Đề tài Một công việc xa xứ dài ngày tại EL SALVADOR

Tìm nơi học ổn định cho con cái họ. Hạnh phúc của gia đình nhân viên mình khi chuy ển đến một xã hội mới, có một phần trách nhiệm của các cơ quan tổ chức mà họ đang phục vụ. Nếu những điều kiện ban đầu để hòa nhập vào xã hội mới không tốt, dễ dẫn đến bị sốc về văn hóa và mất thời gian khá lâu họ mới có thể thích nghi. Trong thời gian này, công việc bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi nhưng nếu có sự chuẩn bị và hòa nhập tốt vào xã hội mới, gia đình họ sẽ hạnh phúc, họ mới có thể tập trung cho công việc. Đây là bước đầu tiên, nhưng rất quan trọng, quyết định nhân viên này có đảm trách tốt công việc mới hay không.

pdf26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2429 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một công việc xa xứ dài ngày tại EL SALVADOR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP  BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : MỘT CÔNG VIỆC XA XỨ DÀI NGÀY TẠI EL SALVADOR GV: TS.LÊ THÀNH LONG Nhóm thực hiện: Nhóm 6 1. Trịnh Thị Kiều Diễm 2. Lê Minh Đức 3. Lưu Thái Hiệp 4. Trần Ngọc Quỳnh Lâm 5. Nguyễn Thị Kim Ngân 6. Lê Đình Nghi 7. Trương Thị Kiều Oanh 8. Trần Văn Quí 9. Phan Đình Thái 10. Đoàn Minh Tuấn 11. Trương Dũng Anh Khoa Tp. Hồ Chí Minh, 5/2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP  BÀI TẬP NHÓM MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : MỘT CÔNG VIỆC XA XỨ DÀI NGÀY TẠI EL SALVADOR GV: TS.LÊ THÀNH LONG Nhóm thực hiện: Nhóm 6 1. Trịnh Thị Kiều Diễm 2. Lê Minh Đức 3. Lưu Thái Hiệp 4. Trần Ngọc Quỳnh Lâm 5. Nguyễn Thị Kim Ngân 6. Lê Đình Nghi 7. Trương Thị Kiều Oanh 8. Trần Văn Quí 9. Phan Đình Thái 10. Đoàn Minh Tuấn 11. Trương Dũng Anh Khoa Tp. Hồ Chí Minh, 5/2008 Mục lục MỤC LỤC NỘI DUNG CASE: MỘT CÔNG VIỆC XA XỨ DÀI NGÀY TẠI EL SALVADOR...........................................................................................................1 Ngày 10 tháng 12 năm 1998: Lời mời làm việc ...................................................1 Ngày 17 tháng 12 năm 1998: Quyết định .............................................................2 1. Sự ổn định chính trị của khu vực này như thế nào? .......................................2 2. Công việc của tôi như thế nào? .....................................................................3 Từ tháng 1 -3 năm 1999: Sắp xếp trước khi khởi hành .........................................3 Tháng 5 năm 1999: Chuyến đi của Joanna đến El Salvador ..................................5 Câu hỏi thảo luận: ................................................................................................8 SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC CỘNG HÒA EL SALVADOR.........................................9 1. Địa lý và khí hậu ..............................................................................................9 1.1. Địa lý .........................................................................................................9 1.2. Khí hậu ......................................................................................................9 2. Dân số, dân tộc và tôn giáo ...............................................................................9 2.1. Dân số .......................................................................................................9 2.2. Dân tộc .................................................................................................... 10 2.3. Tôn giáo .................................................................................................. 10 2.4. Ngôn ngữ ................................................................................................. 10 3. Lịch sử ........................................................................................................... 10 4. Thể chế và cơ cấu hành chính ......................................................................... 11 4.1. Chính phủ ................................................................................................ 11 4.2. Các đảng phái chính trị ............................................................................ 11 4.3. Cơ cấu hành chính ................................................................................... 12 5. Kinh tế ........................................................................................................... 12 5.1. Tổng quan ................................................................................................ 12 5.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế ............................................................................... 14 6. Ngoại thương ................................................................................................. 14 7. kinh doanh với El Salvador – một số thông tin nên biết ................................. 15 Mục lục 7.1. Chứng từ xuất nhập khẩu ......................................................................... 15 7.2. Thuế và thuế suất ..................................................................................... 15 7.3. Các mặt hàng cấm nhập khẩu ................................................................... 16 7.4. Các yêu cầu về nhãn mác ......................................................................... 17 7.5. Tạm nhập ................................................................................................. 17 TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................................ 19 Câu hỏi số 1: ...................................................................................................... 19 Joanna nên chuẩn bị thêm: .............................................................................. 19 Để hòa nhập, Joanna nên: ............................................................................... 19 Câu hỏi số 2: ...................................................................................................... 20 John nên đi El Salvador vì .............................................................................. 20 Joanna nên đi vì: ............................................................................................. 20 Câu hỏi số 3: ...................................................................................................... 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 22 Nội dung case 1 NỘI DUNG CASE: MỘT CÔNG VIỆC XA XỨ DÀI NGÀY TẠI EL SALVADOR Ngày 10 tháng 12 năm 1998: Lời mời làm việc Chuông điện thoại reo lên khi vợ chồng John và Joanna Lafferty vừa khui chai rượu chào mừng những người bạn đến thăm căn hộ mới của họ tại Toronto, Canada. John, một thanh niên với ngoại hình gầy ốm, một thương nhân phất lên rất dễ dàng và nhanh chóng, tạm thời rời khỏi cuộc vui, bước xuống bếp để tiếp cuộc điện thoại. Kể từ khi lấy nhau, John và Joanna rất vui mừng vì cuối cùng họ đã có thể cùng nhau xây dựng cuộc sống lứa đôi trong cùng một thành phố. Là một nhà phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế Mỹ Latin, công việc đòi hỏi John phải làm việc ở nhiều nơi từ Peru, Bolivia cho đến Guatemala, trong vòng hơn 3 năm trở lại đây anh phải liên tục thực hiện theo các nhiệm vụ có thời gian kéo dài từ 3 đến 4 tháng tại những nơi này. Mặc dù rất thích những thách thức, sự phiêu lưu, con người, nền văn hóa tại những nơi anh đã làm việc tuy nhiên John vẫn muốn có một căn nhà ổn định tại Toronto nơi Joanna đang làm việc với tư cách là một chuyên viên về quản trị nhân sự. 6 tháng trước ngày cưới của họ, John nhận lời đề nghị làm việc cho một cơ quan phi chính phủ tại Toronto có chức năng nghiên cứu phát triển quĩ, hành lang pháp lý cho dân tỵ nạn chính trị từ Trung Mỹ. Suốt thập niên 80, hàng vạn người tỵ nạn từ Trung Mỹ đã di chuyển đến Canada để trốn chạy các cuộc thanh trừ chính trị và xâm phạm nhân quyền trong chiến tranh. John đã có nhiều kinh nghiệm về công việc này từ khi làm việc ở Guatemala nên tổ chức này kỳ vọng rất nhiều vào năng lực của anh. Lao vào làm với toàn bộ nhiệt huyết John nhanh chóng thành danh, nổi tiếng là người am hiểu có khả năng giải quyết các các vụ việc liên quan đến tỵ nạn chính trị. Bước xuống nhà bếp để lấy thêm ly uống rượu, Joanna nghe thấy chồng đang nói chuyện qua điện thoại bằng tiếng Tây Ban Nha. Mặc dù có học qua tiếng Tây Ban Nha từ trường đại học nhưng cô vẫn cảm thấy khó để nắm bắt được vấn đề đang thảo luận rất nhanh và từ những lời độc thoại của John. Tuy nhiên cô nghe được “ Me allegre mucho “ và với vẻ mặt mỉm cười đắc ý của John lúc đó thì không thể nào lầm lẫn được, cô thầm nghĩ khi trở lại phòng khách: “ Đó là một tin tốt lành “ Nội dung case 2 Công việc của John với tổ chức phi chính phủ của Canada đã nhận được sự chú ý từ Ủy ban quốc gia về người tỵ nạn Hoa Kỳ, có tổng hành dinh đặt tại Geneva, nơi anh vừa trở về sau một tuần viếng thăm và tham dự hàng loạt các cuộc phỏng vấn. Trong khi chưa tìm ra một cơ hội mới nào với công việc hiện tại thì lời đề nghị công việc mới từ Geneva là quá hấp dẫn và không thể nào từ chối được. John trờ lại phòng khách với nụ cười thật tươi: “ Hãy dẹp hết mấy chai rượu này, khui champagne ăn mừng đi. U.N vừa đề nghị tôi một công việc cực kỳ hấp dẫn “ “ Tại Geneva ?“ Joanna hỏi với thái độ rất hồ hởi. Nụ cười của John lúc này còn rạng rỡ hơn nữa: “ Không, ở El Salvador “ Ngày 17 tháng 12 năm 1998: Quyết định Công việc tại El Salvador khoảng 2 năm, như một nhân viên văn phòng phụ trách Chương trình Tổ chức việc hồi hương của những người tị nạn El Savador và phát triển những chương trình đảm bảo những người hồi hương được bảo vệ và có đựơc cuộc sống ổn định trong cộng đồng khi họ trở về. Vị trí này sẽ báo cáo cho Charge de Mission của văn phòng El Salvador. Văn phòng này tọa lạc tại thủ đô, San Salvador, công việc đòi hỏi phải đi công tác thường xuyên đến các cơ quan công quyền khác nhau và các trại tị nạn xuyên suốt đất nước El Salvador, Nicaragua, Guatemala, và Honduras. Công việc đầy thách thức đã kích thích John rất rất nhiều, John cũng tin rằng đây là cơ hội đặc biệt hiếm có để anh có thể tạo sự khác biệt thật sự cho cuộc sống những người tị nạn tại Trung Mỹ. Chắc chắn rằng anh muốn công việc này, tuy nhiên, anh chỉ đi nếu Joanna thật sự bằng lòng và vui vẻ đi cùng. Hai vấn đề có lẽ đè nặng trong đầu Joanna: 1. Sự ổn định chính trị của khu vực này như thế nào? Chính trị của El Savador rất phức tạp và khó để hiểu, các câu chuyện dường như rất khác nhau phụ thuộc vào nguồn thông tin. Như Joanna thu thập thông tin, chiến tranh dân sự tại El Savador đã kết thúc năm 1992 với sự hòa giải hòa bình của Liên Hiệp Quốc giữa chính quyền bảo thủ của Quốc gia cộng hòa Alliance (Arena) và mặt trận giải phóng quốc gia Cộng Sản Farabundo Marti (FMLN). Trong suốt chiến tranh, Hoa Kỳ đã hỗ trợ Nội dung case 3 4 tỉ cho chính quyền và quân đội, trong khi Liên Xô hỗ trợ FMLN. Tổ chức nhân quyền đã đưa ra khoảng 40,000 trong số 70,000 người bị chết trong 12 năm chiến tranh. Tuy nhiên, hiệp định hòa bình đã giảm quân đội, giải tán lực lượng cảnh sát tham nhũng, loại bỏ việc xâm phạm nhân quyền, giải giáp quân đội FMLN, cho phép nó trở thành đảng phái chính trị hợp pháp. Đất nước đã bắt đầu duy trì tiến trình tiến tới hòa bình và dân chủ. Những thông tin và bài báo mà họ nhận được từ những người El Salvador và người El Salvador sống ở nước ngoài vừa hồi hương về nước gần đây đề nghị rằng cuộc sống tại thủ đô San Salvador tương đối an toàn. Về mặt kinh tế, đất nước mở cửa hơn với thế giới, những nhà máy xuất khẩu lớn được thành lập, tư nhân hóa phát triển và cải cách hướng đến khuyến khích đầu tư nước ngoài. Có những khu vực chịu sự kiểm soát của lực lượng quân đội, Joanna nói rằng cô có thể mong cuộc sống bình thường. Họ muốn được sống tại nơi được bảo đảm an toàn cao nhất, khu vực dành cho đại sứ nước ngoài. Họ cũng muốn sống và du lịch với hộ chiếu ngoại giao liên hiệp quốc, cho họ sự an toàn tuyệt đối. 2. Công việc của tôi như thế nào? Đến El Salvador là điều cuối cùng mà Joanna nghĩ khi cô kết hôn cùng John sáu tháng trước. Joanna làm việc 3 năm tại Toronto với chức vụ tư vấn nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp MBA. Cô thông minh và đầy tham vọng, công việc cô đang tiến triển tốt. Khi cô rất hạnh phúc với hôn nhân, cô cũng muốn sự chuyên nghiệp và độc lập tài chính. Ngoài ra, Toronto không những là thành phố chuyên nghiệp, mà còn là quê hương, là bạn bè và là gia đình của cô. Tuy nhiên, Joanna sẵn sàng thay đổi, cô cũng luôn thèm muốn giống John cảm giác phiêu lưu liên quan đến công việc. Có lẽ đây là cơ hội cho cô phát triển kỹ năng quản lý nhân sự trong môi trường quốc tế. Sau nhiều buổi trao đổi, họ quyết định John chấp nhận công việc mới. Từ tháng 1 -3 năm 1999: Sắp xếp trước khi khởi hành Khi John xác nhận với văn phòng Geneva rằng anh ấy đã nhận được sự phân công công tác, anh ấy sẽ được sắp xếp di chuyển tới San Salvador vào cuối tháng 3 và Joana sẽ đến vào tháng sau. Sự phân công này thường được thông báo cho những nhân viên có gia đình trước một khoảng thời gian để họ có thể ổn định công việc trước khi gia đình họ Nội dung case 4 cùng chuyển đến. Trường hợp này có ý nghĩa đối với gia đình Lafferty và có một vài thuận lợi.  Đầu tiên, việc này cho phép Joanna có nhiều thời gian hơn để hoàn thành nốt những dự án cố vấn hiện tại của cô ấy tại Toronto và khéo léo rời khỏi công ty hiện nay. Cô ấy vốn đã nổi tiếng là rất chuyên nghiệp và cô ấy muốn bảo đảm rằng những khách hàng sẽ nhớ đến cô ấy một cách đầy thiện cảm khi cô ấy quay lại vào hai năm sau.  Thứ hai là, John có thể tiến hành việc sắp xếp được nhà cửa trước khi Joana đến. Những người quản lý của John sẽ cung cấp dư thừa về tài chính và những hỗ trợ hậu cần cho nhân viên trong việc tìm kiếm chỗ ở, tuy nhiên theo kinh nghiệm trong thời gian qua John cũng biết rằng để thuyết phục những nhà bất động sản địa phương và các đơn vị chính quyền tại vùng trung Mỹ có thể gặp nhiều bực dọc. Những công việc này thường rất đơn giản khi ở Toronto chẳng hạn thảo lên hợp đồng cho thuê và lắp đặt đường dây điện thoại cố định, dường như không phải theo bất kỳ một hệ thống hay thủ tục nào cả. “Ngày mai” có thể là tuần tới hoặc ngay cả khi đến tháng sau. Sự kiên nhẫn, khả năng linh động và khả năng giao tiếp tốt luôn luôn được yêu cầu, hiếm khi giận dữ. Khi John gặp phải những bất tiện và khó đoán của những dịch vụ địa phương tại trung Mỹ thì anh ấy không chắc rằng Joana sẽ có những phản ứng ban đầu như thế nào. John đã có sự ảnh hưởng lớn đến người dân vùng Trung Mỹ và hi vọng rằng Joana sẽ đồng cảm tốt về văn hóa. Tuy nhiên, John hi vọng ít nhất những phần chính của việc chuẩn bị cuộc sống đã có tiến triển trước khi cô ấy dời đến El Salvador càng trôi chảy càng tốt.  Cuối cùng, thời gian còn lại sẽ cho phép Joana có nhiều cơ hội để chuẩn bị cho việc di dời. Joana đã từng tham gia khóa học MBA về quản lý nhân sự quốc tế và quen với những cú sốc văn hóa trong các công việc quốc tế. Cô ấy rút ra từ khóa học rằng việc chuẩn bị trước khi khởi hành và hòa nhập với văn hóa sẽ tạo ra một khác biệt quan trọng trong việc giúp đỡ người nhân viên và gia đình của họ thích nghi với môi trường nước ngoài. Joana dự tính sẽ đọc và học được càng nhiều lịch sử, chính trị của El Salvador như cô ấy có thể. Cô ấy cũng hăng say trau dồi tiếng Tây Ban Nha trước khi đến, và ngay khi quyết định rằng họ sẽ đến El Salvador được đưa ra, cô ấy đã đăng ký ngay những khoá học ban đêm sáu giờ một tuần. Nội dung case 5 Trong một buổi tối, khi Joana đi bộ về nhà từ lớp học tiếng Tây Ban Nha với sự hài lòng về kết quả kiểm tra cách phát âm cô ấy nhớ lại buổi đàm thoại của cô ấy với Joan Taylor. Joan là vợ của một chuyên viên cấp cao của Altron, một công ty của Canada có nhiều văn phòng khắp Châu Mỹ La Tinh. Gia đình Taylor mới trở về sau 2 năm công tác ở thành phố Guatemala và Joana đã liên lạc với Joan để có thêm một vài hiểu biết về cuộc sống thực tế. Joan bắt đầu “Joana thân mến, bạn sẽ có một cuộc sống rất tốt tại vùng Trung Mỹ hoặc hầu hết các nước đang phát triển mà chồng bạn sẽ được phân công công tác. Bạn sẽ sống tốt hơn bất kỳ nơi nào khác”. Joan ghẹo bạn và nói “Chị thận trọng về “hiện tượng cái lồng vàng”” Joana lại hỏi : “Cái gì “ “Như những người quản lý công ty hay những nhà ngoại giao của thế giới thứ ba, chúng ta sống trong một cuộc sống tương đối cao, chắc chắn một mức sống khác xa so với thế giới bên ngoài những gì mà chúng ta có thể có ở những quốc gia của chúng ta. Mọi thứ ở đó là dành cho bạn, và mọi thứ đều làm vì bạn. Giống như bạn đang sống trong một cái lồng bằng vàng. Có người thích nó, và trở nên khá hăm hở. Sau một khoảng thời gian em sẽ không thể tưởng tượng được thậm chí đến cả việc làm một cái bánh sandwich cho chính mình nữa…” Hừm, lúc đó Joana thầm nghĩ. Điều đó chắc chắn không bao giờ xảy ra với tôi. Vì tôi là một chuyên gia. Đây là cơ hội học hỏi hiếm có và tôi sẽ làm tất cả những gì có thể. Tháng 5 năm 1999: Chuyến đi của Joanna đến El Salvador Joanna đến nơi vào một buổi chiều êm dịu, thật tuyệt vời để hít thở không khí ấm áp sau một mùa đông ở Toronto. Cô hứng khởi để gặp John và chỉ hơi thất vọng về việc đi xe đến San Salvador với một tài xế trẻ người Salvador, Julio Cesar. Trên đường rời sân bay, cô cảm thấy khó chịu khi nghe những lời đùa cợt của anh tài xế này, dường như có sự kỳ thị mình. Joanna đã rất tự tin về khả năng tiếng Tây Ban Nha trong lớp ở Toronto, nhưng bây giờ cô không thể hiểu từ nào Julio Cesar nói. John thấy được điều này, anh cố gắng dịch cho Joanna nghe, nhưng cô bắt đầu cảm thấy kiệt sức và chán nản. Nội dung case 6 John tự hào về căn nhà anh đã thuê, nó ở cạnh đại sứ quán Mêxico và cách câu lạc bộ tennis một block nhà, các thành viên của câu lạc bộ này đều là những người đồng hương. Anh nghĩ rằng điều này sẽ tạo một môi trường tốt cho Joanna để cô ấy khỏi nhớ nhà ở Bắc Mỹ. Căn nhà 20 phòng gây ấn tượng lớn với sàn lót bằng gạch terrazzo và 2 khu vườn lớn. Joanna tự hỏi sẽ làm gì với không gian rộng lớn thế này. Căn nhà tạo cảm giác an toàn bằng những thanh kim loại trên tất cả các cửa sổ và những bức tường cao khoảng 3.5m bao quanh. “John, đây không phải là một căn nhà, đây là một pháo đài”, Joanna sửng sốt thốt lên. John nói: “Vâng, anh biết nó hơi lớn. Nhưng đây là khu vực được khuyến cáo là khu vực sống an toàn. Một căn nhà nhỏ hay một căn hộ không có trong khu vực này. Hầu hết những gia đình sống ở đây là những người nước ngoài hay người Salvador rất giàu có. Hầu hết họ sống gắn bó và cần khoảng không lớn”. “Nhưng em không muốn người nào nữa sống cùng chúng ta” “Nào… anh muốn em gặp chị Maria”. Joanna theo John ra khỏi xe và vào nhà, cô được giới thiệu với một người phụ nữ có vóc dáng nhỏ bé, nước da nâu, trong bộ quần áo cứng. “Chị Maria đã làm việc cho gia đình từng sống ở đây trước kia, và điều dễ hiểu là chị ấy có thể ở lại đây. Chị ấy sống cách đây vài dãy nhà, vì vậy chị ấy sẽ về nhà mỗi tối”. Sau một tuần, Joanna mới nhận ra rằng Maria làm bán thời gian. Maria có thể giặt đồ bằng tay trong bể xi măng và phơi ngoài trời, việc nhỏ này có thể mất cả ngày. Những ngày sau đó, chị ta có thể ủi, việc này có thể thêm mất một ngày nữa. Joanna ngồi ghế trên gác đọc sách, báo, đầu cô choáng ngợp ý nghĩ tội nghiệp cho Maria về việc cô ấy phải giặt đồ trong chậu xi măng. Joanna dự định sẽ mua một máy giặt và tự mình đặt đồ mình vào máy. Nhưng khi nghe John trả Maria 6USD một ngày, cô rất bất ngờ. John giải thích rằng đây là điều thông thường khi trả công cho một phụ nữ bản địa khi họ làm việc cho những người Salvador hay người ngoại quốc giàu có. Những người này thường sống trong những túp liều đặt ở những khe núi quanh thành phố. Một vài gia đình có điện, nhưng đa số, bao gồm Maria, phải nấu ăn bằng lửa và thắp sáng bằng đèn cầy. Joanna bắt đầu trả thêm tiền công cho Maria bằng phong bì. Nội dung case 7 Joanna hy vọng trở thành bạn của Maria, cô muốn ăn trưa mỗi ngày cùng Maria và học hỏi ngôn ngữ của người địa phương. Joanna nhận ra rằng tiếng Tây Ban Nha cô đã học ở trường khác rất nhiều những gì cô nghe ở đây. Mặt dù vậy, Maria ngại ăn cùng bàn với Joanna, chị khăng khăng đòi phục vụ Joanna ăn trước trong phòng ăn rồi sau đó mới ăn ở bậc thềm nhà. Joanna không thích việc này nên cô thường xuyên ăn trưa ở nhà hàng gần câu lạc bộ tennis. Còn nhiều thứ khác khiến Joanna cáu. Một ngày cô mang xe đi rửa trên xa lộ. Thình lình con trai Maria xuất hiện và xin rửa xe cho cô, bực mình nhất là Senora biết được cô muốn làm gì. Một lần khác, Joanna đào xới để trồng cây trong vườn thì sáng hôm sau một người nói rằng là cháu của Maria, cậu ta muốn làm vườn cho Joanna. Joanna cảm thấy không ổn về cuộc sống của mình ở đây. Nếu ở nhà, cô muốn một mình ngồi đọc sách và nghiên cứu. Trước khi có việc, Joanna nhận thấy việc này rất thú vị. Joanna cảm thấy thất vọng về sự khác nhau giữa công ty quốc tế và công ty địa phương. Hầu hết các công việc ở đây là ghi chép, việc này thì cô có quá thừa khả năng. “Tôi không học MBA để làm một thư ký văn thư!” cô giận dữ nghĩ vậy. Nhưng sau đó cô lại buồn bã nghĩ rằng “Tiếng Tây Ban Nha của mình không đủ lưu loát để có một công việc ngay cả thư ký văn thư”. Một ngày, trong sự thất vọng, Joanna gọi cho hai bạn thân nhất của mình ở Toronto, một người bạn cũ đã quen ở công ty cũ. “Tôi không thể thành công” Joanna than thở. “ Tôi thấy tiếc cho thời gian đã qua. Tôi tiếc vì đã không làm gì cho mình. Tôi tiếc vì đã không thuê người địa phương làm việc nhà, họ rất cần tiền. Tôi tiếc vì trả họ 6 đô một ngày, chúng ta có thể trả thêm cho họ. Tôi có thuê một phụ nữ, chị ấy sống trong một túp lều trong hẻm núi. Tôi muốn trả thêm cho chị ấy nhưng John nói không thể trả hơn tỉ lệ trung bình của hiệp hội. Anh ta nói rằng họ có một cấu trúc kinh tế và những qui định riêng và chúng ta phải tôn trọng. Láng giềng của tôi ở đây nói rằng nếu cô trả thêm tiền công cho Maria và người làm vườn của mình thì họ sẽ không thích tôi. Nhưng tôi vẫn làm việc tôi thích và không nói cho John biết. Còn anh chàng tài xế Julio Cesar...” Nội dung case 8 Một giọng mỉa mai đáp lại: “Nào Joanna, nghe thật tuyệt. Một ngôi nhà, một người giúp việc, một người làm vườn, và một tài xế, buổi chiều thì đi đánh cầu lông… bạn không tự hỏi tại sao lại khổ sở thế à?”. Joanna cúp điện thoại, cảm thấy tệ hơn bao giờ hết. Chấp nhận sự thay đổi này phải chăng là sự sai lầm ? Cô biết công việc này quan trọng thế nào đối với John hơn nữa nó còn là một bước tiến nghề nghiệp quan trọng. Nhưng còn công việc, niềm vui của mình thì sao? Đây là một quyết định chung của hai người. Phải thay đổi gì đó hoặc cả hai phải lên kế hoạch trở lại Toronto sớm. Vấn đề ở đây là gì? Câu hỏi thảo luận: 1. Joanna nên làm bất cứ điều gì khác thêm trong những khoá học cho việc chuẩn bị chuyển đến El Salvador không? Bạn nghĩ cô ấy nên làm gì bây giờ? 2. Nếu bạn là John, bạn có đảm nhận công việc ở Salvador không? Nếu bạn là Joanna, bạn có đồng ý đến đó không? 3. Những gì mà các công ty và các tổ chức có thể làm cho các cặp đôi và những gia đình thành công hơn khi nhận nhiệm vụ ở nước ngoài? Có phải hạnh phúc của những cặp vợ chồng nhân viên là trách nhiệm của công ty? Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 9 SƠ LƯỢC VỀ NƯỚC CỘNG HÒA EL SALVADOR 1. Địa lý và khí hậu 1.1. Địa lý Vị trí: Nằm ở Trung Mỹ, giáp Thái Bình Dương. Diện tích: 21.040 km² (diện tích trồng trọt chiếm 34% diện tích tự nhiên). El Salvador là nước nhỏ nhất khu vực Trung Mỹ được biết đến như là một vùng đất của núi lửa. Có 307 km đường bờ biển Thái Bình Dương và là nước duy nhất trong khu vực không có bãi biển Caribbean. Núi chia đất nước thành 3 vùng riêng biệt, bờ biển phía nam, thung lũng trung tâm và cao nguyên, vùng núi phía bắc. 1.2. Khí hậu  Bán nhiệt đới, có 2 mùa riêng biệt là mùa mưa (từ tháng 5-10) và mùa khô;  Nhiệt độ trung bình: 22ºC- 27ºC;  Lượng mưa trung bình: 1.700mm. 2. Dân số, dân tộc và tôn giáo 2.1. Dân số Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 10  Dân số: 6,2 triệu (2000);  Mật độ dân số: 299 người/km²;  Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,85% (2000); 1,7% (1975-2000);  Tỷ lệ sinh (2000): 28/1000;  Tuổi thọ trung bình (2000): 69,7 tuổi (nam: 67 tuổi; nữ: 74 tuổi). 2.2. Dân tộc  Người Lai ( người Tây Ban Nha lai thổ dân Mỹ) : 90%;  Người bản xứ: 1%;  Người Cáp ca: 9%. 2.3. Tôn giáo  Đạo Thiên chúa chiếm phần lớn;  Đạo tin lành chiếm số ít. 2.4. Ngôn ngữ Ngôn ngữ chính thức: tiếng Tây Ban Nha. 3. Lịch sử  1524 Nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Pedro de Alvarado xâm chiếm El Salvador.  1540 El Salvador trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha 1821 El Salvador giành được độc lập từ Tây Ban Nha nhưng lại tham gia vào Đế chế Mexican.  1823 El Salvador trở thành một phần của Liên hiệp các tỉnh Trung Mỹ (the United Provinces of Central America), bao gồm cả Costa Rica, Guatemala, Honduras và Nicaragua.  1840 El Salvador hoàn toàn độc lập do sự tan rã của Liên hiệp các tỉnh Trung Mỹ Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 11  1969 Ngày 14/7/1969, chiến tranh biên giới giữa Honduras và El Salvador xày ra do bất đồng từ kết quả của một trận bóng đá giữa 2 quốc gia. Sau 3 ngày có khoảng 2000 người chết và các hoạt động ngoại giao bị cắt đứt hoàn toàn, Tổ chức các bang Hoa Kỳ (OAS) thương thuyết lệnh ngừng bắn. Chỉ đến năm 1992, cả 2 bên mới chấp nhận sự phân chia ranh giới của Tòa án Quốc Tế tại biên giới hiện tại.  1977 Tướng Carlos Romero được bầu làm Tổng thống.  1980 Tổng giám mục của El Salvador và nhà chiến lược về quyền con người Oscar Romerob bị ám sát; Jose Napoleon Duarte trở thành tổng thống là thường dân đầu tiên từ năm 1931.  1982 Đảng cánh tả cực đoan Liên minh Cộng hòa Quốc gia (ARENA) thắng trong cuộc bầu cử nghị viện được tổ chức trong không khí hết sức bạo lực. Duarte nắm quyền tổng thống và bắt đầu thiết lập thương thuyết với FMLN.  1989 FMLN tăng cường các cuộc tiến công; một ứng cử viên khác của Đảng ARENA, Alfredo Cristiani, được bầu làm tổng thống trong một cuộc bầu cử gian lận.  1991 FMLN được biết tới như một đảng phái chính trị; chính phủ và FMLN ký Hiệp ước hoà bình của Liên hiệp quốc.  1994 Ứng cử viên đảng ARENA Armando Calderon Sol được bầu làm tổng thống.  1999 Ứng cử viên đảng ARENA Francisco Flores đánh bại Facundo Guardado trong cuộc bầu cử tổng thống. 4. Thể chế và cơ cấu hành chính 4.1. Chính phủ Chính phủ: Cộng hòa 4.2. Các đảng phái chính trị  Đảng Giải phóng Biên giới Quốc gia (FMLN);  Liên minh Cộng hòa Dân tộc chủ nghĩa (ARENA); Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 12  Đảng Liên minh Hòa giải dân tộc (PCN);  Đảng Dân chủ Thiên chúa (PDC);  Đảng Quốc gia Hành động (PAN). 4.3. Cơ cấu hành chính Gồm 3 cơ quan riêng biệt: Cơ quan hành pháp (đứng đầu là Tổng thống), cơ quan lập pháp, cơ quan Tư pháp (đứng đầu là Toà án tối cao). Thủ đô: San Salvador.  Diện tích 568 km²;  Dân số gần 2,2 triệu người chiếm 1/3 dân số của El Salvador và 1/2 tài sản của quốc gia này;  San Salvador là thành phố lớn thứ hai ở Trung Mỹ , sau thành phố Guatemala. 5. Kinh tế 5.1. Tổng quan  El Salvador là nước nông nghiệp, đang phát triển;  Kinh tế El Salvador là nền kinh tế điển hình của kinh tế khu vực Trung Mỹ, đối mặt với hệ thống thu thuế yếu kém, nạn đóng cửa hàng loạt của các nhà máy, hậu quả của cơn bão Mitch năm 1998 và trận động đất đầu năm 2001, cả sự sụt giảm của giá cà phê. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉ lệ lạm phát đã đứng ở mức một con số, tổng sản lượng xuất khẩu đã tăng ổn định hơn. Mức tăng trưởng kinh tế của El Salvador phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phục hồi của kinh tế Mỹ. Một số chỉ số kinh tế cơ bản:  GDP ngang giá sức mua: 2,84 tỷ USD (2001);  Mức tăng trưởng GDP thực tế: 1,4%;  GDP phân bổ theo khu vực (2000): nông nghiệp (10%), công nghiệp (30%), dịch vụ (60%); Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 13  Tốc độ tăng bình quân năm GDP/người: 1975-2000: -0,1%; 1990-2000: 2,6%;  Thu nhập bình quân đầu người: 4.600 USD (2001);  Tỷ lệ lạm phát (theo giá tiêu dùng) (2001): 3,8%;  Lực lượng lao động (1999): 2,35 triệu người;  Tỷ lệ thất nghiệp (cuối năm 2001): 10%;  Thu chi gân sách (2000): thu: 2,1 tỷ USD / chi: 2,5 tỷ USD;  Các ngành công nghiệp then chốt: chế biến thực phẩm, rau quả, hàng dệt, hóa chất và sản phẩm hóa dầu, đồ gỗ, kim loại nhẹ;  Mức tăng trưởng sản xuất công nghiệp (2001): 3%;  Sản lượng điện (2000): 3,69 tỷ kWh;  Tiêu thụ điện năng (2000): 4,07 tỷ kWh;  Xuất khẩu điện (2000): 112 tỷ kWh;  Nhập khẩu điện (2000): 750 tỷ kWh;  Nợ nước ngoài (2001): 4,9tỷ USD;  Nhận viện trợ kinh tế (2001): 252 tỷ USD;  Tiền tệ: đồng Salvadoran colon (SVC). Sản xuất nông nghiệp Đvt Bq 1 năm 1989-1991 1995 1999 2000 Chỉ số phát triển NN % 100,0 112,8 116,7 114,8 Ngũ cốc Nghìn tấn 785 893 846 793 Thóc Nghìn tấn 62 .... 48 57 Ngô Nghìn tấn 565 644 652 588 Cà phê Nghìn tấn 140 151 117 144 Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 14 Đậu các loại Nghìn tấn 55 61 46 72 Bò Nghìn con 1213 1262 1141 1212 Lợn Nghìn con 305 372 248 300 Năm 2002: Sản lượng cá: 9,6 nghìn tấn; khai thác gỗ: 6,5 triệu m³. (Nguồn: NXB Thống kê) 5.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế Thông tin liên lạc  Số máy điện thoại đang sử dụng (1998): 380.000 máy;  Số máy điện thoại cầm tay (1997): 40.163 máy;  Số nhà cung cấp dịch vụ Internet (2000): 4;  Số ngưới sử dụng Internet (2001): 40.000 người. Giao thông vận tải  Đường sắt (2000): 562 km;  Đường quốc lộ (1998): 10,029 km;  Đường thủy: Rio Lempa;  Cảng biển: Acajutla, Puerto Cutuco, La Libertad, La Union, Puerto El Triunfo;  Sân bay (2001): 83. 6. Ngoại thương Kim ngạch XNK giai đoạn 1991-2000 (triệu USD) Năm Xuất khẩu (FOB) Nhập khẩu (CIF) Chênh lệch 1991 588 1406 -818 1995 998 2571 -1573 1997 1371 2981 -1610 Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 15 2000 1332 3795 -2463 Các thị trường XK chính Các thị trường NK chính Nhật Bản : 3% Mỹ : 63% Mỹ : 52% CACM : 25% CACM : 16% EU : 4% Mexico : 6% Các sản phẩm nhập khẩu chính - Hàng tiêu dùng - Thực phẩm - Thiết bị máy móc - Nguyên liệu thô - Xăng dầu Các sản phẩm xuất khẩu chính - Hàng dệt may - Cà phê ,các sản phẩm công nghiệp - Đường - Tôm 7. kinh doanh với El Salvador – một số thông tin nên biết 7.1. Chứng từ xuất nhập khẩu Chứng từ nhập khẩu hàng hóa vào El Salvador cần phải có:  Hoá đơn thương mại;  Vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không. Giấy phép nhập khẩu: Hải quan El Sanlvador không thường xuyên yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên khi hàng hóa nhập khẩu là rau và súc vật thì cần phải có giấy phép của Bộ Nông nghiệp để chứng minh rằng hàng hóa đó đủ điều kiện đảm bảo sức khoẻ và vệ sinh. Nhập khẩu súng đạn cần phải có giấy phép của Bộ Quốc phòng. 7.2. Thuế và thuế suất Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 16 Thuế suất trung bình của các sản phẩm nông nghiệp là 12% trong khi của hàng hoá là 6,7%. Thuế suất của máy móc thiết bị và nguyên liệu thô chịu mức thuế từ 0 - 5% trong khi hàng hoá bán thành phẩm phải chịu mức thuế cao là 10%. Đối với các mặt hàng thành phẩm mức thuế cao nhất là 15%. Hàng may mặc, các sản phẩm nông nghiệp, phương tiện đi lại, vận chuyển và một vài hàng hoá không trọng yếu chịu mức thuế cao hơn khoảng từ 15 - 40%. Hầu hết hàng hoá có nguồn gốc từ Khối thị trường chung Trung Mỹ (CACM) đều không bị đánh thuế nhập khẩu. Hầu hết các sản phẩm dều chịu mức thuế VAT là 13%. 7.3. Các mặt hàng cấm nhập khẩu Vũ khí: việc nhập khẩu súng bị cấm.Nhưng vũ khí để tự vệ hoặc săn bắn có thể được nhập khẩu nhưng chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cảnh sát và Bộ Quốc phòng El Salvador dựa trên bộ luật đặc biệt qui định việc bán cho người dân và cho các công ty bảo vệ tư nhân. Ma tuý: và các chất gây nghiện khác như cocain... có thể được nhập khẩu hạn chế để phục vụ cho công tác y tế với sự cho phép của Hội đồng Y tế tối cao (Superior Council for Public Health). Những mặt hàng sau bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu:  Sách, huy hiệu, tranh ảnh hoặc những bài báo mang tính chất tuyên truyền chống phá các chính sách kinh tế, xã hội hiện tại;  Sách báo, tạp chí, tranh ảnh, biểu tượng... khiêu dâm, không lành mạnh (ví dụ: tạp chí Playboy);  Phim ảnh trái với luân thường đạo lý và có nội dung xấu;  Máy đánh bạc, bàn đánh bạc hay những mặt hàng phục vụ cho việc đánh bạc không bị cấm nhập khẩu nhưng phải được sự cho phép của Bộ tài chính và chính quyền địa phương; Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 17  Thuốc phiện có chứa ít hơn 9 % lượng morphine hoặc chất gây nghiện hay các vật liệu sử dụng cho việc hút thuốc phiện;  Giấy cuốn thuốc lá màu trắng hay đã được nhuộm màu;  Máy móc,dụng cụ để sản xuất tiền xu;  Tiền và hoá đơn giả mạo;  Đồng bạc trơn có ít hơn 0,900 độ nguyên chất;  Các đồng tiền có chất liệu và hình dáng có thể thay thế được đồng tiền hợp pháp;  Cây cà phê hoặc các hạt giống cà phê dành cho việc trồng trọt. Những ai có liên quan tới việc nhập khẩu những mặt hàng trên phải liên hệ với tổ chức chính phủ có thẩm quyền để có được những giấy phép đặc biệt . 7.4. Các yêu cầu về nhãn mác Những yêu cầu sau đây có trong Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng:  Người bán lẻ phải niêm yết giá hàng hoá cả trên bao bì lẫn trên nơi mà khách hàng dễ nhìn thấy;  Những sản phẩm được bán theo cân, khối lượng hay theo đơn vị đo lường phải ghi rõ cân nặng, khối lượng, độ dài, rộng chính xác trên mỗi bao bì;  Đối với các sản phẩm y tế, trên bao bì phải ghi rõ: thành phần, hạn sử dụng, số lô, hướng dẫn sử dụng, những tác dụng phụ khi sử dụng vv... những qui định đã được Bộ Y tế ban hành;  Trên nhãn mác của các sản phẩm thức ăn đóng hộp, thức ăn đông lạnh phải có hạn sử dụng; 7.5. Tạm nhập Hải quan sẽ cấp tạm nhập cho hàng hóa nước ngoài với một khoản thuế tạm nhập đặc biệt với điều kiện là số hàng hoá đó sẽ được tái xuất trong khoảng thời gian cho phép mà không có sự biến đổi nào. Khế ước sẽ được coi như là một đảm bảo cho hàng hoá tạm Sơ lược về nước cộng hòa El Salvador 18 nhập sẽ được tái xuất trong khoảng thời gian cho phép. Tạm nhập hàng hoá phục vụ việc lắp ráp, sản xuất và sửa chữa thì tuân theo bộ luật của khu vực phi mậu dịch. El Salvador không áp dụng ATA Carnet. Trả lời câu hỏi 19 TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu hỏi số 1: Joanna nên chuẩn bị thêm:  Tìm hiểu về việc làm ở đây: tình trạng thất nghiệp, cơ hội nghề nghiệp tương ứng với trình độ bản thân: ngành nghề phù hợp, chức vụ, mức lương, …  Suy nghĩ kỹ những lời khuyên của những người đã sống ở đây (hiệu ứng chiếc lồng vàng), Joanna cần tham khảo thêm nhiều người nữa và đừng quá tự tin vào bản thân mình;  Trao đổi thêm với John về tình hình El Salvador, vì anh hiểu rất rõ về khu vực và con người Trung Mỹ;  Có thể tham khảo thêm dịch vụ tư vấn về hòa nhập đời sống ở khu vực Trung Mỹ để biết rõ thông tin về: văn hóa, tôn giáo, chính trị, cấu trúc kinh tế, thời tiết, điều kiện sống và môi trường sống và làm việc, những qui định chính thức hay không chính thức (có thể hơi khác ở Toronto),… Để hòa nhập, Joanna nên:  Có một công việc (dù việc rất đơn giản) để học hỏi ngôn ngữ, văn hóa công ty và văn hóa cuộc sống cũng như phương pháp giao tiếp của người địa phương,…  Joanna không nên né tránh mà phải biết thay đổi giá trị nhận thức, hành vi của mình để hòa nhập vào cộng đồng: Khi còn ở Toronto, Joanna tự tin bao nhiêu thì khi đến El Salvador, cô mất tự tin bấy nhiêu. Điều này gây trở ngại cho cô khi phải hòa nhập vào cuộc sống mới . Do đó, Joanna phải tự tin vào bản thân, cũng không quá lo lắng về tài chính khi mình chưa có một công việc tốt so với năng lực của mình. Ở El Salvador , sự kiên nhẫn, khả năng linh động và khả năng giao tiếp tốt luôn luôn được yêu cầu, hiếm khi giận dữ - điều mà Joanna cần phải biết và thích nghi dần và phải chấp nhận cuộc sống hiện tại. Joanna cũng phải hiểu về xã hội El Salvardor- đất nước có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt – điều mà Joanna chưa hề gặp ở Toronto nên cô bỡ ngỡ trong cách đối xử với những người xung quanh.  Giải quyết mâu thuẫn bản thân: Trả lời câu hỏi 20 o Muốn sống trong khu vực an toàn nhất, điều kiện tốt nhất; o Muốn hòa nhập vào cuộc sống với người dân địa phương.  Viết nhật ký: để ghi lại những thay đổi trong suy nghĩ, hành vi của mình, ghi lại những gì mình thấy được từ hoạt động xung quanh mình;  Học tiếng Tây Ban Nha từ Maria: trả tiền thêm cho Maria để cô trò chuyện với mình, mục đích là học được phát âm và tiếng lóng của người địa phương. Câu hỏi số 2: John nên đi El Salvador vì  Đây là công việc anh rất thích;  Đây là cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình;  Công việc này còn mang một ý nghĩa xã hội và là một phần lý tưởng của John. Joanna nên đi vì:  Đây là cơ hội để cô phát triển các kỹ năng quản lý trong môi trường quốc tế cũng như những hiểu biết của các đất nước và con người ở những vùng miền khác;  Hơn hết, cô yêu John và muốn John thực hiện lý tưởng của mình. Vì vậy, Joanna cũng có thể hy sinh cho sự nghiệp của John. Câu hỏi số 3: Những hỗ trợ cần có của các tổ chức cá nhân đối với gia đình nhân viên công ty mình khi họ làm việc ở nước ngoài:  Tạo điều kiện, giới thiệu công việc cho những người trong gia đình nhân viên mình;  Chỗ ở;  Tài chính;  Thông tin về đại sứ quán, phương tiện đi lại, an ninh, những vị trí thiết yếu như bệnh viện, đồn cảnh sát, trường học, chợ,… Trả lời câu hỏi 21  Tìm nơi học ổn định cho con cái họ. Hạnh phúc của gia đình nhân viên mình khi chuyển đến một xã hội mới, có một phần trách nhiệm của các cơ quan tổ chức mà họ đang phục vụ. Nếu những điều kiện ban đầu để hòa nhập vào xã hội mới không tốt, dễ dẫn đến bị sốc về văn hóa và mất thời gian khá lâu họ mới có thể thích nghi. Trong thời gian này, công việc bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi nhưng nếu có sự chuẩn bị và hòa nhập tốt vào xã hội mới, gia đình họ sẽ hạnh phúc, họ mới có thể tập trung cho công việc. Đây là bước đầu tiên, nhưng rất quan trọng, quyết định nhân viên này có đảm trách tốt công việc mới hay không. Tài liệu tham khảo 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Lê Hà và các cộng sự, “Kinh doanh quốc tế” , NXB Thống Kê, 2001; 2. TS. Lê Thành Long, “Bài giảng Kinh doanh quốc tế”; 3. ; 4. www.maps.google.com .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_709.pdf
Luận văn liên quan