Đề tài Nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2b của ecvn

MỤC LỤC ĐỀ TÀI “ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN” CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA – ECVN. 1.1 Khái niệm và sự hình thành của TMĐT 1.2 Sự ra đời của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. 1.3 Quy chế hoạt động của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. 1.4 Quá trình phát triển của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. CHƯƠNG II: CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA- ECVN. 2.1 Các yếu tố của mô hình kinh doanh sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.2 Các dịch vụ cung cấp sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.3 Cách thức đăng ký và tham gia sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.4 Những lợi ích từ sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.5 Một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục của sàn giao dịch B2B- ECVN. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN. 3.1 Đối với nhà nước. 3.2 Đối với doanh nghiệp. 3.3 Đối với xã hội (các cá nhân). KẾT LUẬN.

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3196 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình sàn giao dịch b2b của ecvn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC ĐỀ TÀI “ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN” CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA – ECVN. 1.1 Khái niệm và sự hình thành của TMĐT 1.2 Sự ra đời của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. 1.3 Quy chế hoạt động của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. 1.4 Quá trình phát triển của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. CHƯƠNG II: CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA- ECVN. 2.1 Các yếu tố của mô hình kinh doanh sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.2 Các dịch vụ cung cấp sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.3 Cách thức đăng ký và tham gia sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.4 Những lợi ích từ sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.5 Một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục của sàn giao dịch B2B- ECVN. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN. 3.1 Đối với nhà nước. 3.2 Đối với doanh nghiệp. 3.3 Đối với xã hội (các cá nhân). KẾT LUẬN. CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA ECVN 1.1 Sự hình thành của thương mại điện tử 1.1.1 Sự hình thành của Thương mại điện tử Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Từ những năm 60 của thế kỷ XX việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư tín điện tử đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ của mình. Và trong khoảng thời gian này, trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính cũng bắt đầu hình thành và phát triển việc tự động hóa, tiêu biểu có thể kể đến là quá trình xử lý séc, tiếp theo là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị giao dịch tự động (ATMs – Automatic Teller Machines) và các thiết bị bán hàng tự động (Point- of –Sale Machines). Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã căn cứ vào điều này để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ mới, hữu ích. Đồng thời, có thể tăng nguồn thu nhập, hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ thương mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển. 1.1.2 Khái niệm về Thương mại điện tử và sàn giao dịch B2B * Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác. * Sàn giao dịch B2B ( B2B e-marketplace) là một website mà ở đó nhiều công ty có thể mua bán hàng hóa trên cơ sở sử dụng chung một nền tảng công nghệ. Sàn giao dịch B2B còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ như thanh toán hay vận chuyển, giao nhận để các công ty có thể hoàn thành giao dịch. Ngoài ra sàn giao dịch cũng có thể hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp như cung cấp những thông tin về các lĩnh vực ngành nghề, tạo các diễn đàn trực tuyến và cung cấp các bản nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với các mặt hàng cụ thể. 1.2 Sự ra đời của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) được thành lập theo quyết định số 266/2003/QĐ- TTg ngày 17/12/ 2003 của Thủ tướng Chỉnh Phủ, do Bộ Công Thương chủ trì hoạt động tại địa chỉ www.ecvn.com, ECVN hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đầy tiềm năng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 26/8/2005 Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước, đặc biệt là phát triển xuất khẩu. Sau hơn 4 năm hoạt động ,hiện nay Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã có trên 10.000 thành viên. Đồng thời, cũng tạo nên hàng nghìn cơ hội kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ, cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp thành viên. ECVN đã và đang trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) hàng đầu tại Việt Nam. 1.3 Quy chế hoạt động của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN. 1.3.1 Các khái niệm cơ bản: v Quy chế: Là thỏa thuận về các nghĩa vụ mà các thành viên tham gia ECVN phải tuân thủ. v Hệ thống ECVN: Là Cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết tắt là ECVN. ECVN là một hệ thống điện tử có cấu trúc được vận hành bởi ECVN thông qua mạng Internet nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử. v Thông điệp dữ liệu: Là thông tin được tạo ra, lưu trữ, truyền gửi bằng các phương tiện điện tử, được cấu trúc phù hợp với hệ thống ECVN. v Nhật ký thông điệp: Là bản tổng kết của tất cả các thông điệp dữ liệu đã được tạo ra và truyền gửi qua hệ thống ECVN. v Thành viên: Là các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia ECVN, cam kết tuân thủ các nghĩa vụ trong quy chế này và được Bộ Công Thương cung cấp thông tin truy cập. v Người đại diện: Là bất kỳ người nào được các thành viên chỉ định để đạt đại diện cho thành viên truy cập và sử dụng các thông tin của ECVN. v Thông tin truy cập: Bao gồm tên truy cập, mật khẩu, các thiết bị điện tử, chữ ký số và các phương tiện, phương pháp tương tự được quy định bởi ECVN dùng cho việc truy cập và sử dụng ECVN của các thành viên. v Trang web: Là trang web của hệ thống ECVN tại địa chỉ do ECVN vận hành và sẽ không chỉ giới hạn ở các thông tin, ký tự, biểu mẫu, hạng mục, hình ảnh, đường dẫn, âm thanh, đồ họa hiển thị trong trang web. 1.3.2 Hệ thống ECVN: Ø ECVN đồng ý cung cấp cho các thành viên thông tin truy cập để có quyền truy cập và sử dụng hệ thống ECVN dựa trên các điều khoản được quy định dưới đây. Những điều khoản này có thể được ECVN sửa đổi. Ø Các thành viên sẽ không phải trả bất kỳ một khoản phí nào cho tới khi có thông báo của Ban quản lý. Ø Các thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo nội dung và phương thức trao đổi thông điệp dữ liệu sao cho phù hợp với các quy định của Quy chế này. Ø Trong trường hợp hệ thống ECVN không thể truy cập được vì lý do kỹ thuật, ECVN sẽ thông báo cho các thành viên về sự trục trặc này bằng cách đăng một thông báo trên trang web. 1.3.3 Bảo mật, truy cập và sử dụng hệ thống ECVN Ø Các thành viên sẽ truy cập và sử dụng ECVN thông qua các thông tin truy cập theo các phương thức do ECVN quy định. Ø ECVN giữ quyền quy định các phương tiện bảo mật khác nhau cho việc truy cập và/hoặc sử dụng ECVN. Ø ECVN có quyền sửa đổi thông tin truy cập ECVN của các thành viên sau khi thông báo cho các thành viên trước ít nhất 1 tuần. Ø ECVN sẽ ngừng việc sử dụng thông tin truy cập ECVN: o Của các thành viên cũng như của người đại diện khi các thành viên chưa được thẩm định lại theo yêu cầu của Bộ Công Thương; o Của các thành viên cũng như các như của người đại diện nếu như phát hiện ra bất kỳ vi phạm nào đối với quy chế này; o Của người đại diện nếu các thành viên rút lại chỉ định đối với người đại diện này; Ø Các thành viên sẽ ủy quyền cho người đại diện thay mặt cho mình để truy cập và sử dụng ECVN. Các thành viên sẽ thông báo cho ECVN bằng văn bản theo mẫu và theo cách do ECVN quy định. Người đại diện sẽ không được phép truy cập và sử dung ECVN cho đến khi ECVN kích hoạt các thông ti truy cập của người đại diện trong hệ thống ECVN và thông báo cho thành viên. Ngày kích hoạt tài khoản của người đại diện là ngày ECVN đưa ra thông báo. Ø Các thành viên sẽ ngay lập tức thông báo cho ECVN theo các mẫu và các cách do ECVN quy định về bất kỳ thay đổi nào liên quan đến người đại diện. ECVN sẽ tiến hành các thay đổi cần thiết trong hệ thống ECVN và thông báo cho thành viên. Những thay đổi này chỉ có hiệu lực vào ngày ECVN gửi thông báo. Ø Bất cứ hành vi, sai sót, lỗi của người đại diện sẽ được coi như là hành vi, sai sót, lỗi của các thành viên và các thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Ø Các thành viên sẽ làm tất cả những gì cần thiết nhằm bảo vệ và duy trì tính thống nhất và bảo mật của hệ thống ECVN, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ sự truy cập hay sử dụng trái phép ECVN. 1.3.4 Thông báo Ø Trừ khi có những quy định cụ thể khác theo quy định này, bất kỳ thông báo nào mà ECVN có nhiệm vụ phải cung cấp cho các thành viên theo Quy chế này sẽ được coi là đã được cung cấp nếu các thông báo này được gửi bằng thư bưu điện, fax hoặc email. Ø Các thành viên có trách nhiệm thông báo ngay lập tức cho Bộ Công Thương bất cứ thay đổi nào về địa chỉ thư tín, fax và email. Ø Trừ khi có những quy định khác, các thành viên phải gửi các thông báo được yêu cầu về ECVN qua đường bưu điện đến địa chỉ: Cổng Thương mại điện tử quốc gia( ECVN) Bộ Công Thương 25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt Nam Các thành viên có thể gửi ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc truy cập và sử dụng ECVN thông qua các cách như: thư bưu điện, fax, email tới ECVN theo địa chỉ được cung cấp trên trang web. ECVN sẽ thông báo về việc thay đổi địa chỉ thư tín và số fax của mình trên trang web ECVN. Những thay đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày thông báo được đăng tải trên trang web. Các thành viên phải có trách nhiệm theo dõi những thông báo này. 1.3.5 Chứng cứ và hiệu lực Ø Các thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu có hiệu lực trong hệ thống ECVN. Ø Các thông điệp dữ liệu được tạo và truyền gửi giữa các thành viên theo thỏa thuận này sẽ có giá trị chứng cứ tương đương với các tài liệu dưới dạng văn bản viết. Các thông điệp dữ liệu này có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống ECVN. Ø Nhật ký thông điệp sẽ là bằng chứng đầy đủ về bất kỳ hoặc tất cả các thông điệp dữ liệu được truyền gửi giữa các thành viên thông qua ECVN và/hoặc tạo ra bởi ECVN. Các thành viên phải chấp nhận rằng nhật ký thông điệp có giá trị cuối cùng và ràng buộc đối với tất cả các bên có liên quan một khi đã được tạo ra, lưu trữ và duy trì trong ECVN. Nhật ký thông điệp do ECVN quản lý. 1.3.6 Gửi và nhận thông điệp dữ liệu Ø Thời gian (ngày, giờ) trong ECVN bao gồm nhưng không chỉ giới hạn bởi thời gian (ngày, giờ) gửi nhận thông điệp dữ liệu, được tính theo giờ của Việt Nam. Ø Các thành viên có trách nhiệm thường xuyên truy cập vào trang web ECVN để nhận thông tin. Ø Địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu sẽ được coi là tại Việt Nam. 1.3.7 Quyền sở hữu trí tuệ Bản quyền của hệ thống ECVN thuộc về ECVN thuộc Bộ Công Thương, không được phép sao chép hệ thống ECVN dưới bất kỳ hình thức nào mà chưa được phép bằng văn bản của Ban quản lý. 1.3.8 Điều khoản áp dụng: Ø Ngoại trừ có những quy định khác, Quy chế này chỉ áp dụng đối với việc tạo và truyền gửi thông điệp dữ liệu mà không áp dụng đối với nội dung của thông điệp. Ø ECVN có quyền ngừng hoạt động của bất kỳ thành viên nào trên trang web mà không cần thông báo trước nếu thông tin về thành viên đó được xem là không thể chấp nhận được dựa vào mục đích của trang web hoặc các tiêu chuẩn được thừa nhận chung của ngành thương mại và các quy định pháp luật. Ø ECVN có quyền sửa đổi, bổ sung Quy chế này mà không cần báo trước cho các thành viên. 1.3.9 Quy định chung: Ø Không đăng tải hay bình luận về các vấn đề chính trị, tôn giáo, sắc tộc. Ø Không đăng tải hay trao đổi các thông tin liên quan tới chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ø Không lợi dụng để tiếp tay cho các hành động vi phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ø Không truyền bá các nội dung văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục. Ø Không sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa, không xúc phạm cá nhân hay các tổ chức khác. Ø Không buôn bán các sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Ø ECVN có quyền sửa, xóa bất kỳ bài hay tài khoản nào vi phạm các điều kiện trên. Để bảo vệ các thành viên, thông tin về người sử dụng được bảo mật, tuy nhiên trong trường hợp có vi phạm, Ban quản lý sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan chức năng, người sử dụng phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình trước Pháp luật. 1.4 Quá trình phát triển của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN Cổng Thương mại điện tử quốc gia ( ECVN) là sàn giao dịch thương mại điện tử B2B hàng đầu Việt Nam hiện nay. ECVN giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh. Ø Khác với các chợ/cổng điện tử khác, ngay từ buổi khai trương ngày 26/8/2005, ECVN (Cổng Thương mại điện tử Quốc gia) tại địa chỉ www.ecvn.com đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương giao cho nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước, đặc biệt là phát triển xuất khẩu. Ø Đến tháng 8/ 2006, ECVN đã có trên 1.500 thành viên, trong đó có hơn 300 thành viên vàng, là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương ( lúc đó la Bộ Thương Mại) xét chọn và nhiều thành viên là các doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm đảm bảo cho các giao dịch thương mại trên ECVN có độ tin cậy cao, các doanh nghiệp phải được thẩm định ở các mức độ khác nhau trước khi trở thành thành viên vàng, bạc hoặc đồng. Đến cuối tháng 12/2006 đã có trên 6.000 cơ hội kinh doanh xuất hiện trên website của ECVN Ø Sang năm 2007, ECVN đã có trên 2.200 doanh nghiệp thành viên, trong đó có gần 400 thành viên vàng là các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương Mại thẩm định và lựa chọn qua các năm 2004- 2005-2006 và trên 200 thành viên bạc là các doanh nghiêp đã từng đạt được các giải thưởng quốc gia, quốc tế như: Thương hiệu mạnh, Sao vàng đất Việt, Giải thưởng chất lượng, Rồng vàng,…Tính đến ngày 20/8/2007, Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã có gần 3.000 thành viên, trong đó có 353 thành viên vàng, 226 thành viên bạc. Ngày 24/8, Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã mở thêm sàn giao dịch việc làm tai địa chỉ Dịch vụ này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên của ECVN tuyển dụng lao động và giao dịch về việc làm, trong đó có hàng trăm thành viên nước ngoài. Như vậy, ECVN đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử, thúc đẩy thương mại trong nước và đặc biệt là phát triển xuất khẩu, khẳng định vị thế là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử theo phương thức B2B uy tín của Việt Nam. Ø Năm 2008, sau gần 03 năm đi vào hoạt động, Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã có hơn 4.000 doanh nghiệp thành viên, trong đó có gần 1.000 doanh nghiệp nước ngoài và hàng trăm doanh nghiệp thành vàng là các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương bình chọn trong suốt 3 năm 2006-2008. Trên ECVN thường xuyên có trên 5.000 sản phẩm, các thành viên có thể dễ dàng tìm được các đối tác nhập khẩu ở nước ngoài và những sản phẩm trao đổi là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt may, thủy sản. Ø Tính đến hết tháng 8/2009, ECVN đã có trên 10.000 thành viên, trong đó, hàng trăm thành viên vàng, là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả (do Bộ Công Thương xét chọn). Trong những năm qua, trên 15.000 cơ hội kinh doanh đã được chào qua cổng thương mại điện tử này. Ø Để trở thành một cầu nối giao thương tốt, ECVN đã và đang thực hiện khá nhiều công việc như: Thường xuyên cập nhật thông tin từ thương vụ tại các nước để tìm kiếm nhu cầu mua bán cho các thành viên; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về thương mại điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp và gần đây, ECVN có đưa ra các dịch vụ cung cấp thông tin chuyên ngành phục vụ đắc lực nhất cho khối các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu, các dự án thương mại điện tử như: chương trình Mô hình điểm ứng dụng thương mại điện tử tập trung vào các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam... ECVN đã thực sự là cầu nối các doanh nghiệp Việt Nam với thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và kinh tế số. CHƯƠNG II CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA- ECVN. 2.1 Các yếu tố của mô hình kinh doanh sàn giao dịch B2B của ECVN. 2.1.1 Mục tiêu giá trị: ECVN với mục tiêu là hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đầy tiềm năng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế va trở thành trang web về thương mại điện tử hang đầu việt nam. 2.1.2 Mô hình doanh thu: Phí dịch vụ Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các gói dịch vụ sau: · VIP : 9.950.000 vnđ / năm · Kim cương: 4.950.000 vnđ/ năm · Tự do : miễn phí 2.1.3 Cơ hội thị trường ECVN thiết lập mối quan hệ hợp tác với rất nhiều các cơ quan Bộ, Ngành, các Sở thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt, ECVN có mối liên hệ chặt chẽ với gần 60 Thương vụ Việt Nam tại các thị trường nước ngoài, với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam… nhằm tạo nên những dịch vụ hữu ích nhất cho thành viên, hỗ trợ thành viên trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh, thông tin thị trường, thẩm định thông tin doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra nước ngoài... 2.1.4 Môi trường cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh: · Doanh nghiệp được hỗ trợ 1 gian hàng hoàn toàn miễn phí bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) trong đó có thể: o Giới thiệu thông tin doanh nghiệp: Hình ảnh, video, người liên hệ, v.v... o Đăng tải thông tin chào mua, chào bán của các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. o Công cụ trợ giúp kinh doanh. · Kết nối (matching) các doanh nghiệp. · Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các cơ hội kinh doanh, các nhu cầu tìm kiếm đối tác, giới thiệu các nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp. · Tiếp cận các tiện ích mới nhất, mạnh nhất và nhiều thông tin nhất. · Dịch vụ công trực tuyến như: Hệ thống khai báo C/O điện tử, Hỗ trợ xuất khẩu, v.v.. · Quảng bá qua các hệ thống các trang B2B trong nước và thế giới, qua các công cụ tìm kiếm, những trang vàng, v.v... 2.1.5 Sự phát triển của tổ chức: Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) không ngừng lớn mạnh về mặt tổ chức, số lượng thành viên đăng ký tham gia ngày một tăng, các dịch vụ cung cấp ngày một đa dạng, phong phú đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi về sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới. Tính đến hết tháng 8/2009, ECVN đã có trên 10.000 thành viên, trong đó có hàng trăm thành viên vàng và hàng nghìn cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp. 2.2 Các dịch vụ cung cấp sàn giao dịch B2B của ECVN ECVN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cả trực tuyến và không trực tuyến. 2.2.1 Các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến: Ø Doanh nghiệp được hỗ trợ 1 gian hàng hoàn toàn miễn phí bằng 2 ngôn ngữ (Tiếng Anh và tiếng Việt) trong đó có thể: Ø Giới thiệu thông tin doanh nghiệp: Hình ảnh, video, người liên hệ, v.v... Ø Đăng tải thông tin chào mua, chào bán của các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ. Ø Công cụ trợ giúp kinh doanh. Ø Kết nối (matching) các doanh nghiệp. Ø Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các cơ hội kinh doanh, các nhu cầu tìm kiếm đối tác, giới thiệu các nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ø Tiếp cận các tiện ích mới nhất, mạnh nhất và nhiều thông tin nhất. Ø Dịch vụ công trực tuyến như: Hệ thống khai báo C/O điện tử, Hỗ trợ xuất khẩu, v.v... Ø Quảng bá qua các hệ thống các trang B2B trong nước và thế giới, qua các công cụ tìm kiếm, những trang vàng,... 2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ không trực tuyến: Ø ECVN hỗ trợ thành viên trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh, thông tin thị trường, thẩm định thông tin doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra nước ngoài... Ø Hỗ trợ tham gia các diễn đàn giao lưu với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài. ECVN giới thiệu đầy đủ và cập nhật nhất về các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Các thông tin được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, do đó các đối tác nước ngoài có thể hiểu được tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Đồng thời, ECVN cũng cung cấp các thông tin hữu ích khác về cơ hội đầu tư, chính sách thương mại, xuất nhập khẩu, các địa chỉ cần thiết cho các doanh nghiệp. Ø Cung cấp phòng đào tạo, phòng họp theo tiêu chuẩn quốc tế được kết nối internet không dây tốc độ cao. Ø Cung cấp thường xuyên các bản tin tháng về họat động ECVN. Ø Hỗ trợ thẩm định các thông tin doanh nghiệp. Ø Giới thiệu các đối tác phù hợp với doanh nghiệp. Ø Hỗ trợ đào tạo miễn phí cho các doanh nghiệp về Thương mại điện tử. ECVN cung cấp những chương trình đào tạo riêng cho từng đối tượng khác nhau như: Các chương trình đào tạo thương mại điện tử dành riêng cho các nhà quản lý doanh nghiệp, cho cán bộ chuyên môn của doanh nghiệp và cho giới trẻ. ECVN sẽ ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử như EDIFACT và ebXML, hạ tầng PKI và các công nghệ tiên tiến khác. 2.2.3 Một số lĩnh vực dịch vụ mà ECVN cung cấp: o Dịch vụ xây dựng (Mới) o Dịch vụ phân phối o Dịch vụ du lịch o Dịch vụ vận tải o Dịch vụ tài chính và các dịch vụ có liên quan. o Dịch vụ bất động sản và cho thuê o Dịch vụ thông tin liên lạc o Dịch vụ kinh doanh (Mới) o Dịch vụ sản xuất o Dịch vụ giáo dục o Dịch vụ y tế và xã hội o Dịch vụ môi trường (Mới) o Dịch vụ thể thao văn hóa và giải trí o Các dịch vụ khác (Mới). Hiện nay, Cổng Thương mại điện tử quốc gia được đánh giá là sàn giao dịch hàng đầu Việt Nam. Các doanh nghiệp trước khi trở thành thành viên Vàng của ECVN là những doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Vì vậy, mọi thông tin được cung cấp thông qua ECVN đều xác thực và đáng tin cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi giao dịch. 2.3 Cách thức đăng ký và tham gia sàn giao dịch B2B của ECVN. Để trở thành thành viên của ECVN các doanh nghiệp cần phải thực hiện theo các bước sau: 1. Vào trang chủ của ECVN: www.ecvn.com. Tại góc trên, bên phải của trang chủ, nhấn vào mục Đăng ký. 2. Tuân thủ đầy đủ Quy định đối với doanh nghiệp tham gia ECVN. 3. Chọn ngành hàng/ dịch vụ. 4. Điền đầy đủ các thông tin theo mẫu đăng ký thành viên. Nhấn nút “ Đồng ý”. Quá trình đăng ký trở thành thành viên của ECVN được biểu hiện thông qua (hình 1) sơ đồ hướng dẫn cách thức đăng ký thành viên của ECVN: Đồng ý quy định của ECVN Lựa chọn gói dịch vụ Khai báo ngành hàng doanh nghiệp - Khai báo mẫu đăng ký trực tuyến - Xác nhận lại thông tin - Hoàn thành Quy định đối với doanh nghiệp tham gia ECVN 1. Bạn phải là người đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp muốn đăng ký là thành viên ECVN. 2. Bạn đã tìm hiểu kỹ Quy chế hoạt động của ECVN và đồng ý với các nghĩa vụ của doanh nghiệp nêu trong quy chế này. 3. Bạn chấp nhận hiển thị trên ECVN thông tin về doanh nghiệp như trong mục đăng ký tiếp theo. 4. Bạn phải cam kết không sử dụng ECVN để đăng các thông tin trái pháp luật và thuần phong mỹ tục của Việt Nam. 5. Khi ECVN hoặc các đơn vị do ECVN uỷ quyền yêu cầu bạn cung cấp thêm thông tin, bạn sẽ hợp tác tích cực. 6. ECVN có thể không chấp nhận doanh nghiệp do bạn làm đại diện là thành viên nếu bạn không cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc ECVN cho rằng doanh nghiệp chưa đủ điều kiện là thành viên. 7. Bạn có thể gửi email tới địa chỉ ecvn@ecvn.com để nhận được sự hỗ trợ cho việc đăng ký thành viên. Hình 1: Sơ đồ hướng dẫn cách thức đăng ký thành viên của ECVN 2.4 Những lợi ích từ sàn giao dịch B2B của ECVN. Ø ECVN tạo ra nơi gặp gỡ, với các chức năng cho phép thành viên hực hiện một cách hiệu quả nhiều chu trình kinh doanh trên môi trường mạng. ECVN cũng là nơi để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bước đầu trải nghiệm những ứng dụng của TMĐT vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ø ECVN giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được bạn hàng, đối tác tin cậy, uy tín, thông qua các cơ chế thẩm định độ uy tín trong kinh doanh của các doanh nghiệp này. Nếu doanh nghiệp là người mua hàng, ECVN giúp doanh nghiệp tìm kiếm, so sánh, lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất với nhu cầu của mình trong hàng ngàn nhà cung cấp luôn được cập nhật liên tục; tự động hóa quy trình mua hàng; rút ngắn thời gian mua hàng; tìm hiểu kỹ càng mọi thông tin về hàng hóa và dịch vụ trước khi ra quyết định mua hàng. Ngược lại, khi doanh nghiệp là người bán hàng, ECVN sẽ mở ra một kênh bán hàng mới cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp giảm chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí marketing; nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng; liên lạc, đàm phán với khách hàng nhanh chóng, thuận tiện. Ø Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của TMĐT, mỗi doanh nghiệp cũng đang tự xây dựng cho mình những kế hoạch phát triển. Việc tham gia vào sàn giao dịch TMĐT B2B của ECVN đã mang lại cho các doanh nghiệp một chiến lược phát triển TMĐT tổng hợp bao gồm các trình tự triển khai cụ thể. Đó là: o Xây dựng gian hàng trên môi trường sàn giao dịch chính thức của quốc gia Việt Nam; o Sử dụng các dịch vụ do hệ thống sàn giao dịch cung cấp: xây dựng website TMĐT bán hàng trực tuyến, quảng bá website và sản phẩm của DN thông qua sàn ECVN,… o Nhận các thông tin kinh doanh từ các nguồn thông tin đặc biệt tin cậy, từ hệ thống các nhà cung cấp thông tin như Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, các Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức cung cấp thông tin trực thuộc Bộ Công Thương, các nhà xúc tiến thương mại hàng đầu ở trong và ngoài nước… Ø Thông qua sàn B2B của ECVN, nhiều doanh nghiệp đã tìm kiếm và ký kết được hàng loạt những hượp đồng kinh tế có giá trị lớn. o Theo kết quả khảo sát của ECVN từ 181 thành viên vào tháng 8 năm 2006 cho thấy 16 thành viên ( chiếm 9% số thành viên được khảo sát) thông qua ECVN ký được 32 hợp đồng mới, 114 thành viên (chiếm 63%) tìm được bạn hàng mới tiềm năng. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng chi ra đa số thành viên (76%) đánh giá chất lượng hỗ trợ của ECVN, cả trực tuyến và không trực tuyến, đạt mức khá trở lên. Thí dụ như Công ty Cổ phần Công nghệ và Thiết bị Công nghiệp Việt Nam (Vintec.jsc) tuy chỉ mới tham gia Cổng thương mại điện tử Quốc gia vào tháng 3/2006, nhưng Vintec đã thu được nhiều thành công qua sàn TMĐT B2B này. Công ty đã ký được 15 hợp đồng với 12 công ty lớn, tổng giá trị lên tới hơn 6 tỷ đồng, bên cạnh đó, còn có hàng chục bạn hàng nước ngoài liên hệ với mong muốn trở thành đối tác của công ty. Ngoài Vintec, Hapro cũng là một thành viên tích cực và hoạt động rất hiệu quả tại ECVN,… o Theo cuộc khảo sát trực tuyến trên www.ecvn.com từ ngày 26/7- 20/8/2007 với 202 doanh nghiệp của 35 tỉnh thành, trong đó có 10 thành viên vàng, 29 thành viên bạc và 163 thành viên đồng, tỷ lệ các tham gia khảo sát trên lĩnh vực hàng hóa là 70%, dịch vụ là 30%. Kết quả cho thấy có 38 thành viên đã ký được hợp đồng, chiếm gần 20% số thành viên,với tổng số hợp đồng là 236, đạt tổng trị giá 53,2 tỷ đồng ( trung bình mỗi hợp đồng 225,4 triệu đồng). Con số này đã vượt xa so với năm 2006 là 32 hợp đông trị giá 8 tỷ đồng. Trong đó, có những doanh nghiệp ký kết được trên 10 hợp đồng. o Tháng 8/2008, qua khảo sát 300 thành viên của ECVN cho thấy, đã có 15% ký được 150 hợp đồng mới với tổng giá trị trên 100 tỷ đồng, 57% tìm được bạn hàng mới tiềm năng, 76 % đánh giá cao chất lượng hỗ trợ của ECVN.Tính đến hết tháng 8/2009, ECVN đã có trên 10.000 thành viên, trong đó có hàng trăm thành viên uy tín. Trong những năm qua đã có trên 15.000 cơ hội được chào qua cổng của ECVN. Ø Hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu: Theo khảo sát có tới 71% doanh nghiệp tham gia đánh giá về mức độ hỗ trợ của sàn ECVN là tốt và khá, 26% đánh giá mức hỗ trợ trung bình và chỉ có 3% ở mức kém. Ø Nhờ có sàn giao dịch B2B của ECVN mà các sản phẩm xuất khẩu của các thành viên đang ngày được quốc tế quan tâm nhiều hơn. Biểu hiện là số lượt truy cập vào ECVN từ nước ngoài đã cao hơn số lượt truy cập từ trong nước. Đây là những con số hữu ích nhất để khẳng định vai trò và lợi ích mà ECVN đã đem lại cho các doanh nghiệp. Sàn giao dịch B2B của ECVN thực sự là một loại hình kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp. 2.5 Một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục. Ø Nhiều DN tham gia chủ yếu theo “phong trào” với tâm lý “chẳng mất gì”, coi sàn giao dịch điện tử là kênh quảng bá sản phẩm, thương hiệu chứ chưa phải thực sự là nơi có thể kinh doanh hàng hóa. Có DN thành viên tham gia xây dựng gian hàng ảo xong rồi “quên luôn”, không kiểm tra, cập nhật thông tin hàng hóa, đối tác chào hàng liên hệ mãi chẳng thấy phản hồi. Với nhiều DN, hình thức sử dụng sàn ảo, thư điện tử để trao đổi thông tin hàng hóa, đàm phán hợp đồng hiện vẫn chưa thực sự phổ biến. Điện thoại, fax và gặp gỡ trực tiếp vẫn là công cụ, phương thức bán hàng chủ yếu. Ø Mặc dù đã có sự hỗ trợ từ ECVN nhưng do nguồn nhân lực về thương mại điện tử của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, nên việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử còn chậm, chưa hiệu quả. Ø Tốc độ đường truyền của Internet vẫn chưa ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng, thực hiện nhiều giao dịch trong cùng một lúc. Ø Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy trong thương mại điện tử, vì vậy nó hạn chế phần nào sự tham gia sàn giao dịch của các doanh nghiệp. Ø Sự thay đổi về thói quen tiêu dùng, cần phải có thời gian. Ở nước ta, mọi người chủ yếu thực hiện các giao dịch theo kiểu thương mại truyền thống là thông qua giấy tờ. Vì vậy, khi chuyển đổi theo cách thức mới là thương mại điện tử người tiêu dùng sẽ lung túng và còn nhiều nghi vấn về vấn đề an toàn và bảo mật thông tin. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN. 3.1 Đối với nhà nước. Ø Để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại điện tử nói chung và sàn giao dịch B2B của ECVN nói riêng. Các Cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ - Ngành có liên quan cần phải chú trọng hơn nữa tới các vấn đề sau: Ø Đẩy nhanh công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý về thương mại điện tử. Các văn bản cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể về nội dung, yêu cầu, các hình thức xử phạt nếu có vi phạm,…Phần lớn các văn bản luật đều được ban hành một cách chung chung, do đó trong quá trình thực hiện khó xác định được trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia. Cần có các hoạt động nghiên cứu, sửa đổi, ban hành các quy định mới để hoàn thiện hệ thống các văn bản như: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng, văn bản nhằm tháo gỡ các khó khăn trong việc đầu tư về lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển các phần mềm ứng dụng cho thương mại điện tử. Ø Nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử. Do các hoạt động về thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến , nên số vụ tranh chấp thương mại liên quan tới thương mại điện tử sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó, năng lực giải quyết các tranh chấp về thương mại điện tử ở Việt Nam còn thấp. Các tòa án kinh tế, trọng tài kinh tế, các tổ chức thanh tra viễn thông và thương mại, các tổ chức thực thi cạnh tranh lành mạnh để bảo vệ người tiêu dùng, các cơ quan điều tra tội phạm kinh tế,…chưa được đào tạo tốt về lĩnh vực này và hầu như chưa có kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp. Ø Cần phải kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về Thương mại điện tử từ Trung ương tới các địa phương. Triển khai việc ứng dụng về thương mại điện tử cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các sở thương mại và đầu tư, du lịch. Thành lập các cơ quan,tổ chuyên môn để hỗ trợ các tổ chức trên đưa hoạt động thương mại điện tử vào khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả nhất. Ø Tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về vấn đề bảo mật dữ liệu cá nhân, dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các cơ quan có chức năng cần có các biện pháp để giúp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng nâng cao hiểu biết về các vấn đề bảo mật trong ứng dụng thương mại điện tử như: thực hiện việc xuất bản các tài liệu, văn bản , tổ chức các hội thảo về các vấn đề liên quan.,… Ø Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điên tử. Chú trọng hơn tới hoạt động đào tạo bồi dưỡng các cán bộ về thương mại điện tử (cử đi học các chương trình đào tạo của nước ngoài, hay mời các chuyên gia nước ngoài về giảng dạy tại Việt Nam,…). Đồng thời cũng cần phải quan tâm tới vấn đề đào tạo tại các trường đại học như: tạo thuận lợi cho sinh viên được học các phần mềm ứng dụng công nghệ mới, các học phần kiến thức chuẩn,… 3.2 Đối với doanh nghiệp. Ø Thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan đến các vấn đề về thương mại điện tử như: Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thương mại điện tử, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người tiêu dùng , các vấn đề về bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân,… Ø Mỗi doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ chuyên trách về các hoạt động thương mại điện tử nhằm duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh theo xu hướng mới. Ø Đầu tư cho việc ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp: sử dụng các phần mềm hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử. 3.3 Đối với xã hội (các cá nhân). Ø Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử và các vấn đề liên quan tới thương mại điện tử như: các giao dịch, thanh toán điện tử, các vấn đề về bảo mật thông tin cá nhân, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…( dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến,…). KẾT LUẬN Như vậy sau gần 5 năm đi vào hoạt động với những thành công của mình, Cổng thương mại điện tử Quốc gia - ECVN không chỉ thực hiên tốt mục tiêu ban đầu là hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đầy tiềm năng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, ECVN đã thực sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thành viên thiết thực, nhiều doanh nghiệp đã ký được hợp đồng, tìm được đối tác mới và quảng bá được thương hiệu của mình một cách rộng rãi. ECVN đã thực sự trở thành sàn giao dịch điên tử B2B hàng đầu Việt Nam, mọi thông tin được cung cấp qua ECVN đều xác thực và đáng tin cậy. Vì vậy các doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm khi giao dịch với ECVN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN.doc
Luận văn liên quan