Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,6%/năm. Từ một nước thiếu lương thực, Việt Nam trở thành nước thứ 2 Thế giới về xuất khẩu lương thực, các sản phẩm nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Có nhiều yếu tố góp vào thành công đó, trong đó tín dụng Ngân hàng có một đóng góp hết sức to. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn qua kênh tín dụng Ngân hàng tăng 30 - 40% / năm. Một trong những thay đổi cơ bản trong tín dụng Ngân hàng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn là chuyển hướng cho vay hộ nông dân. Vốn tín dụng Ngân hàng đầu tư cho kinh tế hộ chiếm 60 - 70 % tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Cơ chế cho vay đối tượng này ngày càng được hoàn thiện. Chính sách của Đảng, Chính Phủ ngày càng cởi mở và sát với thực tiễn, được NHNN cụ thể bằng các cơ chế và NHNo & PTNT hướng dẫn trong các quy định cho vay. Có thể nói, việc mở rộng cho vay kinh tế hộ đã giúp cho hàng triệu hộ nông dân được tiếp cận với tín dụng Ngân hàng, có nhiều cơ hội để xoá đói, giảm nghèo và làm giầu, làm thay đổi cuộc sống người dân và bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Thanh Trì là một huyện phía nam của Hà Nội, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, Công nghiệp, thương mại dịch vụ . chậm phát triển, do đó việc đầu tư vốn Ngân hàng cho hộ nông dân có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện. Tuy nhiên, trong quá trình Ngân hàng vận động, phát triển của kinh tế thị trường, quan hệ tín dụng nông dân ngày càng bộc lộ nhiều vướng mắc. Việc nâng cao chất lượng cho vay không phải lúc nào cũng thuận lợi, dễ dàng. Các thủ tục, quy trình cho vay luôn đòi hỏi phải cải tiến, vừa đảm bảo tiện ích cho dân nhưng cũng phải đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Với đề tài "Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội" nhằm góp phần giải đáp câu hỏi đó - câu hỏi mà các cấp, các ngành, nhiều hộ gia đình và cán bộ Ngân hàng quan tâm. 2. Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề thực tập Phân tích những vấn đề có tính lý luận cơ bản về kinh tế hộ đối với nông nghiệp, nông thôn Làm rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ. Phân tích thực trạng cho vay hộ sản xuất của NHNo Thanh Trì trên địa bàn huyện.Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo Thanh Trì cũng như NHNo & PTNT Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề tập trung nghiên cứu các khoản cho vay của NHNo & PTNT Thanh Trì. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì trong thời gian 2003-2004 từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo Thanh Trì. 4. Phương pháp nghiên cứu Đi từ nhận thức từ các quan điểm, lý luận, đặc điểm chính của hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường, để phân tích đánh giá, tìm các biện pháp nâng cao chất lượng trong cho vay hộ sản xuất ở NHNo Thanh Trì.Chuyên đề sử dụng kết hợp một số phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư duy đổi mới, phân tích diễn giải, kết hợp với phương pháp tổng hợp thống kê. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng các bảng biểu, sơ đồ để minh hoạ và lựa chọn phương án tối ưu. 5. Những đóng góp của chuyên đề Thứ nhất: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng cho vay hộ sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Thứ hai: Phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất và tình hình quản lý chất lượng cho vay hộ sản xuất trong thời gian qua, xác định những tồn tại và phát hiện những vấn đề cần bổ sung về chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo Thanh Trì. Từ đó tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo Thanh Trì. Thứ ba: Đưa ra một số kiến nghị đối với các cấp, các ngành có liên quan nhằm đổi mới cơ chế quản lý tín dụng để nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất. 6. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương. Chương 1: Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất trong nền kinh tế thị trường. Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội.

doc67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung có khả năng cạnh tranh, có khả năng chống chọi được các điều kiện khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên… còn khá chậm. Mặt khác, Thanh Trì là vùng bị ô nhiễm nguồn nước, không khí rất cao nên chăn nuôi thường bị dịch bệnh, chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Đây cũng là nguyên nhân rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Thanh Trì tiềm ẩn khả năng cao. * Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì 2001-2004 Biểu số 4 : Kết quả kinh doanh NHNo & PTNT Thanh Trì Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2001/2004(%) I. Tổng thu nhập 1. Thu lãi cho vay 2. Thu phí điều vốn 3. Thu dịch vụ 4. Thu khác II.Tổng chi phí(đã có lương) 1. Chi huy động vốn 2. Chi phí quản lý 3. Trích dự phong rủi ro 4. Chi khác 12.080 6.429 5.050 165 436 20.187 7.385 5.663 6.753 386 20.557 9.703 8.990 213 1.651 20.655 11.673 5.709 3.026 247 20.622 9.782 8.753 455 1.632 18.355 12.492 5.178 417 268 38.090 13.950 22090 400 1.650 32.080 25.500 5.429 171 960 315 217 437 242 378 159 345 96 2,5 254 Chênh lệch thu chi - 8.107 - 98 2.267 6.010 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Chênh lệch thu chi ngày càng tăng do nguồn thu tăng, chi phí giảm. Tổng thu tăng, chủ yếu do nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng, đặc biệt là nguồn thu từ phí điều vốn tăng, thu từ hoạt động tín dụng thường xuyên chiếm 90% tổng thu. Trong mấy năm qua Thanh Trì có nguồn thu bất thường đó là khoản thu từ các khoản nợ đã xử lý rủi ro, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu, nhưng đây là nguồn thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ bổ sung nguồn thu mà có tác động nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro và lành mạnh hoá tài chính của chi nhánh. Nhìn chung, các nguồn thu tăng khá đều qua các năm. Tuy nhiên, nguồn thu từ dịch vụ của chi nhánh còn quá nhỏ bé, năm 2003 mới đạt tỷ lệ 1%/tổng thu, chưa bằng tỷ lệ 4,2% của các chi nhánh ở 4 đô thị lớn đạt được và thấp thua định hướng 15% của NHNo & PTNT Việt Nam [Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003 của NHNo Việt Nam, nó thể hiện việc kinh doanh của Thanh Trì vẫn mang tính độc canh, chưa phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, khả năng phân tán rủi ro còn hạn chế. Tổng chi tăng lên nhưng tăng chậm hơn tốc độ tăng thu. Chi phí huy động vốn tăng nhanh là phù hợp với tình hình tăng nguồn vốn huy động. Các khoản chi phí còn lại nhìn chung là giảm, chi phí quản lý không tăng mặc dù qui mô hoạt động tăng nhiều thể hiện sự cố gắng quản lý chặt chẽ chi tiêu của NHNo Thanh Trì. Giảm nhanh nhất và nhiều nhất là khoản trích lập quỹ dự phòng rủi ro, do mấy năm qua Thanh Trì đã giảm được nợ quá hạn. Qua số liệu trên cũng chỉ ra rằng nếu làm tốt công tác phòng chống rủi ro, giảm thiểu được nợ quá hạn, tăng cường thu hồi nợ đọng sẽ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của NHTM. Thực tế cho thấy do giảm được nợ quá hạn mà Thanh Trì đã khắc phục được tình trạng lỗ năm 2001, tiến đến có lãi và lãi cao ở năm 2004. 2.2.2. Về quy trình, nghiệp vụ cho vay hộ sản xuất Hộ gia đình vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tài sản khi mức vay đến 10 triệu đồng ( đối với kinh tế trang trại, sản xuất giống thuỷ sản có mức vay cao hơn ). - Hộ vay trên 10 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản. Hồ sơ vay vốn gồm: + Hợp đồng tín dụng. + Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm. + Giấy đề nghị vay vốn. + Phương án ( dự án ) kinh doanh. + Biên bản định giá tài sản. + Giấy đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản. - Hộ gia đình có thể vay vốn trực tiếp tại Ngân hàng hoặc thông qua tổ vay vốn ( nhưng từng hộ vẫn nhận tiền trực tiếp tại Ngân hàng ). - Việc cho vay kinh tế hộ tại Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Trì đều có các hình thức vay như trên. - Quy trình xét duyệt cho vay như sau: Bước 1: Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy dịnh ( thực hiện bước 1a ) và trình trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng ở Ngân hàng cấp 2 loại 5 ( bước 1b). Bước 2: Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định ( nếu thấy không cần thiết ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định ( nếu có ) và trình giám đốc quyết định. Bước 3: Giám đốc Ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng (KHKD) trình, quyết định cho vay không cho vay. Nếu cho vay Ngân hàng cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản). Nếu không phải thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản thì giám đốc ký cho vay vào giấy đề nghị vay vốn gưỉ lại cho cán bộ tín dụng theo dõi và cán bộ tín dụng hướng dẫn tiếp theo cho khách hàng (3a và 3b). Bước 4: Hồ sơ (đã được giám đốc duyệt cho vay) được chuyển cho kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán (4a) chuyển cho thủ quỹ (4b) để giải ngân cho khách (nếu vay bằng tiền mặt - 4c). Nhìn chung, quy trình thủ tục cho vay kinh tế hộ đã đơn giản hơn nhiều so với trước đây và so với cho vay các doanh nghiệp. 2.2.3. Về doanh số và dư nợ cho vay hộ sản xuất 2.2.3.1. Doanh số và dư nợ cho vay hộ sản xuất * Tình hình cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì. Biểu số 5 : Doanh số cho vay hộ sản xuất từ năm 2001 - 2004 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2004/2003 Số tiền (tr.đ) Tỷ trg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trg (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trg (%) Số tiền (+-) Tỷ trg (+-) I. Phân theo thời gian - Ngắn hạn - Trung, dài hạn II. Phân theo nghành - Nông nghiệp + Trông trọt + Chăn nuôi - Lâm nghiệp - Thuỷ sản - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ - Khác 37904 30401 7503 37904 25557 15349 10208 165 1630 2305 4325 3922 100 80,2 19,8 100 67,4 40,5 26,9 0,4 4,3 6,1 11,4 10,4 40530 32135 8395 40530 28165 19258 8907 218 2776 3096 3801 2474 100 79.3 20.7 100 69.5 47.5 22.0 0.5 6.8 7.6 9.4 6.1 54543 44686 9857 54543 37699 26011 11688 30 1565 3298 5282 6678 100 82.0 18.0 100 69.1 47.7 21.4 0.06 2.9 6.0 9.7 12.2 80937 64902 16035 80937 50246 32391 17885 0 1630 4306 14860 9865 100 80,1 19,9 100 62,1 40,0 22,1 0 2,0 5,3 18,4 12,2 26394 20216 6178 26394 12547 6350 6190 (30) 65 1008 9578 1477 48,4 45,2 62,7 148,4 33,3 24,5 53,0 (-) 4,1 30,6 181,13 22,1 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng dần, trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm trên dưới 80% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay hộ sản xuất nông nghiệp chiếm trên dưới 70% và trong đó ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là cho vay các hộ chăn nuôi, cho vay các loại hộ khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Điều này chứng tỏ đầu tư cho hộ sản xuất trồng trọt ngắn ngày vẫn là chính. Các phương án sản xuất kinh doanh trong dài hạn còn rất ít hoặc do các doanh nghiệp của nội thành đầu tư . Xét theo thời gian, tỷ trong cho vay ngành nông nghiệp ngày càng giảm, cho vay ngành thương mại, dịch vụ và ngành nghề khác tăng lên. Đó là điều hợp quy luật phát triển của nền kinh tế nông nghiệp và càng phù hợp với tình hình diện tích canh tác của huyện ngoại thành ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng. *Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì giai đoạn 2001 – 2004 Biểu số 6 . Dư nợ cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng I/ Phân theo thời gian 36804 100,00 38980 100,00 43805 100,00 64750 100,00 - Ngắn hạn 28300 76,89 29404 75,40 29628 67,60 46645 72,03 - Trung dài hạn 8504 23,11 9578 24,60 14177 32,40 18105 27,97 II/ Phân theo ngành KTế 36804 100,00 38980 100,00 43805 100,00 64750 100,00 - Nông nghiệp Trong đó: + Trồng trọt + Chăn nuôi 24903 15998 8905 67,70 43,50 24,20 25916 16640 9276 66,50 42,70 23,80 28650 18726 9924 65,00 42,80 22,60 37282 24924 12358 57,58 38,49 19,09 - Lâm nghiệp 224 0,61 224 0,58 56 0,13 0 0 - Thuỷ sản 1980 5,38 2064 5,30 990 2,26 1860 2,87 - Tiểu thủ công nghiệp 2208 6,00 2492 6,40 1878 4,30 5368 8,29 - Thương mại, dịch vụ 3605 9,80 3810 9,80 6189 14,10 11035 17,04 - Khác 3884 10,55 4474 11,50 6042 13,80 9205 14,22 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì * Nguyên nhân tình hình trên là: - Diện tích canh tác, ao hồ bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá, làm đường giao thông ( quốc lộ 1B, quốc lộ 70, quốc lộ 1A, cầu Thanh Trì, đường vành đai 3…). Từ đó, diện tích trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản bị thu hẹp. Trong khi đó, dân được các dự án mở đường giao thông, đô thị đền bù và bán đất nên có nhiều tiền, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi thấp hơn các ngành nghề khác. - Do ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản bị rủi ro cao từ các năm trước nên ngân hàng e ngại khi đầu tư. NHNo & PTNT Thanh Trì sau một thời gian dài tích cực nâng cao chất lượng tín dụng đã hạ thấp được tỷ lệ nợ quá hạn gần mức bình quân của hệ thống nên từ năm 2003 đã bắt đầu tăng cường mở rộng tín dụng hơn các năm trước. 2.2.3.2. Số hộ sản xuất có dư nợ của NHNo & PTNT Thanh Trì * Tình hình hộ sản xuất có dư nợ ở NHNo & PTNT Thanh Trì Biểu số 7. Số hộ sản xuất dư nợ ở NHNo & PTNT Thanh Trì Đơn vị tính: hộ, % Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số hộ dư nợ Tỷ trọng Số hộ dư nợ Tỷ trọng Số hộ dư nợ Tỷ trong Số hộ dư nợ Tỷ trong I/ Phân theo thời gian 8065 100,0 8658 100,0 9076 100,00 12250 100,0 - Ngắn hạn 6734 83,5 6926 80,0 7007 77,20 9880 80,6 - Trung dài hạn 1331 16,5 1732 20,0 2069 22,80 2370 19,4 II/ Hộ vay vốn phân theo ngành 8065 100,0 8658 100,0 9076 100,00 12250 100,0 - Nông nghiệp Trong đó: + Trông trọt + Chăn nuôi 7505 5315 2190 93,1 66,0 27,1 7937 5686 2251 92,0 65,7 26,0 8244 5947 2297 90,80 65,50 25,30 9032 6103 2929 73,7 49,8 23,9 - Lâm nghiệp 23 0,3 23 0,3 3 0,03 0 0,0 - Thuỷ sản 220 2,7 227 2,6 251 2,80 360 2,9 - Tiểu thủ công nghiệp 135 1,7 140 1,62 160 1,76 296 2,4 - Thương mại dịch vụ 58 0,7 62 0,7 89 0,98 182 1,5 - Khác 124 1,5 269 3,1 327 3,60 2380 19,4 Bình quân dư nợ 1 hộ 4,56 4,50 4,83 5,29 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Số hộ sản xuất có dư nợ Ngân hàng năm 2004 đã tăng 50% so với năm 2001, đó là 1 tốc độ tăng nhanh so toàn hệ thống (34%). Trong đó chủ yếu tăng ở các hộ sản xuất không phải làm nông nghiệp: hộ nông nghiệp tăng 20%, hộ thuỷ sản tăng 64%, hộ tiểu thủ công nghiệp tăng 119%, hộ thương mại dịch vụ tăng 214%, tăng cao nhất là các hộ ngành nghề khác tăng 1.819%. Tuy nhiên, số lượng hộ vay vốn, có dư nợ tại Ngân hàng còn quá thấp mới chỉ chiếm khoảng 25 - 35% tổng số hộ sản xuất của huyện, thua tỷ lệ hộ sản xuất có dư nợ NHNo & PTNT Việt Nam năm 2004 là trên 61% [ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2003 của NHNo Việt Nam]. Nếu xét ở tốc độ tăng dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì thì thấy tốc độ tăng dư nợ bình quân 1 hộ chậm hơn tốc độ chung của toàn hệ thống: bình quân dư nợ 1 hộ năm 2003 mới có 5,29 triệu đông so với mức bình quân của toàn hệ thống là hơn 10 triệu/hộ, thấp và thua hơn cả mức dư nợ bình quân 1vhộ sản xuất của khu vực đồng bằng Sông Hồng năm 2001 đã là 6,5 triệu đồng /1 hộ; Điều này chứng tỏ còn nhiều hộ gia đình chưa được vay vốn ngân hàng. 2.2.4. Về chất lượng cho vay hộ sản xuất 2.2.4.1. Dư nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất Từ những năm 1993 NHNo & PTNT Thanh Trì bắt đầu mở rộng cho vay hộ sản xuất. Do thiếu kinh nghiệm, thiếu bài bản hướng dẫn nên việc cho vay những năm 90 chủ yếu chạy theo dư nợ để có doanh thu cao, từ đó có thu nhập cao. Việc kiểm tra, kiểm soát yếu kém, cán bộ tín dụng lại tiêu cực nên 2 năm 1998 - 1999 nợ quá hạn hộ sản xuất đến trên 30% tổng dư nợ, đó là chưa kể nhiều món vay được gia hạn nợ nhiều lần không chuyển sang nợ quá hạn. Đến cuối tháng 6/2000 nợ quá hạn hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì là 11,6 tỷ đồng (chiếm 32,6% tổng dư nợ hộ sản xuất). Trong đó có nhiều món nợ khó đòi, cho vay từ các năm 1994 - 1996. Nếu chuyển nợ quá hạn đúng chế độ thì tỷ lệ nợ quá hạn còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ các hộ sản xuất ở Thanh Trì cũng gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, do bỡ ngỡ khi mới bước vào kinh doanh theo cơ chế thị trường, hành lang pháp lý còn quá lỏng lẻo…. Từ những năm 2001 NHNo & PTNT Thanh Trì đã tập trung cao độ vào việc phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Tuy nhiên, đó là cả 1 quá trình và diễn biến tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất của Ngân hàng Thanh Trì các năm tiếp theo như sau: Biểu số 8. Nợ quá hạn hộ sản xuất phân tích theo nguyên nhân Đơn vị tính: Triệu đồng, %. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng số nợ QH 1. Do chủ quan khách hàng và NH 2. Do khách quan Trong đó: - Thiên tai - Thua lỗ - Khác (chết, mất tích…) 4635 1982 2653 1565 780 308 100 42,8 57,2 33,7 16,8 6,6 1493 433 1060 365 670 25 100 29,0 71,0 24,4 44,9 1,7 1094 405 689 269 420 0 100 37,0 63,0 24,6 38,4 0,0 972 302 670 215 455 0 100 31,1 68,0 22,1 46,9 0,0 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Qua bảng phân loại trên ta thấy chủ yếu nợ quá hạn hộ sản xuất vẫn là do nguyên nhân khách quan, nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan đã giảm nhiều về số tuyệt đối nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn khá cao, điều đó phản ánh khả năng cho vay và đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế ( do trình độ, đạo đức …), mặt khác thể hiện sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường tại đô thị lớn tới các hộ sản xuất ngoại thành và ngay cả cán bộ Ngân hàng là rất nặng nề. Cùng với các biện pháp tăng cường, đi sâu sát nắm chắc các hộ vay vốn nên từ những năm 2001, Thanh Trì đã giảm nhanh và đi đến chấm dứt tình trạng cho vay không có địa chỉ, khách hang bỏ trốn, mất tích. Nợ quá hạn do nguyên nhân làm ăn thua lỗ không giảm mà có chiều hướng tăng, cho thấy việc sản xuất - kinh doanh ngày càng khó khăn hơn, yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe hơn. Bảng số 9: Nợ quá hạn hộ sản xuất phân tích theo thời gian Đơn vị tính: triệu đồng; %. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trong Số tiền Tỷ trọng 1. NQH đến 180 ngày - Ngắn hạn - Trung dài hạn 2. NQH từ 181 đến 360 ngày - Ngắn hạn - Trung dài hạn 3. NQH trên 360 ngày - Ngắn hạn - Trung dài hạn 306 215 91 520 432 88 3809 3618 191 6,60 4,64 1,96 11,22 9,32 1,90 82,17 78,06 4,11 247 196 51 171 139 32 1075 616 459 16,55 13,13 3,42 11,45 9,31 2,14 72,00 41,26 30,74 239 226 13 79 72 7 777 452 325 21,83 20,64 1,19 7,21 6,58 0,63 70,96 41,28 29,7 290 260 30 32 32 0 650 420 130 29,84 26,75 3,09 3,29 3,29 0,00 66,87 43,21 13,37 Tổng cộng 4635 100,00 1493 100,00 1094 100,00 972 100,00 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của Ngân hàng Thanh Trì giảm đi rất nhanh qua các năm, từ 4.635 triệu năm 2001 giảm xuống còn 972 triệu năm 2004, thể hiện hiệu quả của các biện pháp kiên quyết giảm nợ quá hạn của Ngân hàng Thanh Trì trong những năm qua. Kể từ năm 2001 nợ quá hạn trên 360 ngày vẫn là chủ yếu, chứng tỏ khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thanh Trì rất lớn, đến năm 2004 nợ quá hạn trên 360 ngầy vẫn còn chiếm 67% chủ yếu là do các khoản nợ cho vay theo dự án WB chưa có nguồn sử lý. Đó là đó là hậu quả của việc không tách bạch giữa kinh doanh và thực hiện chính sách xã hội những năm trước đây và phần nào cũng thể hiện khả năng tài chính của NHNo Thanh Trì phần nào còn hạn chế. Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày giảm mạnh, đến năm 2004 gần như bằng không. Ngược lại, nợ quá hạn dưới 280 ngày lại tăng lên về tỷ trọng, nhưng đã giảm về tỷ lệ và số tuyệt đối, trong đó chủ yếu là nợ quá hạn cho vay ngắn hạn. Biểu số 10 . Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất phân tích theo loại vay và theo ngành sản xuất Đơn vị tính: Triệu đông; %. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH Số tiền Tỷ lệ NQH I. NQH phân theo loại vay - Ngắn hạn - Trung dài hạn II. NQH phân theo ngành - Nông nghiệp Trong đó: + Trồng trọt + Chăn nuôi - Lâm nghiệp - Thuỷ sản - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ - Khác 4935 3430 1205 4635 3063 2073 990 83 182 150 435 712 12,5 12,1 14,0 12,5 12,3 12,9 11,1 3,7 9,19 6,8 12,0 18,3 1493 951 542 1493 941 586 355 83 156 74 34 205 3,8 3,2 5,66 3,8 3,6 3,5 3,8 3,7 7,6 2,9 0,9 4,6 1094 749 345 1094 571 314 257 0 135 0 106 283 2,5 2,5 2,6 2,5 2 1,7 2,6 0 13,6 0 1,7 4,7 972 667 305 972 321 205 116 0 158 0 155 338 1,5 1,4 1,6 1,5 0,87 0,81 0,94 - 0,84 0 1,40 3,67 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất giảm từ 12,5% năm 2001 xuống còn 1,5% năm 2004, tuy còn cao hơn tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống 1,4% và của khu vực đồng bằng Bắc Bộ 0,8% [Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004 của NHNo Việt Nam] là thành tích đáng kể của Ngân hàng Thanh Trì. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn hộ sản xuất luôn cao hơn cho vay ngắn hạn, trong khi tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của Thanh Trì thấp hơn tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn của cả hệ thống (43,8%), là dặc trưng riêng của các huyện ngoại thành: Sản xuất không ổn định, các cơ sở chế biến nhỏ bế không thể cạnh tranh với kinh tế nội thành. Nếu xét theo các ngành kinh tế thì nợ quá hạn cho vay ngành nông, lâm, thuỷ sản có tốc độ giảm nợ quá hạn nhanh nhất. Điều đó có thể nói rằng: mặc dù còn bị ảnh hưởng nhiều của thiên tai, dịch bệnh nhưng nếu làm tốt công tác cho vay thì cũng có thể giảm bớt tổn thất cho NHTM. Biểu số 11 .Nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất phân theo: có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm. Đơn vị tính: Triệu đồng; %. Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng số NQH: - NQH không có TSBĐ - NQH có TSBĐ 4635 3777 858 100 81,5 18,5 1493 1091 402 100 73,1 26,9 1094 744 350 100 68,0 32,0 972 762 210 100 78,4 21,6 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Qua số liệu của bảng trên cho thấy nợ quá hạn hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì chủ yếu là loại không có tài sản đảm bảo tiền vay, tỷ trọng nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo giảm dần nhưng vẫn còn rất cao. Điều đó thể hiện đặc trưng của cho vay hộ sản xuất là không có tài sản đảm bảo, mặt khác nó thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các khoản cho vay. Giải quyết hài hoà giữa việc mở rộng tín dụng hộ sản xuất và các biện pháp đảm bảo tiền vay là một lĩnh vực phức tạp, đa dạng và phải rất được coi trọng. 2.2.4.2. Xử lý rủi ro cho vay hộ sản xuất Biểu số 12. Tình hình nợ quá hạn, nợ đã xử ký rủi ro và thu hồi nợ xấu Đơn vị tính: Triệu động Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 I. Dư nợ hộ sản xuất ( 31/12 ) Trong đó: - Nợ quá hạn - Tỷ lệ NQH hộ sản xuất (%) Trong đó từ nguồn WB 36804 4635 12,59 1234 38980 1493 3,83 974 43805 1094 2,50 744 64750 972 1,50 650 II. Nợ đã XLRR tiếp tục phải thu hồi 6100 6392 5292 4528 III. Nợ xấu ( NQH và nợ XLRR còn phải thu hồi ) 10735 7885 6386 5500 IV. Số tiền trích để XLRR 6753 3026 417 171 V. Số tiền thu hồi nợ xấu Trong đó: - Nợ gốc - Nợ lãi 920 805 115 3120 2850 270 1826 1499 327 1036 886 150 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của NHNo Thanh Trì Tình hình nợ xấu tồn đọng đến 31/12/2001 (nợ xấu bao gồm nợ quá hạn và nợ XLRR chưa thu hồi được) rất cao, nhiều xã có nợ xấu đến gần 15 tỷ. Vào thời điểm năm 2001, NHNo & PTNT Thanh Trì xẩy ra 2 vụ án do cán bộ tín dụng cho vay sai, vay ké khách hàng, tham ô tiền thu nợ, để thất thoát lớn. Trong năm 2001, NHNo & PTNT Việt Nam có chủ trương cho xử lý rủi ro. Riêng NHNo & PTNT Thanh Trì đã xử lý 6100 triệu đồng so với 36804 tỷ đồng dư nợ hộ sản xuất cuối năm bằng 16,7% mà nợ quá hạn cuối năm vẫn còn 4.635 tỷ ( bằng 12% tổng dư nợ hộ sản xuất). Phải nói rằng trong những năm qua NHNo & PTNT Thanh Trì đã rất tích cực trong việc xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng từ năm trước. Cuối năm 2001 nợ phải thu hồi là 10.735 triệu đồng, cuối năm 2004 số nợ phải thu hồi (bao gồm nợ quá hạn và nợ đã đưa vào XLRR) là 5.500 triệu đồng. Như vậy, qua 3 năm, NHNo & PTNT Thanh Trì đã thu hồi được 5.982 triệu đồngnợ xấu. Năm 2004 còn 972 triệu đồng nợ quá hạn, nhưng số nợ này chủ yếu la nợ quá hạn của nguồn vốn WB cho vay từ những năm 1994 - 1995. Số nợ quá hạn từ nguồn WB có cơ chế XLRR riêng (mỗi năm trích 0.25% tổng dư nợ để XLRR), do đó, tuy đã quá hạn lâu ngày nhưng nhiều món từ nguồn WB không XLRR được và cũng chưa thu hồi được ( 650 triệu ). 2.3. Đánh giá chung về chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì 2.3.1. Những mặt tích cực Khả năng xẩy ra rủi ro ở tín dụng hộ sản xuất, nhất là ở các huyện ngoại thành là rất cao, nó không chỉ đơn thuần do khó khăn, hạn chế của hộ sản xuất thuần nông mà còn do tác động của môi trường kinh doanh, tác động xấu của tư tưởng làm ăn không chính đáng của các hộ sản xuất và cán bộ Ngân hàng. Thực tế NHNo & PTNT Thanh Trì đã phải gánh chịu khá nhiều rủi ro khi cho vay hộ sản xuất nhất là những năm 1997 - 2001, có những năm nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất đã nên đến 13,1 %. Tình trạng đó không chỉ đưa đến việc Ngân hàng Thanh Trì bị lỗ trong kinh doanh, không đủ lương cho cán bộ nhiều năm tiếp theo mà còn làm mất cán bộ, không có điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương và giảm dần thị phần trong địa bàn kinh doanh. Từ những năm 2001, NHno & PTNT Thanh Trì đã thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng rất đa dạng, cụ thể, cùng với việc triển khai thực hiện khá kiên quyết và liên tục, nên đã mang lại những hiệu quả thiết thực: Từ vị trí là một trong những Chi nhánh có tỷ lệ nợ qúa hạn cao nhất, kinh doanh thua lỗ của hệ thống NHNo & PTNT VN, Thanh Trì đã hạ thấp được tỷ lệ nợ quá hạn xuống tương đương tỷ lệ chung của toàn hệ thống và bưóc đầu ssã có lãi trong hoạt động, tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của Chi nhánh đã bắt đầu sáng sủa hơn. Những biện pháp, những công việc của NHNo & PTNT Thanh trì thực hiện để nâng cao chất lượng cho vay, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng hộ sản xuất là rất linh hoạt và phù hợp với các điều kiện thực tế khó khăn của huyện ngoại thành. Những giải pháp này rất cần tổng hợp và hoàn chỉnh thành các bài học bổ ích không chỉ cho công tác nghiên cứu mà còn cần phổ biến rộng rãi cho toàn hệ thống NHNo & PTNT VN nói riêng và cho các NHTM nói chung khi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. 2.3.2. Những mặt hạn chế - Tốc độ tăng dư nợ và doanh số cho vay còn chậm so với toàn ngành. Số hộ dư nợ còn thấp so với tổng số hộ trên địa bàn huyện. Bình quân dư nợ 1 hộ cho vay chỉ đạt 4,5 triệu đồng 2002 và 5,29 triệu đồng 2004. Bình quân dư nợ cho một cán bộ công nhân viên và cho một cán bộ công nhân viên của NHNo Thanh Trì ( dư nợ bình quân cho một cán bộ công nhân viên của NHNo Thanh Trì là 2,5 - 2,8 tỷ đồng, của toàn ngành là 4 - 4,5 tỷ đồng giai đoạn 2002 - 2004) - Cho vay ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng quá thấp ( dư nợ trung dài hạn năm 2002 là 6,9%, năm 2004 là 11,35% so với tổng dư nợ kinh tế nội bộ, trong khi đó chỉ tiêu tương ứng của toàn NHNo Việt Nam là 3,8% - 4,5% ). - Cho vay sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao ( chiếm trên dưới 60% dư nợ kinh tế hộ ), cho vay thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, nơi có nhiều ao hồ, ruộng trũng để nuôi trồng huỷ sản và có nhiều làng nghề chưa được đầu tư phát triển. - Chất lượng tín dụng được nâng cao trong 3 năm qua nhưng số nợ xấu vẫn còn phải thu hồi cũng lớn. Đến 31/12/2004 còn 5500 triệu đồng nợ xấu phải tiếp tục thu hồi ( trong đó có 4528 triệu đồng nợ đẫ xử lý rủi ro và 972 triệu đồng nợ quá hạn ). -Hiện nay về cách tổ chức và quy trình nghiệp vụ cho vay đã được các Ngân hàng chú trọng và luôn luôn được nâng cao. Tuy nhiên, ở nhiều nơi vẫn còn tồn tại một số hạn chế: + Chưa xác định rõ về đầu tư phát triển các dịch vụ ở các vùng kinh tế trọng điểm, chưa coi trọng việc huy động vốn các món nhỏ trong nông thôn, hình thức huy động vốn còn chưa linh hoạt, phù hợp. + Một số nơi còn chưa phân tích được thị trường tốt xấu, để có một cách tổ chức hợp lý. + Tính chủ động, tích cực của địa phương còn hạn chế, các giải pháp còn trông chờ nhiều vào sự chỉ đạo của Trung ương. Hoặc có hiện tượng những chỉ tiêu nào của Trung ương nhắm thấy không thực hiện được thì bỏ lơ, không phản hồi, cụ thể như chỉ tiêu tỷ trọng vốn đầu tư trung và dài hạn cho các chi nhánh ngoại thành, hay chỉ tiêu chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào đối với các chi nhánh ở đô thị có sự cạnh tranh cao… + Công tác điều tra, cập nhật, phổ cập các thông tin kế hoạch thị trường của toàn hệ thống còn hạn chế, chưa thành nề nếp và phát huy hiệu quả. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên - Việc thẩm định trước, trong và sau khi giải ngân chưa được thực hiện nghiêm tức. Nhiều cán bộ tín dụng còn quá tin vào khách hàng, cũng có một phần cán bộ tín dụng ngại khó nên thiếu kiểm tra thực tế. Nhiều món vay còn bị sử dụng vốn sai mục đích, cá biệt còn có khách hàng vay hộ nhau hoặc cho vay đảo nợ. - Thanh Trì là huyện ngoại thành, tốc độ đô thị hoá nhanh, diện tích đất canh tác bị thu hẹp do xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị mới và xây dựng các tuyến đường giao thông. Diện tích canh tác bị thu hẹp làm cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp theo trong khi người lao động bị "mất đất ", ngành nghề mới không được phát triển, lao động không được đào tạo. Vì thế nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh không lớn. - Mặt khác, khi các dự án giao thông, xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư được thực hiện, người nông dân được đền bù một khoản tiền rất lớn (mà từ xưa tới nay họ chưa bao giờ có được) nên nông dân có tiền trả nợ Ngân hàng và không vay nữa, thậm chí còn có tiền gửi vào Ngân hàng. Đây cũng là lý do vì sao nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư luôn tăng nhanh trong những năm qua. - Trước năm 2000, do nợ quá hạn cao, nợ phải xử lý rủi ro lớn, hiện vẫn còn trên 5 tỷ chưa thu hồi được nên việc cho vay tiếp ở một số thôn, xã không được mở rộng, cán bộ tín dụng sợ cho vay dân không trả. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng mà tín dụng tăng trưởng chậm. Thủ tục cho vay kinh doanh dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ… phức tạp hơn cho vay hộ nông dân, trong khi đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm nên mặc dù nhu cầu vay lớn nhưng không cho vay được. - Còn một số sai phạm trong cho vay như sử dụng vốn sai mục đích, vay hộ nhau, đảo nợ… một phần do cán bộ tín dụng chưa sâu sắc, ngại khó, tin vào khách hàng, một số khác do quan hệ họ hàng, làng xóm, nể nang nhau khi giải quyết cho vay…. Qua kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện và khắc phục nhưng cũng là một nguyên nhân làm cho nợ quá hạn vẫn tồn tại (dù là rất nhỏ). - Nhiều khách hàng chây ì không trả nợ mặc dù có khả năng trả nợ. Sau khi phát tiền vay, việc trả nợ phụ thuộc vào khách hàng, Ngân hàng không còn gì trong tay để buộc khách hàng trả nợ đối với các khoản vay dưới 10 triệu đông không phải thế chấp bằng tài sản. Số này có tư tưởng trông chờ vào Nhà nước xoá nợ hoặc không sợ Ngân hàng xiết nợ ( vì khi vay không có tài sản đảm bảo). Số khách hàng này thường tập trung vào một số khu vực nhất định, họ trông nhau, thậm chí còn vận động nhau không trả nợ Ngân hàng. Tình hình trên làm cho nhiều cán bộ tín dụng e ngại khi cho vay và không dám mạnh dạn cho vay. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH TRÌ - HÀ NỘI 3.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì đến năm 2010 Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành CN - TTCN - XDCB và thương mại dịch vụ. Trong sản xuất nông nghiệp: giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trong ngành chăn nuôi. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa giống cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế vào sản xuất. Hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển kinh tế trang trại gắn với du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng hướng tới xuất khẩu. Tỷ lệ tăng trưởng 3,5% - 4%/ năm. Xây dựng các cụm công nghiệp, tạo điều kiện công nghiệp phát triển, phát triển các làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Tỷ lệ tăng trưởng 17% - 18%/ năm. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Xây dựng các trung tâm thương mại, các chợ đầu mối và mạng lưới chợ làng xã, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá và thương mại dịch vụ phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng 18 -19%/ năm. 3.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội (giai đoạn 2004 - 2010) 3.2.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì đến năm 2010 Hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì đến năm 2010 theo hướng như sau: * Tích cực huy động nguồn vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn, không chỉ tự tìm nguồn vốn để cho vay mà còn điều chuyển vốn phục vụ cho các vùng kinh tế khác, nhất là vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, ven biển… Nguồn vốn huy động từ vốn đền bù các dự án mở rộng đô thị, đường giao thông, các khu công nghiệp trên địa bàn… Mục tiêu đến năm 2006 có tổng nguồn vốn huy động là 1.000 tỷ ( tăng 18% so với 2005 ) và đến 2010 có nguồn vốn huy động là 2.000 tỷ đồng ( tăng 4 lần so với 2003 ). * Mở rộng cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn huyện và cấp tín dụng cho các dự án quốc gia: - Cho vay phát triển kinh tế huyện: Mở rộng cho vay kinh tế hộ. Đến năm 2006 có dư nợ kinh tế hộ là 200 tỷ, và đến năm 2010 là 750 tỷ đồng, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay phát triển làng nghề ( làng nghề Tân Triều, Vạn Phúc…), cho vay các khu công nghiệp trên địa bàn, với dư nợ đến năm 2005 là 334 tỷ và đến năm 2006 là 500 tỷ. - Cho vay các dự án quốc gia: Lấp tín dụng cho Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi để làm các công trình thuỷ lợi là 500 tỷ (năm 2005 ) và 700 tỷ (năm 2010 ). * Mở rộng dịch vụ Ngân hàng theo hướng hiện đại hoá công nghệ và nâng cao trình độ nhân viên. 3.2.2. Định hướng cho vay hộ sản xuất giai đoạn 2004 - 2010 Từ năm 2004 - 2010, tín dụng kinh tế hộ NHNo Thanh Trì phát triển theo định hướng sau: - Bảo đảm tăng trưởng từng bước vững chắc, tăng trưởng dư nợ đi đôi với nâng cao chất lượng cho vay. Bảo đảm bình quân mỗi năm dư nợ tăng 20 - 25% và tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%. - Bám sát các dự án kinh tế của huyện. Cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chú trọng cho vay các làng nghề, các hộ kinh doanh dịch vụ, thương mại, chế biến nông sản, cho vay thuỷ sản với các loại thuỷ sản cao cấp như tôm càng xanh, cá chim trắng, cá rô phi lai… phục vụ thành phố Hà Nội và xuất khẩu. - Cho vay qua tổ vay vốn là chính. - Mở rộng đối tượng cho vay, như cho vay tiêu dùng có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất đối với kinh tế hộ, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay trả góp mua xe, mua nhà có bảo đảm tài sản từ vốn vay… 3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì - Hà Nội 3.3.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ cho vay * Sự cần thiết: + Xuất phát từ thực tế: Nền kinh tế nước ta thời gian qua đã tăng trưởng khá nhanh chóng, nhưng vẫn còn đang trong giai đoạn chưa ổn định, tiềm năng kinh tế còn có hạn, sức cạnh tranh còn quá yếu, chế độ chính sách còn nhiều bất cập… điều đó ảnh hưởng tới việc tổ chức và quy trình cho vay. + Tổ chức và quy trình nghiệp vụ cho vay có vai trò vô cùng quan trọng trong cơ chế thị trường. Nó không chỉ giúp các ngân hàng chủ động tích cực trong kinh doanh xử lý tình huống mà nó còn vạch cho các NHTM hướng đầu tư đúng, các giải pháp đầu tư hiệu quả. + Tổ chức và quy trính nghiệp vụ cho vay một cách hợp lý đúng đắn sẽ là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển hay suy thoái của các NHTM. Điều đó được xây dựng trên các cơ sở khoa học và kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn, nó phải luân được theo dõi, điều chỉnh kịp thời theo biến động từng thời kỳ. Luân luân phải tổ chức và nâng cao quy trình nghiệp vụ cho vay không chỉ là công việc của cán bộ điều hành từ Trung ương đến các chi nhánh mà còn là của tất cả các cán bộ Ngân hàng. * Biện pháp: -Căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế của địa phương, của vùng. Căn cứ vào quy hoạch, vào các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, quy hoạch các vùng chuyên canh, các làng nghề, vào các dự án phát triển kinh tế từng vùng trong tương lai. - Căn cứ vào định hướng phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam, vào các chử trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tình hình biến động chính trị, kinh tế - ngoại giao trên thế giới… - Phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể tiến hành điều tra, thống kê một cách có hệ thống, khoa học thông tin về khách hàng, cụ thể ở đây là các hộ sản xuất. Tổ chức theo dõi trên địa bàn tất cả các hộ gia đình một cách đơn giản, dễ hiểu và đầy đử chỉ tiêu như: khả năng sản xuất, lao động, khả năng tài chính, nhu cầu vay vốn…. Điều quan trọng là phải tổ chức theo dõi liên tục, bổ sung kịp thời các tư liệu cần thiết….Làm tốt điều này còn có lợi cho việc luân chuyển cán bộ tín dụng từng thời điểm. - Mỗi chi nhánh cấp I cần có bộ phận chuyên trách phụ trách công tác xây dựng chiến lược kinh doanh, thu nhập, nghiên cứu, đánh giá tình hình thông tin thị trường chung, thị trường đặc thù riêng từ đó đưa ra cách tổ chức và quy trình cho vay hợp lý. Từng bước tổ chức mạng lưới thu thập, phổ biến thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh qua nối mạng máy vi tính đến từng chi nhánh cấp II, từng phòng giao dịch…. 3.3.2. Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng - Con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành bại của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, không trừ hoạt động Ngân hàng. Do vậy, giải pháp về cán bộ luôn được tất cả các đề tài nghiên cứu nhắc tới. Trong xu thế ngày càng trao quyền tự quyết định cho các NHTM thì có thể nói rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định chất lượng tín dụng của hoạt động NHTM, từ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, cho vay đúng, quản lý vốn và khách hàng vay sâu sát, thu nợ kịp thời, đến việc tư vấn giúp đỡ hộ sản xuất tìm thị trường và nguồn tiêu thụ để giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ Ngân hàng ở tất cả các bộ phận đặc biệt đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng. - Cải tiến khâu tuyển dụng: Đây là khâu còn yếu kém nhất trong thực tế. Xây dựng và công khai các tiêu thức cơ bản của cán bộ tín dụng, không chỉ về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn cả những kiến thức xã hội về các hộ sản xuất, phải có đử cả về hình thức, sức khoẻ, có khả năng giao tiếp, có đạo đức, xác định tinh thần phục vụ các hộ sản xuất. Tổ chức thi tuyển nghiêm túc, công khai theo yêu cầu của từng đợt tuyển dụng. - Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng hộ sản xuất thường phải độc lập tác chiến ở địa bàn xã, khách hàng đông, đa dạng lại có hiểu biết hạn chế nên dễ phát sinh tư tưởng chủ quan, đại khái hay nặng hơn là lợi dụng lòng tin, tham ô… Hơn nữa cán bộ tín dụng còn là hình ảnh thực tế của Ngân hàng với khách hàng. Vì vậy, phải xây dựng văn hoá giao dịch Ngân hàng: Trung thực, kỷ cương, năng động, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả là điều rất cần thiết. - Xây dựng chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn cho cán bộ tín dụng. Tổ chức tốt việc phổ cập kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm những nơi làm tốt công tác tín dụng. Mọi hình thức đào tạo đều phải có kiểm tra, viết thu hoạch. Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Tuyên truyền, giáo dục lòng tự hào, sự say mê nghề nghiệp. Phối kết hợp với các trường trong công tác đào tạo kiến thức thực tế cho sinh viên ngành ngân hàng. - Tăng cường khoán tài chính đến từng phòng giao dịch và trực tiếp từng cán bộ tín dụng kết hợp với việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và định kỳ luân chuyển cán bộ. + Giao trách nhiệm gắn với quyền hạn cho các chi nhánh cấp II, các phòng giao dịch, trong đó có việc khoán tiền lương, chi phí trên cơ sở kết quả kinh doanh mang lại. Chỉ có như vậy mới thực sự nâng cao tính tự chịu trách nhiệm, tính tích cực sáng tạo của các đơn vị sẽ được phát huy. + Giao các chỉ tiêu khoán cụ thể cho từng cán bộ tín dụng trên cơ sở chất lượng công tác tín dụng, hiệu quả đem lại và mức độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt việc thưởng phạt nghiêm minh: Khen thưởng, tăng thu nhập cho cán bộ tín dụng nếu làm tốt nhiện vụ được giao; Kiên quyết xử lý cán bộ có sai phạm do chủ quan, ngăn chặn kịp thời các tư tưởng tiêu cực phát sinh trong quá trình công tác. - Xây dựng quy chế luận chuyển cán bộ định kỳ: Công bố định kỳ luân chuyển cán bộ thay thế để cán bộ cũ có điều kiện tự kiểm tra hoàn chỉnh các sai sót, trong khi đó cán bộ mới có điều kiện tiếp cận dần địa bàn mới, phận định trách nhiệm đối với cán bộ mới và cán bộ cũ trong việc thu nợ, xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn hoạt động. 3.3.3. Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra - kiểm soát Mục đích: Nhằm giúp cho Ngân hàng có được thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh, nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động tín dụng đang thực hiện phù hợp với chính sách đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu định hướng đã xác định. Phương pháp: Thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý có hiệu quả để giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay tới khi thu hồi được cả gốc và lãi. Với mục đích và định hướng trên, việc tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo & PTNT Thanh Trì cần thực hiện theo các giải pháp sau: * Giám sát khách hàng vay, theo dõi rủi ro có thể xẩy ra. Giải pháp này cán bộ tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức: kiểm tra định kỳ theo quy định, kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại cơ sở của khách hàng, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các tài sản thế chấp là bất động sản, kiểm tra từ các luồng thông tin có thể thu thập được. Việc giám sát phải đạt được mục đích: - Thường xuyên nắm được tình hình tài chính, tình hình sản xuất - kinh doanh, tình hình vật tư đảm bảo, nắm được thời gian tiêu thu sản phẩm để đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời, ngoài ra cũng cần chú ý tới những thông tin khác có liên quan để dự báo khả năng trả nợ của khách hàng, đề ra biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng có biểu hiện không bình thường làm giảm khả năng thu nợ của Ngân hàng. - Xem xét kỹ việc thực hiện quy trình tín dụng, các yếu tố pháp lý của hồ sơ tín dụng, thực trạng nợ của Ngân hàng thông qua việc phân loại nợ, phát hiện những sai phạm để chấn chỉnh kịp thời, chống tiêu cực ngay trong cán bộ Ngân hàng. - Kết quả kiểm tra phải được thông báo công khai, kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan, để có biện pháp xử lý kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. - Thực hiện các hình thức giám sát phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra. * Tăng cường hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm toán trong Ngân hàng. Hiện tại công tác kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHNo & PTNT Thanh Trì chưa phát huy hết hiệu lực, do chưa được chú trọng .Việc kiểm tra, kiểm soát chưa nắm bắt hết được mà chủ yếu giao cho các chi nhánh tự kiểm tra. Nhiều chi nhánh khi kiểm tra phát hiện những vấn đề sai lệch có khả năng gây ra thất thoát vốn nhưng không báo cáo lãnh đạo cấp trên xem xét mà cố tình che dấu làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, vì thế phòng kiểm tra kiểm soát của NHNo & PTNT Thanh Trì cần thiết phải bổ sung thêm cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, đủ năng lực và có đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai sót có thể dẫn đến tổn thất về vốn và nhằm không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng. 3.3.4. Thực hiện trả lương theo số lượng và chất lượng cho vay Thực hiện phương châm " phân phối theo lao động ", " trả lương theo sản phẩm ", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện khoán tài chính cho các chi nhánh. Đối với cán bộ tín dụng phải thực hiện trả lương theo kết quả lao động của mỗi người. Kết quả lao động của tín dụng là: - Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ. Đây là chỉ tiêu định lượng thể hiện khối lượng công việc hoàn thành. Đây là chỉ tiêu chính chỉ số lượng công việc, ngoài ra còn phải xét thêm chỉ tiêu phụ là số hộ cho vay. - Tỷ lệ thu lãi và tỷ lệ nợ quá hạn. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng công việc. Chênh lệch thu - chi. Nguồn thu gồm thu lãi cho vay, thu nợ đã xử lý rủi ro sau đó trừ (-) từ các khoản chi của cán bộ tín dụng gồm: chi trả phí điều vốn ( đầu vào ), chi trích xử lý rủi ro do để nợ quá hạn, các khoản chi công tác phí và chi cho cá nhân ( không kể lương ). Nếu thu trừ (-) chi >0 thì cán bộ tín dụng có lương. Trong thu trừ (-) chi, tiền lương chỉ được trích một phần trong đó. Tỷ lệ trích được xác định theo từng địa bàn khó dễ. Căn cứ vào kết quả trên, cán bộ tín dụng tự tính được lương cho mình. Đây là phương pháp tốt nhất động viên, thúc đẩy cán bộ tín dụng mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng trong cho vay. 3.3.5. Các mối quan hệ với chính quyền, đoàn thể Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng ở NHNo & PTNT Thanh Trì là sự ủng hộ và tạo điều kiện của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể như: Thông tư liên tịch 2308 số 117/CVLT-2000 giữa hội nông dân Việt Nam và NHNo Việt Nam ngày 06/03/2000, đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn, phát triển đời sống, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nâng cao độ an toàn vốn vay và năng lực tài chính. Điều này đã giúp Ngân hàng mở rộng tín dụng và cải thiện chất lượng tín dụng, cho vay qua hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…đã tạo điều kiện trong việc đầu tư tăng trưởng tín dụng. Đặc biệt ở các xã, kinh nghiệm cho thấy những nơi có sự chỉ đạo sâu sát, phối hợp chặt chẽ giữa Chính quyền địa phương với Ngân hàng, thì ở đó chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện: dư nợ tăng nhanh, nợ quá hạn thấp, lãi tồn đọng ít, khách hàng đến với Ngân hàng ngày càng đông. Chính vì vậy, việc thiết lập và tăng cường mối quan hệ với cấp uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương là một trong những giải pháp có ý nghĩa về chính trị để nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể: NHNo & PTNT Thanh Trì hàng năm cần tổ chức hội nghị với Chủ tịch huyện và các chủ tịch xã thông báo kết quả hoạt động tín dụng trong năm qua những tồn tại, đặc biệt là nguyên nhân từ phía Chính quyền địa phương. Để tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của cấp uỷ, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động tín dụng trong phạm vi toàn huyền để không ngừng cải thiện chất lượng tín dụng ở NHNo Thanh Trì. Ngoài ra nên thực hiện việc chi " hoa hồng " cho những cán bộ tham gia giúp Ngân hàng nhưng không nằm ngoài chế độ cho phép. 3.4. Một số kiến nghị * Đối với NHNo & PTNT Việt Nam - Tiếp tục hoàn thiện và chỉnh sửa, ban hành mới cơ chế quy trình nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng tập trung, thông tin trực tuyến, đồng thời phân cấp, uỷ quyền cho từng câp rõ ràng, đi đôi cải tiến phương pháp phân phối thu nhập theo hướng kích thích cá nhân, tập thể tạo ra nhiều lợi nhuận, hiệu quả công tác cao. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các chi nhánh, phòng giao dịch ở nông nghiệp nông thôn, nhất là thiết bị tin học. - Có chế độ đãi ngộ cao hơn cho các cán bộ tín dụng phụ trách hộ sản xuất. - Tăng cường thêm cán bộ tín dụng có trình độ cho tín dụng hộ sản xuất. - Hỗ trợ các chi nhánh mở rộng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. - Đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tăng cường việc trang bị và nối mạng vi tính đến tất cả các điểm giao dịch ngân hàng. Tổ chức tốt việc thông tin thị trường trong toàn hệ thống. * Đối với Ngân hàng Nhà nước - Ưu tiên cấp đủ vốn tự có cho NHNo & PTNT Việt Nam, cấp vốn cho các khoản nợ tồn đọng đã được Chính phủ phê duyệt. Hỗ trợ tích cực cho việc tái cơ cấu lại hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. - Hỗ trợ các nguồn vốn rẻ cho NHNo & PTNT Việt Nam cho vay ở nông thôn từ các nguồn vốn tái cấp vốn, các dự án, chương trình phát triển cho nông nghiệp và nông thôn, các nguồn vốn đóng góp của các NHTM khác. * Đối với NHNo & PTNT Thanh Trì - Tổ chức hội thảo, đúc kết các giải pháp đã thực hiện có hiệu quả và tiếp tục triển khai thực hiện một cách liên tục, rộng khắp. - Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nhất là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt… - Đổi mới đội ngũ cán bộ, tăng cường thêm cán bộ trẻ hiểu biết về khoa học kỹ thuật. * Đối với cơ quan Chính quyền các cấp - Nhanh chóng hoàn chỉnh, phê duyệt các quy hoạch tông thể và quy hoạch chi tiết của từng địa phương, tránh tình trạng quy hoạch treo hoặc quy hoạch chồng chéo. - Tăng cường vai trò của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thông qua các chính sách cụ thể như: Chính sách hỗ trợ sản xuất chuyển đổi lô thửa, chính sách khuyến nông, chính sách bảo hiểm, chính sách hỗ trợ kinh phí cho nông dân nuôi trồng thử nghiệm các giống cây con có năng suất chất lượng cao… - Có biện pháp giúp đỡ các hộ sản xuất chế biến, tiêu thu sản phẩm, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, bao tiêu sản phẩm cho nông dân để bảo đảm tính ổn định cho sản xuất. - Hoàn thiện cơ sở vật chất nông thôn: Giao thông, thuỷ lợi, bưu điện. Hình thành tụ điểm kinh tế - thương mại ở nông thôn. - Hoàn thiện hành lang pháp lý cho cả Ngân hàng và khách hàng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, việc điều tra xử án, thi hành các án kinh tế, xử lý đất đai khi vi phạm hợp đồng vay vốn… - Chính quyền các cấp địa phương hỗ trợ, phối hợp với các NHTM trong việc tuyên truyền vận động xã hội hoá ngân hàng, cung cấp thông tin khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay… KẾT LUẬN Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển củ nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản thị phần và số lượng các ngân hàng, chức năng và vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế hiện nay. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ quan trọng nhất của các NHTM vì nó mang lại doanh thu lớn nhất. Song tín dụng cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhất trong hoạt động Ngân hàng. Trong những năm qua NHNo & PTNT Việt Nam nói chung, NHNo Thanh Trì nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trong việc cho vay đối với các hộ sản xuất. Để có được những thành tích vừa qua, bên cạnh những thuận lợi của tình hình phát triển kinh tế đất nước, còn có sự đóng góp tích cực của các cán bộ Ngân hàng và nhất là các cán bộ tín dụng. Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng có vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới ngành Ngân hàng. Đây là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, cả vi mô và vĩ mô. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng tín dụng mà trước hết là ở NHNO & PTNT Thanh Trì. Nội dụng của chuyên đề đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau: * Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng hộ sản xuất, ảnh hưởng của chất lượng tín dụng hộ sản xuất tới sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, từ đó khẳng định yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. * Chuyên đề đã phân tích thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Thanh Trì, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất. * Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở NHNo Thanh Trì. Chuyên đề nêu nên một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ sản xuất. Đồng thời, chuyên đề cũng nêu ra một số kiến nghị đối với các cấp chính quyền, với các cấp Ngân hàng thực thi các biện pháp hữu hiệu để hỗ trợ tích cực cho các NHTM nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng hộ sản xuất nói riêng. Do điều kiện học tập và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót và tính toàn diện, rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, cô và của các bạn sinh viên. Một lần nữa em xin chân thành cảm sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn và các cô chú anh chị trong phòng tín dụng tại NHNo-&PTNT huyện Thanh Trì đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Ngân hàng thương mại: PGS_TS Phan Thị Thu Hà và PGS_TS Nguyễn Thị Thu Thảo 2-Tài chính doanh nghiệp: TS Vũ Duy Hào 3-Quản trị ngân hàng thương mại: GS Peter Rose 4-Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính: Frederic S.Mishkin 5-Tạp chí kinh tế 6-Thời báo ngân hàng 7-Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 8-Sổ tay tín dụng 9- Các tài liệu tham khảo khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì - Hà Nội.doc
Luận văn liên quan