Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH xây dựng và dịch vụ vận tải Quang Huy

Đội ngũ lao động luôn yếu tố cấu thành quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ sản xuất kinh doanh nào. Họ tác động đến chất lượng sản phẩm, tối ưu sử dụng chi phí, cũng như giá cả Chính vì vậy trong bất kỳ công ty nào đều chú trọng vào đội ngũ lao động. Chính yếu tố này quyết định sự thành bại của chính doanh nghiệp. Công ty TNHH Quang Huy đã xây dựng được đội ngũ cán bô công nhân viên có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệp, có được như vây chính là nhờ sự đồng long của giám đốc và các nhân viên của chính mình đã làm việc không miệt mài. Trong quá trình làm việc dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo cùng với tinh thần ham học hỏi của nhân viên đã tạo nên lợi thế lớn trong moi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên sự thay đổi không ngừng của công nghệ, các nhân viên cũng gặp phải sự khó khăn nhất định trong việc sử dụng thiết bị sản xuất mới. Nhưng cùng với sự động viên, thậm chí giám đốc cũng tham gia với nhân viên tham gia nghiên cưu công nghệ, nó làm khơi dậy lòng nhiệt huyết chiến thắng muốn làm chủ công nghệ, chính vì vậy đã tạo nên sự hiểu biết tình thâm của người cũ với người mới, lãnh đạo với nhân viên, tạo thành một đoàn thể thống nhất trong toàn bộ công ty. Công ty cũng thường xuyên có các buổi ăn uống để hiểu biết nhau nhiều hơn.

pdf66 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty TNHH xây dựng và dịch vụ vận tải Quang Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động thất thường, đặc biệt là vào cuối năm khiến cho lượng hàng nhập kho cũng biến động theo làm giá vốn tăng. Bên cạnh đó, hao mòn của máy móc cũng tăng dần qua các năm, lương của công nhân viên cũng tăng lên do lương cơ bản của nhà nước tăng lên. Năm 2011, nếu như giá vốn của công ty là 5.332,16 triệu đồng thì đến hết năm 2012 giá vốn là 7.663,88 triệu đồng, tăng 43,7% so với năm 2011. Không dừng lại ở đó, đến hết năm 2013, giá vốn đã là 12.649,14triệu đồng 65% so với Thang Long University Library 30 năm 2012. Cũng gần giống như doanh thu, giá vốn cũng tăng nhanh chóng thậm chí cao hơn, so với năm 2012 gấp 1,65 lần. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng dần qua các năm nhưng không được khả quan. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 là 1,53 triệu đồng, tăng 75,8% so với năm 2011. Với năm 2013 là 1,72 triệu đồng tăng 12,4% so với năm 2012. Từ so liệu trên cho thấy khoản thu ngày đang tăng chậm dần. Nguyên nhân chính là do công ty thanh toán tiền hàng cho người bán chậm dẫn đến việc hưởng chiết khấu thanh toán sớm cũng giảm dần làm cho khoản thu này giảm theo. So với doanh thu từ hoạt động tài chính thì chi phí tài chính (chí phí lãi vay) của công ty không có biến động lắm. Năm 2011 và 2012 chi phí này bằng 0 nhưng sang năm 2013 chi phí này là 4,85 triệu đồng. Đây là do sản xuất bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý của doanh nghiệp rất cao gần như tiêu tốn hết lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Công ty trong những năm gần đây thường xuyên mua sắm trang thiết bị văn phòng, trả lương cho phòng tài chính, kế toán, cũng như nâng cấp sửa chữa các xe vận tải của bộ phận kĩ thuật. Với đội ngũ nhân viên tận tậm, nhiệt tình với công việc trong những năm gần đây, phòng tài chính cũng đã phải làm việc với khách hàng, thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và cũng lắng nghe các ý kiến của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, chủng loại về sản phẩm từ đó công ty có thể rút ra khuyết điểm, nâng cấp cũng như hoàn thiện sản phẩm hơn. Khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp. Mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng không lớn đến doanh thu nhưng đây cũng là điểm yếu cần phải khắc phục đặc biệt tình hình kinh doanh của công ty ngày càng đi vào ổn định, chính vì vậy mà phải tối đa hóa tiết kiệm để phục vụ kinh doanh. Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp là 551,57 triệu đồng, giảm so với năm 2011 là 634,34 triệu đồng, bằng 86,95%. Năm 2013 là 481,75 triệu đồng, bằng 87,35% so với năm 2012. Chi phí này đang giảm dần cho thấy cách làm đúng đắn của công ty cũng như chính sách đúng hướng của giám đốc. 31 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty không nhiều. Do chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm gần hết lợi nhuận gộp. Lợi nhuận năm 2012 là 277,5 triệu đồng , gấp 1,44 lần so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận này là 181,19 triệu đồng, bằng 65,30% năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của công ty không thay đổi trong 2 năm 2011, 2012 do các khoản thu nhập khác – chi phí khác không thay đổi. Nhưng đến hết năm 2013 thì lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 171,45 triệu đồng, bằng 61,79% so với năm 2012. Nguyên nhân sụt giảm là do khoản chi phí khác tăng lên là 9,74 triệu đồng. Tuy con số này không cao so với quy mô kinh doanh của công ty nhưng nó cũng cho thấy sự cố gắng lỗ lực của doanh nghiệp trong tình hình kinh tế ngày càng hội nhập sâu. Lợi nhuận cuối cùng sau khi công ty đã trừ đi số thuế phải nộp. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty là 208,13 triệu đồng, gấp 1,31 lần so với năm 2011. Nhưng năm 2013 thì tình hình lại không khả quan là mấy, thậm chí còn thấp hơn so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế là 134,85 triệu đồng, bằng 63,79% năm 2012. Tuy nhiên những con số này không thể nói hết là công ty có hoạt động hiệu quả hay không. Từ kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2013 là 1 năm khó khăn của công ty, tình hình không khả quan, lợi nhuận sụt giảm so với năm trước do phải chịu các khoản chi phí lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Mặc dù, tình hình kinh doanh của công ty vẫn có lãi, tuy nó không cao nhưng cũng đã cho thấy năng lực tồn tại của công ty trong thời kì khó khăn. Công ty đã có những chính sách đúng đắn, đi đúng hướng để vượt qua một năm 2013 đầy biến động và khó khăn của nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng. 2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty TNHH Quang Huy giai đoạn 2011- 2013 2.3.1 Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp Cũng như các doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là 2 chỉ tiêu mà công ty xem là động lực phát triển. Doanh thu chính là giá trị tiền mà công ty có được nhờ thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh còn lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ta chỉ mới biết được sự phát triển của doanh nghiệp theo Thang Long University Library 32 chiều rộng bao nhiêu, nhưng để hiểu sâu hơn về sự phát triển của doanh nghiệp thì ta phải xét các chỉ tiêu sau: Bảng 2.2: Đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Doanh thu trên đồng chi phí 1,15 1,10 1,052 (96%) (95%) ROE 0,076 0,09 0,054 118% (60%) Lợi nhuận trên đồng chi phí 0,029 0,027 0,01 91,4% 39,25% ROS 0,025 0,024 0,01 95,28% 41,31% ROA 0,029 0,024 0,01 83,57% 41,31% (Nguồn: Phòng kế toán) - Doanh thu trên đồng chi phí của công ty khá thấp và ngày càng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011, cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra thì thu về 1,15481 đồng doanh thu. Trong năm 2012, do hệ lụy của cuộc suy thoái kinh tế, mà giá cả vật liệu đầu vào tăng mạnh mẽ trong khi đó nhằm giữ các khách hàng trung thành và thu hút các khách hàng mới mà giá bán của công ty không tăng mấy làm cho doanh thu trên đồng chi phí không tăng mà còn giảm, cụ thể bằng 96% năm 2011. Năm 2013, vẫn chứng kiến sụt giảm của chỉ tiêu này, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng cũng giống 33 năm 2012 thì chi phí tăng lên đồng thời với doanh thu. Chính vì vậy mà năm 2013, 1 đồng chi phí thu về 1,052657 đồng chi phí, bằng 95% so với năm 2012. - Chỉ tiêu ROE cho biết mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu nhà đầu tư rất quan tâm trước khi quyết định đầu tư kinh doanh. Với mức lợi nhuận sau thuế không cao, nên công ty không thu hút thêm bất cứ nhà đầu tư nào chính vì vậy mà lợi nhuận sau thuế được để lại quỹ lợi nhuận chưa phân phối để hợp lí các khoản chi trả cho kỳ sau. Năm 2012 ROE của công ty cao hơn năm 2011, gấp 1,18 lần nhưng hệ số ROE vẫn thấp, chỉ là 0,09. Sang năm 2013, hệ số nàylà 0,054 tiếp tục suy giảm, chỉ bằng 60% năm 2012. Đây là một điều đáng lo ngại nó cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ kiếm được 0,054 đồng lợi nhuận, mà đang có hiện tượng suy giảm. Công ty cần quan tâm nhiều hơn tới chỉ tiêu này hơn để đầu tư tốt hơn các dự án kinh doanh tiếp theo. - Lợi nhuận trên chi phí trong kỳ rất thấp. Nguyên nhân là do lợi nhuận kiếm ra thì thấp mà chi phi trong kỳ ngày càng tăng qua các năm. Năm 2012 với mỗi đồng chi phí thu về doanh nghiệp thu về 0,027 đồng lợi nhuận, giảm 91,4% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận trên chi phí của công ty tiếp tục giảm, chỉ bằng 39,25% so với năm 2012, với mỗi đồng chi phí thì công ty chi mang về 0,01 đồng lợi nhuận,quá thấp so với mức lợi nhuận của một công ty cần đạt được để hoạt động có hiệu quả. - ROS là hệ số đánh giá mức lợi nhuận thu được so với doanh thu đạt được trong kỳ. Qua các năm, doanh thu của công ty không ngừng tăng, tuy vậy lợi nhuận sau thuế của công ty lại không tỷ lệ thuận so với công ty, chính vì vậy mà hệ số này rất thấp. Cũng như các hệ số khác, hệ số này có xu hướng sụt giảm, cụ thể trong năm 2013 là 0,01, bằng 41,31% năm 2012. Doanh nghiệp nên điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh, nên đầu tư trọng điểm vào sản phẩm để có hiệu quả tốt hơn. - Cuối cùng là hệ số ROA, chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với mức tài sản ngày càng tăng lên của công ty do hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh nên tổng tài sản của công ty không ngừng không tăng lên. ROA của năm 2011 là 0,029, tức là 1 đồng tài sản tạo ra 0,029 đồng lợi nhuận. Mức sinh lời của công ty như vậy là rất thấp. Năm 2012 ROA giảm xuống 83,57% đến năm 2013 thì giảm xuống gấp 2 lần so với năm 2012. Thang Long University Library 34 Nhận xét: Khi xem xét các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp thực sự hoạt động không hiệu quả trong những năm qua. Lợi nhuận rất thấp so với các yếu tố khác khiến cho những hệ số đánh giá rất thấp so với quy mô của công ty. Đứng trên góc độ của nhà đầu tư có thể thấy doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, có nhiều vấn đề cần phải cân nhắc và giải quyết trong quá trình sản xuất và bán hàng. Với những chỉ tiêu như vậy rất khó để các nhà đầu tư khác có ý định đầu tư vào công ty. Từ góc độ của nhà quản trị doanh nghiệp, nếu như muốn doanh nghiệp hoạt động trong quá trình lâu dài thì doanh nghiệp nên chú ý đến quá trình sản xuất hơn, nên tập trung vào các sản phẩm trọng điểm của mình, quan tâm nhiều hơn đến những yêu cầu của thị trường, không nên đầu tư sản xuất dàn trải, tận dụng giảm bớt chi phí, gia tăng lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó, ngoài yếu tố đầu vào thì doanh nghiệp cũng cần phải có các chiến lược cho đầu ra như sử dụng chiến lược giá thấp trong từng thời kỳ, thực hiện các chiết khấu cho khách hàng nhưng trong điều kiền tài chính công ty cho phép nhằm thu hút thị hiếu của khách hàng hơn. Tuy đây chưa phải là cách tốt nhất nhưng doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì cần phải có các điều chỉnh phù hợp hơn nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. 2.3.2 Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản Từ khi thành lập tới nay, Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ vận tải Quang Huy luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với ngân sách nhà nước, cán bộ nhân viên công ty luôn có việc làm và thu nhập ổn định. Có được thành quả như ngày hôm nay, công ty không chỉ quan tâm đến các yếu tố tài chính, và khẳng định nhân sự chính là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, công ty luôn có các chính sách đãi ngộ với người lao động như tổ chức các chuyến tham quan, thăm gia đình các nhân viên vào ngày lễ, tết và tặng quà. Chình vì vậy đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên luôn được cải thiên, tinh thần luôn luôn sảng khoái. Dưới đây là thống kê tình hình lao động của công ty trong năm 2011 -2013. 35 2.3.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động Số lao động trong kỳ và tổng chi phí tiền lương trong 3 năm gần đây được thống kê như sau: Bảng 2.3: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch(%) 2012/2011 2013/2012 Số lao động bình quân Người 30 32 35 6,67% 9,38% Tổng chi phí tiền lương Triệu đồng 1290,8 1689,9 1914,23 30,91% 13,27% Thu nhập bình quân Triệu đông/người/ tháng 5,25 5,7 5,03 8,58% (11,73%) Sô lao đông hiện có Người 35 (Nguồn: Công ty xây dựng và dịch vụ vận tải Quang Huy) Theo dõi bảng số liệu trên ta có thể thấy lương trung bình trả cán bộ công nhân viên hàng năm rất lớn, trung bình mỗi tháng người lao động được nhận lương là 5,25 triệu đồng/ tháng trong năm 2011. Mức lương trong năm 2012 tăng lên 8,85% do sự biến đổi chính sách trả lương của nhà nước cũng là do lương của nhân viên trong phòng kỹ thuật và kế toán cao. Đến năm 2013, thu nhập bình quân giảm 11,73% do doanh nghiệp quyết định giảm bớt nhân viên phòng kế toán xuống nhằm tiết kiệm chi phí bù vào giá nguyên vật liệu gia tăng trong năm 2013. Nhìn chung tổng tiền lương cán bộ nhân viên trong công ty là lớn so với quy mô của công ty. Năm 2011 số tiền lương phải trả 1290,8 triệu đồng/năm. Số tiền này tăng 30,91% trong năm 2012 và tiếp tục tăng 13,27% năm 2013. Tuy lương công nhân viên giảm nhưng mức 5,03 triệu đồng/tháng vẫn là mức khá cao với doanh nghiệp có cùng quy mô. Đây chính là điều Thang Long University Library 36 lãnh đạo vẫn luôn quan tâm đến cán bộ nhân viên của mình. Chính sách trả tiền lương cao cho công nhân viên làm cho giá vốn hàng bán bị ảnh hưởng nhưng nó lại tạo được một hiệu quả khác về mặt xã hội. Doanh nghiệp giữ vững các công nhân lành nghề cao, trung thành với công ty, mà tận dụng được chi phí đào tạo nhân viên mới hàng năm vào công ty. Những công ty cạnh tranh gần đây không chỉ cạnh tranh về khách hàng mà cạnh tranh về nguồn nhân lực. Với chiêu bài đánh vào tâm lý nhân viên như gia tăng tiền lương hàng đợt, ưu đãi về ngày nghỉ và rất nhiều công ty đã sáo trộn về nhân viên. Nhưng với uy tín và nhận được sự tin cậy của toàn thể nhân viên, công ty Quang Huy vẫn giữ được các nhân viên chủ chốt trong các phòng trước sự mời chào của đối thủ cạnh tranh. Với những nhân viên co trình độ cao việc sản xuất ra các sản phẩm trong thời gian nhanh nhất theo quy trình đã giúp công ty tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không mất phần chi phí cho việc môi giới lôi kéo người thợ lành nghề về để làm cho doanh nghiệp như những công ty mới vào nghề khác. Bảng 2.4: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2012/2011 2013/2012 Năng suất lao động 205,25 265,35 380,43 29,28% 43,36% Kết quả sản suất trên chi phí tiền lương 477,04 502,48 695,6 5,33% 38,43% Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động 5.28 6.50 3.85 23,18% (40,76%) Hệ số sử dụng lao động 80 85 81 (Nguồn: Phòng kế toán ) 37 Qua bảng phân tích số liệu trên có thể thấy năng suất lao động của công ty rất cao, một công nhân trong kỳ tạo ra được 205.25 triệu đồng tiền doanh thu cho công ty trong năm 2011. Năm 2012, năm suất lao động đã tăng lên 1 cách tích cực và nhanh chóng mà số nhân viên lại tăng lên không nhiều, bình quân mỗi người tạo ra được 265.35 triệu đồng tăng 29,28% so với năm 2011. Năm 2013, mức nâng suất lao động là 380,43 triệu đồng trên 1 người, tăng 43,36% năm 2012. Kết quả sản xuất trên một đồng tiền lương cho biết cứ mỗi một đồng phải trả cho lao động thì doanh nghiệp thu về bao nhiều đồng lợi nhuận. Năm 2011, cứ mỗi đồng phải trả cho người lao động thu về 477,04 đồng doanh thu. Năm 2012, chỉ tiêu tăng 5,33% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 38,43% so với năm 2012. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tính cho một lao động cho biết mỗi một lao động thì tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận trong kỳ. Năm 2011 mỗi một lao động tạo ra 5.28 triệu đồng 1 năm. Năm 2012 mức chỉ tiêu tăng them 23,18% so với cùng kỳ nhưng đến năm 2013 thì lại sụt giảm một cách nhanh chóng so với năm 2012 (40,76%). Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp qua các năm qua là không cao, chính vì vậy mà chỉ tiêu lợi nhuận trong kì không cao mặc dù các chỉ tiêu còn lại cao. 2.3.2.2 Thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Quang Huy Bảng 2.5: Sự biến động nguồn vốn của công ty TNHH Quang Huy (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch(%) 2012/2011 2013/2012 Vốn cố định 2.084,67 2.313,61 2.504,77 10,98% 8,26% Vốn lưu động 3.337,90 6.211,59 9.673,16 86,09% 55,72% Tổng nguồn vốn 5.422,57 8.525,20 12.177,93 57,21% 42,84% (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library 38 Tổng nguồn vốn qua các năm của công ty không ngừng tăng nhanh. Cụ thể trong năm 2012 đã tăng 57,21% so với năm 2011 và sang năm 2013 tiếp tục tăng 42,84% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự biến động nguồn vốn ở trên là do nguồn vốn lưu động tăng nhanh, đặc biệt trong năm 2012 đã tăng 86,09% so với năm 2011. Và để hiểu rõ hơn về sự biến động này sẽ được phản ánh trong bảng dưới đây: Bảng 2.6: Chi tiết sự biến động vốn lưu động (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Vay ngắn hạn - - - - - Phải trả cho người bán 1.854,91 2.569,34 2.684,34 38,51% 4,47% Người mua trả tiền trước 900,81 182,32 329,14 (79,76)% 80,52% Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 28,09 118,92 28,67 323,35% (75,89%) (Nguồn: Phòng kế toán) Qua các khoản trên có thể thấy khoản công ty trong 3 năm không thực hiện bất cứ khoản vay ngắn hạn nào. Công ty đã không thực hiện mua máy móc thiết bị có giá trị lớn nào, mà chỉ mua trong giới hạn tài chính của công ty. Trong năm 2012, khoản phải trả cho người bán tăng lên khá nhanh do trong quá trình sản xuất hàng hóa và tiêu thụ, công ty khi bán hàng không thể thu hồi vốn về ngay được vì công ty đối tác mua thành phẩm cũng nợ tiền hàng cũng không thể trả 39 tiền hàng ngay được, chính vì vậy mà công ty không thể trả tiền hàng cho người bán ngay được. Cụ thể, năm 2012 khoản phải trả người bán là 2.569,34 triệu đồng, tăng 38,51% so với cùng kỳ. Đến năm 2013, mức tăng ngày đã chậm lại, tăng 4,47% so với năm 2012, sự tăng chậm lại này là do công ty thắt chặt chi phí trong mua bán hơn, giảm thiểu quy mô mua đầu vào, trong đó đầu ra giảm thiểu cho nợ người bàn. Khoản người mua trả tiền trước trong năm 2012, thực sự rất nhỏ so với quy mô công ty, tương ứng là 182,32 triệu đồng, giảm 79,76% so với năm 2011. Sang năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng lên 329,14 triệu đồng, tăng 80,52% so với cùng kỳ. Đây là tín hiệu đáng mừng nhằm gia tăng nguốn vốn cho công ty. Chỉ tiêu cuối cùng là thuế và các khoản phải nộp khác cho nhà nước. Do chỉ tiêu này quá nhỏ so với quy mô của công ty, chính vì vậy mà nó không ảnh hưởng nhiều đến công ty. Bảng 2.7: Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Sức sản xuất của vốn lưu động 1,84 1,36 1,37 (0,74) 1,007 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,54 0,73 0,72 1,35 (0,993) Số vòng quay vốn lưu động 1,84 1,36 1.37 (74,10%) 100,7% (Nguồn: Phòng kế toán) Thang Long University Library 40 Nhận xét: Sức sản xuất của vốn lưu động nhìn chung cao hơn vốn cố định rất nhiều, có thể thấy công ty tận dụng vốn lưu động hiệu quả hơn vốn cố định. Doanh thu của doanh nghiệp khá cao đồng thời vốn lưu động của doanh nghiệp không cao dẫn tới năm 2011 sức sản xuất của doanh nghiệp là 1,84 tức là cứ mỗi 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 1,84 đồng vốn lưu động. Năm 2012, mức sản xuất sụt giảm 74% đạt mức 1,36. Nhưng đến năm 2013, mức sản xuất đã tăng trưởng trở lại, mặc dù không cao, nhưng nó cũng thể hiện tình hình chung của công ty. Cụ thể đạt mức 1,37, tăng 100,7% so với cùng kỳ. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty ở mức cao, năm 2011 với 1 đông doanh thu thuần phải được tài trợ bằng 0,54 triệu đồng vốn lưu động bình quân. Trong năm 2012, hệ số này tiếp tục tăng mạnh, đạt 0,73, tăng 135% so với năm 2011, đây là mức tăng cao, chính vì vậy doanh nghiệp cần phải kìm hãm hệ số này lại. Trong năm 2013, hệ số này đã giảm 99,3% so với năm 2012 nhưng nó ở mức cao, tức là 0,72. Số vòng quay lưu động của doanh nghiệp chưa cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Năm 2011 chỉ là 1,84 vòng/năm. Năm 2012, tiếp tục sụt giảm xuống còn 1,36 vòng/năm. Sang năm 2013 cũng không mấy khả quan là mấy khi chỉ số này chỉ là 1,37 vòng/năm. Đầy các tín hiệu đáng buồn cho doanh nghiệp khi quay vòng sản xuất. 41 Bảng 2.8: Hiệu quả sử dụng vốn vay (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 191,99 277,50 171,45 44,53% (38,21%) Số tiền vay 3337,90 6211,58 9673,15 86,09% 55,72% Tỷ suất sinh lời trên vốn vay 5,75% 4,46% 1,77% (22,43%) (60,32%) (Nguồn: Phòng kế toán) Trong 3 năm, số tiền vay của công ty không ngừng tăng lên. Tuy công ty có mua các trang thiết bị TSCĐ trong bộ phận kĩ thuật và các trang thiết bị văn phòng nhưng những chi phí này doanh nghiệp dùng tiền của chính mình mua sắm trong tình hình tài chính cho phép. Việc số tiền vay không ngừng tăng cao như vậy chủ yếu đến từ các khoản phải trả người bán và các khoản phải trả ngắn hạn khác. Năm 2012 tăng 86,09% so với năm 2011, năm 2013 tăng 55,72%. Tỷ suất sinh lời trên vốn vay khá thấp, chứng tỏ công việc kinh doanh của công ty không mấy khả quan. Trong 3 năm, tỷ số này liên tục sụt giảm. Năm 2012, tỷ số này là 4,46%, giảm 22,43% so với năm 2011. Sang năm 2013, tỷ số này giảm 60,32%, còn 1,77%. Đây là do lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty không cao và sụt giảm so với năm 2012 trong khi đó số tiền vay lại tiếp tục tăng cao. Vì vậy doanh nghiệp cần nỗ lực, có nhữn biện pháp để giảm thiểu chỉ tiêu này. Thang Long University Library 42 Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Sức sản xuất vốn cố định 324 447 700 138% 157% Sức sinh lợi vốn cố định 8,33 10,95 7,09 131,39% (64,79%) (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Sức sản xuất vốn cố định trong kỳ khá lớn do doanh thu tiêu thụ ngày càng tăng trong khi đó vốn cố định của công ty gần như không thay đổi. Năm 2012 sức sản xuất tăng 138% so với năm 2011, đạt mức 447%. Năm 2013 sức sản xuất tăng lên gấp 1,57 lần so với cùng kỳ và đạt 700%. Như đã phân tích ở trên, do mức lợi nhuận của công ty rất thấp, dẫn đến sức sinh lời của công ty cũng kéo thấp xuống. Cụ thể năm 2011 chỉ là 8,33%, tức là 1 đồng vốn cố định của doanh nghiệp bỏ ra thu về 8,33% đồng lợi nhuận. Sức sinh lời năm 2012 tiếp túc gia tăng, đạt mức 10,95%, tăng 131,39% so với năm 2011. Sang năm 2013 sức sinh lời đã sụt giảm nhanh chóng, giảm 64,79% so với năm 2012 2.3.2.3 Sự hao phí tài sản của công ty TNHH Quang Huy 43 - Suất hao phí TSNH so với doanh thu Bảng 2.10: Suất hao phí TSNH so với doanh thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 TSNH bình quân 3.275,81 5.968,14 6.381,00 82,18% 6,91% Doanh thu thuần 6.157,63 8.491,42 13.315,21 37,90% 56,80% Suất hao phí TSNH trên doanh thu thuần 0,53 0,70 0,47 132,11% (68,18%) (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Tài sản ngắn hạn bình quân năm 2012 gia tăng nhanh chóng so với năm 2011, tăng 82,18%, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do các khoản phải thu khách hàng tăng gần như gấp đôi so với năm 2011, bên cạnh đó thì hàng tồn kho cũng tăng hơn 3 lần. Sang năm 2013, mức tăng này đã hãm lại, chỉ tăng 6,91% so với cùng kỳ, do hầu như không có biến đổi nhiều. Suất hao phí TSNH trên doanh thu thuần khá cao. Năm 2011, cứ mỗi 1 đồng doanh thu thuần thì được tạo từ 0,53 triệu đồng TSNH bình quân. Năm 2012, tỷ lệ này đã gia tăng lên nhưng không nhiều, cụ thể là tăng 132,11% so với năm 2011, đạt mức 0,7. Sang năm 2013 thì tỷ lệ này đã sụt giảm nhanh, giảm 68,18% so với năm trước, dừng ở mức 0,47. Điều này chứng tỏ công ty đã có tiến bộ trong việc quản trị TSNH để hao phí ít hơn trong quá trình sản xuất. - Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế Thang Long University Library 44 Bảng 2.11: Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 TSNH bình quân 3.275,81 5.968,14 6.381,00 82,18% 6,91% Lợi nhuận sau thuế 158,4 208,13 134,85 31,4% (64,79%) Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế 20,68 28,67 47,32 138,65% 165,02% (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Suất hao phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế của công ty không cao. Một đồng lợi nhuận mang về được tài trợ bằng 20,68 đồng trong năm 2011. Đây là một dấu hiệu khả quan ở mức chấp nhận được của công ty, nó chỉ ra rằng khả năng quản trị tốt trong tình hình kinh tế khó khăn năm 2011. Nhưng bước sang năm 2012 và 2013, hệ số này đang tiếp tục gia tăng nhanh. Cụ thể, sang năm 2012, suất phí TSNH trên lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 138,65% so với năm 2011, đạt mức 28,67. Không dừng lại ở đó, năm 2013 hệ số này gia tăng nhanh, tăng 165,02% so với cùng kỳ, và hơn 2 lần so với năm 2011. Nguyên nhân sự gia tăng đột ngột của hệ số này qua các năm là do TSNH qua các năm không ngừng tăng, trong khi đó lợi nhuận sau thuế không gia tăng mà sụt giảm. Với phân tích như vậy, công ty nên quản trị thật tốt tình hình tài sản của mình để tối đa hóa lợi nhuận. - Số vòng quay hàng tồn kho 45 Bảng 2.12: Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Gía vốn hàng bán 5.332,16 7.663,88 12.649,14 43,7% 65% Hàng hóa tồn kho bình quân 188,40 626,72 845,59 232,65% 34,92% Số vòng quay hàng tồn kho 28,30 12,22 14,95 (43,20%) 122,32% (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Doanh thu qua các năm của công ty tăng dẫn đến giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Năm 2012, gián vốn hàng bán tăng 43,7% so với năm 2011, và năm 2012 tăng 65%. Doanh nghiệp càng ngày càng phát triển với quy mô rộng hơn đòi hỏi lượng hàng hóa dự trữ khi khách hàng cần đến mà ít tốn thời gian chờ đợi có thể giúp khách hàng đóng gói hàng hóa nhanh hơn để lưu thông ra thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, doang nghiệp sản xuất hàng theo mẫu có sẵn của khách hàng trước để dự trữ lúc cần và đưa vào hàng tồn kho. Năm 2012, dự trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp đã tăng 232,65% so với năm 2011, năm 2013 đã tăng thêm 34,92%. Số quay vòng hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2011 là 28,3 vòng/năm, đây là số quay lớn, chứng tỏ sức tiêu thụ hàng của doanh nghiệp nhanh, hàng hóa không ứ đọng nhiều. Nhưng nếu trong dài hạn chỉ số ngày lớn cũng không tốt cho doanh nghiệp vì số vòng quay càng lớn thì tiêu thụ nhanh, lượng hàng tồn kho ít, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột rất có khả năng doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được, mất đi khách hàng và bị đối thủ cướp thị phần. Chính vì vậy, sang năm 2012, doanh nghiệp đã có những chỉnh sửa, số quay vòng giảm 43,20% và đạt 12,22 vòng/năm. Việc giữ trữ hàng tồn kho so với giá vốn hàng được bán sao cho hợp lí không phải nhà quản trị nào cũng nắm bắt được, quá khả quan trong việc bán hàng dẫn đến việc dữ trữ hàng hóa nhiều sẽ làm cho hàng hóa ứ đọng trong kho dẫn đến làm giảm chất lượng của Thang Long University Library 46 hàng đặc biệt là sắt thép, mặt hàng yêu cầu chất lượng phải được đảm bảo, sẽ dẫn đến giảm giá bán, gây ra những chi phí không đáng có. -Số vòng quay các khoản phải thu Bảng 2.13: Số vòng quay các khoản phải thu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 6.157,63 8.491,42 13.315,21 37,9% 56,8% Bình quân các khoản phải thu ngắn hạn 2.846,77 4.803,53 5.234,28 68,73% 8,96% Số vòng quay các khoản phải thu 2,16 1,76 2,54 (18,27%) 43,90% (Nguồn: phòng kế toán) Nhân xét: Các khoản phải thu ngắn hạn trong những năm qua của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Năm 2012 tăng lên 68,73% và năm 2013 tăng lên 8,96%. Đây là tín hiệu không tốt chút nào, cho thấy công ty vẫn chưa thực hiện tốt việc quản lí dòng tiền lưu thông trong bộ máy doanh nghiệp. Số vòng quay các khoản phải thu của công ty trong năm 2012 là 1,76 vòng/năm, giảm 18,27%, đây là mức giảm có thể chấp nhận được, tuy không giảm nhiều nhưng cũng đã cho thấy công ty đã có những chính sách hạn chế số vòng quay. Nhưng sang năm 2013, do doanh thu thuần tăng lên 1 cách chóng mặt mà trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn lại gia tăng chậm dẫn đến số vòng quay tăng cao, lên mức 2,54 vòng/năm. -Sức sản xuất tài sản cố định 47 Bảng 2.14: Sức sản xuất tài sản cố định Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Doanh thu thuần 6.157,63 8.491,42 13.315,21 37,9% 56,8% Nguyên giá TSCĐ 2.498,63 3.425,90 7.191,81 37,11% 109,92% Sức sản xuất TSCĐ 2,46 2,48 1,85 0,57% (25,30%) (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Nguyên giá TSCĐ bình quân của công ty tăng lên do nhập 2 thiết bị mới ở bộ phận kỹ thuật vào các năm 2012 và 2013. Năm 2012, nguyên giá TSCĐ tăng thêm 37,11% so với năm 2011, và năm 2013 tăng 109,92%. Công ty có quy mô nhỏ nên việc mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đặc biệt với kinh phí quá lớn không thể mua ngay được trong năm đầu mà phải tùy theo huy động vốn và tình hình hoạt động của công ty. Sức sản TSCĐ năm 2011 đạt 2,46, tức là 1 đồng doanh thu thuần được tài trợ bởi 2,46 đồng TSCĐ. Tuy nhiên năm 2011, nhiều máy móc thiết bị của công ty là máy cũ nên sức sản xuất cũng kém và chịu nhiều chi phí sửa chữa. Năm 2012, sức sản xuất tăng nhẹ 0,57%, đạt mức 2,48, do doanh thu thuần tăng nhanh. Năm 2013, do công nhập một máy làm phôi thép mới nên TSCĐ tăng nhanh chóng, tăng 109,92% so với năm 2012 trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng 56,8% chính vì vậy mà sức sản xuất đã giảm xuống . Tuy công ty có nhiều công nhân có kỹ thuật cao nhưng đây là thiết bị nhập từ Nhật Bản về, phải mất thời gian nghiên cứu, chạy thử cho nên công suất của máy vẫn chưa ở trạng thái tốt nhất. Đây cũng là 1 thiếu sót của công ty, dẫn đến chưa sử dụng hiệu quả TSCĐ. 2.3.2.4 Khả năng thanh toán Thang Long University Library 48 - Khả năng thanh toán hiện hành Bảng 2.15: Khả năng thanh toán hiện hành Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tài sản ngắn hạn 3.275,81 5.968,14 6.381,00 82,18% 6,91% Nợ ngắn hạn 3.337,90 6.221,58 9.673,15 86,39% 55,47% Khả năng thanh toán hiện hành 0.98 0.95 0.66 (40,74%) (31,23%) (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2012 là 5.968,14 triệu đồng, tăng 82,18% so với năm 2011, sự biến động lớn như vậy các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng nhanh. Sang năm 2013, mức gia tăng đã chậm lại, chỉ tăng 6,91%. Như đã phân tích ở trên, chính sách của công ty thay đổi qua các năm nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn do đó các khoản phải thu cũng tăng lên. Nợ ngắn hạn của công ty qua các năm cũng gia tăng nhanh chóng. Một phần là do các khoản phải trả người bán và tiền lương cho nhiên viên cũng gia tăng nhanh. Năm 2012, nợ ngắn hạn là 6.221,58 triệu đồng, tăng 86,39% so với năm 2011 và năm 2013 tăng thêm 55,47%. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm của công ty không được tốt, luôn nhỏ hơn 1, điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty không được vững mạnh, công ty không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và nhận nợ sang kỳ sau. Nhưng chỉ dựa vào chỉ tiêu này thì không thì đánh giá công ty đang rơi vào tình trạng xấu, và có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy công ty phải có các chính sách nhằm thay đổi cục diện. -Khả năng thanh toán nhanh 49 Bảng 2.16: Khả năng thanh toán nhanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho 3.074,39 5.341,41 5.516,89 73,73% 3,28% Nợ ngắn hạn 3.337,90 6.221,58 9.673,15 86,39% 55,47% Khả năng thanh toán nhanh 92,10% 85,85% 57,03% (6,78%) (33,57%) (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho chính là số tiền mà doanh nghiệp có thể thu được với khấu trừ ít nhất đó tương đương như tiền vậy. Năm 2012, khoản này tăng 73,73% so với năm 2011 và tiếp tăng 3,28% trong năm 2013. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 là 92,10%, không cao và thực sự khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cần đến tiền thanh toán. Sang năm 2012, chỉ số này tiếp tục giảm 6,78%, xuống còn 85,85%, có sự sụt giảm như vậy là do nợ ngắn hạn tăng lên 1 cách nhanh chóng trong. Đến năm 2013, khả năng thanh toán nhanh của công ty chỉ còn là 57,03%, giảm 33,57% so với năm 2012, đây là chính sách mạo hiểm, để lại khả năng thanh toán rất thấp. - Khả năng thánh toán lãi vay Thang Long University Library 50 Bảng 2.17: Khả năng thanh toán lãi vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Lãi trước thuế và lãi vay 192 277,5 171,45 44,5% (38,22%) Nợ ngắn hạn 3.337,90 6.221,58 9.673,15 86,39% 55,47% Khả năng thanh toán lãi vay 5,75% 4,46% 1,77% (22,45%) (60,26%) (Nguồn: phòng kế toán) Nhận xét: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty ở mức rất thấp, năm 2011 chỉ là 5,75%. Do lãi trước thuế và lãi vay của công ty rất thấp nên không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Năm 2012, khả năng thanh toán lãi vay giảm 22,45% và năm 2013 tiếp tục giảm 60,26%, xuống còn 1,77%. 2.4 Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty 2.4.1 Những kết quả đạt được + Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm trong điều kiện kinh tế đang khó khăn, các doanh nghiệp cạnh tranh ngày càng nhiều nhưng công ty đã nắm được thị phần nhất định trên địa bàn tỉnh. + Doanh nghiệp đã càng ngày càng mở rộng sản xuất bằng cách qua các năm luôn nhập về những thiết bị mới, phục vụ cho sản xuất ngày càng mở rộng. + Doanh nghiệp đã tạo được công việc cho công nhân và trả lương, thưởng, đóng tiền bảo hiểm theo dung quy định nhà nước. Doanh nghiệp đã biết quan tâm đến từng công nhân viên trong sản xuất cũng như ban quản lý công ty góp phần làm tăng sự trung thành cũng như tốn ít chi phí hơn cho việc đào tạo công nhân viên. + Doanh nghiệp năm nào cũng đóng thuế đầy đủ cho nhà nước. 51 + Qua mỗi năm doanh nghiệp đã biết nhìn lại điểm yếu của mình để khắc phục. + Doanh nghiệp đã biết tận dụng nguồn vốn lưu động thông qua việc tăng khoản phải trả người bán qua các năm. + Doanh nghiệp biết thu hút khách hàng bằng cách nâng khoản phải thu khách hàng. 2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân +Khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán lãi vay của công ty ngày một giảm. + Hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao, suất sinh lời trên tiền vay còn thấp. + Việc sử dụng tài sản vào trong sản xuất còn chưa được hiệu quả. + Doanh nghiệp còn quá tập trung vào nâng cao doanh số bán hàng mà chưa nâng cao được lợi nhuận sau thuế. + Chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao, phân bổ chưa phù hợp. + Việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp vẫn còn chưa tốt do thời gian qua tốn nhiều nguồn lực vào việc thu máy móc trang thiết bị mà chưa học kĩ cách sử dụng nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất. Nguyên nhân: + Nợ ngắn hạn ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng qua các năm trong đó các khoản phải trả người bán tăng cao và các khoản phải trả ngắn hạn khác gồm tiền lương lao động chiếm một lượng lớn (do kế toán công ty không hoạch toán tiền lương lao động vào khoản phải trả lao động mà hoạch toán vào các khoản phải trả ngắn hạn khác, đây là của kế toán). Đồng thời qua các năm công ty thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng nên khoản phải thu khách hàng cũng gia tăng theo, làm cho khả năng thanh toán hiện hành của công ty không được khả quan. + Qua các năm doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng, nhưng chi phí cũng tăng theo, bên cạnh đó doanh nghiệp đầu tư khá dàn tràn, tốn nhiều chi phí trong sản xuất và quản lý khiến cho lợi nhuận cuối cùng không cao. Thang Long University Library 52 + Doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tầm quan trọng của những chỉ tiêu này, cũng như chưa có biện pháp cụ thể nào để điều chỉnh. + Trình độ công nhân vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thiết bị mới, hao phí về tiền bạc và thời gian của công ty. KẾT LUẬN: Chương 1 đã cho ta thấy những lý luận chung, các nhân tố bên trong và bên ngoài, tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì sang chương 2 đã cung cấp cái nhìn sâu hơn về doanh nghiệp, những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại yếu kém thông qua phân tích chuyên sâu các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của công ty TNNH Quang Huy giai đoạn 2011 – 2013. Đây là giai đoạn đầy biến động của nền kinh tế nên công ty cần có giải pháp khắc phục những yếu kém này, nhằm đứng vững trên thị trường. Vì vậy, sang chương 3 sẽ giải quyết những tồn tại còn yếu kém của doanh nghiệp. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QUANG HUY 53 3.1 Mục tiêu và phương hướng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNNH Quang Huy Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong nước và trên toàn thế giới như hiện nay, để đứng vững và phát triển trên thị trường thì bản thân mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình hướng đi phù hợp với điều kiện thay đổi kinh tế của đất nước cũng như môi trường kinh doanh từ bên ngoài vào. Với một chiến lược đúng đắn thì bản thân doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch và các biện pháp cụ thể mang tính khả thi nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh thật tốt và đạt được những thắng lợi trong quá trình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ vận tải Quang Huy là công ty luôn hướng đến sự lớn mạnh tài chính và quy mô làm mục tiêu hàng đầu với trọng tâm luôn đem lại lợi ích cho lao động và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Mục tiêu chung: Trong quá trình hoạt động, công ty luôn xây dựng cho mình mục tiêu, chiến lược cụ thể như sau: + Tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, lỗ lực tang doanh thu, lợi nhuận bên cạnh đó cũng không quên gia tang thu cho ngân sách nhà nước. + Ổn định và nâng cao mức đời sống cho công nhân viên. + Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh doanh. + Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, nhằm tiêu thụ sản phẩm mang lại lợi nhuận cho công ty. + Cố gắng nâng cao lợi nhuận sau thuế trong những năm sau. Mục tiêu cụ thể: Thang Long University Library 54 + Tiếp tục gia tăng, đẩy mạnh sức sản xuất kinh doanh trong năm 2014, quyết tâm phấn đấu đạt được những kế hoạch, chỉ tiêu đạt ra năm 2013, cụ thể như sau: + Doanh thu gia tăng 20% so với năm 2013. + Đảm bảo ổn định công ăn việc làm cho người lao động, tăng có khoản thưởng vào các ngày lễ cho người lao động, thăm hỏi động viên nhân viên những lúc ốm đau, có chính sách bảo hiểm nhất định cho lao động góp phần bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Tăng lượng khách hàng doanh nghiệp them 15%. Giữ vững thị trường địa phương. + Thực hiện lắp đạt các thiết bị phòng cháy chữa cháy, chống ẩm ướt, nóng ẩm để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo ra những thuận lợi và khó khăn, từ đó có những biện tháo gỡ khó khăn và khai thác triệt để thuận lợi. Có thể đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Quang Huy, em có một số giải pháp cho công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Vốn là điều kiện kiên quyết không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Qua bảng phân tích sử dụng vốn và thực trạng tại công ty TNHH Quang Huy thì công ty cần lưu ý đến một số điều như sau: - Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng 55 + Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc nên cung cấp mức chiết khấu thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. + Với những khách hàng lớn, trước khi kí kết hợp đồng, công ty cần phải phân loại khách hàng và tìm rõ khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải qui định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. + Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty có thể biết dễ dàng khoản nào sắp đến thời hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. + Công ty nên áp dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm thời gian thanh toán. + Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty nên xem xét tình hình cụ thể để đưa các chính sách phù hợp như thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ có cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả. - Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn + Xây dựng và mở rộng mối quan hệ với khách hàng, đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu thập them những thong tin cần thiết và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty. + Luôn luôn coi khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá, điều kiện thanh toán và miễn phí vận chuyển hàng hóa với những khách hàng mua nhiều, thường xuyên. + Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống khách hàng. Thang Long University Library 56 Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thúc đẩy tiêu thụ ngày càng phát triển, công ty phải từng bước xây dựng mối quan hệ với các công ty trong cùng ngành nghề, lĩnh vực. Làm được như vậy, chắc chắn khả năng tiêu thụ của công ty sẽ tăng lên, tỷ suất lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lao động của mình. 3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty - Quản lí hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho Trong những năm qua, quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối tốt, đặc biệt trong năm 2011, mức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp nhanh nên hàng tốn kho ít. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải lỗ lực hơn, đảm bảo số vòng quay đủ lớn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Vì vậy, công ty cần làm những việc sau: + Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hinh năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, từng quý. Kiểm tra chất lượng hàng đầu vào khi nhập về. Nếu nguyên vật liệu kém phẩm chất thì phải yêu cầu người bán đền bù cho công ty. + Bán những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn tiêu thụ được trên thị trường nhỏ lẻ. + Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó, dự đoán và có những quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. - Quản lý tài sản cố định: Trong 2 năm 2012 và 2013, công ty đã có sự tăng trưởng về tài sản khi mua về 2 thiết bị mới phụ vụ ở bộ phận kỹ thuật, đó là dây chuyền cán nóng (nung đỏ thép và cán) và máy đúc phôi có công suất trung bình. Tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, nhưng các công nhân có kinh nghiệm của công ty cũng mất khá nhiều thời gian trong việc nắm chủ công nghệ mua từ nhật bản về. Để khắc phụ nhược điểm tránh những hao phí về thời gian của công ty, có một số giải pháp như sau: + Đối với những thiết bị mua về ở công ty cần tìm kỹ sư chuyên về máy móc đào tạo công nhân sử dụng cho hiệu quả. Đây là khoản chi phí nên bỏ ra để xúc đẩy tiến độ sản xuất nhanh hơn + Vì đây là những thiết bị sản xuất mới, trong năm đầu chưa mất phí bảo dưỡng, nhưng để máy phục vụ đạt hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo, công ty nên tiến 57 bảo dương 1 đến hay 2 lần trong năm tùy vào tình hình tài chính cho phép để tránh hao mòn máy móc. - Có những biện pháp phòng ngừa những rủi ro trên Khi đã kinh doanh trong nên kinh tế thị trường công ty luôn luôn nhận thức được mình phải luôn sẵn sàng đối mặt với sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tang mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, công ty phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra lien tục. Trong những năm qua, doanh nghiệp đang ngày càng giảm khả năng thanh toán có thể dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp lâm vào tình trạng không thể thanh toán các khoản chi phí có rủi ro cao hoặc không thể quay vòng vốn giúp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất. 3.2.3 Giải pháp nghiên cứu thị trường Nhằm hiểu hết về hành vi, thái độ, đánh giá của đối tác với sản phẩm của công ty, công tác thu thập thông tin về khách hang là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy nhân viên của công ty chỉ thu thập ý kiến phản hồi từ khách hang gọi đến. Điều này thực sự chưa hiệu quả vì thông tin không được cập nhật được kịp thời đồng thời giải quyết sự cố không tận gốc. Do đó rút ra từ đợt đi thực tập tại công ty TNHH Quang Huy, em xin đề xuất giải pháp nhằm có được thông tin từ khách hang một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn mà không tốn nhiều chi phí đó là “Thiết lập trang web”. Giải pháp này có thể áp dụng ngay và mang lại hiệu quả rất cao, tiết kiệm được nhiều chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra, đó là công ty nên thiết lập trang web riêng cho chính mình, để giúp cho công tác nghiên cứu thị trường, thu thập thông về khách hàng. 1. Lên kế hoạch 2. Chọn tên miền, đăng kí 3. Thiết kế 4. Xây dựng cơ sở dữ liệu Thang Long University Library 58 5. Quảng bá Sau đó trang web phải có những mục như sau: + Trang chủ: giới thiệu về tiểu sử, sứ mệnh, mục tiêu, trách nhiệm xã hội, văn hóa công ty, doanh sách khách hàng lớn của công ty. Thông tin về sản phẩm, giá cả. Mục này phải được cập nhật thường xuyên để khách hàng tiện theo dõi, so sánh phản hồi về công ty. + Mục khảo sát trực tuyến. Mục này giúp công ty có được những số liệu khảo sát thị trường, tiết kiệm chi phí nhất và là nguồn thông tin vô cùng quý giá giúp các nhà hoạch định được chiến lược tốt hơn. Tại mục này bảng câu hỏi được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu. Trong mục khảo sát này ta chia thành nhiều mục nhỏ hơn cho những chủ đề hỏi khác nhau để tránh bảng câu hỏi quá dài. + Mục tuyển dụng: mục này giúp công ty tuyển chọn được những nhiên viên có kỹ năng, nghiệp vụ tốt, tận tâm muốn gia nhập vào công ty. 3.2.4 Giải pháp về giá Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lí do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản xuất của doanh nghiệp. Hiện nay giá cả hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp được tính dựa theo các yếu tố sau: - Giá thành sản xuất, chế biến sản phẩm. - Mức thuế nhà nước quy định. - Dựa trên chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. - Quan hệ cung cầu trên thị trường. Tùy theo sự biến động của các yếu tố này mà mức giá được điều chỉnh vào từng thời điểm. Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, chu kì sống của sản phẩm của từng khu vực thị trường với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, chính sách giá không thể tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp: 59 - Phải có mức giá hợp lý khi nguyên vật liệu đầu vào tăng giảm một cách thất thường. Bên cạnh đó, phải xét đến yếu tố cạnh tranh, như xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh trên thị trường đang bán cùng sản phẩm cạnh tranh với mức giá là bao nhiêu để thay đổi giá cho phù hợp. - Đối với những công ty trả chậm tiền hàng có thể có mức lãi suất nhất định sau 30 ngày không thanh toán theo điều kiện hợp đồng thì cần phải xử phạt theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. 3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Đội ngũ lao động luôn yếu tố cấu thành quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của bất kỳ sản xuất kinh doanh nào. Họ tác động đến chất lượng sản phẩm, tối ưu sử dụng chi phí, cũng như giá cả Chính vì vậy trong bất kỳ công ty nào đều chú trọng vào đội ngũ lao động. Chính yếu tố này quyết định sự thành bại của chính doanh nghiệp. Công ty TNHH Quang Huy đã xây dựng được đội ngũ cán bô công nhân viên có tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệp, có được như vây chính là nhờ sự đồng long của giám đốc và các nhân viên của chính mình đã làm việc không miệt mài. Trong quá trình làm việc dưới sự dẫn dắt của ban lãnh đạo cùng với tinh thần ham học hỏi của nhân viên đã tạo nên lợi thế lớn trong moi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tuy nhiên sự thay đổi không ngừng của công nghệ, các nhân viên cũng gặp phải sự khó khăn nhất định trong việc sử dụng thiết bị sản xuất mới. Nhưng cùng với sự động viên, thậm chí giám đốc cũng tham gia với nhân viên tham gia nghiên cưu công nghệ, nó làm khơi dậy lòng nhiệt huyết chiến thắng muốn làm chủ công nghệ, chính vì vậy đã tạo nên sự hiểu biết tình thâm của người cũ với người mới, lãnh đạo với nhân viên, tạo thành một đoàn thể thống nhất trong toàn bộ công ty. Công ty cũng thường xuyên có các buổi ăn uống để hiểu biết nhau nhiều hơn. KẾT LUẬN Qua 3 chương đã trình bày ở trên đã cho thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Quang Huy nhìn chung tương đối là đạt hiệu quả. Trong tình hình kinh tế chung khó khăn, công ty vẫn hoạt động hiệu quả và mang lại lợi nhuận. Tuy còn nhiều hạn chế về nhiều mặt nhưng công ty vẫn lỗ lực để mạng lại lợi Thang Long University Library 60 nhuận. Công ty cần giữ vững những thành tựu đạt được và không ngừng cải tiến những chỉ tiêu, yếu tố chưa đạt được nhằm mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả ngày càng nhiều. KẾT LUẬN Tóm lại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì bản than mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra lối ra cho mình một lối đi sao cho phù hợp với năng lực của công ty như vốn, nguồn nhân lực, trình độ khoa học kỹ thuật từ đó đưa công ty lên một vị trí vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc làm này không phải dễ dàng do đó mỗi doanh nghiệp phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi ra quyết định cuối cùng. Công ty phải luôn luôn nâng cao hiệu quả kinh 61 doanh để mang lại doanh thu, lợi nhuận cho mình và đó cũng là mục đích của kinh doanh. Riêng với công ty TNHH Quang Huy, những gì mà doanh nghiệp đã làm được trong thời gian qua chưa hẳn đã làm cho doanh nghiệp thực sự lớn mạnh, có nhiều vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp cần phải sửa đổi trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Thị Thùy Linh đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ dẫn em trong thời gian vừa qua để hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Quang Huy Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa15234_4917.pdf
Luận văn liên quan