Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Anh Tuấn

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh khốc liệt thì cơ hội luôn tạo ra cho các công ty phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu của công ty, đây là một vấn đề mang tính cấp bách, tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý tài chính là một vấn đề trung tâm của công tác quản lý công ty, tình hình tài chính của công ty được rất nhiều đối tượng nghiên cứu quan tâm, vì nó phản ánh một cách trung thực về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vây, việc tổ chức huy động và sử dụng vốn hợp lý - khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm tăng lợi nhuận của công ty. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Ths. Vũ Lệ Hằng cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng Tài chính – Kế toán của công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hy vọng cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm hiện tại sẽ giúp công ty vượt qua những khó khăn trước mắt và hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Anh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã thực hiện đúng và đầy đủ những chủ trương chính sách nhà nước. Thuế công ty nộp cho nhà nước tăng 164,5 triệu đồng tương ứng tăng 23,87% so với năm 2011. Do nhu cầu thị trường cũng như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nên việc nộp thuế và nghĩa vụ đối với nhà nước cũng giảm theo, năm 2013 giảm 34 triệu đồng với tỷ lệ giảm 5,18% so với năm 2012. So với các năm thì tỷ lệ này giảm khá rõ nét. Chính vì vậy, công ty cần sớm khắc phục, tăng năng suất hoạt động, duy trì tốc độ phát triển của công ty mình. Vay và nợ dài hạn: Vay và nợ dài hạn của công ty năm 2011 là không có, tuy nhiên đến năm 2012 là 685 triệu đồng. Vay và nợ dài hạn năm 2013 giảm 176 triệu đồng tương ứng giảm 34,58% so với năm 2012 đây là điều lạc quan với công ty, công ty đã giảm đáng kể tỷ lệ vay và nợ dài hạn so với năm 2011 và năm 2012, cũng có thể do nhu cầu sử dụng vốn dài hạn giảm hoặc công ty có nguồn vốn tự bổ sung dài hạn, điều này làm giảm áp lực lãi suất cho vay đối với công ty mình. Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2012, vốn chủ sở hữu là 7 tỷ 321 triệu đồng tăng 2 tỷ 096 triệu đồng tương ứng tăng 28,63% so với năm 2011. Năm 2013, vốn chủ sở hữu là 8 tỷ 593 triệu đồng tăng 1 tỷ 272 triệu đồng tương ứng tăng 14,8% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu là tăng vốn đầu tư chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Vốn đầu tư chủ sở hữu: Năm 2012 vốn đầu tư chủ sở hữu là 3 tỷ 413 triệu đồng tăng 957 triệu đồng tương ứng tăng 28,04% so với năm 2011. Năm 2013, vốn đầu tư chủa sở hữu là 4 tỷ 040 triệu đồng tăng 627 triệu đồng tương ứng tăng 15,52% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang tăng cường mở rộng đầu tư bằng vốn chủ sở hữu. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu: Nhận thấy rằng các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu là 495 triệu đồng tăng 10 triệu đồng tương ứng tăng 2,02% so với năm 2011. Năm 2013, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu là 709 triệu đồng tăng 214 triệu đồng tương ứng tăng 30,18% so với năm 2012. Qua đó cho thấy công ty đang tăng dần mức trích lập các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm có sự biến động. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 2 tỷ 067,75 triệu đồng tăng 493,5 triệu đồng tương ứng tăng 23,87% so với năm 2011. Đây là Thang Long University Library 38 điều rất lạc quan với công ty, công ty cần giữ vững tốc độ tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty giảm 100,5 triệu đồng tương ứng giảm 5,11% so với năm 2012. Nguyên nhân do nhu cầu thị trường cũng như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. Quỹ khen thưởng: Quỹ khen thưởng của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2012, quỹ khen thưởng là 1 tỷ 345,75 triệu đồng tăng 636 triệu đồng tương ứng tăng 47,26% so với năm 2011. Năm 2013 là 1 tỷ 876,75 triệu đồng tăng 531 triệu đồng tương ứng tăng 28,29% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã và đang tăng quỹ khen thưởng, đầu tư chăm lo cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên từ đó giúp họ yên tâm công tác, công hiến hết mình cho công ty. Nhận xét: Nhìn chung, tình hình hoạt động của công ty năm 2011, 2012 phát triển ổn định nhưng đến năm 2013 đã giảm dần do nhu cầu của thị trường cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Công ty cần khắc phục tình hình trên, huy động cũng như sử dụng vốn hợp lý hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay từ đó sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý có hiệu quả. 2.2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đều tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng không đều. Năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 31 tỷ 395 tăng 5 tỷ 797 triệu đồng tương ứng tăng 22,65% so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 37 tỷ 125 triệu đồng tăng 5 tỷ 730 triệu đồng tương ứng tăng 18,25% so với năm 2012. Giá vốn hàng bán: Doanh thu tăng kéo theo giá vốn hàng bán tăng. Trong năm 2012 giá vốn hàng bán là 29 tỷ 986 triệu đồng tăng 6 tỷ 190 triệu đồng tương ứng tăng 26,1% so với năm 2011. Điều này là hoàn toàn bình thường trong khi doanh thu bán hàng vẫn tăng công ty cần tìm kiếm nguồn cung mới với giá vốn thấp hơn. Năm 2013, giá vốn hàng bán là 35 tỷ 098 triệu đồng tăng tăng 5 tỷ 112 triệu đồng tương ứng tăng 17,05% so với năm 2012, khi doanh thu tăng và giá vốn tăng là điều mà công ty có thể chấp nhận được. Mặt khác, công ty cần nghiên cứu tìm kiếm các nguồn cung mới với giá thấp phù hợp, để từ đó có thể giảm giá vốn trong khi đó vẫn tăng doanh thu cho công ty. 39 Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Anh Tuấn giai đoạn 2011- 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Cuối năm Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối(%) Tuyệt đối Tƣơng đối(%) 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.598 31.395 37.125 5.797 22,65 5.730 18,25 2.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.598 31.395 37.125 5.797 22,65 5.730 18,25 3.Giá vốn hàng bán 23.796 29.986 35.098 6.190 26,01 5.112 17,05 4.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.802 1.409 2.027 (393) (21,81) 618 43,86 5.Doanh thu hoạt động tài chính 791 1.778 2.198 987 124,78 420 23,62 6.Chi phí tài chính (lãi vay) 92 101 1.243 9 9,78 1.142 1130,69 7.Chi phí quản lý công ty 402 329 359 (73) (18,16) 30 9,12 8.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.099 2.757 2.623 658 31,35 (134) (4,86) 9.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 2.099 2.757 2.623 658 31,35 (134) (4,86) 10.Chi phí thuế thu nhập công ty 524,75 689,25 655.75 164,5 31,35 (33,5) (4,86) 11.Lợi nhuận sau thuế 1.574,25 2.067,75 1.967,25 493,5 31,35 (100,5) (4,86) (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011, 2012, 2013) Thang Long University Library 40 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Nhận thấy qua 3 năm lợi nhuận gộp về về bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự biến động. Năm 2012 lợi nhuận gộp và bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1 tỷ 409 triệu đồng giảm 393 triệu đồng tương ứng giảm 21,81% so với năm 2011, nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá vốn năm 2012 (tăng 26,01%) cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (tăng 22,65%). Năm 2013 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 618 triệu đồng tương ứng tăng 43,86% so với năm 2012. Điều này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần về cung cấp dịch vụ (tăng 18,25% năm 2013) lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán làm tăng lợi nhuận gộp của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính: Năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính là 1 tỷ 778 triệu đồng tăng 987 triệu đồng tương ứng tăng 124,78% so với năm 2011 đây là tỷ lệ tăng rất cao. Năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính là 2 tỷ 198 triệu đồng tăng 420 triệu đồng tương ứng tăng 23,62% so với năm 2012. Nguyên nhân là các khoản thu về tiền lãi, thanh lý tài sản và chiết khấu thương mại tăng trong ba năm. Chi phí tài chính (lãi vay): Chi phí tài chính của công ty qua ba năm đều tăng, tăng mạnh nhất là năm 2013 chi phí tài chính là 1 tỷ 243 triệu đồng tăng 1 tỷ 142 triệu đồng tương ứng tăng 1130,69% so với năm 2012. Năm 2012 chi phí tài chính là 101 triệu tăng 9 triệu đồng tương ứng tăng 9.78% so với năm 2011. Nguyên nhân là do mức lãi suất của ngân hàng tăng cao làm cho khoản chi phí tài chính của công ty tăng lên qua ba năm. Như vậy chứng tỏ công ty sử dụng vốn vay này không hiệu quả mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhưng tốc độ tăng của lãi vay vẫn lớn hơn. Chi phí quản lý công ty: Qua ba năm chi phí quản lý công ty có sự biến động. Năm 2012 chi phí quản lý công ty là 329 triệu đồng giảm 73 triệu đồng tương ứng giảm 18,16% so với năm 2011. Điều đó cho thấy công ty đã cắt giảm được đáng kể chi phí, quản lý chi phí có hiệu quả, chi phí quản lý giảm làm cho lợi nhuận thuần tăng lên. Năm 2013 chi phí quản lý công ty tăng 30 triệu đồng tương ứng tăng 9,12% so với năm 2011. Điều này là do trong năm 2013 công ty mua thêm máy móc, đổi mới lại hệ thống vi tính trong công ty làm tăng chi phí khấu hao phục vụ quản lý. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Tổng lợi nhuận trước thuế): Năm 2012 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 2 tỷ 757 triệu đồng tăng 658 triệu đồng tương ứng tăng 31,35% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 tăng (tăng 124,78%), chi phí quản lý công ty giảm (giảm 18,16%). Tuy nhiên sang năm 2013 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 41 doanh của công ty lại giảm 134 triệu đồng tương ứng giảm 4,86% so với năm 2012. Nguyên nhân lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm là do tốc độ tăng của chi phí tài chính (năm 2013 là 1130,69%)tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu từ hoạt động tài chính (năm 2013 là 23,62%). Chi phí thuế thu nhập công ty: Năm 2012 chi phí thuế thu nhập công ty là 689,25 triệu đồng tăng 164,5 triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân tăng là do lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là 2 tỷ 757 triệu đồng tăng 645 triệu đồng (tăng 31,35%) so với năm 2011 . Năm 2013 là 655,75 triệu đồng giàm 33,5 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 giảm 134 triệu đồng (giảm 4,86%) so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế: Năm 2012 lợi nhuận sau thuế là 2 tỷ 067,75 triệu đồng tăng 493,5 triệu đồng tương ứng tăng 31,35% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do tốc độ tăng chi phí thuế thu nhập công ty (18,16%) thấp hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế (31,35%). Năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 100,5 triệu đồng tương ứng giảm 4,86% so với năm 2012. điều này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty đang giảm nhẹ. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 tốt hơn so với năm 2013. Nhận xét: Tóm lại, tình hình hiệu quả kinh doanh năm 2012 tốt hơn năm 2013, trong những năm tới công ty cần mở rộng hoạt động kinh doanh, chọn vùng thị trường thích hợp phù hợp với năng lực tài chính của công ty, quản lý tốt các chi phí, sử dụng vốn tiết kiệm – hiệu quả, tìm kiếm nguồn cung mới với giá vốn thấp, từ đó có thể tăng lợi nhuận sau thuế cho công ty, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên của công ty. 2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Anh Tuấn năm 2011-2013 2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty 2.3.1.1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Qua bảng 2.4, nhìn chung hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đang có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011 một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0.996 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2012 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1.081 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 8,5% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn của công ty là 62,95% lớn hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 59,77%, mặt khác do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh nên nhu cầu đầu tư vào tài sản ngắn hạn tăng, mặt khác đầu tư vào tài sản ngắn hạn có vòng quay vốn ngắn hơn so với đầu tư vào tài sản dài hạn. Đến năm 2013 thì một Thang Long University Library 42 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn được đảm bảo bởi 1,016 đồng tài sản ngắn hạn, giảm đồng 6,5% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do năm 2013 tốc độc tăng của tài sản ngắn hạn (33,08%) thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ ngăn hạn (37,13%). Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của các năm 2012, 2013 tuy có xu hướng giảm nhưng đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty là khá tốt. Chứng tỏ tốc độ tăng của tài sản lưu động lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Vì thế tình hình tài chính của công ty là là ổn định ít nhất là trong thời gian ngắn. Mặc dù hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty qua các năm 2012 – 2013 đều lớn hơn 1 nhưng nó chỉ mang tính chất thời điểm, không phản ánh được cả một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động của công ty nên ta cần thường xuyên xem xét hệ số này liên tục. Bên cạnh đó công ty cần huy động vốn từ các nguồn bên ngoài công ty và chú trọng đến việc quản lý sử dụng các nguồn vốn lưu động của công ty sao cho có hiệu quả nhất. Có như vậy mới đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành, đảm bảo uy tín cho công ty. 2.3.1.2. Khả năng thanh toán nhanh Hệ số này trong 3 năm gần đây biến động không ổn định. Hệ số thanh toán nhanh của năm 2011 là 0,581 lần, nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,581 đồng tài sản ngắn hạn, đây là năm có hệ số thanh toán nhanh thấp nhất. Năm 2012 là năm có hệ số thanh toán nhanh cao nhất với 0,83 lần, hệ số này cao hơn năm trước 0,249 lần; cho thấy một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,83 đồng tài sản ngắn hạn khi không dùng đến hàng tồn kho. Tuy nhiên, đến năm 2013, hệ số thanh toán nhanh của công ty lại giảm xuống, giảm thêm 0,013 đồng, lúc này một đồng nợ ngắn hạn khó được đảm bảo bởi 0,817 đồng tài sản ngắn hạn khi công ty không dùng tới hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh của năm 2013 giảm do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tài sản ngắn hạn hay có thể nói rằng hàng tồn kho ảnh hưởng lớn tới khả năng thanh toán nhanh. Vì vậy công ty cần lưu ý không để hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá cao gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của công ty. 43 Bảng 2.4. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty TNHH Anh Tuấn giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Tuyệt đối Tuyệt đối 1. Tổng tài sản ngắn hạn Triệu đồng 4.217 11.381 17.006 7.164 5.625 2. Tổng nợ ngắn hạn Triệu đồng 4.235 10.528 17.254 6.293 6.217 3. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Triệu đồng 2.086 1.657 987 (429) (670) 4. Hàng tồn kho Triệu đồng 1.756 2.646 2.915 890 269 5. Khả năng thanh toán ngắn hạn (= 1/2) Lần 0,996 1,016 0,085 0,085 (0,065) 6. Khả năng thanh toán nhanh (= [1- 4]/2) Lần 0,581 0,817 0,249 0,249 (0,013) 7. Khả năng thanh toán tức thời (= 3/2) Lần 0,493 0,157 0,057 (0,335) (0,1) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011, 2012, 2013) Thang Long University Library 44 Ngoài ra khi so sánh hệ số thanh toán nhanh với hệ số thanh toán ngắn hạn ta thấy sự chênh lệch không quá nhiều, cho biết tài sản ngắn hạn không phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối cao. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty. 2.3.1.3. Khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2012 giảm 0,335 lần so với năm 2011 cho thấy nhu cầu thanh toán tức thời của công ty giảm, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tiền và các khoản tương tương tiền (âm 25,89%) năm 2012 thấp hơn so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (59,77%) so với năm 2011. Đồng thời, nhu cầu thanh toán của công ty giảm về cuối năm do công ty đã dùng các khoản tiền và tương đương tiền đi đầu tư vào các khoản mục đầu tư khác làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống, khả năng nợ tăng cao. Vì vậy công ty cần dự trữ lượng tiền và các khoản tương đương tiền đủ đảm bảo cho khả năng thanh toán nhanh, không nên dự trữ quá nhiều lượng tiền và các khoản tương đương tiền vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến nhu cầu sản xuất kinh doanh, không tăng lợi nhuận cho công ty (công ty có thể dùng khoản vốn này đem đi đầu tư). Nhận xét: Nhìn chung, qua kết quả phân tích trên cho thấy khả năng thanh toán của công ty còn thấp, an ninh tài chình chưa bền vững. Công ty cần có biện pháp huy động và sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an ninh tài chính cho công ty. 2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 2.3.2.1. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho thấy cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 20,41 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 6,59 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2012 tỷ suất sinh lời của công ty thấp hơn 13,83% sơ với năm 2011. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của LNST của công ty giảm 4,86% trong khi đó doanh thu lại tăng 22,65%. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm một phần là do giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao. Đến năm 2013 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 5,3 đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty lại tiếp tục giảm 1,29% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNST (âm 4,86%) năm 2013 thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuẩn (18,25%). Điều đó cho thấy theo kế hoạch đặt ra thì công ty thu được 6,59 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng thực tế công ty chỉ tạo ra được 5,3 đồng lợi nhuận sau thuế với 100 đồng tài doanh thu thuần tham gia vào kinh doanh. 45 Nhận xét: ROS của công ty qua 3 năm đang có xu hướng giảm dần, việc đầu tư kinh doanh của công ty chưa hợp lý, công ty cần xem xét lại việc nên đầu tư như thế nào là phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. 2.3.2.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản. Nhận thấy qua 3 năm tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA) của công ty đang giảm dần. Năm 2011 cứ 100 đồng tài sản sẽ mang lại 55,23 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2012 thì chỉ còn 11,16 đồng, giảm 44,08% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của LNST (31,35) thấp hơn so với tốc độ tăng của tài sản (48,96%). Đến năm 2013 cứ 100 đồng tài sản sẽ mang lại 7,61 đồng LNST, giảm 3,35% so với năm 2012, nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNST năm 2013 là (âm 4,86%) thấp hơn so với tốc độ tăng của tài sản (28,29%). Nhận xét: Qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản ta nhận thấy công ty đã sử dụng khá tốt tài sản hiện có nhưng do công ty chưa quản lý tốt chi phí làm cho lợi nhuận của doanh thu giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của tổng tài sản. Bảng 2.5. Chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời của công TNHH TM và XD Anh Tuấn giai đoạn 2011-2013 Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 1 Doanh thu thuần (trđ) 25.598 31.395 37.125 5.797 5.730 2 Tổng tài sản (trđ) 9.460 18.534 25.847 9.047 7.313 3 Lợi nhuận sau thuế (trđ) 1.574,25 2.067,75 1.967,25 493,5 (100.5) 4 Vốn chủ sở hữu(trđ) 5.225 7.312 8.593 2.087 1.281 5 Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS) (5=3/1) (%) 20,41 6,59 5,30 (0,47) (1,29) 6 Hệ số sinh lợi tài sản (ROA) (6=3/2)(%) 55,23 11,16 7,61 (5,48) (3,55) 7 Hệ số sinh lợi VCSH (ROE) (7=3/4) (%) 30,13 28,28 22,89 (1,85) (5,39) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011, 2012, 2013) Thang Long University Library 46 2.3.2.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Năm 2012 chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bằng 28,28% cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ mang lại 28,28 đồng LNST. Chỉ tiêu này giảm 1,85% so với năm 2011, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của LNST (âm 100,4%) năm 2013 thấp hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (24,43%). Kết luận: Như vậy sau khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty trong ba năm thông qua các chỉ tiêu đánh giá tổng thể có thể thấy năng lực hoạt động của công ty khá cao, có khả năng sinh lời lớn. Mặc dù có giảm trong hai năm 2012, 2013 nhưng vẫn thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty. Có được điều này là nỗ lực của toàn bộ các thành viên công ty trong bối cảnh hoạt động kinh doanh bị tác động mạnh mẽ bởi những thuận lợi và khó khăn từ bên ngoài. 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Qua bảng 2.6 ta thấy: Số vòng quay hàng tồn kho: Cả ba năm 2011, 2012,2013 số vòng quay hàng tồn kho đều giảm. Cụ thể năm 2011 là 18 vòng nhưng đến năm 2012 chỉ còn 14 vòng giảm 4 vòng, nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (26,01%) thấp hơn so với tốc độc tăng của hàng tồn kho (33,64%). Đến năm 2013 thì số vòng quay hàng tồn kho là 13 vòng, chỉ giảm 1 vòng so với năm 2012, nguyên nhân do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (17,05%) năm 2013 cao hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho (9,23%). Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm vừa qua gặp khó khăn, doanh số chưa cao nên số ngày vòng quay hàng tồn kho còn lớn và tăng cao, hàng hóa tồn đọng trong kho lâu hơn. Chứng tỏ công ty đã ít chú trọng đến việc bán hàng để thu hồi vốn, vì vậy làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong công ty và đó là điều không có lợi cho công ty. Hàng hóa tồn kho lớn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của công ty và có thể mức độ tăng trưởng của công ty có thể sẽ bị chững lại. Thời gian thu tiền bình quân: Trong 3 năm thời gian thu tiền bình quân của công ty đều giảm dần. Năm 2012 là 36 ngày giảm 54 ngày so với năm 2011. Năm 2013 chỉ còn 5 ngày giảm xuống 31 ngày so với năm 2012. Điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của công ty đang nhanh lên, công ty ít bị chiếm dụng vốn từ đó làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên năm 2011 thời gian thu tiền bình quân của công ty cao hơn so với năm 2012, 2013 chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn so với vốn công ty đi chiếm dụng, nhìn chung thời gian thu tiền của công ty vẫn cao. Công ty cần có các chính sách thu tiền phù hợp với khách hàng đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. 47 Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động của Công ty TNHH Tuấn Anh Stt Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 1 Giá vốn hàng bán(trđ) 23.796 29.986 35.098 6.190 5.112 2 Hàng tồn kho(trđ) 1.756 2.646 2.915 890 269 3 Doanh thu thuần (trđ) 25.598 31.395 37.125 5.797 5.730 4 Các khoản phải thu(trđ) 277 6.215 12.536 5.848 6.411 5 Vốn lƣu động(trđ) 4.217 11.381 17.006 7.164 5.688 6 Tài sản cố định(trđ) 5.243 7.153 8.841 1.190 1.688 7 Vốn lƣu động bình quân(trđ) 3.367,5 7.799 1.4193,5 4.431,5 6.994,5 8 Vốn cố định bình quân (trđ) 4.245,5 6.198 7997 1.952,5 1.799 9 Số vòng quay hàng tồn kho (9=1/2/) 18 14 13 (4) (1) 10 Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (10=360/(9)) 20 26 28 6 2 11 Vòng quay các khoản phải thu (11=3/4) 4 10 72 6 62 12 Thời gian thu tiền bình quân (12=360/(11)) 90 36 5 (54) (31) 13 Mức đảm nhiệm vốn lƣu động (15=5/3) 0,165 0,363 0,458 0,198 0,095 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011, 2012, 2013) Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Trong cả 3 năm số ngày một vòng quay hàng tồn kho đều tăng lên, năm 2011 là 20 ngày, đến năm 2012 là 26 ngày tăng 6 ngày và năm 2013 là 28 ngày tăng 2 ngày so với năm 2012. Qua đó ta thấy công ty ngày càng tăng số lượng hàng tồn kho. Vòng quay các khoản phải thu: Năm 2011 là 4 vòng, nhưng năm 2012 đã tăng lên là 10 vòng và năm 2013 là 72 vòng. Điều này cho thấy công ty đã không bị công ty khác chiếm dụng vốn. Đặc biệt, năm 2013 công ty đã có những biện pháp cụ thể làm nâng cao số vòng quay các khoản phải thu này lên, giúp công ty thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Mức đảm nhiệm vốn lƣu động: Đều tăng qua 3 năm, năm 2011 là 0,165; năm 2012 là 0,363 và năm 2013 là 0,458. Chỉ tiêu này trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 Thang Long University Library 48 chúng tỏ công ty sử dụng vốn có hiệu quả, tuy nhiên số vốn tiết kiệm được qua 3 năm đều tăng lên. Nhận xét: Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua có tiến triển tốt. Tuy nhiên, công ty cũng cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty hơn nữa trong những năm sắp tới. 2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 2.3.4.1. Hiệu suất sử dụng tài sản Nhìn vào bảng 2.7, ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty qua 3 năm đều giảm. Năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản là 1,69%, cho thấy cứ 100 đồng tổng tài sản đem lại 169 đồng doanh thu thuần, giảm 1,02 %so với năm 2011. Năm 2013 cứ 100 đồng tài sản đem lại 144 đồng doanh thu, giảm 0,25% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu thuần là 22,65%, năm 2013 là 18,25%, trong khi đó tốc độ tăng của tổng tài sản năm 2012 là 48,96% và năm 2013 là 28,29%. Hiệu suất tài sản của công ty giảm qua các năm chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đang kém dần, công ty cần có những giải pháp cũng như cẩn trọng hơn trong việc đầu tư kinh doanh. 2.3.4.2. Hiêụ suất sử dụng tài sản ngắn hạn Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty là 6,07 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra 6,07 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên sang năm 2012 và năm 2013 thi chỉ tiêu này lại giảm xuống còn 2,76 đồng và 2,18 đồng. Năm 2012 giảm 3,31% so với năm 2011, năm 2013 giảm 0,58% so với năm 2012. Nguyên nhân giảm của hiệu suất sử dụng tài sản là do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Cụ thể năm 2012 tốc độ tăng của tài sản ngăn hạn là 62,95% và năm 2013 là 33,08%. 49 Bảng 2.7. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm 2011 – 2012 Chênh lệch năm 2012 – 2013 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1. Tổng tài sản Triệu đồng 9.460 18.534 25.847 9.047 48,96 7.313 28,29 2. Tổng tài sản ngắn hạn Triệu đồng 4.217 11.381 17.006 7.164 62,95 5.625 33,08 3. Tổng tài sản dài hạn Triệu đồng 5.243 7.153 8.841 1.910 26,70 1.688 19,09 4. Doanh thu thuần Triệu đồng 25.598 31.395 37.125 5.797 22,65 5.730 18,25 5. Hiệu suất sử dụng tài sản (5=4/1) % 2,71 1,69 1,44 (1,02) (0,25) 6. Hiệu suất sủ dụng TSNH (6=4/2) % 6,07 2,76 2,18 (3,31) (0,58) 7. Hiệu suất sử dụng TSDH (7=4/3) % 4,88 4,39 4,20 (0,49) (0,19) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011, 2012, 2013) Thang Long University Library 50 2.3.4.3. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Qua 3 năm hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty đều giảm. Năm 2011 hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn là 4,88% nghĩa là cứ 1 đồng tài sản dài hạn sẽ đem lại 4,88 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, năm 2012 là 4,39 đồng giảm 0,49% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đã đầu tư mua sắm thêm các tài sản dài hạn phục vụ cho việc kinh doanh nâng tổng giá trị tài sản dài hạn lên 11 tỷ 387 triệu đồng tăng 62,95% so với năm 2011. Năm 2013 là 4,2% giảm 0,19% so với năm 2012. 2.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí Từ bảng 2.8 ta có thể thấy: Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán thay đổi qua các năm. Khi đầu tư 1 đồng giá vốn hàng bán thì công ty được 80 đồng (năm 2011), 50 đồng (năm 2012) và 60 đồng (năm 2013) lợi nhuận gộp. Tỷ suất sinh lời của giá vốn háng bán năm 2013 là cao nhất, chứng tỏ đây là năm công ty kinh doanh có lời nhất, đầu tư vào giá vốn hàng bán đạt lợi nhuận cao nhất. năm 2012, tỷ suất sinh lời GVHB giảm 3% so với năm 2011 là do trong năm nguồn cung cấp về hàng hóa , nguyên vật liệu đầu vào bị thiếu hụt, một số nhà cung cấp cũ đã chấm dứt hợp đồng với công ty làm cho giá vốn hàng bán tăng 51,12% so với năm 2011. Bảng 2.8. Bảng chỉ tiêu phân tích một số chi phí của công ty năm 2011 - 2013 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1. Lợi nhuận gộp về bán hàng 1.802 1.409 2.027 393 21,81 618 43,86 2. Giá vốn hàng bán 23.796 29.986 35.098 6.190 26,01 5.112 17,05 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.099 2.757 2.623 658 31,35 (134) (4,86) 4. Chi phí quản lý công ty 402 329 359 (73) (18,16) 30 9,12 5.Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán (5=1/2) 0,08 0,05 0,06 (0,03) 0,01 6. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh (6=3/4) 5,22 8,38 3,99 3,16 (4,39) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Anh Tuấn năm 2011, 2012, 2013) 51 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh: Năm 2012 tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý công ty là 8,38 cho thấy công ty đầu tư 1 đồng chi phí thì thu được 8,38 đồng lợi nhuận thuần. chỉ tiêu này tăng 3,16 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2012 chi phí quản lý công ty giảm 73 triệu đồng tương đương giảm 18,16% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã đầu tư đúng về quản lý công ty trong thời gian này. Tuy nhiên sang năm 2013, chỉ tiêu này lại giảm còn 3,99 đồng tương đương giảm 4,39 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2013 lợi nhuận thuần của công ty giảm 134 triệu tương ứng giảm 4,86% so với năm 2012 và chi phí quản lý công ty thì tăng 30 triệu đồng tương ứng tăng 9,12% so với năm 2012. 2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Anh Tuấn Từ các phân tích lý thuyết đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty, nhận thấy những nhóm nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: 2.4.1. Nhân tố khách quan 2.4.1.1. Môi trường pháp lý, chính sách tiền tệ Sự hỗ trợ của Nhà nước là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên nền kinh tế của Việt Nam cũng gặp nhiều biến động, tuy nhiên nhà nước vẫn đưa ra các chính sách về thuế, về lãi suất tín dụng, chính sách về tỷ giá, bù giá, trợ giá một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các công ty hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất. 2.4.1.2. Đối thủ cạnh tranh Khi công ty tham gia dự thầu cũng có nghĩa là công ty phải tham gia vào cuộc cạnh tranh công khai trên thị trường, trong đó các đối thủ cạnh tranh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng trúng thầu của công ty. Mức độ cạnh tranh quyết liệt hay không phụ thuộc vào năng lực và số lượng nhà thầu tham gia. Để giành chiến thắng thì công ty bắt buộc phải vượt qua được tất cả các đối thủ trong tham dự cuộc đấu thầu, muốn vậy công ty phải đảm bảo có năng lực vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh. Do đó, yêu cầu công ty phải coi trọng công tác thu thập thông tin và tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp đối phó. Thang Long University Library 52 2.4.1.3. Các nhà cung cấp vật tư Trong thời đại của sự phân công lao động và chuyên môn hóa cao thì không có một công ty nào có thể tự lo cho mình các đầu vào được. Để kinh doanh đạt hiệu quả thì công ty phải tìm mua các vật tư đầu vào từ bên ngoài với điều kiện là người cung ứng phải giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại, đảm bảo yêu cầu về chất lượng và giá cả phải ổn định trong thời gian dài. Nếu các nhà cung cấp tăng giá hoặc giao vật liệu kém phẩm chất thì chất lượng và giá thành công trình sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến lợi nhuận và uy tín của công ty sẽ giảm, điều này đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của công ty sẽ bị giảm sút và cơ hội thắng thầu cũng giảm đi. Vì vậy, để việc cung cấp vật tư, nguyên liệu đúng hạn và đảm bảo yêu cầu chất lượng thì công ty cần phải tiến hành lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩn thận. Tức là phải điều tra các điều kiện và hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà cung cấp đó có phù hợp với mình hay không, mặt khác không ngừng củng cố mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng, cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, tạo niềm tin cho nhau. Ngoài ra, nếu có điều kiện các công ty xây dựng đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như gạch, đá, xi măng... như vậy công ty sẽ chủ động hơn trong quá trình thi công và hiệu quả mang lại sẽ lớn hơn. 2.4.2. Nhân tố chủ quan 2.4.2.1. Nguồn nhân lực Trong những năm qua công ty đã kiện toàn tổ chức bộ máy Công ty nhất là những nhân sự chủ chốt, đồng thời tăng cường đào tạo, nâng cao khả năng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên để năng cao năng lực công tác của họ. Tiếp tục thực hiện chính sách: vừa có chế độ thu hút cán bộ giỏi về làm việc ở công ty, vừa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên để đảm bảo nguồn nhân lực của công ty đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển nhanh của công ty. 2.4.2.2. Nguồn lực về vốn Trong 3 năm qua công ty tiếp tục tăng vốn đầu tư, đặc biệt là nguốn vốn Nợ phải trả. Năm 2012 nguồn vốn này tăng lên 9 tỷ 976 triệu đồng tương ứng tăng 62,23% so với năn 2011. Nguồn vốn được nâng cao giúp công ty có điều kiện cải thiện trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất phụ vụ cho hoạt động kinh doanh. 53 2.4.2.3. Nguồn lực cơ sở vật chất và công nghệ Trong năm 2012 công ty đã đầu tư sửa chữa lại văn phòng làm việc cũng như đổi mới hết toàn bộ hệ thống vi tính trên toàn công ty. Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc cũng như việc áp dụng máy móc kĩ thuật tiên tiến hiện đại cho nhân viên. 2.5. Đánh giá chung kết quả đạt đƣợc về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Anh Tuấn trong năm 2011-2013 2.5.1. Kết quả kinh doanh đạt được Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ngày một tăng, chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khả quan, tình hình tài chính ổn định. Doanh thu bán hàng và cung cấp tăng 5 tỷ 797 triệu đồng tương ứng tăng 22,65% năm 2012, tăng 5 tỷ 730 triệu đồng tương ứng tăng 18,25% năm 2013, cho thấy công ty hoạt động tương đối ổn định, khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng. Trong năm công ty không ngừng bổ sung nguồn vốn kinh doanh cũng như trích lập các quỹ đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên. Thời gian thu tiền bình quân qua các năm giảm xuống năm 2012 giảm 54 ngày, năm 2013 giảm 31 ngày cho thấy công ty đang quản lý các khoản nợ và phải trả rất tốt, uy tín của công ty được nâng cao, công ty luôn tạo điều kiên tốt nhất đối với khách hàng trong khả năng thanh toán. Tài sản cố định của công ty ngày một tăng trưởng, năm 2012 tăng 26,7% và năm 2013 tăng 19,09%, quy mô ngày càng được mở rộng, tài sản cố định luôn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Hàng năm công ty đều tuân thủ pháp luận về tỷ lệ trích lập, khấu hao tài sản đúng theo nguyên tác – chế độ kế toán. Nộp thuế đầy đủ cho cơ quan nhà nước, giữ được vị thế của mình. Công ty đã tận dụng và sử dụng hợp lý vốn chủ sở hữu, sử dụng vốn với chi phí thấp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tài sản ngắn hạn không ngừng tăng trưởng, năm 2012 là 11 tỷ 213 triệu đồng tăng 6 tỷ 978 triệu đồng (tăng 62,23%); năm 2013 là 17 tỷ 254 triệu đồng tăng 6 tỷ 041 triệu đồng (tăng 35,01%) đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ không ngừng tăng theo năm 2012 là 31 tỷ 395 triệu đồng tăng 5 tỷ 797 triệu đồng (tăng 22,65%); năm 2013 là 37 tỷ 125 triệu đồng tăng 5 tỷ 730 triệu đồng (tăng 18,25%). Thang Long University Library 54 Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu tăng cho thấy lượng vốn đầu tư vào tài sản được đảm bảo phần lớn bằng vốn chủ sở hữu, điều này rất tốt đối với công ty. Vì vậy, công ty cần duy trì tốc độ phát triển này. Vấn đề nữa là, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra công ty chỉ chịu tác động nhỏ, lí do là công ty đã sử dụng vốn tự có để kinh doanh. 2.5.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Anh Tuấn Chi phí tài chính năm 2013 tăng cao, tăng 1 tỷ 142 triệu đồng và giá vốn hàng bán công ty tăng 17,5% so với năm 2012, điều này làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống. Vì vậy, công ty cần thanh toán nhanh các khoản nợ ngân hàng, tìm kiếm nguồn cung với giá vốn thấp. Công ty có thể huy động nguồn tài chính từ ngân viên trong công ty, giả sử mức lãi suất mà công ty phải chịu của ngân hàng là 8%, vạy công ty có thể vay vốn từ nhân viên và chi trả mức lãi suất rơi vào khoảng 6% - 7%. Như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí lãi vay. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong 3 năm khá cao đã làm cho khả năng sinh lời trên doanh thu thấp, lợi nhuận giảm. Công ty dự trữ hàng tồn kho nhiều làm ứ đọng vốn trong quá trình luân chuyển vốn, hiệu quả đầu tư không cao. Trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu nhu cầu thị trường từ đó đưa ra mức dự trữ phù hợp, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí quản lý, lưu kho, bảo quản hàng hóa. Năng lực tài chính của công ty chưa cao, công ty lại bị chiếm dụng vốn trong quá trình kinh doanh dài, các khoản phải thu tăng nhanh làm cho nhu cầu về vốn kinh doanh bị ảnh hưởng tương đối lớn, vì vậy công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ vay ngắn hạn tăng làm cho công ty phải phụ thuộc rất lớn vào các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng năm 2012 (tăng 8,5% ) và giảm năm 2013 (giảm 6,5%), tuy nhiên chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh trong hai năm này vẫn lớn hơn 1. Chứng tỏ công ty vẫn có thể duy trì việc chi trả cho khách hàng thuận lợi mà không phải gặp quá nhiều khó khăn. Khả năng thanh toán tức thời của công ty có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 33,5%; năm 2013 giảm 10%, điều này cho thấy tình hình tài chính không sáng sủa, lượng tiền và các khoản tương đương tiền dự trữ không đủ cho nhu cầu thanh toán nhanh, công ty cần khắc phục tình trạng trên đảm bảo tình hình tài chính, nâng cao uy tín của công ty mình. 55 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG ANH TUẤN 3.1. Định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty Là một công ty mới hình thành và phát triển, công ty đã và đang thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu cầu mà Ban giám đốc đặt ra. Với những thuận lợi và khó khăn như trên, Ban giám đốc công ty đã đưa ra phương hướng phát triển trong thời gian tới như:  Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng của từng công trình xây dựng.  Nghiên cứu kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm nguồn cung cấp với giá vốn thấp, chủ động trong khâu dự trữ hàng tồn kho đáp ứng nhu cầu thị trường.  Nâng cao năng lực quản lý, kiên toàn tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, đào tạo cán bộ phù hợp với mô hình công ty, phù hợp với trang thiết bị máy móc mà công ty đang và sẽ đầu tư.  Tìm kiếm – mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng.  Nâng cao tính chủ động về mặt tài chính bằng cách huy động them nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nguồn vốn đi vay. Đồng thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng như nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định.  Kiểm soát tốt các khoản chi phí, tăng lợi nhuận, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.  Tập chung vốn đầu tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đầu tư trang thiết bị mới đáp ứng theo nhu cầu của sự phát triển.  Tham gia các hoạt động xã hội, qua đó có thể quảng bá thương hiệu của công ty, từng bước mở rộng thị trường hoạt động. Đây là hoạt động tốt, vừa có thể tạo niềm tin cho khách hàng vừa tìm kiếm được khách hàng mới.  Thường xuyên trích lập các quỹ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, nâng cao đời sống cho công nhân viên, đảm bảo an toàn lao động. Thang Long University Library 56 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhầm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Thƣơng mại và Xây dựng Anh Tuấn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Anh Tuấn có thể thấy rằng mặc dù công ty đã có những nỗ lực cải thiện tình hình tài chính nhưng bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được công ty vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong chính sách tài chính gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của công ty. Với vốn kiến thức học được từ nhà trường, qua số liệu phân tích ở trên, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện thực trạng tình hình tài chính góp phần vào công tác quản lý tài chính của công ty. 3.2.1. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, chính sách tài trợ vốn Mục tiêu mà công ty đặt ra là tối đa hóa lợi nhuận, tức là tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Vì vậy, xây dựng và thiết lập một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty. Qua phân tích ở trên cho thấy cơ cấu vốn của công ty chưa hợp lý, công ty bị thiếu vốn nên phải huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn để trang trải. Cơ cấu này làm giảm tính chủ động về tài chính, mức độ rủi ro cao, công ty phải phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ. Vì vậy cần xây dựng một chính sách tài trợ và cơ cấu vốn hợp lý, công ty có thể áp dụng một số chính sách sau: Huy động vốn tập trung (công ty chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn vốn), với cách huy động vốn này có ưu điểm là giảm được chi phí huy động vốn nhưng lại dễ làm cho công ty bị phụ thuộc vào một chủ nợ. Lợi nhuận để lại của công ty. Sử dụng vốn linh hoạt, tận dụng triệt để vốn tạm thời nhàn rỗi từ các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến. Vốn từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn từ các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này công ty cần mở rộng sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là giải pháp tốt nhất. Cần có kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh: Khi đi vay vốn công ty cần tránh tình trạng để vốn vay lớn hơn tài sản lưu động, nếu công ty có vốn tự bổ sung lớn sẽ tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng, vì các tổ chức tín dụng dựa vào khả năng thanh toán của công ty để xem xét họ có nên cho vay vốn hay không, để tránh tình trạng thất thoát vốn. 57 3.2.2. Tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổ chức tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục giữa các khâu. Vì vây, công tác quản lý điều hành kinh doanh, dự trữ hàng tồn kho hợp lý tránh lãng phí là mục tiêu quan trọng với công ty hiện nay, để làm được điều đó công ty cần:  Tổ chức lao động hợp lý, nâng cao kỷ luật lao động, tăng năng suất lao động bằng việc khuyến khích cho công nhân viên lao động tiết kiệm sáng tạo.  Có chính sách thu hồi vốn hợp lý, giảm lượng vốn công ty bị chiếm dụng trong thời gian dài.  Đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, tập trung theo chiều sâu những ngành nghề công ty có thế mạnh.  Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, các nhà cung cấp, từ đó nâng cao uy tín của công ty. 3.2.3. Sử dụng hiệu quả chính sách bán chịu để tăng doanh thu Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy khả năng mua chịu của khách hàng đối với công ty ngày càng tăng, vốn kinh doanh của công ty bị chiếm dụng nhiều. Mặt khác, muốn tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty phải chấp nhận bán chịu để giữ khách hàng, khuyến khích và thu hút thêm khách hàng mới. Vì vậy, công ty cần có chính sách bán chịu hợp lý, công ty cần so sánh chi phí phát sinh và lợi nhuận mà chúng mang lại. Công ty cần xem xét việc bán chịu với chính sách thu hồi công nợ, các hình thức chiết khấu, từ đó giảm giá phù hợp, giúp công ty thu hồi vốn bị chiếm dụng nhanh. Đồng thời, cũng tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 3.2.4. Tăng cường quản lý khả năng thanh toán Sử dụng vốn hiệu quả thì mới có lãi, vốn bị chiếm dụng nhiều là một lãng phí. Mặt khác, để quản lý tốt các khoản phải thu, công ty phải nắm vững khả năng thanh toán của khách hàng để xác định thời gian cho nợ. Vì vậy, công ty cần có biện pháp thu hồi vốn kịp thời để bổ sung nguồn vốn kinh doanh như:  Thường xuyên kiểm tra, phân loại các khoản phải thu đến hạn, tới hạn, quá hạn, các khoản phải thu khó đòi để có biện pháp sử lý.  Khuyến khích khách hàng trả nợ sớm bằng việc cho hưởng chiết khấu thanh toán với một tỷ lệ phần trăm nhất định. Thang Long University Library 58  Thực hiện chính sách thu tiền mềm dẻo, linh hoạt một mặt tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian huy động vốn để trả nợ, một mặt có thể thu hồi được các khoản nợ tránh tình trạng mất vốn  Đôn đốc khách hàng trả nợ các khoản nợ đến hạn trả. 3.2.5. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên Để nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh, công ty cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Thường xuyên đánh giá về cơ cấu tổ chức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, từ đó có biện pháp đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ của họ để đáp ứng với nhu cầu công việc. Nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích cán bộ nhân viên công ty không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cũng cần chú ý đến chế độ đãi ngộ về lương, thưởng đúng với khả năng làm việc. Làm được như vậy sẽ tạo được động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên tự nâng cao trình độ, năng lực để tiến hành công việc có hiệu quả cao. Cần có chính sách sử dụng hợp lý cán bộ nhân viên đã qua đào tạo như tăng lương, chuyển đến nơi công tác phù hợp với trình độ, giúp họ có thể phát huy hết khả năng và công sức để cống hiến cho công ty. Cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên tạo ra sức bật mới cho công ty, với sức trẻ, lòng nhiệt tình, đam mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, nhất định sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của công ty. 3.3. Một số kiến nghị Mặc dù thời gian nghiên cứu thực tế tại công ty có hạn, qua số liệu phân tích ở trên cho thấy tình hình tài chính của công ty qua các năm chưa tốt, doanh thu và lợi nhuận có tăng nhưng chưa tương xứng với vị trí cũng như tiềm năng của công ty. Vì vậy, trong những năm tới công ty cần phải có những giải pháp thiết thực hơn nữa để phát huy thế mạnh của mình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đây tôi cũng xin đóng góp một số giải pháp hi vọng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý tài chính của công ty: Thứ nhất, cần sử dụng vốn một cách hợp lý hiệu quả, phù hợp với thực trạng tình hình kinh doanh. 59 Thứ hai, cần quản lý chặt chẽ khả năng thu hồi các khoản nợ đối với khách hàng, tránh tình trạng mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Thương xuyên đổi mới trang thiết bị máy móc phù hợp với thực tiễn, bên cạnh đó cũng cần trích lập khấu hao tài sản theo đúng chế độ hiện hành. Thứ ba, công ty cần đa dạng hóa các loại hình kinh doanh, đi sâu nghiên cứu với một số ngành mà công ty có thế mạnh. Thứ tư, cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của từng công trình. Thứ năm, hoàn thiện bộ máy quản lý theo hướng gọn nhẹ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trên đây là một số ý kiến đóng góp của tôi tới công ty, rất mong được sự xem xét, góp ý từ quý công ty để công ty phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo. Thang Long University Library 60 KẾT LUẬN Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh khốc liệt thì cơ hội luôn tạo ra cho các công ty phát triển. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu của công ty, đây là một vấn đề mang tính cấp bách, tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý tài chính là một vấn đề trung tâm của công tác quản lý công ty, tình hình tài chính của công ty được rất nhiều đối tượng nghiên cứu quan tâm, vì nó phản ánh một cách trung thực về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vây, việc tổ chức huy động và sử dụng vốn hợp lý - khoa học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm tăng lợi nhuận của công ty. Dưới sự hướng dẫn của cô giáo – Ths. Vũ Lệ Hằng cùng với sự giúp đỡ của các anh, chị trong phòng Tài chính – Kế toán của công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hy vọng cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm hiện tại sẽ giúp công ty vượt qua những khó khăn trước mắt và hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên với vốn kiến thức và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô, Ban giám đốc công ty để chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế cùng các cán bộ trong công ty đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty cũng như thời gian học tập ở nhà trường. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Ths. Vũ Lệ Hằng đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà – Phân tích tài chính công ty – Lý thuyết và thực hành – 2009 – NXB Tài chính. 2. PGS.TS. Lưu Thị Hương – 2006, Quản trị tài chính công ty – NXB Tài chính. 3. GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Nguyễn Ngọc Cơ – 2009 – Giáo trình phân tích tài chính công ty, Học Viên Tài Chính – NXB Tài chính. 4. TS.NGƯT. Đỗ Thị Thanh Vân, Ths.NGƯT. Nguyễn Thị Lân – Phân tích tài chính công ty, trường đại học Tài chính – Quản trị Kinh doanh – NXB Lao động – Xã hội. 5. Báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Anh Tuấn. 6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Anh Tuấn Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Anh Tuấn năm 2011-2013. 2. Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Anh Tuấn năm 2011-2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa16907_5999.pdf
Luận văn liên quan