Đề tài Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương Hà Nội. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) thì các vụ tranh chấp thương mại càng trở lên phổ biến. Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau . Do đó, việc lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài". Ở Việt Nam, từ khi Pháp lệnh trọng tài năm 2003 ra đời cho đến nay đã được 6 năm thực hiện nhưng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là chưa thực sự phổ biến do có những vấn đề khi áp dụng Pháp lệnh trọng tài để giải quyết tranh chấp thương mại.Vấn đề về “thỏa thuận trọng tài” là vấn đề vô cùng rắc rối trong Pháp lệnh trọng tài năm 2003. Để khắc phục những vấn đề của trọng tài và đặc biệt của thỏa thuận trọng tài thì Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời. Trong khuôn khổ bài khóa luận này, em xin tìm hiểu và phân tích cụ thể về những điểm mới của Luật trọng tài thương mại năm 2010 về “thỏa thuận trọng tài”. Về bố cục, bài khóa luận gồm có: Lời nói đầu, 3 chương và lời kết luận. Cụ thể là: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ VỀ LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ VỀ LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010. 2 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI 2 1.1. Khái niệm và đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Đặc điểm 2 1.2. Vai trò và giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài 3 1.2.1. Giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài 3 1.2.2. Vai trò của thoả thuận trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 3 1.3. Các vấn đề pháp lý về thoả thuận trọng tài 8 1.3.1. Hình thức của thoả thuận trọng tài 8 1.3.2. Nội dung của thoả thuận trọng tài 9 1.3.3. Thoả thuận trọng tài vô hiệu. 17 1.3.4. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài 17 1.3.5. Thực thi thoả thuận trọng tài 18 II. Giới thiệu về Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010(LTTTM 2010) 21 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật trọng tài thương mại ở Việt Nam 21 2.2 Một số nội dung cơ bản của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 23 CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM NĂM 2010 VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 39 I. Những vấn đề của thỏa thuận trọng tài theo PLTTTM 2003. 39 II. Những điểm mới của LTTTMVN 2010 về TTTT 45 2.1.Khái niệm 45 2.3. Điều kiện hiệu lực của thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài vô hiệu 51 (Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài 51 2.3.1.Về tranh chấp giữa các bên. 55 2.3.2. Về tính không rõ ràng của thỏa thuận trọng tài 56 2.4. Quyền khởi kiện ra trọng tài của người tiêu dùng. 58 2.5. Giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài 59 2.6. Thực thi thoả thuận trọng tài. 61 CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 66 I. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi các quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài 66 Thực tiễn ký kết thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam 67 II. Giải Pháp. 68 2.1.Về phía doanh nghiệp. 68 2.2. Về phía Nhà nước. 69 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71

doc74 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3703 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hiệu lực theo quy định của pháp luật, đó là: phạm vi tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người ký Thỏa thuận trọng tài có đủ thẩm quyền, đủ năng lực hành vi;, quy định rõ đối tượng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền nhưng vẫn không thể giải quyết được bằng Trọng tài. Ví dụ, có một số điều khoản trọng tài quy định như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết trước tiên tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam sau đó sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án”; hoặc “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”; hoặc “Tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC” v.v... Theo quy định của Pháp lệnh, các điều khoản trọng tài nêu trên không thuộc trường hợp vô hiệu vì đã chỉ rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, những điều khoản trọng tài này không thể thực hiện được trong thực tiễn bởi thỏa thuận có sự mâu thuẫn. Vậy vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Các bên sẽ đưa tranh chấp ra cơ quan nào để giải quyết? Nếu đưa ra Tòa án thì Tòa án sẽ từ chối. Điều 5 Pháp lệnh quy định “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Như vậy, Pháp lệnh mới chỉ giải quyết vấn đề thỏa thuận trọng tài vô hiệu, chưa giải quyết vấn đề Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Do đó, sẽ có nhiều vụ tranh chấp phát sinh nhưng không được cơ quan nào giải quyết. Vấn đề này nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra hậu quả xấu làm giảm tính hấp dẫn của Trọng tài. Luật Mẫu và Pháp luật trọng tài các nước đều quy định rất rõ về vấn đề này. Khoản 1 Điều 8 Luật Mẫu quy định “Tòa án, nơi có khiếu kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được”. Điều II Công ước New York quy định “Tòa án của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đưa các bên ra trọng tài , trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được”. Luật Trọng tài các nước đều có quy định tương tự về vấn đề này. Nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” chưa được ghi nhận tuyệt đối Điều 11 của Pháp lệnh quy định “Điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài”. Như vậy, Pháp lệnh đã đưa ra một nguyên tắc rất quan trọng, đảm bảo mọi tranh chấp phát sinh đều được giải quyết kể cả khi hợp đồng vô hiệu. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Luật Mẫu và trong hầu hết luật trọng tài các nước. Khác với tòa án vốn có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp nếu các bên không có thỏa thuận khác, Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp nếu được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, với việc lựa chọn trọng tài, các bên đã loại trừ sự can thiệp của tòa án. Do đó, việc xác định điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đây là cơ sở duy nhất để Hội đồng Trọng tài được thành lập xem xét và quyết định hợp đồng có hiệu lực hay không. Pháp luật trọng tài quốc tế coi nguyên tắc này là “thẩm quyền của thẩm quyền”- “competence of competence” tức là Hội đồng Trọng tài có quyền xem xét, xác định thẩm quyền của chính mình khi có khiếu nại của các bên. Nguyên tắc này cũng được thể hiện trong Điều 30 của Pháp lệnh “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác...”. Mục đích của nguyên tắc này chính là đảm bảo các tranh chấp đều được xem xét và giải quyết. Nếu công nhận hợp đồng vô hiệu mặc nhiên kéo theo điều khoản trọng tài vô hiệu và dẫn đến Hội đồng Trọng tài không thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp thì vụ tranh chấp sẽ không được giải quyết. Tuy nhiên, quy định trong Pháp lệnh vẫn chưa thể hiện được một cách tuyệt đối nguyên tắc “thẩm quyền của thẩm quyền” giống như quy định trong Luật Mẫu, theo đó “Hội đồng trọng tài có thể quyết định trong phạm vi thẩm quyền xét xử của chính mình, kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Vì mục đích này, một điều khoản trọng tài là một phần của hợp đồng sẽ được coi là một thỏa thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của hội đồng trọng tài về việc hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo” (Điều 16 Khoản 1 Luật Mẫu). Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, do đó các quy định của pháp luật cần phải tương thích với pháp luật quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sẽ có nhiều đối tác nước ngoài chọn Trọng tài Việt Nam, pháp luật của Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Do vậy, những bất cập như đã phân tích nêu trên cần sớm được sửa đổi để đảm bảo phương thức trọng tài được vận hành một cách hoàn chỉnh theo tinh thần tiến bộcủa Luật mẫu UNCITRAL và luật trọng tài của các nước trên thế giới. II. Những điểm mới của LTTTMVN 2010 về TTTT 2.1.Khái niệm Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003(PLTTTM 2003) Luật trọng tài thương mại năm 2010(LTTTM 2010) Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối,đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng; tư vấn, kỹthuật, li-măng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật Nghị định của Chính phủ số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lại giới hạn phạm vi chủ thể chỉ bao gồm “cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Cụ thể, Điều 2 của Nghị định quy định “Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh m à các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh” Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn Ở Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 đã có một số điều không rõ ràng về thỏa thuận trọng tài và luật trọng tài thương mại năm 2010 đã phần nào khắc phục được điều đó. Các tranh chấp thỏa thuận là các tranh chấp trong hoạt động thương mại, trong khi hoạt động “thương mại” ở đây có những cách hiểu khác nhau. Thứ nhất, đã có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương mại” trong Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh cãi trong việc xác định phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài 1. Có ý kiến cho rằng một số tranh chấp như tranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu thuộc thẩm quyền của trọng tài bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc góp vốn chính là hoạt động đầu tư, tài chính vì có bản chất kinh doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa, cần phải hiểu tính “mở” của khái niệm thuật ngữ thương mại trong Pháp lệnh. Theo đó, ngoài việc liệt kê các hành vi thương mại, Pháp lệnh còn quy định các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, bất kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thì trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp trên bởi vì các tranh chấp này không được liệt kê cụ thể tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh. Do vậy, chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này. Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể những tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án bao gồm: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam có các quy định, giải thích khác nhau về phạm vi giải quết tranh chấp của tòa án và trọng tài. Điều này sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng khác nhau và sẽ tạo ra hậu quả khác nhau. Cụ thể, dựa theo quan điểm “mở” trọng tài có thể thụ lý giải quyết các tranh chấp thuộc Điều 29 nêu trên. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách “máy móc” và dựa theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì luật pháp cho phép”, tòa án sẽ cho rằng trọng tài vượt quá thẩm quyền. Điều này dẫn đến hậu quả là các quyết định trọng tài có nguy cơ không được tòa án công nhận và cho thi hành. Ở luật trọng tài thương mại năm 2010 đã phần nào khắc phục được sự không rõ ràng đó, các đối tượng tham gia tranh chấp ở đây được định nghĩa rõ ràng: “Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn” Vấn đề thứ hai 2, đó là phạm vi các chủ thể được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều 2 khoản 1 Pháp lệnh quy định “Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định”. Theo quy định trên, thuật ngữ “các bên” sẽ có hàm ý rất rộng. Các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong khi đó, Nghị định của Chính phủ số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lại giới hạn phạm vi chủ thể chỉ bao gồm “cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Cụ thể, Điều 2 của Nghị định quy định “Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh m à các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Như vậy, trong khi tinh thần của Pháp lệnh thì “mở” nhưng văn bản hướng dẫn thi hành, tuy có hiệu lực thấp hơn, lại đưa ra quy định “đóng”. Điều này khiến các Trung tâm trọng tài đã phải từ chối rất nhiều vụ tranh chấp do chủ thể ký thoả thuận trọng tài không phải là “tổ chức, cá nhân kinh doanh”. Trong thực tế, có rất nhiều tổ chức, như các ban quản lý dự án, tham gia đấu thầu hoặc giao kết các hợp đồng, trong đó sử dụng trọng tài theo khuyến nghị của các nhà tài trợ, định chế tài chính như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á v.v… Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, các trung tâm trọng tài của Việt Nam sẽ phải từ chối giải quyết vì các chủ thể này không phải là tổ chức kinh doanh. Điều này không phù hợp với pháp luật và thực tiễn trọng tài quốc tế vốn chỉ nhấn mạnh tiêu chí thoả thuận, nghĩa là khi có thoả thuận của các bên chọn trọng tài thì trọng tài sẽ có thẩm quyền. Còn tiêu chí chủ thể ký thoả thuận trọng tài không có ý nghĩa quan trọng, thậm chí trong một số trường hợp chủ thể ký thoả thuận trọng tài là Nhà nước thì thoả thuận trọng tài vẫn có giá trị bởi vì bằng việc tự nguyện ký kết thoả thuận trọng tài, Nhà nước đã “từ bỏ” quyền miễn trừ của mình. Ở Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì có định nghĩa rõ ràng về các bên thỏa thuận trọng tài: “Các bên tranh chấp là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài tham gia tố tụng trọng tài với tư cách nguyên đơn, bị đơn”.Như vậy phạm vi các bên tham gia thỏa thuận trọng tài ở Luật trọng tài thương mại năm 2010 mở rộng hơn và như vậy có thể giải quyết được một số tranh chấp mà chủ thể ký thoả thuận trọng tài không phải là “tổ chức, cá nhân kinh doanh” ,2Duthaoonline.quochoi.vn: Bình luận Pháp lệnh trọng tài thương mại 2.2. Hình Thức Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 Luật trọng tài thương mại năm 2010 Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản: a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên; c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận Ở Pháp lệnh trọng tài năm 2003 về các hình thức văn bản thì có một số hình thức chưa liệt kê, ở luật trọng tài thương mại năm 2010 đã bổ sung cho một số hình thức văn bản khác đó là: Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên; Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác; Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận 2.3. Điều kiện hiệu lực của thoả thuận trọng tài và thoả thuận trọng tài vô hiệu Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 Luật trọng tài thương mại năm 2010 1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại Khoản 3 Điều 2 của pháp lệnh này; (Khoản 3 Điều 2: Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.) 1.Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này. (Điều 2. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại. 2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. 3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. ) 2. Người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật; 2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 3.Một bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự. 4. Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thoả thuận bổ sung. 5. Thoả thuận trọng tài không được lập theo quy định tại Điều 9 của pháp lệnh này; 4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này. 6. Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu; thời hiện yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh này. (Điều 30. Xem xét thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của Hội đồng Trọng tài 1. Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại. Hội đồng Trọng tài tiếp tục xem xét giải quyết vụ tranh chấp. 2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài về nội dung nêu tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng Trọng tài, các bên có quyền yêu cầu Toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định xem xét lại quyết định của Hội đồng Trọng tài. Bên có yêu cầu phải đồng thời thông báo việc này cho Hội đồng Trọng tài. Đơn yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn; b) Tên và địa chỉ của người viết đơn; c) Nội dung yêu cầu. Đơn yêu cầu phải kèm theo các bản sao đơn kiện, thoả thuận trọng tài, quyết định của Hội đồng Trọng tài. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Toà án giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải xem xét, quyết định. Quyết định của Toà án là chung thẩm. Trong trường hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài, vụ tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi kiện vụ tranh chấp ra Toà án. Thời hiệu khởi kiện ra Toà án theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này, nhưng không tính thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Toà án ra quyết định quy định tại Điều này.) 5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu. 6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật. 2.3.1.Về tranh chấp giữa các bên Theo Điều 1 Pháp lệnh, “Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên”. Khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh còn quy định là “thỏa thuận trọng tài vô hiệu” khi “tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này”. Như vậy, thỏa thuận Trọng tài có giá trị pháp lý đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh quy định thế nào là hoạt động thương mại bằng hai phương pháp. Bằng phương pháp liệt kê, Pháp lệnh đã đưa ra một danh sách những hành vi thương mại. Cụ thể, theo Điều khoản này, “hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ”. Những hành vi liệt kê ở trên không phải là hoạt động thương mại duy nhất mà các bên có thể đưa tranh chấp ra trước trọng tài. Bởi theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh, ngoài những hành vi vừa liệt kê còn có “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Do vậy, quan điểm mà theo đó “Luật thương mại quy định bao quát hơn” Pháp lệnh về hoạt động thương mại là không thuyết phục. Với cách quy định như trên, chúng ta thấy tất cả những gì quy định trong Luật Thương mại mà không có trong danh sách trên đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh vì đó là “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật . Ở Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã mở rộng hơn và rõ ràng hơn của trường hợp vô hiệu trong tranh chấp, ở PLTTTM 2003 thì các tranh chấp là thuộc hoạt động thương mại, ở LTTTM 2010 thì ngoài các tranh chấp giữa các bên liên quan đến hoạt động thương mại còn có cả tranh chấp khác mà pháp luật quy định giải quyết bằng trọng tài. 2.3.2. Về tính không rõ ràng của thỏa thuận trọng tài Ở PLTTTM 2003 thì thoả thuận không rõ ràng. Trong thực tế, khi xác lập thoả thuận trọng tài, có thể các bên không rõ ràng về đối tượng tranh chấp hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, các bên nên bổ sung nếu không thì thoả thuận có nguy cơ bị vô hiệu và Trọng tài không có thẩm quyền xét xử. Bởi lẽ, theo Điều 10, khoản 4, thoả thuận trọng tài vô hiệu khi “thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung”. Pháp lệnh không định nghĩa khi nào là “thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết”. Một vấn đề có thể rõ ràng với người này và không rõ ràng với người khác. Thực ra mà nói thì không có khái niệm nào “không rõ ràng” bằng khái niệm “rõ ràng”. Tất cả phụ thuộc vào những người áp dụng nó. Do đó, ranh giới giữa thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý và thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý là rất mỏng manh. ở đây, nhận thức và chính sách áp dụng pháp luật của Tòa án là rất quan trọng. Xin dẫn một ví dụ minh họa. Đánh giá của Tòa án. Giữa các bên đã thoả thuận với nhau rằng “Tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh”. Nhưng theo Tòa án, đây “là một thoả thuận không rõ ràng về tổ chức trọng tài có thẩm quyển giải quyết vụ tranh chấp; và theo đó, nếu như giữa (các bên) không có sự thoả thuận bổ sung để chọn trọng tài như quy định tại Điều 10.4 Pháp lệnh trọng tài thương mại thì phải coi thoả thuận chọn trọng tài tại Điều 7 hợp đồng 73/RK-HNF là thoả thuận trọng tài vô hiệu”. Ở đây, rõ ràng các bên đã muốn chọn “Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”, mà ở nước ta chỉ có duy nhất một “Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”. Tuy nhiên, phần sau của đoạt trên có thêm là “tại TP. Hồ Chí Minh”. Và do vậy, Tòa án đã cho rằng thỏa thuận trên là không “rõ ràng”. Ví dụ cho thấy ranh giới giữa “rõ ràng” và “không rõ ràng” đôi khi là quá mỏng manh. Nếu chúng ta ủng hộ Trọng tài, chúng ta có thể cho rằng đó chỉ là sơ suất về sử dụng từ chứ thực ra ý tưởng của các bên đã rõ ràng là chọn “Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”. Còn phần sau có thể là nơi xét xử tại TP. Hồ Chí Minh mà nếu các bên có mâu thuẫn về nơi xét xử cũng không làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu Tính không rõ ràng của Thỏa thuận trọng tài ( Ở LTTTM 2010 đã bỏ điều vô hiệu này vì sự không rõ ràng này gây rất nhiều rắc rối. 2.4. Quyền khởi kiện ra trọng tài của người tiêu dùng Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Trọng tài thương mại chưa có quy định cụ thể. Pháp luật nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi ngưòi tiêu dùng trong pháp luật về trọng tài, cụ thể là liên quan tới điều khoản trọng tài theo hướng nếu điều khoản trọng tài bất lợi cho người tiêu dùng, điều khoản này sẽ không được viện dẫn làm bất lợi cho người tiêu dùng. Đây là vấn đề phát sinh nhiều trong thực tiễn và cần có sự điều chỉnh của pháp luật, đặc biệt là dưới góc độ các Điều kiện giao dịch chung và các hợp đồng tiêu chuẩn. Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện hành, tranh chấp mà chỉ có một bên có mục đích kinh doanh không thể đưa ra trọng tài. Điều này hạn chế quyền định đoạt của các chủ thể liên quan khởi kiện vụ việc trước trọng tài. Mặt khác, nghiên cứu Luật Thương mại của Việt Nam phần phạm vi điều chỉnh có thể nhận thấy, Luật Thương mại có thể điều chỉnh cả khi một bên không nhằm mục đích sinh lợi Vấn đề hiệu lực của thoả thuận trọng tài ( . LTTTM 2010: Điều 17. Quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng: Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận. Như vậy, ở LTTTM 2010 mở rộng quyền của người tiêu dùng quyền kiện ra tọng tài mà PLTTTM 2003 không có. 2.5. Giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài PLTTTM 2003 LTTTM 2010 Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được PLTTTM 2003: Thiếu quy định về Thỏa thuận trọng tài không hoặc không thể thực hiện được Pháp lệnh đã bỏ sót một quy định rất cơ bản là vấn đề “thỏa thuận trọng tài không thực hiện được hoặc không thể thực hiện được”. Trong thực tế, có rất nhiều điều khoản trọng tài có hiệu lực theo quy định của pháp luật, đó là: phạm vi tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người ký Thỏa thuận trọng tài có đủ thẩm quyền, đủ năng lực hành vi;, quy định rõ đối tượng tranh chấp và tổ chức trọng tài có thẩm quyền nhưng vẫn không thể giải quyết được bằng Trọng tài. Ví dụ, có một số điều khoản trọng tài quy định như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết trước tiên tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Namsau đó sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án”; hoặc “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc có liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế”; hoặc “Tranh chấp nếu có sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam và Tòa án Trọng tài Quốc tế ICC” v.v… Theo quy định của Pháp lệnh, các điều khoản trọng tài nêu trên không thuộc trường hợp vô hiệu vì đã chỉ rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Tuy nhiên, những điều khoản trọng tài này không thể thực hiện được trong thực tiễn bởi thỏa thuận có sự mâu thuẫn. Vậy vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào? Các bên sẽ đưa tranh chấp ra cơ quan nào để giải quyết? Nếu đưa ra Tòa án thì Tòa án sẽ từ chối. Điều 5 Pháp lệnh quy định “trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu”.Như vậy, Pháp lệnh mới chỉ giải quyết vấn đề Thỏa thuận trọng tài vô hiệu, chưa giải quyết vấn đề Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Do đó, sẽ có nhiều vụ tranh chấp phát sinh nhưng không được cơ quan nào giải quyết. Vấn đề này nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ tạo ra hậu quả xấu làm giảm tính hấp dẫn của Trọng tài. Luật Mẫu và Pháp luật trọng tài các nước đều quy định rất rõ về vấn đề này. Khoản 1 Điều 8 Luật Mẫu quy định “Tòa án, nơi có khiếu kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được”. Điều II Công ước New York quy định “Tòa án của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đưa các bên ra trọng tài , trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được”. Luật Trọng tài các nước đều có quy định tương tự về vấn đề này Bình luận về Pháp luật trọng tài: Bàn về chế định Thỏa thuận trọng tài ( . Ở LTTTM 2010 đã giải quyết được vấn đề này, đã quy định thêm cả trường hợp “thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” 2.6. Thực thi thoả thuận trọng tài. Giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng với đối tác nước ngoài qua Tổ chức trọng tài Nhiều vụ tranh chấp trị giá hàng triệu USD qua “ tài phán” là trọng tài kinh tế có thể được giải quyết ổn thoả chỉ trong vòng 3-4 tháng, trong khi đó nếu “ lôi nhau ra toà” thì thời gian phải là hàng năm. Chính vì “ưu điểm “ này, theo các chuyên gia kinh tế, hình thức trọng tài sẽ ngày càng được doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn khi xử lý tranh chấp trong thương mại, dịch vụ và đầu tư… Xin giới thiệu một số thành công, hạn chế của hình thức tài phán này trong thời gian qua và một số điểm cần lưu ý. Hiện nay tại nước ta có 2 hệ thống cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, dịch vụ là Toà án kinh tế trong hệ thống Toà án Nhân dân và các Trung tâm trọng tài thương mại ( như Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp VN, Trung tâm trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm trọng tài thương mại Á châu, Trung tâm trọng tài thương mại TPHCM…). Trong nền kinh tế thị trường, thì tranh chấp kinh tế là một hiện tượng mang tính phổ  biến. Chính vì vậy đòi hỏi phải có các cơ quan tài phán đầy đủ năng lực để giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, dịch vụ ngày càng gia tăng và phức tạp. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam ( VIAC ), trong năm 2006 đã giải quyết thành công 36 vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến các quốc gia như Trung Quốc 4 vụ, Hàn Quốc 2 vụ, Anh 2 vụ, Đức 2 vụ, Malaysia 2 vụ…; năm 2007 đã giải quyết 30 vụ, trong đó Mỹ 5 vụ, Anh 2 vụ, Trung Quốc 2 vụ, Hàn Quốc 2 vụ…Đáng chú ý là VIAC đã giải quyết thành công vụ tranh chấp liên quan đến xuất khẩu lao động giữa Tổng công ty VINACONEX và Công ty BMI của Cộng hoà liên bang Đức, diễn biến của vụ việc này như sau : Năm 2005, Vinaconex ký hợp đồng dịch vụ cung cấp lao động cho Công ty BMI của Đức làm việc tại Libya trong dự án xây dựng do BMI nhận thầu thi công. Theo hợp đồng đã ký, 130 lao động của Vinaconex đã sang làm việc tại Libya. Trong 6 tháng làm việc đầu tiên, BMI đều đặn gửi tiền lương của lao động về tài khoản của Vinanconex để Tổng công ty này thực hiện việc chuyển tiền cho gia đình của từng người lao động tại Việt Nam. Sau đó, do chủ đầu tư tại Libya gặp khó khăn về tài chính nên đã không thanh toán tiền công trình cho BMI và BMI đã không chuyển tiền lương cho lao động Việt Nam trong nhiều tháng tiếp theo. Vinaconex đã kiên trì liên lạc, thuyết phục BMI thanh toán lương cho người lao động, song BMI không thiện chí thực hiện. Vinaconex đã thuê một công ty đòi nợ tại Đức để trực tiếp đến BMI làm việc với giám đốc yêu cầu chuyển tiền lương của người lao động cho Vinaconex, tuy nhiên việc đòi nợ trực tiếp này cũng không có kết quả. Năm 2006, Vinaconex buộc phải đưa toàn bộ 130 lao động về nước, với số tiền lương BMI còn nợ lên tới 247.000 USD. Để đảm bảo lợi ích của người lao động, Vinaconex đã tiến hành thủ tục để khởi kiện BMI tại cơ quan trọng tài đã được quy định tại hợp đồng dịch vụ cung ứng lao động đã ký. Tại điều khoản về giải quyết tranh chấp Vinaconex ký với BMI ghi “ nếu phát sinh tranh chấp giữa 2 bên mà không giải quyết được thông qua thương lượng thì sẽ được giải quyết tại trọng tài quốc tế Việt Nam”. Vinaconex đã liên hệ với Bộ tư pháp đề nghị làm rõ tên tổ chức trọng tài trong hợp đồng trong mối liên hệ với Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Sau khi xem xét và đối chiếu với danh sách các tổ chức trọng tài tại Việt Nam mà Bộ đang quản lý, Bộ tư pháp có công văn trả lời “ Trọng tài quốc tế Việt Nam “ chính là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC. Sau khi nhận được văn bản này, Vinaconex đã nộp toàn bộ hồ sơ khởi kiện đến VIAC. VIAC đã nhiều lần liên hệ, gửi tài liệu cho BMI nhưng công ty này vẫn cố tình không trả lời. Theo quy tắc tố tụng, VIAC đã làm thủ tục chỉ định trọng tài. Vinaconex chỉ định Luật sư Trần Hữu Huỳnh làm trọng tài viên đại diện cho Vinaconex, Chủ tịch VIVAC chỉ định trọng tài viên Phùng Hữu Tựu đại diện cho BMI. Hai trọng tài này đã bầu ông Đào Trí Úc làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Tại buổi xét xử trọng tài, Hội đồng trọng tài, trên cơ sở đánh giá hồ sơ, chứng cứ liên quan đã ra phán quyết yêu cầu BMI phải chuyển số tiền 247.000 USD ( tiền lương và thu nhập của người lao động mà BMI đã nợ ). Căn cứ công ước 1958 của Liên hợp quốc về việc công nhận và cho thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài, Vinaconex đã tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ đề nghị công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài Việt Nam tại Toà án có thẩm quyền tại Cộng hoà Liên bang Đức. Toà án này đã phán quyết công nhận và cho thi hành phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Đến lúc này, BMI mới “ xuống nước “ và “ năn nỉ “ Vinaconex cho trả số nợ gốc là 187.000 USD vì họ sắp phá sản. Vinaconex đã đồng ý phương án này và BMI đã thanh toán số tiền trên. Thành công của Vinaconex trước hết phải kể đến sự kiên quyết theo đuổi vụ việc đến cùng của Hội đồng quản trị, sự giúp đỡ của các cơ quan liên quan và đặc biệt đó là sự nghiêm minh của pháp luật quốc tế khi công nhận và cho thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại nước sở tại. Việc giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua con đường trọng tài là phương thức hiệu quả, song các bên cần lưu ý khi thông nhất về điều khoản trọng tài ( thực tế Vinaconex suýt bó tay khi hợp đồng với BMI không ghi tên đầy đủ của tổ chức trọng tài ). Điều khoản về trọng tài đầy đủ là yếu tố quyết định, song các hồ sơ tài liệu có liên quan cũng phải được đàm phán kỹ lưỡng, chi tiết, nhất quán để dễ dàng khi đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan trọng tài. Một số điểm cần lưu ý Theo TS Phan Chí Hiếu, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, thì thời gian qua, việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, dịch vụ bằng trọng tài tại Việt Nam gặp nhiều vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu là các bên ký thoả thuận trọng tài ( TTTT ) có sai sót làm cho TTTT bị vô hiệu hoặc không áp dụng được trong thực tế, dẫn đến tranh chấp không có cơ quan nào giải quyết hoặc phán quyết trọng tài không có giá trị, sau đây là một số sai sót phổ biến : Người ký Thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền : Ví dụ, Phó giám đốc được giám đốc ( người đại diên theo pháp luật ) của doanh nghiệp uỷ quyền ký kết hợp đồng. Khi có tranh chấp trong thực hiện hợp đồng, mặc dù không có giấy uỷ quyền mới của giám đốc nhưng phó giám đốc vẫn ký văn bản với đối tác đồng ý đưa tranh chấp ra giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Thoả thuận trọng tài này bị vô hiệu do phó giám đốc ký không đúng thẩm quyền. Trong trường hợp này, phó giám đốc chỉ được uỷ quyền để ký kết hợp đồng thì khi ký xong hợp đồng, việc uỷ quyền này hết giá trị. Phó giám đốc muốn ký thoả thuận trọng tài cần có sự uỷ quyền mới. b. Thoả thuận trọng tài quy định không rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp : Ví dụ, Thoả thuận trọng tài quy định chung chung theo dạng : “ mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài “ hoặc “ mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bằng trọng tài Việt Nam “ hoặc “ mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam “ hoặc “ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thương mại quốc tế “. Do TTTT này chưa giúp các bên xác định chính xác một tổ chức trọng tài cụ thể có thẩm quyền nên bị vô hiệu. Trong trường hợp này, một trong các bên có thể đưa tranh chấp ra Toà án giải quyết. VIAC có điều khoản TTTT mẫu như sau : “ Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này “. c.Thoả thuận trọng tài quy định “ nước đôi “: Ví dụ : “ tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc Trung tâm trọng tài quôc tế Thượng Hải “; “ tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam hoặc Toà án Hà Nội “; “ tranh chấp phát sinh được giải quyết bằng Toà án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật “. TTTT này chưa xác định chính xác tổ chức trọng tài cụ thể nên cũng không có giá trị. d. Thoả thuận trọng tài xác định một tổ chức trọng tài nhưng lại lựa chọn quy tắc tố tụng của một trung tâm trọng tài khác, dạng : “ tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng của Uỷ ban Luật thương mại quốc tế ( UNCITRAL )”. Nếu thoả thuận trọng tài được ký kết theo dạng này sẽ không thực hiện được trên thực tế và có thể dẫn đến tình trạng cả VIAC và Toà án đều không thụ lý giải quyết vụ việc. Thỏa thuận trọng tài phải được ký kết dưới hình thức văn bản dưới dạng một điều khoản của Hợp đồng hoặc một văn bản thoả thuận riêng biệt; Thư điện tử và các thông tin điện tử cũng được coi là văn bản. Ngoài ra, nếu một bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối hay bị đe doạ và bên đó có yêu cầu tuyên bố TTTT vô hiệu, thì thoả thuận này hết hiệu lực trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày ký kết. Chi phí trọng tài Theo biểu phí trọng tài mà VIAC ban hành, các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài, nếu trị giá tranh chấp dưới 300 triệu đồng mức phí là 20 triệu đồng, nếu vụ tranh chấp trên 20 tỷ đồng mức phí trọng tài là 162,5 triệu đồng cộng với (+) 0,4% số tiền vượt quá 20 tỷ đồng. VIAC cho biết thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thời gian qua, thì giá trị tranh chấp thấp nhất là 5000USD và cao nhất là trên 3 triệu USD, bình quân 216.809 USD/vụ. CHƯƠNG III: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI NĂM 2010 VỀ THOẢ THUẬN TRỌNG TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP I. Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi các quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài Luật Trọng tài thương mại năm 2010 ghi nhận sự tồn tại của Thoả thuận trọng tài (TTTT). Theo đó, TTTT có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng. Luật cũng thừa nhận việc điều khoản trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Cách tiếp cận này của Luật cho thấy sự tiệm cận của pháp luật về trọng tài của Việt Nam với pháp luật và thông lệ quốc tế về trọng tài. Xác định hiệu lực pháp lý của TTTT là một yếu tố cần thiết. Bởi lẽ, về nguyên tắc, TTTT tồn tại độc lập với hợp đồng. Hợp đồng có thể bị vô hiệu nhưng TTTT vẫn có giá trị pháp lý. Đây là nguyên tắc quan trọng của trọng tài, đảm bảo tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp. Đồng thời cũng chỉ rõ thêm tính chất tài phán tư của hình thức giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên, còn có một số vấn đề về TTTT của Luật Trọng tài thương mại (TTTM). Thứ nhất, nếu TTTT tạo thành một phần của thoả thuận khác, không phải là một điều khoản của hợp đồng, liệu thoả thuận TTTT có thể được coi như một thoả thuận độc lập và có thể tồn tại hay không, nếu thoả thuận chính vô hiệu. Thứ hai, các bên trong TTTT tiếp tục thoả thuận những vấn đề liên quan đến trọng tài, liệu thoả thuận này có được coi là một phần của TTTT hay không? Thứ ba, về thời điểm xác lập TTTT. Nếu điều khoản trọng tài là một bộ phận của hợp đồng thì điều khoản này cũng có hiệu lực pháp luật. Câu hỏi đặt ra là liệu có thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để xác định thời điểm hình thành TTTT hay không. Hay chỉ cần ghi nhận điều này trong một văn bản pháp luật riêng biệt về trọng tài, luật TTTM cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này. Thứ tư, Luật quy định, việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản trọng tài. Vậy nếu hợp đồng không thể thực hiện được, không rơi vào những trường hợp trên, giá trị pháp lý của điều khoản trọng tài như thế nào? Cuối cùng là việc nếu các bên không lựa chọn được luật áp dụng cho TTTT, hiệu lực của thỏa thuận sẽ được xác định theo luật nào? Luật Hợp đồng, luật của nơi tiến hành trọng tài, hay luật của nơi thi hành quyết định trọng tài? Thực tiễn ký kết thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam Trọng tài đang dần dần được doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, do lịch sử cũng như do nhận thức, trọng tài chưa có một vai trò đúng như nó cần phải có. Mấy chục năm qua, do ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các doanh nghiệp đã không quan tâm đến trọng tài. Nhiều doanh nghiệp không phân biệt được sự khác nhau giữa trọng tài kinh tế (Nhà nước) với trọng tài phi chính phủ, không tín nhiệm trọng tài vì thiếu hiệu lực cưỡng chế quyết định trọng tài. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp không “mặn mà” với trọng tài mà các biểu hiện khá phổ biến là: - Thứ nhất, doanh nghiệp chưa có một thói quen đặt ra câu hỏi là cần lựa chọn trọng tài hay tòa án khi ký kết hợp đồng và tại sao lại như vậy. - Thứ hai, nếu có chọn trọng tài, họ cũng chỉ quy định một cách chung chung, không chính xác, ví dụ, trong các điều khoản trọng tài họ vừa chọn trọng tài lại vừa chọn tòa án; chọn trọng tài tài A để phúc thẩm trọng tài B; chọn trọng tài A nhưng lại quy định dùng quy tắc trọng tài B để áp dụng; ghi tên tổ chức trọng tài hoặc ghi quy tắc tố tụng không chính xác ... Những điều khoản trọng tài như vậy rất dễ bị tranh chấp về tính hiệu lực của nó. - Thứ ba, nếu có chọn trọng tài, các bên trong thỏa thuận trọng tài cũng chỉ “mang máng” biết về trọng tài. Họ không hiểu bản chất của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc hiểu “mù mờ” về tổ chức trọng tài hoặc quy tắc tố tụng trọng tài mà họ lựa chọn. Sự thỏa thuận chọn trọng tài, chọn quy tắc, chọn địa điểm xét xử và luật áp dụng lắm khi là do cách quan niệm khá “hồn nhiên” rằng tranh chấp sẽ không xẩy ra, nếu có xẩy ra thì sẽ thương lượng tiếp (!) Thực tế cho thấy, không thiếu cảnh “dở khóc dở cười” vì những chuyện như vậy. Với trường hợp thứ nhất nêu trên, một số doanh nghiệp Việt Nam, do không chọn trước trọng tài (hay tòa án) khi có tranh tranh chấp phát sinh trong các vụ kiện có yếu tố nước ngoài, họ không biết quyết định như thế nào. Chọn trọng tài thì đã quá muộn vì đối tác không hợp tác, chọn tòa án nước ngoài của đối tác thì vừa sợ, vừa lo. Sợ vì không biết thủ tục pháp luật, lo vì chi phí. Chọn tòa án Việt Nam thì không chắc bản án của Tòa án ta có được nước ngoài công nhận không. Với trường hợp thứ hai nêu trên, khả năng vô hiệu của điều khoản trọng tài sẽ rất cao. Một điều khoản trọng tài bị coi là vô hiệu sẽ dẫn đến hệ quả phức tạp, nhất là việc quyết định trọng tài có thể bị hủy, vụ tranh chấp sẽ bị kéo dài không cần thiết. Với trường hợp thứ ba nêu trên, sẽ làm cho nhiều doanh nghiệp bị bất ngờ, lúng túng vì trước đó, họ không biết gì hơn về trọng tài, về pháp luật họ chọn, quá trình trọng tài hoặc bị kéo dài, hoặc có rủi ro. Tóm lại, cả ba trường hợp trên đều nên tránh. II. Giải Pháp 2.1.Về phía doanh nghiệp Kinh tế ngày càng phát triển, các giao dịch thương mại càng nhiều, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập, khả năng xẩy ra tranh chấp sẽ thường xuyên hơn. Việc quyết định lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là một quyết định không kém phần quan trọng hơn so với các quyết định kinh doanh khác như chọn đối tác, giá cả, chất lượng... Đơn giản chỉ vì nếu không có một điều khoản tốt thì khi “thương vụ” bị đổ bể, nguy cơ trắng tay sẽ là hiện thực. Có lẽ vì vậy mà doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như thương lượng, trung gian, hòa giải, cũng như các phương thức tài phán như trọng tài, tòa án. Hiểu được sự mạnh, yếu của từng phương thức sẽ giúp doanh nghiệp chủ động, bình tĩnh hơn trước nguy cơ một bên gây thương tổn cho “thương vụ” của mình. Khi đàm phán hợp đồng, nên “cắn răng” mà đàm phán về điều khoản giải quyết tranh chấp. Bất kỳ một mong ước tốt đẹp nào “cầu trời” cho tranh chấp đừng xẩy ra vẫn có thể bị tan biến vì thương trường ẩn chứa bao rủi ro (nếu không thế thì ai cũng kinh doanh được!). Mọi sự né tránh hoặc vì quan niệm, hoặc vì nể nang đều như cảnh trời quang mây tạnh nhưng lấp ló đâu đó, giông bão cũng có thể ập đến bất cứ lúc nào. Khi đã thỏa thuận sẽ chọn phương thức trọng tài thì dứt khoát đừng đại khái, qua loa, làm cho xong chuyện. Hợp đồng như hôn nhân, muốn tính cuộc vuông tròn thì cũng phải “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”. Để chọn tổ chức trọng tài nào và/hoặc quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài nào cũng phải như vậy. Điều này buộc doanh nghiệp phải hiểu biết cụ thể, chính xác để đừng rơi vào cảnh “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Cũng đừng à ơ chọn luật nước này, nước nọ mà không biết hoặc không biết rõ luật đó có phù hợp hay không. Địa điểm trọng tài cũng là điều cần cân nhắc, không chỉ vì nó ảnh hưởng đến “túi tiền” của mình mà nó còn liên quan đến thỏa thuận trọng tài và quy tắc tố tụng. Nói tóm lại, đây không phải là điều đơn giản mà phức tạp như bao điều khoản hợp đồng khác. “Tính trước sẽ đi xa”. Sự chuẩn bị cho điều khoản trọng tài chu đáo không nằm ngoài kết luận này Thực tiễn ký kết thỏa thuận trọng tài tại Việt Nam ( . 2.2. Về phía Nhà nước Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thì việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài càng cần phải tuân theo các chuẩn mực quốc tế vì vậy thỏa thuận trọng tài phải gần hơn với các quy định của Luật mẫu. Vấn đề khái niệm TTTT thì Luật mẫu có quy định chi tiết hơn LTTTM 2010: ““Thoả thuận trọng tài” là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”, trong khi LTTTM 2010 thì quy định chưa rõ ràng: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh”. Do vậy có nên chăng có nghị định bổ sung cho vấn đề này để việc thực thi về thỏa thuận trọng tài được thuận tiện hơn. KẾT LUẬN Với việc Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới và những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 thì Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời là xu hướng tất yếu. Luật trọng tài thương mại năm 2010 ra đời đã có những cải thiện rõ rệt so với Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 về quyền của trọng tài, về thỏa thuận trọng tài, về trọng tài quy chế, vị thế của trọng tài, mối quan hệ giữa trọng tài và tòa án. Về thỏa thuận trọng tài, Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã khắc phục được những hạn chế của Pháp luật trọng tài thương mại năm 2003 như tăng pham vi quy định về hình thức của thỏa thuận trọng tài, pham vi quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu rõ ràng hơn, đã có quy định rõ ràng về quyền của người tiêu dùng. Tuy nhiên Luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng có những mặt hạn chế về thỏa thuận trọng tài như hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài. Hiện tại ở Việt Nam lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại chưa được chú trọng, khác với các nước phát triển trên thế giới, giải quyết tranh chấp thương mại là lựa chọn hàng đầu. Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài có những ưu điểm nhất định so với bằng tòa án và là xu hướng của thế giới. Vậy chăng các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tính đến việc ưu tiên giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Với sự phát triển của luật trọng tài thương mại thì thỏa thuận trọng tài cũng sẽ không ngừng cải thiện để phù hợp với sự những vấn đề phức tạp của tranh chấp thương mại. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. GS.TS.NGND. Nguyễn Thị Mơ (2009),Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Trường đại học Ngoại Thương- NXB thông tin và truyền thông, Hà Nội. 2. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 3. Luật trọng tài thương mại năm 2010 4. Luật mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế Uncitral 5. Luật tố tụng dân sự 2004 6. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam ( 7. TRUNG TÂM THÔNG TIN, THƯ VIỆN VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VĂN PHÒNG QUỐC HỘI ( 8. 9. Diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam ( 10. Thông tin pháp luật dân sự ( 11. Cơ quan ngôn luận của trung ương hội luật gia Việt Nam ( 12. Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam ( English: MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững điểm mới của luật trọng tài thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra.doc
Luận văn liên quan