Đề tài Nội dung khảo sát thực tế tại Trung tâm khai thác Bưu chính liên tỉnh khu vực 1

MỤC LỤC CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VPS 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BƯU CHÍNH LIÊN TỈNH VÀ QUỐC TẾ (VPS) 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty VPS 1.1.2. Cơ cấu tổ chức Công ty VPS 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty VPS 1.2. Giới thiệu chung về Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và Quốc tế khu vực 1 (VPS 10 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của VPS1 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ công ty của VPS1 a. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bưu chính liên tỉnh quốc tế khu vực 1: b. Chức năng, nhiệm vụ của các phong ban trong Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực 1 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI TRUNG TÂM KHAI THÁC BƯU CHÍNH LIÊN TỈNH KHU VỰC 1 2.1. Công tác kế hoạch 2.1.1. Các loại kế hoạch tại đơn vị 2.1.2. Căn cứ, quy trình xây dựng kế hoạch. 2.1.3. Nhiệm vụ của các phòng chức năng trong Trung tâm đối với công tác kế hoạch 2.2. Công tác Marketing 2.2.1. Bộ máy chuyên trách hoạt động Marketing 2.2.2 Các hoạt động Marketing 2.2.3. Tình hình cạnh tranh trên địa bàn 2.3.4. Công tác chăm sóc khách hàng 2.2.5. Chiến lược cạnh tranh 2.3. Công tác quản trị nhân sự 2.3.1. Hoạt động tuyển dụng 2.3.2.Hoạt động đào tạo 2.3.3. Công tác định mức lao động 2.3.4. Đãi ngộ lao động 2.3.5. Cơ cấu lao động tại đơn vị 2.4. Công tác tài chính 2.4.1. Quản lý tài chính tại Công ty Bưu chính liên tỉnh quốc tế 2.4.2. Quản lý tài chính tại Trung tâm Bưu chính khu vực1 2.5. Công tác kế toán 2.5.1. Tổ chức công tác kế toán 2.5.2. Kế toán doanh thu 2.5.3. Kế toán lao động tiền lương 2.5.4. Kế toán thanh toán quốc tế 2.5.5. Kê toán tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản 2.5.6. Kế toán chi phí và tính giá thành 2.6. Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị 2.6.1. Các dịch vụ đang cung cấp 2.6.2. Tổ chức mạng khai thác 2.6.3. Tổ chức mạng vận chuyển CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

doc84 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2728 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nội dung khảo sát thực tế tại Trung tâm khai thác Bưu chính liên tỉnh khu vực 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài, lên kết quả điểm thi của từng cá nhân; và giải quyết các công việc khác có liên quan đến kỳ thi tuyển trước trong và sau kỳ thi. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc thi, Hội đồng thi tuyển phải chấm điểm, lên bảng điểm của từng cá nhân trình giám đốc. Thành phần hội đồng tuyển dụng bao gồm giám đốc Côngty làm chủ tịch hội đồng, trưởng phòng tổ chức là thường trực, một số chuyên gia am hiểu sâu các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ thuộc các chức danh cần tuyển, đại diện công đoàn c ông ty. Căn cứ vào số lượng lao động cần tuyển, kết quả điểm thi và điểm tối thiểu từng môn thi được, quy định trước kỳ thi (nếu có), Hội đồng tuyển dụng xét công nhận kết quả chúng tuyển và lập doanh sách thí sinh trúng tuyển trình giám đốc công ty. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày tổ chức kỳ thi, gửi giấy báo cho những thí sinh đạt kết quả theo yêu cầu của kỳ thi. Chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày thông báo kết quả thi, giám đốc công ty ra quyết định tiếp nhận những người đạt tiêu chuẩn để thoả thuận ký kết hợp đồng lao động. Trước khi ký kết hợp đồng lao động, công ty sẽ thông báo, hướng dẫn cho người lao động được tuyển dụng về nội dung các nội quy, quy chế, quy định có liên quan bao gồm: thoả ước lao động tập thể; nội quy lao động; quy chế trả lương và mức lương ký hợp đồng lao động; các quy chế, quy định kèm theo thoả ước lao động tập thể. Người lao động được tuyển vào làm việc tại công ty phải trải qua 1 thời gian thử việc trước khi hai bên thoả thuận ký giao kết hợp đồng lao động theo quy định cụ thể của Luật lao động. 2.3.2.Hoạt động đào tạo Hoạt động đào tạo được tiến hành theo quy chế đào tạo của công ty. Hàng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch đào tạo (cuối năm trước xây dựng kế hoạch đao tạo cho năm sau) và gưỉ về công ty. Công ty thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch cho Trung tâm. Trung tâm sẽ căn cứ vào kế hoạch để triển khai thực hiện, lập kế hoạch phân kỳ triển khai trong tháng, quý, năm. Nội dung của kế hoạch đào tạo bao gồm: Nội dung khoá học, người tổ chức, số lượng học viên, kinh phí. Kế hoạch đào tạo liệt kê mọi khoá học sẽ thực hiện trong năm tới. Hình thức đào tạo: Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại chức; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kèm cặp tại chỗ; tổ chức học nghiệp vụ ở nước ngoài. Cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo: - Căn cứ vào sự phát triển của Trung tâm trong năm kế hoạch: thay đổi về cơ cấu tổ chức, mở thêm chuyên ngành và các lĩnh vực liên quan cần thiết khác. - Trình độ cán bộ, công nhân viên được đánh giá dựa trên: bản đánh giá chất lượng hàng tháng của các đơn vị gửi lên, nhận xét của lãnh đạo đơn vị, hồ sơ nhân viên... - Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của các trung tâm đào tạo: hàng năm, các trung tâm đào tạo (Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Công nhân Bưu điện....) đề gửi thông báo các kế hoạch đào tạo năm sau (gồm các khoá học sẽ mở trong năm tới) đến Công ty. 2.3.3. Công tác định mức lao động Tại đơn vị hiện có 3 loại lao động: - Lao động quản lý - Lao động phục vụ, phụ trợ - Lao động công nghệ: gồm lao động khối khai thác, lao động khối vận chuyển Định mức được xây dựng cho từng loại lao động, cụ thể như sau: - Lao động quản lý: định mức lao động được xây dựng dựa trên khối lượng công việc thực tế. - Lao động phục vụ, phụ trợ: định mức lao động được xây dựng phụ thuộc vào định mức của lao động quản lý. - Lao động công nghệ: định mức lao động được xây dựng trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất được và định mức lao động do Tổng công ty ban hành. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có lao động vận chuyển là có định mức lao động còn lao động khai thác vẫn chưa có định mức lao động cụ thể. Nguyên nhân là vì công việc khai thác bưu chính rất phức tạp, đa dạng, mặc dù đã xây dựng định mức nhiều lần, thử áp dụng nhưng đều khôg đưa vào thực tế được. Hiện công ty đang mời chuyên gia của Bộ lao động Thương binh Xã hội xây dựng định mức cho lao động khai thác. Do không có định mức cho lao động khai thác, nên tại những bộ phận khai thác, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nhiều năm của cán bộ để xác định số lượng lao động hợp lý, từ đó tính toán năng suất lao động. 2.3.4. Đãi ngộ lao động a. Chế độ tiền lương Việc phân phối tiền lương trong Công ty được thực hiện theo quy chế phân phối tiền lương của công ty. Theo quy chế này, tiền lương của tập thể và cá nhân trong Công ty được phân phối như sau: * Phân phối quỹ lương cho các đơn vị trực thuộc Công ty: Công ty thực hiện phân phối cho các đơn vị trực thuộc bao gồm: trung tâm Bưu chính liên tỉnh và quốc tế khu vực 1,2,3 xí nghiệp sửa chữa ô tô và khối văn phòng công ty theo các căn cứ: - Lao động định biên của các đơn vị đã được Công ty phê duyệt trên cơ sở kế hoạch lao động của đơn vị. - Doanh thu cước theo kế hoạch - Sản lượng sản phẩm kế hoạch - Năng suất lao động - Hệ số mức độ phức tạp công việc Quỹ tiền lương phân phối (Vpp) của Công ty và các đơn vị trực thuộc bao gồm quỹ tiền lương chính sách (Vcs) và quỹ tiền lương khoán theo kế hoạch (Vkkh). Công thức: Vpp = Vkkh + Vcs Công thức tính Vpp ,Vkkh ,Vcs được quy định trong quy chế tiền lương của Công ty đã ban hành. * Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động: Tiền lương trả cho các cá nhân người lao động gồm hai phần: tiền lương chính sách theo chế độ và ngày công thực tế làm việc và tiền lương khoán theo mức độ phức tạp và mức độ hoàn thành công việc. - Tiền lương chính sách trả cho người lao động hàng thágn gồm tiền lương cấp bậc, phụ cấp, phụ cấp thâm niên ngành (nếu có) theo ngày công thực tế và các ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động. Tiền lương của những ngày làm việc tính theo công thức: Lnc = L ngày * Ntt Trong đó: Lnc: Tiền lương theo ngày công thực tế Ntt: Số ngày công được trả lương trong tháng L ngày: Mức lương ngày L ngày = TL min * (Hcb + Hpc ) + TN Ngày công chế độ trong tháng Trongđó: TL min: Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định Hcb: Hệ số cấp bậc Hpc: Hệ số phụ cấp chức vụ TN: Phụ cấp thâm niên ngành Tiền lương khoán theo mức độ phức tạp và mức độ hoàn thành công việc của cá nhân người lao động được xác định căn cứ vào hệ số mức độ phức tạp công việc và mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân. Công thức tính như sau: LKi = VKĐV x HP hqi x Bti å (HPhqi x Nti) Trong đó: LKi : Tiền lương khoán của cá nhân i VKĐV : Quỹ tiền lương khoán thực hiện của đơn vị HP hqi : Hệ số phức tạp công việc theo hiệu quả lao động cá nhân Nti : Số ngày công làm việc của cá nhân i trongtháng b. Chế độ bảo hiểm Đơn vị thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội: Chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hạc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Bảo hiểm xã hộ được đóng hàng tháng, do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Đơn vị đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương, trong đó 10% để thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất; 5% để thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, tại nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Cán bộ công nhân viên hàng tháng đóng 5% tiền lương để thực hiện chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. c. Chế độ tiền thưởng Chế độ tiền thưởng tại đơn vị gồm hai loại chính: Tiền thưởng theo kỳ: gồm có thưởng theo kết quả kinh doanh chung của toàn đơn vị, được thực hiện hàng quý đối với những đơn vị thực hiện hoàn thành và vượt mức kế hoạch; thưởng theo năng suất chất lượng, thực hiện theo quý; khen thưởng tổng kết cuối năm cùng với danh hiệu thi đua. Tiền thưởng không theo kỳ: gồm có thưởng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng trong quá trình sản xuất; thưởng đơn vị và cá nhân trong các cuộc thi, phong trào thi đua của đơn vị, của Tổng công ty và của địa phương. d. An toàn vệ sinh lao động Thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, đơn vi đã thực hiện các biện pháp sau: - Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, có hại. - Thực hiện chế độ bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật để bảo vệ sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động, áp dụng đối với người lao động làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các hiện vật bồi dưỡng như: đường, sữa, hoa quả... Không được trả tiền thay hiện vật. - Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ hàng năm: tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động ở những nơi có nguy cơ bệnh nghề nghiệp. - Thực hiện chế độ bảo hộ đối với lao động nữ. - Tiến hành kiểm tra và tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: đơn vị phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị, nhà xưởng kho tàng theo tiêu chuẩn án toàn vệ sinh lao động. Định kỳ kiểm tra hàng ngày ở tổ, hàng thágn ở phân xưởng, hàng quý ở công ty. - Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý tai nạn giao thông. e. Các đãi ngộ khác Một số chế độ đãi ngộ khác tại đơn vị gồm có: - Thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn đối với người lao động. Hỗ trợ cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn. -Tổ chức đến dự, thăm viếng khi người lao dộng có việc hiếu, hỷ. - Tặng quà sinh nhật cho cán bộ công nhân viên. - Khen thưởng cho con cái cán bộ công nhân viên học giỏi. - Chăm sóc y tế: Công ty có phòng y tế chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. - Hằng năm tổ chức các cuộc tham quan du lịch cho cán bộ công nhân viên - Chính sách ưu tiên nguồn nội bộ và chính sách ưu tiên con em trong Công ty, trong ngành khi nộp đơn, thi tuyển vào Công ty. - Tổ chức các cuộc thi tay nghề, các hoạt động văn nghệ, thể thao, giao lưu nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân viên. 2.3.5. Cơ cấu lao động tại đơn vị BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ QUÝ I/2005 Đơn vị: Người TT Nội dung Tổng số LĐ Đại học và trên đại học Trung học Sơ học và CN Viễn thông Khai thác Kinh tế Tin học Khác Tổng số Viễn thông Khai thác Kinh tế Tin học Khác Tổng số A TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG 1 LĐ tăng tron quý 5 3 3 1 1 1 Bưu chính 1 1 1 Giao dịch Quản lý 3 3 3 Khác 1 1 2 LĐ giảm trong quý 4 1 1 1 3 1 Quản lý 1 1 1 Phụ trợ Trực tiếp sản xuất 3 1 1 2 1 B KẾT CẤU TRÌNH ĐỘ LĐ Toàn đơn vị 676 9 16 64 13 37 139 9 29 8 2 6 54 438 1 Quản lý 59 4 36 10 50 2 1 3 6 2 Phụ trợ 113 2 5 14 4 10 35 3 9 3 15 63 3 Trực tiếp sản xuất 504 7 7 14 9 17 54 6 18 5 2 5 36 414 - Bưu chính 459 7 7 11 9 14 48 4 14 4 2 5 29 382 - Giao dịch 45 3 3 6 2 4 1 7 32 2.4. Công tác tài chính 2.4.1. Quản lý tài chính tại Công ty Bưu chính liên tỉnh quốc tế. Công ty được Tổng Công ty giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác phù hợp với quy mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ. Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về hiệu quả sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực được giao. Công ty có thể được Tổng giám đốc bổ sung hoặc điều chuyển vốn đã giao theo yêu cầu kinh doanh, phục vụ của Tổng công ty. Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát của Tổng công ty theo nội dung đã quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, các quy định chi tiết tại Quy chế tài chính được Hội đồng quản trị Tổng công ty ban hành kèm theo quyết định số 91/QĐ - TCKTTK - HĐQT ngày 04/7/2000 và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính về hoạt động tài chính, quản lý vốn và tài sản theo quy định của nhà nước. a. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản Quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn: Công ty được Tổng công ty giao quyền quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo quy định giao vốn số 3315/QĐ ngày 23/09/1996 của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các quyết định khác về giao vốn. Công ty được quyền sử dụng vốn và các quỹ của mình để phục vụ kịp thời cho nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn. Trường hợp sử dụng vốn và các quỹ khác mục đích phải tuân theo nguyên tắc hoàn trả. Việc sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng phải chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước và Tổng Công ty. Công ty được sử dụng vốn và tài sản đầu tư bên ngoài khi có quyết định uỷ quyền của Tổng Công ty. Huy động vốn: Công ty có quyền huy động vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) bằng các hình thức theo quy định của pháp luật. Công ty quyết định mức lãi suất nội bộ nhưng không vượt quá mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố tại cùng thời điểm. Đối với việc huy động vốn trung và dài hạn, công ty phải lập phương án trình Tổng công ty và được tổ chức thực hiện khi được Tổng công ty phê duyệt, uỷ quyền. Công ty chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn và lãi theo đúng cam kết và hợp đồng huy động vốn. Quản lý tài sản, cho thuê, thế chấp tài sản: Công ty thực hiện quản lý, bảo quản và sử dụng tài sản theo quy định và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong Công ty. Định kỳ và kết thúc năm tài chính, Công ty tiến hành kiểm kê toàn bộ số tài sản và vốn hiện có. Công ty có quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán, thanh lý tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn theo yêu cầu phân cấp của Tổng công ty quy định. Chế độ khấu hao tài sản cố định: Công ty thực hiện chế độ khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước và Tổng công ty. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định nộp về Tổng công ty. Trường hợp phải trả nợ vốn vay đã đầu tư tài sản cố định đó thì được giữ lại khấu hao để thanh toán nợ đến hạn. Công ty được ghi giảm vốn cho số khấu hao đã nộp. Đánh giá lại tài sản Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau: Kiểm kê đánh giá lại táỉan theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện cổ phần hoá, đa dạng hoá hình thức sở hữu, chuyển đổi sở hữu. Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (khi đem tài sản đi góp vốn và khi nhận tài sản về). Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của Tổng công ty. Nhượng bán, thanh lý tài sản, xử lý tổn thất tài sản: Thực hiện theo quy định của nhà nước va Tổng công ty. Quản lý công nợ. Công ty và các đơn vị phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả trong và ngoài Công ty. Định kỳ (tháng, quý), các đơn vị và công ty phải đối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ phải thu đặc biệt, các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ phải thu, phải trả nội bộ công ty. Đối với các khoản nợ khó đòi không có khả năng thu hồi, công ty phải lập hội đồng xử lý, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và biện pháp xử lý. Nếu do chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Khoản chênh lệch giữa thiệt hại và bồi thương của người phạm lỗi nếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của đơn vị. Nếu quỹ dự phòng tài chính không đủ thì phần thiếu được tính vào chi phí bất thường trong kỳ. Các khoản nợ thực sự không đòi được, xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 64TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước. b. Quản lý doanh thu Toàn bộ doanh htu của công ty phát sinh trong kỳ, các khoản chiết kháu thanh toán, giảm giá hàng bán... phải được thể hiện trên các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và đầy đủ, rõ ràng vào sổ kế toán trong kỳ báo cáo theo chế độ quy định của nhà nước và Tổng công ty. Công ty thực hiện hạch toán trung doanh thu phát sinh tại văn phòng Công ty và các đơn vị phụ thuộc để xác định lợi nhuận tập trung toàn công ty. Các đơn vị trong công ty phải báo cáo đầy đủ, chi tiết doanh thu phát sinh về công ty. Công ty hạch toán đầy đủ, chi tiết doanh thu phát sinh ở công ty và các đơn vị. Không được để ngoài sổ sách hoặc phản ánh sai, phản ánh không đủ các khoản doanh thu, thu nhập phát sinh trong kỳ. Công ty được xác định doanh thu riêng để xác định lợi nhuận của công ty theo quy định của Tổng công ty. Doanh thu riêng lợi nhuận của công ty có giá trị để hạch toán nội bộ công ty. Doanh thu riêng của công ty là phẩn doanh thu kinh doanh Bưu chính Viễn thông được hưởng. c. Quản lý chi chí Chi phí của công ty bao gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động khác tại các đơn vị và chi phí phát sinh tại khối văn phòng công ty. Quản lý chi phí tiến hành theo quy chế tài chính mà Tổng công ty quy định cho đơn vị và các quy định hiện hành của nhà nước. d. Quản lý giá thành Công ty phải hạch toán để xác định giá thành dịch vụ bưu c hính viễn thông và giá thành kinh doah khách hạch toán riêng (giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ). Quản lý giá thành thực hiên theo quy chế tài chính mà Tổng công ty quy định cho đơn vị và các quy định hiện hành của nhà nước. e. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận Lợi nhuận được thực hiện trong năm tại công ty là kết quả kinh doanh của công ty bao gồm tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác của tất cả các đơn vị trực thuộc công ty. Lợi nhuận của công ty được phân phối như sau: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp về Tổng công ty và tại địa phương theo quy định. Phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau: - Bù vào các khoản lỗ năm trước đối với các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. - Trừ các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của công ty sau khi đã trừ đi tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (nếu có). - Trừ các khoan chi phí thực tế đã chia ra nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. -Trả lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có) Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi các khoản trên được trích lập vào các quỹ của công ty. - Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của công ty thì không trích nữa. - Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển - Trích 5% vào quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, khi số dư quỹ này bằng 6 tháng lương thực hiện của công ty thì không trích nữa. Phần lợi nhuận còn lại trích vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Giám đốc sau khi tham khảo ý kiến Công đoàn công ty, quyết định tỷ lệ phân chia mỗi quỹ cho phù hợp 2.4.2. Quản lý tài chính tại Trung tâm Bưu chính khu vực1. Trung tâm Bưu chính khu vực 1 chịu sự kiểm tra, giám sát của công ty, Tổng côn ty và các cơ quan tài chính về hoạt động tài chính, quản lý, sử dụng vốn và tài sản theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được Tổng công ty ban hành tại quyết định số 198/HĐQT ngày ngày 20/7/1996. Trung tâm Bưu chính khu vực 1 là đơn vị hạch toán phụ thuộc đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được công ty giao qunả lý, sử dụng vốn và tài sản phù hợp với quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ. Trung tâm chịu trách nhiệm trước Công ty về hiệu quả sử dụng số vốn và tài sản được giao. a. Quản lý, sử dụng vốn Đơn vị Công ty giao quản lý và sử dụng vốn và tài sản phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Giám đốc đơn vị chịu trách nhiêm trước Giám đốc công ty về hiệu quả sử dụng vốn được giao. Đơn vị được sử dụng vốn và tài sản để phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn. Vốn của đơn vị gồm có: Vốn được công ty giao quản lý sử dụng, Vốn được Công ty đầu tư bổ sung, vốn khác. b. Quản lý tài sản Tài sản của đơn vị gồm có: tài sản cố định và tài sản lưu động. Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về hiệ quả sử dụng tài sản được giao quản lý. Giám đốc Trung tâm thực hiện việc điều chuyển tài sản trong nội bộ Trung tâm cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, đảm bảo khai thác hợp lý, hiệu quả năng lựng của tài sản. Trung tâm được giao quản lý tài sản cố định về mặt hiện vật và sử dụng, không quản lý về giá trị. Toàn bộ khấu hao tài sản cố định được trích tập trung tại Công ty. Hàng năm, công ty thông báo cho Trung tâm số liệu về nguyên giá, khấu hao tài sản cố định mà Trung tâm sử dụng để Trung tâm biết. Trung tâm tiến hành đánh giá lại tài sản khi có yêu cầu và hướng dẫn của công ty. Khi xảy ra tổn thất tài sản, Trung tâm phải lập hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất và phương án xử lý báo cáo Giám đốc công ty. Những tài sản kém phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản đã thu hồi đủ vốn, tài sản đã hết thời gian sử dụng tuy giá trị sử dụng còn tốt nhưng không phù hơp với hoạt động sản xuất kinh doanh, xử lý như sau: - Với tài sản cóo định: Trung tâm lập phương án thanh lý, nhượng bán tài sản trình công ty và thực hiện sau khi phương án được duyệt. - Với công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động: Trung tâm lập hội đồng thanh lý và được chủ động thanh lý. Việc sửa chữa tài sản cố định do Trung tâm tự sửa chữa hoặc đối tác để sửa chữa nếu là sửa chữa nhỏ; nếu sửa chữa lớn, Trung tâm lập phương án trình công ty để công ty duyệt và tiến hành sửa chữa. Đối với tài sản cố định cần sửa chữa là phương tiện vận chuyển thì được chuyển cho Xí nghiệp sửa chữa ôtô Bưu điện của Công ty. b. Quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận, các quỹ. Quản lý doanh thu cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông ở 3 Bưu cục của Trung tâm : doanh thu ngay và doanh thu ghi nợ. Đối với doanh thu sản phảm của khối khai thác, vận chuyển thì không hạch toán mà chỉ thống kê, lập báo cáo sản lượng và nộp về Công ty để hạch toán. Doanh thu, chi phí được tập hợp toàn bộ và cuối quý thanh toán với Công ty qua tài khoản phải thu, phải trả. Tại Trung tâm không xác định kết quả kinh doanh nên không xác định lợi nhuận, việc trích lập các quỹ được tiến hành tại Công ty. Trung tâm được cấp hai quỹ: quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, các quỹ này được sử dụng theo quy định, yêu cầu của Công ty. Quỹ phúc lợi dùng để: - Đầu tư, xâydựng hoặc sửa chữa, bổ sung vốn xây dựng cá công trình phúc lợi công cộng của đơn vị, Công ty. - Chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, phúc lợi công cộng, thể thao văn hoá của tập thể cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, Công ty. - Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ công nhân viên trong Trung tâm, Công ty. Ngoài ra, quỹ còn dùng để chi trợ cấp khó khăn cho người lao động của Trung tâm, Công ty đã về hưu, mất sức có hoàn cảnh khó khăn; chi cho công tác từ thiện xã hội thực hiện theo quy chế chính sách xã hội của Công ty. Quỹ khen thưởng dùng để: - Thưởng cuối năm hoặc thưởng theo kỳ cho cán bộ công nhân viên và tập thể trong đơn vị. Mức thưởng do Giám đốc Trung tâm quyết định sau khi tham khảo ý kiến Công đoàn trên cơ sở năng suất lao động, thành tích công tác của mỗi cá bộ công nhân viên và tập thể trongđơn vị. - Thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài đơn vị mà có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh với đơn vị đã hoàn thành tốt những công việc mang lại lợi ích cho đơn vị, đóng góp cho kết quả hoạt động của đơn vị. c. Nộp ngân sách nhà nước và thanh toán với Công ty * Đơn vị nộp ngân sách nhà nước các khoản sau - Nộp tại địa phương thuế giá trị gia tăng phải nộp theo Thông tư 1 64/1998/TT - BTC ngày 17/12/1998 của Bộ Tài chính và Công văn hướng dẫn 6041/KTTCTK ngày 24/12/1998 của Tổng Công ty. - Thuế môn bài, các loại thuế và kinh phí khác (trừ tiền sử dụng vốn ngân sách đã nộp tại Công ty). - Nộp 100% thuế thu nhập cá nhân của cán bộ công nhân viên trong đơn vị. - Các khoản khác * Thanh toán với Công ty - Đơn vị nộp toàn bộ doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông, doanh thu kinh doanh khác và hoạt động khác về Công ty. Thanh toán với Công ty toàn bộ chi phí kinhdoanh bưu chính viễn thông, kinh doanh khác và hoạt động khác với Công ty. - Các khoản khác. 2.5. Công tác kế toán 2.5.1. Tổ chức công tác kế toán Bộ máy kế toán Bô máy kế toán tạo Công ty được tổ chức theo mô hình hỗn hợp, vừa tập trung, vừa phân tán. Phòng kế toán Công ty có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại văn phòng Công ty và hạch toán tập trung doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các đơn vị trực thuộc. Phòng kế toán ở các đơn vị trực thộc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình, quản lý vốn và tài sản cố địh về mặt hiện vật do Công ty giao. Hàng kỳ, kế toán các đơn vị trực thuộc lập các báo cáo tổng hợp và chi tiết gửi lên phòng kế toán Công ty. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế. KẾ TOÁN TRƯỞNG CÔNG TY KT vốn bằng tiền KT doanh thu ngân vụ KT tổng hợp chi phí KT TSCĐ và ĐT XDCB KT Lao động Tiền lương KT tổng hợp KT thanh toán PHÒNG KẾ TOÁN TRUNG TÂM 1,2,3 PHÒNG KẾ TOÁN XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA Ô TÔ NHÂN VIÊN KINH TẾ (Tại các đơn vị trực thuộc các trung tâm) Thủ quỹ  b. Hình thức kế toán Công ty áp dụng hình thưc kế toán Chứng từ ghi sổ với sự trợ giúp của mạng máy tính kết nối giữa phòng kế toán Công ty với phòng kế toán các đơn vị trực thuộc. Nhờ có mạng máy tính, hệ thống sổ sách kế toán rất gọn nhẹ, rõ ràng, thuận tiện cho công tác lập báo cáo, tổng hợp số liệu cũng như công tác kiểm ta kế toán. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng các loại sổ kế toán sau - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái tài khoản - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Thứ tự ghi sổ của hình thức Chứng từ ghi sổ được thể hiện trong sơ đồ sau: Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Sổ đăng ký chứng nhận ghi sổ Bảng đối chiếu số phát sinh Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác Bảng chi tiết số phát sinh (2a) (1) (4) (2b) (3b) (3a) (6) (5a) (5b) (6) (6) (6) (7) (7)  Diễn giải: (1) Căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, kế toán tiến hành phân loại, lập chứng từ ghi sổ. (2) Các chứng từ liên quan đến tiền mặt, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển sổ quỹ kèm các chứng từ thu chi tiền mặt cho kế toán lập chứng từ ghi sổ về thu, chi tiền mặt. (3a) Căn cứ vào chứng từ ghi sổ đã lập, kế toán ghi Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (3b)Máy tính sẽ tự động tổng hợp số liệu trên sổ cái các tài khoản liên quan. (4) Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán vào các sổ kế toán chi tiết (5a) Cuối tháng, căn cứ vào sổ kế toán chi tiết, lập bảng chi tiết số phát sinh. (5b) Cuối tháng, căn cứ vào số liệu ở sổ cái các tài khoản lập bảng đối chiếu số phát sinh. (6) Kiểm tra, đối chiếu số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh với bảng chi tiết số phát sinh; số liệu ở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; số liệu ở sổ quỹ của thủ quỹ. (7) Căn cứ số liệu ở bảng đối chiếu số phát sinh và bảng chi tiết số phát sinh lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác. c. Hệ thống tài khoản sử dụng Công ty sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính và Tổng công ty quy định đối với đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Việc khai báo mã và sử dụng tài khoản các cấp do đặc thù của ngành điều do Tổng công ty quy định. Do đặc thù hoạtđộng kinh doanh nên một số tài khoản về hạch toán dịch vụ viễn thông Công ty không dùng đến. Mặt khác, do công tác tin học hoá nên các tài khoản được mở chi tiết theo bộ mã. d. Tổ chức hệ thống chứng từ Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cơ sở ghi sổ kế toán, Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ được ban hành theo quyết định 1141/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 và Thông tư 100/1998/TT - BTC ngày 15/7/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định do Tổng Công ty ban hành. Danh mục hệ thống chứng từ sử dụng tại Công ty gồm: A. Chứng từ tiền tệ: 1. Phiếu thu (Mẫu 01/TT) 2. Phiếu chi (Mẫu 02/TT) 3. Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu 03/TT) 4. Giấy thanh toán tạm ứng (Mẫu 04/TT) 5. Giấy nộp tiền (Sử dụng tại các bưu cục) 6. Biên bản kiểm kê quỹ (Mẫu 07a/ TT) 7. Phiếu xin tiếp quỹ (N9) 8. Phiếu nhận tiền và thẻ tiết kiệm trắng (TK4) B. Chứng từ bán hàng: 1. Hoá đơn GTGT dịch vụ bưu chính (BC01) 2. Hoá đơn GTGT dịch vụ bưu chính viễn thông (BĐ01) 3. Bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ (Mẫu 03/GTKT) C. Chứng từ TSCĐ: 1. Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu 01/TSCĐ) 2. Thẻ TSCĐ (Mẫu 02/TSCĐ) 3. Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu 03/TSCĐ) 4. Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu 04/TSCĐ) 5. Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu 05/TSCĐ) D. Chứng từ lao động tiền lương: 1. Bảng chấm công (Mẫu 01/LĐTL) 2. Bảng thanh toán tiền lươgn )Mẫu 02/LĐTL) 3. Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu 03/LĐTL) 4. Bảng thanh toán BHXH (Mẫu 04//LĐTL) 5. Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu 05/LĐTL) 6. Phiếu xác nhận sản phảm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu06/LĐTL) 7. Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu 07/LĐTL) 8. Hợp đồng giao khoán (Mẫu 08/LĐTL) 9. Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu 09/LĐTL) e. Tin học hoá công tác kế toán Công ty đã áp dụng tin học hoá vào công tác kế toán. Tại các phòng kế toán đều sử dụng "Chương trình kế toán Bưu điện" chạy trên phần mềm Microsoft Windows NT Server và Microsoft SQL Server, chương trình kế toán được viết bằng phần mềm Microsoft Visual Foxpro. Mạng máy tính sử dụng mạng diện rộng (WAN: Wide Area Networ), gồm nhiều mạng nội bộ (LAN: Local Area Network) theo mô hình dưới đây. Quản lý theo mô hình Client/ Server trong đó, dữ liệu được quản lý tập trung tại Server nhằm đảm bảo tính bảo mật. PC PC Server Tổng Công ty Server Công ty VPS Server Các đơn vị trực thuộc PC PC PC PC Mô hình phân cấp mạng máy tính * Tại các đơn vị trực thuộc (Trung tâm Bưu chính khu vực 1,2,3 xí nghiệp sửa chữa ôtô Bưu điện): Nhân viên kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán về công nợ, doanh thu... tiến hành nhập dữ liệu vào các máy tính (PC) và truyền dữ liệu lên các máy chủ (Server) tại Trung tâm, tại Công ty qua đường truyền số liệu viễn thông (truyền trực tiếp chuyển mạch kênh X25) kèm mã đơn vị để phân tích và phân biệt giữa các đơn vị. Cuối tháng, thực hiện truyền số liệu tổng hợp và các biểu báo cáo về sản lượng, doanh thu, chi phí, công nợ... lên máy chủ tại Công ty và gửi kèm theo các biểu chứng từ. Số liệu trong các biểu báo cáo phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, hợp lệ, số liệu phù hợp với số liệu đã truyền trên máy. Thời điểm truyền dữ liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin tài chính kế toán. Thông thường, dữ liệu được truyền vào cuối tháng. * Tại Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế: Tập hợp dữ liệu của các đơn vị gửi lên, dữ liệu phát sinh tại văn phòng Công ty để lập báo cáo. Thực hiện truyền báo cáo lên Tổng công ty kèm theo: Mã Công ty, Mã báo cáo, số tiền. 2.5.2. Kế toán doanh thu a. Doanh thu Doanh thu tại Công ty Bưu chính liên tỉnh quốc tế bao gồm: - Doanh thu cước: Doanh thu cước dịch vụ Bưu chính Viễn thông và doanh thu hoạt động khác. - Doanh thu sản phẩm: Sản phẩm gồm ba nhóm: sản phẩm khai thác, sản phẩm vận chuyển, sản phẩm đối soát. * Doanh thu cước: Doanh cước tại Công ty bao gồm: Doanh thu phát sinh tại các đơn vị trực thuộc (Trung tâm 1,2,3, Xí nghiệp sửa chữa ô tô Bưu điện) và Doanh thu phát sinh tại văn phòng Công ty. Doanh thu cước gồm các loại doanh thu sau: Doanh thu Bưu chính Viễn thông: Doanh thu Bưu chính: Doanh thu từ dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, EMS, điện hoa, chuyển tiền, bưu chính uỷ thác, Datapost, doanh thu tiết kiệm bưu điện, doanh thu ngân vụ, thanh toán khác về bưu chính... Doanh thu Viễn thông: Doanh thu từ dịch vụ điện báo, điện thoại. Bureau Fax.... Doanh thu khác: Chủ yếu là doanh thu của Xí nghiệp sửa chữa ô tô Bưu điện khi phục vụ ngành hoặc kinh doanh khác. Doanh thu hoạt động khác: Doah thu từ hoạt động bất thường như cho thuê, nhượng bán, thanh lsy tài sản... * Doanh thu sản phẩm: Doanh thu sản phẩm = Sản lượng x Đơn giá ( Do Tổng Công ty giao) b. Quy trình tập hợp chứng từ: * Tại các Bưu cục: Sử dụng các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong ngày như: hoá đơn BC 01, TK5.1... Cuối ngày, kiểm soát viên kiểm tra việc áp giá cước đúng với giá cước Tổng Công ty quy định và tổng hợp dónh thu. Bưu cục lập báo cáo sản lượng doanh thu phát sinh trong ngày gửi phòng kế toán Trung tâm. Cuối tháng, Bưu cục khoá sổ kế toán, tổng hợp báo cáo sản lượng doanh thu, thuế theo từng dịch vụ (STK1 - BĐ). Lập bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra, báo cáo khách hàng ghi nợ về phòg kế toán Trung tâm. * Tại phòng kế toán Trung tâm Bưu chính khu vực 1: Nhận tổng hợp báo cáo sản lương, doanh thu cước các Bưu cục gửi về (Bưu cục nộp doanh tu ngay bằng tiền mặt, báo cáo doanh thu ghi nợ). Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên giấy nộp tiền và viết phiếu thu. Căn cứ vào STK1 - BĐ, lập biểu 02/05 - GTGT/ Bưu chính Viễn thông và bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra. Đối chiếu công nợ với khách hàng. * Tại Công ty: Kiểm tra, đối chiếu số liệu do các đơn vị báo cáo về Công ty với các chỉ tiêu Công ty giao. Lập báo cáo sản lượng doanh thu 02/05 - GTGT/Bưu chính Viễn thông trong đó bao gồm cả doanh thu thanh toán quốc tế về dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Lạp báo cáo doanh thu phai chia trình Tổng công ty, dựa trên các biểu báo của các đơn vị. c. Hạch toán doanh thu: Hạch toán doanh thu tại Công ty và các đơn vị trực thuộc theo quy định của Tổng Công ty. Chỉ lưu ý một số điểm sau đây: - Tại Trung tâm 1, Xí nghiệp sửa chữa ô tô Bưu điện, doanh thu hàng ngày được hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 51131, 711 Có TK 33635 - Tại trung tâm 1, 2, doanh thu hàng ngày được hạch toán như sau: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 51131, 711 Có TK 33311 - Cuối quý, các đơn vị kết cuyển doanh thu lên Công ty, hạch toán như nhau: Nợ TK 51131,711 Có TK 51131, 711 Có TK 33631 - Tại Công ty, căn cứ vào giấy xác nhận giữa Bưu chính Việt Nam và Bưu chính các nước về thanh toán bưu phẩm, bưu kiện, ngân vụ, hạch toán như sau: Các nước nợ Việt Nam:Nợ TK 13112 Có TK 51131 Việt Nam nợ các nước: Nợ TK 51131 Có TK 13112 - Hàng tháng, Công ty tạm tính doanh thu được điều tiết trong quý trên cơ sở doanh thu sản phẩm thực hiện trong quý: Doanh thu được điều tiết - DTCĐH - DTBCVT thuần Hạch toán doanh thu được điều tiết: Nợ TK 13621 Có TK 51115 Cuối quý, kết chuyển: Nợ TK 5115 Có TK 9113 2.5.3. Kế toán lao động tiền lương a. Cách tính lương * Quỹ lương tập thể của Công ty: Ltt = SL x P x H Trong đó: Ltt là Quỹ lương tập thể P là đơn giá tiền lương do Tổng Công ty giao cho H là Hệ số luỹ thoái Các khoản phải nộp gồm có: BHYT, BHXH, KPCĐ, quỹ hỗ trợ nhà ở. Lương khoán = Hệ số mức độ phức tạp công việc x Đơn giá tiền lương của 1 HSMĐPT/1 ngày công x Số ngày lương khoán Lương chính sách = Lương tối thiểu x Hệ số lương cấp bậc chức vụ x Số ngày lương chính sách Ngày lương chính sách theo hệ chế độ b. Hạch toán lương Hạch toán lương của khối văn phòng Công ty: Nợ TK642 Có TK 3341 Hạch toán lương của các đơn vị: Nợ TK 154 Có TK 334 c. Quy trình Tại nơi làm việc, tổ trưởg tập hợp bảng châm công gửi lên Phòng tổ chức, sau đó chuyển sang Phòng kế toán. Phòng Kế toán kiểm tra tích hợp lý của các chứng từ liên quan. Sau đó tính lương, vào sổ lương và tạm ứng lương cho người lao động. 2.5.4. Kế toán thanh toán quốc tế a. Thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ kế toán đặc thù chỉ có ở một số Công ty dọc trong Tổng Công ty trong đó có Công ty VPS. Các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm dịch vụ Bưu phẩm, Bưu kiện, EMS và thanh toán Phiếu thanh toán quốc tế NC01, ngoài ra còn có thanh toan tiền bồi thường cho người gửi khi có sự cố xảy ra do lỗi của Bưu chính. Dịch vụ Bưu phẩm: Các bưu cục ngoại dịch lập Hoá đơn thanh toán bưu phẩm CN51 (gồm các thông tin: tên Bưu cục gửi, nước gửi, số lượng và cước) Cước dịch vụ bưu phẩm do UPU (Liên minh Bưu chính thế giới) quy định, gồm có: - Cước đầu cuối: Số tiền trả cho công khai thác, chia chọn, vận chuyển( xử lý trong nước); được tính theo hai nấc: Kg, Item. - Cước vận chuyể máy bay nội địa: chỉ được tính thêm cước này khi đường bay trong nội địa vượt quá 300km. Dịch vụ Bưu kiện: Các bưu cục ngoại dịch lập Hoá đơn thanh toán Bưu kiện CP75 (gồm các thông tin: ten bưu cục gửi, nước gửi, số lượng và cước). Cước dịch vụ bưu kiện do UPU quy định, có cước vận tải. Dịch vụ EMS: Các bưu cụ ngoại dịch lập Hoá đơn thanh toán CN48 (gồm các thông tin: tên bưu cục gửi, nước gửi, số lượng, cước). Cước dịch vụ EMS do hai nước thoả thuận với nhau. Trên cơ sở CN51, CP75 và CN48, lập bảng kế toán 2 chiều gồm các nội dung: nước đi, quý, năm, bưu cục ngoại dịch đến, tổng phải thu, tổng phải trả, chênh lệch phải thu - phải trả. Thông thường, nước có phải thu > phải trả tiến hành lập bảng kế toán, sau đó gửi tới nước thanh toán. Nếu có sai sót, nước thanh toán sẽ tiến hàh sửa trực tiếp trên bảng kế toán và gửi trở lại. Nếu nước gửi bảng kế toán chấp nhận thì hai bên thanh toán theo số đã sửa. Nếu không chấp nhận, nước gửi bảng kế toán sẽ lập bảng kế toán phụ kèm các tài liệu chứng minh gửi cho nước thanh toán. Quá trình lặp lại đến khi nào hai nước thống nhất được số tiền thanh toán. Nếu phía Việt Nam lập bảng kế toán thì khi nhận được bảng kế toán từ nước thanh toán gửi về thì doanh thu vào ngày đó. Nếu nước ngoài lập bảng kế toán thì ngày duyệt bảng kế toán do nước gửi đến là ngày tính doanh thu. Đồng tiền dùng để thanh toán là đồng tiến ảo SDR, dùng làm trung gian thanh toán giữa các nước. Thanh toán CN01 Hàng tháng, các Bưu điện Tỉnh tập hợp CN01 và nộp thẳng về Công ty VPS cùng với bảng kê tổng hợp. Công ty gửi các phiếu này đến UPU. Mỗi CN01 được thanh toán 0,74 SDR. Công ty thanh toán với Tổng Công ty một CN01 = 0.88 USD, phần chênh lệch đưa vào doanh thu bưu chính của Công ty. Tỷ giá để thanh toán là tỷ giá SDR/USD do IMF công bố và tỷ giá USD/VNĐ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố. Thanh toán tiền bồi thường Tiền bồi thường được trả cho người gửi khi xảy ra sự cố, hư hỏng do lỗi của Bưu chính. Tiền bồi thường được thanh toán qua phiếu thanh toán CN18. b. Hạch toán thanh toán quốc tế Nếu Việt Nam được thu: Nợ TK 131 Có 511 Nếu Việt Nam phải trả: Nợ TK 511 Có TK 131 Khi Việt Nam trả, hạch toán Nợ TK 131 Có TK 112 Nợ/có TK 413 Khi nhận được tiền từ phía nước ngoài trả, hạch toán: Nợ TK 112 Có TK 131 Nợ/Có TK 413 2.5.5. Kê toán tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản a. Kế toán Tài sản cố định Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu sản xuất chủ yếu có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nói được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Nguồn hình thành tài sản cố định của Công ty: - Vay tập trung tại Tổng Công ty - Tái đầu tư - Tổng Công ty cấp - Vốn Ngân sách nhà nước - Vốn tự bổ xung tại đơn vị..... Phân loại tài sản cố định tại đơn vị: Để phục vụ yêu cầu quản lý, toàn bộ tài sản cố định của Công ty được phân loại như sau: - Nhà cửa, công trình kiến trúc: là tài sản cố định được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho... - Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị như hệ thông chia chọn bưu phẩm tự động, máy phân hướng thư. - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, máy hút bụi, hút ẩm... - Tài sản cố định khác. Khấu hao tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định chịu sự hao mòn hữu hình và vô hình, do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành khấu hao tài sản cố định. Việc tính khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với mức độ hao mòn của tài sản cố định và đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn đầu tư ban đầu. Trình tự và nội dung lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định tại Công ty. Xác định phạm vi tài sản cố định phải tính khấu hao và tổng nguyên giá tài sản cố định phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch. Tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh trong tháng sẽ được trích hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo. Giá trị bình quân TSCĐ tăng thêm hoặc giảm bớt trong kỳ kế hoạch được xác định theo công thức: Ngt = Ngt * Tsd và Ng = Ngg *(12 - Tsd) 12 12 Ngt là nguyên giá tài sản cố định bình quân phải khấu hao tăng trong kỳ. Ngg là nguyên giá tài sản cố định bình quân phải khấu hao giảm trong kỳ Ngt là nguyên giá tài sản cố định phải khấu hao tăng trong kỳ Ngg là nguyên giá tài sản cố định phải khấu hao tăng trong kỳ Tsdlà số tháng sử dụng tài sản cố định trong năm kế hoạch. Nguyên giá tài sản cố định bình quân được tính theo công thức: Ngkk = Ngdk + Ngt - Ngg Ngkk là nguyên giá tài sản cố định bình quân phải tính khấu hao Ngdk là nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ phải tính khấu hao Xác định mức khấu hao bình quân năm theo công thức Mkk = Ng kh * Tkh Trong đó: Mkk là mức khấu hao bình quân năm Tkh là tỷ lệ khấu hao bình quân năm Phương pháp khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Theo phương pháp này, tỷ lệ khấu hao, mức khấu hao hàng năm được xác định không đổi trong suốt thời gian sử dụng của tài sản cố định và được xác định theo công thức. Mkh = Ngbd và Tkh = 1 * 100 T T Trong đó: Mkh là mức khấu hao hàng năm Tkh là tỷ lệ khấu hao hàng năm Ngbd là nguyên giá ban đầu của tài sản cố đinh T là thời gian sử dụng của tài sản cố định (năm). Thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định theo quy định của Tổng công ty. Mức khấu hao hàng tháng bằng mức khấu hao hàng năm chia cho 12 tháng Tài sản cố định sử dụng tại các đơn vị trực thuộc do Công ty quản lý về giá trị, các đơn vị trực thuộc quản lý về mặt hiện vật. Kế toán tài sản cố định theo quy định Tổng Công ty đã ban hành. b. Kế toán đấu tư xây dựng cơ bản: Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản mà Công ty trực tiếp thực hiện thì Công ty có sổ theo dõi thanh toán với Tổng Công ty về đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung gồm: Chi tiết ghi tăng nguồn vốn; Báo cáo chi tiết ghi tăng nguồn vốn; Danh sách nguồn vốn Tổng Công ty; Tổng hợp tài khoản kế toán; Ghi số cái; Đối chiếu hạch toán TK kế toán 13624, 33624 trong năm; Đối chiếu công nợ đầu tư xây dựng cơ bản từ năm ................. đến năm.................. Đối với các dự án đầu tư mua sắm thiết bị mà Công ty giao cho các đơn vị trực thuộc thì đơn vị có nhu cầu mua sắm thực hiện dự án đấu tư, nộp báo cáo quyết toán cho Công ty duyệt. Cách hạch toán cụ thể theo quy định của Tổng công ty đã ban hành. 2.5.6. Kế toán chi phí và tính giá thành Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, phục vụ của Công ty. Việc quản lý và hạch toán chi phí thực hiện theo quy định của Tổng Công ty. Tuy nhiên, do đặc điểm hoạt động riêng của Côg ty nên hoạt động quản lý và hạch toán chi phí có một sóo lưu ý như sau: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, động lực (gọi tắt là vật tư) phải quản lý chặt chẽ ở hai khâu: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. Mức tiêu hao vật tư: Ban giám đocó căn cứ mức tiêu hao vật tư do cấp có thẩm quyền quy định và tình hình cụ thể để xây dựng hệ thống định mứu tiêu hao vật tư của Công ty. Tổ chức thực hiện, theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện mức tiêu hao vật tư. Kết thúc năm tài chính, Công ty thực hiện quyết toán vật tư và gửi Báo cáo quyết toán vật tư về Tổng Công ty. Giá vật tư là giá mua thực tế của vật tư. Giá vật tư, các chi phí khác phát sinh liên quan đều phải có hoá đơn, chứng từ hợp lệ do Bộ tài chính ban hành. Về công cụ, dụng cụ thì kế toán phải phản ánh theo giá trị thực tế. Công cụ, dụng cụ khi mua về, xuất dùng cho sản xuất đều phải theo dõi về hiện vật, giá trị trên sổ kế toán và chi tiết tại từng bộ phận sử dụng. Tại Công ty, số lượng công cụ, dụng cụ rất nhiều và do các đơn vị trực tiếp mua sắm, quản lý và sử dụng. Công cụ, dụng cụ được theo dõi trên sổ S - 2, S - 3. Công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ thì được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kỳ. Công cụ, dụng cụ có giá trị lớn thì được phân bổ hai lần, lần một phân bổ 50%, lần hai phân bổ nốt phần giá trị còn lại khi có giấy báo hỏng. Chi phí khấu hao tài sản cố định được thực hiện trích khấu hao tại Phòng Kế toán Công ty, các đơn vị chỉ sử dụng và quản lý về mặt hiện vật. Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương được hạch toán và chi phí sản xuất kinh doanh (TK 154). Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh tại văn phòng Công ty được hạch toán và chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Chi phí dịch vụ mua ngoài được hạch toán theo chi phí thực tế phát sinh có chứng từ hợp lệ do giám đốc duyệt chi. Chi phí sửa chữa tài sản cố định khi phát sinh hạch toán trực tiếp vào giá thành. Đối với chi phí sửa chữa lớn nhằm khôi phục năng lực của tài sản cố định được tính vào chi phí trong năm, nếu chi phí một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào năm sau. Chi phí bằng tiền khác được thực hiện theo quy định của Tổng Công ty. 2.6. Công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị 2.6.1. Các dịch vụ đang cung cấp a. Dịch vụ chuyển phát nhanh EMS Là dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát các loại thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hoá theo chỉ tiêu thời gian đã được Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam công bố. Đây là dịch vụ có chất lượng cao hơn so với các dịch vụ chuyển phát thường nên được khách hàng quan tâm và sử dụng nhiều. Hiện nay, tại Trung tâm đã áp dụng chương trình tin học và đóng túi EMS trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ thực tế chưa đảm bảo chỉ tiêu thời gian toàn trình quy định, đặc biệt là EMS đi quốc tế, điều đó đã khiến khách hàng phàn nàn và khiếu nại nhiều. Thời gian trả lời khiếu nại lâu, trả lời khiếu nại chưa thoả đáng. Nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ EMS chưa cao chủ yếu là do: - Máy bay huỷ chuyến do thời tiết xâu, bỏ lại túi do quá tải trọng - Thời gian trả lời khiếu nại của các nươc bạn quá lâu, không thoả đáng (Singapo, Balan....), có một số nước không trả lời khiếu nại (Mỹ, Canada). b. Dịch vụ Bưu phẩm , Bưu kiện Là dịch vụ nhận gửi, chuyển phát thư, bưu thiếp, ấn phẩm, gói nhỏ, học phẩm người mù, hàng hoá trong nước và quốc tế. c. Dịch vụ Bưu phẩm không địa chỉ Là dịch vụ nhận gửi, chuyển phát các thông tin chung hoặc ấn phẩm quảng cáo, kèm các vật phẩm quảng cáo thông qua mạng lưới bưu chính, người gửi không ấn định chi tiết địa chỉ người nhận. d. Dịch vụ Bưu chính uỷ thác Là dịch vụ khách hàng thoả thuận, uỷ quyền cho Bưu điện thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc chấp nhận, điều phối và phân phát hàng hoá của họ với yêu cầu về địa chỉ, phương tiện vận chuyển, thời gian giao hận và các yêu cầu đặc biệt khác. e. Dịch vụ Datapost Là dịch vụ lai ghép Tin học - Bưu chính - Viễn thông, là dịch vụ thư tín trọn gói, bao gồm: nhận thông tin, thiết kế, in ấn, lồng gấp phong bì, chuyển phát đến người nhận, giúp người gửi có thể cùng một lúc chuyển thông tin qua thư từ, tài liệu, hoá đơn, ấn phẩm có nội dung giông hoặc khác nhau đến nhiều người nhận một cách nhanh chóng. Khách hàng có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ công đoạn trên. Ngoài ra Trung tâm còn cung cấp một số dịch vụ khác như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các dịch vụ viễn thông. 2.6.2. Tổ chức mạng khai thác a. Chuyến thư EMS * Trong nước: Trung tâm trao đỏi chuyến thư EMS trong nước với 32 Bưu cục cấp 1, 20 Bưu cục cấp 2. * Quốc tế: 32 Bưu cục trao đổi chuyến thư thẳng, 19 Bưu cục trao đổi quá giang (17 Bưu cục quá giang qua Anh, 1 Bưu cục quá giang qua Hồng Kông, 1 Bưu cục quá giang qua Singapo) b. Chuyến thư Bưu phẩm, Bưu kiện * Trong nước - Chuyến thư Bưu phẩm liên tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư với 47 Bưu cục cấp 1, 17 Bưu cục cấp 2. - Chuyến thư Bưu phẩm nội tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư nội tỉnh với 60 Bưu cục. - Chuyến thư Bưu kiện liên tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư với 40 Bưu cục cấp 1, 6 Bưu cục cấp 2. - Chuyến thư Bưu kiện nội tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư nội tỉnh với 43 Bưu cục. * Quốc tế: - Chuyến thư Bưu kiện bằng đường hàng không: trao đổi với 48 nước. - Chuyến thư Bưu kiện bằng đường bộ: trao đổi với 32 nước. - Chuyến thư Bưu kiện bằng đường hàng không: trao đổi với 52 nước. - Chuyến thư Bưu kiện bằng đường bộ: trao đổi với 22 nước. 2.6.3. Tổ chức mạng vận chuyển a. Mạng vận chuyển trong nước * Đường ô tô chuyên ngành Xe ô tô chuyên ngành các loại do Trung tâm quản lý được tổ chức thành 18 đườbng thư 1 chuyến/ ngày. và 11 đường thư 2 chuyến/ngày. * Đường sắt Bắc Nam: Trung tâm sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt Bắc Nam tuyến Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại 1 chuyến/ngày. * Đường hàng không: Trung tâm sử dụng dịch vụ vận chuyển máy bay của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam với 4 đường bay: - Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: 4 chuyến/ ngày - Hà Nội - Đà Nẵng: 2 chuyến/ này - Hà Nội - Nha Trang: 1 chuyến/ ngày - Hà Nội - Pleiku; 3 chuyến/ tuần b. Mạng vận chuyển quốc tế: * Đường ô tô chuyên ngành: Trung tâm sử dụng ô tô chuyên ngành để vận chuyển bưu gửi đi các nước Bắc Âu và Đông Âu quá giang quan cửa khẩu Hữu nghị Trung Quốc. * Đường hàng không: Trung tâm sử dụng dịch vụ vận chuyển máy bay của sáu hãng hàng không hiện đang có mặt tại Việt Nam: Singapore Airlines, Air France, Japan Airlines, Thailand Airways, China Southern Airlines, Vietnam Airlines với 7 đường hàng không, chuyển thẳng quá giang đến 43 nước. CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tốt nghiệp 10 tuần tại Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế, có thể nói nhóm sinh viên thực tập đã gặt hái được những kết quả ngoài mong đợi. Một điều cơ bản có thể thấy được đó chính là sự kết nối, liên hệ giữa kiến thức đã được học trong truờng với kiến thức thực tế. Ngoài ra cũng nắm bắt được cơ cấu tổ chức, và tình hình thực hiện tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty. Báo cáo được thực hiện dựa trên các thông tin thu thập được trong Công ty VPS, đã tận dụng tối đa các thông tin thứ cấp hiện có tại đơn vị. Ngoài ra, nhóm thực tập cũng đã tổ chức nghe các chuyên viên của đơn vị báo cáo, đã tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập tài liệu, đã tổ chức phỏng vấn các chuyên viên, đã có những cuộc khảo sát, nghiên cứu thực tế tại các xưởng sản xuất và khai thác của đơn vị và cũng đã nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh với sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Báo cáo được chia thành hai phần chính. Bao gồm: - Giới thiệu chung về Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế (VPS), và trung tâm khai thác bưu chính khu vực 1 (VPS1) - Nội dung tham khảo thực tế tại trung tâm khai thác bưu chính khu vực1 Báo cáo vừa dựa trên thông tin thu thập được. Do vậy sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía Công ty VPS và các thầy cô giáo trong học viện. Cuối cùng chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, nhà trường và cán bộ, chuyên gia tại Công ty VPS đã tạo điều kiên cho chúng em có một kỳ thực tập thành công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung khảo sát thực tế tại Trung tâm khai thác Bưu chính liên tỉnh khu vực 1.doc
Luận văn liên quan