Đề tài Mô hình phân bổ nguồn lực tài chính

Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển, tài chính và tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tài chính tiền tệ được sử dụng như là một công cụ quan trọng, qui định và chi phối toàn bộ các hành vi kinh tế, thực hiện các mối quan hệ kinh tế trên các thị trường. Riêng với Việt Nam chúng ta, chiến lược thực hiện CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2006-2010 cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) để xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Việc huy động và phân bổ một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế lại càng có vị trí quan trọng trong thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế _ Xã hội . Trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO vào ngày 7-11-2006, việc gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng cũng đầy thách thức. Các kênh huy động vốn đa dạng hơn, dòng vốn lưu chuyển tự do xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia. Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, hướng tới nguồn lực trong nước là nguồn lực giữ vai trò quyết định, bên cạnh đó tranh thủ ngoại lực là những nguồn lực quan trọng giữ vai trò hỗ trợ cho nguồn lực trong nước, phân bổ tài trợ cho các dự án và doanh nghiệp trong nước, gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính.

doc31 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình phân bổ nguồn lực tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các doanh nghiệp. Số vốn huy động thường được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau: Bổ sung vốn kinh doanh Đầu tư các dự án Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Đầu tư vào việc mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Mục đích huy động vốn được các công ty phát hành cổ phiếu giải trình thông qua các phương án phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, nguồn vốn thu đựơc từ việc phát hành các trái phiếu, cổ phiếu thường được các doanh nghiệp đầu tư không đúng với các mục đích ban đầu. Trong cuối tháng 11 và tháng 12/2007, hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần phát hành trái phiếu và cổ phiếu tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp tranh thủ lúc thị trường sôi động đã tiến hành phát hành thêm chứng khoán và thu về được rất nhiều lợi ích, cụ thể như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát (VP Bank) hành 50 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cũng phát hành 45,28 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng và giá bán là 15.000 đồng, tăng vốn điều lệ từ 1.547,2 tỷ đồng lên 2.000 đồng. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) phát hành 500 tỷ đồng tăng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. VP Bank cũng phát hành 500 tỷ đồng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) cũng thực hiện kế hoạch tăng thêm gần 1. 000 tỷ đồng vốn điều lệ... PHẦN B THU HÚT VÀ PHÂN BỔ NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ NƯỚC NGOÀI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI TẠI VIỆT NAM Hiểu biết chung về nguồn vốn FDI: a/ Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho mình. b/ Sự cần thiết phải thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả tại Việt Nam: Khu vực kinh tế ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và ngày càng đóng góp tích cực hơn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực kinh tế ĐTNN trong GDP vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, từ 17,02% năm 2006 (so với 15,99% năm 2005) lên 17,66% năm 2007; đồng thời, góp phần đưa tỷ lệ đầu tư toàn xã hội bình quân lên mức trên 45% GDP trong 3 năm đầu kế hoạch 2006 – 2010.Trong hoạt động xuất khẩu, khu vực kinh tế ĐTNN giữ vị trí trọng yếu, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2008, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007. Trong 3 năm 2006 – 2008, các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo thêm 370.000 việc làm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ USD. Do vai trò đặc biệt quan trọng của FDI mà việc thu hút và sử dụng Vốn FDI hiệu quả là việc làm cấp thiết. (Nguồn: Nghị Quyết Số: 13/NQ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2009 về Định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới) Các hình thức phân bổ, thực trạng phân bổ nguồn lực tài chính FDI tại Việt Nam và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực FDI: 2.1 Phân bổ theo vị trí địa lý và các vùng kinh tế: a/ Mục đích: Phân bổ nguồn lực trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận. b/ Thực trạng phân bổ tại Việt Nam: Sau 21 năm thu hút(bắt đầu từ 1987 – năm ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài), tính đến cuối năm 2008, chúng ta có bảng phân bổ nguồn vốn FDI theo vị trí địa lý như sau: Khu vực Số dự án Tổng vốn đăng ký (tỷ USD) Phía Bắc 2.752 33.882.860.037 Miền Trung 500 32.144.804.297 Phía Nam 6.685 90.872.123.997 Các vùng khác 168 2.864.670.731 Tổng cộng 10.105 159.764.459.062 Nguồn: Số liệu điều chỉnh về FDI năm 2008 của Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư Nước Ngoài Từ bảng số liệu trên, ta thấy: - Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 6.685 dự án với tổng vốn đầu tư 90,87 tỷ USD, chiếm 56,88% tổng số vốn, trong đó, Tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.874 dự án với tổng vốn 26,07 tỷ USD) chiếm 28,69% tổng vốn của Vùng. Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (1.012 dự án với tổng vốn 14,016 tỷ USD) chiếm 15,42% vốn của Vùng; Bình Dương (1.856 dự án với tổng vốn 10,88 tỷ USD) chiếm 11,97% vốn của Vùng; Bà Rịa - Vũng Tàu (198 dự án với tổng vốn 20,686 tỷ USD) chiếm 22,76% vốn của Vùng. - Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.752 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 33.88 tỷ USD, chiếm 27,23% về số dự án, 21,21% tổng vốn cả nước. Trong đó Hà Nội đứng đầu (1.349 dự án với tổng vốn 18,864 tỷ USD) chiếm 55,68% vốn của vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (294 dự án với tổng vốn 4,26 tỷ USD), Vĩnh Phúc (126 dự án với tổng vốn 1,914 tỷ USD), Hải Dương (222 dự án với tổng vốn 2,29 tỷ USD), Bắc Ninh (134 dự án với tổng vốn 1,913 tỷ USD) và Quảng Ninh (105 dự án với tổng vốn 1,15 tỷ USD). - Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 32,144 tỷ USD, chiếm 20.12% tổng vốn của cả nước. Trong đó: đứng đầu là Hà Tĩnh với 9 dự án, tổng số vốn là 7,9 tỷ USD (chiếm 24,64% tổng vốn Vùng). Phú Yên (47 dự án với tổng vốn là 6,377 tỷ USD) với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn là 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (134 dự án với tổng vốn 2,548 tỷ USD), Quảng Nam (64 dự án với tổng vốn 0,735 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Tây Nguyên ở trạng thái còn khiêm tốn giống như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (110 dự án với tổng vốn 521,99 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. - Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc phân bổ nguồn vốn ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp. 2.2 Phân bổ theo lĩnh vực kinh tế: a/ Mục đích: Phân bổ nguồn lực đều khắp các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Đồng thời chú trọng tăng cường vốn cho những ngành trọng điểm, phát huy hết thế mạnh của ngành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. b/ Thực trạng phân bổ tại Việt Nam: Qua mỗi giai đoạn, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. b1/ Phân bổ nguồn FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Intel, Panasonic, Canon, Robotech.v.v. Hầu hết các dự án ĐTNN này sử dụng thiết bị hiện đại xấp xỉ 100% và tự động hoá đạt 100% cho sản lượng, năng suất, chất lượng cao, do đó có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu giá trị của toàn ngành. Tính đến hết năm 2008, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 7.072 dự án còn hiệu lực, tổng vốn hơn 99,506 tỷ USD, chiếm 70% về số dự án, 62,28% tổng vốn. Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn điều lệ Công nghiệp và xây dựng 7.072 99.506.143.400 34.300.783.142 CN chế biến,chế tạo 6.550 85.981.418.741 28.449.043.285 Xây dựng 413 8.730.982.648 3.176.036.248 Khai khoáng 60 2.682.326.547 1.998.805.156 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 37 2.070.892.464 647.075.453 Cấp nước;xử lý chất thải 12 40.523.000 29.823.000 Nguồn: Theo số liệu điều chỉnh về FDI năm 2008 của Bộ Kế hoạch Đầu tư – Cục Đầu tư Nước Ngoài b2/ Phân bổ nguồn FDI trong lĩnh vực dịch vụ: Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Trong khu vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (51,4% tổng vốn ĐTNN trong khu vực dịch vụ), du lịch - khách sạn (27%), giao thông vận tải-bưu điện (10,9%). Số liệu so sánh về số dự án cấp mới vốn đầu tư cho ngành dịch vụ trong 2 năm: Chỉ tiêu Số dự án cấp mới Tổng vốn đầu tư Năm 2008 2007 2008 2007 Dịch vụ 438 316 1,278,636,542 386,328,570 GTVT-Bưu điện 25 26 1,858,586,500 571,791,647 Khách sạn-Du lịch 26 52 9,126,098,875 1,951,121,408 Tài chính-Ngân hàng 1 2 18,200,000 25,000,000 Văn hóa-Ytế-Giáo dục 21 43 489,511,894 236,084,200 XD Khu đô thị mới 5 9 137,249,866 445,021,655 XD Văn phòng-Căn hộ 5 3 4,896,500,000 400,000,000 XD hạ tầng KCX-KCN 33 33 9,594,481,114 4,931,042,082 Tổng cộng 554 484 27,399,264,791 8,946,398,562 Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v. Tính tới năm 2008, lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký. b3/ Phân bổ nguồn FDI trong lĩnh vực Nông - Lâm – Thủy Sản: Nước ta dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp đã được chú trọng ngày từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả chưa được như mong muốn. Đến cuối năm 2008, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 468 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 2,92 tỷ USD, chiếm 4,63% về số dự án ; 1,83% tổng vốn đăng ký. Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 90% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Các dự án FDI trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam: như Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước. 2.3 Phân bổ theo hình thức đầu tư: PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ (Năm 2008) TT Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 7,854 96,419,448,348 32,404,185,991 2 Liên doanh 1,849 52,742,398,481 15,310,348,943 3 Hợp đồng hợp tác KD 219 4,564,622,409 4,093,109,490 4 Công ty cổ phần 173 4,193,256,824 1,249,864,828 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 10,105 159,764,459,062 53,607,452,252 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài) Qua bảng số liệu trên ta thấy Trong năm 2008 hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm ưu thế chiếm 60.05% trong tổng vốn đầu tư và hình thức liên doanh chiếm 33.01 trong tổng vốn đầu tư, các hình thức còn lại mỗi hình thức chiếm dưới 3% trong tổng vốn đầu tư. Trong 5 tháng đầu năm 2009 hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và liên doanh vẫn chiếm vị trí chủ chốt. 2.4 Hiệu quả việc sử dụng nguồn lực FDI tại Việt Nam: a/ ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm 2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (15%). Trong ba năm 2006, năm 2007 và 2008 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP. Số liệu đóng góp bình quân cho GDP cả nước qua các giai đoạn: Thời kỳ Đóng góp GDP (%) Doanh thu đạt (tỷ USD) 1991-1995 6.3 4.1 1996-2000 10.3 27.09 2001-2005 14.6 77.4 2006-2008 17 119.55 Nguồn Tổng hợp theo Bộ kế hoạch đầu tư qua các thời kỳ Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI tháng 12 đạt 5,1 tỷ USD, đưa tổng doanh thu của khối này trong năm 2008 lên 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. b/ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. ĐTNN đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu... Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm: Năm Tỷ trọng FDI trong ngành CN 2004 40% 2005 41,02% 2006 41,54% 2007 41,58% 2008 39,91% Trong tổng số lao động tăng thêm của toàn bộ nền kinh tế (15.624.9 nghìn người) trong thời kỳ 1990 - 2008 thì: Khu vực nhà nước tăng thêm 6.577.7 nghìn người, chiếm 42% tổng số tăng thêm. Khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng thêm 14967,2 nghìn người, chiếm 95,8% tổng số tăng thêm. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, trong tổng số lao động tăng thêm từ 1990 – 2008 (15.634.9 nghìn người): h Nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Thủy sản đã thu hút thêm 2.148,7 nghìn người, chiếm 13,8% tổng số tăng. Nhóm ngành công nghiệp xây dựng đã thu hút thêm 6.079,8 người chiếm 38,9% tổng số tăng. Nhóm ngành dịch vụ thu hút thêm 7.396,4 nghìn người, chiếm 47,3 tổng số tăng Nguồn tổng hợp số liệu từ Cục thống kê. Do năng suất lao động của nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng (62.924 nghìn đồng/người) và nhóm ngành dịch vụ (46.849 nghìn đồng/người) nên con đường chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, rút bớt lao động nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Thủy sản sang làm Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ là con đường nâng cao năng suất lao động chung và cũng là con đường cải thiện mức sống dân cư, giảm tỷ lệ nghèo... c/ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ: ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. d/ Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp ĐTNN đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp ĐTNN đã qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, thu ngân sách đạt 1,480 tỷ USD, tăng gần 7% so với năm 2006. Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25.8% so với năm 2007. e/ Góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2006 giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt (nếu tính cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Năm 2007, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá trị xuất khẩu là 27,3 tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTNN đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. f/ Ngoài ra, việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Hạn chế trong việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI và biện pháp khắc phục: 3.1 Hạn chế: a/ Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: Những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. Từ đó, dẫn đến tình trạng: những địa phương hoặc ngành nghề có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng hoặc ngành nghề có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. b/ Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ: Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. c/ Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời: Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đáng với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. 3.2 Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn tại Việt Nam: a/ Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng tăng công suất hiện có: - Công bố công khai quy hoạch phát triển đối với các sản phẩm công nghiệp. - Thực hiện cơ chế đăng ký tăng vốn đầu tư để mở rộng, tăng cường công suất thiết kế của các dự án sản xuất nếu chủ đầu tư đã hoàn thành thực hiện vốn cam kết. - Thực hiện khuyến khích xuất khẩu bằng biện pháp kinh tế và ưu đãi tài chính như ưu đãi thuế, sử dụng quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu… - Ban hành luật chống độc quyền và kiểm soát việc bán phá giá, tăng cường các biện pháp chống hành vi gian lận thương mại (trốn thuế, hàng nhái, hàng lậu...). b/ Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư: - Khuyến khích hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, có quy mô đầu tư vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài. - Cho phép linh hoạt chuyển đổi hình thức đầu tư liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài, các đối tác liên doanh mâu thuẫn nghiêm trọng. - Có cơ chế tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ Việt Nam làm việc trong các liên doanh, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. - Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cần quy định rõ tiến độ triến khai dự án, nguyên tắc xem xét, chuẩn y các cam kết của các bên nước ngoài khi doanh nghiệp có nhiều bên nước ngoài tham gia c/ Chính quyền địa phương cần tăng cường sự chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án ĐTNN không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn. d/ Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI. e/ Nâng cao vai trò, năng lực của các ngân hàng trong việc thu hút, phân phối các nguồn lực FDI tại Việt Nam: - Nâng cao năng lực tài chính, mở rộng mạng lưới đến các tỉnh thành, các đô thị. - Tăng ngân sách phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển và đa dạng hóa các dòng sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN như: tín dụng, thuê mua tài chính, quản lý nợ, khai thác tài sản, dịch vụ thẻ, kiều hối, chuyển tiền… và liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp như tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán… - Ngân hàng cần tập trung việc đầu tư vào công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá thương hiệu, tính năng sản phẩm dịch vụ đến cộng đồng để làm thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ của ngân hang. THỰC TRANG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM: 1. Hiểu biết chung về nguồn vốn ODA: 1.1 Khái niệm: ODA là nguồn vốn từ các quốc gia hoặc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc từ các tổ chức định chế quốc tế hỗ trợ cho các nước đang phát triển với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của những nước này. Trong đó tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25% tổng nguồn lực hỗ trợ. 1.2 Các điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA: Để đảm bảo khai thác và sử dụng vốn ODA một cách có hiệu quả, nước tiếp nhận phải có các điều kiện sau: - Sự ổn định về chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô. - Phải có môi truờng thể chế tốt về kinh tế, thể hiện ở 3 khía cạnh: sức mạnh của hệ thống pháp quyền, chất lượng của bộ máy hành chính nhà nước và cơ chế đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch trong quản lý kinh tế - xã hội. - Có một hệ thống văn bản pháp lý về ODA đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thong lệ quốc tế. - Khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA phải phù hợp với chiến lược chung về CNH – HĐH của cả nền kinh tế. Trong chu trình thực hiện duej án ODA phải đảm bảo được tốc độ giải ngân theo hiệp định đã ký với nhà tài trợ. - Đảm bảo thanh toán nợ nước ngoài đúng cam kết và duy trì cán cân thanh toán quốc tế. 2. Các hình thức phân bổ, thực trạng phân bổ nguồn lực tài chính ODA tại Việt Nam và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực ODA: 2.1. Đánh giá về quan hệ đối tác phát triển với Việt Nam giai đoạn 1993-2008: Năm 1993 là cột mốc đánh dấu sự tái lập hoàn toàn quan hệ hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Từ đó đến nay Vệt Nam đã xây dựng được quan hệ hợp tác phát triển với trên 50 đối tác song phương và đối tác đa phương trên thế giới. Có 3 nhà tài trợ cung cấp chủ yếu là Nhật Bản, ADB và WB, chiếm khoảng 80% tổng giá trị ODA đã ký kết. Mức cam kết ODA hàng năm đều tăng. Trong thời kỳ từ 1993 – 2008, tổng giá trị ODA cam kết là 42,2 tỷ USD. - Các nhà tài trợ song phương chủ yếu: Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Úc,… trong đó Nhật Bản đứng đầu danh sách với mức ký kết tài trợ ODA hàng năm vào khoảng 900 triệu USD (chiếm khoảng 30% trong tổng số các nhà tài trợ). Thông qua cuộc họp Hội nghị thường niên Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam (CG), Nhật Bản cam kết tài trợ lên tới 1,64 tỷ USD trong năm 2010. - Các nhà tài trợ đa phương chủ yếu: WB, ADB, IMF, các tổ chức Liên hiệp quốc,.. Tại cuộc họp Hội nghị thường niên Nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam, WB là nhà tài trợ lớn nhất với mức cam kết kỷ lục gần 2,5 tỷ USD (cho năm 2010). 2.2 Tình hình giải ngân ODA ở Việt Nam (1993-2008): Tình hình giải ngân ODA ở nước ta thời gian qua thể hiện ở bảng số liệu dưới đây: Hình 1 cho thấy dòng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng không phải luôn luôn tăng. Vốn cam kết năm 1997 và 1998 giảm sút là do tác động của khủng hoảng tiền tệ châu Á. Trong thời kỳ 1993-2008, Việt Nam đã đạt được những kết quả ấn tượng trong thu hút và sử dụng ODA. Tổng cộng 42,2 tỷ USD đã được các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam, chiếm khoảng 2% tổng ODA toàn cầu. Trong số vốn cam kết đó, 22,6 tỷ USD đã được ký kết. Bảng 1: Tình hình ODA cam kết, ký kết và giải ngân: Năm Vốn cam kết Vốn ký kết Vốn giải ngân Tỷ lệ VGN/VCK 1993-2000 17,677 13,862 8,017 45,35 2001 2,399 2,418 1,500 62,53 2002 2,462 1,805 1,528 62,06 2003 2,839 1,757 1,422 50,09 2004 3,441 2,568 1,650 47,95 2005 3,748 2,515 1,853 47,68 2006 3,740 3,065 1,820 47,59 2007 4,445 3,216 2,079 48,66 2008 5,426 4,270 2,212 46,77 (Nguồn: Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư) Nguồn vốn ODA giải ngân mạnh nhất là giai đoạn 1995-2000, đỉnh điểm là năm 2000 gần 5.5% GDP, nhưng chậm lại ở giai đoạn 2001-2006 (tương đương 3-4% GDP) sau đó hồi phục trở lại vào năm 2007. Tỷ lệ giải ngân vẫn còn rất thấp, bình quân chỉ khoảng 50% những năm gần đây. Vốn ODA giải ngân đã tăng hơn 4 lần trong thời gian từ 1993 đến 2008. Hầu hết sự gia tăng dài hạn của vốn giải ngân là ở vốn vay hơn là vốn không hoàn lại. Tổng nợ quy đổi của Việt Nam khoảng 37% GDP năm 2008 (MPI, 2008), điều này cho thấy không có dấu hiệu nguy hiểm của khủng hoảng nợ ở Việt Nam. Nhận xét về chiều hướng giải ngân thời gian qua nổi lên một số điểm đáng chú ý sau: - Thứ nhất: Mặc dù mước giải ngân ODA có xu hướng tăng qua các năm nhưng nhìn chung tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch là khá thấp (bình quân cả giai đoạn 1993-2008 khoảng 80%) trong khi tỷ lệ giải ngân trung bình so với kế hoạch của các nước trong khu vực đạt trên 85%. Tuy nhiên trong 10 tháng đầu năm 2009, mức độ giải ngân ước đạt 1,86 tỷ USD (đạt 98% so với kế hoạch giải ngân cả năm là 1,9 tỷ USD). Kết quả này chủ yếu do một số chương trình ODA giải ngân nhanh thông qua việc bổ sung vốn trực tiếp cho ngân sách để thực hiện các giải pháp kích cầu như: Chương trình vay giảm nghèo từ Ngân hàng Thế giới (WB) và tài trợ không hoàn lại của một số nhà tài trợ khác, trị giá 350 triệu USD; Khoản vay khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế từ ADB, trị giá 500 triệu USD; Khoản vay kích thích kinh tế và tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 8 trị giá 54,9 tỷ Yên (tương đương 609 triệu USD) do Nhật Bản tài trợ… - Thứ hai: ba nhà tài trợ: Nhật Bản, WB và ADB chiếm đại bộ phận tổng mức giải ngân trong số tất cả các nhà tài trợ cho Việt Nam. Theo số liệu thu thập từ. Riêng giai đoạn 2001-2008, mức giải ngân của 3 nhà tài trợ này đã chiếm khoảng 76% tổng mức giải ngân của cộng đồng các nhà tài trợ dành cho Việt Nam trong giai đoạn này. - Thứ ba: trong cơ cấu ODA giải ngân, tỷ trọng ODA vay nợ tiếp tục tăng lên so với ODA không hoàn lại. 2.3 Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA: Vốn ODA được phân bổ chủ yếu theo sự ưu tiên mà chính phủ đặt ra cho các ngành kinh tế. Sự phân bổ vốn giải ngân ODA tương ứng với các lĩnh vực được thể hiện trong dưới đây. BẢNG 03: CƠ CẤU VỐN ODA KÝ KẾT THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC: (Từ đầu năm đến ngày 31/10/2009) NGÀNH, LĨNH VỰC ODA KÝ KẾT (TRIỆU USD) CƠ CẤU (%) 1. Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn – Xoá đói giảm nghèo 748,86 19,44 2. Giao thông vận tải 744,14 19,31 3. Cấp thoát nước và phát triển đô thị 618,53 16,05 4. Năng lượng 555,30 14,41 5. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể chế, tăng cường năng lực,…) 1.186,35 30,79 2.4 Hiệu quả việc sử dụng nguồn lực ODA tại Việt Nam: ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2007, ODA đã bổ sung khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhờ vốn ODA, sự phát triển đã đạt được trên nhiều mặt của nền kinh tế, bao gồm giảm đói nghèo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và năng lực thể chế. a/ Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng GDP ở Việt Nam, bổ sung những thiếu hụt về vốn trong nước: Trong giai đoạn 1993-2008, nền kinh tế nước ta đã duy trì đuợc nhịp độ tăng trưởng khá cao và ổn định (khoảng 7-8%/ năm). Kết quả trên là do tác động của nhiều yếu tố, trong đó vốn đầu tư đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, vốn ODA chiếm khoảng 10%. Nhờ có lượng vốn này, hệ thống hạ tầng kinh tế của nhà nước ta như hệ thống giao thông quốc gia, hệ thống cung cấp điện quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện đáng kể. b/ Nguồn vốn ODA đã góp phần cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản (DVXHCB) và hỗ trợ xoá đói giảm nghèo: * Tác động của ODA đến việc cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản: Trong cả giai đoạn 1993-2008, tỷ trọng ODA dành cho các DVXHCB đạt khoảng 13% (tương đương 2,52 tỷ USD). Đã có hàng trăm dự án, chương trình đầu tư bằng vốn ODA cho mục tiêu cải thiện các DVXHCN như chương trình giáo dục dân số - sức khoẻ, chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho phụ nữ và trẻ em tại các tỉnh thành trong cả nước, chương trình phòng chống HIV/AIDS, phòng chống lao, chương trình đào tạo giáo viên tiểu học, hỗ trợ kỹ thuật dạy nghề,… thông qua đó, các DVXHCB của nước ta đã được cải thiện rõ rệt. * Tác động của ODA đối với giảm nghèo: Trong hơn 10 năm qua, VIệt Nam đã thu được những thành quả khá ngoạn mục về giảm nghèo. Nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta còn ở mức 41.2% thì đến năm 2003 chỉ còn 9%. Kết quả trên có sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò của yếu tố đầu tư cho giảm nghèo. Trong cả giai đoạn, vốn đầu tư toàn xã hội cho giảm nghèo lên đến trên 2.2 tỷ USD. Riêng giai đoạn 2000-2003, bình quân mỗi năm toàn xã hội đã đầu tư khoảng 240 triệu USD cho mục tiêu giảm nghèo, trong đó vốn ODA chiếm khoảng 75-80% (bình quân giai đoạn 2000-2003, mỗi năm vốn ODA giải ngân trược tiếp cho mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 200 triệu USD). c/ Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta: Trong thời gian qua, lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có hàng trăm dự án đầu tư sử dụng vốn ODA. Nhờ đó, hệ thống thuỷ lợi trong toàn quốc đã được cải tạo và phát triển. Đặc biệt chương trình điện khí hoá nông thôn sử dụng vốn ODA đến nay đã giúp cho 95% số xã có điện lưới quốc gia. Các chương trình phát triển giao thông nông thôn cũng đã có tác dụng rõ rệt cải thiện hạ tầng nông thôn. d/ Nguồn vốn ODA có tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách kinh tế vĩ mô: Trong hơn 10 năm qua, chính phủ đã dành khoảng 7% giá trị ODA giải ngân (tương đuơng 870 triệu USD) cho mục đích điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách kinh tế vĩ mô ở nước ta. Với lượng vốn ODA này, hàng loạt chương trình hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách kinh tế vĩ mô đã được triển khai thực hiện. Nhờ đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm qua, ở nước ta đã thu được những thành quả đáng khích lệ, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế lãnh thổ. 3. Những giải pháp nhằm tăng cuờng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới: 3.1 Những thuận lợi và khó khăn đặt ra trong việc thu hút và sử dụng vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới: a/ Thuận lợi: Trong những năm tới, môi trường quốc tế liên quan đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA có những thuận lợi như sau: - Cộng đồng các nhà tài trợ ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. - Mặc dù đang có chiều hướng sụt giảm luồng vốn ODA trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên tại hội nghị tài chính phát triển quốc tế tại Monterrey, Liên Minh Châu Âu và Mỹ đã cam kết tăng ODA cho các nước đang và chậm phát triển. - Ngày càng có xu hướng các quốc gia, các nền kinh tế thắt chặt, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề môi sinh, môi trường. Môi trường trong nước cũng đặt ra nhiều thuận lợi trong việc huy động và sử dụng ODA, cụ thể là: - Môi truờng chính trị trong nước liên tục ổn định và giữ vững. - Khả năng hấp thụ các nguồn vốn nước ngoài của nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể. b/ Những khó khăn: Những khó khăn trên bình diện quốc tế: - Nguồn vốn ODA đang có xu hướng giảm sút trên phạm vi toàn cầu. - Nhu cầu về ODA của các nước đang và chậm phát triển vẫn tiếp tục gia tăng tạo ra một cuộc cạnh tranh quốc tế rất quyết liệt nhằm huy động ODA phục vụ mục tiêu phát triển. Những khó khăn đặt ra từ môi trường trong nước: - Tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn non kém. Chỉ số ICOR còn ở mức cao. - Tỷ lệ giải ngân và tính hiệu quả của một số dự án, chương trình ODA còn quá thấp, trung bình khoảng trên 45% so với mức cam kết (cá biệt có địa phương chỉ đạt 26%) và khoảng 80% so với kế hoạch. - Việt Nam đang mất dần lợi thế là nước ưu tiên trọng yếu được nhận vốn ODA do trong các năm gần đây mức sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Theo kế hoạch đến năm 2010, Việt Nam sẽ trở thanh nước có thu nhập trung bình, chính vì vậy những nhà tài trợ song phương chủ yếu tập trung vào lĩnh vự xoá đói giảm nghèo đã bắt đầu thảo luận đến vấn đề hỗ trợc các khu vực khác nghèo hơn. 3.2 Những đinh hướng nhằm đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới: Định hướng trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục thu hút ODA, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ODA và đảm bảo khả năng trả nợ. Trọng tâm của giai đoạn này là cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án và chương trình ODA đã ký kết để đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. Để đảm bảo hiệu quả ODA, các chương trình và dự án phải được sử dụng dựa trên các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước. Các đơn vị thụ hưởng cũng phải lồng ghép các chương trình và dự án ODA vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong thời kỳ này bao gồm: phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế đồng bộ và hiện đại; xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, năng lực nghiên cứu và triển khai. Hơn nữa Việt Nam cần xây dựng các chương trình và dự án gối đầu có chất lượng và hiệu quả cho giai đoạn sau năm 2010. Việt Nam đang hướng tới nguồn vốn vay thương mại sau năm 2010. Theo kinh nghiệm quốc tế, một nước đang phát triển được xếp có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD) sẽ nhận được ít vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao hơn. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự định đạt đến 1.050 USD. Khi thời điểm đó đến, các nhà tài trợ sẽ muốn tăng lượng ODA cho vay thay vì ODA ưu đãi. Do vậy Việt Nam cần phải xây dựng và đi theo chiến lược riêng của mình, đặc biệt là cải cách việc huy động và sử dụng vốn ODA. Xây dựng năng lực cho tương lai cũng là một điều quan trọng, trong đó đặc biệt là năng lực quản lý và năng lực con người. Khi Việt Nam trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao trong tổng vốn ODA sẽ giảm xuống, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với vay thương mại sẽ tăng lên. Do vậy, Việt Nam cần phải xây dựng kế hoạch giảm vốn vay ODA sau năm 2010. Hơn nữa, kinh nghiệm sử dụng các khoản vay thương mại cũng cần được nghiên cứu để chuẩn bị các điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong tương lai. Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này, Việt Nam cần có định hướng phân bổ ODA hợp lý. Cụ thể, trong khi vốn ODA với các điều kiện ưu đãi cao cần được ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, vốn ODA gắn với các điều kiện kém ưu đãi và vốn vay thương mại cần phải được sử dụng cho các chương trình, dự án, ngành và vùng có khả năng thu hồi vốn nhanh và đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay một cách bền vững. 3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới: * Những giải pháp nhằm tăng cuờng thu hút nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ: Để nâng cao khả năng thu hút ODA từ các nhà tài trợ, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: - Đẩy mạnh quan hệ đối thoại với các nhà tài trợ nhằm câp nhật tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và tình hình sử dụng nguồn vốn ODA nói riêng. - Có kế hoạch hoàn vốn và thanh toán nợ đúng hạn các khoản ODA vay nợ. * Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân: - Tiến tới hài hoà thủ tục giữa VN và các nhà tài trợ, đặc biệt là các nhà tài trợ lớn. - Cải thiện chất lượng thiết kế các dự án. - Hoàn thiện công tác đấu thầu. - Chuẩn bị tốt nguồn vốn đối ứng trong nước. - Hoàn chỉnh các quy định về đền bù giải toả, tái đinh cư và giải phóng mặt bằng. * Những giải pháp nhằm chống thất thoát, lãng phí và nâng cao chất lương công trình trong quá trình thực hiện dự án ODA: - Ban hành quy chế, quy định rõ trách nhiệm sử dụng vốn của các chủ đầu tư. - Đối với các dự án có đối tượng thụ hưởng cụ thể cần huy động sự tham gia của cộng đồng thụ hưởng vào công tác quản lý, giám sát việc thực hiện dự án, đối với các dự án chung, không có đối tượng thụ hưởng cụ thể như dư án giao thong quốc gia, dự án phát triển năng lượng quốc gia,…cần thực hiện cơ chế giám sát chuyên nghiệp độc lập với cơ chế giám sát tài trợ và chủ đầu tư. - Thực hiện chế độ kiểm toán Nhà nước đối với các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA. * Các giải pháp nhằm làm giảm chi phí giao dịch về ODA: - Hạn chế đầu tư ODA dàn trải thành quá niều dự án, lồng ghép dự án nhỏ thành dự án lớn hoặc nghiên cứu áp dụng phương pháo tiếp cận ngành thay cho phương án tiếp cận từng dự án như truyền thống. - Cải tiến hoạt động xác định và thẩm đinh dự án. III.. NGUỒN VỐN ĐTGT NƯỚC NGOÀI (FII, FPI) 1. Sơ lược về nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII, FPI): 1.1 Khái niệm: Là nguồn vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư gián tiếp thông qua giao dịch chứng khoán trên TTCK. 1.2 Đặc trưng cơ bản của ĐTGT nuớc ngoài: - Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán. - Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý như trong FDI. Đầu tư gián tiếp nước ngoài là đầu tư tài chính thuần tuý trên TTTC. 1.3 Hoạt động huy động và phân bổ vốn: - Thị trường chứng khoán mở cửa tiếp nhận sự đầu tư vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua giao dịch chứng khoán (đầu tư gián tiếp). Tuy nhiên, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu doanh nghiệp do nhà đầu tư mua phải thấp hơn mức nhất định (10% theo tiêu chuẩn của IMF và 30% theo tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành). Khi vượt ngưỡng này thì được xếp vào đầu tư trực tiếp và khi đó, nhà đầu tư có thể dùng quyền bỏ phiếu của mình để can thiệp trực tiếp vào thực tế quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp… - Từ đó, nguồn vốn ĐTGT nước ngoài có thể giúp cho doanh nghiệp trong nước tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh: + Bổ sung vốn cho doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn, giảm chi phí sử dụng vốn và đa dạng hóa rủi ro cho doanh nghiệp. + Tác động đến thị trường tài chính, giúp TTTC phát triển, hoạt động hiệu quả hơn, cải cách thể chế minh bạch, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp. Do vậy vốn ĐTGT nước ngoài rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. 2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐTGT: 2.1 Giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp ở Việt Nam thời gian qua: Giai đoạn 1 (1988 – 1997): Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD. Giai đoạn 2 (1998 – 2002) Là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài bị giảm sút và thu hẹp đáng kể. Trong số 7 Quỹ đầu tư ở giai đoạn 1 có 5 Quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay. Giai đoạn 3 (2003 – nay) : Là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính: - Lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2000. - Thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005. - Chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% lên 49%)… Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), tính đến cuối năm 2007 đã có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỉ USD. 2.2 Tình hình giải ngân: Hiện nay, chưa có một số liệu nào về FII, FPI được thống kê và công bố chính thức. Tuy nhiên , từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã được cải thiện, thể hiện qua số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (FII) (1998 – 2004) NĂM 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 SỐ TIỀN (Triệu USD) 9,4 2,8 2,8 12,1 16,7 35,4 81,4 Năm 2007 là năm đánh dấu kỷ lục dòng vốn FDI và FPI đổ vào Việt Nam: Nguồn vốn FII chảy vào lên tới 6,3 tỷ USD Đến nay, dòng vốn FII đã giải ngân trong việc đầu tư cổ phiếu lên tới khoảng 5 tỷ: - 1 tỷ USD là vốn giải ngân từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào 1 số ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và 1 số doanh nghiệp lớn. - 4 tỷ USD từ các công ty quản lý quỹ nước ngoài và từ các định chế tài chính nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam. Lượng mua vào trong giai đoạn hiện nay tính bình quân 1 ngày đạt gần 8 triệu USD. Đã có hơn 1.000 tổ chức nước ngoài đăng kỳ mở tài khoản giao dịch tại Việt Nam: Khoảng 30% là giao dịch thường xuyên, số còn lại trong quá trình nghiên cứu, chờ đợi thời cơ… Chỉ tính riêng tại Cty chứng khoán Sài Gòn (SSI), tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 2.000 tài khoản. Tại các sàn giao dịch CK khác, số nhà đầu tư nước ngoài đến mở tài khoản cũng đang ngày một tăng lên, chiếm hơn 30% trên tổng số tài khoản mở mới. TÌNH HÌNH RÚT VỐN ĐTGT NƯỚC NGOÀI Năm 2008, lượng vốn ĐTGT nước ngoài đã rút ra là 578 triệu USD. Từ đầu năm 2009, lượng vốn ĐTGT nước ngoài rút ra vào khoảng 500 triệu USD. (Nguồn: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu trả lời phiên điều trần Quốc hội 17/11/2009 ) Giải pháp tăng cường khả năng khai thác và sử dung có hiệu quả nguồn vốn ĐTGT nước ngoài: 3.1 Thuận lợi của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTGT nước ngoài: - Kinh tế tăng trưởng và ổn định. - Cải cách DNNN được đẩy mạnh và sự phát triển của kinh tế tư nhân. - Thị trường vốn, thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc, tự do hoá và mở cửa. - Việc tuân thủ các nguyên tắc của WTO làm cho thị trường Việt Nam được thông thoáng hơn và hấp dẫn hơn đối với ĐTGT nước ngoài. - Các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài được xoá bỏ, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào một số lãnh vực đuợc cho là nhạy cảm trước đây. 3.2 Khó khăn của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTGT nước ngoài: - Cải cách hành chính chậm, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém. - Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán và thiếu ổn định. - Cải cách DNNN, đặc biệt là các doanh nghiêp lớn còn chậm. - Thị truờng vốn, thị truờng chứng khoán có quy mô nhỏ bé. 3.3 Giải pháp tăng cường khả năng khai thác và sử dung có hiệu quả nguồn vốn ĐTGT nước ngoài: - Đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của TTV, TTCK trong nước. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường. - Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Là môi trường và khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. - Phát triển TTCK, thị trường OTC theo hướng mở rộng quy mô, tăng tính công khai minh bạch. Xây dựng trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế, từng bước hội nhập quốc tế. - Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực. - Xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước. Ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nướcngoài. - Chủ động trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực và thế giới. - Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống TC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMô hình phân bổ nguồn lực tài chính.doc
Luận văn liên quan