Đề tài Một số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân

LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN 3 1.1. VỊ TRÍ PHÁP LÝ, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN .3 1.1.1. Vị trí pháp lý và vai trò của Tòa án nhân dân 3 1.1.2. Chức năng của Tòa án nhân dân 4 1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 6 1.2.1. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán 6 1.2.2. Nguyên tắc khi xét xử có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán 7 1.2.3. Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật 8 1.2.4. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số 9 1.2.5. Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai 10 1.2.6. Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật 11 1.2.7. Nguyên tắc khi xét xử đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo 12 1.2.8. Nguyên tắc bảo đảm cho công dân được sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước Tòa án 12 1.2.9. Nguyên tắc Chánh án Tòa án nhân dân các cấp đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 13 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 14 1.3.1. Tòa án nhân dân tối cao 14 1.3.2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) 16 1.3.3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Tòa án nhân dân cấp huyện) 19 1.3.4. Các Tòa án quân sự 21 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 23 2.1. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM PHÁN 23 2.1.1. Khái niệm Thẩm phán 23 2.1.2. Vị trí, vai trò của Thẩm phán 23 2.1.3. Tuyển chọn Thẩm phán 24 2.1.3.1. Tiêu chuẩn Thẩm phán 24 2.1.3.2. Thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán 30 2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán 35 2.2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 38 2.2.1. Khái niệm Hội thẩm nhân dân 38 2.2.2. Vị trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân 39 2.2.3. Tuyển chọn Hội thẩm nhân dân 40 2.2.3.1. Tiêu chuẩn Hội thẩm nhân dân 40 2.2.3.2. Thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân 43 2.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân 46 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN 49 3.1. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÕA ÁN NHÂN DÂN 49 3.2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THẨM PHÁN 50 3.2.1. Tình trạng nhiều Thẩm phán vi phạm pháp luật 50 3.2.2. Tình trạng thiếu Thẩm phán 53 3.2.3. Vấn đề trình độ, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc của Thẩm phán 55 3.2.4. Vấn đề đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán 58 3.3. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN 61 3.3.1. Vấn đề trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân 61 3.3.2. Vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân 63 3.3.3. Vấn đề ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân 65 3.3.4. Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân 66 KẾT LUẬN

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5180 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15%, trong vòng 5 năm tới ngành Tòa án nhân dân cần bổ sung mỗi năm khoảng 1000 ngƣời, trong đó có khoảng 500 Thẩm phán, thì mới đáp ứng yêu cầu công tác xét xử. Thiếu nhân lực của ngành Tòa án sẽ là bài toán khó cho công tác cải cách tƣ pháp đòi hỏi ngành này phải có những giải pháp thiết thực(9). (8) Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 44(880)-2007 ngày 25/10/2007 (9) Nguồn: nhan-dan-theo-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng thiếu Thẩm phán là do việc đào tạo nguồn Thẩm phán không theo kịp yêu cầu biên chế và số lƣợng Thẩm phán đối với một số địa phƣơng có số lƣợng án rất lớn, gia tăng mạnh. Đối với các địa phƣơng thuộc khu vực miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa việc thiếu Thẩm phán là do gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ và đào tạo nguồn Thẩm phán. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần thực hiện những biện pháp sau: Đối với những nơi thực sự khó khăn trong việc tuyển dụng Thẩm phán thì cần mở rộng nguồn tuyển dụng và bổ nhiệm Thẩm phán theo hƣớng phối hợp với cấp Ủy và Hội đồng nhân dân địa phƣơng để điều động, ƣu tiên cho Thẩm phán; lựa chọn bổ nhiệm Hội thẩm nhân dân làm Thẩm phán nếu họ có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và có quá trình tham gia xét xử tốt. Nguyên nhân thứ hai là do cơ sở vật chất của các Tòa án trong thời gian dài không đƣợc quan tâm đúng mức .Hiện nay trụ sở làm việc và hội trƣờng xét xử của nhiều Tòa án, nhất là ở cấp huyện còn thiếu thốn, chật chội, thậm chí có đơn vị vẫn chƣa đƣợc cấp đất để xây dựng trụ sở mà phải thuê nơi làm việc và phòng xét xử. Bên cạnh đó, phƣơng tiện làm việc, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách đối với Tòa án đƣợc cấp nhƣ định mức đối với cơ quan hành chính sự nghiệp chƣa thực sự phù hợp với tính chất đặc thù của công tác xét xử, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả công tác của các Tòa án. Điều kiện sinh hoạt khó khăn, tiền lƣơng chƣa đảm bảo cuộc sống, công tác xét xử đòi hỏi tiêu chuẩn nghề nghiệp và trách nhiệm công tác cao. Đồng thời, môi trƣờng làm việc không thuận lợi do áp lực công việc và tính rủi ro nghề nghiệp cao nên nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật loại giỏi hoặc những ngƣời có năng lực, kinh nghiệm làm công tác pháp luật nhƣ luật gia, luật sƣ... không muốn công tác tại Tòa án. Cũng do thu nhập thấp nên đã có một số Thẩm phán và cán bộ có trình độ học vị cao nhƣ thạc sỹ, tiến sỹ luật đã xin thôi việc để ra ngoài làm Luật sƣ hoặc làm việc cho các doanh nghiệp, công ty nƣớc ngoài có điều kiện làm việc và thu nhập cao hơn. Vì vậy, theo ngƣời viết, để khắc phục vấn đề này thì cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau: - Nhà nƣớc cần có cơ chế giao quyền tự chủ cho Tòa án nhân dân tối cao trong việc đào tạo, sử dụng, thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu công tác chuyên môn của ngành Tòa án. Theo cơ chế này, ngành Tòa án cần thành lập trƣờng Đại học Tòa án hoặc Học viện Tòa án dƣới sự quản lý trực tiếp của Tòa án nhân dân tối cao. Trƣờng này vừa có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ Đại học Luật cho ngành Tòa án vừa đào tạo nghiệp vụ xét xử để đào tạo nguồn Thẩm phán, đào tạo hƣớng nghiệp Thƣ ký Tòa án và các chức danh cán bộ, công chức có trình độ Đại học Luật cho ngành Tòa án. Đồng thời đào tạo nâng cao và bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Tòa án các cấp. - Bên cạnh đó, ngành Tòa án cần tổ chức lại hệ thống Tòa án theo tinh thần cải cách tƣ pháp theo hƣớng thành lập Tổng cục Quản lý Tòa án - thuộc Tòa án nhân dân tối cao - có chức năng quản lý trực tiếp và đảm bảo công tác tài chính hậu cần xây dựng cơ bản, đào tạo, tổ chức cán bộ... cho ngành Tòa án. Việc thành lập Tổng cục này sẽ giúp cho ngành Tòa án đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng ngành, trong đó nhiệm vụ quan trọng là xây dựng đội ngũ Thẩm phán và cơ sở vật chất cho các Tòa án tƣơng xứng với nhiệm vụ, vai trò, vị trí của hệ thống Tòa án trong công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay. - Thêm vào đó, Nhà nƣớc cần cải cách, đổi mới chính sách, chế độ tiền lƣơng và các điều kiện đảm bảo cho cán bộ, Thẩm phán của ngành Tòa án có mức sống khá, có tích lũy. Ngành Tòa án cần đề nghị với Chính phủ trƣớc mắt trợ cấp cho Thẩm phán 700 ngàn đồng/tháng và với cán bộ, công chức khác của ngành là 500 ngàn đồng/tháng và tăng phụ cấp nghề nghiệp đặc thù của ngành Tòa án lên 50% với Thẩm phán và 30% với chức danh Thẩm tra viên và Thƣ ký Tòa án. 3.2.3. Vấn đề trình độ, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm đối với công việc của Thẩm phán Vấn đề lo ngại đối với Thẩm phán không chỉ dừng lại ở việc thiếu số lƣợng mà vấn đề về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán cũng đang đƣợc đặt ra trƣớc yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế. Do trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế còn nhiều hạn chế, trong khi đó đã bắt đầu phát sinh nhiều loại vụ án phức tạp cả về hình sự, dân sự, kinh doanh - thƣơng mại, lao động có yếu tố nƣớc ngoài(10). Tình trạng Thẩm phán còn thiếu năng lực chuyên môn dẫn đến tình trạng án sai, án hủy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện tƣ pháp kéo dài. Thống kê thực tế trong năm 2008 cho thấy, số Thẩm phán chƣa có bằng Cử nhân Luật vẫn còn chiếm khoảng 5%. Hơn nữa trình độ Thẩm phán ở các vùng cũng khác nhau, số Thẩm phán có quá trình đào tạo chính quy, cơ bản về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ xét xử chỉ chiếm tỉ lệ 40% tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn. Số Thẩm phán có trình độ sau Đại học hoặc đào tạo, bồi dƣỡng, tu nghiệp ở nƣớc ngoài còn ít. Kiến thức về pháp luật quốc tế, trình độ và khả năng ngoại ngữ, tin học đối với Thẩm phán các cấp còn yếu. Chính vì sự yếu chất lƣợng, thiếu về số lƣợng khiến công tác xét xử có nhiều hạn chế. Đánh giá về công tác bổ nhiệm Thẩm phán trong năm 2008 cho (10) Nguồn: nhan-dan-theo-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn thấy, có khoảng trên dƣới 10% Thẩm phán năng lực công tác còn yếu; số án bị hủy, bị sửa nghiêm trọng do lỗi chủ quan trên mức trung bình của toàn ngành (án hình sự 0,6%, dân sự 1,7%)(11). Nhƣ vậy, bên cạnh một số Thẩm phán vì động cơ vụ lợi nên đã bị xử lý trách nhiệm hình sự thì vẫn còn một số Thẩm phán chƣa thực sự có trách nhiệm với công việc. Nhiều Thẩm phán không chịu cập nhật các Luật, văn bản dƣới Luật, hƣớng dẫn của ngành nên đã đƣa ra những phán quyết sai lầm. Tiêu biểu là một vụ án tại Lâm Đồng: Trƣớc đây, bị cáo Võ Đào Vĩnh Hùng và nạn nhân hoàn toàn không có mâu thuẫn gì với nhau. Một hôm Hùng đến chỗ nạn nhân chơi. Vừa đến, Hùng thấy nạn nhân đang rƣợt đuổi, xô đẩy ngƣời khác. Chƣa hiểu sự việc ra sao, Hùng đã rút ngay lƣỡi lê đâm nạn nhân chết. Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng áp dụng khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự (có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù) để xử phạt bị cáo về tội giết ngƣời. Phán quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng là hoàn toàn sai luật. Rõ ràng ở đây Hùng chƣa hề biết gì về sự việc nhƣng lại dùng ngay dao lê đâm chết nạn nhân. Hành vi này phải bị xem là phạm tội “có tính chất côn đồ” mà theo hƣớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao đã đề cập. Đây là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự (khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình) nên sau đó Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh phải sửa án sơ thẩm theo hƣớng này(12). Một sai sót khác mang tính chủ quan của Thẩm phán là lƣợng hình không tƣơng xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, từ đó đã xử phạt quá nhẹ. Chẳng hạn nhƣ một vụ án ở Bình Dƣơng: Bị cáo Phạm Văn Công và nạn nhân không hề quen biết. Khi đi ngang qua lầu 4 kí túc xá Trƣờng đại học dân lập Bình Dƣơng, nạn nhân nhờ Công nhặt giùm đồ cho mình nhƣng Công không nhặt. Bực mình, nạn nhân nói: “Đồ không phải đàn ông”. Nghe vậy, Công nổi nóng dùng tay xiết cổ nạn nhân cho đến chết, mang xác đi giấu và lấy vòng vàng của cô này. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dƣơng tuyên phạt Công 15 năm tù về tội giết ngƣời và 3 năm tù về tội cƣớp tài sản. Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận định bị cáo Công phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do phạm vào hai tình tiết tăng nặng định khung theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự: “có tính chất côn đồ; giết người mà ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng”. Vì thế Tòa phúc thẩm Tòa án nhân (11) Nguồn: (12) Nguồn: consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=69&topicid=1330 dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tăng mức hình phạt lên án chung thân(13). Ngoài ra, còn có nhiều vụ tiêu cực khác trong việc xét xử của Thẩm phán đã bị báo chí và dƣ luận xã hội lên án. Chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp của bà Trần Thị Hoàng Anh, chủ một cửa hàng kinh doanh. Do quá bức xúc về việc bị Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang tịch thu hàng hóa nên bà đã kiện cơ quan này ra Tòa. Thế nhƣng, phải mất 2 năm trời vụ án mới đƣợc đƣa ra xét xử và phải mất thêm 2 năm nữa với 3 lần xét xử bà mới đòi đƣợc số tiền bồi thƣờng 50 triệu đồng. Đầu năm 2007, dƣ luận không khỏi bàng hoàng trƣớc vụ bà Nguyễn Thị Cẩm Thu - nguyên Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang - lớn tiếng với đƣơng sự trong vụ án mà mình đang giải quyết: “Muốn khiếu nại thì lên Tòa tối cao mới thắng chứ ở đây không thắng kiện được đâu. Luật là cái gì? Đi tòa tối cao thì cũng phải quà cáp, bao thư. Bản thân tôi làm trong ngành Tòa án muốn gặp người trong Tòa án tôi cũng phải đưa bao thư”(14)... Có thể thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do chúng ta chƣa có một cơ chế đào tạo Thẩm phán thống nhất, toàn diện. Trình độ nghiệp vụ của Thẩm phán chƣa cao nên chƣa thể thực sự độc lập trong xét xử, còn lệ thuộc vào các kết quả điều tra. Hơn nữa, giữa các Thẩm phán trong cùng một Hội đồng xét xử, trình độ chuyên môn, năng lực xét xử, kinh nghiệm công tác khác nhau nên nhiều khi có sự phụ thuộc, ỷ lại của Thẩm phán này vào Thẩm phán kia. Do đó, việc xây dựng một cơ chế đào tạo đồng bộ, toàn diện cho các Thẩm phán là cần thiết trong tình hình hiện nay. Theo ngƣời viết, để nâng cao năng lực xét xử của đội ngũ Thẩm phán, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao thì phải tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo Thẩm phán. Song chúng ta phải quy định quy trình đào tạo Thẩm phán thật công phu và chặt chẽ để đảm bảo cho các Thẩm phán có đủ khả năng và phẩm chất của ngƣời đại diện và bảo vệ công lý, đủ trình độ giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động,...phức tạp, đặc biệt là các vụ án có yếu tố nƣớc ngoài. Để làm đƣợc điều này ngành Tòa án cần cử các Thẩm phán đi đào tạo thạc sĩ dài hạn ở nƣớc ngoài, tổ chức nhiều hội thảo trong nƣớc để tập huấn cho các Thẩm phán, cán bộ ngành. Ngoài ra, ngành Tòa án cần tổ chức những đoàn Thẩm phán khảo sát và tập huấn ngắn hạn ở nƣớc ngoài để tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật nƣớc ngoài trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại, ban hành bản án... Nguyên nhân tiếp theo có thể là do cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán hiện nay vẫn chƣa tạo cơ hội cho ngƣời có phẩm chất, năng lực trong hệ thống chính trị trở thành (13) Nguồn: consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&category=&id=69&topicid=1330 (14) Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn số 44(880)-2007 ngày 25/10/2007 Thẩm phán (nguồn bổ nhiệm chủ yếu vẫn từ khối Thƣ ký Tòa án). Theo quy định của pháp luật, hiện nay có hai cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán: một là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phƣơng; hai là Chủ tịch nƣớc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, cơ chế thứ hai chƣa phát huy đƣợc vai trò của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội với tƣ cách là cơ quan thể hiện chủ quyền nhân dân, chƣa gắn công tác giám sát tƣ pháp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân với công tác cán bộ của cơ quan tƣ pháp. Vì thế, cần thiết phải có sự điều chỉnh theo hƣớng giao cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sở dĩ cần có sự điều chỉnh này vì hiện nay Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội là cơ quan quyết định biên chế, chế độ tiền lƣơng của ngành Tòa án, quyết định một số Thẩm phán làm thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao giữa hai kỳ họp Quốc hội. 3.2.4. Vấn đề đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán Xét xử là chức năng của Tòa án đã đƣợc quy định trong Hiến pháp. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy có rất nhiều các yếu tố tác động làm ảnh hƣởng đến các phán quyết của Tòa án. Và một trong số đó là hiện tƣợng can thiệp của chính quyền địa phƣơng, của tổ chức Đảng vào hoạt động xét xử. Điển hình cho thực trạng này là vụ án chia chác đất đai ở thị xã Đồ Sơn - thành phố Hải Phòng. Cụ thể, việc Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng tuyên phạt 3 bị cáo Vũ Đức Vận, Hoàng Anh Hùng, Lƣu Kim Thái mức án cảnh cáo, phạt 50.000 đồng là quá nhẹ, không đúng với tính chất mức độ phạm tội do 3 bị cáo gây ra. Đồng thời lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thừa nhận có sai phạm trong quá trình xét xử, chƣa nhận thức và đánh giá đúng về vụ án nên đã có bản án gây bất bình trong dƣ luận. Theo báo cáo của lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng thì có sự “can thiệp” của lãnh đạo thành phố vào quá trình xét xử. Cụ thể, trƣớc khi đƣa ra xét xử vụ án trên, tại một cuộc họp, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng đã có ý kiến về việc giải quyết vụ án: “Khi quyết định hình phạt đối với các bị cáo cần xem xét toàn diện và bảo đảm mặt bằng so với các vụ việc tương tự đã giải quyết tại địa phương và trên toàn quốc...”. Để cụ thể nội dung này, Bí thƣ Thành ủy còn đƣa ra một minh chứng mang tính gợi ý: “Ví dụ vụ án xảy ra ở lòng hồ Trị An không xử lý hình sự”. Sau đó, Bí thƣ Thành ủy Hải Phòng khẳng định mang tính chỉ đạo: “Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể xử phạt các bị cáo dưới mức khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 281 Bộ luật Hình sự...”.Không hiểu Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng có bị chi phối bởi sự can thiệp trên hay không? Chỉ biết bản án đƣợc tuyên khá khớp với ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. Tại cuộc họp liên ngành giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao và Bộ Công an, liên ngành Nội chính Trung ƣơng thống nhất nhận định: Việc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng có văn bản gửi Tòa án nhân dân thành phố can thiệp vào quá trình xét xử là không đúng quy định. Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc đƣợc quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (15). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do các Tòa án địa phƣơng đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính, chịu sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân quan tâm theo hƣớng tích cực và đúng quy định của pháp luật đến công tác tƣ pháp thì Tòa án nơi đó có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện nhiệm vụ xét xử đƣợc giao. Ngƣợc lại, nơi nào cấp ủy Đảng, Hội đồng nhân dân không quan tâm đúng mức tới công tác Tòa án hoặc để xảy ra tình trạng buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát hay can thiệp quá sâu vào việc xét xử của Tòa án thì công tác Tòa án gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền quản lý và thẩm quyền tố tụng trong các cơ quan Tòa án cũng chƣa thật sự rõ ràng. Một số Thẩm phán khi xét xử vẫn chƣa hoàn toàn độc lập, vẫn còn việc lãnh đạo nghe báo cáo án, định hƣớng đƣờng lối xét xử, nhƣ vậy phần nào đã ảnh hƣởng đến nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Những quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng Đảng về chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã có những định hƣớng khắc phục tình trạng này nhƣ sau: - Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tƣ pháp và các cơ quan tƣ pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tƣ pháp. Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Tòa án trên cơ sở đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy, cần tăng cƣờng hoạt động kiểm tra của Đảng, công tác cán bộ Đảng, kết hợp với hoạt động giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, của Hội thẩm nhân dân trƣớc nhân dân và trƣớc Đảng. - Về mặt tổ chức, Tòa án các cấp càng ít phụ thuộc vào các cơ quan hành chính thì càng đảm bảo sự độc lập khi xét xử. Cơ cấu tổ chức của ngành Tòa án sẽ có Tòa án sơ thẩm khu vực, Tòa án phúc thẩm, Tòa án thƣợng thẩm và Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, để góp phần nâng cao năng lực giải quyết án, tăng cƣờng tính độc lập của mỗi cấp Tòa án thì cần để cho các Tòa thƣợng thẩm có một vị trí pháp lý độc lập, (15) Nguồn: Báo Lao Động số 245, ngày 06/09/2006 không phụ thuộc tổ chức Tòa án nhân dân tối cao. Cũng theo định hƣớng của Nghị quyết này, Tòa án nhân dân tối cao không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm nhƣ hiện nay; việc xét xử phúc thẩm sẽ do Tòa án thƣợng thẩm thực hiện; Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan duy nhất thực hiện việc giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp. Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Hội đồng Thẩm phán và Chánh án Tòa án Tòa án nhân dân tối cao thì về cơ bản vẫn giữ nguyên nhƣ quy định hiện hành. Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng làm ảnh hƣởng đến tính độc lập khi xét xử của Thẩm phán là thủ tục xét xử của Tòa án. Hiện nay, thủ tục xét xử ở nƣớc ta chủ yếu là thủ tục xét hỏi. Thực tiễn xét xử cho thấy thủ tục này đã làm cho Tòa án có xu hƣớng lệ thuộc vào các kết quả điều tra, bản cáo trạng của Viện kiểm sát trong việc xét xử các vụ án hình sự. Từ đó dẫn đến hiện tƣợng là “án bỏ túi” xuất hiện ở Tòa án nƣớc ta, theo đó Tòa án thƣờng coi những kết quả điều tra là kết quả cuối cùng của vụ án, tức là khi đƣa vụ án ra xét xử thì phán quyết đã đƣợc định sẵn. Vì thế cho nên thực tế xét xử chứng minh rằng: đáng lẽ Kiểm sát viên phải là ngƣời bảo vệ bản cáo trạng tại phiên tòa thì lại là ngƣời chứng kiến Hội đồng xét xử ra sức bảo vệ bản cáo trạng cho Viện kiểm sát, còn Kiểm sát viên thì ngồi chứng kiến sự việc đó. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, cần kiên quyết đổi mới thủ tục tố tụng tại phiên tòa theo hƣớng chuyển từ thủ tục xét hỏi sang thủ tục tranh tụng. Theo nguyên tắc tranh tụng, một bên là Kiểm sát viên (bên buộc tội), một bên là bị cáo và luật sƣ (bên gỡ tội) là các bên bình đẳng, còn Hội đồng xét xử là trọng tài trung tâm. Hội đồng xét xử chỉ giữ vai trò là ngƣời điều khiển phiên tòa, giữ gìn trật tự phiên tòa, quyết định cho ai hỏi, chỉ xét hỏi khi thấy thật cần thiết. Hội đồng xét xử phải giữ vai trò là trọng tài giữa các bên tranh tụng: nghe ý kiến tranh luận giữa Kiểm sát viên và luật sƣ cùng những ngƣời tham gia tố tụng, trên cơ sở đó xem xét và căn cứ vào pháp luật mà ra đƣa ra phán quyết. Ngoài ra, nhiệm kỳ của Thẩm phán cũng là một nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hƣởng đến sự độc lập xét xử của Thẩm phán. Nhiệm kỳ dài làm cho Thẩm phán yên tâm công tác, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong xét xử, không bị ảnh hƣởng từ các áp lực bên ngoài. Hiện nay, nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm là chƣa thật sự hợp lý. Bởi vì, hoạt động xét xử là một hoạt động mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi thời gian tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện phẩm chất lâu dài. Vì vậy, nên kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán để giảm bớt sự phiền phức của việc làm hồ sơ, thủ tục tái bổ nhiệm và khuyến khích các Thẩm phán yên tâm công tác, cố gắng trao dồi đạo đức và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng và chất lƣợng xét xử của họ. 3.3. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN 3.3.1. Vấn đề trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân Thực trạng về trình độ, năng lực chuyên môn của Hội thẩm nhân dân là vấn đề cần đƣợc quan tâm hiện nay. Có những trƣờng hợp Hội thẩm nhân dân không nắm chắc thủ tục tố tụng, pháp luật về nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ, phƣơng pháp xét hỏi tại phiên tòa, nên dẫn đến việc có Hội thẩm hàng năm không tham gia xét xử đƣợc vụ án nào hoặc khi họ đƣợc mời tham gia phiên tòa thì dùng những lý do khác để từ chối. Thực tiễn xét xử còn cho thấy, nhiều vị Hội thẩm chỉ hỏi những tình tiết quá đơn giản, không giúp nhiều cho việc làm sáng tỏ bản chất vụ án, hoặc có những vị Hội thẩm chỉ hỏi những câu mang tính nhắc lại, khẳng định lại khi những thành viên khác đã hỏi. Nhiều vị còn muốn khẳng định chức năng nhiệm vụ của mình bằng cách tiến hành giải thích pháp luật tại phiên tòa, tuy vậy, nhiều sự giải thích lại có phần thiếu chính xác. Tiêu biểu cho thực trạng này là vụ án sau: trong một phiên tòa xét xử tội trộm cắp tài sản (quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự) do Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử, có vị Hội thẩm giải thích với bị cáo rằng: “Việc anh lấy cắp tài sản của chị A là anh phạm lỗi với Nhà nước, do đó anh phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”. Sự giải thích này hoàn toàn thiếu chính xác. Bởi vì, ai đó lấy cắp tài sản của ngƣời khác, trƣớc tiên ngƣời này xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của ngƣời bị mất tài sản và quyền sở hữu này đƣợc Nhà nƣớc bảo vệ, đƣợc pháp luật bảo vệ. Do vậy, nếu có sự xâm phạm, các cơ quan Nhà nƣớc sẽ đứng ra bảo vệ, giải quyết, phán xét. Đáng nói hơn, đã có không ít Hội thẩm còn không xác định chính xác tên gọi của các bị can, bị cáo. Đơn cử nhƣ vụ án hình sự sơ thẩm đƣợc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử vào ngày 31/10/2007, tại phần thẩm vấn, những ngƣời tham dự phiên tòa đếm đƣợc không dƣới 10 lần vị Hội thẩm gọi bị cáo đang đứng trƣớc vành móng ngựa là bị can. Vị Hội thẩm này phân tích, giảng giải cho bị cáo những sai trái của mình, nhƣng thay vì tên gọi đúng nhƣ luật định dành cho những ngƣời đứng trƣớc vành móng ngựa là “bị cáo” thì vị Hội thẩm này lại gọi là “bị can”(16). Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do Tòa án nhân dân chƣa làm tốt công tác bồi dƣỡng pháp lý, nghiệp vụ và cung cấp văn bản pháp luật cho Hội thẩm nhân dân. Các Tòa án nhân dân địa phƣơng mặc dù đều có tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ Hội thẩm, nhất là các Hội thẩm mới đƣợc bầu nhƣng tài liệu tập huấn không thống nhất, nhiều nơi việc biên soạn giáo trình giảng dạy sơ sài, chủ yếu truyền đạt kinh nghiệm xét xử. Ngƣợc lại có giáo trình nặng về lý luận hoặc liệt kê, sao chép lại các điều luật đã có trong các Bộ luật hoặc (16) Nguồn: các văn bản pháp luật. Đồng thời, thời gian tổ chức lớp học cũng không thống nhất, có nơi làm 2 ngày, có nơi làm 3 ngày, có nơi chỉ giới thiệu sơ lƣợc trong một ngày, thậm chí cũng còn một vài đơn vị chƣa tập huấn. Mặt khác, lực lƣợng cán bộ giảng dạy hầu hết là các cán bộ chủ chốt tại các Tòa án, đội ngũ này tuy có bề dày kinh nghiệm xét xử, nắm vững nghiệp vụ nhƣng khả năng sƣ phạm còn hạn chế. Và vì thế hiệu quả giảng dạy cũng không đƣợc nhƣ mong muốn. Về kinh phí phục vụ cho công tác tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân cũng còn nhiều hạn chế. Số kinh phí này nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng thì không đủ. Và việc hỗ trợ kinh phí của chính quyền địa phƣơng cũng tùy thuộc vào khả năng kinh phí của địa phƣơng, sự quan tâm của lãnh đạo địa phƣơng đối với hoạt động của Hội thẩm. Để giải quyết vấn đề này thì cần phải có kế hoạch bồi dƣỡng, tập huấn hợp lý và đồng bộ cho Hội thẩm nhân dân, cụ thể là: - Thứ nhất, cần mở các lớp bồi dƣỡng Hội thẩm nhân dân theo phƣơng thức mỗi khóa Hội thẩm nên có ít nhất là 2 kỳ (có thể một kỳ tập huấn, một kỳ chuyên đề nghiệp vụ riêng cho Hội thẩm) mỗi kỳ từ 5 đến 7 ngày; có thống nhất giáo trình, tài liệu hƣớng dẫn; cử các Thẩm phán có kinh nghiệm hƣớng dẫn hoặc viết các chuyên đề để Hội thẩm tham gia trao đổi thảo luận. Cần cung cấp cho Hội thẩm một số loại sách chuyên nghiệp, ví dụ nhƣ: Sổ tay Hội thẩm nhân dân, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm, các Bộ luật Hình sự, Dân sự, Lao động, Luật thƣơng mại, hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, các Bộ luật tố tụng hình sự, dân sự….và một số tài liệu cần thiết khác. Các hội nghị tổng kết của các tỉnh, huyện, thị nên mời tất cả Hội thẩm dự để tham gia đóng góp ý kiến và nắm tình hình chung của hoạt động xét xử ở cấp Tòa án mà mình tham gia. - Thứ hai, cần biên soạn tài liệu bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất cho Hội thẩm nhân dân. Để Hội thẩm thực hiện đƣợc nhiệm vụ xét xử, ngoài những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn về ngành nghề, lĩnh vực mà Hội thẩm tham gia hoạt động thì việc đảm bảo cho Hội thẩm có đƣợc những kiến thức cơ bản nhất về hoạt động xét xử cũng là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, việc bồi dƣỡng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân cần đƣợc biên soạn thành nội dung chƣơng trình để tất cả những ngƣời đƣợc bầu làm Hội thẩm đều đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ với thời gian ít nhất từ một tháng đến ba tháng. Việc này Bộ tƣ pháp có thể giao cho Học viện tƣ pháp biên soạn nội dung chƣơng trình thống nhất để các địa phƣơng thực hiện. Làm đƣợc nhƣ vậy, nhất định ngƣời làm công tác Hội thẩm sẽ tự tin hơn, vững vàng hơn và chất lƣợng công tác tham gia xét xử tốt hơn. Quy định về trình độ pháp luật của Hội thẩm nhân dân theo khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 2002: “có kiến thức pháp lý” cũng là nguyên nhân dẫn đến trình độ, năng lực của Hội thẩm nhân dân còn hạn chế. Bởi vì khi tham gia Hội đồng xét xử thì Thẩm phán và Hội thẩm đều có quyền ngang nhau và độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Vì thế không thể xem nhẹ và càng không thể hạ thấp tiêu chuẩn của Hội thẩm nhân dân. Để Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử có hiệu quả và chất luợng, điều tự nhiên phải nghĩ đến đầu tiên trong hệ thống tiêu chuẩn là trình độ học vấn về văn hóa, pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn. Cụ thể là tất cả các Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh phải có trình độ Đại học Luật, trong đó một phần nhỏ có trình độ Đại học các ngành kinh tế và giáo dục (bao gồm các loại hình đào tạo). Hội thẩm nhân dân cấp huyện ít nhất phải tốt nghiệp Trung cấp pháp lý. Mặt khác, để đáp ứng tinh thần cải cách tƣ pháp hiện nay, để các bản án đƣợc chính xác, khách quan đòi hỏi các Hội thẩm cần nâng cao sự nhiệt tình trong công việc, trình độ chuyên môn và các kiến thức về xã hội và đặc biệt là sự hiểu biết về pháp luật. Một cuộc rà soát lại toàn bộ năng lực của các Hội thẩm, để có những sự điều chỉnh, bổ sung, thay thế là cần thiết. Đồng thời Hội thẩm phải không ngừng nâng cao trình độ kiến thức pháp luật ở các lĩnh vực cũng nhƣ nghiệp vụ xét xử để ngang tầm với Thẩm phán. Từ đó khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình đã đƣợc pháp luật quy định “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”, dám tranh luận, dám bảo lƣu ý kiến, dám đƣa ra quyết định, dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy nhiên, vấn đề giới hạn tuổi tác của Hội thẩm nhân dân cũng cần phải có sự quy định thống nhất. Và nếu ấn định tuổi tối thiểu của Hội thẩm nhân dân là 30 tuổi và tối đa không quá 70 tuổi mới hợp lý và tƣơng xứng. 3.3.2. Vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân Tình trạng một số Hội thẩm không đảm bảo đúng kế hoạch tham gia xét xử nên dẫn đến việc một số Hội thẩm khác bị chọn đƣa vào thay thế (để đảm bảo đúng kế hoạch xét xử, hạn chế án tồn đọng hoặc phải hoãn phiên tòa) đã gây ra sự bất bình trong dƣ luận. Những Hội thẩm bị chọn đƣa vào thay thế này chắc chắn là sẽ không kịp nghiên cứu hồ sơ hoặc nghiên cứu hồ sơ không đƣợc kỹ nên phần nào cũng hạn chế khi đƣa ra ý kiến, do vậy thƣờng là đồng ý theo ý kiến của thành viên khác trong Hội đồng xét xử, nhất là theo ý kiến của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Chính từ nguyên nhân này nên mọi ngƣời, trong đó có cả Thẩm phán cho rằng việc tham gia xét xử của Hội thẩm chỉ là hình thức mặc dù họ vẫn phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hành vi và quyết định của mình(17). (17) Nguồn: Tạp chí Khoa học pháp luật số 6/2004 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do phần lớn Hội thẩm nhân dân là cán bộ đƣơng chức nên việc tham gia vào công tác xét xử gặp nhiều khó khăn. Với chế định Hội thẩm tiến hành việc tố tụng tại Tòa án thì việc xét xử ở đây có tính bán chuyên nghiệp. Nếu coi xử án là hoạt động nghề nghiệp đặc biệt liên quan đến sinh mệnh con ngƣời, đến các quyền nhân thân và vật chất quan trọng của cá nhân và tổ chức thì có nên tiếp tục duy trì sự kiêm nhiệm trong xử án hay không? Bởi vì theo cơ cấu nhân sự hiện nay, cán bộ đƣơng chức kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ trên 50% khi đƣợc mời tham gia xét xử. Điều này có nghĩa, các Hội thẩm vừa phải sắp xếp lịch công việc đƣơng nhiệm của mình lại vừa phải đảm bảo các hoạt động xét xử nhƣ đã đƣợc phân công. Do vậy, Hội thẩm kiêm chức có rất ít thời gian nghiên cứu hồ sơ (chƣa nói không phải lúc nào đến Tòa án cũng đã có hồ sơ ngay để đọc) và không ít trƣờng hợp Hội thẩm bị quá tải dẫn đến không đảm bảo một trong hai nhiệm vụ trên, làm cho nhiều phiên tòa phải hoãn hoặc có sự thay đổi đã làm ảnh hƣởng đến hoạt động, công tác chuyên môn. Nhiều Hội thẩm do bận công việc nên không có thời gian nghiên cứu hồ sơ, do đó, trƣớc ngày xét xử những vị Hội thẩm này mới vội vã đến Tòa án mở hồ sơ và nghiên cứu chừng nửa tiếng đồng hồ. Còn đối với Hội thẩm đã nghỉ hƣu thì phần lớn sức khỏe bị hạn chế. Do có nhiều thời gian nên họ thƣờng đƣợc Tòa án mời tham gia xét xử nhiều, dẫn đến việc nghiên cứu hồ sơ cũng không kỹ, chất lƣợng khi tham gia xét xử cũng không cao. Mặt khác, do các phiên tòa thƣờng hay bị hoãn với nhiều lý do khác nhau nên Hội thẩm khi đã sắp xếp công việc ở đơn vị mình để tham gia xét xử lại phải ra về, từ đó làm giảm đi tinh thần trách nhiệm, tạo sự thiếu nhiệt tình cho các phiên tòa tiếp theo. Giải quyết vấn đề kiêm nhiệm và chuyên nghiệp trong hoạt động của Hội thẩm nhân dân bằng cách tăng hoặc dành hẳn một lƣợng thời gian cụ thể cho Hội thẩm nhân dân để nghiên cứu hồ sơ vụ án và ngồi xét xử; bằng các khóa huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn, bằng cách tiến hành các cuộc họp để quyết định vấn đề phát sinh trong công tác của tổ chức Hội thẩm. Nghĩa là từng bƣớc đƣa hoạt động xét xử của Hội thẩm lên trình độ chuyên nghiệp chứ không phải là chuyên nghiệp hóa tổ chức Hội thẩm. Việc nghiên cứu hồ sơ là một trong những yêu cầu quan trọng đảm bảo cho việc tham gia xét xử đạt đƣợc chất lƣợng tốt (bên cạnh sự đánh giá chứng cứ tại phiên tòa), vì vậy Tòa án nên tạo điều kiện cho Hội thẩm có đƣợc một bộ sao hồ sơ. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã cho phép Luật sƣ đƣợc ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án để phục vụ cho công việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng đƣợc tốt. Nhƣ vậy, nếu Hội thẩm cũng có một bộ sao hồ sơ thì vấn đề nghiên cứu hồ sơ của Hội thẩm sẽ đƣợc nâng cao; Hội thẩm có nhiều thời gian để nghiên cứu, có thể nghiên cứu tại đơn vị công tác, ở nhà và tại phiên tòa xét xử Hội thẩm cũng chủ động hơn trong quá trình xét hỏi, khi cần kiểm tra, đối chứng các chứng cứ có trong hồ sơ và các chứng cứ mới có tại phiên tòa. Mặt khác, Tòa án phải tạo điều kiện tối đa trong khả năng có thể để Hội thẩm hoàn thành nhiệm vụ, phải thƣờng xuyên chú ý quan tâm tới Hội thẩm để điều chỉnh những bất cập trong thực tế khi Hội thẩm tham gia xét xử; coi Hội thẩm là bộ phận không thể tách rời của Tòa án, có nhƣ vậy sự phối hợp trong quá trình tiến hành tố tụng mới đạt đƣợc hiệu quả cao. 3.3.3. Vấn đề ý thức trách nhiệm trong việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa là những ngƣời hoạt động trong các ngành nghề, vị trí xã hội khác nhau: giáo viên, kỹ sƣ, tổ trƣởng dân phố,…họ có hiểu biết pháp luật để đảm bảo tính dân chủ, mang suy nghĩ của quần chúng nhân dân tới chốn pháp đình. Nhƣng thực tế là các Hội thẩm nhân dân trình độ hiểu biết pháp luật, nhất là pháp luật tố tụng còn thấp. Nhƣng điều đáng trách hơn ở họ là thái độ chai lỳ, dửng dƣng, bàng quan với công việc, trách nhiệm của mình. Tham gia phiên tòa cho đủ lệ, ngồi vào ghế cho có đủ ngƣời chứ không lắng nghe để hiểu, để đồng cảm đƣợc với những bức xúc, oan trái, lẽ phải, để có những quyết định trách nhiệm với con ngƣời, với pháp luật và với chính lòng mình. Tiêu biểu cho tình trạng này là một vụ án ly hôn ở một Tòa án cấp huyện: Cả hai bên vợ chồng khăng khăng đổ lỗi cho nhau là nguyên nhân cho gia đình rạn nứt, tan vỡ. Ngƣời vợ nói rất nhiều, đầy uất ức, thậm chí cả những lời ác khẩu về ông chồng thiếu trách nhiệm với vợ con, gia đình, sớm ngày lô đề, bài bạc. Chủ tọa cố giải thích, làm thao tác hòa giải giữa hai vợ chồng nhƣng ngƣời vợ một mực lắc đầu xin đƣợc chia tay. Vị Hội thẩm nhân dân với mái tóc bạc đã không nín nhịn nổi, ông đập tay xuống bàn và quát lớn: “Chị kia, chị im mồm đi. Nhiều lời, đanh đá như thế nó bỏ là phải”. Thế là phần hoà giải bất thành, hai bên thuận tình ly hôn. Vị Hội thẩm vẫn khoan khoái với công sức giúp đẩy việc xét xử kết thúc nhanh chóng. Nhƣng không biết sau đó, vị Hội thẩm này có còn ngồi ghế Hội thẩm trong phiên tòa nào nữa không(18). Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do bản thân Hội thẩm chƣa tự mình thấy trách nhiệm là phải luôn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử; chƣa thấy hết vị trí, vai trò và quyền hạn của mình khi tham gia xét xử, từ đó chƣa mạnh dạn tranh luận, đƣa ra quyết định và chịu trách nhiệm trƣớc quyết định của mình. Vì vậy, bản thân Hội thẩm cần phải không ngừng nâng cao trình độ kiến thức pháp luật ở các lĩnh vực cũng nhƣ nghiệp vụ xét xử để ngang tầm với Thẩm phán. Từ đó khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình đa đƣợc pháp luật quy định “Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”, dám tranh luận, dám bảo lƣu ý kiến, dám đƣa ra quyết định, (18) Nguồn: dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Có nhƣ vậy hiệu quả của công tác xét xử mới đƣợc nâng cao, quan niệm “Hội thẩm chỉ là hình thức” sẽ không còn lƣu giữ trong tâm niệm mọi ngƣời. Nguyên nhân tiếp theo cần phải đề cập tới là chế độ chính sách đối với Hội thấm nhân dân. Có thể nói rằng sự đãi ngộ đối với Hội thẩm nhân dân chƣa tƣơng xứng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong khi đó chúng ta có xu hƣớng đòi hỏi ngày càng cao đối với các Hội thẩm nhân dân. Bên cạnh đó, thù lao của Hội thẩm cũng là vấn đề cần phải bàn đến. Mức bồi dƣỡng quá thấp nhƣ hiện nay là một trong những nguyên nhân gây ra những sự cố nêu trên đối với các phiên tòa. Bởi một lẽ, việc chỉ đƣợc 50.000 đồng cho một ngày ngồi tòa chắc chắn ít nhiều ảnh hƣởng đến độ nhiệt tình của các Hội thẩm, nhất là các Hội thẩm ở các tòa vùng sâu, vùng xa, không thuận lợi cho việc đi lại. Đối với những cán bộ, nhân viên đƣơng chức hiện là Hội thẩm nhân dân cũng nhƣ cán bộ hƣu trí thì việc tính toán thù lao cho công sức bỏ ra và trách nhiệm tinh thần cũng nhƣ vật chất trƣớc pháp luật của họ là điều cần thiết. Theo pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân thì Hội thẩm nhân dân đƣợc cấp giấy chứng minh, nhƣng việc sử dụng giấy chứng minh Hội thẩm chƣa có ý nghĩa thiết thực trong khi thực thi nhiệm vụ. Và cũng cần có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử. Theo quy định của pháp luật, Hội thẩm chỉ tham gia xét xử nên chỉ có những nhiệm vụ và quyền hạn trong giai đoạn tố tụng xét xử tại phiên tòa, có nghĩa là Hội thẩm không có bất cứ nhiệm vụ, quyền hạn nào khác ngoài hoạt động tố tụng xét xử một vụ án cụ thể. Trong khi đó, Hội thẩm lại phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những hành vi quyết định của mình, phải bồi hoàn khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình gây ra thiệt hại.… Do vậy pháp luật phải quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn về quyền và nghĩa vụ của Hội thẩm cũng nhƣ phạm vi trách nhiệm của họ trong những trƣờng hợp cụ thể, để Hội thẩm xác định đƣợc rõ hơn địa vị pháp lý của mình trong khi tham gia xét xử với tƣ cách là ngƣời tiến hành tố tụng và là ngƣời giám sát hoạt động xét xử. 3.3.4. Vấn đề quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân Việc thực hiện khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân hiện nay bộc lộ một số hiện tƣợng bất cập. Đó là quy định Hội thẩm có thể đƣợc miễn nhiệm vì lý do khác, cho nên một số Hội thẩm đã tận dụng để xin miễn nhiệm một cách khá thoải mái, dễ dàng. Việc bầu đƣợc một Hội thẩm rất công phu và ai cũng muốn ngƣời đƣợc bầu hoạt động toàn vẹn trách nhiệm và thời hạn. Nhƣng một số vị Hội thẩm vừa đƣợc bầu mấy tháng lại đƣa đơn xin miễn nhiệm với những “lý do khác” nhƣ: để gia nhập Đoàn luật sƣ, để đi hoạt động tƣ vấn pháp luật,…gây khó xử cho Hội đồng nhân dân, vì phải đƣa ra kỳ họp để biểu quyết cho thôi và bầu thế vào đó những Hội thẩm mới. Để bác đơn của họ cũng khó, do chỗ Pháp lệnh cho phép miễn nhiệm ngoài vì lý do sức khỏe còn vì “lý do khác” bất kỳ rộng rãi. Để đảm bảo sự ổn định về đội ngũ và chất lƣợng hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân nên hoàn thiện các quy định về việc miễn nhiệm và bãi nhiệm đối với họ. Phải cụ thể hóa các trƣờng hợp cho phép ngƣời Hội thẩm đƣợc xin miễn nhiệm, tránh tình trạng Hội thẩm nhân dân xin miễn nhiệm vì “lý do khác” một cách tùy nghi. Chính ở điều này là thƣớc đo sự cố gắng, sự kiên nhẫn khắc phục khó khăn cá nhân để đi đến quãng đƣờng mà đại diện của nhân dân đã tín nhiệm bầu mình. Theo quy định hiện nay thì Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và có nhiệm kỳ là 5 năm theo Hội đồng nhân dân, quy định nhƣ vậy là chƣa hợp lý. Vì hoạt động xét xử cần có thời gian dài tích lũy kinh nghiệm và qua quá trình đào tạo, bồi dƣỡng lâu dài mới đạt trình độ và kỹ năng xét xử tốt nhất. Nếu chúng ta bầu Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân thì sẽ lãng phí rất lớn chất xám trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Đồng thời, cơ cấu tổ chức Hội thẩm nhân dân luôn xáo trộn, không ổn định và về mặt nào đó ảnh hƣởng đến nguyên tắc xét xử độc lập của Hội thẩm nhân dân. Theo ngƣời viết nên kéo dài nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân lên 10 năm (bằng hai nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân) và có cơ chế bãi nhiệm, miễn nhiệm linh hoạt khách quan. Bởi vì một ngƣời tham gia nhiều khóa Hội thẩm nhân dân thì càng tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, chất lƣợng công tác xét xử sẽ đƣợc nâng cao hơn. KẾT LUẬN Trong công cuộc cải cách tƣ pháp hiện nay thì Tòa án là khâu trung tâm của quá trình cải cách, xét xử là khâu trọng tâm của toàn bộ hoạt động tƣ pháp. Bởi vì thực chất hiệu quả của hoạt động tƣ pháp thế hiện chủ yếu ở hoạt động xét xử, ở bản án hay quyết định của Tòa án, nếu án đúng thấy ngay kết quả, nếu án sai là hoạt động không có hiệu quả. Các hoạt động khác của tiến trình tƣ pháp nhƣ điều tra, kiểm sát, truy tố,…nếu có sai phạm vẫn có thể khắc phục đƣợc và ít để lại hậu quả nhƣng nếu xét xử sai thì hậu quả để lại rất lớn và đôi khi không thể nào khắc phục đƣợc, khó phục hồi nguyên trạng nhƣ trƣớc. Do đó nhiệm vụ của ngành Tòa án là rất quan trọng, có thể nói đây là công tác có vai trò quyết định của hoạt động cải cách tƣ pháp. Thực tế hiện nay, việc ra bản án, quyết định của Tòa án ngày càng đi vào chiều sâu, khắc phục rất nhiều tình trạng chủ quan duy ý chí và đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất trong hoạt động tố tụng nói chung và công tác xét xử nói riêng vẫn là con ngƣời, mà cụ thể là đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Những năm qua, đội ngũ Thẩm phán đã đƣợc quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ và kỹ năng xét xử một cách có hệ thống hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ Hội thẩm nhân dân mặc dù đƣợc quan tâm bồi dƣỡng về nghiệp vụ, chế độ chính sách,... nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác xét xử. Vì vậy, việc tăng cƣờng đội ngũ, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức không chỉ là nhiệm vụ đặt ra đối với Nhà nƣớc, với ngành tƣ pháp mà còn là nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi cá nhân Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Thực hiện đƣợc điều này thì hoạt động xét xử của Tòa án sẽ đáp ứng yêu cầu bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và Nhà nƣớc trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay và những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Bộ luật hình sự năm 1999 2. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 4. Chỉ thị số 01/2008/CT-CA ngày 04 tháng 03 năm 2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2008 5. Chỉ thị số 02/2007/CT-CA ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc nâng cao chất lƣợng xét xử, khắc phục việc để các vụ án quá hạn luật định, tăng cƣờng biên chế, nâng cao năng lực cán bộ và cơ sở vật chất của ngành Tòa án nhân dân 6. Chỉ thị số 10/2002/CT-TTG ngày 19 tháng 3 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới 7. Hiến pháp năm 1992 8. Luật phá sản năm 2004 9. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 10. Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 11. Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo các pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 12 năm 1998 và ngày 05 tháng 4 năm 2006 12. Nghị quyết số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Ban Thƣờng trực Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân 13. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 14. Nghị quyết số 56/2002/QH10 ngày 02 tháng 4 năm 2002 của Quốc hội về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 15. Nghị quyết số 131/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về quy định một số điểm về việc thi hành Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân 16. Nghị quyết số 132/2002/NQ-UBTVQH11 ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân địa phƣơng trong việc quản lý các Tòa án nhân dân địa phƣơng về tổ chức 17. Nghị quyết số 221/2003/ NQ-UBTVQH11 ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về trang phục đối với cán bộ, công chức ngành Tòa án và Hội thẩm; Giấy chứng minh Thẩm phán và giấy chứng minh Hội thẩm 18. Nghị quyết số 353/2003/ NQ-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về quy định Tổng biên chế và số lƣợng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao năm 2003 19. Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra 20. Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lƣơng chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo Nhà nƣớc; bảng lƣơng chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát 21. Pháp lệnh số 02/2002/PL-UBTVQH11 ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 22. Pháp lệnh số 04/2002/PL-UBTVQH11 ngày 04 tháng 11 năm 2002 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về việc tổ chức Tòa án quân sự 23. Pháp lệnh số 10/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 12 năm 1998 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 24. Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 25. Pháp lệnh số 49 L/CTN ngày 21 tháng 5 năm 1996 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 26. Quyết định số 16/2003/TCCB ngày 17 tháng 02 năm 2003 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao 27. Quyết định số 17/2003/TCCB ngày 17 tháng 02 năm 2003 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân địa phƣơng 28. Quyết định số 46/2003/QĐ-TCCB ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện và Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực 29. Quyết định số 171/2005/QĐ-TTG ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án 30. Sắc lệnh số 13 ngày 24 tháng 01 năm 1946 của Chủ tịch nƣớc về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán 31. Thông tƣ liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-BQP-BNV-UBTWMTTQVN ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Tòa án nhân dân tối cao-Bộ quốc phòng-Bộ nội vụ-Ủy ban trung ƣơng Mặt trận tổ quốc Việt Nam hƣớng dẫn thi hành một số quy định của pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân 32. Thông tƣ liên tịch số 01/2004/TTLT-TANDTC-UBTWMTTQVN ngày 01 tháng 3 năm 2004 của Tòa án nhân dân tối cao-Ủy ban trung ƣơng Mặt trận tổ quốc Việt Nam hƣớng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Tòa án nhân dân 33. Thông tƣ liên tịch số 01/2007/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV-BTC-BCA-BQP- BTP ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Tòa án nhân dân tối cao-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ nội vụ-Bộ tài chính-Bộ công an-Bộ quốc phòng-Bộ tƣ pháp hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 241/2006/QĐ-TTG ngày 25/10/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về chế độ bồi dƣỡng phiên tòa 34. Thông tƣ liên tịch số 04/2005/TTLT/TANDTC-BNV-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Tòa án nhân dân tối cao-Bộ nội vụ-Bộ tài chính hƣớng dẫn thi hành Quyết định số 171/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Thẩm phán, Thƣ ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án 35. Thông tƣ liên tịch số 04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Tòa án nhân dân tối cao-Bộ công an-Bộ tƣ pháp-Bộ quốc phòng-Bộ tài chính hƣớng dẫn thi hành một số quy định của nghị quyết số 388/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội về bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị oan do ngƣời có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra 36. Thông tƣ liên tịch số 05/2001/TTLT-BTP-BTCCBCP-BTC-BCA ngày 28 tháng 3 năm 2001 của Bộ tƣ pháp-Ban tổ chức cán bộ chính phủ-Bộ tài chính-Bộ công an hƣớng dẫn chế độ bồi dƣỡng đối với một số chức danh tƣ pháp SÁCH THAM KHẢO, GIÁO TRÌNH, BÁO, TẠP CHÍ 37. Bùi Thủy Nguyên, Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 38. Chủ biên Phan Hữu Thƣ, Sổ tay Hội thẩm, NXB tƣ pháp, Hà Nội, 1999 39. Chuyên đề: Tổng hợp các kiến nghị khoa học góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tƣ pháp, Thông tin khoa học pháp lý – Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ tƣ pháp, 10+11/2000 40. Duy Thanh, Sẽ huỷ án sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, Báo Lao Động, số 245, 06/09/2006 41. Dƣơng Bạch Long và Nguyễn Văn Hiển, Những điều cần biết về quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005 42. Đoàn Đức Lƣơng, Những yếu tố tác động đến hoạt động xét xử và nhu cầu - phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả ở nƣớc ta hiện nay, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 47, 2008 43. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Trƣờng đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005 44. Hà Thị Mai Hiên, Bàn về nguyên tắc tổ chức Tòa án và sự độc lập của hoạt động xét xử ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 246, 10/2008 45. Lê Cảm, Tổ chức quyền tƣ pháp – yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho thành công của chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 5, 2006 46. Lê Quốc Hùng, Thống nhất phân công và phối hợp quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam, NXB tƣ pháp, Hà Nội, 2004 47. Nguyên Tấn, Chất lƣợng Thẩm phán, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 44(880)-2007, 25/10/2007 48. Nguyễn Đăng Dung, Thể chế tƣ pháp trong nhà nƣớc pháp quyền, NXB tƣ pháp, Hà Nội, 2004 49. Nguyễn Đình Đặng Lục, Cải cách tƣ pháp – những thách thức từ thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, 6/2006 50. Nguyễn Mạnh Kháng, Bàn về chức năng tố tụng của Tòa án và vấn đề độc lập của hoạt động xét xử, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 246, 10/2008 51. Nguyễn Quang Hiền, chế định Hội thẩm nhân dân, Tạp chí khoa học pháp luật, số 6, 2004 52. Nguyễn Quang Lộc, Quản lý công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm Tòa án – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 15, 8/2006 53. Nguyễn Quốc Việt, Những vấn đề đặt ra khi đổi mới tố tụng theo hƣớng tranh tụng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 121, 4/2008 54. Nguyễn Thị Hồi, Tƣ tƣởng phân chia quyền lực nhà nƣớc với việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc ở một số nƣớc, NXB tƣ pháp, Hà Nội, 2005 55. Phạm Thị Diệu Hiền, Tập bài giảng Luật Hiến pháp Việt Nam, Khoa Luật – Trƣờng đại học Cần Thơ, Cần Thơ, 2002 56. Phạm Văn Hùng, Tòa án và vấn đề cải cách tƣ pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 135, 11/2008 57. Trịnh Đình Thể, 50 năm gắn bó với nền tƣ pháp nhân dân, NXB tƣ pháp, Hà Nội, 2005 58. Vũ Thế Đoàn, Phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 19, 10/2007 BÁO ĐIỆN TỬ 59. cuoi/30074339/218/ 60. -law consultancy.com/vietnamese/content/ browse.php?action=shownews&category=&id=69&topicid=1330 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. phap-luat/sau-ba-nam-thuc-hien-chien-luoc-cai-cach-tu-phap 71. 111ong-cua-toa-an-nhan-dan-theo-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xhcn 72. 73. 74. 75. ang=vn 76. 77.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về thẩm phán và hội thẩm nhân dân.doc
Luận văn liên quan