Đề tài Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: Lí LUẬN CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ MỸ 4 I.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 4 I.1.1. Khỏi niệm và vai trũ của hàng rào phi thuế quan 4 I.1.2. Cỏc loại hàng rào phi thuế quan 4 I.1.2.1. Hạn ngạch nhập khẩu 5 I.1.2.2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 5 I.1.2.3. Biện pháp liên quan đến quản lý giỏ 6 I.1.2.4. Biện pháp liên quan đến doanh nghiệp 7 I.1.2.5. Biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật 7 I.1.2.6. Biện phỏp quản lý hành chớnh 8 I.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA EU VÀ MỸ 8 I.2.1. Chính sách thương mại chung của liên minh Châu Âu (EU) 8 I.2.1.1. Chính sách thương mại nội khối 8 I.2.1.2. Chính sách ngoại thương của EU 8 I.2.1.3. Quy chế nhập khẩu chung của EU 9 I.2.2. Chính sách thương mại của Mỹ 12 I.2.2.1. Quy định về hải quan 12 I.2.2.2. Quy chế nhập khẩu chung của Mỹ 13 PHẦN II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO EU VÀ MỸ 17 II.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 17 II.1.1. Tỡnh hỡnh sản xuất, nuụi trồng và đánh bắt thủy sản 17 II.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường 19 II.2. CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CHỦ YẾU CỦA EU VÀ MỸ ĐỐI THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 25 II.2.1. Đối với thị trường EU 25 II.2.2. Đối với thị trường Mỹ 29 PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VƯỢT QUA HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO 32 THỊ TRƯỜNG EU VÀ MỸ 32 III.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 32 III.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 33 III.2.1. Chớnh sỏch tạo nguồn nguyờn liệu cho chế biến xuất khẩu 33 III.2.2. Chính sách thị trường 34 III.2.3. Chớnh sỏch tạo vốn 34 III.2.4. Chớnh sỏch cụng nghệ 35 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam bỡnh thường hóa quan hệ ngoại giao với liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 20/10/1990, (kí hợp đồng buôn bán hàng dệt may với EU ngày 15/12/1992) và hiệp định khung với EU ngày 17/7/1995. Các sự kiện quan trọng trên chính là yếu tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu Âu phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực : thương mại, đầu tư và viện trợ, đặc biệt là lĩnh vực thương mại. Hiện nay EU thực sự là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những trung tâm tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là rất lớn. Đồng thời chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Hơn nữa EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới, cùng với sự ra đời của đồng EURO, vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tại thời điểm này, Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược “Công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu”. Do vậy, thị trường EU là môi trường lí tưởng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiên sức mạnh của mỡnh. Bên cạnh đó, một thị trường tiềm năng không kém thị trường EU là Hoa Kỳ. Kể từ ngày B.Clinton ký quyết định xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (3/2/1994), thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước (28/1/1995) và đặc biệt sau khi hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực (10/12/2001), quan hệ thương mại Việt - Mỹ đó cú những bước phát triển đáng kể, kim ngạch hàng hóa hai chiều tăng mạnh, mở ra cho các doanh nghiệp hai nước cơ hội đầu tư, kinh doanh bỡnh đẳng cùng có lợi, tạo đà quan trọng cho tiến trỡnh phỏt triển Việt Nam – Hoa Kỳ sau bỡnh thường hóa quan hệ. Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản đựợc xếp vào nhóm sản phẩm cơ bản, luôn trong tỡnh trạng cung khụng đáp ứng nổi cầu trên quy mô toàn cầu. Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tính đến hết tháng 11 năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đó vượt ngưỡng trên ba tỷ USD (3,08 tỷ USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước). Cơ hội cũn rất nhiều, ỏp lực cạnh tranh cũng rất lớn, nếu muốn trụ vững trờn thương trường quốc tế, đặc biệt khi một số nước tham gia xuất khẩu tăng lên và mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời các nước nhập khẩu sẽ đưa ra những hàng rào thương mại ngày càng khắt khe hơn mà nhất là những rào cản phi thuế quan của hai thị trường lớn là EU và Mỹ. Để xuất khẩu thủy sản Việt Nam trụ vững trên thương trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào hai thị trường lớn này, chúng ta phải làm gỡ để vượt qua được hàng rào phi thuế quan đó? Xuất phát từ thực tế nêu trên và là một trong những người quan tâm đến vấn đề này , em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ” 2. MỤC TIấU NGHIấN CỨU a. Mục tiờu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam, từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm vượt qua hàng rào phi thuế quan của hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ. b. Mục tiờu cụ thể - Tỡm hiểu những rào cản phi thuế, cụ thể ở thị trường EU và Mỹ. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam và tỡm ra cỏc nguyờn nhõn chủ yếu. - Đề xuất định hướng và đưa ra một số giải pháp cụ thể để vượt qua hàng rào phi thuế quan của ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên hai thị trường EU và Mỹ. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Đối tượng nghiờn cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan về xuất khẩu hàng thủy sản và một số hàng rào phi thuế quan. b. Phạm vi nghiờn cứu Phạm vi về nội dung: Tập trung vào nghiên cứu hàng rào phi thuế quan và các giải pháp vượt qua các hàng rào phi thuế quan của hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trên hai thị trường EU và Mỹ. Phạm vi về thời gian: tỡm hiểu vấn đề chủ yếu qua các năm 2000 - 2006

doc41 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huế quan, các miền thuế đã được thu hẹp, nhưng sự khác biệt vẫn còn tồn tại giữa các nước thành viên EU. ii.Giấy phép nhập khẩu Giấy phép nhập khẩu có thể được yêu cầu đối với hàng nhạy cảm và hàng chiến lược, trong số này có hàng dệt, các sản phẩm đá, thép và vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp không có quá nhiều khó khăn và các nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin giấy cấp phép. iii.Hạn ngạch Hạn ngạch là sự hạn chế về số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch số lượng. Các quốc gia EU đang tiến hành hủy bỏ dần hạn ngạch nên hệ thống hạn ngạch đang bị tháo dỡ ở một số nước. Sự điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng nông sản vẫn được thực hiện thông qua hệ thống thuế và giá khởi điểm. Như vậy hạn ngạch sẽ không tồn tại lâu. iv. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Các quy định kiểm dịch thực vật có thể áp dụng đối với các sản phẩm tươi như hoa quả. Điều đó có nghĩa là giấy chứng nhận phải được cung cấp bởi nước có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện đảm bảo sức khỏe. Sản phẩm phải được giám định bởi cơ quan giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo rằng không bị côn trùng và dịch bệnh. Lệnh cấm EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm, điều này có nghĩa là sản phẩm nhập khẩu bị cấm hoặc chỉ cho phép trong những điều kiện nhất định. Lệnh cấm này chủ yếu được áp dụng đối với việc mua bán các sản phẩm nguy hiểm như: phế thải hóa chất, thuốc tân dược, thuốc trừ sâu. Thực phẩm, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu cũng có thể là đối tượng bị cấm trên cơ sở cân nhắc về an toàn và sức khỏe. Các luật quốc tế đối với sản phẩm này là: luật về chất thải hóa chất và công ước thương mại quốc tế về các loại hàng hóa gây nguy hiểm. vi. Chính sách hóa chất – rào cản mới của EU Ủy ban Châu Âu (EC) đang chuẩn bị ban hành chính sách hóa chất trên lãnh thổ EU nhằm ngăn ngừa tác hại của hóa chất đối với sức khỏe con người và môi trường. Theo đó, chính sách mới sẽ ban hành những quy định về đăng ký, kiểm tra, cấp phép và hạn chế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu hành và sử dụng hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào và hóa chất để xử lý nguyên liệu trong quá trình sản xuất. I.2.2. Chính sách thương mại của Mỹ Dù là một nước chủ trương tự do hóa thương mại, nhưng Mỹ cũng có những chính sách về nhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dùng và sản xuất trong nước. I.2.2.1. Quy định về hải quan Hải quan Mỹ là cơ quan thực thi và áp dụng các quy định của luật thuế quan và những luật lệ khác của các bộ để điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hóa. Họ cũng phụ trách việc chống các hành vi buôn lậu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng gian, hàng giả được nhập khẩu. Ngoài các yêu cầu khắt khe của hải quan và nhà nhập khẩu, doanh nghiệp phải chú ý đến xuất xứ của các linh kiện hoặc nguyên liệu được dùng để sản xuất. Hải quan không cho phép lô hàng nhập khẩu nào có linh kiện hay nguyên liệu từ các nước bị lệnh cấm vận và trừng phạt của Mỹ như: Cuba, Iran… Sản phẩm do phạm nhân, trẻ em dưới tuổi vị thành niên tại các trại lao động cải tạo làm ra cũng bị coi bất hợp pháp và không được hải quan Mỹ chấp nhận. Hải quan Mỹ cũng có quyền bắt giữ và phạt rất nặng những lô hàng nhập khẩu bị nghi ngờ là hàng giả, hàng ăn cắp bản quyền và những lô hàng ghi nhãn hiệu, thành phần … sai với thực tế kiểm tra của hải quan.Một nhà nhập khẩu có thể bị khép tội lừa dối khách hàng nếu không ghi chi tiết, thành phần sản phẩm ngay trên nhãn hiệu bao bì. I.2.2.2. Quy chế nhập khẩu chung của Mỹ a) Về thuế Điều này ở Mỹ được căn cứ trên bảng hệ thống điều hòa trong mô tả và mã hàng (HS – Harmonized tarriff System) của hội đồng hợp tác hải quan. Bảng này liệt kê các loại hàng hóa và mã số của chúng với mức thuế áp dụng. Giá tính thuế của Mỹ dựa trên cơ sở giá FOB chứ không phải giá CIF, áp dụng cho cả hàng xuất và nhập khẩu, do đó chi phí vận tải và bảo hiểm không bị gộp vào giá trị hàng hóa để tính thuế. Hoa Kỳ ấn định thuế quan theo ba cách: Thứ nhất, thuế tính theo giá (ad valorem ) là thuế tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá hàng hóa nhập khẩu. Cách tính này chiếm tỷ lệ lớn trong biểu thuế của Hoa Kỳ. Thứ hai, thuế đặc định hay thuế theo lượng (specific) là thuế đánh theo trọng lượng hay dung tích hàng hóa. Thứ ba, thuế hàng hóa được tính dựa trên cơ sở cả hai cách tính trên. Ngoài ra có một số mặt hàng phải chịu thêm thuế doanh thu hay mua bán (ngoài thuế quan) như rượu, bia, thuốc lá, nước hoa và các sản phẩm dầu khí. b) Lệ phí Lệ phí gồm có: phí xử lý hàng và phí bảo dưỡng cảng. Phí xử lý hàng: được đánh vào từng chuyến tàu hàng. Biểu thuế dành cho việc nhập hàng chính thức (tức là hàng có giá trị trên 1500 USD, gọi là hàng mậu dịch) liệt kê các loại phí khác nhau từ 21 đến 400 USD cho mỗi lần nhập cùng với một số phí đánh theo tỷ lệ của món hàng này là 19%. Cũng chi phí này nhưng cho loại hàng hóa nhập không chính thức (tức là phi mậu dịch) thì mức phí là 2 USD cho hàng xử lý bằng máy, 4 USD cho hàng xử lý bằng tay mà không phải do hải quan Mỹ làm và 8 USD do họ làm. Giá trị cho hàng phi mậu dịch lớn nhất là 2500 USD. Một vài mặt hàng như vải sợi không được nhập theo lối phi mậu dịch và nếu có thì giá trị tối đa cũng rất thấp. Phí bảo dưỡng cảng: là phí tính theo giá trị % của chuyến tàu hàng nhập vào, phí này là 0,125% trên giá trị tiền hàng và trả hàng quý. c) Hạn ngạch (quota) Hạn ngạch là sự kiểm soát về mặt số lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định vào Mỹ. Có một số mặt hàng nằm trong sự hạn chế này theo luật của Quốc hội, quy định của các cơ quan quản lý theo lệnh của Tổng thống. Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch ấn định theo mức thuế quan: loại này cho người nhập được đem vào Mỹ một mặt hàng nhất định nào đó với mức thuế được giảm bớt trong một khoảng thời gian nhất định. Số hàng nào nhập vào mà vượt quá số lượng cho phép sẽ bị đánh thuế cao. Các mặt hàng này thường là: sữa, kem, cá hồi… Hạn ngạch tuyệt đối: cho phép nhập một số lượng của mặt hàng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Hàng đem vào quá hạn ngạch sẽ bị trả về hay cho vào kho để chờ đưa vào trong thời gian có hiệu lực của hạn ngạch mới. Các mặt hàng này là: một vài loại cồn, sữa đặc, bơ hỗn hợp… d) Giấy phép nhập khẩu Những mặt hàng dưới đây khó đem vào Mỹ, muốn nhập phải xin giấy phép cơ quan có thẩm quyền: vũ khí đạn dược,rượu và thức uống có cồn, sản phẩm từ sữa, thuốc, vật liệu sinh học và côn trùng, các loại giống gây nguy hiểm hay có tính đe dọa, các chất độc hại, côn trùng, gia súc, thịt và các sản phẩm từ thịt, máy móc động cơ, các chất phống xạ và phản ứng hạt nhân. Yêu cầu giấy phép nhập khẩu có thể là một biện pháp duy trì sự kiểm soát trong quản lý ngoại hối, quota, và thuế quan. Giấy phép nhập khẩu cũng có thể được sử dụng tương tự như quota để hạn chế số lượng hàng hóa nhập vào.Sự khác nhau giữa quota và giấy phép nhập khẩu là quota kiểm soát lượng hàng đưa vào một nước, còn chế độ giấy phép nhập khẩu mềm mại hơn. Nói chung quota chỉ nêu ra một giai đoạn thời gian nhất định, còn giấy phép thì hạn chế số lượng dựa trên cơ sở trù tính cho từng ngày. e) Các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc Có nhiều mặt hàng cả nội lẫn ngoại bán ở Mỹ đều phải tuân thủ những tiêu chuân về chất lượng an toàn. Ai nhập khẩu vào Mỹ những mặt hàng này đều phải xin giấy xác nhận đạt chuẩn. Giấy này phải được xuất trình cùng lúc với hàng rào và người nhập phải nộp số tiền kí quỹ đảm bảo để chắc chắn là hàng phù hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi. Các mặt hàng thuộc loại này thường là: xe hơi và phụ tùng, sản phẩm men,đò điện gia dụng… f) Ghi dấu hiệu * Nước xuất xứ: Thông thường, người nhập hàng phải ghi rõ ở bên ngoài sản phẩm một nhãn hàng bằng tiếng Anh của nước sản xuất hay chế tạo món hàng. Dấu hiệu phải ghi ở nơi dễ thấy, rõ ràng và bền như chính tuổi thọ của sản phẩm. Nếu sản phẩm không có nhãn hàng đúng cách, khi nhập vào nước Mỹ thì người nhập phải trả một khoản thu bằng 10% của tiền thuế quan đóng cho sản phẩm đó. * Ghi dấu đặc biệt: Ngoài những yêu cầu về ghi nước xuất xứ của hàng hóa, có một số mặt hàng đòi hỏi phải có dấu hiệu đặc biệt như: chữ không được phai, chữ nổi, chữ lõm cho những mặt hàng như ống sắt hay thép, khung, xi lanh, các dụng cụ kỹ thuật, kéo kim…Có những cơ quan chỉ dẫn việc ghi những nhãn hiệu đặc biệt này. Trong trường hợp sản phẩm bị ghi sai làm người tiêu thụ hiểu nhầm sẽ không được nhập khẩu. g) Các biện pháp hỗ trợ thương mại * Thuế chống bán phá giá: Luật chống bán phá giá phân tích hành vi định giá của các nhà sản xuất nước ngoài. Việc phân tích luôn được thực hiện theo cách riêng biệt đối với từng công ty. Khái niệm đơn giản nhất về chống bán phá giá tại thị trường Mỹ là bán một sản phẩm ở Mỹ với mức giá thị trường thấp hơn giá của chính sản phẩm đó tại thị trường nước xuất khẩu. Mỹ sẽ áp dụng quy định tính tỷ lệ lợi nhuận đặc biệt đối với các nước mà họ coi là nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc, Việt Nam …Giá sản phẩm ở những nước này không được công nhận với lý do là nền kinh tế do Chính phủ điều tiết. Một vấn đề tiếp theo được xem xét là việc xét duyệt hành chính nhằm xác định mức thuế phá giá thực tế mà người nhập khẩu phải nộp. Nếu chưa được xét duyệt, khoản tiền mặt đặt cọc nộp cho hải quan Mỹ sẽ chính thức là mức thuế chống bán phá giá. Việc định giá này có thể được thực hiện hàng năm. Còn một lệnh chống bán phá giá có thể có hiệu lực vô hạn, mặc dù cứ 5 năm một lần công tác đánh giá lại được tiến hành. * Thuế chống trợ giá: Luật pháp Mỹ quy định những hình thức trợ giúp doanh nghiệp của Chính phủ bao gồm: trợ cấp tiền mặt,trợ cấp xuất khẩu, các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi, các khoản bảo lãnh tín dụng, xóa nợ, giảm thuế. Giống như trong một vụ điều tra thuế chồng bán phá giá, số tiền trợ cấp được định lượng và tính theo tỷ lệ % để làm cơ sở áp thuế theo giá hàng vào tất cả các sản phẩm nhập khẩu được trợ giá. PHẦN II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO EU VÀ MỸ II.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA II.1.1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về NTTS với diện tích mặt nước nội địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hệ thống đầm phá ven biển có thể phát triển NTTS. Trong khi diện tích có khả năng NTTS của cả nước ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới chỉ sử dụng 902.900 ha (năm 2004). Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh. Qua bảng dưới ta cũng có thể thấy tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của nước ta trong mấy năm qua tăng rất nhanh, tăng từ 641,9 nghìn ha năm 2000 lên đến 959,9 nghìn ha năm 2005. Bảng 1: Diện tích mặt nước nuôi trồng và sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 – 2006 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (ước tính) A.Tổng số diện tích nuôi trồng (nghìn ha) 641,9 755,2 797,7 867,6 920,1 959,9 1.Diện tích nước mặn, lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 642,3 677,2 Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 11,2 16,5 Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 598,0 616,9 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 22,5 22,4 31,9 24,5 32,7 43,4 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,5 0,2 0,3 0,3 0,4 0,4 2. Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 277,8 282,7 Nuôi cá 225,4 228,9 232,3 245,9 267,4 272,1 Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,4 6,5 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 2,2 0,5 0,4 1,0 1,1 1,2 Ươm, nuôi giống thuỷ sản 0,8 1,8 2,3 2,4 2,9 2,9 B. Tổng sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn) 2250,5 2434,7 2647,4 2859,2 3142,5 3432,8 3707,4 Khai thác 1660,9 1724,8 1802,6 1856,1 1940,0 1995,4 2155,0 Nuôi trồng 589,6 709,9 844,8 1003,1 1202,5 1437,4 1552,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê Những nỗ lực trong việc đổi mới đã đem lại kết quả đáng khích lệ là ngành thuỷ sản phát triển toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu. Cũng từ đầu năm 2006 đến nay, toàn ngành đã khai thác được gần 3,5 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng thu được từ nuôi trồng thuỷ sản trên 1,5 triệu tấn và còn lại là từ khai thác biển. Tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất thuỷ sản thời kỳ 1986 – 2006 đạt mức cao, gần 10%. Theo Bộ Thủy sản, tính đến ngày 24-11, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đã đạt gần 3,1 tỉ USD, bằng 110,06% kế hoạch đề ra cho cả năm (3 tỉ USD) và tăng 24,45% so với cùng kỳ. Quá trình tăng trưởng sản lượng thuỷ sản diễn ra đồng thời với quá trình tăng trưởng diện tích NTTS. Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng nhanh hơn do năng suất nuôi trồng tăng lên. Bảng 2:Xuất khẩu thuỷ sản chính ngạch sang các thị trường năm 2005 Thị trường Số lượng(tấn) Giá trị(USD) Châu Á (không kể Nhật Bản) 131559.9 378035774 Châu Âu 115696.6 380904754 Mỹ 89025.6 617172589 Nhật Bản 123078.8 785875894 Thị trường khác 177018.9 576737747 Total 636379.8 2738726758 Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản Tuy vậy, trong quá trình phát triển và nuôi trồng thủy sản cũng đã thể hiện nhiều bất cập như: diện tích nuôi tôm và diện tích thâm canh ở nhiều địa phương tăng quá nhanh, chưa có hoặc không theo quy hoạch đang diễn ra ở nhiều nơi. Việc quản lý chất lượng con giống và quản lý an toàn vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản còn chưa đáp ứng yêu cầu, mặc dù đã đầu tư khá nhiều. Cả nước chỉ có 7 phòng kiểm nghiệm lớn,nhiều địa phương thiếu cán bộ và phương tiện kiểm tra. Nhiều doanh nghiệp thực hiện HACCP theo kiểu đối phó… Những bất cập trên đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái và hình thành nguy cơ cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. II.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường II.1.2.1. Đối với thị trường EU Từ những năm 1980, sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường EU dưới một nhãn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những năm đầu thâm nhập thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu chung với các sản phẩm nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được cảm tình của người tiêu dùng châu Âu. Vào năm 1985, 1986, Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam SEAPRODEX đã được trao tặng danh hiệu “ Nhãn hiệu sản phẩm thủy sản uy tín”. Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, đặc biệt là tiêu thụ với giá trị gia tăng thông qua xuất khẩu, là động lực bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động sản xuất khai thác và nuôi trồng, bên cạnh việc giữ vững các thị trường truyền thống, ngành thuỷ sản đã chủ trương tích cực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu. Do đây là một thị trường lớn, ổn định, giá tốt nhưng có đòi hỏi rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là sau những vụ ngộ độc thực phẩm, nên để thu được thành công ở thị trường này, ngành đã xác định không ngừng nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược xúc tiến thâm nhập thị trường. Ngành đã hướng dẫn các doanh nghiệp phấn đầu liên tục nhiền năm để tạo nên những bước chuyển biến tích cực theo hướng này. Từ Bộ Thuỷ sản đến các doanh nghiệp đã thực hiện hàng loạt biện pháp, từ cải thiện hệ thống thể chế, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao năng lực các cơ quan thẩm quyền, đổi mới cách tiếp cận trong quản lý chất lượng, an toàn sản phẩm, cho đến đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cấp điều kiện sản xuất nhằm thoả mãn các điều tương đồng với các nước nhập khẩu về hệ thống pháp lý, năng lực của cơ quan thực thi pháp lý và điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp. Từ một hệ thống nhà máy chế biến lạc hậu và cũ kỹ, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào thị trường Nhật, với quyết tâm đổi mới cơ bản về điều kiện vệ sinh và công nghệ sản xuất, áp dụng các hệ thống đảm bảo chất lượng tiên tiến nhất theo yêu cầu của thị trường  tiêu thụ, gần 200 nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam đã gần như trải qua một cuộc lột xác với quá trình tiếp cận những phương pháp công nghệ, quản lý an toàn vệ sinh tiến tiến,... quá trình đổi mới trong chế biến phục vụ hoạt động xuất khẩu được tiến hành trên mọi mặt: từ nâng cấp điều kiện sản xuất; đổi mới công nghệ thiết bị; thay đổi cách tiếp cận trong quản lý an toàn, chất lượng theo HACCP, từ quản lý sản phẩm đầu cuối sang quản lý toàn bộ quá trình sản xuất; tăng cường hệ thống luật pháp; tăng cường năng lực hệ thống thanh, kiểm tra; đổi mới cách tiếp cận thị trường từ “bán cái mình có” sang “bán cái khách hàng cần”, chủ động tìm đến với khách hàng.  Việt Nam cũng đã thực hiện các chương trình giám sát dư lượng các hoá chất độc hại có trong thủy sản nuôi từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến, giám sát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ và được EU đánh giá cao. Và cùng với nguồn nguyên liệu nhiệt đới phong phú về chủng loại và khối lượng, chất lượng cao, thủy sản Việt Nam đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để trở thành một đối tác lớn xuất khẩu thủy sản cho bạn hàng EU. Những nỗ lực đó đã đem lại kết quả rõ rệt. Từ tháng 11/1999,  Việt Nam được công nhận vào danh sách 1 (List A) các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã chính thức được công nhận về pháp lý để khẳng định được chỗ đứng tại 15 nước EU. Đến 01/01/2006, Việt Nam có 171 doanh nghiệp (trong tổng số 394 doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn của  cả nước) đủ tiêu chuẩn được cấp phép (code) xuất khẩu  thủy sản vào thị trường EU. Từ năm 1996 – 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh  với tốc độ trung bình hàng năm 54,92%. Theo số liệu thống kê của EU, năm 1996 kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam đạt 26,9 triệu USD, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học Bộ Thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 1999 đạt 89,1 triệu. Trong những năm 2000 – 2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 116, 7 triệu đôla, năm 2004 - 231,5 triệu đôla, năm 2005 - 367,3 triệu đôla. Hàng thủy sản hiện là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng Việt Nam  xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ trọng  nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hàng năm chỉ bằng 0,3-0,4% trị giá nhập khẩu thủy sản của toàn EU. Khối lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 mới đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 380,9 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Bảng 3: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Kim ngạch (triệuUSD) 71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 380,9 Khối lượng (tấn) 20.290,8 26.659,1 28.612,8 38.186,8 73.459,2 115.696,6 (Nguồn: Trung tâm Tin học, Bộ Thuỷ sản) Sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là cá, tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, đồ hộp. Trong giai đoạn từ 2000-2001, mặt hàng có khối lượng nhập khẩu lớn nhất của EU từ Việt Nam là tôm đông lạnh. Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh năm 2000 đạt 38,6 triệu đôla, năm 2001 - 43,6 triệu đôla. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam có giảm sút, chỉ còn 15,7 triệu đôla. Thời gian đó, một số lô tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang EU bị phát hiện có dư lượng kháng sinh cao quá mức cho phép và bị huỷ, gây thiệt hại lớn cho nhà xuất khẩu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm từ khâu nuôi trồng đến bàn ăn được công bố trong Sách Trắng của EU đối với thực phẩm chế biến  nhập khẩu. Thực hiện chính sách bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng EU quy định “cấm” sử dụng 16 loại hoá chất trong đó có chloramphenicol và nitrofuran có trong thực phẩm, tức phải hiểu là “dư lượng kháng sinh bằng 0”. Trong thực tế EU cho phép dư lượng kháng sinh dưới 0,3 phần tỷ là đạt yêu cầu. Từ năm 2002, thương mại tôm giữa Việt Nam và EU đã có những dấu hiệu phục hồi và có sự gia tăng cả về giá trị và khối lượng tôm xuất sang thị trường này trong năm 2003 và 2004. Năm 2003, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 5316 tấn tôm sang EU, tăng 28% so với  4000 tấn năm 2002. Năm 2004, tôm Việt Nam đã thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới tại khu vực EU, khi các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam chuyển hướng từ Bỉ, thị trường truyền thống số một tại EU, sang các thị trường khác như Anh, Đức, Italy. Đối với mặt hàng tôm của Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài ra không bị cản trở bởi các biện pháp phi quan thuế nào khác. Cá đông lạnh cũng là mặt hàng có mức tăng xuất khẩu sang EU đều và đáng kể. Xuất khẩu cá của Việt Nam sang thị trường này đã vượt xa tôm không những về khối lượng mà cả về giá trị, vươn lên đứng trên Nhật (66 triệu USD năm 2003), chỉ sau Mỹ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD). Năm 2004, xuất khẩu cá của Việt Nam sang EU tiếp tục tăng trưởng với giá trị xuất khẩu đạt 231,5 triệu USD, gấp 3 lần so với  năm 2003, chiếm gần một nửa giá trị xuất khẩu thủy sản sang EU. Sản phẩm cá chủ lực của Việt Nam xuất sang thị trường này là cá tra, cá basa (pangasius) và cá ngừ. II.1.2.2. Đối với thị trường Mỹ Trước năm 1994, do chính sách cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không thể xuất trực tiếp sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, thuỷ sản Việt Nam vẫn xuất sang Hoa Kỳ thông qua nước hoặc vùng lãnh thổ thứ ba mà chủ yếu là Singapo và Hồng Kông. Tháng 2 năm 1994 Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tháng 7 năm 1994 lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cafatex xuất khẩu cập cảng tiểu bang Florida, mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa hai nước. Năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức bình thường hoá quan hệ và quan hệ ngoại giao giữa hai nước chính thức được thiết lập. Kể từ đó Việt Nam và Hoa Kỳ đã hình thành và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản, cả về quản lý, khoa học công nghệ và thương mại. Bộ Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) thường xuyên có liên hệ, trao đổi với Cục nghề cá biển Hoa Kỳ (MNFS), Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA). Phía Hoa Kỳ đã cử nhiều đoàn đại biểu sang làm việc với Việt Nam và toạ đàm về áp dụng HACCP đối với các cơ sở chế biến xuất khẩu. Năm 1998, hai nước đã ký biên bản thoả thuận hợp tác giữa nghề cá hai nước và kể từ đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng đáng kể.  Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã phát triển nhảy vọt. Hiệp định đã tác động rất lớn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.   Bảng 4 : Mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ năm 2000 - 2004 Đơn vị : Nghìn USD Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 Tôm nước lợ 185,12 308,70 368,62 468,93 277,45 Cá sống 175 216 201 271 357 Cá sấy khô, ướp muối, hun khói … 374 596 722 1,005 3,549 Hải sản thân mềm, nhuyễn thể 8,17 6,16 5,82 7,44 6,18 Cá đông lạnh (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác) 6,80 10,22 9,23 10,70 14,71 Cá tươi (không bao gồm cá filê hoặc cá thịt khác) 9,59 16,64 24,67 23,66 25,38 Cá filê và cá thịt khác tươi, hoặc đông lạnh 32,61 41,72 69,17 56,45 78,36 Nguồn : Số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ Năm 2000, cơ cấu thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ có sự điều chỉnh mạnh và Việt Nam đã nắm bắt cơ hội chen chân vào thị trường rộng lớn này. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đột ngột lên 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ. Trong các mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ, tôm chiếm tỷ trọng chính 74% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu. Việt Nam vươn lên vị trí thứ tư về giá trị xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (về khối lượng đứng hàng thứ 7). Cá tra, ba sa philê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Năm 2002, khối lượng các mặt hàng xuất khẩu đã tăng lên 98.664 tấn, đạt 654.98 triệu USD, chiếm 32,4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng hải sản (kể cả chế biến) đạt 777.66 triệu USD, tiếp tục xếp vị trí thứ hai sau hàng dệt may trong bảng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, chiếm 35,3% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong nhóm hàng thuỷ sản, tôm đông lạnh đạt kim ngạch 469 triệu, chiếm 64% tổng kim ngạch nhóm hàng thuỷ sản. Tôm và cua chế biến đạt 162 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu cá phi lê giảm khoảng 19% so với trước do tác động của thuế chống bán phá giá. Năm 2004, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ các mặt hàng như mực đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, cá đông lạnh, mực khô, các khô và các mặt hàng khác với tổng số lượng đạt 91.380.6 tấn, trị giá là 602.9 triệu USD. Hoa Kỳ chiếm 25,1% thị phần xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, tôm đông lạnh đạt 37.060 tấn, trị giá 397 triệu USD, cá đông lạnh đạt 33.680 tấn, trị giá 119 triệu USD. Năm 2005, do tác động đồng thời của việc áp thuế chống bán phá giá cá tra, cá ba sa philê đông lạnh và tôm đông lạnh, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ có phần giảm sút, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm 23% thị phần xuất khẩu của Việt Nam. II.2. CÁC HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CHỦ YẾU CỦA EU VÀ MỸ ĐỐI THỦY SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM II.2.1. Đối với thị trường EU Các nước đang phát triển đóng vai trò quan trọng trong cung cấp thủy sản vào thị trường EU, chủ yếu là các loại thủy sản nước ấm. Thị trường EU là môi trường lý tưởng cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam thể hiện sức mạnh của mình vì đây là thị trường tương đối ổn định. Nhưng để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này các nhà xuất khẩu của Việt Nam cần phải vượt qua những rào cản thương mại chủ yếu là hàng rào phi thuế quan ngày càng có xu hướng chặt chẽ hơn. EU là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên có chế độ quản lý nhập khẩu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều, nhưng lại sử dụng khá nhiều những biện pháp phi thuế quan. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì có những rào cản kỹ thuật và hàng rào an toàn thực phẩm, dịch bệnh thủy sản rất nghiêm ngặt.Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi ngươi tiêu dùng của EU, được cụ thể hóa bằng năm tiêu chuẩn của sản phẩm là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. * Đối với tiêu chuẩn chất lượng: hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy, các nước đang phát triển ở Châu Á trong đó có Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hóa của những doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này. ISO 9000 là hệ thống quản lý chất lượng. Nói một cách khái quát, ISO 9000 do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỷ lệ phế phẩm, để duy trì một dạng sản phẩm luôn có chất lượng đồng nhất, phù hợp với giá thành. * Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bặt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy, hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Dần dần HACCP trở thành đòi hỏi chung của các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển nếu không muốn mất thị trường, chỉ còn cách áp dụng hệ thống HACCP trong sản xuất để thuyết phục các nhà nhập khẩu EU rằng họ đã đi theo đúng các nguyên tắc của hệ thống phòng ngừa nguy cơ này. * Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: ký mã hiệu trở nên quan trọng số một trong việc lưu thông hàng hóa trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khỏe mà người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. * Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: thị trường EU yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dán nhãn hiện theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh…)và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong nhưng năm tới. ISO 14000 là hệ thống quản lý môi trường, được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận quốc tế, bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được, để thiết lập nên hệ thống quản lý có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm…cho các doanh nghiệp và các cơ sở khác để quản lý tác động các hoạt động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải thiên môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên cơ sở, từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý. Việc thừa nhận cam kết áp dụng ISO 14000 đã trở thành một tiêu chí để duy trì sự cạnh tranh tại thị trường EU. Bằng phương pháp trên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và uy tín của mình trên thị trường này. * Đối với tiêu chuẩn về lao động: Ủy ban Châu Âu đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra các nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất sử dụng bất kì một hình thức cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao động trẻ em…được xác định trong các Hiệp ước Gơnevơ ngày 25/9/1926 và ngày 7/7/1956 và các Hiệp ước lao động quốc tế số 29,205. Có thể nói rằng ISO 9000, ISO 14000 và HACCP chính là chìa khóa để các doanh nghiệp Việt Nam mở cánh cửa vào thị trường EU . EU sử dụng “rào cản kỹ thuật – TBT”là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Bởi vậy, yếu tố quyết định việc hàng hóa của các nước đang phát triểncó thâm nhập được vào thị trường EU hay không chính là hàng hóa đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không. Ngoài ra, theo Bộ Thương Mại Việt Nam , ỦY ban Châu Âu sắp tới sẽ ban hành chính sách hóa chất mới trên toàn lãnh thổ EU nhằm ngăn ngừa tác hại của hóa chất đối với con người và môi trường. Chính sách nay sẽ có những ảnh hưởng bất lợi trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp hóa chất và các ngành có liên quan. Nhìn chung các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển sẽ phải đối mặt với những chướng ngại mới mà chính sách hóa chất của EU yêu cầu. Theo đánh giá của các chuyên gia, rào cản này trên thực tế còn tai hại hơn cho các nước đang phát triển nếu các cơ quan có thẩm quyền của EU không công nhận các cuộc xét nghiệm, trắc nghiệm được thực hiện tại những nước này. Do vậy, các doanh nghiệp cần sớm chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các giải pháp kinh doanh, kỹ thuật, quản lý để sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật mới của chính sách trên và ứng phó với các biến động thị trường do chính sách này gây ra. Liên minh châu Âu (EU) là khu vực thị trường tiêu thụ thủy sản và nông sản nhiều nhất thế giới. Từ đầu năm 2006, liên minh này đưa ra luật mới đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu. Luật mới được xem là nhất thể hóa qui định của EU. An toàn vệ sinh thực phẩm chính là yêu cầu và cũng là mục tiêu của chính sách và qui định mới đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào EU được áp dụng từ đầu năm nay. Truy xuất xuất xứ nguồn gốc được yêu cầu đối với các doanh nghiệp có mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU từ đầu năm nay. Tuy nhiên, do Việt Nam có tính chất đặc thù về quy trình sản xuất nên qui định này được bắt đầu trễ hơn, sau năm 2008. Tại Việt Nam, Cục quản lý và an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQUAVED) là cơ quan giám sát được EC công nhận. Luật mới của EC không có sự phân biệt, các nhà sản xuất trong liên minh hay ngoài liên minh đều phải tuân thủ các qui định đã được nhất thể hóa và hài hòa hóa của EC. II.2.2. Đối với thị trường Mỹ Hiện nay, Mỹ là một trong những nước phát triển mà thị trường trong nước được bảo hộ rất chặt chẽ bằng hàng rào phi thuế quan ngày càng tinh vi. Hạn ngạch nhập khẩu là một trong những biện pháp đầu tiên mà Mỹ áp dụng, Mỹ duy trì hạn ngạch đối với 844/932 mặt hàng. Biện pháp thứ hai trong số các hàng rào phi thuế quan mà Mỹ áp dụng với hàng thủy sản Việt Nam là hàng rào kỹ thuật (TBT) và các biện pháp kiểm dịch thực vật (SPS) như một hàng rào hạn chế nhập khẩu. Thí dụ như năm 2000, Mỹ định ngăn chặn việc nhập khẩu cá ba sa của Việt Nam vì cho rằng Chính Phủ Việt Nam đã trợ giá cho người nuôi hoặc trợ giá cho nhà xuất khẩu. Cùng năm đó, đoàn chuyên gia Mỹ tới Việt Nam kiểm tra môi trường và chương trình kiểm soát dư lượng hóa chất độc hại trong vùng nuôi cá trra, cá ba sa. Đồng thời cũng cử thanh tra đến Việt Nam kiểm tra chương trình HACCP của 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản vào Mỹ. Năm 2001, một số nghị sĩ Mỹ trình Quốc hội không cho cá tra, cá ba sa Việt Nam mang tên catsfish dù catsfish là tên tiếng Anh dùng chung cho các loài cá da trơn. Chỉ trong tháng 12 năm 2003, 56 lô hàng của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) giữ lại sau khi kiểm tra “có vấn đề” vệ sinh an toàn thực phẩm. Các lô hàng này sẽ bị tiêu hủy, trả lại hay bị phạt, như vậy, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị tổn thất rất lớn. Biện pháp thứ ba là chống bán phá giá, đây là công cụ được Mỹ sử dụng thường xuyên,ở góc độ thương mại các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa chỉ là một phương tiện để bảo hộ hàng hóa trong nước. Bán phá giá là một hành vi không lành mạnh nhằm thâu tóm thị phần, thanh toán các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng điều đáng nói là những vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng thủy sản Việt Nam nói riêng, hàng hóa của Việt Nam nói chung tại nước ngoài là không có căn cứ. Về thực tế không thể phủ nhận rằng: Việt Nam có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, giá đầu vào thấp nên giá thành thấp là điều tất yếu. Những biện pháp gắn với môi trường, chống khủng bố sinh học và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu là một loại rào cản mới mà nước Mỹ là nước áp dụng rào cản này rất triệt để. Về môi trường, Mỹ đơn phương áp dụng các tiêu chuẩn của mình để hạn chế cá hồi và tôm. Mỹ cấm nhập khẩu cá hồi từ nước mà Mỹ cho rằng phương pháp đánh bắt của họ làm ảnh hưởng xấu tới cá heo và cấm nhập tôm từ những nước sử dụng lưới quét có hại cho rùa biển. Thực tế cho thấy, trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, để đối phó với những nước đang phát triển, nhiều khi những người khổng lồ cũng phải tìm đến chính sách bảo hộ đã quá lỗi thời, dẫu họ thường là những người lớn tiếng ủng hộ cho tự do cạnh tranh. Trong quá trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đã chủ trương tự do thương mại và chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh. Những người nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra, cá ba sa Việt Nam hiểu rất rõ rằng khi nghề nuôi trồng thủy sản phát triển và được hoàn thiện dần trên quy mô toàn cầu, nó sẽ làm đảo lộn những thị trường thủy sản truyền thống, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa người nuôi với ngư dân, giữa người nuôi với người nuôi, giữa người mua với người bán, giữa nước này với nước khác. Sự vận động đó sẽ chẳng bao giờ được chấm dứt, bởi nó chính là động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, mang lại lợi ích cho nhười tiêu dùng. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là có thế chấp nhận những kiểu cạnh tranh không bình đẳng, những hoạt động bất chấp luật lệ và các công ước quốc tế của một số nước, bất chấp quyền lợi của người tiêu dùng ngay tại nước mình. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc dựng nên các hàng rào kỹ thuật đang được nhiều nước, nhất là các nước phát triển áp dụng như một thứ ”bảo bối” nhằm ngăn hàng nhập khẩu từ bên ngoài, bảo vệ nền sản xuất trong nước. Trong số các hàng rào trên thì chống bán phá giá là vũ khí mà Hoa Kỳ hay áp dụng nhất để ngăn cản hàng hóa của nước khác vào nước này. Các vụ kiện chống bán phá giá vừa qua là bài học thức tỉnh các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ quan tâm sản xuất và tìm kiếm thị trường mà còn phải giữ vững thị trường và làm cho nó ngày một lớn mạnh. Tranh chấp thương mại là chuyện bình thường trong đời sống kinh tế hiện nay. Tuy vậy,chúng ta cần có yêu cầu khi có tranh chấp thì hai bên phải ngồi lại với nhau trên cơ sở tôn trọng các thỏa thuận, cam kết đã ký kết, hợp tác từng bước tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm tiếng nói chung đưa quan hệ song phương ngày càng tốt đẹp. PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VƯỢT QUA HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU VÀ MỸ III.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG Tính đến hết tháng 11 năm 2006, hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD (3,08 tỷ USD, bằng 110.06% kế hoạch đề ra, tăng 24,45% so với cùng kỳ năm 2005 và đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra là mức 2,8 tỷ USD). Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của cả nước dự kiến sẽ đạt 43,8 tỷ USD. Theo mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2007 dự kiến đạt là 3,3 tỷ USD.Chúng ta còn được các chuyên gia đánh giá là có tiềm năng thủy sản lớn hơn Thái Lan. Năm 2007,để dạt được mục tiêu dự kiến là kim ngạch xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD, để tăng cường xuất khẩu và đạt mục tiêu đã đề ra ngành thủy sản Việt Nam cần phải giải quyết một số tồn tại sau: Trước hết, phải khắc phục những yếu kém liên quan đến đảm bảo nguyên liệu cho chế biến với số lượng phù hợp, giá cả phải chăng đối với cả người mua và người bán, tổ chức lại việc cung ứng nguyên liệu một cách tiên tiến và lành mạnh để bớt đi những thất thoát vô lý, giữ gìn vệ sinh cho nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Sự chấp nhận hay từ chối của thị trường về vệ sinh không chỉ phụ thuộc vào một công đoạn trong nhà máy chế biến. Việc quản lý vệ sinh trong nuôi trồng, khai thác thủy sản đến khi vào nhà máy cần phải chặt chẽ. Từng bước đa dạng hóa các sản phẩm nuôi trồng kể cả nuôi nước biển và nuôi nước ngọt, tăng tỷ trọng xuất khẩu từ hải sản khai thác như cá biển… để tránh phụ thuộc quá lớn vào một mặt hàng. Đây là một trọng tâm của Bộ thủy sản liên quan đến các hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành và trong khối nông nghiệp. Công tác xúc tiến thương mại và giúp đỡ các doanh nghiệp chủ động trong quá trình hội nhập, tăng cường công tác thông tin, tiếp thị, mở rộng thị trường là một việc mà thủy sản ở mức nào đó đã thành công. Tuy nhiên việc nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa. Đặc biệt hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập WTO thì để hỗ trợ công tác xuất khẩu, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng cần tiếp tục hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu nhưng phải đảm bảo không trái với các quy định của WTO. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định của WTO đối với những mặt hàng hạn chế nhập khẩu. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến thương mại cần được tiến hành đồng bộ và có hiệu quả nhất. Công tác tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được lưu ý hết sức. Theo đó, Việt Nam sẽ xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quốc tế và thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch nhất là đối với các bạn hàng lớn như EU, Mỹ, Nhật... nhằm tránh thiệt hại cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. III.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU Hiện nay, theo Bộ thủy sản, cả nước có trên 300 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu. Để sản xuất và xuất khẩu thủy sản một cách bền vững, ổn định và tăng cường được vị thế trên các thị trường xuất khẩu quan trọng, đặc biệt là EU và Mỹ thì Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của thủy sản nước nhà. EU và Mỹ là hai thị trường lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản không phải là nhỏ, đồng thời lại rất đa dạng. Nhưng do các thị trường này đòi hỏi một lượng hàng ổn định và có chất lượng cao.Vì vậy chung ta cần thực tốt các chính sách sau: III.2.1. Chính sách tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu Trong khi nguồn tài nguyên ven bờ ở nước ta đã bị cạn kiệt do khai thác quá công suất chỉ còn tiềm năng tăng sản lượng bằng cách đánh bắt xa bờ, đánh bắt nước sâu và nuôi trồng thủy sản. Theo Bộ thủy sản, hiện chúng ta mới chỉ khai thác được 13% trữ lượng và 25-26% khả năng khai thác cho phép. Điều kiện của nước ta rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm sú và tôm càng xanh, có giá trị xuất khẩu cao, để xuất sang thị trường Nhật Bản, EU và Mỹ. Tuy nhiên cần phải có sự quản lý và trợ giúp tài chính, kỹ thuật …của Nhà nước và cộng đồng quốc tế để đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến thủy sản xuất khẩu, đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng ngặt nghèo từ phía các nhà nhập khẩu EU và Mỹ. III.2.2. Chính sách thị trường Bằng cách đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, đăng ký thương hiệu sản phẩm trên thị trường thế giới, cần thực hiện tốt việc nghiên cứu thị trường, công tác quảng cáo, tiếp xúc khách hàng và hoàn thiện dịch vụ khách hàng. Trong chiến lược cạnh tranh cần chú ý tới chiến lược giá, chất lượng hàng vì các rào cản thương mại mà EU, Mỹ sử dụng có luật bán phá giá và các hàng rào kỹ thuật. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cần chủ động phối hợp tốt hơn với Hiệp hội các nước xuất khẩu để đấu tranh chống lại việc áp đặt các hàng rào thương mại của các nước nhập khẩu, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, cá ba sa, tôm… Chỉ có như vậy mới có thể tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU và Mỹ. III.2.3. Chính sách tạo vốn Chính sách này vận dụng linh hoạt chính sách tài chính tín dụng trong các đơn vị kinh doanh nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng thủy sản. Nhà nước cần thực hiện nhất quán chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, sớm ban hành chính sách phù hợp và đồng bộ để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nuôi trồng khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu. Mặt khác, cần hướng vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào khu vực đánh bắt xa bờ, đánh bắt nước sâu, nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm công nghiệp, chế biến kỹ thuật cao, sản xuất thiết bị lạnh chất lượng cao… nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật mà các thủy sản nhập khẩu đòi hỏi. III.2.4. Chính sách công nghệ Chính sách công nghệ thích hợp và có hiệu quả nhất trong ngành thủy sản ở giai đoạn trước mắt là phải kết hợp nhiều trình độ công nghệ khác nhau, chú trọng loại công nghệ tạo việc làm tốn ít vốn. Trong ngành thủy sản, hình thành cơ cấu công nghệ nhiều tầng, cần chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai, nắm bắt và làm chủ được công nghệ mới, công nghệ cơ bản, lựa chọn một số vĩnh vực, ngành nghề, đối tượng mà ta có khả năng và lợi thế để nghiên cứu “đón đầu”. Hướng trọng điểm nghiên cứu là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong đánh bắt nuôi trồng và chế biến các sản phẩm chủ lực nhằm tạo ra bước đột phá về công nghệ và kinh tế. Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các công nghệ hiện đại, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia giỏi của nước ngoài và tăng đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, phát triển các mặt hàng mới. Cải tiến chất lượng an toàn vệ sinh hàng thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo giống tốt và công nghệ nuôi trồng tiên tiến để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đổi mới công nghệ chế biến, thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài việc phấn đấu giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh hàng thủy sản, còn phải chú trọng tăng số lượng doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn theo HACCP để được xuất khẩu vào các thị trường EU và Mỹ. Đồng thời khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và ISO 14000, vì những đòi hỏi của các thị trường này còn bao gồm các yêu cầu về thẩm mỹ, độ tiện dụng, an toàn, các dịch vụ khách hàng….và cũng nhờ các bộ tiêu chuẩn này mà Việt Nam có thể chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Làm quen với các vụ kiện tụng, giải quyết tốt các tranh chấp. Thông qua các vụ kiện trong thời gian vừa qua cho thấy một mặt các doanh nghiệp phải thật am hiểu về luật pháp của Mỹ, EU, cũng như luật thương mại quốc tế. Mặt khác phải có đội ngũ chuyên viên thành thạo, đủ sức đối phó với các tranh chấp thương mại, sớm nắm bắt được thông tin để tư vấn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời trước những biến động của thị trường. Cùng với nó, một sự hợp tác liên kết và học tập kinh nghiêm xử lý của các nước cũng bị kiện như mình là rất quan trọng. Nhà nước cần sớm có các quy định công nhận địa vị pháp lý của các tổ chức liên kết, các doanh nghiệp như các Hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, hội nghề nghiệp… nhằm pháp chế hóa các quy tắc, luật lệ của tổ chức này khi bị vi phạm. Đồng thời Nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các tổ chức liên kết để giải quyết các tranh chấp thương mại và đàm phán để khắc phục những rào cản thương mại, cản trở các hoạt động thương mại nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như EU và Mỹ nhưng không vi phạm các thỏa thuận song phương và đa phương. Để ổn định và không ngừng tăng nguồn hàng xuất khẩu vào thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường EU và Mỹ, giải pháp chung cho toàn ngành thủy sản Việt Nam là tiếp tục thực hiện 3 chương trình lớn đã được Chính phủ phê duyệt, đó là: Chương trình đánh bắt xa bờ, chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010 và chương trình xuất khẩu thủy sản, đưa ngành thủy sản nước ta từng bước chuyển sang một ngành sản xuất có hiệu quả và phát triển bền vững, là một ngành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD vào năm 2010. KẾT LUẬN Việt Nam nằm trên một bán đảo gần trung tâm Đông Á với bờ biển dài 3260 km, nhiều sông ngòi, đầm, kênh, rạch, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, nhiều mưa, tài nguyên thủy sản phong phú. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi cho một nghành thủy sản phát triển mạnh mẽ và tăng khả năng xuất khẩu. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ kinh tế phát triển không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa vì thế mà các hàng rào phi thuế quan ra đời và ngày càng trở nên đa dạng. Trước tình trạng hàng xuất khẩu của Việt Nam bị các nước nhập khẩu áp dụng nhiều rào cản thương mại, đặc biệt khi kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng tăng mạnh, việc giải quyết những khó khăn từ những tranh chấp thương mại với Việt Nam là rất cần thiết. Thực tế cho thấy trong thời gian qua chúng ta liên tục phải đối đầu với những vụ kiện chống bán phá giá của Mỹ làm thu hẹp thị trường xuất khẩu dẫn tới giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, không một nước nào trên thế giới lại từ bỏ việc áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, mà coi nó như một công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước hay để đạt được một số mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.Theo quy định của WTO, các nước sẽ phải xóa bỏ một số hàng rào thương mại, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng. Tuy nhiên,cùng với tiến trình đó việc tạo ra và sử dụng các công cụ thương mại mới tinh vi hơn là điều không thể tránh khỏi. Là một nước đang phát triển, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành một thành viên của WTO, Việt Nam cần hiểu rõ các hàng rào thương mại, đặc biệt là các hàng rào phi thuế quan nhằm đẩy mạnh và bảo vệ ngành xuất khẩu mũi nhọn và bảo hộ có hiệu quả các ngành sản xuất non trẻ trong nước trước sức ép cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới trong quá trình hội nhập. Tóm lại, Mỹ và EU là hai thị trường khắt khe, phức tạp nhưng không phải chúng ta không thể vượt qua những rào cản của nó. Việc ngành thủy sản có đáp ứng được những mong đợi của Việt Nam hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của mỗi cơ sở, mỗi doanh nghiệp trong ngành, kết hợp với sự hỗ trợ đồng bộ, có hiệu quả từ phía Nhà nước và các cơ quan quản lý. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào một triển vọng tăng trưởng bền vững không chỉ ở thị trường Mỹ và EU mà còn ở các thị trường tiềm năng khác, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đỗ: "Những hạn chế nhập khẩu vào Hoa Kỳ" - Thời báo Kinh tế Việt Nam - số 128 ngày 25/10/2000. 2. Trần Thuý Hà: "Năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" - Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới - Số 2 năm 2002. 3. Bảo Minh: "Phải làm gì sau USA chính thức khởi kiện Việt Nam bán phá giá tôm?" - Tạp chí Đầu tư chứng khoán - ngày 05/01/2004 - số 213. 4. Phùng Thị Vân Kiều: "Thị trường EU với hàng rào phi thuế quan" - Tạp chí Thương mại - số 27 năm 2002. 5. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ: "Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế" - Tạp chí Thương mại - số 18 năm 2002. 6. Trần Thị Miêng: "Thị trường xuất khẩu thuỷ sản và các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm" - Tạp chí Thuỷ sản - số7/2004. 7. Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Văn Tiến: "Ngành thuỷ sản Việt Nam: Thực trạng và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế" - Nghiên cứu kinh tế - số 321 - tháng 2/2005. 8. Nguyễn Hữu Khải - Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế. 9. “Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 43,8 tỷ USD năm 2007” - 10. “Luật mới xuất khẩu thuỷ sản vào EU” - 11. “Xuất khẩu tháng 11 vượt mức 3 tỷ USD” - 12. “Xuất nhập khẩu của EU và Mỹ” - 13. “Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản” – “Sản lượng thuỷ sản”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU và Mỹ.doc
Luận văn liên quan