Đề tài Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn

MỤC LỤC Trang Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu . 2 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2 1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu . 2 1.5 Ý nghĩa thực tiễn . 2 1.6 Hạn chế của đề tài . 2 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 2.1 Giới thiệu 3 2.2 Hành vi tiêu dùng . 3 2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm . 4 2.3.1 Yếu tố văn hóa . 4 2.3.2 Yếu tố xã hội . 5 2.3.3 Yếu tố cá nhân . 6 2.3.4 Yếu tố tâm lý 7 2.4 Quá trình quyết định mua hàng . 9 2.4.1 Ý thức nhu cầu . 9 2.4.2 Tìm kiếm thông tin 10 2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 10 2.4.4 Quyết định mua hàng 10 2.4.5 Hành vi sau khi mua 11 2.5 Giải thích từ ngữ 11 Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12 3.1 Giới thiệu 12 3.2 Mô hình nghiên cứu . 12 3.3 Thiết kế nghiên cứu . 13 3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ . 13 3.3.2 Nghiên cứu chính thức 13 3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 15 3.4.1 Nhận thức nhu cầu 15 3.4.2 Ra quyết định . 16 3.5 Thang đo các biến phân tích 18 3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức . 19 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 4.1 Giới thiệu 21 4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân . 21 4.2.1 Ý thức nhu cầu . 21 4.2.2 Tìm kiếm thông tin 24 4.2.3 Đánh giá . 25 4.2.4 Ra quyết định . 27 4.2.5 Hành vi sau khi chọn lựa . 33 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36 5.1 Kết luận về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn . 36 5.2 Kiến nghị 37 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 37 5.2.2 Đối với trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống . 37 5.2.3 Đối với các nông hộ 38 Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng. Kết hợp với các chủ trương của Nhà nước, ngày 28/7/2004 UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UB (nguồn: báo cáo tình hình sản xuất lúa của huyện Thoại Sơn năm 2005) về phát động thi đua thực hiện chương trình sản xuất lúa chất lượng cao. Kế hoạch này đã nâng cao sự nhận thức của nông dân về việc sử dụng các giống lúa phù hợp với tình hình thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt. Năng suất của việc canh tác lúa phụ thuộc vào 7 yếu tố chủ yếu:1) khí hậu và các điều kiện khí tượng trong năm. 2) chất lượng của cánh đồng, đất và nước tưới. 3) phương pháp canh tác. 4) việc ứng dụng phân bón và sử dụng những chất hóa học phòng ngừa, diệt cỏ dại và sâu bệnh. 5) Giống lúa và chất lượng hạt giống. 6) mức độ hao hụt khi thu hoạch và công tác xử lý sau thu hoạch. 7) các điều kiện sản xuất và các yếu tố tổ chức sản xuất. Với điều kiện sản xuất bình thường trong cùng một địa phương thì giống lúa có vai trò rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất của hạt lúa khi thu hoạch. Hiện nay có rất nhiều giống lúa trên thị trường thì việc lựa chọn một giống lúa phù hợp với diện tích canh tác, mùa vụ và thời tiết khí hậu là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng lúa cũng như giá bán thì có rất nhiều phương pháp nhưng đầu tiên thì phải bắt đầu với khâu chọn giống. Chọn được giống phù hợp cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Từ đó tăng thêm thu nhập và nâng cao dần mức sống cho bà con. Do đó, nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân là rất cần thiết cho việc thu thập thông tin về tình hình sản xuất lúa của huyện. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình quy hoạch các vùng nguyên liệu gạo cho phù hợp với từng địa phương với hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra được các thông tin liên quan đến hành vi chọn giống của nông dân và các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn. Mục tiêu cụ thể bao gồm: - Nêu lên tình hình sử dụng giống hiện nay của nông dân Thoại Sơn. - Mô tả hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn. - Rút ra được các tiêu chí mà nông dân mong đợi đối với giống lúa. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Huyện Thoại Sơn, cụ thể đề tài chỉ tập trung tại các xã như: Vĩnh Chánh, Định Thành, Định Mỹ, thị trấn Núi Sập, Thoại Giang, Vọng Đông. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị dựa trên số liệu thu thập được của vụ Hè Thu 2005-2006 và vụ Đông Xuân 2006-2007. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 cho đến hết tháng 5 năm 2007. Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân đang trực tiếp canh tác lúa trên địa bàn các xã mà đề tài tập trung nghiên cứu. Mặt khác, đề tài chỉ nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân, không nghiên cứu các hành vi hay quy trình khác trong vấn đề canh tác lúa. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này đã qua thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để điều chỉnh đưa ra bảng câu hỏi chính thức hoàn chỉnh. Số liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo về tình hình sản xuất lúa của Huyện, bảng niên giám thống kê của huyện Thoại Sơn và các thông tin có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp của Huyện trên các trang web của sở nông nghiệp An Giang 1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn sẽ được quy đổi về cùng một đơn vị tính cho thống nhất. Công việc tiếp theo là tiến hành mã hóa và xử lý sô liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 và Excel. Sau đó tiến hành phân tích các nội dung nghiên cứu hành vi bằng thống kê mô tả. 1.5 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu giống hoặc các ban chỉ đạo nông nghiệp của huyện hiểu rõ hơn về hành vi chọn lựa giống của nông dân. Từ đó có cơ sở lai tạo ra các giống mới ngày càng phù hợp với yêu cầu của nông dân. 1.6 Hạn chế của đề tài Về phạm vi thì đề tài chỉ nghiên cứu các hộ nông dân của một số xã của huyện Thoại Sơn nên số liệu thu thập được mang tính đại diện không cao. Về phương pháp nghiên cứu thì đề tài này nghiên cứu với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên có thể có những sai số. Cho nên các nghiên cứu tiếp theo nên có sự phân bố mẫu phù hợp hơn để thông tin thu được là mang tính đại diện cao với độ tin cậy được chấp nhận. Đề tài chưa tận dụng hết các thông tin thu được từ bảng câu hỏi vào việc phân tích hành vi. Đây là một hạn chế lớn của đề tài.

doc56 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên cứu của đề tài. Số liệu thu thập được làm sạch, tiến hành mã hóa và xử lý bằng phầm mềm SPSS 15.0. Sau đó tiến hành phân tích các nội dung của nghiên cứu hành vi bằng cách sử dụng (1)phương pháp phân tích thống kê mô tả. Qui trình nghiên cứu: Cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu hành vi chọn lựa. Đặc trưng của các loại giống. Hiệu chỉnh Phân tích bằng thống kê mô tả Dàn bài thảo luận / Bảng câu hỏi Phỏng vấn (n = 8…10) Bảng câu hỏi chính thức Thu thập dữ liệu (n = 100…110) Xử lý Báo cáo Hình 3.2: Qui trình tiến hành nghiên cứu 3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ Sau khi đưa ra dàn bài thảo luận và bảng câu hỏi phác thảo thì tiến hành thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử với 10 người. Theo kết quả thu được và để thuận tiện cho việc phỏng vấn chính thức và công việc mã hóa được dễ dàng thì bảng câu hỏi cần phải hiệu chỉnh một số vấn đề trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức. Dưới đây là các vấn đề trong bảng câu hỏi phác thảo đã được hiệu chỉnh để từ đó đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh. 3.4.1 Nhận thức nhu cầu Trong phần nhận thức nhu cầu thì bảng câu hỏi phác thảo được thiết lập gồm có 4 biến và thang đo được sử dụng là thang đo danh nghĩa. Các câu hỏi được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1: Nhận thức nhu cầu Hiện nay chú / bác sử dụng thứ giống gì? Câu trả lời: Nguyên chủng Xác nhận Thường Chú / bác đang canh tác giống lúa gì? Câu trả lời: Jasmine 85 OM 2517 OM 2514 IR64 khác Chú / bác mua giống vào thời điểm nào? Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa. Câu trả lời: Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Kết quả thảo luận tay đôi cho thấy cần phải hiệu chỉnh một số biến trong phần nhận thức nhu cầu. Cụ thể là khi hỏi thì sẽ có sự nhầm lẫn ý nghĩa giữa biến thứ (1) và biến thứ (2), gây khó khăn cho đáp viên, cũng như người hỏi phải mất thêm khoản thời gian để giải thích cho đáp viên rõ. Vì thế hiệu chỉnh biến thứ (1) từ “thứ giống gì?” thành “loại giống gì?” và biến thứ (2) từ “giống lúa gì?” thành “giống lúa tên gì?”, câu hỏi ở đây là câu hỏi có nhiều chọn lựa, áp dụng cho trường hợp có hộ chia diện tích canh tác làm nhiều phần để sử dụng nhiều tên giống khác nhau.Bên cạnh đó, câu hỏi còn thu thập được thông tin về tên giống dùng cho vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân vừa qua. Ở biến thứ (2) thì qua thảo luận tay đôi với cỡ mẫu n = 10 thì phải hiệu chỉnh lại các tên giống trong các câu trả lời cho phù hợp với các giống mà đa số các đáp viên hiện đang canh tác. Biến thứ (3) lúc đầu dùng dạng câu hỏi mở, sau khi thảo luận và phỏng vấn thử thì dựa vào ý kiến các câu trả lời, từ đó đưa ra các câu trả lời cụ thể cho câu hỏi của biến thứ (3) Điều này không chỉ thuận tiện cho việc phỏng vấn mà công việc mã hóa những số liệu thu thập được dễ dàng hơn. Sau khi tham khảo ý kiến của GVHD thì phần nhận thức nhu cầu nên đề cập đến vai trò của các cán bộ khuyến nông tại các xã. Do đó, phần nhận thức nhu cầu được hiệu chỉnh sẽ thêm một biến và qua phỏng vấn thử thì các ý kiến chủ yếu được phân được trả lời như sau: (1)Giới thiệu các giống mới (2)Hướng dẫn các kỹ thuật canh tác (3)Không ảnh hưởng gì (4)Khác. Và phần hiệu chỉnh sẽ được trình bày rõ hơn dưới bảng 3.2. Bảng 3.2: Nhận thức nhu cầu đã hiệu chỉnh Hiện nay chú / bác đang sử dụng loại giống gì ? Câu trả lời: Nguyên chủng Xác nhận Thường Giống lúa mà chú / bác đang canh tác có tên gì ?(MR) Jasmine 85 OM 2517 IR 50404 Tám Son OMCS 2000 Khác Hè Thu Đông Xuân Chú / bác mua giống vào thời điểm nào ? Câu trả lời: Cuối vụ Một tháng trước khi sạ Nữa tháng trước khi sạ Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa. Câu trả lời: Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng Theo chú / bác các cán bộ nông nghiệp xã đóng vai trò gì trong quá trình chọn giống và canh tác của gia đình. Câu trả lời: Giới thiệu các giống mới Hướng dẫn kỹ thuật canh tác Không ảnh hưởng gì Khác 3.4.2 Ra quyết định Các biến của phần ra quyết định được cụ thể ở bảng 3.3 dưới đây: Bảng 3.3: Ra quyết định (1) Ai là người quyết định đặc tính giống?…… (2 )Nơi mua giống? Câu trả lời: Trại giống Các hộ chuyên sản xuất giống Tự sản xuất Hợp tác xã Khác:…. (3) Mức độ quan tâm đối với các đặc tính của giống khi quyết định chọn lựa? Các tiêu chí Mức độ quan tâm Không quan tâm Tương đối quan tâm Bình thường Khá quan tâm Rất quan tâm Năng suất Kháng sâu bệnh Thời tiết, khí hậu Giá bán Thời gian sinh trưởng Dễ làm (4) Số lượng kg giống gieo sạ cho một ha (một công):…. (5) Quan tâm đến việc cân đong khi mua? Câu trả lời: Có Không Sau khi tiến hành phỏng vấn thử và thảo luận tay đôi cho thấy các biến như biến (1), biến(2), biến (4) cần phải hiệu chỉnh theo hướng các câu trả lời thu được từ việc phỏng vấn thử. Các câu hỏi cũng cần phải diễn đạt để người được phỏng vấn nghe dễ hiểu hơn. Đối với biến (1) người ra quyết định đặc tính giống thì chủ yếu các ý kiến trả lời tham khảo là chủ hộ và ngoài chủ hộ thì người tham gia nhiều nhất vào việc canh tác lúa là người có quyền quyết định tiếp theo. Cho nên câu hỏi ban đầu từ dạng câu hỏi mở sẽ chuyển thành dạng câu hỏi đóng với các câu trả lời được rút ra từ các ý kiến phỏng vấn thử. Đối với biến (2) thì qua thảo luận với GVHD thì từ “trại giống” nên đổi thành “trung tâm giống” làm cho người được phỏng vấn dễ trả lời hơn. Đối với biến (4) để có thể biết được số lượng giống dùng cho các vụ trong năm có sự khác nhau không? Thì câu hỏi nên có phần trả lời cụ thể số kg giống cho từng vụ. Và số kg giống này chỉ được tính hoặc quy về cho một công. Tóm lại, phần ra quyết định được hiệu chỉnh ở bảng 3.4 sau đây: Bảng 3.4: Ra quyết định đã hiệu chỉnh Trong gia đình, ai là người có quyền nhất trong việc quyết định chọn lựa giống lúa? Câu trả lời: Chủ hộ Người tham gia nhiều nhất Khác (2) Xin vui lòng cho biết chú/ bác mua giống ở đâu? Câu trả lời: Trung tâm giống Các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống Tự sản xuất Hợp tác xã Khác:…… (3) Chú / bác vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các tiêu chí và đặc tính của giống khi quyết định chọn lựa giống. (Các tiêu chí trả lời không thay đổi). (4) Chú / bác dùng bao nhiêu kg giống cho một công? Câu trả lời Vụ Đông Xuân:…… kg Vụ Hè Thu:…… kg (5) Chú / bác có quan tâm đến việc cân hoặc đong đủ số lượng khi mua giống không? Câu trả lời: Có Không 3.5 Thang đo các biến phân tích Bảng 3.5 : Thang đo của các biến phân tích Mục tiêu phân tích Thang đo Câu hỏi phỏng vấn Ý thức nhu cầu: -Loại giống đang sử dụng. -Thời gian bắt đầu sử dụng. -Tên giống đang sử dụng. -Mua khi nào. -Vai trò của việc chọn giống. -Vai trò của cán bộ nông nghiệp xã. Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Khoảng Danh nghĩa Câu 3 Câu 5 Câu 7 Câu 22 Câu 15 Câu 16 Tìm kiếm thông tin Danh nghĩa Câu 20 Đánh giá: -Tiêu chí chất lượng. -Giá. -Dễ tìm mua. -Độ ổn định về chất lượng. -Thay đổi giống. Danh nghĩa Khoảng Danh nghĩa Khoảng Danh nghĩa Câu 28 Câu 25, câu 26, câu 27, câu 29 Câu 11 Câu 17 Câu 12, câu 14, câu 17, câu 27 Ra quyết định: -Người ra quyết định đặc tính giống. -Đặc tính giống mong đợi. -Nơi mua. -Số lượng mua. -Quan tâm đến việc cân đong khi mua. Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Danh nghĩa Câu 19 Câu 28 Câu 21 Câu 2, câu 23, câu 24 Câu 18 Hành vi sau mua: -Yếu tố tác động đến hành vi mua. Danh nghĩa Câu 4, câu 6 3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức Mẫu và thông tin mẫu Mẫu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên qua phỏng vấn trực tiếp. Sau khi làm sạch thì cỡ mẫu dùng cho phân tích tiếp theo là 100. Dưới đây thể hiện sự phân phối mẫu theo các các biến phân loại Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu theo xã Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu theo giới tính Biểu đồ 3.3: Phân bố mẫu theo độ tuổi Biểu đồ 3.4: Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa Các biểu đồ trên cho biết sự phân phối mẫu theo các tiêu chí đươc lựa chọn đó là: xã, giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa. Số liệu trên có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nông hộ theo phương pháp chọn ngẫu nhiên và thuận tiện. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu Tiếp theo sau phần phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu sơ bộ và giới thiệu về nghiên cứu chính thức được trình bày ở chương 3. Chương 4 sẽ tập trung trình bày các kết quả nghiên cứu. 4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân 4.2.1 Ý thức nhu cầu Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đối với hành vi chọn lựa giống của các hộ nông dân xuất phát từ kích thích nội tại của các hộ này. Vì từ kết quả nghiên cứu thì thu nhập từ việc canh tác nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Không chỉ có kỹ thuật canh tác và chăm sóc tốt mới cho năng suất cao, mà hạt giống cũng góp phần không nhỏ đối với kết quả thu hoạch cụ thể như: năng suất, chất lượng gạo. Do đó, mọi người đều ý thức được vai trò của khâu chọn lựa giống. Cụ thể là 84% các hộ cho rằng khâu chọn giống có vai trò rất quan trọng. Nhưng bên cạnh đó có 4% các hộ có thái độ khá thờ ơ với khâu chọn giống và cho rằng khâu chọn giống là bình thường. Biểu đồ 4.1: Vai trò của khâu chọn giống Giống lúa vừa là mục tiêu vừa là biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất lương thực cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Chính vì sự cần thiết ấy mà trong nhiều năm qua việc lai tạo và chọn giống theo 3 hướng chính sau đây: Chọn tạo giống có chất lượng tốt (gạo ngon) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Chọn tạo giống có năng suất cao và ổn định cho vùng thâm canh. Chọn tạo giống có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi được với điều kiện bất thường của thời tiết. Ngày nay giống được xem là một trong những yếu tố hàng đầu quan trọng của việc không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ước tính khoảng 30%-50% mức tăng năng suất của cây lương thực trên thế giới là nhờ vào sản xuất những giống tốt (Theo nguồn của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). Những giống lúa cao sản đưa vào canh tác đã từng bước đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đnứg thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông và vụ mùa năm 2006 ở các tỉnh phía nam đã bị rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa gây hại với mức độ nghiêm trọng làm cho hàng trăm hecta lúa bị giảm năng suất, nhiều nơi phải tiêu hủy. Đa số các giống lúa đang sử dụng hiện nay tại huyện đều nhiễm nhẹ đến nhiễm các bệnh như: rầy nâu, đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Để tránh gây hại của rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa ngoài các biện pháp canh tác như: áp dụng IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ba giảm ba tăng, vệ sinh đồng ruộng, chuyển đổi mùa vụ, áp dụng kỹ thuật sạ hàng,…thì khâu chọn giống để gieo sạ càng phải được chú trọng hơn. Thực tiễn sản xuất đang đòi hỏi cấp bách phải tìm ra những giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo xuất khẩu, nhưng đồng thời phải kháng sâu bệnh, tạo ra hạt giống khỏe phục vụ sản xuất, có như vậy mới góp phần làm cho thu nhập của nông dân được cải thiện và ngành sản xuất nông nghiệp phát triển lâu dài bền vững và giữ vững an toàn lương thực. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của khâu chọn giống thì vấn đề chọn loại giống để canh tác là giai đoạn quan trọng tiếp theo. Ngoài việc chọn được tên giống phù hợp với thổ nhưỡng của diện tích đang sản xuất thì cũng cần phải chọn loại giống có chất lượng tốt thì khi thu hoạch sẽ cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt. Theo kết quả nghiên cứu thì loại giống các hộ sử dụng có 50% hộ nông dân sử dụng là loại giống nguyên chủng và xác nhận. Trong đó có 33% hộ sử dụng giống xác nhận và giống xác nhận ở đây được hiểu theo nghĩa là giống xác nhận mà bà con mua tại trung tâm giống và cả loại giống nguyên chủng được canh tác qua một đến hai vụ để lại. Đến 50% số hộ còn lại là sử dụng loại giống thường. Năm bắt đầu sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận là năm 1999 và năm các loại giống này được sử dụng nhiều nhất là năm 2006. Điều này cũng có thể nói lên rằng các hộ nông dân ngày càng quan tâm và nhận thức về chất lượng hạt giống tiến bộ hơn. Trong tương lai công tác tuyên truyền và vận động việc nên sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận sẽ được bà con nông dân tiếp thu mạnh mẽ. Khi đó tỷ lệ bà con sử dụng giống nguyên chủng và xác nhận sẽ cao hơn hiện giờ. Biểu đồ 4.2: Loại giống đang sử dụng Muốn có cây lúa khỏe thì phải có hạt giống khỏe. Gieo trồng với hạt giống khỏe có chất lượng cao là điều kiện cần thiết để cây lúa chịu đựng và vượt qua được biến động của thời thiết và môi trường sinh trưởng. Từ đó mới có thể cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt đảm bảo cho tiêu dùng nội địa và cho cả xuất khẩu. Mua khi nào và ở đâu? Thường thì bà con chuẩn bị hạt giống cho vụ kế tiếp từ cuối mùa thu hoạch của vụ trước đó hoặc một tháng hoặc nữa tháng trước khi gieo sạ cho vụ sau. Nhưng khoảng gần 50% các hộ cho biết là chuẩn bị giống cho vụ kế từ cuối vụ đang thu hoạch. Và số hộ này có dự định trước về tên giống hoặc loại giống mà họ sẽ gieo sạ cho vụ sau một cách có chủ đích và sự chuẩn bị sẵn tất cả cho một vụ mùa mới đầy hứa hẹn. Biểu đồ 4.3: Thời điểm mua giống Trong vấn đề chọn giống thì bảng câu hỏi cũng đề cập đến ý kiến của các nông hộ về vai trò của các cán bộ khuyến nông tại các xã, có hay không ảnh hưởng hoặc giúp được điều gì cho bà con trong việc canh tác cũng như chọn được giống phù hợp với diện tích và thổ nhưỡng của địa phương hay không? Biểu đồ 4.4: Vai trò của cán bộ khuyến nông xã Biểu đồ 4.4 trên cho thấy các cán bộ khuyến nông xã đóng vai trò là nơi và là người giới thiệu các loại giống mới cho bà con tham khảo là chủ yếu. Có 57% ý kiến bà con thu thập được từ bảng câu hỏi cho rằng là như thế. Nhưng bên cạnh đó có 25% ý kiến trả lời rằng cán bộ khuyến nông xã không có tác động gì đến quyết định chọn giống đối với các hộ có ý kiến trên. Việc canh tác lúa của các hộ này chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc tìm hiểu, học hỏi từ những người xung quanh. Và đặc biệt có trường hợp xem thường cán bộ khuyến nông, họ cho rằng các cán bộ khuyến nông có kiến thức về nông nghiệp chỉ là các kiến thức trên lý thuyết, không ứng dụng phù hợp với việc canh tác nông nghiệp thực tiễn. Đây cũng là điều mà các cán bộ nông nghiệp tại xã hoặc các cấp lãnh đạo có kế hoạch tuyên truyền và vận dụng các lý thuyết bằng các mô hình thí điểm. Tạo được điều kiện để các hộ nông dân có thể nhận thấy được lợi ích từ các giống mới, các biện pháp canh tác hiện đại được khuyến cáo áp dụng là có hiệu quả. Thường xuyên tổ chức các hội thảo về các vấn đề có liên quan đến việc canh tác nông nghiệp, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với nông dân và tạo điều kiện để nông dân chấp nhận áp dụng. 4.2.2 Tìm kiếm thông tin Biểu đồ 4.5: Nguồn tìm kiếm thông tin Ở đây các hộ nông dân thường dựa vào kinh nghiệm và tìm hiểu những người xung quanh để cung cấp cho bản thân những thông tin cần thiết cho quyết định chọn lựa giống nào để canh tác. Điều này phản ánh đúng bản chất của người nông dân: chỉ tin và làm theo khi nào tận mắt thấy được hiệu quả cụ thể. Trong khi đó nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng thì chỉ được 15.67% các nông dân ủng hộ. Và phương tiện chủ yếu mà họ có thể lấy được thông tin là qua tivi, radio nhưng trên các phương tiện này thì các vấn đề liên quan đến các giống lúa thì rất ít thông tin được truyền tải. Hơn thế nữa thì nông dân chỉ có thói quen uống trà hoặc café chứ không có thói quen đọc sách báo. Do đó các thông tin rất ít được đề cập trên các phương tiện thông tin này cũng khó đến được với người nông dân. Tận dụng đặc tính này của nông dân mà các cán bộ khuyến nông xã cũng như các cấp chính quyền địa phương có thể tuyên truyền các giống mới hoặc kỹ thuật canh tác thông qua cộng đồng. Vì cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn lựa giống của nông dân tại các địa phương, cụ thể có đến 40.55% hộ nông dân có ý kiến trên. Các hộ này có thể là những người tuyên truyền và giới thiệu một cách có hiệu quả về giống mới đến với các hộ nông dân lân cận. 4.2.3 Đánh giá: Giống dễ tìm mua không? Biểu đồ 4.6: Giống dễ tìm mua không? Hiện nay các cấp lãnh đạo đang ngày càng tạo điều kiện thật thuận lợi cho tất cả người dân yên tâm tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nhưng theo số liệu điều tra cho thấy thì vẫn còn 9% ý kiến trên tổng số hộ điều tra trả lời rằng giống mà họ có ý định canh tác rất khó tìm mua tại các trung tâm giống. Họ phải tự tìm kiếm từ các hộ sản xuất tại các xã khác trong huyện thậm chí là tìm từ các huyện khác lân cận. Như vậy, nguồn giống hiện nay tại các trung tâm giống vẫn chưa đa dạng và phong phú nên các trung tâm giống không phải là sự chọn lựa đầu tiên khi người nông dân quyết định chọn nơi để mua giống. Chính vì thế, các nhà cung cấp giống phải thường xuyên theo dõi nhu cầu của nông dân, đây là nguồn thông tin để làm cơ sở cho việc lai tạo, tìm ra các giống mới. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp giống cần tạo điều kiện thuận lợi cho bà con tìm đến mua một cách dễ dàng. Một biện pháp có thể áp dụng được đó là hỗ trợ phương tiện vận chuyển giống về đến nhà cho bà con. Độ ổn định về chất lượng: Biểu đồ 4.7: Nhận định về chất lượng của giống qua nhiều lần canh tác Chất lượng của cùng một loại giống qua những lần canh tác khác nhau thì có 41% các hộ trả lời là ít thay đổi, 32% trả lời là thay đổi và đặc biệt có 14% số hộ trả lời là thay đổi nhiều. Điều quan trọng là các hộ cho rằng chất lượng giống qua những lần canh tác khác nhau có sự thay đổi nhiều là các hộ sử dụng giống mua từ trung tâm giống và hơn nữa là loại giống nguyên chủng. Như vậy nguồn giống bán ra của các trung tâm thì không cho thấy là chất lượng ổn định. Các trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống cần phải cung cấp giống với chất lượng ổn định cho bà con nông dân. Và hơn nữa chất lượng giống phải được đảm bảo là như nhau hoặc tốt hơn theo thời gian. Chính vì vậy, công tác nghiên cứu và kỹ thuật lai tạo, bảo quản cần được chú ý hơn và kiểm tra một cách nghiêm ngặt. Từ đó có thể tạo ra được giống có chất lượng tốt với độ đồng đều cao. Thay đổi giống; lý do thay đổi giống: Biểu đồ 4.8: Dự tính giống cho vụ kế Tuy giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu có sự khác nhau về thời tiết và khí hậu cũng như xác suất bị nhiễm các loại dịch bệnh là khác nhau nhưng vẫn có 49% số hộ chọn giống cho cả hai vụ canh tác là giống nhau. Họ cho rằng thời tiết khí hậu cũng ảnh hưởng nhưng có thể từ kỹ thuật canh tác, chăm sóc có thể khắc phục được, điều họ quan tâm đó chính là năng suất. Và 5% số hộ vẫn còn lưỡng lự chưa biết nên sử dụng giống gì cho vụ kế tiếp là thích hợp, số còn lại là 46% hộ nông dân thì sẽ thay giống khác thích hợp với thời vụ mà còn có thể khắc phục được tình trạng giống bị thoái hóa khi sử dụng qua nhiều vụ. Đây là lý do chính để các hộ thay đổi giống lúa canh tác cho vụ kế tiếp 82.2% số hộ có ý kiến trên. Bên cạnh đó thì ảnh hưởng của các hộ lân cận cũng rất đáng kể có đến 15.6% số hộ đồng ý với ý kiến trên, khi các hộ này canh tác tên giống khác những hộ khác thì kết quả đạt được cũng có tác động đến quyết định chọn giống của các hộ này trong các vụ kế tiếp. Còn lại 2.2 % số hộ chịu tác động bởi nguồn thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng trong quyết định chọn giống của gia đình. Các phương tiện thông tin đại chúng có tác động kém như vậy là do hai nguyên nhân: Thứ nhất là do các nông hộ thường chỉ có thói quen nghe hoặc xem các chương trình mang tính giải trí là chủ yếu. Vì vậy, những chương trình tin tức phản ánh các thông tin có liên quan đến việc canh tác nông nghiệp chưa được bà con nông dân quan tâm đúng mức. Thứ hai là do các nhà cung cấp chương trình nông nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng chưa gây được sự chú ý đối với nông dân và thông tin cung cấp chưa thường xuyên và mang tính đa dạng. Biểu đồ 4.9: Lý do thay đổi giống Nguyên nhân mà các hộ nông dân thay đổi giống cho vụ kế tiếp là do thấy ruộng gần nhà làm tốt nên làm theo. Đây là một nguyên nhân mà các nhà cung cấp giống hoặc các cán bộ nông nghiệp có thể tận dụng để đưa vào sản xuất đại trà các giống mới. Các trung tâm giống kết hợp với cán bộ khuyến nông xã, huyện thực hiện các mô hình thí điểm để nông dân thấy được đặc tính và hiệu quả về các tiêu chí khác của giống mới, giống cần giới thiệu sẽ mang lại. Một khi nông dân thấy được lợi ích từ mô hình thí điểm đem lại thì họ sẽ mạnh dạn thay đổi nhận thức và thói quen của bản thân họ về việc trồng các giống được các nhà khoa học khuyến cáo. 4.2.4 Ra quyết định: Người ra quyết định chọn đặc tính của giống: Biểu đồ 4.10: Người ra quyết định chọn giống Kết quả tổng hợp cho thấy người có quyền cao nhất trong việc quyết định đặc tính khi chọn lựa giống hay nói cách khác đơn giản là có quyền chọn một loại giống cụ thể cho việc gieo sạ của các vụ trong việc canh tác nông nghiệp. Nhìn chung thì quyền lực này nằm trong tay của những người chủ hộ (85% số hộ đồng ý với ý kiến trên), và người kế tiếp có quyền quyết định khi chủ hộ là người già hoặc không tham gia vào canh tác nông nghiệp thì quyền lực này được giao cho người có công sức cũng như thời gian tham gia nhiều nhất vào công việc đồng án. Do đó, các chương trình giới thiệu giống mới hoặc chương trình hội thảo những vấn đề liên quan đến sản xuất lúa thì chủ hộ chính là đối tượng chủ yếu cần phải tác động. Đặc tính giống mà nông dân chọn lựa như thế nào? Biểu đồ 4.11: Đặc tính của giống Đặc tính của giống mà đa số nông dân rất quan tâm đó là năng suất và kế tiếp đó là đặc tính kháng sâu bệnh. Giá bán và thời gian gian sinh trưởng cũng được nông dân quan tâm rất nhiều. Trong điều kiện thời tiết diễn ra phức tạp như hiện nay thì không làm cho nông dân lo ngại, điều mà họ quan tâm đó chính là hậu quả diễn tiến phức tạp của thời tiết gây ra các dịch bệnh đặc biệt và nóng bổng hiện nay đó là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa. Gây lo lắng cho nông dân, chính vì thế mà họ chọn tiêu chí về đặc tính kháng sâu bệnh là rất quan trọng sau vấn đề năng suất khi quyết định chọn giống lúa để canh tác. Các giống mà đa số hộ nông dân tại các xã của huyện Thoại Sơn ưa chuộng và canh tác rộng rãi hiện nay là giống IR 50404 và giống OM 2517. Hai loại giống này có khả năng kháng rầy mà năng suất lại ổn định. Dù trong cùng một huyện nhưng mỗi xã đều có các sự khác biệt nào đó về thổ nhưỡng hoặc có một số đặc trưng riêng của nó. Cho nên đề tài có kiểm định để làm rõ là sự khác biệt này có ảnh hưởng đến giống lúa được sử dụng tại từng xã. Thật vậy, kết quả kiểm định cho thấy là có sự liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau giữa tên xã và tên giống. Và giá trị Sig(2-sided) = 0.001 < µ = 0.05 vì thế có thể khẳng định là có sự liên quan giữa vị trí của các xã và tên giống được sử dụng với nhau với độ tin cậy là 95%. Kiểm định còn cho biết rõ hơn về sự khác biệt cụ thể là ở bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1: Tên giống và tên xã Tên xã Tên giống Định Thành IR 50404 Đinh Mỹ IR 50404 và Tám Son Vĩnh Chánh IR 50404 Vọng Đông OM 2517 Thoại Giang OM 2517 Đây là cơ sở mà các chính quyền có thể tham khảo để có định hướng xây dựng vùng nguyên liệu lúa cho phù hợp. Nơi mua giống: Biểu đồ 4.12: Nơi mua giống Kết hợp biểu đồ 4.12 với biểu đồ 4.1: nhận thức của nông dân về vai trò của khâu chọn giống. Thì có thể nói rằng giữa nhận thức và việc làm trái ngược nhau. Vì nếu cho rằng khâu chọn giống là quan trọng và rất quan trọng thì các hộ nông dân phải tìm mua được nguồn giống có thể có mức tin cậy về chất lượng giống cũng như độ đồng đều cao như trung tâm giống, các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống được công nhận hoặc nếu không họ cũng có kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa dùng làm giống. Nhưng kết quả nghiên cứu lại có tới 37% số hộ tìm giống cho việc canh tác từ việc xem xét kết quả về năng suất và các đặc tính của cây lúa qua quan sát hoặc nghe từ các hộ lân cận. Nguồn giống này không đáng tin cậy vì các vụ tiếp theo sau của cùng một loại giống sẽ cho kết quả không giống nhau, chưa kể đến giống bị thoái hóa làm cho năng suất không như năng suất mà họ biết được từ việc quan sát hoặc nghe nói trước đây. Nguyên nhân của việc nhận thức và ứng dụng của các nông hộ là trái ngược nhau là vì: - Giống mà các nông hộ có nhu cầu khó tìm mua. - Các nông hộ không có phương tiện vận chuyển giống về nhà sau khi mua từ trung tâm hoặc các nơi chuyên sản xuất và cung cấp giống. - Giá giống mua tại trung tâm, các nơi chuyên sản xuất và cung cấp giống là rất cao so với giá giống họ tự tìm mua lại từ các hộ nông dân lân cận. - Sự e dè trong quyết định chọn những giống mới khi các hộ nông dân chưa thấy được hiệu quả từ việc sử dụng giống mới này mang lại. - Công việc tự sản xuất và giữ lại một số lượng lúa nhất định để làm giống cho vụ kế tiếp là công việc rất đơn giản và dễ làm. Quyết định chọn nơi để mua giống thì giá của loại giống cần mua là có ảnh hưởng tới quyết định này nhiều nhất. Dưới đây là một số thông tin về giá của các loại giống tại trung tâm giống Bình Đức. Bảng 4.2: Giá của các loại giống tại trung tâm giống Bình Đức STT Tên hàng ĐVT Giá thanh toán-không tính thuế VAT (đồng) Nguyên chủng Xác nhận 1 OM 1490 kg 6,800 5,300 2 OMCS 2000 kg 7,000 5,500 3 OM 3536 kg 7,000 5,500 4 OM 2514 kg 7,000 5,500 5 OM 2517 kg 6,800 5,300 6 OM 3242-49 kg 6,800 5,300 7 AG 24 kg 6,500 5,000 8 IR50404 kg 7,800 5,800 9 VND 95-20 kg 7,800 5,800 10 VD 20 kg 7,800 6,200 11 JASMINE 85 kg 8,800 7,500 (Nguồn: số liệu của trung tâm giống Bình Đức) Các hộ sử dụng nguồn giống do tìm mua lại từ các hộ lân cận thì giá mua lúa làm giống bằng với giá bán lúa xay xát cho thương lái. Chính vì vậy nên các hộ này cho rằng giá đó là rất bình thường. Nhưng một số hộ mua tại trung tâm giống thì họ cho rằng giá như thế là đắt. Đổi lại họ khẳng định được sự cần thiết của việc bỏ ra chi phí đắt hơn để đầu tư vào giống so với các nông hộ mua lại bên ngoài. Giống lúa tốt sẽ đem lại lợi ích là chất lượng gạo tốt hơn – đây là đa số các ý kiến thu được từ các hộ đang canh tác lúa từ nguồn giống của các trung tâm giống. Bên cạnh giá của lúa giống thì phương tiện vận chuyển và đi lại để mua giống cũng làm cho bà con phải cân nhắc khi chọn nơi để mua giống. Một số hộ nông dân nhận thức được tính cần thiết của loại giống, nhưng vì diện tích canh tác không nhiều (từ 2-8 công) và do không có phương tiện đến các trung tâm giống để mua giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận nên họ đành phải chọn giải pháp là mua lại từ các hộ lân cận. Điều này là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất lúa không ổn định và khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt của cây lúa bị giảm sút. Từ đó làm giảm đi thu nhập của nông dân một cách đáng kể. Số lượng mua mỗi lần của các hộ nông dân thì tùy thuộc vào diện tích và phương pháp sạ, từ đó họ sẽ tính được số lượng kg giống cần thiết để mua. Nhưng đối với các hộ canh tác với diện tích lớn (từ 20 công trở lên) thì số lượng giống mỗi lần mua không được tính như công thức trên mà có thể mua số lượng giống đủ để gieo sạ cho diện tích nhỏ khoảng 1-3 công. Và kết quả thu hoạch được này sẽ là số giống gieo sạ cho tất cả diện tích của vụ tiếp theo. Họ cho rằng nếu mua giống đủ để gieo sạ cho tất cả diện tích một lần thì chi phí chi cho giống sẽ rất cao, nên họ chọn giải pháp trên. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiều sâu bệnh, năng suất thấp và chất lượng lúa khi thu hoạch không đồng đều. Số kg giống được dùng để gieo sạ phần lớn là đồng nhất giữa các vụ với nhau: Sạ bằng máy kéo hàng: dùng từ 12 – 15 kg cho một công và áp dụng như nhau cho vụ Đông Xuân và Hè Thu. Sạ thủ công: dùng từ 20 - 30 kg cho một công và áp dụng chênh lệch khoảng 3-5 kg trên một công cho vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Để nhận xét và đánh giá xem có sự khác biệt về số lượng kg giống dùng để gieo sạ cho vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu có gì khác biệt không ? Do đó đề tài quyết định tiến hành kiểm định Test để đánh giá sự khác biệt theo giá trị trung bình. Kết quả kiểm định cho thấy giá trị trung bình về số lượng giống dùng để gieo sạ cho vụ Đông Xuân là 20.4 kg và vụ Hè Thu là 19.9 kg. Và giá trị trung bình chênh lệch giữa hai vụ là 0.5 kg. Sự khác nhau này được thể hiện với mức Sig(2-tailed) = 0.001 < µ = 0.05 cho nên phép ta khẳng định rằng có sự khác biệt trên với độ tin cậy là 95 %. Số lượng chênh lệch giữa hai vụ là 0.5 kg giống thì hợp lý nhưng với số lượng kg giống mà hiện nay các hộ tại huyện đang sử dụng là chênh lệch rất lơn so với khuyến cáo của các nhà khoa học. Theo sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa năm 2007 của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn khuyến cáo nên sạ thưa giảm áp lực sâu bệnh, đổ ngã. Số lượng kg hợp lý cho gieo sạ là: sạ hàng dùng từ 8-10 kg giống cho một công và sạ thủ công dùng từ 10-12 tối đa là 15 kg giống cho một công. Căn cứ theo số liệu trên thì bà con ở tại huyện sử dụng số kg giống để gieo sạ cho một công lớn hơn rất nhiều so với khuyến cáo của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Điều này làm cho áp lực về số lượng giống tại các nơi cung cấp giống tăng lên, thậm chí không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho bà con. Để giảm áp lực này đồng thời áp dụng chiến lược sạ thưa để giảm sâu bệnh, đổ ngã thì bà con nên sử dụng số kg giống gieo sạ ít đi. Việc này cũng làm giảm chi phí đầu tư ban đầu cho giống từ đó hạ giá thành sản xuất lúa và tăng thu nhập cho bà con. Biểu đồ 4.13: Phương pháp sạ Các nông hộ tại các xã được phỏng vấn thì phương pháp chủ yếu và chiếm đa số là sạ lúa bằng thủ công, có rất ít hộ sử dụng máy kéo hàng. Đối với những hộ có diện tích canh tác ít thì việc sạ hàng hay thủ công thì chi phí họ bỏ ra chênh lệch không đáng kể. Nhưng các hộ canh tác với diện tích lớn thậm chí có một số hộ canh tác trên diện tích từ 50 công đến 150 công họ vẫn sử dụng phương pháp sạ thủ công. Ý kiến của các hộ này cho rằng sạ bằng máy kéo hàng thì hộ phải tốn nhân công nhiều và phải đầu tư cho các ống kéo. Mặt khác nhân công lao động phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng ít do đó rất khó tìm được lao động mà thuê mướn. Việc này có thể giải quyết được nếu như các hợp tác xã tại các xã này có phương hướng kinh doanh phù hợp thực tế. Hợp tác xã có thể đầu tư và cho thuê lại vì vẫn có một số hộ nông dân có nhu cầu thuê mướn máy kéo hàng và nhân công. Nếu làm được điều này thì cả hợp tác xã và người nông dân đều có lợi. Thêm một lý do mà các hộ nông dân ở đây chủ yếu sử dụng phương pháp gieo sạ thủ công là về vấn đề kỹ thuật. Kỹ thuật của sạ hàng đòi hỏi vấn đề về kích cỡ nhất định về độ nảy mầm của hạt giống. Điều này muốn cải thiện và khuyến khích nông dân sử dụng phương pháp sạ hàng thì cần phải hỗ trợ và tập huấn kỹ thuật về các vấn đề có liên quan trực tiếp. Từ đó làm cho việc sử dụng phương pháp sạ hàng được ứng dụng rộng rãi, làm giảm chi phí đầu tư ban đầu cho giống, đồng thời làm giảm áp lực về giống cho các trung tâm, các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống. Nhất là trong tình trạng giống mà trung tâm, các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống với số lượng hạn chế như hiện nay. Quan tâm đến việc cân đong khi mua giống: Biểu đồ 4.14: Quan tâm đến việc cân đong khi mua giống không? Có 66% số hộ cho rằng khi mua giống thì việc cân đong là không quan trọng họ sẽ không kiểm tra hay cân lại khi mua về. Trái ngược với 66% số hộ đó thì 34% số hộ sẽ kiểm tra lại việc cân đong có đủ số lượng hay không? 4.2.5 Hành vi sau chọn lựa: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa: Lý do chọn giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận: Biểu đồ 4.15: Lý do chọn giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận Chất lượng gạo tốt là đặc tính của giống ảnh hưởng nhiều nhất đến sự chọn lựa của nông dân khi chọn giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận. Yếu tố này thì hoàn toàn hợp lý vì khi thu hoạch ngoài yếu tố năng suất ra thì chất lượng gạo cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sau này, ví dụ như với chất lượng gạo tốt thì sẽ được thương lái dễ dàng chấp nhận mua với giá cao hơn. Lý do chọn giống thường: Biểu đồ 4.16: Lý do chọn giống thường Một trong các nguyên nhân để bà con nông dân chọn loại giống lúa thường để canh tác đó chính là giá bán. Giá bán của lúa sau khi thu hoạch từ giống thường hoặc giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận là không chênh lệch lớn, mức chênh lệch đó không hấp dẫn nông dân khi phải bỏ ra số tiền nhiều hơn để đầu tư vào giống. Mặt khác, họ còn có thể tiết kiệm được khoản chi phí này bằng việc giữ lại một số lúa làm giống cho vụ tiếp theo_một công việc rất đơn giản và rất thuận lợi. Nhưng nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến quyết định chọn giống nguyên chủng, xác nhận hay giống thường còn nằm ở địa điểm mua và các phương tiện vận chuyển. Công việc mua giống thường là do bà con chủ động tìm đến các địa điểm trung tâm giống có kinh doanh tên các loại giống mà bà con đang cần. Sau đó công tác vận chuyển là tự túc về cả chi phí và phương tiện vận chuyển. Có 68% trên tổng số các ý kiến cho rằng họ chọn loại giống thường vì họ không có phương tiện vận chuyển, đi lại khó khăn và nhiều khi tên giống họ cần lại không được các trung tâm giống mang về hoặc số lượng giống là có hạn. Mức độ trung thành ? Xét trên phương diện giá của giống khi được hỏi giá giống đang sử dụng tăng thêm 1000 - 3000 đồng/kg thì có tiếp tục sử dụng không? Kết quả cho thấy có 69% trên tổng số các hộ trả lời là vẫn sử dụng nhưng phần còn lại có 31% ý kiến thì không sử dụng nếu giá giống tăng thêm 1000 - 3000 đ/kg. Phần đầu tư thêm cho một kg giống là quá cao do đó họ sẽ thay đổi giống khác có mức giá tương đương với giống đang sử dụng lúc chưa tăng giá. Chính vì thế các nhà cung cấp cần phải có các chiến lược giá phù hợp để có thể có số người sử dụng nhiều nhất và định giá giống hợp lý để giữ chân họ lâu dài. Bên cạnh đó cũng phải ổn định được chất lượng giống là không thay đổi hoặc thay đổi ít qua các vụ thì tạo được uy tín lâu dài cho các trung tâm giống hoặc các nhà chuyên sản xuất và cung cấp giống. Biểu đồ 4.17: Mức độ trung thành của nông hộ đối với giống đang sử dụng Và một khi nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của nông dân về các đặc tính mà họ rất quan tâm đối với giống lúa thì họ sẵn sàng trả một mức giá chênh lệch từ 2000-3000 đồng/kg để họ có được thứ giống mà họ cần, thậm chí có tới 27% các hộ chịu chi trả mức chênh lệch đến 4000 đồng và có thể hơn thế nữa cho 1kg giống đáp ứng tốt các yêu cầu của họ Biểu đồ 4.18: Mức chênh lệch chấp nhận khi giống đáp ứng tốt các yêu cầu Tóm lại: Qua kết quả nghiên cứu trên thì có thể rút ra được những yếu tố có ảnh hưởng tác động đến hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn như sau: Tìm hiểu xung quanh Địa điểm bán giống Giá giống Giống năng suất cao Kinh nghiệm bản thân Giống kháng sâu bệnh Giá bán lúa khi thu hoạch Hành vi chọn lựa giống lúa Thổ nhưỡng của địa phương Hình 4.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chọn lựa giống Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận về hành vi chọn lựa giống của nông dân huyện Thoại Sơn Nông dân thường chọn các loại giống để sử dụng là loại giống cho năng suất cao, kháng được sâu bệnh và tiêu chí kế tiếp là bán được giá cao. Và họ nhận thức được tầm quan trọng của khâu chọn giống, chọn được giống tốt sẽ góp phần làm đảm bảo năng suất mà họ mong đạt được từ giống mà họ đã quyết định chọn. Các giống được ưa thích và theo ý kiến của các nông hộ là phù hợp với thổ nhưỡng đó là các giống như: OM 2517, IR 50404, Tám Son. Một số loại giống khác được trồng xen kẽ để có thể đổi được đất tránh tình trạng giống bị thoái hóa và đất bị chay là các giống như: OM 1490 và OMCS 2000. Trong điều kiện thời tiết diễn ra phức tạp hiện nay gây ra các dịch bệnh thì các giống trên này có đặc tính là kháng hoặc nhiễm nhẹ các dịch bệnh do thời tiết thất thường gây ra. Có rất nhiều hộ dùng phương pháp tự tạo giống cho các vụ canh tác kế tiếp từ nguồn giống nguyên chủng hoặc xác nhận mua được tại các trung tâm giống. Họ mua với số lượng ban đầu ít và nhân số lượng giống này cho diện tích đanh canh tác ở vụ tiếp theo. Như vậy khi hỏi để đánh giá chất lượng của giống sẽ không thu được thông tin chính xác. Khi trên thị trường có thể cung cấp các thứ giống mà đáp ứng tốt đa số các tiêu chí được đặt ra của nông dân trong việc quyết định chọn giống lúa. Thì họ sẵn sàng trả thêm một khoản tiền để đầu tư vào tiền giống ban đầu, thậm chí mức chênh lệch mà họ chấp nhận lên đến 4000 đồng/kg và còn một số nông hộ có thể trả hơn thế nữa. Điều đang lưu ý đối với các trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống cần phải chú trọng hơn nữa trong việc tìm ra, cung cấp cho nông dân đầy đủ các giống mới mà họ cần. Kênh phân phối cũng rất quan trọng, do đó kênh phân phối này phải được đầu tư hơn nữa. Vì phần lớn các hộ không mua giống tại trung tâm giống hoặc các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống cho rằng nguyên nhân chủ yếu đó là họ không có phương tiện vận chuyển và họ ở xa nơi cung cấp giống, nhiều khi đến được các trung tâm nhưng lại hết giống họ cần như thế họ phải tốn chi phí cho nhiều lần đi lại. Chính vì thế điểm mua giống là trung tâm giống không được các hộ này đưa ra trong các phương án về địa điểm mua giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số nông dân là nhận thức được vai trò của khâu chọn giống được chứng minh qua việc có đến 84% ý kiến cho rằng khâu chọn giống có vai trò rất quan trọng. Nhưng giữa nhận thức và ứng dụng của nông dân là trái ngược nhau. Nếu nhận thức được giống có vai trò quan trọng thì họ phải tìm mua cho được loại giống có chất lượng tốt, độ đồng đều cao, không lẫn hạt cỏ và giống khác hoặc ở mức độ chấp nhận được. Mà ngược lại thì có đến 37% hộ nông dân tìm mua giống của các hộ lân cận và 7% là tự để giống lại. Đáng quan tâm là các giống này không được sản xuất và chăm sóc theo phương pháp sản xuất lúa giống cho nên không có cơ sở đảm chất lượng giống và độ đồng đều không cao. Nguyên nhân của sự trái ngược nhau trong nhận thức và ứng dụng của nông dân về quyết định chọn giống lúa là giá giống đạt tiêu chuẩn rất cao, giống khó tìm mua, phương tiện vận chuyển khó khăn, việc tự sản xuất và tìm mua các hộ lân cận là dễ dàng. Hành vi chọn giống của nông dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Giá giống; Giá bán lúa thành phẩm; Đặc tính của giống về năng suất, khả năng kháng sâu bệnh và khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết bất thường; Sự hiểu biết, kinh nghiệm của bản thần về thổ nhưỡng của địa phương mà mình đang canh tác lúa, các loại giống, về nhu cầu của thị trường và cuối cùng là nhờ tìm hiểu thêm những thông tin có liên quan đến việc sản xuất lúa từ các hộ lân cận. Ngoài ra, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và cán bộ khuyến nông tại các xã cũng góp phần tác động đến quyết định của nông hộ nhưng chưa cao và mạnh. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với chính quyền địa phương Để nông dân có thêm nhiều kiến thức về các loại giống, kiến thức về kỹ thuật canh tác cũng như chăm sóc. Chính quyền địa phương nên thường xuyên tổ chức các hội thảo về các vấn đề có liên quan đến chuyện canh tác lúa. Nhưng phải đảm bảo là các nông dân phải được tham dự và hiểu được các vấn đề được nêu lên thông qua cuộc hội thảo. Bên cạnh thì công tác tuyên truyền và vận động nông dân thường xuyên theo dõi diễn tiến của thời tiết cũng như quá trình sinh trưởng của cây lúa. Từ đó phát hiện kịp thời các dịch bệnh mà có phương pháp điều trị hợp lý mà ít tốn chi phí nhất và hơn nữa năng suất của giống lúa có thể đạt được mức cao nhất. Tạo nên sự tin cậy về chất lượng giống và uy tín cho các giống lúa. Mặt khác, các cán bộ nông nghiệp của xã cũng xét lại cách tuyên truyền để cho nông dân hiểu được các kiến thức từ lý thuyết là có thể áp dụng có hiệu quả vào thực tiến canh tác lúa. Tại thị trấn Núi Sập thì do diện tích canh tác của hầu hết các nông hộ là ít (nhiều nhất là 17 công) và giống được sử dụng rất đa dạng. Sự khác nhau này dẫn đến thời gian gieo sạ, thời gian thu hoạch và các kỹ thuật chăm sóc cũng có sự khác biệt mà nguyên nhân chính là thời gian sinh trưởng giữa các tên giống là khác nhau. Do đó, làm nảy sinh thêm nhiều dịch bệnh không kiểm soát hoặc biện pháp phòng ngừa hiệu quả thấp. Chính vì vậy, bà con có kiến nghị với các cấp chính quyền có kế hoạch sản xuất và công tác quy hoạch vùng lúa với tên giống đồng loạt làm tăng hiệu quả canh tác. 5.2.2 Đối với các trung tâm và các nơi chuyên sản xuất và cung cấp giống Phải tạo được sự ổn định về chất lượng đối với cùng một tên giống qua các vụ khác nhau. Làm được điều này thì các hộ nông dân sẽ thấy rõ được chất lượng của giống mua tại trung tâm với giống khi họ tự sản xuất hoặc mua lấy từ các hộ không chuyên là có sự khác biệt. Từ đó, các hộ sẽ nhận định được tầm quan trọng về chất lượng của giống tốt. Các trung tâm phải cố tìm hiểu nhu cầu về giống của nông dân về chủng loại cũng như về số lượng để có kế hoạch nghiên cứu lai tạo, cung ứng kịp thời và đầy đủ mọi nhu cầu của nông hộ về giống. Phương thức giao dịch tại các trung tâm giống nên chú trọng khâu vận chuyển, và phương tiện vận chuyển giống đến các nông hộ. Có thể quan tâm hơn đến các kênh phân phối để tạo sự thuận tiện cho bà con khi quyết định nơi mua giống. Trung tâm giống cần đa dạng các tên giống đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Bên cạnh đó cũng cần có chiến lược định giá phù hợp để có thể đảm bảo được số lượng nhu cầu thực sự của nông dân. Hiện nay các thông tin về thị trường tiêu thụ và giá cả thị trường đang diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên vẫn chưa có dự báo cụ thể nào trong ngắn hạn và trong dài hạn. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng người nông dân vẫn còn thói quen sản xuất cái mình có hoặc chạy theo sản xuất những giống lúa có giá trị cao ngay tại lúc đầu tư. Và việc sản xuất tự phát và chạy theo phong trào đến khi thu hoạch thì bị hụt hẫn về thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ không ổn định về giá cả và cả về chủng loại lúa. Đối với lĩnh vực lúa thì nông dân thường sản xuất các loại giống tự để lại nên làm cho chất lượng gạo không cao, không đáp ứng nhu cầu thị trường. Chính điều đó làm cho thu nhập của nông dân giảm đi đáng kể. Do đó để đảm bảo thị trường đầu ra ổn định thì việc tìm kiếm thị trường là điều cần quan tâm hàng đầu, phải hiểu rõ thị trường cần gì từ đó hướng dẫn nông dân tiến hành sản xuất với giống thích hợp. 5.2.3 Đối với các nông hộ Phải nhận thức rõ tầm quan trọng của chất lượng giống. Phân biệt được giữa năng suất và chất lượng gạo thu hoạch được từ giống nguyên chủng hoặc xác nhận với năng suất và chất gạo thu hoạch được từ giống thường. Từ đó có sự đánh giá đối với tên giống đó cho phù hợp. Nên mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác lúa. Lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của cán bộ nông nghiệp tại xã. Nên sử dụng phương pháp sạ hàng để giảm số lượng giống, chi phí đầu tư ban đầu. Đồng thời cũng làm giảm bớt áp lực về giống cho trung tâm, các nơi chuyên sản xuất và cung cấp giống. Phụ Lục Bảng chạy kiểm định sự liên quan giữa tên giống và tên xã: Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi-Square 88.94712221 25 1E-03 Likelihood Ratio 103.7917217 25 1.43099E-11 Linear-by-Linear Association 0.018541764 1 0.891688356 N of Valid Cases 100 a. 27 cells (75.0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .10. Ten xa nguoi duoc phong van "Thoai Giang" "Vinh Chanh" "Dinh My" "Dinh Thanh" "Vong Dong" "Thi tran Nui Sap" Total Ten giong dang su dung "Jasmine 85" 1 2 2 1 6 "OM 2517" 14 1 4 13 2 34 "IR 50404" 15 9 16 1 41 "Tam son" 5 4 1 10 "khac" 1 1 2 2 1 7 "OM CS2000" 2 2 Total 15 18 24 24 14 5 100 Bảng kiểm định sự khác biệt về số kg giống dùng cho vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu: Paired Samples Statistics Mean N Std. Deviation Std. Error Mean Pair 1 So kg giong vu Dong Xuan 20.43 100 4.01576439 0.401576439 So kg giong vu He Thu 19.93 100 3.921592647 0.392159265 Pair Samples Test Pair 1 Kg giong vu DX - vu HT Paired Differences Mean 0.5 Std. Deviation 129.879.509 Std. Error Mean 0.129879509 95% Confidence Lower 0.242290876 Interval of the Difference Upper 0.757709124 t 3.849.721.975 df 99 Sig. (2-tailed) 0.000209724 PHIẾU PHỎNG VẤN “NGHIÊN CỨU HÀNH VI CHỌN LỰA GIỐNG CỦA NÔNG DÂN HUYỆN THOẠI SƠN.” Xin chào chú/ bác, cháu tên Nguyễn Thị Thúy Oanh. Sinh viên lớp DH4KN2, Khoa KT_QTKD, Trường Đại Học An Giang. Cháu đang tiến hành khóa luận tốt nghiệp với đề tài là: “Nghiên cứu hành vi chọn lựa giống của nông dân huyện Thoại Sơn.”. Chú/ bác vui lòng dành khoảng 20 phút giúp cháu trả lời một số câu hỏi dưới đây. Câu trả lời của chú/ bác rất quý giá đối với cháu. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của chú/ bác. Họ và Tên đáp viên: Năm sinh: Giới tính: Địa chỉ: 1. Chú/ bác có đang canh tác lúa không ? Có □ Không □ (Có: tiếp câu 2 ; Không: dừng cuộc phỏng vấn.) 2. Chú / bác đang canh tác lúa trên diện tích là bao nhiêu ?..................................... 3. Hiện nay chú / bác đang canh tác là loại giống gì ? a. Nguyên chủng b. Xác nhận c. Thường (Nếu chọn a hoặc b thì tiếp câu 4, câu 5 và bỏ qua câu 6; chọn c thì bỏ qua câu 4, câu 5 và tiếp câu 6) 4. Xin chú / bác vui lòng cho biết lý do chú / bác chọn giống nguyên chủng hoặc xác nhận: a. Dễ bán b. Năng suất cao c. Chất lượng gạo tốt d. Ít sâu bệnh e.Giá cao 5. Chú / bác bắt đầu sử dụng loại giống này từ năm nào? ……… 6. Xin chú /bác cho biết tại sao chú / bác chọn giống thường: a. Có thể tự sản xuất b. Giá bán không chênh lệch so với các loại giống nguyên chủng hay xác nhận. c. Khác:……. 7. Giống lúa mà chú / bác đang canh tác có tên gì ? (MR) Jasmine 85 OM 2517 IR 50404 Tám Son OMCS 2000 Khác Hè Thu Đông Xuân 8. Vì sao có sự khác biệt hoặc giống nhau đó.?liệt kê……………. 9. Năng suất thu được cụ thể vừa qua là :…… a. Vụ Hè Thu:……..giạ/1 công b. Vụ Đông Xuân:……giạ/1 công 10. Chú / bác sử dụng giống này bao lâu rồi ? a. Vụ vừa rồi b. Hai vụ - bốn vụ c. Năm vụ - bảy vụ d. Nhiều hơn bảy vụ 11. Loại giống mà chú / bác đang canh tác có dễ tìm mua không? a. Có b. Không c. Không biết 12.Thời gian trung bình mấy vụ chú / bác thay đổi giống 1 lần ? a. 1-2 vụ b. 3-4 vụ c. 5- 6 vụ d. Từ 7 vụ trở đi. 13. Chú / bác có dự tính sử dụng loại giống nào cho vụ kế tiếp chưa? a. Giống vụ vừa rồi b. Chưa biết c. Sẽ thay giống khác (Nếu chọn c thì tiếp câu 14, chọn a hoặc b thì bỏ qua câu 14) 14. Các lý do nào làm cho chú / bác chọn giống lúa khác: (MR) a. Giống cũ bị thoái hóa b. Ruộng gần nhà làm tốt nên thay đổi theo c. Cán bộ kỹ thuật xã khuyến cáo d. Các phương tiện thông tin đại chúng 15. Theo chú / bác thì khâu chọn giống có vai trò như thế nào trong việc canh tác lúa ? a. Không quan trọng b. Bình thường c. Quan trọng d. Rất quan trọng. 16 Theo chú / bác cán bộ nông nghiệp xã đóng vai trò như thế nào trong việc chọn giống lúa của gia đình. a. Giới thiệu những giống mới b. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác c. Không ảnh hưởng gì d. Khác:…….. 17. Cùng một loại giống qua những lần canh tác khác nhau, chú / bác thấy chất lượng của nó có thay đổi không? a.Không thay đổi b. Ít thay đổi c. Thay đổi d. Thay đổi nhiều e. Không biết 18. Chú / bác có quan tâm đến việc cân hoặc đong đủ số lượng khi mua giống không? Có □ Không □ 19. Trong gia đình chú / bác ai là người có quyền nhất trong việc quyết định chọn lựa giống lúa ? a.Chủ hộ b. Người tham gia nhiều nhất c. Khác:…… 20. Nguồn thông tin nào giúp chú / bác quyết định việc chọn lựa giống ? (MR) a. Kinh nghiệm bản thân b. Tìm hiểu những người xung quanh c. Bạn bè giới thiệu d. Các phương tiện thông tin đại chúng. e. Khác:……. 21. Chú / bác mua giống ở đâu? a. Trung tâm giống b. Các hộ khác chuyên sản xuất và cung cấp giống c. Tự sản xuất d. Hợp tác xã e. Khác:………… (Nếu chọn c bỏ qua câu 22, tiếp tục câu 23) 22. Chú / bác mua giống vào thời điểm nào? a. Cuối vụ b. Một tháng trước khi sạ c. Nữa tháng trước khi sạ 23. Chú / bác dùng phương pháp nào cho việc sạ lúa ? a. Thủ công b. Máy kéo hàng c. Khác:…… 24. Chú / bác dùng bao nhiêu kg giống cho một công? a.Vụ Đông Xuân:…..kg b.Vụ Hè Thu:…..kg 25. Giá của loại giống chú / bác sử dụng cho vụ vừa qua giá bao nhiêu 1kg? …………………………………………………………………….. 26. Chú / bác nhận định như thế nào về mức giá trên ? a. Quá rẻ b. Rẻ c. Bình thường d. Đắt e. Quá đắt 27. Nếu giá của loại giống mà chú / bác đang sử dụng tăng lên từ 1000đ đến 3000đ thì chú / bác có tiếp tục sử dụng giống đó không? Có □ Không □ 28. Chú / bác vui lòng cho biết mức độ quan tâm của chú / bác đối với các tiêu chí và đặc tính của giống khi quyết định chọn lựa giống lúa ? Các tiêu chí Mức độ quan tâm Không quan tâm Tương đối quan tâm Bình thường Khá quan tâm Rất quan tâm Năng suất Kháng sâu bệnh Thời tiết, khí hậu Giá bán Thời gian sinh trưởng Dễ làm 29. Nếu có một loại giống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên của chú / bác nhưng giá cao hơn mức giá của loại giống mà chú / bác đang sử dụng. Mức chênh lệch mà chú/ bác chấp nhập là: a. Từ 1000đ – 2000đ b.Từ 2000đ – 3000đ c.Từ 3000đ – 4000đ d.> 4000đ 30. Xin chú / bác vui lòng cho biết thêm một số thông tin về gia đình: STT Họ và Tên Giới tính Độ tuổi Trình độ văn hóa Nghề nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 31. Chú / bác có thu nhập nào khác ngoài canh tác nông nghiệp không? a. Không b. Có:…………… XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !!!!!! Tài liệu tham khảo Christian Michon và Lê Thị Đông Mai.2000. Marketing căn bản.Trung tâm Pháp-Việt về đào tạo quản lý: NXB Thanh niên. David J.Luck and Ronald S.Rubin.1998. Nghiên cứu Marketing. NXB Thống kê. Doanh nhân tự học.2001. Thu thập thông tin về khách hàng - quản trị Marketing trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. NXB trẻ. Nguyễn Đình Thọ.1998. Nghiên cứu Marketing. NXB Giáo dục. Philip Kotler.1999. Marketing căn bản. NXB Thống kê. Trần Minh Đạo.2003. Marketing. Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nhà xuất bản thống kê. Trần Đạo Minh.2006. Giáo trình Marketing căn bản. Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Bảng báo giá các loại giống của trung tâm giống Bình Đức (ngày 23/4/2007). Niên giám thống kê về kinh tế xã hội của huyện Thoại Sơn. Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn giong lua (Đọc ngày 12/3/2007).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn.doc
Luận văn liên quan