Đề tài Modem cáp và dịch vụ băng rộng trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến

Mục lục Mục lục i Danh sách các hình và bảng iv Mở đầu 1 Chương I: Tổng quan truy nhập băng rộng 1.1. Nhu cầu về dịch vụ băng rộng3 1.2. Các giải pháp truy nhập băng rộng4 1.2.1 Mạng truy nhập đôi dây đồng xoắn 4 1.2.2 Mạng truy nhập đường dây điện lực 5 1.2.3 Mạng truy nhập vô tuyến6 1.2.4 Mạng truy nhập quang 7 1.2.5 Mạng truy nhập băng rộng truyền hình cáp8 1.3. Tình hình phát triển và ứng dụng các giải pháp này 9 Chưương II: Truy nhập băng rộng qua mạng CATV hai chiều 2.1 Sự phát triển của mạng CATV10 2.2 Kiến trúc và hoạt động của mạng CATV hai chiều12 2.2.1 Sơ đồ khối và hoạt động của mạng CATV hai chiều 12 2.2.2Các thành phần cơ bản mạng CATV hai chiều14 * Bộ khuếch đại hai chiều 15 * Cáp quang và cáp đồng trục trong mạng16 * Cầu rẽ ( Tap) 16 * Node quang17 * Thiết bị kết cuối truyền hình-STB18 * Modem cáp-CM19 * Hệ thống kết cuối modem cáp- CMTS19 * Một số server trong mạng modem cáp20 * Hệ thống IP phone:21 * Hệ thống quản lý thuê bao và tính cước dịch vụ21 2.3 Các dịch vụ băng rộng trên mạng CATV hai chiều 23 2.3.1. Các ứng dụng băng rộng trên cơ sở truyền hình23 a) PPV và IPPV23 b) VOD và NVOD23 2.3.2 Các ứng dụng băng rộng trên cơ sở Internet24 a) Web Browser trên STB 24 b) Email25 c) Thưương mại điện tử25 d) Các dịch vụ tại nhà: Ngân hàng, giáo dục, game26 2.3.3 ứng dụng truyền thoại trên mạng cáp 27 2.4 Tiêu chuẩn hoá modem cáp 28 Chưương III: Modem cáp 3.1 Một số khái niệm liên quan31 3.1.1 Tiêu chuẩn DOCSIS 31 3.1.2 Lớp giao thức DOCSIS MAC34 3.1.3 Mã khoá liên kết dữ liệu39 3.1.4 Kĩ thuật nén ảnh động MPEG39 3.1.5 Kĩ thuật điều chế44 3.1.6 Kĩ thuật xử lý lỗi41 3.2 Cấu trúc và hoạt động của modem cáp và CMTS44 3.2.1 Cấu trúc của modem cáp44 3.2.2 Cấu trúc của CMTS46 3.2.3 Hoạt động của modem cáp và CMTS 47 * Giai đoạn khởi động modem 47 * Truyền tải lưu lượng đường lên 49 * Truyền tải lưưu lượng đường xuống50 3.3 Một số vấn đề liên quan đến hoạt động modem51 3.3.1 Nhiễu và biện pháp xử lý51 * Nhận xét chung về nhiễu trong môi trường cáp51 * Tạp âm nhiệt52 * Tạp âm tích luỹ quang 53 * Nhiễu đầu vào 54 * Méo đường chung54 * Nhiễu xung, nhiễu cụm55 * Điều chế Hum56 3.3.2 Quản lý modem 57 3.3.3 An toàn thông tin 58 3.4 So sánh với modem ADSL 60 3.5 Một số nghiên cứu phát triển tương lai cho modem cáp 63 Chương IV: Truy nhập băng rộng với mạng CATV ở Việt Nam 4.1 Tình hình phát triển các mạng truyền hình ở Việt Nam 65 4.2 Các mạng truyền hình cáp hữu tuyến ở Việt Nam68 4.2.1 Mạng truyền hình cáp hữu tuyến Đài truyền hình Việt Nam68 4.2.2 Mạng truyền hình cáp hữu tuyến Đài truyền hình Hà Nội 70 Kết luận78 Phụ lục 79 Phụ lục A-1 Ví dụ danh mục cho dịch vụ IPPV 79 Phụ lục A-2 Các hình thức thanh toán trong giao dịch điện tử80 Phụ lục A-3 So sánh Euro-DOCSIS và DVB-RCC 81 Phụ lục B-1: Mô hình các phần tử nhiễu82 Phụ lục B-2: Tạp âm nền tương ứng băng tần tạp âm đường lên 82 Phụ lục C: Danh sách khu vực đã có truyền hình cáp 83 Các thuật ngữ viết tắt 87 Tài liệu tham khảo 91

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3724 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Modem cáp và dịch vụ băng rộng trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập trái phép đến các file hệ thống sử dụng các giao thức chia sẻ file chạy trên các phiên bản khác nhau của Microsoft Windows( Win 95, Win 98, Win NT ) TCP/IP NetBIOS( NBT) và khối bản tin hệ thống ( SMB). CM có giao diện LAN tốc độ cao để kết nối với thiết bị CPE. Các máy tính sử dụng hệ điều hành Window có thể chạy dịch vụ tên quảng bá NBT qua những giao diện này để chia sẻ thông tin tên, địa chỉ với các máy tính được gắn cùng cáp LAN. Khi hacker xác định được tên và địa chỉ của dịch vụ file và dịch vụ in chia sẻ, thì hacker có thể thiết lập một phiên NetBIOS điểm -điểm. Tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống chia sẻ, dịch vụ chia sẻ có thể được bảo vệ mật khẩu hoặc không. Vì vậy, sự khác nhau cơ bản giữa hệ thống modem cáp độc quyền và hệ thống đường dây thuê bao riêng là trong môi trường cáp hỗ trợ quảng bá các dịch vụ tên NBT. Nhà cung cấp dịch vụ cáp chỉ ra khả năng dễ bị xâm phạm này nhằm: + Làm cho người sử dụng nhận thức được vấn đề. + Yêu cầu người sử dụng vô hiệu hoá chia sẻ file và in ấn. + Hướng dẫn người sử dụng vô hiệu hoá sự chia sẻ. 3.4 So sánh với modem ADSL Modem cáp và modem ADSL đang là những giải pháp công nghệ truy nhập băng rộng nổi trội nhất hiện nay. Chương 1 đã trình bày tổng quan về các công nghệ này sau đây là các đặc điểm nổi bật nhằm so sánh các công nghệ này với nhau. * Modem cáp: + Sử dụng mạng truyền hình cáp làm cơ sở hạ tầng. + Là loại dịch vụ trực tuyến . + Nhiều thuê bao cùng chia sẻ một kết nối. Do vậy các vấn đề nảy sinh là an ninh và tốc độ không cố định. + Mạng truyền hình cáp được thiết kế ban đầu là quảng bá một chiều. Để kết nối được vào mạng Internet, một vấn đề phức tạp cần giải quyết là nâng cấp lên thành mạng hai chiều băng rộng. + Khi kết nối mạng Internet, mạng CATV coi như một mạng LAN ảo. + Dạng modem cáp cắm ngoài phổ biến hơn là dạng card PCI cắm trong. + Cấu hình truy nhập Internet từ mạng HFC được minh hoạ như hình 3-26. + Bộ định tuyến IP được đặt tại Headend. + Khối Proxy server hoặc khối nhớ đệm ( Cache) là tuỳ chọn và có thể được đặt tại Headend, làm nhiệm vụ lưu các bản sao của các địa chỉ truy nhập thường xuyên để gửi đến thuê bao nào có nhu cầu một cách nhanh chóng và giảm nghẽn cho mạng Internet. Hình 3-26: Cấu hình truy nhập Internet điển hình từ mạng HFC * Modem ADSL: + Công nghệ ADSL thuộc họ công nghệ đường dây thuê bao số ( xDSL) và dùng mạng điện thoại truyền thống làm cơ sở hạ tầng truyền thông. + Là loại dịch vụ trực tuyến . + Cung cấp dịch vụ thoại truyền thống đồng thời với truyền số liệu. + Mỗi kênh thuê bao là đường dành riêng không có sự chia sẻ. + Để triển khai dịch vụ này, các thiết bị của các công ty điện thoại phải được nâng cấp. + Hạn chế khoảng cách từ nhà thuê bao đến tổng đài là trở ngại trong việc tăng số lượng thuê bao. + Cấu hình truy nhập Internet từ mạng điện thoại dùng ADSL được minh hoạ ở hình 3-27. Hình 3-27: Cấu hình truy nhập Internet từ mạng điện thoại dùng ADSL - Phải có hai loại modem được sử dụng ở hai đầu đường dây đồng dùng truyền thoại trước kia để kết nối thuê bao vào mạng Internet. - Khối chuyến mạch sẽ tập trung các đường truy nhập vào các cổng của bộ định tuyến. - Một đường DS1 từ bộ định tuyến đến Internet có thể hỗ trợ từ 5 đến 55 thuê bao với mức sử dụng là 10 %. Còn một đường DS 3 có thể hỗ trợ lên đến 1500 thuê bao. * Bảng 3.6 liệt kê các điểm so sánh cơ bản hai loại modem trên : Đặc điểm Modem cáp Modem ADSL Tốc độ + 30 Mb/s đường xuống chia sẻ cho 500- 2000 thuê bao vẫn đảm bảo các ứng dụng không bị suy giảm chất lượng dịch vụ. + Băng tần được chia sẻ ở đường lên là 2 Mb/s + Đường xuống không chia sẻ nhưng tốc độ bit biến đổi từ 1,5 Mb/s ->6 hoặc 9 Mb/s tuỳ theo chất lượng đường dây đồng và khoảng cách kết nối đến tổng đài. + Đường lên không chia sẻ 16 -> 640 Kb/s Thông lượng Sự chia sẻ làm chất lượng dịch vụ bị xấu đi khi số lượng thuê bao cùng chia sẻ lớn. Giải pháp là bổ sung lưu lượng tuỳ theo: + Thói quen truy nhập của người dùng. + Thời điểm trong ngày. + Các ứng dụng mới cần băng tần lớn. Nhưng việc bổ sung kênh đường lên và xuống ở phổ tần phía trên là khả thi về mặt kĩ thuật song là rất tốn kém ( vì các bộ khuếch đại sẽ phải được điều chỉnh hay thay mới). Vì là dành riêng nên yếu tố này là ổn định. Nhưng băng tần đường lên bị giới hạn cũng là một yếu điểm khi các ứng dụng đối xứng như video telephony trở nên phổ biến. Giải pháp để tăng lưu lượng là thay mới đường trung kế( mở rộng từ node truy nhập vào mạng ) có dung lượng lớn hơn. Ví dụ như chuyển từ DS1 sang DS3 hoặc OC 3( 3x DS3). An ninh Có nhiều khả năng bị tấn công( như sử dụng sai mục đích, nghe trộm, ăn trộm dịch vụ ) hơn. Với kiến trúc điểm - điểm và kênh dành riêng khép kín nên ít bị ảnh hưởng hơn. Độ tin cậy Tất cả thuê bao cùng chung đường dây có thể bị tê liệt do các nguyên nhân: + Dây đứt. + Một modem cáp bị hỏng trên đường bus chia sẻ. + Một bộ khuếch đại hỏng gây mất nguồn nuôi cho các thiết bị xung quanh. + Mỗi thuê bao kết nối thêm vào đều gây nhiễu trong kênh đường lên và đường xuống Do hoạt trên cơ sở điểm- điểm nên những sự hư hại đó sẽ chỉ ảnh hưởng đến một thuê bao . Và dịch vụ cũng không bị ảnh hưởng bởi việc tăng lưu lượng hay tăng số lượng người sử dụng truy nhập vào mạng. Thích ứng dịch vụ thoại Có thể đáp ứng. Nhưng giải quyết vấn đề cấp nguồn vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Do đó dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng khi bị sự cố về nguồn. Có đáp ứng. Tổng đài điện thoại cấp nguồn nuôi nên dịch vụ sẽ không bị ảnh hưởng. Bảng 3.6 : Một số điểm so sánh giữa modem cáp và modem ADSL. 3.5 Một số nghiên cứu phát triển tương lai cho modem cáp Trong tương lai, modem cáp có thể được kết hợp chung với các chức năng kết nối mạng khác và các công nghệ mạng LAN để đơn giản hoá việc phân bố dịch vụ IP băng rộng đến từng gia đình thuê bao. Ở mức thấp nhất thì các phiên bản modem cáp đơn giản sẽ được đưa vào các máy tính cá nhân. Quá trình phát triển modem cáp trở thành cổng gia đình hiện đã bắt đầu diễn ra. Các bức tường lửa và bộ lọc nội dung cũng có thể được đưa vào trong modem cáp để cải thiện mức độ bảo mật trong môi trường máy tính gia đình. Các nhà khai thác có thể đơn giản hoá quá trình lắp đặt và khai thác, đồng thời có thể tạo ra các nguồn doanh thu tăng thêm bằng cách cung cấp các đặc tính này dưới dạng các một dịch vụ được quản lý. Các modem dạng cắm vào chạy ngay( plug- play) trên toàn cầu hiện đang được nghiên cứu và sẽ sớm đưa vào triển khai. Một số giao thức mạng LAN vô tuyến và hữu tuyến cũng đang được nghiên cứu bao gồm: Bluetooth, HiperLAN/2, Home PNA và mạng điện lực. Trong tương lai, một số thiết bị chuyên dụng như hộp đầu cuối STB và máy trò chơi cũng có thể được lắp đặt sẵn modem cáp bên trong. Các thiết bị này thậm chí có thể đảm nhiệm vai trò là các cổng gia đình. Chương IV: TRUY NHẬP INTERNET BĂNG RỘNG VỚI MẠNG CATV Ở VIỆT NAM 4.1 Tình hình phát triển các mạng truyền hình tại Việt Nam Hiện nay tại Việt Nam, có một số loại mạng cung cấp dịch vụ truyền hình: truyền hình quảng bá mặt đất, truyền hình cáp vô tuyến MMDS, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh, truyền hình cáp hữu tuyến CATV. Mỗi loại đều đang ở những giai đoạn phát triển riêng. * Truyền hình quảng bá mặt đất: Phát triển sớm nhất ở Việt Nam, đến nay vẫn đang là phương tiện truyền tải thông tin phổ biến nhất và duy nhất đến được hầu hết người dân Việt Nam. Tuy nhiên, loại hình này có một số nhược điểm như: + Hạn chế về chương trình xem, chất lượng phát sóng + Hạn chế vùng phủ sóng. + Hiện tượng gây mất mỹ quan đô thị và sự nguy hiểm của các cột anten dựng cao trên nóc các toà nhà ( hầu hết bằng tre, sắt lau ngày bị mục, rỉ gây đổ gãy khi có nhiều mưa bão ). + Sự tồn tại một số vùng “lõm sóng” sau các toà nhà cao tầng tại các thành phố lớn ( ví dụ một số vùng ở Hà Nội : phía sau khách sạn Deawoo, khách sạn Melia, tháp Hà Nội...). * Truyền hình cáp vô tuyến MMDS: Được triển khai tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997, được cung cấp dịch vụ bởi Hãng Truyền hình cáp Việt Nam với 13 kênh truyền hình cho khoảng 10.000 thuê bao tại mỗi thành phố. Các chương trình MMDS cung cấp khá phong phú và hấp dẫn: Ví dụ VCTV(thuộc Đài truyền hình Việt Nam) cung cấp 9 kênh trên MMDS: Kênh VCTV : Kênh giải trí tổng hợp biên tập riêng cho VCTV MTV: Ca nhạc quốc tế Discovery: Khám phá thế giới Star Movies, HBO: Phim Mỹ Optl: Tổng hợp tiếng Nga Cartoon network: Hoạt hình( ban ngày) CNN: Thời sự quốc tế TV5: Tổng hợp tiếng pháp ESPN, Star Sports: Thể thao quốc tế So với các hệ thống truyền hình trả tiền khác, hệ thống này có ưu điểm: + Triển khai mạng đơn giản: không cần kéo cáp đến tận thuê bao mà chỉ cần dựng cột anten sao cho “ thẳng tầm nhìn” với cột anten phát là có thể thu được và giải mã để xem. + Chi phí thấp: Các nhà cung cấp dịch vụ không mất thời gian, công sức và chi phí đào đường rải cáp, đảm bảo mỹ quan đô thị. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế lớn do truyền thông vô tuyến như: + Hạn chế vùng phủ sóng do hiện tượng che chắn là trở ngại lớn cho việc cung cấp dịch vụ MMDS đến với mọi người dân thủ đô. + Chịu tác động mạnh của nhiễu công nghiệp( mạng lưới điện, các thiết bị điện...) : Do sử dụng phương thức điều chế tín hiệu truyền hình tương tự không có khả năng chống nhiễu lại có môi trường truyền là sóng vô tuyến. + Chịu ảnh hưởng của thời tiết ( mưa to, sét), gây suy hao lớn dẫn đến giảm mạnh chất lượng tín hiệu khi xem. Đồng thời gây can nhiễu đến các đài vô tuyến khác + Chiếm dụng phổ tần vô tuyến quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. . + Khó khăn khi cung cấp dịch vụ truyền hình số( vì những nhược điểm trên nên các nhà sản xuất thiết bị cho truyền hình số qua MMDS đã không nghiên cứu và phát triển thêm nữa). + Không thể cung cấp dịch vụ hai chiều( vì sẽ chiếm dụng thêm dải tần và không có hãng thiết bị nào trên thế giới cung cấp các thiết bị đồng bộ phía phát và thu để cung cấp dịch vụ hai chiều. Bên cạnh những khó khăn trên, hệ thống MMDS phải chịu sự cạnh tranh lớn của các mạng truyền hình cáp hữu tuyến đang được triển khai. Thực tế gần đây, MMDS đã liên tục phải có các hình thức thu hút khách hàng như: chương trình khuyến mại của công ty truyền hình cáp SaiGon Tourist SCTV: Giá lắp đặt Số kênh truyền hình Trước 5/1/2002 4,2 triệu+ 2,2 triệu mua bộ giải mã 4 kênh trong nước + 12 kênh quốc tế Khuyến mại 5/1/2002 -6/1/2002 1,7 triệu. Mượn bộ giải mã đến khi hết thuê bao Phí thuê bao không đổi Khuyến mại 3/1/2003-3/3/2003 1,7 triệu. Mượn bộ giải mã đến khi hết thuê bao Phí thuê bao các kênh giảm mạnh. Từ ngày 1/9/2003 990.000đ( bao gồm VAT). Tặng 1 anten chuyên dùng và mượn bộ giải mã. 20 kênh (6 trong nước và 14 quốc tế). 2 kênh thể thao miễn phí. . * Truyền hình qua vệ tinh: Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có vệ tinh riêng, chưa có các kênh truyền hình trả tiền qua vệ tinh riêng. Các chương trình truyền hình qua vệ tinh được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và thông qua các vệ tinh nước ngoài. Người dân muốn đăng kí dịch vụ truyền hình qua vệ tinh cần phải được phép của Bộ Văn Hoá Thông Tin. Vì vậy, truyền hình qua vệ tinh ở Việt Nam gặp nhiều hạn chế : không có kênh truyền hình ngôn ngữ tiếng Việt, đăng kí dịch vụ phức tạp, và chi phí thuê bao cao. Chính vì những lý do này mà số thuê bao qua vệ tinh rất ít ở Việt Nam. Truyền hình Việt Nam đang xây dựng trạm phát lên vệ tinh băng tần Ku tại Vĩnh Yên, có khả năng cung cấp chùm từ 10-13 kênh chương trình. Nhưng khó khăn của dự án này là: + Việc xây dựng đủ số lượng chương trình để phát, cũng như tổ chức quản lý thuê bao ( nếu có thu tiền) hiện vẫn chưa được giải quyết. + Các đầu thu truyền hình qua vệ tinh hiện nay vẫn còn rất đắt tiền, vì thế dịch vụ này nếu được triển khai cũng không thể đáp ứng được nhu cầu của những người lao động có nhu cầu không cao. + Cấu hình hệ thống của trạm phát lên vệ tinh đó không thể đáp ứng được nhu cầu dịch vụ hai chiều ( Internet, truyền số liệu, VOD). Đó là khó khăn lớn cho xu hướng phát triển của loại truyền hình này. * Truyền hình cáp hữu tuyến: Từ hàng chục năm nay,tại các nước phát triển, truyền hình cáp hữu tuyến đã là giải pháp cung cấp dịch vụ truyền hình cho hầu hết các hộ gia đình. Có khả năng cung cấp nhiều chương trình và dịch vụ, chất lượng tín hiệu tốt và giá thuê bao hợp lý với đại đa số các hộ gia đình. Tại Việt Nam, loại truyền hình này đang được chú ý phát triển ở nhiều thành phố lớn như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương. Và một số khu vực khác đang có kế hoạch triển khai như: Tp. Biên Hoà ( Tỉnh Đồng Nai), Tp. Hạ Long( Tỉnh Quảng Ninh), Tỉnh Hà Tây, Tỉnh Thanh Hoá. 4.2 Hiện trạng và xu hướng phát triển của các mạng truyền hình cáp hữu tuyến ở Việt Nam 4.2.1 Mạng truyền hình cáp HFC thuộc Đài truyền hình Việt Nam a) Tình hình phát triển: Cuối tháng 3 năm 2001, Hãng truyền hình cáp Việt Nam( hiện nay là Trung tâm DVKTTH cáp- thuộc Đài truyền hình Việt Nam) đã công bố hoàn thành dự án xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến CATV trên phạm vi toàn quốc. Dự án này bắt đầu được khởi công vào đầu tháng 6/2001 thay thế mạng MMDS với dự kiến khi hoàn thành dự án sẽ cung cấp khoảng 20 kênh truyền hình , giá lắp đặt giảm 1/3 so với MMDS và sẽ cung cấp các dịch vụ tương tác và truyền số liệu. Tại thành phố Hải Phòng, Trung tâm DVKTTH cáp đã hợp tác với công ty Dịch vụ điện tử tin học cùng tham gia góp vốn, xây dựng thành công hệ thống CATV hữu tuyến( HFC). Hệ thống được khánh thành và đưa vào khai thác từ tháng 10/2001, có khả năng cung cấp đến 60 kênh truyền hình và dịch vụ khác. Hiện tại đang cung cấp 16 kênh truyền hình trong và ngoài nước. Đến cuối năm 2002, mạng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khoảng hơn 6000 thuê bao ( thuộc địa bàn nội thành). Tại thành phố Hải Dương, Trung tâm cũng đã hợp tác góp vốn với Đài truyền hình Thành phố Hải Dương xây dựng hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến ( HFC) đưa vào khai thác từ tháng 1/2003 với 15 kênh chương trình truyền hình trong nước và quốc tế chất lượng cao, nội dung phong phú. Tại Hà Nội, Trung tâm đang triển khai xây dựng mạng HFC với quy mô lớn ( phủ rộng ra toàn thành phố Hà Nội) và phục vụ cho tất cả đối tượng có thu nhập từ cao đến thấp. Trung tâm đang hợp tác với công ty Điện Lực Hà Nội cùng đầu tư xây dựng hạ tầng mạng cáp quang tại Hà Nội, phục vụ truyền hình cáp và thông tin Điện Lực. Hai bên đang tiến hành rất khẩn trương nhằm sớm hoàn thành để phục vụ nhân dân nhân dịp Seagame 2003. Đến tháng 7/2003, mạng truyền hình cáp hữu tuyến đã được lắp đặt, triển khai tại một số khu vực ở cả năm quận nội thành Hà Nội b) Một số nét cơ bản về mạng : Danh sách các khu vực đã được triển khai truyền hình cáp do Trung tâm thực hiện được liệt kê chi tiết trong phần phụ lục C. Bảng 4.1 trình bày các thông số kĩ thuật chính của mạng truyền hình cáp Hà Nội do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện: Cỏc thụng số kỹ thuật chớnh của mạng Truyền hỡnh cỏp hữu tuyến CATV tại Hà Nội Mạng cáp đồng trục Thụng số kỹ thuật Yờu cầu 1. Dải tần số Truyền đi (87¸860) MHz Truyền về (5¸65) MHz 2. Tiờu chuẩn truyền hỡnh Truyền hỡnh tương tự (Analog) Hệ truyền hỡnh PAL - G (hệ tiếng 5.5 MHz) Dải thụng của mỗi kờnh (RF) 8MHz Dải thụng Video (5¸6) MHz 3. Mức tín hiệu tại đầu cuối Truyền hỡnh tương tự (5¸10) dBmV 4. Cỏc chỉ số CSO; CTB; C/N (theo tiờu chuẩn EN 5083-7) CSO (Composite Second Order) £ -57dBc CTB (Composite Triple Beat) £ -57dBc C/N (Carrier to Noise) ³ 44dB Mạng cỏp quang Thụng số kỹ thuật Yờu cầu 1. Bước sóng sử dụng Bước sóng truyền đi (foward) l = 1550nm Bước sóng truyền về (reverse) l = 1310nm 2. Cỏp quang Loại sợi quang Single mode Tiờu chuẩn ITU-T G.652 3. Mỏy thu phỏt quang Tỷ số C/N ³ 55dB Mộo CSO (Composite second Order) £ -67dB Mộo CTB (Composite Triple Beat) £ -67dB Các kênh, tần số đang phát trên mạng CATV (Hệ PAL-G) Kờnh Tần số (MHz) Kờnh Tần số (MHz) Kờnh Tần số (MHz) Band VHF-H Band UHF Band UHF VTV1 183,25 CCTV4 511,25 Test 575,25 VTV2 191,25 SPORTS 519,25 CNN 583,25 VTV3 207,25 Cartoon 527,25 Movies 591,25 HN.TV 223,25 MTV 535,25 HBO 599,25 Band UHF OPT1 543,25 HT.TV 607,25 Discovery 471,25 BBC 551,25 VCTV 615,25 TV5 487,25 DW 559,25 Arirang 623,25 ESPN 503,25 Fashion 567,25 4.2.2 Mạng truyền hình cáp của BTS( thuộc Đài truyền hình Hà Nội) a)Tình hình phát triển Công ty dịch vụ truyền thanh và truyền hình Hà Nội-BTS( thuộc Đài truyền hình Hà Nội) cũng đã nghiên cứu triển khai xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến Hà Nội( HCATV) riêng so với Đài truyền hình Việt Nam . Sau 3 tháng thử nghiệm ( từ 30/4/2002 đến 30/7/2002 ), tại 7 khu vực nội thành Hà Nội( Cống Vị , Hàng Trống, Láng Hạ, Nam Thành Công, Phương Mai, Trung Tự), với hơn 1000 hộ thuê bao và 4000 hộ đăng kí ngoài vùng thử nghiệm, ngày 1/6/2003, HCATV đã chính thức phát với 12 kênh ( trong đó có 7 kênh quốc tế): - VTV1, VTV2, VTV3: Đài truyền hình Việt Nam . - Kênh tổng hợp của Đài truyền hình Hà Nội sản xuất riêng cho HCATV. - Các Đài truyền hình trong nước: Hải Phòng, Huế, TP. Hồ Chí Minh. - Cartoon Network. - Kênh tổng hợp Nga OPT1. - Discovery. - Kênh thể thao văn hoá ESPN. - MTV. - Kênh tổng hợp Trung Quốc CCTV4. - Kênh tổng hợp Pháp TV5. Do BTS hợp tác sử dụng một phần hệ thống cáp quang của Bưu Điện Hà Nội để truyền tín hiệu nên sản phẩm HCATV của họ có thể vươn tới nhiều khu vực hơn so với truyền hình cáp hữu tuyến của Đài truyền hình Việt Nam . b) Chi tiết dự án triển khai: * Các lựa chọn chuẩn, công nghệ, dịch vụ + Lựa chọn giải pháp công nghệ cho mạng phân phối tín hiệu truyền hình cáp hữu tuyến: Theo kinh nghiệm các nhà điều hành mạng cáp Châu Âu và Châu Mỹ: Phần lớn trục trặc của mạng CATV xảy ra do các bộ khuếch đại và các thiết bị cấp nguồn nằm rải rác trên mạng vì thế việc định vị, sửa chữa và khắc phục chúng thông thường không thể thực hiện nhanh được nên ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng. Khi cung cấp dịch vụ hai chiều, các bộ khuếch đại phải có thêm môđun khuếch đại cho tín hiệu đường lên, lúc đó số phần tử tích cực càng tăng làm cho độ ổn định mạng càng giảm. Hiện nay có xu hướng không sử dụng các phần tử tích cực nữa dù phải hi sinh bán kính phục vụ của mạng và số lượng thuê bao phục vụ ở mỗi node hoặc là phải chi phí lớn để kéo cáp quang đến gần nhà thuê bao hơn. Mạng đó được gọi là mạng HFC thụ động( HFPC-Hybrid Fiber Passive Coaxial). Đây là giải pháp công nghệ được chọn cho mạng truyền hình cáp HCTAV. + Phương thức truyền tín hiệu video trên mạng: Trước tiên triển khai dịch vụ truyền hình tương tự, sau đó sẽ triển khai truyền hình số. Đây là sự lựa chọn quan trọng để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ khác dẫn đến sự thành công của dự án. Do hầu hết các máy phát hình tại các đài truyền hình trên cả nước cũng như máy thu hình của người dân đều là thiết bị tương tự theo chuẩn PAL D/K. Nên chi phí ban đầu thấp cho cả thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ. Các thiết bị tương tự không quá phức tạp so với thiết bị số nên chi phí vận hành bảo dưỡng thấp dẫn đến giá thuê bao giảm. Tuy nhiên , truyền hình tương tự có khả năng chống nhiễu thấp và không thể thực hiện được các dịch vụ truyền hình tương tác, truyền hình độ phân giải cao. Truyền hình số sẽ thay thế truyền hình tương tự là xu thế tất yếu. Sự phát triển của truyền hình số ở Châu Âu và Châu Á( trừ Nhật Bản và Hàn Quốc) là rất hạn chế, trong khi hầu hết tất cả các mạng CATV hữu tuyến tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã thực hiện cung cấp dịch vụ truyền hình số cho các thuê bao song song với các dịch vụ truyền hình tương tự truyền thống. BTS chọn giải pháp không triển khai rộng rãi truyền hình số giai đoạn đầu mà chỉ đầu tư thiết bị tại phạm vi hẹp để triển khai thử nghiệm chuẩn bị triển khai rộng rãi ở giai đoạn sau. Có một số lý do sau: Hệ thống thiết bị tại Headend dành cho truyền hình số hiện nay đã có sẵn trên thị trường nhưng chi phí đầu tư rất lớn( gấp 1,5 đến 2 lần hệ thống thiết bị trung tâm cung cấp truyền hình tương tự). Do vậy, nếu muốn cung cấp cả hai loại dịch vụ số và tương tự thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ rất cao. Thuê bao muốn thu được tín hiệu truyền hình số thì cũng phải trang bị một bộ đầu thu và giải mã tín hiệu truyền hình số. Đây là khoản đầu tư ban đầu rất lớn nên sẽ có rất ít thuê bao tham gia đăng kí sử dụng dịch vụ này. + Lựa chọn chuẩn cho truyền hình số qua mạng cáp: Trên thế giới hiện nay đang tồn tại 3 chuẩn cho truyền hình số mặt đất là ATSC( Mỹ), ISDB-T( tổ chức DiBEG- Nhật Bản), DVB-T( Châu Âu). Nhiều nước trên thế giới đã tiến hành thử nghiệm và chọn chuẩn quốc gia, trong đó có 84% chọn chuẩn của Châu Âu, 13% chọn chuẩn của Mỹ. Tại Việt Nam, ngày 26/3/2001, Đài truyền hình Việt Nam đã chọn chuẩn truyền hình số mặt đất của Châu Âu-DVB-T cho ngành truyền hình Việt Nam . Hiện nay, mới chỉ có DVB đưa ra chuẩn truyền dẫn truyền hình số qua mạng cáp hữu tuyến cả một chiều và hai chiều( DVB-C và DVB-RCC). Tuy chưa được là chuẩn chính thức trên thế giới song DVB-C đang được lựa chọn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, trong những năm qua, do chưa chú trọng triển khai mạng truyền hình cáp trên diện rộng nên cũng chưa có chuẩn nào được chọn chính thức cho truyền hình số qua mạng cáp hữu tuyến. BTS chọn chuẩn DVB-C cho truyền hình số qua mạng cáp HCATV. + Triển khai dịch vụ Internet và truyền số liệu: Nếu mạng HCATV cung cấp được dịch vụ truy nhập Internet và truyền số liệu tốc độ cao thì Việt Nam sẽ có thêm một nhà cung cấp dịch vụ Internet. Điều này sẽ thúc đẩy tích cực sự phát triển Internet ở Việt Nam . Hiện nay thiết bị trung tâm để cung cấp dịch vụ Internet và modem cáp để thuê bao truy cập dịch vụ rất sẵn có trên thị trường với giá một modem cáp chỉ khoảng 100 đôla Mỹ. Vì mạng này có thể cung cấp dịch vụ với tốc độ cao hơn rất nhiều so với phương thức gián tiếp của Bưu Điện, kết hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển Internet ở Việt Nam , dịch vụ và mức giá này là hoàn toàn có thể được thuê bao chấp nhận. BTS chọn giải pháp triển khai thử nghiệm dịch vụ này cuối giai đoạn 1 để chuẩn bị cho giai đoạn sau. + Lựa chọn chuẩn truyền số liệu: Hiện nay đang tồn tại hai chuẩn nổi bật cho truyền dẫn số và các dịch vụ tương tác trên mạng truyền hình cáp hữu tuyến là DOCSIS và DVB-RCC. Trong đó DVB-RCC ra đời chậm hơn DOCSIS 1.0 hơn một năm. DOCSIS được phát triển tại Bắc Mỹ nên các thông số của nó sẽ không phù hợp với mạng cáp tại Châu Âu và Việt Nam( trừ Euro-DOCSIS ). Khi so sánh giữa Euro-DOCSIS và DVB-RCC( về khả năng kĩ thuật, năng lực truyền dẫn, khả năng ứng dụng ở Việt Nam), BTS cho rằng: + Các thiết bị DVB-RCC và Euro-DOCSIS hoạt động độc lập với DVB-C. Do đó lựa chọn DVB-RCC không có ý nghĩa làm cho hệ thống hoạt động đồng bộ hơn là giải pháp chọn Euro-DOCSIS. + Thống kê cho thấy, số lượng các hãng sản xuất cung cấp các thiết bị theo chuẩn DVB-RCC rất ít so với DOCSIS và Euro-DOCSIS. + Hầu hết các hệ thống truyền hình cáp tại Châu Âu đều lựa chọn Euro-DOCSIS. Có thể nói rằng DVB-RCC không được ủng hộ như DVB-C. BTS lựa chọn Euro-DOCSIS cho các dịch vụ truyền số liệu và dịch vụ tương tác qua mạng HCATV. * Các lựa chọn giải pháp thiết kế xây dựng mạng: + Phân bố dải tần tín hiệu: Hầu hết các hệ thống HFC tại Mỹ hiện nay đều phân bố dải thông cho kênh hướng lên nhỏ hơn nhiều so với kênh hướng xuống. Nhiễu hệ thống chủ yếu xuất hiện tại các tần số thấp, phần cuối của phổ tần, càng làm cho dải thông hướng lên nhỏ đi. Do yêu cầu dải thông hướng lên ngày càng tăng, các thiết bị truyền hình cáp mới ra đời đều hỗ trợ cho phương thức phân bố dải tần mới: hướng xuống lên đến 870 MHz( tăng 100 MHz ), hướng lên là 5-65 MHz ( tăng gấp đôi). BTS chọn phân bố dải tần theo phương án này cho mạng HCATV + Phương án triển khai hệ thống mạng truyền tải quang: Với mục tiêu: Khả thi khi triển khai mạng trên địa bàn, Tối đa số lượng thuê bao, Tối đa khả năng cung cấp dịch vụ, Bảo đảm chất lượng dịch vụ, Vốn đầu tư thấp, Bảo đảm khả năng điều hành tốt, Có khả năng nâng cấp hệ thống mạng, BTS lựa chọn giải pháp:Sử dụng sợi quang của mạng điện thoại thuộc Bưu Điện Hà Nội( BĐHN) để truyền tín hiệu và đặt các node quang tại các bưu cục. Giải pháp này đem lại những thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Tận dụng những sợi quang chưa sử dụng hết trong các đường cáp quang của BĐHN. Giảm chi phí lớn cho vật tư, thiết bị, chi phí lắp đặt hệ thống cáp quang mới. 156 bưu cục trên khắp thành phố, được xây dựng dựa trên sự tính toán tỉ mỉ về tốc độ phát triển dân số, hướng mở rộng mạng trong tương lai, là thuận lợi lớn cho việc lắp đặt các hub sơ cấp, hub thứ cấp. Giảm chi phí xây dựng trạm, chi phí đầu tư hệ thống cấp nguồn cho hub. Khó khăn: Mạng quang của BĐHN đã được đầu tư từ lâu và được nâng cấp nhiều đợt khác nhau. Do đó tính đồng bộ mạng không cao, sử dụng nhiều loại cáp được sản xuất theo các tiêu chuẩn khác nhau. Trong khi đó tín hiệu truyền hình CATV yêu cầu chất lượng cáp quang rất nghiêm ngặt về độ suy hao, chỉ số tán sắc..... Nên có những khu vực không đạt yêu cầu để đưa vào khai thác CATV mà phải đầu tư mới. Mạng quang này là tài sản cố định của ngành Bưu Điện, nên khi đưa vào khai thác BTS phải thanh toán một khoản kinh phí thuê đường truyền dẫn. Do chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý của các đơn vị BĐHN, Đài truyền hình Hà Nội, BTS khác nhau, nên có nhiều khó khăn trong việc kết hợp, hỗ trợ nhau để điều hành hệ thống mạng , nhất là khi khai thác các dịch vụ hai chiều. Do vậy, hệ thống mạng quang sẽ được BTS chủ động đầu tư và không lệ thuộc vào hệ thống sẵn có trên địa bàn. + Kích thước node quang cho mạng đồng trục: Kích thước node quang là số lượng thuê bao được cung cấp dịch vụ tại node quang. Đây là thông số quan trọng hàng đầu khi thiết kế mạng, nó ảnh hưởng đến một số thông số mạng: Tốc độ bit tín hiệu hướng lên của mỗi thuê bao. Cấu hình mạng truy nhập. Khả năng cung cấp dịch vụ cho thuê bao hiện tại và tương lai. Khả năng phát triển và nâng cấp mạng trong tương lai. Một hệ thống mạng được xây dựng thông thường phải đáp ứng được yêu cầu sử dụng ít nhất trong 15 đến 20 năm và phải có khả năng nâng cấp để đáp ứng những năm tiếp theo. Không phải bất cứ hộ gia đình nào có mạng cáp đi qua đều đăng ký dịch vụ và không phải tất cả các thuê bao đều đăng ký dịch vụ truyền số liệu và Internet. Vì vậy, BTS chọn một node quang bao phủ khoảng 500 hộ gia đình để triển khai mạng truy nhập đồng trục. *Phân đoạn đầu tư thiết bị theo từng giai đoạn: Giai đoạn 1 Từ năm 2002 đến 2004: Từ năm 2004 đến 2006 + Đầu tư hệ thống thiết bị trung tâm cung cấp 13-15 kênh truyền hình tương tự theo chuẩn quốc gia. + Triển khai 4 hub ở nội thành Hà Nội. + Triển khai hệ thống vòng ring kết nối các hub sơ cấp và trung tâm. + Triển khai các hub thứ cấp trên các địa bàn đông dân và có cơ sở hạ tầng ổn định. + Triển khai mạng vòng ring kết nối các hub sơ cấp và các hub thứ cấp. + Lắp đặt các node quang. + Kết nối các node quang với các hub sơ cấp theo dạng hình sao. + Triển khai mạng đồng trục thụ động tại các khu vực có khách hàng yêu cầu. + Đầu tư thiết bị sản xuất chương trình . + Triển khai thiết bị DVB-C thử nghiệm cung cấp 5 chương trình truyền hình số có mã hoá. + Triển khai các thiết bị tách/ ghép, truyền số liệu tại trung tâm và các hub sơ cấp để cung cấp dịch vụ truyền số liệu hai chiều. + Triển khai hệ thống CMTS theo chuẩn Euro-DOCSIS tại trung tâm, cung cấp dịch vụ truyền số liệu và Internet cho 10% tổng số thuê bao của giai đoạn 1(khoảng 5000 thuê bao ). + Triển khai hệ thống thiết bị truy nhập có điều kiện đảm bảo cho 5 kênh truyền hình số DVB-C thử nghiệm và 5000 thuê bao dịch vụ truyền số liệu và Internet. Giai đoạn 2 Từ năm 2006 đến 2007 Năm 2008 đến 2010: + Triển khai mở rộng địa bàn giai đoạn 1. + Lắp đặt thêm hệ thống để cung cấp thêm 10-15 kênh truyền hình tương tự, thêm 20-25 kênh truyền hình số DVB-C. + Triển khai mới các hub sơ cấp trên các địa bàn khác trong thành phố Hà Nội. + Triển khai thêm thiết bị hệ thống CMTS phục vụ cho 15000 thuê bao Internet và truyền số liệu. + Mở rộng hệ thống truy nhập có điều kiện để cung cấp thêm 20-25 kênh truyền hình và 15000 thuê bao Internet và truyền số liệu. + Đầu tư thêm thiết bị sản xuất chương trình. + Tiếp tục phát triển thuê bao trên các địa bàn đã có mạng cáp đi qua. + Triển khai dịch vụ truyền hình theo yêu cầu ( VoD) cho 5 % tổng số thuê bao của cả hai giai đoạn ( tức là 12.570 thuê bao ). c) Cấu hình mạng: Hiện tại, cấu hình mạng truyền hình cáp hữu tuyến Hà Nội được minh hoạ như trong hình 4-1. Còn hình 4-2 là mô tả cấu hình triển khai mạng hai chiều giai đoạn sau. Hình 4-1 Cấu trúc mạng truyền hình cáp hữu tuyến Hà Nội Hình 4-2 Cấu hình mạng HFC hai chiều Hà Nội Kết luận Quá trình thực hiện đồ án giúp em hiểu rõ thêm về phương thức truy nhập băng rộng qua mạng CATV hai chiều( Cấu hình và hoạt động của mạng CATV hai chiều, vấn đề chuẩn hoá các modem cáp trên thế giới, cấu trúc hoạt động của modem cáp và CMTS, các vấn đề an ninh, nhiễu, quản lý ....với hoạt động của modem cáp) và đặc biệt là thực tế triển khai phương thức truy nhập này tại Việt Nam thông qua hai mạng truyền hình cáp hữu tuyến của Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Hà Nội. Những ưu điểm hơn hẳn một số phương thức truy nhập khác cho thấy đây là một giải pháp truy nhập băng rộng đầy hứa hẹn. Thực tế rằng số lượng modem cáp có mặt trên thị trường đang tăng rất nhanh. Tại Việt Nam giải pháp này cũng đang được gấp rút triển khai vào cuối giai đoạn 1 đầu tư của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình ở Việt Nam. Do vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài là sát với thực tế và đồng thời có tính mở để các vấn đề nghiên cứu tiếp theo như: các vấn đề về quản lý mạng truyền số liệu qua modem cáp, tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến đường lên... có nền tảng ban đầu về mạng modem cáp. So với các ưu điểmcủa những công nghệ truy nhập băng rộng khác, HFC hai chiều vẫn còn phải cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực. Do đó vẫn cần có sự tìm hiểu nghiên cứu hoàn thiện giải pháp này để nó có được sự phát triển vững chắc trong tương lai. A-1 Ví dụ danh mục lựa chọn theo thời gian cho loại dịch vụ IPPV PPV và IPPV là một loại dịch vụ trên cơ sở truyền hình trong mạng CATV. Có nhiều loại danh sách ( menu) khác nhau trên màn hình tivi của thuê bao để người xem dễ lựa chọn chương trình. Các menu được phân loại theo đối tượng liệt kê là: tiêu đề các bộ phim, thời điểm chiếu, thể loại chương trình, đối tượng người xem..... Trên menu đó, các nhà khai thác cáp cũng có thể chèn các biểu tượng của mình để quảng cáo. Hình dưới đây minh hoạ một loại danh sách sắp xếp theo thời gian để minh hoạ cho những mô tả trên: Hình A-1: Ví dụ danh sách lựa chọn theo thời điểm chiếu Đây là hình ảnh chiếu trên màn hình tivi người sử dụng khi người đó đang xem lại việc đặt mua bộ phim “Batman Forever” tốc độ PG 13, thời điểm chiếu từ 8 giờ đến 9 giờ 30 tối, với giá tiền là $ 2.99. Khi bộ phim được chọn mua, các thông tin thanh toán ( thời điểm chiếu, ngày, tiêu đề, giá tiền...) sẽ được phát đi không thời gian thực và tốc độ thấp đến hệ thống server tính cước tại Headend thông qua kênh đường lên ngoài băng. đồng thời những thông tin đó cũng được lưu lại trong bộ nhớ của STB tại nhà thuê bao. A-2 Các hình thức thanh toán trong các giao dịch điện tử Có hai hình thức thanh toán cho những cuộc giao dịch trong thương mại điện tử hiện nay đó là: e-cash( ngân phiếu điện tử ) hoặc credit card( thẻ tín dụng). e-cash: Hiện nay có ba loại e-cash chính là: anonymous cash, micro-payments, smart card. + Với anonymous cash, việc thanh toán giống như là trong thanh toán thực, người sử dụng có thể tiêu ở bất kì đâu mà không cần xác nhận người đó là ai. Một ví dụ cho trường hợp này là eCash. Trong hệ thống eCash, ngân hàng kí lên số liệu thanh toán thì đúng ngân hàng đó sẽ kiểm tra chữ kí của mình và tính hợp lệ của tài khoản thanh toán khi có người đệ trình lên để thanh toán giá trị. Phần mềm eCash này có nhược điểm là vấn đề quản lý khoá phức tạp cùng với việc phát hành và kiểm tra các chữ số từ hàng triệu khách hàng, thương gia yêu cầu thanh toán. + Với micro-payments, thuê bao có thể thực hiện các thanh toán lẻ, có thể coi như là một người sử dụng đang tiêu dùng những đồng xu trong thế giới thực. Vì các phương thức thanh toán lẻ này chỉ liên quan đến các cuộc giao dịch dưới $10 nên sẽ là không kinh tế nếu sử dụng thẻ tín dụng và loại ngân phiếu anonymous cash. Ví dụ thực tế của loại này là hệ thống Pay2See sử dụng một hệ thống thanh toán như kiểu trình duyệt , nó mã hoá các trang web mà người sử dụng muốn vào phải trả tiền. + Với smart card, các thẻ điện tử có thể lưu giới hạn một số ngân phiếu trong chúng. Vì thế hầu hết các STB số đều có gắn bên trong một đầu đọc thẻ này nên các nhà khai thác cáp có thể tải về một số ngân phiếu nhất định vào thẻ để dùng cho các giao dịch thương mại điện tử. Ví dụ thực tế một số hệ thống hiện có là: Barclay coin, Net Fare, Mondex, Smart Card Axis. Credit card: được sử dụng giống như trong giao dịch giữa con người với con người. Có hai loại thanh toán là: + Loại 1 yêu cầu thuê bao đánh số thẻ tín dụng của mình vào trong ứng dụng thương mại điện tử khi người đó quyết định mua một hàng hoá nào đó trên mạng. Lúc đó thông tin về Credit card được gửi ( có thể mã khoá hoặc không) qua mạng cáp đến Web server của thương gia đó. + Loại 2, còn được gọi là E-wallet, được lưu trữ an toàn trong STB. Đây là chương trình phần mềm chứa thông tin thanh toán và thẻ tín dụng của thuê bao. Ưu điểm của loại này là thuê bao không phải đánh số thẻ của mình mỗi khi muốn mua một mặt hàng nào đó trên mạng. A-3 So sánh Euro-DOCSIS và DVB-RCC: Euro-DOCSIS dựa trên cơ sở của DOCSIS 1.0/1.1 nhưng lại cho phép hỗ trợ lớp vật lý của mạng cáp ở Châu Âu( tiêu chuẩn DVB- ITU J.83 phụ lục A) và lớp MAC là theo tiêu chuẩn DOCSIS. Do đó Euro-DOCSIS tỏ ra có nhiều ưu thế so với DVB-RCC: + Euro-DOCSIS có hiệu năng cao hơn: Vì DVB-RCC bị giới hạn kĩ thuật điều chế không thể nâng cấp lên 16 QAM cho đường lên, do đó số lượng bit trên hert sẽ thấp hơn. + Euro-DOCSIS có QoS cao hơn: Euro-DOCSIS đóng gói 8 hoặc 16 byte (thay vì một tế bào ATM 53 byte cố định) nên sẽ linh hoạt hơn, hỗ trợ đầy đủ QoS cho các loại dịch vụ CBR, VBR, ABR. + Euro-DOCSIS hỗ trợ trực tiếp TCP/IP còn DVB-RCC phải gián tiếp bao gói đơn vị dữ liệu trong ATM AAL5 nên bị hạn chế bởi việc phân mảnh và tái hợp( SAR). Trong khi gói IP phổ biến ở đường lên là 64 byte thì DVB-RCC sẽ phải yêu cầu tới hai tế bào ATM nên kém hiệu quả hơn. + Euro-DOCSIS thừa kế thế mạnh của DOCSIS là tích hợp tính bảo mật trong phần cứng. + Tính mềm dẻo của lớp MAC và lớp PHY là rất bị hạn chế trong DVB-RCC. Bảng B-1: Mô hình các phần tử nhiễu X(t) là tín hiệu đầu vào; Y(t) là tín hiệu đầu ra; + Nhiễu đầu vào + Méo đường chung A là biên độ Hum (ví dụ A= 0.05: 5% điều chế Hum) Nhiễu pha và dịch tần H(t) đáp ứng bộ lọc thông thấp. H1(t)= cos(2pDf.t+f) Tạp âm cụm g(t) là hàm cổng thời gian tuần hoàn Tạp âm nhiệt Tạp âm xung + Vi phản xạ, + Đáp ứng mạng cáp Bảng B-2: Tạp âm nền tương ứng với một số băng tần tạp âm đường lên Băng tần tạp âm (KHz) 100 200 300 400 500 600 700 Tạp âm nền (dBmV) -75.2 -72.2 -70.4 -69.2 -68.2 -67.4 -66.7 Băng tần tạp âm (MHz) 0,8 0,9 1 2 3 4 5 6 Tạp âm nền (dBmV) -66,2 -65,7 -65.2 -62.2 -60.4 -59.2 -58.2 -57.4 Danh sách khu vực đã có truyền hình cáp Trung tâm dịch vụ KTTH cáp - Đài truyền hình Việt Nam Tại Hà Nội- Tháng 7-2003 Quận Ba Đỡnh: Khu vực phường Cống Vị (CC03) - Tập thể nhà xuất bản Sự Thật,  - Tập thể KHXH & NV,  - Tập thể Bộ tư lệnh lăng,  - Làng Kim Mó Thượng (ngừ 10b, 10c),  - Nhà X2, H1,H2,  - Phố nối Kim Mó thượng-Phan Kế Bớnh,  - Ngừ 39, 41, 49, 53, 61, 76, 94, 95 phố Linh Lang,  - Tập thể Ban Tụn Giỏo Chớnh phủ,  - Ngừ 2 Nguyễn Văn Ngọc, khu nhà 5 tầng phố Nguyễn Văn Ngọc. Khu vực phường Đội Cấn (ngừ 195) (CC08) Gồm cỏc nhà: B1, B2, B5 và khu nhà 2 tầng sau nhà B2. Khu vực phường Thành Công (CC11-CC13) * Bắc Thành Cụng (CC11) - Nhà A1 đến A6, A14 đến A16, B1 đến B6, C1 đến C4 và C7 đến C10; - Nhà D1, D2, D4, D5, D8, D9, D10, G1 đến G4 và Tập thể X25; - Nhà H1 đến H7, K1 đến K3, K7 và K8, ngừ 2 và ngừ 2a Phố Nguyờn Hồng - Tập thể hồ cỏ Thành Cụng - Ngừ 25, 71, 90, 92 Phố Lỏng Hạ - Tập thể 78, 80 Lỏng Hạ, TT Viện Cụng nghệ, TT Bỏo Nhõn Dõn. * Nam Thành Cụng (CC13) - Nhà M2, M7 đến M13 và G5, G6, G16 đến G19, G22, G23, G24; - Nhà B1 đến B9, B11 đến B23, B26; Dóy 16 đến 22; - Đường Vũ Ngọc Phan: Khu nhà C1 đến C6, C9, C10, ngừ 9, 15, 19, 25, 27, 36, 41, 42, 65; - Đường Nguyên Hồng: nhà A4 TT Đại học Luật, C9, C10, C18; các ngừ 17, 18, 26, 28, 34, 45, 62, 68 - Đường Huỳnh Thúc Kháng, Đường số 1, 2, 3; ngừ 9, 18, 29, 49, Tập thể Cục Bản Đồ 51, 55, TT Ảnh Địa Hỡnh, TT Ban Cơ Yếu Chính Phủ, TT Dầu khí 59 HT Kháng, TT Lưu Trữ Địa Chất. - Ngừ 91, 94, 97, 99 Đường Nguyễn Chí Thanh, Tập thể trường ĐH Luật - Ngừ 562 Đường Láng - Ngừ 9, 17, 21 Hoàng Ngọc Phỏch  Khu vực Nguyễn Trường Tộ - Phố Mạc Đĩnh Chi, Ngũ Xó, Trấn Vũ, Phú Đức Chính, Cửa Bắc, Phạm Hồng Thái, Hàng Than, Hoè Nhai, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Khắc Nhu, Ngừ Yờn Thành, Chõu Long, Lạc Chớnh, An Xỏ, Phỳc Xỏ, Nghĩa Dũng, Phố Tõn Ấp       - Đường Yên Phụ từ số nhà 1 đến số nhà 84 - Ngừ Hàng Bỳn (trừ số nhà 50 đến số nhà 54 chưa lắp được) Quận Cầu Giấy: Khu phố Hoa Bằng, phường Yên Hoà (CC01) - Tập thể giỏo viờn, một phần tổ 9, tổ 11, 15, 18, 19, 20, tập thể 134. - Tập thể 361, phường Yên Hoà (CC02): tổ 1, từ tổ 3 đến tổ 6, một phần tổ 7. Khu vực phường Nghĩa Tân (CC04) - Khu A: từ nhà A8 đến A12, từ A4 đến A16, A19, A20, từ A23 đến A26 - Khu B: B1 đến B12, B19, B20 - Khu C: C1 đến C10 - K2, K3: phố Nghĩa Tân (số 32 đến 100), phố Tô Hiệu (số 19 đến 69) .Quận Hai Bà Trưng: Khu vực Nguyễn Cụng Trứ (CC15) - Toàn bộ Phố Bà Triệu  - Phố Ngụ Thỡ Nhậm: từ số 82 đến ngừ 4 Hoà Mó - Phố Hoà Mó: từ ngó tư phố Huế đến Ngô Thỡ Nhậm - Phố Mai Hắc Đế: từ số 2 đến 38; từ số 1 đến 45C - Phố Tuệ Tĩnh, Thi Sỏch - Phố Huế: từ 1 đến 173; từ 102 đến 214, toàn bộ Ngừ Huế - Phố Lũ Đúc, Phố Đồng Nhân -  Đỗ Ngọc Du - Phố Trần Xuân Soạn, Phù Đổng Thiên Vương, Lê Ngọc Hân, Lê Văn Hưu - Phố Lê Gia Định, Phố Hương Viên, Dốc Thọ Lóo, Phố Nguyễn Cụng Trứ - Các khu tập thể: Dệt Kim, Rượu Hà Nội, Cơ khí Trần Hưng Đạo, Bộ Công Nghiệp, Vệ Sinh Dịch Tễ và khu tập thể 190 Lũ Đúc - Phố Lê Đại Hành, Vân Hồ, Phố Trần Cao Vân, Yên Bái 1, Yên Bái 2 - Phố Thịnh Yên, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đỡnh Chiểu, Trần Khỏt Chõn - Đại Cồ Việt, Phố Hoa Lư Khu vực Bỏch Khoa (CC05) - Nhà A1, E1 đến E3, E5 đến E7, K1 đến K11, K14, K16 đến K20, F7, F10s. - Dóy 17 đến 19, 23 đến 25, 35 (A,B), 36,38 đến 42, 59 đến 66 và dóy 70. - Ngỏch 40 và Ký tỳc xỏ sinh viờn nước ngoài Quận Đống Đa: Khu vực phường Phương Mai (CC06) - Nhà A8, A9, A11, A14 , A15, từ E1 đến E4, từ E6 đến E10, E25 - Nhà 11 đến 17, D1, D2c, Dcb, DL1, D3, D6, D7 và D9; - Ngừ 4. Ngỏch 4 và ngừ 2/ ngỏch 2 (nhà T1, T2). - Từ nhà C1 đến nhà C15 - Nhà D1, D2 (a-b-c-d), từ nhà D3 đến nhà D9, D17, D18, D8A, D8B,  - Nhà B3, B4,B7, B8, B10 - Nhà K13 - Ngừ 6, ngừ 15, ngừ 180, ngừ 281 phố Phương Mai - Tập thể Điện Lực 1 Phương Mai - Ngừ 9, 11, 27, 30, 31, 36, 46, 65, 73, 81, nửa đầu ngừ 89, 91 Lương Định Của - Phố Đông Tác, ngừ 19, 26, 37, 39 - Ngỏch 4/35, 4/27, 4/15, 4/26, 4/22, 4/14 Khu vực Trung Tự  - Toàn bộ khu tập thể Trung Tự Khu vực Kim Liờn - Cỏc nhà E3, D2A, H5, A12, A15, B24, ngừ 41 Đông Tác và khu B Kim Liên.  Khu vực phường Nam Đồng (CC12) - Nhà A1 đến A8, A15, A17, D1 đến D4, D9 đến D12 - Nhà C1 đến C4 và K15 Khu vực Thỏi Thịnh - Toàn bộ mặt phố Thỏi Thịnh - Ngừ Thỏi Thịnh 1, 2, 51, 67, 79, 96, ngừ Thịnh Quang, cỏc ngừ chớnh từ đường Láng Hạ đến số nhà 200. - Phố Trung Liệt - Khu vực sau nhà trẻ Hoa Hồng. - Các nhà: D7,8,9,10,11 – G1,2,3 – E1,2,3,4,5 – I1,2,3,8,11,13,14,15,17 – A4 đến A8 – C1,2,3,4,5 – B1,2,3 - B5 đến B7. - Phố Thỏi Hà: toàn bộ mặt phố bờn số lẻ - Phố Tây Sơn: bên số chẵn từ số nhà 210 đến số nhà 438 Quận Hoàn Kiếm: Khu vực Hàng Mó ( CC09) - Phố: Lý Nam Đế, Phùng Hưng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Tố  - Đường Thành, Nhà Hoả, Bát Đàn, Cửa Đông - Hàng Khoai, Phan Đỡnh Phựng, Hoố Nhai, Phan Huy Ích - Ngừ Hàng Bỳn, Yờn Ninh, Nguyễn Trung Trực - Lê Văn Linh, Hàng Mó, Hàng Vải, Hàng Than  - Cống Đục, Nguyễn Quang Bớch, ngừ Trạm, Hàng Điếu - Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Đậu, Quán Thánh, Gầm Cầu. Khu vực Hàng Buồm (CC07) - Phố:Đào Duy từ, Hàng Bạc, Hàng Bè, Đinh Liệt, Hàng Mắm, Cầu Gỗ, Nguyễn Hữu Huân, Hàng Thùng, Hàng Buồm, Hàng Giầy, Hàng Đường - Ngừ Gạch, Hàng Chiếu, Tạ Hiền, Thanh Hà, Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Trần Nhật Duật, Mó Mõy, Hàng Dầu, Hàng Quạt, Hàng Bồ - Hàng Phốn, Hàng Thiếc, Hàng Hũm, Hàng Đồng, Hàng Bông, Hàng Gai - Hàng Nún, Hàng Gà. Thuốc Bắc, Lũ Sũ, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thỏi Tổ - Hàng Tre, ngừ Phất Lộc, Yờn Thỏi và Nguyễn Siờu Khu vực Phường Trần Hưng Đạo (CC10) - Phố Trần Quốc Toản, Liờn Trỡ, Hạ Hồi, Khu tập thể số 5 Quang Trung,  - Trần Hưng Đạo, Thợ Nhuộm, Ngô Văn Sở, Trương Hán Siêu,  - Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, ngừ Dó Tượng, Bà Triệu CÁC TỪ VIẾT TẮT 2B1Q 2-binary, 1Quaternary Mã 2B1Q AAL ATM Adaptaion Layer Lớp thích ứng ATM ADC Analog to Digital Converter Bộ chuyển đổi tương tự /số ADSL Asymmetric Digital Subcriber Line Mạch vòng thuê bao bất đối xứng AGC Automatic Gain Control Tự động điều chỉnh hệ số khuyếch đại AM Amplitude Modulation Điều chế biên độ ANSI American National Standards Institute Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ APC Automatic Power Control Tự động điều chỉnh công suất ARP Address Resolution Protocol Giao thức chuyển đổi địa chỉ ATM Asynchronous Transfer Mode Phương thức truyền dẫn dị bộ ATSC Advanced Television System Committee ATU-C ADSL Transmission Unit-CO Khối truyền dẫn ADSL phía tổng đài ATU-R ADSL Transmission Unit-Remote Khối truyền dẫn ADSL phía thuê bao xa AWGN Add White Gauss Noise Nhiễu tạp âm Gauss trắng cộng Backbone Hệ thống truyền thông đường trục kết nối nhiều thiết bị mạng với nhau có tốc độ truyền dẫn cao BER Bit Error Rate Tỉ lệ lỗi bit Bit/s Bit per second Bit trên giây BRI Basic Rate Interface Giao diện tốc độ cơ sở Bridge tap Cầu nối rẽ là nhánh của đôi dây xoắn không kết cuối được đưa vào để mở rộng mạch vòng thuê bao C/N Carrier/ Noise Tỷ số sóng mang trên nhiễu CAP Carrierless Amplitude Phase modulation Điều chế biên độ pha không sử dụng sóng mang CATV Cable television Truyền hình cáp CDMA Code Division Multiple Access Kỹ thuật đa truy nhập phân kênh theo mã CLEC Competitive Local Exchange Carrier Công ty viễn thông nội hạt cạnh tranh CM Cable Modem Modem cáp CMTS Cable Modem Termination System Hệ thống kết cuối modem cáp CO Central Offices Trung tâm chuyển mạch hoặc tổng đài nội hạt CPE CustomerPremises Equipment Thiết bị kết cuối tại nhà thuê bao DAC Digital to Analog Converter Chuyển đổi số/tương tự DAVIC Digital Audio Visual Council DBS Direct Broadcast Satelline Phát vệ tinh quảng bá trực tiếp DCT Discrete Cosine Transform Biến đổi cosin rời rạc DLC Digital Loop Carrier Mạch vòng thuê bao số DMT Discrete Multitone Điều chế đa âm tần rời rạc DOCSIS Data-Over-Cable Service Interface Specifications Đặc tả giao diện truyền dữ liệu qua mạng cáp DSL Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số DSLAM DSL Access Module Khối ghép kênh truy nhập DSL DVB Digital Video Broadcast E1 Đường truyền tốc độ 2,048 Mbit/s theo tiêu chuẩn châu Âu EC Echo Canceller Thiết bị khử tiếng vọng EDF Erbium-Doped Fiber Sợi eribium EDFA Erbium-Doped Fiber Amplifier Khuyếch đại quang sợi ETSI European Telecommunications Standard Institute Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu FCC Federal Communications Commision Uỷ ban Viễn thông liên bang Mỹ trực thuộc chính phủ đưa ra các qui định cho ngành công nghiệp viễn thông, vô tuyến và truyền hình FDD Frequency Division Diplexed Phương thức truyền dẫn song công phân chia theo tần số FDM Frequency Division Modullation Ghép kênh phân chia theo tần số FEC Forward Error Correction Sửa lỗi trước FEXT Far End Crosstalk Xuyên âm đầu xa FITL Fiber In The Loop Mạch vòng quang FP Fabry Perot Khoang cộng hưởng Fabry-Ferot FSK Frequency Shift Keying Khoá pha theo tần số FTTB Fiber To The Building Cáp quang đến toà nhà FTTC Fiber To The Curb Cáp quang tới cụm dân cư FTTCab Fiber To The Carbinet Cáp quang đến Cabinet FTTEx Fiber to the Exchange Cáp quang đến tổng đài FTTH Fiber To The Home Cáp quang tới tận nhà FTTN Fiber To The Node Cáp quang tới tận Node FTTO Fiber To The Office Cáp quang tới các cơ quan nhỏ GOP Group of Pictures Nhóm ảnh Guardband Băng tần bảo vệ Handshake Thủ tục bắt tay HDSL High-bit-rate DSL Đường dây thuê bao số tốc độ bit cao HDTV High Definition Television Truyền hình độ phân giải cao HFC Hybrid Fiber-Coax Mạng lai cáp đồng trục HPF High Pass Filter Bộ lọc thông cao Hub Khối trung tâm IDSL IDSN DSL Công nghệ đường dây thuê bao số tốc độ 128 kbit/s IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers Hiệp hội kỹ sư điện và điện tử ILEC Incumbent Local Exchange Carrier Công ty viễn thông nội hạt độc quyền IP Internet Protocol Giao thức Internet IPPV Impulse Pay Per View Dịch vụ xem phim trả tiền ngay ISDN Intergrated Services Digital Network Mạng số đa dịch vụ ISI InterSymbol Interference Nhiễu giao thoa giữa các ký tự ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet ITU International Telecomunication Union Liên minh viễn thông quốc tế IVOD Interactive Video On Demand Dịch vụ video theo yêu cầu tương tác LAN Local Area Network Mạng cục bộ LLC Logical Link Control Điều khiển liên kết logíc LMDS Local Multipoint Distribution System Hệ thống phân bố đa điểm nội hạt LPF Low Pass Filter Bộ lọc thông thấp MAC Media Access Control Điều khiển truy nhập phương tiện MDF Main Distribution Frame Giá phối dây chính MMDS Multichanel Multipoint Distribution System Hệ thống phân phối đa điểm đa kênh MODEM Modulation/Demodulation Điều chế/giải điều chế MPEG Motion Picture Experts Group Nhóm chuyên gia ảnh động MUX Multiplexer Bộ ghép kênh NA Numerical Aperture Khẩu độ số NEXT Near End Crosstalk Xuyên âm đầu gần NF Noise Figure Nhiễu NF NIC Network Interface Card Card giao diện mạng NID Network Interface Device Thiết bị giao diện mạng NRZ Non Return zero Mã đường truyền NRZ NTSC National Television System Committee NTU Network Termination Unit Khối kết cuối mạng NVOD Near Video On Demand Dịch vụ video gần theo yêu cầu OI Optical Isolator Khối cách ly ONU Optical Network Unit Khối mạng quang OOB Out-Of-Band Ngoài băng PAL Phase Alteration Line PAM Pulse Amplitude Modulation Điều chế biên độ xung PBX Private Branch Exchange Tổng đài cơ quan (nội bộ) PCM Pulse Code Modulation Điều mã xung PDU Packet Data Unit Gói đơn vị dữ liệu PHY Physical Vật lý PMD Physical Media Dependent Lớp phụ thuộc môi trường vật lý POTS Plain Old Telephone Service Dịch vụ thoại thông thường PPP Point-to-Point Protocol Giao thức điểm nối điểm PPV Pay Per View Dịch vụ trả tiền theo lượng phim xem PRI Primary Rate Interface Giao diện tốc độ sơ cấp PSD Power Spectral Density Mật độ phổ công suất PSTN Public Switch Telephone Network Mạng điện thoại công cộng QAM Quarature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương QoS Quality of Service Chất lượng của dịch vụ QPSK Quadrature Phase Shift Keying Khoá dịch pha cầu phương RF Radio Frequency Tần số vô tuyến RFI Radio Frequency Interference Nhiễu tần số vô tuyến RJ.45 Modul kết nối 8 dây tiêu chuẩn SAR Segmentation and Re-Assembly Phân mảnh và tái hợp SCM Secondary Carrier Modulation Điều chế sóng mang phụ SDSL Single pair DSL Mạch vòng thuê bao số một đôi dây SMF Single Mode Fiber Sợi quang đơn mode SNMP Simple Network Manage Protocol Giao thức quản lý mạng đơn giản SNR Signal Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên nhiễu SYN Synchronization Symbol Ký hiệu đồng bộ TC Transmission Convergence Hội tụ truyền dẫn TCM Trellis Code Modulation Điều chế được mã hoá lưới TDM Time Division Multiplexing Ghép kênh theo thời gian VDSL Very High-speed DSL Công nghệ thuê bao số tốc độ rất cao VoD Video on Demand Video theo yêu cầu WLL Wireless Local Loop Mạch vòng vô tuyến nội hạt xDSL x Digital Subscriber Loop Họ công nghệ đường dây thuê bao số Tài liệu tham khảo: Albert A. Azzam, High-Speed Cable Modems, Mcgraw-Hill, 1997 Donald Raskin và Dean Stoneback, Broadband Return Systems For Hybrid Fiber/Coax Cable TV Networks, 1997 Shlomo Ovadia, Broadband Cable TV Acess Network: From Technology To Application , Prentice Hall PRT, 1997 Đài PTTHHN, Dự án xây dựng mạng truyền hình cáp hữu tuyến Hà Nội , 9/2002 M&M (theo Ericsson Review No 1/2001), Bài viết: “ Modem cáp xa lộ băng rộng đến từng nhà”, Tạp chí Bưu Chính viễn thông( tháng 10 + tháng 11-2002 6. CableLabs, Security in DOCSIS-based Cable Modem Systems, 8/1999 C.Smythe, P.Tzerefos và S.Cvetkovic, CATV Infrastructures And Broadband Digital Data Communications, University of Sheffield, UK, 1/5/1999 David Fellows , DOCSIS™ Cable Modem Technology, ComPATHTM , High speed data & Internet Access over cable television, 1/1/2003 Tom Quigley, Euro-DOCSIS/DVB-RC Comparison, Broadcom Corporation, 7/5/1999 C. Smythe, P.Tzerefos, V.Sdralia, V.Rangel, G.Manson và S. Cvetkovic , Cable Modems And The Return Channel Path For Interactive Services: DOCSIS vs. DVB – A Performance Evaluation, 1/5/1999 Victor Rangel Licea, A Comparison of The DVB/DAVIC, DOCSIS and IEEE 802.14 Cable Modem Specifications- Communications Network & Switching, The University of Sheffield, UK ITU-T Recomendation H.262: Video Codec for Audiovisual Service at px64 kbits ITU-T Recomendation H.263: Video Coding for Low Bit-rate Communication Walter Goralski, ADSL & DSL Technology” , McGraw-Hill, 1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67200 kilobooks.com.doc
  • pdf67200 kilobooks.com.pdf