiếm, đăng nhập, quản trị, quản lý hồ sơ cá nhân, chat,... Giao diện của một diễn đàn : II.5.1. Đăng kí Nếu một người dùng muốn trở thành một thành viên của diễn đàn thảo luận nào đó, trước tiên người dùng phải thực hiện các thủ tục đăng ký (Register). - Ban đầu, người dùng cần đọc các quy định (Regulations) để tham gia diễn đàn. Một số diễn đàn có các quy định hạn chế đối tượng tham gia. Ví dụ hình dưới đây mô tả quy định tham gia một diễn đàn. - Sau khi đọc các quy định tham gia diễn đàn, nếu không đồng ý người dùng có thể không tiếp tục đăng kí. Nếu người dùng chọn tiếp tục đăng ký thì phần nội dung của cửa sổ tiếp theo sẽ hiện lên những phần thông tin để khai báo. Ví dụ về màn hình khai báo đăng kí một diễn đàn: - Sau khi nhập đầy đủ các thông tin theo chỉ dẫn trên màn hình, người dùng nhấn chuột vào nút Chấp nhận để ghi lại. Trong một số trường hợp do việc khai báo của người dùng có lỗi, màn hình xuất hiện thông báo yêu cầu người dùng khai báo lại. - Nếu phần thông tin người dùng nhập vào đầy đủ, người dùng sẽ nhận được phần thông tin chào mừng việc đăng ký thành công như sau: - Một số nhà cung cấp dịch vụ thường gửi E-mail yêu cầu người dùng kích hoạt tài khoản đã đăng ký. - Sau khi đã kích hoạt thành công, người dùng có thể sử dụng tài khoản vừa đăng ký để đăng nhập vào diễn đàn. II.5.2. Đăng nhập Để vào được diễn đàn như một thành viên, người dùng cần nhập vào tài khoản của mình đã đăng ký ở trang chủ: Mục nhập tài khoản đăng nhập tại trang đăng nhập: II.5.3. Đăng, gửi bài Sau khi đăng nhập vào diễn đàn thành công, người dùng có thể đăng nhập để vào được những mục dành riêng cho thành viên của diễn đàn. Ví dụ, màn hình sẽ liệt kê dưới đây cho biết các đề mục của diễn đàn. Khi lựa chọn một đề mục, màn hình của đề mục sẽ liệt kê các chủ đề của đề mục đó. Ví dụ ở hình cho biết trong đề mục Chúng tôi là ‘K45I6’ có các chủ đề được liệt kê từ trên xuống dưới như ở bên trái màn hình. - Khi người dùng bấm chọn một chủ đề, giao diện chủ đề của diễn đàn sẽ xuất hiện. Thông qua giao diện này, người dùng có thể thực hiện các chức năng của một thành viên khi tham gia diễn đàn. Ví dụ ở hình dưới cho biết thành viên có thể thực hiện xem (đọc) nội dung chủ đề và 4 chức năng dưới đây. (1): Chức năng đăng bài trả lời có trích dẫn. (2): Chức năng chỉnh sửa bài viết (3): Chức năng xóa bài viết. (4): Chức năng tạo chủ đề mới (5): Chức năng gửi tập tin đính kèm (6): Chức năng nhận tin tức khi có phản hồi về bài viết Người dùng có thể kích vào nút để gửi một bài mới cho chủ đề hiện tại. Sau khi nhập xong chủ đề và nội dung của bài viết, thành viên có thể chọn nút để xem lại nội dung trước khi đăng, hoặc chọn nút để đăng luôn nội dung bài đã soạn. Tại phần này, thành viên có thể biết được những quyền mình được cấp được liệt kê tại phần cuối của mỗi chủ đề (hình dưới). Thành viên cũng có thể chuyển nhanh đến chủ đề khác bằng cách chọn chủ đề cần tại hộp liệt kê như hình trên và nhấn nút Chuyển. II.5.4. Tìm kiếm Người dùng có thể thực hiện tìm kiếm thông tin trong diễn đàn. Người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách nhập từ khóa tìm kiếm hoặc tìm kiếm theo thành viên. Các lựa chọn giúp người dùng có thể tùy biến được những lựa chọn của mình như: tìm kiếm trong toàn diễn đàn hoặc trong từng chủ đề riêng, tìm bài đăng theo một tiêu chí nào đó (thời gian, số lượng,..), chọn cách hiển thị kết quả tìm được. Ví dụ về giao diện tìm kiếm trong diễn đàn cho ở hình sau: II.5.5. Danh sách thành viên Mục này sẽ cung cấp những thông tin về tất cả những thành viên đã gia nhập diễn đàn như: tên truy nhập, địa chỉ Email, ngày gia nhập, số bài đã đăng trên diễn đàn,... Người dùng có thể chọn kiểu sắp xếp để dễ dàng tìm những thông tin cần thiết. Tại đây, các thành viên có thể gửi bản tin hoặc gửi thư thông qua địa chỉ E-mail cho thành viên khác. Không những thế, các thành viên còn có thể có thể giới thiệu và đặt các liên kết về địa chỉ Website của chính họ. II.5.6. Trợ giúp Đây là nơi đưa ra phần hướng dẫn, giải thích những thắc mắc chung cho những người mới sử dụng diễn đàn. Ấn vào chữ để mở cửa sổ này và bắt đầu tiếm kiếm các câu hỏi. Hình dưới cho biết ví dụ về cửa sổ liệt kê phần hỏi đáp trong diễn đàn. II.5.7. Thiết lập cá nhân Các thành viên trong diễn đàn có thể sử dụng chức năng này để thông báo riêng và thay đổi các thông tin của chính bản thân như thay đổi password, thay đổi địa chỉ E-mail nhận thư, và nhiều thông tin khác.Ví dụ về giao diện trang Thiết lập cá nhân như hình dưới. Trong chuyên mục Tùy chọn của trang Thiết lập cá nhân có các chuyên mục như : Tổng quan: Thông tin cá nhân: Thiết lập hệ thống: Tin nhắn: Nhóm: Và một số chuyên mục khác… II.6.Các dịch vụ cơ bản khác Bên cạnh các ứng dụng cơ bản và quen thuộc trên của Internet, còn có một số ứng dụng khác như FTP (File tranfer protocol), Gopher (truy cập các tập tin trên internet bằng hệ thống thực đơn giản) là các dịch vụ lâu đời của Internet. Sau đây là một số ứng dụng khác của Internet trong xã hội ngày nay: Dịch vụ Telnet (Telephone Internet) Telnet là chương trình của máy tính kết nối với chương trình nguồn với một máy tính khác ở xa. Ví dụ, bạn có thể sử dụng Telnet để kết nối với một máy chủ ở một nơi khác rất xa. Trong trường hợp này bạn cần phải có tên người sử dụng (User name) và mật mã (Password) cũng như tên của máy đó. Bạn cũng cần biết mở hệ thống máy sử dụng hệ thống tổng quát, ở đây là UNIX. III. Vấn đề bảo mật thông tin khi sử dụng Internet Ngày nay với sự phát triển không ngừng của Internet, các lợi ích mà con người nhận được càng nhiều, nhưng bên cạnh đó, Internet có những mối nguy hiểm luôn thường trực với người dùng như Virus, hacker, ăn cắp thông tin qua mạng, … Chỉ cần có máy tính kết nối vào mạng Internet thì ngay lập tức sẽ có kẻ tìm cách đột nhập vào máy tính của bạn. Trước đây khi đột nhập thành công vào một chiếc máy tính nào đó, virus máy tính chỉ tìm cách ăn cắp thông tin trong máy. Ngày nay, không chỉ vậy, máy tính của bạn còn bị virus sử dụng làm bàn đạp tấn công các hệ thống máy tính khác. Theo CERT (Computer Emegency Response Team): Năm 1989 có 200 vụ tấn công, truy nhập trái phép trên mạng được báo cáo. Năm 1991 có 400 vụ, Năm 1993 có 1400 vụ, Năm 1994 có 2241 vụ Những năm 2 nghìn, hàng chục nghìn vụ mỗi năm Như vậy số vụ tấn công ngày càng tăng, mặt khác các kỹ thuật kỹ thuật ngày càng mới. Điều này cũng dễ hiểu, một vấn đề luôn luôn có hai mặt đối lập. Công nghệ Thông tin, mạng Internet phát triển như vũ bão thì tất yếu cũng kéo theo nạn chộm cắp, tán công, phá hoại thông tin trên mạng. Việc bảo mật thông tin trên Internet là một vấn đề rất quan trọng đối với người sử dụng. Sau đây là một số cách để bảo mật thông tin khi sử dụng Internet. Chúng ta cần bảo vệ những gì ? a. Dữ liệu Đối với dữ liệu chúng ta phải lưu ý những yếu tố sau: • Tính bảo mật: Chỉ người có quyền mới được truy nhập. • Tính toàn vẹn: Không bị sửa đổi, bị hỏng. • Tính kịp thời: Sẵn sàng bất cứ lúc nào. b. Tài nguyên: Tài nguyên máy có thể bị lợi dụng bởi Tin tặc. Nếu máy tính của bạn không có dữ liệu quan trọng thì bạn cũng đừng nghĩ rằng nó không cần được bảo vệ, Tin tặc có thể đột nhập và sử dụng nó làm bàn đạp cho các cuộc tấn công khác, luc đó thì bạn sẽ lãnh trách nhiệm là thủ phạm! c. Danh tiếng: Như trên đã nói Tin tặc có thể dùng dùng máy của người sử dụng để tấn công nơi khác, gây tổn thất về uy tín của người sử dụng đó. Có những kiểu tấn công nào ? Có rất nhiều cách tấn công đã biết cũng như chưa biết, tuy nhiên hiện nay có thể chia làm 4 loại chính: a. Tấn công trực tiếp • Phần lớn sự tấn công là trực tiếp, tức là dùng một máy tính tấn công trực tiếp máy tính khác. • Dò tìm User name và Password, bằng cách thử với một số từ thông dụng như "xin chao", ""hello", dùng tên người thân, ngày sinh, số điện thoại... Vì vậy bạn nên tránh việc đặt mật khẩu quá đơn giản hoặc thuộc những kiểu kể trên. • Dùng chương trình để giải mã các file chứa mật khẩu trên máy để tìm ra mật khẩu, thường những mật khẩu đặt quá ngắn sẽ bị phát hiện bằng cách này. Bạn nên đặt mật khẩu của mình tối thiểu là 6 ký tự, càng dài càng tốt.. • Dùng lỗi của chương trình ứng dụng hay hệ điều hành để làm cho các ứng dụng hay hệ điều hành đó bị tê liệt. Điều này cũng giống như gót chân a-sin của con người vậy, rõ ràng đó có thể coi là điểm yếu của cơ thể con người, nếu bị lợi dụng nó sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Phần mềm cũng thế, cũng có những điểm yếu có thể là vô tình hay hữu ý, nơi Tin tặc có thể lợi dụng để tấn công. b. Nghe trộm • Không dùng máy trực tiếp mà thông qua các dịch vụ mạng, bằng cách này Tin tặc có thể nghe được những thông tin được truyền qua lại trên mạng, như phần giới thiệu đã đề cập, nếu có cặp kính "số" thì bạn sẽ thấy việc nghe trộm như thế quả là rất dễ dàng. Hãy hạn chế "nói" những gì quan trọng đối với bạn trên mạng. • Nghe trộm password. Cũng với cách như trên, Tin tặc có thể lấy được mật khẩu của người sử dụng, sau đó chúng truy nhập một cách chính quy vào hệ thống, nó cũng giống như là lấy được chìa khoá, sau đó đàng hoàng mở cửa và khuân đồ ra. c. Giả mạo địa chỉ • Thường thì các mạng máy tính nối với Internet đều được bảo vệ bởi Bức tường lửa, Bức tường lửa có thể coi như cái cửa duy nhất mà người đi vào nhà hay đi ra khỏi cũng đều bắt buộc phải qua đó (như cửa khẩu ở sân bay). Như vậy những người trong nhà (trong mạng) sẽ có sự tin tưởng lẫn nhau, tức là được phép dùng tất cả mọi thứ trong nhà (dùng mọi dịch vụ trong mang). Còn những người bên ngoài sẽ bị hạn chế tối đa việc sử dụng đồ đạc trong nhà đó. Việc này làm được nhờ Bức tưòng lửa. Giả mạo địa chỉ là người bên ngoài (máy tính của tin tặc) sẽ giả mạo mình là một người ở trong nhà (tự đặt địa chỉ IP của mình trùng với một địa chỉ nào đó ở mạng bên trong). Nếu làm được điều đó thì nó sẽ được đối xử như một người (máy) bên trong, tức là được làm mọi thứ, để từ đó tấn cống, lấy chộm, phá huỷ thông tin... d. Vô hiệu hoá các dịch vụ • Làm tê liệt một số dịch vụ nào đó. Thường cách tấn công này được gọi là DoS (Denial of Service) hay "từ chối dịch vụ". Cách tấn công này lợi dụng một số lỗi của phần mềm, Tin tặc ra lệnh cho máy tính của chúng đưa những yêu cầu "dị dạng" tới những máy server trên mạng. Với yêu cầu "dị dạng" như vậy các server tiếp nhận yêu cầu sẽ bị tê liệt. Có thể ví như việc bọn Mẹ mìn lừa trẻ con bằng những lời ngon ngọt, còn nạn nhân thì chưa đủ lớn để hiểu những thủ đoạn đó và tự nguyện đi theo chúng. Nếu các cháu nhỏ đã được người lớn chỉ cho biết những thủ đoạn đó thì chắc chúng sẽ đwocj bảo vệ, điều này cũng như việc dùng Bức tường lửa để bảo vệ mạng máy tính. • Tấn công từ chối dịch vụ cũng có thể hoàn toàn là những yêu cầu hợp lện. Ví dụ như virus máy tính được cài đặt chức năng tấn công như đã nói tới trong phần về virus, tại một thời điểm từ hàng triệu máy tính trên mạng, tất cả đồng thời yêu cầu một server phục vụ, ví dụ cùng vào trang web của Nhà Trắng. Những yêu cầu này là hoàn toàn hợp lệ, nhưng tại cùng một thời điểm có quá nhiều yêu cầu như vậy, thì server không thể phục vụ được nữa và dẫn đến không thể tiếp nhận các yêu cầu tiếp theo -> từ chối dịch vụ. d. Yếu tố con người • Kẻ tấn công giả vờ liên lạc với người quản trị mạng yêu cầu đổi mật khẩu của User nào đó, nếu người quản trị mạng làm theo thì vô tình đã tiếp tay cho tin tặc (vì không nhìn thấy mặt, nên anh ta cứ tưởng đấy chính là người sử dụng hợp pháp). Vì vậy nếu bạn là quản trị mạng phải tuyệt đối cẩn thận, không nhận các yêu cầu qua điện thoại. • Tương tự kẻ tấn công có thể yêu cầu quản trị mạng thay đổi cấu hình hệ thống để tiếp đó chúng có thể tiến hành được các cuộc tấn công. • Máy móc không thể chống được kiểu tấn công này, chỉ có sự cảnh giác và biện pháp giáo dục mới có thể giải quyết được. • Như vậy yếu tố con người luôn là điểm yếu nhất trong các hệ thống bảo mật. Những kẻ tấn công là ai ? Hacker hay Tin tặc • Có rất nhiều kẻ tấn công trên mạng Internet, khó mà phân loại đầy đủ được, tuy nhiên có thể chia ra như sau: a. Người qua đường • Những kẻ buồn chán với công việc hàng ngày, muốn giải trí bằng cách đột nhập vào các hệ thống mạng. • Chúng thích thú khi đột nhập được vào máy tính của người khác mà không được phép. • Bọn này không chủ định phá hoại, nhưng những hành vi xâm nhập và việc chúng xoá dấu vết khi rút lui có thể vô tình làm cho hệ thống bị trục trặc. b. Kẻ phá hoại • Chúng chủ định phá hoại hệ thống, vui thú khi phá hoại người khác. • Gây ra những tác hại lớn, rất may trên thế giới không nhiều kẻ như thế. c. Kẻ ghi điểm • Những kẻ muốn khẳng định mình qua những kiểu tấn công mới, số lượng hệ thống chúng đã thâm nhập... • Chúng thích đột nhập những nơi nổi tiếng, canh phòng cẩn mật. d. Gián điệp • Truy nhập để ăn cắp tài liệu để phục vụ những mục đích khác nhau, để mua bán, trao đổi… Muốn hệ thống máy tính của mình vững chắc thì không thể sử dụng chỉ một giải pháp mà cần phải phối hợp nhiều biện pháp khác nhau: Luôn cập nhật bản sửa lỗi cho Windows và phần mềm ứng dụng, cấu hình lại cho trình duyệt, cài đặt phần mềm chống vi rút và luôn cập nhật thông tin vi rút mới nhất. Sử dụng tường lửa (firewall) để giám sát cả hai chiều thông tin (từ máy tính đi ra và từ ngoài vào). Và cuối cùng, đừng quên cài đặt thêm các tiện ích phòng chống chương trình “gián điệp” (spyware) xâm nhập. Thật may, tất cả các công cụ trên đều có sẵn và miễn phí. Cập nhật bản sửa lỗi Đa số các phần mềm ứng dụng, nhất là các sản phẩm do Microsoft sản xuất, đều có tính năng tự động cập nhật bản sửa lỗi qua Internet. Cơ chế này trong thời gian qua đã chứng minh tác dụng hữu ích của nó trong việc hạn chế thiệt hại cho người sử dụng (khi một lỗ hổng trong phần mềm bị phát hiện và lợi dụng). Trong hệ thống máy tính chạy Windows XP đã cài phiên bản SP2, thủ tục để hệ thống tự động cập nhật bản sửa lỗi mới nhất như sau: nhấn phải biểu tượng My Computer, chọn menu Properties.Automatic Updates, trong màn hình System Properties đánh dấu chọn ở mục có nhãn Automatic (recommended), khai báo khoảng thời gian máy tính thực hiện chức năng này (thường chọn giá trị mặc định), cuối cùng nhấn OK. Với các phần mềm bảo vệ máy tính như chống vi rút và tường lửa cũng tương tự, bạn chỉ cần kết nối máy tính vào Internet và kích hoạt chức năng tự động cập nhật là xong, các công việc còn lại phần mềm sẽ tự động đảm nhiệm. Với các phần mềm không có chức năng tự động cập nhật thì cũng có menu để người dùng khởi động chế độ cập nhật bản sửa lỗi mới nhất từ website của nhà sản xuất. Giải pháp bắt buộc Nếu như cách đây vài năm bạn có thể tự tin vào kinh nghiệm hay kiến thức tin học của mình để tự ngăn ngừa máy tính bị xâm nhập bất hợp pháp, thì giờ đây biện pháp này không còn hiệu quả. Vi rút máy tính hay đúng hơn là các chương trình máy tính nguy hiểm đã tìm được vô số cách rất hợp pháp để “âm thầm” xâm nhập vào máy tính mà bạn không hề cảm nhận thấy sự khác biệt. Do đó, để an toàn và tiện lợi, nên chọn một phần mềm chống vi rút nào đó giúp bạn bảo vệ máy tính. Năm ngoái, phần mềm PC-cillin Internet Security của Trend Micro được chọn là phần mềm chống vi rút được ưa chuộng nhất. Hiện tại có một số sản phẩm miễn phí làm việc rất hiệu quả, ví dụ như: Avira Free Edition của hãng Avira, AVG Free Edition của Grisoft, hay Avast 4 Home Edition của Alwil... các sản phẩm này cũng có tính năng tự động cập nhật thông tin vi rút mới từ website của nhà sản xuất. Tinh chỉnh browser Internet Explorer của Microsoft là trình duyệt phổ biến nhất hiện nay và cũng là trình duyệt hỗ trợ công nghệ ActiveX. Một ActiveX nhúng vào trang web sẽ được phép tải về, cài đặt rồi hoạt động trên bất cứ máy tính nào truy cập đến trang web có ActiveX. Đây chính sơ hở để vi rút, chương trình gián điệp... tập trung lợi dụng. Khắc phục điểm yếu này, Microsoft đã phát hành bản vá lỗi SP2 dành cho Windows XP, nhưng cứ bịt xong lỗ rò này thì lỗ hổng khác lại bị phát hiện. Một điểm khác đáng quan tâm là các bản sửa lỗi mới nhất chỉ chú trọng cho các hệ thống Windows XP còn khác hệ thống Windows khác như Windows Me, 98... thì không được Microsoft quan tâm cung cấp kịp thời. Để phòng tránh bị cài đặt các ActiveX nguy hiểm, bạn có thể chuyển sang dùng trình duyệt khác. Nếu vẫn muốn tiếp tục sử dụng IE, bạn nên vô hiệu hóa chức năng hỗ trợ ActiveX của IE, thủ tục thực hiện như sau: Vào Tools.Internet Options.Security.Custom Level, chọn mục có nhãn Run ActiveX controls and plug-ins, đánh dấu chọn mục Disable, rồi nhấn OK, Yes, OK. Khi muốn cho phép tính năng ActiveX của website (như Windows Update của Microsoft), bạn khai báo địa chỉ website vào danh sách các địa chỉ web an toàn (Trusted Sites). Thủ tục thực hiện như sau: Vào Tools.Internet Options.Security, chọn Trusted Sites tiếp theo nhấn nhãn Sites và nhập các địa chỉ website được coi là an toàn. Bỏ đánh dấu chọn ở mục có nhãn Require server verification (https:) for all sites in this zone, cuối cùng nhấn OK. Phối hợp tường lửa Tường lửa là công cụ bảo vệ máy tính chống lại sự xâm nhập bất hợp pháp trong môi trường Internet bằng cách quản lý toàn bộ các cổng dịch vụ Internet theo yêu cầu của người sử dụng. Một tường lửa vững chắc không đơn thuần là ngăn chặn hiệu quả mọi sự xâm nhập từ bên ngoài mà còn phải còn phải theo dõi được toàn bộ các ứng dụng đang hoạt động trong máy tính và phát hiện được ngay khi có hiện tượng một ứng dụng nào đó tìm cách liên lạc ra bên ngoài thông qua đường truyền Internet (đa số các chương trình spyware, trojan... sử dụng phương thức này để bí mật gửi thông tin ăn cắp được). Phần mềm tường lửa có sẵn trong Windows XP chỉ giám sát được sự xâm nhập từ Internet vào máy tính chứ không ngăn chặn được các phần mềm “gián điệp” trong máy tính liên lạc ra bên ngoài. Trên thị trường có một số phần mềm tường lửa tốt và miễn phí như Kerio Personal Firewall, Outpost Firewall Free, Sygate Personal Firewall, hay ZoneAlarm. Nếu bạn sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao thì nên ưu tiên chọn mua modem ADSL có sẵn chức năng tường lửa để hệ thống máy tính được bảo vệ bằng tường lửa phần cứng lẫn phần mềm. Tường lửa phần cứng ngăn chặn hữu hiệu mọi sự tấn công từ ngoài Internet vào hệ thống máy tính, không làm lộ địa chỉ IP của máy tính ra ngoài như vậy máy tính của bạn trở nên “vô hình” trong thế giới Internet. Tuy nhiên tường lửa phần cứng không thể phát hiện được phần mềm nào trong máy tính đang tìm cách liên lạc ra thế giới bên ngoài. Việc kết hợp cả hai giải pháp giúp bảo vệ hệ thống máy tính tốt hơn. Chống spyware Spyware là thuật ngữ chỉ các chương trình máy tính “lén lút” theo dõi mọi hành vi sử dụng Internet của người dùng để ăn cắp các thông tin cá nhân (mật khẩu đăng nhập mạng, số tài khoản...) hay phát tán các địa chỉ web với mục đích quảng cáo. Tương tự như đối với vi rút, muốn tránh spyware thì chúng ta phải cài đặt các phần mềm tiêu diệt spyware. Chọn phần mềm chống spyware tốt cũng là cả một vấn đề, bạn có thể tham khảo bài giới thiệu các công cụ diệt spyware miễn phí tốt nhất trong số tháng 4/2005 (ID: A0504_91). Hiện nay, hai phần mềm diệt spyware tốt nhất (và miễn phí) là Ad-Aware SE và Spybot Search & Destroy. Để phát hiện spyware, 2 phần mềm này tiến hành quét đĩa cứng và Registry để vô hiệu hóa các spyware nguy hiểm. Spybot Search & Destroy còn chạy thường trực trong bộ nhớ máy tính để giám sát các hành vi tìm cách thay đổi nội dung Registry để thông báo cho người sử dụng kịp thời can thiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hai công cụ miễn phí của Javacool Software gồm: SpywareBlaster ngăn chặn spyware dạng ActiveX tự cài đặt vào máy tính và SpywareGuard kiểm tra các tập tin tải về từ Internet để phát hiện có spyware. Khác với các phần mềm diệt vi rút, bạn có thể cài đặt thoải mái các phần mềm chống spyware trên cùng một máy để khai thác tính năng tốt nhất trong từng phần mềm mà không bị xung đột. Tuy nhiên, để tiêu diệt “triệt để” các phần mềm “gián điệp” đã xâm nhập được vào trong máy tính, bạn nên dùng phần mềm HijackThis. HijackThis có khả năng rà soát tất cả các thành phần bổ sung (add-on) đã được tích hợp vào trình duyệt đang cài trong máy cùng các thông tin liên quan của add-on lưu trong Registry và ghi lại vào một tập tin nhật ký, nhiệm vụ của bạn là duyệt nội dung tập tin này để tìm ra những add-on không cần thiết để loại bỏ hay vô hiệu hóa. Tuy nhiên, HijackThis không phân biệt được add-on nào có hại, add-on nào không, vì vậy nếu vô tình vô hiệu hóa một add-on quan trọng có thể làm cho máy tính của bạn “quờ quạng”. Để biết chính xác add-on nào là quan trọng, cần thiết hay có ích cho hệ thống, bạn nên tham khảo thông tin tại các diễn đàn chuyên về sử dụng HijackThis, ví dụ như Merijn.org. KẾT LUẬN Trong đề tài này, cần ghi nhớ các kiến thức về mạng máy tính như: - Internet là một mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức là bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Các mạng được liên kết với nhau qua giao thức TCP/IP. Internet có nguồn gốc từ mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ. - Các máy tính và mạng máy tính trên Internet kết nối với nhau thông qua các thiết bị mạng, ví dụ router, chủ yếu sử dụng giao thức TCP/IP. - TCP/IP là một bộ giao thức kết nối được sử dụng cho việc truyền thông tin từ máy tính này sang máy khác và từ mạng máy tính này sang mạng khác. TCP/IP hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong việc kết nối mạng máy tính. - Mô hình phân tầng OSI và mô hình phân tầng của Internet - Các phương thức kết nối Internet (Có 5 cách, trong đó cách kết nối thông qua mạng LAN và qua modem cần chú ý hơn). - Khái niệm địa chỉ IP, tên miền. Hệ thống quản lý tên miền. - Web và HTML, các khái niệm về www, trình duyệt web. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. và các dịch vụ cơ bản của mạng internet như: - Dịch vụ World Wide Web (WWW), các trình duyệt Web thông dụng và cách sử dụng (bao gồm Internet Explorer, Nescape Navigator) - Dịch vụ thư điện tử (e-mail). Cách đăng ký, soạn thư, gửi thư, trả lời ... Các lựa chọn nâng cao. - Dịch vụ chat, sử dụng Instant Messenger, chatroom ... - Dịch vụ tìm kiếm thông tin, các phương pháp tìm kiếm. Các địa chỉ tìm kiếm thông dụng, cách sử dụng các từ khóa. - Sử dụng diễn đàn để trao đổi thông tin…. -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMạng máy tính và các dịch vụ cơ bản của mạng internet.doc