Đề tài Phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một nhà kinh doanh

1.Các kỹ năng cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp: Kỹ năng: nói, nghe, viết Kĩ năng 1: Nói Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh-nó đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lí hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một cách khác - hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu của bạn. Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này. Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác. Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện. Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt. Kĩ năng 2: Nghe Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: "Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói". Kĩ năng 3: Viết Sớm hay muộn, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra. Tuy nhiên một điều không may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất-hay ít nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại -đều dồn cả trên bàn của bạn: đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Kỹ năng: Điều hành cuộc họp & giàn xếp các xung đột Kĩ năng 4: Điều hành một cuộc họp Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15 tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận. Kĩ năng 5: Dàn xếp các xung đột Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiêu xung đột. Nếu không phải là xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ thì lại là xung đột với các chính quyền hoặc cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú trọng những kỹ năng sau: 1 . Kỹ thuật trao danh thiếp : Danh thiếp có từ khoảng thế kỷ 18, nó biểu hiện sự lịch thiệp trong giao tiếp. Đặc biết ở các nước châu Âu, khi khách đến thăm nhà luôn phải đặt tấm danh thiếp có ký hiệu lên khay bằng bạc, để người hầu báo cho chủ nhà biết mục đích của chuyến viếng thăm. + Nếu danh thiếp có dấu ở góc phải phía trên thì khách thăm kín đáo + Nếu danh thiếp có dấu ở góc phải dưới thì khách đến từ biệt. + Nếu danh thiếp có dấu ở góc trái phía trên thì đến chúc mừng. + Nếu đánh dấu toàn bộ bên cạnh trái của tấm danh thiếpthì khách muốn đến gặp gỡ toàn bộ gia đình. Đối với nam thì thường không cần ghi Mr, nhưng đối với nữ thì phải ghi Mrs hay Miss, kích thước của tấm danh thiếp thường là 87x55 mm. Hiện nay trên thế giới chỉ có người Mỹ là danh thiếp thường in hình của mình lên đó, còn đối với những người nước khác thì người ta cho đó là kiêu căng. Trong trường hợp tấm danh thiếp bị nhàu hoặc dơ thì tuyệt đối không được trao danh thiếp đó bởi vì đó là biểu hiện của sự không tôn trọng người nhận. 2 . Kỹ thuật bắt tay: Trong giao tiếp quốc tế có những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc bắt tay, do đó đòi hỏi chúng ta cần phải tuân thủ các quy định này. Theo quy định quốc tế thì khi nam gặp nữ mà người nữ không đưa tay ra thì người nam tuyệt đối không được bắt tay. Người nhỏ tuổi hơn / có chức vụ thấp hơn bắt tay với người lớn tuổi / có chức vụ cao hơn khi người lớn tuổi / có chức vụ cao đưa tay ra trước. Nếu gặp mặt theo nhóm thì bắt tay theo nguyên tắc sau: + Nữ bắt tay nữ + Nam bắt tay nữ + Nam bắt tay nam 3 . Chọn caravat : - Khi thắt không được thắt ngoài bởi vì thắt ngoài người phương tay rất kỵ - Khi tiếp khách người Anh không nên sử dụng caravat sọc. - Màu sắc trong kinh doanh thường sử dụng là màu đỏ và tùy thuộc vào màu sắc trang phục mà chọn caravat cho phù hợp. 4 . Cách tặng hoa và ý nghĩa một số loại hoa: Tặng hoa là một trong những nghiệp vụ đầu tiên trong giao tiếp mà theo các chuyên gia tâm lý thì cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng sâu sắc. Theo phong tục quốc tế thì khi tặng hoa nên tặng theo số lẻ ( 1,3,5,7,9, ) vì số chẳn thường dùng cho người chết, tuy nhiên trừ trường hợp số 13 Ngoài ra khi tặng hoa cần phải xem xét người nhận là người nước nào, vì mỗi quốc gia khác nhau cũng khác nhau nhiều về phong tục tặng hoa ( Đối với người Nhật hoa cúc là sự vinh hạnh nhưng đối với người Pháp đó là sự sỉ nhục ). 2.Để cuộc giao tiếp đi đến thành công cần chú trọng những phẩm chất sau: Ngoại hình Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ. Ngoại hình chính là công cụ để bạn tạo thiện cảm với mọi người từ cái nhìn đầu tiên. Trong giao tiếp kinh doanh, ngoại hình càng đóng vai trò quan trọng để bạn thể hiện bản sắc của mình ngay lần đầu gặp mặt. Bạn không cần có một khuôn mặt khôi ngô, xinh đẹp, một vóc dáng người mẫu mà lựa chọn trang phục và các phụ kiện đi kèm một cách khéo léo mới chính là điểm then chốt để thể hiện cá tính của bạn. Chọn trang phục phù hợp dáng người, phù hợp môi trường gặp gỡ, gọn gàng, thơm tho, những phụ kiện đi kèm như túi xách, đồng hồ, điện thoại không quá lòe loẹt, rối rắm sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân trẻ đầy chuyên nghiệp và tự tin. Lời nói Ngôn ngữ là công cụ cơ bản để giao tiếp, truyền thông tin giữa mọi người. Ngữ điệu trong giọng nói cần được sử dụng hợp lý với từng môi trường, từng đối tượng khác nhau. Bạn hãy luôn nhã nhặn với phụ nữ, khẳng khái khi trình b

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một nhà kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐAØO TẠO TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH CHỦ ĐỀ: PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA NHÀ KINH DOANH & GVGD:LÊ VIỆT HƯNG SV : TRỊNH THỊ HUỆ LỚP:QT02-HCK13 MSSV:1087210194 STT: 047 Lời mở đầu: Giao tiếp là việc chúng ta sử dụng hang ngày nó đơn thuần là việc chúng ta trao đổi thông tin, thông điệp cho nhau nhưng không phải trong tình huống nào, đối tượng nào chúng ta cũng giao tiếp y như nhau đặc biệt là trong kinh doanh. Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một vụ thương mại lớn, không đơn thuần là nói cho hay, giao tiếp còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thài đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. Nói cho hay, cử chỉ thu hút, phong thái đĩnh đạc và rất nhiều phẩm chất khác sẽ cấu thành một người giao tiếp giỏi. Trong bài tiểu luận này do thời gian có hạn chủ đề sẽ nói về các phẩm chất và kỹ năng cần thiết của một chủ kinh doanh trong giao tiếp. A. KHÁI NIỆM: 1.Giao tiếp là gì? Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi...? 2. Kỹ năng là gì: Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. 3. Giao tiếp có tầm quan trọng như thế nào: Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, bạn đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp. Bạn cho rằng mình hoàn toàn có khả năng giao tiếp? Nhưng giao tiếp như thế nào để đạt được mục đích thì lại là cả một nghệ thuật. Những yếu tố: nghe nhìn thế nào cho hiệu quả, kỹ năng đặt cậu hỏi, cử chỉ điệu bộ và sự tinh tế trong giao tiếp sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp. Mặc dù càng ngày người ta càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp, nhiều cá nhân vẫn đang chật vật vì điều này, họ không thể trao đổi những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả - cả ở dạng nói hay viết. Sự hạn chế này khiến họ gần như không thể thể hiện được hết khả năng của mình trong công việc cũng như không tiến thân được. B. NỘI DUNG CHÍNH: 1.Các kỹ năng cần thiết đối với các chủ doanh nghiệp: Kỹ năng: nói, nghe, viết Kĩ năng 1: Nói Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh-nó đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lí hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một cách khác - hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu của bạn. Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này. Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác. Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện. Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt. Kĩ năng 2: Nghe Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: "Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói". Kĩ năng 3: Viết Sớm hay muộn, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra. Tuy nhiên một điều không may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất-hay ít nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại -đều dồn cả trên bàn của bạn: đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác. Kỹ năng: Điều hành cuộc họp & giàn xếp các xung đột Kĩ năng 4: Điều hành một cuộc họp Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15 tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận. Kĩ năng 5: Dàn xếp các xung đột Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiêu xung đột. Nếu không phải là xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ thì lại là xung đột với các chính quyền hoặc cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú trọng những kỹ năng sau: 1 . Kỹ thuật trao danh thiếp : Danh thiếp có từ khoảng thế kỷ 18, nó biểu hiện sự lịch thiệp trong giao tiếp. Đặc biết ở các nước châu Âu, khi khách đến thăm nhà luôn phải đặt tấm danh thiếp có ký hiệu lên khay bằng bạc, để người hầu báo cho chủ nhà biết mục đích của chuyến viếng thăm. + Nếu danh thiếp có dấu ở góc phải phía trên thì khách thăm kín đáo + Nếu danh thiếp có dấu ở góc phải dưới thì khách đến từ biệt. + Nếu danh thiếp có dấu ở góc trái phía trên thì đến chúc mừng. + Nếu đánh dấu toàn bộ bên cạnh trái của tấm danh thiếpthì khách muốn đến gặp gỡ toàn bộ gia đình. Đối với nam thì thường không cần ghi Mr, nhưng đối với nữ thì phải ghi Mrs hay Miss, kích thước của tấm danh thiếp thường là 87x55 mm. Hiện nay trên thế giới chỉ có người Mỹ là danh thiếp thường in hình của mình lên đó, còn đối với những người nước khác thì người ta cho đó là kiêu căng. Trong trường hợp tấm danh thiếp bị nhàu hoặc dơ thì tuyệt đối không được trao danh thiếp đó bởi vì đó là biểu hiện của sự không tôn trọng người nhận. 2 . Kỹ thuật bắt tay: Trong giao tiếp quốc tế có những quy định rất nghiêm ngặt đối với việc bắt tay, do đó đòi hỏi chúng ta cần phải tuân thủ các quy định này. Theo quy định quốc tế thì khi nam gặp nữ mà người nữ không đưa tay ra thì người nam tuyệt đối không được bắt tay. Người nhỏ tuổi hơn / có chức vụ thấp hơn bắt tay với người lớn tuổi / có chức vụ cao hơn khi người lớn tuổi / có chức vụ cao đưa tay ra trước. Nếu gặp mặt theo nhóm thì bắt tay theo nguyên tắc sau: + Nữ bắt tay nữ + Nam bắt tay nữ + Nam bắt tay nam 3 . Chọn caravat : - Khi thắt không được thắt ngoài bởi vì thắt ngoài người phương tay rất kỵ - Khi tiếp khách người Anh không nên sử dụng caravat sọc. - Màu sắc trong kinh doanh thường sử dụng là màu đỏ và tùy thuộc vào màu sắc trang phục mà chọn caravat cho phù hợp. 4 . Cách tặng hoa và ý nghĩa một số loại hoa: Tặng hoa là một trong những nghiệp vụ đầu tiên trong giao tiếp mà theo các chuyên gia tâm lý thì cái gì đầu tiên thường để lại ấn tượng sâu sắc. Theo phong tục quốc tế thì khi tặng hoa nên tặng theo số lẻ ( 1,3,5,7,9, … ) vì số chẳn thường dùng cho người chết, tuy nhiên trừ trường hợp số 13 … Ngoài ra khi tặng hoa cần phải xem xét người nhận là người nước nào, vì mỗi quốc gia khác nhau cũng khác nhau nhiều về phong tục tặng hoa ( Đối với người Nhật hoa cúc là sự vinh hạnh nhưng đối với người Pháp đó là sự sỉ nhục ). 2.Để cuộc giao tiếp đi đến thành công cần chú trọng những phẩm chất sau: Ngoại hình Ấn tượng ban đầu đóng vai trò quan trọng trong một mối quan hệ. Ngoại hình chính là công cụ để bạn tạo thiện cảm với mọi người từ cái nhìn đầu tiên. Trong giao tiếp kinh doanh, ngoại hình càng đóng vai trò quan trọng để bạn thể hiện bản sắc của mình ngay lần đầu gặp mặt. Bạn không cần có một khuôn mặt khôi ngô, xinh đẹp, một vóc dáng người mẫu mà lựa chọn trang phục và các phụ kiện đi kèm một cách khéo léo mới chính là điểm then chốt để thể hiện cá tính của bạn. Chọn trang phục phù hợp dáng người, phù hợp môi trường gặp gỡ, gọn gàng, thơm tho, những phụ kiện đi kèm như túi xách, đồng hồ, điện thoại không quá lòe loẹt, rối rắm sẽ thể hiện bạn là một doanh nhân trẻ đầy chuyên nghiệp và tự tin. Lời nói Ngôn ngữ là công cụ cơ bản để giao tiếp, truyền thông tin giữa mọi người. Ngữ điệu trong giọng nói cần được sử dụng hợp lý với từng môi trường, từng đối tượng khác nhau. Bạn hãy luôn nhã nhặn với phụ nữ, khẳng khái khi trình bày vấn đề của mình và dõng dạc khi tuyên bố một quyết định. Ngẫu hứng trong lời nói là điều nên có với một doanh nhân. Một câu bông đùa, một mẩu chuyện hài hước đúng với bản chất công việc sẽ làm không khí thêm phần thoải mái và đối tác, khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu, cảm mến và từ đó tin tưởng bạn. Ngôn ngữ cơ thể Là một phần không thể thiếu trong đời sống giao tiếp của con người, ngôn ngữ cơ thể nhiều khi còn có sức mạnh hơn tất cả kỹ năng khác trong nghệ thuật giao tiếp. Ánh mắt, nụ cười hay cái hất tay có thể truyền đạt đến người nghe một lượng thông tin đi kèm cảm xúc mà không có công cụ giao tiếp hay thông tin nào có thể làm được. Một nụ cười thể hiện sự đồng ý, cái liếc mắt lém lỉnh tạo sự thiện cảm, hay mím miệng thể hiện sự bất đồng một cách nhẹ nhàng. Vẻ mặt nhiều khi có sức thuyết phục hơn là hàng giờ diễn thuyết. Cử chỉ nhiều khi đều nằm trong bản năng con người. Trong môi trường giao tiếp hàng ngày, một tật xấu như cắn móng tay, vân vê nút áo có thể làm trở nên cá tính, khó quên và dễ mếm trong mắt người thân, nhưng là doanh nhân, tất cả tật xấu ấy là điều nên tránh vì những tật xấu ấy nói lên sự lúng túng, thiếu tự tin của bạn. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn. Sự chuẩn bị Giao tiếp mặc dù là kỹ năng ứng xử, nhưng sự chuẩn bị cho các tình huống giao tiếp là hết sức cần thiết. Trên thực tế, phần lớn các tình huống giao tiếp thông minh của các doanh nhân là do đã chuẩn bị tinh thần hoặc kinh nghiệm để lại. Chúng ta đã nói đến ngoại hình, lời nói, cử chỉ, những kỹ năng cơ bản của nghệ thuật giao tiếp. Tất cả đều cần sự luyện tập và chuẩn bị thật kỹ càng. Chuẩn bị trang phục đến một hội thảo lại khác một buổi tiệc tùng, lời nói trên bục thuyết trình lại khác lời nói trên bàn nhậu, cử chỉ khi tiếp xúc khách hàng khác xa khi chính bạn là khách hàng quan trọng của đối tác. Trên tất cả, để có được một buổi thương thảo thành công, một buổi tiệc tùng gây nhiều ấn tượng, bạn cần chuẩn bị một tâm lý thật vững vàng nhưng thoải mái. Làm sao bạn có thể giao tiếp thành công khi bạn còn mang ý nghĩ thua kém đối tác hay không thiện cảm với khách hàng của mình. Tinh thần phấn chấn, nhiều cảm hứng sẽ là xúc tác để bạn có những cái bắt tay đầy tự tin, những câu bông đùa khôn ngoan, phong thái đĩnh đạc hay đơn giản là trao danh thiếp đúng thời điểm. Tất cả sẽ làm nên hình ảnh một doanh nhân đáng tin cậy. Biết đặt câu hỏi đúng Biết đặt câu hỏi đúng sẽ có tác dụng rất lớn đối với thành công của bạn, không chỉ trong cuộc sống mà cả trong việc điều hành công việc, lãnh đạo nhân viên, lẫn đàm phán kinh doanh. Đặt câu hỏi sai là đồng nghĩa với việc không nhận đươc thông tin có ích, hoặc không nhận được câu trả lời mà bạn cần cho những quyết định quan trọng của mình. Vũ khí quan trọng của những nhà đàm phán giỏi là kỹ năng đặt câu hỏi. Chính những câu hỏi là lý do dẫn dắt và khiến câu chuyện tiếp diễn, đồng thời thu hút đối tượng tham gia vào cuộc trò chuyện và chia sẻ thông tin với mình. Đó cũng là cách mà bạn tìm kiếm thông tin, đặc biệt là những thông tin mà bạn còn chưa biết. Thậm chí ngay cả khi bạn đã biết câu trả lời rồi, thì bạn vẫn nên đặt câu hỏi, vì ít ra, nó sẽ xác nhận điều bạn biết có đúng hay không. Hãy rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi mở - ngược với câu hỏi "đóng" chỉ có thể trả lời bằng "có" hoặc "không" - thì sẽ nhận được các câu trả lời diễn giải, mở rộng vấn đề. Các câu hỏi bắt đầu bằng "tại sao", "ai", "cái gì" sẽ có xu hướng gợi mở trong giao tiếp. Và bạn sẽ có nhiều cơ hội để thu nhận tất cả những thông tin mà bạn cần. Tinh tế Giao tiếp với mọi người là cả một nghệ thuật. Xưa nay những người thành công trong lĩnh vực này đều là những người biết cách ứng xử tinh tế. Khi ta nói chuyện cần phải có ý tứ, bởi vì câu chuyện của mình có thể vô tình khiến người khác chạnh lòng. Dù ác ý hay vô tư thì cả hai trường hợp đó, lời nói vẫn có tác hại như nhau, và nỗi đau do nó gây ra không vì do vô tình mà giảm nhẹ đi. “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh, ta cần phải có một chuẩn mực nhất định. · Nghiêm khắc với mình nhưng cần rộng lượng với người khác là một trong những nguyên tắc xử thế để rèn luyện bản thân mình trở thành người có nhân cách hoàn chỉnh hơn. · Biết thể hiện mình nhưng đừng bao giờ hạ thấp người khác. Trong giao tiếp, bạn có thể tự giới thiệu mình một cách hợp lý nhưng không nên tự cao tự đại, tự coi mình là tài giỏi hơn tất cả mọi người. Nếu không thì những cố gắng trong giao tiếp của bạn trở nên vô nghĩa. Nhưng trong những trường hợp nhất định, bạn cũng cần cho đối phương biết bạn là ai, và bạn đang làm gì? Đừng giả tạo, vờ vĩnh để phô trương cá nhân, điều này chỉ làm cho người khác mất cảm tình với bạn mà thôi. · Thẳng thắn nhưng không thô lỗ. Nếu bạn ăn nói quá thẳng thừng, lỗ mãng và cứng nhắc thì sẽ làm người nghe rất khó chịu, và họ sẽ cho rằng bạn là người khô khan, vô ý. · Khiêm tốn nhưng không giả dối. Khiêm tốn là một nét đẹp trong tâm hồn tính cách của con người. Nhưng khiếm tốn phải được thể hiện trên cơ sở của đức tính thật thà, chân thành chứ không phải là giả tạo, thiếu trung thực. . Linh hoạt trong mọi tình huống không được tùy tiện,nói năng bạt mạng và có những hành động thiếu suy nghĩ tùy hứng Ngoài ra khi đến các buổi hội nghị, tiệc tùng trong kinh doanh chúng ta cũng nên tập thói quen sau để có khả năng thích ứng với những tình huống: Đến dự với tinh thần thoải mái Nếu bạn đi mà cho rằng đó là bất đắc dĩ và thấy không thoải mái, bạn sẽ làm cho buổi gặp gỡ trở nên miễn cưỡng. Hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để tiếp xúc với nhiều người và bạn sẽ có buổi gặp gỡ vui vẻ và thú vị. Thay vì đứng lặng lẽ, dựa vào tường, vắt chéo tay và khuôn mặt không mấy vui vẻ, bạn sẽ luôn cười nói, đi tới đi lui để tiếp chuyện và tỏ ra rất thoải mái trong giao tiếp với mọi người. Hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy người khác. Luôn sẵn sàng chủ động giới thiệu mình với người khác Chủ động giới thiệu mình và bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Hãy luôn cầm ly rượu bằng tay trái để tay phải có thể sẵn sàng bắt tay. Nếu bạn ngồi, quay sang hai bên, chào mọi người và tự giới thiệu mình. Luyện tập kỹ năng nghe Người ta thường nói “Nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế phần lớn mọi người có xu hướng thích “gieo” nhiều hơn “gặt”. Người có kỹ năng nghe tốt là người biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện. Bạn có thể dùng một số cách bình luận như: “Nghe có vẻ giống như ”, “Không biết có đúng là anh A làm ở công ty XYZ không?”, “Tôi cũng gặp trường hợp tương tự năm ngoái ”, “Cuối cùng anh ta làm gì?” Có rất nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để đưa ra cách tiếp chuyện thích hợp. Đừng uống quá nhiều Nhiều người nghĩ rằng uống sẽ làm tăng hưng phấn trong giao tiếp, nhưng mặt trái của nó là bạn có thể sẽ không kiểm soát được bạn đã nói gì. Sẽ rất tệ hại khi bạn tỉnh táo và nhận ra rằng lẽ ra không nên nói như vậy khi gặp gỡ người khác. Lúc đó thì đã quá muộn. Lịch sự lúc chia tay Bạn không chỉ cần lịch sự lúc ban đầu gặp nhau mà cách bạn rút lui, chia tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi cuộc gặp gỡ và cho rằng để không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Đó là cách lý giải không hợp lý vì bạn sẽ không gây được ấn tượng. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Những câu nói: “Rất hân hạnh được gặp ông!”, “Hy vọng được gặp lại ông tại ”, “Tôi rất vui mừng được nghe anh nói về ” không phải là vô ích. 3. Những điều cần lưu ý trong kinh doanh: Để kết quả của việc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta phải có các kĩ năng giao tiếp. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp thì chúng ta cần phải chú ý đến một số điểm sau: Tuỳ từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà bạn có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. Khi giao tiếp, điều không thể thiếu được đó là sự tự tin, tự tin về bản thân và tự tin về lời nói của mình. Đừng nên tỏ ra quá rụt dè, thiếu tự tin...Điều đó không có lợi cho việc giao tiếp của bạn. Nếu có cuộc gặp mặt hay một cuộc hẹn trước với một ai đó thì bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng và có thể chuẩn bị trước chủ đề mà bạn sẽ trao đổi. Như vậy sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, chủ động trong lần giao tiếp đó. Một yếu tố tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp của bạn - đó là trang phục. Bạn nên chú ý đến cách ăn mặc của mình, không nên ăn mặc quá kệch cỡm, hở hang hay quá luộm thuộm - bởi dù bạn có nói hay đến đâu thì qua vẻ không lịch sự của bạn cũng đã khiến người khác mất cảm tình ngay từ giây phút đầu tiên. Lời nói: Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá... Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện. Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ. Trong khi giao tiếp nên tránh "thao thao bất tuyệt" mà không chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời. Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta không được rõ thì lúc này nên lắng nghe chứ không nên "nói bừa", nghĩa là phải đảm bảo sự thành thật và chính xác trong lời nói của mình. Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn trọng ý kiến của người khác. Tránh nói nhiều về mình : Người ta thường ít có thiện cảm với kiểu người này . Vì người chỉ nói đến mình là người chỉ nghĩ đến mình . Và người chỉ biết nghĩ đến mình là người thiếu giáo dục , cho dù trình độ học vấn của họ đến đâu đi chăng nữa. Tránh xử dụng tiếng lóng hoặc dùng ngoại ngữ ở những chỗ không phù hợp : Trông bạn ăn diện thật sang trọng quý phái , nhưng nếu miệng lại thốt ra toàn từ " chợ búa " thì mọi người chung quanh sẽ nhìn bạn bằng con mắt khác ngay . Trong trường hợp dùng ngoại ngữ cũng vậy , nếu người nói chuyện ở trong cùng môi trường nghề nghiệp với bạn thì không sao , nhưng nếu bạn dùng tiếng nước ngoài để nói kiểu " chêm " vào với ông bà , cha mẹ hoặc với người hàng xóm thì trông bạn có vẻ lố bịch và hợm hĩnh đấy . Tránh không nên nói kiểu đả kích người khác : Người ta sẽ chẳng coi trọng chính bạn nếu bạn đả kích người khác sau lưng . Tránh vội vã thân mật đến mức suồng sã một người mới quen : Trong đám đông , hai người không nên nói chuyện riêng tư thì thầm hoặc cười khúc khích với nhau , rất dễ bị mọi người hiểu lầm là bạn đang chế giễu họ . Nếu có người nước ngoài cùng ngồi chung , thỉnh thoảng phải nói chuyện với họ vài câu . Trước mặt một người không biết tiếng của mình mà chúng ta cứ mải mê nói chuyện với nhau sẽ vô tình làm cho họ ngượng nghịu . Tránh làm những cử chỉ khoa chân múa tay , làm bộ làm tịch như trên sân khấu khi diễn thuyết : Nếu bạn không có tài pha trò thì đừng bao giờ cố bắt chước để nói ra những câu gượng gạo vô duyên , nhạt nhẽo ...sẽ khiến làm cho bạn trở thành con người trơ trẽn . Nên cẩn thận tránh vô ý đụng chạm đến sự bất hạnh tật nguyền của người tiếp chuyện và cần biết chọn lựa chủ đề phù hợp với từng đối tượng Giao tiếp không dùng ngôn ngữ (giao tiếp không lời): Chúng ta sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thể hiện nét mặt, ánh mắt diễn tả ý nghĩa những gì chúng ta định nói. Kĩ năng này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả hơn. Cử chỉ: Khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó thì bạn phải quay mặt về hướng của đối tượng giao tiếp, ở tư thế ngang tầm có thể cùng đứng hoặc cùng ngồi, tránh ở tư thế cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với đối tượng của mình. Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu hiện sự quan tâm tới lời nói của đối tượng, tuỳ theo nội dung câu chuyện mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm hoặc vui vẻ... Trong khi giao tiếp bạn nên nhìn vào mắt duy trì ánh mắt với đối tượng giao tiếp. Có những biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như: gật đầu... Bạn nên hạn chế những hành động sau vì những hành động này không có tác dụng tích cực tới cuộc nói chuyện của bạn: Không nhìn vào đối tượng giao tiếp. Nét mặt cau có, chau mày... Mắt nhìn đi nơi khác trong khi đối tượng đang nói. Có những hành động thể hiện không quan tâm tới lời nói của đối tượng như: đọc sách, báo, tài liệu, luôn liếc mắt nhìn đồng hồ hoặc làm một việc riêng nào đó... Nét mặt thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ như đang vội vàng đi đâu đó không chú ý tới đối tượng mình đang nói gì... Để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy được tôn trọng, để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đổi thì bạn cần chú ý lắng nghe và có sự phản hồi. Xưng hô đúng Đừng bao giờ nghĩ rằng, bạn có thể thoải mái sử dụng tên riêng của người đối thoại và cũng đừng nghĩ rằng như thế là để thể hiện sự thân mật. Trang trọng hơn, cần sử dụng thêm từ “Mister”. Người Nhật có thói quen sử dụng từ Mister và bổ sung thêm từ “san” vào cuối tên họ của khách hàng để thể hiện sự kính cẩn. Tại Thái Lan, sử dụng từ “Khun” thay cho Mister. Đối với người Myanmar, sử dụng tên đầy đủ mới được coi là lễ phép. Thể hiện sự đáng tin cậy Hãy dùng hai tay khi trao và nhận danh thiếp. Khi nhận danh thiếp không nên cất ngay đi, mà dành đôi chút xem xét để thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Nên để danh thiếp đúng chỗ, tránh bỏ vào túi quần sau và không bao giờ được viết vào danh thiếp. Nếu thường xuyên giao tiếp với khách hàng nước ngoài, nội dung trong danh thiếp nên in cả bằng tiếng Anh. Lắng nghe: Lắng nghe là khả năng đón nhận và hiểu những thông điệp mà đối tượng muốn nói. Hãy tỏ ra là bạn đang chú ý tới người nói bằng cách gật đầu hay phản ứng đáp lại bằng những câu ngắn gọn thể hiện sự chăm chú của bạn như: ừ, à, thế à, vậy ư... Đừng ngắt lời người nói khi bạn đang nghe! Hãy lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu chủ đề, không nên chỉ trích phê phán. Cũng không nên nghe chuyện một cách ậm ừ ba phải , như thế cuộc nói chuyện sẽ trở nên tẻ nhạt và đơn điệu . Phản hồi: Có nghĩa là sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dụng câu chuyện mà đối tượng đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là: Để mình hiểu rõ và chính xác về những thông tin mà đối tượng đưa ra, tránh hiểu nhầm như kiểu "ông nói gà, bà nói vịt". Đúng giờ Việc luôn có mặt đúng giờ trong các cuộc hẹn và gặp gỡ là dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng người khác. Bắt tay và cúi đầu chào Thói quen bắt tay của phương Tây cũng là đặc điểm chung phổ biến trong giới kinh doanh châu Á. Nếu ai đó giơ tay, bạn cần bắt tay ngay, nhưng không quá chặt và không quá lâu. Nên nhớ rằng, phụ nữ Hồi giáo không có thói quen bắt tay với nam giới. Tiếp xúc với người Nhật, bạn nên cúi đầu chào khi bắt tay để thể hiện sự tôn trọng. Người Philippines rất cởi mở và thoải mái với việc bắt tay. Khi có sự bất đồng trong giao tiếp: Không phải lúc nào bạn và đối tượng giao tiếp cũng có cùng quan điểm về một vấn đề nào đó. Mỗi người một suy nghĩ, trước một vấn đề mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Vậy trong những lúc như vậy bạn sẽ làm gì? Không nên có phản ứng. Bạn không nên có phản ứng gay gắt ngay từ đầu. Mà nên dành thời gian để suy nghĩ về điều đã nói và hiểu cảm giác của người nói trước khi bạn đáp lại. Hãy đợi đến khi bạn có đủ thông tin để tránh đưa ra những giả thuyết sai. Không nên chỉ chích hay phê phán: Quan điểm của mỗi người còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: nhận thức, trình độ hiểu biết, tính cách....của mỗi người. Vì vậy, chẳng có gì phải căng thẳng nếu ai đó không đồng quan điểm với mình. Nếu quan điểm của mình là tích cực thì cũng không nên chỉ chích hay phê phán, xem thường, chế nhạo suy nghĩ, quan điểm của người khác. Hãy trao đổi dần dần sẽ có lúc bạn và người đó sẽ hiểu nhau hơn. Không nên chung chung. Không nên nói một cách chung chung mà nên nói cụ thể, tập trung vào chủ đề đang thảo luận. Không chuyển chủ đề cho tới khi giải quyết xong. Chú ý đến tác phong và điệu bộ - Không bao giờ nói khi bỏ hai tay trong túi. - OK của người Mỹ lại hàm ý “tiền bạc” đối với người Nhật. - Giao tiếp với người Campuchia, bạn không bao giờ được chỉ tay. - Những người theo đạo Phật coi bàn chân là thứ chướng tai gai mắt, nên khi khoanh chân, bạn nhớ đừng để bàn chân chĩa về phía ai đó. - Đối với người Thái Lan và Campuchia, không nên sờ vào đầu người khác, bởi đó được coi là hành vi rất mất lịch sự. Trao đổi thư từ một cách đúng mực Tránh sử dụng những từ ngữ không phổ biến và quá thiếu chuẩn mực. Cần đọc lại thư trước khi gửi cho người khác để đảm bảo rằng, nội dung và cách trình bày, thể hiện của bạn chuẩn xác. Ăn mặc Tham dự các cuộc gặp gỡ hay hội nghị của giới kinh doanh châu Á, bạn cần ăn mặc lịch sự. Chú ý đến thời tiết để mặc đồ phù hợp. Mặc quần bò không được coi là lịch sự trong các cuộc tiếp xúc này. 4. Làm sao để tự nhận biết và rèn luyện để giao tiếp trong kinh doanh được tốt: a. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc. Tự nhận thức cũng cho phép bạn hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về bạn cũng như thái độ và phản hồi của bạn.Sự tự nhận thức là cơ sở - nền tảng - nền móng - hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc. Nó phải có trước, bởi nếu không hiểu bản thân và cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu người khác cảm xúc như thế nào? Sự tự nhận thức giúp chúng ta biết được cái gì thúc đẩy mình và mình say mê cái gì. Điều này hướng chúng ta đến những công việc yêu thích, khiến chúng ta làm việc vui vẻ, hiệu quả. Nó dẫn tới những mối quan hệ, cả trong công việc lẫn quan hệ cá nhân, ở đó chúng ta sẽ đóng góp có tính xây dựng và tích cực hơn. Và nó cũng dẫn đến cuộc sống chân thật hơn cũng như làm cho chúng ta hài lòng hơn. Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự tự nhận thức giúp chúng ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt chúng ta, khiến ta trở thành người mà mình không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội tại không ai có thể lấy đi. Một số kỹ thuật để phát triển sự tự nhận thức như: - Ghi lại những hành vi và cảm xúc khi đối diện với tình huống căng thẳng.     - Khi tương tác với những người bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những phản hồi về hành vi và hành động của bạn.     - Liệt kê ra các điểm mạnh và điểm cần cải thiện.     - Tìm kiếm người bạn tin tưởng để giúp bạn phân tích khả năng của mình một cách khách quan.     - Tìm kiếm công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm nhận, sau đó nhờ cấp trên hoặc người cố vấn đánh giá bạn cần phải làm gì để cải thiện năng lực của mình.     - Tạo sự tin tưởng với người khác.     - Tận tâm, chú ý và tập trung vào công việc.     - Điều chỉnh bản thân để thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau.     - Tập tư duy tích cực, lạc quan và sáng tạo.     - Đặt ra mục đích và mục tiêu cho bản thân và cho công việc.     - Áp dụng kỹ thuật tự khẳng định. Kỹ năng tự nhận thức không chỉ giúp phát huy năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người mà còn hữu ích cho các doanh nghiệp. Ngày nay, với môi trường cạnh tranh khốc liệt, cấu trúc tổ chức ngày càng phẳng hơn và ít nhân viên hơn, do vậy đòi hỏi nhân viên và cấp quản lý phải quản lý bản thân tốt hơn để có thể làm việc độc lập. Để quản lý bản thân hiệu quả, bạn cần có kỹ năng tự nhận biết. Đồng thời, tự nhận thức cho phép bạn hiểu rõ người khác và cách thức người khác cảm nhận về bản thân bạn, từ đó giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc đồng đội. Một doanh nghiệp với những nhân viên và người quản lý có kỹ năng tự nhận thức tốt sẽ hoạt động hiệu quả hơn do họ vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có khả năng làm việc đồng đội tốt. Ngoài ra, nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm cần cải thiện của bản thân và của nhân viên sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phát huy toàn diện năng lực của mình và nhân viên, đồng thời có kế hoạch đào tạo, phát triển phù hợp. Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo kỹ năng tự nhận thức cho nhân viên bởi nó không chỉ giúp ích cho bản thân nhân viên mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực của mình, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. b. Tập đặt câu hỏi: Biết đặt câu hỏi đúng sẽ có tác dụng rất lớn đối với thành công của bạn, không chỉ trong cuộc sống mà cả trong việc điều hành công việc, lãnh đạo nhân viên, lẫn đàm phán kinh doanh. Đặt câu hỏi sai là đồng nghĩa với việc không nhận được thông tin có ích, hoặc không nhận được câu trả lời mà bạn cần cho những quyết định quan trọng của mình. Thật khó khăn để nhận ra ranh giới thế nào là một câu hỏi đúng và thế nào là một câu hỏi sai, vì nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh xảy ra sự việc và đối tượng được hỏi. Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng mình đã rất nhiều lần lặp đi lặp lại một câu hỏi, mà chẳng bao giờ nhận được thông tin gì từ câu hỏi đó. Ví dụ, nếu bạn hỏi nhân viên của mình: “Tại sao anh lại không nói cho tôi về điều đó?”, chắc hẳn sẽ nhận được câu trả lời từ họ “Ông có hỏi tôi về điều này đâu”. Khi mà chẳng có luật pháp nào hay quy định nào buộc họ phải trả lời, tốt nhất bạn phải suy tính kỹ trước khi đặt câu hỏi để tránh bị rơi vào những tình huống bị động. Hãy lắng nghe để không bị rơi vào thế bị động. Một người biết cách lắng nghe có thể hoàn toàn làm chủ được mọi tình huống và sự trao đổi thông tin. Khi bạn thực sự lắng nghe với thái độ chăm chú, bạn sẽ khiến cho đối tác tin tưởng ở bạn. Con người ta cần đến bạn khi họ gặp phải một vấn đề rắc rối nào đó, hoặc tìm thấy ở bạn những cơ hội cho họ, khi đó họ sẽ cảm thấy họ có thể tin tưởng ở bạn khi bạn lắng nghe họ nói. c.Tập lắng nghe: Khi bạn lắng nghe, đôi tai là bộ phận tiếp nhận những thông tin mà họ nghe được, nhưng có một thứ nữa rất quan trọng và công bằng để đánh giá sự lắng nghe của bạn, đó là đôi mắt. Nếu đôi mắt của bạn không thể hiện sự tập trung chú ý, mà lại ngoảnh đi ngoảnh lại hoặc nhìn ra xung quanh, người khác sẽ có cảm giác là bạn không lắng nghe họ nói. Hãy để đôi mắt nhìn trực diện vào đối tác trong suốt cuộc trò truyện. Nếu cuộc họp hay đàm phán diễn ra trong một thời gian dài, bạn có thể nhìn sang chỗ khác hoặc nhìn xuống bàn để ghi nhanh lại những điều cần lưu ý, nhưng chỉ trong khoảng một giây rồi lại tiếp tục quay về nhìn trực diện vào đối tác. Nếu bạn không duy trì đôi mắt nhìn thẳng vào họ, họ sẽ cảm giác những gì mà họ nói chẳng có ý nghĩa và giá trị với bạn và sẽ cảm thấy rất bực mình khi phải trả lời các câu hỏi của bạn cũng như cung cấp thông tin cho bạn. d. Tập quan tâm đến mọi người: Hãy luôn trò chuyện và trở nên gần gũi. Đừng cố tạo khoảng cách bằng chức vụ hay vị thế sẵn có của bạn. Chính những thư ký hoặc cộng sự là những người đóng góp không nhỏ vào thành công của bạn. Do vậy nếu bạn phải thực hiện một buổi thuyết trình sắp tới, hãy để ý xem có bao nhiêu người đã góp phần vào quá trình chuẩn bị (bạn sẽ ngạc nhiên vì nó có thể nhiều hơn bạn tưởng). Hãy biểu đạt sự ghi nhận và bày tỏ sự cảm kích đối với mọi người. Bạn nên đến trước buổi thuyết trình của mình sớm khoảng 10 - 15 phút và làm quen với những người đang chuẩn bị gần bạn. Bạn có thể khẽ nâng nhẹ tách trà và tự giới thiệu bản thân với người đứng gần. Nếu bạn đến sớm trong một buổi họp với những thành viên lạ, hãy tự giới thiệu bản thân với mọi người. Trong những dịp gặp gỡ giao tiếp thông thường, sử dụng những tình huống có liên quan đến cuộc gặp để phá tan không khí im lặng (như lý do của cuộc gặp, cách trang trí xung quanh, sự hiện diện của những người tham dự, v.v.). Sau khi đã giới thiệu, hỏi han việc làm thế nào họ quen người tổ chức buổi tiệc, hay hỏi han liệu họ có thích bức tranh được treo trên tường gần đó. Bạn cũng có thể nói một ít về bản thân như những sở thích, thú vui, v.v. và chỉ nên vừa đủ để người khác có thể cảm thấy thoải mái và trở nên cởi mở lại với bạn e. Tập cách nói chuyện: Ta nên tập thói quen không nói "ồn ào", hay chợt nghĩ câu gì nói luôn câu ấy mà cần phải suy nghĩ xem câu nói của mình sẽ có tác dụng đến với người nghe như thế nào ? Cái cảm nhận đó nói ra thì hơi khó đấy nhưng thực tế nó chỉ diễn ra vỏn vẹn trong mấy giây đồng hồ mà thôi . Nếu cảm nhận đó được tập luyện hàng ngày thì sẽ còn nhanh hơn , đến độ bạn có thể nói một cách thoải mái như không cần phải suy nghĩ gì thêm nữa .. g. Ngoài ra trong giao tiếp ứng xử với mọi người chung quanh , ta cũng cần phải có một chuẩn mực nhất định để duy trì được mối quan hệ tốt đẹp lâu bền. Thí dụ như : * Tin tưởng nhưng không cả tin , vì khi mình tin tưởng người khác là điều kiện để người khác tin mình rồi. Nhưng lòng tin của bạn phải có giới hạn , nếu bạn chưa thực sự hiểu thấu đáo và gắn bó với đối phương trong suốt thời gian dài. Lòng tin phải có cơ sở , tuyệt đối không được mù quáng , dễ dẫn đến sai lầm. *Nghiêm khắc với mình nhưng cần rộng lượng với người khác là một trong những nguyên tắc xử thế để rèn luyện bản thân mình trở thành người có nhân cách haon chỉnh hơn. * Biết tự trọng nhưng phải tôn trọng người khác , bởi tự trọng là đức tính đáng quý của mỗi người ; nhưng trong cuộc sống bạn không chỉ biết trọng mình mà cần phải biết trọng người nữa. * Biết thể hiện mình nhưng đừng bao giờ hạ thấp người khác. Trong giao tiếp , bạn có thể tự giới thiệu mình một cách hợp lý nhưng không nên tự cao tự đại , tự coi mình là tài giỏi hơn tất cả mọi người. Nếu không thì những cố gắng trong giao tiếp của bạn trở nên vô nghĩa. Nhưng trong những trường hợp nhất định , bạn cũng cần cho đối phương biết bạn là ai , và bạn đang làm gì ? Cần lưu ý rằng , những hành động giả tạo , vờ vĩnh để phô trương cá nhân mình chỉ làm cho người khác mất cảm tình với bạn mà thôi. * Thẳng thắn nhưng không thô lỗ , bởi vì nếu bạn ăn nói quá thẳng thừng , lỗ mãng và cứng nhắc thì còn đâu nét duyên dáng nữa. Ông cha ta thường dạy : " Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau " đấy mà. * Khiêm tốn nhưng không giả dối. Khiêm tốn là một nét đẹp trong tâm hồn tính cách của con người. Nhưng khiêm tốn phải được thể hiện trên cơ sở của đức tính thật thà , chân thành chứ không phải là giả tạo , thiếu trung thực. * Cẩn thận nhưng đừng quá chặt chẽ , bởi sự chặt chẽ , so đo thường không chiếm được tình cảm của nhiều người . Nếu bạn hào phóng , cởi mở thì bạn sẽ là người hạnh phúc vì có được nhiều người yêu mến. * Linh hoạt trong mọi tình huống nhưng không được tuỳ tiện , nói năng bạt mạng và có những hành động thiếu suy nghĩ , tuỳ hứng. Trong một vài tình huống , chỉ cần một hành động thiếu suy nghĩ chín chắn là bạn đã vô tình đánh mất đi những điều tốt đẹp vốn có ở mình. C. KẾT LUẬN: Giao tiếp là một nghệ thuật và rất muôn màu muôn vẻ, mỗi quốc gia mỗi dân tộc đều có phong tục giao tiếp khác nhau ,nó không đơn thuần là việc bạn sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ và gửi thông điệp đến người đối diện mà bạn còn phải biết cách lắng nghe, đọc và hiểu những cử chỉ của người đối diện và ý nghĩa của chúng đó là một quá trình học tập. Không phải ai trên đời khi sinh ra đều có bẩm sinh khả năng giao tiếp, nếu nhận biết được những điểm yếu và điểm mạnh của bản thân và biết kết hợp rèn luyện các khả năng ứng xử đúng cách thì giao tiếp sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống nhất là khi bạn muốn là một nhà kinh doanh thành công trong tương lai. B.BÀI HỌC CHO BẢN THÂN: Trước khi học môn học giao tiếp trong kinh doanh thật tình em không nghĩ là môn học này khó đến thế nhưng càng học em càng thấy hứng thú và rất hay. Mỗi phần học của môn là một cánh cửa cho em cho em mở rộng và đào sâu suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân mình rất nhiều, đúng với câu nói: “ Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhẩm chất và kỹ năng cần thiết của một nhà kinh doanh.doc
Luận văn liên quan