Đề tài Nhiên liệu sinh học -Nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai

Cả thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu năng lượng. Những vấn đề gì sẽ xảy ra khi nguồn năng lượng hóa thạch hoàn toàn cạn kiệt? Bức tranh môi trường sống toàn cầu sắp tới sẽ ra sao khi không kìm hãm bớt tốc độ phát thải ô nhiễm hiện tại?? Hàng loạt câu hỏi đang chờ câu trả lời. Có ý kiến cho rằng, nhiều quốc gia trên toàn cầu còn đang thiếu đói; đất trồng cây lương thực còn thiếu, lấy đâu ra đất để trồng cây phục vụ sản xuất năng lượng sinh học. Song vấn đề vừa phải đảm bảo an ninh lương thực, vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm và ráo riết thực hiện.

pdf108 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhiên liệu sinh học -Nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
fuel thay thế nhiên liệu thông thường. Bảng 11 dưới đây dự báo mức sử dụng biofuel làm nguồn thay thế từ nay tới năm 2020. Bảng 11. Dự báo mức sử dụng biofuel làm nguồn nhiên liệu thay thế (giai đoạn 2005-2020) Năm Biofuel ,% Khí tự nhiên ,% Hydro, % Tổng , % 2005 2 2 - 2 2010 2015 2020 6 7 8 2 5 10 - 2 5 8 14 23 Nghị quyết của EU vào ngày 22/10/2002 yêu cầu thực hiện không chậm trễ hai nghị định đã ban hành từ tháng 6/2001 và nhấn mạnh một mục tiêu trong toàn bộ chiến lược năng lượng của EU là phải giảm mức phát thải do giao thông vận tải xuống mức thấp cho tới zero hoàn toàn trong giai đoạn sắp tới. 1.2. Các nước thuộc khối EU Liên hiệp châu Âu (EU) đặt mục tiêu tăng tỷ lệ biofuel lên 6% vào năm 2015. Nhằm mục tiêu nói trên, vừa qua EU trợ cấp 45 euro cho nông dân đối với mỗi ha trồng các loại cây nhiên liệu. Dưới đây là tình hình phát triển biofuel tại một số nước thuộc EU. 1.2.1. Pháp: Pháp là nước có lịch sử sử dụng biofuel lâu đời. Kể từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Pháp đã trồng các loại cây làm nguyên liệu sinh khối sản xuất biofuel. Với tiềm năng nguyên liệu sinh khối, Pháp hiện nay đang là một trong những nước sản xuất biofuel hàng đầu ở châu Âu, cả bioetanol và biodiezel. Kể từ năm 2001, sản lượng biofuel ở Pháp đã đạt mức 403.000 tấn, trong đó biodiezel chiếm 310.000 tấn, còn lại 91.000 tấn là bioetanol. Ngoài hai sản phẩm trên, Pháp còn sản xuất ETBE từ etanol: năm 2000 sản lượng ETBE là 193.000 tấn. Công ty sản xuất biofuel lớn nhất ở Pháp là Diester Industries. Biodiezel của Pháp chủ yếu đi từ nguyên liệu dầu hạt cải và dầu đậu tương. Hai loại này dùng để pha trộn với diezel thông thường. Đối với xe tải lớn, nhiên liệu thường được pha trộn tỉ lệ 30% biodiezel, còn bình thường tỉ lệ pha trộn là 5%. Bioetanol của Pháp không sử dụng làm nhiên liệu dưới dạng cồn tinh khiết nhưng được chuyển thành ETBE dùng làm phụ gia pha xăng. Hiện tại các loại nhiên liệu pha trộn ở Pháp đang sử dụng cho các xe tải nặng chạy ở vùng ngoại ô. Suốt thập kỷ qua, nhiều thành phố ở Pháp đã sử dụng biodiezel cho ngành vận tải công cộng. Biofuel lỏng là một trong 4 lĩnh vực sản xuất năng lượng sinh học (bio- energy) ở Pháp. Ngay từ năm 1992, Pháp đã áp dụng giảm thuế sản xuất biofuel cho những pilot nhỏ. Nhưng sau này, khi EU đưa ra các quy định cụ thể, Pháp đã áp dụng chế độ giảm 100% thuế sản xuất kinh doanh biodiezel và 80% đối với bioetanol. Nếu không vì những quy định gây rào cản trước khi Sách trắng và Sách xanh của EU ra đời, thì chắc chắn Pháp (một trong 4 nước sản xuất biofuel hàng đầu EU) đã có thể phát triển hơn nữa. Mục tiêu của Chính phủ Pháp là sẽ tăng gấp ba lần sản lượng biofuel vào năm 2007. Trong vòng ba năm tới sẽ có 4 nhà máy sản xuất biofuel mới, mỗi nhà máy công suất 200.000 tấn/ năm, ra đời, sẽ tạo 6000 việc làm mới. Pháp sẽ tăng tỷ lệ bổ sung biofuel từ mức bình thường 1% lên 2% vào năm 2005 và 5,75% vào năm 2010 theo đúng quy định mới ban hành của EU. Riêng đối với biogas, Pháp cũng là một trong một số nước hàng đầu. Ngay từ năm 1990, cộng đồng dân cư khu vực Lille ở Pháp đã cho thực hiện dự án thử nghiệm sản xuất biogas từ nước cống thải tại nhà máy Marquette để làm nhiên liệu. Kết quả là hàng ngày nhà máy này sản xuất được 15.000 m3 biogas sử dụng cung cấp nhiệt và điện lại cho bản thân nhà máy và làm nhiên liệu chạy xe bus. (8 xe bus chạy biogas đã hoạt động suốt từ 1994 tới khi được nâng lên con số 100 xe bus chạy biogas vào năm 2002). Giá sản xuất 1m3 biogas ở đây là 0,75 euro. 1.2.2. Đức Ở châu Âu, Đức là nước sản xuất biofuel lớn nhất từ cây cải dầu, góp phần giảm khối lượng xăng bán ra ở đây. Sản lượng biofuel ở Đức tập trung chủ yếu vào biodiezel, Đức là nước dẫn đầu EU sản xuất biodiezel. Năm 2001, sản lượng biodiezel ở Đức đạt mức 360.000 tấn, cao hơn hẳn so với 246.000 tấn vào năm 2000. Trong tương lai, Đức sẽ vẫn là nước có tiềm năng sản xuất biodiezel lớn nhất EU, có thể đạt mức công suất 780.000 tấn/ năm. Hiện tại Đức có một số cơ sở sản xuất biofuel, công suất trên 60.000 tấn/ năm và một số cơ sở công suất dưới 5.000 tấn/ năm. Hai nhà sản xuất biofuel chính ở Đức là Conneman và Cognis lại được đặt ở Pháp chứ không phải tại Đức. Có khoảng 100 trạm biofuel khắp nước Đức đang bán biodiezel, chủ yếu là RME, SME (metyleste dầu đậu tương) và các loại dầu gốc thực vật khác. Các xe sử dụng các loại biodiezel này không cần phải thay đổi động cơ. Nói chung các loại RME sử dụng ở Đức đều dưới dạng tinh khiết không pha trộn. Đức là một trong các nước tích cực sản xuất biofuel ở EU và là một trong ba nước của EU sử dụng biodiezel 100% cho các loại xe cộ (Áo và Thụy Điển là hai nước cũng đang sử dụng biodiezel tinh khiết). Hiện tại Đức là một trong 6 nước sản xuất biofuel ở EU với quy mô kinh doanh. Tuy nhiên nước này cũng là một trong 4 nước phải đương đầu với quy định của EU trước đây về tỉ lệ sản lượng biodiezel (Đức, Áo, Pháp và Italia). Ngoài việc áp dụng chế độ miễn thuế sản xuất và kinh doanh biofuel không theo luật định, Đức thực hiện chế độ cấp giấy phép cho từng hoạt động sản xuất ở mức độ gây ô nhiễm môi trường trong giới hạn được phép, ví dụ như: mở một xưởng sản xuất nhiên liệu đi từ gỗ có công suất từ 100 kW đến 1MW, phần nào gây ảnh hưởng môi trường thì sẽ phải xin phép cũng như phải xin phép mở xưởng sản xuất biofuel công suất nhiệt dưới 100 kW; với điều kiện nguyên liệu dầu hạt cải, rơm, ngô và cỏ miscanthus phải gia công ở nơi khác. Đối với các nhà máy sản xuất biofuel từ rơm và các chất hữu cơ khác có công suất nhiệt từ 100 kW đến 1 MW không gây hại môi trường thì không phải xin phép. Một công ty sản xuất biofuel hàng đầu ở Đức là Lurgi AG đã coi xây dựng các nhà máy sản xuất biodiezel và bioetanol làm nhiên liệu thay thế là một trong các nhiệm vụ kinh doanh chủ chốt của mình. Các nhà máy và cơ sở sản xuất liên doanh của Công ty này nằm rải rác khắp nơi: nhà máy sản xuất có công suất hàng năm 56.000 tấn biodiezel và 10.000 tấn glyxerin từ nguồn nguyên liệu dầu hạt cải của Công ty JCN Neckermann - Biodiezel GmbH tại Đức do Lurgi xây dựng sẽ đi vào vận hành đầu năm 2005; nhà máy sản xuất etanol của Công ty Saxonian NAWARO Chemie GmbH cũng do Lurgi xây dựng có công suất 100.000 tấn bioetanol từ 350.000 tấn hạt ngũ cốc sẽ được hoàn thiện vào 2005; Lurgi đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy Megametanol tại Iran với Công ty Hóa dầu NPC Iran công suất 5.000 tấn metanol / ngày; một nhà máy sản xuất biodiezel từ hạt cải dầu lớn khác công suất 85.000 tấn/năm sẽ cung cấp hàng năm 40 triệu lít biodiezel cũng được Lurgi khởi công xây dựng tại Đức đầu năm 2004 đã đi vào vận hành; Trung Quốc đã ký hợp đồng với Lurgi xây dựng các nhà máy sản xuất metanol đặt tại Dongfang và Hải Nam. Nhà máy sẽ đi vào vận hành vào năm 2007. Nhằm khuyến khích việc sử dụng nhiên liệu xanh, chính phủ Đức đã cắt giảm thuế đánh vào biofuel. 1.2.3. Tây Ban Nha Là nước sản xuất chủ yếu bioetanol và ETBE, Tây Ban Nha cùng với Pháp là 2 nước sản xuất ETBE chính trong EU. Cây nguyên liệu để sản xuất biofuel tại đây được trồng trên 43.000 ha đất, trong đó 36.000 ha để trồng cây lấy hạt, 7.500 ha đất còn lại trồng hướng dương. SME cũng được sản xuất ở Tây Ban Nha. Tại Tây Ban Nha, chính sách sản xuất và kinh doanh biofuel chia thành hai khu vực: nhà nước và địa phương. Khu vực nhà nước có nhiều quy định khuyến khích phát triển biofuel quy mô kinh doanh. Một trong các quy định đó là biện pháp khấu trừ 10% thuế đầu tư cho các đầu tư sử dụng nguyên liệu sinh khối sản xuất biofuel (bioetanol và biodiezel). Một khuyến khích xử lý chất thải sinh học và sản xuất biofuel khác là áp dụng mức tài trợ từ Ngân quỹ Hoàng gia Tây Ban Nha trị giá 30% chi phí đầu tư của dự án. Một khoản tài trợ khác (có thể lên tới 70% dự án) là tài trợ kết hợp của ICO - IDEA (Viện Tín dụng và Viện đa dạng hóa và tiết kiệm năng lượng) với chiết khấu 5% tỉ lệ lợi nhuận thu được từ sản phẩm biofuel hoặc các loại năng lượng tái tạo khác. Đầu tháng 8/2005, Phó Thủ tướng Tây Ban Nha, Maria Teresa Femandez, cho biết nước này đã thông qua "Kế hoạch Phát triển nhiên liệu tái sinh giai đoạn 2005-2010", với tổng vốn đầu tư 23,6 tỷ euro (29 tỷ USD), nhằm đảm bảo sản lượng các nguồn năng lượng tái sinh, chiếm 12% tổng công suất điện tiêu dùng của cả nước vào năm 2010. Trong tổng số vốn nói trên, vốn đầu tư của chính phủ chỉ chiếm 2,9%, các công ty điện tư nhân chiếm 77,1%, và phần còn lại do các ngân hàng, nhà thầu bất động sản và tập đoàn công nghệ đóng góp. Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến sẽ dành 2,855 tỷ euro cho chương trình sản xuất các nhiên liệu thay thế và 4,95 tỷ euro cho chương trình sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, nước này cũng sẽ triển khai các dự án sản xuất điện từ rác thải sinh học và năng lượng Mặt trời. Sản lượng điện từ năng lượng gió, một lĩnh vực mà Tây Ban Nha luôn nằm trong tốp dẫn đầu thế giới , dự kiến cũng sẽ tăng từ 13.000 MW hiện nay lên 20.155 MW vào năm 2010. 1.2.4. Italia: Biofuel được sản xuất chủ yếu ở Italia là biodiezel (chủ yếu là RME, SME) với sản lượng 78.000 tấn/năm. Italia là nước sản xuất đứng thứ 2 trong EU về các sản phẩm này. Chưa có con số chính xác về lượng bioetanol sản xuất ở nước này, nhưng có một nhà máy sản xuất ETBE, công suất 90.000 tấn/ năm. Nguồn sinh khối dùng để sản xuất biodiezel là cải dầu và hướng dương. Hiện tại Italia có hơn 9.500 ha trồng hướng dương và 550 ha trồng cải dầu. Nước này có 8 nhà máy sản xuất biodiezel sử dụng nguồn dầu nguyên liệu từ đây. Công suất dự tính giai đoạn 2008 - 2012 có thể đạt mức 500.000 tấn/ năm. Hai công ty sản xuất biofuel chính ở Italia là Bakehte và Navaol. Kể từ năm 1991, biodiezel đã được bán tại các đô thị, công ty vận tải và khu vực địa phương Italia. SME được sử dụng dưới dạng tinh khiết hoặc pha trộn với diezel thông thường theo tỷ lệ 20%, hoặc sử dụng để đốt các hệ thống sưởi ấm, cung cấp nhiệt cho lò hơi, v.v… Thông thường biodiezel ở Italia được trộn với diezel dầu mỏ theo tỷ lệ 5%. Italia là nước tích cực trong lĩnh vực sản xuất biofuel ngay từ năm 1991. Những năm sau đó biodiezel đã được đưa ra mạng lưới phân phối tại các đô thị, công ty vận tải ở các địa phương. Italia là một trong bốn nước được EU giao quyền sản xuất một sản lượng xác định biodiel. Trước đây Italia có quota 125.000 tấn, từ 2001 đã được quyền tăng lên 320.000 tấn. Ngoài ra EU còn cho Italia được miễn giảm thuế nhiên liệu biodiezel tới cuối năm 2004. Chương trình miễn thuế 3 năm áp dụng ở Italia đủ để cho nước này đạt mức công suất 300.000 tấn/ năm (mức thuế áp dụng đối với diezel là 381,7 euro/ 1000 lít) (đây là mức thuế đã được điều chỉnh đối với biofuel). Ngoài chính sách khuyến khích đối với biodiezel, còn có quy định ưu tiên đối với bioetanol và ETBE. 1.2.5. Thụy Điển Là một trong ba nước chính của EU sản xuất bioetanol. Tuy nhiên, không như Pháp và Tây Ban Nha, Thụy Điển không sản xuất ETBE. Sản lượng bioetanol đạt được năm 2000 ở nước này là 20.000 tấn. Với phương pháp chưng cất cải tiến, sản lượng năm 2001 đạt 40.000 tấn. Nhà sản xuất bioetanol chính ở Thụy Điển là Ekobransl. Bioetanol sản xuất ở Thụy Điển được sử dụng dưới dạng nguyên chất hoặc pha trộn dùng cho động cơ ô tô. Biodiezel cũng đã được ứng dụng trên quy mô nhỏ, ví dụ RME tinh khiết được sử dụng trong các đoàn xe tải nặng. Công ty sản xuất ô tô Saab đang nghiên cứu cải tiến các động cơ để có thể chạy được bằng nhiên liệu thay thế. Hãng Volvo cũng đang cải tiến động cơ để xe của họ có thể chạy bằng biodiezel tinh khiết. Thụy Điển cũng tham dự trong dự án Zevs, nhằm quảng bá rộng rãi các loại xe cộ chạy nhiên liệu thay thế thân môi trường. Stockhom là một trong 8 thành phố có dự án thực hiện vấn đề này. Các chương trình hoạt động khác liên quan tới biofuel gồm có chương trình nghiên cứu của cơ quan năng lượng Thụy Điển về khả năng phát triển biofuel của nước này. Chính phủ Thụy Điển đã đưa ra chính sách thuế và một số biện pháp hành chính để đạt được mục tiêu giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, tăng sản xuất và sử dụng năng lượng thay thế. Biofuel được sản xuất và kinh doanh ở Thụy Điển được miễn giảm các loại thuế và phí, kể cả thuế năng lượng lẫn thuế môi trường. Hai biện pháp tài chính gián tiếp hỗ trợ phát triển biofuel là chỉ đánh thuế CO2 và lưu huỳnh phát thải (thuế xanh). Các biện pháp tài chính xem ra rất hiệu quả góp phần thúc đẩy sản xuất và sử dụng biofuel tại Thụy Điển. Một nhà máy mới do Công ty Skellefteakraft đầu tư xây dựng tại Storuman (Thụy Điển) sản xuất biofuel làm nhiên liệu cho nhà máy điện sẽ ra đời trong thời gian tới. Theo dự tính, 6 tấn cải dầu có thể cung cấp 28 MWh điện năng. 1.2.6. Áo: Là một nước sản xuất biofuel nhỏ nhất EU, với sản lượng 31.000 tấn biodiezel/ năm. Hòa nhịp với sự phát triển biofuel toàn cầu, sản lượng biofuel của Áo cũng tăng lên đáng kể từ những năm 1990. Hiện Áo có hai nhà máy sản xuất biodiezel quy mô công nghiệp và một số cơ sở sản xuất nhỏ hơn do các tập đoàn hợp tác nông nghiệp sở hữu. Hầu hết biodiezel sản xuất ra là RME. Thành phần của SME và metyleste từ dầu thải còn khá ít. Nhà sản xuất biofuel chính ở Áo là Công ty Olmijhle. Áo chưa sản xuất bioetanol nhưng lại là nước hết sức quan tâm tới chương trình sản xuất DME theo công nghệ tiên tiến hiện nay. RME tại Áo được sử dụng pha trộn với diezel thông thường, loại RME tinh khiết chỉ được sử dụng cho các đoàn xe tải được phép. Tại thành phố Graz, dự án pilot sử dụng biodiezel tinh khiết được tiến hành từ năm 1994. Từ giữa 1994 - 1997, hai xe bus công cộng cũng được phép sử dụng biodiezel. Kể từ 1999 thành phố này tăng mức xe bus sử dụng lên 10 chiếc và hiện nay có 40 xe bus chạy khắp Graz sử dụng hoàn toàn biodiezel. Tại Áo hiện đã có hơn 50 trạm phân phối ECO diezel 50 (50% biodiezel) dành riêng cho các loại xe được phép. Áo là nước trong EU không bị hạn chế sản xuất biodiezel. Sản lượng cải dầu trong những năm cuối 1990 sụt giảm đã được chính sách mới của nhà nước hỗ trợ. Chính sách này có tên "ửpul" nhằm tăng mạnh nguồn nguyên liệu tái tạo trên cơ sở tăng canh tác. Một biện pháp tài chính của ửpul là nhà nước thanh toán tiền cho các nông trại và cá thể trồng cây phục vụ sản xuất biofuel trên đất bỏ hoang. Một chính sách khuyến khích khác là giảm thuế sản xuất và kinh doanh biofuel. Ở Áo miễn giảm thuế chỉ được áp dụng cho biodiezel với các mức sau: - Nếu sử dụng biodiezel tinh khiết, miễn thuế 100%. - Nếu tỉ lệ pha trộn cao hơn 5%, chỉ miễn thuế cho phần pha trộn. - Nếu tỉ lệ pha trộn thấp hơn 5% không miễn thuế. Ngoài ra, đối với quy mô sản xuất biodiezel còn nhỏ từ nguồn nguyên liệu sinh khối canh tác, mức thuế sẽ miễn giảm hoàn toàn trong điều kiện nhiên liệu lại được sử dụng phục vụ cho chính trang trại canh tác. 1.2.7. Anh: Từ trước tới nay, biodiezel sản xuất tại Anh đều đi từ nguồn dầu thải. Trong giai đoạn 2001, một số pilot sản xuất và sử dụng nhiên liệu hydro, etanol, metanol và biogas đã được yêu cầu đưa vào áp dụng thử. Từ tháng 2/2003, đường lối phát triển năng lượng sạch của Anh đã được công bố trong Sách trắng: mục tiêu đặt ra giảm 60% phát thải CO2 vào năm 2050 của nước này cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích phát triển tiềm năng to lớn về biofuel (mặc dù vẫn còn một số do dự trong đầu tư sản xuất biofuel và ý kiến cho rằng liệu loại năng lượng này có phải là giải pháp kinh tế nhất trong tương lai nước Anh hay không). Anh đã áp dụng chế độ miễn giảm hoàn toàn thuế đối với xe cộ chạy biofuel trong ngành giao thông. Mục tiêu sản lượng biofuel năm 2005 của Anh là 12 triệu lít/ tháng với tỉ lệ tăng trưởng 1% hàng năm từ nay tới 2010/2011. Các biofuel chủ yếu được sản xuất và kinh doanh ở Anh là biodiezel và bioetanol, trên cơ sở phát triển đều cả hai loại. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất biofuel ở Anh là dầu mỡ thải, chất thải ngành canh tác và chế biến thực phẩm từ củ cải đường, mía và ngũ cốc (lúa mì ). Một con số tính toán cho thấy một ha lúa mì có thể cung cấp đủ bioetanol cho 1 xe ô tô chạy vòng quanh quả đất, giảm 60% phát tán CO2 so với chạy bằng xăng thông thường. Để thực hiện mục tiêu phát triển biofuel trong giai đoạn 10 năm tới, các dự án liên hoàn từ khâu canh tác lấy nguyên liệu sinh khối tới khâu xây dựng nhà máy sản xuất tại chỗ đã được đưa vào thực hiện ở Anh. Để phục vụ cho sản xuất biodiezel, cả khu vực ven Scotlen, Đông Bắc, Đông và Tây Midland đã được quy hoạch trồng cây cải dầu. Nhà máy sản xuất biodiezel công suất 80.000 tấn/năm ở Scotlen và ba nhà máy công suất tương tự tại Midland sẽ được xây dựng. Để phục vụ sản xuất bioetanol, các vùng đất còn lại ở các khu vực trên sẽ được sử dụng canh tác lúa mì và cây cung cấp dường, đồng thời xây dựng 5 nhà máy sản xuất bioetanol: một nhà máy công suất 70.000 tấn/năm đặt ở vùng Yorshire (Tây Bắc nước Anh), một nhà máy 80.000 và 50.000 tấn/năm đặt ở miền Đông ngoài ra vùng Tây Nam và miền Đông nước Anh mỗi nơi còn có một nhà máy công suất 80.000 tấn/năm. Cả 9 nhà máy sản xuất biofuel trong thời gian tới sẽ giúp cho thị trường năng lượng sạch ở Anh phát triển đạt mục tiêu chung do EU đặt ra. Ngoài ra, các dự án của Công ty Biofuel Corporation PLC cũng góp phần xây dựng 2 nhà máy sản xuất biodiezel tầm cỡ quốc tế: một nhà máy có công suất 250.000 tấn/ năm hoàn thiện vào cuối 2005 và nhà máy thứ hai khởi công đầu năm 2005 sẽ cung cấp 568 triệu lít biodiezel/ năm vào năm 2006. Công ty Global Commodities UK Ltd hiện là nhà sản xuất biodiezel lớn nhất ở Anh cũng thông báo tiếp tục mở rộng sản xuất tại các vùng Norfolk, Lowestoft tại Anh. Hiệp hội dầu và biofuel Anh (BABFO) được thành lập từ gần 10 năm trước đã góp phần tích cực trong việc vận động tăng cường phát triển biofuel làm nhiên liệu sạch thay thế trong tương lai. 1.2.8. Các nước khác trong EU: Các nước còn lại trong EU dưới đây là những nước chưa phát triển mạnh biofuel: Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Aixơlen, Luých Xăm bua, Hà Lan và Bồ Đào Nha. * Bỉ: Là nước sản xuất biofuel ít nhất EU, với sản lượng năm 2000 là 20.000 tấn (dưới 3% tổng sản lượng nhiên liệu sinh học của EU). Hiện tại Bỉ có cơ sở sản xuất Feluy công suất 30.000 tấn biodiezel/ năm và một cơ sở sản xuất biofuel nhỏ khác tên gọi là Sissas có công suất không đáng kể. * Đan Mạch: Thành phố Copenhagen của Đan Mạch đang cho chạy thử nghiệm DME cho xe bus (đây là thành phố nằm trong 8 thành phố trong dự án Zeus). Một ứng dụng khởi đầu khác là phát triển loại xe tải "thẻ xanh" 3,5 tấn chạy trong thành phố và khu vực hay tắc nghẽn giao thông để giảm thải ô nhiễm. Cũng như Pháp, Đan Mạch cũng là nước khuyến khích phát triển sử dụng biogas ở vùng nông thôn. "Năng lượng 21" là tên đặt cho chương trình phát triển năng lượng mới dài hơi ở Đan Mạch. Việc tăng cường phát triển sinh khối là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình này. Đan Mạch đang đặt hy vọng năng lượng mới sẽ góp phần đáng kể vào hệ thống năng lượng quốc gia kể từ năm 2005 trở đi. Đan Mạch đang hết sức quan tâm tới công nghệ sản xuất DME tiên tiến để giải quyết vấn đề thiếu nhiên liệu. Tuy nhiên, cho tới trước thời điểm hiệu lực do EU ban hành, nước này cũng chưa áp dụng chính sách giảm thuế đối với biofuel, nhưng điều này chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai. Chính phủ Đan Mạch đang áp dụng chế độ tài trợ, tối đa là 50%, đối với các dự án và chương trình phát triển nguồn sinh khối. * Phần Lan: Nước này chưa có phát triển gì đáng kể đối với biofuel, ngoài một số kết luận từ các nghiên cứu từ đầu những năm 1990: biodiel từ hạt cải dầu có chi phí quá đắt, sử dụng không kinh tế. Tuy nhiên nhà máy sản xuất biodiel đầu tiên của Phần Lan cũng đã bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2001. Đây là một trong những nhà máy lớn trên thế giới, nhưng biodiezel sản xuất ra không phải để chạy xe cộ, mà để phục vụ cho nhà máy điện, công nghiệp trồng rừng và cung cấp nhiệt sưởi cho khu dân cư đô thị. Là nước quan tâm tới năng lượng sinh học (bio-energy), song để phát triển nhiên liệu sinh học (biofuel) trên quy mô thương mại với mục đích là nguồn năng lượng mới thay thế trong tương lai đáp ứng yêu cầu EU, Phần Lan đang tiến hành nhiều bước nghiên cứu phát triển mới. Hiện Phần Lan là nước nắm giữ bí quyết công nghệ nhiệt phân gỗ sản xuất bio-oil phục vụ các mục đích. Từ năm 2002 Phần Lan đã có nhà máy sản xuất biofuel thử nghiệm công suất 320 kg/giờ. Phần Lan là thành viên tham gia cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) từ năm 1992. * Hy Lạp: Là nước tích cực thử nghiệm sản xuất biofuel tuy rằng chưa đạt được quy mô kinh doanh. Nguồn sinh khối cung cấp cho các nhà máy sản xuất thử biofuel ở Hy Lạp là: hướng dương, ngô, ôliu và dầu ăn thải. Lúa miến là loại cây vùng nhiệt đới đang được dùng làm nguyên liệu sản xuất bioetanol ở Hy Lạp. Chính phủ Hy Lạp đã đưa ra một số biện pháp thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng tái tạo của đất nước, cụ thể đã đưa vấn đề này vào kế hoạch 5 năm của đất nước (1996 - 2000), hỗ trợ vốn đầu vào chương trình sản xuất bioetanol và đưa ra chính sách giảm thuế sản xuất và kinh doanh biofuel. Hiện tại Hy Lạp đang thực hiện hai dự án biofuel nằm trong chương trình hỗ trợ của chính phủ. * Airơlen: Đã thực hiện nghiên cứu sản xuất biofuel trên quy mô thử nghiệm: một số pilot đang sản xuất RME cho chạy thử xe tải bằng RME. Dự án phát triển cây cải dầu cung cấp nguyên liệu cũng đang được tiến hành. Một nhà máy sản xuất biofuel từ mía đang được nghiên cứu thực hiện. Airơlen là nước có nền kinh tế năng lượng phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu (nhập khẩu 90% năng lượng). Đáp ứng yêu cầu của EU, Chính phủ Airơlen đã đưa ra chính sách miễn giảm thuế đối với việc sử dụng biofuel, song lại chưa đưa ra chính sách tương tự đối với cơ sở sản xuất biofuel. Trong tương lai, cũng như các thành viên khác trong EU, Airơlen sẽ phải áp dụng các biện pháp kinh tế để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh biofuel. * Luých xăm bua: Nước này đã thực hiện được hai dự án nghiên cứu và phát triển thành công: thứ nhất là sản xuất nhiên liệu từ gỗ thải; thứ hai là sử dụng RME làm nhiên liệu chạy thử 40 xe bus. Thành phố Luých xăm bua là một thành phố nằm trong Dự án 8 thành phố châu Âu sử dụng nhiên liệu biofuel. Tuy nhiên nước này chưa đưa ra chính sách ưu tiên cụ thể đối với biofuel, mà mới chỉ đưa vào cương lĩnh chung với ý tưởng "tăng cường sử dụng nguyên liệu sinh khối nông nghiệp sản xuất biofuel dành cho ngành vận tải, đồng thời tăng cường canh tác cây cải dầu để sản xuất biodiezel (RME)". * Hà Lan: Kể từ 2001 Hà Lan đã cho thực hiện hai dự án: Dự án thứ nhất là "tổ chức phát triển nguồn nguyên liệu và cơ sở sản xuất dầu". Kể từ đầu năm 2003, dự án này đã thành lập các cơ sở sản xuất dầu từ cây hạt cải dầu, đồng thời cho chạy thử nghiệm 15 xe tải trong thời gian 8 năm liền bằng biofuel. Dự án thứ hai là kế hoạch đưa thành phố Velo (phía Nam Hà Lan) vào chương trình thử nghiệm sử dụng biodiezel chạy 80 xe tải trọng lớn (bước đầu) và chạy các loại xe khác (bước tiếp theo). Để khuyến khích phát triển biofuel, Hà Lan đã cho áp dụng chế độ giảm thuế đối với các xe chạy bằng biofuel, đồng thời giảm thuế cho các cơ sở sản xuất nhiên liệu sinh học nói chung. Bộ Kinh tế Hà Lan cũng tài trợ cho các chương trình phát triển sinh khối sản xuất biofuel, mức tài trợ lên tới 4,1 triệu euro trong 2 năm 1997/1998. Hà Lan là nước khuyến khích sử dụng biogas, và hiện tại khu vực phát triển nhất là ở nông thôn. Nhiên liệu DME cũng đang được Hà Lan quan tâm phát triển. * Bồ Đào Nha: Tại Bồ Đào Nha, SME đang được sử dụng để chạy các loại xe tải cỡ lớn dưới dạng pha trộn 5 - 30% với diezel thông thường. Chỉ riêng SME được sản xuất và sử dụng tại nước này, còn RME là biodiezel quan trọng nhất có khả năng phát triển trên thị trường EU thì lại chưa được Bồ Đào Nha quan tâm phát triển và sử dụng. Điều này có thể là do nước này mới chỉ đang sản xuất dầu hướng dương là chính. Chính sách quan trọng đang được Chính phủ Bồ Đào Nha cho áp dụng là giảm thuế sử dụng biofuel. 1.3. Châu Mỹ 1.3.1. Bắc Mỹ: Tình hình phát triển năng lượng sinh học ở khu vực này trước đây là để giải quyết yêu cầu tiêu thụ ngũ cốc dư thừa, còn ngày nay là để đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường. Nói chung, việc sản xuất và tiêu thụ biofuel ở Canađa luôn được hưởng chế độ ưu đãi của chính phủ. Hiện Canađa có khoảng 9.000 trạm cung cấp biofuel ở 6 tỉnh, thành phố. Thông thường Canađa sử dụng công thức B20, tức tỉ lệ biodiezel pha trộn là 20%. Canađa và Braxin là hai nước sản xuất lượng lớn etanol trên toàn cầu. Công ty công nghệ sinh học ONC của Canađa là nơi đầu tiên sản xuất và sử dụng biodiezel từ dầu cá. Mỹ là quốc gia tích cực trong vấn đề sản xuất và sử dụng biofuel thay thế do yêu cầu môi trường và dư thừa ngũ cốc. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ xảy ra, áp lực phải phát triển năng lượng thay thế đã gây tác động tích cực đối với việc sản xuất và sử dụng rộng rãi năng lượng sinh học ở Mỹ. Từ năm 1978, Mỹ đã áp dụng chế độ giảm thuế cho các nhà sản xuất bioetanol. Năng lượng sinh học hiện đang được sử dụng rộng rãi khắp 36 bang nước Mỹ. Ngay từ năm 2002, Mỹ đã sử dụng số lượng bioetanol tương đương với năng lượng của 1,13 tỉ gallon xăng. Hiện nay với sản lượng bioetanol sản xuất một năm hơn 20 tỷ lít, Mỹ trở thành nước sản xuất bioetanol lớn thứ hai thế giới sau Braxin. Tuy lượng bioetanol hiện nay mới thay thế 3% khối lượng xăng được sử dụng, Luật Năng lượng mới được QH Mỹ thông qua quy định sẽ tăng việc sản xuất bioetanol gấp đôi trong những năm tới. Do dư thừa ngô, từ năm 1986 Mỹ đã có chính sách cung cấp ngô miễn phí cho các nhà sản xuất etanol. Hiện nay, có khoảng 2 tỉ gallon etanol tại Mỹ được sản xuất riêng từ ngô và phế thải ngô. Kết quả phân tích cho thấy, nhu cầu etanol ở Mỹ vào năm 2020 sẽ là 5 tỉ gallon/ năm. Trong tương lai, với tiềm năng nguyên liệu sinh khối dồi dào và đa dạng, lượng etanol được sản xuất tại đây có thể sẽ là 9 - 10 tỉ gallon/ năm, vượt xa nhu cầu thị trường ở Mỹ. Mỹ là nước có sản lượng đậu tương rất lớn nên nước này có ưu thế sản xuất biodiezel. Ngoài đậu tương, nguồn nguyên liệu sinh khối để phục vụ cho việc sản xuất biodiezel cũng hết sức đa dạng: ngô, hạt hướng dương, hạt bông, hạt cải dầu, hạt cải cay, hạt lanh, v.v… Hiện tại ở Mỹ đậu tương là nguồn nguyên liệu phổ biến hơn cả (tương tự như hạt cải dầu là nguyên liệu phổ biến ở châu Âu) để sản xuất biodiezel. Ngay từ năm 1990 đã có một nghiên cứu khả thi sử dụng đậu tương sản xuất biodiezel. Năm 1992 Ủy ban biodiezel quốc gia được thành lập. Từ các năm 1993 - 1995, biodiezel được sử dụng thử ở 10 xe tải nặng và một du thuyền chạy vòng quanh thế giới. Năm 1996 đã xuất hiện hai nhà cung cấp biodiezel lớn. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton thông qua chính sách khuyến khích sử dụng các loại năng lượng sinh học thay thế dầu mỏ. Cho tới năm 2000, biodiezel ở Mỹ đã trở thành nhiên liệu an toàn thay thế duy nhất được Ủy ban môi trường Mỹ xác nhận. Năm 2001, ở Mỹ đã có 7 công ty lớn quảng cáo kinh doanh sản phẩm biodiezel như là chất bôi trơn tối ưu đồng thời có 17 nhà cung cấp biodiezel toàn quốc. Tổng thống Bush (con) ra tuyên bố đặt kế hoạch phát triển mạnh hơn nữa nguồn năng lượng tái tạo trong đó có biodiezel. Biodiezel đã được sử dụng cho 80 đoàn xe tải nặng phục vụ các phương tiện giao thông công cộng. Theo Ủy ban biodiezel quốc gia thì hiện nay tại Mỹ đã có hơn 400 đoàn xe tải nặng chạy biodiezel và gần 300 điểm bán lẻ biodiezel trên toàn quốc. Ngoài các nguồn nguyên liệu sinh khối hiện chiếm ưu thế là ngô và đậu tương, người ta còn đang tích cực tìm hiểu các nguồn nguyên liệu khác, ví dụ như cỏ roi ngựa, rêu, tảo, v.v… đồng thời lập kế hoạch thực hiện chương trình phát triển sinh khối, tập trung vào trồng các loại cỏ tại khu vực đất bỏ hoang chưa tận dụng ở cả Canađa và Mỹ. Hiện nay Mỹ đã có 79 nhà máy sản xuất bioetanol. Sản lượng bioetanol năm 2003 đạt 2,81 tỉ gallon thì năm 2004 đã tăng lên tới 3,3 tỉ gallon. Một số công ty sản xuất biofuel ở Mỹ như: Pacific Biofuel; LA Biofuel; Shell; Sustainable Systems LLC.; CH Energy Group; Gencencor. Mỹ là nước đang rất tích cực thực hiện chương trình phát triển DME trên cơ sở công nghệ mới. 1.3.2. Nam Mỹ: Braxin là quốc gia đầu tiên trên thế giới có công đưa sinh học thành nhiên liệu phổ biến như ngày nay. Trong những năm 1970 khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ, Braxin đã chuyển hướng kịp thời, tìm cách tận dụng lợi thế của mình về ngành mía đường để sản xuất etanol làm nhiên liệu thay thế một phần năng lượng truyền thống với mục đích giảm đi sự lệ thuộc vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu. Braxin đang là nước đi đầu về sản xuất biofuel. Nước này đã có 320 nhà máy sản xuất etanol từ cây mía; 50 nhà máy sản xuất etanol từ mía sẽ được xây dựng trong năm năm tới. Các công ty nội địa và đa quốc gia sẽ đầu tư 6 tỷ USD vào các đồn điền trồng mía ở Braxin trong năm năm tới. Hơn 30 năm phát triển, ngành công nghiệp sản xuất etanol và biofuel nói chung của Braxin đã trở thành ngành kinh tế trọng yếu của đất nước với doanh thu hàng năm lên tới gần 10 tỉ USD. Tại Braxin có tới 4,2 triệu ô tô chạy hoàn toàn bằng etanol tinh khiết và 7,2 triệu xe khác chạy sử dụng nhiên liệu hỗn hợp - xăng pha 20 - 25% etanol. Cả nước có tới 25.000 trạm cung cấp các dạng năng lượng sinh học. Etanol tại Braxin sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu mía đường. Người ta thấy rằng nguyên liệu này hiệu quả hơn so với ngô, mặc dù Braxin cũng là nước trồng nhiều ngô nhất thế giới. Etanol của Braxin ngoài việc được sử dụng làm nhiên liệu chạy xe, còn được sử dụng làm nhiên liệu phục vụ nhiều ngành công nghiệp khác. Chính phủ Braxin đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành canh tác mía đường cũng như ngành sản xuất etanol từ nguồn nguyên liệu này nên các trang trại lớn ở Braxin đã phát triển mạnh mẽ trong suốt 25 năm qua. Braxin có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng mía và sản xuất etanol. Từ các cánh đồng, mía được chuyên chở tới các khu vực ép và sản xuất etanol tư nhân thuộc các trang trại lớn nhỏ nằm rải rác khắp nước, ngay sát cạnh cánh đồng mía. Từ trước năm 1996, sản phẩm etanol được công ty xăng dầu nhà nước mua với giá quy định (để bảo trợ cho ngành công nghiệp đường mía - etanol phát triển). Hiện nay, quy định về giá thu mua etnol đã được bãi bỏ. Kinh nghiệm từ Braxin cho thấy một tấn mía thu được 145kg bã mía khô, 138 kg mật (trong đó có 112 kg đường và 23 kg rỉ đường), lên men rượu sẽ thu được 72 lít etanol. Lượng bã mía này có thể tạo ra 80 kWh điện năng, thừa đủ phục vụ cho bản thân hệ thống sản xuất. Chi phí sản xuất trung bình, kể cả khâu canh tác, vận chuyển, gia công, chưng cất cho mỗi gallon etanol là 0,63 USD. Do giá một lít etanol sinh học được bán ở Braxin chỉ bằng một nửa giá một lít xăng, số lượng các loại xe sử dụng etanol trực tiếp, hoặc được pha với xăng, sẽ ngày càng tăng ở đây. Ngành sản xuất cồn ở Braxin hoàn toàn tư nhân hóa, luôn được đầu tư cải tiến kỹ thuật trồng mía và sản xuất etanol nên sản lượng etanol hàng năm đều đạt 3.000 - 3.500 lít/ ha. Suốt từ 1978 đến nay tỉ lệ tăng trung bình đạt 3,5%/ năm. Riêng bang Sao Paulo, hàng năm sử dụng tới 2 triệu tấn bã mía để chạy máy phát điện, do đó đã tiết kiệm được 35 triệu USD tiền nhập khẩu nhiên liệu dầu. Bảng 12 thống kê (dữ liệu 2003 - 2004) thể hiện một vài chỉ tiêu kinh tế ở Braxin. Bảng 12. Một số dữ liệu về trồng mía và sản xuất etanol ở Braxin Đất trồng 4,5 triệu hecta = 45.000 km2 (năm 2000) Công lao động 1 triệu công nhân (50% nông nghiệp, 50% chế biến) Mía 344 triệu tấn (50 - 50 đường và cồn) Đường 23 triệu tấn (30% được xuất khẩu) Etanol 14 tỉ lít = 14 triệu m3 (7,5 tỷ lít khan, 6,5 tỷ lít loại ngậm nước, trong đó có 2,4% được xuất khẩu) Bã mía khô 50 triệu tấn Điện năng 1.350 MW (1.200 cho bản thân nhà máy sản xuất cồn; 150 bán) (số liệu năm 2001) Hiện nay việc sử dụng etanol làm nhiên liệu chạy ô tô ở Braxin đã thay thế được cho khoảng 10 tỷ lít xăng/ năm. Braxin đang trở thành "A rập Xêút" về sản xuất etanol sinh học với loại nhiên liệu chiếm từ 22 đến 26% lượng xăng bán ra ở nước này (có tài liệu nói là gần 40% tổng lượng nhiên liệu cần thiết cho ngành giao thông). Từ đầu những năm 1980, Braxin còn chú trọng tới việc sản xuất etanol từ sắn (sản lượng thu được thấp hơn so với ngô) và từ 1 loại cây họ cọ. Braxin hiện sản xuất gần nửa lượng cồn toàn cầu (trên 16 tỉ lít/ năm, trong đó sử dụng trong nước 14,5 tỉ lít, còn xuất khẩu khoảng 1,5 - 2 tỉ lít/ 2005). 1.4. Khối Đông âu 1.4.1. Liên bang Nga: Hiệp hội biofuel Nga (RBA) được thành lập vào 8/2003. Năng lượng sinh học ở Nga đang ở bước khởi đầu phát triển và trong giai đoạn khó khăn nhất. Hiện mới có 6 công ty Nga đang thu gom và sản xuất loại nhiên liệu ép từ các phế thải sinh học tại Petecbua. Hàng năm toàn liên bang Nga sản xuất được 2,5 tỉ lít etanol. 1.4.2. Ba Lan: Hiệp hội sinh khối Ba Lan đã thực hiện dự án "Sản xuất biofuel quy mô nhỏ phục vụ máy móc nông nghiệp ở Ba Lan" trị giá 28.581 USD từ năm 2000. Họ sử dụng sinh khối từ cây cải dầu để sản xuất biodiezel phục vụ máy móc nông nghiệp. Ba Lan chưa có chính sách thuế ưu đãi sản xuất biofuel nên chưa khuyến khích phát triển loại nhiên liệu này. 1.4.3. Cộng hòa Sec: Biofuel được sử dụng rộng rãi ở nhiều động cơ diezel, đặc biệt các nhà sản xuất máy kéo chấp nhận cho các máy kéo của họ sử dụng loại nhiên liệu này. 2. Phát triển biofuel tại các nước trong khu vực 2.1. Trung Quốc: Trung Quốc đang dành mối quan tâm lớn cho sự phát triển biofuel. Do tốc độ phát triển kinh tế cao và kéo dài liên tục nên Trung Quốc đang thiếu hụt năng lượng. Nước này coi việc phát triển năng lượng sinh học là một trong các giải pháp giảm thiểu chi phí nhập khẩu dầu mỏ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Sản lượng etanol của Trung Quốc hiện đứng thứ 3 thế giới với con số 3 tỉ lít/ năm. Trung Quốc đang xây dựng 11 nhà máy sản xuất etanol và đang có kế hoạch xây dựng thêm 60 nhà máy mới trong thời gian tới. Cuối năm 2003, một nhà máy sản xuất etanol công suất 600.000 tấn/ năm với số vốn đầu tư 350 triệu USD đã được khánh thành tại tỉnh Cát Lâm. Hiện nhà máy này sản xuất 2,5 triệu lít etanol/ ngày, tiêu thụ 1,92 triệu tấn ngô/ năm. Nước này cũng đang sản xuất thí điểm biofuel từ sắn, mía và khoai tây. Trung Quốc sẽ có thể cho ra đời nhiều nhà máy sản xuất etanol khổng lồ như vậy nhờ có khả năng tập trung nguồn nguyên liệu lớn từ các vùng canh tác quy mô lớn. Doanh thu về biofuel toàn cầu nămg 2003 vượt qua con số 12 tỉ USD và có triển vọng tăng lên 34 tỷ USD vào năm 2015. Braxin là nước dẫn đầu chiếm 45%, Mỹ 20%, Trung Quốc đã sớm trở thành nước có vị trí thứ 3 và sẽ vươn lên vị trí thứ 2 trong vài năm tới nhờ sự giúp đỡ của Braxin. Mục tiêu của Trung Quốc là tới năm 2030 sẽ không phải phụ thuộc vào dầu mỏ nữa. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách tài trợ, vay lãi suất thấp và sử dụng ngân sách để hỗ trợ phát triển biofuel. Tất cả ô tô của Trung Quốc hiện đang chuyển sang hướng sử dụng biofuel, điện, hoặc lắp đặt động cơ lai. Tăng thị phần năng lượng sạch là bước cơ bản đáp ứng yêu cầu giảm thiểu CO2 (Trung Quốc là nước phát thải CO2 lớn thứ 2 sau Mỹ). 2.2. Ấn Độ Sản lượng etanol hàng năm của Ấn Độ hiện đứng hàng thứ 5 thế giới với 2 tỉ lít. Trước đây etanol của Ấn Độ được sản xuất chủ yếu từ nguồn mía đường và rỉ đường. Rỉ đường, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất đường, là nguyên liệu khá rẻ ở nước này. Song hiện nay tại Ấn Độ còn có nguồn nguyên liệu khác là thân cây lúa miến ngọt có thể cạnh tranh với rỉ đường (cây này được du nhập từ Mỹ vào Ấn Độ từ những năm 1960). Etanol sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lúa miến cho năng suất cao, 3.000 - 4.000 lít etanol/1 ha cây trồng (đạt hiệu suất thu hồi 95% tính theo khối lượng). Etanol ở Ấn Độ còn đang chịu sự kiểm soát của chính phủ. Chính phủ nước này đang tìm các chính sách thích hợp để biến etanol thành dạng năng lượng có ích hơn so với dùng để nấu ăn và thắp sáng. Hàng năm tại Mỹ có tới 90% trong số 95 triệu lít biodiezel là từ đậu tương và tại EU, 80% trong số 163 triệu lít là từ cây cải dầu do các khu vực này có nguồn nguyên liệu đặc hữu, tập trung (Mỹ có nhiều đậu tương còn EU có nhiều cải dầu). Riêng đối với Ấn Độ trước đây chưa có dư dầu ăn nên vấn đề phát triển biodiezel cho xe cộ khó thành hiện thực. Hiện tại, Ấn Độ đã tìm ra nguồn dầu thực vật không ăn được để sản xuất biodiezel thành công và vấn đề sản xuất biodiezel để kinh doanh đang trở thành vấn đề hấp dẫn hơn. Việc sử dụng biodiezel dưới dạng pha trộn tỉ lệ 20% hoặc nguyên chất 100% cho xe cộ ở Ấn Độ sẽ giúp nước này giảm được 20% lượng dầu thô nhập khẩu. Nguồn nguyên liệu cung cấp dầu thực vật ở Ấn Độ là từ cây Jatropha (một loại cây quả hạnh) chính phủ Ấn Độ đã dự tính đầu tư cho 20 - 30 triệu ha đất bỏ hoang để trồng loại cây này. Giải quyết được sự khan hiếm nguồn nguyên liệu, biofuel Ấn Độ chắc chắn có tương lai phát triển sáng sủa. 2.3. Thái Lan Hiện tại quy mô sản xuất etanol ở Thái Lan còn nhỏ, năng suất và kỹ thuật canh tác mía và các cây trồng làm nguyên liệu chưa cao nên mặc dù nước này có quan tâm tới các chương trình biofuel nhưng cho tới nay vẫn chưa có tiến bộ đáng kể. Chính phủ Thái Lan vừa ra thông báo áp dụng chính sách sản xuất gasohol sử dụng rộng rãi khắp thành phố Băng Cốc kể từ tháng 1/2005 với tỉ lệ pha trộn 10 - 20% etanol trong xăng sử dụng. 2.4. Nhật Bản Nhật Bản là nước tiêu thụ xăng dầu lớn thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ, lên tới 215 triệu tấn trong năm 2003 (theo số liệu của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản). Trong đó 99% được nhập khẩu. Do áp lực về vấn đề môi trường ở các thành phố lớn và để tăng cường an ninh năng lượng, từ lâu Nhật Bản đã chú trọng tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch, tái tạo được. Etanol và dymetylete (DME) là những loại nhiên liệu được quan tâm ở Nhật Bản. Từ 6/2004 Nhật Bản cũng đưa ra chính sách phát triển sản xuất và sử dụng biofuel nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường. Nội dung chính sách này có phần khuyến khích sản xuất các động cơ ô tô có thể vận hành được bằng nhiên liệu diezel pha trộn biofuel với tỉ lệ cao. Một nhóm thực hiện dự án cải tiến động cơ được thành lập để thực hiện kế hoạch này trong 2 năm tới. Hiện tại ở Nhật Bản có 5 công ty (Taisei Corp; Maruberi Corp; Sapporo Breweries Ltd; Daiei Inter Nature System Inc và Tokyo Boat Industries Co) đã thống nhất cùng góp vốn thành lập một công ty liên doanh vào tháng 4/2005 với số vốn 100 triệu yên (960.836 USD) để triển khai kế hoạch sản xuất etanol quy mô lớn vào năm 2007 từ nguồn nguyên liệu gỗ xây dựng thải để làm nhiên liệu cho ô tô. Các công ty cũng đầu tư hơn 3 tỉ yên xây dựng một nhà máy sản xuất etanol công suất 30.000 tấn/ năm tại Osaka để cung cấp etanol cho 100 trạm xăng. Dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động năm 2007. Etanol do nhà máy này sản xuất ra sẽ có giá khoảng 50 yên /lít và doanh số đạt được trong năm tài chính 2007 dự kiến là 500 triệu yên. Công nghệ sản xuất etanol từ gỗ được Công ty Maruberi (Mỹ) giới thiệu. Nguồn nguyên liệu gỗ thải sẽ do hai công ty Taisei và Daiei cung cấp. Riêng về chương trình phát triển DME tại Nhật Bản thì sau khi đã có được những kết quả nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, trong giai đoạn 1997 - 2000 Công ty JFE và Trung tâm sử dụng than đã kết hợp xây dựng và chạy thử dây chuyền sản xuất DME, công suất 5 tấn/ ngày. Công ty "DME development Co. Ltd" do ông Yotaro Ohno sáng lập vào tháng 11/2001 với mục tiêu để hỗ trợ cho việc nghiên cứu phát triển và thương mại hóa sản phẩm nhiên liệu mới DME. Đây là một công ty cổ phần với sự góp vốn của 10 tập đoàn, công ty lớn của Nhật Bản thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như nhiên liệu, thương mại, sản xuất xe hơi, điện tử, v.v… Tháng 7/2002, một nhà máy sản xuất DME, công suất 100 tấn/ ngày(công suất lớn nhất thế giới ở thời điểm đó), đã được xây dựng tại thành phố Kushiro. Ngày 19/ 11/2002 nhà máy này đã chính thức chạy thử nghiệm, sau khi hoạt động liên tục trong hơn 1 tháng rưỡi, đến tháng 1/2004 người ta đã thu được 1.240 tấn DME chất lượng tốt, với độ tinh khiết khoảng 99,6%, để chuẩn bị cho thử nghiệm. Theo dự định tháng 6/2005 sau khi cho kiểm tra lại toàn bộ, nhà máy đã được vận hành tiếp khoảng 2 tháng nữa. Người ta thấy chương trình sản xuất, thử nghiệm DME ở Nhật Bản đã được xúc tiến rất khẩn trương, điều này cho thấy đây là dạng nhiên liệu rất được quan tâm tại nước này. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thì trong thế kỷ XXI, DME sẽ trở thành một dạng nhiên liệu phổ biến trên thế giới. Công ty "DME development Co. Ltd" sẽ tiếp tục nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ và sớm đưa vào sản xuất ở quy mô đại trà. Nhật Bản dự kiến sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 200.000 tấn DME/ năm vào năm 2006 và sẽ tăng lên 300.000 tấn/ năm trong vài năm sau đó. Tuy còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết trước khi đưa vào sản xuất lớn, nhưng người ta tin chắc rằng chương trình DME của Nhật Bản sẽ thành công, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi giá dầu mỏ tăng rất cao và do áp lực của cơ chế phát triển sạch (CDM) mà các nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới sẽ phải thực hiện. 2.5. Philippin Bộ Khoa học và Hội đồng kỹ thuật R & D về công nghiệp và Năng lượng Philippin đang có chính sách tích cực thúc đẩy sử dụng biofuel ở xe máy và xe ba bánh để giảm ô nhiễm môi trường. Biodiezel ở Philippin chủ yếu được sản xuất từ dầu dừa (cocometyl este - CME) là nguồn năng lượng rẻ tiền có thể dùng thay thế xăng chạy xe máy và xe ba bánh động cơ 2 kỳ (lượng xe máy và xe ba bánh chiếm gần 35% trong tổng số 4 triệu đầu xe ở Philippin và hiện tại 75% trong tổng số xe ở Philippin là động cơ 2 kỳ). Thúc đẩy sử dụng CME mới chỉ là một chương trình mang tính huấn luyện và thử nghiệm, tuy nhiên ưu thế về dầu dừa của Philippin sẽ giúp nước này phát triển sản xuất và kinh doanh biodiezel thành công trong tương lai. Một nguồn nguyên liệu sinh khối tiềm năng khác để sản xuất etanol ở Philippin là cây lúa miến ngọt (một loại cây mọc khỏe, cho năng suất đường nhanh hơn mía; chịu được mặn, khô hạn và nghèo dinh dưỡng của đất). Philippin đang cho trồng thử nghiệm lúa miến lấy sinh khối sản xuất etanol. 2.6. Malaysia Là nước sản xuất nhiều dầu cọ, đồng thời có lượng chất thải lớn từ ngành sản xuất dầu cọ. Nước này đang có chính sách hỗ trợ sản xuất biofuel từ nguồn bã cọ phế thải. 3. Biofuel ở Việt Nam Theo các số liệu báo cáo, sản lượng cồn của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 50 triệu lít/năm, phân bố chủ yếu tại các vùng: Đông và Tây Bắc 1,83 triệu lít/ năm Đồng bằng Bắc bộ 10,2 lít/ năm Miền Trung và Tây nguyên 7,7 triệu lít/ năm, TP Hồ Chí Minh và Nam Bộ 19,5 triệu lít/ năm, Đồng Bằng Sông Cửu Long 12,63 triệu lít/ năm Nhà máy cồn số 2 của Công ty cổ phần đường mía Lam Sơn (Thanh Hóa) khi đi vào hoạt động sẽ bổ sung công suất khoảng 25 triệu lít/ năm. Nếu như ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng thực tế (cần 600 triệu lít etanol để pha chế thay thế 5% lượng xăng dầu đang tiêu thụ hàng năm ở nước ta (10 triệu tấn) thì con số nói trên thật sự còn quá nhỏ (chưa đến 10% lượng cần thiết). Khi xem xét các thông số tương quan giữa diện tích đất trồng và sản lượng thu hoạch thực tế năm 2002 - 2003 của một số loại cây trồng (mía, ngô, sắn) có thể dùng làm nguyên liệu sinh khối sản xuất etanol ở nước ta (bảng dưới đây) thì thấy với khoảng 591.950 tấn rỉ đường thu được từ các nhà máy đường toàn quốc (số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2003) số lượng etanol có thể tăng gấp nhiều lần so với con số hơn 50 triệu lít nói trên và vấn đề đáp ứng đủ 600 triệu lít etanol làm nhiên liệu pha xăng trong tương lai có thể hoàn toàn khả thi. Bảng 13. Diện tích và sản lượng một số cây nguyên liệu biofuel ở Việt Nam Đất trồng (nghìn hecta) Sản lượng (nghìn tấn) Cây trồng 2002 2003 2002 2003 Mía 320 306 17.120 16.524,9 Ngô 816 909,8 2.511,2 2.933,7 Sắn 337 371 4.438 5,228,5 Nếu huy động cả nguồn nguyên liệu sắn, ngô dư thừa để sản xuất etanol làm nhiên liệu thì tiềm năng thật sự của nó trong tương lai cũng không phải là nhỏ. Vấn đề ở đây là chính sách cân đối năng lượng và lương thực như thế nào. Quá trình phát triển khí sinh học ở Việt Nam cũng đang có nhiều tiến bộ và cơ hội phát triển. Tuy nhiên một số phương án về phát triển và sản xuất lớn biofuel ở nước ta vẫn mới đang trong giai đoạn “chuẩn bị khởi hànhâ € . Công nghệ khí sinh học (KSH) vào Việt Nam từ những năm 1960. Sau năm 1975 công nghệ này là một trong những công nghệ trọng điểm của Chương trình Quốc gia về Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đến năm 1991, Chương trình này bị "chết yểu" dù đã có những thành công nhất định. Thành công duy nhất mà đến nay chỉ mỗi Viện Năng lượng làm được là nghiên cứu sử dụng KSH thắp sáng và chạy máy phát điện. Một số máy phát điện được cải tạo chạy bằng KSH được áp dụng ở một số vùng sâu, vùng xa. Thành công này còn gắn liền với sự ra đời của các hầm khí sinh học (KSH) thể tích đến 10m3Â, Ngoài ra, các loại đèn măng sông dùng xăng và dầu hỏa đã được cải tạo để sử dụng bằng KSH đều đã hoạt động tốt. Viện Năng lượng đang nghiên cứu và thiết kế loại bể KSH có kích thước trên 100m3 để xử lý chất thải từ các trang trại và khu chăn nuôi tập trung hoặc thay thế bể phốt ở các khu chung cư ngoại vi thành phố. Công trình đang thử nghiệm là chạy tủ lạnh và ấp trứng gà ở quy mô hộ gia đình sử dụng KSH. To và lớn hơn là dự án phát triển công nghệ KSH quy mô công nghiệp xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Viện Năng lượng đang đề xuất dự án 1,2 tỷ đồng trong đó xây dựng và vận hành thử nghiệm một hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt bằng công nghệ KSH tại một trường đại học. Đây sẽ là mô hình trình diễn thiết bị KSH cỡ lớn đầu tiên ở Việt Nam để xử lý chất thải. Lớn hơn nữa, Viện này sẽ xây dựng dự án 2,4 tỷ đồng nhằm ứng dụng pin nhiên liệu sử dụng khí mê tan thu hồi từ các hệ thống xử lý chất thải tập trung. Cho đến nay, thành phố Hồ Chí Minh hiện là đơn vị đi đầu cả nước trong việc sử dụng năng lượng từ rác thải. Công trình xử lý rác thải Gò Cát được xây dựng trên diện tích 25 ha, tổng vốn đầu tư 262 tỷ đồng, do Chính phủ Hà Lan viện trợ không hoàn lại 60% và Công ty Ballast Nedem Vietnam (Hà Lan) làm tổng thầu xây dựng cung cấp thiết bị. Trong đó, riêng hạng mục phục vụ cho việc sản xuất điện từ rác đã được đầu tư trên 3 triệu USD. Sau khoảng 3,5 năm đi vào hoạt động (từ đầu năm 2002) đến nay, công trường Gò Cát đã tiếp nhận được 2,7 triệu tấn rác và bắt đầu khai thác khí gas từ rác để sản xuất điện. Hiện tổ máy 1 công suất 750 kw đã hoạt động 24/24 giờ và phát điện lên lưới quốc gia. Tính đến đầu tháng 8/2005 đã có 170.000 kWh điện phát lên lưới điện quốc gia. Dự kiến đến năm 2006, khi 2 tổ máy còn lại đi vào hoạt động thì tổng công suất sẽ nâng lên 2.430 kW. Thời gian khai thác khí gas của hệ thống thiết bị trên là 15 năm. KẾT LUẬN Cả thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu năng lượng. Những vấn đề gì sẽ xảy ra khi nguồn năng lượng hóa thạch hoàn toàn cạn kiệt? Bức tranh môi trường sống toàn cầu sắp tới sẽ ra sao khi không kìm hãm bớt tốc độ phát thải ô nhiễm hiện tại?? Hàng loạt câu hỏi đang chờ câu trả lời. Có ý kiến cho rằng, nhiều quốc gia trên toàn cầu còn đang thiếu đói; đất trồng cây lương thực còn thiếu, lấy đâu ra đất để trồng cây phục vụ sản xuất năng lượng sinh học. Song vấn đề vừa phải đảm bảo an ninh lương thực, vừa phải đảm bảo an ninh năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm và ráo riết thực hiện. Từng quốc gia đang đưa ra các chính sách khác nhau để làm sao đảm bảo được mục tiêu trên. Để giải quyết nguồn nguyên liệu sinh khối sản xuất năng lượng sinh học, ngoài cây lương thực, các quốc gia có nguy cơ thiếu nhiều năng lượng đang tìm kiếm các nguồn cây trồng khác có thể canh tác trên đất hoang hóa, trên cạn, dưới nước, đồng thời tích cực tìm kiếm công nghệ mới thu hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành. Mỹ là nước có chỉ tiêu sử dụng năng lượng cao nhất thế giới, nhưng chỉ cần 28.000 km2 (3% diện tích toàn nước Mỹ) là đã đủ nguyên liệu sản xuất đủ lượng biodiesel cho toàn bộ xe cộ giao thông ở Mỹ. Tiềm năng nguồn sinh khối mới ở Mỹ là: cỏ roi ngựa, rêu tảo, tận dụng nguồn phế thải công nghệ thực phẩm và nông nghiệp đang bỏ phí, trồng xen cây lương thực với ngô, đậu tương… Nước Mỹ hiện dường như đã tìm ra giải pháp đối với nguyên liệu sinh khối một khi chuyển sang sử dụng năng lượng sinh học thay thế. Ấn Độ tuyên bố đã tìm ra các loại cây làm nguyên liệu sinh khối cung cấp năng lượng mọc hoang trên đất bạc màu có tiềm năng lớn, v.v… Liên minh châu Âu đang nghiên cứu các công nghệ cải tiến mới đồng thời tìm ra các vùng đất canh tác còn bỏ hoang cả ở trên cạn và dưới nước, v.v… Tuy Việt Nam là nước mà nguy cơ thiếu năng lượng vẫn còn xa, song trong trào lưu toàn cầu nói chung, vấn đề phải phát triển nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch cũng rất cần thiết. Để phát triển biofuel ở Việt Nam vì các mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, hiện đại hóa nông thôn, đảm bảo an ninh năng lượng, v.v… Việt Nam cần có chính sách đi kèm các biện pháp hỗ trợ phát triển như kinh nghiệm của một số nước đang đứng đầu trung lĩnh vực sản xuất và sử dụng biofuel.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_17__6408.pdf