Đề tài Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Lý do nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ phát triển. Kinh tế-xã hội của vùng ngày càng phát triển, đời sống người dân dần được cản thiện, công tác xoá đói giảm nghèo đã thu được một số kết quả ban đầu tốt. Tuy nhiên, ở một số địa phương tỷ lệ đói nghèo vẫn giảm chậm sau rất nhiều nỗ lực của các chương trình hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế thời gian qua. Giả thiết nghiên cứu: Tình trạng nêu trên có thể là do: 1. Các giải pháp, các chính sách giảm nghèo đã được ban hành khá đầy đủ nhưng có thể do cơ chế thực hiện chưa đồng bộ, chưa đúng đối tượng, chưa đủ mạnh, chưa phù hợp cho điều kiện đặc thù (luôn có sự giao thoa giữa nước mặn và nước ngọt trên diện rộng, sống chung với lũ, ) của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. 2. Do có điều kiện tự nhiên đặc thù nên các giải pháp, chính sách giảm nghèo chung cho cả vùng chưa đủ, chưa phù hợp với các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. 3. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội – cơ sở hạ tầng – năng lực cán bộ của các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL còn nhiều khó khăn, hạn chế nên đã ảnh hưởng tới khả năng thực thi các giải pháp, chính sách giảm nghèo. Câu hỏi nghiên cứu: - Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL là gì (yếu tố điều kiện tự nhiên, thị trường, dịch bệnh, chính sách, cơ chế, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, năng lực cán bộ )? - Biểu hiện đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL như thế nào? Có gì khác so với toàn vùng? - Các giải pháp, chính sách hiện hành đã đủ, đã phù hợp cho các xã có tỷ lệ đói nghèo cao ở ĐBSCL chưa? Cơ chế thực hiện các giải pháp, chính sách đói nghèo gặp những rào cản nào? Vì sao các giải pháp, chính sách này chưa mang lại hiệu quả cao? Việc triển khai các giải pháp, chính sách này tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vậy thì những khó khăn đó là gì? - Phương pháp tiếp cận giảm nghèo hiện tại có còn phù hợp không? Nếu không còn phù hợp thì cần phải thay đổi như thế nào? - Với tính đặc thù của vùng, liệu có còn thiếu giải pháp, chính sách riêng cho vùng không? Nên chăng Nhà nước cần ban hành và triển khai một số chính sách đặc thù cho khu vực nhằm hỗ trợ những xã này cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ đói nghèo, hỗ trợ người dân tiếp cận thị trường thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị của các loại hàng hóa ? 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân đói nghèo ở các địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của người dân trong vùng nghiên cứu, đánh giá các giải pháp giảm nghèo đã thực hiện ở trong vùng, phát hiện những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vực này. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 1) Tham vấn các cơ quan liên quan, thu thập tài liệu thứ cấp, làm việc trong phòng để tổng quan tài liệu: gồm các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo đánh giá tình hình giảm nghèo, các chính sách phát triển kinh tế-xã hội XĐGN có tác động tới XĐGN của vùng ĐBSCL. 2) Khảo sát thực địa: - Chọn mẫu điều tra khảo sát: chọn mẫu có chủ đích: + Chọn tỉnh: Để phát hiện các nguyên nhân nghèo đói đặc thù, nghiên cứu sẽ chọn 4 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao đại diện cho 4 tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng giữa sông Tiền và sông Hậu, vùng Tây sông Hậu-Bán đảo Cà Mau, chú ý tỉnh tập trung đông đồng bào dân tộc Khmer). Việc lựa chọn tỉnh khảo sát chuyên sâu sẽ được tiến hành trên cơ sở tham vấn với Dự án và các cơ quan liên quan của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. + Chọn huyện: Trong mỗi tỉnh chọn 01 huyện có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặc thù của tỉnh. + Chọn xã: trong huyện chọn 1 xã có tỷ lệ đói nghèo cao, đại diện cho tính đặc thù của huyện. + Chọn hộ: Chọn hộ phỏng vấn sâu là những hộ thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo, của xã. Tuy nhiên, để thảo luận nhóm có hiệu quả trong việc đề xuất giải pháp giảm nghèo sẽ lựa chọn thêm cả các hộ có kinh nghiệm vượt nghèo, các hộ làm ăn giỏi. + Chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý để toạ đàm và phỏng vấn sâu: Mỗi Sở lựa chọn các cán bộ lãnh đạo, quản lý phụ trách và am hiểu về các lĩnh vực: đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và phát triển nguồn nhân lực để tiến hành toạ đàm và phỏng vấn sâu có chủ đích. Các số liệu điều tra thu thập được không mang ý nghĩa thống kê mà chỉ mang ý nghĩa minh chứng cho những đánh giá về nghèo đói. - Khảo sát tại 4 tỉnh đại diện cho các tiểu vùng của Đồng bằng sông Cửu Long (mỗi tỉnh 5-6 ngày) để khảo sát chuyên sâu và phát hiện nguyên nhân, thế mạnh, đề xuất các chính sách, giải pháp cần thiết cho công tác giảm nghèo tại địa phương có tỷ lệ đói nghèo cao so với khu vực ở ĐBSCL. Nội dung khảo sát tại mỗi tỉnh bao gồm: + Toạ đàm, trao đổi chuyên sâu với cán bộ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị: Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở LĐTB&XH - tại tỉnh. + Khảo sát nhanh tại 01 huyện do Tỉnh giới thiệu: Toạ đàm với các Phòng, Ban, tổ chức hội (Phụ nữ, Nông dân, Nghề cá ) liên quan của huyện, xã tại UBND huyện, xã. + Thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình nghèo theo bảng hỏi. + Họp nhóm đánh giá có sự tham gia (PRA) của các đối tượng 3) Sử dụng phần mềm chuyên dụng SPSS cho phân tích dữ liệu kinh tế-xã hội. 4) Tổng hợp dữ liệu, viết báo cáo: Tổng hợp dữ liệu, đánh giá nguyên nhân, thực trạng nghèo đói và những vấn đề ảnh hưởng tới giảm nghèo, đề xuất chính sách và các giải pháp giảm nghèo cho vùng ĐBSCL trên cơ sở sử dụng các công cụ phân tích như: phân tích chính sách, cây vấn đề, SWOT 5) Sử dụng phương pháp chuyên gia: thông qua trao đổi trực tiếp, hội thảo, góp ý các báo cáo để thu thập các ý kiến chuyên gia cho các báo cáo nghiên cứu.

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2724 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Nên chăng hình thành cơ chế thực thanh thực chi tiền khám chữa bệnh cho người nghèo không qua bảo hiểm để không lãng phí tiền mua BHYT bình quân cho người nghèo ở các vùng, đáp ứng đúng nhu cầu khám chữa bệnh cho người nghèo ở những vùng có điều kiện khác nhau về khả năng mắc bệnh, giao thông đi lại ... Tạo điều kiện cho người nghèo đăng ký thẻ BHYT miễn phí tại cấp xã cho khám chữa bệnh ban đầu. Nên có cơ chế làm việc đảm bảo thời gian khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần, cho đủ thuốc uống đến khi khỏi bệnh. Tiếp tục triển khai thực hiện nhanh Chỉ thị 04/2008/CT-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về kéo dài thời gian sử dụng thẻ BHYT miễn phí ít nhất là 2 năm; tiếp tục kéo dài thời gian hưởng chính sách cấp BHYT miễn phí cho các hộ vừa thoát nghèo thêm ít nhất là 2 năm nữa trong toàn quốc cho hộ nghèo và hộ vừa thoát nghèo. - Chính sách đào tạo nghề: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế gắn kết đào tạo nghề với tìm việc làm, đặc biệt đối với người nghèo là dân tộc thiểu số thông qua cơ chế gắn kết các nguồn vốn đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương nghèo thu hút lao động nghèo ... - Không miễn giảm 100% lãi suất đối với các khoản vay tín dụng để tăng tính trách nhiệm của hộ nghèo đối với nguồn vốn vay, tránh tâm lý được cho - ỷ lại không trả nợ. - Tiếp tục nghiên cứu cơ sở để đưa ra một mốc thời gian cố định và mẫu mã thống nhất trong toàn quốc về thời gian cấp sổ chứng nhận hộ nghèo, thời gian hỗ trợ của các chính sách hộ nghèo được hưởng cho hộ vừa thoát nghèo. - Tiếp tục giữ chính sách 135 cho các xã đã được ở trong danh sách của hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng chưa kịp triển khai tiếp nhận hỗ trợ trong các năm trước. - Cần bổ sung cơ chế ưu tiên đầu tư cho các xã anh hùng, xã người Kinh nội đồng có tỷ lệ nghèo đói cao hơn mức trung bình của Vùng, nghèo hơn cả các xã 135. - Có cơ chế miễn giảm nguồn vốn đối ứng của địa phương đối với các tỉnh, huyện, xã khó khăn không có khả năng tạo nguồn vốn đối ứng. - Cơ chế giải quyết nợ đọng không có khả năng thu hồi của nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo nên thay đổi một số quy định để phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho địa phương thực thi được: Cho phép UBND xã được quyền ký xác nhận cho những người vay đã chết hoặc đã bỏ địa phương không tìm thấy, số đã khoanh nợ trên 10 năm đến nay vẫn chưa có khả năng trả nợ nên thực hiện thủ tục xóa nợ để tạo điều kiện cho các hộ này tiếp cận lại được với nguồn vốn vay để hỗ trợ thoát nghèo. - Thay đổi chuẩn nghèo phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó cần cân nhắc đến việc đưa vào chuẩn nghèo một số tiêu chí về điều kiện sống cơ bản (điện, nước) và tiếp cận giáo dục (trẻ em trong độ tuổi được đến trường). 4.4.2 Giải pháp về tiếp cận giảm nghèo - Xác định thị trường là cơ chế hữu hiệu để XĐGN bền vững. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp đồng bộ (dự báo thị trường, marketing, thể chế thị trường...) để người nghèo có thể tham gia hữu hiệu vào thị trường. Xây dựng cơ chế để giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường đối với người nghèo. - Thay đổi tư duy tiếp cận giảm nghèo của Chính phủ: người nghèo không phải là đối tượng nhận bố thí, ban phát mà người nghèo là đối tác của các nhà quản lý giảm nghèo. Thực hiện cơ chế đối tác: Hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất, cam kết thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu đề ra, có giám sát đánh giá, quy định và chỉ rõ trách nhiệm của mỗi bên. - Tạo sự chủ động từ phía người nghèo: để họ tìm nguyên nhân và giải pháp - xác định họ có cái gì - cần hỗ trợ đến đâu - họ làm như thế nào. Nhà nước chỉ nên giữ vai trò đòn bẩy. - Nhà nước tập trung hỗ trợ những cái gốc sâu xa sinh ra nghèo đói là kiến thức làm ăn, việc làm và cơ sở hạ tầng. Không hỗ trợ theo kiểu “lẻ mẻ, manh mún, mưa cho khắp”. - Không nên hỗ trợ người nghèo bằng cách đưa tiền để hộ nghèo tự xoay xở mà nên thay bằng vật tư nhưng phải đảm bảo đúng nhu cầu, chất lượng tốt với giá bằng hoặc thấp hơn giá thị trường, đồng thời có hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thường xuyên. - Xác định rõ quan điểm và kiên trì quan điểm: Giảm nghèo trước tiên là việc của người nghèo, Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ, xúc tác để người nghèo vươn lên XĐGN: hỗ trợ để người nghèo TIẾP CẬN được các NGUỒN LỰC SINH KẾ để giảm nghèo, hỗ trợ thông tin, kỹ năng để người nghèo tiếp cận hiệu quả với thị trường. 4.4.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện giảm nghèo - Hình thành hệ thống cơ cấu tổ chức cho nhiệm vụ giảm nghèo đồng bộ, chuyên trách từ Trung ương đến địa phương, giảm bớt các chi phí trung gian. Xây dựng cơ chế làm việc, chính sách đãi ngộ (lương, bảo hiểm, …) và hỗ trợ hoạt động hợp lý cho cán bộ cơ sở. Tiến tới xây dựng phần mềm quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho thực hiện quản lý, giám sát hoạt động XĐGN đến từng hộ dân. - Hình thành phương thức kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi tiêu tài chính và các hoạt động trong thực hiện XĐGN: Bên cạnh các quy định kiểm tra, giám sát, bố trí kinh phí hợp lý ..., trong điều kiện ngành công nghệ thông tin đã phát triển mạnh, rất cần thiết đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính đến cấp xã để cùng với các hỗ trợ khác hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu cho XĐGN. - Tăng cường thực hiện phân cấp cho xã kết hợp đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ làm công tác XĐGN nói riêng và cán bộ cấp xã nói chung, để đảm bảo đủ năng lực thực hiện các trách nhiệm khi được phân cấp. - Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo: Các cán bộ chuyên trách về giảm nghèo cần tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để mở rộng các đối tượng tham gia vào công cuộc giảm nghèo. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo và thu nhận người lao động nghèo. Tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất tại địa phương, phát triển các cơ sở sản xuất theo mô hình làng nghề thủ công, để thu hút lao động là người nghèo với thói quen không muốn xa nhà. Tăng cường hoạt động của Hội Phụ nữ, đảm bảo tất cả hộ nghèo đều tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ XĐGN. Tiếp tục phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức quần chúng xã hội trong phát động phong trào vì người nghèo. Hình thành các Câu lạc bộ XĐGN. Tạo nguồn kinh phí cho các tổ chức xã hội dân sự này có các hoạt động tư vấn cho người nghèo, đây là các tổ chức thích hợp nhất để người nghèo nói lên tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của mình. Đẩy mạnh việc lồng ghép hoạt động giảm nghèo với các hoạt động tín ngưỡng, đặc biệt đối với các xã có đông người Khmer nghèo. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức Phật giáo, Thiên chúa giáo tham gia các hoạt động XĐGN. - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo về nghĩa vụ thoát nghèo, thay đổi các tập tục không có lợi cho phát triển đời sống kinh tế và văn hóa, tuyên truyền lối sống “Tích cóp phòng cơ, tích y phòng hàn”, tôn vinh thoát nghèo. - Tuyên truyền rộng rãi và tổ chức nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả theo kiểu cầm tay chỉ việc thông qua việc lồng ghép với các hoạt động khuyến ngư cho người nghèo. - Đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách của các cấp tới các cấp quản lý và người dân. - Tăng cường vai trò của người dân trong lập, thực hiện kế hoạch và giám sát đánh giá các chương trình/dự án thực hiện các chính sách XĐGN. Đặc biệt chú ý tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền cấp xã trong việc xác định các mục tiêu ưu tiên, đối tượng ưu tiên, quyết định đầu tư vào việc gì và quá trình giám sát đánh giá chương trình/dự án, bên cạnh sự hướng dẫn, định hướng của cấp quản lý cao hơn. Trước mắt cần tăng cường hoạt động của công tác XĐGN để đảm bảo 100% hộ nghèo được hưởng chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và miễn học phí cho học sinh phổ thông. - Tăng cường năng lực cho cán bộ chính quyền, đặc biệt là cấp xã và huyện, và cán bộ cấp thôn, ấp làm công tác XĐGN. Nên tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển con em hộ gia đình nghèo được đi đào tạo nâng cao kiến thức và quay trở lại phục vụ địa phương. - Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và sử dụng hiệu quả mọi sự hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm XĐGN của các tổ chức quốc tế. 4.4.4 Thực hiện chặt chẽ sự phối kết hợp các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế-xã hội chung của vùng với mục tiêu XĐGN - Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm ổn định ngay tại địa phương: Chính quyền cấp tỉnh, huyện khuyến khích tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi (thuê mặt bằng, thuế, phối hợp kinh phí tổ chức đào tạo nghề, ...) cho các nhà đầu tư sản xuất các nghề chế biến, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương để thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm thu hút lao động ngay tại địa phương. - Có chính sách điều tiết thị trường vĩ mô để ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: nên chăng hình thành các công ty cổ phần Nhà nước về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. - Phát triển kinh tế hợp tác: tập hợp người nghèo vào các tổ sản xuất, tổ hợp tác có cả người giàu, người khá, người nghèo để hỗ trợ người nghèo thoát nghèo. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đầu tư cho các dạng liên doanh liên kết làm ăn hiệu quả giữa các hộ nghèo, hộ nghèo với hộ khá và giàu. + Mở rộng các loại hình tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, câu lạc bộ, hội nghề nghiệp để hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hình thành các hiệp hội ngành nghề, tương trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Thực hiện lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho người nghèo với các chương trình khuyến nông quốc gia để tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo tham gia tập huấn và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đối với vùng đông đồng bào Khmer nên hỗ trợ kinh phí để tập huấn có phiên dịch bằng tiếng Khmer. Mở rộng nội dung khuyến nông. - Thực hiện nghiêm Quyết định 80 của Chính phủ đối với các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu là nông sản để chia sẻ bớt rủi ro do thị trường giữa nhà doanh nghiệp và người nông dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng và giá cả vật tư, sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp - Trong các chương trình hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp chung nên có cơ chế ưu tiên hơn cho hộ nghèo về tỷ lệ hỗ trợ, đảm bảo cho hộ nghèo có điều kiện tái đầu tư sản xuất. - Tăng hỗ trợ chủ động phòng chống dịch bệnh hơn là dành kinh phí để tiêu hủy sản phẩm khi đã bị dịch bệnh. - Gắn kết Chương trình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn với chương trình MTQG-XĐGN để tập trung hỗ trợ tốt hơn về nhà ở, nước sạch và môi trường cho các vùng dân cư nghèo. - Gắn kết các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội với chương trình MTQG-XĐGN, đặc biệt là các Dự án phát triển thủy lợi, giao thông ĐBSCL, hình thành hệ thống bảo quản sản phẩm, thu mua, chế biến, tạo việc làm tại chỗ để tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, sản xuất hiệu quả cho cả các vùng nghèo xa trung tâm. Kế hoạch XĐGN phải thực sự là một bộ phận cấu thành hữu cơ của các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện lồng ghép hiệu quả các biện pháp XĐGN trong hệ thống các biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. - Thực hiện lồng ghép nhiều hơn việc tuyên truyền XĐGN, bài trừ các tập quán không tốt với các chương trình văn hóa-xã hội tại địa phương. Hỗ trợ kinh phí tăng cường chương trình phát thanh bằng tiếng Khmer. 4.4.5 Giải pháp về tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực quản lý tài chính và hành chính công - Đơn giản hóa thủ tục hành chính và tài chính cho các hoạt động XĐGN, nhất là đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. - Làm rõ trách nhiệm và quy định thời gian trả lời của các bên liên quan trong giải quyết các thủ tục phê duyệt các dự án XĐGN để tăng cường trách nhiệm của mỗi bên, tạo sự liên thông trong quá trình thực hiện các dự án. - Tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc “một cửa” tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo, dễ dàng tiếp cận đầy đủ với hệ thống chính sách, pháp luật của Chính phủ - Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 79 về thực hiện quyền dân chủ ở cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nói lên tiếng nói của mình với chính quyền các cấp. - Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí giám sát đánh giá, mẫu mã văn bản, báo cáo, rõ ràng, chi tiết và khả thi cho các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo thống nhất trên toàn quốc. - Xây dựng, ban hành và tập huấn các tài liệu hướng dẫn chế độ chính sách, quy định về thủ tục xây dựng và phê duyệt, thanh quyết toán các dự án XĐGN cho các cấp quản lý của tỉnh, huyện, xã. Khung logic cho hệ thống các giải pháp: Xem Phụ lục đính kèm. Phụ lục: Khung logic cho hệ thống các giải pháp TT Vấn đề Nguyên nhân Giải pháp 1 Cơ chế, chính sách giảm nghèo chưa hoàn thiện Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo 1.1 Các hộ nghèo mặc dù đã nhận được các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhưng vẫn nghèo và tình trạng đứt bữa vẫn xảy ra Mức hỗ trợ trong các chính sách hỗ trợ XĐGN chưa đủ mạnh Điều chỉnh mức hỗ trợ trong các chính sách hỗ trợ XĐGN chưa đủ mạnh Chính sách về vốn hỗ trợ sản xuất và khuyến nông cho hộ nghèo Không đủ vốn sản xuất Mức vay bình quân hiện nay chỉ được 4 triệu đồng/hộ, có hộ chỉ được vay 2-3 triệu. Thủ tục vay vốn nhiều hơn 5 triệu phải lập dự án – người nghèo rất khó đáp ứng Nhiều tỉnh không lo đủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Tăng mức vốn vay hỗ trợ sản xuất: theo nhu cầu và chu kỳ sản xuất thực tế. Nâng mức cho vay vốn tối thiểu không cần lập dự án lên trên 10 tr.đ. Bổ sung thêm nguồn lực cho những tỉnh nghèo không đủ ngân sách đối ứng. Có rất ít mô hình khuyến nông cho người nghèo. Thiếu kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả Kinh phí chỉ hỗ trợ 50% chi phí vật tư cho các mô hình khuyến nông cho người nghèo. Nội dung tập huấn, khuyến ngư mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề kỹ thuật. Không đủ kinh phí thuê phiên dịch cho người dân tộc Khmer. Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho chương trình khuyến nông cho người nghèo: hỗ trợ 100% chi phí vật tư trong xây dựng mô hình khuyến nông cho người nghèo; tất cả người nghèo có nhu cầu đều có thể tham gia; mở rộng nội dung tập huấn thiết thực, hữu ích cho người nghèo; đảm bảo người nghèo hiểu được nội dung tập huấn, đặc biệt là người Khmer). Khi gặp rủi ro trong sản xuất, mặc dù đã được hỗ trợ, người nghèo vẫn không đủ vốn tái đầu tư sản xuất. Trong các tháng mùa mưa lũ, thiếu việc làm, nhiều hộ nghèo bị đứt bữa phải vay mượn. Mức hỗ trợ khi gặp rủi ro trong sản xuất và đời sống thấp. Hỗ trợ phòng tránh rủi ro chưa được chú ý nhiều. Tăng mức hỗ trợ kinh phí cho các rủi ro mà người nghèo gặp phải; nên hỗ trợ để phòng tránh các rủi ro trong sản xuất.; kết hợp nguồn kinh phí XĐGN của Trung ương và địa phương thực hiện hỗ trợ bù giá gạo cho những hộ nghèo thiếu ăn ở những vùng ngập lũ trong những tháng không có việc làm thông qua bình chọn từ cấp cơ sở. Chính sách về đào tạo nghề và tạo việc làm Được tham gia đào tạo nghề xong nhưng không tìm được việc làm Chính sách hỗ trợ cho đào tạo nghề không liên thông với chính sách hỗ trợ việc làm. Tăng mức hỗ trợ cho đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nghèo đảm bảo đầu tư hỗ trợ “trọn gói” cho người nghèo có thể tiếp cận được với việc làm. Một số người nghèo không thể tham gia đào tạo nghề khi họ là lao động chính trong hộ gia đình vì không có tiền chi phí tối thiểu cho hộ gia đình họ khi họ tham gia đào tạo nghề Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho gười nghèo chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo Tăng mức hỗ trợ cho người nghèo tham gia đào tạo nghề, đối với những người nghèo là lao động chính trong gia đình nên có thêm hỗ trợ mức lương thực tối thiểu cho bản thân họ và những người sống phụ thuộc vào họ trong thời gian đào tạo. Nhiều lao động thiếu việc làm thường xuyên do thời vụ, do không thích xa nhà, do xa nhà nhưng với mức lương thấp ... Đã có nhiều chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm: đào tạo nghề, cho vay vốn sản xuất, đi xuất khẩu lao động nhưng chưa phù hợp với nguyện vọng và điều kiện của người dân nghèo. Tiến hành điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết việc làm của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề tạo việc làm cho người nghèo trên cơ sở phối kết hợp nhiều nguồn hỗ trợ và cam kết của đối tượng nghèo với chính quyền. Chính sách về giáo dục văn hóa Nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học phải bỏ học giữa chừng do không có tiền mua sách vở, dụng cụ học tập, đóng góp xây dựng trường, bố mẹ đi làm xã phải mang con theo, phải kiếm thêm tiền cho gia đình. Chính sách hỗ trợ giáo dục mới chỉ là miễn giảm học phí, các hoạt động xã hội quyên góp vì người nghèo chưa mạnh. Tăng mức hỗ trợ về chính sách giáo dục cho người nghèo để đảm bảo cho thế hệ con cháu đủ điều kiện được đi học hết phổ thông. Trước mắt, tăng mức hỗ trợ cho trẻ em nghèo trong độ tuổi đi học đảm bảo được đi học phổ cập trung học cơ sở: bên cạnh miễn giảm học phí, nên có sự hỗ trợ về sách vở và đồ dùng học tập (thông qua phát động các phong trào vì người nghèo) và miễn giảm các khoản đóng góp với nhà trường. Đầu tư mở rộng quy mô và mức hỗ trợ cho các trường dân tộc nội trú. Nhiều thôn ấp nghèo xa trung tâm không có hệ thống loa truyền thanh. Kinh phí hỗ trợ hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội thấp, không đủ mua sắm các trang thiết bị nhiều tiền. Hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội cho các thôn, ấp nghèo xa trung tâm (hệ thống loa không dây, truyền hình kỹ thuật số ...). Nhiều người Khmer không biết tiếng Kinh, không nghe được các thông tin truyền thanh bằng tiếng kinh Kinh phí hỗ trợ hoạt động tuyên truyền văn hóa xã hội thấp, không có kinh phí phiên dịch. Hỗ trợ kinh phí cho truyền thanh huyện, xã nhiều đồng bào Khmer (trên 20%) có hoạt động tuyên truyền bằng tiếng Khmer. Trang thiết bị cho nhà văn hóa xã rất hạn chế (bàn, ghế, loa, đài), ít hoạt động thiết thực cho người nghèo, nhiều người nghèo không bao giờ đến nhà văn hóa xã Kinh phí hỗ trợ cho xây dựng và hoạt động của nhà văn hóa xã rất ít. Tăng mức kinh phí đầu tư trang thiết bị và hoạt động cho hệ thống các nhà văn hóa thu hút người nghèo đến tham gia. Chính sách về y tế Người nghèo không có đủ thuốc uống liên tục nếu bênh kéo dài hơn 3 ngày, không muốn đi khám bệnh vì chi phí đi lại nhiều hơn tiền thuốc được phát. Kinh phí hỗ trợ để khám chữa bênh cho người nghèo tại các trạm xã xã thấp; trạm xá nghỉ ngày thứ 7, chủ nhật và chỉ phát thuốc uống 3 ngày. Tăng kinh phí hỗ trợ y tế để tăng cơ số thuốc hỗ trợ cho các hộ nghèo tại hệ thống trạm y tế xã đảm bảo người nghèo có đủ thuốc chữa các bệnh thông thường. Chính sách về nhà ở Nhiều hộ gia đình nghèo vẫn phải ở trong các căn nhà tạm bợ, một số căn nhà đã quá dột nát, vẫn ở trong vùng ngập lũ. Một số hộ không đủ tiền làm vách xây để vào sống trong các cụm tuyến dân cư vượt lũ. Một số hộ vế sống nhưng không có việc làm, xa nơi kiếm sống nên lại bỏ về. Kinh phí hỗ trợ xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ còn thấp, chưa đồng bộ. Tăng mức kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các cụm tuyến dân cư vượt lũ: tăng mức kinh phí hỗ trợ đồng bộ cho hộ nghèo để đảm bảo điều kiện sinh hoạt, có việc làm và để người dân nghèo sống ở vùng vượt lũ có thể vào sống trong các cụm dân cư vượt lũ. Tăng mức kinh phí hỗ trợ về nhà ở lên 8 – 10 triệu đồng/căn tùy theo giá cả và điều kiện xây dựng thực tế. Trước mắt cần thực hiện điều tra nghiên cứu nhu cầu và điều kiện giải quyết nhà ở của người nghèo tại những xã có tỷ lệ nghèo cao, tập trung nguồn lực của Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm vấn đề nhà ở cho người nghèo, ưu tiên đặc biệt người nghèo ở vùng ngập lũ, đảm bảo cho người nghèo vừa có nhà ở an toàn trong mùa mưa lũ, vừa có việc làm. Nhiều hộ gia đình nghèo chưa có hố xí. Kinh phí hỗ trợ xây dựng hố xí hợp vệ sinh thấp. Thói quen không cần hố xí Tăng kinh phí hỗ trợ về đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng hố xí hợp vệ sinh cho các hộ gia đình nghèo. Tăng cường tuyên truyền. Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của các xã có tỷ lệ nghèo cao còn rất thiếu thốn: hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, đường giao thông bộ khó khăn, điện và nước sách chưa đến ... Việc quy định cứng danh mục hỗ trợ CSHT phần nào làm giảm hiệu quả hỗ trợ đầu tư Kinh phí hỗ trợ cho xây dựng CSHT còn hạn hẹp, vùng nghèo thì thiếu đủ thứ. Quy định cứng danh mục hỗ trợ đầu tư cho xã nghèo nên đôi khi các công trình nằm trong danh mục lại chưa thiết thực đối với công tác XĐGN ở địa phương Tăng kinh phí đầu tư cho các xã theo nhu cầu đề xuất. Chỉ nên đưa ra định mức khung để hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch, mức kinh phí thực tế được phê duyệt sẽ dựa trên kết quả thẩm định và cân đối tổng thể nguồn lực đầu tư của vùng. Thực hiện đầu tư đồng bộ, bên cạnh giải quyết cơ sở hạ tầng cho các vùng quá khó khăn cần tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm từng xã. Nhiều hộ giá đình nghèo ở vùng xa trung tâm còn phải dùng nước phục vụ sinh hoạt chính từ nước sông, mương. Kinh phí hỗ trợ cho chương trình nước sinh hoạt phân tán còn hạn chế Nâng mức hỗ trợ trong chương trình nước sinh hoạt phân tán lên 500.000 – 700.000 đồng/hộ tùy theo điều kiện đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số sống phân tán. Chính sách hỗ trợ cán bộ làm công tác XĐGN Lực lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo không ổn định, luôn thay đổi Không có chính sách đẫi ngộ thỏa đáng cho cán bộ giảm nghèo, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã. Tăng cường kinh phí cho đào tạo và hỗ trợ cán bộ làm công tác giảm nghèo, tạo sự ổn định và tâm huyết với công việc; Hình thành bộ máy chuyên trách làm công tác XĐGN từ cấp Trung ương đến cấp xã; cán bộ cấp thôn có thể là hợp đồng nhưng có chế độ đãi ngộ thích đáng. - Kinh phí thực hiện giám sát Công tác giám sát chưa hiệu quả, chỉ mang tính chất hình thức Kinh phí thực hiện giám sát rất hạn chế, không thực hiện được thường xuyên, chỉ theo định kỳ 1 năm 1 lần; bên cạnh đó thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu Tăng mức kinh phí thực hiện giám sát không chỉ cho Chương trình MTQGGN mà cho tất các các chương trình khác, đảm bảo hiệu quả thiết thực cho thực hiện tốt các chương trình. 1.2 Thiếu sự đồng bộ trong thực hiện các chính sách hỗ trợ XĐGN Tạo sự đồng bộ trong thực hiện các chính sách hỗ trợ XĐGN Được tham gia đào tạo nghề xong nhưng không tìm được việc làm, được vay vốn nhưng sử dụng không hiệu quả ... Các chính sách hỗ trợ từ nhiều nguồn, chưa có sự phối kết hợp tốt Phối kết hợp các nguồn vốn để đầu tư “trọn gói”, “có địa chỉ” cho hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Một số hộ không muốn về sống trong cụm tuyến dân cư vượt lũ, một số khác về sống một thời gian lại trở về nơi ở cũ tại vùng ngập lũ Thiếu sự đầu tư đồng bộ về nhà ở và tạo việc làm, ... Xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ phải đồng bộ: có nhà ở và tạo việc làm, hệ thống cung cấp nước hợp vệ sinh, cải tạo đường giao thông, chợ ... Cán bộ quản lý cấp xã cũng không nắm được hết các chính sách, quá nhiều chính sách nhưng dàn trải, manh mún, có những chính sách chồng chéo lên nhau (y tế, nhà ở, ...) Chính sách đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bộ ngành, tổ chức này không biết hết các chương trình hỗ trợ của Bộ ngành, tổ chức khác. Nghiên cứu tổng hợp các chính sách thành một số chính sách cơ bản mang tính chất đầu tư đồng bộ, tránh sự chồng chéo giữa các chính sách về cùng một nội dung hỗ trợ. Nhiều xã nội đồng, người Kinh, xã anh hùng có tỷ lệ nghèo cao, cao hơn cả xã 135 những không được hỗ trợ như xã 135 Chính sách 134 và 135 chỉ cho xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Cần mở rộng một số chính sách như chương trình 135 cho các xã nghèo không thuộc diện Chương trình 135 nhưng vẫn có tỷ lệ nghèo cao trên 20% và thiếu nhiều cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các xã anh hùng. 1.3 Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý Đổi mới cơ cấu phân bổ vốn đầu tư trong các chính sách hỗ trợ XĐGN, chú ý tạo sự hỗ trợ đầu tư tập trung, dứt điểm cho từng xã Những xã có tỷ lệ nghèo cao còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở hạ tầng thì mới có thể đạt được như mặt bằng phát triển chung của vùng Xuất phát điểm thấp, vùng xa trung tâm rất nhiều khó khăn nhưng kinh phí hỗ trợ đầu tư CSHT rất hạn chế nên chia bình quân cho các xã. Không phân bổ vốn hỗ trợ bình quân như nhau cho các địa phương mà nên dựa trên nhu cầu và định hướng giải quyết dứt điểm. Nhiều hỗ gia đình nghèo được vay vốn hỗ trợ giảm nghèo nhưng lượng vốn quá ít, không đủ để đầu tư sản xuất hiệu quả -> mất vốn, nợ nần. Nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ còn khó khăn nên cũng vẫn còn mang tình chất bình quân trong hỗ trợ. Mức hỗ trợ vốn vay XĐGN nên căn cứ vào nhu cầu thực tế của hộ gia đình trên cơ sở bình chọn của cộng đồng, ý kiến tổ chức tín chấp và chính quyền địa phương trong khuồn khổ nguồn kinh phí được cấp. Nhiều cơ sở hạ tầng xuống cấp, không có kinh phí sửa chữa Chưa có nguồn kinh phí cho duy tu bảo dưỡng các công trình CSHT Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cần nghiên cứu để ghi thêm một lượng vốn hỗ trợ bảo dưỡng hàng năm cho các công trình cơ sở hạ tầng. 1.4 Lựa chọn đối tượng và nội dung của các chính sách hỗ trợ còn khiếm khuyết Lựa chọn đối tượng và nội dung hợp lý cho các chính sách hỗ trợ Chính sách hỗ trợ đất theo quyết định 134 không hiệu quả: kinh phí ít, chuộc được ít đất + nghèo -> làm ăn không hiệu quả nên vẫn nghèo. Nguồn kinh phí hỗ trợ hạn chế. Nhiều xã không còn quỹ đất Không nên tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định 134, nguồn vốn này có thể chuyển sang tăng cường cho chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ hoặc xuất khẩu lao động cho người dân nghèo. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, cần rà soát lựa chọn đối tượng biết làm ăn thực sự để hỗ trợ vốn đủ chuộc lại một diện tích đất đủ lớn để thoát nghèo. Nhiều hộ gia đình không nghèo, thậm chí giàu nhưng ở trong xã thuộc chương trình 135 nên vẫn được cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh miễn phí Chính sách theo Quyết định 139 là cấp thẻ BHYT khám chữa bệnh miễn phí cho các hộ thuộc các xã là đối tượng của chương trình 135. Điều chỉnh đối tượng áp dụng chính sách cấp BHYT miễn phí: chỉ thực hiện cấp BHYT miễn phí cho tất cả các hộ nghèo và đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Nhiều hỗ gia đình nghèo chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở, nhiều hộ đã được hỗ trợ nhưng hiện nay đã mục nát. Do rà soát sót và kinh phí hạn chế Rà soát lại những hộ chưa được hỗ trợ về nhà ở và những hộ đã được hỗ trợ về nhà ở nhưng đến nay đã quá nát và vẫn chưa có điều kiện cải tạo để lên kế hoạch phân bổ nguồn vốn hỗ trợ. Nhiều hộ gia đình nghèo rất chăm chỉ lao động nhưng không biết cách làm ăn hiệu quả nên không thoát nghèo Chương trình tập huấn cho người nghèo mới chỉ tập huấn kỹ thuật sản xuất Tiếp tục cải tiến nội dung chương trình tập huấn cho người nghèo: không chỉ tập huấn kỹ thuật sản xuất mà cần thiết phải dạy cách tính toán- hạch toán làm ăn, giới thiệu mô hình làm ăn hiệu quả; phương pháp tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, giơì thiệu cho người dân những sản phẩm đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao. Dụng cụ chứa nước bằng bêtông khó vận chuyển, dễ vỡ Kinh phí hạn chế, theo thói quen Hỗ trợ dụng cụ chứa nước bằng nhựa composit. 1.5 Cơ chế thực hiện chính sách còn nhiều bất cập Đổi mới cơ chế thực hiện chính sách Sở LĐTBXH không thực hiện được chế độ báo cáo đánh giá tổng hợp các chương trình XĐGN; không có sự phối kết hợp hiệu quả giữa các chương trình Nhiều đầu mối thực hiện chương trình XĐGN Thực hiện cơ chế quản lý một đầu mối cho các chính sách, chương trình, dự án XĐGN từ Trung ương đến địa phương Thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình, dự án XĐGN với các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của các Bộ chuyên ngành. Thực hiện các dự án đầu tư rất mất thời gian để giải quyết các thủ tục: đất đai, tài chính, giải tỏa mặt bằng, ... Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước chưa có cơ chế phối hợp đồng bộ trong giải quyết các thủ tục cho các dự án đầu tư. Hình thành cơ chế phối hợp đồng bộ, gắn trách nhiệm với nhau của các cơ quan liên quan đến phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án XĐGN tạo nên tính liên thông phối hợp thống nhất trong giải quyết các thủ tục hành chính và tài chính của các dự án XĐGN. Nhiều danh mục đầu tư không phù hợp với nhu cầu địa phương nên không thực hiện được, trong khi địa phương cần đầu tư hạng mục khác Cấp quản lý ghi quá chi tiết về danh mục đầu tư, một số không phù hợp với địa phương. Thực hiện cơ chế phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ XĐGN theo nhu cầu trên cơ sở kế hoạch nhu cầu do các địa phương tự xây dựng đồng bộ với sự tham gia của người dân nghèo, đại diện của chính quyền xã, huyện, tỉnh và các sở, ban, ngành chức năng tại các xã nghèo. Để hoàn tất quy trình, thủ tục đấu thầu, đặc biệt cho nguồn vốn xây dựng cơ bản, rất mất thời gian, có khi cả năm mới xong Quá nhiều quy định về thủ tục đấu thầu, tài chính không phù hợp với thực tế. Cải tiến cơ chế, quy trình thủ tục giao chỉ tiêu, đấu thầu, thanh quyết toán đơn giản hơn cho nguồn vốn XĐGN. Ở một số tỉnh: Số tiền nộp mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo lớn hơn rất nhiều số tiền chi cho người nghèo đi khám chữa bệnh; tuy hiên cũng có những tỉnh số tiền chi cho người nghèo nhiều hơn số tiền mua bảo hiểm. Mất thời gian cho páht thẻ BHYT hàng năm. Hộ mới thoát nghèo rất dễ rơi lại vào tình trạng nghèo nếu không được tiếp tục hỗ trợ thoát nghèo bền vững Quy định mua bảo biểm y tế cho người nghèo theo danh sách nghèo và mức bảo hiểm tại Quyết định 139 Chính sách BHYT miễn phí: - Nên chăng hình thành cơ chế thực thanh thực chi tiền khám chữa bệnh cho người nghèo không qua bảo hiểm - Tạo điều kiện cho người nghèo đăng ký thẻ BHYT miễn phí tại cấp xã cho khám chữa bệnh ban đầu, cho đủ thuốc uống đến khi khỏi bệnh. - Kéo dài thời gian sử dụng thẻ BHYT miễn phí ít nhất là 2 năm, - Tiếp tục kéo dài thời gian hưởng chính sách cấp BHYT miễn phí cho các hộ vừa thoát nghèo thêm ít nhất là 2 năm Nhiều người nghèo được đào tạo nghề xong lại không làm nghề được đào tạo, thậm chí không có việc làm Chương trình Hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo chưa gán kết với các chương trình tìm kiếm việc làm và tạo việc làm Chính sách đào tạo nghề: tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế gắn kết đào tạo nghề với tìm việc làm, thông qua cơ chế gắn kết các nguồn vốn đào tạo nghề và hỗ trợ tìm việc làm, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tại địa phương nghèo thu hút lao động nghèo ... Nhiều hộ nghèo khi nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất (QĐ 32) với lãi suất bằng 0 dễ có tư tưởng ỷ lại, coi đó là được cho nên không có ý thức trả nợ Theo quy định của Quyết định 32/2007/QĐ-TTg Không miễn giảm 100% lãi suất đối với các khoản vay tín dụng để tăng tính trách nhiệm của hộ nghèo đối với nguồn vốn vay, tránh tâm lý được cho - ỷ lại không trả nợ. Giấy chứng nhận hộ nghèo, thời gian cấp sổ chứng nhận hộ nghèo, thời gian hỗ trợ của các chính sách hộ nghèo được hưởng cho hộ vừa thoát nghèo không thống nhất trong các tỉnh Chưa có quy định thống nhất của Trung ương Tiếp tục nghiên cứu cơ sở để đưa ra một mốc thời gian cố định và mẫu mã thống nhất trong toàn quốc về thời gian cấp sổ chứng nhận hộ nghèo, thời gian hỗ trợ của các chính sách hộ nghèo được hưởng cho hộ vừa thoát nghèo. Các xã đã được ở trong danh sách 135 của hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng chưa kịp triển khai tiếp nhận hỗ trợ trong các năm trước Thủ tục khó khăn, kinh phí đối ứng thiếu Tiếp tục giữ chính sách 135 cho các xã đã được ở trong danh sách của hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng chưa kịp triển khai tiếp nhận hỗ trợ trong các năm trước. Một số tỉnh không có đủ nguồn vốn đối ứng nên không triển khai được các hỗ trợ XĐGN Ngân sách Trung ương hạn chế, phải huy động ngân sách địa phương Có cơ chế miễn giảm nguồn vốn đối ứng của địa phương đối với các tỉnh, huyện, xã khó khăn không có khả năng tạo nguồn vốn đối ứng. Một số thủ tục quy định giải quyết nợ đọng không hoàn thiện được Quy định của chính sách giải quyết nợ đọng Thay đổi một số quy định trong giải quyết nợ đọng không có khả năng thu hồi của nguồn vốn hỗ trợ giảm nghèo tạo điều kiện cho địa phương thực thi được: Cho phép UBND xã được quyền ký xác nhận cho những người vay đã chết hoặc đã bỏ địa phương không tìm thấy, số đã khoanh nợ trên 10 năm đến nay vẫn chưa có khả năng trả nợ nên thực hiện thủ tục xóa nợ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nếu theo chuẩn nghèo hiện hành nhiều hộ nghèo sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong khi thực chất họ vẫn rất nghèo. Trung ương chưa điều chỉnh chuẩn nghèo Thay đổi chuẩn nghèo phù hợp với thực tế. Tuy nhiên cần đánh giá hiệu quả của công tác XĐGN theo chuẩn nghèo cũ trước khi ban hành chuẩn nghèo mới. 2 Phương pháp tiếp cận giảm nghèo chưa hoàn toàn phù hợp Hoàn thiện phương pháp tiếp cận giảm nghèo 2.1 Vai trò của thị trường đối với xoá đói giảm nghèo bền vững còn mờ nhạt Chưa thực sự kết nối người nghèo với thị trường để giảm nghèo bền vững Tâm lý e ngại về khả năng tham gia thị trường của người nghèo, ngầm định người nghèo sẽ bị thiệt hại, tổn thương khi tham gia thị trường, thị trường chỉ dành cho các tác nhân kinh tế lớn: doanh nghiệp, trang trại,... Thay đổi tư duy: xác định thị trường là cơ chế hữu hiệu để XĐGN bền vững. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp đồng bộ (dự báo thị trường, marketing, thể chế thị trường...) để người nghèo có thể tham gia hữu hiệu vào thị trường: Ví dụ: dự báo và lựa chọn sản phẩm đặc thù, đặc sản của địa phương, phù hợp với tiềm lực của người nghèo để trên cơ sở đó thiết kế các giải pháp hỗ trợ, giúp người dân tiếp cận với thị trường thông qua sản phẩm đó. Xây dựng cơ chế để giảm thiểu tác động tiêu cực của thị trường đối với người nghèo. 2.2 Tư duy tiếp cận giảm nghèo còn nặng tính bao cấp, từ trên xuống, Nhà nước làm quá nhiều Người nghèo được nhận hỗ trợ, chưa xác định trách nhiệm phải nỗ lực vượt nghèo. Cơ chế bao cấp vẫn ảnh hưởng nhiều trong cơ chế thực hiện XĐGN Thay đổi tư duy tiếp cận giảm nghèo của Chính phủ: người nghèo không phải là đối tượng nhận bố thí, ban phát mà người nghèo là đối tác của các nhà quản lý giảm nghèo. Người nghèo chỉ thụ động đợi sự hỗ trợ, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động XĐGN Cách tổ chức thực hiện XĐGN chưa tạo ra sự chủ động từ phía người nghèo nên người nghèo có tư tưởng thụ động: cho gì được nấy. Tạo sự chủ động từ phía người nghèo: để họ tìm nguyên nhân và giải pháp - xác định họ có cái gì - cần hỗ trợ đến đâu - họ làm như thế nào. Nhà nước chỉ nên giữ vai trò đòn bẩy. Nhà nước hỗ trợ rất nhiều mặt nhưng chưa giải quyết cái gốc gây ra nghèo đói Ở đâu và cái gì cũng khó khăn cần giải quyết, trong khi kinh phí có hạn, tư duy bình quân “mưa cho khắp” còn rất phổ biến. Nhà nước tập trung hỗ trợ những cái gốc sâu xa sinh ra nghèo đói là kiến thức làm ăn, việc làm và cơ sở hạ tầng. Nhiều hộ nghèo vẫn nghèo sau khi được hỗ trợ vốn cho XĐGN Kiến thức, kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả hạn chế + vốn ít + có nhiều khó khăn khác trong cuộc sống cần giải quyết -> tiêu vốn hỗ trợ sản xuất cho việc khác. Không nên hỗ trợ người nghèo bằng cách đưa tiền để hộ nghèo tự xoay xở mà nên thay bằng vật tư. 2.3 Chưa thực sự phát huy vai trò của cộng đồng trong XĐGN Vai trò của các tổ chức cộng đồng như tổ hợp tác, hợp tác xã, ... còn mờ nhạt chưa thực sự chung tay cùng chính quyền và người nghèo xoá đói, giảm nghèo - Các tổ chức xã hội dân sự chưa thực sự phát triển và chưa quan tâm nhiều đến công tác XĐGN - Các tổ chức quần chúng mặc dù đã có những nỗ lực bước đầu tuy nhiên vẫn chưa thực sự sâu, sát trong việc cùng nhà nước và chủ thể người nghèo hợp sức XĐGN - Thực hiện cơ chế đối tác: Cộng đồng phum, sóc, thôn, xóm phảỉ được xác định là nhân tố không thể thiếu được trong hệ đối tác (chính quyền, cộng đồng và chủ thể người nghèo) trong quá trình hoạch định, triển khai và giám sát chính sách XĐGN - Hỗ trợ thành lập và tăng cường vai trò của các tổ chức cộng đồng, xã hội dân sự trong XĐGN: ví dụ các tổ hợp tác, các nghiệp đoàn,... 2.4 Người nghèo chưa thực sự là TRUNG TÂM trong các tiếp cận về XĐGN hiện nay Người nghèo chưa có được đây đủ các điều kiện và khả năng cũng như ý chí để tự vươn lên xoá đói giảm nghèo - Tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước, - Thiếu thông tin, sự tiếp cận các nguồn lực sinh kế để XĐGN - Tư tưởng an phận Xác định rõ quan điểm và kiên trì quan điểm: Giảm nghèo trước tiên là việc của người nghèo Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ, xúc tác để người nghèo vươn lên XĐGN Đổi mới phương pháp tiếp cận: tuyên truyền, xoá bỏ tư tưởng an phận, thi đua giảm nghèo, Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ để người nghèo TIẾP CẬN được các NGUỒN LỰC SINH KẾ để giảm nghèo, hỗ trợ thông tin, kỹ năng để người nghèo tiếp cận hiệu quả với thị trường. 3 Hệ thống tổ chức thực hiện giảm nghèo chưa hoàn thiện Hoàn thiện hệ thống tổ chức và các giải pháp tổ chức thực hiện giảm nghèo Chưa có bộ máy thực hiện nhiệm vụ XĐGN chuyên trách, ổn định, hiệu quả. Chưa có sự đầu tư và coi trọng thích đáng cho việc tổ chức bộ máy thực hiện XĐGN Hình thành hệ thống cơ cấu tổ chức cho nhiệm vụ giảm nghèo đồng bộ, chuyên trách, đủ mạnh cả về nhân lực và vật lực từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện sự chỉ đạo thống nhất, tập trung từ Trung ương đến địa phương, giảm bớt các chi phí trung gian. Có cơ chế làm việc, chính sách đãi ngộ (lương, bảo hiểm, …) và hỗ trợ hoạt động hợp lý cho cán bộ cơ sở. Tiến tới xây dựng phần mềm quản lý, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho thực hiện quản lý, giám sát hoạt động XĐGN đến từng hộ dân. Các chương trình/dự án XĐGN chưa được giám sát và đánh giá chặt chẽ Chưa có sự đầu tư và coi trọng thích đáng cho công tác giám sát và đánh giá các chương trinhd/dự án XĐGN Hình thành phương thức kiểm tra, giám sát chặt chẽ chi tiêu tài chính và các hoạt động trong thực hiện XĐGN: rất cần thiết đầu tư xây dựng hệ thống trang thiết bị máy tính đến cấp xã để cùng với các hỗ trợ khác hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu cho XĐGN. Một số tỉnh đã rất tích cực thực hiện phân cấp cho xã thực hiện các Ch.tr/dự án XĐGN nhưng cán bộ xã không đủ năng lực đảm nhận Chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ làm công tác XĐGN và cán bộ cấp xã. Tăng cường thực hiện phân cấp cho xã kết hợp đào tạo nâng cao năng lực cho hệ thống cán bộ làm công tác XĐGN nói riêng và cán bộ cấp xã nói chung. Người nghèo chưa nhận được sự hỗ trợ tích cực của cả xã hội Chưa có sự chú ý đầu tư thích đáng cho việc thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo. Có nhiều hoạt động góp phần XĐGN không cần trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng chưa được chú ý Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thực hiện xã hội hóa công tác giảm nghèo: Các cán bộ chuyên trách về giảm nghèo cần tích cực tìm kiếm mọi cơ hội để mở rộng các đối tượng tham gia vào công cuộc giảm nghèo. Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia đào tạo và thu nhận người lao động nghèo. Cho vay vốn hỗ trợ sản xuất thông qua hội Phụ nữ đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động tất cả các hộ nghèo đều tham gia để mọi hộ nghềo đều đảm bảo tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ. Đẩy mạnh việc lồng ghép hoạt động giảm nghèo với các hoạt động tín ngưỡng. Tiếp tục phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức quần chúng xã hội trong phát động phong trào vì người nghèo. Một bộ phận người nghèo chưa có ý thức vượt nghèo, còn nhiều các tập tục không co ích cho XĐGN vẫn còn tồn tại Thay đổi nhận thức là một quá trình lâu dài trong khi đó công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo về nghĩa vụ thoát nghèo, thay đổi các tập tục không có lợi cho phát triển đời sống kinh tế và văn hóa chưa được đầu tư thỏa đáng Đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nghèo về nghĩa vụ thoát nghèo, thay đổi các tập tục không có lợi cho phát triển đời sống kinh tế và văn hóa. Người nghèo ít có kiến thức làm an hiệu quả Người nghèo rất hạn chế trong tiếp cận thông tin về làm ăn có hiệu quả, khó theo được các mô hình của người không nghèo Tuyên truyền rộng rãi và tổ chức nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả theo kiểu cầm tay chỉ việc thông qua việc lồng ghép với các hoạt động khuyến ngư cho người nghèo. Một bộ phân cán bộ không nắm vững các chính sách XĐGN, với người dân còn hạn chế hơn Công tác phổ biến chính sách của các cấp tới các cấp quản lý và người dân còn nhiều hạn chế Đẩy mạnh công tác phổ biến chính sách của các cấp tới các cấp quản lý và người dân. Nhiều người dân nghèo chỉ được hưởng chính sách một cách thụ động theo kiểu “cho gì biết nấy” -> không tạo sự chủ động cho người nghèo tự tìm lối thoát nghèo. Một mặt do năng lực của người dân yếu, mặt khác do họ bận mải làm ăn không tham gia họp thôn ấp; bên cạnh đó là do mặc dù Chính phủ đã chú ý đến tạo điều kiện cho người dân tham gia nhưng chưa có sự đầu tư tạo điều kiện đồng bộ và mạnh. Tăng cường vai trò của người dân trong lập, thực hiện kế hoạch và giám sát đánh giá các chương trình/dự án thực hiện các chính sách XĐGN: Đặc biệt chú ý tăng cường sự tham gia của người dân và chính quyền cấp xã trong việc xác định các mục tiêu ưu tiên, đối tượng ưu tiên, quyết định đầu tư vào việc gì và quá trình giám sát đánh giá chương trình/dự án. Để tăng cường sự tham gia của người dân, ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi của các nhà quản lý và chính quyền các cấp còn cần phải tập huấn, hướng dẫn cho người dân về quy trình, cách thức tham gia có tổ chức, có trách nhiệm và hiệu quả. Hình thành quy chế bắt buộc đối với các dự án XĐGN phân cấp cho xã phải có đại diện của người dân nghèo tham gia Ban quản lý dự án từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và giám sát đánh giá dự án. Đảm bảo 100% hộ gia đình nghèo có mặt tại địa phương được hiểu biết về các chính sách, các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo đang thực hiện tại xã; được tham gia bình chọn đối tượng được ưu tiên thụ hưởng các chính sách hỗ trợ XĐGN trong lúc nguồn lực còn hạn chế. Trước mắt cần tăng cường hoạt động của công tác XĐGN để đảm bảo 100% hộ nghèo được hưởng chế độ cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và miễn học phí cho học sinh phổ thông. Trên cơ sở bình chọn của người dân, kiên quyết loại bỏ các đối tượng ăn chơi, không chăm chỉ lao động – đã có thời gian tuyên truyền giáo dục nhưng không cố gắng thay đổi – ra khỏi DS hộ nghèo. 4 Một số chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế-xã hội chung của vùng chưa gắn chặt với mục tiêu XĐGN Phối kết hợp các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh tế-xã hội chung của vùng với mục tiêu XĐGN Cơ cấu sản xuất của các xã có tỷ lệ nghèo cao vẫn là thuần nông nên ít việc làm, việc làm chỉ theo mùa vụ Các xã có tỷ lệ nghèo cao thường khó có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu sản xuất Chính quyền cấp tỉnh, huyện tạo điều kiện thuận lợi (thuê mặt bằng, thuế, phối hợp kinh phí tổ chức đào tạo nghề, ...) cho các nhà đầu tư vào địa phương để chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo nguồn việc làm ổn định ngay tại địa phương. Chú ý phát triển các mô hình sản xuất phù hợp với hộ nghèo. Người nghèo chịu nhiều thiệt thòi khi có sự biến động của giá cả thị trường cả giá sản phẩm, kể cả sản phẩm đầu vào, đầu ra và tiêu dùng. Nền kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng Ngân sách Nhà nước rất hạn hẹp nên nguồn kinh phí dành cho trợ giá, trợ cước , bình ổn giá cả thị trường chỉ có hạn Có chính sách điều tiết thị trường vĩ mô để ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Nên chăng hình thành các công ty cổ phần Nhà nước về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều hộ gia đình nghèo đã được vay vốn nhưng là ăn riêng lẻ rất dễ bị mất vốn và vẫn không có khả năng trả nợ Người nghèo thường thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả. Lượng vốn vay/hộ không nhiều -> không trường vốn khi gặp rủi ro. Phát triển kinh tế hợp tác: tập hợp người nghèo vào các tổ sản xuất, tổ hợp tác có cả người giàu, người khá, người nghèo để hỗ trợ người nghèo thoát nghèo. Tập trung nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đầu tư cho các dạng liên doanh liên kết làm ăn hiệu quả giữa các hộ nghèo, hộ nghèo với hộ khá và giàu. Có rất ít các mô hình khuyến nông cho người nghèo Kinh phí cấp xây dựng mô hình khuyến nông cho người nghèo ít và theo tỷ lệ 50/50 nên rất khó thực hiện. Chú ý lồng ghép với các chương trình khuyến nông cho người nghèo với các chương trình khuyến nông quốc gia để tạo điều kiện tốt hơn cho người nghèo tham gia tập huấn và xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Người nghèo có tham gia sản xuất kinh doanh rất dễ bị rủi ro do sự biến động của giá cả thị trường Vốn ít, không quan hệ thị trường rộng, không có tích lũy trong khi nhu cầu sản xuất và cuộc sống đòi hỏi hàng ngày Thực hiện nghiêm Quyết định 80 của Chính phủ đối với các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu là nông sản để chia sẻ bớt rủi ro do thị trường giữa nhà doanh nghiệp và người nông dân. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng và giá cả vật tư, sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp Nhiều hộ nghèo đã được hưởng hỗ trợ rủi ro nhưng vẫn không còn vốn để đầu tư tái sản xuất -> phải vay mượn ngoài với lãi suất cao -> hiệu quả kinh tế giảm -> đã khó khăn lại càng khó khăn hơn Mức hỗ trợ thấp, không đủ vốn tái đầu tư sản xuất, không có tích lũy Có cơ chế ưu tiên hơn cho hộ nghèo về tỷ lệ hỗ trợ trong các chương trình hỗ trợ rủi ro trong sản xuất nông nghiệp chung để đảm bảo cho hộ nghèo có điều kiện tái đầu tư sản xuất. Khi bị dịch bệnh, dù được hỗ trợ một phần nhưng xem như là bị mất trắng -> nợ nần chồng chất Người nghèo ít vốn, chưa chủ động phòng chống. Tăng hỗ trợ chủ động phòng chống dịch bệnh hơn là dành kinh phí để tiêu hủy sản phẩm khi đã bị dịch bệnh. Nhiều hộ nghèo ở rải rác còn phải dùng nước sông, mương cho sinh hoạt, không có hoạt động bảo vệ môi trường -> dễ bị ốm đau -> tốn kém Kinh phí hạn hẹp nên chưa thể phủ hết nhu cầu, bên cạnh đó cũng do chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa hai chương trình Gắn kết Chương trình cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn với chương trình MTQG-XĐGN để tập trung hỗ trợ tốt hơn về nhà ở, nước sạch và môi trường cho các vùng dân cư nghèo. Cơ sở hạ tầng các xã có tỷ lệ nghèo cao nghèo rất kém so với các xã khác -> không thu hút các chủ đầu tư Kinh phí hạn hẹp nên chưa thể phủ hết nhu cầu, bên cạnh đó chủ trương của Chính phủ cũng là tập trung đầu tư CSHT cho các vùng trọng yếu để trở thành đầu tàu kéo các vùng khác cùng phát triển Gắn kết các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội với chương trình MTQG-XĐGN, đặc biệt là các Dự án phát triển thủy lợi, giao thông ĐBSCL, hình thành hệ thống bảo quản sản phẩm, thu mua, chế biến, tạo việc làm tại chỗ để tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, sản xuất hiệu quả cho cả các vùng nghèo xa trung tâm. Người nghèo không am hiểu nhiều về các chính sách XĐGN, còn nhiều tập tục không có tác động tốt cho XĐGN Người dân nghèo ít có cơ hội được tham gia các hoạt động văn hóa-xã hội, còn nhiều người Khmer không biết tiếng Kinh -> hạn chế tiếp cận văn hóa xã hội hiện đại Thực hiện lồng ghép nhiều hơn việc tuyên truyền XĐGN, bài trừ các tập tục không tốt, ... với các chương trình văn hóa-xã hội tại địa phương. Hỗ trợ kinh phí tăng cường chương trình phát thanh bằng tiếng Khmer. 5 Một số biện pháp quản lý tài chính và hành chính công chưa phù hợp Hoàn thiện biện pháp quản lý tài chính và hành chính công Hoàn tất thủ tục các dự án XĐGN, đặc biệt là các dự án đầu tư XDCB, mất rất nhiều thời gian, làm chậm tiến độ thực hiện chương trình Các quy định về thủ tục tài chính và hành chính chưa phù hợp với thực tế của hỗ trợ đầu tư cho XĐGN Đơn giản hóa thủ tục hành chính và tài chính cho các hoạt động XĐGN, nhất là đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Làm rõ trách nhiệm và quy định thời gian trả lời của các bên liên quan trong giải quyết các thủ tục phê duyệt các dự án XĐGN. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc “một cửa”. Người nghèo ít có cơ hội được tham gia ý kiến với chính quyền các cấp Nghị định 79 chưa thực sự được thực hiện mạnh mẽ ở cấp xã, người nghèo ít hiểu biết -> ít có ý kiên Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 79 về thực hiện quyền dân chủ ở cấp xã, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nói lên tiếng nói của mình với chính quyền các cấp. Các chương trình/dự án XĐGN chưa được giám sát đánh giá một cách hệ thống Chưa có bộ tiêu chí giám sát đánh giá, mẫu mã văn bản, báo cáo thống nhất trên toàn quốc và khả thi cho các chính sách, chương trình, dự án XĐGN Xây dựng và ban hành bộ tiêu chí giám sát đánh giá, mẫu mã văn bản, báo cáo, rõ ràng, chi tiết, thống nhất trên toàn quốc và khả thi cho các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo . Cán bộ chính quyền và XĐGN cấp huyện, xã chưa hiểu hết các thủ tục xây dựng và phê duyệt, thanh quyết toán các dự án XĐGN -> không phát huy được quyền dân chủ và thực hiện sự phân cấp Công tác Xây dựng, ban hành và tập huấn các tài liệu hướng dẫn chế độ chính sách, quy định về thủ tục xây dựng và phê duyệt, thanh quyết toán các dự án XĐGN cho các cấp quản lý của tỉnh, huyện, xã chưa được chú ý đúng mức. Cán bộ kiêm nhiệm, không có thời gian tìm hiểu kỹ, cán bộ hợp đồng phụ trách XĐGN không có động lực nghiên cứu kỹ. Xây dựng, ban hành và tập huấn các tài liệu hướng dẫn chế độ chính sách, quy định về thủ tục xây dựng và phê duyệt, thanh quyết toán các dự án XĐGN cho các cấp quản lý của tỉnh, huyện, xã. -----------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.doc
Luận văn liên quan