Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty CP Bao bì và In Nông nghiệp

MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: Giới thiệu về Công ty Cổ phầ Bao bỡ và In nụng nghiệp . 1.1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển Cụng ty Cổ phần Bao bỡ và In nụng nghiệp 1.2. Hệ thống tổ chức bộ mỏy . 1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 1.4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Cụng ty Cổ phần Bao bỡ và In Nụng nghiệp ảnh hưởng đến cụng tỏc tiền lương . 1.4.1. Đặc điểm về lĩnh vực, nhiệm vụ kinh doanh 1.4.1.1. Lĩnh vực kinh doanh . 1.4.1.2. khỏch hàng 1.4.1.3. sản phẩm của Cụng ty và tỡnh hỡnh cạnh tranh trờn thị trường. 1.4.2. Đặc điểm về quy trỡnh cụng nghệ . 1.4.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị . 1.4.4. Đặc điểm về lao động . 1.4.5. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp . Chương II. Thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Cổ phần Baobì và In Nông nghiệp 20 2.1. Thực trạng công tác quản lý lao động 20 2.1.1. Vấn đề quản lý nguồn nhân lực .20 2.1.1.1. Tuyển chọn và bố trí sử dụng lao động 20 2.1.1.2. Phân công, phân bổ lao động 21 2.1.1.3. Quản lý chất lượng lao động: 24 2.1.1.4. Tổ chức hợp tác lao động 25 2.1.1.5. Cải thiện điều kiện lao động 26 2.1.1.6. Đào tạo, đào tạo lại phát triển nguồn nhân lực 27 2.1.1.7. Tạo động lực trong lao động 28 2.1.2. Vấn đề quản lý quỹ tiền lương .29 2.1.2.1. Định mức lao động 29 2.1.2.2. Chấm công để trả lương .31 2.1.2.3. Tổ chức trả lương và quản lý quỹ lương 31 2.1.3. Vấn đề thực hiện pháp luật lao động 32 2.1.3.1. Vấn đề thực hiện hợp đồng lao động, các loại giao kết hợp đồng lao động đang áp dụng tại công ty 32 2.1.3.2. Vấn đề thực hiện thoả ước lao động tập thể 33 2.1.3.3. Những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện pháp luật lao động 34 2.2. Xây dựng quỹ lương và nguồn trả lương thực tế cho lao động .35 2.3. Các hình thức và chế độ lương ở công ty .36 2.3.1. Đối với cán bộ quản lý, công nhân phục vụ và xưởng cơ điện 36 2.3.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất 37 2.3.2.1. Tiền lương công nhân xưởng chế bản .38 2.3.2.2. Tiền lương công nhân xưởng in 40 2.3.2.3. Tiền lương công nhân sách (hoàn thiện): 41 2.4. Tiền lương và các khoản phụ cấp 45 2.4.1. Tiền lương 45 2.4.2. Các khoản phụ cấp: .45 2.4.2.1. Phụ cấp độc hại: 45 2.4.2.2. Các phụ cấp theo chế độ bộ luật lao động: 46 2.5. Đánh giá thực trạng việc trả lương tại Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp46 2.5.1. Ưu điểm: .46 2.5.2. Tồn tại: .46 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế .47 Chương III. Các giải pháp góp phần hoàn thiện các hìnhthức và chế độ trả lương tại công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp .48 3.1. Định hướng phỏt triển của Cụng ty Bao bỡ và in Nụng nghiệp .48 3.2. Hoàn thiện việc xây dựng quỹ lương 49 3.3. Xây dựng định mức lao động phù hợp cho cụng nhõn 49 3.4. Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền thưởng: 51 3.5. Sử dụng và bố trí lao động một cỏch hợp lý.: .52 3.6. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (KCS) 53 3.7. Hoàn thiện công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc .53 KẾT LUẬN thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty CP Bao bì và In Nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi phương pháp để tìm kiếm và thu hút khách hàng sao cho công ty luôn ký kết được những hợp đồng kinh tế luôn tạo đủ việc làm cho lao động. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc tạo động lực lao động. Ngoài ra còn có: - Hình thức tạo động lực bằng vật chất: Ngoài tiền lương phần cứng hàng tháng công nhân sản xuất còn được nhận tiền thưởng là phần mềm. Hàng năm sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước, phần còn lại là lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận được trích lập vào các quỹ sau: a. Quỹ phát triển sản xuất 35%. b. Quỹ dự phòng 5%. c. Quỹ khen thưởng 20%. d. Quỹ phúc lợi 40%. Giám đốc quản lý sử dụng quỹ a, b, c. Công đoàn quản lý, sử dụng quỹ d theo kế hoạch của công ty. Tiền lương và tiền thưởng của người lao động được trả thông qua các quỹ này. Chế độ thưởng được phân làm 5 mức A1, A2, A3, B, C gắn liền với tỷ lệ đạt định mức và số tiền lương sản phẩm trong tháng. Dựa vào nhận xét của hội đồng thi đua và hội đồng kỷ luật để trả lương, trả thưởng cho cán bộ công nhân viên. - Hình thức tạo động lực bằng tinh thần: Những người có thành tích tốt trong công tác ngoài mức tiền thưởng còn được công ty cấp giấy khen, bằng khen. Ngày sinh nhật của tất cả cán bộ công nhân viên công ty đều quan tâm, có quà thưởng cho con em công nhân viên học khá, học giỏi. Hàng năm, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh giám đốc sẽ chi phí cho người lao động đi thăm quan, nghỉ mát. Khi có người bị ốm đau, hiếu hỷ đều tổ chức thăm hỏi. Trong những ngày lễ tết công ty thường thăm hỏi gửi quà biếu đến những người đã về hưu. Công ty vận động tập thể cán bộ công nhân viên góp tiền ủng hộ lập sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh liệt sỹ, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã và đang làm việc tại công ty. 2.1.2. Vấn đề quản lý quỹ tiền lương 2.1.2.1. Định mức lao động Phương pháp xây dựng định mức lao động mà công ty áp dụng là phương pháp: Định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm, phương pháp xác định đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm. Cơ sở để nghiên cứu xây dựng định mức lao động: - Lấy từ số liệu hiện thực của người lao động đã kê khai và đã được tính trả lương trong các năm. - Tham khảo ở các bản định mức và đơn giá cũ đã xây dựng trước đây. - Ngoài ra còn tham khảo một số bản quy định của các xí nghiệp công ty in khác. Trình tự xây dựng mức lao động. Bước 1: Thống kê năng suất lao động của những lao động làm bước công việc cần định mức. Bước 2: Tính năng suất lao động trung bình và năng suất lao động trung bình tiên tiến. Bước 3: Kết hợp năng suất lao động trung bình và trung bình tiên tiến với kinh nghiệm của bản thân cán bộ định mức và quản đốc để quyết định mức lao động. Đưa mức lao động vào sản xuất. - Mức lao động được giám đốc công ty quyết định ban hành về việc giao định mức lao động và đơn giá trả lương, trả thưởng. - Các chỉ tiêu định mức lao động áp dụng vào sản xuất mới lấy ở mức độ trung bình. - Định mức lao động được gửi cho các phòng, các xưởng sản xuất nghiên cứu thảo luận sau đó tổng hợp lại gửi cho phòng tổ chức hành chính tập hợp, Sửa đổi hoặc giải thích. - Mức lao động được áp dụng làm thử trong một tuần nếu các bộ phận không có ý kiến gì thì coi như đã chấp nhận. Công ty sửa đổi mức lao động. - Khi công ty có thay đổi về điều kiện tổ chức kỹ thuật. - Phương pháp thao tác thay đổi hoặc kinh nghiệm sản xuất tiên tiến đã được người lao động áp dụng rộng rãi. - Phát hiện có chỉ số hoàn thành mức cá biệt (Icb) không bình thường. + Nếu đa số công nhân có Icb > 1,5 đây là mức đã lạc hậu. + Nếu một số ít người có mức Icb < 0,7 thì không phải định mức lại, chỉ nhắc nhở họ thực hiện đúng mức. + Nếu số đông công nhân có mức Icb < 0,7 phải khảo sát tìm ra nguyên nhân không hoàn thành mức 2.1.2.2. Chấm công để trả lương Bộ phận lao động gián tiếp: Trưởng phòng quản lý bảng chấm công cuối tháng nộp cho phòng kế toán tài vụ, phòng kế toán tài vụ, phòng kế toán tài vụ căn cứ vào số ngày đi làm để tính toán lương cho từng người lao động. - Bộ phận lao động trực tiếp (sản xuất): Quản đốc và tổ chức quản lý bản chấm công có trách nhiệm ghi đầy đủ, chính xác theo ký hiệu quy định, cuối tháng tổng hợp lại lấy xác nhận rồi nộp cho phòng kế toán, thống kê, tài vụ. Căn cứ vào phiếu kết quả sản xuất theo từng ngày và bảng chấm công bộ phận tài vụ trả lương cho công nhân. 2.1.2.3. Tổ chức trả lương và quản lý quỹ lương - Nguồn để trả lương: Công ty là đơn vị hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập cho nên nguồn để trả lương lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, Nhà nước không chi trả tiền lương cấp bậc, hàng năm Nhà nước chỉ cấp bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước một khoản tiền. Công ty xây dựng quỹ lương kế hoạch theo tiêu chuẩn định biên: QKHtháng = TsốCN x XBQcấpbậctháng x 1,5 TsốCN - Tổng số công nhân toàn công ty QKHtháng - Quỹ lương kế hoạch tháng. XQBcấpbậc - là tiền lương bình quân cấp bậc tháng. 1,5 - là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương không quá 1,5 lần do Nhà nước quy định. - Hình thức và chế độ trả lương áp dụng: + Đối với lao động quản lý và phục vụ áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. Hàng tháng trích tỷ lệ 3-4% từ doanh thu làm căn cứ tính ra lương. + Đối với lao động trực tiếp sản xuất: áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, chế độ trả lương theo sản phẩm cá nhân và theo sản phẩm tập thể. Các tổ chức sản xuất tập thể chia lương theo phương pháp hệ số điều chỉnh. - Các phụ cấp lương đang áp dụng. + Phụ cấp độc hại: hệ số 0,2 so với tiền lương tối thiểu, áp dụng đối với 3 bộ phận vi tính, phơi bản, xưởng in và máy dao. + Phụ cấp làm đêm bằng 30% so với đơn giá ngày. + Phụ cấp làm thêm có 4 mức 50%, 100%, 150%, 200% áp dụng cho lao động hưởng lương thời gian. - Các chế độ thưởng đang áp dụng. Công ty chỉ áp dụng thưởng cho bộ phận sản xuất, căn cứ vào hoàn thành công việc tỷ lệ đạt định mức. Mức độ thưởng được chia làm 5 loại: Loại A1: Tiền lương sản phẩm x 2 Loại A2: Tiền lương sản phẩm x 1,8 Loại A3: Tiền lương sản phẩm x 1,6 Loại B: Tiền lương sản phẩm x 1,4 Loại C: Tiền lương sản phẩm x 1,2 - Lịch thanh toán lương hàng tháng đối với người lao động. + Tạm ứng lương tháng vào ngày 23 hàng tháng. + Thanh toán lương tháng ngày 08 tháng sau. Người lao động có quyền khiếu nại về việc tính lương theo quy định của công ty và các chế độ khác của người lao động. Giám đốc có trách nhiệm trả lời trong 3 ngày sau khi nhận được khiếu nại của người lao động. 2.1.3. Vấn đề thực hiện pháp luật lao động 2.1.3.1. Vấn đề thực hiện hợp đồng lao động, các loại giao kết hợp đồng lao động đang áp dụng tại công ty Công ty hiện đang áp dụng các loại giao kết hợp đồng lao động sau: + Hợp đồng lao động không thời gian: áp dụng với lao động thường xuyên làm việc trên 5 năm tại công ty. + Hợp đồng lao động 5 năm: Người lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật từ bậc 5 trở lên sau thời gian thử việc được ký hợp đồng 5 năm. + Hợp đồng lao động 3 năm: Người lao động đã tốt nghiệp trung cấp, công nhân kỹ thuật bậc 3 đến bậc 4 sau thời gian thử việc được ký hợp đồng lao động 3 năm. + Hợp đồng lao động 1 năm: áp dụng cho lao động không thuộc 3 dạng nói trên. - Hình thức: Người lao động phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với giám đốc. - Thủ tục ký hợp đồng lao động: Người lao động và người sử dụng lao động bàn bạc đưa ra đề nghị sau đó hai bên thoả thuận những vấn đề nêu ra khi hai bên đã chấp nhận thì lần lượt ký vào bản hợp đồng đã ghi rõ nội dung thoả thuận. Hợp đồng lao động được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Sau thời gian thử việc (60 ngày đối với lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng và 30 ngày đối với lao động có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ) giám đốc sẽ xem xét nếu không có ý kiến thì hợp đồng lao động có hiệu lực. Giám đốc có trách nhiệm tạo đủ điều kiện làm việc cho người lao động để họ có thu nhập ổn định. Trong trường hợp bất khả kháng mà giám đốc không lo được việc làm cho người lao động thì giám đốc phải giải trình báo cáo cụ thể cho người lao động rõ. 2.1.3.2. Vấn đề thực hiện thoả ước lao động tập thể Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, công ty đã thực hiện đầy đủ các quy trình của bộ luật lao động. Vấn đề thực hiện thoả ước lao động tập thể được xem xét hàng năm. Trình tự và thủ tục ký thoả ước lao động tập thể. Giám đốc công ty đại diện người sử dụng lao động. Chủ tịch công đoàn công ty đại diện tập thể người lao động. Cùng nhau thoả thuận và ký thoả ước tập thể. Trình tự thưởng lương: + Hai bên được ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng. + Hai bên tiến hành thương lượng. + Hai bên cùng tổ chức lấy ý kiến về dự thảo thoả ước. + Hai bên trên cơ sở lấy ý kiến cùng hoàn thiện lần cuối dự thảo thảo ước, khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong công ty tán thành thoả ước được ký kết. Thời gian thoả ước lao động có hiệu lực là 12 tháng kể từ ngày Sở LĐTBXH Hà Nội có quyết định thừa nhận. 2.1.3.3. Những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện pháp luật lao động Công ty là đơn vị thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh. Công ty không có đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Khi có nhiều hợp đồng kinh tế đòi hỏi phải hoàn thành trong thời gian ngắn công ty có huy động làm đêm và làm thêm giờ. Công nhân làm đêm hay làm thêm đều được tính thêm các khoản phụ cấp và lương tháng. Ngày công bình quân của một công nhân viên chức là 304 ngày/người/năm, giờ công thực hiện bình quân bộ phận làm ca là 8h/ngày. Để tăng cường cơ chế quản lý và điều hành của công ty nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, giám đốc công ty ban hành bản nội quy lao động áp dụng trong công ty. Nội dung của bản nội quy lao động được trình bày ở phần phụ lục báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Theo quyết định ngày 15/4/2003 số 08/NT-QĐ quy định của giám đốc về việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Có các hình thức phạt từ hành chính đến sa thải, mỗi lỗi đều có hình thức xử phạt riêng. Việc vi phạm kỷ luật lao động tại công ty là rất ít vì công ty đã quán triệt vấn đề này đến từng người lao động. Công ty chưa xẩy ra tranh chấp lao động và đình công. Tuy sử dụng 50% tỷ lệ lao động nữ nhưng với việc chấp hành tốt những quy định của pháp luật trong việc sử dụng lao động nữ hơn nửa số lao động nữ đều được bố trí trong những công việc nhẹ nên công ty không gặp khó khăn trong việc sử dụng và điều động lao động. Tóm lại: Công ty luôn thực hiện tốt pháp luật lao động. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của công ty về trước mắt cũng như lâu dài. - Công ty cần đẩy mạnh công tác Marketing tiếp cận thị trường để có nhiều việc làm hơn. Bằng cách giao nhiệm vụ riêng cho người ở phòng kế hoạch sản xuất quản lý nhiệm vụ kinh doanh khai thác các nhu cầu in ấn. - Công ty cần nghiên cứu tiếp cận những máy móc thiết bị hiện đại mà các xí nghiệp in khác sử dụng. - Bộ LĐTB và XH cùng các đơn vị trực thuộc cần tạo điều kiện, tạo công ăn việc làm cho công ty thông qua việc đưa các sản phẩm cần in đến công ty. 2.2. Xây dựng quỹ lương và nguồn trả lương thực tế cho lao động - Xây dựng quỹ lương: Công ty là một doanh nghiệp cổ phần nên tự hạch toán kinh tế độc lập có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Công ty không có sản phẩm in ấn sản xuất thường xuyên, công ty phải chủ động tự tìm kiếm khách hàng, do đó từ việc không có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên công ty không thể xây dựng quỹ lương để lấy quỹ lương làm cơ sở trả lương cho công nhân. Công ty xây dựng quỹ lương kỳ kế hoạch theo tiêu dùng định biên để lấy mức tính hiệu quả sản xuất. - Nguồn chi trả lương thực tế cho lao động: Giám đốc và chủ tịch công đoàn hàng năm tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể, kèm theo đó giám đốc ban hành quy chế phân phối thu nhập và có văn bản hướng dẫn tính lương và thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Các văn bản này đều được thông qua đại hội công nhân viên, phòng tổ chức hành chính căn cứ vào đó để tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. + Nguồn để trả lương cho bộ phận quản lý, phục vụ và xưởng cơ điện được trích từ doanh thu trong tháng với tỷ lệ 3-4% làm căn cứ tính ra lương ngày. + Nguồn để trả lương cho bộ phận sản xuất cũng lấy từ doanh thu trong tháng trả theo đơn giá và sản lượng thực tế làm ra. + Lương cấp bậc công nhân được giữ nguyên để làm căn cứ tính lượng những ngày làm công thời gian, công phép, lễ tết, hội họp, học tập và căn cứ tính hưởng BHXH. Ngoài ra còn căn cứ để trích nộp tiền BHXH và bảo hiểm y tế cho người lao động. + Bộ phận quản lý và phục vụ được tính theo cấp bậc công việc và hiệu quả của từng người. Hệ số thu nhập là thước đo hiệu quả cho từng cá nhân người lao động hệ số thu nhập này do hội đồng phân phối tiền lương và thu nhập của công ty quyết định trên cơ sở định biên lao động và nhiệm vụ được giao. + Trong đơn vị người phụ trách là người có thu nhập cao nhất. + Trong cùng cấp bậc công việc ai làm việc có hiệu quả hơn thì có hệ số cao hơn. Tiền lương công ty hiện nay được chia theo hai khối. + Khối quản lý và phục vụ gồm các phòng ban nghiệp vụ và xưởng cơ điện hưởng lương thời gian trích tỷ lệ phần trăm từ doanh thu. + Khối sản xuất trực tiếp gồm ba xưởng: xưởng chế bản, xưởng in, xưởng hoàn thiện hưởng lương sản phẩm trả theo đơn giá sản phẩm thực tế. 2.3. Các hình thức và chế độ lương ở Cụng ty Cổ phần Bao bỡ và In Nụng nghiệp. 2.3.1. Đối với cán bộ quản lý, công nhân phục vụ và xưởng cơ điện Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. Khi tính lương căn cứ vào cấp bậc công việc của từng chức danh quản lý chuyên môn của từng người và có từng hệ số hưởng lương được thể hiện rừ qua bảng 2.5 sau: Bảng 2.5. Hệ sỗ lương của cán bộ quản lý nhõn viờn xưởng cơ điện. Chức vụ Hệ số + Giám đốc hưởng 3 + Phó giám đốc hưởng 2,5 + Kế toán trưởng hệ số 2,5 + Quản đốc xưởng in, xưởng sách 2,2 + Các trưởng phòng và quản đốc 2. + Các phó phòng và phó quản đốc 1,8 + Nhân viên phục vụ 1. Trường hợp lương thấp hơn cấp bậc hoặc chức vụ thì được trả đủ theo lương cấp bậc hoặc chức vụ. - Tất cả những người làm công tác quản lý và phục vụ không được tính thêm giờ trong các ngày làm việc bình thường. Khi người cán bộ thay đổi công việc khác thì công việc làm được hưởng cấp bậc công việc đó kể cả cán bộ chức danh, không có chế độ bảo lưu tiền lương cấp bậc công việc khi chuyển làm công việc khác. + Phương pháp tính lương cho cá nhân người lao động được áp dụng công thức: TL = x hệ số hưởng lương x ngày công thực tế + TLCĐ Trong đó: Y là số tiền trích từ tổng doanh thu tháng. X là tổng các hệ số trả lương TLCĐ là tiền lương ngày lễ, tết, phép, hội họp, học tập, BHXH Ví dụ: Tổng doanh tháng 8/2006 là: 757.572.000 đồng/tháng Ngày công thực tế 26 ngày Hệ số hưởng lương 2,07 Trích 4% từ doanh thu Tổng các hệ số lương là 48,7 TL = x 2,07 x 26 = 1288027 đ/tháng Như vậy là đối với cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ, xưởng cơ điện tổng thu nhập của họ đã được căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh. Đã có phần tiền thưởng trong lương điều đó đã kích thích cán bộ công nhân viên tích cực hơn trong công tác. 2.3.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân và chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể. * Tiền lương thanh toán cho công nhân sản xuất căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra. Tiền lương tháng được áp dụng theo công thức sau: TLCNSX = (DGi x SLi) + TLtg + TLCĐ Trong đó: DGi: đơn giá tiền lương của SPi SLi: số lượng sản phẩm (i) làm ra trong tháng TLtg: tiền lương thời gian cho những ngày công việc không có định mức TLCĐ: tiền lương chế độ cho những ngày nghỉ lễ, tết, phép hội họp, học tập. * Đối với công việc ở xưởng in đòi hỏi cần nhiều công nhân mới hoàn thành sản phẩm, những công việc đòi hỏi tập thể này tiền lương được tính như sau: TLtt = ĐGi x SLi TLtt: tổng tiền lương của tập thể tổ, nhóm. ĐGi: đơn giá tiền lương sản phẩm i SLi: số lượng sản phẩm loại i Sau khi kết thúc tháng phòng tài vụ tính lương và chia lương cụ thể cho từng người (theo phương pháp hệ số). Đối với tiền lương thời gian (như là chờ việc) mức lương được lấy làm cơ sở để tính như sau: - Người lao động có tay nghề bậc 5 trở lên sẽ lấy mức lương của bậc 5 (theo nhóm công việc mà người đó đang làm) - Người lao động có tay nghề dưới bậc 5 sẽ tính trên cơ sở lương cấp bậc của mình. Đối với tiền lương chế độ (ngày lễ, tết, phép, hội họp, học tập, hưởng BHXH) thì tính đúng theo cấp bậc công nhân. * Tiền lương làm cơ sở tính đơn giá là bậc 5/7 thang lương A10 (tổ phơi hệ số 2,33; tổ sách hệ số 2,07; tổ vi tính + bình bản + in và máy dao hệ số 2,18) nhân với tiền lương tối thiểu 540.000 và cộng thêm phụ cấp 0,2 tiền độc hại cho những bộ phận có độc hại. 2.3.2.1. Tiền lương công nhân xưởng chế bản Công ty áp dụng chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân. Đơn giá tiền lương của công nhân được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc. Cách tính lương sản phẩm cho từng người được căn cứ vào số lượng sản phẩm làm trong kỳ. Tiền lương tháng bao gồm: - Tiền lương sản phẩm - Tiền lương thời gian (ngày lễ, tết, phép, học tập, chờ việc, hưởng BHXH) Tiền lương được nhận trên cơ sở đơn giá sau: - Bộ phận vi tính định mức và đơn giá cho một trang in được thể hiện qua bảng 2.6 sau. Bảng 2.6. Mức và đơn giá cho 1 trang hoàn chỉnh ra giấy can khổ 19 x 27 Định mức Đơn giá + Sắp trơn 2,5 trang/giờ 1961 đ/bản + Sắp biển 2 trang/giờ 2201 đ/bản + Sắp trang tạp chí 2 trang/giờ 2201 đ/bản Đối với chữ tít phải đánh rời nếu co chữ từ 18 trở lên được nhân hệ số 1,5 - Bộ phận bỡnh bản định mức và đơn giá cho một trang in được thể hiện qua bảng 2.7 sau. Bảng 2.7 Định mức và đơn giá cho bộ phận bình bản Định mức Đơn giá + Bình bản khổ máy 4 trang 3 bản/giờ 1734 đ/bản + Bình bản khổ máy 8-10 trang 2 bản/giờ 2201 đ/bản + Bình bản khổ máy 14 trang 1 bản/giờ 3200 đ/bản Bản bình có ảnh màu và trạm bơm đơn giá được nhân hệ số 1,2 Bản bình có ảnh từ 2-3 màu đơn giá nhân 1,4 Bản bình có ảnh từ 4-5 màu đơn giá nhân 1,7 Bản bình có ảnh từ 6 màu trở lên đơn giá nhân hệ số 2 - Bộ phận kiểm tra bản bình: đối chiếu lại bản đã bình xem đã đúng với bản mẫu và makét hay không. Định mức và đơn giá cho bộ phận kiểm tra bản bính được thể hiện qua bảng 2.8 sau: Bảng 2.8. Định mức và đơn giá cho bộ phận kiểm tra bản bính. Tên công việc Máy 4 Máy 8 + 10 Máy 16 Định mức (bản/giờ) Đơn giá (đ/bản) Định mức (bản/giờ) Đơn giá (đ/bản) Định mức (bản/giờ) Đơn giá (đ/bản) 1 Đối với bản đen trắng 20 112 15 142 10 623 2 Bản bình có ảnh màu và trạm đơn giản 18 127 13 183 8 678 3 Bản bình có ảnh từ 2-3 màu 15 156 10 223 7 701 4 Bản bình có ảnh từ 4-5 màu 12 186 8 278 5 632 5 Bản bình có ảnh từ 6 màu trở lên 8 278 5 232 3 686 - Bộ phận phơi bản định mức và đơn giỏ cho bộ phận phơi bản được thể hiện qua bảng 2.9 sau: Bảng 2.9. Định mức và đơn giá cho bộ phận phơi bản. Tên công việc Định mức (bản/giờ) Đơn giá (đ/bản) Định mức (bản/giờ) Đơn giá (đ/bản) Định mức (bản/giờ) Đơn giá (đ/bản) Bản phơi là đen trắng 30 671 20 1022 15 2362 Bản phơi có màu 20 1022 10 2043 8 3554 2.3.2.2. Tiền lương công nhân xưởng in Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể. Định mức và đơn giá lương sản phẩm được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành bước công việc. Định mức bước công việc được áp dụng phương pháp thống kê kết hợp với kinh nghiệm cán bộ quản lý. Đơn giá là đơn giá tập thể. DG = TLtt = ĐGi x SLi Căn cứ vào công việc và đặc điểm của máy móc thiết bị, công ty biên chế xưởng in thành các tổ sản xuất đi theo ca làm việc. + 2 người 1 ca cho 2 loại máy 8 và máy 10, đơn giá là đơn giá tập thể, chia lương theo phương pháp hệ số: thợ chính hệ số 1,1; hai thợ phụ hệ số 1 và hệ số 0,9 căn cứ vào cấp bậc công nhân. Tiền lương tháng gồm có: - Tiền lương sản phẩm. - Tiền lương thời gian bao gồm chờ việc, rửa máy. - Tiền lương chế độ bao gồm: ngày lễ, tết, phép, học tập, hưởng BHXH. Tiền lương khoán bao gồm khâu lắp bản. Định mức và đơn giá cho 1 lượt in. + Tiền lương khoán lắp 1 bản máy 8 + máy 10 với đơn giá 1754 đ/bản. + Lắp 1 bản máy 16 đơn giá 1 bản là 2700 đ + Rửa máy tính cho mỗi chương trình máy như sau: máy 10 là 20 phút, máy 8 là 30 phút, máy 16 là 40 phút hưởng lương thời gian. 2.3.2.3. Tiền lương công nhân sách (hoàn thiện): Công ty áp dụng chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân người lao động. Đơn giá tiền lương được căn cứ vào thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc. Tiền lương tháng cho từng người căn cứ vào đơn giá và số lượng thực tế được làm trong kỳ. Tiền lương tháng bao gồm: - Tiền lương sản phẩm. - Tiền lương thời gian (ngày lễ, tết, phép, hội họp, học tập, chờ việc, hưởng BHXH) Xưởng sách và hoàn thiện có 11 bước công việc mỗi bước công việc có định mức và đơn giá riêng. Đơn giá xác định trên cơ sở lương cấp bậc công việc và mức sản lượng cho từng sản phẩm của bước công việc. Định mức và đơn giá được quy định như sau: * Bộ phận dỗ đếm có định mức và đơn giá được thể hiện qua bảng 2.10 sau: Bảng 2.10. Định mức và đơn giá cho bộ phận dỗ đếm. Định mức Đơn giá + Giấy các loại (trừ Couché) 20 R/giờ 301 đ/R + Giấy Couché 64 g/m?2 15 R/giờ 334 đ/R + Giấy Couché 10-115 g/m?2 12 R/giờ 378 đ/R + Giấy Couché 150-270 g/m?2 9 R/giờ 412 đ/R * Bộ phận kiểm hoá có định mức và đơn giá thể hiện qua bảng 2.11 sau: Bảng 2.11. Định mức và đơn giá bộ phận kiểm hóa. Khổ giấy Định mức Đơn giá 1. Loại 19 x 27 đến 21 x 31 1 màu 6000 tờ/h 0.39 2 màu 5500 0,42 Nhiều màu 400 0,58 2. Loại 54x78 và 46x65 1 màu 3000 0,78 2 màu 2500 0,94 Nhiều màu 16001,47 1500 Gấp sách: Gấp ruột sách + truyện được chia làm 3 loại gấp 1 vạch, gấp 2 vạch và gấp 3 vạch. Có định mức và đơn giá được tính theo bảng 2.12 sau: Bảng 2.12. Định mức và đơn giá bộ phận gấp sách. Gấp 1 vạch Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 2500 tờ/giờ 1,64 đ/tờ + Khổ 19x27 3000 tờ/giờ 1,74 đ/tờ Gấp 2 vạch Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 1200 tờ/giờ 2,8 đ/tờ + Khổ 19x27 2000 tờ/giờ 3,2 đ/tờ Gấp 3 vạch Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 600 tờ/giờ 4,7 đ/tờ + Khổ 19x27 500 tờ/giờ 5,4 đ/tờ Bắt: các công nhân phải bắt đúng và đủ số trang. Có 2 loai là bắt lồng và bắt kép với định mức và đơn giá được thể hiện qua bảng 2.13 sau: Bảng 2.13. Định mức và đơn giá của bộ phận bắt. Bắt lồng Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 2000 trang/giờ 2,1 đ/tờ + Khổ 19x27 1500 trang/giờ 2,47 đ/tờ + Khổ 19x27 1000 trang/giờ 2,91 đ/tờ Bắt kẹp Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 2500 trang/giờ 1,88 đ/tờ + Khổ 19x27 2000 trang/giờ 2,1 đ/tờ + Khổ 19x27 1500 trang/giờ 2,47 đ/tờ + Khổ ³39x54 1000 trang/giờ 3,2 đ/tờ Đóng, khõu sỏch, bụi bỡa và dỏn tờ gỏc + phụ bản có đinh mức và đơn giá được thể hiện qua bảng 2.14 sau: Bảng 2.14. đinh mức và đơn giá tiền lương cho bộ phần đóng , khõu sỏch, bụi bỡa và dỏn tờ gỏc + phụ bản. Đóng lồng Định mức Đơn giá Khổ 13x19 (2 ghim) 900 cuốn/giờ 3,83 đ/cuốn Khổ 19x27 (3 ghim) 700 cuốn/giờ 4,64 đ/cuốn Khâu sách Định mức Đơn giá - Khâu máy (13x19) 1500 tay/giờ 2,74 đ/tay - Khâu tay + Khâu 2 mũi 200 tay/giờ 20,64 đ/tay + Khâu 4 mũi 150 tay/giờ 24,7 đ/tay + Khâu 6 mũi 100 tay/giờ 32,15 đ/tay * Vào bìa Đóng lồng Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 <100 trang 150 cuốn/giờ 24,7 đ/cuốn từ 101-150 130 cuốn/giờ 37,1 đ/cuốn từ 151-200 110 cuốn/giờ 30,2 đ/cuốn từ 201-300 90 cuốn/giờ 24,6 đ/cuốn Trên 300 70 cuốn/giờ 41,6 đ/cuốn * Bồi bìa Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 50 cuốn/giờ 51,99 đ/cuốn + Khổ 19x27 35 cuốn/giờ 73,33 đ/cuốn + Khổ 19x27 20 cuốn/giờ 210,78 đ/cuốn * Dán tờ gác + phụ bản Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 400 cuốn/giờ 6,54 đ/cuốn + Khổ 19x27 350 cuốn/giờ 7,33 đ/cuốn * Máy dao: Đây là công việc cần 2 người trong một ca và không thể tính số sản phẩm hoàn thành cho từng người một. Vỡ vạy việc tớnh định mức và đơn giá phai cho cả 2 nguũi trong một ca được thể hiện qua bảng 2.15. sau: Bảng 2.15. Định mức và đơn giá cho hai người trong một ca của máy dao. Pha giấy từ khổ 79x109 và 84x121 Định mức Đơn giá Pha 2 12 R/giờ 489,7 đ/ram Pha 4 10 R/giờ 510,4 đ/ram Pha 8 8 R/giờ 738 đ/ram Pha 16 6 R/giờ 950,2 đ/ram Pha 32 4 R/giờ 2273,6 đ/ram * Đóng bó cú hai loại là bú kớn và bú bỡnh thường. Định mức và đơn giá được tính theo bảng 2.16 sau. Bảng 2.16. Định mức và đơn giá cho công nhân bộ phận đóng bó. a. Bó bình thường Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 25 Bó/giờ 98,16 đ/bó + Khổ 19x27 20 Bó/giờ 195 đ/bó b. Bó kín Định mức Đơn giá + Khổ 13x19 20 Bó/giờ 210,7 đ/bó + Khổ 19x27 15 Bó/giờ 247,3 đ/bó 2.4. Tiền lương và các khoản phụ cấp 2.4.1. Tiền lương Nguồn tiền lương được lấy trực tiếp từ doanh thu trong tháng gọi là phần mềm. Tiền lương chỉ tính cho bộ phận trực tiếp sản xuất (3 xưởng). Khi tính thưởng cho công nhân người lao động công ty chủ yếu xét trên 3 tiêu chuẩn cơ bản. + Ngày công tháng + Tỷ lệ đạt định mức. + Tiền lương sản phẩm. Tiền thưởng được chia làm 3 loại A, B và C. Nhưng trong loại A Công ty lai chia làm 3 mức tiền thưởng khác nhau là A1, A2 và A3. Ứng với mỗi loại sẽ có một mức thưởng khack nhau, các loại đó là: - Loại A1: Tỷ lệ đạt định mức 200%, mức thưởng thêm bằng 100% lương sản phẩm (tức là nhân 2) - Loại A2: Tỷ lệ đạt định mức 150%, mức thưởng thêm bằng 80% lương sản phẩm (tức là nhân 1,8) - Loại A3: Tỷ lệ đạt định mức 100%, mức thưởng thêm bằng 60% lương sản phẩm (tức là nhân 1,6) - Loại B: Tỷ lệ đạt định mức 70%, mức thưởng thêm bằng 40% lương sản phẩm (tức là nhân 1,4) - Loại C: Tỷ lệ đạt định mức <70%, mức thưởng thêm bằng 20% lương sản phẩm (tức là nhân 1,2) Theo thống kê sổ lương, số tiền thưởng của người lao động thông thường chiếm khoảng 60-80% tổng thu nhập hàng tháng. Nhìn chung cách tính thưởng cho cá nhân người lao động ở công ty là khá hợp lý, công bằng đã có sự phân loại rõ ràng theo từng mức A, B, C. 2.4.2. Các khoản phụ cấp: 2.4.2.1. Phụ cấp độc hại: Được tính bằng 0,2 so với mức lương tối thiểu, được tính trực tiếp vào đơn giá. Được áp dụng cho các đối tượng sau: Công nhân tổ vi tính, tổ phơi bản, xưởng in, tổ máy dao. 2.4.2.2. Các phụ cấp theo chế độ Bộ Luật lao động: - Phụ cấp làm đêm: Được tính thêm bằng: + 50% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường, áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày thường, đã nghỉ bù. + 100% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường, áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, lễ tết, không được nghỉ bù. + 150% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường, áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày thường, không được nghỉ bù. + 200% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường, áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, tết, không được nghỉ bù. Được tính cho lao động hưởng lương thời gian. 2.5. Đánh giá thực trạng việc trả lương tại Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp 2.5.1. Ưu điểm: Nhờ sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong công ty các hình thức và chế độ trả lương đã ngày càng tiến bộ. Điểm qua những nét thực trạng việc áp dụng các hình thức và chế độ trả lương tại công ty, có thể thấy rằng công ty đã có phương pháp chi trả lương, thưởng hợp lý, đặc biệt trong hình thức trả lương theo sản phẩm đã thể hiện rõ sự công bằng. Ai làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít không làm không hưởng. Làm cho người lao động biết quyền và nhiệm vụ của mình nên hăng hái sản xuất, đem lại hiệu quả toàn diện về tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động. Công ty đã thực sự gắn liền lương với hao phí của người lao động và hiệu quả sử dụng lao động. 2.5.2. Hạn chế: Bên cạnh những thành công đã đạt được công ty vẫn còn một số những tồn tại nhất định. - Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có trình độ, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác nhưng hiệu quả còn chưa đồng đều. - Cơ cấu lao động còn chưa hợp lý do số lượng lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp còn khá cao. - Hình thức phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc tại công ty còn nhiều hạn chế nhiều công nhân có cấp bậc công nhân thấp hơn cấp bậc công việc mà mình đang đảm nhận. - Công tác xây dựng quỹ lương kỳ kế hoạch còn chưa sát với thực tế sản xuất. - Trong công tác định mức việc định mức chưa điều chỉnh để phù hợp với thực tế sản xuất do đó mức đưa ra thấp gây ra chi phí tiền lương cao. - Công tác trả thưởng còn chưa thực hiện áp dụng đầy đủ các hình thức trả thưởng, chưa tạo sự công bằng cho người lao động. - Công tác thống kê kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm chưa thực sự quan tâm. - Công tác quản lý bảo dưỡng kiểm tra thiết bị chưa được tiến hành một cách thường xuyên, hỏng hóc không được phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đên quá trình sản xuất. - Công tác kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty còn nhiều bất cập, không tính hết năng lực và còn thiếu chủ động trong việc xử lý các biến động. - Nhiệm vụ sản xuất không đồng đều vì phụ thuộc vào khách hàng và số lượng có giới hạn, không phải là loại hình sản xuất đồng loạt do đó các máy móc thiết bị chưa được khai thác hết công suất gây ảnh hưởng đến công tác tiền lương. - Việc dự trữ nguyên vật liệu sản xuất không đủ, khả năng tài chính còn nhiều hạn chế nên việc thiếu nguyên vật liệu xảy ra thường xuyên phải giải quyết theo kiểu cuốn chiếu và năng lực thiết bị chỉ khai thác được khoảng 60%. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế. - Nguyên nhân chính của những hạn chế này là trình độ chuyên môn, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội của cán bộ công nhân viên chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của công ty, chưa nắm bắt được thị trường. ý thức giác ngộ của người lao động còn yếu trong công tác chất lượng. - Các khoản công nợ của công ty khá lớn tiền lãi hàng tháng khá cao dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng giá thành sản phẩm và khả năng tài chính để mua nguyên vật liệu khi có biến động trong sản xuất. Chương III. Các giải pháp góp phần hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương tại công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp. 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Bao bì và in Nông nghiệp. Công ty cổ phần Bao bì và In nông nghiệp trong nhiều năm qua luôn là một trong những công ty dẫn đầu về công nghệ hiện đại và sức cạnh tranh trên thị truờng phía Bắc. Bước sang giai đoạn mới của thời kỳ hội nhập, Công ty đang không ngừng hoàn thiện và đổi mới để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, đón nhận các hợp đồng gia công cho nước ngoài có giá trị cao về kinh tế. Là một đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn bao bì, Công ty cổ phần Bao bì và In nông nghiệp là một đơn vị có thương hiệu mạnh của ngành in Việt Nam. So với các doanh nghiệp cùng ngành Công ty là một trong những công ty đứng đầu về cung cấp bao bì hộp các loại với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đặc trưng của từng loại ngành như: ngành dược, ngành Công nghiệp thực phẩm…. Hiện nay, Công ty đang cung cấp phần lớn bao bì thuốc lá nội địa cũng như xuất khẩu, hộp bóng đèn trong nước và xuất khẩu, hộp đựng thuốc tại thị trường miền Bắc. Công ty sử dụng công nghệ in UV offset để in trên giấy phủ màng nhôm và decal nhựa với chất lượng như in offset. Công ty là đơn vị duy nhất tại miền Bắc in màng nhôm trên công nghệ in Flexo. Do đó Công ty cung cấp đa phần sản phẩm màng nhôm ép vỉ cho các công ty Dược phẩm miền Bắc. Công ty cũng tự hào có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi, công nhân tay nghề cao với hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối. Thêm vào đó, Công ty cho thuê văn phòng tại 72 Trường Chinh, chính thức thu được lợi nhuận từ năm 2008, nh−ng Công ty vẫn giữ lại một văn phòng giao dịch ở toà nhà cho thuê tại 72 Trường Chinh, Hà Nội, thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Với những ưu điểm và thế mạnh nêu trên, Công ty phấn đấu ngày càng khảng đình vị trí dẫn đầu của mình. Nhưng công ty sẽ chú trọng hơn vào chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên thị trường trong nước 3.2. Hoàn thiện việc xây dựng quỹ lương Quỹ tiền lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho công nhân viên chức do doanh nghiệp "cơ quan" quản lý và sử dụng xây dựng được một quỹ tiền lương hợp lý và sát với thực tế sản xuất sẽ có tác động thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao mức sống của người lao động. Chính vì vậy, hoàn thiện việc xây dựng quỹ lương là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương. Hiện nay công trình đang áp dụng hình thức xây dựng quỹ tiền lương theo tháng. Nếu như trên lý thuyết thì có thể thấy rằng việc xây dựng quỹ tiền lương theo tháng có tính chất không ổn định sẽ rất phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thường nhiều không ổn định của công ty. Thế nhưng trên thực tế cho thấy khi hết tháng mà chi phí sản xuất vẫn chưa hết chu kỳ sản xuất. Cho nên việc xây dựng quỹ tiền lương theo tháng vẫn không phù hợp, công ty nên tiến hành xây dựng quỹ tiền lương theo quý. Xây dựng quỹ lương theo quý trên cơ sở căn cứ vào quỹ lương thực hiện quý trước để xây dựng cho quý sau. Lấy đó để tính mức độ hoàn thành kế hoạch quỹ quỹ lương và phân tích những nhân tố cơ bản đã ảnh hưởng đến sự thay đổi quỹ tiền lương. Từ đó đề ra phương hướng khắc phục cho quý sau. 3.3. Xây dựng định mức lao động phù hợp cho công nhân bộ phận phối bản thuộc bản chế bản Định mức lao động giữ một vị trí quan trọng, nó không chỉ là cơ sở của tổ chức lao động khoa học trả lương chính xác thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Hiện nay công ty xây dựng mức theo phương án thống kê năng suất lao động kết hợp với kinh nghiệm của người quản lý là hợp lý. Vì đặc điểm sản phẩm của ngành in là những sản phẩm đa dạng, không sản xuất hàng loạt chỉ sản xuất theo số lượng khách đặt hàng. Thống kê năng suất lao động chỉ là một căn cứ nhỏ để xây dựng định mức. Định mức và đơn giá phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm thực tế của cán bộ quản lý. Nhìn chung công tác định mức lao động ở công ty tương đối tốt, các mức đưa ra ở mỗi bộ phận, mỗi phân xưởng đều phù hợp với thực tế sản xuất. Tuy nhiên sau khi khảo sát ở bộ phận phơi bản thuộc xưởng in em nhận thấy mức lao động ở đây tương đối thấp hơn so với thực tế làm việc của công nhân. Theo ý kiến của cá nhân em thông qua ý kiến của các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, cần xây dựng lại định mức lao động đơn giá cho bộ phận phơi bản như sau: Đối với máy 4: Bản phơi là đen trắng Thống kê năng suất lao động của 3 lao động làm công việc này là: W: 32 34 36 (bản/ca) Tính năng suất lao động trung bình: `W = = 34 (Bản/ca) Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến: `wtt = = 35 (bản/ca) Sau khi lấy ý kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý lấy mức mới là 34 (bản/ca) Như vậy đơn giá mới sẽ là: ĐG = = 601 (đ/bản) Căn cứ vào kết quả khảo sát theo dõi cùng với cách làm tương tự như trên em đã xây dựng được định mức và đơn giá mới cho bộ phận phơi bản được thể hiện qua bang 3.1 sau: Bảng 3.1 Định mức và đơn giá mới cho bộ phận phơi bản, Tên công việc Định mức (bản/ca) Đơn giá (đ/bản) Định mức (bản/ca) Đơn giá (đ/bản) Định mức (bản/ca) Đơn giá (đ/bản) Bản phơi là đen trắng 34 1601 23 888 15 2362 Bản phơi có màu 22 1928 12 1702 9 3270 Việc hoàn thiện công tác định mức lao động trên đây sẽ giúp cho việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất sát với thực tế đồng thời đây cũng là một trong những biện pháp giúp cho công tác trả lương được thực hiện công bằng theo đúng số lượng và chất lượng lao động. 3.4. Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền thưởng: Tiền thưởng không chỉ có tác dụng là một phần bổ sung tiền lương tăng thu nhập cho người lao động mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Có những hình thức thưởng hợp lý có thể khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ sáng tạo trong sản xuất để cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm nguyên vật liệu. Hiện nay công ty đã áp dụng hình thức, phương pháp trả thưởng tương đối hợp lý. Tuy nhiên việc công ty chỉ áp dụng hình thức trả thưởng cho bộ phận lao động trực tiếp (công nhân sản xuất) là thực sự chưa công bằng và chưa phát huy hết tính chất cũng như tác dụng của công tác tiền thưởng đến toàn thể người lao động. Công ty chi trả thưởng cho công nhân sản xuất mà không trả thưởng cho các bộ phận lao động khác, do đó đã không kích thích người lao động ở các bộ phận lao động khác, hăng hái nhiệt tình hơn trong sản xuất, tìm tòi đề xuất những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị. Theo em để phát huy hết hiệu quả của công tác tiền thưởng cũng như để đảm bảo công bằng cho người lao động cần bổ sung các hình thức thưởng như thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất. Các phòng ban, phân xưởng sản xuất cần theo dõi và bình bầu cho nhân viên khi có sáng kiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất cho các cán bộ kỹ thuật và các cán bộ quản lý, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu cho công nhân sản xuất. Thưởng tiết kiệm vật tư: Tiền thưởng = Giá trị làm lợi thực tế x 2% Nguồn tiền thưởng được lấy từ khoản tiền tiết kiệm vật tư mang lại Thời gian xét thưởng theo quỹ. VD: Trong quý I năm 2007 công nhân A đã thực hiện tiết kiệm được 5.000.000đ tiền vật tư. Vậy khoản tiền thưởng tiết kiệm vật tư mà công nhân A được nhận cuối quý I là: Tiền thưởng = 5.000.000 x 2% = 100.000đ Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất: Mức thưởng được tính cho năm áp dụng đầu tiên và lớn hơn hoặc bằng 5% số tiền làm lợi trong năm đó. VD: Trong năm 2007 cán bộ kỹ thuật B đã có sáng kiến cải tiến phương pháp công nghệ. Sau khi áp dụng trong 1 năm đã đem lại nguồn lợi cho đơn vị là 150.000.000đ. Vậy khoản tiền thưởng mà cán bộ B được nhận là: Tiền thưởng = 150.000.000 x 5% = 7.500.000đ 3.5. Sử dụng và bố trí lao động một cách hợp lý: Con người là yếu tố quyết định cho sự thành công của mọi tổ chức. Trong một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên tối ưu thì cũng cần phải tối ưu hoá sử dụng nó. Bố trí và sử dụng lao động đúng người, đúng việc đúng sở thích sẽ đem lại hiệu quả to lớn, làm tăng năng suất, tăng hiệu quả của sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời tăng thu nhập cho bản thân người lao động. - Về tổ chức cán bộ: Công ty cần tiếp tục xây dựng và thực hiện các phương án lựa chọn, sắp xếp, sử dụng cán bộ công nhân viên phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. - Đối với bộ phận lao động gián tiếp thì việc sắp xếp và xác định lao động hợp lý căn cứ vào điều kiện cụ thể, tình hình thực tế áp dụng các quy định về định biên lao động và phương pháp thống kê kinh nghiệm nhằm tạo ra bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả cao. Công ty cần xây dựng tiêu thức về số lượng và chất lượng để phản ánh mức độ hoàn thành công việc tạo điều kiện cho việc đánh giá dễ dàng và chính xác hơn tình hình thực hiện công việc của từng người. Từng bước tinh giảm bộ máy quản lý, khắc phục tình trạng cồng kềnh điều hành không có hiệu quả. - Đối với bộ phận lao động trực tiếp thì căn cứ vào điều kiện thực tế yêu cầu công việc, sử dụng phương pháp định biên, chụp ảnh bấm giờ để định mức lao động nhằm xác định đúng nhu cầu lao động cần thiết. 3.6. Hoàn thiện công tác thống kê, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm (KCS) Công tác thống kê ghi chép đầy đủ về thời gian lao động, sản lượng chất lượng sản phẩm của từng cá nhân, từng phân xưởng đóng vai trò quan trọng góp phần để công tác trả lương được chính xác, công bằng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ yếu quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành bại trong cạnh tranh với các đơn vị khác trong cơ chế thị trường công ty cần quan tâm hơn nữa tới công tác thống kê kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Một vài biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này: - Việc theo dõi, ghi chép phải được giao cho những người có trình độ, thông thạo kỹ thuật có kinh nghiệm và có sự suy đoán tốt thường là tổ trưởng sản xuất. - Quyền lợi của bộ phận kiểm soát (KCS) phải được tách khỏi quyền lợi của dây chuyền sản xuất để có thể đánh giá sản phẩm một cách khách quan. - Bộ phận kiểm hoá (KCS) phải tiến hành ghi chép, theo dõi hàng theo mẫu biểu sau: Tổ... Ngày... TT Tên hàng Biểu hiện sai hỏng của sản phẩm Mức độ sai hỏng Tên CN chịu trách nhiệm Chữ ký công nhân xác nhận. Ngoài ra hàng ngày cán bộ phòng kế hoạch - kỹ thuật cùng kết hợp tiến hành theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm, khả năng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu, định kỳ tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu. 3.7. Hoàn thiện công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc Tổ chức nơi làm việc là một trong những vấn đề chủ yếu của tổ chức quá trình lao động trong doanh nghiệp. Tổ chức nơi làm việc nhằm tạo những điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động đạt năng suất lao động và chất lượng công tác cao. Bởi vậy, phải rất coi trọng công tác tổ chức nơi làm việc, coi nơi làm việc là trận địa chiến đấu của tất cả, toàn thể cán bộ lãnh đạo, người lao động, nhân viên trong đơn vị để tạo cho người lao động những điều kiện lao động thuận tiện nhất và đạt năng suất lao động cao nhất. Từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động. Xác định được tầm quan trọng của công tác tổ chức nơi làm việc công ty đã thực hiện công tác này rất có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề cần bổ sung trong việc trang bị nơi làm việc và phục vụ nơi làm việc. + Trang bị nơi làm việc: Công ty cần trang bị máy vi tính cho tất cả các phòng ban để giúp cho việc tính toán lên kế hoạch được nhanh hơn. Nên nối mạng giữa các máy để có thể cung cấp số liệu, thông tin một cách nhanh nhất hạn chế được khâu đi lại. Đặc biệt việc đưa máy vi tính vào công tác kế toán chúng ta sẽ có một công cụ hữu hiệu phục vụ rất đắc lực cho việc xử lý và cung cấp thông tin. Sử dụng kế toán máy các yêu cầu đối với công tác kế toán được thực hiện hoàn hảo. Cùng với các tính năng ưu việt như độ nhanh, độ chính xác cao, khối lượng tính toán nhanh hơn, bộ nhớ phong phú dễ trao đổi với ngoại vi kế toán máy sẽ giúp cho công tác trả lương được nhanh chóng và chính xác. + Ngoài ra công ty cần trang bị các phương tiện vận chuyển nhỏ để kịp thời vận chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất. - Phục vụ nơi làm việc: Xưởng cơ điện cần thường xuyên kiểm tra sửa chữa định kỳ các máy móc thiết bị. Tóm lại: Trên đây là một số các biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty. Dù không phải là những biện pháp tối ưu nhưng nó khá cần thiết trong quá trình định hình và phát triển của công ty về trước mắt cũng như lâu dài. KẾT LUẬN Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của mỗi đơn vị. Tuy nhiên, việc hình thành, vận dụng chế độ trả lương để đảm bảo quyền lợi của các bên và xã hội là công việc hết sức khó khăn bởi nó chi phối nhiều yếu tố khác. Việc xây dựng được một hình thức trả lương vừa khoa học, khách quan lại vừa phù hợp với thực tế của đơn vị vừa bảo đảm phản ánh đầy đủ các đặc điểm sản xuất kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng một hình thức trả lương hợp lý sẽ góp phần khuyến khích người lao động hăng say làm việc tạo ra năng suất lao động cao, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, công nghệ kỹ thuật ngày càng hiện đại cần phải không ngừng hoàn thiện các hình thức trả lương. Đó là đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho mọi doanh nghiệp nói chung và ở Cổ phần Bao bỡ và In nụng nghiệp nói riêng. Công ty đã vận dụng theo chế độ tiền lương hiện hành của Nhà nước và có bổ sung theo thực tế của mình khá hiệu quả. Điều này được thể hiện trong công tác tiền lương của công ty, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả làm việc và thu nhập của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, chúng ta biết tiền lương phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau, các yếu tố này lại không cố định và chế độ tiền lương không thể hoàn toàn phù hợp với tất cả các đối tượng, các yếu tố các giai đoạn. Vì vậy công tác tiền lương của công ty không tránh khỏi những điều chưa hợp lý mặc dù công tác này luôn được công ty chú ý điều chỉnh, hoàn thiện. Vì chưa có kinh nghiệm thực tế trình độ và kiến thức còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Song với sự nỗ lực của mình, em đã trình bày những suy nghĩ quan điểm với mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho bản thân nhằm phục vụ cho sự nghiệp sau này. Do thời gian có hạn nên những ý kiến đưa ra của em chỉ là sự nhìn nhận chưa cụ thể, chưa toàn diện và có thể thiếu thực tế song đó là sự cố gắng của em, em mong rằng sẽ góp phần nào đó vào quá trình hoàn thiện cụng tỏc tiền lương của Cụng ty Bao bì và In Nông nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo: T.S. Trương Đức Lực Thầy giáo: Th.S. Nguyễn Kế Nghĩa Ban l·nh ®¹o vµ tËp thÓ c¸n bé c«ng nh©n viªn Công ty Cổ phần Bao bì và In nông nghiệp. PHỤ LỤC NỘI QUY Để đảm bảo trật tự an ninh trong Công ty in, yêu cầu mọi người thực hiện những điều quy định dưới đây. A. Đối với cán bộ, công nhân: 1. Đi làm đúng giờ, không đi muộn, về sớm. 2. Ra vào cổng phải xuống xe, phương tiện đi lại phải để đúng nơi quy định. 3. Ra ngoài trong giờ làm việc phải có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người phụ trách trực tiếp. 4. Hết giờ làm việc phải ra khỏi Công ty. Trường hợp ở lại làm việc ngoài giờ phải được sự đồng ý của Chánh, Phó Giám đốc. B. Đối với khách: 1. Xuống xe xuất trình giấy tờ với thường trực để được hướng dẫn cụ thể. 2. Phương tiện đi lại để đúng nơi giành riêng cho khách. 3. Vật tư hàng hoá khi ra - vào cổng phải có chứng từ hoá đơn hợp lệ. C. Điều khoản chung: 1. Nghiêm cấm mang vũ khí chất dễ nổ dễ cháy vào Công ty. 2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy; giữ gìn vệ sinh chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu của Công ty Cổ phần Bao bỡ và In nụng nghiờp 2. Một số báo chí, quy định có liên quan khác. 3. Trang web:http //:appprinco.com. 4. Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần bao bì và In nông nghiêp 5. Bài giảng Tiền lương - Tiền công 6. Bài giảng Tổ chức lao động 7. Bài giảng Kế hoạch lao động 8. Giỏo trỡnh Quản trị nhõn lực. 9. Các văn bản chế độ tiền lương 10. Một số bài luận văn của các khoá 43,44,45 MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: Giới thiệu về Công ty Cổ phầ Bao bì và In nông nghiệp………………. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Bao bì và In nông nghiệp……………………………………………………………………………… 1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy…………………………………………………. 1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh………………………………………… 1.4. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp ảnh hưởng đến công tác tiền lương…………………………………. 1.4.1. Đặc điểm về lĩnh vực, nhiệm vụ kinh doanh……………………….. 1.4.1.1. Lĩnh vực kinh doanh…………………………………………. 1.4.1.2. khách hàng…………………………………………………… 1.4.1.3. sản phẩm của Công ty và tình hình cạnh tranh trên thị trường. 1.4.2. Đặc điểm về quy trình công nghệ…………………………………... 1.4.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất và trang thiết bị………………………... 1.4.4. Đặc điểm về lao động………………………………………………. 1.4.5. Bé m¸y qu¶n lý cña doanh nghiÖp…………………………………. Ch­¬ng II. Thùc tr¹ng c«ng t¸c tiÒn l­¬ng t¹i C«ng ty Cæ phÇn Baob× vµ In N«ng nghiÖp………………………………………………........................20 2.1. Thùc tr¹ng c«ng t¸c qu¶n lý lao ®éng……………………………………20 2.1.1. VÊn ®Ò qu¶n lý nguån nh©n lùc…………………………………….20 2.1.1.1. TuyÓn chän vµ bè trÝ sö dông lao ®éng……………………………20 2.1.1.2. Ph©n c«ng, ph©n bæ lao ®éng…………………………………..21 2.1.1.3. Qu¶n lý chÊt l­îng lao ®éng:……………………………………24 2.1.1.4. Tæ chøc hîp t¸c lao ®éng………………………………………25 2.1.1.5. C¶i thiÖn ®iÒu kiÖn lao ®éng……………………………………26 2.1.1.6. §µo t¹o, ®µo t¹o l¹i ph¸t triÓn nguån nh©n lùc…………………27 2.1.1.7. T¹o ®éng lùc trong lao ®éng……………………………………28 2.1.2. VÊn ®Ò qu¶n lý quü tiÒn l­¬ng……………………………………….29 2.1.2.1. §Þnh møc lao ®éng……………………………………………29 2.1.2.2. ChÊm c«ng ®Ó tr¶ l­¬ng………………………………………...31 2.1.2.3. Tæ chøc tr¶ l­¬ng vµ qu¶n lý quü l­¬ng………………………31 2.1.3. VÊn ®Ò thùc hiÖn ph¸p luËt lao ®éng………………………………32 2.1.3.1. VÊn ®Ò thùc hiÖn hîp ®ång lao ®éng, c¸c lo¹i giao kÕt hîp ®ång lao ®éng ®ang ¸p dông t¹i c«ng ty…………………………………………………32 2.1.3.2. VÊn ®Ò thùc hiÖn tho¶ ­íc lao ®éng tËp thÓ……………………33 2.1.3.3. Nh÷ng vÊn ®Ò cã liªn quan ®Õn viÖc thùc hiÖn ph¸p luËt lao ®éng………………………………………………………………………………34 2.2. X©y dùng quü l­¬ng vµ nguån tr¶ l­¬ng thùc tÕ cho lao ®éng………...35 2.3. C¸c h×nh thøc vµ chÕ ®é l­¬ng ë c«ng ty……………………………….36 2.3.1. §èi víi c¸n bé qu¶n lý, c«ng nh©n phôc vô vµ x­ëng c¬ ®iÖn……..36 2.3.2. §èi víi c«ng nh©n trùc tiÕp s¶n xuÊt………………………………37 2.3.2.1. TiÒn l­¬ng c«ng nh©n x­ëng chÕ b¶n………………………….38 2.3.2.2. TiÒn l­¬ng c«ng nh©n x­ëng in………………………………40 2.3.2.3. TiÒn l­¬ng c«ng nh©n s¸ch (hoµn thiÖn):………………………41 2.4. TiÒn l­¬ng vµ c¸c kho¶n phô cÊp…………………………………………..45 2.4.1. TiÒn l­¬ng……………………………………………………………45 2.4.2. C¸c kho¶n phô cÊp: ………………………………………………….45 2.4.2.1. Phô cÊp ®éc h¹i:………………………………………………45 2.4.2.2. C¸c phô cÊp theo chÕ ®é bé luËt lao ®éng:……………………46 2.5. §¸nh gi¸ thùc tr¹ng viÖc tr¶ l­¬ng t¹i C«ng ty Cæ phÇn Bao b× vµ In N«ng nghiÖp46 2.5.1. ¦u ®iÓm:…………………………………………………………………….46 2.5.2. Tån t¹i:……………………………………………………………….46 2.5.3. Nguyªn nh©n cña nh÷ng h¹n chÕ…………………………………….47 Ch­¬ng III. C¸c gi¶i ph¸p gãp phÇn hoµn thiÖn c¸c h×nhthøc vµ chÕ ®é tr¶ l­¬ng t¹i c«ng ty Cæ phÇn Bao b× vµ In N«ng nghiÖp………………….48 3.1. Định hướng phát triển của Công ty Bao bì và in Nông nghiệp……….............48 3.2. Hoµn thiÖn viÖc x©y dùng quü l­¬ng……………………………………49 3.3. X©y dùng ®Þnh møc lao ®éng phï hîp cho công nhân……………………..49 3.4. BiÖn ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c tiÒn th­ëng:…………………………51 3.5. Sử dụng và bố trí lao động một cách hợp lý.:…………………………………….52 3.6. Hoµn thiÖn c«ng t¸c thèng kª, kiÓm tra nghiÖm thu s¶n phÈm (KCS)……53 3.7. Hoµn thiÖn c«ng t¸c tæ chøc, phôc vô n¬i lµm viÖc……………………….53 KÕt luËn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty CP Bao bì và In Nông nghiệp.DOC
Luận văn liên quan