Đề tài Phân tích cơ cấu vốn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – Vinacomin giai đoạn 2008 - 2010

Với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phần, cấu trúc vốn phù hợp luôn là một quyết định quan trọng, không chỉ bởi nhu cầu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp và các chủ sở hữu, mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các doanh nghiệp đã có nhiều sự lựa chọn hơn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi không ngừng để tận dụng tối đa những lợi thế nội tại và cơ hội do thị trường đem lại, cũng như hạn chế những điểm yếu và thách thức. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu vốn, mong muốn được vận dụng lý thuyết đã học tập và nghiên cứu tại trường đại học vào quá trình thực tập giữa khóa tại Phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, em lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008-2010”. LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG . I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp. 1. Các thông tin chung. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN 6 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN trong ba năm gần đây. II. Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - VINACOMIN 10 1. Thực trạng cơ cấu vốn. 2. Đánh giá cơ cấu vốn. 3. Nguyên nhân. III. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN 1. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới 2. Đề xuất kiến nghị với Công ty. IV. Tóm tắt quá trình thực tập 1. Nội dung công việc thực tập. 2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập. 3. Những bài học rút ra cho bản thân. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cơ cấu vốn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than – Vinacomin giai đoạn 2008 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty cổ phần, cấu trúc vốn phù hợp luôn là một quyết định quan trọng, không chỉ bởi nhu cầu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp và các chủ sở hữu, mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các doanh nghiệp đã có nhiều sự lựa chọn hơn để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thay đổi không ngừng để tận dụng tối đa những lợi thế nội tại và cơ hội do thị trường đem lại, cũng như hạn chế những điểm yếu và thách thức. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ cấu vốn, mong muốn được vận dụng lý thuyết đã học tập và nghiên cứu tại trường đại học vào quá trình thực tập giữa khóa tại Phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, em lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008-2010”. Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm 4 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về doanh nghiệp Phần 2: Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Phần 3: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - VINACOMIN Phần 4: Tóm tắt quá trình thực tập. Do thời gian cũng như kiến thức và kỹ năng phân tích còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và trình bày. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện nội dung nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ Phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN cùng ThS. Nguyễn Ngọc Hà – Trường Đại học Ngoại Thương – đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. NỘI DUNG Giới thiệu chung về doanh nghiệp Các thông tin chung Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Tên Tiếng Anh: Vinacomin – Coal Import Export Joint Stock Company Tên viết tắt: COALIMEX Logo: Trụ sở: Số 47, phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 39424634 Fax: (04) 39422350 Email: coalimex@fpt.vn;  coalimex@hn.vnn.vn Website: www.coalimex.com.vn; www.coalimex.net Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 0103006588 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 25/01/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 06/10/2010. Vốn điều lệ: 48.275.600.000 đồng (Bốn mươi tám tỷ hai trăm bẩy mươi lăm triệu sáu trăm đồng).  Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Hồng Khanh – Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác: than mỏ, các sản phẩm chế biến từ than; thiết bị, phương tiện vận tải, xe máy, phụ tùng, vật tư các loại; khoáng sản, kim khí, nguyên nhiên liệu, vật liệu, hóa chất; hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng; đồ uống, rượu, bia các loại; thuốc lá và nguyên liệu thay thế thuốc lá đã chế biến; thiết bị viễn thông, điện tử; hàng điện máy, điện lạnh; Dịch vụ cho thuê thiết bị, máy móc và ký gửi hàng hóa; Kinh doanh địa ốc và văn phòng cho thuê; Dịch vụ vận tải hàng hóa; Đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; xuất khẩu lao động; Tư vấn du học nước ngoài; Kinh doanh, xuất nhập khẩu cát đã qua chế biến; Sản xuất, chế biến than mỏ và các khoáng sản khác; San lấp mặt bằng; Kinh doanh dịch vụ cảng, kho bãi; Kinh doanh các mặt hàng nông sản; Kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, thủy hải sản; Kinh doanh Nitrat Amon hàm lượng cao. Giới thiệu Công ty, truy cập ngày 10/07/2011. Hiện nay, Công ty có các đơn vị thành viên trực thuộc như sau: Chi nhánh Hồ Chí Minh: có địa chỉ tại Tòa nhà V-Coalimex, 29-31 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh Hà Nội: có địa chỉ tại số 116, ngõ 88 Võ Thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Chi nhánh Quảng Ninh: có địa chỉ tại 33B Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2010”, tr.12 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (COALIMEX) đã trải qua bề dày gần 30 năm hoạt động. Lịch sử đó được chia thành ba thời kỳ, mỗi thời kỳ đánh dấu từng bước xây dựng, phát triển và đổi mới không ngừng của Công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nước và phát triển ngành công nghiệp Than. Thời kỳ từ năm 1982 đến năm 1994 Công ty được thành lập ngày 01/01/1982 trên cơ sở chuyển Công ty Vật tư trực thuộc Bộ Điện Than thành Công ty Xuất Nhập khẩu than và Cung ứng Vật tư (COALIMEX) trực thuộc Bộ Mỏ và Than, sau đó trực thuộc Bộ Năng lượng, nay là Bộ Công Thương với nhiệm vụ chính: Xuất khẩu than; Nhập khẩu, cung ứng vật tư – thiết bị, gia công đặt hàng trong nước; Cung ứng hóa chất mỏ (vật liệu nổ công nghiệp). Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2004 Sau khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập ngày 10/10/1994 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995, vào ngày 01/04/1995, Bộ Năng lượng ra Quyết định số 137/NL/TTCB chuyển Công ty Xuất nhập khẩu Than và Cung ứng Vật tư về trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam. Ngày 25/12/1996, Công ty được đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu và Hợp tác Quốc tế, tên giao dịch quốc tế viết tắt “COALIMEX” được giữ nguyên. Trong thời kỳ này, ngành nghề chính của Công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức mới. Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp nhưng được bổ sung nhiệm vụ Xuất khẩu lao động Thời kỳ từ năm 2005 đến nay Đây là thời kỳ chuyển đổi hình thức sở hữu vốn của Công ty. Công ty chuyển sang hoạt động mô hình Công ty cổ phần theo Quyết định số 149/QĐ-BCN ngày 01/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà nước (đại diện là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam) giữ cổ phần chi phối (59% Vốn điều lệ), với tên gọi là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, tên giao dịch quốc tế viết tắt “COALIMEX” được giữ nguyên. Ngày 01/01/2007, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV, tên giao dịch quốc tế viết tắt đổi thành “V-COALIMEX”. Từ tháng 10 năm 2010, tên mới của Công ty là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, tên giao dịch quốc tế viết tắt là COALIMEX. Tiếp tục kế thừa các nhiệm vụ truyền thống, Công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm ngoài than… “Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty”, truy cập ngày 10/07/2011. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Công ty và các văn bản pháp luật khác có liên quan. COALIMEX tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, từ Giám đốc xuống thẳng các phòng ban mà không cần qua một khâu trung gian nào. Bộ máy quản lý trong Công ty gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động kinh doanh cao nhất với chế độ một thủ trưởng. Tính đến ngày 31/12/2010, tổng số cán bộ công nhân viên Công ty là 212 người, trong đó số cán bộ quản lý là 32 người. Cơ cấu tổ chức của COALIMEX được thể hiện qua sơ đồ 1. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Nguồn: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Cơ cấu tổ chức”, truy cập ngày 10/07/2011 Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, ngân sách tài chính cho các năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của Công ty… Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông; có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại, Hội đồng quản trị Công ty có 03 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm. Ban Kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu sự quản lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Hiện tại, Ban Kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên không quá 05 năm. Ban Giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt sản xuất kinh doanh của Công ty theo Nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông, quyết định của Hội đồng quản trị, Điều lệ Công ty. Ban Giám đốc bao gồm 03 thành viên: 01 Giám đốc – người đại diện theo pháp luật của Công ty – và 02 Phó Giám đốc. Các chi nhánh và phòng ban chức năng: có trách nhiệm giúp đỡ giám đốc giải quyết và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Các phòng kinh doanh cũng đồng thời hoạt động kinh doanh độc lập dưới sự điều hành của Ban Giám đốc. Hiện tại, Công ty có 03 chi nhánh và 09 phòng ban chức năng thực hiện các chức năng nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao. Các chi nhánh, xưởng của Công ty đứng đầu là Giám đốc các chi nhánh những đơn vị này, mặc dù có tư các pháp nhân nhưng không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát, chỉ đạo của Giám đốc Công ty. “Cơ cấu tổ chức”, truy cập ngày 10/07/2011. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN trong ba năm gần đây Trong suốt quá trình phát triển, COALIMEX đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc về hoạt động kinh doanh và được Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban ngành phong tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong những năm gần đây, Công ty cũng luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao các kết quả đạt được. Có thể xem xét khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm 2008, 2009 và 2010 qua bảng 1.1. Bảng 1.1: Báo cáo kết quả kinh doanh tóm tắt các năm 2008, 2009, 2010 (đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu (DT) 418.013.371.190 1.264.014.584.014 1.587.081.184.490 Doanh thu thuần 418.013.371.190 1.264.014.584.014 1.587.081.184.490 Giá vốn hàng bán 293.185.889.612 1.099.547.871.721 1.447.175.955.155 Lợi nhuận gộp 124.827.481.578 164.466.712.293 139.905.229.335 DT hoạt động tài chính 16.044.886.455 2.755.483.178 9.036.059.085 Chi phí tài chính 16.170.623.935 11.178.419.985 5.516.302.991 Chi phí bán hàng 65.255.516.164 84.151.573.142 83.411.101.218 Chi phí quản lý 33.490.910.169 42.504.847.313 35.968.775.277 Lợi nhuận thuần 25.955.317.765 29.387.355.031 24.000.108.934 Lợi nhuận khác 2.137.551.737 1.811.675.941 8.102.211.052 Lợi nhuận trước thuế 28.092.869.502 31.199.030.972 32.102.319.986 Thuế Thu nhập doanh nghiệp 3.933.001.730 7.799.757.743 8.025.579.997 Lợi nhuận sau thuế 24.159.867.772 23.399.273.229 24.076.739.989 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 12.080 4.847 4.987 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán” năm 2008 (tr.9), năm 2009 (tr.9), năm 2010 (tr.9) Từ bảng số liệu 1.1, tính toán được sự thay đổi của các chỉ tiêu và tỷ lệ tăng trưởng (TLTT) qua các năm, thể hiện qua bảng 1.2. Bảng 1.2: Sự thay đổi kết quả kinh doanh qua các năm 2008, 2009, 2010 (đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền TLTT Số tiền TLTT Doanh thu 846.001.212.824 202,39% 323.066.600.476 25,56% Doanh thu thuần 846.001.212.824 202,39% 323.066.600.476 25,56% Giá vốn hàng bán 806.361.982.109 275,03% 347.628.083.434 31,62% Lợi nhuận gộp 39.639.230.715 31,76% (24.561.482.958) -14,93% DT hoạt động tài chính (13.289.403.277) -82,83% 6.280.575.907 227,93% Chi phí tài chính (4.992.203.950) -30,87% (5.662.116.994) -50,65% Chi phí bán hàng 18.896.056.978 28,96% (740.471.924) -0,88% Chi phí quản lý 9.013.937.144 26,91% (6.536.072.036) -15,38% Lợi nhuận thuần 3.432.037.266 13,22% (5.387.246.097) -18,33% Lợi nhuận khác (325.875.796) -15,25% 6.290.535.111 347,22% Lợi nhuận trước thuế 3.106.161.470 11,06% 903.289.014 2,90% Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.866.756.013 98,32% 225.822.254 2,90% Lợi nhuận sau thuế (760.594.543) -3,15% 677.466.760 2,90% Lãi cơ bản trên cổ phiếu (7.233) -59,88% 140 2,89% Qua bảng số liệu trên và các số liệu trong Báo cáo kết quả kinh doanh, có thể nhận thấy: Xét giai đoạn 2008 – 2009: Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh năm 2009 của Công ty tăng mạnh (tăng 846.001.212.824 VNĐ, tương ứng với 202,39% so với năm 2008), chủ yếu do khối lượng than xuất khẩu tăng (tuy giá than giảm), thu nhập từ hoạt động nhập khẩu và cho thuê văn phòng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2010), “Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010”, tr.1, 2, 3. . Lợi nhuận gộp chỉ tăng 39.639.230.715 VNĐ (31,76%), giảm hẳn so với mức tăng doanh thu, còn lợi nhuận thuần cũng tăng 13,22% so với năm 2008, nhưng chỉ chênh lệch 3.432.037.266 VNĐ, bởi doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác của Công ty giảm (lần lượt giảm 82,83% và 15,25%), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng (lần lượt tăng 28,96% và 26,91%), gộp lại lớn hơn nhiều so với mức giảm chi phí tài chính (30,87%) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu vào cuối năm 2008. Có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, tuy lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng 3.106.161.470 VNĐ (11,06%) nhưng lợi nhuận sau thuế lại sụt giảm 760.594.543 VNĐ (giảm 3,15%). Nguyên nhân là do sang năm 2009, Công ty không còn được hưởng chính sách miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp như năm 2007 và 2008 (năm 2006 Công ty được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp). Thứ hai, cổ tức của Công ty năm 2009 sụt giảm 7.233 VNĐ/cổ phiếu (tương ứng với giảm 59,88% so với năm 2008), tuy rằng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm 3,15%. Lý do là vào ngày 26/12/2008, Công ty đã phát hành thêm 2.827.560 cổ phiếu phổ thông, so với con số 2.000.000 cổ phiếu trước đó, đưa tổng lượng cổ phiếu phổ thông của Công ty lên con số 4.827.560. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo thường niên năm 2008”, tr.1 Số lượng cổ phiếu được dùng để xác định lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2008 chỉ là 2.000.000. Do đó, lợi nhuận trên cổ phần giảm là điều hợp lý. Xét giai đoạn 2009 – 2010: Sang năm 2010, doanh thu hoạt động kinh doanh của COALIMEX tăng 323.066.600.476 VNĐ (tăng 25,56% so với năm 2009) do giá bán tăng. Nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 31,62%, khiến lợi nhuận gộp sụt giảm 24.561.482.958 VNĐ (giảm 14,93%). Tuy vậy, năm nay, Công ty đã quản lý tốt hơn chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng được doanh thu hoạt động tài chính nên lợi nhuận thuần tuy có giảm, nhưng chỉ chênh lệch 5.387.246.097 VNĐ so với năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức sụt giảm lợi nhuận gộp. Và những khoản lợi nhuận khác tăng mạnh đã làm cho lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng thêm 2,90%, khiến lãi cơ bản trên cổ phiếu cũng tăng thêm 140 VNĐ/cổ phiếu, tương ứng với 2,89%. Có thể thấy, trong ba năm gần đây, Công ty hoạt động khá tốt, đều thu được lợi nhuận tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế vào cuối năm 2008. Công ty đã vững vàng tìm cách qua giai đoạn khó khăn đó và sang năm 2010, hoạt động kinh doanh của Công ty đã dần đi vào ổn định và đang có xu hướng phát triển. Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than - VINACOMIN Thực trạng cơ cấu vốn Sự thay đổi nguồn vốn từ năm 2008 đến 2010 Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán các năm 2008, 2009, 2010, có thể tóm tắt một số chỉ tiêu thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn từ năm 2008 đến 2010 (đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ phải trả 278.820.339.011 593.487.467.304 610.986.941.724 1. Nợ ngắn hạn 275.264.953.311 580.566.837.606 604.242.261.191 2. Nợ dài hạn 3.555.385.700 12.920.629.698 6.744.680.533 Vốn chủ sở hữu 81.476.252.037 87.972.613.820 83.932.772.803 1. Vốn chủ sở hữu 72.451.027.446 79.044.172.656 83.932.772.803 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 9.025.224.591 8.928.441.164 - Tổng nguồn vốn 360.296.591.048 681.460.081.124 694.919.714.527 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán” năm 2008 (tr.7), năm 2009 (tr.7), năm 2010 (tr.7). Từ bảng 2.1, có thể tính được sự thay đổi của các chỉ tiêu và tỷ lệ tăng trưởng qua các năm, thể hiện qua bảng 2.2. Bảng 2.2: Sự thay đổi nguồn vốn qua các năm 2008, 2009, 2010 (đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền TLTT Sồ tiền TLTT Nợ phải trả 314.667.128.293 112,86% 17.499.474.420 2,95% 1. Nợ ngắn hạn 305.301.884.295 110,91% 23.675.423.585 4,08% 2. Nợ dài hạn 9.365.243.998 263,41% (6.175.949.165) -47,80% Vốn chủ sở hữu 6.496.361.783 7,97% (4.039.841.017) -4,59% 1. Vốn chủ sở hữu 6.593.145.210 9,10% 4.888.600.147 6,18% 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác (96.783.427) -1,07% (8.928.441.164) -100% Tổng nguồn vốn 321.163.490.076 89,14% 13.459.633.403 1,98% Có thể tóm tắt một số chỉ tiêu có sự thay đổi lớn trong nợ ngắn hạn của Công ty qua ba năm trong bảng 2.3. Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu trong nợ ngắn hạn năm 2008, 2009, 2010 (đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Vay và nợ ngắn hạn 86.992.139.334 195.937.803.805 13.638.975.831 Phải trả người bán 82.454.932.088 270.496.994.033 407.044.876.734 Người mua trả tiền trước 73.584.878.849 67.268.671.043 128.359.940.138 Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán” năm 2008 (tr.7), năm 2009 (tr.7), năm 2010 (tr.7) Năm 2009, tổng nguồn vốn của COALIMEX có sự tăng trưởng đáng kể (89,14%) so với năm 2008, trong đó tăng chủ yếu ở nợ phải trả (tăng 112,86%), cụ thể là nợ dài hạn tăng 263,41%, nâng con số từ 3.555.385.700 VNĐ lên 12.920.629.698 VNĐ, còn nợ ngắn hạn có mức tăng thấp hơn (110,91%) nhưng con số tăng thêm đến 305.301.884.295 VNĐ. Ngoài ngành nghề kinh doanh chính là xuất nhập khẩu hàng hóa, Công ty còn hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác như dịch vụ vận tải hàng hóa, xuất khẩu lao động…, đặc biệt là kinh doanh bất động sản và văn phòng cho thuê – lĩnh vực đặc biệt cần nhiều vốn –, ví dụ như đây là năm Công ty bắt đầu triển khai dự án đầu tư bất động sản tại 33 Tràng Thi, Hà Nội Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2010), “Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010”, tr.3. . Không dễ huy động Vốn chủ sở hữu, thêm nữa, vào năm 2009, Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn cho doanh nghiệp, do đó vay nợ là giải pháp hợp lý nhất vào lúc này (vay chủ yếu của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam). Phải trả người bán cũng tăng lên đáng kể, trong khi số tiền người mua trả trước lại giảm. Các chỉ số khác trong nợ ngắn hạn thay đổi không đáng kể. Vốn chủ sở hữu cũng tăng nhưng không đáng kể (6.496.361.783 VNĐ, 7,97%), trong đó vốn chủ sở hữu tăng 9,10%, ứng với 6.593.145.210 VNĐ, còn nguồn kinh phí và quỹ khác (cụ thể là quỹ khen thưởng, phúc lợi) giảm 1,07%. Như đã trình bày tại phần I.4, ngày 26/12/2008, Công ty tăng lượng cổ phiếu phổ thông từ 2.000.000 lên 4.827.560 cổ phiếu để huy động vốn nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu. Lượng cổ phần tăng thêm được tính vào năm tài chính 2008. Do đó sang năm 2009, việc vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể có thể giải thích được. Sang năm 2010, tổng nguồn vốn của Công ty có tăng nhưng không nhiều (chỉ tăng 1,98% so với năm 2009). Tăng nợ ngắn hạn (4,08%, 23.675.423.585 VNĐ) là nguyên nhân chính, trong khi nợ dài hạn giảm 47,80% (6.175.949.165 VNĐ). Có sự thay đổi lớn về cơ cấu các khoản nợ của Công ty: các khoản vay nợ giảm mạnh (từ 195.937.803.805 VNĐ xuống 13.638.975.831 VNĐ), còn các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước đều tăng. Năm 2010, lãi suất vốn vay tăng lên rất cao, sử dụng vốn vay không còn phù hợp nữa nên viêc tận dụng các khoản nợ không mất lãi, hoặc nếu có cũng rất ít như phải trả người bán và tiền người mua trả trước là điều tối ưu. Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm hoàn toàn (8.928.441.164 VNĐ). Điều đáng mừng là vốn góp tăng 6,18%, ứng với 4.888.600.147 VNĐ, tuy không nhiều bằng mức tăng của năm 2009 bởi bị mất mát nhiều chênh lệch tỷ giá hồi đoái. Bù lại, Công ty đã tăng cường cho quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính. Nhưng điều không tránh khỏi là vốn chủ sở hữu giảm 4,59%. Từ bảng số liệu 2.1, ta xác định được tỷ trọng các chỉ tiêu trong nguồn vốn và sự thay đổi tỷ trọng qua các năm. Bảng 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn và sự thay đổi qua các năm 2008 - 2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Nợ phải trả 77,39% 87,09% 87,92% 9,70% 0,83% 1. Nợ ngắn hạn 76,40% 85,19% 86,95% 8,80% 1,76% 2. Nợ dài hạn 0,99% 1,90% 0,97% 0,91% -0,93% Vốn chủ sở hữu 22,61% 12,91% 12,08% -9,70% -0,83% Tổng nguồn vốn 100,00% 100,00% 100,00% - - Tỷ trọng nguồn vốn qua các năm có sự thay đổi: Có sự giảm tương đối về tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (từ 22,61% tổng nguồn vốn vào năm năm 2008 xuống 12,08% năm 2010), tương ứng với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng thêm 10,53% qua hai năm (từ 77,39% tổng nguồn vốn vào năm 2008 lên 87,92% năm 2010), tăng mạnh vào năm 2009 (tăng 9,70%), còn mức tăng năm 2010 chỉ là 0,83%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng là chủ yếu (thêm 8,80% năm 2009 và 1,76% năm 2010, nâng mức từ 76,40% năm 2008 lên 86,85% năm 2010). Có thể nhận thấy rõ một điều: ba năm gần đây, COALIMEX chủ yếu huy động vốn thông qua nợ phải trả (mà chủ yếu là nợ ngắn hạn). Các chỉ số đánh giá cơ cấu vốn và nợ sẽ được xem xét cụ thể ở phần sau. Một số chỉ số đánh giá cơ cấu vốn. Bảng 2.5: Một số chỉ số đánh giá cơ cấu vốn các năm 2008 - 2010 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tài sản ngắn hạn (VNĐ) 314.757.756.592 633.374.374.040 634.602.870.048 Tài sản dài hạn 45.538.834.456 48.085.707.084 60.316.844.479 Tổng tài sản 360.296.591.048 681.460.081.124 694.919.714.527 Nợ phải trả (VNĐ) 278.820.339.011 593.487.467.304 610.986.941.724 Nợ ngắn hạn (VNĐ) 275.264.953.311 580.566.837.606 604.242.261.191 Nợ dài hạn (VNĐ) 3.555.385.700 12.920.629.698 6.744.680.533 Vốn chủ sở hữu (VNĐ) 81.476.252.037 87.972.613.820 83.932.772.803 EBIT (VNĐ) 37.132.605.180 36.067.929.749 35.491.372.794 Lãi vay 9.039.735.678 4.868.898.777 3.389.052.808 Hệ số nợ 77,39% 87,09% 87,92% Tỷ số Nợ/VCSH 3,422 6,746 7,279 Vốn lưu động ròng (VNĐ) 35.937.417.581 39.886.906.736 30.360.608.857 Hệ số chi trả lãi vay 4,108 7,408 10,472 Hệ số nợ: đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản và được tính bằng công thức: Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, tr.347. Hệ số này tương đương với tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số này thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông lại muốn có hệ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lời của cổ đông. Hệ số nợ của COALIMEX trong ba năm vừa qua khá cao (đều lớn hơn 75%, năm 2010 lên đến 87,92%). Tương tự như phân tích tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn ở phần II.1.a, hệ số nợ có xu hướng tăng qua các năm, nhưng không đều: tăng mạnh trong năm 2009, còn sang 2010 mức tăng giảm đi. Muốn đánh giá tỷ số nay này cao hay thấp cần phải so sánh với mức bình quân ngành. Tuy nhiên điều nay khó áp dụng bởi hiện Việt Nam chưa xây dựng được hệ số nợ trung bình ngành. Thay vào đó, có thể đánh giá sự tương quan thông qua việc so sánh giữa hệ số nợ của COALIMEX với hệ số nợ trung bình năm 2010 của một số công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản và nguyên liệu đốt trong nước. Số liệu tổng hợp từ web cafef.vn và tính toán thể hiện qua bảng 2.6 Bảng 2.6: Hệ số nợ một số công ty cổ phần xuất nhập khẩu năm 2010 Tên công ty Hệ số nợ Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN 87,92% Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản Hà Nam 69,00% Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex 51,79% Nguồn: cafef.vn Quả thực không thể đánh giá chính xác bởi số lượng công ty so sánh ít, mặt hàng kinh doanh, quy mô, mục đích sử dụng vốn… của các công ty là khác nhau, nhưng có thể thấy rằng Hệ số nợ của COALIMEX đang ở mức cao hơn so với các công ty cổ phần cùng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Công ty sẽ khai thác được lợi ích của tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp bởi lãi vay được tính vào các khoản giảm trừ thuế. Điều này đặc biệt hiệu quả trong điều kiện Công ty không còn được hưởng chính sách miễn 100% (năm 2006) và 50% (năm 2007, 2008) thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy vậy, rủi ro của Công ty sẽ cao hơn. Hơn nữa, nó có thể khiến khả năng vay nợ của Công ty giảm đi. Tuy nhiên, COALIMEX được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (đơn vị chiếm 55% cổ phần, đại diện cho Nhà nước) bảo lãnh cho vay tín chấp nên vấn đề này phần nào có thể giải quyết được. Hệ số nợ cao, kéo theo tỷ suất vốn chủ sở hữu (còn gọi là tỷ suất tự tài trợ) của Công ty thấp, phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty thấp, gây rủi ro cao, dễ dẫn đến bị phụ thuộc về tài chính. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho biết mối quan hệ giữa huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Nếu tỷ số này nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của COALIMEX đều tăng qua ba năm, từ 3,422 năm 2008 lên 7,279 năm 2010. Năm 2009, tỷ số này tăng gần gấp đôi so với năm 2008 (lên đến 6,746). Có thể so sánh chỉ số này năm 2010 của Công ty với tỷ số trung bình năm 2010 của hai công ty cổ phần xuất nhập khẩu khác qua bảng 2.7 Bảng 2.7: Tỷ số Nợ/VCSH một số công ty cổ phần XNK năm 2010 Tên công ty Tỷ số Nợ/VCSH Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN 7,729 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản Hà Nam 2,431 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex 1,149 Nguồn: cafef.vn Có thể thấy sự chênh lệch rất lớn giữa Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của COALIMEX với hai công ty, tuy rằng hệ số nợ chênh lệch ko quá nhiều. Dù COALIMEX đang hoạt động có hiệu quả, nhưng điều này dễ mang lại những rủi ro tài chính cho Công ty. Vốn lưu động ròng: là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình doanh nghiệp, cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không và tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không. Vốn lưu động ròng được xác định bằng công thức: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – Tài sản dài hạn. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, tr.335. Qua bảng 2.5, có thể thấy Vốn lưu động ròng của COALIMEX cả ba năm đều là số dương, có nghĩa Công ty có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn, đủ vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn mà vẫn còn thừa để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn. Vốn lưu động ròng qua ba năm tăng giảm không đều: năm 2009 tăng (từ 35.937.417.581 VNĐ năm 2008 lên 39.886.906.736 VNĐ), còn năm 2010 lại giảm xuống (còn 30.360.608.857 VNĐ). Thông thường, tăng vốn lưu động ròng là dấu hiệu tốt và ngược lại, nhưng cần chú ý đến cơ cấu tài sản – nguồn vốn, bởi nếu vốn lưu động ròng tăng do nợ dài hạn tăng, đặc biệt khi nợ dài hạn lớn hơn vốn chủ sở hữu, hoặc do phải bán bớt sài sản dài hạn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì đó hoàn toàn không phải dấu hiệu tốt. Còn vốn lưu động ròng giảm nhưng cơ cấu nguồn vốn vẫn đảm bảo an toàn thì đó chưa hẳn là dấu hiệu không thuận lợi. Có thể thấy, năm 2009, nợ dài hạn của Công ty tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu, thêm nữa, tài sản dài hạn tăng (từ bảng 2.5). Vì vậy, việc tăng vốn lưu động ròng là sự việc khá khả quan. Còn sang năm 2010, vốn lưu động ròng giảm nhưng cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi không nhiều nên có thể đó không phải dấu hiệu xấu. Tuy vậy, tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty đang cao nên cũng cần lưu ý đến vấn đề này, tránh để chuyển sang hướng bất lợi cho Công ty. Hệ số chi trả lãi vay: cho biết mức độ đảm bảo trả lãi qua lợi nhuận, hay thu nhập của doanh nghiệp cao gấp bao nhiêu lần chi phí trả lãi. Nếu hệ số này của công ty quá yếu, các chủ nợ có thể gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn đến phá sản. Công thức tính: Hệ số chi trả lãi vay = EBIT / Lãi vay. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, tr.347. Trong đó: EBIT là Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy qua ba năm, COALIMEX sử dụng càng nhiều nợ nhưng Hệ số chi trả lãi vay của Công ty đều tăng mạnh và khá đều (từ 4,108 năm 2008 lên 7,408 năm 2009 và 10,472 năm 2010). Tùy rằng EBIT không phải nguồn duy nhất để thanh toán lãi vay, nhưng điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của Công ty khá tốt và Công ty đã sử dụng nợ khá an toàn. Đánh giá cơ cấu vốn Kết quả đạt được Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2010, cơ cấu vốn của COALIMEX đã được điều chỉnh khá hợp lý nhằm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty và thích nghi với thị trường đầy khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vào cuối năm 2008. Vốn là một vấn đề sống còn lúc này. Không dễ gì huy động được vốn chủ sở hữu, nhưng ngay cuối năm 2008, Công ty đã huy động thành công 2.827.560 cổ phiếu phổ thông, tăng hơn gấp đôi so với con số 2.000.000 cổ phiếu ban đầu, mà chủ yếu là từ các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức (cổ phần của Nhà nước giảm từ 59% xuống 55%) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo thường niên năm 2008”, tr.9 . Bên cạnh đó, Công ty sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả: tận dụng khả năng vay vốn do được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (cổ đông chính của Công ty, giữ 55% cổ phần, đại diện cho Nhà nước) đứng ra bảo lãnh vay tín chấp và chính sách ưu đãi lãi suất vốn vay cho doanh nghiệp của Nhà nước năm 2009; dựa vào uy tín của Công ty và Tập đoàn để huy động vốn qua các khoản nợ từ tiền người mua trả trước và phải trả người bán do các khách hàng trong nước đều chủ yếu là các công ty có vốn góp từ Tập đoàn khi lãi suất vay tăng cao năm 2010. Công ty sử dụng nợ khá hợp lý: chủ yếu dùng nợ ngắn hạn, khi mà ngành nghề chính của Công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu với đặc điểm thời gian xoay vòng vốn nhanh, tận dụng được những lợi ích của vốn vay: hiệu quả tiết kiệm thuế, nhất là khi Công ty không được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nữa, và việc lãi của của vốn vay nhỏ hơn nhiều so với lãi của vốn góp ban đầu. Tuy trong điều kiện khó khăn chung nhưng hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn thu lợi nhuận và mang lại giá trị cho cổ đông. Thêm một điều, tuy sử dụng nhiều nợ nhưng Công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn có thể dùng để tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn do vốn lưu động ròng của Công ty đều dương và khá lớn, hệ số chi trả lãi vay tăng mạnh qua các năm. Khó khăn, tồn tại Sử dụng nhiều nợ trong cơ cấu vốn gây Công ty mức độ rủi ro cao, dễ dẫn đến tình trạng tài chính không lành mạnh, dễ mất tự chủ và bị phụ thuộc về tài chính, không đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, nhất là khi tình hình thị trường lúc này ẩn chứa nhiều bất ổn. Hơn nữa, dù được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bảo lãnh, khả năng vay thêm của Công ty cũng sẽ bị giảm dần. Một điểm đáng lưu ý là vốn lưu động ròng năm 2010 của Công ty sụt giảm. Tuy chưa hẳn là tín hiệu xấu nhưng nếu điều này còn xảy ra trong các năm tới thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới Công ty, chẳng hạn phải bán Tài sản cố định… Nguyên nhân Nguyên nhân chính của những khó khăn, tồn tại kể trên là do Công ty dùng rất nhiều nợ. Tỷ trọng nợ phải trả, đặc biệt là nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn cao và tăng dần qua ba năm, làm cho hệ số nợ và tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của Công ty cao. Năm 2010, mức tăng tài sản ngắn hạn chậm hơn so với mức tăng nợ ngắn hạn, dẫn đến việc Vốn lưu động ròng giảm so với năm 2009. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới Thực hiện đúng các quy tắc và nghiệp vụ kế toán, tăng cường quản lý hồ sơ sổ sách, tích cực cập nhật, nâng cấp hệ thống mạng, máy tính, phần mềm kế toán để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính. Xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khuyến khích, đãi ngộ nhân viên nói chung và nhân viên kế toán tài chính nói riêng một cách hợp lý và kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), “Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011”, tr.6 Đề xuất kiến nghị với Công ty Về Nợ phải trả: Trước hết, Công ty cần rà soát lại tất cả các khoản nợ phải trả, tiến hành phân loại theo từng nhóm đối tượng phải trả như: các khoản phải trả người lao động, cá khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, nộp tổ chức bảo hiểm xã hội, các khoản phải trả người cung cấp… Sau đó, sắp xếp các khoản nợ theo thời gian phải trả: những khoản nợ quá hạn, những khoản nợ đến hạn phải trả. Cần kiểm tra chặt chẽ, đánh giá thường xuyên khả năng trả nợ dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn, tránh để nợ quá nhiều, thời gian thanh toán quá gấp hoặc nhiều khoản nợ phải thanh toán cùng lúc; tính toán giá trị thời gian của tiền tệ, lập kế hoạch trả nợ hợp lý để giảm mức lãi vay và phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty. Tiếp đó là tìm nguồn để trả, có thể thực hiện bằng các giải pháp sau: Tích cực thu hồi công nợ phải thu. Có giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao như: Cải tiến công tác thu mua, tạo nguồn hàng ổn định, chất lượng cao để thực hiện tốt các hợp đồng xuất nhập khẩu nhằm tăng mức luân chuyển hàng hóa; Tổ chức hệ thống đại lý, tích cực chào hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng, tạo điều kiện tăng sức cạnh tranh trên thương trường; Khai thác, mở rộng các thị trường cũ, đồng thời tìm kiếm các mặt hàng, thâm nhập các thị trường mới; Hoàn thiện bộ máy quản lý và cán bộ, sắp xếp hợp lý lao động, bố trí nhân viên phù hợp với trình độ, công việc, nâng cao năng suất lao động; Tăng cường công tác quản lý theo định kỳ, phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá kết quả, ưu – nhược điểm, nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả kinh doanh; … Công ty nên tận dụng lợi thế có uy tín lâu năm, kinh doanh hiệu quả, được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam bảo lãnh và việc hầu hết các khách hàng trong nước đều là các công ty có vốn góp từ Tập đoàn để tranh thủ các khoản ứng trước từ khách hàng như phải trả người bán, người mua trả tiền trước… Các khoản tiền này không thể dùng để trả nợ mà sử dụng để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh quá trình kinh doanh, tạo lợi nhuận – nguồn quan trọng để trả nợ. Cần lưu ý các cam kết về thời gian thanh toán cũng như lãi suất (nếu có) trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, cố gắng đàm phán để có được khả năng thanh toán và tận dụng nguồn tiền hiệu quả nhất. Tính toán hiệu quả kinh tế, đánh giá nhu cầu vốn của Công ty, sự thay đổi của lãi suất vốn vay (hiện đang có tín hiệu giảm trong tương lai) cũng như lợi ích tiết kiệm thuế của vốn vay để sử dụng nguồn nợ này một cách hợp lý. Chỉ sử dụng nợ nếu cần thiết, tránh trường hợp bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ. Công ty cũng cần kiểm tra chặt chẽ, tiến hành rà soát thường xuyên các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn, có mức điều chỉnh hệ số nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cũng như vốn lưu động ròng phù hợp với tình hình kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty, tránh để bị rơi vào tình trạng phụ thuộc tài chính Về nguồn vốn: Có kế hoạch huy động vốn chủ sở hữu phù hợp với kế hoạch kinh doanh sắp tới và tình hình tài chính của Công ty, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn. Tính toán hiệu quả kinh tế của việc sử dụng lợi nhuận giữ lại. Nghiên cứu, tìm kiếm, sử dụng những nguồn vốn, những cách thức huy động vốn mới phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng tài chính của Công ty. Tận dụng những cơ hội của thị trường để huy động nguồn vốn rẻ nhất, hiệu quả nhất. Đánh giá cẩn thận hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư, tránh đầu tư tràn lan gây lãng phí vốn hoặc vay quá mức cần thiết. Quan tâm, theo dõi thường xuyên các chính sách tài chính của Nhà nước, có động thái kịp thời trước sự thay đổi của thị trường. Thông qua Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty có thể đưa các đề xuất, kiến nghị về tài chính, kinh doanh… tới Chính phủ, các cơ quan Bộ, Ngành… nhằm tạo điều kiện thuận lợi của Công ty cũng như các doanh nghiệp khác. Tăng cường hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi và tôn trọng tính độc lập trong các quyết định của từng bên để tạo thành một liên minh lớn mạnh. Đây là xu thế chung để tập trung sức mạnh kinh tế, tập trung vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn, tạo cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận, từ đó tăng vốn chủ sở hữu cho Công ty. Tuy nhiên, Công ty cần tỉnh táo đánh giá các bạn hàng (về uy tín, hiệu quả hoạt động, mức độ rủi ro…), không chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà còn phải tính tới hiệu quả hoạt động lâu dài. Tóm tắt quá trình thực tập Nội dung công việc thực tập Tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán, tài chính, Nghiên cứu tìm hiểu các chứng từ kế toán của Công ty Đọc, tổng hợp, so sánh và phân tích các báo cáo tài chính qua các năm Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập Thuận lợi Em đã được Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN tạo điều kiện cho phép tiến hành quá trình thực tập tại Phòng Kế toán Tài chính Công ty. Trong quá trình thực tập, em cũng luôn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các cán bộ trong phòng về kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời được cung cấp nhiều tài liệu cần thiết cho nội dung đề tài nghiên cứu. Khó khăn Do kiến thức và kỹ năng của bản thân còn hạn chế nên em đã gặp nhiều gặp nhiều bỡ ngỡ khi thực hiện thực tập và nghiên cứu đề tài, khi có rất nhiều điều không thể học hỏi hết trên lý thuyết và sách vở. Thời gian thực tập khá ngắn, chỉ trong 05 tuần nên các nghiên cứu có thể chưa sâu sắc, còn nhiều điểm sai sót cần sửa chữa. Một điều nhỏ nữa là thời gian chờ Quyết định thực tập hơi dài do điều kiện làm việc của lãnh đạo nên thời gian thực tập đã bị rút ngắn hơn. Những bài học rút ra cho bản thân Trong thời gian thực tập tại Phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN, em đã được làm quen với môi trường thực tế tại doanh nghiệp và học hỏi được nhiều bài học quý giá. Đây là cơ hội tốt cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời hoàn thiện thêm kiến thức và các kỹ năng. Thông qua việc giao tiếp, quan sát và học hỏi cách thức làm việc của các cán bộ trong Phòng, em đã hiểu biết thêm nhiều cách thức giao tiếp, tác phong làm việc trong Công ty, về văn hóa doanh nghiệp và cách thức phân bổ công việc của các thành viên trong phòng. Em cũng học được cách tìm kiếm và sắp xếp, tổng hợp các tài liệu cần thiết một cách khoa học và hợp lý, cũng như cách đọc và phân tích chúng. Hiểu thêm nhiều về cơ cấu tổ chức của Công ty và cách thức quản lý một doanh nghiệp lớn cũng một trong những bài học quý em rút ra được sau quá trình thực tập. Tất cả những điều này sẽ là hành trang tốt cho một sinh viên năm thứ ba khoa Quản trị kinh doanh trong quá trình học tập nghiên cứu, trong thời gian thực tập cuối khóa và viết khóa luận tốt nghiệp sắp tới và đặc biệt là trong suốt quá trình công tác sau khi ra trường. KẾT LUẬN Vốn là một nhu cầu không thể thiếu và mang tính chất sống còn với mọi doanh nghiệp. Thay đổi cơ cấu vốn là động thái tích cực của doanh nghiệp trước tình hình đầy biến động lúc này. Thêm nữa, xác định một cơ cấu vốn hợp lý sẽ tạo nền tảng cho doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng những nguồn lực một cách tối ưu và tránh cho doanh nghiệp những rủi ro tài chính không đáng có. Qua bốn phần của đề tài báo cáo thực tập “Phân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008 – 2010”, em hy vọng bài viết đã đưa đến một cái nhìn khái quát về Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN và cơ cấu vốn của công ty trong ba năm vừa qua, cũng như quá trình thực tập giữa khóa của sinh viên năm thứ ba, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại Thương. Bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được các ý kiến đóng góp để hoản thiện hơn đề tài nghiên cứu. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cán bộ Phòng Kế toán Tài chính Công ty Cổ phần Xuất nhập Than – VINACOMIN và ThS. Nguyễn Ngọc Hà – Trường Đại học Ngoại Thương – đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Diệu Linh TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu, giáo trình TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2008”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo thường niên năm 2008”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Bản cáo bạch – Chào bán cổ phiếu ra công chúng”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2009), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2010), “Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2010”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), ““Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011” Các trang web www.coalimex.com.vn www.coalimex.net www.saga.vn Cafef.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu, giáo trình TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2008”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Báo cáo thường niên năm 2008”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2008), “Bản cáo bạch – Chào bán cổ phiếu ra công chúng”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2009), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2009”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2010), “Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), “Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2010”. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN (2011), ““Báo cáo tổng kết – Thực hiện kế hoạch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2011” Các trang web www.coalimex.com.vn www.coalimex.net www.saga.vn Cafef.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích cơ cấu vốn tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN giai đoạn 2008-2010.doc
Luận văn liên quan