Đề tài Mỹ la tinh – Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Chức năng của các trung gian môi giới hải quan là làm dịch vụ mọi thủ tục về hải quan cho các nhà xuất nhập khẩu với Hải quan. Qua đó, tạo ra được một quá trình hoàn thiện và nhanh chóng hơn. Các môi g iới hải quan đều là thành viên của Hiệp hội môi giới hải quan quốc gia. Chi Lê có 300 nhà môi giới Hải quan hoạt động trong lĩnh vực này. Qua đó doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi ký hợp đồng dịch vụ với môi giới hải quan, giảm được tệ nạn tiêu cực như trước đây doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp xúc trực tiếp vơi nhân viên Hải quan.

pdf148 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mỹ la tinh – Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của NCM. Các hạn ngạch nhập khẩu. Phương thức bảo vệ để giới hạn về số lượng, có hiệu lực trong vòng 4 năm. Hạn ngạch được quy định trong khoảng thời gian 12 tháng, bắt đầu từ 1/9/2002, và được linh động 5%, 10% và 15% của hạn ngạch cho khoảng thời gian đầu tiên, ví dụ: 3.957 tấn cho thời kì đầu, 4.154,9 tấn cho thời kì thứ 2, 4.352,7 tấn cho thời kì thứ 3 và 4.550,6 tấn cho thời kì cuối cùng có hiệu lực. Các hạn ngạch được giám sát bởi các phương tiện Cấp phép không tự động. Miễn đối với một số nước: Argentina, Bolivia, Chile, Colombia, Cuba, MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 117 | P a g e Ecuador, Paraguay, Perú, Venezuela và Những quốc gia thành viên của MERCOSUL, cùng với các điều kiện được quy định. Nghị quyết số 19 ngày 30/VII/02 CAMEX.  Lốp xe đắp. Giới hạn việc nhập khẩu hàng năm từ các nước thành viên của MERCOSUL, trong khuôn khổ Thỏa thuận kinh tế bổ sung số 18, ở 250.000 đơn vị đối với các sản phẩm được phân loại tại NCM 4012.11.00, 2.000 đơn vị đối với các sản phẩm được phân loại tại NCM 4012.12.00 và 0 đơn vị đối với sản phẩm được phân loại tại NCM 4012.19.00, chiểu theo Nghị quyết CAMEX số 38 ngày 22/08/07, cho đến khi được thông qua và có hiệu lực pháp lý chung của MERCOSUL về thương mại của lốp xe và sản phẩm dư thừa của nó. 4.3. Chính sách luật lệ: Thành lập doanh nghiệp  Đăng ký thành lập: Các công ty phải đăng ký ở một trong hai cơ sở đăng ký công cộng là: cơ sở đăng ký thương mại hoặc cơ sở đăng ký dân sự. Nếu công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại thì đăng ký tại một trong 27 cơ sở đăng ký thương mại cấp bang ở bang nơi công ty đặt trụ sở. Các công ty không hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì đăng ký ở cơ sở đăng ký dân sự. Các công ty tham gia hoạt động thương mại thường thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability (limitadas)) theo Bộ luật dân sự (Civil Code) hoặc theo hình thức tập đoàn (corporations) theo Luật Tập đoàn Braxin (Braxinian Corporation Law (Law No. 6,404/76)). Luật này phân biệt các hình thức closed company, open company, publicly held company. Chỉ có hình thức thứ ba là được tăng vốn thông qua phát hành các chứng khoán có giá ra công chúng. Các công ty được phép MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 118 | P a g e phát hành chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc do Uỷ ban An ninh Quốc gia (the Braxinian Securities Commission (CVM)) đề ra.  Hình thức tham gia hoạt động kinh doanh ở Braxin:Các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia hoạt động kinh doanh ở Braxin thông qua việc mở công ty con, văn phòng đại diện hay chi nhánh.Đầu tư nước ngoài có thể thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp thông qua việc thành lập công ty độc lập.  Việc phân phối và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Bắt đầu từ ngày 1/1/1996, việc phân phối và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được miễn thuế thu nhập. Việc chuyển lợi nhuận phải đăng ký ở RDE-IED.  Đăng ký vốn: Vốn nước ngoài phải được đăng ký thông qua RDE-IED (the Central Bank's Electronic Declaratory Registry-Foreign Direct Investment).  Tái đầu tư khoản tiền kiếm được: phải đăng ký bằng đồng tiền của nước nhận khoản tiền chuyển đến.  Hồi hương vốn:Vốn nước ngoài đã đăng ký ở Ngân hàng Trung Ương có thể được hồi hương mà không phải làm các thủ tục xin phê chuẩn.  Các khoản thuế trực thu: Thuế đánh vào hoạt động ngoại thương, thuế thu nhập, thuế đánh vào lợi nhuận thu được từ việc bán các khoản đầu tư hoặc tài sản cũng như các loại thuế khác như thuế sản xuất công nghiệp (Industrial Production Tax), thuế đánh vào hoạt động tín dụng và giao dịch ngoại hối, và thuế đánh vào các hoạt động bảo hiểm và an ninh, có thể chỉ được thu ở cấp bang. Thuế thu nhập được thu từ 15% đến 25%. Đối với các tập đoàn, thuế thu nhập được thu trên lợi nhuận và lợi nhuận thu được nhờ bán các khoản đầu tư hoặc tài sản (capital gains) phát sinh bởi các hoạt động trong phạm vi Braxin hoặc ở nước ngoài. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 119 | P a g e Thu nhập của các tập đoàn được đánh thuế trên lợi nhuận thuần đã từ đi các khoản giảm trừ là 15%; Nếu lợi nhuận thuần vượt quá 20.000R$ mỗi tháng thì phải chịu thêm khoản thuế bổ sung 10%. Cổ tức chia từ lợi nhuận từ 1/1/1996 không phải nộp thuế thu nhập.  Các khoản đóng góp xã hội: được thu ở cấp bang. Đó là các khoản: đóng góp cho chương trình hội nhập xã hội (social integration programme (PIS)), được thu hàng tháng ở mức 0,65% trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh; đóng góp an ninh xã hội (the social security contribution (COFINS)) được thu hàng tháng ở mức 3% trên tổng thu nhập từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ;  Luật số 10,165 ngày 27/12/2000 quy định về việc đánh thuế môi trường - environmental tax (TCFA) theo chính sách của Viện Môi trường và Tái tạo Tài nguyên thiên nhiên Braxin (the Braxinian Institute of the Environment and Renewable Natural Resources (IBAMA)). Thuế được thu hàng năm và áp dụng đối với các thực thể được liệt kê trong phụ lục VIII của Luật số 10,165. Mức thuế suất có thể thay đổi căn cứ vào quy mô của thực thể đó. Nếu không nộp đủ thuế đúng thời hạn sẽ phải chịu mức phạt thêm 20% tổng số thuế. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 120 | P a g e PHẦN IV : PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT  Sau đây nhóm xin được phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và nguy cơ để từ đó định ra được nhửng hướng đi thích hợp và giải pháp cụ thể cho quan hệ giao thương với thị trường các nước thuộc khu vực này nói riêng và toàn thể Mỹ la tinh nói chung I. Cơ hội Trong chính sách kinh tế đối ngoại, các nước Mỹ Latinh ngày càng hướng mạnh về phương Đông, trong đó có Việt Nam. Do có những đặc điểm khá giống nhau về trình độ phát triển kinh tế giữa Mỹ Latin và các quốc gia châu Á, đa số đều là nước đang phát triển. Ngoài ra vì lý do cùng trình độ phát triển kinh tế, nhu cầu và mức tiêu dùng của người dân hai khu vực tương đối giống nhau. Để hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển, các nước Mỹ Latin trong giai đoạn gần đây ngày càng hướng các chính sách đối ngoại về phía các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Điều nay mang lại cho Việt Nam một ưu thế, một tiềm lực nhất định khi xuất hàng hóa sang khu vực này. Nền kinh tế Mỹ Latin có viễn cảnh phát triển khá tốt, sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn khu vực đạt mức khá cao trong 5 năm liền từ 2004 đến 2008, bình quân 5,36% năm; riêng năm 2008, GDP của toàn khu vực tăng 4,2%, đạt 4.267 tỷ USD, gấp 2 lần so với năm 2000 là 2.112 tỷ USD. Với tốc độ phát triển như vậy, người dân sẽ ngày càng tự do hơn trong sinh hoạt không MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 121 | P a g e còn chi tiêu dè dặt như trước có thể là một cơ hội để Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào thị trường này, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Đây là một thị trường rộng lớn, với số dân hơn ½ tỷ người. Từ lâu khu vực Nam Mỹ có vai trò quan trọng như là sân sau của Bắc Mỹ. Khu vực châu Mỹ Latin là một thị trường lớn rộng lớn với dân số hơn 581triệu người thuộc 33 quốc gia. Đây được đánh giá là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này còn khá nhỏ do đó cơ hội mở rộng thêm thị trường là khá lớn. Nếu các doanh nghiệp tập trung mở rộng và phát triển hoạt động thương mại tại thị trường này ước tính sẽ mang về cho kinh tế nước nhà một lượng kim ngạch lớn, góp phần giảm thâm hụt cán cân thanh toán và cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay. Hơn nữa việc mở rộng chiếm lĩnh thị trường này cũng sẽ làm gia tăng vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng ở các quốc gia là tiếng Anh và Tây Ban Nha Việc sử dụng những ngôn ngữ chung giữa các vùng lãnh thổ cũng là một cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào những quốc gia Mỹ Latin, tiết kiệm chi phí in ấn bao bì, quảng cáo, tiếp thị. Ngoài ra doanh nghiệp có thể chọn một hình ảnh, logo và slogan duy nhất để đạt mức độ nhận diện thương hiệu cao tại những quốc gia này mà không phải lo lắng về ngôn ngữ hay ý nghĩa chuyển đổi. Các nước Mỹ Latinh có mức thu nhập bình quân đầu người GDP ở mức trung bình khá trên thế giới, cao hơn chỉ số này của khu vực Đông Nam Á. Thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia Mỹ Latin tăng qua các năm… cộng thêm tâm lý thích hàng ngoại của người dân. Điều này làm cho người dân ở khu vực này gia tăng mức độ sẵn sàng mua các sản phẩm nhập khẩu, do đó doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị trường của mình. Hiện nay đa số các sản phẩm Việt Nam được ưu chuộng ở khu vực này chủ yếu thuộc sản phẩm giá MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 122 | P a g e trung bình hoặc thấp, tuy nhiên nếu xu hướng về GDP tại khu vực Mỹ Latin tiếp tục trong thời gian tới thì chúng ta sẽ có cơ hội đưa vào đây những sản phẩm chất lượng cao, những sản phẩm có mẫu mã đa dạng và độc đáo với giá trị cao. Thị trường Mỹ Latin có nhu cầu nhập khẩu cao các sản phẩm từ Việt Nam. Các nước Mỹ Latin hiện nay là những nước đang phát triển như Việt Nam, các sản phẩm Việt Nam với giá thành rẻ phù hợp với thu nhập hiện nay của người dân ở các quốc gia này do đó sản phẩm ngày càng được ưu chuộng. Ngoài ra nhờ cơ cấu sản phẩm của Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latin có tính bổ sung cho nhau nên thị trường Mỹ Latin có nhu cầu về sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam cao. II. Nguy cơ Hàng công nghiệp nhẹ, gia công chế tạo, và có nguồn gốc từ nông trồng đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của Trung Quốc, Ấn Độ và nước khác với giá rẻ hơn Hiện nay đã có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh đến từ Trung Quốc, Ấn Độ. Các quốc gia này cũng là những quốc gia mà Mỹ Latin ưu tiến trong chính sách đối ngoại như Việt Nam. Xét về khía cạnh ngoại gia thì Việt Nam và các quốc gia đó ngang nhau nhưng với ưu thế các sản phẩm có giá rẻ hơn nên được trên thị trường ưu chuộng hơn, các sản phẩm xuất khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc đã đưa các sản phẩm Việt Nam vào nguy cơ bị cướp các thị phần truyền thống, không còn chỗ đứng trên trường và bị đánh bật ra khỏi thị trường Nam Mỹ. Các rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng nhiều. Hiện nay mặc dù mức thuế quan ở khu vực này đã giảm đi nhưng các hàng rào phi thuế quan lại được dựng lên ngày càng nhiều ở các quốc gia Mỹ Latin. Chính sách thuế quan phức tạp như ở Mexico hay các quy định gắt gao về nhập MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 123 | P a g e khẩu của Chile, các quy định về nguồn gốc mặt hàng… đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn vì hiện nay nước ta còn sản xuất manh mún thủ công, các mặt hàng không đạt tiêu chuẩn đưa ra của các quốc gia này, hoặc không chứng minh là đạt được tiêu chuẩn thông qua các văn bản giấy tờ thì không thể xuất khẩu vào các nước này, đem đến nguy cơ không nhập hàng được vào các quốc gia Mỹ Latin, bị đối thủ cạnh tranh chiếm mất khách hàng truyền thống, dễ dàng bị các doanh nghiệp nhập khẩu làm khó dễ và “chơi xấu”. Đa phần các nước khu vực Trung Mỹ và Caribe còn chưa đa dạng hoá cao độ các đối tác thương mại Khu vực Trung Mỹ, đặc biệt là vùng Caribe chịu ảnh hưởng nhiều của Cuba trong chính sách đối ngoại cũa mình, do đó các vùng này chưa có những sự đa dạng hóa trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài để nhập khẩu hàng hóa. Họ chỉ tập trung vào một số các nhà cung cấp truyền thống. Tâm lý này cũng có thể gây cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn mở rộng thị trường sang các khu vực này. Khoảng cách xa về địa lý, các doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về nhau và do đó chưa quan tâm đúng mức đến phát triển quan hệ kinh doanh với nhau. Điều kiện địa lý, khoảng cách giữa hai nước khá xa. Mỗi nước ở một nửa bán cầu. Hai bên không có tuyến bay thẳng. dẫn đến việc đi lại của các doanh nghiệp rất khó khăn. Mặt khác, do giá cước vận tải cao, nên hạn chế trong các quan hệ trao đổi xuất nhập khẩu nói chung của các doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp khó có thể nắm bắt được nhu cầu của người dân các quốc gia này, việc quản lý cũng trở nên khó khăn hơn nếu như các doanh nghiệp có nhu cầu mở văn phòng đại diện ở đây. Sự khác nhau về quy định thuế nhập khẩu khác nhau, có những quốc gia có quy định rất phức tạp về thuế quan. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 124 | P a g e Những quốc gia ở khu vực Mỹ Latin có những đường lối chính sách phát triển khác nhau nên có những quy định về thuế quan và phi thuế quan khác nhau. Nhiều quốc gia như Mexico có những quy định rất phức tạp về thủ tục nhập khẩu và thuế quan do đó gây nên nhiều khó khăn và rủi ro cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường này nếu như không nắm rõ các quy định hoặc đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu chưa có kinh nghiệm hoặc không am hiểu thị trường này. Thanh toán tiền hàng mua của Việt Nam khó khăn do phải sử dụng đồng USD trong khi các quốc gia này có những đồng tiền riêng. Hiện nay, những quốc gia Mỹ Latin có những đồng tiền riêng của từng nước, một số quốc gia có tỷ lệ đô la hóa cao như Panama nhưng cũng có những quốc gia không dùng nhiều đồng USD trong việc mua bán trong thị trường nội địa đặc biệt là khối nước do Cuba đứng đầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam lại phải ký hợp đồng bằng USD vì đây là ngoại tệ dễ chuyển đổi với ngân hàng. Điều này làm cho những nhà nhập khẩu tại Mỹ Latin không được thoải mái lắm khi giao dịch với phía Việt Nam vì nếu họ dùng đồng USD để mua hàng, do chuyển đổi nhiều lần họ có thể bị lỗ, do đó Việt Nam rất khó khăn trong đàm phán hợp đồng. Do đó, có thể nói đây là một trong những rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các quốc gia tại thị trường Nam Mỹ. III. Điểm mạnh Phát triển quan hệ với Mỹ Latinh là một bộ phận trong đường lối đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.. Không chỉ các quốc gia Mỹ Latin xác định đường lối đối ngoại của mình hướng về các quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam, mà Việt Nam cũng MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 125 | P a g e xác định hướng đi sắp tới là tăng cường và phát triển quan hệ theo chiều sâu đối với Mỹ Latin. Quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ Latin mang đặc thù giữa các nước đang phát triển cùng có nhiều nét tương đồng trong quá trình xây dựng đất nước. Với hoàn cảnh cùng là những quốc gia đang phát triển Việt Nam và các nước Mỹ Latin cần đoàn kết như anh em gắn bó, hỗ trợ hợp tác cùng phát triển. Điều đó sẽ là một trong những ưu thế của Việt Nam kh phát triển thương mại với các quốc gia Mỹ Latin. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Châu Mỹ Latin có thể bổ sung cho nhau. Các nước Mỹ Latin có lượng khoáng sản dồi dào, một số nước Mỹ Latinh đã đạt trình độ khá cao trong lĩnh vực công nghiệp như sản xuất máy bay, khai thác, chế biến dầu khí, khai khoáng, thủy điện, công nghệ sinh học và năng lượng sinh học nhưng thị trường Mỹ Latinh có nhu cầu nhập khẩu lớn. Hiện nay, các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn về hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, mỹ nghệ... là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế và có khả năng cung cấp nhiều nguyên vật liệu như gỗ, nguyên phụ liệu dệt may. Với cơ cấu hỗ tương bổ sung cho nhau giữa Việt Nam và thị trường Mỹ Latin là một thuận lợi lớn để phát triển hợp tác thương mại theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh phù hợp với nhu cầu của người dân tại Mỹ Latin. Hàng hóa trong điều kiện sản xuất của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của Mỹ Latinh. Hiện nay, các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn về hàng tiêu dùng như may mặc, giày dép, mỹ nghệ... và có khả năng cung cấp nhiều nguyên vật liệu như gỗ, nguyên phụ liệu dệt may. Việc các sản phẩm lợi thế của Việt Nam là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhập khẩu và mua bán tại các quốc gia Mỹ Latin là một trong những điểm mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang thị trường này. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 126 | P a g e Hiện nay khối lượng hàng hoá xuất khẩu hàng năm của Việt Nam vào thị trường Mỹ Latin tăng khá nhanh. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này tăng nhanh qua các năm, cụ thể là giai đoạn 2001-2006, kim ngạch thương mại tăng bình quân khoảng 40%/năm, đến năm 2007 đạt trên 1,5 tỷ USD, năm 2008 đạt khoảng 1,8 tỷ USD. Trong đó, các đối tác chính của Việt Nam là Mexico (gần 600 triệu USD), Brazil, Cuba (gần 500 triệu USD mỗi nước). Điều này thể hiện thị hiếu về hàng Việt Nam tại các quốc gia Nam Mỹ đang gia tăng, thị trường có tiềm năng mở rộng hơn nữa trong thời gian ngắn tới. IV. Điểm yếu Thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở Mỹ Latinh còn nhỏ, chỉ chiếm 0,18 % tổng kim ngạch nhập khẩu của cả Mỹ Latinh Kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này chỉ chiếm tỷ trọng 2,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2009. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở Mỹ Latinh còn nhỏ, chỉ chiếm 0,18 % tổng kim ngạch nhập khẩu của cả Mỹ Latinh từ tất cả các nước (1,3/695,4 tỷ USD). Đặc biệt ở một số nước có tiềm năng lớn và quy mô kinh tế hàng trăm tỷ USD nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu và thị phần của ta còn ít (Colombia, Veneduela, Peru, Panama). Thị trường khu vực các nước này vần còn là mới mẻ đối với các doanh nghiệp nước ta, chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và khai thác hết tiềm năng to lớn. Một trong những nguyên nhân khiến cho kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này còn thấp là do doanh nghiệp chưa chú trọng vào thị trường này. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang nỗ lực hết sức để đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU…Tuy nhiên, các thị trường này dường như đang bão hòa dẫn, mức độ cạnh tranh rất gay gắt và các rào cản kỹ thuật ngày càng cao khiến cho MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 127 | P a g e hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăng trong thời gian gần đây. Trong khi đó, thị trường Mỹ Latin còn rất nhiều tiềm năng, rất nhiều nhu cầu bị bỏ ngõ mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát hiện được do thiếu sự quan tâm đúng mức dành cho thị trường Mỹ Latin, chưa có sự nghiên cứu tỉ mỉ đề tìm ra phương án xuất khẩu thích hợp vào thị trường tiềm năng này. Công tác thông tin tuyên truyền, phối hợp vận động, đấu tranh bảo vệ uy tín hàng hóa của ta còn chưa đủ mạnh. Một trong những điểm yếu quan trọng làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latin hiện nay đó là công tác tuyên truyền phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và các tổ chức đại diện chính phủ Việt Nam tại các quốc gia này còn rất lỏng lẻo. Việc bảo vệ uy tín hàng hóa và thương hiệu Việt Nam chưa được thực hiện triệt do đó doanh nghiệp còn phải gặp khá nhiều rủi ro khi kinh doanh ở khu vực Mỹ Latin. Hàng hóa Việt Nam còn chưa tạo dựng được thương hiệu và lòng tin yêu của khách hàng. Hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ Latin đa số là sản phẩm ở mức giá thấp và trung bình, các sản phẩm xuất khẩu rời rạc, chủ yếu đi vào thị trường này qua hình thức xuất khẩu gián tiếp. Hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mang tính bán buôn, mang hàng sang bán tại một địa điểm nào đó để kiếm lời, chưa có các hoạt động quảng bá thương hiệu tại các quốc gia này. Người tiêu dùng chưa có niềm tin và sự yêu thích nhiều đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Điều đó dẫn đến sự trung thành với sản phẩm và thương hiệu thuộc các doanh nghiệp Việt Nam của các khách hàng tiềm năng là chưa cao, họ sẵn sàng chuyển qua sử dụng các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác như là Trung Quốc, Ấn Độ… nếu như các sản phẩm này rẻ hơn, nhiều khuyến mãi hơn nay thậm chí khi các sản phẩm của Việt Nam không có tại điểm bán. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 128 | P a g e Thiếu đội ngũ nhân lực thông thạo tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cũng như là phong tục tập quán của các nước Mỹ Latin trong quá trình kí kết hợp đồng và trao đổi buôn bán. Như phần trình bày ở trên, ngôn ngữ chủ yếu sử dụng ở các quốc gia Nam Mỹ không chỉ có tiếng Anh mà còn có tiếng Tây Ban Nha. Do đó để có thể hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp tại Mỹ Latin, các doanh nghiệp Việt Nam phải có đội ngũ nhân lực có khả năng sử dụng thông thạo các ngoại ngữ này để phục vụ công tác tìm khách hàng, thương thuyết đàm phán với đối tác ở thị trường Nam Mỹ, khi đàm phán bằng ngôn ngữ chính quốc sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được thiện cảm với đối tác cũng như là tránh được những hiểu lầm phát sinh trong quá trình đàm phán và hợp đồng do việc dịch thuật không rõ nghĩ hoặc sai nghĩa gây ra. Ngoài ra đội ngũ nhân lực này còn phục vụ cho công tác chuyển ngữ những thông điệp quảng cáo, nội dung bao bì sản phẩm… Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay để tìm được đội ngũ nhân viên có năng lực ngoại ngữ cũng như là am hiểu về văn hóa Mỹ Latin cho doanh nghiệp Việt Nam là một vấn đề lớn. Thực trạng thiếu vắng đội ngũ nhân sự này đang ngày một trầm trọng hơn nhất là trong giai đoạn cánh cửa trao đổi và hợp tác thương mại giữa Việt Nam ngày càng được mở rộng. Việt thiếu đội ngũ nhân sự này sẽ như một vật cản lớn kiềm hãm sự hoạt động mở rộng thị trường sang các nước Mỹ Latin của các doanh nghiệp Việt Nam. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 129 | P a g e Bảng phân tích mô hình SWOT: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 1. Phát triển quan hệ với Mỹ Latinh là một bộ phận trong đường lối đối ngoại hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.. 2. Quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ Latin mang đặc thù giữa các nước đang phát triển cùng có nhiều nét tương đồng trong quá trình xây dựng đất nước. 3. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Châu Mỹ Latin có thể bổ sung cho nhau. 4. Các mặt hàng chủ lực mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh phù hợp với nhu cầu của người dân tại Mỹ Latin. 5. Hiện nay khối lượng hàng hoá xuất khẩu hàng năm của Việt Nam vào thị trường Mỹ Latin tăng khá 1. Thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở Mỹ Latinh còn nhỏ, chỉ chiếm 0,18 % tổng kim ngạch nhập khẩu của cả Mỹ Latinh 2. Thị trường khu vực các nước này vần còn là mới mẻ đối với các doanh nghiệp nước ta, chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và khai thác hết tiềm năng to lớn. 3. Công tác thông tin tuyên truyền, phối hợp vận động, đấu tranh bảo vệ uy tín hàng hóa của ta còn chưa đủ mạnh. 4. Hàng hóa Việt Nam còn chưa tạo dựng được thương hiệu và lòng tin yêu của khách MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 130 | P a g e nhanh hàng. 5. Thiếu đội ngũ nhân lực thông thạo tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cũng như là phong tục tập quán của các nước Mỹ Latin trong quá trình kí kết hợp đồng và trao đổi buôn bán. 1. Trong chính sách kinh tế đối ngoại, các nước Mỹ Latinh ngày càng hướng mạnh về phương Đông, trong đó có Việt Nam 2. Nền kinh tế Mỹ Latin có viễn cảnh phát triển khá tốt, sẽ đạt mức tăng trưởng GDP tới 4,1 % trong năm 2010 và còn ở mức cao hơn vào những năm tiếp theo. 3. Đây là một thị trường rộng lớn, với số dân hơn ½ tỷ người. Từ lâu khu vực Nam Mỹ có vai trò quan trọng như là sân sau của Bắc Mỹ. - Mở rộng và thắt chặt hơn nữa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ Latin. - Củng cố vững chắc và nâng cao dần thị phần đang chiếm lĩnh ở các thị trường truyền thống ở châu Mỹ Latin. - Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để giữ vững và mở rộng hơn nữa nhu cầu của thị trường. - Tăng cường hơn nữa quan hệ trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ Latin. - Chính phủ nên có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cũng như là các hoạt động trao đổi song phương để thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu buôn bán với các nước Mỹ Latin. - Chính phủ phải kết hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu Việt Nam một cách chuyên nghiệp và đồng bộ. Sử dụng những nhà chuyên môn phân tích và am hiểu về thị trường để MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 131 | P a g e 4. Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng ở các quốc gia là tiếng Anh và Tây Ban Nha 5. Các nước Mỹ Latinh có mức thu nhập bình quân đầu người GDP ở mức trung bình khá trên thế giới, cao hơn chỉ số này của khu vực Đông Nam Á. 6. Thị trường Mỹ Latin có nhu cầu nhập khẩu cao các sản phẩm từ Việt Nam. - Phát triển thêm những mặt hàng xuất khẩu mới như điện tử…. phù hợp với nhu cầu thị trường để tận dụng thêm những thị phẩn và vị thế của Việt Nam tư vấn cho chiến lược đạt được hiệu quả cao. - Đào tạo đội ngũ nhân lực của Doanh nghiệp tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như là văn hóa phong tục tập quán của các quốc gia này để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. 1. Hàng công nghiệp nhẹ, gia công chế tạo, và có nguồn gốc từ nông trồng đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của Trung Quốc, Ấn Độ và nước khác với giá rẻ hơn 2. Các rào cản kỹ thuật nhằm bảo vệ nhà sản xuất và người tiêu dùng ngày càng nhiều. 3. Đa phần các nước khu vực Trung Mỹ và Caribe còn chưa đa dạng hoá cao độ các đối tác thương mại - Đẩy mạnh việc trao đổi hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp hai nước trên cơ sở hỗ trợ cùng phát triển. - Đẩy mạnh việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định kỹ thuật để hàng hóa có thể thâm nhập vào thị trường tiềm năng này. - Xuất khẩu các sản phẩm độc đáo để tạo sự khác biệt nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh với các nước khác. - Chính phủ và ngân hàng nên hỗ trợ các doanh nghiệp - Chính phủ nên cung cấp thông tin về các quốc gia Mỹ Latin cho doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn để doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạng đầu tư và phát triển vào thị trường mới - Chính phủ cần lập những website, hay diễn đàn để các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ Latin trao đổi mua bán trực tiếp. Chính phủ và các tổ chức ở nước ngoài cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 132 | P a g e 4. Khoảng cách xa về địa lý, các doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về nhau và do đó chưa quan tâm đúng mức đến phát triển quan hệ kinh doanh với nhau. 5. Sự khác nhau về quy định thuế nhập khẩu khác nhau, có những quốc gia có quy định rất phức tạp về thuế quan. 6. Thanh toán tiền hàng mua của Việt Nam khó khăn do phải sử dụng đồng USD trong khi các quốc gia này có những đồng tiền riêng. trong việc chuyển đổi đồng tiền của các nước Mỹ Latin để doanh nghiệp có thể đưa ra những hình thức thanh toán đa dạng hơn cho khách hàng. - Doanh nghiệp nên sử dụng đa dạng hóa các phương thức thức thâm nhập để đưa hàng hóa vào thị trường này. hoạt động kinh doanh ở Mỹ Latin MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 133 | P a g e PHẦN V : GIẢI PHÁP  I. Giải pháp chung : Ngày nay, một quốc gia có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững nhờ phát triển kinh tế đối ngoại và hội nhập. Đối với nước ta hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là tận dụng được lợi thế so sánh về các nguồn lực đất đai, tài nguyên, nguồn lao động cùng với những ngành nghề có lợi thế hơn so với quốc gia khác, hòa nhập vào mạng sản xuất toàn cầu, thu hút đầu tư nước ngoài. Mục tiêu dài hạn đặt ra là hàng hóa Việt Nam có mặt ở khắp thị trường Mỹ Latinh, có đại diện thương mại hoạt động ở các thị trường chủ yếu; Củng cố vững chắc và nâng cao dần thị phần đang chiếm lĩnh ở các thị trường truyền thống; Đưa thêm các mặt hàng mới vào Mỹ Latinh như vật liệu xây dựng, gốm sứ, động cơ điện, cơ khí, hàng tiêu dùng có hàm lượng công nghiệp và giá trị gia tăng cao hơn. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỷ USD vào năm 2005 và khoảng 12-15 tỷ USD vào năm 2020. Trong khuôn khổ hợp tác song phương, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế thương mại và đầu tư, văn hóa, khoa học kỹ thuật với Mỹ Latinh. Ký được một số hiệp định thương mại tự do FTA và tăng số hiệp định thương mại song phương với các nước có tiềm năng lớn. Cùng với việc củng cố giữ vững thị trường, mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở các thị trường truyền thống, đẩy mạnh công tác XTTM để và hàng hóa Việt Nam có mặt rộng khắp các vùng miền của 33 nước Mỹ Latinh. Một số biện pháp cấp bách nhằm góp phần đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực Mỹ Latinh là:  Biên tập và phát hành tài liệu thông tin quảng bá về Việt Nam cho doanh nhân khu vực Mỹ Latinh. Phối hợp với ĐSQ các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam và MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 134 | P a g e các Sở Thương mại tổ chức Hội thảo giới thiệu thị trường và cơ hội xuất khẩu sang Mỹ Latinh cho doanh nghiệp Việt Nam.  Tăng cường tổ chức các đoàn XTTM đi tham dự hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường nhằm thiết lập quan hệ đối tác, bạn hàng.  Xây dựng trang Web bằng tiếng Tây Ban Nha giới thiệu thị trường, mặt hàng và chỉ dẫn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho các doanh nghiệp Mỹ Latinh. Tích cực, chủ động mời đoàn nước ngoài vào thăm, làm việc, khảo sát thực tế, tham dự triển lãm, hội chợ tại Việt Nam.  Đẩy mạnh hoạt động XTTM của các Thương vụ tại địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý trong vận động, cạnh tranh và hợp tác. Tập hợp lực lượng kiều bào, doanh nhân nước ngoài để quảng bá, đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ Latinh.  Bổ sung nguồn cán bộ có chuyên môn giỏi, thạo tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho khu vực Mỹ Latinh./. Khi đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại với Nam Mỹ, chúng ta sẽ :  Trao đổi, tăng tích luỹ vốn và công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển CNH – HĐH nội tại của mỗi nước cũng như đáp ứng xu thế kinh tế hoá khu vực và toàn cầu hoá kinh tế.  Đáp ứng chính sách đa dạng hoá thị trường, đối tác, ưu tiên hướng mạnh về phương Đông và các thị trường mới.  Khai thác được tiềm năng của mỗi nước, học hỏi kinh nghiệp quản lý và bước đi CNH- HĐH.  Đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ năng lượng, etanol của Braxin, hàng nông sản, thực phẩm, nguyên vật liệu của Achentina, Chile, Bo livia và khối Mercosur.  Hợp tác năng lượng dầu khí (Vênduela, Bolivia, Brasil..) MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 135 | P a g e  Nhập khẩu tận gốc, với giá ưu đãi, hạn chế bớt cạnh tranh nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực Nam Mỹ.  Vừa hợp tác vừa cạnh tranh, giảm căng thẳng đối đầu thương mại và giảm các vụ kiện chống bán phá giá va xung đột thương mại (giày dép, túi xách, thuỷ sản, cơ khí điện tử, máy công cụ…).  Góp phần tích cực cải thiện quan hệ toàn diện về địa-chính trị- kinh tế giữa các khối nước đang phát triển trong đó có ASEAN mà Việt Nam là thành viên trụ cột với các khối nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe./. Trên đây là một vài giải pháp chung để có thể góp phần tăng cường hoạt động giao thương của Việt Nam với khu vực Mỹ La tinh. Sau đây là một vài kiến nghị mà nhóm đã lấy ý kiến từ một số chuyên gia kinh tế cũng như những nhóm giải pháp cụ thể mà Việt Nam có thể áp dụng. Những nhóm giải pháp này được đưa ra từ sự phân tích những điểm mạnh điểm yếu cũng như là cơ hội và thách thức trong quan hệ giao thương với khu vực Mỹ Latinh từ mô hình SWOT để có thể hình thành những hướng đi tốt nhất cho thị trường Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường mới đầy tiềm năng này. II. Kiến nghị đối với nhà nước: 1. Thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng và bền vững về nhiều lĩnh vực giữa chính phủ Việt Nam đối với các quốc gia thuộc châu Mỹ Latin:  Quan hệ xuất nhập khẩu dựa trên nền tảng là mối quan hệ thâm giao giữa hai quốc gia do đó để thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nam Mỹ, nền tảng đầu tiên phải thực hiện đó là Mở rộng và thắt chặt hơn nữa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ Latin dựa trên nền tảng hỗ trợ cùng phát MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 136 | P a g e triển. Tạo ra một mối dây liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và đối tác Mỹ Latin.  Góp phần tích cực cải thiện quan hệ toàn diện về địa-chính trị- kinh tế giữa các khối nước đang phát triển trong đó có ASEAN mà Việt Nam là thành viên trụ cột với các khối nước thuộc khu vực Mỹ Latinh và Caribe  Hoạt động thương mại trao đổi giữa hai quốc gia dựa trên mối quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau. Mỗi quốc gia có một lợi thế cạnh tranh nhất định. Do đó, để tăng cường quan hệ trao đổi giữa Việt Nam và Mỹ Latin phải được thúc đẩy hai chiều hơn nữa quan hệ trao đổi hai chiều giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ Latin. 2. Chính phủ Cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ Latin: Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt rất nhiều khó khăn khi quyết định xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ:  Đây là một thị trường còn khá mới lạ, do đó việc nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng còn rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ không đủ kinh phí để thực hiện các cuộc thăm dò, khảo sát thị hiếu người tiêu dùng để nắm bắt những nhu cầu của họ, lựa chọn sản phẩm xuất khẩu. Do không nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng nên các sản phẩm Việt Nam còn thiếu tính cạnh tranh trên thị trường Nam Mỹ, chưa khẳng định được thương hiệu và vị thế trên thị trường này.  Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với cá nhân, tổ chức ở khu vực Nam Mỹ để bàn bạc, hợp tác. Do đó quá trình tìm đối tác của doanh nghiệp Việt Nam ở các thị trường Nam Mỹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không có đủ năng lực để kiểm tra thông tin về đối tác, các thông tin hiện giờ vẫn chưa cập nhật và thông suốt. Điều này sẽ gây ra rất nhiều rủi ro tổn thất cho doanh nghiệp khi tham g ia thị trường này. Chính vì MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 137 | P a g e vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá dè dặt trong quyết định tiến hành kinh doanh tại thị trường Nam Mỹ.  Mỗi quốc gia có những quy định về thủ tục khác nhau, nếu không am hiểu về luật định thì doanh nghiệp rất dễ bị vi phạm hoặc các quá trình thủ tục giấy tờ không thực hiện được dẫn đến các khoản phạt và bồi thường hợp đồng gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.  Thông tin tham khảo về thị trường này còn khá ít cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa mặn mà với thị trường Nam Mỹ. Do đó, để thúc đẩy quan hệ thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam sang thi trường Nam Mỹ đòi hỏi phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía chính phủ và các văn phòng đại diện từ nước ngoài:  Chính phủ nên có hệ thống cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể về các quốc gia Mỹ Latin cho doanh nghiệp. Hệ thống này không chỉ đưa ra các số liệu mà còn phải có các bài phân tích thị trường, thị hiếu, hướng phát triển để các doanh nghiệp đầu tư. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp hoạt động hỗ trợ tư vấn thủ tục, quy trình xuất khẩu, mở văn phòng đại diện …để doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạng đầu tư và phát triển vào thị trường mới này.  Chính phủ Việt Nam và các nước Châu Mỹ Latin nên có những hoạt động trao đổi song phương, cử phái đoàn các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên qua lại để thúc đẩy sự thông hiểu giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các nước bạn, thúc đẩy mở rộng giao lưu buôn bán với các nước Mỹ Latin.  Chính phủ cần lập những website, hay diễn đàn nơi mà các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ Latin có thể gặp gỡ các đối tác chiến lược, trao đổi, đưa ra những nhu cầu từ đó hợp tác với nhau trong việc xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ.  Chi phí nghiên cứu thị trường ở các quốc gia này là khá cao đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ, do đó chính phủ nên xem xét việc hỗ MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 138 | P a g e trợ kinh phí hay những hình thức ưu đãi khác để doanh nghiệp thực hiện nghiên hoạt động nghiên cứu thị trường.  Hiện nay, cơ chế bảo vệ cho doanh nghiêp Việt Nam của chính phủ và các tổ chức ở nước ngoài của nước ta còn chưa được phát huy . Do đó trong thời gian tới các cơ quan này cần hỗ trợ tư vấn các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đồng thời bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp ta ở Mỹ Latin  Chính phủ phải kết hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng chiến lược quảng bá sản phẩm, thương hiệu Việt Nam một cách chuyên nghiệp và đồng bộ. Sử dụng những nhà chuyên môn phân tích và am hiểu về thị trường để tư vấn cho chiến lược đạt được hiệu quả cao.  Như đã trình bày ở phần trên đa số các hợp đồng thương mại được ký kết với doanh nghiệp Việt Nam thì đa số phải trả bằng tiền USD bởi vì sẽ dễ chuyển đổi khi về Việt Nam. Tuy nhiên điều này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi thương thảo hợp đồng với đối tác một số quốc gia ở Nam Mỹ, nơi mà đồng tiền riêng của họ được đánh giá cao hoặc nơi mà đồng tiền của họ thường xuyên mất giá đối với đồng USD, họ sẽ không thích thú lắm với việc phải thanh toán hàng xuất khẩu bằng USD. Do đó, chính phủ và ngân hàng nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi đồng tiền của các nước Mỹ Latin để doanh nghiệp có thể đưa ra những hình thức thanh toán đa dạng hơn cho khách hàng. III. Giải pháp đối với doanh nghiệp : 1. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại: Hiện nay, một số doanh nghiệp đã có thị trường nhất định tại thị trường các quốc gia Nam Mỹ, trong thời gian sắp tới các doanh nghiệp này cần đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng thông qua hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm để giữ vững và mở rộng hơn nữa nhu cầu của thị trường. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 139 | P a g e Bên cạnh đó, để cạnh tranh với hàng châu Á khác và Trung Quốc doanh nghiệp nước ta cần tập trung vào các sản phẩm độc đáo để tạo sự khác biệt nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh với các nước khác. 2. Nâng cao năng lực cập nhật thông tin: Việc không biết nhiều thông tin về thị trường Nam Mỹ là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với thị trường này một phần là do thiếu thông tin thị trường hoặc không cập nhật kịp, chưa nhận thấy được tiềm năng cũng như là nhu cầu từ khu vực này để định hướng xuất khẩu. Ngoài ra việc không nắm bắt rõ thông tin thị trường cũng đem lại rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nước ta trong quá trình xuất khẩu sang thị trường này. Do đó, các doanh nghiệp và các công ty xuất khẩu của nước ta cần phải giữ quan hệ với các cơ quan thương vụ, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là các đại sứ quán của nước ta ở Nam Mỹ. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp và công ty xuất khẩu của Việt Nam cần phải nâng cao khả năng thu nhập thông tin, phân tích và xử lý thông tin về thị trường này. Từ những thông tin thực tế có thể dự báo thị trường để từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lước phát triển cụ thể. Thông tin phải luôn được cập nhật đầy đủ và đảm bảo về độ chính xác. Vấn đề cơ bản là về phía các doanh nghiệp và công ty xuất khẩu của Việt Nam cần phải có khảo sát thức tế. 3. Đa dạng hóa ngành hàng xuất khẩu Hiện nay hàng hóa Việt Nam trên thị trường Nam Mỹ bị sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc và các quốc gia khác. Để nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động phát triển chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các ngành hàng xuất khẩu. Để đạt được các yêu cầu trên doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới trang thiết bị sản xuất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu thiết kế sản phẩm, thiết kế bao bì mẫu mã bắt mắt gia tăng giá trị sử dụng của MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 140 | P a g e sản phẩm chứ không chỉ tập trung vào việc cải tiến công nghệ sản xuất, mua sắm máy móc mới. Đặc biệt là trong việc thiết kế mẫu mã và nâng cao giá trị sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tại các quốc gia Nam Mỹ cũng có rất nhiều quy định rào cản kỹ thuật do đó trong thời gian tới các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ các quy định kỹ thuật để hàng hóa có thể thâm nhập vào thị trường tiềm năng này. Đưa thêm các mặt hàng mới vào Mỹ Latinh như vật liệu xây dựng, gốm sứ, động cơ điện, cơ khí, hàng tiêu dùng có hàm lượng công nghiệp và giá trị gia tăng cao hơn. 4. Xây dựng chiến lược thâm nhập phù hợp Do những quy định ở mỗi quốc gia khu vực Mỹ Latin khác nhau, như Mexico có chính sách cơ chế rất phức tạp và rườm rà trong khi Panama lại có cơ chế rất thoáng. Doanh nghiệp nên sử dụng đa dạng hóa các phương thức thức thâm nhập khác nhau tùy theo điều kiện từng vùng để đưa hàng hóa thập nhập vào các thị trường này. Ngoại ra, ở Việt Nam phần lớn các công ty và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu nói chung có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu, khó có thể thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường quy mô và đầy đủ. Do vậy, trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng hình thức xuất khẩu qua trung gian để vừa có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng vừa hạn chế những rủi ro tổn thất do chưa am hiểu về quy tắc thị trường. Đối với các công ty và doanh nghiệp lớn thì có thể xem xét khả liên doanh, liên kết dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn mác của công ty nước ngoài có uy tín trên thị trường này. Mặt khác, cũng có thể liên doanh với một số đối tác có kinh nghiệm làm ăn lâu năm trên thị trường này cũng mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển sau. Qua một thời gian khi các công ty và doanh nghiệp đã có vốn và kinh nghiệm đủ mạnh thì nên chuyển sang hình thức xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Nam Mỹ. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 141 | P a g e 5. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp Đào tạo đội ngũ nhân lực của Doanh nghiệp tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng như là văn hóa phong tục tập quán của các quốc gia này để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Việc doanh nghiệp chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về thị trường Mỹ Latin về ngôn ngữ, văn hoá , thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán kinh doanh của quốc gia muốn xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có ưu thế rất nhiều khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp ở khu vực này. Việc tạo nguồn lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại phải được coi trọng và thực hiện một cách có hệ thống và mang tính đồng bộ. 6. Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá cả sản phẩm Để cạnh tranh với mặt hàng may mặc của các nước trên thị trường Mỹ Latin. Các doanh nghiệp phải nâng cao tính cạnh tranh về giá cho các sản phẩm này bằng những biện pháp sau:  Có chính sách khuyến khích nâng cao nâng xuất lao động, để giảm giá thành sản phẩm. Như việc mở các lớp đào tạo, các trường dạy nghề để nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động.  Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trong nước để từng bước thay thế nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài để tránh tình trạng phụ thuộc vào phía đối tác nước ngoài và đồng thời hạ giá thành nguồn nguyên liệu từ đó hạ giá thành sản phẩm được sản xuất ra.  Tích cực xúc tiến, tìm kiếm các đơn đặt hàng lớn, trực tiếp từ phía nhà nhập khẩu tránh thông qua các nhà xuất khẩu trung gian để hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng một các ngán nhất để giảm giá thành hàng hoá.  Liên kết với các hãng nước ngoài có chỗ đứng trên thị trường này để chúng ta sử dụng thương hiệu của họ, điều này cho phép giá sản phẩm cao nhưng vẫn mang tính cạnh tranh so với các hãng khác cùng có mặt hàng này trên thị trường. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 142 | P a g e 7. Nhóm giải pháp về nâng cao thương hiệu: Các doanh nghiệp và các công ty xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và vào thị trường Mỹ Lin nói riêng cần phải chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là giá trị đặc biệt tạo chỗ đứng lâu dài cho các sản phẩm tham gia vào xuất khẩu và vị thế của các chủ thể tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Latin nói riêng. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 143 | P a g e LỜI KẾT LUẬN  Xu thế quốc tế hoá đang diễn ra mạnh mẽ vì vậy mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại được cần mở rộng và phát triển sang nhiều thị trường khác nhau để gia tăng lợi nhuận, trong đó thị trường Nam Mỹ là một thị trường rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau quá trình nghiên cứu về thị trường Nam Mỹ và một số nước điển hình của Nam Mỹ, ta thấy hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này ngày càng phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Việc buôn bán trao đổi mới chỉ phát triển ở giao đoạn đầu. Các mặt hàng mà chúng ta xuất khẩu sang Châu Phi vẫn chu yếu là hàng nông sản. thuỷ sản, dệt may, điện tử,…cơ cấu mặt hàng ngày càng phong phú và đa dạng nhưng các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về các đối tác từ phía Nam Mỹ. Giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vào các thị trường này còn nhỏ, số lượng ít,…. Việc tìm nhiều biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường này là hết sức cần thiết. Chính phủ cần phải hỗ trợ về vấn đề kỹ thuật trong sản xuất hàng xuất khẩu và tổ chức ra những trung tâm tư vấn xuất khẩu sang thị trường này. Để làm được điều đó việc nghiên cứu về thị trường Nam Mỹ là rất quan trọng. Bài viết này với đề tài: "Nam Mỹ-Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam" qua một số chính sách và giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu vào thị trường này nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ đưa ra được cho người đọc một cái nhìn khái quát về thị trường tiềm năng này đồng thời giải quyết được phần nào những hạn chế trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 144 | P a g e Khả năng và thời gian có hạn nên chắc chắn bài viết này còn đôi chỗ thiếu sót, nhóm rất mong được sự góp ý của cô để có thể hoàn thiện hơn cho những bài phân tích sau. Xin chân thành cám ơn cô. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 145 | P a g e Tài Liệu Tham Khảo  1) List of South American countries by GDP (PPP) 2) Economic growth 3) Economy of South America 4) Kinh tế các nước Mỹ Latinh năm 2009 và triển vọng hợp tác k inh tế thương mại với nước ta =165%3Akinh-t-cac-nc-m-latinh-nm-2009-va-trin-vng-hp-tac-kinh-t-thng-mi-vi-nc- ta&catid=46%3Atin-chuyen-&Itemid=128&lang=vi 5) Mỹ Latinh 6) “Việt Nam - Mỹ Latinh: Hướng tới hợp tác và phát triển bền vững” 6 7) Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ Latinh 2024899684/nhieu_co_hoi_xuat_khau_vao_thi_truong_my_latinh.html 8) Mỹ Latinh hấp dẫn nhiều nhà đầu tư châu Á A/20108/35159.vgp 9) Nông Đức Mạnh kết thúc chuyến thăm các nước Mỹ La Tinh. MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 146 | P a g e My-La-tinh/20702432/75/ 10) GDP các nước Mỹ La tinh sẽ có thể đạt mức tăng trưởng trên 4,1% trong năm 2010 truong-tren-41-trong-nam-2010/45/4135531.epi 11) Các quy định xuất nhập khẩu tại thị trường Argentina 12) Tiềm năng Mỹ Latinh 13) Văn hóa kinh doanh tại Venezuela 14) Nỗi lo khác của Mỹ Latinh 15) Thương mại Việt Nam – Braxin năm 2009 Lib%2FCac%20Bieu%20Thong%20Ke%2FNam2010 16) Kinh tế Mexico và quan hệ thương mại Mexico – Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 thuong-mai-mexico-viet-nam-6-thang-dau-nam-2009.aspx 17) Argentina, “cánh cửa” vào thị trường Nam Mỹ nam-my.htm 18) Tiếp cận các thị trường mới - Cách nào ? 19) Mexico - Thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 147 | P a g e Nam/20108/151833.vov 20) n.aspx 21) ID/63479/Default.aspx 22) am2009/T12T%20-%2019B.pdf 23) Thông tin cơ bản về Cộng hòa liên bang Braxin 080521095047#MWHZyPW0uWzF 24) Số liệu xuất nhập khẩu Việt Nam-Tổng cục hải quan 2FCac%20Bieu%20Thong%20Ke%2FNam2010 25) Thống kê hải quan 26) Thông tin cơ bản về thị trường Braxin 27) Ngoại thương Braxin năm 2009 và quan hệ với Việt Nam nam-2009-va-quan-he-voi-viet-nam.aspx 28) Quy định nhập khẩu hàng hóa vào Braxin hoa-vao-braxin.aspx 29) Một số thông tin chính về kinh tế và thị trường Braxin kinh-te-va-thi-truong-braxin.aspx MỸ LA TINH – THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CŨA VIỆT NAM Nhóm 6 NT1 Khóa 33 148 | P a g e 30) Một số điều cần biết khi kinh doanh với Braxin doanh-voi-braxin.html 31) Quan hệ hợp tác Braxin với Việt Nam 32) Tình hình phát triển kinh tế-thương mại-đầu tư của Braxin mai-va-dau-tu.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1_k33_1154.pdf