Đề tài Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009

Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 86 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal -Mart. Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng . đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia bán lẻ nổi tiếng là năng động và tiềm lực mạnh.

pdf92 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân phối, bởi lẽ nếu nhà phân phối không mua hàng, họ sẽ không có chỗ tiêu thụ hàng và rơi vào nợ nần chồng chất. Như vậy, khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã chiếm lĩnh được thị trường phân phối Việt Nam, họ sẽ gây sức ép không nhỏ lên các nhà sản xuất nội địa. Các nhà sản xuất trong nước sẽ rơi vào thế bị động và buộc phải phụ thuộc vào các nhà phân phối nước ngoài để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 61 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỞ CỬA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I) Quan điểm, mục tiêu phát triển thị trƣờng bán lẻ 1) Quan điểm phát triển Ngày 15/2/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ – TTg phê duyệt “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Đề án phát triển thương mại trong nước là một trong những đề án được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) xây dựng gấp rút trong gần 2 năm nhằm phát triển thị trường nội địa trong điều kiện hội nhập mới. Đây là một đề án rất quan trọng và được kỳ vọng sẽ có tác động sắp xếp, tổ chức và thúc đẩy thị trường trong nước đủ sức cạnh tranh khi bước vào giai đoạn hội nhập hoàn toàn theo cam kết WTO. Theo đó, thương mại nội địa sẽ được phát triển theo hướng “Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; đồng thời, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam. Thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Xác lập sự liên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Trên cơ sở đó, phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong nước trong việc định hướng và thúc đẩu sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân 62 dân, góp phần phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế.” Cụ thể, quan điểm phát triển thương mại trong nước sẽ là: Thứ nhất, phát triển thương mại trong nước phù hợp với các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, bảo đảm quyền tự chủ, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể trong môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện và có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thứ hai, phát triển thương mại trong nước gắn kết với phát triển đa dạng về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế của các chủ thể, về loại hình tổ chức và phương thức hoạt động. Quan tâm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, đồng thời thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thương mại theo mô hình tập đoàn, có hệ thống phân phối hiện đại, có vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng sản xuất và tiêu dùng. Thứ ba, phát triển thương mại hàng hóa gắn kết với đầu tư, sản xuất và thương mại dịch vụ theo lộ trình cam kết quốc tế; đồng thời, chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường và người tiêu dùng trong nước. Thứ tư, phát triển thương mại trong nước trên cơ sở huy động tối đa mọi nguồn lực của xã hội; chú trọng khuyến khích khả năng tích tụ và tập trung nguồn lực của doanh nghiệp để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới kinh doanh. 2) Mục tiêu phát triển 2.1) Các chỉ tiêu tăng trưởng Trên cơ sở những quan điểm phát triển đó, “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng đưa ra những chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể cho toàn ngành thương mại nói chung và cho hệ thống phân phối bán lẻ nói riêng. Thứ nhất, đóng góp của thương mại trong nước vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nền kinh tế đến năm 2010 đạt trên 200.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 14,5%), đến năm 2020 đạt gần 450.000 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng khoảng 15%); 63 Thứ hai, tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000.000 tỷ đồng. Thứ ba, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo thành phần kinh tế đến năm 2010; khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 93%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7%. Tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%. Cuối cùng, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện ích…) đạt khoảng 20%, khoảng 160.000 tỷ đồng vào năm 2010, đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800.000 tỷ đồng. 2.2) Mục tiêu biểu hiện Ngoài các chỉ tiêu tăng trưởng, Đề án cũng đưa ra những mục tiêu cụ thể biểu hiện dưới việc thay đổi các hình thức, cách thức vận hành như sau: Thứ nhất, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm...) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, Khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản Chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn). Thứ hai, phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử... Thứ ba, hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để 64 hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối. Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ năm, hoàn thiện thể chế Quản lý nhà nước về thương mại, bảo đảm hoạt động thương mại phát triển lành mạnh và bền vững; nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường trong nước khi thị trường thế giới biến động. 2) Phƣơng hƣớng phát triển Trong đề án cũng chỉ rõ các bước đi cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên. Trước hết về thành phần tham gia vào thị trường bán lẻ, phải phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hóa. Cụ thể, đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như các tập đoàn, công ty mẹ con, các công ty thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics, các công ty (hoặc hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ, các công ty CP sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, các hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn; và các hộ kinh doanh thương mại. Một phương hướng quan trọng được nêu rõ trong Đề án đó là việc phải phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường từng địa bàn. Đồng thời, phát triển các mô hình tổ chức lưu thông theo từng thị trường ngành hàng, phù hợp với tính chất và trình độ của sản xuất, xu hướng và phương thức thỏa mãn của tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Nhất là đối với các ngành hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù: củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ 65 thông qua quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý mua bán; thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và giảm chi phí của xã hội. Nhà nước can thiệp vào thị trường các ngành hàng này chủ yếu bằng quy chế về tổ chức và kiểm soát hệ thống phân phối, sử dụng các công cụ gián tiếp. Về phía Nhà nước, Đề án chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và nước ngoài. Các Bộ, ngành cần khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát để bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường…) nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ bố trí ngân sách hàng năm bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại. II) Một số giải pháp Trước thực tế thị trường bán lẻ, tiềm năng của nước ta với nguy cơ “miếng bánh bán lẻ” bị chia nhỏ và những tác động tích cực, tiêu cực tới tất cả các đối tượng liên quan cùng với xu hướng tiêu dùng của người dân đang dần thay đổi, người viết xin đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam. Về phía Chính phủ Nhà nước đã đưa ra những chính sách bảo vệ thị trường nội địa gồm cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp bán lẻ trong nước trước nguy cơ tấn công ồ ạt của các doanh nghiệp ngoại. Tuy nhiên, vẫn có ý kiến cho rằng Nhà nước cần có những chính sách sát sao hơn đồng thời cần phải minh bạch rõ ràng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ thị trường nội địa trong mức khả năng nhiều như có thể. 66 Thứ nhất, đối với tổng thể hệ thống phân phối bán lẻ trên cả nước nhà nước cần có chính sách rõ ràng khuyến khích, ủng hộ sự phát triển của kênh phân phối hiện đại đồng thời củng cố và đổi mới kênh phân phối truyền thống. Trước hết, Nhà nước nên điều chỉnh chính sách ưu đãi về thuế và mặt bằng cho phù hợp giữa doanh nghiệp bán lẻ nội địa và doanh nghiệp ngoại. Hiện nay, tồn tại nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp nội địa thua thiệt vì chính sách. Trong khi địa điểm là yếu tố cạnh tranh số một trong kinh doanh bán lẻ, những “ưu ái” đối với doanh nghiệp ngoại đang làm lệch cán cân bình đằng trong quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn mua vài hecta đất để xây dựng một sân golf rất dễ dàng, trong khi đó doanh nghiệp nội thì ngược lại. Nhà nước cứ khuyến khích các siêu thị mở các chuỗi hệ thống nhưng Co.op Mart muốn tìm vài hecta đất ở Hà Nội để mở thì kiếm không ra, còn Metro xin 10 hecta thì được ngay. Với cách cư xử như thế thì không thể đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển được. Vấn đề nằm ở chỗ, Nhà nước muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có thể có chính sách tương đối mở rộng với các doanh nghiệp nước ngoài là chính đáng. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu sa hơn, Nhà nước có thể điều hòa giữa lợi ích cho doanh nghiệp nội địa hơn nữa. Hay nói cách khác, không nên ưu tiên “thái quá” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Chúng ta ưu tiên khuyến khích dùng hàng Việt thì phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Các doanh nghiệp nội vốn gặp khó khăn trong tín dụng, nguồn lực, đất đai... cộng với việc các chính sách ưu đãi áp dụng cho nước ngoài cao hơn thì doanh nghiệp nội địa rất khó cạnh tranh. Ngoài ra, hệ thống siêu thị của Metro được ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, còn nhà bán lẻ trong nước thì không. Điều này dẫn đến những lợi thế nhất định trong kinh doanh cho phía doanh nghiệp ngoại, tệ hơn nữa là nếu có “lỗ hổng” trong kiểm soát thuế có thể tạo lợi thế hơn nữa cho khối doanh nghiệp này. Tiếp theo, quy hoạch tổng thể ngành bán lẻ trong cả nước và từng địa phương. Từ đó đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, trước mắt tập trung cho các hệ thống siêu thị bán lẻ hệ thống các chợ. Kết cấu hạ tầng thương mại là cơ sở, địa bàn để các hoạt động thương mại được diễn ra 67 thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay còn thiếu những trung tâm triển lãm đủ tiêu chuẩn để thực hiện những công trình lớn. Như nhận xét của bà Nichapa Yoswee, Giám đốc điều hành Công ty công nghệ Reed Tradex (Thái Lan) rằng có kế hoạch tổ chức triển lãm ở đây dài hơi tại thị trường nước ta và mong muốn phát triển các triển lãm ở Việt Nam lớn ngang tầm sự kiện mà mình đã tổ chức mấy chục năm qua ở Thái Lan nhưng họ không tìm được một triển lãm nào có tiêu chuẩn phù hợp. Không chỉ vậy, ngay cả các trung tâm siêu thị Hà Nội cũng còn nhiều bất cập. Sở Thương mại Hà Nội cho biết, hiện nay thành phố đang có tới hơn một nửa trong số trung tâm thương mại và siêu thị hiện có không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Thương mại. Đó là chưa kể nếu các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với nguồn lực tài chính hùng mạnh có thể đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại thì hệ thống siêu thị do các doanh nghiệp trong nước ắt sẽ rơi vào tình trạng ảm đạm hơn hẳn. Lý do được các chuyên gia phân tích là, hệ thống siêu thị “nội” hầu hết không đạt chuẩn và thiếu hiện đại, thiếu tính chuyên nghiệp. Do đó, để ngành bán lẻ tạo được sức cạnh tranh lớn trước khi những đại gia nước ngoài mới tự do tràn vào, ngành bán lẻ Hà Nội cần phải được đầu tư hiện đại, chuyên nghiệp và quy hoạch dài hơi. Như vậy, trước mắt là làm sao “giải quyết” được số siêu thị không đạt chuẩn. Điều này rất khó bởi hầu hết các siêu thị đó đều được đầu tư trước khi có các tiêu chuẩn do Bộ Thương mại ban hành. Tuy nhiên, người viết cho rằng, cần thiết phải làm “mạnh tay” là xóa xổ nó vì để đạt được một mục tiêu lớn không thể không hy sinh những điều như vậy. Hơn nữa, Nhà nước cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp tối đa về thông tin quy hoạch, thời gian thực hiện và số thủ tục hành chính. Đồng thời, cho phép họ thuê diện tích đất đã đền bù và giải phóng mặt bằng với thời hạn sử dụng đất lên đến 50 năm, trường hợp đặc biệt có thể đến 70 năm. Ngoài các ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp đầu tư trung tâm thương mại và siêu thị cần được thành phố đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường giao thông, điện, cấp thoát nước đến chân hàng rào của dự án; được xem xét cho vay ưu đãi đối với từng dự án cụ thể tùy theo năng lực của từng doanh nghiệp. 68 Còn kênh phân phối truyền thống, nhiều khu chợ còn lụp xụp, rác thải không được quy hoạch. Có chợ được xây dựng gian hàng nhưng nhiều khi mái che đã rách nát, trời nắng thì tạm ngồi, trời mưa thì khó có thể bày bán hàng được. Ngoài ra, các khu chợ cóc đang mọc lên tràn lan, lấn ra đường cản trở cả lối đi. Suốt dọc ngõ 239 và ngách số 55 đường Lạc Long Quân (Hà Nội), chợ cóc họp tràn lan với hàng trăm người kinh doanh rau, quả, thực phẩm, tạp hóa..., bày đủ các loại bàn ghế, thúng mẹt, hàng hóa ngổn ngang hai bên đường, mặc dù đã có biển "Khu vực cấm họp chợ". Vào các giờ cao điểm, con ngõ này thường xuyên bị ùn tắc giao thông, nước và rác thải bừa bãi. Các cơ quan, dù không thể hoàn thành ngay một sớm một chiều nhưng các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương cần thực hiện triệt để chủ trương củng cố kênh phân phối truyền thống, dẹp hoàn toàn các khu chợ cóc. Như vậy, tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại là một vấn đề quan trọng trong việc thúc đẩy ngành thương mại nội địa nói chung và ngành bán lẻ nói riêng. Thứ hai, Nhà nước cần có xây dựng những hệ thống pháp luật rõ ràng, cụ thể về hệ thống bán lẻ nhằm đưa ra hướng đi rõ ràng cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Cấp thiết hơn cả là xây dựng thống nhất, minh bạch tiêu chí về Kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). Theo Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), ENT được sử dụng trong đàm phán thương mại dịch vụ. Có quan điểm cho rằng, một mặt ENT là công cụ để các nước thành viên mới linh hoạt hơn trong việc áp dụng các chính sách mở cửa thị trường; mặt khác, nó là một dạng rào cản tiếp cận thị trường được xác lập và hoạt động theo điều XVI của GATS. Theo GATS, ENT được xây dựng dựa trên các tiêu chí: Số lượng các nhà bán lẻ hiện diện trên một khu vực địa lý cụ thể; Sự ổn định của thị trường; và quy mô địa lý của khu vực dân cư. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn quy định thêm hai tiêu chí khác là quy hoạch của các tỉnh, thành phố và mật độ dân cư: “Việc thành lập các điểm bán lẻ ngoài điểm bán lẻ đầu tiên sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào số lượng điểm bán lẻ, tính ổn định thị trường, mật độ dân cư tại tỉnh, thành mà điểm bán lẻ sẽ 69 được thiết lập, và tính phù hợp của dự án đầu tư với kế hoạch tổng thể của tỉnh, thành đó”. Như vậy, nếu cho rằng thị trường cần thêm một điểm bán lẻ thì cơ quan cấp phép địa phương sẽ cấp phép cho nhà đầu tư, còn nếu cho rằng chưa cần, cơ quan cấp phép có quyền từ chối cấp phép. Việc cấp phép sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan cấp phép của từng địa phương và từ đó có thể phát sinh tiêu cực. Dù vẫn tồn tại những tranh luận về ưu thế và hạn chế từ việc tự do cạnh tranh và mở cửa thị trường bán lẻ của Việt Nam cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng đứng từ góc độ áp dụng pháp luật, Chính phủ Việt Nam cần minh bạch hơn trong các điều kiện áp dụng ENT. Cho đến nay, sau gần ba năm mở cửa thị trường bán lẻ, Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào về ENT và cụ thể hóa các tiêu chí để áp dụng ENT trong các văn bản pháp quy, cũng như chưa xác định cụ thể thế nào là điểm bán lẻ, phân định rõ ENT và phân vùng địa lí (zoning), định nghĩa thế nào là người tiêu dùng cuối cùng, đơn vị bán lẻ... Do đó, để thực sự trở thành điểm đến cho các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, Việt Nam cần có quy định hướng dẫn cụ thể và minh bạch về ENT như định nghĩa, phạm vi áp dụng, tiêu chí áp dụng ENT, giải thích cách áp dụng của từng tiêu chí và quy trình, thủ tục, thời hạn áp dụng các tiêu chí này. Mặt khác, do các đặc thù về quản lý kinh tế và vị trí địa lý, mỗi địa phương cần xây dựng và ban hành các tiêu chí áp dụng ENT trên cơ sở chuẩn chung (khung ENT) của Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề cần được đặt ra là có hay không việc mỗi địa phương sẽ ban hành một ENT riêng, vì không khéo các “ENT địa phương” sẽ trở thành một dạng “luật địa phương” áp dụng đối với các cơ sở bán lẻ. Các tiêu chí áp dụng ENT cũng cần phải được công khai dù được ban hành và áp dụng ở cấp trung ương hay địa phương. Bên cạnh đó, các tiêu chí áp dụng ENT cũng cần được định kỳ xem xét lại cho phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của vùng và từng địa phương. Về phía quyền lợi của người tiêu dùng, Nhà nước cần sớm có hệ thống luật liên quan tới bán lẻ như Luật Chất lượng sản phẩm, Luật Vệ sinh, an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ người tiêu dùng… Ở các nước EU, Nhật, Singapore… việc đưa 70 ra danh sách đen cảnh báo các thực phẩm, hàng hoá có vấn đề, cần phải thận trọng và được kiểm tra nghiêm ngặt là chuyện rất bình thường. Thậm chí ở Singapore cơ quan quản lý còn định ra các tiêu chuẩn và giao cho Hiệp hội Người tiêu dùng tiến hành đánh giá chứng nhận. Doanh nghiệp nào đạt những tiêu chuẩn này sẽ được cấp chứng chỉ và mới được phép hoạt động kinh doanh. Đó là điều đầu tiên bắt buộc mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ. Còn ở Việt Nam, hoạt động mang tính chứng nhận, bắt buộc như vậy hiện chưa thể làm được ngay nhưng cần phải triển khai nhanh chóng. Không chỉ các sản phẩm, dịch vụ trong nước, nhiều loại hàng hoá từ nước ngoài kém phẩm chất cũng là một nguy cơ cho người tiêu dùng. Trong khi, thông tin cảnh báo về chất lượng các loại hàng hoá, sản phẩm trên từ các cơ quan chức năng vì nhiều lý do khác nhau, vẫn chưa đến với người tiêu dùng như đúng thực tế của nó. Rõ ràng, về phía nhà sản xuất, kinh doanh, vì lợi nhuận, họ có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, bất chấp quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng nhưng điều đáng nói là các chế tài xử phạt vẫn còn nhẹ tay, quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng còn lỏng lẻo, chưa sát với thực tế khiến nhiều khi người tiêu dùng biết mình bị lừa dối, bị xâm hại mà không làm thế nào được. Về việc vệ sinh an toàn thực phẩm, một điều đáng ngạc nhiên là chợ Đồng Xuân đầu mối tiêu thụ các mặt hàng có thể nói lớn nhất miền Bắc mới có 42/155 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Lý do của hiện tượng này là do chưa hoàn thành hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận. Ví dụ như có 15 mặt hàng, theo quy định chủ cửa hàng phải có đầy đủ nguồn gốc xuất xứ của 15 mặt hàng, nhưng thường họ chỉ xuất trình được khoảng 7-8 mặt hàng. Cái thiếu cơ bản của các hộ kinh doanh thực phẩm ở đây là nguồn gốc hàng hóa. Không phải họ mua bán hàng không có nguồn gốc mà là thiếu giấy tờ để chứng minh cho nguồn gốc đó. Hầu hết các công ty đều bán hàng thông qua các đại lý lớn và không xuất hóa đơn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Các hộ kinh doanh trong chợ đều bán hàng theo kiểu ghi sổ, đến cuối năm, cuối tháng thanh toán theo những con số ghi trong sổ mà không cần đến hóa đơn. Chính điều này không hợp lệ vì cần có hóa đơn của nơi bán ra để kiểm tra nguồn gốc. Hơn thế, các cơ sở lại kinh doanh nhiều 71 mặt hàng nên việc thu đầy đủ các hóa đơn chứng từ càng khó khăn hơn. Từ thực trạng này, Như vậy, trong trường hợp các cơ sở bán lẻ hay các doanh nghiệp sản xuất hàng kém chất lượng thì người tiêu dùng cũng khó mà biết được; và nếu có sử dụng phải hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì quyền lợi của người tiêu dùng cũng khó được bảo vệ. Bởi vậy, Nhà nước cần can thiệp để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận, giám sát, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm khi có gần đủ các giấy tờ, động viên các cơ sở chỉ kinh doanh những mặt hàng có nguồn gốc xác định. Đối với các cơ sở còn thiếu nhiều thì phải treo giấy chưa đủ điều kiện tại cửa hàng cũng là một biện pháp để các cơ sở thay đổi thói quen kinh doanh của mình. Các cơ quan chức năng của các khu chợ cần lên kế hoạch thông báo trên loa các cơ sở kinh đoanh đạt yêu cầu với mong muốn việc cấp giấy chứng nhận sẽ có hiệu quả tích cực với các hộ kinh doanh tại chợ. 1) Về phía các doanh nghiệp bán lẻ nội địa Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ là đối tượng có khả năng chuyển mình mạnh nhất và đó cũng là cách duy nhất để tồn tại trước sự cạnh tranh của các tập đoàn nước ngoài. Thực tế là doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn rất nhiều điểm yếu về khả năng tài chính, áp dụng công nghệ cũng như trình độ nhân lực, quản lý. Trong khi nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mới chỉ đang “dòm ngó” chiếc bánh bán lẻ hấp dẫn nội địa, các doanh nghiệp nước ta nên nhanh chóng khắc phục các điểm yếu hiện có đồng thời phát huy các lợi thế, sáng tạo những giá trị gia tăng. 2.1) Đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ nhân lực Hiện các doanh nghiệp bán lẻ nội địa đang vướng mắc một vần đề không nhỏ trong nội tại bản thân doanh nghiệp là đội ngũ nhân lực của ngành vừa thiếu về số lượng vừa yếu về trình độ. Trong đội ngũ nhân lực, chỉ có khoảng 4-5% được đào tạo bài bản, hơn 50% nhân lực chưa qua đào tạo, tâm lý bán hàng còn mang nặng tính ban phát, ngoại ngữ yếu. Ở bậc sơ cấp, điều dễ nhận thấy là đội ngũ bán hàng ít có tính ổn định khi mà người lao động vẫn coi bán hàng là một công việc không lâu dài, nguyên nhân chính bởi mức lương chưa hấp dẫn. Trong khi đó, nhân viên quản 72 lý bậc trung và cao cấp lại thiếu trầm trọng mà doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam khó khăn trong việc tuyển, giữ nhân viên quản lý trung - cao cấp vì nguồn cung hạn hẹp, mức lương không thể cạnh tranh được với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp nội địa nên phát huy điểm mạnh duy nhất của mình là am hiểu văn hoá của người Việt Nam và từ đó có cách ứng xử gần gũi tạo sự thân thiện trong việc quản lý nhân sự, giữ người tài. Ngoài ra, doanh nghiệp nội địa có thể đầu tư đào tạo nhân viên. Để tiết kiệm chi phí, có thể tổ chức các nhân viên trình độ cao đào tạo cho các nhân viên trình độ thấp hơn, đồng thời khuyến khích tinh thần học hỏi của nhân viên, đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được để nâng cao dần trình độ của đội ngũ lao động. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần quan tâm đào tạo nhân lực bán lẻ Việt Nam ở cả 3 cấp độ sơ - trung – cao cấp, trong đó ưu tiên trước hết cho nhân lực cao cấp (giám đốc, chủ doanh nghiệp) về tầm nhìn, năng lực "cấp quốc tế". Các vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần đào tạo nhân viên đặc biệt ở các điểm như: Thay đổi tư duy bán hàng theo xu thế mở cửa – người bán hàng cần có thái độ đúng mực với khách hàng, để lại ấn tượng tốt để có lần gặp lại sau; Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp hơn, am hiểu về sản phẩm có thể tư vấn cho người mua giúp họ có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm và tin tưởng doanh nghiệp; Nâng cao khả năng ngoại ngữ phục vụ khả năng tự tìm hiểu các tài liệu liên quan và phục vụ ngay cả các vị khách nước ngoài nhất là trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay; Không ngừng đào tạo trình độ quản lý nhân sự bậc trung và cao cấp đặc biệt là khả năng phân tích số liệu và dự báo thị trường xứng đáng là những người định hướng các chiến lược cho doanh nghiệp có bước đi đúng đắn trên thương trường cạnh tranh; Có chế độ ưu đãi phù hợp để tạo được nguồn cung cấp nhân lực chất lượng ổn định không nhất thiết phải là nâng cao mức lương mà có thể bằng chính môi trường làm việc. 2.2) Áp dụng công nghệ phù hợp vào quản lý, điều hành doanh nghiệp Áp dụng công nghệ phù hợp sẽ góp phần giúp cho quản lý, điều hành doanh nghiệp trở nên trơn tru và chính xác, thuận tiện hơn. Hiện nay, một phần mềm được biết đến như là “cây đũa thần của nhà bán lẻ nội địa” là ERP. ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp với quy trình hiện 73 đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như các tác nghiệp của các nhân viên. Giải pháp ERP cho phép các nhà bán lẻ quản lý hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp trên một hệ thống duy nhất, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác khách hàng. Áp dụng ERP sẽ giúp cắt giảm chi phí, nâng cao tính chuyên nghiệp, đảm bảo tính đồng nhất trong hệ thống… Nói cách khác, ERP được coi như một công cụ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà bán lẻ. Ngồi tại văn phòng ở Etown, chỉ một cú nhấp chuột, anh Nguyễn Đức Tài - Tổng Giám đốc Công ty CP Thế Giới Di Động có thể ngay lập tức biết được trong ngày các siêu thị trên toàn quốc đã bán được bao nhiêu mặt hàng, lợi nhuận thu được như thế nào, số lượng hàng tồn kho tính đến hiện tại, mặt hàng nào cần phải đặt hàng hay cần khuyến mãi để giảm tồn kho… Những thông tin này đặc biệt quan trọng với các nhà bán lẻ kinh doanh các mặt hàng công nghệ cao không cho phép thời gian tồn kho quá dài. Công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị cập nhật thông tin kịp thời chính là hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP. Đặc thù của ngành bán lẻ là luôn có nhiều chi nhánh, danh mục hàng hoá lên đến hàng chục ngàn chủng loại, diện tích kinh doanh rộng hàng ngàn mét vuông trải rộng trên nhiều địa bàn… Khi hệ thống càng được mở rộng thì những con số đó lại tiếp tục tăng lên làm cho việc quản lý trở nên vô cùng khó khăn. Các đại gia bán lẻ nước ngoài như Big C, Parkson, Lotte Mart… khi vào Việt Nam đều được chuyển giao hệ thống quản lý ERP từ công ty mẹ. Đây thực sự là thách thức với các doanh nghiệp trong nước bởi các nhà bán lẻ ngoại đã có sẵn những lợi thế về thương hiệu, vốn, kinh nghiệm… lại được trang bị những hệ thống quản lý hiện đại, chẳng khác gì “hổ thêm cánh”. Chính áp lực cạnh tranh này thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phải khẩn trương ứng dụng ERP trong quản lý. Chưa có một thống kê chính thức về việc áp dụng ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, nhưng chắc chắn là con số này không lớn. Theo các nghiên cứu của Meta Group đối với 63 công ty từng áp dụng ERP thì chi phí trung bình cho một dự 74 án ERP bao gồm phần mềm, chi phí nhân công, tư vấn và phần cứng thấp hơn nhiều số tiền mà ERP tiết kiệm được cho doanh nghiệp. Với những tính năng tiện ích nổi trổi như vậy, nhà bán lẻ nên đầu tư cho ERP để trang bị cho mình thế mạnh nhất đinh trên con đường cạnh tranh. 2.3) Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng Bán lẻ là một ngành rất đặc thù vì nó là hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ. Do vậy, để làm hài lòng khách hàng, ngoài yếu tố sản phẩm, chất lượng phục vụ cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn. Song song với quá trình bán hàng, các doanh nghiệp hiện nay đã nhận thức được vai trò của dịch vụ khách hàng và coi đó là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bên cạnh việc đảm bảo hàng hoá phong phú về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả hợp lý, doanh nghiệp nào có dịch vụ khách hàng tốt hơn thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Đôi khi chỉ một ánh mắt thiếu thiện cảm của nhân viên bảo vệ, sự thờ ơ của nhân viên phục vụ, tác phong chậm chạp của nhân viên tính tiền, sự vô ý của nhân viên giao nhận hoặc gặp sự cố mà không có ai giúp đỡ... sẽ khiến cho khách hàng “một đi không trở lại”. Các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng phát triển chất lượng dịch vụ, đây là một bước đi quan trọng để giữ chân khách hàng quen cũng như lôi kéo những người mua mới. Theo kết quả khảo sát 440 khách hàng ở các siêu thị khác nhau ở TP.HCM cho thấy chất lượng dịch vụ ở siêu thị bao gồm bốn yếu tố: Nhân viên phục vụ; Trưng bày siêu thị; Chính sách phục vụ và Độ tin cậy. Trong các thành phần này, nhân viên phục vụ có ảnh hưởng mạnh nhất và trưng bày siêu thị có ảnh hưởng yếu nhất, trong khi chính sách phục vụ ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng dịch vụ siêu thị. Điều đáng để suy nghĩ ở đây là yếu tố nhân viên phục vụ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến đánh giá chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ bán lẻ của siêu thị thì lại có điểm trung bình thấp nhất (3,42/5). Yếu tố này bao gồm việc nhân viên siêu thị quan tâm đến từng khách hàng, đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, giải quyết than phiền trực tiếp và nhanh chóng, cư xử lịch sự nhã nhặn, tạo niềm tin, cung cấp đúng dịch vụ, có kiến thức về sản phẩm và dịch vụ cung cấp... Như vậy, 75 để có thể cạnh tranh về chất lượng dịch vụ khách hàng với các nhà bán lẻ hoặc siêu thị nước ngoài, các nhà bán lẻ và siêu thị Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên phục vụ. Có rất nhiều phương pháp để giúp nhân viên siêu thị cải thiện chất lượng phục vụ trong đó các siêu thị cần phải chú trọng hơn nữa việc huấn luyện đào tạo các kỹ năng cho nhân viên phục vụ, tổ chức các hội thảo nhằm giúp nhân viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phục vụ khách hàng, có các chương trình thi đua khen thưởng, thường xuyên tiến hành đánh giá lại chất lượng dịch vụ của nhân viên siêu thị và có kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi, bảo hành bảo dưỡng để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng tốt nhất. Kết quả điều tra của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) vào tháng 10/2007 cho thấy hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam chưa hài lòng về dịch vụ hậu mãi và bảo hành của các nhà bán lẻ. Thực tế là nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập lậu, khong rõ nguồn gốc hoặc không có bộ phận bảo hành nên không thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hành. Một số doanh nghiệp lại thực hiện nghĩa vụ bảo hành không đầy đủ như, vi phạm thời gian sửa chữa, bắt người tiêu dùng phải chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển. Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ Người Tiêu Dùng đã tiến hanh cuộc khảo sát nhỏ trên 100 người (29% Nam và 71% Nữ), ghi nhận được những kết quả như sau: trên 60% số người được hỏi thừa nhận họ đã mua nhầm hàng giả, hàng xấu, kém chất lượng. Khi mang đến doanh nghiệp đổi thì 31% trả lời không được doanh nghiệp giải quyết. Trong số 69% người được giải quyết thì chỉ có 24% trong số đó được giải quyết vui vẻ, còn phần lớn doanh nghiệp tỏ ra khó chịu.. Nếu vẫn duy trì như vậy, người tiêu dùng sẽ không còn lòng tin cho các doanh nghiệp nội địa đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nội địa “đào hố tự chôn mình”. Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp trong nước buộc phải chú trọng, đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ hậu mãi nếu như không muốn thị trường truyền thống của mình rơi vào tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài vốn quá nhiều kinh nghiệm trên thương trường. 76 Trong cái bể mênh mông của vấn đề hậu mãi người tiêu dùng, có ba vấn đề lớn cần quan tâm làm ngay và làm quyết liệt. Đó là vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá công khai khi mua bán cần có hóa đơn chứng từ trên thị trường, trách nhiệm với khách hàng trong bảo hành hàng hóa. Các doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển dịch vụ hậu mãi và chính sách hậu mãi phù hợp ngay từ lúc bắt đầu tiến hành sản xuất, kinh doanh. Chính sách hậu mãi cần đem lại lợi ích và sự thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng. Cần xây dựng một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Và cuối cùng doanh nghiệp phải tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động hậu mãi của các nhân viên chuyên trách và các đơn vị trực thuộc. Việc thiết lập cho doanh nghiệp của mình một bộ phận hay cả một trung tâm hậu mãi là rất cần thiết. 2.4) Mở rộng về thị trường nông thôn Trên 70% dân số (tương đương gần 64 triệu người) đang sinh sống ở các vùng nông thôn, có thể nói đây là một thị trường không chỉ có nhiều tiềm năng, mà còn rất rộng lớn. Tuy nhiên, lâu nay, thị trường này dường như còn bị bỏ ngỏ. Hiện nay, đời sống tại các vùng nông thôn đã được nâng lên đáng kể, nhất là ở những khu vực có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa. Một nghiên cứu mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường TNS về thị trường nông thôn Việt Nam cho thấy, có tới 95% gia đình nông thôn được hỏi cho biết sẵn sàng mua tivi, 92% có thể mua bếp điện hoặc gas, 33% có thể mua máy cassette/radio, 30% muốn mua tủ lạnh, máy giặt và 9% [28] muốn mua máy vi tính… Theo ông Matthaes (Công ty TNS), vùng nông thôn đang giữ 62,5% tổng GDP[20] và có số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần khu vực thành thị. Các con số thống kê riêng lẻ cũng cho thấy, hiện số người có thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng ở nông thôn ngày càng tăng, do đó nhu cầu mua sắm thực phẩm, nhu yếu phẩm cũng tăng theo. Chính vì lý do trên, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta nên bỏ đi quan niệm thị trường nông thôn chỉ dành cho các sản phẩm rẻ tiền và mãi lực yếu kém, mà người dân ở đây cũng đang có nhu cầu tiêu dùng hàng chất lượng cao. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ doanh nghiệp, thị trường nông thôn Việt Nam đang chiếm 70% lượng tiêu thụ hàng hóa nói chung, số hộ gia đình và số lượng các cửa hàng bán lẻ cũng phân bổ tập trung ở vùng nông thôn với 70%. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, dù đã có một số doanh nghiệp khai thác 77 nhưng hệ thống bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam chưa bao kín và hiệu quả ở thị trường này. Ngành bán lẻ của Việt Nam tuy không còn non trẻ nhưng lại chưa trưởng thành, chưa xuất hiện những nhà phân phối bán buôn và tập đoàn bán lẻ nội chuyên nghiệp, hùng mạnh, đẳng cấp quốc tế. Trong khi đó, thị trường tiềm năng là nông thôn lại chưa được khai thác một cách đúng mức, thậm chí có những thời gian bị lãng quên, khoán trắng cho các loại hàng ngoại nhập lậu kém chất lượng tràn vào. Với thị trường nông thôn, còn rất nhiều lĩnh vực mà các tập đoàn đa quốc gia chưa với tới. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó có yếu tố giá còn khá cao so với khả năng tiêu dùng của người dân. Đây là yếu tố cần được các doanh nghiệp trong nước tận dụng để đẩy mạnh mở rộng thị phần và cũng là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại nông thôn. Kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp đã thâm nhập tốt thị trường nông thôn cho thấy, doanh nghiệp cần tăng lượng hàng dự trữ để đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời cho người tiêu dùng, đồng thời rèn luyện kỷ luật bán hàng cho nhân viên. Các phương pháp hữu hiệu khi thâm nhập thị trường này là cử các đoàn xe xuống từng làng xã đứng bán hàng, treo băng rôn, khuyến mãi... Những hình thức này cần được duy trì đều đặn để tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng. 2.5) Tạo liên minh, liên kết phát huy vai trò của các lực lượng và hiệp hội bán lẻ Thực tế tại Trung Quốc khi gia nhập WTO, cứ một tập đoàn bán lẻ nước ngoài lớn vào thị trường nội địa thì sẽ có ít nhất 3 doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc phá sản. Lý do là các tập đoàn bán lẻ quốc tế có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm thương trường dày dặn nên đã dễ dàng gây dựng lòng tin thu hút người tiêu dùng và có khả năng mua lại các doanh nghiệp nhỏ lẻ nội địa. Hơn hết, các nhà bán lẻ lớn rất có kinh nghiệm trong việc liên kết nguồn hàng tại chỗ thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các đối tác sản xuất, cung cấp hàng. Đây chính là vũ khí lợi hại đánh bật các doanh nghiệp nội địa ngay trên sân nhà. Một trong những điểm yếu nhất của hệ thống bán lẻ Việt Nam chính là thiếu liên kết. Sự thật không đáng xảy ra là trong khi ngồi cùng hiệp hội, tất cả bàn bạc nhất trí một giá thì ngay sau khi ra khỏi phòng lại đưa ra một mức giá khác với thông báo “giá của tôi thấp hơn giá hiệp hội đưa ra”. Khi mở cửa thị trường với sự 78 tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài, nếu các nhà phân phối nhỏ lẻ trong nước vẫn mạnh ai nấy làm như vậy thì kịch bản như Trung Quốc rất có nguy cơ sẽ lặp lại tại Việt Nam. Do đó, sự liên kết và sát nhập là bước đi cần thiết để các nhà bán lẻ nội địa tăng tiềm lực tài chính, mạng lưới, nhân lực và chủ động được nguồn hàng. Trước hết, các doanh nghiệp bán lẻ cần tận dụng tốt vai trò của hiệp hội sẵn có. Đó là hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam ARV đã chính thức ra mắt với 130 thành viên và hiệp hội và Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) là liên doanh giữa 4 doanh nghiệp: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA), Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO), Liên hiệp HTX Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) và Công ty TNHH Phú Thái. Hiệp hội là cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam hợp tác, đoàn kết để tạo ra sức mạnh trong cuộc tranh sắp tới, một trong những biện pháp để cạnh tranh thắng lợi là phải cải thiện mối quan hệ với người tiêu dùng trong đó có dịch vụ hậu mãi. Thông qua việc kết nối các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà bán lẻ có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong bối cảnh làn sóng gia tăng mạnh mẽ các nhà bán lẻ lớn của thế giới đầy kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tại thị trường Việt Nam. Các hoạt động của hiệp hội sẽ tập trung nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam từng bước hình thành một hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và mang tính chuyên nghiệp cao theo hướng liên kết các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Hiệp hội cũng sẽ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình hoạch định cơ chế, chính sách có liên quan đến loại hình kinh doanh bán lẻ nhằm tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ. Tương tự, các công ty con nằm trong chuỗi của VDA đương nhiên cũng được hưởng các chính sách ưu đãi nhiều hơn và như vậy người tiêu dùng được lợi nhiều. Tất cả những mắt xích này tạo thành chuỗi dài cùng liên kết với nhau trở thành chiếc bè lớn có khả năng chống chọi với gió to khi cùng bơi ra biển. Vấn đề là các doanh nghiệp này đã hoạt động hết công suất và hiệu quả chưa? Hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập, như: Chưa 79 có được vai trò chủ động và tích cực cần thiết; Quá trình đóng góp, phản biện chưa chuyên nghiệp và chưa hiệu quả; Chưa thể hiện được hết tiếng nói đồng thuận của các doanh nghiệp thành viên; Sự liên kết giữa các hiệp hội còn yếu. Hiệp hội vẫn phải là đại diện của doanh nghiệp nhưng phải có cách hoạt động khác, cần phải thay đổi theo hướng: Tự vận động và tư vấn. Hiệp hội cần có cách làm chủ động hơn, nỗ lực tự làm hoàn thiện mình để có thể chứng tỏ năng lực của mình. 2.6) Liên kết với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất Với phương châm hai bên cùng có lợi, doanh nghiệp phân phối nên chú trọng đến việc liên kết với nhà sản xuất, nhà cung cấp nhằm tạo nên nguồn hàng ổn định, đảm bảo chất lượng. Ngược lại, về phía nhà cung cấp và nhà sản xuất thì có thị trường tiêu thụ lâu dài, không còn nỗi lo về hàng hóa không có nơi tiêu thụ nên họ cũng sẽ không làm khó cho các doanh nghiệp. Việc phân phối các sản phẩm thủ công làng nghề còn theo hướng tự phát. Do vậy, việc bắt tay giữa nhà sản xuất và người phân phối thời điểm này được đánh giá là cần thiết; góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm truyền thống làng nghề Việt Nam cũng như doanh nghiệp bán lẻ. Tuy nhiên, tồn tại thực trạng là sự liên kết vẫn còn lỏng lẻo. Nhà sản xuất sẵn sàng phá hợp đồng, bội ước với doanh nghiệp bán lẻ khi xảy ra biến động của thị trường. Trong khi đó, hàng hóa của nhà sản xuất có chất lượng và giá cả hợp lý có khi lại không vào được các siêu thị do có hiện tượng tiêu cực, gây khó dễ của nhân viên siêu thị. Từ đó, đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ cần xây dựng chiến lược liên minh với các nhà sản xuất, người nuôi trồng để có giá sản phẩm tận gốc, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu tổ chức sản xuất đến khâu chế biến bảo quản. Các doanh nghiệp bán lẻ cần phải có chính sách linh hoạt với nhà cung cấp vì nếu các nhà bán lẻ nước ngoài gia nhập cũng sẽ tiếp cận nhà cung cấp sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp nội địa. 80 KẾT LUẬN Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 86 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal -Mart. Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng ... đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia bán lẻ nổi tiếng là năng động và tiềm lực mạnh. Bên cạnh những con số và những điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài khá ấn tượng thì thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại trong mình nhiều hạn chế, yếu kém, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nó. Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém... Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Phân phối giống như chiếc chìa khóa trong nền kinh tế. Hệ thống phân phối là những huyết mạch của tổng thể nền kinh tế. Nếu như bị nước ngoài nắm giữ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nhất là khi đã gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoài được dọn đường tràn vào trong nước sẽ đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước nhiều 81 nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở tay không kịp và nguy cơ bị chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Với việc chọn đề tài “Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ VIệT NAM kể từ 1/1/2009”, khóa luận hi vọng sẽ đem lại cho người đọc cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đặc biệt là những thay đổi, đặc điểm điển hình của thị trưởng bán lẻ kể từ sau thời điểm mở cửa cho doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Đồng thời, khóa luận cũng đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa trước sự tấn công của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, trong khi kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, việc soạn thảo và trình bày khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để nội dung khóa luận được hoàn thiện hơn. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1) Bộ Thương mại (2006), Đề án phát triển thương mại trong nước 2006 – 2010, định hướng đến 2020, Hà Nội. 2) Bộ Thương mại (2006), Dự án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 3) Đại học Ngoại Thương (2000), Giáo trình Marketing lý thuyết, NXB Giáo Dục. 4) Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển thương mại trong nước 2006 – 2010, định hướng đến 2020”, Hà Nội. 5) Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006, 2007, 2008, 2009, NXB Thống kê, Hà Nội. 6) Tổng cục Thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế, các năm 2007, 2008, 2009, 2010. 7) Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương - Trung tâm Thông tin tư liệu (2007), Thị trường bán lẻ Việt Nam trước thềm mở cửa. 8) Bí quyết giúp doanh nghiệp bán lẻ trụ vững trên “sân nhà”; san-nha.htm; (08/01/2009) 9) Chưa dễ thâm nhập thị trường nam/chua-de-tham-nhap-thi-truong/22479.s_42.5.html; (01/01/2009). 10) Cửa hàng tiện ích, chiến lược của bán lẻ Việt (20/04/2010). 11) Doanh nghiệp Hà Nội làm gì để thắng trên “sân nhà”? nam/doanh-nghiep-ha-noi-lam-gi-de-thang-tren-san-nha/24135.s_42.5.html; (15/01/2009). 83 12) Doanh số bán lẻ thị trường Việt Nam tăng chóng mặt chong-mat-876278/; (31/10/2009). 13) Doanh nghiệp bán lẻ chuyển mình cạnh tranh =4834(09/02/2010). 14) Hệ thống bán lẻ: Còn nhiều không gian phát triển (31/03/2010). 15) Kênh phân phối hiện đại sẽ tiến xa trong năm 2010 tien-xa-trong-nam-2010.htm; (24/01/2010). 16) Liệu có quá bi đát khi mở cửa thị trường bán lẻ? (26/12/2008). 17) Mở cửa thị trường bán lẻ: Các hiệp hội cần tăng cường hình thức liên kết nam/mo-cua-thi-truong-ban-le-cac-hiep-hoi-can-tang-cuong-cac-hinh-thuc-lien- ket/23914.s_42.5.html; (12/01/2009). 18) Mở cửa thị trường bán lẻ: cơ hội để biết mình, biết ta (31/12/2008) 19) Mở cửa thị trường bán lẻ: nên minh bạch hơn; (07/06/2009). 20) Nông thôn Việt Nam – thị trường lớn cho thương hiệu nội (11/10/2009). 21) Saigon Co.op đưa cửa hàng tiện ích đến khu dân cư (01/01/2009). 22) Saigon Co.op đưa cửa hàng tiện ích đến khu dân cư (26/12/2008). 84 23) Saigon Co.op sắp xây trung tâm thương mại ở nước ngoài (07/03/2010). 24) Tăng cường phát triển thị trường nội địa nam/tang-cuong-phat-trien-thi-truong-noi-dia/25140.s_42.4.html; (03/02/2009). 25) Thị trường bán lẻ nội địa sau mở cửa: Coi chừng bị “nuốt chửng” (01/01/2009). 26) Thị trường bán lẻ, giờ G và giải pháp 684; (22/12/2008). 27) Thị trường bán lẻ: Lo nhà đầu tư nước ngoài lách luật 081018495971; (20/12/2008). 28) Thị trường nông thôn mở rộng Rong.html; (19/08/2010). 29) Vinatex xây dựng hệ thống bán lẻ trong nước nam/vinatex-xay-dung-he-thong-ban-le-trong-nuoc/25126.s_42.3.html; (03/02/2009). TÀI LIỆU TIẾNG ANH 30) A.T. Kearney (2008), A.T. Kearney's Annual List of Most Attractive Emerging Market Retail Destinations. 31) A.T. Kearney (2009), A.T. Kearney's Annual List of Most Attractive Emerging Market Retail Destinations. 32) AC Nielsen (December 2008), Consumer Confidence, Corncern, Soending and Attitudes to Reccesiong, Hanoi. 33) AC Nielsen (March 2009), Boom or doom in Vietnam in 2009, Hanoi. 34) A.T.Kearney (2009), Windows of hope for Global Retailers. 85 35) India Retail Industry; Cập nhật: 12/03/2009. 36) Foreign Competitors to enter Vietnam's Retail Market; Cập nhật: 02/11/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4929_0538.pdf