Đề tài Mạng viễn thông

• Xem trạng thái của file AMA View ama kind= store Khi đó file AMA cần truyền phải ở trạng thái St_store=strd ( file AMA đã đóng) St_trs=ntrsd ( file AMA chưa truyền ra băng từ) Hoặc st_trs=trsd ( file AMA đã truyền nhưng không ghi đè) • Đưa băng từ vào ổ băng: theo qui trình • Tạo nhãn cho băng từ Cre vol mt=xx vol=150301 owner=hanam Trong đó: mt=xx (xx=26 hoặc 36) Vol: tên nhãn Owner: tên người thực hiện tự đặt

doc40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4480 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mạng viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, nhu cầu trao đổi thông tin của con người ngày càng cao. Bởi vậy ngành điện tử viễn thông có một vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiên nay. Các hệ thống viễn thông trở thành phương tiện rất hữu ích cho việc trao đổi thông tin. Thông tin càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nó đặt nên một vấn đề là truyền đạt thông tin như thế nào để thông tin đi được nhanh nhất. Hệ thống tổng đài ra đời đã đáp ứng một phần nào nhu cầu thông tin của xã hội. Từ khi con người đưa tổng đài điện thoại đầu tiên vào sử dụng cho tới nay, kỹ thuật tổng đài có ngững bước tiến vô cùng to lớn. Đầu tiên là những tổng đài nhân công mà các chức năng chung đều do nhân công thực hiện. Sau đó là những tổng đài điện cơ bán tự động, nó được xây dựng trên cơ sở nguyên lý chuyển mạch ngang dọc. Tiếp theo đó là những tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn cho tín hiệu số đã được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới với số lượng và chủng loại ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Ngày nay với công nghệ ngày càng hiện đại, các loại tổng đài ngày càng được ứng dụng nhiều để liên lạc thông tin trong công ty, trường học và các khu nội bộ. Đặc biệt là tổng đài cơ quan PABX, và sử dụng nhiều là tổng đài Panasonic KX- TES824. Ngành viễn thông Việt Nam là một ngành có vai trò quan trọng trong kết cấu cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc dân đang phát triển mạnh mẽ. Với chiến lược đi thẳng vào kỹ thuật mới, hiện đại, hang loạt tổng đài điện tử số đã đang và sẽ được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Sát cánh cùng sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam, tổng đài điện tử số Alcatel 1000- E10 đã trở thành một trong những tổng đài phổ biến nhất Việt Nam hiện nay bởi tính năng tác dụng, sự mềm dẻo trong sử dụng, có cấu trúc mở và phù hợp với điều kiện môi trường Việt Nam. Trong kết cấu của tổng đài Alcatel, đơn vị truy nhập thuê bao CSN( Subcriber Digital Acces Unit) là thành phần trung tâm và tiêu biểu nhất của hệ thống tổng đài Alcatel 1000- E10. Sau một thời gian ngắn tìm hiểu vận dụng kiến thức cơ sở, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa. Đặc biệt là sự chỉ bảo trực tiếp, tận tình của thầy giáo Trần Văn Hội và các anh chị trong Đài Viễn Thông đã giúp em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp với đề tài: “Mạng Viễn Thông”. Báo cáo của em gồm có những phần chính sau: Phần I: Lý thuyết Chương I: Tổng quan mạng viễn thông Chương II: Kết nối thiết bị trong hệ thống tổng đài số Phần II: Thực tế Chương III: Những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại cơ sở. Trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo. Hà nam, ngày 20 tháng 04 năm 2013 Sinh viên Phạm Văn Dương Phần I: Lý thuyết Chương I: Tổng quan mạng viễn thông Lịch sử phát triển của mạng viễn thông. Viễn thông là một trong những bộ phận kinh doanh phát triển nhanh nhất trong các công nghệ thông tin hiện đại. Chỉ cách đây vài thập kỷ, để được coi là có hiểu biết cơ bản về viễn thông, ta chỉ cần nắm bắt được cách thức hoạt động của mạng điện thoại là đủ. Ngày nay, lĩnh vực viễn thông bao gồm rất nhiều công nghệ và dịch vụ hiện đại. Ngoài một vài dịch vụ đã hoàn thiện như dịch vụ điện thoại cố định còn có rất nhiều dịch vụ đã và đang bùng nổ như dịch vụ điện thoại di động và Internet. Sự xóa bỏ những quy định trong nền công nghiệp viễn thông đã làm kinh doanh tăng trưởng mặc dù giá cả của các dịch vụ ngày càng giảm. Viễn thông là nguồn tài nguyên quan trọng mang tính chiến lược cho hầu hết các tập đoàn hiện đại và tầm quan trọng của viễn thông ngày càng gia tăng. Môi trường viễn thông luôn luôn thay đổi này cho ta nhiều lựa chọn mới và chúng ta cần hiểu về viễn thông nhiều hơn và tổng quát hơn để có thể tận dụng được những khả năng sẵn có ngày nay. Khái niệm chung về mạng viễn thông. Viễn thông: bao gồm những vấn đề liên quan đến việc truyền thông tin (trao đổi hay quảng bá thông tin) giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết, …) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện từ khác). Các giai đoạn phát triển mạng viễn thông. Viễn thông đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. - 1838-1866: Điện báo (telegraph): Samuel Morse hoàn thiện hệ thống điện báo của chính mình; điện báo là dịch vụ viễn thông đầu tiên xuất hiện năm 1844. - 1876-1899: Điện thoại (telephony): Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại (1876); xuất hiện tổng đài điện thoại đầu tiên với 8 đường dây; Almond Strowger sáng chế ra tổng đài cơ điện kiểu từng nấc (step by step, 1887). - 1923-1938: Truyền hình (Television): Hệ thống cơ hình ảnh được thực hiện; bắt đầu những thử nghiệm và thực nghiệm quảng bá. - 1938-1945: Các hệ thống radar và viba phát triển trong Đại chiến thế giới lần thứ 2; FM được sử dụng rộng khắp trong truyền thông quân sự. - 1955: J. R. Pierce đề xuất các hệ thống truyền thông vệ tinh. - 1976: Ethernet LAN do Metcalfe và Broggs (Xerox) sáng chế. - 1970–1975: Chuẩn PCM được CCITT triển khai. - 1980–1983: Khởi động của Internet toàn cầu dựa trên giao thức TCP/IP. - 1980–1985: Các mạng di động tế bào hiện đại cung cấp dịch vụ NMT ở Bắc Âu, AMPS ở Mỹ, mô hình tham chiếu OSI được Tổ chức chuẩn hóa quốc tế (ISO) định nghĩa. - 1990–1997: Hệ thống tế bào số đầu tiên, Global System for Mobile Communications (GSM), được thương mại và phát triển mạnh trên toàn thế giới; Sử dụng Internet và dịch vụ mở rộng nhanh chóng nhờ có WWW. - 2001– nay: Truyền hình số sẽ thay thế truyền hình tương tự và bắt đầu cung cấp các dịch vụ tương tác ngoài dịch vụ quảng bá; các hệ thống di động tế bào thế hệ thứ 3 và các công nghệ WLAN sẽ cung cấp các dịch vụ dữ liệu tiên tiến cho người sử dụng di động các dịch vụ di động nội hạt sẽ mở rộng, ứng dụng cho những công nghệ không dây khoảng cách ngắn trong nhà và công sở sẽ tăng lên; mạng viễn thông toàn cầu sẽ tiến triển hướng tới mặt bằng mạng chuyển mạch gói chung cho tất cả các loại dịch vụ. 1.2. Dịch vụ mạng viễn thông. Dịch vụ thoại, telex và nhắn tin. Dịch vụ thuê kênh viễn thông (leased line). Dịch vụ truyền số liệu. Dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Các mạng viễn thông. Mạng điện thoại. Mạng PSTN. Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) là mạng dịch vụ phát triển rất sớm, sau hệ thống điện báo Morse. Mạng PSTN cung cấp các dịch vụ thoại và phi thoại. Do đây là một hệ thống cung cấp dịch vụ thoại nên nó được triển khai rộng khắp trên thế giới và đã trải qua nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. PSTN là mạng viễn thông lâu đời nhất và lớn nhất từ trước tới nay, tính đến 1998 đã có trên 700 triệu thuê bao, tới năm 2000 đã có trên 1 tỷ thuê bao trên toàn thế giới. Đặc điểm chủ yếu của PSTN: - Truy nhập analog 300-3400 Hz - Kết nối song công chuyển mạch kênh - Băng thông chuyển mạch 64kb/s hoặc 300-3400Hz đối với chuyển mạch analog - Không có khả năng di động hoặc di động với cự ly hạn chế. b. Mạng thông tin di động. Là mạng ra đời sau mạng điện thoại cố định, mạng điện thoại di động cung cấp khả năng di động cho thuê bao trong quá trình thực hiện thông tin liên lạc. Tùy theo tính di động, đặc điểm phủ sóng, mục đích sử dụng và kỹ thuật điều chế, mã hóa mà người ta phân biệt các hệ thống thông tin di động khác nhau: thông tin di động nội vùng thông tin di động toàn cầu GSM, thông tin di động CDMA. Hình 1.5: Mạng thông tin di động tế bào Trong đó: - Thiết bị đầu cuối di động MS (máy điện thoại di động): là thiết bị đầu cuối của người sử dụng; thiết bị này gọn, nhẹ, dễ sử dụng và có nhiều tính năng hỗ trợ khách hàng. Mỗi thiết bị đầu cuối đều có một số máy riêng biệt và thông tin về thuê bao được ghi trong vi mạch SIM. - Trạm thu phát BTS: thực hiện việc thu phát thông tin giữa thiết bị đầu cuối và đấu nối với tổng đài chuyển mạch trung tâm (thông tin vô tuyến) để truyền đi những thông tin liên quan đến thiết bị đầu cuối tới trung tâm chuyển mạch di động (MSC). Mỗi trạm BTS sẽ phủ sóng trên một vùng địa lý nhất định và có khả năng phục vụ một số lượng thuê bao xác định; vì vậy đôi khi có quá nhiều thuê bao MS cùng tập trung trong vùng phủ sóng của một trạm BTS sẽ xảy ra hiện tượng nghẽn mạch; mỗi vùng phủ sóng như vậy được gọi là một tế bào. Mạng thông tin di động bao gồm nhiều trạm BTS có thể phủ sóng trong một khu vực rộng lớn. Khi thuê bao di động ra khỏi vùng phủ sóng, trạm BTS và thuê bao đó sẽ không kết nối được với nhau. - Tổng đài chuyển mạch trung tâm MSC: thực hiện các công việc liên quan đến thiết lập/giải phóng cuộc gọi, quản lý thuê bao, đấu nối các mạng khác để thực hiện các cuộc gọi liên mạng. MSC quản lý các BTS và được trang bị các cơ sở dữ liệu cho phép nhanh chóng cập nhật các thông tin về thuê bao, vị trí thuê bao để có các đáp ứng phù hợp. - Tổng đài chuyển mạch cửa ngõ GMSC: kết nối với các mạng khác như mạng điện thoại cố định hay mạng Internet. GMSC thực hiện điều khiển các cuộc gọi từ mạng di động vào mạng cố định và ngược lại. - Bộ đăng ký định vị thuê bao chủ HLR: là cơ sở dữ liệu cơ bản lưu giữ các thông tin lâu dài về thuê bao như địa chỉ, các quyền của thuê bao và các thông tin tham khảo khác. - Bộ đăng ký định vị thuê bao khách VLR: là một cơ sở dữ liệu của MSC lưu giữ các thông tin tạm thời về thuê bao như vị trí hiện tại của thuê bao. 1.3.2. Mạng truyền số liệu. Truyền số liệu là một loại hình rất phổ biến trong thời đại thông tin hiện nay. Đó là một trong các loại hình dịch vụ viễn thông và được thực hiện trên một số mạng khác nhau như: Mạng số liệu chuyển mạch gói, mạng số liệu chuyển mạch kênh, mạng điện thoại công cộng, hay đơn giản là các mạng máy tính (LAN, MAN, WAN), … . Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh - CSPDN (Circuited Switched Public Data Network): Được đưa vào sử dụng từ những năm 1980. Đây là mạng hoàn toàn số và được thiết kế riêng cho truyền thông số liệu. Thường có bốn tốc độ truyền cơ bản là: 600, 2400, 4800 và 9600 bps, có thể lựa chọn một trong bốn tốc độ này. Kênh truyền sẽ được duy trì trong suốt thời gian truyền. Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói - PSPDN (Packet Switched Public Data Network): Được sử dụng khắp thế giới từ những năm 1970. Mạng này cho phép các đầu cuối có tốc độ bit khác nhau và người sử dụng có thể thâm nhập một số cơ sở dữ liệu lớn trên khắp thế giới. Hầu hết các mạng truyền số liệu trên thế giới đều là chuyển đổi gói. Mạng điện thoại công cộng - PSTN (Public Switched Telephone Network): Do các đường dây điện thoại chỉ dùng để truyền các tín hiệu âm thanh với dải tần 0,3 –> 3.4 KHz nên muốn truyền số liệu thì phải sử dụng Modem là các thiết bị điều chế và giải điều chế tín hiệu truyền dữ liệu lên tín hiệu âm thanh thoại và ngược lại. 1.3.3. Mạng máy tính. Mạng máy tính (computer network) là một nhóm các máy tính tương kết chia sẻ các dịch vụ thông qua một kết nối dùng chung. Do đó, yêu cầu của mạng máy tính là hai hoặc nhiều cá nhân có một tài liệu nào đó muốn cùng nhau chia sẻ. Một cá nhân phải có khả năng cung cấp một tài liệu nào đó. Các hệ thống riêng lẻ phải được kết nối với nhau thông qua một phương tiện vật lý. Mọi hệ thống nối với phương tiện vật lý này phải tuân thủ một loạt các quy tắc truyền thông chung thì dữ liệu mới đến được đích chúng đã định, và do đó các hệ thống gửi nhận mới hiểu được nhau. Các quy tắc điều hành tiến trình truyền thông máy tính được gọi là giao thức (protocol). Mạng máy tính thường có một trong hai mô hình sau: khách/chủ (Client/Server) và ngang hàng. Nhiều môi trường mạng sử dụng cả hai mô hình. Ví dụ, một công ty có thể dùng đồng thời các hệ điều hành Netware khách/chủ cùng với Novell và Windows for Workgroup ngang hàng của Microsoft. Mô hình khách/chủ: Trong môi trường khách/chủ, các tài nguyên thường nằm trên một nhóm máy chủ. Máy chủ là một máy tính được chỉ định cụ thể để cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác trên mạng. Các máy khách chỉ truy nhập các tài nguyên sẵn có từ các máy chủ chứ không cung cấp dịch vụ. Mô hình ngang hàng: Trong môi trường mạng ngang hàng, các tài nguyên được phân phối trên toàn mạng thông qua các máy tính; các máy tính này có thể hoạt đông như những máy chủ hoặc máy khách. Trong môi trường này, người dùng trên từng PC chịu trách nhiệm điều hành và chia sẻ các tài nguyên PC của họ. Các mạng ngang hàng rất phù hợp với các tổ chức nhỏ, có số người dùng giới hạn và không đặt nặng vấn đề bảo mật. 1.4. Các phần tử trong mạng viễn thông. 1.4.1. Khái niệm về nút và liên kết. Mạng viễn thông là tập hợp các nút mạng và các liên kết để cung cấp các tuyến nối giữa hai hay nhiều điểm xác định đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông. Nút chuyển mạch (switching node) là một điểm trung gian trên mạng viễn thông nơi thực hiện kết nối tạm thời giữa các đầu vào và đầu ra theo yêu cầu. Các liên kết là các đường truyền dẫn tín hiệu liên tục giữa hai điểm trên mạng. Một liên kết có thể là một một đường truyền dẫn vật lý, một băng tần trong hệ thống ghép kênh theo tần số hay một khe thời gian trong hệ thống ghép kênh theo thời gian. Các liên kết ở đây ngoài môi trường truyền dẫn còn bao gồm cả các phương tiện để kết nối chúng Khái niệm mạng lõi và mạng truy nhập. Mạng truy nhập (Access Network) là một phần của mạng viễn thông, thực hiện kết nối các thuê bao với các tổng đài nội hạt. Mạng truy nhập là phần mạng tính từ điểm cung cấp (nút truy nhập-Access Point) dịch vụ đến khách hàng, nó là mạng trung gian cho phép người dùng có thể sử dụng được các dịch vụ từ nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider-SP). Mạng truy nhập hay còn gọi là mạng thuê bao hoặc mạng nội hạt chiếm khoảng 50% của đầu tư vào mạng viễn thông. Mạng lõi (core network) là khái niệm đưa ra để chỉ các thiết bị truyền thông quan trọng trong mạng viễn thông. Khi xây dựng mạng viễn thông hay xem xét kiến trúc một mạng lưới, người ta bóc tách hai khái niệm là mạng lõi và mạng truy nhập. Các mạng truy nhập sẽ được kết nối tới mạng lõi - mạng nền tảng- để cung cấp các dịch vụ tương ứng. Mạng lõi bao gồm các hệ thống chuyển mạch, định tuyến đường trục và các hệ thống truyền dẫn đường trục (backbone), trên cơ sở đó tín hiệu được truyền dẫn và xử lý để chuyển tới các mạng truy nhập tương ứng phù hợp. 1.4.3. Các thiết bị mạng. Mạng viễn thông là tập hợp các thiết bị mạng được kết nối với nhau theo một cấu trúc, kiến trúc nhất định và được thiết lập, quản lý nhờ các hệ thống quản lý tin cậy. Trong mạng viễn thông có khái niệm về liên kết - sử dụng để kết nối các thiết bị trong cùng mạng với nhau và liên mạng - dùng để kết nối các mạng với nhau, các mạng đó có thể khác nhau cả về cấu trúc cũng như giao thức sử dụng. Cấu trúc mạng có thể là cấu trúc sao, cấu trúc vòng, cấu trúc hỗn hợp. Trong mạng điện thoại chuyển mạch công cộng PSTN các thiết bị mạng được kể đến như: Tổng đài, bộ tách ghép kênh, bộ tập trung thuê bao xa, thiết bị báo hiệu, thiết bị truyền dẫn. Trong mạng máy tính: router, hub, gateway, bridge. Trong mạng di động: tổng đài MSC, các trạm chuyển tiếp BSC, trạm thu phát sóng BTS, gateway,… trong mạng VoIP: Gateway, gatekeeper, signaling gateway, … Như vậy, ta thấy các thiết bị trong các mạng viễn thông rất đang dạng về chủng loại tuy nhiên xu hướng chung hiện nay là các thiết bị sẽ ngày càng đa năng (tích hợp), thông minh, bảo mật và gọn nhẹ hơn. Các thiết bị đầu cuối phía người sử dụng. Thiết bị đầu cuối (Terminal Device) là thiết bị giao tiếp với người sử dụng và là cầu nối giữa người sử dụng và mạng. Thiết bị đầu cuối có nhiều loại, chúng rất khác nhau về chức năng và yêu cầu dịch vụ. Ví dụ: Điện thoại, máy tính, máy Fax…. Khi nhắc tới thiết bị không thể không nhắc tới các giao diện chuẩn với máy móc khác, đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông. Do một mạng phục vụ nhiều thiết bị đầu cuối nên giao diện giữa thiết bị đầu cuối và mạng phải được chuẩn hoá với nhau. Thiết bị đầu cuối có thể là sở hữu của một cá nhân hoặc một tập thể (các dịch vụ công cộng), nó thực hiện các chức năng cơ bản như sau: - Biến đổi thông tin của con người thành tín hiệu trong mạng và ngược lại. - Nhận các thao tác của con người để thiết lập qua mạng công cộng. - Với sự phát triển của công nghệ, thiết bị đầu cuối ngày càng linh hoạt, thân thiện, thông minh và gọn nhẹ hơn. - Giao diện với con người: thân thiện, dễ dùng, đa nhiệm, có thể di động… - Giao diện với mạng (UNI- User Network Interface): phải được chuẩn hoá, tương thích với nhiều mạng.., cước phí, quản lý dễ dàng, bảo mật tốt, có chuẩn để tương thích với nhiều mạng, ở nhiều vị trí khác nhau. Các dạng thức thông tin: - Thoại (Voice): tính thời gian thực, có thể chịu được tỉ lệ lỗi cao - Chữ (letter): thư tín điện báo: đòi hỏi tính chính xác - Hình ảnh, đồ hoạ: dạng tĩnh và động: Yêu cầu về độ rộng băng thông, tính thời gian thực, độ chính xác cao (tỉ lệ lỗi bit thấp). Chương II: Kết nối thiết bị trong hệ thống tổng đài số 2.1. Giới thiệu chung về tổng đài alcatel 1000E10. Giới thiệu về tổng đài alcatel 1000E10: Alcatel 1000 E10 là tổng đài điện tư số được phát triển bởi công ty kỹ nghệ viễn thông CIT của Pháp. Tổng đài E10A là tổng đài của thế hệ đầu tiên được sản xuất và đưa vào áp dụng từ đầu năm 1970, là tổng đài điện tư đầu tiên sử dụng kỹ thuật phân kênh theo thời gian. Để tăng dung lượng và phát triển kỹ thuật mới, công ty đã cho ra đời hệ thống tổng đài E10B, điều này đã thực sự tạo nên hệ thống chuyển mạch có khả năng thao tác cao hơn và linh hoạt hơn. Trong những năm gần đây, để hoà nhịp với cuộc đổi mới của đất nước, ngành Viễn thông Việt nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc hiện đại hoá mạng lưới viễn thông. Để nhanh chóng hiện đại hoá mạng lưới viễn thông và đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của khách hàng, ngành đã có chủ động tiếp nhận công nghệ viễn thông từ nhiều hãng sản xuất thiết bị truyền thông trên Thế giới. Năm 1990, thiết bị chuyển mạch số ALCATEL (OCB - 181) (ALCATEL A1000 E10 Version B kiểu 1. Hệ thống xử lý A8100) đ được ứng dụng rộng ri ở nhiều nơi trên đất nước ta. Thiết bị này có nhiều tính năng hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay và tương lai của mạng Viễn thông Việt nam. Từ đó đến nay, qua sự củng cố, nâng cấp và phát triển bằng việc áp dụng các thành tựu của công nghệ vi xử lý, tin học đ cho ra đời sản phẩm ALCATEL E10 (OCB - 283). (ALCATEL A1000 E10 version B kiểu 2. hệ thống xử lý A8300). Hệ thống tổng đài này có khả năng đa dụng, có thể sử dụng cho chuyển mạch có dung lượng khác nhau. Có khả năng thích nghi với các vùng dân cư và mọi loại hình khí hậu khác nhau. Các thông số kĩ thuật cơ bản Các thông số kỹ thuật của bất kỳ một tổng đài nào đều phụ thuộc rất lớn vào môi trường của nó. Do vậy, ở tổng đài AlCATEL 1000 E10 dung lượng được đưa ra sau đây cũng dựa trên môi trường tham khảo trung bình: - Dung lượng đấu nối của ma trận chuyển mạch chính đến 2048 PCM, nó cho phép: + Xử lý đến 25000 erlangs. + Có thể đấu nối cực đại đến 200.000 thuê bao. + Đấu nối cực đại 60.000 trung kế. - Dung lượng xử lý cực đại của hệ thống là: 280 CA/s (cuộc thư / giây), theo khuyến nghị Q543 của ITU về tải kênh B. Tức l 1.000.000 BHCA (cuộc thư / giờ). Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng kỹ thuật tù điều chỉnh để tránh sự cố khi quá tải, kỹ thuật này được phân ra tại từng mức của hệ thống đưa vào đo đạc số lượng của các cuộc gọi có nhu cầu và số lượng cuộc gọi được xử lý. Kết nối đường dây thuê bao. Kêt nối đường dây thuê bao tương tự. Bảo vệ quá áp Mạch cấp chuông SLTU Codec Và lọc PCM ra PCM vào Thiết bị kết nối thuê bao analog nằm trong khối tập trung thuê bao, là phần cứng khá phức tạp của tổng đài điện tử số, thiết bị này giúp cho máy điện thoại có thể giao tiếp với phần khác trong tổng đài. Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát mạch giao tiếp thuê bao Chức năng kết nối thuê bao analog được tóm tắt trong 7 chữ cái viết tắt BORSCHT, cụ thể: Chức năng cấp nguồn B(battery feed): cấp nguồn 1 chiều cho từng thuê bao và đồng thời dùng để truyền các tín hiệu như nhấc máy hoặc quay số đảm bảo cho các linh kiện hoạt động, quá trình cấp nguồn được thực hiện từ tổng đài, là nguồn 1 chiều -48V. như vậy hệ thống cấp nguồn phải được đảm bảo có các mạch thích hợp chống sự suy nhiễu giữa các cuộc đàm thoại. Chức năng bảo vệ chống quá áp O: bảo vệ qua áp cho tổng đài, điện áp cao thường xuất hiện ở đường dây thuê bao, các mạch trung kế do sét hay do hiệu ứng phân bố công suất điện gây ra do vậy phải chống quá áp cho mọi tổng đài để bảo vệ cho các thiết bị tổng đài và nhân viên khi làm việc. Chức năng cấp dòng chuông R: cấp dòng chuông cho thuê bao bị gọi( 79-90V/25Hz). Tại kết nối thuê bao có trang bị mạch điện xác định khi thuê bao nhấc máy trả lời thì phải ngắt ngay dòng chuông gửi tới thuê bao đó để tránh gây ảnh hưởng hư hỏng các thiết bị điện tử của bộ thuê bao. Chức năng giám sát S(supervision): tổng đài nội hạt phải giám sát các thuê bao 1 cách liên tục để có thể phát hiện nhanh các trạng thái nhấc, đặt máy phát xung thập phân…. Từ đó có biện pháp xủ lý kịp thời. Chức năng mã hóa và giải mã(code- decode): thực hiện biến đổi A/D, D/A chức năng này là phần quan trọng trong biến đổi tín hiệu A/D đưa tới bộ ghép kênh và ngược lại, tần số lấy mẫu đối với biến đổi A/D là 8KHz, mỗi mẫu có 8 bit với tốc độ truyền 64Kbps Chức năng cầu sai động H(hybrid): chức năng biến đổi 2/4 dây và ngược lại. Bởi vì từ bộ thuê bao tới bộ thuê bao là tín hiệu analog truyền trên 2 dây(1 đi/1 về), còn từ bộ thuê bao tới thiết bị tập trung thuê bao là tín hiệu số truyền trên 4 dây( 2 đi/2 về). Công việc chuyển đổi 2/4 dây được thực hiện ngờ biến áp line phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn về độ ổn định của mạch 4 dây và tiếng vọng Chức năng kiểm tra đo thử T: chức năng kiểm tra mạch điện đường dây, máy điện thoại bộ thuê bao để xác định chất lượng truyền, trở kháng đường dây. Bộ điều khiển SLTU: là thiết bị dùng chung hoạt động như giao diện giữa hệ thống điều khiển tổng đài và một nhóm SLTU. Bộ điều khiển SLTU có các chức năng sau: Điều khiển quản lý Điều khiển cấp tín hiệu chuông Kích hoạt truy cập kiểm tra Hệ thống điều khiển cấp nguồn Điều khiển lựa chọn phần mềm Kết nối đường dây thuê bao số digital Mặc dù hiện tại phần lớn dây thuê bao kết cuối tại tổng đài là các đường tương tự nhưng có một số nhỏ và càng phát triển nhanh các đường dây thuê bao số từ sự phát triển mạnh mẽ của mạng truy nhập ISDN việc truy nhập phải qua đường truyền số từ thuê bao đến tổng đài nội hạt được cung cấp nhiều loại dịch vụ cả thoại và phi thoại. Với sự phát triển mạng số ISDN thì các đường thuê bao số chắc chắn sẽ có ưu thế lớn. Khi áp dụng truyền tín hiệu số các chức năng BORSCHT không nằm trên toàn bộ trên mạch kết cấu thuê bao NTU mà một phần nằm trên sự gắn kết thuê bao tại vị trí thuê bao hơn là tại SLTU.Các chức năng B,T,O nằm trên D/SLTU,các chức năng H và C nằm trong bộ tương thích kết cuối TA, hai chức năng còn lại là S,R nằm trên thiết bị NTU. Hệ thống báo hiệu kênh chung thuê bao tải đi tất cả các tín hiệu địa chỉ và giám sát đường dây cho cả hai kênh lưu lượng.Trong D/SLTU thì kênh báo hiệu 16Kbps được tách ra và gửi tới hệ thống xử lý báo hiệu. Dòng chuông khộng được gửi trực tiếp từ tổng đài điện thoại mà là mội tin báo được truyền kênh chung tới TA, sau đó thuê bao cấp dòng chuông tới thuê bao. Truyền dẫn và ghép kênh số Tiếp nhận nguồn Kiểm tra Bảo vệ Cấp nguồn đường dây MUX code TB Hệ thống báo hiệu thông điệp thuê bao Giao tiếp số liệu Máy tính Truyền dẫn và ghép kênh số Bus kiểm tra Bus cấp nguồn đường dây 114Kbps Subscriber line 16Kbps 64Kbps Thuê bao Tổng đài Hệ thống báo hiệu dụng điệp cấp một 64Kbps Hình 2.2: Kết nối đường dây thuê bao số. Theo hình trên một đường lưu lượng sử dụng cho kết nối thoại còn một đường sử dụng cho kết nối số liệu, do vậy đặt ra yêu cầu về phần mềm bổ xung cho hệ thống điều khiển tổng đài và NTU sẽ có các giao diện tiêu chuẩn cho số liệu như X21. Kết nối đường dây trung kế. Kết nối đường dây trung kế tương tự( ATTU). Giao tiếp trung kế tương tự : Khối này chứa các mạch điện trung kế dùng cho các mạch điện gọi ra, gọi vào và gọi chuyển tiếp . Chúng làm nhiệm vụ cấp nguồn giám sát cuộc gọi , phối hợp báo hiệu . Khối mạch này không làm nhiệm vụ tập trung tải nhưng thực hiện biến đổi A/D ở tổng đài số. M DF Truy cập kiểm thử Bảo vệ quá áp Giám sát (tách báo hiệu) Cấp nguồn đường dây Sai động Mã hóa Giải mã Truy cập kiểm thử Bảo vệ quá áp Giám sát (tách báo hiệu) Cấp nguồn đường dây Sai động Mã hóa Giải mã 64Kbps Bus kiểm tra Bus cấp nguồn đường dây Chuyển đổi của khe thời gian TS16 MUX 64Kbps TS16 ATTU 30 Hình 2.3: Kết nối đường trung kế tương tự Do đa phần các thuê bao tương tự có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng công nghệ số, chức năng kết cuối của thuê bao tương tự gần giống với chức năng của kết cuối thuê bao tương tự như: Bảo vệ chống quá áp(overvoltage protection), chuyển đổi 2/4 dây(hybrid), mã hóa và giải mã (Codec), cấp nguồn, báo hiệu(giám sát), ghép kênh. Tuy vậy, cũng có sự khác nhau về nhiệm vụ báo hiệu(của trung kế tương tự có nhiệm vụ báo hiệu cho đường trung kế), cấp nguồn, chuyển đổi 2/4 dây, ghép kênh và điều khiển… Sau đây ta xét các chức năng chính của kết cuối trung kế tương tự: + Chức năng báo hiệu: Việc cung cấp các thiết bị thu phát báo hiệu riêng cho từng đường dây vừa không hiệu quả ,lại đắt tiên. Hiện nay, công nghệ bán dẫn phảt triển mạnh mẽ, tốc độ xử lý của các bộ vi xử lý điều khiển cho phép hệ thống thu phát phục vụ cho một nhóm kênh băng việc phân chia theo thời gian. Vì vậy việc xử lý báo hiệu ring tổng đài được tập trung vào thiết bị chung. Tín hiệu báo hiệu một chiều từ 30 kênh trung kế được chuyển thành báo hiệu kết hợp đặt vào khe thời gianTS16 trong luồng PCM 2Mbps chuẩn tạo ra bởi ATTU. + Chức năng cấp nguồn: Tiện ích này được yêu cầu bởi các mạch trung kế dùng báo hiệu nột chiều. Thông thường là các mạch vật lý 2 dây hay 4 dây, nhưng cũng có thể bao gồm các liên kết mang báo hiệu đi ra giữa một tổng đài và một thiết bị đầu cuối FDM được đứt ngay tại trạm truyền dẫn FDM phải dùng báo hiệu tần số thoại vì các điều kiện địa chỉ không thể truyền được thực hiện bởi các trạm truyền dẫn trung kế và do vậy không là bộ phận chức năng của tổng đài. + Chức năng chuyển đổi 2/4 dây: Chức năng này chỉ cần cho các kênh trung kế 2 dây kết cuối trên ATTU, biến áp lai được sử dụng cũng tương tự như biến áp lai được sử dụng trên SLTU nhưng yêu cầu về trở khấng ít hơn. + Chức năng ghép kênh và điều khiển:việc sắp xếp kênh tương tự như với SLTU ngoạI trừ ATTU xử lý 30 kênh, TS 16 được sử dụng hoà toàn cho báo hiệu kênh kết hợp cho 30 kênh thông tin. Do vậy, bất kỳ tín hiệu điều khiển nào giữa hệ thống điều khiển và ATTU có thể được vận hành dung lượng chưa dủng trong TS0 hay một đường cao tốc riêng điều khiển riêng. Các tín hiệu điều khiển giữa hệ thống điều khiển riêng phải được sử dụng đường điều khiển riêng hoặc nếu đi chung trên đường 2Mbps thì số kênh thông tin phải giảm xuống chỉ còn 29 kênh. Kết nối đường dây trung kế số(DLTU). Đơn vị giao tiếp đường dây số DLTU thực hiện chức năng giao tiếp nhị phân, vấn đề đồng bộ pha, bảo vệ khối chuyển mạch. Các kết cuối đường dây số DLTU cần thiết trong tổng đài là kết nối trung kế số cùng các đường chuyển tiếp từ bên ngoài (từ các tổng đài khác và kết cuối các đường truyền số bên trong tổng đài. Kết cuối thu Chuyển mã đường dây thành mã nhị phân Bộ đệm đồng chỉnh Tách Thu báo hiệu CAS S/P Bảo vệ khối chuyển mạch Kết cuối thu Chuyển mã đường dây thành mã nhị phân Tách Thu báo hiệu CAS S/P Bảo vệ khối chuyển mạch Tách định thời Tách đầu khung Đồng hồ CLK tới bộ thu phát CCS hoặc CAS D D F Tới khối chuyển mạch Từ khối chuyển mạch Hình 2.4: Kết nối đường trung kế số. Việc truyền dẫn các luồng số bên trong giữa các phân hệ và ngoàI tổng đài có sự khác nhau nhưng thường được thiết kế trung cho DLTU với tất cả các đường dây số. Ưu đIểm của việc này không những tạo ra những giao diện chuẩn tại các cổng của các phân hệ và các đường kết nối tốc độ cao mà còn cung cấp tính linh hoạt trong cách thức phối hợp các cổng chuyển mạch vào các luồng 2Mbps, một hỗn hợp khác nhau các đường dây ngoàI và trong đồng thời còn thêm các ưu đIểm của thiết kế chung. Nhiệm vụ của DLTU Phía phát: Thực hiện chức năng tạo đơn khung và đa khung theo tiêu chuẩn bằng cách đưa các thông tin về đồng bộ khung đơn và đồng bộ đa khung vào các khe thời gian thich hợp trên cơ sở đó phía thu có thể nhận dạng chính xác các đa khung, đơn khung và các khe thời gian trong đó; chuyển đổi tín hiệu nhị phân thành tín hiệu mã đường dây để đưa lên đường truyền; đưa các thông tin báo hiệu cho kênh thoại vào các khe thời gian dành riêng cho báo hiệu. Phía thu: Nhận dạng các cấu trúc đa khung, đơn khung của lụồng số thu được từ đó tách ra thành các kênh riêng biệt; chuyển đổi mã đường dây thành mã nhị phân và tách tín hiệu xung nhịp đồng hồ từ tín hiệu thu được; tách tín hiệu rồi chuyển đến khối xử lý Mã hóa đường dây Triệt “0” Chỗ báo hiệu vào Giải mã và khôi phục CLK Đệm đồng bộ Đến thiết bị chuyển mạch Nhận dạng cảnh báo Điều khiển đồng bộ Tách báo hiệu Trung kế đến Trung kế đi Từ thiết bị điều khiển tới Hình 2.4: Sơ đồ khối giao tiếp chung Chức năng kết cuối trung kế số DLTU + Biến đổi mã nhị phân thành mã đường dây và ngược lại: Khoảng cách giữa hai tổng đài là khá xa, các luồng tín hiệu truyền trong tổng đài là các luồng PCM do khoảng cách ngắn không gây lên nhiều suy hao và lỗi nhưng truyền trên tuyến hai tổng đài bằng mã nhị phân thì suy hao đường truyền sẽ lớn à gây nhiều lỗi bit do vậy cần chuyển mã truyền dẫn thông thường sang mã đường dây nhằm tăng hiệu xuất sử dụng đường truyền, giảm lỗi bit. Thay vì thiết kế hàng loạt thiết bị để kết nối tất cả các đường dây có mã khác nhau có thể được dùng thì DLTU thường cung cấp một giao tiếp đơn chuẩn để thực hiện công việc này. +Đồng chỉnh khung tín hiệu: Luồng số tới tổng đài từ các luồng truyền khác nhau nên không có sự đồng bộ về pha. Luồng bit bên trong tổng đài cần phải có sự đồng bộ về pha và tốc độ nên trước khi đưa vào tổng đài các luồng số thu được cần có sự đIều chỉnh trung kế số, để sao cho thời điểm ban đầu của TS 0 trong khối chuyển mạch thì tất cả các hệ thống đang kết nôí phải bắt đầu từ khe TS 0. + Chuyển đổi nối tiếp sang song song: Các đường truyền số ở ngõ nhập được chuyển đổi nối tiếp sang song song bằng cách ghi mỗi từ mã PCM 1 cách tuần tự vào một bộ đêm lưu giữ 8 bit với tốc độ của tổng đài đọc ra 8 bit một cách đồng thời ra bus song song 8 bit tốc đọ sẽ giảm, băng 2Mbps- 8 /8= 256 Kbps ở đầu ra. + Bảo vệ khối chuyển mạch DLTU hoạt động như là các ngoại vi chung cho các tín hiệu vào/ra của các mặt phẳng chuyển mạch khác nhau. Hình thức thông dụng nhất là nhân đôi toàn bộ chuyển mạch. Khi này DLTU thực hiện chức năng sau đây cho cả hai mặt phẳng chuyển mạch: Trong đơn vị truyền: Tạo các mã kiểm tra và chia luông tín hiệu thành hai dãy khác nhau. Trong đơn vị nhận: Giám sát các mã kiểm tra trên các đường truyền dẫn đến khối chuyển mạch, chọn và điều khiển giữa các đường dẫn đến, khởi xướng các thoe yêu cầu của hệ thống điều khiển để chỉ định sự thay đổi từ mặt phẳng này sang mặt phẳng khác và tình trạng của mỗi mặt + Chèn tách tín hiệu thông tin báo hiệu kênh kết hợp CAS: Chức năng chèn tách báo hiệu được thực hiện để thông báo một thông tin liên quan đến trạng thái đường trung kế từ tổng đài này đến tổng đài khác, còn chức năng tách dùng để thu nhận các thông tin báo hiệu về trạng thái hay đáp ứng của tổng đài bị gọi tới. + Kết cuối hệ thống truyền dẫn: Một loạt các hệ thống truyền dẫn số được kết nối tới tổng yêu cầu vài dạng kết cuối, do vậy mỗi hệ thống đường truyền dẫn số cần cung cấp một kết cuối chuẩn đến DLTU. Thông thường, khung phân bố số DDF được dùng để tạo nên sự linh hoạt trong việc phân bố các hệ thống đường dây đến các DLTU và chuyển mạch liên qua với nó. DLTU thường kết hợp với một tiện ích phục hồi khung trong đơn vị kết cuối thu, nó phát hiện bất kỳ sự mất đồng bộ khung nào kéo dài trên đường truyền số dến và thực hiện các thử tục khôi phục bình thường. Đơn vị này cũng có thể giam sát tỷ lệ lỗi trên tuyến truyền dẫn số bằng cách xác định sự gián đoạn của các từ đồng bộ khung. Các cảnh báo luôn được phát hiện ra bởi các đơn vị phục hồi khung để thông báo tình trạng mất đồng bộ kéo dài và có khi tỷ lệ lỗi nào vượt quá mức quy định. Hầu hết các tổng đài kỹ thuất số sẽ tạm dừng khi tỷ lệ lỗi là 10-3 Bằng cách ra lệnh cho DLTU cắt các đường truyền dẫn nhận từ khối chuyển mạch. Khi này, hệ thống điều khiển áp dụng một tín hiệu báo bận ngược liên tục qua kênh báo hiệu thông thường đến các hệ thống dường dây đến khi sự cố được khắc phục. + Các khe thời gian rảnh rỗi: sẽ luôn có nhiều khe thời bị chiếm dụng trên hệ thống đường truyền số kết cuối tại DLTU hơn là khối khe thời gian được chuyển đến khối chuyển mạch Mặc dù mẫu đòng bộ khung và các báo động hệ thống đường dây được tách bởi khối DLTU.báo hiệu được mang trong TS16 của hệ thống PCM 2Mbps có thể được tách ra bởi DLTU và chuyển đơn vị xử lý báo hiệu mội cách trực tiếp thay vì định tuyến qua khối chuyển mạch. Trong trường hợp đó, DLTU chèn một mẫu bit rỗi vào TS0 và TS16 để duy trì một luồng không đổi 2Mbps qua tổng đài.các mẫu bit rỗi được chèn bất kỳ vào một khe thời gian bất kỳ vào mội khe thời gian nào mà không mang tải hữu ích. Phần II: Thực tế. Chương 3: Những kiến thức thu được tại nơi thực tập 3.1. Tổng quan hệ thống tổng đài NEAX61E. Hệ thống tổng đài NEAX61E do hãng NEC sản xuất là hệ thống chuyển mạch số với các tính năng cao có thể thỏa mãn các yêu cầu đa dạng của mạng viễn thông với sự nâng cấp cải tiến với độ linh hoạt cao cho sự phát triển vào môi trường đa phương tiện, độ tin cậy cao và băng thông lớn cho các đường viễn thông, nhiều tính năng tiên tiến và dễ dàng cho quản lí mạng viễn thông. Hệ thống chuyển mạch với sự module hóa cao, xây dựng theo kiến trúc block bao gồm các module phần cứng tiêu chuẩn và các giao diện chuẩn. Do vậy với bất kỳ hệ thống có dung lượng cỡ lớn hoặc nhỏ và khi mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống sẽ được đáp ứng phù hợp theo yêu cầu với cấu hình đơn giản và kinh tế nhất bằng cách kết hợp các module chuẩn. Hệ thống phần mềm cũng có cấu trúc theo từng khối chức năng tùy thuộc vào sự ứng dụng khác nhau. Hệ thống có thể sử dụng cho các ứng dụng khác nhau như tổng đài nội hạt ( tại Hà Nam) Local switch, tổng đài chuyển tiếp, tổng đài cổng quốc tế, trung tâm chuyển mạch cho di động, hệ thống điện thoại cầm tay cá nhân, kết nối với các hệ thống vô tuyến với vùng phủ song có thể lên tới 2km. Hệ thống cũng có thể đưa vào một cách nhanh chóng các dịch vụ mới có thể phát triển như dịch vụ thuê bao số băng hẹp ISDN, dịch vụ 2B+D với tốc độ 144kbps, và các loại dịch vụ BISDN như dịch vụ truyền số liệu với Frame Relay, ATM cell Relay và các dịch vụ đa phương tiện với truyền hình theo yêu cầu, game trực tuyến, điện thoại thấy hình, điện thoại hội nghị, thư viện điện tử… 3.2. Qui trình khai thác vận hành bảo dưỡng định kỳ thiết bị tổng đài. 3.2.1. Theo dõi các Retifier, dung lượng ác qui. Hệ thống tổng đài NEAX61E có hệ thông nguồn điện một chiều máy nắn (rectifier) và hệ thống nguồn điện một chiều dự phòng ACCU, hệ thống điện xoay chiều làm việc liên tục. Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống cấp nguồn. Nguyên lý hoạt động: Điện áp xoay chiều AC được nhận bởi bảng phối điện xoay chiều và accu đến mỗi rectifier ( RECT). Sau đó RECT biến đổi điện AC vào thành điện DC, nó thực hiện sự đổi điện áp của điện DC sử dụng máy đổi điện DC/DC tần số cao. Rồi sau đó cung cấp điện cần thiết để tải đến bảng phố điện một chiều ( DC PDB) và sẽ nạp điện cho accu. Khi vào điện AC bị gián đoạn, điện DC sẽ liên tục tải đến từ accu. Hệ thống này sẽ tập trung điều khiển và giám sát bằng bảng điều khiển (CONT). Thông tin luôn luôn được thực hiện giữa mỗi RECT và bảng điều khiển, được tập hợp và hiển thị thông tin, trạng thái hoạt động, điện áp ra, điện áp hiện tại và dữ liệu khác của tất cả RECT ở tại CONT để điện áp ở mỗi RECT được điều khiển lúc nào cũng chỉ rõ điện áp. Thông tin của mỗi bảng nói trên, them và đó trên RECT cũng được thu thập tại CONT để hiển thị trạng thái hoạt động và chi tiết về hỏng hóc, quá khứ các lỗi. Khi nào hỏng hóc xảy ra trong hệ thống đèn chỉ thị của bảng hỏng hóc sẽ sang, đồng thời đèn chỉ thị MJ, Mn của bảng điều khiển cũng có. Quản lý tốt chủ yếu se xem được chi tiết tất cả các hỏng hóc trên CONT. Đèn chỉ thị trên giá nếu ở đâu hỏng hóc cũng sáng. Hơn nữa hệ thống này có thể tự chọn điều khiển quá trình hoạt động của bảng điều khiển từ trực teps máy tính nếu được kết nối. Đối với máy nắn điện một chiều: Hãng NEC cung cấp cho tổng đài Neax61E máy nắn điện cho Host và vệ tinh. Loại 3 pha 320- 480V dung lượng 50V- 200A. Loại 1 pha 184- 276V dung lượng 50V- 50A. Các yêu cầu về môi trường cho hoạt động của thiết bị nguồn RECT và các thông số kỹ thuật. Nhiệt độ: 0- 50° C Độ ẩm: 15- 90% Tần số: 50Hz Dòng điện áp đầu ra: cho dòng nạp thấp ( Floating) : 54V Dòng điện áp đầu ra: cho dòng nạp cao ( Equalizing): 55.68V Dải điện áp cho phép: 43- 58V Dòng tối đa: 50A hoặc 200A tùy theo loại module. Hiệu suất: 85% tại chế độ dòng định mức 100% tải. Độ cách điện: >3MΩ. Tủ nắn điện bao gồm nhiều module kết nối với nhau để cung cấp dòng một chiều cho tổng đài. Bảng phối điện xoay chiều và accu ( AC PDB & BDP) Nhận diện AC vào và cung cấp điện AC cho mỗi RECT qua mạch công tắc, bảng này có AC HLM sensor để giám sát điện áp xoay chiều vào, ngắt không kết nối accu và biến thế hiện tại cho sự nạp/ không nạp accu. Bảng phối điện một chiều: (DC PDB) Mạch công tắc phân nhánh điện áp một chiều ra từ RECT Bảng điều khiển ( CONT): Bảng điều khiển chính bao gồm mạch điều khiển và giám sát hợp thành, và ăn khớp với bộ phận hiển thị, bộ phận quản lý hoạt động, bộ phận mạch điều khiển, bộ phận nhớ, bộ phận mạch tín hiệu bên ngoài, bộ phận điều khiển quản lý hoạt động từ xa, phần chức năng cảnh báo, phần mạch cảnh báo và các bộ phận khác. Rectifier Unit ( RECT UNIT): Đổi điện áp AC sang điện áp DC cung cấp cho bảng phối điện một chiều đưa sang tổng đài, mỗi RECT có thể nạp Floating và nạp Equalizing cho Accu. Công việc hàng ngày: Do tầm quan trọng của RECT nên ta thường xuyên kiểm tra hệ thống nguồn bằng cách kiểm tra trên bảng điều khiển. Ấn phím menu sẽ hiển thị bảng thông báo main menu. Với bảng thông báo này bạn có thể lựa chọn các mục cần xem. Có thể di chuyển ( ) bằng cách sử dụng các phím → hoặc ← và phím ↑ hoặc ↓ ấn phím enter. Chọn DISPLAY sẽ có bảng thông báo SELEC DISPLAY cho phép lựa chọn STATUS, ALRM, hoặc HISTORY Chọn INFORM sẽ có bảng thông báo SYSTEM INFORMATION hiển thị FLOAT VOLT, EQUALIZE VOLT …. Chọn SETTING có bảng thông báo PASSWORD INPUT cho phép cài đặt khác nhau. Bảng thông báo SELECT DISPLAY: Chọn STATUS có bảng SELECT STATUS cho phép lựa chọn SYSTEM, BATTERY, RECT, hoặc RECT DETAIL. Chọn ALRM có bảng SELECT ALRM cho phép lựa chọn ALL, MAJOR, MINOR ALRM Chọn HISTORY sẽ có bảng báo SELECT HISTORY cho phép lựa chọn ALL, MAJOR, hoặc MINOR HISTORY. Chọn PREV: quay trở lại bảng MAIN MENU. Bảng thông báo SELECT STATUS: Nếu chọn SYSTEM: hiển thị bảng thông báo trạng thái hệ thống Nếu chọn BATT: hiển thị trạng thái accu. Nếu chọn RECT: hiển thị trạng thái Rectifier unit. Nếu chọn DETAIL : hiển thị chi tiết trạng thái RECT. Nếu chọn PREV : trở lại bảng thông báo SELECT DISPLAY. Bảng thông báo SELECT ALRM: Chọn ALL: hiển thị tất cả các thông tin cảnh báo. Chọn MAJOR: hiển thị cảnh báo lớn MJ. Chọn MINOR: hiển thị cảnh báo nhỏ Mn. Chọn PREV: trở lại bảng thông báo SELECT DISPLAY. Bảng thông báo SELECT HISTORY: Chọn ALL: hiển thị cảnh báo trước đó (quá khứ).\ Chọn MAJOR: hiển thị cảnh báo MJ. Chọn MINOR: hiển thị cảnh báo Mn. Chọn PREV: trở lại bảng SELECT DISPLAY Bảng thông báo SYSTEM INFORMATION: Hiển thị thông tin về điện áp cho dòng nạp floating và equalizing. Hiển thị loại RECT hiện tại, số RECT. Hiển thị dung lượng Accu (AH) và số Accu. Bảng thông báo PASSWORD INPUT: PASSWORD được mặc định là 1234. Do đó khi ấn “ 1234” sẽ hiển thị bảng thông báo SELECT SETTING ITEMS Chọn SYSTEM: Cài đặt thông số hệ thống. Chọn BATT: cài đặt thông số Accu. Chọn RECT: cài đặt thông số Rectifier. Chọn OPER: cho phép nạp ( equalize charing) chuẩn đoán lỗi hệ thống, chuẩn đoán lỗi RECT, reset cảnh báo của RECT, stop tất cả các RECT bằng nhân công, stop nạp (recovery charing) nhân công. Chọn SERIAL: cài đặt giờ kết nối với máy tính bên ngoài. Chọn PASS: cho phép thay đổi password. Chọn VER: cho phép kiểm tra version của bộ điều khiển. Chọn DATE: cài đặt ngày giờ hệ thống. Chọn PREV: trở về MAIN MENU. Khi xem trên bảng điều khiển ta phát hiện được các thông tin cảnh báo về hệ thống nguồn điện, các module nguồn, kiểm tra điện áp xoay chiều đầu vào so sánh với các giá trị định mức chuẩn của các module, kiểm tra điện áp một chiều ở chế độ nạp floating, bình thường điện áp DC là 54V và ở chế độ nạp equalizing điện áp ra là 55,68V. Các giá trị điện áp trên cho phép sai lệch 1%, nếu sai số lớn phải điều chỉnh cho phù hợp với thông số chuẩn. Vệ sinh công nghiệp : công việc này cần tiến hành thường xuyên hàng ngày nhằm tránh tình trạng các module bụi bẩn, khi vệ sinh cần chú ý tránh va chạm vào các nguồn điện và giữ an toàn với nguồn. Kiểm tra acqui : cắt nguồn AC bằng cách gạt actomat về off, lúc này ác qui ở chế độ phóng. Trong thời gian ác qui phóng kiểm tra đèn báo điệnáp ác qui thấp ( bat low volt) trên bảng CONT, nếu thấy đèn sáng cần kiểm tra ác qui. Chú ý : cần cho ác qui phóng trong thời gian tối thiểu là 30 phút ở chế độ tải bình thường. Kiểm tra việc nạp ác qui : bật actomat bảng AC PDB về ON và cài AUTO EQUALIZE CHARGE ENABLE trên bảng CONT về OFF bằng cách vào MENU/ SETTING/ SET BATTERY PARAMETERS. Khi đó tủ nắn chuyển sang chế độ floating, tiến hành kiểm tra điện áp DC. Cài lại AUTO EQUALIZE CHARGE ENABLE sang ON khi đó tủ nắn sẽ ở chế độ nạp equalizing, kiểm tra điện áp ở chế độ này. Hãng NEC sử dụng ac qui khô do công ty YUASA sản xuất, tùy theo cấu hình tổng đài mà lắp đặt dung lượng ac qui khác nhau. Đối với ac qui cần phải đảm bảo môi trường : Nhiệt độ 0- 50̊ C Độ ẩm 25- 90% 3.2.2. Kiểm tra các loại Tone. Ta phải kiểm tra các loại Tone khi : Thêm một loại tone vào hệ thống. Khi một loại tone khó nghe hoặc bị lỗi. Để kiểm tra tone ta dùng giao diện GUI theo các bước sau Vào START/ PROGRAM/ VITAONE/TRUNK TEST/TONE Tại mục accomdating equipment ta chọn host hoặc Rlu Nếu chọn Host Tại tested Tone: chọn loại tone cần test Chọn chỉ số TSW tại nút TSW number Chọn ACT( test mặt active) hoặc SBY( test mặt standby) ở mục system Sau khi lựa chọn các tham số xong ta kích nút next ba lần, kích vào nút excute để bắt đầu test. Để kiểm tra ta bật montel để nghe. Nếu chọn Rlu Tại tested chanel chọn kênh cần test(0- 31) Chọn tên Rlu tại rlu name Muc system chọn 0 hoặc 1 Kích nút next 2 lần, kích vào nút excute để kiểm tra, bật montel để nghe Với giao diện CUI ta dùng lệnh Test tone id_aud= XX tsw00 sys= DDD :st=pck( kiểm tra thông số) :st=chk( trạng thái kiểm tra đã sẵn sàng chưa) :st=stv( bắt đầu test). Bật module để nghe. :st=end( kết thúc) Trong đó: id_aud= tên các loại tone, khi view sẽ có Sys=act hoặc sby Test tone tại RLU Test tone ch=XX rlu=DDD sys=XX :st=pchk :st=chk :st=stv :st=end Trong đó: ch=00-31 Rlu=tên vệ tinh Sys=0 hoặc 1 Các lệnh hiển thị View tone st( hiển thị trạng thái các loại tone) View tone st id_aud=XX( hiển thị trạng thái 1 loại tone nào đó) Id_aud=xx tên tone cần test View tone st rlu=DDDD( hiển thị các loại tone tại vệ tinh) View tone id_aud( hiển thị liệt kê tone) 3.2.3. Lấy băng cước AMA. Lấy băng cước AMA khi file AMA đã đóng. Xem trạng thái của file AMA View ama kind= store Khi đó file AMA cần truyền phải ở trạng thái St_store=strd ( file AMA đã đóng) St_trs=ntrsd ( file AMA chưa truyền ra băng từ) Hoặc st_trs=trsd ( file AMA đã truyền nhưng không ghi đè) Đưa băng từ vào ổ băng: theo qui trình Tạo nhãn cho băng từ Cre vol mt=xx vol=150301 owner=hanam Trong đó: mt=xx (xx=26 hoặc 36) Vol: tên nhãn Owner: tên người thực hiện tự đặt Truyền file AMA từ DK ra MT Truyền file không ghi đè Trf ama mt=xx Truyền có ghi đè Trf ama mt=xx kind=ovwr Sau khi truyền xong lấy băng cước AMA ra khỏi ổ băng và dán nhãn ghi rõ ngày tháng lấy cước, file cước lấy ra có bao nhiêu block, ngày bắt đầu mở file và ngày đong file và gửi đến trung tâm tính cước. Lấy băng cước AMA khi file AMA chưa đóng. Xem trạng thái file AMA View ama kind=store Khi đó nếu file AMA cần truyền đang ở trạng thái File AMA đang mở St_store=strg File AMA chưa truyền ra băng từ St_trs=ntrsd Muốn truyền file AMA này thì phải đong file lại. Đóng file AMA File AMA có 2 trạng thái đóng Automatic ( tự động) khi file AMA đầy dung lượng Manual ( nhân công) đóng bởi người khai thác tại thời điểm muốn đóng Đóng tại thời điểm định trước bằng lệnh Reg cdc ama tm=hhmm day=dd/all Trong đó: tm=hhmm Hh: giờ ( 00-23) Mm: phút ( 00/15/30/45) Day=dd/all Dd: ngày trong tháng All: tất cả các ngày Đóng tại thời điểm muốn truyền: Dùng lệnh: act cdc ama Đưa băng từ vào ổ băng: theo qui trình Tạo nhãn cho băng từ Cre vol mt=xx vol=150301 owner=hanam Trong đó: Mt=xx (xx=26 hoặc 36) Vol : tên nhãn Owner: tên người thực hiện tự đặt. Truyền file AMA từ DK ra MT Truyền không ghi đè Trf ama mt=xx Truyền có ghi đè Trf ama mt=xx kind=ovwr Sau khi truyền xong, lấy băng cước AMA ra khỏi ổ băng và dán nhãn ghi rõ ngày tháng lấy cước, file cước lấy ra có bao nhiêu block, ngày bắt đầu mở file và ngày đóng file và gửi đến trung tâm tính cước. KẾT LUẬN Sau hai tháng thực tập tại trung tâm Viễn Thông Kim Bảng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân và cùng với sự chỉ đạo tận tình của thầy giáo Trần Văn Hội, ở cơ quan thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh, chị trong đài Viễn Thông Kim Bảng. Đặc biệt sự giúp đỡ tận tình của anh Lại Thành Nam người hướng dẫn em tại đài Viễn Thông Kim Bảng đã giúp em hiểu thêm về mạng viễn thông. Chính vì vậy em đã học tập và tiếp thu thêm được nhiều kiến thức trong lần thực tập này về đề tài “ Mạng Viễn Thông”. Trong thời gian thực tập tại đài Viễn Thông Kim Bảng, do bước đầu làm quen với thực tế nên em không thể tránh khỏi những sai sót trong chuyên môn, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ nhiều hơn nữa của các thầy cô. Em hy vọng sẽ trở thành nhân viên có năng lực để đóng góp một phần nào đó cho xã hội. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Văn Hội, cùng các anh chị hướng dẫn tại cơ quan thực tập đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này. Sinh viên Phạm Văn Dương MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. …………………………………………………….……………………. 1 PHẦN 1: LÝ THUYẾT. ……………………………………………………...…………. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG. ………………………………….. 3 Lịch sử phát triển của mạng viễn thông. …………………………………………. 3 Khái niệm chung về mạng viễn thông. …………………………………………... 3 Các giai đoạn phát triển mạng viễn thông. …………………………………….… 3 Dịch vụ mạng viễn thông. ……………………………………………………….. 4 Các mạng viễn thông. ……………………………………………………………. 4 Mạng điện thoại. …………………………………………………………………. 4 Mạng truyền số liệu. …………………………..…………………………………. 6 Mạng máy tính. ………………………………………………….….……………. 7 Các phần tử trong mạng viễn thông. ………………………………...…………… 8 Khái niệm về nút và liên kết. …………………………………………………..… 8 Khái niệm mạng lõi và mạng truy nhập. …………………………………………. 9 Các thiết bị mạng. …………………………………………………...…………… 9 Các thiết bị đầu cuối phía người sử dụng. ……………………………………….. 9 CHƯƠNG 2: KẾT NỐI THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI SỐ. ……….…. 11 2.1. Giới thiệu chung về tổng đài ALCATEL 1000E10. …………………………..... 11 2.2. Kết nối đường dây thuê bao. ………………………………...………………….. 12 2.2.1. Kết nối đường dây thuê bao tương tự. ………………………………….………. 12 2.2.2. Kết nối đường dây thuê bao số. ……………...…………………………………. 13 2.3. Kết nối đường dây trung kế. ……………………………………………………. 15 2.3.1. Kết nối đường dây trung kế tương tự. ………………………………..………… 15 2.3.2. Kết nối đường dây trung kế số ………………………………….……………… 16 PHẦN 2: THỰC TẾ. ………………………………………..…………………………. 21 CHƯƠNG 3: NHỮNG KIẾN THỨC THU ĐƯỢC TẠI NƠI THỰC TẬP. ………..… 21 3.1. Tổng quan hệ thống tổng đài NEAX 61E. ……………………….…………….. 21 3.2. Qui trình khai thác vận hành và bảo dưỡng định kỳ thiết bị tổng đài. ………… 21 3.2.1. Theo dõi các rectifier, dung lượng acqui. ……………………………………... 21 3.2.2. Kiểm tra các loại tone. ………………………………………………………… 28 3.2.3. Lấy băng cước AMA. ……………………………….………………………… 30 1. Lấy băng cước AMA khi file AMA đã đóng. ………………………………… 30 2. Lấy băng cước AMA khi file AMA chưa đóng. ……………………………… 31

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmang_vien_thong_6939.doc