Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền TP Cần Thơ

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀICác loại trái cây này có thể cạnh tranh tốt với trái cây của các vùng miền khác và trái cây nhập ngoại cùng loại nối bật trong các loại trái cây trên có thể kể đến đó là Dâu Hạ Châu ở Phong Điền, đây là loại trái cây hiện nay đang có giá trị kinh tế cao và đã được đang ký thương hiệu độc quyền từ năm 2006. Người dân huyện Phong Điền không chỉ tự hào bởi được sở hữu vựa cây trái lớn với những làng sinh thái nổi tiếng: Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng mà nơi đây còn góp thêm cho mảnh đất Tây Đô một đặc sản cây trái đó là thương hiệu dâu Hạ Châu. Chỉ có tại mảnh đất màu mỡ phù sa này, cây dâu mới cho những chùm trái ngọt lủng liểng khắp cành, nhánh với vị thơm, ngọt đặc trưng ai từng nếm thử hẳn chẳng thể nào quên. Dâu Hạ Châu không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên nếu đánh giá cụ thể về tình hình sản xuất thì dâu Hạ Châu hiện nay vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và thách thức, phát triển không ổn định, nhiều lúc thăng trầm. Để đưa ra các giải pháp cho ngành dâu Hạ Châu phát triển ổn định và phát huy hết tiềm năng vốn có của nó thì việc tiến hành điều tra cơ bản nhằm đánh giá một cách hệ thống thực trạng sản xuất dâu Hạ Châu là hết sức cần thiết. Nhằm tìm hiều thực trạng phát triển phát triển sản xuất cũng như trong quy hoạch, tổ chức sản xuất và khó khăn của nghề trồng dâu Hạ Châu đang gặp phải em đã chọn thực hiệu đề tài" Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ" để làm luận văn tốt nghiệp.

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3610 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền TP Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o trong quá trình sản xuất cho nông hộ là một vấn đề tương đối gặp phải nhiều khó khăn, hầu hết bà con nông dân chỉ học hỏi những kỹ thuật trồng đơn giản từ bà con hay gia đình từ xưa truyền lại. 4.2.4.4. Số năm kinh nghiệm. Bảng 4.6: Số năm kinh nghiệm của nông hộ. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) < 5 năm 2 6,7 Từ 5 - 10 năm 17 56,7 Từ 11 - 15 năm 8 26,7 Từ 16 - 20 năm 2 6,7 > 20 năm 1 3,2 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số năm kinh nghiệm của các nông hộ. Qua quá trình tìm hiểu thì việc trồng dâu Hạ Châu của nông hộ chỉ mới phổ biến gần đây. Đa phần trước kia nông hộ chỉ trồng cam, cóc, quýt,… việc trồng dâu Hạ Châu bắt đầu đươc trồng phổ biến khi một nông dân đã mang giống dâu Hạ Châu về trồng thử tại Phong Điền và sau qua trình trồng nhận thấy trái dâu Hạ Châu có mùi vị rất đặc biệt, khác với những giống dâu bình thường, do dâu Hạ Châu có vị ngọt và chua nhẹ rất ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Chính vì thế mà các nông hộ khác bắt đầu tham gia trồng giống dâu này. Nên số năm kinh nghiệm trồng giống dâu này thường không lâu bằng những giống cây khác. Điều này được chứng minh rõ thông qua bảng khảo sát.cho thấy số hộ có kinh nghiệm trồng trên 20 năm chỉ chiếm 3,2%, từ 16- 20 năm chiếm 6,7%, từ 11-15 năm chiếm 26,7% , còn lại đa phần là từ 5-10 năm chiếm 56,7%. Dưới 5 năm chiếm 6,7%. 4.2.4.5. Diện tích đất sản xuất. Bảng 4.7: Diện tích đất sản xuất của nông hộ. Diện tích vườn (công) Số hộ Tỷ lệ (%) < 5 công 13 43,3 Từ 5 - 10 công 10 33,3 Từ 11 - 15 công 4 13,4 Từ 16 - 20 công 2 6,7 > 20 công 1 3,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Biểu đồ 4.3: Cơ cấu diện tích đất của các nông hộ. Qua khảo sát 30 hộ ở Phong Điền cho thấy diện tích trồng dâu Hạ Châu là tương đối không đồng đều, số hộ có diện tích ít hơn 5 công lại chiếm một tỉ lệ rất lớn là 43,3% , từ 5 đến 10 công chiếm 33,3%.từ 11 đến dưới 15 công chiếm 13,4%, từ 16 đến 20 công chiếm 6,7 % . Diện tích trên 20 công chỉ chiếm 3,3%. Qua bảng khảo sát trên cho thấy rằng số nông hộ có điện tích càng lớn chiếm tỉ lệ càng thấp, tất cả các nông hộ khi được hỏi thì diện tích sản xuất hầu như là tự có của gia đình và không có sự thay đổi trong những năm gần đây. Vì vậy việc mở rộng diện tích sản xuất thường là không xảy ra. Chính vì thế mà quy mô trồng dâu thường nhỏ lẻ và không tập trung, việc chuyên canh giống cây trồng này đang đứng trước nhiều thách thức. 4.2.5. Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ. Bảng 4.8: Lý do trồng dâu Hạ Châu của các nông hộ. Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ(%) Dễ trồng, lợi nhuận cao 17 56,7 Theo phong trào 4 13,3 Cam quýt hư 9 30,0 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Theo số liệu điều tra được cho thấy trong 30 hộ được phỏng vấn thì có 17 hộ chiếm 56,7% trong tổng số hộ nhận thấy được đặc tính của cùa dâu Hạ Châu là dễ trồng, phù hợp với đất và cũng mang lại lợi nhuận cao nên họ quyết định trồng loại dâu này thay vì trồng những loại dâu khác. Bên cạnh đó thì có khoảng 30% quyết định trồng dâu Hạ Châu vì trước đây trồng cam, quýt nhưng do sâu bệnh thường xuyên nên đã chuyển sang trồng dâu Hạ Châu, còn lại 13,3% số hộ trồng dâu Hạ Châu theo phong trào vì thấy hàng xóm trồng nhiều và lợi nhuận cũng tương đối cao nên họ quyết định trồng. 4.2.5.1. Tình hình vay vốn để sản xuất. Bảng 4.9: Tình hình sử dụng vốn vay. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Sử dụng vốn sẵn có 29 96,7 Sử dụng vốn vay 1 3,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên theo khảo sát, nhìn chung số hộ vay vốn để phát triển sản xuất rất ít chỉ chiếm 3,3% trong tổng số 30 hộ được khảo sát, những nông hộ thì thường sử dụng vốn tự có của gia đình để phục vụ cho việc sản xuất nên khả năng mở rộng quy mô trồng là rất hạn chế 4.2.5.2. Tình hình trồng xen canh dâu hạ châu và giống cây khác. Bảng 4.10: Tỉ lệ (%) số hộ trồng xen canh dâu và giống cây khác. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Không trồng xen canh 11 36,7 Trồng xen canh cóc, chuối, sầu riêng, vú sữa,…. 19 63,3 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua số liệu điều tra cho thấy có khoảng 36,7% số hộ khi trồng dâu Hạ Châu thì không trồng xen them bất kỳ một giống cây nào hoặc trước kia có trồng xen những loại cây như cóc để che mát cho cây dâu nhưng về sau họ nhận thấy khi trồng xen cóc như vậy sẽ làm tỉ lệ trái non của cây dâu rụng nhiều nên đã không trồng nữa, 63,3% số hộ còn lại ngoài trồng dâu Hạ Châu còn trồng xen canh thêm những cây khác nhưng như cóc, chuối, sầu riêng, vú sữa, nhằm mục đích là kiếm thêm thu nhập khi mùa thu hoạch dâu Hạ Châu đã qua. 4.2.5.3. Số cây trồng trên 1 công đất. Bảng 4.11: Tỉ lệ (%) số cây trồng xen canh trên 1 công đất của nông hộ. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) < 40 cây 1 3,3 Từ 40 - 60 cây 15 50,0 Từ 61 - 80 cây 11 36,7 > 80 cây 3 10,0 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua khảo sát thấy được rằng số cây trung bình trên công mà nông hộ phân bố phổ biến là từ 40- 60 cây chiếm 50 % trong tổng số mẫu điều tra. Thông thường những nông hộ trồng với số lượng trên trở lên họ thường không trồng xen canh thêm giống cây khác chỉ một số ít là trồng xen. Một số nông họ cho biết thêm ban đầu họ có trồng thêm cóc và một số cây khác để che mát cho dâu nhưng về sau không còn trồng nữa vì nó ảnh hường đến năng suất cây dâu. Nhánh của những cây đó có thể làm rụng trái non. Với những hộ có mật độ trồng ít hơn 40 cây thông thường đều có trồng xen canh cóc.sầu riêng, chuối, v.v… 4.2.5.4. Tình hình nông hộ sử dụng giống. Bảng 4.12: Tỷ lệ (%) số hộ chọn nguồn cây giống khác nhau. Cây giống Số hộ Tỉ lệ (%) Tự có 6 20 Mua ở những nơi khác 0 0 Mua hàng xóm 24 80 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Qua số liệu điều tra 30 nông hộ cho thấy thì có khoảng 20% số nông hộ khi trồng thì giống là do tự có, 80% số nông hộ còn lại khi trồng dâu thường mua giống ở bà con hàng xóm,vì có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển dù mua ít hay nhiều, khi mua giống ở những nơi khác chỉ khi nông hộ mua với số lượng nhiều thì người bán mới vận chuyển đến và giá thành mỗi cây giống thường cao hơn so với giống của bà con hàng xóm. 4.2.5.5. Tình hình thu hoạch dâu trái vụ để bán được giá cao. Bảng 4.13: Tỷ lệ (%) số hộ thu hoạch trái vụ. Chỉ tiêu Số hộ Tỉ lệ (%) Đúng vụ 28 93,3 Trái vụ 2 6,7 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Trong 30 hộ điều tra được thì đa phần nông hộ thường thu hoạch đúng vụ chiếm tỉ lệ 93,3% tổng số hộ. Chỉ khoảng 6,7% số nông hộ thu hoạch trái vụ, thông thường khi vào mùa thu hoạch đúng của dâu Hạ Châu thì giá thành dao động khoảng từ 7000-10000 đồng/kg. Một số nông hộ do có kỹ thuật riêng hoặc do một vài yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng làm cho thời gian thu hoạch không đúng vụ, thường trễ hơn những hộ thu hoạch đúng vụ khoảng từ nữa tháng đến hai mươi ngày thì thường bán được giá cao, khoảng 11000 - 12000 đồng/kg. 4.2.5.6. Tình hình nông hộ tham gia hợp tác xã sản xuất, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông. Qua phỏng vấn thực tế 30 nông hộ trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền thì các hộ đều cho biết họ đều tự sản xuất, không tham gia vào hợp tác xã cũng như các lớp tập huấn kỹ thuật của các bộ khuyến nông. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại và cũng là một vấn đề quan trọng cần thiết phải giải quyết trong thời gian tới. 4.2.5.7. Năng suất trồng dâu của nông hộ. Bảng 4.14: Tỷ lệ (%) số hộ có năng suất trồng dâu Hạ Châu. Năng suất (kg/1000m2) Số hộ Tỉ lệ (%) < 500 10 33,3 500 – 1000 14 46,7 > 1000 – 1500 4 13,3 > 1500 2 6,7 Tổng cộng 30 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Biểu đồ 4.4: Biểu đồ năng suất của nông hộ. Qua khảo sát cho thấy rằng sản lượng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền là tương đối cao. Sản lượng trung bình từ 500 – 1000 kg/công chiếm tỉ lê cao 46,7%, đây là sản lượng thu được phổ biến của đa số các nông hộ. Sản lượng dưới 500 kg/công chiếm 33,3%. Trên 1000 – 1500 kg/công chiếm 13,3%. Trên 1500 kg/công chiếm 6,7%. Sự chênh lêch về sản lượng này giũa các nông hộ là do có nhiều yếu tố tác động. 4.2.5.8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Qua số liệu khảo sát 30 nông hộ cho thấy,đa phần khi đến mùa thu hoạch thì nông hộ đều bán cho thương lái, chỉ một số ít hộ để một lượng nhỏ để bán trực tiếp cho khách hàng, giá cả mà thương lái lấy vào hàng năm thường không ổn định. 4.2.6. Phân tích các khoản mục chi phí bình quân tính trên 1 công đất ở 5 xã của huyện Phong Điền – Thành Phố Cần Thơ. Bảng 4.15: Kết cấu chi phí bình quân trên công đất trồng dâu của nông hộ. Chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng Chi phí giống 12.626 233.333 87.145 4,15 Chi phí chuẩn bị đất 43.077 240.000 140.948 6,71 Chi phí phân bón 192.308 2.800.000 925.733 44,07 Chi phí thuốc 12.222 7.500.000 480.051 22,85 Chi phí nguyên liệu 0 440.000 79.016 3,76 Chi phí LĐ thuê 0 1.000.000 251.465 11,97 Chi phí LĐ gia đình 40.000 572.250 129.700 6,17 Chi phí lãi vay 0 192.000 6.400 0,30 Tổng chi phí 693.736 9.268.333 2.094.973 100 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Trong kết cấu chi phí bình quân trên 1 công đất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ ở huyện Phong Điền cho thấy cao nhất là chi phí phân bón ,đa số hộ sử dụng các loại phân như NPK (6-16-8, 20-20-15). Phân kali, ure hoặc là những loại phân chuyên dùng giá thành khoảng từ 700.000 - 1.000.000 đồng/bao. Số lượng bón tùy thuộc vào cách của mỗi nông hộ. Trong đó chi phí bón thấp nhất 192.308 đồng/công và cao nhất là 2.800.000 đồng/công. Đứng thứ hai là chi phí nông dược với chi phí trung bình là 480.051 đồng/công chiếm 22,85% trong đó chí phi cao nhất là 7.500.000 đồng/công và thấp nhất 12.222 đồng/công. Biểu đồ 4.3: Cấu chi phí bình quân trên 1 công đất trồng dâu của nông hộ. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do một số nông hộ sử dụng những loại nông dược tốt và phun với số lượng nhiều để tăng kính cở trái cũng như làm cho trái bóng đẹp nhằm mục đính bán được giá cao. Đứng thứ ba là chi phí lao động thuê với chi phí trung bình là 251.465 đồng/công chiếm 11,97% tồng chi phí trong đó cao nhất là 1.000.000 đồng/công và thấp nhất là 0 đồng/công. Một số gia đình do trồng trên diện tích nhỏ và sản lượng thu hoạch thấp nên thường không thuê lao động để thu hoạch mà sử dụng lao động nhà đề lấy công làm lời tiết kiệm được chi phí. Một số ít nông hộ trong quá trình tiêu thụ do thương lượng với thương lái nên một số nông hộ sau khi tới mùa thu hoạch thì thương lái tự đến bẻ. Những nông hộ có diện tích sản xuất lớn và sản lượng tương đối nhiều thì đa phần là thuê lao động để thu hoạch, giá thuê dao lao động từ 100.000 – 1.200.00 đồng/người/ngày, đối với lao động nam khoảng 100.000 đồng/người/ngày và nữ là 70.000 đồng/người/ngày. Đứng thứ tư là chi phí chuẩn bị đất với chi phi trung bình là 140.948 đồng/công chiếm 6,71% trong đó chi phí cao nhất là 240.000đồng/công và thấp nhất là 43.077 đồng/công. Một số nông hộ do diện tích trồng nhỏ nên thông thường công việc chuẩn bị lại đất như vét mương là do nông hộ tự làm lấy nên thường không tốn chi phí thuê nhân công, những hộ còn lại do có diện tích canh tác lớn nên thường phải tốn chi phí thuê nhân công, thông thường những nông hộ trồng từ 3 đến 4 vụ mới chuẩn bị đất lại một lần, một lần chuẩn bị lại đất nông hộ thường phải thuê từ 6 - 7 nhân công/công với gia dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/người/ngày. Đứng thứ năm là chi phí lao động gia đình với chi phí bình quân là 129.700 đồng/công chiếm 6,17% tổng chi phí, chi phí thấp nhất là 40.000đồng/công và cao nhất là 572.250 đồng/công. Chi phí tiếp theo là chi phí giống với chi phí trung bình là 87.145đồng/công, chiếm 4,15% tổng chi phí. Chi phí giống cao nhất là 233.333 đồng/công và thấp nhất là 12.626 đồng/công. Một số nông hộ ban đầu khi mới bắt đầu trồng thường xin giống từ bà con hàng xóm hoặc tự ươm sau đó họ tự ghép để tăng mật độ số cây trồng lên nên thường không tốn chi phí giống ban đầu nhiều, số nông hộ còn lại tốn chi phi giống ban đầu từ 6.000 – 11.000 đồng/cây. Đối với chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) thì chi phí trung bình 79.016 đồng/công. Chiếm 3,76% tổng chi phí trong đó cao nhất là 440.000đông/công và thấp nhất là 0 đồng/công. Nhiều nông hộ khi tưới nước hay phun thuốc thì thường dùng máy để tưới và phun, một số có diện tích trồng nhỏ thì thường dùng bình xịt bằng tay nên không tốn chi phí nhiên liệu. Cuối cùng là chi phí lãi vay, trong 30 hộ phỏng vấn thì chỉ có 1 hộ vay vốn để sản xuất còn lại hầu như vốn tự có từ gia đình nên chi phí lãi vay chiếm tỉ trọng rất ít chỉ có 0,3% trong tổng chi phí. 4.2.7. Phân tích các tỷ số tài chính nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế. Bảng 4.16: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế cây dâu Hạ Châu. Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tổng diện tích/hộ Công 1 20 7 Năng suất Kg/công 278 2.500 815 Giá bán Đồng/ký 7.000 12.000 8.550 Doanh thu Đồng/công 2.200.000 22.500.000 6.941.842 Tồng chi phí không có LĐ gia đình Đồng/công 551.429 9.208.333 1.965.273 Tổng chi phí có LĐ gia đình Đồng/công 693.736 9.268.333 2.094.973 Tổng lợi nhuận không có LĐ nhà Đồng/công -208.333 19.849.351 4.976.569 Tổng lợi nhuận có LĐ nhà Đồng/công -268.333 19.358.851 4.846.869 (Nguồn: kết quả khảo sát 30 hộ tại vùng nghiên cứu, 2011) Từ bảng số liệu thấy rằng diện tích/hộ cao nhât là 20 công và thấp nhât là 1 công trung bình là 7công, năng sất trung bình 815 kg/công và giá bán trung bình là 8.550 đồng/kg thì doanh thu trung bình nông hộ thu được là 6.941.842 đồng/công, doanh thu tương đối cao. Với các khoản chi phí đã tính thì tổng cộng chi phí sản xuất không tính lao động gia đình cao nhất là 9.208.333 đồng/công, thấp nhất là 551.429 đồng/công và trung bình là 1.965.273 đồng/công. Khi có lao động gia đình thì chi phí trung bình là 2.094.973 đồng/công, thấp nhất là 693.736 đồng/công, cao nhất 9.268.333 đồng/công Thu nhập trung bình 4.976.569 đồng/công và lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí lao động gia đình là 4.846.869 đồng/công. Qua số liệu ta thấy được rằng chênh lệch giữa chi phí có lao động gia đình và không có lao động gia đình là tương đối không nhiều, mặc dù theo nhận định khách quan thì chi phí lao động gia đình tương đối ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận mà nông dân có được. Nguyên nhân có thể do số mẫu điều tra chưa đủ lớn để cho thấy được điều đó một phần do nông hộ ít chú ý đến chi phí lao động nhà vì thường tâm lý chung của nông dân là lấy công làm lời, họ thường ít quan tâm và tính đến chi phí lao động của bản thân mà chỉ tính đến chi phí bên ngoài mà họ bỏ ra do đó nên việc xác định chi phí thật sự bỏ ra là tương đối không chính xác. Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của nông hộ/công đất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT Trung bình CPa 1.000đ 1.965.273 Thu nhập 1.000đ 6.941.842 Lợi nhuận 1.000đ 4.976.569 TN/CPa Lần 3,53 LN/TNb % 71,69 (Nguồn: Tính toán dựa theo số liệu phân tích, 2011) Từ kết quả bảng trên cho thấy hiệu quả đầu tư vốn (chỉ tiêu TN/CP) vào việc trồng dâu Hạ Châu là tương đối khá cao, đạt 3,53lần. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất mà nhà vườn tạo ra lớn gấp 3,53 lần so với chi phí đã đầu tư vào sản xuất. Điều này chứng tỏ tình hình trồng dâu Hạ Châu có hiệu quả đầu tư khá cao, dẫn đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư cao, khoảng 71,69% trong tổng số giá trị sản xuất tạo ra. Qua việc phân tích chi phí sản xuất cùng với các tỷ số tài chính, cho thấy hiệu quả kinh tế của việc trồng dâu Hạ Châu trong năm 2011 của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu đạt hiệu quả. 4.2.8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của người dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ. Năng suất dâu Hạ Châu mỗi vụ được coi là một trong những nhân tố rất quan trọng đánh giá khả năng sản xuất của nông hộ. Năng suất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn nên phương trình hồi quy chỉ phân tích một vài yếu tố chủ yếu có thể coi là nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ như sau: trình độ học vấn(cấp), kinh nghiệm (năm), diện tích đất trồng (công), số cây/công, chi phí đất/công, chi phí giống/công, chi phí thuốc, chi phí phân, chi phi lao động thuê, chi phí lao động gia đình. Nguyên nhân đưa biến kinh nghiệm vào vì biến kinh nghiệm cho thấy những người có kinh nghiệm lâu trong việc sản xuất, sau mỗi vụ mùa các nông hộ có thể tích luỹ được các kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại để khắc phục được những yếu tố không tốt tác động đến chi phí sản xuất đồng thời phát huy những yếu tố tích cực làm cho năng suất ngày càng tăng ở những vụ mùa tiếp theo, trình độ học vấn càng cao thì khả năng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất sẽ được thực hiện dễ dàng hơn so với những người có trình độ thấp vì thế góp phần đáng kể vào việc làm tăng năng suất, khi diện tích đất càng rộng thì người sản xuất có quan tâm nhiều hơn đến quá trình sản xuất, tìm ra những phương pháp mới về ghép cành, tăng tỉ lệ đậu trái, v.v.. nhằm tăng năng suất của chính mình. Số cây trên công cũng quyết định đến năng suất của mỗi nông hộ. Còn các biến chi phí cho thấy khi chúng ta đầu tư chi phí càng cao như giống tốt, chuẩn đất kỹ, bón phân, thuốc tốt, chăm sóc đúng kỹ thuật thì việc tăng năng suất là điều hiển nhiên Bảng 4.18: Dấu kỳ vọng đối với các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ. Biến ĐVT Kỳ Vọng TRINH DO VH Người + KN SX (nam) Cấp + DT DAT( cong) Năm + SO CAY/1000m2 Công + CP DAT/1000m2 Cây + CP GIỐNG/1000m2 1.000đ + CP PHAN/1000m2 1.000đ + CP THUOC/1000m2 1.000đ + CPLD THUE/1000m2 1.000đ + CPLDGD/1000m2 1.000đ + Từ bảng trên cho thấy tấc cả các biến đều được kỳ vọng là dấu dương (+) và chúng tác động tích cực đến việc tăng năng suất. Nhưng tấc cả các biến đó như sự kỳ vọng được thể hiện trong bảng không thì ta sẽ lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất để xem chúng tác động như thế nào đến năng suất. Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng năng suất .Sau đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa. Từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Gọi biến phụ thuộc y là biến năng suất. các biến độc lập Xi gồm: X1: Trình độ văn hóa (cấp). X2: Kinh nghiệm sản xuất (năm). X3: Diện tích đất (công). X4: Số cây/công (cây). X5: Chi phí đất/công (1.000đ). X6: Chi phí giống/công (1.000đ) X7 : :Chi phí phân /công (1.000đ) X8 Chi phí thuốc/công (1.000đ). X9: Chi phí lao động thuê/công (1.000đ). X10 : Chi phí lao động gia đình/công (1.000đ). Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất của từng vụ với các biến phí: Y= b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + b10X10 Từ số liệu thu thập được của 30 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu và sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây: Các nhân tố ảnh hưởng Unstandardized Coefficients t Sig B Std. Error Hằng số 64,0005 394,9876 0,1620 0,8729 TRINH DO VH 177,0714** 69,4078 2,5511 0,0195 KN SX (nam) 13,2600ns 12,9729 1,0221 0,3195 DT DAT( cong) -41,5647** 16,4263 -2,5303 0,0204 SO CAY/1000m2 -0,3131ns 4,6151 -0,0678 0,9466 CP DAT/1000m2 -0,0025*** 0,0012 -2,0341 0,0561 CP GIỐNG/1000m2 0,0010ns 0,0019 0,5003 0,6225 CP PHAN/1000m2 0,0002*** 0,0001 1,7668 0,0933 CP THUOC/1000m2 0,0000ns 0,0000 0,4868 0,6318 CPLD THUE/1000m2 0,0004** 0,0002 2,1711 0,0428 CPLDGD/1000m2 0,0031* 0,0068 4,5358 0,0002 BIẾN PHỤ THUỘC NĂNG SUẤT (KG/1000M2) HỆ SỐ TƯƠNG QUAN R 0,9146 HỆ SỐ XÁC ĐỊNH R2 0,8365 SIG. 0,000 Bảng 1.19: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu năm 2011 Kết quả chạy hàm ở phụ lục Ghi chú: *:ý nghĩa 1% ** ý nghĩa 5% *** : ý nghĩa 10% ns : không có ý nghĩa Hệ số xác định R2 = 0,9146 cho thấy 91,46% sự thay đổi của năng suất trong mô hình được giải thích bởi 6 biến: X1: Trình độ văn hóa, X3: Diện tích đất/công, X5: Chi phí đất/công, X7: Chi phí phân/công, X9: Chi phí lao động thuê/công, X10: Chi phí lao động gia đình/công. Còn lại 8,54% là do ảnh hưởng từ các nhân tố kinh nghiệm sản xuất, số cây/công, chi phí giống/công, chi phí thuốc/công và các nhân tố khác. Hệ số tương quan bội R = 0,8365 cho thấy biến Y và các biến X1, X3, X9, X10 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau với mức độ liên hệ chặt chẽ lên đến 83,65%. Vậy với độ tin cậy 90% thì 6 biến : X1: Trình độ văn hóa, X3: Diện tích đất/công, X5: Chi phí đất/công, X7: Chi phí phân/công, X9: Chi phí lao động thuê/công, X10: Chi phí lao động gia đình/công có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy các biến X1,X3,X5,X7, X9, X10 có thể giải thích được sự thay đổi của biến năng suất. Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất có dạng: Y=64,0005 + 177,0714X1 - 41,5647X3 - 0,0025X5 + 0,0002X7 + 0,0004X9+ 0,031X10 (1) Giải thích phương trình (1) Yếu tố trình độ văn hóa (X1): từ phương trình (1) cho thấy trình độ văn hóa có mối quan hệ tỉ lệ thuận với năng suất, khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X1 (trình độ văn hóa) tăng thêm 1 cấp thì năng suất tăng thêm 177,0714 kg/công, điều này có nghĩa là khi trình độ văn hóa của nông hộ tăng lên thì khả năng tự học hỏi, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các kiến thức về khoa học kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông, từ các lớp tập huấn vào thực tiễn trồng dâu Hạ Châu của mình tốt hơn những nông dân có trình độ văn hóa thấp hơn. Đây có thể nói là một yếu tố quan quan trọng ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất của nông hộ ở hiện tại cũng như trong tương lai. Yếu tố kinh nghiệm sản xuất (X2): hệ số X2 cho ta thấy mỗi 1 năm tăng lên của kinh nghiệm khi các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho năng suất dâu tăng trung bình 13,260 kg/công. Tuy nhiên về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng nhân tố kinh nghiệm ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu Yếu tố diện tích đất (X3): từ phương trình (1) cho thấy, diện tích đất có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với năng suất, điều này có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X3(diện tích đất) tăng lên 1 công thì năng suất sẽ giảm 41,5647kg/công. Điều này cho thấy không phải khi diện tích đất càng tăng sẽ càng làm cho năng suất tăng theo mà năng suất còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, có thể do khi diện tích đất càng nhiều thì việc chăm sóc tỉ mĩ cho từng cây dâu sẽ bị hạn chế, nông dân không thể kiểm soát toàn bộ số cây dâu được trồng trong vườn của mình và dẫn đến tình trạng năng suất trên mỗi công bị giảm sút. Yếu tố số cây/công (X4): hệ số X4 cho thấy yếu tố này có mối tương quan nghịch so với năng suất, nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số cây/công tăng lên 1 đơn vị thì năng suất trồng của dâu Hạ Châu sẽ giảm xuống 0,313kg/công. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu. Yếu tố chi phí đất (X5): từ phương trình (1) cho thấy, chi phí đất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với năng suất, có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X5 (chi phí đất) tăng lên 1.000 đồng thì năng suất trồng dâu sẽ giảm xuống 25kg/công. Điều này cho thấy việc phân phối chi phí trong cải tạo đất có ảnh hưởng đến năng suất, cải tạo ở mức độ hợp lý sẽ cho năng suất cao hơn việc tốn nhiều chi phí để cải tạo nhưng năng suất lại có chiều hướng giảm, thông thường việc cải tạo đất thích hợp là từ 3-4 vụ/lần Yếu tố chi phí giống (X6): hệ số X6 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu chi phí giống tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ tăng 1kg/công. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu Yếu tố chi phí phân (X7): từ phương trình (1) cho thấy, chi phí phân có mối quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X7(chi phí phân) tăng lên 1.000 đồng thì năng suất trồng dâu sẽ tăng lên 2kg/công. Điều này cho thấy khi tăng liều lượng phân một cách hợp lý, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây, bón phân đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng thì năng suất thu được sẽ tăng. Yếu tố chi phí thuốc (X8) : hệ số X8 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu chi phí thuốc tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ không thay đổi.Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến năng suất dâu Hạ Châu. Yếu tố chi phí lao động thuê (X9): từ phương trình (1) cho thấy, chi phí lao động thuê có mối quan hệ tỉ lệ thuận với năng suất, có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X9(chi phí lao động thuê) tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ tăng 0,4 kg/công. Điều này cho thấy khi tăng chi phí lao động thuê thì việc chăm sóc cũng như thu hoạch sẽ được làm tỉ mĩ và cẩn thận hơn. Do yếu tố tâm lý, khi tiền thuê tăng lên thì người lao động sẽ tích cực hơn với công việc từ đó năng suất cũng sẽ tăng lên. Yếu tố chi phí lao động nhà (X10): từ phương trình (1) cho thấy, chi phí lao động gia đình có mối quan hệ tỉ lệ thuận với năng suất, nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X10 (chi phí lao động gia đình) tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ tăng 3,1kg/công. Điều này cho thấy khi tăng chí phí lao động nhà thì năng suất sẽ tăng đáng kể, vì đối với lao động nhà thì năng suất làm việc bao giờ cũng cao hơn đối với lao động thuê, với mục đích lấy công làm lời, vì thế họ rất tích cực với công việc. Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với năng suất thì còn có 64,0005 lần các yếu tố khác không thuộc mô hình có tác động đến năng suất. Bảng 4.20: Đánh giá kỳ vọng và kết quả nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu TRINH DO VH + + DT DAT( cong) + - CP DAT/1000m2 + - CP PHAN/1000m2 + + CPLD THUE/1000m2 + + CPLDGD/1000m2 + + Kết luận: Trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suât trồng dâu của nông hộ thì chỉ có yếu tố trình độ văn hóa, diện tích đất, chi phí đất, chi phí phân, chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình có ảnh hưởng đến năng suất. Các yếu tố còn lại tuy có tác động làm ảnh hưởng đến năng suất nhưng theo kết quả thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng chúng có ảnh hưởng. Theo số liệu cho thấy yếu tố trình độ văn hóa, chi phí phân ,chi phí lao động thuê và chi phí lao động gia đình tăng sẽ làm cho năng suất tăng, các yếu tố như diện tích đất, chi phí đất tăng sẽ làm năng suất giảm.Vì vậy để tăng năng suất trồng dâu Hạ Châu của nông hộ điều quan trọng cần làm là nâng cao trình độ văn hóa của nông hộ để họ dễ dàng tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến áp dụng có hiệu quả vào mô hình sản xuất Bên cạnh đó nông hộ cần phải điều chỉnh lại diện tích gieo trồng, đầu tư các khoản mục chi phí một cách hợp lý hạn chế việc sử dụng quá nhiều hoặc quá ít làm ảnh hưởng đến năng suất của mỗi vụ. 4.2.9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân trồng dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ. Trong bất cứ một lĩnh vực sản xuất nào thì mục đích cuối cùng của người sản xuất chính là lợi nhuận mà họ nhận được sau mỗi quá trình tạo ra được sản phẩm, và đối với nông hộ trồng dâu Hạ Châu của huyện Phong Điền cũng vậy. Đối với họ mục đích chính là tạo ra được nhiều lợi nhuận cho gia đình sau mỗi vụ mùa thu hoạch.Tuy nhiên lợi nhuận chịụ sự ảnh hưởng và chi phối của nhiều yếu tố nhiều yếu tố khác nhau. Do một số giới hạn phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau: Diện tích đất, số cây/công, chi phí đất/công, chi phí giống/công, chi phí phân/công, chi phí thuốc/công, chi phí lao động thuê/công, chi phí lao động gia đình/công và giá bán. Nguyên nhân của việc chọn biến này là do khi diện tích đất càng nhiều thì người sản xuất sẽ quan tâm hơn đến việc sản xuất, tìm giống mới, tạo ra được nhiều sản phẩm từ đó góp phần tăng lợi nhuận, số cây/công càng nhiều thì sản lượng càng cao từ đó lợi nhuận cũng sẽ cao,chi phí lao động nhà càng nhiều thì nông dân sẽ giảm được chi phí lao động thuê từ đó cũng góp phần làm lợi nhuận tăng thêm, bên cạnh đó giá bán cũng góp một phần quan trong lợi nhuận mà nông hộ thu được. Giá bán càng cao đồng nghĩa với việc là lợi nhuận của nông hộ cũng càng cao. Còn các biến chi phí như phí đất/công, Chi phí giống/công, Chi phí phân/công, Chi phí thuốc/công, Chi phí lao động thuê/công càng giảm bao nhiêu thì sẽ có lợi cho nông hộ bấy nhiêu vì như vậy lợi nhuận của họ sẽ tăng lên. Bảng 4.21: Dấu kỳ vọng đối với các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Biến ĐVT Kỳ Vọng DT DAT( cong) Công + SO CAY/1000m2 Cây + CP DAT/1000m2 1.000đ - CP GIỐNG/1000m2 1.000đ - CP PHAN/1000m2 1.000đ - CP THUOC/1000m2 1.000đ - CPLD THUE/1000m2 1.000đ - CPLDGD/1000m2 1.000đ + GIÁ BÁN (1000đ/kg) 1.000đ/kg + Từ bảng trên cho thấy đối với các biến diện tích đất, số cây/công,chi phí lao động gia đình và giá bán được kỳ vọng là dấu dương (+) còn các biến chi phí đất, chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc, chi phí lao động thuê thì được kỳ vọng là dấu âm (-) vì khi chi phí càng giảm bao nhiêu thì lợi nhuận sẽ tăng lên bấy nhiêu. Nhưng các biến có ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận sẽ được thể hiện qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận .Sau đó, chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa. Từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục những nhân tố có ảnh hưởng xấu. Gọi biến phụ thuộc Y là biến Lợi nhuận các biến độc lập Xi gồm: X1: Diện tích đất (công) X2: Số cây/công (cây) X3: Chi phí đất/công (1.000đ). X4: Chi phí giống/công (1.000 đ). X5: Chi phí phân/công (1.000 đ). X6: Chi phí thuốc/công (1.000 đ). X7: Chi phí lao động thuê/công (1.000 đ). X8: Chi phí lao động gia đình/công (1.000 đ). X9: Giá bán (1000đ/kg) Ta có phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa Lợi nhuận của từng vụ với các biến phí: Y= b 0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b 6X6 + b7X7 + b8X8 +b9X9 Từ số liệu thu thập được của 30 nông hộ trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu và sau khi tính toán các chỉ tiêu và chạy phương trình hồi quy trên phần mềm SPSS ta có bảng kết quả sau đây: Bảng 4.22 : Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dâu Hạ Châu năm 2011 Các nhân tố ảnh hưởng Unstandardized Coefficients t Sig B Std. Error Hằng số 204.133,8249 351.1641,5500 0,0581 0,9542 DT DAT( cong) -386.785,8492** 148.564,7269 -2,6034 0,0169 SO CAY/1000m2 11.975,5005ns 36.542,6764 0,3277 0,7465 CP DAT/1000m2 -25,1897** 10,9218 -2,3063 0,0319 CP GIỐNG/1000m2 -9,5628ns 11,4141 -0,8378 0,4120 CP PHAN/1000m2 0,3752ns 1,0497 0,3574 0,7245 CPTHUOC/1000m2 -0,7400*** 0,4062 -1,8215 0,0835 CPLD THUE/1000m2 1,8390ns 1,8819 0,9772 0,3402 CPLDGD/1000m2 25,0496* 6,1911 4,0460 0,0006 GIÁ BÁN (1000đ/kg) 835,3266** 393,6205 2,1222 0,0465 BIẾN PHỤ THUỘC LỢI NHUẬN (1000đ) HỆ SỐ TƯƠNG QUAN R 0,8757 HỆ SỐ XÁC ĐỊNH R2 0,7668 SIG. 0.000 Kết quả chạy hàm ở phụ lục Ghi chú: *:ý nghĩa 1% ** ý nghĩa 5% *** : ý nghĩa 10% ns : không có ý nghĩa Hệ số xác định R2 = 0,8757 cho thấy 87,57% sự thay đổi của tổng lợi nhuận trong mô hình được giải thích bởi 5 biến: X1: Diện tích đất (công), X3: Chi phí đất/công (1000đ), X6: Chi phí thuốc/công (1.000 đ), X8: Chi phí lao động gia đình/công (1.000 đ), X9: Giá bán (1000đ/kg). Còn lại 12,4% là do ảnh hưởng từ các nhân tố số cây/công (cây), Chi phí giống/công, Chi phí phân/công, Chi phí lao động thuê/công và các nhân tố khác. Hệ số tương quan bội R = 0,7668 cho thấy biến Y và các biến X1, X3, X6, X8, X9 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau với mức độ liên hệ chặt chẽ là 76,68%. Vậy với độ tin cậy 90% thì 5 biến: X1: Diện tích đất (công), X3: Chi phí đất/công (1000đ), X6: Chi phí thuốc/công (1.000 đ), X8: Chi phí lao động gia đình/công (1.000 đ), X9: Giá bán (1000đ/kg) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy các biến X1, X3, X6,X8,X9 có thể giải thích được sự thay đổi của biến lợi nhuận Phương trình hồi quy tương quan của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất có dạng: Y= 204.133,8249 – 386.785,8492X1 - 25,1897X3 - 0,7400X6 + 25,0496X8 + 835,3266X9 (2) Giải thích phương trình (2) Yếu tố diện tích đất (X1): từ phương trình (2) cho thấy, diện tích đất có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận, khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X1 (diện tích đất) tăng thêm 1 công thì tổng lợi nhuận sẽ giảm 386.735,8492 đồng/công, điều này có nghĩa là khi diện tích tăng thêm, nông dân không có điều kiện chăm sóc tỉ mĩ sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận mà họ nhận được sau mỗi đợt thu hoạch vì vậy nông hộ cần bố trí diện tích trồng hợp lý, trong khả năng kiểm soát tốt . Yếu tố số cây/công (X2): hệ số X2 cho thấy yếu tố này có mối tương quan thuận so với lợi nhuận. Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố số cây/công tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận của việc trồng dâu Hạ Châu sẽ tăng11.975,5005 đồng/công. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến lợi nhuận dâu Hạ Châu. Yếu tố chi phí đất (X3): từ phương trình (2) cho thấy, chi phí đất có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X3 (chi phí đất) tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận trồng dâu sẽ giảm xuống 25.189,7 đồng/công. Điều này cho thấy việc phân phối chi phí trong cải tạo đất có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ sau khi thu hoạch, việc cải tạo ở mức độ hợp lý sẽ giảm được chi phí đầu vào của nông hộ từ đó làm tăng lợi nhuận thu được sau mỗi vụ mùa. Yếu tố chi phí giống (X4): hệ số X4 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X4 tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận sẽ giảm 9.562,8 đồng/công.. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến lợi nhuận dâu Hạ Châu Yếu tố chi phí phân (X5): hệ số X5 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu (X5) tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận của việc trồng dâu sẽ tăng lên 375,2 đồng/công Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng dâu Hạ Châu. Đồng thời, cũng có thể do số mẫu thu thập quá nhỏ nên không đủ kết luận ảnh hưởng của nhân tố này đến lợi nhuận dâu Hạ Châu Yếu tố chi phí thuốc (X6) : từ phương trình (2) cho thấy, chi phí thuốc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X6(chi phí thuốc) tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận trồng dâu sẽ giảm xuống 740 đồng/công. Điều này cho thấy nông hộ chỉ cần phun thuốc ở mức độ vừa phải, vì dâu Hạ Châu tương đối dễ trồng nên chỉ cần phun một lượng thuốc vừa đủ để tránh sâu bệnh đồng thời làm cho trái tròn bóng và đẹp, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuân sau thu hoạch. Yếu tố chi phí lao động thuê (X7): hệ số X7 cho thấy khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X9 tăng lên 1.000 đồng thì năng suất sẽ tăng 1.839 đồng/công. Tuy nhiên, về ý nghĩa thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận rằng yếu tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận trồng dâu Hạ Châu. Yếu tố chi phí lao động nhà (X8): từ phương trình (2) cho thấy, chi phí lao động nhà có mối quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận, có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X8 tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 25.049,6 đồng/công. Điều này cho thấy việc tăng thêm chi phí lao động nhà sẽ có ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận thu được, do lao động gia đình bao giờ cũng làm việc với năng suất nhiều hơn và có hiệu quả hơn lao động thuê mướn, do đó nông hộ sẽ tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết, mục đích lấy công làm lời. Chỉ nên thuê lao động ở những khâu cần thiết hoặc khi diện tích trồng quá rộng, sản lượng thu hoạch cao, lao động nhà không đủ nhân lực để thu hoạch… Yếu tố giá bán (X9): từ phương trình (2) cho thấy, giá bán có mối quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận với lợi nhuận, có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi thì nếu X9 tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận sẽ tăng 835.526,6 đồng/công. Điều này cho thấy giá bán ảnh hưởng tương đối nhiều đến lợi nhuận của nông hộ sau mỗi vụ mùa.Giá bán càng cao thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với lợi nhuận thì còn có 204.133,8249 lần các yếu tố khác không thuộc mô hình có tác động đến lợi nhuận hay hiệu quả trồng dâu hạ châu của nông hộ Các nhân tố ảnh hưởng Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu DT DAT( cong) + - CP DAT/1000m2 - - CPTHUOC/1000m2 - - CPLDGD/1000m2 + + GIÁ BÁN(1000đ/kg) + + Bảng 4.23: Đánh giá kỳ vọng và kết quả nghiên cứu Kết luận: Trong quá trình phân tích thì các yếu tố như chi phí lao động gia đình và giá bán có tác động làm cho lợi nhuận của nông hộ tăng lên. Các yếu tố như diện tích đất, chi phí đất, chi phí thuốc là các yếu tố làm giảm lợi nhuận của nông hộ. Các yếu tố còn lại tuy có tác động đến lợi nhuận nhưng theo kết quả thống kê thì chưa đủ cơ sở để kết luận các nhân tố đó ảnh hưởng.Vì vậy để tăng lợi nhuận của nông hộ góp phần ổn định đời sống thì nông hộ cần quan tâm nhiều đến chi phí lao động gia đình, khi tăng chi phí lao động lên đồng nghĩa với việc nông hộ sẽ lấy công làm lời giảm được chi phí phải thuê mướn lao động, chỉ thuê lao động khi thật sự cần thiết. Bên cạnh đó giá bán cao làm cho lợi nhuận tăng, vì thế nông hộ cần chủ động tìm đầu ra ổn định hạn chế được việc bị thương lái ép giá. Một số nông hộ có diện tích trồng nhiều do đó việc chăm sóc tương đối không được tỉ mĩ như những hộ có diện tích trồng vừa phải vì vậy cũng ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của nông hộ.Vì vậy nông hộ cần phân phối một cách hợp lý nguồn lực trong việc chăm sóc khi canh tác trên diện tích rộng đồng thời sử dụng hợp lý, đúng liều lượng, chất lượng… các yếu tố chi phí thuốc, chi phí cải tạo,..thì vừa hiệu quả về mặt năng suất lại vừa hiệu quả về lợi nhuận kinh tế. 4.2.10. Đánh giá những thuận lợi và khó cũng như cơ hội, thách thức trong việc sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền Tp Cần Thơ . Phân tích SWOT Strength (điểm mạnh) Weakness (điểm yếu) - Cây dâu Hạ Châu rất phù hợp với thổ nhưỡng huyện Phong Điền. - Mùa vụ trái với các giống dâu địa phương. - Nguồn nước tưới dồi dào. - Nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây lâu năm. - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương. - Thành lập được một hợp tác xã. - Nguồn lao động nông thôn dồi dào - Dâu Hạ Châu có thế mạnh kết hợp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn - Việc áp dụng khoa hoc kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất gặp nhiều khó khăn -Chưa có quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh cho cây dâu Hạ chậu. - Qui mô vườn nhỏ, không tập trung. - Số hộ tham gia hợp tác xã còn rất ít - Còn bảo thủ trong vấn đề chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau. - Giá cả đầu ra không ổn định - Quá trình tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. - Chưa có sự quan tâm của các hộ về vấn đề về VIETGAP Opportunities (cơ hội) Threats (thách thức) - Được đăng ký thương hiệu quốc gia. - Diện tích phát triển khá lớn, lượng hàng hóa khá lớn. - Khả năng xuất khẩu đang được mở rộng - Có nhiều đề tài nghiên cứu - Loại trái cây ít người biết đến nên thế mạnh cạnh tranh với nhiều giống cây trồng khác còn kém. - Chưa xuất khẩu nhiều ra thị trường nước ngoài - Thời tiết biến đổi thất thường - Giá vật tư nông nghiệp biến động tăng và duy trì ở mức cao. - Thời gian bảo quản ngắn. Phát huy thế mạnh Khắc phục điểm yếu - Thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm - Xây dựng thương hiệu đi đôi với việc áp dụng qui trình sản suất dâu Hạ Châu theo hướng GAP. - Tổ chức nông dân thành các hợp tác xã, câu lạc bộ, nhóm sản xuất chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau. - Đào tạo cán bộ trong ban quản lý hợp tác xã vế quản lý và kỹ thuật - Xây dựng hệ thống đê bao và vùng sản xuất tập trung tránh ngập úng gây thiệt hại cho nông dân khi trồng dâu. - Cần tiếp thị mạnh ra thị trường nước ngoài. - Cần tổ chức các buổi tham quan học tập kinh nghiệm ở các nhà vườn sản xuất kinh doanh giỏi - Áp dụng kỹ thuật tiên tiến để cho chất lượng quả đồng đều, màu sắc đẹp. - Tổ chức nhân rộng nhiều mô hình hợp tác xã có hiệu quả kinh tế và mô hình GAP, có hỗ trợ hợp lý để khuyến khích nông dân - Hướng dẫn nông dân kỹ thuật, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách thích hợp - Xây dựng chợ nổi trái cây Phong Điền cho phù hợp với yêu cầu mua bán của chợ nổi du lịch, bảo quản nâng cao giá trị trái dâu Hạ Châu. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT DÂU HẠ CHÂU Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN – THÀNH PHÔ CẦN THƠ Với điều kiện thời tiết thất thường như hiện nay, nhất là tình hình biến động của lũ, mức nước trên các tuyến sông ngày càng cao, thời gian rút nước chậm cần phải cải thiện tình trạng thoát nước tránh ngập úng lâu ngày gây ảnh hưởng đến năng suất trồng dâu của nông hộ. Một số nông hộ còn bảo thủ trong việc chia sẽ kinh nghiệm sản xuất cũng như trong quá trình tiêu thụ nông sản, số nông hộ tham gia hợp tác xã hầu như rất ít, cần tích cực tham gia vào các hợp tác xã chia sẽ cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn thường gặp phải trong sản suất và tiêu thụ, giúp cho các nông hộ mới tham gia vào quá trình sản xuất không gặp phải những thiếu xót Giá vật tư nông nghiệp hiện nay thường tăng và duy trì ở mức cao, cần phân phối hợp lý các nhân tố phân bón, nông dược, nhiên liệu, lao động nhằm giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào nhưng vẫn không ảnh hưởng đến năng suất mỗi vụ. Cần tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ để có thể áp dụng những quy trình sản xuất mới nâng cao năng suất cũng như chất lượng mẫu mã của nông sản. Tranh thủ tìm nguồn bao tiêu cho sản phẩm: đây là công việc rất cần thiết và có ích nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tránh được tình trạng không bán được cho ai hay giá bán quá thấp. Tuy nhiên từng cá nhân người nông dân khó làm được việc này mà phải thông qua chính quyền địa phương trong việc tìm được tổ chức bao tiêu. Ngoài ra những người trồng dâu Hạ Châu có thể hợp tác với nhau để tránh bị thương lái ép giá. Đẩy mạnh loại hình tiêu thụ dâu Hạ Châu theo hình thức kết hợp với du lịch sinh thái vườn. Vì loại hình này vừa bán được giá cao, vừa là đặc trưng của huyện. Cần tìm hiểu thông tin về mô hình GAP để từ đó hiểu thêm về những tiêu chuẩn của một nông sản đạt chất lượng xuất khẩu, từ đó nông hộ sẽ giảm thiểu được tình trạng ép giá của thương lái(VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam, là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.) . CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN. Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích được trình bày ở những chương trước, ta thấy quá trình sản xuất dâu Hạ Châu tại huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ thể hiện một số điểm nổi bật sau: - Đa phần lý do bắt đầu trồng dâu Hạ Châu của nông hộ là theo phong trào. Ban đầu chỉ vài hộ sản xuất nhưng khi thấy được những hiệu quả kinh tế mà cây dâu Hạ Châu mang lại khá cao, một phần do điều kiện đất đai ở huyện rất thích hợp để phát triển dâu Hạ Châu một phần do cam quýt hư, sâu bệnh nhiều nên hầu như các nông hộ đều chuyển sang trồng dâu Hạ Châu. Chính vì thế mà số năm kinh nghiệm của nông hộ thường không nhiều, đa phần diện tích trồng dâu Hạ Châu có mức độ không đồng đều. Qua khảo sát trên cho thấy rằng số nông hộ có điện tích càng lớn chiếm tỉ lệ càng thấp. Tất cả các nông hộ khi được hỏi thì diện tích sản xuất hầu như là tự có của gia đình và không có sự thay đổi trong những năm gần đây, vốn nông hộ sản xuất cũng là vốn tự có từ gia đình hầu như chỉ có một số ít nông hộ sử dụng hình thức vay vốn.Vì vậy việc mở rộng diện tích sản xuất thường là khó có thể xảy ra. - Theo kết quả phân tích ở chương 4 qua một số tỷ số tài chính, cho thấy quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu năm 2011 của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu có hiệu quả về mặt kinh tế . Tuy nhiên bên cạnh đó, kết quả phân tích cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ Chí phí đầu vào: chí phí đầu vào được nông hộ sử dụng nhiều nhất là chi phí phân bón, chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu các chi phí của nông hộ.Về chi phí thuê lao động, chi phí này tương đối cao vì thế giảm thiểu được chi phí thuê là điều cần thiết. Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất như số lượng phân bón, trình độ văn hóa, chi phí lao động thuê, chi phí lao động gia đình (có mối tương quan thuận), diện tích đất, chi phí đất(có mối tương quan nghịch); và một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế là giá bán và chi phí lao động nhà (có mối tương quan thuận).diện tích đất, chi phí đất, chi phí thuốc (có mối tương quan nghịch) Giá bán: dâu Hạ Châu có mức giá tương đối cao so với những giống dâu khác. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy giá cả đầu ra mỗi năm thường không ổn định. Quá trình tiêu thụ sản phẩm dâu Hạ Châu của nông dân theo ba phương thức là bán cho thương lái, bán trực tiếp cho người tiêu dùng, bán cả hai đối tượng trên. Trong đó, hình thức bán cho thương lái chiếm đa số, vì tuy giá bán thấp, thường bị thương lái ép giá nhưng thương lái không yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã; hình thức bán trực tiếp cho người tiêu dùng kết hợp du lịch vườn cho thu nhập tương đối cao, tuy nhiên chưa phổ biến, còn nhỏ lẻ Cây dâu Hạ Châu tuy dễ trồng, năng suất cao do có điều kiện đất đai phù hợp nhưng bên cạnh đó cũng gặp không ít vấn đề trong qua trình sản xuất như điều kiện thời tiết thất thường nhất là trong những năm gần đây, tình trạng mưa và lũ xuất hiện đột ngột và kéo dài kiến cho nông hộ gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó do vật giá leo thang, giá vật tư nông nghiệp đầu vào thường biến động và duy trì ở mức cao, một vài trường hợp nông hộ bị thương lái ép giá do không tìm được đầu ra ổn định chính vì thế ảnh hưởng đến đời sống thu nhập của nông hộ rất nhiều. 6.2. KIẾN NGHỊ. 6.2.1. Đối với bà con nông dân. Cần tích cực tham gia vào các hơp tác xã chia sẽ cũng như học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm khắc phục những vấn đề khó khăn thường gặp phải trong sản suất và tiêu thụ,giúp cho các nông hộ mới tham gia vào quá trình sản xuất. Phân phối hợp lý các nhân tố phân bón, nông dược, nhiên liệu, lao động nhằm giảm thiểu tối đa chi phí đầu. Tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ để có thể áp dụng những quy trình sản xuất mới, nâng cao năng suất cũng như chất lượng mẫu mã của nông sản. Tìm hiểu thông tin về mô hình GAP để từ đó hiểu thêm về những tiêu chuẩn của một nông sản đạt chất lượng xuất khẩu, từ đó nông hộ sẽ giảm thiểu được tình trạng ép giá của thương lái. 6.2.2. Đối với chính quyền địa phương. Cần có những chính sách hỗ trợ cho những nông hộ có kinh tế khó khăn khi mới tham gia vào quá trình sản xuất Xây dựng hệ thống đê bao và vùng sản xuất tập trung tránh ngập úng gây thiệt hại cho nông dân khi trồng dâu. Tổ chức nông dân thành các hợp tác xã, câu lạc bộ, nhóm sản xuất chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau. 6.2.3. Đối với hợp tác xã. Nên tập trung mua vật tư nông nghiệp giảm được chi phí đầu vào khi mua vật tư nông nghiệp với số lương lớp, hợp tác xã giúp giải quyết vấn đề đầu ra cho thành viên,tìm những đầu ra ổn định và đáng tin cậy. Cần tổ chức các buổi tham quan học tập kinh nghiệm ở các nhà vườn sản xuất kinh doanh giỏi. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến để cho chất lượng quả đồng đều, màu sắc đẹp. 6.2.4 Đối với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Đào tạo cán bộ trong ban quản lý hợp tác xã vế quản lý và kỹ thuật Tổ chức nhân rộng nhiều mô hình hợp tác xã có hiệu quả kinh tế và mô hình GAP, có hỗ trợ hợp lý để khuyến khích nông dân Hướng dẫn nông dân kỹ thuật, đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách thích hợp Xây dựng chợ nổi trái cây Phong Điền cho phù hợp với yêu cầu mua bán của chợ nổi du lịch, bảo quản nâng cao giá trị trái dâu Hạ Châu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kinh tế nông hộ nhà xuất bản nông nghiệp. 2. Hà Trọng, xử lý nghiên cứu với SPSS for window, NXB thống kê. 3. Giáo trình thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế, NXB thống kê. 4. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004). Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM. 5. Giáo trình kinh tế phát triển nông thôn. 6. Giáo trình kinh tế sản xuất. 7. Niên Giám Thống Kê huyện Phong Điền 2010 8. http//www.dauhachauphongdien.com.vn - Cần Thơ cải tiến mới về kỹ thuật trồng dâu Hạ Châu của nông dân, 2008. Báo Cần Thơ online - Phương Kiều, 2008. Dâu Hạ Châu Phong Điền. Báo kinh tế Sài Gòn online. 9. Phòng Thống Kê Huyện Phong Điền. Niên giám thống kê năm 2010 huyện Phong Điền. 10. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phong Điền. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2010 và phương hướng năm 2011 huyện Phong Điền. 11. Hồ Thị Linh (2008). Luân văn tốt nghiệp đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản tại phường Vĩnh Hiệp TP Rạch Gía tỉnh Kiên Giang”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sản xuất dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền TP Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan