Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài. Ngành Thủy sản Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh những thành công đạt được, ngành cũng đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đảm bảo tính cạnh tranh cũng như tính bền vững của ngành. Việc thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến cần phải chú trọng đến công tác thu mua nguyên vật liệu để có thể đáp ứng được nguồn đầu vào để sản xuất. Thêm vào đó là nguyên liệu thủy sản mang tính mùa vụ. Nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn kiệt, còn thủy sản từ nuôi trồng luôn phải chịu ảnh hưởng của thời tiết, dich bệnh, môi trường bị ô nhiễm, khó khăn tiếp nối khó khăn. Để đối phó với vấn đề này thì các doanh nghiệp đã tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu trên khắp cả nước. Không chỉ vậy còn có nhiều doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài để đảm bảo cho sản xuất như: Công ty Aqrex SaiGon, và Công ty Saigon Food, Đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods_F17 cũng không nằm ngoài vùng xoáy này, cũng luôn gặp khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu. Công ty luôn đề ra những chiến lược tốt nhất để có được nguồn nguyên liệu đáp ứng quy trình sản xuất. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề này nên em đã chọn đề tài:” một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17” . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu về công tác thu mua nguyên liệu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 từ năm 2008 đến 2010. Mục đích nghiên cứu: Nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức về công tác thu mua nguyên liệu thủy sản.Thấy được vai trò của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất của ngành thủy sảnHiểu thêm về thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại công ty. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thông kê.Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp.Phương pháp phân tích, đánh giá theo thời gian. Dàn bài chi tiết: Dàn bài gồm 3 chương: Chương I: Phần tổng hợp (giới thiệu về công ty) Chương II: Cơ sở lý thuyết chung. Chương III: Thực trạng hoạt động thu mua của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Chương IV: Đánh giá và một số giải pháp về hoạt động thu mua của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.

doc95 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3388 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c kết quả cao thì cần phải có nguồn nguyên liệu đầy đủ, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Đảm bảo được điều này thì năng suất lao động sẽ tăng và các sản phẩm ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguyên liệu hợp lý, tiết kiệm thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành của sản phẩm, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn. Về công tác quản lý cũng theo đó mà đạt kết quả tốt hơn. Ví dụ về lao động, thiết bị, vốn, …sẽ ít mất hơn, hao hụt cũng thấp. Như vậy ta thấy được công tác thu mua nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể đẻ thu mua nguyên liệu trong từng thời điểm khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công trong sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo được tốt hơn. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu trong doanh nghiệp chế biến thủy sản: Như đã nói ở trên ta thấy được tầm quan trọng của công tác thu mua nguyên liệu, là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Nguyên liệu thủy sản là đầu vào của quá trình sản xuất, nếu không có nguyên liệu thì quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành. Vì vậy mà công tác thu mua là hoạt động rất quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Công tác thu mua luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong vấn đề thu mua nguyên liệu thì cần giải quyết các yêu cầu như: số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, nguyên liệu, giá cả,… Số lượng và chất lượng luôn đi đôi với nhau, gắn bó chặt chẽ. Nếu doanh nghiệp chỉ chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp vì các sản phẩm kém chất lượng mặc dù nó có đáp ứng kịp cho sản xuất. Không cải thiện ngay thì công ty sẽ dẫn tới thô lỗ, và có khi bị khách hàng của mình tẩy chay. Ngược lại khi công ty chạy theo chất lượng thì sẽ không đủ nguyên liệu cho sản xuất, không đáp ứng kịp đơn đặt hàng nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng thấp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm cả hai yếu tố là chất lượng và số lượng. Ngày nay, hàng loạt cơ sở thủy sản được thành lập, nguồn nguyên liệu thủy sản thì cạn kiệt. Môi trường cạnh tranh vốn dĩ khốc liệt ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp phải có những biện pháp tiến hành đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu để có thể đáp ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường. Nội dung công tác thu mua nguyên liệu: Thị trường nguyên liệu: Thị trường nguyên liệu thủy sản là nơi tập trung mua bán các loại nguyên liệu thủy sản. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Khi nghiên cứu thị trường nguyên liệu cần tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Nguồn cung ứng nguyên liệu: cần nắm bắt được các đặc tính của nguồn nguyên liệu để có chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý. Chất lượng nguồn hàng: thu mua được những nguyên liệu có chất lượng tốt là điều kiện cần thiết để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh tranh. Điều kiện thanh toán: nếu doanh nghiệp có điều điện thanh toán tốt hơn trong thu mua thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh thu mua, có thể có được những nguyên liệu tốt hơn, số lượng cũng đảm bảo. Và ngược lại nếu điều kiện thanh toán trong thu mua của doanh nghiệp không tốt thì doanh nghiệp có thể không mua được nguyên liệu tốt cũng như là sức cạnh tranh sẽ kém đi. Giá cả thu mua: giá thu mua nguyên liệu ảnh hưởng đến giá đầu ra của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp nào mua được giá thấp thì chi phí giá thành của sản phẩm sẽ giảm xuống. Chi phí lưu thông: cần nghiên cứu địa bàn thu mua để cho chi phí này là tối thiểu vì chi phí này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Kế hoạch thu mua nguyên liệu: Kế hoạch thu mua nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu mua vì dựa vào đó mà việc tiến hành thu mua được tiến hành hiệu quả hơn. Khi đã có kế hoạch thì tất yếu là đã tính toán trước việc thu mua như thế nào, lượng dự trữ hợp lý, và hơn hết là việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất. Khi xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu thì cần căn cứ vào các yếu tố sau: Tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản. Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Năng lực sản xuất. Hệ thống định mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm. Khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Mức độ khó khăn trong thị trường mua, bán nguyên liệu. Tình hình thu mua nguyên liệu của năm trước và các chỉ tiêu kế hoạch trong năm. Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán. Hệ thống kho tàng hiện có của doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch tiến độ thu mua nguyên liệu: Nêu rõ chủng loại, quy cách từng lợi nguyên liệu cần dùng trong từng thời điểm. Xác định thời gian mua, thời gian giao hàng và thời gian sử dụng các loại nguyên vật liệu đó. Việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện theo hai phương pháp: Tính trực tiếp đối với các loại nguyên liệu đã có sẳn định mức theo tiêu hao: lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm đó. Tính gián tiếp đối với những loại nguyên liệu chưa xây dựng được định mức bằng cách: lấy mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ trước làm gốc nhân với tỷ lệ tăng sản lượng của kỳ cần mua. Phương thức thu mua nguyên liệu: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra theo kế hoạch thì doanh nghiệp phải có phương thức thu mua nguyên liệu sao cho đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức thu mua nguyên liệu sau: Thu mua trực tiếp: Doanh nghiệp sẽ tiến hành trực tiếp thu mua từ ngư dân và nuôi trồng thủy sản bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên lạc trực tiếp với ngư dân hoặc họ sẽ cử người của công ty xuống tận nơi để mua nguyên liệu. Đối với hình thức này thì chỉ áp dụng được với những doanh nghiệp có quy mô lớn vì họ phải ra ngoài khơi mới thu mua được và điều này thì tốn rất nhiều chi phí. Ngoài ra doanh nghiệp còn tổ chức các trạm thu mua tại các địa bàn ngoài tỉnh cùng với sự giám sát của cán bộ thu mua của doanh nghiệp tại địa bàn đó. Ưu điểm: thu mua được nguyên liệu với giá thấp. Nhược điểm: tốn nhiều chi phái cho công tác thu mua, vì nguồn nguyên liệu thì phân tán rải rác chứ không tập trung. Hơn nữa số lượng thu mua sẽ không được nhiều. Thu mua nguyên liệu thông qua trung gian: Là phương thức mà doanh nghiệp thu mua nguyên liệu qua các nậu, vựa. Ưu điểm: có thể mua với số lượng lớn, nguồn hàng ổn định hơn thu mua trực tiếp và chất lượng được đảm bảo hơn. Nhược điểm: giá của nó sẽ cao hơn thu mua trực tiếp. Mạng lưới thu mua nguyên liệu: Mạng lưới thu mua là việc tổ chức lựa chọn địa điểm thu mua khác nhau của doanh nghiệp. Việc xác định địa điểm thu mua trọng yếu là rất quan trọng đối với nguyên liệu nói chung và nguyên liệu thủy sản nói riêng là nguồn nguyên liệu mang tính mùa vụ và phân bố rộng khắp nơi. Vì thế nên việc xây dựng mạng lưới thu mua cần thỏa mãn các yêu cầu: Mang tính khoa học. Cân đối và hợp lý. Đơn giản và hiệu quả. Phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Phát huy tính năng động, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu mua. Vốn dùng cho công tác thu mua: Vốn dùng cho thu mua nguyên liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng công thức sau: V=∑Qi* Pi Trong đó: V: vốn dùng cho thu mua nguyên liệu. Qi: sản lượng nguyên liệu loại i. Pi: giá thu mua nguyên liệu loại i. Vốn dùng cho công tác thu mua là một bộ phận của vốn lưu động, cho nên hiệu quả thu mua tốt thì sẽ làm giảm bao nhiêu chi phí, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung. Giá thu mua nguyên liệu: Cũng như các mặt hàng khác thì thủy sản cũng chịu sự tác động của thị trường, phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cung cầu, giá cả của thị trường. Giá thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng thu mua, tù đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa nguyên liệu thủy sản lại mang tính chất mùa vụ, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá của nguyên liệu. Vào mùa vụ thì giá thủy sản tương đối rẻ nhưng những lúc trái mùa thì giá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm, thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã làm giá cao lại càng cao hơn. Chính sự biến động như vậy mà doanh nghiệp cũng khó xác định được giá mua thủy sản cụ thể. Nhiều khi doanh nghiệp thu mua nguyên liệu phải chấp nhận của nhà cung ứng quy định. Hay dựa vào đối thủ cạnh tranh của mình, nếu đối thủ mua với giá thấp thì doanh nghiệp cũng mua với giá thấp, và khi họ nâng giá thì mình cũng buộc phải nâng giá khi doanh nghiệp cần nguồn đầu vào để tiếp tục công việc sản xuất. Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu: Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu là lực lượng lao động cần thiết phục vụ cho công tác thu mua nguyên liệu. Đội ngũ này đóng vai trò rất quan trọng cho nguồn đầu vào của công ty nên đòi hỏi họ phải có đủ năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo cho chất lượng và cả số lượng của nguyên liệu thu mua. Để xác định lượng người đủ cho đội ngũ thu mua thì căn cứ vào các yếu tố sau: Khối lượng công việc cần hoàn thành trong kỳ. Phân tích công việc làm cơ sở để xác định lượng lao động hao phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc trong kỳ. Trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi công nghệ. Cơ cấu tổ chức quản lý. Khả năng nâng cao chất lượng và năng suất của nhân viên. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Việc trả lương cho lực lượng lao động phục vụ công tác thu mua nguyên liệu cũng giống như việc trả lương cho lực lượng lao động khác. Nó được hình thành trên cơ sở của việc thỏa thuận giữa những người lao động và người sử dụng lao động, phải phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật. 2.3.HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU: Khái niệm hiệu quả: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất như: lao động, hiệu quả sử dụng vốn, đối tượng lao động, nguyên vật liệu,… Khi doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, điều này tức là làm cho giá thành sản phẩm giảm, làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng sản xuất doanh nghiệp. Hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu: Thu mua nguyên liệu là một trong những hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nên công tác thu mua nguyên liệu tốt thì sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại khi mà công tác thu mua không tốt thì kéo theo hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không tốt. Hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu được thể hiện qua tiêu thức sau: Đảm bảo tăng được số lượng nguyên liệu, thu mua theo đúng yêu cầu của sản xuất về chủng loại và chất lượng quy định. Tiết kiệm được chi phí thu mua trên cơ sở giá mua hợp lý, vừa đảm bảo tính cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh cuối cùng. Tiết kiệm được chi phí trong việc tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên liệu mới và khả năng giữ mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên liệu cũ. Tuy nhiên để hoàn thành tốt thì không phải điều dễ dàng gì, vì nó đòi hỏi phải có sự giải quyết đồng bộ trên nhiều vấn đề: Điều tra, nắm bắt thị trường nguyên liệu, cơ sở nguyên liệu, cơ cấu, ngành nghề khai thác, sản xuất nguyên liệu, mùa vụ nguyên liệu, đối thủ cạnh tranh, cung cầu thị trường, và giá cả. Đảm bảo vốn cho hoạt động thu mua và phương thức thanh toán phải phù hợp. Tổ chức mạng lưới thu mua và áp dụng phương thức thu mua hợp lý. Sử dụng đòn bẩy kích thích hoạt động thu mua, thu hút, tập trung nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu: Tỷ suất doanh thu trên chi phí thu mua nguyên liệu: Tổng doanh thu doanh thu/chi phí thu mua nguyên liệu= Tổng chi phí thu mua nguyên liệu Ý nghĩa: Trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thu mua nguyên liệu: Tổng lợi nhuận từ hoạt động sxkd Lợi nhuận/chi phí thu mua nguyên liệu= Tổng chi phí thu mua nguyên liệu Ý nghĩa: trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU MUA NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17. Nhiệm vụ của bộ phận thu mua tại công ty: Bộ phận thu mua có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Căn cứ vào chỉ tiêu sản xuất sản phẩm của công ty để tiến hành thu mua nguyên liệu cho phù hợp với từng mặt hàng của công ty. Đề xuất ý kiến về tình hình thu mua, tình hình giá cả nguyên liệu cho giám đốc để giám đốc chỉ đạo kịp thời cho công tác thu mua nguyên liệu. Đề ra các biện pháp cải tiến công tác điều hành trong bộ phận thu mua. Phải đảm bảo về chất lượng lẫn số lượng đầu vào, chủng loại để cung cấp nguyên liệu kịp thời cho sản xuất. Được quyền ký kết các hợp đồng tiếp nhận nguyên liệu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Thực hiện tốt việc phân công, quản lý lao động, các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác thu mua và phải ghi chép số liệu một cách đầy đủ, kịp thời và trung thực. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu mua của công ty: Tình hình nguồn lợi và khả năng nuôi trồng, khai thác thủy sản: Lãnh thổ Việt Nam với diện tích 331.689 km2 có trên 3.200 km bờ biển với nhiều khu hệ sinh thái thủy vực đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú và đa dạng của nguồn lợi thủy sản. Theo Công ước đa dạng sinh học 1992, đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản Việt Nam bao gồm sự đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng các hệ sinh thái thủy vực… Sau đây là một số loài có giá trị kinh tế cao của nước ta: Bảng 17 : mô tả một số loài thủy sản có giá trị cao ở nước ta. Loài Vùng phân bố Cá: Chuồn, Nục, Hồng, Thu, Ngừ Nam trung bộ Tôm: Sú, Bạc, Thẻ Vũng Tàu, Rạch Giá Tôm Hùm đỏ, Hùm sói, mực Thẻ Biển miền trung Mực ống Trung Hoa Ninh Thuận, Bình Thuận Mực lá, mực ống ngắn, mực nang Vân hồ Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa Ngao dầu, Ngao vân Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bến Tre Sò huyết Thị xã Bạc Liêu, Thanh Hóa, Thái Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận Sò Onti Quảng Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận Oc mỏ vịt Vùng biển Tây Nam Bộ Oc gai, ốc hương Vũng Tàu Bào ngư Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa Vẹm mỏ xanh Hải Phòng, Khánh Hòa, Thanh Hóa Điệp tròn, điệp răng lược Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận (tổng cục thống kê) Qua bảng mô tả trên ta thấy nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam là rất phong phú, phân bố chủ yêu là ở các tỉnh miền trung, rất thuận lợi cho công ty f17 vì công ty ở gần các nguồn lợi thủy sản này. Khánh Hòa là nơi rất có tiềm năng để phát triển thủy sản với 655km bờ biển và đường bờ ven đảo, 2,658km2 đầm, vịnh và đất ngập mặn với tổng diện tích khai thác có hiệu quả là 2 triệu ha. Theo tổng cục thống kê thì sản lượng cả nước khai thác cả nước năm 2010 đạt 2,420,823 tấn, và tỉnh Khánh Hòa đạt 75.241 tấn( sản lượng khai thác thủy sản phân theo địa phương). Nguồn lợi này được viện nghiên cứu biển Nha Trang nghiên cứu và đã thấy được trữ lượng nguồn lợi khai thác hằng năm đạt được rất cao. Tại đây rất thuận lợi cho ngành khai thác thủy sản rất phát triển. Vậy ta thấy điều kiện tự nhiên ở tỉnh Khánh Hòa rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản nói chung và công ty cổ phần Nha Trang Seasfoods-F17 nói riêng. Tuy nhiên tình hình nguồn thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, đánh bắt xa bờ phải đầu tư với kinh phí lớn nhưng hiệu quả thì còn rất hạn chế. Vì vậy mà những năm gần đây các hộ nuôi thủy sản ngày còn tăng lên rõ rệt . Diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản lớn hơn 21,000ha. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho công ty và nguyên liệu chủ yếu là tôm, cá,… Xu hướng hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ vẫn là nuôi ở nước lợ và nước ngọt. Bảng 18: diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2010. Đvt: 1000 ha Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Diện tích nước mặn, lợ 713.8 704.5 728.5 Nuôi cá 21.6 23.2 26.5 Nuôi tôm 629.2 623.3 645.0 Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác 62.7 58.0 57.0 Ươm, nuôi giống thủy sản 0.3 0.0 0.0 Diện tích nước ngọt 338.8 340.2 337.5 Nuôi cá 326.0 327.6 324.5 Nuôi tôm 6.9 6.6 7.0 Nuôi hỗn hợp và thủy sản khác 2.2 2.3 2.3 Ươm, nuôi giống thủy sản 3.7 3.7 3.7 Tổng 1052.6 1044.7 1066.0 (Tổng cục thống kê) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy diện tích nuôi trồng trên nước mặn, lợ của nước ta là chủ yếu. Nuôi trồng trên nước mặn, lợ chủ yếu là nuôi tôm và diện tích nuôi này càng ngày càng được mở rộng vào năm 2010 từ 629.2 nghìn ha vào năm 2008, đến 623.3 nghìn ha vào năm 2009 và năm 2010 đã được 645.0 nghìn ha. Nuôi trồng trên nước ngọt chủ yếu là nuôi cá và diện tích nuôi này cao nhất là vào năm 2009, sang năm 2010 thì diện tích nuôi này bị thu hẹp lại chỉ còn 324.5 nghìn ha. Nguyên nhân là do năm nay người ta chú trong vào nuôi tôm ở nước lợ nhiều hơn. Theo tổng cục thống kê thì sản lượng cả nước nuôi trồng cả nước năm 2010 đạt 2,706,752 tấn, và tỉnh Khánh Hòa đạt 13,686 tấn( sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo địa phương). Đây là điều đáng mừng cho nghành thủy sản nước ta.vì nó phần nào làm giảm phần thiếu hụt nguyên liệu của các công ty hiện nay. Nhưng việc mở rộng quy mô diện tích và nâng cao sản lượng cần được thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, thu hoạch và chế biến. Hơn nữa cần khuyến kích các doanh nghiệp, cá nhân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nuôi trồng. Yếu tố mùa vụ của nguyên liệu thủy sản: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu mua nguyên liệu nước ta nói chung và công ty F17 nói riêng vì thủy sản mang tính mùa vụ. Vào mùa vụ của nó thì sản lượng rất dồi dào vì vậy mà công tác thu mua nguyên liệu rất thuận lợi, công ty có thể mua được nguyên liệu đạt chất lượng và số lượng nhiều để có thể phục vụ cho sản xuất. Nhưng đến khi trái vụ thì nguyên liệu ngày càng khan hiếm, lúc bấy giờ công việc thu mua rất khó khăn. Thêm vào đó là sự cạnh tranh của các công ty khác để có được nguyên liệu để sản xuất nên chính những điều này đã đẩy nguyên liệu tăng lên cao, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Ta thấy mùa vụ chính của ngành thủy sản phía Bắc từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, ở phía Nam từ tháng giêng đến tháng 10 (âm lịch). Việc nắm bắt được quy luật về tăng giảm sản lượng thu mua trong năm nên công ty F17 luôn đề ra kế hoạch về các vấn đề liên quan đến nguyên liệu để đạt hiệu quả tốt nhất như kế hoạch về lao động, sản xuất sản phẩm,… Nhân tố giá ảnh hưởng đến nhân tố thu mua: Nhân tố này ngày càng quan trọng hơn trong môi trường cạnh tranh như ngày nay. Nó ảnh hưởng đến cả chất lượng và số lượng thu mua của nguyên liệu. Với một chính sách giá hợp lý thì công ty sẽ có mức độ cạnh tranh cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Giá của nguyên liệu thủy sản thay đổi thất thường, nó phụ thuộc vào sự biến động của mùa vụ, khí hậu và cả sự biến động của thị trường nguyên liệu. Vì vậy mà tùy vào năng lực tài chính của mình công ty mà công ty mua nguyên liệu với giá thích hợp nhất, phù hợp nhất với các đơn đặt hàng của công ty. Với chính sách giá thích hợp và linh hoạt sẽ giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc thu mua của mình để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất. Yếu tố cạnh tranh: Đây là thành phần không thể bỏ qua đối với doanh nghiệp khi chúng ta đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là một phần rất quan trọng để ta có thể tập trung khai thác điểm yếu và vô hiệu hóa điểm mạnh của đối phương. Đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, là một công ty xuất khẩu là chính yếu nên việc cạnh tranh không chỉ trong nước mà có cả ở trên thương trường quốc tế. Là một công ty nằm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa công ty luôn có sự cạnh tranh của các công ty sau đây: Bảng 19: So sánh kim ngạch xuất khẩu(KNXK) của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 so với hai công ty điển hình trong đìa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008-2010 Công ty 2008 2009 2010 KNXK (USD) Tỷ trọng (%) KNXK (USD) Tỷ trọng (%) KNXK (USD) Tỷ trọng (%) Nha Trang FISCO 9,461,778 3.38 12,963,826.36 4.39 4,288,437.03 1.38 KHASPEXCO 10,978,240 3.92 6,891,156.50 2.34 7,375,534 2.38 Nha Trang Seafoods 42,137,300 15.05 43,705,259.58 14.82 49,078,866.8 15.83 Tỉnh Khánh Hòa 280,000,000 100 295,000,000 100 310,000,000 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong ba năm thì công ty F17 luôn chiếm vị thế cao. Ở đây F17 được xem là con chim đầu đàn trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Năm 2008 KNXK của F17 là 42,137,300 USD, chiếm 15.05% trong KNXK của tỉnh, sang năm 2009 do tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và giá nguyên liệu đầu vào tăng nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt được 14.82% và năm 2010 đạt được 15.83%. Công ty luôn có sự cạnh tranh của các đối thủ khác trong tỉnh, mà cụ thể ở đây là công ty Nha Trang FISCO và công ty KHASPEXCO. Vì vậy công ty cần tìm hiểu đối thủ của mình để đưa ra được những chiến lược có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó công ty cần nâng cao hơn nữa về chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng tốt hơn nữa về sự đòi hỏi của thị trường. Không chỉ có sự cạnh tranh của các công ty ở địa bàn tỉnh, mà công ty còn có sự cạnh tranh cả về thu mua nguyên liệu lẫn thị trường tiêu thụ của hơn 300 doang nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong cả nước. Sau đây là bảng so sánh công ty Seafoods-F17 với top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước năm 2010. Bảng 20: So sánh công ty Seafoods-F17 với top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước năm 2010. Công ty Sản lượng Kim ngạch xuất khẩu Tấn Tỷ trọng (%) USD Tỷ trọng (%) CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) 23,544 1.74 225,368,769 4.55 CTCP Vĩnh Hoàn (VINHHOAN CORP) 38,302 2.83 112,908.008 2.28 Công ty Quốc Việt 9,523 0.7 94,905,483 1.92 CTCP Hùng Vương (HV Corp) 44,687 3.3 88,275,623 1.78 Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi (Utxi co) 7,117 0.53 78,079,593 1.58 CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Cà Mau (Camimex) 6,582 0.49 71,757,217 1.45 CTCP Thủy Sản Sóc Trăng (Stapimex) 7,063 0.52 71,478,627 1.44 CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex vn) 5,463 0.40 65,055,897 1.31 Công ty TNHH Phương Nam (Phuong Nam Co,. Ltd) 5,770 0.43 62,999,666 1.27 Công ty Cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex(Cadovimex - Vietnam) 12,307 0.91 57,143,561 1.15 Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 8,094 0.60 49,078,867 0.99 Cả nước 1,353,000 100 4,953,000,000 100 (Nguồn: Qua bảng trên ta thấy, công ty Seafoods-F17 hoàn toàn có khả năng cạnh tranh so với top 10 doanh nghiệp được vinh danh này. Về sản lượng xuất khẩu năm 2010 của Seafoods-F17 chiếm 0.6% so với sản lượng cả nước và có tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu 0.99% kim ngạch của cả nước. Vì vậy mà công ty cần nâng cao khả năng sản xuất của mình, đảm bảo nguồn đầu vào và đầu ra cả về số lượng lẫn chất lượng, không ngừng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiêu của mình, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng thì trong tương lại không xa Seafoods-F17 sẽ lọt vào top 10 công ty xuất khẩu thủy sản uy tín và lớn nhất cả nước. Tình hình tiêu thụ sản phẩm: Việc tiêu thụ sản phẩm trong những năm qua luôn được công ty chú trọng. Sản phẩm của công ty đã có được uy tín trên một số thị trường và công ty đang xâm nhập vào những thị trường mới. Hoạt động của công ty chủ yếu là xuất khẩu nên ít chú trọng vào thị trường trong nước. Công ty nên chú trọng vào thị trường trong nước hơn vì nó có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty và hơn nữa việc xuất nguyên liệu sang các nước bạn ngày càng khó khăn, họ quản lý rất chặt chẽ về chất lượng, mẫu mã,… Tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt, sẽ thúc đẩy cho việc thu mua nguyên liệu tốt hơn và ngược lại. Có thể nói việc thu mua và tiêu thụ tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy cho nhau. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả công tác thu mua thì công ty cũng chú trọng hơn vào công tác tiêu thụ của sản phẩm. Khả năng huy động vốn: Vốn là yếu tố cự kỳ quan trọng để có thể tạo lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Có vốn thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được các kế hoạch, các dự định lập ra của mình. Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn thì có rất nhiều lợi thế trong việc thu mua nguyên liệu. Vì thông thường vốn dành cho thu mua chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn lưu động, thông thường thì từ 60 đến 80% trong tổng vốn lưu động. Tại công ty F17 nguồn vốn lưu động chủ yếu được hình thành từ hai nguồn là nguồn vốn vay và nguồn tự có của công ty, trong đó nguồn vay là chủ yếu và nó được dùng vào cho việc thu mua nguyên liệu đê phục vụ sản xuất vì nó cần một lượng tiền lớn để cung cấp cho nhà cung ứng. Thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty: Lập kế hoạch thu mua nguyên liệu: Lập ra kế hoạch thu mua nguyên liệu sẽ giúp cho việc nguồn nguyên liệu được đảm bảo phù hợp với sản xuất, không thừa mà cũng không thiếu. Dựa vào doanh số của năm trước mà công ty đưa ra kế hoạch cho năm sau. Mà hiện tại công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu là theo đơn đặt hàng của khách hàng dẫn đến sự thụ động của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Chính điều này mà công ty không thể đưa ra kế hoạch cụ thể trong sản xuất, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thu mua nguyên liệu của công ty như chất lượng, số lượng của nguyên liệu và tình hình sử dụng vốn của công ty. Phương thức thu mua nguyên liệu: Phương thức thu mua của công ty F17 nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nói chung đều thu mua chủ yếu qua nậu, vựa và từ ngư dân. Phần lớn người dân đánh bắt là những ngư dân hoàn cảnh còn khó khăn nên họ không đủ vốn cho việc đánh bắt. Mà nguyên liệu thủy sản gần bồ ngày càng cạn kiệt buộc họ phải đánh bắt xa bờ, nhưng kinh phí lại không có. Lúc bấy giờ chỉ có nậu, vựa là nơi mà người dân có thể nhờ cậy được. Ngư dân phụ thuộc rất nhiều vào nậu, vựa về vốn. Sau khi nậu, vựa tạo cho họ có thể đi đánh bắt xa bờ thì họ phụ thuộc rất lớn vào nậu, vựa. Những thành quả họ được từ biển khi trở về đều bán hết cho các nậu, vựa. Thêm vào đó với tính chất của nguyên liệu là mau hỏng nên khi vào bờ không bán sản phẩm cho nậu, vựa thì họ biết bán cho ai trong khi tại các bến đó có ít và thậm chí chưa có cơ sở thu mua nguyên liệu thủy sản của các công ty. Hiện nay công ty F17 áp dụng phương thức thu mua nguyên liệu như sau: Nguyên liệu được khai thác từ ngư dân Nguyên liệu từ nuôi trồng Nguyên liệu từ các tỉnh khác Đầu nậu Công ty Nha Trang Seafoods-F17 Sơ đồ 5:: phương thức thu mua nguyên liệu tại công ty. Thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngư dân, người nuôi trồng và tại các tỉnh khác, công ty sẽ bố trí người đi thu mua hoặc là ngư dân có thể đem trực tiếp đến công ty để bán. Thu mua theo cách này số lượng không ổn định, khó khăn trong việc tìm kiếm nhưng giá thu mua lại thấp hơn mua nậu.Còn thu mua nguyên liệu qua nậu thì công ty luôn mua được với số lượng nhiều, ổn định, chất lượng đảm bảo hơn nhưng giá nguyên liệu lúc nào cũng cao hơn. Công ty F17 thu mua chủ yếu qua nậu, vựa và còn liên kết với các cơ sở khai thác, nuôi trồng để đảm bảo nguồn cung đầu vào cho công ty. Mạng lưới thu mua nguyên liệu: Công ty luôn chú ý đến cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ để thu mua nguyên liệu ở các nơi khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của công ty. Ngoài việc bố trí nhân viên thu mua có trình độ, kinh nghiệm thì cần có một mạng lưới thu mua lớn để đảm bảo được số lượng và chất lượng theo yêu cầu. Địa bàn thu mua nguyên liệu của công ty trải dài các tỉnh ở Miền Trung gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Tại mỗi vùng công ty đều bố trí nhân viên thu mua để nắm bắt được thông tin về nguồn nguyên liệu để cho việc tiến hành thu mua đạt hiệu quả nhất. Sau đây là sơ đồ mạng lưới thu mua nguyên liệu tại công ty. Công ty cổ phần Nha Trang seafoods- f17 Quảng Ngãi Khánh Hòa Bình Định Bình Thuận Phú Yên Ninh Thuận Quảng Nam Sơ đồ 6: mạng lưới thu mua nguyên liệu của công ty Vốn dùng cho công tác thu mua nguyên liệu: Vốn là yếu tố quan trọng nhưng dùng như thế nào thì quả là một vấn đề. Vì vậy mà đòi hỏi các nhà quản lý phải tìm ra những chiến lược hay để sử dụng vốn cho hiệu quả nhất. Hiệu quả của nguồn vốn được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 21: tổng hợp một số chỉ tiêu sử dụng tài sản ngắn hạn(vốn lưu động) Đvt: đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 DT và TN khác 847,598,916,314 983,722,690,509 Lợi nhuận sau thuế 112,453,823,737 52,202,359,977 Tài sản ngắn hạn bình quân 294,247,049,800 291,564,559,900 Số vòng quay tài sản ngắn hạn 2.88 3.37 Kỳ luân chuyển các tài sản ngắn hạn 125 107 Hệ số đảm nhiệm tài sản ngắn hạn 0.35 0.30 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 0.38 0.18 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Số vòng quay của tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng, năm 2010 tăng 0.49 lần so với năm 2009, điều này đã làm cho kỳ luân chuyển các tài sản ngắn hạn giảm xuống 18 đơn vị vào năm 2010. Đây là dấu hiệu tốt vì nó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ngày càng nâng cao và lượng vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn nên dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung của toàn công ty cũng được nâng cao. Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn giảm chậm, năm 2010 giảm 0.05 so với năm 2009. Điều này có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thì thay vì công ty phải sử dụng 0.35 đồng đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2009 thì công ty chỉ có sử dụng 0.30 đồng tài sản ngắn hạn vào năm 2010. Cho thấy công ty đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình hơn. Qua bảng trên ta có thể tính được lượng vốn công ty đã tiết kiệm được vào năm 2010 như sau: Doanh thu thuần * (K1 – K0) K = T Trong đó: K: lượng vốn tiết kiệm được. K1: kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ này. K0: kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn kỳ trước. T: thời gian phân tích Theo đó ta có:. 983,722,690,509 *(107 - 125) K= = - 49,308,275,242 360 Điều này cho thấy công ty đã cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nó đã tiết kiệm được một lượng tài sản cố định là 49,308,275,242 đồng. Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu: Là những người đóng vai trò rất quan trọng trong công tác thu mua phục vụ sản xuất cho công ty. Việc phân bổ nhân viên ở đây cũng lệ thuộc rất lớn vào mùa vụ và từng vùng địa phương. Tuy vậy mà nhân viên nơi đây luôn phối hợp chặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt quy trình sản xuất. Chính sách giá và phương thức thanh toán: Chính sách giá: Với sự cạnh tranh khốc liệt như ngày hôm nay thì làm cho giá của nguyên liệu luôn biến động. Thêm vào đó là nguyên liệu thủy sản có tính đa dạng về chủng loại, giống loài nên nó sẽ có nhiều mức giá khác nhau. Vì vậy mà công ty không thể đưa một bảng giá cụ thể cho từng loại nguyên liệu này. Thông thường thì việc xác định, điều chỉnh giá cao nhất có thể là do Phó Giám đốc trực tiếp đảm nhận. Và tùy vào tình hình cụ thể mà bộ phận thu mua có thể đưa ra giá hợp lý. Nếu mức giá được xác định này cao hơn giá thực tế mà nhà cung ứng đưa ra thì cán bộ thu mua có thể mua theo giá của nhà cung ứng đó. Còn khi giá này thấp hơn giá yêu cầu của nhà cung ứng thì cán bộ thu mua phải hỏi lại Phó Giám đốc để có thể đưa ra giá hợp lý hơn. Nhiều khi giá mua còn được xác định thông qua đối thủ cạnh tranh của họ. Khi đối thủ cạnh tranh thu mua với giá thấp thì công ty cũng sẽ thu mua với giá thấp. Và ngược lại khi họ thu mua với giá cao hơn và dưới mức giá cao nhất cuuar công ty thì cán bộ thu mua cũng sẽ thu mua với giá đó. Giá mua còn phụ thuộc vào nhà cung ứng nguyên liệu, khi nhà cung ứng đưa ra một mức giá nào đó và buộc công ty phải mua theo đó. Giá mua không ổn định nên điều này càng khó khăn hơn với bộ phân thu mua, đòi hỏi họ lúc nào cũng phải nắm bắt được thông tin về giá cả sản phẩm cũng như là giá nguyên liệu đầu vào để đưa ra quyết định mua hiệu quả nhất. Phương thức thanh toán: Công ty F17 áp dụng phương thức thanh toán như sau: Trả tiền môt phần: chỉ trả một phần cho giá trị lô nguyên liệu, số còn lại sẽ trả sau. Cách này thường hay dùng nhằm giữ chân người bán và chiếm được một khoảng vốn để dùng cho các hoạt động khác. Ứng trước người bán một phần: công ty trả trước người bán một phần giá trị của lô hàng, cách này chỉ áp dụng đối với những người cung ứng quen thuộc của công ty và khi nguyên liệu trái mùa. Phương thức vận chuyển vào bảo quản nguyên liệu: Đối với những nguyên liệu thu mua thông qua các đại lý, nậu vựa thì việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu thì do bên bán chịu trách nhiệm. Đối với những nguyên liệu do công ty thu mua trực tiếp thì bảo quản và vận chuyển. Những nguyên liệu này nhanh bị biến chất và hỏng nên đòi hỏi công ty phải dùng đến các thùng nhựa, xốp hoặc gỗ cách nhiệt và bảo quản bằng cách ướp nguyên liệu với muối hoặc với đá thích hợp. Sau đó vận chuyển nguyên liệu bằng xe bảo ôn hoặc xe lạnh đến công ty. Nhìn chung ta thấy việc vận chuyển và bảo đảm nguyên liệu này chưa đạt hiệu quả lắm, vì cũng chưa tính tới vấn đề xe bị hỏng dọc đường, nguyên liệu bị hỏng do cách ướp chưa có hiệu quả. Do đó công ty cần trang bị thêm những dụng cụ bảo quản xe vận chuyển hiện đại hơn để cho việc thu mua đạt hiệu quả cao nhất. Đánh giá thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty: Kết quả công tác thu mua nguyên liệu: Bảng 22: cơ cấu nguyên liệu thu mua theo sản lượng. Mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng (kg) Tỷ trọng (%) Tôm 8,095,031.57 71.13 11,591,658.05 91.17 9,350,250 93.37 Cá 2,592,084.20 22.78 819,433.14 6.45 330,060 3.30 Mực 284,528.20 2.50 133,012.40 1.05 79,520 0.79 Ghẹ 409,154.90 3.60 169,922.30 1.34 254,240 2.54 Tổng 11,380,798.87 100.00 12,714,025.89 100.00 10,014,070 100.00 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: sản lượng thu mua ở năm 2009 là cao nhất và năm 2010 là thấp nhất và tỷ trọng thu mua nguyên liệu của các mặt hàng có sự thay đổi qua các năm, cụ thể như sau: Sản lượng tôm là sản lượng được thu mua nhiều nhất trong các mặt hàng của công ty và sản lượng này tăng dần qua các năm. Năm 2008 sản lượng này thu mua chỉ đạt được 71.13% trong tổng số lượng thu mua và đến năm 2009 sản lượng này đã tăng lên nhiều hơn đạt 91.17% , nguyên nhân là do sản lượng thu mua của các nguyên liệu khác đã giảm dần.Đến năm 2010 việc thu mua tôm đạt 93.37% trong tổng sản lượng thu mua năm 2010, tương ứng với 9,350,250 kg. Sản lượng cá thu mua vào năm 2008 là cao nhất và nó giảm dần qua thời gian, năm 2008 sản lượng này được 2,592,084.20 kg, chiếm 22.78% trong sản lượng thu mua, sang năm 2009 sản lượng này đã giảm xuống còn 819,433.14 kg, và chiếm có 6.45% và đến năm 2010 sản lượng này chỉ còn chiếm 3.30% trong số lượng thu mua năm 2010, tương ứng với 330,060 kg. Sản lượng mực thu mua cũng giảm dần qua các năm, năm 2008 sản lượng thu mua mực đạt 284,528.20 kg, chiếm 2.50% trong sản lượng thu mua, năm 2009 chỉ đạt được 1.05%, tương đương với 133,012.40 kg, và năm 2010 thì sản lượng thu mua là thấp nhất 79,520 kg, chiếm 0.79% so với sản lượng thu mua của năm 2010. Đây cũng là sản lượng thu mua thấp nhất của công ty. Năm 2008 sản lượng thu mua ghẹ đạt được 409,154.90 kg chiếm 3.6 % trong sản lượng thu mua, sang năm 2009 thì giảm xuống còn 169,922.30 kg, tương ứng với 1.34% trong sản lượng thu mua của năm, và năm 2010 tình hình có cải thiện hơn tí, đạt được 254,240kg, chiếm 2.54% so với sản lượng thu mua của năm, nhưng số lượng thu mua còn thấp. Như vậy trong cơ cấu thu mua nguyên liệu của công ty trong ba năm thì tôm đóng vai trò rất quan trọng, là loại nguyên liệu chủ yếu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguyên liệu thu mua. Về mặt giá trị của nguyên liệu thu mua ta có cơ cấu các loại nguyên liệu như sau: Bảng 23: cơ cấu các loại nguyên liệu theo giá trị. Mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Tôm 410,118,040,436 83.81 497,380,513,779 92.85 546,785,690,000 95.71 Cá 58,726,967,049 12.00 27,240,033,645 5.09 11,741,280,000 2.06 Mực 5,449,283,294 1.11 4,283,702,497 0.80 3,471,750,000 0.61 Ghẹ 15,028,852,884 3.07 6,779,523,400 1.27 9,275,430,000 1.62 Tổng 489,323,143,663 100.00 535,683,773,321 100.00 571,274,150,000 100.00 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị nguyên liệu thu mua qua các năm tăng lên. Năm 2008 có tổng giá trị nguyên liệu là 489,323,143,663 đồng, năm 2009 đã tăng lên và đạt được 535,683,773,321 đồng, và năm 2010 là có giá trị thu mua lớn nhất 571,274,150,000 đồng. Cụ thể như sau: Giá trị nguyên liệu tôm tăng dần theo các năm, năm 2008 là 410,118,040,436 đồng, chiếm 83.81% tổng giá trị thu mua, năm 2009 được 497,380,513,779 đồng, chiếm 92.85% giá trị thu mua năm 2009, và năm 2010 tỷ trọng này chiếm cao nhất trong mọi năm là 95.71%, tương ứng với 546,785,690,000 đồng. Cá thì đi ngược lại với tôm, nó giảm dần qua các năm, năm 2008 đạt 58,726,967,049 đồng, chiếm 12% trong tổng giá trị thu mua, năm 2009 đạt 27,240,033,645 đồng, chỉ chiếm 5.09% và sang năm 2010 thì nó chỉ còn 2.06% tương đương với 11,741,280,000 đồng. Mực cũng vậy, cũng giống với cá là giảm qua các năm, năm 2008 đạt 5,449,283,294 đồng, chiếm 1.11% trong tổng giá trị thu mua, năm 2009 đạt 4,283,702,497 đồng, chỉ chiếm 0.8% và sang năm 2010 thì nó chỉ còn 0.61% tương đương với 3,471,750,000 đồng. Số lượng thu mua này còn quá khiêm tốn. Mặt hàng ghẹ thì giảm mạnh vào năm 2009 nhưng sau đó năm 2010 có chú tăng lên nhưng mức tăng này còn quá khiêm tốn, cụ thể như sau: năm 2008 đạt 15,028,852,884 đồng, chiếm 3.07% trong tổng giá trị thu mua,, năm 2009 chỉ còn 6,779,523,400 đồng, chiếm 1.27%, và năm 2010 đạt 9,275,430,000 đồng, chiếm 1.62%. Từ hai bảng trên ta có thể tổng hợp bảng giá trị nguyên liệu thu mua qua các năm như sau: Bảng 24: bảng tổng hợp giá trị nguyên liệu thu mua qua các năm. Sản lượng (kg) Giá trị (đồng) Năm 2008 11,380,798.87 489,323,143,663 Năm 2009 12,714,025.89 535,683,773,321 Năm 2010 10,014,070.00 571,274,150,000 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng sản lượng nguyên liệu thu mua của công ty F17 vào năm 2009 đạt kết quả cao nhất. Nó tăng hơn so với năm 2008, nhưng sang năm 2010 thì sản lượng thu mua này lại giảm đi. Trong khi đó giá trị của nó lại tăng lên qua các năm. Điều này chứng tỏ là giá của nguyên liệu đã tăng cao, làm cho chi phí thu mua tăng cao và nó sẽ làm giảm hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu. Cụ thể như sau: Bảng 25: giá bình quân của các mặt hàng trong 3 năm. Đvt: đông/kg Mặt hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tôm 50,662.93 42,908.49 58,478.19 Cá 22,656.27 33,242.53 35,573.17 Mực 19,152.00 32,205.29 43,658.83 Ghẹ 36,731.45 39,897.79 36,482.97 Tổng 42,995.50 42,133.29 57,047.15 Nhận xét: Ta thấy hầu như giá của nguyên liệu đều tăng theo các năm và giá cao nhất là vào năm 2010. Giá của tôm, cá, mực đều tăng lên so với các năm trước đó và đến năm 2010 giá bình quân này đạt lần lượt là 58,478.19 đồng/kg, 35,573.17 đồng/kg, 43,658.83 đồng/kg, còn mặt hàng ghẹ thì có khác một tí là sang năm 2010 thì giá nó lại giảm so với năm 2009 là 3,396.82 đồng/kg. Hầu hết các giá thu mua nguyên liệu tăng lên làm giảm hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu của công ty. Hiệu quả công tác thu mua nguyên liệu của công ty: Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác thu mua nguyên vật liệu tại công ty: Bảng 26: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác thu mua nguyên vật liệu. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu BH & CCDV 758,680,669,133 850,007,782,590 986,165,504,834 Lợi nhuận từ BH & CCDV 133,399,890,901 186,375,203,777 141,096,934,914 Tổng chi phí thu mua nguyên liệu 489,323,143,663 535,683,773,321 571,274,150,000 Tỷ suất DT/CPTMNL 1.55 1.59 1.73 Tỷ suất LN/CPTMNL 0.27 0.35 0.25 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ suất doanh thu trên chi phí thu mua nguyên liệu: Tổng doanh thu Doanh thu/chi phí thu mua nguyên liệu= Tổng chi phí thu mua nguyên liệu Trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất này tăng qua các năm, bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì công ty nhận được 1.55 đồng doanh thu vào năm 2008, 1.59 đồng vào năm 2009 và 1.73 đồng vào năm 2010. tỷ suất này tăng là do cả doanh thu và chi phí thu mua đều tăng. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí thu mua nguyên liệu: Tổng lợi nhuận từ hoạt động sxkd Lợi nhuận/chi phí thu mua nguyên liệu= Tổng chi phí thu mua nguyên liệu Trong một kỳ kinh doanh, bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. bình quân cứ bỏ ra 1 đồng chi phí cho việc thu mua nguyên liệu thì thu được 0.27 đồng lợi nhuận vào năm 2008, 0.35 đồng vào năm 2009 và 0.25 đồng vào năm 2010. Nguyên nhân tăng là do cả lợi nhuận và chi phí thu mua đều tăng và năm 2009 tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn chi phí thu mua nguyên liệu, còn năm 2010 thì tốc độ tăng của nguyên liệu lớn hơn chi phí thu mua nguyên liệu. Những thành tựu và hạn chế trong công tác thu mua nguyên liệu: Thành tựu: Công ty đã có quan hệ tương đối tốt với các chủ nậu, vựa nên khi cần nguyên liệu thì công ty đã có sự hỗ trợ nhiệt tình từ họ. Trong công ty đã có bộ phận thu mua và đội ngũ nhân viên ở đây là những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên việc đánh giá chất lượng bằng cảm quan của họ rất tốt. Công ty đã có sự liên hệ giữa các phòng ban rất chặt chẽ. Công ty F17 cũng đã tạo lập được uy tín làm ăn lâu dài với các bạn hàng của mình, tạo điều kiện cho công tác thu mua đạt hiệu quả. Hạn chế: Việc thu mua nguyên liệu ở chổ nậu, vựa nhiều nên giá của nguyên liệu còn cao. Việc thu mua trực tiếp từ ngư dân còn rất hạn chế vì công ty vì việc liên kết với ngư dân và hộ nuôi còn quá thấp. Dẫn đến việc thu mua nguyên liệu vẫn còn ở mức cao, nó làm lãng phí thu mua và giảm hiệu quá công tác thu mua. Việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào các đơn đặt hàng của bạn hàng truyền thống, và những người có quan hệ làm ăn lâu năm, công ty chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, các đơn đặt hàng mới. thêm vào đó cái hoạt động xúc tiến bàn hàng của công ty chưa được đẩy mạnh, mà công tác tiêu thụ không tốt thì công tác thu mua cũng không đạt kết quả cao được. Sự linh hoạt của công ty trong việc thu mua nguyên liệu chưa cao vì phải hỏi qua ý kiến của phó giám đốc khi giá nguyên liệu vượt mức đề ra. Chất lượng thủy sản của công ty được nâng cao nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng các nước trong khu vực. Hoạt động nghiên cứu thị trường còn kém, chưa chú trọng đến Marketing và thương hiệu. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẤY MẠNH CÔNG TÁC THU MUA NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17. Qua phân tích thực trạng của công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 cùng với kiến thức của mình em xin đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy công tác thu mua nguyên vật liệu như sau: Tìm hiểu về cơ sở nguồn nguyên liệu: Công ty muốn có kết quả tốt hơn trong thu mua thì nhân viên thu mua phải hiểu rõ được tình hình của nguyên liệu thủy sản, hiểu được dòng chảy của nguyên liệu, và nơi nào là vùng nguyên liệu trọng điểm của thủy sản. Hiểu được những điều này thì công tác thu mua nguyên liệu của công ty sẽ hiệu quả hơn, ít tốn chi phí hơn. Thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu: Những năm gần đây, ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh, số lượng các doanh nghiệp chế biến hải sản ngày càng tăng, trong khi sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. Mặt khác, chuỗi liên kết trong khai thác, cung ứng, sử dụng nguyên liệu giữa ngư dân và doanh nghiệp còn rất rời rạc. Thêm vào đó là tình trạng khai thác hải sản ồ ạt, không chọn lựa chủng loại, các loại cá tạp phải sử dụng lãng phí vào việc chế biến bột cá, thức ăn gia súc, trong khi nguồn lợi hải sản đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến nguyên liệu đầu vào cho công ty ngày càng thiếu trầm trọng. Mà theo báo cáo của ngành thủy sản, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp chế biến chỉ hoạt động từ 50-60% công suất do thiếu nguyên liệu. Nên việc thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp là công việc cấp thiết của công ty nhằm tạo ra mối quan hệ làm ăn lâu dài để có thể ổn định về nguyên liệu đầu vào cho công ty. Nên ký hợp đồng thu mua dài hạn với nậu, vựa và thỏa thuận các điều khoản về giá cả, và vận chuyển nguyên liệu. Đôi khi công ty nên có những khoảng hoa hồng hợp lý cho các chủ nậu vựa hoặc ứng tiền trước khi họ thiếu vốn để thu mua. Công ty nên chú trọng và đầu tư vào các hộ nuôi từ con giống, quy trình nuôi, thu hoạch, chế biến, môi trường để có được sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Công ty nên đặt các điểm thu mua nguyên liệu tại các bến thu mua để tiện cho người dân và công ty thông tin cho ngư dân biết nhà máy chế biến đang cần nguyên liệu gì, chất lượng ra sao, kích cỡ như thế nào, thời điểm thu mua. Từ đó, ngư dân sẽ biết khai thác có chọn lọc, giảm bớt các loại cá không dùng để xuất khẩu, nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản và bảo đảm chất lượng nguyên liệu cung ứng cho công ty. Cùng với đó công ty cần liên hệ với ngư dân và hỗ trợ họ về kỹ thuật như bảo quản nguyên liệu như thế nào là tốt nhất để có thể thu mua được nguyên liệu tốt và với giá có lợi nhất cho công ty. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ của công ty: Đây là khâu rất quan trọng của công ty, nếu việc tiêu thụ tốt thì dẫn đến việc thu mua nguyên liệu cũng nhiều hơn, linh hoạt hơn. Còn nếu đầu ra gặp khó khăn thì chất lượng sẽ kém đi, và gây ứ động vốn trong công ty khiến việc thu mua nguyên liệu cũng không hiệu quả. Vậy nên hai khâu thu mua và tiêu thụ luôn tác động lên nhau, song song cùng nhau: Công ty cần quan tâm đến thị trường trong nước, đây cũng là thị trường tiềm năng. Nhu cầu và tiêu thụ thuỷ sản của hộ gia đình và tiêu thụ thuỷ sản bình quân trên đầu người tại VN ngày càng tăng. Với số dân khoảng 86 triệu người và sản phẩm thuỷ sản đang được người tiêu dùng ưa chuộng đã tạo ra những thuận lợi lớn để phát triển thị trường thuỷ sản VN thành một trong những thị trường thuỷ sản lớn của khu vực. Công ty cần lập một phòng marketing chuyên quảng bá sản phẩm và nghiên cứu thị trường, cải tiến công nghệ, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế. Và cải thiện lại website của công ty để khách hàng có thể dễ truy cập tìm hiểu về sản phẩm và có thể nêu lên ý kiến của họ về chất lượng, mẫu mã,…và không ngừng quảng cáo về hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua các báo chí, truyền thông trong nước và nước ngoài. Và thúc đấy các hoạt động bán hàng, chào hàng. Thông qua cá hoạt động này có thể quản bá về công ty tốt hơn và ta có thể nhận được sự phản hồi của khách hàng nhanh nhất, cu thể nhất. Duy trì sản xuất trong nước và quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu qua một số nước khác, tìm kiếm các khách hàng mới, tạo dựng mối qua hệ làm ăn lâu dài thì việc tiêu thụ của công mới bền vững được. Về chất lượng của sản phẩm: Khi môi trường ngày càng phát triển như vậy thì con người sẽ chú tâm đến sức khỏe của họ hơn nên việc chất lượng là yếu tố rất quan trọng. Vì thế mà công ty cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình dặc biệt là khâu an toàn thực phẩm để có thể tạo được niềm tin trong lòng khách hàng. Ngày nay khi xuất khẩu sản phẩm người ta xem xét rất kỹ về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ của nguyên liệu. Muốn cho việc xuất khẩu đạt hiệu quả và được sự tín nhiệm của khách hàng thì công ty cần kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong bảo quản, sơ chế nguyên liệu hải sản của mình. Tất cả các đại lý, cơ sở thu mua, cơ sở sơ chế nguyên liệu phải đáp ứng quy chuẩn về điều kiện an toàn vệ sinh,chỉ thu mua các lô nguyên liệu có giấy chứng nhận chất lượng. Sử dụng công cụ giá linh hoạt hơn: Trong thu mua nguyên liệu giá cả đóng vai trò rất quan trọng, nó luôn biến động do chất lượng nguyên liệu, cung cầu thị trường, chủng loại nguyên liệu,… Khi thu mua tùy vào thời điểm: mùa vụ hay trái mùa, mức cạnh tranh thì doanh nghiệp luôn đưa ra mức giá phù hợp nhất với yêu cầu sản xuất của công ty. Và cũng tùy vào địa bàn khác nhau mà giá cả khác nhau. Công ty nên nắm bắt thông tin về giá này vào từng thời điểm, mùa vụ để đưa ra mức giá hợp lý có thể thu mua phục vụ cho sản xuất tốt nhất. Việc linh động giá trong quá trình thu mua sẽ tạo cho công ty có tính cạnh tranh cao. Khi việc thực hiên giá tốt thì ta sẽ mua được những sản phẩm chất lượng tốt hơn và qua đó nó cũng làm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty. KẾT LUẬN Những năm gần đây, ngành chế biến thủy sản phát triển mạnh, số lượng các doanh nghiệp chế biến hải sản ngày càng tăng, trong khi sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm. Điều này ngày càng khó khăn hơn cho các công ty xuất khẩu thủy sản như công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Qua phân tích thực trạng tại công ty ta càng thấy rõ hơn về tầm quan trọng của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của các công ty chế biến thủy sản. Có thể nói hiệu quả của công tác thu mua nguyên liệu sẽ tạo ra hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Đề tài “ một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-f17” với sự hướng dẫn tận tình của thầy Võ Đình Quyết cùng các cô chú trong công ty đã cho em có cơ hội phần nào được tiếp cận với thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh để em có thể hoàn thiện hệ thống kiến thức mình hơn. Và cũng qua đây em cũng mong muốn đóng góp những ý kiến của mình để trong thời gian tới công ty sẽ có hoạt động thu mua tốt hơn. Kiến thức còn nhiều hạn chế, và kinh nghiệm thực tế chưa có nên em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy(cô), cô, chú để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện LÊ THỊ HỒNG HUYÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.doc
Luận văn liên quan