Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - Đầu tư - thương mại Thành Công

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT DOANH NGHIỆP Ngành nghề kinh doanh của DN Ø Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU): Ø Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của DN: ▼ Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: B. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI: 2.1 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô: a. Nhân tố kinh tế - tình hình kinh tế b. Nhân tố chính trị - pháp luật c. Nhân tố văn hóa – xã hội – dân số d. Nhân tố công nghệ 2.2 Đánh giá cường độ cạnh tranh 2.2.1 Tồn tại các rào cản ra nhập ngành: 2.2.2 Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng: 2.2.3 Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: 2.2.4 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: ♣ Đối thủ cạnh tranh trong nước : ♣ Đối thủ cạnh tranh ngoài nước: 2.2.5 Đe doạn từ các sản phẩm thay thế 2.2.6 Đe dọa từ các gia nhập mới: ♣ Đánh giá: 2.3 Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS): Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFAS) III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG: 3.1 Sản phẩm – thị trường Ø Sản phẩm chủ yếu: Sản phẩm vải, xơ sợi, dệt, nhuộm, may, nguyên phụ liệu dệt may. Ø Thị trường: a. Thị trường kinh doanh b. Thị trường mục tiêu: 3.2 Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN: 3.2.1 Hoạt động cơ bản: Ø Hậu cần nhập (Nguồn nguyên vật liệu) Ø Sản xuất Ø Hậu cần xuất Ø Marketing và bán hàng: 3.2.2 Hoạt động hỗ trợ: 3.3 Xác định các năng lực cạnh tranh 3.4 Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược): C. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP I. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí 1.2 Chiến lược khác biệt hóa 1.2.1 Thuận lợi khi áp dụng chiến lược khác biệt hoá. 1.2.2 Chính sách triển khai 1.3 Chiến lược tập trung II. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG 2.1 Chiến lược chuyên môn hóa 2.2 Chiến lược đa dạng hóa 2.2.1 Đa dạng hóa đồng tâm 2.2.2 Đa dạng hóa hàng dọc 2.3 Chiến lược tích hợp 2.3.1 Tích hợp phía trước 2.3.2 Tích hợp phía sau 2.4 Chiến lược cường độ 2.4.1 Thâm nhập thị trường 2.4.2 Phát triển thị trường 2.4.3 Phát triển sản phẩm a. Lí do áp dụng chiến lược: b. Cách thức triển khai chiến lược: 2.5 Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A [IMG]file:///C:/Users/Canhkaka/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG] Hợp tác với E-Land Korea: 2.6 Chiến lược khác 2.6.1 Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 2.6.2 Chiến lược xúc tiến thương mại truyền thống D. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP: 1. Loại hình cấu trúc tổ chức: 2. Phong cách lãnh đạo chiến lược 3. Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp: Ø

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9346 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - Đầu tư - thương mại Thành Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp may, công ty phải nhập một lượng máy may và đội ngũ công nhân may rất lớn để tạo ra những sản phẩm may chất lượng, hợp thời trang và có thể nhận những đơn đặt hàng rất lớn từ khách hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, công ty còn đầu tư một hệ thống công nghệ thông tin khá đồ sộ để phục vụ cho công tác quản lý điều hành sản xuất: - Cơ sở hạ tầng: Công ty đã xây dựng được đường truyền cáp quang tốc độ cao kết nối giữa các ban, ngành, xí nghiệp đến trung tâm dữ liệu, đáp ứng khối lượng giao dịch lớn được xử lý hàng ngày. - Các ứng dụng CNTT: Toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng ngày qua văn bản đã được thay thế bằng thư điện tử. Mạng intranet được xây dựng để cung cấp thông tin nội bộ cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Hệ thống website cung cấp thông tin sản xuất kinh doanh cho khách hàng trong và ngoài nước. - Tự động hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh qua hệ thống phần mềm từ khâu nhận đơn hàng cho đến giao hàng, thanh toán… Nâng cao thương hiệu Thương hiệu thời trang TCM của Dệt May Thành Công là thương hiệu đã được bình chọn và được đánh giá khá cao theo các tiêu chí của giải thưởng như: chất lượng hàng hóa, phong cách kinh doanh,… với hàng loạt nổ lực xây dựng thương hiệu trong thời gian qua công ty đã phát huy thế mạnh của dòng sản phẩm đan, nó đã được khẳng định trên thị trường xuất khẩu các quốc gia: Mỹ, Nhât, EU,… Từ đó đưa thương hiệu thời trang “TCM” với phương châm “năng động hơn, bản lĩnh hơn”, một lần nữa thành công tại thị trường trong nước và trở thành một trong những thương hiệu mạnh tại Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần xây dựng cho mình một thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng. Một sản phẩm tốt không đơn thuần là chất lượng cao mà đòi hỏi sản phẩm đó phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng của riêng mình và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường. Công ty đã cho ra đời hệ thống các của hàng cửa hàng, đại lý đã đưa thời trang TCM đến với người tiêu dùng trong nước. Khai thác thế mạnh tối ưu của chất liệu 100% sợi cotton tự nhiên với những sáng tạo mới trong kiểu dáng. Với những thành công trong kinh doanh và uy tín về chất lượng sản phẩm, Thành Công đã giành được nhiều danh hiệu giải thưởng trong và ngoài nước. Thành Công đang nỗ lực trở về trên thị trường nội địa và tiếp tục tạo dựng uy tín trên thị trường quốc tế. Hầu hết các sản phẩm của Thành Công xuất sang thị trường nước ngoài đều được khách hàng đánh giá là có chất lượng cao. Tuy nhiên các sản phẩm của Thành Công đều mang một thương hiệu khác, thương hiệu của nhà nhập khẩu. Đây chính là sự yếu kém và cũng là một thiệt thòi rất lớn cho công ty. 3.3 Xác định các năng lực cạnh tranh 1 – Quy trình sản xuất – công nghệ: Quy trình sản xuất khép kín từ khâu Kéo sợi à Dệt à Nhuộm à May. Kết hợp với công nghệ tiến bộ tương ứng với từng khâu sản xuất 2 – Nhân lực: Đội ngũ quản lý lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong sane xuất và xuất khấu hàng hóa sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU… Hơn 60% công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên môn, có khả năng đáp ứng được những đơn hàng lớn. 3 – Nguồn lực tài chính – đầu vào: Cơ cấu tài chính mạnh, tổng tài sản đạt hơn 1.070 tỷ đồng năm 2007, vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu tương đối ổn định, tỉ lệ nội địa hóa ở mức cao 4 – Thị trường rộng lớn: Công ty đang sở hữu sản phẩm thun chủ lực được nhiều người biết đến. Công ty hiện có một thị trường xuất khẩu rộng lớn được phân phối bởi các tập đoàn lớn như JC Penney, Sanmar ♣ Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp  Mạnh  Trung bình  Yếu Ma trận các yêu tố bên trong (IFAS) STT Nhân tố bên trong Độ quan trọng Xếp loại Điểm quan trọng Giải thích 1 Quy trình sản xuất khép kín 0.11 4 0.44 Thông suốt, bảo đảm vận hành của công ty 2 Áp dụng công nghệ tiên tiến 0.08 3 0.24 Nhiều công nghệ tiên tiến 3 Đội ngũ quản lý 0.08 2 0.16 Điều hành công ty 4 Đội ngũ nhân viên – công nhân 0.09 3 0.27 Có tay nghề, được đào tạo 5 Cơ cấu tài chính 0.06 2 0.12 Chưa bao quát 6 Các yếu tố đầu vào 0.08 3 0.24 Khá ổn định và chất lượng 7 Xuất khẩu – mở rộng thị trường 0.1 3 0.3 Biết khai thác các thị trường lớn 8 Thương hiệu 0.08 2 0.16 Thương hiệu của nhà nhập khẩu. 9 Hệ thống Marketing – phân phối 0.08 2 0.16 Còn nhiều thiếu sót 10 Vị thế trên thị trường quốc tế 0.09 2 0.18 Vị thế tốt nhưng không ổn định 11 Đáp ứng nhu cầu của khách hàng 0.06 2 0.12 Chưa có hệ thống nghiên cứu nhu cầu khách hàng 12 Chất lượng sản phẩm 0.09 3 0.27 Nổi tiếng với sản phẩm chất lượng tốt. Tổng cộng 1 2.72 3.4 Thiết lập mô thức TOWS (Định hướng chiến lược): Nguy cơ (T – Threats) 1 - Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn. 2 - Nguồn nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của ngành và yêu cầu đặc biệt của khách hàng. 3 - Sự cạnh tranh ở mặt hàng may mặc trên thị trường Mỹ rất khốc liệt trên cả các phân khúc thị trường, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ với ưu thế về chủng loại hàng hoá giá rất rẻ,và càng khốc liệt hơn khi Việt Nam gia nhập WTO. 4 - Hệ thống luật pháp của Mỹ kiểm soát rất chặt chẽ hàng hoá nhập khẩu, cho phép phản ứng nhanh chóng nếu thấy ngành hàng của mình bị phương hại. Hiện chúng ta đang chịu cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ giai đoạn hiện nay. 5 - Phải chịu sự kiểm soát của nước ngoài về bảo vệ môi trường của ngành dệt may, bảo hộ lao động. 6 - Thị hiếu tiêu dùng trên thị trường thay đổi rất nhanh đòi hỏi phải thích ứng kịp thời, đảm bảo tiến độ giao hàng cho các đơn hàng Cơ hội (O - Opportunities) 1 - Kinh tế nước ta tế duy trì mức tăng trưởng ổn định và nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động nhất thế giới. 2 - Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển Ngành Dệt May như: thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ vay ưu đãi đầu tư máy móc thiết bị,… 3 - Nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ. 4 - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu tương đối ổn định. 5 - Việt Nam chính thức trở thành thành viện của WTO, không còn hạn chế bởi chế độ hạn ngạch hàng may mặc, công ty có thể phát triển mở rộng sản xuất và xuất khẩu rất nhiều thị trường như Mỹ, EU, Canada, Nhật,… 6 - Trung Quốc bị hạn chế xuất khẩu sang thị trường Mỹ đối với 28 loại sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh đến năm 2008. 7 - Thị trường may mặc Mỹ liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2008 và tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Điểm mạnh (S - Strengths) 1- Công ty hiện có thị trường xuất khẩu lớn, kim ngạch đều tăng qua các năm. 2 - Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, EU, Nhật,.. 3 - Công ty hiện có đội ngũ quản lý và lãnh đạo có năng lực, trình độ quản lý khá cao và nhiều kinh nghiệm trong ngành dệt may. 4 - Công nhân có tay nghề cao, được đào tạo chuyên môn có đủ năng lực. 5 - Công ty hiện có quy trình công nghệ sản xuất khép kín. Hệ thống máy móc thiết bị tương đối hiện đại và đầy đủ. Có khả năng đáp ứng được những đơn hàng lớn và kỹ thuật cao. 6 - Công ty đang có sản phẩm chủ lực chuyên với các loại vải thun rất đa dạng và phù hợp với giới trẻ, thời trang và thời tiết ngày càng nóng như hiện nay. 7 - Chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu của công ty ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 8 - Khả năng tài chính tương đối mạnh, có khả năng vốn huy động từ các cổ đông và vốn tự bổ sung thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị. 9 - Tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên vật liệu ở mức cao. Điểm yếu (W - Weaknesses) 1 - Yếu kém trong khâu quản lý sản xuất: định mức tiêu hao nguyên vật liệu cao, công tác kế hoạch yếu kém thiếu chuyên môn, dây chuyền máy móc thiết bị được đầu tư khá lâu, chí phí nguyên liệu đầu vào cao, một số nguyên liệu không đáp ứng được yêu cầu của khách nên buộc phải nhập khẩu, đã làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. 2 - Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt để xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, phân tích dự báo thị trường. Phần lớn các đơn hàng vẫn còn sản xuất và bán hàng theo phương thức gia công. 3 - Công tác phân tích đánh giá tiềm năng và thị hiếu người tiêu dùng rất yếu kém, hầu như không có. 4 - Chưa thiết lập được hệ thống phân phối đến các công ty bán lẻ và đại lý bán hàng trực tiếp tại nước ngoài chủ yếu bán cho các tập đoàn lớn Như JC Penney nên dễ bị ép giá. 5 - Thiếu vốn để đầu tư cho máy móc thiết bị mới, xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực theo kịp với nhu cầu của thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như Mỹ Nhật, EU. 6 - Thiếu lực lượng lao động trẻ có tay nghề để thay thế, kế thừa đội ngủ công nhân ngày càng lớn tuổi khó tiếp cận với máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt là đội ngũ thiết kế. 7 - Đội ngũ lao động có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, kinh nghiệm quản lý ở mức thấp, chưa chuyên nghiệp, chưa theo kịp năng suất của các nước trong khu vực. Ma trận TOWS của công ty cổ phần Dệt May Thành Công Từ những phân tích thực trạng hoạt động của công ty cổ phần Dệt May Thành Công và dưới sự tác động của môi trường, công ty đã rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ cho mình. Trên cơ sở đó, ta có thể xây dựng được ma trận TOWS để đưa ra những chiến lược cạnh tranh nhằm tận dụng thế mạnh giành lấy cơ hội, khắc phục điểm yếu nắm lấy cơ hội, dùng thế mạnh của mình để vượt qua khó khăn, phòng thủ chặt điểm yếu tránh nguy cơ. STRENGTHS (Các điểm mạnh) WEAKNESSES (Các điểm yếu) OPPORTUNITIES (Các cơ hội) SO – Chiến lược phát huy điểm mạnh để tận dụng cơ hội - S1 à S9 + O1 à O4: Chiến lược phát triển sản phẩm - S3 à S6, S8, S9 + O5 à O7: Chiến lược mở rộng, phát triển thị trường - S1 à S9 + O1,O2: Chiến lược đa dạng hóa, khác biệt hóa. WO – Chiến lược hạn chế điểm yếu để tận dụng cơ hội - W1, W5 à W7 + O1 à O4: Chiến lược dẫn đạo chi phí - W2 à W4 + O5 à O7: Chiến lược tích hợp THREATS (Các thách thức) ST – Chiến lược phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức S1, S2, S5 àS8 + T1, T2: Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực S3 à S6, S8, S9 + T3 à T6: Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm WT – Chiến lược hạn chế điểm yếu và né tránh các thách thức W1 à W3, W6, W7 + T3 à T6: Chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực W3 à W7 + T1, T2: Chiến lược chi phí thấp W2, W5 à W7 + T3: Chiến lược chuyên môn hóa C. CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP I. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH 1.1 Chiến lược dẫn đầu về chi phí Cạnh tranh về giá là một trong những vấn đề mà các công ty Việt Nam nói chung và Thành Công nói riêng luôn phải đối đầu trên thị trường may mặc hiện nay, đặc biệt là trên thị trường thế giới với đối thủ khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ. Thế nhưng, không phải cạnh tranh về giá là bán giá thấp bằng mọi giá. Thị trường may mặc có rất nhiều phân khúc, do khác biệt về độ tuổi, giới tính, thu nhập. Chính vì vậy, chiến lược chi phí cần được xây dựng hợp lý cho những phân khúc thị trường mà công ty nhắm tới. Ngoài ra, đối với các nhà nhập khẩu đặt hàng với số lượng nhiều, dài hạn, chính sách giá cho những đơn hàng này cần được ưu đãi đặc biệt. Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với chiến lược giá phân biệt. Công ty sử dụng chiến lược giá dựa vào chi phí để đảm bảo đạt mức lợi nhuận tối thiểu. Sau đó, công ty sẽ điều chỉnh giá tăng giảm tùy theo thời điểm mùa vụ, khu vực địa lý, loại sản phẩm, khách hàng…Giá tăng tại thời điểm có nhu cầu cao, giá hạ tại thời điểm có nhu cầu thấp hay giá cao đối với khách hàng nhỏ và số lượng đơn hàng ít và giá thấp đối với khách hàng lớn quen thuộc với số lượng lớn. Như ta đã biết công ty cổ phần may Thành Công là 1 trong những công ty dệt may lớn nhất ở Việt Nam đã phát triển từ lâu. Về chiến lược dẫn đạo chi phí Thành Công có lợi thế hơn các doanh nghiệp cùng ngành về dây chuyền cung ứng, mạng lưới bán hàng rộng khắp Lợi thế của Thành Công so với các doanh nghiệp dệt may khác: Có nguồn nguyên vật liệu ổn định lâu dài: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty: STT NGUYÊN LIỆU NHÀ CUNG CẤP XUẤT XỨ 1 BÔNG XƠ SỢI OLAM INTERNATINAL SINGAPORE 2 BÔNG XƠ SỢI FORMOSA VIỆT NAM, TAIWAN 3 HÓA CHẤT THUỐC NHUỘM TOYOTA TSUSO NHẬT BẢN 4 HÓA CHẤT THUỐC NHUỘM TÂN CHÂU VIỆT NAM 5 BÔNG XƠ SỢI HUALONG MALAYSIA, VIỆT NAM 6 BÔNG XƠ SỢI EVERGREEN GLOBAL SINGAPORE 7 HÓA CHẤT THUỐC NHUỘM BIOTEX MALAYSIA 8 BÔNG XƠ SỢI CTY TM DỆT MAY VIỆT NAM 9 HÓA CHẤT THUỐC NHUỘM DYSTER ĐỨC 10 HÓA CHẤT THUỐC NHUỘM HUNTSMAN THỤY SĨ Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận: Tỷ trọng của nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất của Công ty chỉ chiếm khoảng 60% trên tổng giá thành. Do đó ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào tới doanh thu và lợi nhuận tuy lớn nhưng không đến mức quá lớn như nhiều các doanh nghiệp dệt may khác. Điều này có được là do Công ty thực hiện sản xuất từ nguyên liệu gốc là bông, xơ thông qua nhiều công đoạn với quy trình sản xuất khép kín do đó phần giá trị gia tăng của Công ty ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Chi phí sản xuất thấp Chi phí sản xuất của Công ty có xu hướng giảm dần qua các năm và đạt mức hợp lý (so sánh với các DN trong ngành), Công ty đang áp dụng nhiều biện pháp và chiến lược để tiếp tục giảm chi phí và giá thành nâng cao tính cạnh tranh Thành Công là một trong số ít các công ty dệt may tại Việt Nam có một hệ thống công nghệ hiện đại và dây chuyền máy móc hoàn chỉnh trong các lĩnh vực kéo sợi, dệt, nhuộm, may. Với trình độ công nghệ và thiết bị hiện đại như vậy Công ty có khả năng sản xuất các mặt hàng giá trị cao với chi phí thấp hơn hẳn các doanh nghiệp khác Có thể nói Thành Công có nhiều ưu thế so với các doanh nghiệp dệt may khác về lợi thế cạnh tranh về giá cả có thể áp dụng chiến lược dẫn đạo về chi phí để tăng doanh thu và thị phần cho doanh nghiệp. 1.2 Chiến lược khác biệt hóa 1.2.1 Thuận lợi khi áp dụng chiến lược khác biệt hoá. Nhằm thực thi chiến lược khác biệt hoá của mình thì Thành Công đã dày công chuẩn bị điều kiện và năng lực cần thiết. Với khả năng marketing rộng rãi như liên tục đạt danh hiệu hàng VN chất lượng cao, được sự tín dụng của khách hàng. Thường xuyên tham gia các hội chợ và giới thiệu sản phẩm và tổ chức cá chương trình khuyến mại tri ân khách hàng rất rầm rộ. Đồng thời luôn thể hiện trách nhiệm xã hội như: tham gia tổ chức thành công ASIAN INDOOR GAMES III, tặng quà người nghèo vùng biên giới…Qua đó xây dựng được hình ảnh của công ty trong mắt bạn bè quốc tế th hút đối tác, hợp đồng may mặc. Thành Công với năng lực, sự táo bạo và sức sáng tạo đã mạnh dạn chuyển dần tỷ trọng doanh thu may mặc sang 65% ở nước ngoài và 35% doanh thu trong nước. 1.2.2 Chính sách triển khai Với 3 nhãn hiệu thời trang chính: - TCM- năng động hơn, bản lĩnh hơn. - GENX- Thời trang cao cấp, phong cách thể thao. - F.O.C- Thời trang Mẹ & Bé tạo ra sự mới mẻ. Ta có thể thấy, Thành công đã tạo nên phong cách cho từng đối tượng khách hàng, được khách hàng đánh giá cao và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm. Qua đó thấy được sự khác biệt hoá cho từng đối tượng khách hàng riêng trong khi các đối thủ thì thường ưu tiên sản xuất cho đối tượng cao cấp còn với Thành công thì mọi đối tượng khách hàng đều là các “Thượng đế”. Vì thế Thành công luôn có các chương trình khuyến mại lớn nhằm tri ân khách hàng. Đặc biệt, Thành Công cho ra mắt các sản phẩm mới khác biệt hoàn toàn các sản phẩm trước đây như: Polo- shirt, T- shirt 100% bằng cotton thoáng mát, và rất phong cách. Hơn thế Thành Công còn cho ra măt 200 mẫu thời trang được xếp vào loại hàng độc nhưng được bán với giá rất ưu đãi. Khác với các công ty khác thì Thành Công có nhận gia công thì nhưng nhận gia công với số lượng ít và chỉ cho một số đối tác lâu năm. Còn các công ty khác thì thương gia công cho nước ngoài mà hình thức này doanh nghiệp không được in logo của mình lên sản phẩm mà giá gia công thì thấp trong khi yêu cầu đòi hỏi lại quá lớn. Thành Công cũng không ngừng giới thiệu ra thị trường những khám phá mới của chất liệu, giữa tháng 11.2007 tại tất cả các cửa hàng/shop thời trang GenX sẽ trưng bày và bán các sản phẩm có tính năng đặc biệt "khử mùi dạng túi" với các vòng tròn Cyclodextrin thông minh hấp thu cực nhanh các phân tử mang mùi lạ. 1.3 Chiến lược tập trung - Với dòng sản phẩm GENX dành cho người yêu thể thao Thành Công đã đưa ra 1 số mẫu sản phẩm mới với chất lượng cao, tập trung vào nhóm khách hàng năng động và rất được người yêu dùng ưa thích, tiêu biểu là dòng sản phẩm GENX: GENX - Dòng sản phẩm thời trang đẳng cấp mang phong cách thể thao với đối tượng khách hàng chủ yếu là chuyên viên văn phòng, doanh nhân, những người yêu thể thao... đã góp phần ghi dấu may Thành Công trên thị trường thời trang cao cấp. Nếu như “bóng đá” là môn thể thao vua, thì Golf, Tennis, Jogging, Bowling,.. đang được yêu thích và đánh giá là những môn thể thao sang trọng, tiện ích, bảo vệ sức khoẻ cho các doanh nhân, những người yêu thể thao Việt. Tuy nhiên, muốn phát huy hết tác dụng của những môn thể thao này và trở thành người chơi chuyên nghiệp, ngoài thời gian luyện tập, thực hiện đúng kỹ thuật, niềm đam mê, người chơi cần chọn những bộ trang phục thật đơn giản, tiện nghi và thoải mái. Và thời trang GENX có thể là một trong những sự lựa chọn thông minh và đẳng cấp. GenX - thương hiệu thời trang cao cấp, đặc biệt dành cho người yêu thể thao, được thiết kế chủ yếu từ chất liệu thun 100% cotton dễ thấm hút mồ hôi, thoáng mát kết hợp với sợi CEO@ có tính năng kháng khuẩn, hút ấm, thoáng khí, chứa các Vitamin…Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất qua dây chuyền công nghệ hiện đại, với các kiểu dệt Jacquard tạo các đường kẻ sọc, hoa văn độc đáo, mới lạ. Các dòng sản phẩm chính: Polo-Shirt, T-Shirt, thời trang thể thao. - Thành Công chuyên nhận hợp đồng trang bị đồng phục cho các công ty, học sinh, các đội thể thao. Hệ thống máy may nhập từ Nhật và đội ngũ thợ may được đào tạo từ trường lớp sẽ khiến những mẫu áo quần của Thành Công làm tăng tác phong công nghiệp, không khí năng động, và tinh thần tập thể cho cơ quan.   Những bộ đồng phục thể dục thể thao dễ thoát mồ hôi, đem lại cảm giác thoải mái và sạch sẽ. Ngoài ra, Thành Công chuyên trang bị đồng phục cho các đội tuyển bóng đá, bóng chuyền,... Những nét cắt gãy gọn và đường may chính xác giúp cho tay chân cử động  linh hoạt và thuận tiện hơn. II. CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG 2.1 Chiến lược chuyên môn hóa Chiến lược Chuyên môn hóa ra đời từ những năm giữa thế kỷ 20 và là thành quả của giáo sư Fredericl Winslow Taylor, nguyên tắc chuyên môn hoá quản lý được hiểu là việc làm sao để cho quá trình vận động, thao tác của các công nhân, nhân viên trong công ty diễn ra hợp lý, không trùng lặp, tốn ít thời gian và sức lực, qua đó đạt được năng suất lao động cao nhất. Đó chính là sự hợp lý hoá lao động, hay nói theo cách hiện đại là tổ chức lao động một cách khoa học. Sự xuất hiện của nguyên lý chuyên môn hoá trong quản lý đã đáp ứng đúng nhu cầu của các công ty khi chờ đợi một nhân tố hướng đến thành công trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những biến động lớn... Các chính sách triển khai chiến lược chuyên môn hóa trong công ty may Thành Công: Công ty may Thành Công xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của nhân viên với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần công việc. Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác). Lựa chọn nhân viên thành thạo từng việc, thay cho nhân viên "vạn năng" (biết nhiều việc song không thành thục). Các thao tác được tiêu chuẩn hoá cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hoá, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi. Mỗi nhân viên được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hoá cao độ. Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của nhân viên. Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý: cấp cao tập trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể. Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến, tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục. Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải san sẻ trách nhiệm. Mới đây, ngày 14/08/2009, công ty dệt may Thành Công đã triển khai áp dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp EPR. Việc ứng dụng ERP để quản lý hoạt động doanh nghiệp là mong muốn không chỉ của riêng Thành Công mà còn của nhiều doanh nghiệp lớn khác trong và ngoài ngành Dệt May. Hệ thống này sẽ giúp Doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý, giảm giá thành sản phẩm và khai thác tối đa hiệu suất hoạt động của Công ty. Thực hiện các chính sách triển khai trên công ty may Thành Công đạt được năng suất lao động ở mức cao, giá thành thấp, kết quả cuối cùng là lợi nhuận tăng để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Ưu thế chính của công thức quản lý mới này là: tối ưu hoá quá trình sản xuất nhờ hợp lý hoá lao động, xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn hoá phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp, phân công chuyên môn hoá đối với lao động của nhân viên và đối với các chức năng quản lý, cuối cùng là cách trả lương theo số lượng sản phẩm nhằm kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Chiến lược chuyên môn hoá hướng đến công việc quản lý trong công ty với tầm vi mô. Tuy nhiên, chiến lược này đã đặt nền móng rất cơ bản cho các phương pháp quản lý nói chung, đặc biệt là về phương pháp làm việc tối ưu, có hiệu quả cao, tạo động lực trực tiếp cho nhân viên và việc phân cấp quản lý. 2.2 Chiến lược đa dạng hóa 2.2.1 Đa dạng hóa đồng tâm Thành Công đa dạng hóa cả những ngành nghề truyền thống: Dự kiến trong cơ cấu ngành nghề công ty năm 2010, tỷ trọng ngành nghề truyền thống chỉ sẽ còn khoảng 50% và sẽ tập trung khai thác nhanh, có hiệu quả nguồn quỹ đất đai; Kinh doanh nguyên vật liệu ngành dệt may và các máy móc ngành dệt may; Nghiên cứu khả năng đầu tư, hợp tác sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hóa chất thuốc nhuộm, bao bì, phụ liệu may… Thành Công cũng đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu dệt may: - Các sản phẩm vải đan, vải dệt, vải đồng phục, vải công nghiệp, vải thời trang. Trong đó vải dệt: Vải vân điểm, chéo, sọc, carô từ sợi polyester, polyester pha, sợi micro, sợi filament, sợi xơ ngắn, sợi màu sử dụng để may áo, áo jacket, quần, trang phục y tế (kháng khuẩn); bảo hộ lao động (đặc biệt)... Vải đan: Single jersey, Doule, Pique, interlock, rib, fleece trơn và sọc từ sợi cotton, PE, TC, CVC, Visco, mélange… - Các sản phẩm sợi, dệt, may có tính năng đặc biệt: hút mồ hôi, khô nhanh, giữ nhiệt, khử mùi hôi, kháng khuẩn, chống tia cực tím, chống cháy, chống nhăn,… Thành Công cũng là nhà cung cấp sợi, vải cho các khách hàng là những đối tác Công ty dệt may lớn trong nước. Các sản phẩm: Cotton chải kỹ, TC, CVC, PE, TR, Visco, Slub, OE chi số Ne 20 đến Ne 60 - Sản phẩm may thời trang Polo-Shirt, T-Shirt, trang phục thể thao, trang phục mặc nhà, trang phục trẻ em, trang phục lót, đồng phục văn phòng, công sở, trường học,… trên các chất liệu cao cấp: Vải có độ co rút thấp 2%, vải áp dụng công nghệ xử lý hiện đại, có bề mặt hoặc hiệu ứng đặc biệt: melange, wash pigment… Ngoài ra, việc kinh doanh kho bãi và kho ngoại quan thì rất thuận lợi cho việc xúc tiến bán và xuất khẩu hàng dệt may của Thành Công sang các thị trường Mỹ & EU… 2.2.2 Đa dạng hóa hàng dọc Sau khi cổ phần hóa, chiến lược phát triển của Thành Công không chỉ tập trung vào ngành truyền thống như dệt, may mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác. Chiến lược phát triển ngành nghề của công ty sau cổ phần hóa là trở thành tập đoàn kinh tế hoạt động đa ngành nghề. Bên cạnh việc duy trì phát triển ngành nghề truyền thống (với tốc độ phát triển hàng năm 15%), công ty đã nhanh chóng mở rộng đầu tư, kinh doanh sang các ngành nghề mới như kinh doanh ngân hàng, chứng khoán, thương mại, vật liêu xây dưng, vận tải, xây dựng, bất động sản, dịch vụ du lịch… Cụ thể như: Ở lĩnh vực y tế: Quý IV năm 2007, Công ty CP y tế Thành Công đã được cấp phép thành lập với vốn điều lệ 15 tỷ đồng .Khi hoàn thành, đây sẽ là nơi khám chữa bệnh cho công nhân viên công ty và công nhân trong Khu công nghiệp Tân Bình và nguời dân địa phương. Ở lĩnh vực chứng khoán : Quý I năm 2008 Công ty CP chứng khoán Thành Công cũng được Sở kế hoạch đầu tư phê duyệt hoạt động với tổng số vốn đầu tư 360 tỷ đồng - đứng thứ bảy trong số các Công ty chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam. Ở lĩnh vực xây dựng, bất động sản: Thành Công cùng với các đối tác đã và đang triển khai một số dự án nổi trội, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư như: Dự án KCN Sài Gòn - Long An 250ha, Dự án khu đất chuyên dùng tại Đức Hòa 7ha, Dự án Kho ngoại quan tại cảng Phú Mỹ (17ha), Dự án Khu Du lịch, resort với diện tích 10 ha tại Phan Thiết, Các dự án Trung tâm kinh doanh và căn hộ cao tầng tại Tp.HCM - Thành Công Tower 1 đã khởi công trong năm 2007 với tổng vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng… Dự án có diện tích 9.898m2 gồm 3 block nhà với 297 căn hộ (diện tích từ 50 m2 đến 137,5 m2) và 12 penthouse (diện tích từ 233 m2 đến 434,5m2); 14 tầng và 02 tầng hầm. Công ty cũng đang bắt đầu xúc tiến chương trình di dời các cơ sở sản xuất tại số 8 đường Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú với diện tích 6.4ha để quy hoạch xây dựng khu thương mại, căn hộ cao cấp, v.v. Lĩnh vực dịch vụ, du lịch : Tháng 01.2008 Cổ phần Dệt may Thành công cùng với Công ty Cổ phần Golf Việt Nam (VINAGOLF) và Công ty TNHH Hương Phong (doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy tỉnh Bà rịa Vũng tàu) đã thống nhất hợp tác góp vốn thành lập công ty cổ phần để xây dựng khách sạn tại khu đất có diện tích: 7.691,2 m2 tại 90 Hạ Long, Thành phố Vũng tàu. Lĩnh vực Văn hoá, thể thao (đội bóng chuyền Dệt Thành Công ở hạng A2….) 2.3 Chiến lược tích hợp 2.3.1 Tích hợp phía trước Công ty Dệt May Thành Công hiện đang nắm trong tay 9 cửa hàng lớn tại Hà Nội và TP.HCM. Bên cạnh đó là một loạt các nhà phân phối rộng khắp: các nhà bán sỉ ở các chợ, các tỉnh, hệ thống hơn 50 siêu thị trên toàn quốc và các đơn vị kinh doanh vải, sợi, các sản phẩm may mặc… Sắp tới Thành Công sẽ mở thêm các cửa hàng lớn để giới thiệu sản phẩm, tăng cường hình ảnh đến các đối tượng khách hàng, đồng thời tự chủ hơn trong khâu phân phối. Tuy nhiên công ty vẫn xác định hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào các kênh phân phối trung gian có nhiều kinh nghiệm trong ngành. (Hệ thống cửa hàng thời trang TCM - Công ty CP Dệt may Thành Công) 2.3.2 Tích hợp phía sau Điều khác biệt so với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam là thường nhập nguyên liệu để sản xuất thì với Thành Công họ đã tự chủ được nguồn nguyên liệu cơ bản cho mình qua đó xoá bỏ sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng. Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu trong ngành dệt may VN phải nhập khẩu nước ngoài nên bị phụ thuộc và bị chèn ép về giá. Việc kinh doanh các thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành dệt may tạo ra một lợi thế vô cùng lớn cho hoạt động sản xuất của Cty. Với việc tham gia vào kinh doanh về nguyên liệu phục vụ cho chính ngành dệt may, Cty có thể kết hợp việc nắm giữ nguồn nguyên liệu với việc cung ứng nguyên liệu cho việc sản xuất của Cty, tạo ra một hệ thông khép kín trong toàn bộ quá trình sản xuất. Nắm bắt được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giúp cho Cty chủ động hơn trong sản xuất và tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Ngoài ra, nhờ việc kinh doanh cả các máy móc, công nghệ về ngành dệt may giúp cho DN có thể nắm bắt, sử dụng các công nghệ hàng đầu, mới nhất, ứng dụng vào sản xuất mang lại năng suất cao và tiết kiệm được những khoản chi phí phụ khi mua công nghệ của các nhà sản xuất khác. Với định hướng gia tăng và mở rộng mặt hàng sản xuất và kinh doanh sợi làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (đặc biệt là sợi Visco 30), đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống thì, ngày 10/1/2008 tại Khu công nghiệp Trảng Bàng (Tây Ninh), Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công (TCM) đã chính thức tổ chức Lễ khởi công dự án Nhà máy sợi 60.000 cọc với diện tích 6 ha với tổng mức đầu tư lên tới hơn 300 tỷ đồng. Đây là nhà máy sợi thứ 4 và là một trong số các dự án được xây dựng để thực hiện chiến lược phát triển ngành nghề truyền thống của công ty ,với tốc độ tăng trưởng 15%-20%/năm, góp phần tạo nền móng bền vững để phát triển thành một tập đoàn kinh tế đa ngành. Khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ đảm bảo sản lượng sản xuất 7.500 tấn sợi/năm và nâng tổng sản lượng sợi công ty đạt mức 20.000 tấn/năm, đánh dấu giai đoạn mới cho sự phát triển ngành sợi của công ty. Đây chính là một giải pháp đúng đắn khi May Thành công đang muốn tăng lợi nhuận để đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác, vì mỗi công đoạn sản xuất đều mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận. Tất cả đều nhằm thu được giá trị thặng dư ở mỗi giai đoạn sản xuất cũng như ở dịch vụ cuối cùng. Chiến lược liên kết thích hợp khi các cơ hội sẵn có phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn mà công ty đang theo đuổi. Chiến lược này cho phép củng cố vị thế của công ty trong ngành và phát huy đầy đủ hơn khả năng kỹ thuật của công ty. (Phối cảnh Nhà máy sợi PE 60.000 cọc đã được khởi công xây dựng tháng 1.2008) 2.4 Chiến lược cường độ 2.4.1 Thâm nhập thị trường Trong các nỗ lực nhằm thâm nhập thị trường, đặc biệt là thị trường miền Bắc, công ty đã áp dụng nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR… Một số chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: 30 ngày tưng bừng mua sắm, Giảm giá 50% mùa lễ hội, GENX-mua 2 chỉ thanh toán 1, chương trình khuấy động mùa hè, niềm vui cho bé… Bên cạnh đó, các chương trình quảng cáo, PR cũng được khách hàng đón nhận tốt như các gian hàng hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao , hội nghị khách hàng 2009,… 2.4.2 Phát triển thị trường Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường Mỹ. Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu tại Mỹ là một trong những chiến lược phát triển của công ty, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dệt may với “mũi nhọn về xuất khẩu”. Công ty luôn chú trọng xuất khẩu vào thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản. Hiện tại công ty có mức tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Mỹ từ 5-10% mỗi năm, đạt 48,2 triệu usd vào năm 2007 chiếm khỏan 74% kim ngạch xuất khẩu, công ty phấn đấu trong tương lai sẽ đạt mức từ 15-30%, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong thời gian đầu, công ty tiếp tục củng cố và duy trì thị phần hiện có ở Dallas, Haslet, Buena Park, Washington, New York… thông qua các nhà nhập khẩu Mỹ như: JC Penney, Tonix, Sanmar,.. Đối tượng khách hàng mà công ty nhắm tới vẫn là những người có thu nhập trung bình. Tuy nhiên thị trường Mỹ là một thị trường rất rộng lớn với rất nhiều tầng lớp, họ tiêu dùng sản phẩm dệt may từ cấp thấp đền cao cấp, trong khi thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ 2007 chiếm khoảng 2,8%. Đây là một cơ hội, cũng như đầy thách thức cho Việt Nam nói chung và cho công ty nói riêng. Vì vậy công ty sẽ ra sức tìm kiếm thị phần mới tại thị trường này cụ thể: công ty thiết lập mối quan hệ với các nhà bán lẻ tại thị trường Mỹ thông qua các thương nhân Việt kiều Mỹ, cộng đồng người Việt kể cả người Việt gốc Hoa, thông qua internet, hội chợ triễn lãm hàng dệt may, để thâm nhập vào thị trường. Từ đó, thiết lập các đại lý bán hàng ở Mỹ để giao hàng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu xuất khấu đạt 180 triệu usd. Trong bối cảnh gần đây, thị trường thế giới lên giá vật tư, nguyên liệu, vì vậy Việt Nam cũng bị tác động mạnh. Thành Công là nhà xuất khẩu lớn, có thị trường ổn định, nhiều sản phẩm đã ký hợp đồng tiêu thụ cả năm. Do chủ động một phần nguyên liệu, thực hành tiết kiệm triệt để các nguyên liệu, phụ liệu, phí, tăng thu nhập cho công nhân, cho nên các đơn hàng đều thực hiện đúng thời gian. Do đó Thành Công đã được bình chọn vào top 10 các nhà cung cấp xuất sắc hàng đầu của JC Penny ( tập đoàn lớn của Mỹ). Mới đây, Công ty cổ phần Dệt may Thành Công (TCM) vừa ký hợp đồng cung cấp 1 triệu sản phẩm thời trang cao cấp cho Tập đoàn Wal-Mart của Hoa Kỳ - tập đoàn chuyên phân phối và kinh doanh các sản phẩm thời trang lớn nhất tại nước này. TCM đang tập trung nguồn nguyên liệu, nhân lực để sản xuất nhằm giao hàng kịp cho đối tác vào quý 3/2007. 2.4.3 Phát triển sản phẩm a. Lí do áp dụng chiến lược: Sản phẩm của Thành Công đã ở vào giai đoạn “chín” của chu kỳ sống: các sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đánh giá cao, doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực may mặc. Ngành kinh doanh chính của công ty – ngành may mặc là 1 ngành có đặc trưng thay đổi công nghệ kỹ thuật rất nhanh. Các doanh nghiệp trong ngành này luôn áp dụng những công nghệ, máy móc kỹ thuật tiên tiến nhất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí sx thấp. Đối thủ cạnh tranh chính của Thành Công: may Nhà Bè liên tục đưa ra những mẫu sản phẩm mới, có mức giá thành tương đương với Thành Công nhưng lại có những tính năng nổi trội hơn. Ngành dệt may là ngành có tốc độ phát triển rất cao, hàng dệt may đóng vai trò lớn trong lượng hàng xuất khẩu của VN, cộng với sự phát triển đổi mới liên tục của công nghệ kỹ thuật => Thành Công luôn phải thích nghi với nhg thay đổi đó để có thể theo kịp xu hướng trong ngành, để tiếp tục phát triển trong ngành tiềm năng này. b. Cách thức triển khai chiến lược: Phát triển sản phẩm riêng biệt: Để có thể nâng cao chất lượng, tính năng của các sản phẩm hiện tại, Thành Công đã đâu tư vào cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật, cái tiến công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao hơn với giá thành rẻ. Song song với việc đầu tư ngành nghề mới, Thành Công “không quên” khai thác thế mạnh sẵn có của lĩnh vực ngành nghề dệt may truyền thống đã làm nên gương mặt của Thành Công – được thị trường trong và ngoài nước biết đến như một trong những doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam suốt thời gian qua… Với ưu thế mạnh về xuất khẩu dệt may, các sản phẩm vải đan, vải dệt, vải đồng phục, vải công nghiệp, vải thời trang & các sản phẩm may trang phục thể thao, trang phục mặc nhà, trang phục trẻ em, đồng phục của Dệt may Thành Công từ lâu đã chinh phục các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu. Thành Công còn là nhà cung cấp sợi, vải cho các khách hàng là những đối tác Công ty dệt may lớn trong nước. TCM đã sử dụng Nhà thiết kế nước ngoài thiết kế sản phẩm may và sẽ tìm kiếm những chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực thiết kế vải dệt, vải đan trong thời gian tới để có thể bắt nhịp kịp thời với xu hướng của thị trường vải trong nước và quốc tế. Phát triển danh mục sản phẩm: * Về sản phẩm và chất liệu: Hiện tại công ty đang rất xem trọng công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã mới nhằm quảng bá, xuẩt khẩu sản phẩm cho khách hàng tại Mỹ, với sản phẩm mang thương hiệu công ty. Hiện nay sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang Mỹ là Polo-shirt, T-shirt các loại, sản phẩm thời trang các loại,.. với số lượng gần 19 triệu sản phẩm/ năm, đạt doanh thu xuất khẩu gần 50 triệu usd /năm. Do nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ với mặt hàng may mặc là có xu hướng sử dụng những chất liệu gần với tự nhiên như là cotton, hay pha cotton với tỷ lệ cao. Đây là hướng chính để phát triển rất nhiều sản phẩm mà công ty có khả năng sản xuất như sản phẩm thể thao bằng thu, vải thun, Vải đan cotton có độ co rút thấp, vải đan làm bóng, vải đan co dãn,.. * Xây dựng chủng loại (Đa dạng hoá sản phẩm): Do thị trường tiêu dùng hàng dệt may ở Hoa kỳ khá đa dạng về chủng loại, thu nhập và độ tuổi. Vì thế chúng ta có thể có chiến lược phát triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường. Cùng một loại mặt hàng, công ty cần phải đa dạng hoá thiết kế cho phù hợp với từng độ tuổi, thu nhập, vị trí địa lý khác nhau. Hiện công ty đang áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng được kiểm tra chặt chẽ ngay khi nguyên phụ liệu đưa vào quá trình sản xuất. Trong thời gian tới, công ty tiến hành xây dựng chiến lược phát rất nhiều dòng sản phẩm với chất lượng khác nhau từ cấp thấp đến cao cấp để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, công ty đã ra đời sản phẩm mang thương hiệu công ty như : TCM gen X, TCM fashion,… với chất liệu và chất lương rất tốt nhưng giá thành rất khác biệt, với TCM genX công ty chào bán với giá từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, còn TCM fashion thì với giá từ 100 đến 200 ngàn đồng. Thị trường may mặc là thị trường khó tính về chất lượng, vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty không chỉ được kiểm soát chặt trong quá trình sản xuất, kiểm tra mà còn được công ty chú tâm đến trong khâu đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. 2.5 Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A… Hợp tác với E-Land Korea: Ngày 9/11/2009, Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã cổ phiếu TCM) đã báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước kết quả phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu TCM cho đối tác chiến lược là Công ty E-Land Asia Holdings (Singapore) thuộc Tập đoàn E-Land (Korea). Đợt phát hành này thực hiện theo hình thức phát hành riêng lẻ theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông số 04/2009/NQ-ĐHĐCĐ ngày 25/4/2009. Theo đó Công ty đã hoàn tất việc phát hành và tăng vốn điều lệ từ hơn 374 tỷ lên hơn 434 tỷ. Từ sau khi cổ phần hóa tháng 7/2006, Dệt May Thành Công đã liên tục tăng vốn điều lệ lên gần gấp 3 lần trong 3 năm, từ 160 tỷ đồng lên đến hơn 434 tỷ đồng như ngày nay. Hiện nay E-Land đã nắm giữ tổng số hơn 16 triệu cổ phiếu TCM, sở hữu gần 40% vốn điều lệ Công ty. Động thái này được xem như sự cam kết đầu tư dài hạn từ Tập đoàn E-Land vào TCM. Với tỉ lệ sở hữu gần như tối đa trong phạm vi cho phép của room đầu tư nước ngoài, E-Land không chỉ là cổ đông lớn mà còn trực tiếp tham gia tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đánh giá: Việc hợp tác với đối tác chiến lược E-Land là thành công lớn của TCM trong chiến lược kêu gọi đầu tư vốn tài chính và nguồn lực quản trị từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời qua đó E-Land cũng kỳ vọng sẽ đạt được những mục tiêu chiến lược, mang lại lợi ích cao khi đầu tư vào Thành Công. Là tập đoàn hàng đầu về Thời trang và Bán lẻ tại Hàn quốc, E-Land Group có nhiều kiến thức và kinh nghiệm là nguồn lực mạnh mẽ giúp TCM phát triển ngành nghề truyền thống Dệt May. Ngoài ra E-Land cũng còn tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực có khả năng phát triển cao trong tương lai như bất động sản, ... nên sẽ có điều kiện khai thác tối đa quỹ đất cũng như các tiềm lực khác của Thành Công Việc hợp tác với E-Land không những giúp cho sự phát triển của 2 doanh nghiệp mà đó là cầu nôí phát triển kinh tế hội nhập giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Hợp tác xây dựng Khách sạn: Tháng 01.2008 Cổ phần Dệt may Thành công cùng với Công ty Cổ phần Golf Việt Nam (VINAGOLF) và Công ty TNHH Hương Phong (doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy tỉnh Bà rịa Vũng tàu) đã thống nhất hợp tác góp vốn thành lập công ty cổ phần để xây dựng khách sạn tại khu đất có diện tích: 7.691,2 m2 tại 90 Hạ Long, Thành phố Vũng Tàu. Đầu tư góp vốn: TCM cũng đã đầu tư và góp vốn vào nhiều công ty như: Công ty cổ phần Thành Chí, Công ty cổ phần Thành Quang, Công ty cổ phần Thành Tân Tiến, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Sài Gòn – Long An (SLICO), và Công ty cổ phần Thành Châu. 2.6 Chiến lược khác 2.6.1 Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tài sản vô giá, bộ mặt của công ty, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, hiện công ty đang chủ động sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của mình. Đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt, công ty luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên đã gắn bó với nhiều năm lên làm. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân. Bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện tại công ty có người đạt trình độ sau đại học họ nắm giữ 2 chức vụ phó tổng giám đốc, 356 người có trình độ đại học, 370 người có trình độ cao đẳng trung cấp, còn lại khoản 3.750 người là công nhân kỹ thuật và các trình độ khác, phấn đấu trong thời gian tới công ty sẽ nâng trình độ sau đại học lên 10 người, đại học lên 700 người và hạn chế lao động phổ thông xuống mức thấp chừng vài chục người Tăng cường các chương trình đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành… bằng cách đào tạo tại chỗ hay qua các khóa học trong và ngoài nước. Tiếp tục hợp tác, tuyển dụng lao động từ trường Đại học Công nghiệp 4, sinh viên có năng lực mới ra trường từ các trường đại học khác. Duy trì và thu hút lao động là chiến lược hàng đầu của công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ. Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động. Đối với các vị trí chủ chốt trong hoạt động marketing, bán hàng trong và ngoài nước, công ty tuyển dung rất kỹ, thông qua các công ty săn đầu người, sẳn sàng thuê những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài hoặc người nước ngoài để có được những ứng viên phù hợp. Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế, hiện công ty đang xây dựng cho mình một đội ngủ nhân viên thiết kế hùng mạnh, họ không chỉ suốt ngày ngồi trên máy ví tính, mà công ty tạo điều kiện để họ đi sát với thực tế, tiếp cận nhanh với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước như: tổ chức những chuyến đi du lịch trong và ngoài nước, cho họ tham gia các các chương trình ca nhạc, biễu diễn thời trang, các lẽ hội văn hóa,… Ký hợp đồng đào tạo dài hạn với các trường dạy nghề để đào tạo cho công nhân mới cũng như nâng cao tay nghề của các công nhân cũ, tổ chức thi tay nghề và phát thưởng vào các dịp lễ như 30/4, 1/5, 2/9, …để có thể đáp ứng yêu cầu xâm nhập thị và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. 2.6.2 Chiến lược xúc tiến thương mại truyền thống Sau khi Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ được ký kết, ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng tăng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các doanh nghiệpdệt may Việt Nam đã có nhiều bước đi năng động tích cực trong việc tiếp cận với các nhà nhập khẩu nước ngoài, mở rộng thị phần. Tuy nhiên, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cạnh tranh trên thị trường Mỹ càng trở nên khốc liệt. Chính vì vậy, công tác xúc tiến thương mại, truyền thông sang thị trường nước ngoài được đưa lên ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay. Chiến lược xúc tiến thương mại cho ngành dệt may Việt Nam nói chung, công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công nói riêng trước mắt công ty tập trung và xây dựng thương hiệu cho mình, tăng thị phần, phấn đấu doanh số xuất khẩu đến năm 2015 đạt 180 triệu usd, giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu theo loại hình gia công. Để đạt được những mục tiêu trên, công ty cần xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại và quảng cáo, quảng bá cho mình. Mở rộng quảng cáo, quảng bá về sản phẩm cũng như hình ảnh công ty trên các tạp chí chuyên ngành, niên giám điện thoại (Yellow Pages), sách báo phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên ngành. Nội dung quảng cáo cần nêu bật những ưu điểm về năng lực sản xuất, các tiêu chuẩn quốc tế,….mà công ty đã đạt được. Đẩy mạnh tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm dệt may trong nước, quốc tế nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh sản phẩm, hình ảnh công ty đến với các đối tác lớn những chưa biết đến công ty, các đối tác tiềm năng. Xây dựng và phát triển hoàn thiện hệ thống website của công ty nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu công ty với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Một điểm cần chú ý là khi thiết kế website, công ty phải đảm bảo là khi đối tác tiềm năng sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm dệt may, hoặc thông tin về công ty thì trang web của công ty phải được hiển thị trong những trang đầu, khi đó khả năng có thông tin sẽ đảm bảo các đối tác tiềm năng tìm thấy. Trang web của công ty cũng cần phải hỗ trợ về thương mại điện tử (e-commerce), giúp đối tác dễ dàng liên lạc khi có nhu cầu. Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức ở Mỹ, tham gia cùng các đoàn thương mại đi công tác tại Mỹ, thông qua những thông tin của Văn Phòng đại diện Vinatex ở Newyork và qua đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để tìm hiểu đánh giá các đối tác Mỹ mới có quan hệ. Ngoài ra công ty còn tham gia quảng cáo trên các website dệt may chuyên ngành phổ biến, nổi tiếng trên thế giới được nhiều đối tác dệt may truy cập: www.alibaba.com; www.fiber2fashion.com. D. ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP: 1. Loại hình cấu trúc tổ chức:  Chức năng  Bộ phận  Ma trận  Khác Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, công tác quản lý được thực hiện nhanh chóng theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, các phòng ban có vai trò tham mưu cho cấp trên để xây dựng kế hoạch và ra quyết định. Các quyết định được truyền đạt xuống dưới thông qua lãnh đạo trực tiếp của từng bộ phận. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty Cổ phần Dệt may Thành Công Hội Đồng QT Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Phó Tổng GĐ Phó Tổng GĐ Ban KD XN Dệt Ban KH Ban NC & PT Đan Dệt Ban XK XN TH may TT KD SP Ban VT HH Ban KT CL Ban KT TC Ban NK Sợi Chi nh’ Ban HC NS 2. Phong cách lãnh đạo chiến lược  Định hướng con người  Định hướng nhiệm vụ  Lãnh đạo nhóm  Thờ ơ Định hướng con người Trong quá trình phân tích chiến lược, có thể nhận thấy Thành Công chú trọng đến việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ hiểu biết của nhân viên. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động mà nhóm đã nêu ra trong phần “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”. Bên cạnh đó, Thành Công còn tạo một môi trường làm việc thân mật. Với các hoạt động kỉ niệm thành lập công ty, cùng nhân viên tham gia các sự kiện, hoạt động tình nguyện… Định hướng nhiệm vụ Việt Nam gia nhập WTO, bắt đầu quá trình mở cửa hội nhập, không thể tránh được những rủi ro, khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, nếu xét theo 1 góc độ khác, khủng hoảng kinh tế cũng là 1 cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp may mặc nói chung và công ty Thành Công nói riêng có thể cải thiện vị thế và nâng cấp sức khỏe cho doanh nghiệp. Quần áo, giày dép là những sản phẩm thiết yếu đối với tất cả mọi người. Khủng hoảng làm giảm việc mua sắm của người tiêu dùng, tuy nhiên, nếu có sự tổ chức quản lí, xây dựng chiến lược hợp lí thì Thành công vẫn có thể phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Thành Công xây dựng các hệ thống chiến lược, quản lí cho từng bộ phận, từng phân đoạn trong công ty của mình. Đó là lí do mà Thành Công có thể dễ dàng mở rộng phạm vi kinh doanh của mình sang các nhiều lĩnh vực khác. 3. Một số nhận xét về văn hóa doanh nghiệp: Nhìn 1 cách tổng thể, công ty may Thành Công đã tạo dựng được 1 môi trường văn hóa thuận lợi để cho mọi nhân viên có thể phát huy hết khả năng và năng lực của bản thân. Để có được 1 môi trường doanh nghiệp tốt đẹp như vậy công ty đã phải mất nhiều thời gian công sức và luôn cố gắng qua các hoạt động sau: - Như một nét văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp, ngày 16.08 hàng năm được ghi nhận là ngày truyền thống của Dệt May Thành Công. Năm nay, nhân kỷ niệm 32 năm ngày truyền thống (16/08/1976 – 16/08/2008), Công Ty Cổ Phần Dệt May – Đầu Tư – Thương Mại Thành Công sẽ tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa thu hút tập thể CBCNV tham gia. - Cty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công (TCG) được biết đến như một trong những DN lớn trong ngành dệt may với hơn 30 năm hoạt động, có nhiều đóng góp với cộng đồng qua việc giải quyết việc làm cho 5.000 NLĐ và qua các chương trỉnh từ thiện vốn là truyền thống tốt đẹp của Cty... - Chung một tấm lòng” cùng các doanh nghiệp cả nước sẻ chia trách nhiệm xã hội, Thành Công Group sẽ dành tổng ngân sách 200 triệu đồng ủng hộ đêm văn nghệ phát động từ thiện này. Là một doanh nghiệp năng động - phát triển, gặt hái được không ít thành công trong kinh doanh sau một năm trở thành Công ty cổ phần, Thành Công Group đã đổi mới toàn diện trên nhiều mặt hoạt động, nhưng vẫn giữ lại nét đẹp truyền thống trong văn hoá kinh doanh, ủng hộ tích cực các hoạt động xã hội. - Trợ cấp học bổng cho con em CBCNV hoàn cảnh khó khăn nhưng có tinh thần ham học là nét văn hoá truyền thống được Công Đoàn Công ty CP Dệt may Thành Công duy trì nhiều năm nay. “Quan tâm tới hoàn cảnh CBCNV khó khăn, động viên con em ham học, vượt khó cũng là hành động thiết thực để tổ chức công đoàn luôn là niềm tin yêu của CBCNV và cũng góp phần vào sự gắn bó của người lao động đối với tập thể ngôi nhà lớn Thành Công” - Bà Đinh Thị Thu Hằng, đại diện Công đoàn Công ty khẳng định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Lam (chủ biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007) “Quản Trị Chiến Lược ” NXB Thống Kê. 2. Slide bài giảng môn Quản trị chiến lược 3. “Dệt may xuất khẩu trước cơ hội mới” – Văn Minh Hoa – Báo Sài Gòn Giải Phóng 4. Trang web: www.vietnamnet.vn/kinhte 5. Trang web: www.cafef.vn 6. Trang web: www.thanhcong.com.vn 7. Bản báo cáo thường niên + một số tài liệu về Công Ty May Nhà Bè 8. Báo cáo tài chính năm 2005 à 2009 – Công ty Cổ phần Dệt may Thành Công 9. “Dệt may Việt Nam tái cấu trúc theo chuỗi sản xuất“ – Hoàng Quân – Báo Sài Gòn Giải Phóng. 10. Nhiều bài báo và thông tin liên quan khác trên trang web báo Sài Gòn Giải Phóng: www.sggp.org.vn 11. “Dệt may: Có trụ được với thị trường nội địa“ – Đỗ Tuyết - thongtinthuongmai.vn 12. Nhiều bài viết trên trang web: www.vietchinabusiness.vn/tintuc/kinhte Phó tổng giám đốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần dệt may - đầu tư - thương mại Thành Công.doc
Luận văn liên quan