Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải thủy 1

LỜI NÓI ĐẦU Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để đầu tư vào các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận để đồng vốn của mình không ngừng sinh sôi nẩy nở . Đây là mong muốn đúng đắn của doanh nghiệp nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể đạt được mục tiêu này. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh thu ận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn thách thức. Một khó khăn lớn là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường. Nếu doanh nghiệp không vượt qua được đối thủ cạnh tranh sẽ bị tụt hậu, làm ăn thua lỗ và sẽ có nguy cơ mất vốn, không bảo toàn được vốn , dẫn đến phá sản. Chính vì thế làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mối quan tâm lớn nhất đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đồng vốn được sử dụng có hiều quả là điều kiện để doang nghiệp duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, đồng thời góp phần phát triển toàn xã hội. Từ ý nghĩa như trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải Thuỷ I" , với mục đích, một mặt làm rõ cho bản thân với tư cách là một sinh viên, những lý luận thực tiễn về vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả vốn trong doanh nghiệp , mặt khác tìm một số giải pháp tài chính tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải Thuỷ I. Kết cấu của đề tài gồm những nội dung chính sau : Phần I : Những vấn đề chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Phần II : Thực trạng tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Vận tải Thuỷ I . Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Vận tải Thuỷ I.

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải thủy 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn. 2.1. Chỉ tiêu hiệu suất vốn kinh doanh: Công thức tính: Doanh thu trong kỳ Hiệu suất vốn kinh doanh = ___________________________ (1) Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này còn được gọi là “vòng quay vốn kinh doanh”. Nó cho biết một đồng vốn bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh sau một chu kỳ sản xuất đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. 2.2. Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Hệ số doanh lợi của Lợi nhuận trước thuế = _____________________________ (2) vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.3. Chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: Doanh lợi Lợi nhuận trước thuế = _____________________________ (3) vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả mỗi đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nói cách khác, chỉ tiêu này dùng làm thước đo mức doanh lợi trên số vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động, vì thế ngoài các chỉ tiêu đánh giá chung về vốn kinh doanh ta có thể xem xét một số chỉ tiêu riêng đối với vốn cố định và vốn lưu động. 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn cố định: a/ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Doanh thu trong kỳ Hiệu suất sử dụng = ________________________________________ (4) vốn cố định Số vốn CĐ bình quân trong kỳ b/ Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Công thức tính: Số VCĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VCĐ = _________________________________________ (5) Doanh thu trong kỳ c/ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Lợi nhuận trước thuế = _______________________________________ (6) (Mức doanh lợi VCĐ) Số vốn CĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động : a/ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Việc sử dụng vốn lưu động tiết kiệm hợp lý hay không thể hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh hay chậm. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn. - Số lần luân chuyển vốn lưu động thể hiện số vòng quay vốn được thực hiện trong một kỳ nhất định. Công thức tính như sau: Số lần luân chuyển Tổng doanh thu thuần = _______________________________________ (7) Vốn lưu động trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ Kỳ luân chuyển vốn: Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Công thức xác định như sau: Thời gian của kỳ phân tích Kỳ luân chuyển VLĐ = _____________________________________ (8) Số vòng quay VLĐ trong kỳ Trong đó: Thời gian của kỳ phân tích thường là 1 năm hay 360 ngày . b/ Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: VLĐ bình quân trong kỳ Hệ số đảm nhiệm VLĐ = __________________________________ (9) Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được 1 đồng doanh thu. c/ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ Lợi nhuận trước thuế = _______________________________________ (10) (Mức doanh lợi VLĐ) Số VLĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động . Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ vốn lưu động được sử dụng càng có hiệu quả. d/ Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Mức tiết kiệm này được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu: * Mức tiết kiệm tuyệt đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên có thể rút ra ngoài luân chuyển một số vốn lưu động nhất định để sử dụng vào việc khác. * Mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển nên có thể đảm bảo mở rộng quy mô tái sản xuất nhưng không tăng hoặc tăng ít vốn. Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản thường được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Việc tính toán các chỉ tiêu này giúp doanh ngiệp đánh giá được một cách đúng đắn mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn từ đó có giải pháp để nâng cao hơn hiệu quả này. PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ I I. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ I 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Vận tải thuỷ I là một doanh ngiệp Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty đường sông Miền Bắc- Bộ Giao thông Vận tải. Ngày 20/09/1962, Cục đường sông Miền Bắc ra quyết định số 1024/QĐ/TL_LĐ thành lập Công ty vận tải Sông Hồng. Lúc này, Công ty vận tải Sông Hồng gồm 4 đơn vị là: Đường sông Hà Nội, Đường sông Ninh Bình, Đường sông Phú Thọ và Đường sông Hải Dương. Năm 1965, Công ty vận tải Sông Hồng đổi tên thành Xí nghiệp Vận tải Sông 204. Năm 1967, Cục Đường sông phân chia phương tiện của xí nghệp ra thành: Xí nghiệp Vận tải đường sông 210, đóng tại Ninh Bình. Xí nghiệp Vận tải đường sông 208, đóng tại Hải Phòng. Xí nghiệp Vận tải đường sông 204, đóng tại Hà Nội. Để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, sau khi đất nước đã thống nhất, năm 1983, Xí nghiệp vận tải 204 đổi tên thành Xí nghiệp Vận tải đường sông I, trực thuộc cục Đường sông Miền Bắc và đến tháng 6 năm 2001 đổi tên thành Công ty Vận tải Thuỷ I, trực thuộc Tổng công ty Đường sông Miền Bắc – Bộ Giao thông Vận tải. Trụ sở chính của công ty đặt tại 78 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bên cạnh đó Công ty còn có một số chi nhánh tại các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, ... Hiện nay Công ty có bốn đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp sửa chữa tầu sông Hà Nội, trụ sở tại Thanh Trì, Hà Nội . Xí nghiệp sửa chữa tầu sông Mạo Khê, trụ sở tại Quảng Ninh. Xí nghiệp sửa chữa tầu sông Thượng Trà, trụ sở tại Hải Dương. Xí nghiệp khai thác vật tư vận tải, vật liệu xây dựng, có trụ sở tại 78 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội . Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh vận tải đường sông. Ngoài sản xuất vận tải, Công ty còn thực hiện các dịch vụ vận tải như bốc xếp, sửa chữa và đóng mới phương tiện vận tải thuỷ. Công ty cũng làm đại lý cho công ty ChinFon, cung cấp xi măng cho các công trình. Đây là hoạt động sau vận tải của Công ty, cũng là một hoạt động thương mại. Hiện nay Công ty đang hoạt động kinh doanh vận tải trên hầu hết các tuyến sông tại Miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Việt Trì, ... 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: Chức năng chính của Công ty là vận tải vật tư hàng hoá do các tổ chức và cá nhân thuê, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất công – nông nghiệp, xây dựng cơ bản và tiêu dùng của nhân dân phù hợp với chức năng được Nhà nước và pháp luật hiện hành qui định. Nhiệm vụ chính của công ty là quản lý sử dụng vốn có hiệu quả theo đúng chế độ quản lý hiện hành; tự trang trải về tài chính, đảm bảo kinh doanh có lãi; nắm bắt nhu cầu trên thị trường để cải tiến phương thức kinh doanh, khai thác mọi tiềm năng sẵn có của công ty. 3. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty: . Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty. 3.1.1. Đặc điểm tổ chức phòng tài vụ của Công ty. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán áp dụng tại Công ty Vận tải Thủy I là kế toán tập trung nửa phân tán, thực hiện tại phòng Tài vụ của Công ty. Phòng tài vụ của Công ty bao gồm 14 người và được phân thành các phần hành với nhiệm vụ khác nhau: - Trưởng phòng (kế toán trưởng): Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác hạch toán của phòng và tình hình tài chính của Công ty với Giám đốc, đồng thời là kiểm soát viên kinh tế của Nhà nước tại Công ty. - Phó phòng: Là người cùng với trưởng phòng quản lý, điều hành bộ máy kế toán của Công ty, thực hiện các công việc do kế toán trưởng giao và chịu trách nhiệm thanh toán bằng tiền mặt. - Thủ qũy: Có trách nhiệm quản lý thu - chi và bảo quản qũy tiền mặt tại két của Công ty. - Kế toán tổng hợp: Thu nhận, kiểm tra chứng từ gốc, định khoản, tổng hợp các số liệu và lập báo cáo tài chính. - Kế toán Tài sản cố định: Theo dõi các nghiệp vụ phát sinh tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐ toàn Công ty. - Kế toán vật tư: Theo dõi quá trình xuất, nhập vật tư sử dụng cho các đối tượng. - Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ thanh toán, chi trả lương và BHXH cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. - Kế toán thanh toán, kiểm soát nội bộ: Kiểm duyệt chứng từ, tài liệu và viết phiếu thu, chi cho những vụ việc phát sinh. Thanh toán trong Công ty và các đơn vị trực thuộc. Theo dõi các khoản tạm ứng của cá nhân và đơn vị. - Kế toán theo dõi các đơn vị trực thuộc: Nhận chứng từ, các báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, xem xét, kiểm tra số liệu. - Kế toán Ngân hàng và theo dõi các chi nhánh: Giao dịch với các Ngân hàng, vay vốn đầu tư và theo dõi một số chi nhánh. - Kế toán cước vận tải: Chịu trách nhiệm thu tiền cước vận tải. - Kế toán thanh toán với chủ hàng: Theo dõi thanh toán với người cung cấp vật tư, sắt, thép, máy móc.. . - Kế toán tiêu thụ Xi măng: Theo dõi kế toán Đại lý Xi măng, thanh toán tiền bán Xi măng, tập hợp chứng từ có liên quan đến tiêu thụ Xi măng. Như vậy, toàn bộ công tác kế toán của Công ty được tập trung tại phòng Tài vụ. Tuy nhiên, dưới các Xí nghiệp vẫn có các nhân viên thống kê Xí nghiệp làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp các số liệu ghi chép ban đầu rồi gửi lên phòng Tài vụ của Công ty. 3.2.2. Chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty. Công ty vận dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, phù hợp với quy mô của Công ty và trình độ của kế toán viên. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp đã ứng dụng máy vi tính vào công tác ghi chép kế toán, xử lý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Việc ghi chép các loại nghiệp vụ phát sinh và việc lập các báo cáo tài chính được thực hiện trên máy tính, do đó đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời và chính xác cao. 4. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vận tải thuỷ I trong vài năm gần đây. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu chi phí và chỉ tiêu lợi nhuận. Dựa vào việc phân tích các chỉ tiêu trên sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của công ty, từ đó xây dựng các định hướng phát triển cho thời gian tới. 4.1 Chỉ tiêu doanh thu: a/ Hoạt động vận tải và các dịch vụ vận tải như bốc xếp, sửa chữa: Năm 2001 doanh thu hoạt động vận tải đạt 28.387 triệu đồng giảm 4.600 triệu đồng, tương đương 13,9% so với năm 2000. Doanh thu giảm do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Sức tiêu thụ của thị trường đối với các mặt hàng truyền thống của Công ty như than, cát đang trên đà giảm sút trong khi đó trên thị trường lại mới xuất hiện thêm các lực lượng vận tải mới của tư nhân và của các ngành than, ngành điện, cụ thể là ngành than đã tự đóng mới phương tiện vận chuyển chiếm phần lớn thị phần than điện làm khối lượng than điện tuyến Phả lại năm 2001 giảm 111.000 tấn so với năm 2000. Tổng khối lượng vận chuyển năm 2001 là 1.025.183 tấn tăng 3,9% so với năm 2000 do khối lượng một số mặt hàng mới như Clanker, Container... bắt đầu có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên cự ly vận chuyển bình quân năm 2001 lại giảm 18,5% so với năm 2000 khiến tổng lượng luân chuyển hàng hoá giảm 15,27% vì thế làm giảm doanh thu vận tải. Bên cạnh đó là khó khăn do giá cước giảm mạnh. Đây cũng là kết quả của sự cạnh tranh, tranh giành khách hàng và nhất là năm 2001 nhà nước bắt đầu áp dụng thuế VAT đối với hoạt động vận tải ( 5% ) và bán vật liệu xây dựng ( 10% ). Các hoạt động sửa chữa, bốc xếp hàng hoá hai năm 2000 và 2001 cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu việc diễn ra thường xuyên. Nhiều điểm bốc xếp không thể tiếp tục hoạt động do không cạnh tranh nổi với tư nhân. Các đơn vị thuộc khối này đang cố gắng duy trì để đảm bảo việc làm cho người lao động. Từ các khó khăn trên Công ty đã xác định: việc tìm kiếm nguồn hàng ngày càng khó khăn nên Công ty sẽ xúc tiến chuyển sang vận chuyển một số hàng hoá mới khác như Clanker, Container, thạch cao, xi măng... trong đó mặt hàng Container và Clanker đang có chiều hướng tăng lên, tuy còn ở mức thấp nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Công ty cũng tăng cường các hoạt động Marketing nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động vào thị trường miền Nam, nơi có nhiều tiềm năng phát triển sản phẩm vận tải và cung ứng vật liệu xây dựng, vận chuyển thiết bị cho các công trình trọng điểm. Đối với hoạt động sửa chữa, bốc xếp: Ngoài việc duy trì công tác sửa chữa, hoán cải, đóng mới phương tiện cho Công ty, Công ty còn tìm thêm công việc ngoài, đưa các máy móc, thiết bị bốc xếp tới các khu vực khác để đảm bảo công ăn, việc làm và thu nhập cho người lao động. b/ Hoạt động kinh doanh xi măng: Trong khi hoạt động vận tải gặp không ít khó khăn thì hoạt động kinh doanh xi măng lại có chiều hướng phát triển tốt và doanh thu từ hoạt động này năm 2001 đã tăng vọt nhờ mức tiêu thụ gấn 2 năm 2000 đưa tổng doanh thu cả năm 2001 tăng 78,01% so với năm 2000. Đây là hoạt động tương đối mới mẻ song lại hỗ trợ nhiều cho hoạt động vận tải và rất phù hợp với điều kiện của Công ty hiện nay. Việc kinh doanh xi măng phát triển tạo thêm công ăn việc làm cho khối vận tải, đồng thời đem lại nhiều thu nhập hơn. Công ty xác định kinh doanh xi măng là một hướng kinh doanh có hiệu quả và cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn lĩnh vực này. Các biện pháp chủ yếu là tăng cường hoạt động tiếp thị, tìm kiếm các nguồn tiêu thụ lớn như các công trình trọng điểm... Công ty cũng cần đầu tư hơn nữa về con người và vật chất cho khối kinh doanh này. 4.2. Chỉ tiêu chi phí: Chi phí hoạt động khối vận tải cũng có xu hướng giảm cùng với sự giảm sút về doanh thu, song mức giảm chi phí lại thấp hơn tốc độ giảm doanh thu. Tổng doanh thu hoạt động này năm 2001 giảm 4.600 triệu đồng, tương đương 13,9%, còn chi phí giảm 4.017 triệu đồng, tương đương 12,1% so với năm 2000. Chi phí giảm do hoạt động vận tải giảm sút lượng luân chuyển hàng hoá năm 2001 giảm, đồng thời các hoạt động bốc xếp, sửa chữa cũng đã có những rà soát, ban hành một số định mức chi phí cho phù hợp hơn với cơ chế kinh tế mới. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động vận tải vẫn còn khá cao là do giá nhiên liệu có xu hướng tăng lên, trong khi đó mức tiêu hao nhiên liệu năm 2001 lại tăng lên so với năm 2000. Năm 2000 mức tiêu hao nhiên liệu là 8,3kg/1000Tkm và năm 2001 là 8,45 Kg/ 1000 Tkm. Mặt khác, các phương tiện, máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ kỹ nên năng suất hoạt động thấp mà lại tiêu tốn nhiều nhiên liệu, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng tăng lên và còn khá cao. Để khắc phục tình trạng này, Công ty có định hướng cho thời gian tới như sau:Tiếp tục tính toán quản lý thực hiện các mức chi phí mới cho ngày càng tiết kiệm và hợp lý hơn; Liên tục có đầu tư sửa chữa, nâng cấp, hoán cải, đóng mới phương tiện nhằm tăng năng lực hoạt động vận tải cho hệ thống các phương tiện, đồng thời kiên quyết loại bỏ những tài sản, phương tiện đã qúa cũ kỹ, lạc hậu... ; Đẩy mạnh công tác giáo dục, hướng dẫn để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các đoàn tàu trong việc tuân thủ luật lệ an toàn giao thông... 4.3. Chỉ tiêu lợi nhuận: Doanh thu vận tải giảm sút và chi phí còn quá cao so với doanh thu khiến năm 2001 Công ty bị thua lỗ. Cụ thể là hoạt động vận tải năm 2001 bị lỗ 793 triệu đồng, lỗ hơn năm 2000 583 triệu đồng. Nhưng năm 2001 hoạt động kinh doanh xi măng đã có hiệu quả khá tốt tạo ra 472 triệu đồng lợi nhuận nên tổng lỗ năm 2001 giảm xuống còn 321 triệu đồng. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn như vậy thì việc bị lỗ trong năm 2001 là điều khó tránh khỏi. Để vượt qua giai đoạn khó khăn này thì Công ty cần phải có nhiều cố gắng mới có thể tạo được những chuyển biến khả quan hơn. Đó chính là phải quản lý tốt mọi mặt hoạt động nhất là quản lý sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, để từ chỗ bị thua lỗ tới chỗ ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh và làm ăn có lãi, phát triển bền vững trong tương lai. II. THỰC TẾ TÌNH HÌNH VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ I. 1. Tình hình vốn và sử dụng vốn tại Công ty. Vốn kinh doanh của Công ty vận tải thuỷ I gồm các bộ phận chủ yếu sau: * Vốn cố định: Tại Công ty vận tải thuỷ I, do đặc điểm của Công ty là sản xuất dịch vụ vận tải đường sông nên tài sản cố định hữu hình của Công ty chủ yếu là các phương tiện vận tải như tầu đẩy, tầu kéo, sà lan và các trang thiết bị phục vụ hoạt động sửa chữa, bốc xếp như xưởng, máy móc sửa chữa, bến bãi, cẩu, kéo... Ngoài ra tài sản cố định của Công ty còn gồm các công trình, thiết bị, công cụ phục vụ cho công tác quản lý như nhà văn phòng, máy vi tính, ô tô... Trong số các tài sản cố định hữu hình này thì phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất về cả mặt giá trị lẫn số lượng. * Vốn lưu động tại Công ty vận tải thuỷ I tồn tại ở các dạng sau: + Vốn lưu động tại khâu dự trữ: Chủ yếu là giá trị các khoản nguyên nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế... + Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Do đặc điểm sản phẩm vận tải, không có sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hoặc thành phẩm tồn kho nên vốn tại khâu này tại Công ty hầu như không có. + Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền, các khoản phải thu như phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ... Tính đến cuối năm 2001 tổng vốn kinh doanh của Công ty là 40.805 triệu đồng, tăng 6.719 triệu đồng, tương đương 19,95 % so với năm 2000. Trong đó vốn lưu động tăng 9.282 triệu đồng, còn vốn cố định lại giảm 2.488 triệu đồng. Sự tăng giảm này khiến cơ cấu vốn có nhiều thay đổi. Tỷ trọng vốn cố định trên tổng vốn năm 2001 chỉ còn 45,2%, giảm 6,4% so với năm 2000. Ngược lại, tỷ trọng vốn lưu động trên tổng vốn tăng từ 34,8% năm 2000 lên 54,8% năm 2001. Để thấy rõ hơn, hãy xem xét cụ thể từng loại vốn như sau: 1.1. Vốn cố định : Năm 2001 vốn cố định của Công ty là 18.446 triệu đồng, giảm 2.488 triệu đồng, tương đương 11,9% so với năm 2000. Trong đó giá trị tài sản cố định giảm 1.837 triệu đồng, chiếm 73,8%. Giá trị tài sản cố định đang hình thành cũng giảm 651 triệu đồng, chiếm 26,2%. Đây là điều Công ty cần xem xét. Về tình hình nguyên giá tài sản cố định trong hai năm 2000 và 2001 ta thấy tổng nguyên giá tài sản cố định năm 2001 tăng 2.517 triệu đồng, tương đương 5,2% so với năm 2000, trong đó, nguyên giá các phương tiện vận tải và nhà cửa, vật kiến trúc đều tăng 7,6% nhưng nguyên giá của máy móc, thiết bị lại giảm 7,2% và nguyên giá thiết bị, dụng cụ quản lý giảm 10,5% so với năm 2000. Như vậy, năm 2001, Công ty đã có quan tâm tới công tác đầu tư, nâng cấp các phương tiện vận tải song lại chưa chú ý tới việc đổi mới các máy móc, thiết bị nhất là các máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sửa chữa, bốc xếp. Để rõ hơn về tình trạng tài sản cố định của Công ty cần phải tìm hiểu thêm về tình hình hao mòn cũng như giá trị còn lại hiện tại của tài sản cố định. Ta thấy giá trị còn lại của hầu hết các tài sản cố định so với giá trị ban đầu đều rất thấp. Giá trị còn lại trung bình của tài sản cố định chỉ bằng 36% giá trị ban đầu, trong đó giá trị các phương tiện vận tải còn lại bằng 31,7% so với nguyên giá, máy móc và thiết bị là 34,4%, nhà cửa và vật kiến trúc là 53,7% và thiết bị, dụng cụ quản lý là 39,1%. Tình hình trên cho thấy các tài sản cố định của Công ty đang trong tình trạng rất đáng ngại. Phần lớn các tài sản đã bị hao mòn hơn 60% giá trị. Trong đó, đáng quan tâm nhất là các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị phục vụ sửa chữa, bốc xếp, vì đây là các tài sản chủ yếu, tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty một cách trực tiếp, tạo doanh thu và lợi nhuận. Các tài sản này chiếm tới 80% giá trị tài sản cố định của Công ty, nay cũng đã bị hao mòn gần 70%. Điều này phản ánh tình hình phương tiện vận tải và máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu, tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chất lượng phương tiện kém là nguyên nhân làm giảm chất lượng phục vụ, giảm uy tín của Công ty, mất khách hàng dẫn đến doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận giảm. Ngoài ra nó còn làm tăng một số loại chi phí như chi phí tiêu hao nhiên liệu, chi phí sửa chữa, ... Mặt khác, nếu số lượng phương tiện giảm sút sẽ khiến lực lượng vận tải bị mỏng, không đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh ... Đối với các máy móc thiết bị phục vụ bốc xếp, sửa chữa nếu quá cũ, lạc hậu về công nghệ sẽ làm giảm năng suất, tăng thời gian bốc xếp, giảm chất lượng sửa chữa đồng thời cũng kéo theo nhiều loại chi phí làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Như vậy có thể thấy sự đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các tài sản này là hết sức cần thiết đối với Công ty. Tuy nhiên năm 2001, hoạt động đầu tư và hoạt động sửa chữa, hoán cải, đóng mới phương tiện của Công ty lại giảm sút rõ rệt. Cụ thể là giá trị đầu tư xây dựng cơ bản giảm 1.426 triệu đồng tương đương 27,6% so với năm 2000, trong đó đầu tư vào phương tiện vận tải giảm 2,14%, đầu tư vào nhà xưởng sửa chữa giảm 87,2% và đầu tư vào thiết bị, bến bãi bốc xếp giảm 97,2% so với năm 2000. Hoạt động sửa chữa, hoán cải và đóng mới phương tiện năm 2001 giảm 14 chiếc tầu và 32 chiếc xà lan, tương ứng với 1890 CV và 4.700 Tpt so với năm 2000. Hoạt động vận tải đường sông thường phải chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố tự nhiên, vì thế sửa chữa và nâng cấp tài sản cố định là hoạt động hết sức cần thiết. Nó không chỉ đảm bảo cho tài sản cố định duy trì được sự hoạt động mà còn giúp ngày càng nâng cao hơn chất lượng và khả năng phục vụ của chúng. Tại Công ty vận tải Thuỷ I, hoạt động này được thực hiện khá tốt. Ngoài sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn các phương tiện vận tải, Công ty còn thực hiện hoán cải, đóng mới tầu và sà lan phục vụ sản xuất. Công tác hoán cải, đóng mới phương tiện của Công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Công ty đã thực hiện hoán cải, đóng mới thành công nhiều loại tầu và sà lan có công suất và trọng tải lớn, đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hoá ngày càng tăng. Công ty thực hiện khấu hao tài sản cố định theo qui định của nhà nước. Quỹ khấu hao chủ yếu được sử dụng cho công tác sửa chữa, đầu tư mới phương tiện và các tài sản khác. Toàn bộ các tài sản cố định của Công ty đều được huy động vào sản xuất kinh doanh đồng thời Công ty cũng không ngừng cải tiến các phương thức để khai thác tốt tài sản cố định . Tóm lại, bên cạnh một số điểm đã đạt được trong công tác sử dụng vốn cố định, tại Công ty vẫn còn nhiều tồn tại, nhất là trong khi qui mô toàn bộ vốn tăng lên thì qui mô vốn cố định lại giảm đi cho thấy công tác bảo toàn vốn chưa được quan tâm đúng mức. 1.2. Vốn lưu động : có thể thấy tình hình vốn lưu động của Công ty trong 2 năm 2000 và 2001 như sau: Vốn lưu động của công ty năm 2001 đã tăng lên 22.359 triệu đồng, tăng 9.282 triệu đồng, tương đương 71% so với năm 2000. Trong đó : + Vốn bằng tiền tăng 1.181 triệu đồng tương đương 208,6% so với năm 2000, chiếm 12,7% tổng số vốn lưu động tăng thêm. Vốn bằng tiền tăng là hợp lý vì năm 2001 nhu cầu thanh toán của công ty đã tăng lên khi công ty chuyển từ hoạt động đại lý xi măng Ching Fong sang kinh doanh mặt hàng này như một hoạt động thương mại. Vốn bằng tiền tại công ty được quản lý khá tốt. Mọi khoản thu, chi đều thông qua quỹ và được thực hiện qua các phiếu thu, chi với sự kiểm soát khá chặt chẽ và hợp lý của phòng Tài vụ. + Các khoản hàng tồn kho: các khoản này ở Công ty chủ yếu gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang phục vụ cho hoạt động sửa chữa. Các tài sản cố định phục vụ cho vận tải đường sông ( chủ yếu là các phương tiện như tầu đẩy, tầu kéo, sà lan...) chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tự nhiên nên thường xuyên phải sửa chữa, bảo dưỡng. Bên cạnh đó công ty cũng đóng mới các phương tiện vận tải nên phát sinh nhu cầu dự trữ vốn cho hoạt động này. Việc dự trữ đảm bảo cho công tác sửa chữa, hoán cải, đóng mới phương tiện được diễn ra liên tục, không bị ngưng trễ, đảm bảo tiến độ sửa chữa, nhanh chóng đưa phương tiện trở lại làm việc... Nhưng năm 2001 các khoản tồn kho này đã giảm 381 triệu đồng, tương đương 10,72% so với năm 2000. Trong đó nguyên vật liệu giảm 329 triệu đồng, chiếm 86% và các khoản công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất dở dang cũng giảm, chiếm 14%. Các khoản tồn kho giảm như vậy là do hoạt động vận tải nói chung và hoạt động sửa chữa nói riêng của Công ty trong hai năm 2000 và 2001 đã giảm rõ rệt nên nhu cầu vốn dự trữ cũng giảm theo. Hoạt động vận tải không có dự trữ thành phẩm nhưng thường phải dự trữ lớn về nhiên liệu. Song do hiện nay khả năng cung ứng trên thị trường là rất lớn nên công ty dễ dàng mua sắm khi phát sinh nhu cầu. Trong thực tế, công ty đã được người cung cấp cho phép mua trước, trả sau và mọi hoạt động cấp phát nhiên liệu cho các đội tầu đều được thực hiện tại kho của người cung cấp thông qua các phiếu cấp phát. Cách thức này có nhiều ưu điểm song cũng ẩn chứa nhiều nhược điểm. Ưu điểm là công ty không phải vay tiền để mua nhiên liệu như trước đây, quản lý chặt chẽ về giá nhiên liệu đồng thời không phải chịu các chi phí lưu kho, bảo quản ... Nhưng cách thức này rất nguy hiểm nếu thị trường không ổn định, giá cả có nhiều biến động sẽ khiến công ty gặp rủi ro cao. +Các khoản phải thu: giá trị các khoản phải thu của công ty năm 2001 đã tăng 8.452 triệu đồng, chiếm 91% số vốn lưu động tăng thêm. các khoản phải thu của Công ty năm 2001 là 17.037 triệu đồng, tăng 98,45% so với năm 2000, trong đó khoản phải thu khách hàng tăng nhiều nhất. Năm 2001 khoản này là 16.014 triệu đồng, tăng 8.369 triệu đồng, tương đương 109,4% so với năm 2000. Nguyên nhân là năm 2001 nợ đọng tiền cước và tiền mua xi măng của khách hàng tăng lên. Việc tăng thêm tín dụng cho khách hàng năm 2001 làm tăng đáng kể doanh thu tiêu thụ,trong đó lượng xi măng tiêu thụ đã tăng gần gấp hai so với năm 2000. Thế nhưng các khoản phải thu tăng lên đã làm tăng chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ... Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Công ty đã phải tăng vay ngắn hạn ngân hàng với chi phí sử dụng vốn cao. Năm 2001 nợ ngắn hạn của Công ty tăng lên 23.900 triệu đồng, tăng 6.113 triệu đồng so với năm 2000. Trong đó, Công ty vay thêm gần 3 tỷ đồng vốn ngắn hạn. Như vậy, trong khi vốn của Công ty bị ứ đọng, không tạo ra lợi nhuận, Công ty lại phải trả chi phí cao cho vốn vay. Tóm lại, vốn lưu động của Công ty đã tăng lên đáng kể nhưng lại bị ứ đọng do bị khách hàng chiếm dụng. Đồng vốn không vận động làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. Điều này cho thấy Công ty phải có biện pháp quản lý vốn lưu động tốt hơn. 2. Đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải thuỷ I: Qua các chỉ tiêu cho thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty còn rất thấp. Cụ thể là : - Đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Công ty : Các chỉ tiêu doanh lợi năm 2001 giảm so với năm 2000 và ở mức rất thấp. phản ánh kết quả kinh doanh không mấy hiệu quả của Công ty trong hai năm này. Doanh lợi tổng vốn của Công ty năm 2001 là -0,00858 đồng giảm 0,00936 đồng, tương đương 12 lần so với năm 2000. Doanh lợi vốn chủ sở hữu năm 2001 là -0,0213 đồng giảm 0,023 đồng so với năm 2000. Các chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận được tạo ra trên một đồng vốn và tình hình trên cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh nói chung và vốn chủ sở hữu nói riêng của Công ty là rất thấp. Nguyên nhân là hoạt động vận tải, một hoạt đông chính của Công ty, trong hai năm 2000 và 2001 đã liên tục bị lỗ. Năm 2000 hoạt động này bị lỗ 210 triệu đồng và năm 2001 lỗ 793 triệu đồng. Tuy nhiên trong năm 2001 hoạt động kinh doanh xi măng vốn là một hoạt động hỗ trợ hoạt động vận tải đã có hiệu quả cao, khiến tổng doanh thu đạt được năm 2001 tăng mạnh. Năm 2001, doanh thu thuần của Công ty là 60.615 triệu đồng tăng 26.505 triệu đồng so với năm 2000. Đây là lý do khiến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tăng lên từ 1,025 đồng năm 2000 lên 1,62 đồng năm 2001. Chỉ tiêu này cho biết năm 2001 cứ một đồng vốn được sử dụng tạo ra 1,62 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này tăng lên thể hiện hiệu suất sử dụng vốn tăng lên tuy nhiên vẫn ở mức thấp . Tóm lại, các chỉ tiêu đều thể hiện hiệu quả sử dụng còn thấp. Năm 2001 mặc dù hoạt động kinh doanh xi măng đã tạo ra lợi nhuận ( 472 triệu đồng ) nhưng Công ty vẫn bị lỗ 321 triệu đồng. Như vậy Công ty cần có biện pháp khắc phục khó khăn đối với hoạt động vận tải đồng thời tiếp tục đẩy mạnh khai thác hiệu quả của hoạt động kinh doanh xi măng như một hướng kinh doanh mới nhiều tiềm năng . - Đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty : Hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng từ 1,61 đồng năm 2000 lên 3,078 đồng năm 2001 chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định năm 2001 tạo ta 3,087 đồng doanh thu, tăng 91,09 % so với năm 2000. Tuy chỉ tiêu này tăng đáng kể song lại phản ánh chưa chính xác hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty. Vì năm 2001 doanh thu thuần có tăng lên nhờ hoạt động kinh doanh xi măng có hiệu quả cao trong khi đó hầu hết các tài sản cố định của Công ty lại được dùng để phục vụ hoạt động vận tải. Hàm lượng vốn cố định trong một đồng doanh thu thuần giảm từ 0,62 đồng năm 2000 xuống 0,32 đồng năm 2001 cho thấy năm 2001 để tạo ta một đồng doanh thu chỉ cần 0,32 đồng vốn cố định. Từ các chỉ tiêu trên cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty đã tăng lên. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của Công ty năm 2001 là -0,0163 đồng giảm 0,0183 đồng so với năm 2000. điều này cho thấy khả năng tạo lợi nhuận của vốn cố định tại Công ty hai năm 2000 và 2001 là quá thấp . Tóm lại, tình hình sử dụng vốn cố định tại Công ty cũng không mấy hiệu quả. Vì thế trong những năm tới Công ty cần chú trọng tới việc quản lý khai thác tốt hơn các tài sản cố định nhất là các tài sản cố định dùng cho hoạt động vận tải vì đây là yếu tố quyết định tới kết quả của hoạt động này. Đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty : Trung bình trong hai năm 2000 và 2001 vốn lưu động của Công ty luân chuyển được 3 lần/năm . Cụ thể là năm 2000 số lần luân chuyển vốn lưu động là 2,8 lần/ năm và năm 2001 là 3,4 lần/ năm .Tương ứng với số lần luân chuyển vốn lưu động tăng là kì luân chuyển vốn lưu động giảm từ 128,5 ngày/ lần năm 2000 xuống còn 105 ngày/ lần năm 2001. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên đã giúp Công ty tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể. Năm 2001 mức tiết kiệm vốn Công ty đạt được là: Mức tiết kiệm tương đối là 2.088 triệu đồng, mức tiết kiệm tuyệt đối là 3.805 triệu đồng. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cũng thay đổi theo chiều hướng tốt, giảm từ 0,355đ năm 2000 xuống 0,292đ năm 2001, tức là năm 2001 để tạo ra 1đ doanh thu thuần Công ty chỉ cần 0,292đ vốn lưư động. Các chỉ tiêu trên đều cho thấy hiệu xuất sử dụng vốn lưu động tăng song nhìn chung vẫn còn ở mức rất khiêm tốn . Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông thường có vòng quay vốn lưu động cao, vì hoạt động dịch vụ có đặc thù là sản phẩm sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Với Công ty số lần luân chuyển vốn lưu động như vậy là còn rất yếu. Lý do là vốn của công ty bị ứ đọng quá nhiều tại khâu phải thu của khách hàng . Về khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty, cũng như vốn cố định, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động của Công ty năm 2001 bị giảm sút. Năm 2001, chỉ tiêu này đạt -0,0052đ giảm 0,0074đ so với năm 2000, phản ánh mức hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn rất thấp. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬN TẢI THUỶ I Nhận xét chung về tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty vận tải thuỷ I: Qua gần 40 năm tồn tại và phát triển, Công ty Vận tải thuỷ I đã không ngừng cố gắng, phấn đấu vươn lên, vượt qua những giai đoạn khó khăn, thăng trầm và đã tạo cho mình một chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường vận tải thuỷ. Trong công tác quản lý và sử dụng vốn, Công ty cũng đã đạt được những thành công nhất định. Một trong những hiệu quả lớn mà Công ty đã đạt được là tạo công ăn, việc làm thường xuyên, ổn định với thu nhập bình quân khá (hơn 700.000 đồng/ người) cho hơn 1000 lao động. Đây là một hiệu quả mang tính Xã hội song lại có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại của Công ty. Tuy nhiên trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của Công ty những năm gần đây vẫn tồn tại nhiều khó khăn, có tác động xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Đó là: Các tài sản cố định của Công ty đang trong tình trạng cũ nát, lạc hậu nhưng chưa được đầu tư, đổi mới đúng mức. Năm 2001, tổng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng đáng kể (tăng 6.794 triệu đồng, tương đương 19,97% so với năm 2000) nhưng vốn cố định của Công ty lại bị giảm sút ( giảm 2.488 triệu đồng ). Trong khi đó, hầu hết các tài sản cố định của Công ty đã hao mòn gần 70%, đặc biệt các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị là những tài sản chiếm tỷ trọng lớn, phục vụ trực tiếp hoạt động chính của Công ty là kinh doanh vận tải, sửa chữa và bốc xếp cũng chỉ còn hơn 30% giá trị so với ban đầu. Bên cạnh đó, các hoạt động sửa chữa, nâng cấp và đầu tư mới các tài sản này của Công ty chưa được quan tâm đúng mức, cũng đang trên đà giảm sút nhiều. Tình trạng tài sản cố định như vậy càng làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, dẫn đến mất các khách hàng, nguồn hàng lớn, ảnh hưởng không tốt tới kết quả sản xuất kinh doanh của hoạt động này. Vốn lưu động của Công ty còn bị ứ đọng quá nhiều tại khâu thanh toán với khách hàng. Trong khi vốn cố định giảm sút thì vốn lưu động của Công ty lại tăng rõ rệt (năm 2001 vốn lưu động của Công ty tăng 9.282 triệu đồng so với năm 2000) nhưng hầu hết lại bị khách hàng chiếm dụng. Do tình trạng khách hàng nợ đọng tiền cước vận tải và tiền mua xi măng ngày càng nghiêm trọng khiến vốn lưu động của Công ty bị ứ đọng một chỗ, không vận động, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2001 các khoản phải thu khách hàng của Công ty đã tăng 8.369 triệu đồng, đưa tổng số nợ của khách hàng lên 16.014 triệu đồng, chiếm 76,2% trên tổng vốn lưu động. Số vốn này không những không tạo ra lợi nhuận cho Công ty, mà còn làm phát sinh thêm các chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ như chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý, chi phí điện thoại, thư tín, công tác phí ... và chi phí sử dụng vốn khi Công ty phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều như vậy cũng tạo ra nhiều nguy cơ mất vốn hơn cho Công ty. Hiện tại Công ty đang trong tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây nhu cầu vốn lưu động của Công ty tăng mạnh do Công ty mở thêm một số hướng kinh doanh mới như kinh doanh xi măng, vận chuyển thiết bị và cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình nhà máy điện Phả Lại 2, kinh doanh vận tải ở phía Nam .... Chính vì thế năm 2001 Công ty đã phải tăng vay ngắn hạn lên đáng kể. Nợ ngắn hạn năm 2001 là 23.900 triệu đồng, tăng 6.113 triệu đồng so với năm 2000. Trong đó, ngoài các khoản Công ty đi chiếm dụng của người khác, Công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng thêm gần 3 tỷ đồng với lãi suất khá cao, đưa tổng vay ngắn hạn lên 7.945 triệu đồng. Trong khi đó, với tình trạng vốn bị khách hàng chiếm dụng như trên cùng với kết quả kinh doanh không mấy khả quan của Công ty những năm 2000 và 2001 cho thấy vốn vay chưa thực sự tạo ra hiệu quả, càng làm tăng thêm rủi ro cho Công ty. Ngoài ra, với tình trạng tài sản cố định như phân tích cho thấy nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cũng tăng lên. Thế nhưng nguồn vốn thường xuyên của Công ty, gồm các khoản vay dài hạn và vốn chủ sở hữu, là những nguồn có tính ổn định cao, thường được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định lại tăng không đáng kể. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 tăng 1,5% còn vay dài hạn lại giảm 0,8% so với năm 2000. Mặt khác tổng nguồn vốn thường xuyên của Công ty hiện nay là 16.229 triệu đồng nhỏ hơn giá trị tài sản cố định 2.032 triệu đồng cho thấy Công ty đang sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Điều này càng làm tăng rủi ro cho vốn của công ty. Nếu Công ty sử dụng vốn không hiệu quả thì khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán Công ty sẽ phải dùng tài sản của mình để trả nợ. Như vậy tình hình trên cho thấy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là rất lớn, song vẫn chưa được đáp ứng bằng những nguồn phù hợp. Cơ cấu lực lượng lao động của Công ty còn nhiều bất hợp lý. Hiện nay trong cơ cấu lao động của Công ty bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn, bất hợp lý. Tổng số lao động quá đông, nhiều người không có việc làm trong khi một số chức danh, nghề nghiệp lại thiếu. Đó là: Khối vận tải thừa thuyền viên nhưng lại thiếu thuyền trưởng, thuyền phó. Khối các xí nghiệp sửa chữa, bốc xếp thừa lao động phổ thông nhưng thiếu các cán bộ kỹ thuật. Khối văn phòng Công ty, bộ phận gián tiếp thì đông, cán bộ có năng lực cho các phòng vận tải, ban đại lý xi măng lại thiếu nhiều. Ngoài ra còn một bộ phận lao động thường xuyên ốm đau, không làm việc được, một số công nhân viên sắp đến tuổi về hưu... Bộ phận lao động thừa này hầu như không có việc làm, không tạo ra của cải vật chất song Công ty vẫn phải trả chi phí nhân công và các chi phí quản lý khác. Trong khi đó các bộ phận thiếu cán bộ có trình độ và năng lực lại chưa phát huy hết hiệu suất hoạt động, làm giảm hiệu quả chung của Công ty . Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Có thể nói những khó khăn, tồn tại hiện nay trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn tại Công ty Vận tải thuỷ I là những nguyên nhân chủ yếu khiến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty còn rất thấp. Điều này cho thấy Công ty cần có biện pháp khắc phục các khó khăn, tồn tại này. Từ thực tế trên, tôi muốn thông qua bài luận này, đề xuất với Công ty một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. 2. Các giải pháp đề suất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Vận tải thủy I: 2.1. Tiếp tục khai thác tối đa các tài sản cố định hiện có, đồng thời đầu tư, đổi mới nâng cấp các tài sản cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của Công ty vận tải thuỷ I chủ yếu là các tài sản cố định. Vì vậy việc quản lý và sử dụng tốt các tài sản này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Để việc sử dụng các tài sản cố định, nhất là các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị phục vụ sửa chữa, bốc xếp thực sự có hiệu quả Công ty cần áp dụng các biện pháp sau: + Tổ chức quản lý chặt chẽ các tài sản cố định để huy động, khai thác tối đa các phương tiện vận tải và máy móc thiết bị hiện có vào sản xuất kinh doanh, không để xẩy ra tình trạng phương tiện, máy móc, thiết bị phải nằm chờ việc. Đưa các tài sản cố định không có việc tới các khu vực mới để hoạt động. Bên cạnh đó phải thường xuyên rà soát, đánh giá lại các tài sản cố định để kiên quyết loại bỏ các tài sản quá cũ, hết thời hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng nặng thông qua thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn. + Trong khai thác, sử dụng phương tiện vận tải cần chú trọng nâng cao chất lượng tổ chức chạy tầu đảm bảo khoa học, hợp lý, tiết kiệm các chi phí hoạt động này. Đó là giảm thiểu thời gian chạy rỗng, chạy không hàng, thời gian đỗ tầu, thời gian chờ bốc xếp ... là những lúc phương tiện không tạo ra sản phẩm mà vẫn tiêu hao các chi phí. Thực hiện tốt công tác tổ chức chạy tầu sẽ tăng được vòng quay phương tiện, tăng doanh thu tiêu thụ, tiết kiệm chi phí làm tăng lợi nhuận cho Công ty. + Thường xuyên làm tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị để duy trì chất lượng phục vụ của các tài sản này, đảm bảo hoạt động thường xuyên liên tục và không hư hỏng trước thời hạn. Ngoài ra cần tăng cường các công tác hoán cải, đóng mới phương tiện để ngày càng phát triển các tài sản này, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên với các tài sản hư hỏng cần sửa chữa lớn, nếu quá tốn kém so với việc đần tư mới thì cần thanh lý, tránh lãng phí. + Đối với công tác khấu hao tài sản cố định cần đảm bảo hợp lý, không nên kéo dài thời gian khấu hao tài sản để nhanh chóng thu hồi vốn. + Có kế hoạch đầu tư đổi mới các phương tiện vận tải và đưa các công nghệ mới vào hoạt động sửa chữa, bốc xếp. Việc đầu tư mới sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, nâng cao chất lượng phục vụ, từ đó thu hút thêm khách hàng và nguồn hành mới, tăng doanh thu tiêu thụ góp phần tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra với các phương tiện vận tải mới Công ty sẽ tiết kiệm được một số chi phí như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, chi phí nhiên liệu... Các máy móc, thiết bị hiện đại sẽ đảm bảo chất lượng và tiến độ sửa chữa, bốc xếp tạo điều kiện để phương tiện được khai thác hiệu quả hơn. Hướng đầu tư nên tập trung vào việc đa dạng hoá tính năng, chủng loại phương tiện để đáp ứng những nhu cầu khác nhau về khối lượng vận chuyển và loại hàng chuyên chở. Cụ thể là cần đóng mới, hoán cải các sà lan có trọng tải khác nhau từ nhỏ tới lớn. Bên cạnh đó các phương tiện có tính năng khác nhau vừa chở được những hàng hoá đặc biệt vừa chở được các hàng hoá thông thường. Chẳng hạn hiện nay nhu cầu vận chuyển Container đang tăng lên song Công ty lại chưa có nhiều tầu và sà lan phù hợp với loại hàng này nên chưa khai thác hết nhu cầu hiện có trên thị trường. + Bên cạnh việc khai thác tối đa các tài sản, đầu tư mới tài sản cố định thì Công ty cũng cần quan tâm đến công tác giáo dục ý thức tự bảo quản các tài sản cố định cho cán bộ công nhân viên, giáo dục công tác an toàn giao thông tránh các rủi ro do tai nạn gây ra như các chi phí bồi thường hàng hoá, chi phí sửa chữa phương tiện, tiền phạt... Đồng thời quy định cụ thể chế độ trách nhiệm đối với người sử dụng tài sản. Nghiêm khắc xử lý các vi phạm đối với việc sử dụng tài sản, chẳng hạn như sử dụng tài sản chung cho mục đích tư lợi cá nhân, cố tình thay đổi kết cấu phương tiện để phục vụ mục đích xấu như gia cố hầm để lấy trộm hàng hoá... Song song với xử lý các vi phạm thì Công ty cũng cần thường xuyên khen thưởng xứng đáng với những tập thể có thành tích xuất sắc trong việc sử dụng phương tiện và máy móc thiết bị như các đoàn tầu có doanh thu tiêu thụ cao, quay vòng phương tiện nhiều lần... + Đối với các phương tiện vận tải, do chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên như thời tiết, thuỷ văn ...nên Công ty cần có bộ phận làm tốt công tác dự báo thời tiết, thuỷ văn ... Ngoài ra cũng cần đề phòng những bất trắc, rủi ro không dự đoán được bằng cách mua bảo hiểm cho phương tiện. 2.2. Tổ chức tốt công tác quản lý và thu hồi các khoản phải thu khách hàng. Để khắc phục tình trạng vốn lưu động bị ứ đọng tại khâu phải thu khách hàng như hiện nay, Công ty cần xúc tiến các biện pháp như sau : + Các bộ phận có quan hệ giao dịch trực tiếp với khách hàng như phòng vận tải và ban quản lý xi măng phải điều tra kỹ khả năng thanh toán của khách hàng trước khi ký hợp đồng và phối hợp chặt chẽ với phòng Tài vụ trong việc thu hồi công nợ. + Phòng Tài vụ cần kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu từ khách hàng thông qua các sổ theo dõi nợ phải thu và thanh toán với khách hàng, thường xuyên nắm vững tình hình nợ và tình hình thu nợ. Nên thực hiện phân loại các đối tượng khách hàng theo mức độ khả năng thanh toán. Việc phân loại như vậy sẽ giúp Công ty nắm rõ về khả năng thanh toán của từng khách hàng từ đó có chính sách bán chịu phù hợp. Chẳng hạn với các đơn vị có tình hình tài chính ổn định, thường xuyên thanh toán đúng hạn, phản ánh khả năng thanh toán cao, Công ty có thể tiếp tục bán chịu. Ngược lại với các đơn vị khách hàng có khả năng thanh toán thấp, vẫn còn nợ nhiều,thường xuyên nợ dây dưa, quá hạn thì Công ty nên cân nhắc khi quyết định bán chịu cho đối tượng này. + Trong công tác quản lý nợ phải thu Công ty cần kịp thời đôn đốc các khoản sắp đến hạn. Đối với các khoản nợ dây dưa, quá hạn kéo dài Công ty cần tiến hành các biện pháp cứng rắn, cho người đến đòi nợ. Trường hợp không thể tự đòi nợ, Công ty nên nhờ cơ quan pháp luật can thiệp. + Công ty nên khuyến khích khách hàng thanh toán sớm trước hạn bằng cách sử dụng một tỷ lệ chiết khấu bán hàng phù hợp. Đây là biện pháp thường được sử dụng nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh và thu hút thêm được khách hàng mới, giảm các chi phí thu nợ. Tuy nhiên khi sử dụng chiết khấu bán hàng sẽ làm doanh thu của Công ty bị giảm vì thế doanh nghiệp nên cân nhắc giữa lợi ích của biện pháp này với mức độ giảm của doanh thu để từ đó xác định được tỷ lệ chiết khấu phù hợp. + Hiện nay Công ty chưa lập được quỹ dự phòng phải thu khó đòi nên nếu không thu hồi được nợ sẽ không bảo toàn được vốn. Vì thế Công ty cần lập quỹ dự phòng đối với các khoản nợ quá hạn lớn. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi công ty kinh doanh có lãi. 2.3. Tổ chức huy động và sử dụng các nguồn vốn hợp lý, hiệu quả. Để khắc phục tình trạng khó khăn hiện tại về vốn đòi hỏi Công ty phải có biện pháp huy động các nguồn vốn và sử dụng chúng hợp lý, hiệu quả hơn. Đó là: Tăng cường công tác quản lý và thu hồi nợ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn cần thiết phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh ( giải pháp 1) . Đề nghị nhà nước cho vay vốn đầu tư với lãi suất ưu đãi. Việc này trong thực tế thường có rất nhiều khó khăn. Vì thế trước hết Công ty cần phát huy nội lực bằng cách huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của Công ty. Huy động vốn từ chính những người lao động của Công ty sẽ mang lại cho Công ty nhiều lợi ích trước mắt đồng thời sẽ làm tiền đề cho việc cổ phần hoá Công ty sau này. Công ty cần tổ chức vận động các cán bộ công nhân viên góp vốn cho Công ty vay thông qua hình thức sổ tiết kiệm và cam kết thanh toán toàn bộ cả gốc và lãi khi người lao động nghỉ chế độ. Phương thức huy động vốn này trước hết mang lại lợi ích cho Công ty: tạo được một nguồn vốn có tính chất ổn định, thường xuyên, lâu dài với chi phí hợp lý để đầu tư, nâng cấp, hiện đại hoá các phương tiện vận tải và máy móc, thiết bị tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu tiêu thụ góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tạo ra sự hưng phấn cho người lao động trong việc thực hiện các nhiệm vụ của họ. Người lao động sẽ gắn bó và hăng hái làm việc hơn vì lợi ích của Công ty là lợi ích của họ. ý thức bảo quản tài sản của Công ty sẽ tăng lên vì tài sản đó được mua bằng vốn của chính người lao động. Nâng cao tinh thần làm chủ của người lao động trong sản xuất kinh doanh. Đối với người lao động : Khi có vốn đầu tư vào các tài sản cố định, người lao động sẽ có một môi trường làm việc tốt hơn với các tài sản mới, hiện đại. Mặt khác người lao động sẽ yên tâm hơn vì cuộc sống của họ sau tuổi lao động sẽ được đảm bảo bằng một khoản tiền khá khi họ nghỉ hưu cùng vơí các khoản trợ cấp xã hội. Và đến khi Công ty cổ phần hoá người lao động sẽ có một số vốn đầu tư nhất định.... Công ty cần nhanh chóng xúc tiến các công tác chuẩn bị cho cổ phần hoá Công ty, mà bước đầu là cổ phần hoá dần các Xí nghiệp thành viên. Việc cổ phần hoá vừa phù hợp với chính sách hiện nay của Nhà nước, vừa là phương thức huy động vốn có nhiều ưu điểm, có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao. Trong việc sử dụng vốn Công ty cần chú trọng : Hạn chế chi tiêu cho những việc chưa cần thiết. Chỉ nên đầu tư dài hạn bằng các nguồn vốn thường xuyên. Cần đảm bảo thanh toán đúng hạn các khoản nợ ngắn hạn, giữ uy tín với chủ nợ. 2.4. Cơ cấu lại lực lượng lao động: Việc sử dụng tốt sức lao động cũng có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến mức độ hiệu quả sử dụng vốn. Vì sức lao động là một bộ phận của vốn kinh doanh nên nếu không khai thác hết tiềm năng của nó sẽ gây lãng phí nguồn lực này. Một cơ cấu lao động hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả cao. Ngược lại cơ cấu chưa phù hợp sẽ làm lãng phí nguồn lực, không khai thác hết hiệu suất vốn kinh doanh. Chính vì thế, để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần có biện pháp giải quyết những mâu thuẫn trong cơ cấu lực lượng lao động như sau: + Thực hiện sắp xếp lại, tổ chức định biên các phòng ban ở các xí nghiệp và Công ty. Sắp xếp và củng cố việc bố trí lại lao động ở khối vận tải, khối công nghiệp nhằm tinh giảm biên chế toàn Công ty, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ và có hiệu quả. + Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ của Công ty để động viên, khuyến khích các cán bộ công nhân viên đủ tiêu chuẩn nghỉ chế độ. Bên cạnh đó chú trọng việc tuyển dụng, sắp xếp cán bộ và đào tạo bồi dưỡng lớp cán bộ công nhân viên trẻ, có năng lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tinh giảm biên chế có tác dụng lớn là nó tạo ra một cơ cấu lao động thích hợp, đơn giản nhưng hiệu quả hoạt động cao, giúp Công ty khai thác tối đa nguồn lực là sức lao động. Các kiến nghị với nhà nước : + Đề nghị Nhà nước cho vay vốn đầu tư dài hạn với lãi xuất ưu đãi. Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư đổi mới công nghệ, hiện đại hoá máy móc, thiết bị góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, vì thế nên tạo điều kiện để doanh nghiệp có được nguồn vốn với chi phí hợp lý. + Quản lý các lực lượng vận tải khối tư nhân, chống hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. + Cải tạo cơ sở hạ tầng vận tải đường sông. Việc sửa chữa cải tạo cơ sở hạ tầng đòi hỏi chi phí lớn ngoài khả năng của các doanh nghiệp vì thế Nhà nước cần tổ chức nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho vận tải đường sông phát triển hơn. Chẳng hạn tổ chức nạo vét các tuyến sông mới, lắp đặt các biển báo, thiết bị báo an toàn giao thông... + Giảm thuế suất thuế Giá trị gia tăng đối với hoạt động vận tải xuống 0% để hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.Đây là lĩnh vực Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vì thế cũng nên có sự hỗ trợ cần thiết.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Vận tải thủy 1.doc
Luận văn liên quan