Đề tài Mô hình tập đoàn kinh tế – hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 và xu hướng phát triển

Tập đoàn kinh tế là mô hình tổ chức kinh doanh cao bậc cao trong nền kinh tế thị trường. Trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn thành công, phát triển vững mạnh, đóng vai trò quan trong trong việc phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào kinh tế thế giới, nghiên cứu và áp dụng mô hình Tập đoàn kinh tế là yêu cầu bức thiết. Hiện nay Việt Nam có tám Tập đoàn kinh tế. Các Tập đoàn kinh tế Việt Nam được hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ các tổng công ty 91, giữ vai trò chủ chốt t rong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam gánh vách một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội.

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình tập đoàn kinh tế – hoạt động của tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 và xu hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gũ cán bộ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lớn mạnh không ngừng. Năm 1997 chỉ có 112 cán bộ chủ chốt từ chức danh kế toán trƣởng trở lên thì hiện nay đã có 298 cán bộ với cơ cấu: 14 cán bộ trình độ tiến sĩ, 67 cán bộ trình độ Thạc sĩ, 187 cán bộ có trình độ đại học… Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đóng góp lớn trong phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho đất nƣớc. Tập đoàn đạt đƣợc những kết quả trên, ngoài yếu tố khách quan, còn nhờ những nguyên nhân chủ quan nổi bật là: Thứ nhất: Đƣợc lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất sâu sắc và hiệu quả của Đảng, Chính phủ. Tập thể lãnh đạo Tập đoàn quyết tâm cao trong việc tăng tốc phát triển, tập trung thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lƣợc ngành đã đề ra, tăng cƣờng công tác theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch, đề ra các giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc, thúc đẩy đầu tƣ, sản xuất phát triển Thứ hai: Giá dầu thô trên thế giới tăng cao, tác động trực tiếp đến giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2007 đến 2008, giá dầu thô thế giới biến động không ngừng, đạt mức kỷ lục 139,12 USD/thùng vào ngày 58 6/6/2008 và mức 136 USD/thùng ngày 13/06/2008. Do đó sản lƣợng khai thác của Tập đoàn không đạt kết quả nhƣ dự kiến nhƣng doanh thu vẫn tăng trƣởng đều so với những năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng các lĩnh vực dầu khí đƣợc duy trì ở mức cao, các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn đƣợc phát triển rộng rãi. Đồng thời Tập đoàn tạo điều kiện và phát huy tối đã quyền tự chủ, sự năng động, sáng tạo của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch, trong sản xuất kinh doanh, trong việc huy động nhiều nguồn lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Kết quả đạt đƣợc trong những năm qua tạo đƣợc niềm tin cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc yên tâm đầu tƣ vào các dự án phát triển của Tập đoàn. Các dự án đang đƣợc xây dựng nhƣ: Nhà máy đạm Cà Mau (Liên doanh PVN 25,1%, KPI 35,1%, IKC 35,1%, MIC 4,7%); Nhà máy Lọc dầu số 03 – Long Sơn (Liên doanh với Venezuela); Nhà máy xơ sợi tổng hợp (PET) (Liên doanh giữa PVN và Vinatex)… Các dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài: Nhà máy nâng cấp dầu thô tại Venezuela, Nhà máy sản xuất phân đạm tại Maroc.. Thứ tƣ: Việc tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát của Tập đoàn đối với mọi mặt của Tập đoàn và các đơn vị thành viên góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một nhiệm vụ quan trọng của ban lãnh đạo Tập đoàn. Việc thanh kiểm tra thƣờng xuyên giúp cho hoạt động của các công ty con đi đúng kế hoạch đã đề ra, kịp thời phát hiện sai sót yếu kém để điều chỉnh, khắc phục. 2. Một số tồn tại và nguyên nhân Sản lƣợng khai thác dầu khí chƣa đạt đƣợc chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2006-2008. Tổng sản lƣợng dầu khai thác trong 3 năm chỉ bằng 52% kế hoạch 5 năm. Nguyên nhân là do: Trạng thái khai thác ở một số mỏ diễn biến phức tạp khó lƣờng trƣớc, thời tiết biển xấu diễn ra bất thƣờng, sản lƣợng 59 khai thác từ các giếng ở các mỏ mới đƣợc đƣa vào khai thác không đạt kết quả nhƣ dự kiến. Tiến độ triển khai các dự án trọng điểm nhà nƣớc cả tập đoàn có nhiều chuyển biến tích cực hơn nhƣng còn nhiều khó khắn. Nguyên nhân là do: Các nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiện các dự án của tập đoàn còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm triển khai; Giá cả thiết bị, vật tƣ tăng cao làm tổng mức đầu tƣ và dự toán chi phí tăng, gây chậm trễ trong quá trình triển khai dự án. Trong lĩnh vực đầu tƣ thăm dò khai thác dầu khí ở nƣớc ngoài, Tập đoàn chƣa tìm hiểu biết về môi trƣờng kinh doanh, thiếu kinh nghiệm, cơ chế tổ chức quản lý điều hành chƣa phù hợp với môi trƣờng nƣớc sở tại. Tập đoàn chƣa có biện pháp tối ƣu khắc phục tác động tiêu cực của hoạt động khai thác đến môi trƣờng lao động và môi trƣờng sinh thái. Dầu khí là ngành liên quan rất nhiều đến môi trƣờng sinh thái. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc bền vững, tập đoàn phải có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, đăc biệt là môi trƣờng biển. Hiện nay chƣa có những tác động nghiêm trọng của việc khai thác dầu đến môi trƣờng nhƣng vì tƣơng lai phát triển lâu dài của ngành dầu khí thì Tập đoàn cần có những biện pháp tối ƣu, triệt để giải quyết các vấn đề về môi trƣờng sinh thái. Đồng thời tạo môi trƣờng làm việc tốt cho công nhân viên chức của Tập đoàn. Tập đoàn chƣa tổ chức hệ thống nghiên cứu thị trƣờng tốt. Nghiên cứu thị trƣờng để xây dựng kế hoạch đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong dài hạn. Nghiên cứu thị trƣờng là bƣớc quan trọng tiền đề để ra quyết định chắc chắn. Thêm vào đó tập đoàn chƣa có hệ thống theo dõi xu hƣớng biến động giá trên thế giới. Vì vậy mà hiệu quả kinh doanh không cao. Tập đoàn theo dõi xu hƣớng giá cả để kịp thời phản ứng và có phƣơng án kinh doanh phù hợp. Tuy Tập đoàn chú trọng công tác xây dựng và bồi dƣỡng nguồn nhân lực nhƣng công tác chƣa đƣợc tiến hành đồng bộ, các cán bộ của Tập đoàn 60 chƣa hoàn toàn làm chủ đƣợc dây chuyền công nghệ trong các lĩnh vực lọc hóa dầu, vận chuyển xử lý khí. Số lƣợng nhân viên có năng lực cho hoạt đọng quốc tế còn ít, khó đảm đƣơng yêu cầu triển khai dự án ở nƣớc ngoài. Tóm lại, Về cơ bản thì Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành đƣợc kế hoạch trong năm 2006-2008. Đánh dấu mốc quan trong cho giai đoạn phát triển từ mô hình Tổng công ty sang mô hình Tập đoàn. Nhờ cải cách về cơ cấu điều hành, quản lý, kinh doanh đa ngành đa nghề mà Tập đoàn Dầu khí ngày càng phát triển và lớn mạnh. Gánh vách vai trò làm trụ cột cho nền kinh tế nƣớc nhà. V. Xu hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 1. Mục tiêu kế hoạch trong năm 2009 – 2010 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Trong năm 2009-2010, Tập đoàn Dầu khí tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trƣởng bền vững; tiếp tục triển khai quyết liệt việc cân đối cung cầu các sản phẩm thiết yếu (đạm, khí hóa lỏng, xăng dầu) để góp phần cùng cả nƣớc kiềm chế lạm phát. 1.1. Về tìm kiếm, thăm dò dầu khí Trong lĩnh vực tìm kiếm và thăm dò dầu khí, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lƣợng xác minh; từng bƣớc triển khai tìm kiếm thăm dò ƣu tiên phát triển những vùng nƣớc sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, tranh chấp, nhạy cảm chính trị; tích cực triển khai đầu tƣ tìm kiếm, thăm dò dầu khí ra nƣớc ngoài. Phấn đấu gia tăng trữ lƣợng dầu khí đạt 35-40 triệu tấn quy dầu. 1.2. Về khai thác dầu khí Cùng với viêc tìm kiếm và thăm dò dầu khí, Tập đoàn lên kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong 61 nƣớc, thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nƣớc ngoài và sớm đƣa ra các phát hiện dầu khí mới vào khai thác. Phấn đấu năm 2009 khai thác dầu khí đạt 24,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô (trong và ngoài nƣớc) là 16,0 triệu tấn quy dầu/năm và khai thác khí là 8,0 tỷ m3; năm 2010 khai thác dầu khí đạt 26,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó dầu thô là 18,0 triệu tấn và khí là 8,0 tỷ m3. 1.3. Về phát triển công nghiệp khí, điện Tập đoàn phát triển thị trƣờng tiêu thụ khí trong nƣớc, đảm bảo sử dụng hết lƣợng khí khai thác đƣợc; thúc đẩy các hoạt động khai thác dầu khí ở nƣớc ngoài và sớm đƣa các phát hiện dầu khí mới vào khai thác. Phấn đấu năm 2009 khai thác dầu khí đạt 24,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô trong và ngoài nƣớc là 16,0 triệu tấn và khai thác khí đạt 8,0 tỷ m3; năm 2010 khai thác dầu khí đạt 26,0 triệu tấn quy dầu/năm, trong đó khai thác dầu thô trong và ngoài nƣớc là 18,0 triệu tấn và khai thác khí là 8,0 tỷ m3. 1.4. Về công nghiệp chế biến khí điện Công nghiệp chế biến khí điện đƣợc tập trung phát triển thị trƣờng tiêu thụ điện trong nƣớc, đảm bảo sử dụng hết sản lƣợng khí khai thác đƣợc. triển khai đầu tƣ xây dựng đƣờng ống Lô B – Ômôn, thúc đẩy đầu tƣ xây dựng các đƣờng ống dẫn khí nối từ các mỏ vào các đƣờng ống dẫn khí hiện có để phát triển các mỏ khí và tận thu khí đồng hành. Tập đoàn đẩy mạnh triển khai các dự án Điện đang xây dựng, triển khai công tác chuẩn bị đầu tƣ dự án thủy điện Luangprapang ở Lào, nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Vũng Tàu – Hà Tĩnh…; đồng thời xúc tiến đầu tƣ các dự án điện mới ở trong nƣớc phù hợp với Quy hoạch điện VI…Phấn đấu đến năm 2010 đạt tổng công suất lắp đặt là 2.500 MW ( bằng 20% tổng công suất xây mới của toàn quốc), chiếm 10% tổng sản lƣợng điện toàn quốc và chuẩn bị cho mục tiêu cung cấp 10-20% sản lƣợng điện toàn quốc trong giai đoạn 2011-2015. 62 1.5. Về công nghiệp chế biến dầu khí Các dự án đầu tƣ Nhà máy lọc dầu và hóa dầu trong nƣớc đã đƣợc triển khai đúng tiến độ và hiệu quả; tích cự triển khai tìm kiếm đầu tƣ các dự án lọc và hóa dầu ở nƣớc ngoài. Đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy Đạm Phú Mỹ, đƣa nhà máy lọc dầu Dung Quất và phân xƣởng sản xuất chất dẻo PP vào hoạt động thƣơng mại nhằm cung cấp cho thị trƣờng các sản phẩm chủ yếu của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam là xăng dầu, phân bón và các loại chất dẻo. 1.6. Về phát triển dịch vụ dầu khí Tập đoàn thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ dầu khí. Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng trung bình giai đoạn 2009-2010 là 15-20%. 1.7. Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và đào tạo cán bộ Tập đoàn cũng chú trọng việc xây dựng lực lƣợng cán bộ, công nhân dầu khí mạnh cả về chất và lƣợng để có thể tự điều hành đƣợc các hoạt động dầu khí cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. 2. Mục tiêu chiến lược phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 2.1. Mục tiêu của tập đoàn Từ năm 2015 đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cho thăm dò khai thác dầu khí, đặc biệt khâu tìm kiếm thăm dò để xác định trữ lƣợng dầu khí của đất nƣớc nhằm duy trì và gia tăng sản lƣợng khai thác hợp lý. Sản lƣợng khai thác dầu khí đạt từ 25 đến 35 triệu tấn dầu quy đổi/năm vào những năm 2015. Mục tiêu Tập đoàn là phát triển thị trƣờng khí trong nƣớc đảm bảo sử dụng 12-15 tỷ m3 khí vào năm 2010 -2015 và 15-16 tỷ m3 vào năm 1025- 2025, xây dựng và vận hành hệ thống đƣờng ống dẫn khí quốc gia, sẵn sàng kết nối với đƣờng ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á. Sản xuất khoảng 15% tổng sản lƣợng điện của cả nƣớc vào năm 2012, và 20%-25% vào năm 2025. 63 Tập đoàn sẽ đẩy mạnh khâu chế biến dầu khí nhằm từng bƣớc đảm bảo an ninh nhiên liệu và tiến tới có xuất khẩu vào năm 2015 đáp ứng 50% đến 60% nhu cầu về sản phẩm xăng trong nƣớc; đáp ứng 60% đến 70% nhu cầu các sản phẩm hóa dầu. Mục tiêu tới năm 2025 sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc, đồng thời có phần sản phẩm sẽ đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Trong thời gian tới, Tập đoàn phát triển và hiện đại hóa hệ thống phân phối các sản phẩm dầu khí. Tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ dầu khí. Tham gia thị trƣờng kinh doanh các sản phẩm dầu thô và sản phẩm dầu khí quốc tế. Từng bƣớc đầu tƣ phát triển hoạt động dầu khí ra nƣớc ngoài, đặc biệt là khâu thăm dò và khai thác dầu khí nhằm bảo đảm nguồn cung cấp dầu khí lâu dài cho đất nƣớc. Từng bƣớc đầu tƣ trong lĩnh vực dầu khí ở nƣớc ngoài. Về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, Tập đoàn có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia và công nhân dầu khí Việt Nam dủ mạnh về chất và lƣợng để tự điều hành các hoạt động dầu khí cả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Với tất cả những mục tiêu đề ra nhƣ trên, cuối cùng thì Tập đoàn cũng hƣớng tới mục tiêu to lớn nhất là xây dựng Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh ngang tầm với các tập đoàn dầu khí trong khu vực. 2.2. Triển vọng phát triển ngành dầu khí Hơn 30 năm trƣớc, ngày 3/9/1975 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày nay, kể từ đó Việt Nam đã bƣớc vào danh sách các nƣớc khai thác và xuất khẩu dầu thô, đánh dấu một bƣớc tiến vững chắc, khẳng định một tƣơng lai đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. 64 Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng khích lệ, đƣợc đánh giá khoảng 3-4 tỷ tấn dầu qui đổi, phần lớn tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa phía Nam (Cửu Lƣợng, Nam Côn Sơn, Mã Lai, Thổ Chu). Sau năm 2000, một loạt các mỏ dầu và khí khác sẽ bắt đầu đi vào khai thác. Hiện nay Petro Vietnam đang cùng với các đối tác nƣớc ngoài chuẩn bị xây dựng đƣờng ống dẫn khí từ khu vực Nam Côn Sơn vào bờ với công suất 6-7 tỷ m3 khí/năm, đồng thời cũng đang nghiên cứu khả năng xây dựng đƣờng ống dẫn khí từ ngoài khơi tây nam vào bờ để cung cấp khí cho đồng bằng sông Cửu Long. Triển vọng, sản lƣợng khí của Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn sản lƣợng dầu. Hiện nay, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Petro Vietnam đang hoàn thành xây dựng nhà máy khí hóa lỏng công suất trên 300.000 T/năm. Trong tƣơng lai, khi sản lƣợng khí đƣa vào bờ tăng lên, công suất các sản phẩm khí hóa lỏng sẽ tiếp tục tăng, đồng thời sẽ phải xây dựng nhà máy sản xuất metanol, MTBE và etylen làm cơ sở cho công nghiệp hóa dầu. Dự kiến, một khu công nghiệp hóa dầu trên cơ sở nguyên liệu đi từ khí (khí đồng hành, khí khô, condensat) sẽ đƣợc phát triển ở phía nam, vào giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Để đón đầu sự phát triển đó, hiện nay một số nhà máy sản xuất hóa dầu (PVC, DOP, PS v.v...) trên cơ sở bán thành phẩm nhập đã và sẽ đƣợc xây dựng. Nhà máy lọc dầu đầu tiên công suất 6,5 triệu T/năm đã đƣợc khởi công xây dựng tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Giai đoạn đầu (khoảng 5 năm) nhà máy chỉ chế biến dầu ngọt (Việt Nam) và chủ yếu là cung cấp nguyên liệu (xăng các loại nhiên liệu phản lực, PO, FO, LPG). Chỉ một ít propylen đƣợc sản xuất và dự kiến sẽ đƣợc dùng để chế tạo PP ngay tại khu vục nhà máy. Sau đó, nhà máy sẽ chế biến thêm dầu chua (nhập từ Trung Đông) và nhƣ vậy trong sản phẩm sẽ có hydro các bon thơm nhiều hơn, có bitum để sản xuất nhựa đƣờng. Petro Vietnam đã bắt đâu nghiên cứu phƣơng án tăng công suất lọc dầu cho thời kỳ giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI để đáp ứng nhu cầu 65 nhiên liệu cho thị trƣờng nội địa cũng nhƣ nhu cầu phát triển công nghiệp hóa dầu. Nhƣ vậy, nhà máy lọc dầu thứ 2 sẽ đƣợc định hƣớng vừa sản xuất nhiên liệu, vừa sản xuất nguyên liệu cho hóa dầu. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đang trên đà phát triển và hoàn chỉnh từ khâu đầu đến khâu cuối sau khi bƣớc vào thế kỷ XXI. Chỗ dựa vững chắc của nó là tiềm năng dầu khí đã và đang đƣợc khám phá và khai thác với nhịp độ và khối lƣợng ngày càng tăng. 66 Chương 3: Kinh nghiệm phát triển Tập đoàn kinh tế của Trung Quốc và một số kiến nghị để giải quyết những vướng mắc liên quan đến Tập đoàn kinh tế Việt Nam I. Kinh nghiệm phát triển tập đoàn kinh tế của Trung Quốc 1. Tập đoàn kinh tế Trung Quốc Tập đoàn kinh tế Trung Quốc (thƣờng gọi là tập đoàn doanh nghiệp – TĐKT) theo quan điểm của Trung Quốc, là tổ chức kinh tế có kết cấu tổ chức nhiều cấp, nó đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất hàng hoá XHCN và của nền sản xuất lớn xã hội hoá. DN nòng cốt của Tập đoàn là thực thể kinh tế có tƣ cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh. Bằng các hình thức nắm giữ cổ phần khống chế, tham gia cổ phần, hiệp tác; DN nòng cốt gắn bó với một loạt DN (có tƣ cách pháp nhân độc lập) ở mức độ chặt chẽ, nửa chặt chẽ và liên kết lỏng lẻo. Nói ngắn gọn, TĐKT là một khối liên kết bằng quan hệ về tài sản, quan hệ hiệp tác. Nhƣ vậy, quan điểm của các nhà lãnh đạo và các DN Trung Quốc về Tập đoàn kinh tế là nhất quán và tƣơng đối đồng nhất với quan điểm chung trên thế giới. Tuy nhiên, do tính đặc thù của Trung Quốc nên sự hình thành và phát triển của chúng cũng có những nét đặc trƣng khá điển hình. 2. Đặc thù hình thành và mô hình tồn tại Ở Trung Quốc, từ cuối những năm 1950, đã xây dựng thử nghiệm các tổ chức Tập đoàn xí nghiệp, các liên hiệp xí nghiệp theo kiểu Trust nhƣ Công ty nhôm Trung Quốc. Song do quốc “cách mạng văn hoá”, nên đã ngừng lại. Hội nghị toàn thể lần thứ ba BCHTƢ Đảng khoá XI đã mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển mô hình Tập đoàn. Đầu những năm 1980, hàng loạt TĐKT ra đời. Sau năm 1987, liên tiếp có 15 TĐKT đƣợc đƣa vào kế hoạch Nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện để phát triển nhanh hơn, có quyền tự chủ kinh 67 doanh nhiều hơn. Sau đó, 17 TĐKT đƣợc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho phép lập công ty tài vụ, đây là một thuận lợi lớn để tăng năng lực huy động vốn trong toàn bộ Tập đoàn. Với sự giúp đỡ, chỉ đạo của Nhà nƣớc, các TĐKT ở Trung Quốc đƣợc thành lập ở khắp nơi. Tính đến 1990, Trung Quốc có 1630 TĐKT có quy mô tƣơng đối lớn, đầu những năm 1990, Trung ƣơng Đảng, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định chọn 100 TĐKT lớn cấp quốc gia để thí điểm, đồng thời ở các tỉnh cũng thành lập nhiều TĐKT cấp tỉnh. Các TĐKT của Trung Quốc tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình thức sau: Hình thức thứ nhất là TĐKT tổng hợp nhiều cấp: Đây là loại TĐKT nắm trong tay nhiều lĩnh vực nhƣ khoa học công nghệ, thƣơng mại, tài chính, dịch vụ và lấy vốn làm nút liên kết chủ yếu. Chúng đƣợc tổ chức thành 4 cấp, thực hiện nhất thể hoá kinh doanh bằng cách thôn tính, sáp nhập, xoá bỏ tƣ cách pháp nhân của các DN cũ, lập ra TĐKT trong đó công ty có tƣ cách pháp nhân làm nòng cốt (tức là công ty mẹ) bằng cách nắm giữ cổ phần khống chế, thầu khoán, thuê các DN có liên quan, DN nòng cốt sẽ nắm quyền lãnh đạo đối với các DN này trong việc đƣa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ... biến chúng thành những DN ở cấp dƣới trực tiếp (tức là công ty con) của Tập đoàn. Các DN này vẫn bảo lƣu tƣ cách pháp nhân của chúng, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách độc lập tƣơng đối. Bằng cách tham dự cổ phần, DN cấp nòng cốt biến những DN có tƣ cách pháp nhân này thành các DN ở cấp nửa trực tiếp (tức là công ty cháu) của Tập đoàn; thông qua việc ký kết hợp đồng với những DN có quan hệ tƣơng đối chặt chẽ về nghiệp vụ DN ở cấp nòng cốt xây dựng quan hệ hiệp tác tƣơng đối ổn định với các DN này, biến chúng thành các DN ở cấp lỏng lẻo (tức là công ty chắt) của Tập đoàn. Tóm lại, loại TĐKT này phần nhiều là các tổ chức liên hiệp giữa các pháp nhân DN, bản thân Tập đoàn không phải là tổ chức pháp nhân. Nó giúp 68 điều chỉnh kết cấu tổ chức DN, bổ sung lợi thế cho nhau, sử dụng hiệu quả, hợp lý các yếu tố sản xuất, kinh doanh đa dạng, cùng có lợi... Hình thức thứ hai là Tập đoàn theo mô hình liên kết dây chuyền: loại này chủ yếu là tổ chức liên hiệp lỏng lẻo, lấy sản xuất làm nút liên kết. Chúng thƣờng lấy một DN lớn làm nòng cốt của Tập đoàn, lấy sản phẩm nổi tiếng độc đáo của Tập đoàn này làm đặc trƣng, áp dụng hình thức chuyên môn hoá, hiệp tác sản xuất kinh doanh thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển. Hình thức thứ ba là Tập đoàn phối hợp đồng bộ: loại tập đoàn này lấy hợp đồng nhận thầu công trình làm nút liên kết. Chúng hình thành chủ yếu dựa vào một số DN công nghiệp lớn, đơn vị nghiên cứu, thiết kế, lấy việc liên doanh nhận thầu đồng bộ hạng mục công trình lớn làm hình thức chủ yếu. Dƣới sự lãnh đạo của hội đồng giám đốc, DN đầu đàn loại lớn tổ chức thành công ty liên doanh thống nhất, mạnh, lập ra các đơn vị thành viên có tƣ cách pháp nhân nhằm đạt đƣợc mục tiêu và lợi ích chung. Hình thức thứ tƣ là Tập đoàn hoà nhập nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, lấy liên kết phát triển kỹ thuật mới làm nút liên kết. Loại tập đoàn này lấy những đơn vị nghiên cứu khoa học trong cùng ngành hoặc xí nghiệp công nghiệp lớn làm chủ thể, bổ sung cho nhau lợi thế khoa học - kỹ thuật và vốn nhằm phát triển sản phẩm kỹ thuật cao từ đó chế tạo sản phẩm có giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hình thức thứ năm là Tập đoàn liên kết mạng lƣới cùng ngành: Đây là hình thức biến tƣớng của những liên hiệp các xí nghiệp đặc biệt lớn có cùng ngành nghề. Hình thức thứ sáu là Tập đoàn theo mô hình cổ phần (loại TĐKT đƣợc thành lập theo mô hình cổ phần): loại TĐKT này lấy công ty của Nhà nƣớc có thực lực rất mạnh nắm giữ cổ phần khống chế làm DN nòng cốt. Toàn bộ Tập đoàn lấy tài sản dƣới hình thức cổ phần làm nút liên kết, hình thành thể liên 69 hợp các pháp nhân, triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức cổ phần. 3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức Đặc điểm đầu tiên và nổi bật nhất thể hiện ở chỗ các TĐKT là những cụm DN có mối quan hệ chặt chẽ đan xen giữa các đơn vị thành viên trong đó lấy chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất làm chủ thể. Thứ hai là các TĐKT chủ yếu đƣợc tổ chức trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi, cùng phát triển. Thứ ba là mục đích của việc thành lập TĐKT của Nhà nƣớc - của các đơn vị thành viên – và của công nhân, viên chức về cơ bản là thống nhất với nhau. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất của chế độ XHCN ở Trung Quốc. 4. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và quản lý điều hành Chiến lƣợc hoạt động tác nghiệp của các TĐKT Trung Quốc là đa dạng hoá, sản xuất kinh doanh theo chiều sâu và tiến tới quốc tế hoá. Các TĐKT không chỉ là những Tập đoàn xuyên vùng, xuyên ngành gồm nhiều hình thức sở hữu mà còn nhiều hình thức, nhiều chức năng sản xuất, thƣơng mại, nghiên cứu khoa học, vận tải, tài chính, dịch vụ. Nó thể hiện khá rõ ở chỗ: một là các DN thành viên đƣợc chuyên môn hoá, tổ chức quản lý phân công sâu sắc với nhiều chi nhánh, nhiều cấp độ; hai là sản phẩm đa dạng hoá, sản xuất hàng loạt, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ liên quan xoay quanh sản phẩm chuyên biệt có lợi thế; ba là biện pháp kinh doanh đa dạng với nhiều hình thức phong phú nhƣ: liên kết đầu tƣ, đầu tƣ 100% vốn, liên kết kinh doanh, kinh doanh chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo.... Xu hƣớng kinh doanh quốc tế hoá, xuyên quốc gia hoá cũng đƣợc các TĐKT ở Trung Quốc chú trọng từ rất sớm. Năm 1988, đƣợc Quốc vụ viện chính thức phê chuẩn, Tổng công ty Xuất nhập khẩu công nghiệp hoá chất bắt đầu làm thử kinh doanh quốc tế hoá, chuyển từ chuyên doanh xuất nhập khẩu sang kinh doanh đa ngành đồng thời cũng là DN đầu tiên bƣớc lên vũ đài 70 cạnh tranh quốc tế. Tính đến cuối năm 1991, TĐKT Hoá chất Trung Quốc đã thành lập 54 chi nhánh ở các nơi trên thế giới, đạt mức doanh thu 35 tỷ USD, đầu tƣ ra nƣớc ngoài 200 triệu USD, có lƣợng tích luỹ kinh doanh quốc tế 12,3 tỷ USD, thu ngoại tệ cho Nhà nƣớc 11,6 tỷ USD, nộp Ngân sách 10,8 tỷ NDT. Tổng đầu tƣ vào mỏ sắt Slana ở Áo là 280 triệu đồng tiền Áo, trong đó Tổng công ty Xuất nhập khẩu luyện kim Trung Quốc góp 40% vốn (đây là mức đầu tƣ cao nhất Trung Quốc tại thời điểm đó vào một hạng mục nƣớc ngoài). Những năm gần đây, với ảnh hƣởng mạnh mẽ của xu hƣớng mở cửa, hội nhập, các TĐKT Trung Quốc nhanh chóng vƣơn ra thị trƣờng quốc tế, ví dụ: Công ty Gang thép Bắc Kinh đã mua 70% cổ phần của Công ty công trình Mácta (Mỹ) - một xí nghiệp luyện kim nổi tiếng thế giới, tạo nên một ƣu thế mới trong cạnh tranh quốc tế; Công ty đầu tƣ tín dụng quốc tế của Trung Quốc hợp tác với ba công ty của Nhật Bản lập ra Công ty Thƣơng mại tại Tokyo; Ngân hàng Trung Quốc bắt tay với Ngân hàng nƣớc ngoài lập ra DN tài chính ở Hong Kong... Cùng với chính sách mở cửa, cải cách rất thông thoáng nhƣ hiện nay, đồng thời với việc Trung Quốc gia nhập WTO, chắc chắn các TĐKT Trung Quốc sẽ còn tiến nhanh, mạnh và vững chắc trên con đƣờng hội nhập quốc tế của mình. Về quản lý và cơ chế điều hành trong TĐKT Trung Quốc cũng tƣơng đối phức tạp với nhiều dạng thức khác nhau. Có thể khái quát thành ba dạng chủ yếu sau: Loại thứ nhất: đối với TĐKT có quy mô cực lớn, thị trƣờng hƣớng nội thƣờng áp dụng hình thức công ty – Tập đoàn, thể chế quản lý hai cấp đối với công ty con. Công ty tập đoàn là một cổ đông lớn, thông qua việc nắm giữ cổ phần khống chế và hội đồng quản trị để nắm quyền quản lý đối với công ty con. Loại thứ hai: TĐKT quy mô tƣơng đối lớn, thị trƣờng hƣớng ngoại thƣờng áp dụng thể chế quản lý ba cấp, kết hợp tập quyền và phân quyền, 71 nhƣng trên thực tế, các phòng nghiệp vụ là cầu nối của công ty mẹ đối với công ty con (có phòng nghiệp vụ ở trong nƣớc và phòng nghiệp vụ ở nƣớc ngoài). Loại thứ ba: là những TĐKT quy mô không lớn, thị trƣờng hƣớng ngoại, thƣờng áp dụng thể chế quản lý kiểu song song, ở trong nƣớc thì có 2 cấp công ty Tập đoàn – công ty con; ở nƣớc ngoài thì quản lý kiểu 3 cấp, công ty Tập đoàn – phòng nghiệp vụ ở nƣớc ngoài – công ty con. 5. Đánh giá vai trò của tập đoàn Trung Quốc Tựu trung lại, có thể khẳng định: Ở Trung Quốc các TĐKT đƣợc tổ chức theo hai cách chủ yếu: một là dựa vào các điều kiện khách quan, các DN tự tập hợp với nhau để thành lập Tập đoàn; hai là Nhà nƣớc đứng ra thành lập các TĐKT mang tính ép buộc hƣớng tới các mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Mặc dù tính cƣỡng chế là tối thiểu nhƣng cách thành lập tập đoàn theo phƣơng thức thứ nhất đƣợc nhiều DN ủng hộ và nó đang đƣợc triển khai rộng rãi ở Trung Quốc. Trong điều kiện hiện nay, các TĐKT Trung Quốc hình thành chủ yếu trên cơ sở lấy vốn làm đầu mối liên kết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Với thực lực kinh tế khá mạnh, các TĐKT Trung Quốc ra đời còn với tính cách là sản phẩm của cạnh tranh thị trƣờng và là kết quả của quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế Trung Quốc, theo hƣớng xuyên khu vực, xuyên ngành nghề và xuyên quốc gia hoá các hoạt động kinh tế. Cùng với xu thế cải cách, mở cửa, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trƣờng thì những yêu cầu về khả năng cạnh tranh của các DN là rất lớn. Các TĐKT Trung Quốc có hình thức liên kết phong phú, nội dung tác nghiệp đa dạng, với ƣu thế là thị trƣờng nội địa hết sức rộng lớn để phát triển và thử nghiệm các mô hình quản lý, tổ chức, nâng cao khả năng cạnh tranh trƣớc khi mở rộng sang phạm vi xuyên quốc gia. Đó là một lợi thế rất lớn của các TĐKT Trung Quốc. 72 6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Thông qua tìm hiểu mô hình Tập đoàn của Trung Quốc có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nhƣ sau: Một là Nhà nƣớc đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành, hoạt động và phát triển của Tập đoàn kinh tế. Ở những mức độ khác nhau, vai trò của Nhà nƣớc cần đƣợc thể hiện ở việc tạo dựng nền tảng ban đầu, hỗ trợ những điều kiện môi trƣờng kinh tế vĩ mô đồng thời ngăn chặn những tiêu cực có thể nảy sinh từ sự phát triển của Tập đàn kinh tế gây ra cho nền kinh tế. Việc hình thành và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp phải sử dụng biện pháp thị trƣờng mà không phải là các biện pháp hành chính. Hai là không thể “chờ đợi” một cách thụ động đến khi nền kinh tế có đủ các điều kiện khách quan nhƣ ở các nền kinh tế Tây Âu phát triển mới xây dựng tập đoàn kinh tế, mà cần chủ động sử dụng sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực kinh tế, đặc biệt là sức mạnh của khu vực doanh nghiệp Nhà nƣớc để nhanh chóng xây dựng và phát triển các Tập đoàn kinh tế. Ba là xử lý tốt mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền đối với quá trình phát triển của tập đoàn. Để các doanh nghiệp phát huy đƣợc hiệu quả của mình thì cạnh tranh là một biện pháp kích thích tốt nhất. Các tập đoàn doanh nghiệp phát triển thành công đều thuộc những ngành có khả năng cạnh tranh sinh lời cao và có một số lợi thế về độc quyền tự nhiên. II. Kiến nghị để giải quyết những vướng mắt liên quan đến Tập đoàn kinh tế Việt Nam 1. Kiến nghị đối với nhà nước 1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho các Tập đoàn phát triển Văn bản pháp luật chính thức đầu tiên của Việt Nam nhắc đến cụm từ “Tập đoàn kinh tế” là trong luật Doanh nghiệp năm 2005, điều 149. Trong Luật nên định nghĩa rất sơ sài về Tập đoàn kinh tế. Đến tháng 8 năm 2008 thì đƣa ra bản dự thảo Nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát 73 dối với Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Hiên nay, nội dung bản Dự thảo vẫn còn rất nhiều vấn đề phải bàn cãi và đang đƣợc đƣa ra để lấy ý kiến. Tập đoàn kinh tế đầu tiên của Việt Nam chính thức đƣợc phê duyệt thành lập vào năm 2005, nhƣng cho đến nửa đầu năm 2009 thì vẫn chƣa có một môi trƣờng pháp lý rõ ràng để làm cơ sở cho Tập đoàn kinh tế hoạt động. Đây là một thiếu sót trong quản lý điều hành. Kinh tế và Luật pháp phải luôn song hành cùng nhau phát triển, có mối quan hệ tƣơng tác với nhau. Nhà nƣớc cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho các Tập đoàn kinh tế phát triển: quy mô vốn, tài sản, lao động, ngành nghề kinh doanh, hình thức sở hữu, sản phẩm chủ lực, mức đóng góp ngân sách...Hình thức, xác định rõ lĩnh vực hoạt động, phƣơng thức hoạt động, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm, địa vị pháp lý, nộp thuế…Cần quy định rõ ràng, cụ thể chi tiết về Tập đoàn kinh tế nhƣ những quy định về Công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn trong luật Doanh nghiệp Việt Nam. 1.2. Cân nhắc đầy đủ về sự cần thiết, điều kiện, hiệu quả kinh tế khi ra quyết định thành lập tập đoàn kinh tế Khác với các tập đoàn kinh tế trên thế giới đƣợc hình thành qua sự hội tụ năng lực của nhiều công ty nhỏ hơn, ở nƣớc ta thì các tập đoàn kinh tế đƣợc hình thành do mệnh lênh hành chính. Tập đoàn kinh tế không phải là một tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân, nó là tổ chức đƣợc hình thành một cách tự nguyện của các doanh nghiệp có tƣ cách pháp nhân. Chủ chƣơng của chính phủ khi thành lập tập đoàn kinh tế là mong muốn tạo ra “quả đấm thép” cho nền kinh tế nƣớc nhà. Hoàn cảnh thực tế của Việt Nam là các tập đoàn kinh tế ra đời khi chƣa có hiểu biết rạch ròi về tập đoàn kinh tế, không tạo điều kiện cần thiết để các tập đoàn phát triển thì việc không thành công cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy mà Chính phủ cần cân nhắc đầy đủ về sự cần thiết, điều kiện, hiệu quả kinh tế khi ra quyết định thành lập tập đoàn kinh tế. Nếu thấy việc 74 thành lập tập đoàn kinh tế là cần, có lợi, có nhu cầu thì hãy thành lập. Cần phải chọn đúng ngành có đủ điều kiện để thành lập. Các ngành này phải thoải mãi các điều kiện nhƣ: sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng cần phải đạt trình độ tích tụ, tập trung nhất định; các doanh nghiệp tham gia vào tập đoàn phải có mối liên hệ với nhau. Cụ thể mối liên hệ đó về lợi ích kinh tế hay liên hệ về hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh. Trong đó phải xác định ra ngành nghề chủ đạo của tập đoàn. Hiện tại đang có 4 tổng công ty (TCT) thuộc Bộ Công Thƣơng đã hoàn tất đề án chuyển đổi sang mô hình TĐKT đang chờ phê duyệt gồm TCT Hóa chất Việt Nam, TCT Xăng dầu Việt nam, TCT Công nghiệp Thực phẩm và TCT Thép Việt Nam. Chính phủ cần xem xét cân nhắc thật kĩ trƣớc khi ra quyết định thành lập Tập đoàn kinh tế tiếp theo để không tiếp tục mắc lại những khuyết điểm của 8 tập đoàn kinh tế đi trƣớc. 1.3. Thiết kế rõ mô hình và lựa chọn con đường trước khi thành lập một tập đoàn kinh tế Khi đƣa ra quyết định thành lập một tập đoàn kinh tế cần phải có đƣờng lối cụ thể, chi tiết rõ ràng. Xác định rõ mô hình mà Tập đoàn kinh tế hƣớng tới, điều kiện cần thiết để xây dựng mô hình đó. Các tập đoàn kinh tế nƣớc ta đa phần đƣợc hình thành từ các Tổng công ty cũ. Các Tổng công ty chỉ là doanh nghiệp đơn ngành nghề vì vậy khi chuyển đổi sang mô hình Tập đoàn kinh tế sẽ theo hƣớng đa ngành nghề. Ngay từ đầu phải xác định rõ mối liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên là Liên kết cứng, liên kết mềm hay liên kết hỗn hợp (nếu căn cứ vào mối liên hệ) hoặc là xác định theo mô hình cụ thể đã thành công trên thế giới nhƣ: Cartel, Syndicate, Trust, Cosortum, Conglomarate… Muốn xác định đƣợc mô hình mà Tập đoàn sẽ theo thì phải hiểu biết sâu sắc về các mô hình này, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp để lựa chọn một mô hình phù hợp cho Tập đoàn. Thực tế đã chứng minh rằng, mô hình tập đoàn theo kết cấu Công ty mẹ - Công ty con đã 75 áp dụng thành công trên thế giới. Các tập đoàn kinh tế Việt nam đã đi theo mô hình này, nhƣng nhƣợc điểm của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam là Các công ty mẹ không có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp, hoàn toàn phụ thuộc và công ty con. Đây là một điểm đáng lƣu ý để khi thành lập mô hình tập đoàn xác định rõ chức năng, vai trò của Công ty mẹ trong Tập đoàn. 1.4. Chống độc quyền trong thành lập và quản lý tập đoàn kinh tế Thành lập các Tập đoàn kinh tế có nguy cơ dẫn đến độc quyền làm tổn hại đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng, không khuyến khích cạnh tranh, không kích thích đổi mới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp không có trong tập đoàn. Nhƣ vậy đã tạo ra một sân chơi chung nhƣng không bình đẳng giữa một bên là Doanh nghiệp nhà nƣớc và một bên là các thành phần kinh tế khác. Sở dĩ có tình trạng nhƣ vậy là do Nhà nƣớc đã quá ƣu ái cho các tập đoàn kinh tế. Có ngƣời đã ví các Tập đoàn kinh tế nhƣ “Con đẻ” của nhà nƣớc, còn các doanh nghiệp khác chỉ là “Con nuôi”. Tất nhiên ai cũng hiểu rằng, “Con đẻ” luôn dành đƣợc sự ƣu ái hơn “Con nuôi”. Các tập đoàn đã nhận đƣợc nhiều ƣu ái từ vốn, tài nguyên đến cơ chế, cơ chế “70/30” cho phép họ ngoài 70% lĩnh vực chính đƣợc kinh doanh thêm 30% ngoài ngành nghề. Nên thành lập hơn một tập đoàn kinh tế trong một ngành nghề, một lĩnh vực. Điều đó cũng tạo động lực và sự cạnh tranh phát triển lành mạnh giữa các tập đoàn kinh tế, tránh đƣợc hiện tƣợng độc quyền. 1.5. Thành lập hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra các tập đoàn Nhà nƣớc cần có hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra các tập đoàn kinh tế một các Chặt chẽ để đảm bảo các Tập đoàn kinh tế đi đúng quỹ đạo, thực hiện tốt vai trò của mình. Từ khi các Tập đoàn kinh tế đƣợc thành lập thì chƣa có cơ quan nhà nƣớc nào giám sát, kiểm tra, thanh hoạt động của Tập đoàn một cách chặt chẽ. Vì vậy hiện tƣợng tiêu cực xẩy ra nhiều ở các Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc. Quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc 76 quản lý và giám sát TĐKT, nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn vào doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, giám sát các danh mục đầu tƣ, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề liên quan; Bộ Nội vụ theo dõi, đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp; Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ hoạt động của TĐKT, giám sát việc tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, phát hành cổ phiếu, việc vay vốn đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tƣ, các nguồn lực bên trong tập đoàn và ngoài tập đoàn. Giao quyền và năng lực đầy đủ cho kiểm toán nhà nƣớc để kiểm toán thƣờng xuyên TĐKT nhà nƣớc, với mật độ kiểm toán dày hơn. Kiểm toán vừa bảo đảm cái lợi về lâu dài cho năng lực cạnh tranh của tập đoàn vừa giúp Nhà nƣớc quản lý tốt hơn. 2. Kiến nghị đối với tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam 2.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới và sau 2 năm thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành, Tập đoàn đã thu đƣợc kết quả đáng tự hào, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên thực tế cho thấy: điều kiện khai thác ngày một khó hơn, đòi hỏi chi phí cao hơn trƣớc. Các dự án trọng điểm quốc gia nhƣ Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, nhà máy điện Nhơn Trạch là dự án có độ phức tạp cao về công nghệ, quy mô đầu tƣ lớn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tƣ chƣa cao, giá cả nhiều thiết bị có xu hƣớng tăng. Đứng trƣớc những yêu cầu trên, để có những định hƣớng, giải pháp hiệu quả cho ngành dầu khí, phù hợp với năng lực của ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an ninh năng lƣợng, phù hợp với tiến trình hội nhập. Công tác dự báo và xây dựng quy hoạch phát 77 triển ngành dầu khí dựa trên cơ sở xem xét, chỉnh lại kế hoạch phát triển trong mục tiêu đến năm 2015, 2025 cho phù hợp với tình hình mới. Việc đƣa ra kế hoạch và dự báo phải dựa trên cơ sở khả năng khai thác dầu thô trong nƣớc, dự báo nhu cầu dầu thô đáp ứng nhà máy lọc hóa dầu, dự báo nhu cầu dầu trong thời gian tới. 2.2. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ Cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của ngành dầu khí, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng cho sự phát triển bền vững. Nghiên cứu, lựa chọn ứng dụng các công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài vào các lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí. Áp dụng công nghệ để nâng cao hệ số thu hồi dầu, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Ứng dụng công nghệ nƣớc ngoài nhƣng đồng thời cũng phải sáng tạo ra công nghệ của Việt Nam. Sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học cho tập trung và chuyên sâu hơn. Chỉnh sửa, quy định lại về các tiêu chuẩn kĩ thuật, quy định an toàn dầu khí quốc tế để theo kịp trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật. 2.3. Bảo vệ tài nguyên môi trường Để hƣớng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam ngoài việc tập trung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn cần chú trọng tăng cƣờng công tác tuyên truyền giáo dục về môi trƣờng. Khuyến khích thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để bảo vệ môi trƣờng. Kiểm soát chặt chẽ quy trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; đảm bảo tuân thủ các quy trình, thủ tục bảo vệ môi trƣờng. quản lý chặt chẽ công nghệ dầu khí về phƣơng diện môi trƣờng, các công nghệ đƣợc lựa chọn phải đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng, thân thiện với môi trƣờng. 78 Các dự án ngay từ khâu nghiên cứu đều phải đánh giá tác động của nó đến môi trƣờng nhƣ thế nào? Hƣớng triển khai và khắc phục những tác động xấu đến môi trƣờng. Đảm bảo cho ổn định phát triển lâu dài. 2.4. Phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, tri thức mới là nguồn tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trong nền kinh tế tri thức. Khi hàm lƣợng tri thức trong mỗi sản phẩm, dịch vụ ngày càng cao thì nguồn nhân lực trở thành vũ khí cạnh tranh chiến lƣợc của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Để hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ đề ra, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Trƣớc hết là xây dựng và nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ Tập đoàn đến các thành viên. Phải có những chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chức danh, bản mô tả cong việc trên cơ sở yêu cầu năng lực hiện tại; hệ thống đánh giá cán bộ theo hiệu quả công việc, theo các tiêu chí có thể lƣợng hóa đƣợc. Xây dựng nội dung và thực hiện các chƣơng trình đào tạo bắt buộc cho các bộ đƣơng chức, cán bộ nguồn trƣớc khi bổ nhiệm, từng bƣớc xây dựng quy trình đào tạo cán bộ một cách khoa học. Nâng cao đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tiến tới đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị thành viên. Xây dựng hệ thống đào tạo nhân lực đầu khí hoàn chỉnh từ đào tạo nghề đến đại học và sau đại, trọng tâm là đào tạo nhân lực chuyên ngành dầu khí. 2.5. Mở cửa hội nhập sâu rộng bằng cách thu hút đầu tư nước ngoài đồng thời tích cực đầu tư ra nước ngoài Cần điều chỉnh Luật Dầu khí theo hƣớng khuyến khích đầu tƣ vào khu vực còn mở, nƣớc sâu, xa bờ, các mỏ nhỏ…Đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ, cải cách các thủ tục hành chính. 79 Nhà nƣớc công khai danh mục, dự án về dầu khí để thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc. Banh hành chính sách ƣu đãi đối với các vùng nƣớc sâu, xa bờ nhƣ: giảm thuế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Khuyến khích các nƣớc có nguồn dầu thô xuất khẩu tham gia đầu tƣ vào xây dựng các nhà máy lọc dầu, hóa dầu tại Việt Nam. Đầu tƣ ra nƣớc ngoài: hiện nay, chế độ chính sách đối với việc hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở nƣớc ngoài còn chƣa đầy đủ và chƣa phù hợp với thông lệ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí quốc tế. PVN cần kiến nghị để sớm ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. PVN cần chọn đối tác tin cậy, có đủ tiềm lực về uy tín quốc tế, khoa học, công nghệ và tài chính để thành lập liên minh chiến lƣợc cùng tham gia đấu thầu các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở nƣớc ngoài, đặc biệt là vùng nƣớc sâu nhƣng có tiềm năng và triển vọng về dầu khí. 80 Kết luận Tập đoàn kinh tế là mô hình tổ chức kinh doanh cao bậc cao trong nền kinh tế thị trƣờng. Trên thế giới đã có rất nhiều tập đoàn thành công, phát triển vững mạnh, đóng vai trò quan trong trong việc phát triển kinh tế đất nƣớc. Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập vào kinh tế thế giới, nghiên cứu và áp dụng mô hình Tập đoàn kinh tế là yêu cầu bức thiết. Hiện nay Việt Nam có tám Tập đoàn kinh tế. Các Tập đoàn kinh tế Việt Nam đƣợc hình thành trên cơ sở chuyển đổi từ các tổng công ty 91, giữ vai trò chủ chốt trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam gánh vách một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nƣớc, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về mô hình tập đoàn kinh tế, hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong khóa luận em đã trình bày đƣợc những vấn đề sau: - Cơ sở lý luận về hình thành và phát triển mô hình tập đoàn kinh tế. Trong đó đề cập đến: khái niệm tập đoàn kinh tế, tính tất yếu khách quan dẫn đến việc hình thành, phát triển tập đoàn kinh tế, phân loại, đặc điểm, vai trò, ƣu thế, hạn chế và xu hƣớng phát triển của tập đoàn kinh tế, các mô hình của tập đoàn kinh tế. - Khóa luận đã trình bày những nghiên cứu về quá trình hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, những khác biệt giữa Tập đoàn kinh tế Việt Nam và Tổng công ty nhà nƣớc. - Để cụ thể hóa cho những lý luận về Tập đoàn kinh tế, khóa luận đã trình bày về mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có những đặc điểm về cơ cấu tổ chức, những thay đổi từ khi chuyển từ mô hình tổng công ty 91 sang mô hình Tập đoàn. Đặc biệt là kết quả hoạt động kinh doanh của 81 Tập đoàn trong 2 năm đầu chuyển sang mô hình hoạt động Tập đoàn. Khóa luận đã đƣa ra những đánh giá về kết quả mà Tập đoàn Dầu khí đã đạt đƣợc trong hai năm 2007 – 2008. - Phần cuối của khóa luận trình bày kinh nghiệm phát triển tập đoàn của Trung Quốc. Trên cơ sở đó, em đƣa ra những kiến nghị đối với nhà nƣớc và kiến nghị riêng đối với Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam. 82 Danh mục tài liệu tham khảo [1]. Vũ Huy Cừ (chủ biên), Phạm Quang Tuấn, Lê Chi Mai (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Minh Châu (2005), Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, NXB Bƣu Điện, Hà Nội. [3]. Đào Xuân Thủy (2007), Điều kiện và giải pháp hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta qua sắp xếp lại các tổng công ty 91, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [4]. Nguyễn Ngọc Sự (2006), Các giải pháp tài chính trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển tổng công ty dầu khí Việt Nam theo hướng tập đoàn kinh tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội. [5]. Bộ Kế hoạch Đầu tƣ (11/2008), Dự thảo nghị định về hình thành, tổ chức, hoạt động và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước, Hà Nội. [6]. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (10/2008), Báo cáo sơ kết mô hình Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. [7]. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008), Tổng kết công tác tài chính kế toán năm 2008 [8]. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008), Báo cáo giữa kì tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, Vũng Tàu. [9]. Ths. Lê Thị Liên (2008), “Suy ngẫm về các tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng Số 7 tháng 4 năm 2008, Trang 46,47,48, Hà Nội. [10]. Nguyễn Đức Chung (2008), “Nên có bộ giám sát các tập đoàn nhà nƣớc”, Thời báo kinh tế Sài Gòn Số 19 Ngày 1 tháng 5 năm 2008, Trang 15,16, TP Hồ Chí Minh. [11]. Thành Trung (2008), “Đến lúc siết lại tập đoàn”, Thời báo kinh tế Sài Gòn Số 19 Ngày 1 tháng 5 năm 2008, Trang 16,17, TP Hồ Chí Minh. 83 [12]. Website Tập đoàn Dầu khí quốc Việt Nam, [13]. Website Tuần Việt Nam, “Để hiểu đúng về Tập đoàn kinh tế”, Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009. [14]. Website Tập đoàn kinh tế: “Không có mô hình duy nhất cho tất cả?”www.songda.com.vn/forum/getPage.do;jsessionid...?postId=2677 - 30k, Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009. [15]. Lê Hồng Nhật (10/2007), “Phát triển tập đoàn trong thời hội nhập” Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2009. [16]. Nguyễn Đình Phan (ch.b.), Nguyễn Kế Tuấn, Trƣơng Đoàn Thể.. (1996), Thành lập và quả lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam, Bộ kế hoạch và đầu tư, Trung tâm thông tin, Hà Nội. 84 Phụ lục 1: Các dự án đang hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam TT Lĩnh vực/Dự án Địa điểm xây dựng Công suất Nguyên liệu Sản phẩm Vốn đầu tư (triệu USD) Hình thức đầu tư Thời gian đưa vào hoạt động Lọc dầu 1 Nhà máy chế biến Condensate Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu 270.000 tấn xăng/năm Condensate Bạch Hổ, Nam Côn Sơn hoặc nhập ngoại Xăng và một số sản phẩm phụ khác 17 100% vốn của TCT Dầu khí 10/2003 2 Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Dung Quất, Quảng Ngãi 6,5 triệu tấn/năm *Giai đoạn đầu: 100% Dầu Việt Nam (Bạch Hổ) *Giai đoạn sau: Dầu Việt Nam/Trung Đông (tỷ lệ 85/15) LPG, Xăng 90/92/95, Dầu hỏa/Jet-A1, DO, FO, Propylen, Lƣu huỳnh 3 000 100% vốn của PVN 02/2009 Hóa dầu 2 Nhà máy sản xuất DOP (LG-Vina) Long Thành, Đồng Nai 30.000 tấn/năm Nhập khẩu DOP chất hóa dẻo) 12,5 Liên doanh (TCT Dầu khí 15%, Vinachem 35%, LG 50%) 12/1997 3 Nhà máy Đạm Phú Mỹ (PVFCCo) Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu 740.000 tấn urê/năm Khí đồng hành Bạch Hổ và/hoặc khí Nam Côn Sơn 445 100% vốn của TCT Dầu khí 01/2000 85 Phụ lục 2: Các dự án đang xây dựng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Dự án Địa điểm xây dựng Công suất Nguyên liệu Sản phẩm Vốn đầu tư (triệu USD) Hình thức đầu tư Tiến độ hoàn thành Lọc dầu 1 Nhà máy sản xuất Poly-propylen (PP) Dung Quất, Quảng Ngãi 150.000 tấn/năm Propylen từ NMLD Dung Quất PP 234 100% vốn của PVN 2010 2 Nhà máy Đạm Cà Mau Cà Mau 800.000 tấn/năm Khí PM3 Urê 900 100% vốn của PVN 2011 86 Phụ lục 3: Các dự án đang triển khai/chuẩn bị đầu tư của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam TT Lĩnh vực/Dự án Địa điểm xây dựng Công suất Nguyên liệu Sản phẩm Vốn đầu tư (triệu USD) Hình thức đầu tư Tiến độ hoàn thành Hiện trạng Lọc dầu 1 Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn Nghi Sơn, Thanh Hóa 10 triệu tấn/năm mở rộng lên 20 triệu tấn/năm Dầu thô Kuwait *Nhiên liệu (LPG, Xăng, Dầu hỏa, DO, FO). * Các sản phẩm hóa dầu (PP, Benzen, Paraxylen) 6,2 triệu USD Liên doanh (PVN 25,1%, KPI 35,1%, IKC 35,1%, MIC 4,7%) Quý 3/2013 *Đã thành lập công ty liên doanh *Đang triển khai thiết kế FEED *Dự kiến đƣa vào hoạt động năm 2013. 2 Nhà máy Lọc dầu số 03 Long Sơn 10 triệu tấn/năm mở rộng lên 20 triệu tấn/năm Dầu thô Syncrude (Venezuela) 16.6 API Các loại sản phẩm lọc dầu và hóa dầu 6,2 triệu USD (dự kiến) Liên doanh với Venezuela Quý 4/2013 *Đang tiến hành lập dự án đầu tƣ *Đang làm thủ tục thành lập liên doanh (dự kiến cuối 2008) *Dự kiến đƣa vào hoạt đông 2013 - 2014 3 Nhà máy sản xuất ethanol tại Phú Thọ Phú Thọ 100 triệu lít/năm Sắn lát, rỉ đƣờng Ethanol 99,5% thể tích 100 Liên doanh 2011 Đang lập Dự án đầu tƣ 4 Nhà máy sản xuất ethanol tại miền Trung Quảng Ngãi 100 triệu lít/năm Sắn lát Ethanol 99,5% thể tích 100 Liên doanh góp vốn giữa các công ty 2011 Đang lập Dự án đầu tƣ, đã thành lập công ty liên doanh 87 5 Nhà máy sản xuất ethanol Phú Mỹ Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu 75 triệu lít/năm Sắn lát Ethanol 99,5% thể tích 100 Liên doanh 2011 Đang lập Dự án đầu tƣ Hóa dầu 6 Nhà máy xơ sợi tổng hợp (PET) Đình Vũ, Hải Phòng 170.000 tấn/năm Nhập khẩu (hoặc từ Liên hợp LHD Nghi Sơn) Xơ sợi tổng hợp PET 300 Liên doanh PVN và Vinatex Giai đoạn 2011-2015 7 Tổ hợp Hóa dầu miền Nam Phía Nam 3.0 triệu tấn nguyên liệu/năm Condensate Việt Nam và naphta nhập khẩu PE, PP, Benzen, Toluen, Etylen 3 770 Liên doanh: PVN 18%, Vinachem 11%, VSCG Chem. + TPC (Thái Lan): 71% 2013 *Đã hoàn thành thủ tục thành lập công ty liên doanh. * Dự kiến đƣa vào hoạt động vào cuối 2013 88 Phụ lục 4: Các dự án đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam TT Lĩnh vực/Dự án Địa điểm xây dựng Công suất Nguyên liệu Sản phẩm Vốn đầu tư (triệu USD) Hình thức đầu tư Tiến độ hoàn thành Hiện trạng Lọc dầu 1 Nhà máy nâng cấp dầu thô (upgrader) tại Venezuela Venezuela Liên doanh Giai đoạn 2011 - 2015 Hóa dầu 2 Nhà máy sản xuất phân đạm tại Marôc (DAP) Marôc 600.000 - 1 triệu tấn/năm Quặng phốt phát và Amoniac Phân DAP Liên doanh Giai đoạn 2011 - 2015 Đang xúc tiến cơ hội đầu tƣ Theo Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến 2015 và định hướng đến năm 2025: - Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (số 2) sẽ đưa vào vận hành giai đoạn 2013 - Nhà máy Lọc dầu số 3 sẽ đưa vào vận hành giai đoạn 2013 - 2015 - Dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam dự kiến đi vào hoạt động vào 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4821_0782.pdf
Luận văn liên quan