Đề tài Năng lực cạnh tranh quốc gia và thực tế năng lực cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam

Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia đã được hình thành như là một khái niệm phức hợp, dựa trên một chùm (cluster) các yếu tố khác nhau. Trong các yếu tố chưa xét đến một số yếu tố quan trọng như độ lớn của nền kinh tế; sức mua thực tế; mức độ ổn định chính trị-kinh tế, trật tự an toàn xã hội; truyền thống lịch sử, văn hoá; tài nguyên thiên nhiên. Song, những yếu tố này có hệ số tương quan thấp với tăng trưởng nên khó đưa vào mô hình. Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.

doc45 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3517 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực cạnh tranh quốc gia và thực tế năng lực cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; ở Thái Lan là 8 thủ tục, mất 33 ngày; của OECD là 6,2 thủ tục, mất 16,6 ngày; ở Australia là 3 thủ tục, mất 2 ngày. Chi phí để thành lập doanh nghiệp trong năm 2006 tại Việt Nam mất khoảng 276 USD (ở Trung Quốc mất 162 USD; ở Thái Lan mất 160 USD). Trong đó đăng ký kinh doanh mất 15 ngày, tốn 12,54 USD; đăng ký mã số thuế mất 15 ngày, tốn 188 USD; mua hoá đơn VAT từ cơ quan thuế hoặc tự in mất 15 ngày, tốn 0,88 USD khắc dấu mất 14 ngày; thành lập công đoàn mất 15 ngày... Nước ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh này. Chúng ta sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh hơn ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, ở cả thị trường trong nước và quốc tế, trước hết là ngay ở thị trường trong nước. Bởi vậy, hệ thống các tiêu chí về năng lực cạnh tranh như: quản lý kinh tế vĩ mô, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin và nguồn nhân lực... nếu không kịp thời được hoàn thiện thì tất yếu sẽ gây khó khăn, trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lại công bố báo cáo thường niên về khả năng cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia. 2007, vị trí xếp hạng của Việt Nam là 68 trong danh sách 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các trụ cột cho khả năng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam Chỉ tiêu Xếp hạng Nhóm các yêu cầu căn bản 77 1. Tổ chức các thể chế 70 2. Cơ sở hạ tầng 89 3. Ổn định kinh tế vĩ mô 51 4. Giáo dục cơ bản và y tế 88 Nhóm các yếu tố nâng cao hiệu quả 71 5. Giáo dục đại học và đào tạo 93 6. Hiệu quả của thị trường hàng hóa 72 7. Hiệu quả của thị trường lao động 45 8. Trình độ của thị trường tài chính 93 9. Mức độ sẵn sàng về công nghệ 86 10. Qui mô thị trường 32 Nhóm các yếu tố sáng tạo và trình độ 76 11. Trình độ kinh doanh 83 12. Sáng tạo 64 Trong số những tiêu chí được xếp hạng cao của Việt Nam, có thể kể 5 tiêu chí cao nhất: sự tham gia của lao động nữ (hạng 8), sự phát triển các cụm nhóm trong kinh doanh (hạng 16), thị trường cho hàng nước ngoài (hạng 26), tỉ lệ tiết kiệm (hạng 21), quan hệ tiền lương và năng suất (hạng 31). Nhìn chung, có ba trụ cột được đánh giá là “cao hơn bình quân cả nước” để kéo vị trí tổng thể của Việt Nam lên. Đó là qui mô thị trường (hạng 32), hiệu quả của thị trường lao động (hạng 45), và ổn định kinh tế vĩ mô (hạng 51). Có đến 17 tiêu chí của Việt Nam được xếp hạng “trên 100” trong số 131 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm yếu tố có điểm thấp nhất là: mức thuế nhập khẩu (hạng 117), sự bảo vệ nhà đầu tư (hạng 121), bản chất của lợi thế cạnh tranh (hạng 126), sự kiểm soát về phân phối quốc tế (hạng 115), chất lượng các trường dạy quản trị (hạng 120), Đặc biệt, trong năm 2007 tổ chức WEF đã khảo sát ý kiến về 14 tiêu chí thường bị coi là “tiêu cực”. Những người được hỏi ý kiến sẽ chọn ra 5 tiêu chí “tệ nhất” đối với quốc gia được chọn. Kết quả cho thấy, đối với Việt Nam, bốn yêu tố bị coi là “có vấn đề nhất” gồm: tham nhũng, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu lao động có tay nghề, và sự kém hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước. Bốn tiêu chí bị đánh giá thấp kế tiếp là: khả năng tiếp cận nguồn tài chính, tinh thần làm việc của công nhân trong nước, chính sách không ổn định, và các qui định về thuế. Tuy nhiên, có bốn tiêu chí bị coi là tiêu cực trên thế giới, nhưng được nhìn nhận “ít có vấn đề” ở Việt Nam, đó là: trộm cắp và tội phạm, bất ổn định chính trị, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách hạn chế lao động. Trong số 14 vị trí đứng đầu năm nay, Mỹ vẫn giữ vị trí đứng đầu nhờ những chỉ số rất cao về giáo dục, công nghệ, và hệ thống quản lý. Liên tiếp 5 vị trí từ số 2 đến số 6 rơi vào tay châu Âu (lần lượt là Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, và Phần Lan). Đông Á tự hào chiếm 5 vị trí (theo thứ tự là Singapore, Nhật, Hàn Quốc, Hongkong, và Đài Loan). Tuy nhiên, với Việt Nam, có lẽ sẽ dễ đánh giá kết quả hơn nếu chúng ta so sánh vị trí của mình với các láng giềng. Trong số các láng giềng, so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm nay so với năm 2006, nhóm các nước tăng hạng gồm có Singapore (tăng từ hạng 8 lên hạng 7), Trung Quốc nhích nhẹ từ hạng 35 lên 34, Philippines nhảy 4 bậc từ 75 lên 71. Thái Lan đứng nguyên hạng 28, mặc dù các yếu tố chính trị xấu đi nhưng kinh tế vĩ mô không bị mất ổn định. Giáo dục đại học của Thái Lan được xếp hạng 44 (so với hạng 93 của Việt Nam). Indonesia cũng giữ nguyên hạng 54, nhưng nếu loại trừ những tên mới ra khỏi danh sách thì nước này đứng vị trí 51, nghĩa là tăng ba bậc. Campuchia ở vị trí khá lý thú: nếu chỉ xét riêng những nước đã có mặt từ năm 2006 thì Campuchia tăng từ hạng 106 lên 101. Nhưng do danh sách có bổ sung thêm một số nước, mà những nước này lại “chen ngang” vào vị trí cao hơn, nên Campuchia tụt hạng xuống 110. Malaysia là nước có vị trí sáng giá thứ nhì trong khu vực, với điểm xếp hạng rất đồng đều cho mọi mặt. Nhưng nước này đã tụt từ hạng 19 xuống 21, do bị Hàn Quốc và Bỉ qua mặt. Như vậy, trong khu vực, ngoài Malaysia thì chỉ còn Việt Nam là tụt hạng rõ rệt nhất. Theo báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 (WB) Trong khu vực Đông Nam Á, với vị trí thứ 91, Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan (xếp hạng 15) và Malaysia (xếp hạng 24), các vị trí tiếp theo thuộc về: Indonesia (xếp hạng 123), Philippines (xếp hạng 133), Campuchia (xếp hạng 145), Lào (xếp hạng 164) và Timor-Lester (168).Singapore 2 năm liên tiếp dẫn đầu 178 nền kinh tế về mức độ thuận lợi trong kinh doanh.Việt Nam vẫn xếp hạng thấp trong 3 lĩnh vực: Bảo vệ nhà đầu tư (xếp thứ 165), giải thể doanh nghiệp (thứ 121) và đóng thuế (thứ 128). Việt Nam nằm trong số những quốc gia bảo vệ nhà đầu tư kém nhất trước sự lạm dụng tài sản doanh nghiệp của giám đốc hay thành viên HĐQT. Mặc dù Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp mới đã quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của giám đốc, thành viên HĐQT nhưng chưa đưa ra cơ chế thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập về giải thể doanh nghiệp. Theo báo cáo này, cơ chế hiện tại cho việc giải quyết các vụ phá sản tại Việt Nam thường khó khăn và mất thời gian. Ví dụ, một trường hợp phá sản tại Việt Nam có thể mất 5 năm mà doanh nghiệp chỉ thu hồi lại được 18% nợ. Do đó, rất ít doanh nghiệp giải thể theo đúng những quy định và thủ tục chính thức. Cũng theo báo cáo, doanh nghiệp ở Việt Nam mất khá nhiều thời gian thực hiện các nghĩa vụ thuế. Tính trung bình, doanh nghiệp mất 1.050 giờ, tương đương 130 ngày làm việc để hoàn thành các thủ tục liên quan đến đóng thuế. Ngoài ra, các chuyên gia còn nêu ra các khó khăn mà môi trường kinh doanh Việt Nam đang gặp khó khăn trên bước tiến là: cấp giấy phép xây dựng; sa thải lao động; các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian lo thủ tục xuất nhập khẩu và chi phí xuất khẩu rất cao (trung bình 24 ngày và số tiền lên tới 669 USD/container)… Trong “Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2007-2008”. của WEF. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam được xếp thứ 68 trong Báo cáo năm 2007-2008, tụt 4 bậc so với vị trí thứ 64 trong Báo cáo một năm trước. Lý do chính của sự tụt bậc này là do 3 trong số 8 nước mới được đưa vào báo cáo lần này được xếp trên Việt Nam. Mỹ đứng hàng đầu trong số 131 nước được điều tra về khả năng cạnh tranh toàn cầu. Thứ hai là Thụy Sĩ. Tiếp đến là Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Phần Lan và Singapore. Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giúp các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách của chính phủ phát hiện ra những cản trở để cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu. Năng lực cạnh tranh là một tập hợp 12 nhân tố gồm các thể chế, chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của một nước, như thể chế, cơ sở hạ tầng, chính sách kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục ban đầu, giáo dục và đào tạo cấp cao hơn, hiệu quả của thị trường hàng hóa, hiệu quả của thị trường lao động, trình độ tinh xảo của thị trường tài chính, khả năng sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, trình độ tinh xảo của kinh doanh và khả năng sáng chế. Trong Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2007-2008 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố hôm 31/10, Việt Nam chỉ đứng thứ 68 trong số 131 được xếp hạng, tụt 4 bậc so với đánh giá của tổ chức này năm trước. > Môi trường kinh doanh được đánh giá cao hơn Liên tiếp tụt hạng về năng lực cạnh tranh Thuộc top 10, thứ hạng đầu tiên vẫn thuộc về Mỹ. Thụy Sĩ và Đan Mạch lần lượt xếp ở hai vị trí tiếp theo. Đáng chú ý, Thụy Điển thăng 5 hạng để leo lên vị trí thứ 4. Nền kinh tế Đức sau thời gian dài khó khăn đã bắt đầu có những cải tiến đáng ghi nhận, thăng 2 hạng so với vị trí số 7 năm ngoái.   Nền kinh tế thứ hai thế giới Nhật Bản vẫn ở top 10, song đã tụt 3 bậc so với thứ hạng 5 năm ngoái. Đặc biệt, vương quốc Anh từ vị trí số 2 năm ngoái đã tụt dốc xuống hàng thứ 9. Hong Kong (Trung Quốc) nhường vị trí số 10 cho Hà Lan và lui về thứ hạng 12. Trong số hơn 10 nền kinh tế khu vực châu Á được đưa vào danh sách xếp hạng, Hàn Quốc có bước tiến mạnh mẽ nhất, từ thứ hạng số 23 năm ngoái lên vị trí số 11 của năm nay. Philippines cũng leo thêm 4 bậc so với vị trí 75 của năm ngoái. Singapore và Trung Quốc cùng tiến một bậc, lần lượt lên thứ hạng số 7 và 34. Đa phần các nước (lãnh thổ) còn lại, đều giậm chân tại chỗ, hoặc thậm chí rớt hạng so với năm ngoái. Trong đó, Việt Nam tụt 4 bậc xuống hàng 68. Người hùng Ấn Độ còn rớt tới 6 hạng xuống vị trí 48. Theo đánh giá của các chuyên gia, Mỹ duy trì vị trí số một trong bảng xếp hạng là nhờ thị trường vận hành hiệu quả, cộng đồng doanh nghiệp nhạy bén và đặc biệt là sự đóng góp tích cực của công nghệ. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế lớn nhất thế giới có nguy cơ suy giảm do sự mất cân đối về kinh tế vĩ mô, mà gần đây nhất là cơn địa chấn cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn. Năm nay, Việt Nam tụt hạng một phần do sự thay đổi về số lượng các nền kinh tế được đưa vào bảng đánh giá. 3 trong số 8 nước mới được đưa vào báo cáo lần này được xếp trên Việt Nam. Cuối tháng 9, Ngân hàng Thế giới đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Xét về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, Việt Nam đứng thứ 91 trong 178 được xếp hạng, tăng 13 bậc so với năm ngoái. Suốt 27 năm qua, WEF đều công bố cáo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu, mỗi năm một lần. Chỉ số năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế được đánh giá trên cơ xem xét 12 yếu tố, gồm thể chế, hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục sơ đẳng, giáo dục và đào tạo đại học, hiệu quả của thị trường hàng hóa, hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, khả năng sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, sự nhạy bén và khả năng sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Năm nay, WEF đưa thêm 7 nền kinh tế, gồm Puerto Rico, Libya, Oman, Saudi Arabia, Senegal, Syria và Uzbekistan vào bảng xếp hạng. Có một điểm khác biệt nữa là năm ngoái, Serbia và Montenegro được coi là một nền kinh tế thì năm nay được tách làm 2. Hơn 11.000 lãnh đạo doanh nghiệp đã được trưng cầu ý kiến đánh giá về 131 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năm nay. Kết quả cho thấy các chính sách kinh tế, đặc biệt là ở cấp độ vi mô, cần được ưu tiên hàng đầu để cải thiện năng lực cạnh tranh ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 8/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã công bố kết quả xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu 2008. So với năm ngoái, Việt Nam tụt hai bậc từ 68 xuống 70. Danh sách 10 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh hầu như không có gì thay đổi, với những tên quen thuộc hàng năm: Mỹ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Thụy Điển, Singapore, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Nhật. Chỉ có Canada mới gia nhập nhóm Top 10, còn Vương quốc Anh bị rơi khỏi nhóm này do những yếu kém của hệ thống ngân hàng, một hệ thống từ trước đến nay vẫn là niềm tự hào của nước này. Singapore vượt từ hạng 7 lên hạng 5 để đổi chỗ cho Đức từ hạng 5 xuống hạng 7. Quốc gia đứng hạng cao nhất châu Á này được đánh giá có cơ sở hạ tầng và định chế tuyệt vời, đứng thứ hai thế giới về mức độ hiệu quả của 3 thị trường hàng hóa, lao động, và tài chính, để bảo đảm phân bổ nguồn lực vào nơi sử dụng hiệu quả nhất. Ba điểm yếu nhất của Singapore là qui mô thị trường nhỏ, chênh lệch cao giữa lãi suất đầu vào - đầu ra, và mức độ nợ của Chính phủ.  Vị trí của Việt Nam Xếp hạng 2008 Điểm số 2008 Xếp hạng 2007 Singapore 5 5.53 7 Nhật 9 5.38 8 Hồng Kông 11 5.33 12 Hàn Quốc 13 5.28 11 Đài Loan 17 5.22 14 Malaysia 21 5.04 21 Trung Quốc 30 4.70 34 Thái Lan 34 4.60 28 Brunei 39 4.54 n/a Indonesia 55 4.25 54 Việt Nam 70 4.10 68 Philippines 71 4.09 71 Campuchia 109 3.53 110 Theo WEF(2007) Vị trí của Việt Nam trong 3 năm qua là hạng 64 (năm 2006), hạng 68 (năm 2007) và hạng 70 (năm 2008). Tuy nhiên, danh sách các nước năm nay có bổ sung thêm một số nước. WEF cũng chỉ ra, nếu không xét các nước mới bổ sung vào danh sách, thì Việt Nam chỉ tụt một bậc từ 68 xuống 69. Trong số các nước Đông Á, Việt Nam chỉ đứng trên Philippines và Campuchia (Lào và Miến Điện chưa có tên trong danh sách xếp hạng.) Việc xếp hạng được căn cứ theo chấm điểm 3 nhóm yếu tố: các yếu tố căn bản, các yếu tố nâng cao, và các yếu tố sáng tạo. Ba nhóm này bao gồm 12 “trụ cột” của năng lực cạnh tranh. Tổng hợp 12 "trụ cột" cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Trong cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia về "vấn đề đang lo ngại nhất", ba yếu tố được coi là yếu kém nhất của Việt Nam gồm: lạm phát, cơ sở hạ tầng, và lao động được đào tạo. Các chuyên gia lo ngại nhất cho Việt Nam về lạm phát, hạ tầng, và lao động có trình độ. Có 4 quốc gia đứng dưới Việt Nam trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 đã vượt lên trên, đó là Botswana (từ hạng 76 lên 56), Braxin (từ 72 lên 64), Montenegro (từ 82 lên 65), và Rumani (từ 74 lên 68). Trong khi đó, cũng có 2 quốc gia đứng trên Việt Nam trong năm 2007 nhưng đến năm nay đã tụt xuống dưới, đó là El Salvador (từ 67 xuống 79) và Ma rốc (từ 64 xuống 73). Trong số 109 tiêu chí chi tiết để đánh giá cho điểm và xếp hạng, Việt Nam có 22 yếu tố xếp hạng 100 hoặc thấp hơn. Chỉ tiêu yếu của Việt Nam Xếp hạng Bản chất của lợi thế cạnh tranh 126 Thuế suất bình quân 126 Mức độ bảo vệ nhà đầu tư 123 Chất lượng quản lý trường học 120 Chất lượng của hệ thống giáo dục 120 Số lượng thuê bao điện thoại di động 114 Mức độ vững mạnh của ngân hàng 113 Chất lượng hạ tầng cảng 112 Các rào cản thương mại 110 Trình độ của thị trường tài chính 106 Phổ cập giáo dục cấp 3 106 Chuẩn mực báo cáo và kiểm toán 106 Gánh nặng về quy chế nhà nước 105 Chất lượng cung cấp điện 104 Trở ngại cho sở hữu nước ngoài 104 Lạm phát 103 Chi phí sa thải lao động 103 Chất lượng đường giao thông 102 Mức độ linh hoạt về lương 101 Phổ cập giáo dục cấp 2 100 Bệnh lao phổi 100 Chi tiêu cho giáo dục 100 Tuy nhiên, cũng trong 109 tiêu chí đó thì cũng có 12 điểm Việt Nam đứng hạng khá cao, trong khoảng 40 hoặc cao hơn. Chỉ tiêu mạnh của Việt Nam Xếp hạng Huy động vốn trong nước từ cổ phiếu 5 Tham gia của lao động nữ 10 Hiệu quả giữa lương và năng suất 17 Chính phủ mua thiết bị công nghệ cao 21 Phát triển theo cụm doanh nghiệp 25 Tỉ lệ tiết kiệm trong nước 28 Thị trường nước ngoài 29 Điện thoại cố định 37 Chênh lệch lãi suất gửi - vay 39 Chi phí của chính sách nông nghiệp 39 Năng lực sáng tạo 41 Qui mô thị trường trong nước 42 WEF phân các nền kinh tế theo 3 nhóm. Nhóm 1 có năng lực cạnh tranh dựa vào các yếu tố tự nhiên (tài nguyên, vị trí, sức lao động…); nhóm 2 cạnh tranh dựa trên hiệu quả của nền kinh tế; nhóm 3 dựa trên năng lực sáng tạo. Ba "vùng lõm" của Việt Nam là hạ tầng, giáo dục, và sẵn sàng cho công nghệ. Trên đồ thị dạng “mạng nhện” của Việt Nam, báo cáo đánh giá Việt Nam đã vượt ra khỏi vòng màu đen của nhóm 1 và đang ở giai đoạn chuyển tiếp sang nhóm 2. Ba điểm mạnh của Việt Nam là ổn định vĩ mô, y tế - giáo dục tiểu học, và qui mô của thị trường. Còn ba “vùng lõm” của Việt Nam vẫn là cơ sở hạ tầng, đào tạo và giáo dục đại học, và mức độ sẵn sàng cho công nghệ. Báo cáo của WEF nhằm cung cấp bức tranh vừa tổng thể vừa chi tiết về môi trường kinh tế của các quốc gia, cũng như khả năng của mỗi quốc gia đạt được sự bền vững trong tăng trưởng và phát triển. Các đối tác trong nước tham gia cùng WEF thực hiện bản báo cáo năm nay là Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Viện Kinh tế TP. HCM.  2.2. Những hạn chế của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của quá trình hội nhập, do đó cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình phải thúc đẩy các hoạt động R&D, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quản lý và hoạt động tài chính, phát triển nguồn lực có kỹ năng.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng vượt trội hơn các đối thủ để duy trì và phát triển. Thông thường đánh giá khả năng cạnh tranh này thông qua các yếu tố sau: 2.2.1. Quy mô và số lượng doanh nghiệp Đến cuối năm 2002 có khoảng 93400 doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp với tổng số vốn đầu tư khoảng 100 nghìn tỷ đồng. Khá nhiều doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp chỉ đăng ký với số vốn điều lệ mang tính hình thức. Các doanh nghiệp Nhà Nước cũng trong tình trạng như vậy, vì Nhà Nước bảo lãnh cho các doanh nghiệp này cho nên quy mô và vốn kinh doanh không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp. Trong mọi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa hề có một doanh nghiệp nào của Việt Nam được xếp hạng theo danh mục quốc tế. So sánh các doanh nghiệp Việt Nam với nhau thì 17 tổng công ty là những doanh nghiệp nhà Nước lớn nhất. Tổng trị giá của 17 công ty này tính đến 31/12/2000 là 166.254.947 triệu đồng, có 3 tổng công ty lớn. Điện lực có tổng giá trị tài sản là 52.829.531 triệu đồnh và vốn kinh doanh là 22.710.846; dầu khí tương ứng là 28.435.676 triệu đồng và 11.395.678 triệu đồng; Bưu chính viễn thông là 28.016.260 triệu đồng và 9.510.062 triệu đồng. Xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp của Việt Nam là vừa và nhỏ ở hai mặt giá trị tài sản và vốn kinh doanh. 2.2.3. Sản phẩm Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của nó.Lợi thế so sánh lại được đánh giá theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Quan điểm cổ điển đều so sánh từ các yếu tố cấu thành nên sản phẩm như vốn, lao động,nguyên liệu, chi phí, giá thành, giá cả. Tuy nhiên, quan niệm về lợi thế so sánh hiện nay đã thay đổi và chủ yếu dựa vào các lợi thế động, đặc biệt chú ý đến vấn đề tiêu thụ và mở rộng thị trường quốc tế. Sản phẩm Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, yếu tố vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động rẻ và vị trí địa lý. Một số sản phẩm chí lực lại không mang thương hiệu Việt Nam, vì làm gia công chế biến cho nước ngoài ( dệt may, giày da) hoặc chỉ xuất khẩu sản phẩm thô chưa qua chế biến ( dầu thô, nông sản). Các sản phẩm thuộc vào lĩnh vực công nghệ cao như máy tính, đồ điện gia dụng đa số chỉ là lắp ráp, các bộ phận ting xảo hầu hết được chế tạo ở nước ngoài. Thứ hai, yếu tố lao động là lợi thế so sánh của sản phẩm Việt Nam nhưng chủ yếu dựa vào lao động giản đơn. Mặc dù là lao động giản đơn nhưng chi phí không phải là thấp. Thứ ba, về chất lượng sản phẩm chưa thấy sản phẩm nào có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới nhờ vào yếu tố chất lượng. Xét một số sản phẩm có khr năng cạnh tranh của Việt Nam ta thấy hầu hết chúng thuộc nhóm sản phẩm thô. Năng lực cạnh tranh nhờ vào yếu tố tự nhiên như đát đai, khí hậu tạo ra như cà phê, hạt điều, hạt tiêu. Sản phẩm dệt may được coi là mũi nhọn, nhưng chỉ có sản phẩm dệt kim đạt tiêu chuẩn chất lượng cao của thế giới. Việt Nam là nước đứng thứ hai về xuất khấu gạo, tuy nhiên chất lượng gạo lại thấp hơn so với Thái Lan. Thứ tư, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp so với mức trung bình của thế giới. Sở dĩ như vậy là do chi phí của các yếu tố đầu vào, chi phí trung gian cao, quá trình vận chuyển, giao nhận chậm chạp, kiểu dáng mẫu mã luôn đi sau các nước và không độc đáo. Thứ năm, năng suất hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đều thấp. Trong 10 mặt hang có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2002 chỉ có cà phê và lúa gạo có năng suất cao ( năng suất cà phê và lúa gạo cảu Việt Nam là 2400 tạ/ ha, 4,4 tấn/ ha so với năng suất của thế giới là 995 ta/ ha và 3,98 tấn / ha) Năng lực cạnh tranh của những sản phẩm " Made in Vietnam" I. Nhóm có khả năng cạnh tranh 1. Thuỷ sản 11. Động cơ Diesel công suất 2. Trái cây đặc sản ( vải thiều, soài, bưởi ...) thấp (dưới 32 sức ngựa) 3. Một số đặc sản nông nghiệp ( mè, măng khô ) 12. Giấy viết, photocopy 4. Điều 13. Bóng đèn, bình thuỷ 5. Tiêu 14. Xăm lốp ô tô, xe máy 6. Gạo 15. Chất tẩy rửa 7. Cà phê 16. Biến thế, cáp điện 8. May mặc 17. Du lịch 9. Da giày 18. Dịch vụ xây dựng ( cầu, 10. Đồ uống (rượu đặc sản, bia) kết cấu kim loại 20. Hàng thủ công, mỹ nghệ 19. Khoáng sản ( dầu thô, (thêu, ren, đồ gỗ khảm ) than anthrazit, khí đốt, chromit ...) II. Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện 1. Chè 10. Công nghệ phần mềm 2. Cao su 11. Thịt heo 3. Rau 12. Dịch vụ ngân hàng 4. Hoa tươi 13. Dịch vụ viễn thông 5. Thực phẩm chế biến ( thịt, cá chế biến, 14. Vận tải hàng không bánh đậu xanh, kẹo dừa v.v. ) 15. Vận tải hàng hải 6. Lắp ráp điện tử dân dụng 16. Kiểm toán 7. Một số sản phẩm cơ khí nhỏ 17. Dịch vụ bảo hiểm 8. Một số hoá chất 18. Dịch vụ tư vấn (pháp luật, quản lý) 9. Xi măng 19. Dịch vụ chữa bệnh (kết hợp đông, tây y, v.v..) III. Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp 1. Mía đường 2. Bông 3. Cây có dầu 4. Đỗ tương 5. Ngô 6. Sữa bò 7. Gà chăn nuôi công nghiệp 8. Thép 2.2.4. Năng lực quản lý Trình độ học vấn nói chung của các chủ doanh nghiệp hoặc giám đốc doanh nghiệp Việt Nam không thấp nhưng vẫn còn bộ phận không nhỏ mới tốt nghiệp văn hoá phổ thông. Về kinh nghiệp đa số chủ doanh nghiệp tư nhân và giám đốc doanh nghiệp Nhà Nước đều trải qua thời kỳ hoạt động trước đó. Đối với các doanh nghiệp Nhà Nước thì giám đốc hoặc các thành viên hội đồng quản trị được bầu chọn theo truyền thống kinh nghiệm, sống lâu lên lão làng nói chung độ tuổi cao. Nhiều cuộc điều tra khảo sát của Viện nghiên cứu kinh tê trung ương cho thấy các chủ doanh nghiệp không thích ứng được với những thay đổi của môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi môi trường, thể chế, thị trường, thi hiếu tiêu dung.... thay đổi các doanh nghiệp lại không hề có phản ứng kịp thời trước nhữn thay đổi đó. Vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, quá trìng sản xuất cũ, mẫu mã cũ để sản xuất ra các mặt hang xuất khẩu. Một thí dụ điển hình là khi EU cấm nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ tự nhiên vì lý do môi trường thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn xuất khẩu đồ gỗ từ các loại gỗ trắc, pơ mu. Nói khác đi là các nhà quản lý không nắm bắt về các thông tin thị trường, không nhạy bén trước các thay đổi của thị trường. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mô hình tổ chức, quản lý tương tự như các mô hình trên thế giới. Do đó quá trình ra quyết định về mặt lí thuyết là không có sự khác biệt gì đáng kể. Tuy nhiên trong thực tế lại phát sinh một số vấn đề, thí dụ các ngành doanh nghiệp do một số thành viên là một số người thân thuộc trong gia đình, họ hùn vốn kinh doanh, họ không chấp hành luật lệ kinh doanh quốc tế dẫn đến mâu thuẫn. Đối với các công ty cổ phần được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, nếu như cổ phần nhà nước có vai trò chi phối thì việc can thiệp của nhà Nước diễn ra thường xuyên. Trong những trường hợp trên, các quyết định đầu tư, thay đổi thị trường, sản phẩm, đổi mới công nghệ thường bị ách tắc, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhà Nước, phân cấp quản lý có những đặc điểm phức tạp, nhiều tầng lớp. Chủ sở hữu không được xác định rõ ràng có nhiều cơ quan được cử làm đại diện của chủ sở hữu, nhưng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn diện với doanh nghiệp Nhà Nước, đã cản trở khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2.5. Chi phí kinh doanh Nhiều loại chi phí của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong khu vực như giá cước điện thoại, giá bốc xếp, giá vận chuyển, giá cả các sản phẩm độc quyền. Ngoài ra, các doanh nghiệp luôn bị sách nhiễu và phải trả những khoản chi phí ngoài quy định, bất hợp lý.Những khoản chi phí đó cộng với tiền lương đã đẩy chi phí của sản phẩm Việt Nam tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong khi công nghệ thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp ích cho chi phí gia nhập thị trường quốc tế ngày càng giảm thì doanh nghiệp Việt Nam lại không tranh thủ được các cơ hội đó và không bắt kịp với các xu hướng đó. Đa số các doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh, nếu có cũng không theo đuổi chiến lược đến cùng. SO SÁNH CHI PHÍ LAO ĐỘNG 2.2.6. Trình độ khoa học công nghệ Việc đầu tư để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn chậm. Trình độ công nghệ rất lạc hậu, đáng lo ngại là trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và tự động hoá. Qua khảo sát của tổ chức JICA Nhật Bản năm 2001, chỉ có một số ít doanh nghiệp Nhà Nước đạt trình độ công nghệ hiện đại hoặc mức trung bìng của thế giới và khu vực. Đó là công nghệ phát dẫn điện, sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sane xuất sợi dệt, vật liệu xây dựng. Số còn lại các công nghệ của Viêt Nam lạc hậu so với thế giới 10- 20 năm, thậm chí 30 năm như cơ khí, sản xuất phôi. Đối với các doanh nghiệp tư nhân hầu hết sử dụng các mấy móc, thiết bị lạc hậu so với thế giới 3-4 thế hệ. Công nghệ lạc hậu, công thêm với tốc độ đổi mới quá chậm, tính bình quân khoảng 10% doanh nghiệp một năm, ngoài ra 30% doanh nghiệp chỉ sử dụng 50% công suất máy móc.Những yếu tố như trên đã cản trở doanh nghiệp Việt Nam không thể chế tác các sản phẩm các sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp, trong khi các nguyên liệu để chế tác rất đa dạng và có sẵn. Càng nhập khẩu công nghệ thì giá thành sản phẩm càng cao. Có nhiều nguyên nhân cản trở quá trình đổi mới công nghệ đó là hạn chế về tài chính, thông tin về công nghệ thiếu, đội ngũ chuyên gia hiểu biết về công nghệ còn qú ít lại không có khả nănng đàm phán, ký kết các hợp đồng nhập khẩu công nghệ. Về phía nhà Nước, chi phí hang năm cho hoạt động khoa học công nghệ khoản 1% tổng ngân sách tiêu dung, tương đương 0,45 GDP, so với các nước trong khu vực là 2% GDP thì mức đầu tư này là quá thấp. Việc phân bổ nguồn nhân lực cho hoạt động công nghệ chưa hợp lý. Hầu hết các cán bộ có trình độ chuyên môn cao tập trung ở các viện nghiên cứu, các trường đai học. Số các bộ hoạt động R&D làm việc ở các doanh nghiệp chiếm tỷ trong không đáng kể. Mối liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp không chặt chẽ, nhiều sản phẩm mới và công nghệ mới không đến được với ứng dụng. Việc thực hiện luật doanh nghiệp, bãi bỏ và thay thế khoảng 160 giấu phép kinh doanh đã cải thiển môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đương đầu với áp lực cạnh tranh đã có bước phát triển về trình độ quản lý, chất lượng sản phẩm thông qua việc nhận các chứng chỉ tiêu chuẩn và ISO 9000, SA 8000... mở rộng thị trường xuất khẩu . Nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, biểu hiệ ở nhiều mặt đã nêu trên. Nếu đổ lỗi cho tất cả các doanh nghiệp thì không đúng, yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam có tác động của thể chế chính sách Nhà Nước. 2.3Các yếu tố pháp lý, thể chế ảnh hưởng tiêu cực tới cạnh tranh Trong thời gian qua nhà nước Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật nhằm quản lý nền kinh tế- xã hội. Vì vậy nhiều lĩnh vực đã được chế định bằng các văn bản luật, pháp lệnh. Kinh tế thị trường từng bước thay thế cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung, bao cấp trước đây. Tuy vậy, với mục tiêu bảo đảm cho tự do kinh doanh, cạnh tranh công bằng và kiểm soát độc quyền trogn kinh doanh, thể chế phấp lí hiện hành trogn quản lý kinh tế ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất hợp lý. Các yếu tố pháp luật thể chế của Việt Nam hiện nay còn chắp vá, thiếu hoàn chỉnh. Đó là một trogn những nguyên nhân hạn chế cạnh tranh lành mạnh và nuôi dưỡng độc quyền trogn kinh doanh. Sự chắp vá là sự thiếu hoàn chỉnh, thể hiện ở một số điểm sau: Thứ nhất, lệch pha đối tượng điều chỉnh. Về nguyên lý, mọi doanh nghiệp đã được thành lập và hoạt động trong nền kinh tế thị trường dều bình đẳng trước phấp luật. Hiến phâp nước CHXHCNVN năm 1992 đã khẳng định điều đó. Từ những nguyên lý cơ bản, khách quan đã được Hiến Pháp quy định, điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, đó là các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, nguồn vốn và lĩnh vực hoạt động. Trên thực tế, các luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp bị lệch pha về đối tượng điều chỉnh. Các doanh nghiệp bị phân chia theo hình thức sở hữu và luật được xây dựng riêng cho loại hình. Ngoài ra trong thực tế còn có nhiều doanh nghiệp trực thuộc các cơ quan, đoàn thể, các bộ, hiệp hội… Đây là những doanh nghiệp hỗn hợp, bởi vì không thể xếp vào đối tượng điều chỉnh của luật nào trong số các luật như luật doanh nghiêp, luật đầu tư nước ngoài, luật hợp tác xã. Vá các hộ kinh doanh cá thể cugn không thuộc diên điều chỉnh của các luật trên. Sự lêch pha này tất yếu dẫn đến một hệ thống những văn bản hướng dẫn, quy định về các chính sách cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp. Các DN cùng tham gia canh tranh trên thị trường, nhưng vị thế cạnh tranh không phụ thuộc vào năng lực thực sự mà phụ thuộc chủ yếu vào cái mũ của DN đó, độc ưuyền kinh doanh đã phát sinh từ các văn bản luật. Thứ hai, luật khung và những nguyên tắc chung thiếu cụ thể. Nguyên tắc cỏ bản hiện nay của VN trong xây dưng các hệ thông văn bản pháp quy là xây dựng luật khung. Theo nguyên tắc này, các bộ luật, pháp lệnh do Quốc hội ban hành chỉ nêu những nguyên tăc chung. để đưa lệnh, pháp lệnh đã ban hành vào thực tiễn cuộc sống còn có những văn bản hướng dẫn thi hành như nghị dịnh của CP, thông tư hướng dẫn của bộ, ngành có liên quan. Khá nhiều luật, pháp lệnh được ban hành và có hiệu lực khá lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ. Thứ ba, chồng chéo và thiếu nhất quán. Yêu cầu thực tế cảu các DN là cần có các thông tư hướng dẫn. Thông tư thường đến chậm, lại thiếu nhất quán, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Ngoài ra các văn bản hướng dẫn lại thiếu khach quan, có lợi cho bộ ngành quản lí và gây khó khăn cho doanh nghiệp Thứ tư, luật điều chỉnh đi sau thực tế kinh tế. Các văn bản luật, pháp lệnh không được ban hành đồng thời nên luôn xuất hiện yêu cầu sửa đổi bổ sung các văn bản luật,pháp lệnh đã ban hành trước đây. Tuy nhiên quá trình sửa đổi lại diễn ra rất chậm. Tình trạng luật đi sau thực tiẽn còn được thể hiện trogn các văn bản luật mới ban hành. Đặc biệt trong nền kinh tế VN hiện nay vẫn còn nhiều lĩnh vực chưa được điều chỉnh bằng phấp luật, thí dụ luật chông độc quyền, luật cạnh tranh… Kết quả là các hoạt động kinh doanh phát sinh trong thực tế không có một hành lang pháp lí cần thiết điều chỉnh. Từ đó xuất hiện tình trạng kinh doanh gian lận, chụp giật, tònh trạng kinh doanh không lành mạnh. Đó là môi trường nuôi dưỡng cho những hành vi cạnh tranh không công bằng phát triển Rào cản pháp lý, thể chế Rào cản pháp lí thể chế đối với từng loại doanh nghiệp có những biểu hiện khác nhau, với mức độ và tính chất khác nhau. Phần này sẽ cho thấy những rào cản kinh doanh có nguồn gốc từ văn bản pháp quy hiện hành Rào cản cho việc thành lập doanh nghiệp Muốn xin thành lập doanh nghiệp nhà nước, phải có hồ sơ xin thành lập và được hội đồng thẩm định xem xét. Tùy theo quy mô, các quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước do thủ tướng, bộ trưởng hoặc chủ tịch UBND tỉnh, thành phố ký. CÁc rào cản chủ yếu tập trung vào thủ tục hành chính. Trình tự để ra đời một doanh nghiệp nhà nước qua nhiều khâu phức tạp. Muốn đầu tư mới hay thay đổi hoạt động kinh doanh, DNNN phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý và đăng kí với cơ quan quản lý kinh doanh. Việc gia nhập thị trường gồm thành lập và đăng kí kinh doanh là khâu khó nhất với DNNN. Đây là một tồn tại hợp lí trong bối cảnh nhà nước đang tổ chức sắp xếp và cổ phần hóa các DNNN, với muc tiêu nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên thủ tục hành chính phiền hà làm cho các doanh nghiệp nản lòng và bỏ lỡ đi nhiều cơ hội kinh doanh là một thực tế diễn ra nhiều năm ở VN chưa thể khắc phục được. Đối với DN có vốn đàu tư nước ngoài, về cơ bản điều kiện thành lập đã được cải thiện trong những năm qua. Từ cuối năm 2000, quy trình đăng kí cấp giấy phép đầu tư đã được áp dụng cho một số loại dự án. Số cơ quan được quyền cấp phép đâù tư nước ngoài ít hơn so với trường hợp DNNN. Tuy nhiên các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn gặp phải một số rào cản về ngành nghề kinh doanh và hiệu quả hoạt động của dự án. Pháp luật VN không cho phéo đầu tư trực tiép nước ngoài trong một số dự án gây nguy hại cho an ninh quốc gia và lợi ích công cộng, gây phương hại đến di tích lịch sử, truyền thống văn hóa,phong tục gây tổn hại tới môi trường sinh thái… Như vậy các quy chế này được quy định theo nguyên tắc chung, không cụ thể, do đó các nhà đầu tư nước ngoài không xác định được dự án của mình có được cấp phép hay không được cấp phép. Các hạn chế liên quan đến hoạt động của dự án chủ yếu thể hiện ở các yêu cầu về tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu, yêu cầu sử dụng đầu vào trogn nước thay thế nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu ngọai tệ. Đối với DN dân doanh, kể từ 1/1/2000 điều kiện thành lập dễ dàng hơn. Rào cản chủ yếu nằm ở khâu cấp giấy phép cho các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc các ngành nghề có yêu cầu có giấy phép hoạt động. Các DN dân doanh chủ động đăng kí kinh doanh với sở kế hoạch đầu tư những ngành nghề không thuộc danh mục cấm kinh doanh. Nhưng hiện nay chưa có quy định cụ thể và chưa có danh mục đầy dủ các ngành nghề cấm kinh doanh. Do vậy mỗi nơi hiểu một khác và trên thực tế một số địa phương đã không cấp phép doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mốt số ngành nghề, mặc dầu ngành nghề đó đã có các DNNN hoạt động. Rào cản trong việc xủ lí doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả Việc xử lí các DN kém hiệu quả diễn ra dưới 3 hình thức Tổ chức sắp xếp lại, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là do bản thân doanh nghiệp quy định và đăng kí những thay đổi như ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ… Do việc đăng kí dễ dàng, nên đối với các loại doanh nghiệp này không có rào cản đăng kể nào. Còn đối với DNNN và DN có vốn đầu tư nước ngoài thì việc tổ chức lại đòi hỏi phải được sư chấp thuận của cơ quan ra quyết định thành lập hoặc cấp phép đầu tư qua nhiều thủ tục phức tạp. Giải thể DN là một hình thức tạo ra môi trường cạnh tranh tự do, giúp cho DN vào- ra, chuyển vốn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Luật DNNN, luật đầu tư nước ngoài đều có các điều khoản quy định giải thể DN nhưng chưa đủ chi tiết để thực hiện. Ngoài một số diều luật cơ bản, hiện tại luạt chưa đủ cơ sở pháp lý để điều chỉnh và hướng dẫn xử lí các vấn đề liên quan đến giải thể DN. Việc giải thẻ đòi hỏi phải giẩi quyết hàng loạt các vấn đề như tài chính công nợ, nghĩa vụ hợp đồng, thuế, quyền và trách nhiệm của người lao động, các vấn đề xã hội và môi trường…Không có quy định chi tiết cụ thể nào thì quá trình giải thể gặp nhiều khó khăn. Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30/12/1993 có hiệu lực đối với doanh nghiệp và không phân biệt hình thức sở hữu. Luật ban hành 10 năm nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn. Các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động, tài chính, xã hội, môi trường… hoàn toàn chưa được quy định băng văn bản pháp lý. Rào cản đối với việc tiếp cân các yếu tố sản xuất Rào cản tiếp cân đất đai để sản xuất Luật đất đai chỉ cho phếp thời gian thuê đất tối đa là 50n năm, điều này không thể tạo cho DN an tâm, đầu tư làm ăn lâu dài trênh mảnh đất của mình. Do đó không khuyến khích các DN mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng. Hiện nay chưa có quy định gia hạn về hợp đồng thuê đất khi hết hạn. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai từ DN họat động kém hiệu quả sang DN có hiệu quả cao gặp nhiều khó khăn. Rào cản trong việc tiếp cận vốn Các DNNN được ưu đãi về vốn trước hết là được cấp vốn ban đầu từ ngân sách, cấp đất xay dựng cơ sở kinh doanh… Còn các DN khác chủ yếu dựa vào vốn tự có của cá nhân. DNNN có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn: tín dụgn ngân hàng, các loại quỹ nhà nước, kho bạc nhà nước, huy đọng qua trái phiếu cổ phiếu. Ngoài ra DNNN lại được ưu đãi về lãi suất, chế độ khoanh nợ, giảm nợ, xóa nợ. Ngược lại khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ có khả năng tiếp cân với một trong số những nguồn này. Trong phương thức vay vôn, DN ngoài quốc daonh thường phải thế chấp tài sản, đất đai nhưng giá trị thực tế của nó được định giá rất thấp, do đó vốn cho vay là hạn chế. Rào cản liên quan đến thị trường lao động Khác với các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài không được trực tiếp tuyển dụng lao động mà phải qua trung tâm giới thiệu việc làm. Quy định này nhằm sàng lọc những đối tượng mà chính quyền sở tại cho là không thích hợp. Do đó đã không đáp ứng được yêu cầu cuả doanh nghiệp về chất lượng lao động, thậm chí gây phiền hà và làm tăng các khoản chi phí không cần thiết. Đối với DNNN, hệ thống thang bảng lương là một khung cứng, do vậy không có các bịên pháp khuyến khích các cán bộ quản lý, kỹ sư và công nhân giỏi. Đối với lao động có tay nghề và trinh độ cao, thì mức thuế thu nhâp đối với người có thu nhập cao hiện tại lại không khuyến khích các doanh nghiệp nươc ngoài sử dụng lao động VN. Mặc dù trong bộ luật lao động có quy định quyền của chủ doanh nghiệp và trách nhiệm của người lao động, tuy nhiên những văn bản hướng dẫn lại rất ít nêu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhiều doanh nghiệp không mua bảo hiểm cho côgn nhân. Ngược lại người lao động tự ý bỏ việc, vi phạm kỉ luật lại không có chế tài xử lí. Dây là kẽ hở về phấp lý, rào cản cho các chủ doanh nghiệp khôgn cảm thấy an tâm trogn việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, yếu tố cơ bản tạo ra năng lực canh tranh. . Hạn chế khi tiếp cận thị trường Quyền kinh doanh và xuất khâủ của các doanh nghiệp trong nước đã được nới lỏng một cách đáng kể. Về nguyên tắc các Dn có thể xuất khẩu các mặt hàng không nằm trogn danh mục cấm hoặc hạn chế. Hạn chế là ở chỗ các doanh ngiệp không được xuất nhập khẩu tùy thời cơ do thị trường đưa lại hoặc cá nhân chưa được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như doanh nghiệp. Đặc biệt đối với một số mặt hàng nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại. Việc cấp giấy phép nhập khẩu tùy thuộc vào đánh giá chủ quan của các cán bộ có liên quan, dẫn đến nguy cơ không bình đẳng trong việc cấp phép. Đối với DN nước ngoài, ngoài danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu còn phải chịu rào cản ở những quy định cấm nhập khẩu một số mặt hang. Chế độ thuế, thủ tục hải quan về bản chất làm tăng mức thuế hải quan, làm tăng giá trị hàng hóa, hạn chế cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Đối với DN trong nước, việc tiếp cận thị trường nội địa nói chung khong bịhạn chế, đối với Dn nước ngoài, phạm vi hoạt động ngành nghề kinh doanh, mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh đều phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi các cơ quan quản lí lại chưa thể xây dựng các tiêu chuẩn hợp lí làm cơ sở cho việc xem xét chấp thuận hay bác bỏ đề nghị của doanh nghiệp. 2.5. Rào cản trong chuyển giao công nghệ Đổi mới công nghệ là giải pháp đặc biệt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên các quy định về chuyển giao công nghệ đang bộc lộ nhiều hạn chế không thúc đẩy chuyển giao công nghệ ở các doanh nghiệp. Các điều khoản liên quan đến chuyển giao công nghệ được điều chỉnh bởi bộ luật dân sự, nghị định 45/CP ngày 1/7/1998, thông tư hướng dẫn thực hiện số 1254/1999/TT- BKHCNMT tháng 7- 1999. Các quy định nêu trên hoàn toàn chưa điều chỉnh hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng các kết quả vào sản xuất kinh doanh. Các quy định hiện hành liên quan đến chuyển giao công nghệ lại quy định một các áp đặt quá chi tiết cả về hình thức lẫn nội dung với nhiều hạn chế như thời hạn chuyển giao, giá cả, các điều kiện chuyển giao, bán hàng… khiến cho các hợp đồng chuyển giao công nghệ xem như là bị vô hiệu hoá. Nhiều doanh nghiệp né tránh việc ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đầy là trở lực rất lớn đối với việc tiếp cận các công nghệ mới từ nước ngoài. Thông tin về công nghệ nghèo nàn, không được cập nhật, nhiều cuộc hội thảo, trao đổi khoa học công nghệ bị ngăn chặn hoặc bỏ lỡ do nhiều thủ tục xuất cảnh phiền hà gây ra. Việc bảo vệ thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không được thực hiện nghiêm chỉnh. Hoạt động sao chép, làm giả, vi phạm bản quyền diễn ra thường xuyên nhưng mức xử phạt lại quá nhẹ. Do đó, nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng bảo vệ quyền lợi của mình trong tình hình việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam cứ tiếp tục tăng lên. Từ việc nghiên cứu các rào cản đối với doanh nghiệp ở trên có thể rút ra một số nhận xét: Thứ nhất, các quy định của nhà nước thể hiện sự quan tâm quá mức của các cơ quan nhà nước tới điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên không chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của họ. Thứ hai, ở Việt Nam hiện đang có nhiều hình thức sở hữu nhưng khung pháp luật kinh doanh cho các loại doanh nghiệp lại không có sự khác biệt lớn; có chăng sự khác nhau ở ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh. Cạnh tranh của doanh nghiệp không thể công bằng do từ khi xây dựng luật và các quy định của nhà nước đã có sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu. Thứ ba, việc hoạt động kinh doanh không hiệu quả diễn ra thường xuyên, nhưng ở Việt Nam rất khó giải quyết việc thanh lý, phá sản doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ tư, Việt Nam chưa có cơ quan xây dựng chính sách cạnh tranh và luật cạnh tranh để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ năm, liên kết giữa các doanh nghiệp và liên kết giữa các khâu trong hoạt động cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp rất lỏng lẻo. Do đó không tạo ra sức mạnh của cả mạng lưới. Đó là sự khác biệt lớn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, làm cho lợi thế cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam yếu kém. 3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt nam 3.1 Quan niệm và nhận thức Đổi mới các nhận thức về cạnh tranh phải coi như là một động lực phát triển kinh tế đảm bảo lợi ích quốc gia và an ninh quốc phòng. Theo xu hướng hội nhập với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thì độc quyền của doanh nghiệp cần phải giảm dần. Các rào cản doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cần được tháo gỡ để giảm giá thành tăng khả năng cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế tăng sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài và giảm gánh nặng ngân sách quốc gia. Phải phân định rạch ròi chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của nhà nước với tư cách là chủ đầu tư phân loại rõ các loại hình doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận có lợi nhuận. Việc đổi mới nhận thức cần được thể hiện trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước trong chương trình cải cách hành chính, trong tổ chức phong cách làm việc, hành vi ứng xử của các cơ quan công quyền. Cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hiện nay càng trở nên gay gắt. Cho nên nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và thị trường ngoài nước. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý chức năng các cơ quan xúc tiến thương mại đầu tư các doanh nghiệp hiểu biết pháp luật quốc tế, đặc biệt là luật cạnh tranh để dẫn dắt các doanh nghiệp Việt Nam tham gia luật chơi chung. 3.2 Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý Thứ nhất, để đảm bảo đối xử công bằng trước pháp luật, trước tiên nhà nước cần hạn chế các ưu đãi cho một số doanh nghiệp. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp lựa chọn các phương thức tham gia thị trường và rút lui khỏi thị trường, tiếp cận bình đẳng các yếu tố sản xuất. Như vậy cần phải mau chóng điều chỉnh các quy định pháp lý, tiến tới hình thành khung pháp lý chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thứ hai, cần bổ sung những luật và văn bản dưới luật còn thiếu, những văn bản chưa hướng dẫn thi hành, bao gồm luật chung cho các khu vực kinh tế khác nhau. Thí dụ luật điều chỉnh việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang công ty, luật chuyển đổi sở hữu, luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Ban hành luật hoặc nghị định về kế toán và kiểm toán thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Sửa đổi luật phá sản, tiến tới xây dựng luật công ty thống nhất đói với mọi thành phần kinh tế. 3.3 Tăng cường thâm nhập thị trường quốc tế Tiếp tục mở rộng quyền xuất khẩu cho doanh nghiệp và cho các cá nhân, hộ gia đình với những mặt hàng không cấm xuất khẩu và không hạn chế về số lượng. Đổi mới cách sử dụng quỹ xúc tiến thương mại và tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Hợp tác với các công ty thương mại nước ngoài, ngân hàng nước ngoài để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường quốc tế. Ký kết các hiệp định hỗ trợ thương mại, thí dụ hiệp định về vận tải, thanh toán, công nhận kết quả kiểm dịch và tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá. Ngoài ra cần tạo ra môi trường pháp lý để phát triển thương mại điện tử 3.4 Từng bước mở cửa thị trường trong nước Cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá, đúng chuẩn mực và quy định quốc tế. Thực hiện các cam kết về giảm thuế theo lịch trình đã ký kết khi gia nhập WTO. Xoá bỏ hàng rào phi thuế, công bố điều kiện kinh doanh đối với một số mặt hàng độc quyền của nhà nước. Cải cách quy chế nhập khẩu sử dụng các công cụ gián tiếp để kiểm soát nhập khẩu, đưa ra các biện pháp phòng vệ và tự về phù hợp với quy định của WTO. 3.5 Giảm gánh nặng thuế và phí Cần loại bỏ ngay các loại phí bất hợp lý ở tất cả các khâu vận tải, bốc xếp, thủ tục hải quan, thuế… xoá bỏ chế phụ thu đối với sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Giảm thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng không hạn chế xuất khẩu. Giảm mức thu đối với các loại phí và lệ phí quá cao so với các nước trên thế giới. Xoá bỏ thuế chuyển lợi nhuận về nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ điều chỉnh giá, phí các hàng hoá dịch vụ, áp dụng thống nhất quy định về giá thuê đất, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Trong tương lai cần phải điều chỉnh mức thuế ngang bằng với mức trung bình của các nước trong khu vực. Thống nhất các mức thuế cho các đối tượng, loại bỏ các ức thế ưu đãi trên cơ sở mở rộng các loại thuế gián thu và tăng diện chịu thuế gián thu, phát triển các dịch vụ tư vấn thuế. 3.6 Chuyển sang cạnh tranh bằng các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, chất lượng cao. Để có thể cải thiện tình hình lạc hậu về công nghệ cần phải ký kết các hợp đồng nhập khẩu công nghệ, thiết bị máy móc hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng tránh phụ thuộc vào một nguồn công nghệ nào đó. Sau khi đã có công nghệ mới, nhà nước và các doanh nghiệp cần phát triển công nghệ bao gồm các khâu thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, sản phẩm ứng dụng vào trong quá trình sản xuất. Sửa đổi ngay chế độ tài chính doanh nghiệp về khấu hao, tái đầu tư, hạch toán chi phí đầu tư cho hoạt động R & D, đào tạo phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng. Tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới cơ chế sử dụng ngân sách cho hoạt động khoa học công nghệ, tín dụng cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Đa dạng hoá cơ chế hỗ trợ tài chính cho hoạt động R & D, khuyến khích tư nhân đầu tư cho các ngành sử dụng công nghệ cao. Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức như hợp đồng nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu và hoạt động tư vấn. Để hoạt động cạnh tranh thực sự lành mạnh nhà nước cần phải mở rộng phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của WTO và các điều ước quốc tế đã ký kết. Mặt khác đơn giản hoá các thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và xử phạt nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định này. Đối với các sản phẩm sản xuất trong nước các doanh nghiệp cần phải mau chóng xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nâng dần tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, nâng số lượng các mặt hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu 3.7 Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng Năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp được quyết định bởi đội ngũ nhân lực lành nghề, do đó cần phải mở rộng quy mô giáo dục đại học, đặc biệt chú ý bồi dưỡng sử dụng nhân tài. Để mở rộng quy mô giáo dục đào tạo cần phải đa dạng hoá hình thức giáo dục đào tạo. Trong khi nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, cần khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo để có đủ nhân lực phục vụ công nghiệp hoá. Tri thức về khoa học công nghệ có thể tích luỹ được nhờ đào tạo, tuy nhiên cũng có thể bằng nhiều con đường khác thí dụ trao đổi, tham quan khảo sát, cử người ra nước ngoài học, mời chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam làm việc. 3.8 Cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền kể cả độc quyền tự nhiên Việc xoá bỏ độc quyền kinh doanh có thể thực hiện theo hai hướng _ Hướng thứ nhất: cho phép nhiều doanh nghiệp kinh doanh bằng cách xây dựng điều kiện cấp phép cho các loại hình dịch vụ phù hợp với thời hạn nêu trong cam kết quốc tế. _ Hướng thứ hai: Chia tách doanh nghiệp đang chiếm vị trí độc quyền thành các đơn vị nhỏ độc lập, đồng thời tách các đơn vị không gắn với hoạt động cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng khỏi doanh nghiệp chủ đạo. Việc chia tách nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh như nhau. Hoạt động của các doanh nghiệp độc quyền cần được điều chỉnh bằng luật pháp. Cần xây dựng luật đặc thù cho từng lĩnh vực hạ tầng cơ sở như viễn thông, điện lực… để vừa bảo đảm quyền tự chủ cho doanh nghiệp, đồng thời ngăn ngừa tình trạng lạm dụng sức mạnh để chi phối thị trường áp đặt mức giá phi lý như cước điện thoại, điện lực trong thời gian qua của các doanh nghiệp độc quyền. Sức mạnh độc quyền có thể bị hạn chế nếu sử dụng các công cụ kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNăng lực cạnh tranh quốc gia và thực tế năng lực cạnh tranh quốc gia ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan