Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013

Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả hay nói cách khác phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt được. Qua thời gian thực tập cũng như phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã cho thấy được rằng Trung tâm đang hoạt động đạt được hiệu quả doanh thu thuần cũng như lợi nhuận có sự tăng trưởng, nhưng Trung tâm vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Nguồn vốn bị chiếm dụng còn lớn, chi phí còn cao., Chính điều này đã làm cho khoản lợi nhuận sau cùng của Trung tâm bị giảm xuống. Song trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và sự cạnh tranh quyết liệt nhưng Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã đứng vững, ngày càng chiếm được nhiều lòng tin của khách hàng. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh góp phần nâng cao lợi nhuận, Trung tâm đã mở rộng phạm vi hoạt động. Thêm vào đó việc mở rộng quy mô sản xuất đã thu hút được đội ngũ quản lý có trình độ, giải quyết công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, đồng thời cũng đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy nâng cao và phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy rằng Trung tâm đang thật sự hiệu quả nhưng do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn hơn nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao nên để có thể đứng vững và phát triển mở rộng quy mô thì Trung tâm cần có những chính sách và giải pháp cụ thể và toàn diện, liên hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao và gắng liền với thực tiễn.

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo đó là phải thu khách hàng giảm từ 82.832.723.693 đồng xuống còn 55.159.264.197 đồng giảm 33,41% so với năm 2011 điều này chứng tỏ Trung tâm quản lý vốn chưa được hiệu quả, nguồn vốn bị chiếm dụng nằm ở mức cao. Nhưng đến năm 2013, các khoản phải thu tăng lên thành 95.219.995.883 đồng với tỷ lệ tăng 19,93% nhưng chỉ chiếm 36,98% trong cơ cấu nguồn vốn điều này thể hiện được rằng Trung tâm mở rộng quy mô. Ngoài ra, khoản phải thu ngắn hạn tăng là do trả trước cho người bán tăng 1.454.586.480 đồng với tỷ lệ tăng 24,58% và phải thu khách hàng cũng tăng lên 18.033.009.621 đồng với tỷ lệ tăng 32,69% điều này cho thấy rằng Trung tâm đang ngày càng nâng cao được khả năng sử dụng vốn. - Hàng tồn kho: Qua bảng 8, cho thấy trong ba năm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu tài sản của Trung tâm, điển hình trong năm 2011 hàng tồn kho chiếm 31.194.188.028 đồng chiếm 17,47% trong cơ cấu tài sản. Đến năm 2012, 2013 thì Trung tâm đã tiêu thụ được lượng hàng tồn kho giảm lần lượt là: Năm 2012 giảm xuống còn 26.749.341.078 đồng chiếm 12,57% trong cơ cấu tài sản và tiếp tục giảm xuống còn 23.670.002.667 đồng chỉ chiếm 9,19% trong cơ cấu vốn của Trung tâm. Hàng tồn kho vẫn còn chiếm tỷ trọng cao chứng tỏ Trung tâm mất một phần khả năng thanh toán, vốn bị hàng tồn kho chiếm dụng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 37 - Tài sản lưu động khác: Qua bảng 8, cho thấy được TSLĐ khác của Trung tâm có phần tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động, và nó ít có biến động nên không ảnh hưởng lớn đến Trung tâm. Tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm, cụ thể là năm 2011 chiếm 81% trong tổng tài sản, năm 2012 chiếm 80% và năm 2013 là 79% trong tổng tài sản. Trong tài sản ngắn hạn này thì các khoản phải thu lại chiếm đa số, năm 2011, các khoản phải thu chiếm 74%, năm 2012 là 47% vaf nawm 2013 laf 48%. Chính vì vậy Trung tâm cần cải thiện lại nguồn vốn bị chiếm dụng để nâng cao được hiệu quả hoạt động của nguồn vốn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 38 2.3.1.2. Tài sản dài hạn Bảng 9: Tình hình tài sản dài hạn của Trung tâm qua 3 năm Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ lệ (%) theo quy mô chung Số tiền Tỷ lệ +/- Số tiền Tỷ lệ+/- 2011 2012 2013 B. Tài sản dài hạn 33.247.519.170 43.629.350.667 58.732.487.192 10.381.831.497 31,23 15.103.136.525 3,46 18,62 20,49 22,81 I. Tài sản cố định 30.630.878.170 39.889.814.548 53.948.292.993 9.258.936.378 30,23 14.058.478.445 3,52 17,16 18,74 20,95 1. Tài sản cố định hữu hình 29.944.828.370 39.313.835.648 53.383.481.384 9.369.007.278 31,29 14.069.645.736 3,58 16,77 18,47 20,73 Nguyên giá 122.499.927.032 139.047.390.825 156.827.382.818 16.547.463.793 13,51 17.779.991.993 1,28 68,61 65,32 60,91 Giá trị hao mòn -92.555.102.662 -99.760.555.177 -103.443.901.434 -7.205.452.515 7,79 -3.683.346.257 0,37 -51,84 -46,86 -40,17 2. Tài sản cố định vô hình 522.500.000 522.500.000 522.500.000 - - - - 0,29 0,25 0,20 Nguyên giá 4.231.529.820 4.231.529.820 4.231.529.820 - - - - 2,37 1,99 1,64 Hao mòn lũy kế -3.709.029.820 -3.709.029.820 -3.709.029.820 - - - -2,08 -1,74 -1,44 3. Chi phí xây dựng dở dang 163.549.800 53.478.900 42.311.609 -110.070.900 -67,30 -11.167.291 -2,09 0,09 0,03 0,02 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 22.265.000 22.265.000 22.265.000 - - - - 0,01 0,01 0,01 1. Đầu tư dài hạn khác 22.265.000 22.265.000 22.265.000 - - - - 0,01 0,01 0,01 III. Tài sản dài hạn khác 2.594.375.900 3.717.271.199 4.761.929.199 1.122.895.299 43,28 1.044.658.000 2,81 1,45 1,75 1,85 1. Chi phí trả trước dài hạn 2.594.375.900 3.717.271.199 4.761.929.199 1.122.895.299 43,28 1.044.658.000 2,81 1,45 1,75 1,85 Nguồn: phòng kế toán Trung tâm giống thủy sản Nghệ AnĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 39 Dựa vào bảng 9, có thể thấy được lượng TSDH tăng dần theo các năm đó là: Năm 2011 TSDH có 33.247.519.170 đồng, năm 2012 là 43.629.350.667 đồng và năm 2013 là 58.732.487.192 đồng. Đồng thời, tỷ lệ TSDH trong cơ cấu tài sản của Trung tâm cũng tăng lên lần lượt là: Năm 2011 chiếm 18,62%, năm 2012 chiếm 20,49%, năm 2013 chiếm 22,81%. Điều này thể hiện rằng Trung tâm đang dần mở rộng quy mô bằng cách đầu tư vào TSDH, tức là đầu tư vào việc mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ dài hạn, đầu tư vào việc xây dựng thêm các trại nuôi trồng, Chiếm cơ cấu nhiều nhất của tài sản dài hạn đó là tài sản cố định, chiếm 17,16% trong cơ cấu tài sản của Trung tâm vào năm 2011, chiếm 18,74% vào năm 2012, chiếm 20,95% vào năm 2013. Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định hữu hình chiếm 16,77% trong cơ cấu tài sản của Trung tâm vào năm 2011. Năm 2012, lượng tài sản này tăng lên từ 29.944.828.370 đồng lên 39.313.835.648 đồng chiếm 18,47% và năm 2013 cũng vậy, lượng tài sản này cũng tăng lên 14.069.645.736 đồng so với năm 2012 và chiếm 20,73% trong cơ cấu tài sản của Trung tâm. Còn về tài sản cố định vô hình chiếm 0,29% trong cơ cấu tài sản của Trung tâm vào năm 2011 và giảm xuống 0,25% và 0,20% lần lượt vào các năm 2012, 2013. Về chi phí xây dựng dở dang là 0,09%, 0,03%, 0,02% vào các năm 2011, 2012 và 2013. Ngoài ra các khoản tài sản dài hạn khác cũng chiếm lần lượt là 1,45%, 1,75 %, 1,85% vào các năm 2011, 2012 và 2013 trong cơ cấu tài sản của công ty. Có thể thấy được rằng các tài sản dài hạn do có đặc điểm là thời gian sử dụng lâu dài và phục vụ quá trình sản xuất nên việc mua sắm loại tài sản nay không được thường xuyên. 2.3.2. Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của doanh nghiệp trước hết được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ và cuối cùng là được hình thành từ các nguồn khác như đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Để đánh giá khả năng bảo đảm nguồn vốn kinh doanh của Trung tâm ta xem xét tỷ suất tự tài trợ nguồn vốn của đơn vị. Tỷ suất này càng cao thì khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh càng cao, thể hiện tính độc lập về mặt tài chính cũng như mức độ tự tài trợ của Trung tâm là rất tốt. Trong kinh doanh, nguồn vốn một doanh nghiệp bất kỳ luôn được bổ sung và tăng trưởng theo thời gian. Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các doanh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 40 nghiệp, các chủ đầu tư và các đối tượng liên quan khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, tự chủ trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. 2.3.2.1. Nợ phải trả Là tất cả các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế, bao gồm: - Nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp: Trong quá trình SXKD của doanh nghiệp đương nhiên phát sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các tác nhân kinh tế khác như với Nhà nước, với CBCNV, với khách hàng, với người bán từ đó mà phát sinh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng. Thuộc về vốn chiếm dụng hợp pháp có các khoản vốn sau: + Các khoản nợ khách hàng chưa đến hạn trả. + Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước chưa đến hạn nộp. + Các khoản phải thanh toán với CBCNV chưa đến hạn thanh toán. Nguồn vốn chiếm dụng chỉ mang tính chất tạm thời, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn nhưng vì nó cóưu điểm nổi bật là doanh nghiệp không phải trả chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy tài chính luôn dương, nên trong thực tế doanh nghiệp nên triệt để tận dụng nguồn vốn này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao hiệu quảsử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán. - Các khoản nợ vay: bao gồm toàn bộ vốn vay ngắn - trung - dài hạn ngân hàng, nợ trái phiếu và các khoản nợ khác. Thông thường, một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng nhưquyết định tài chính của người quản lý trên cơ sở, điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Làm thế nào để lựa chọn được một cơ cấu tài chính tối ưu? Đó là câu hỏi luôn làm trăn trở của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp bởi sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự khôn ngoan hay khờ dại của doanh nghiệp đó khi lựa chọn cơ cấu tài chính. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 41 Bảng 10: Tình hình nợ phải trả của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An qua 3 năm Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ lệ (%) theo quy mô chung Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 2011 2012 2013 A. Nợ phải trả 154.692.037.04 7 185.532.717.87 1 203.196.945.23 1 30.840.680.824 19,94 17.664.227.36 0 9,52 86,64 87,15 78,91 I. Nợ ngắn hạn 145.159.123.57 1 176.098.674.93 7 192.915.284.29 4 30.939.551.366 21,31 16.816.609.35 7 9,55 81,30 82,72 74,92 1. Vay ngắn hạn 25.200.610.879 20.868.839.779 20.328.475.921 -4.331.771.100 -17,19 -540.363.858 -2,59 14,11 9,80 7,89 2. Phải trả người bán 44.252.050.313 47.117.972.435 53.293.489.003 2.865.922.122 6,48 6.175.516.568 13,11 24,78 22,13 20,70 3. Nguời mua trả tiền trước 17.522.194.519 62.192.709.943 69.305.281.945 44.670.515.424 254,94 7.112.572.002 11,44 9,81 29,21 26,92 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 19.267.673.858 15.530.992.094 13.383.586.927 -3.736.681.764 -19,39 - 2.147.405.167 -13,83 10,79 7,30 5,20 5. Phải trả người lao động 5.799.610.538 12.807.704.076 18.367.885.460 7.008.093.538 120,84 5.560.181.384 43,41 3,25 6,02 7,13 6. Chi phí pải trả 119.981.222 119.981.222 119.981.222 - - - - 0,07 0,06 0,05 7. phải trả nội bộ 20.370.339.964 5.495.358.286 7.283.429.991 - 14.874.981.678 -73,02 1.788.071.705 32,54 11,41 2,58 2,83 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 12.214.412.994 10.848.471.154 9.294.668.825 -1.365.941.840 -11,18 - 1.553.802.329 -14,32 6,84 5,10 3,61 9. Quỹ khen thưởng phúc lợi 412.249.284 1.116.645.948 1.538.485.000 704.396.664 170,87 421.839.052 37,78 0,23 0,52 0,60 II. Nợ dài hạn 9.532.913.476 9.434.042.934 10.281.660.937 -998.870.542 -1,04 847.618.003 8,98 5,34 4,43 3,99 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 42 1. Phải trả dài hạn người bán 3.327.836.037 150.000.100 1.278.684.694 -3.177.835.937 -95,49 1.128.684.594 752,46 1,86 0,07 0,50 2. Vay và nợ dài hạn 6.179.000.000 9.023.211.385 8.412.490.952 2.844.211.385 46,03 -610.720.433 -6,77 3,46 4,24 3,27 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 26.077.439 260.831.449 590.485.291 234.754.010 900,22 329.653.842 126,39 0,01 0,12 0,23 Nguồn: Phòng kế toán Trung tâm giống thủy sản Nghệ An ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 43 - Nợ ngắn hạn: Nợ phải trả chính là các khoản mà doanh nghiệp đi chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Hình 5: Tình hình nợ ngắn hạn qua 3 năm Đơn vị: Đồng 0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 I. Nợ ngắn hạn Trong cơ cấu nợ phải trả của Trung tâm thì nợ ngắn hạn chiếm một lượng tương đối. Có thể nói trong ba năm qua Trung tâm hoạt động rất tốt trong lĩnh vực chiếm dụng vốn. Năm 2011, lượng nợ ngắn hạn là 145.159.123.571 đồng chiếm tỷ lệ 81,30%trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm. Năm 2012, tăng 21,31% o với năm 2011, đạt giá trị 176.098.674.937 đồng và chiếm 82,72% trong cơ cấu nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng này vẫn tiếp tục tăng, đạt giá trị 192.915.284.294 đồng tăng 9,55% so với năm 2012 nhưng lại chiếm tỷ lệ thấp hơn trong cơ cấu nguồn vốn là 74,92%. Nguyên nhân Trung tâm chiếm dụng được nhiều vốn chủ yếu là do khách hàng trả tiền trước cho Trung tâm tăng vọt từ 17.522.194.519 đồng năm 2011 lên 62.192.709.943 đồng năm 2012 với tỷ lệ tăng 254,94% và tiếp tục tăng đến năm 2013 đạt 69.305.281.945 đồng tăng 11.44% so với năm 2012. Trong ba năm vốn do khách hàng trả trước chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,81%, 29,21% và 26,92% trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm. Tiếp theo là chi phí phải trả người bán, Trung tâm đã chiếm dụng rất tốt khoản chi phí này. Vào năm 2011, chi phí này nằm ở mức 44.252.050.313 đồng chiếm tỷ lệ 24,78% trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2012, con số này đã tăng lên thành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 44 47.117.972.435 đồng với tỷ lệ tăng là 6,48% chiếm 22,13% trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2013, khoản chiếm dụng này tăng lên thành 53.293.489.003 đồng với tỷ lệ tăng so với năm trước là 13,11% chiếm 20,70% trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm. Đồng thời thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước cũng như các khoản phải trả phải nộp khác trong 3 năm qua lại liên tục giảm làm cho nguồn vốn chiếm dụng liên tục được tăng lên. - Nợ dài hạn: Trung tâm đã chiếm dụng các khoản nợ dài hạn nhưng không đạt kết quả cao. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm qua ba năm 2011, 2012, 2013 lần lượt chỉ chiếm 5,34%, 4,43%, 3,99%. Trong nợ dài hạn thì các khoản vay và nợ dài hạn chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 6.179.000.000 đồng, 9.023.211.385 đồng và 8.412.490.952 đồng vào các năm 2011,2012,2013 với tỷ lệ lần lượt là 3,46%, 4,24%, 3,27% trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm. Tiếp đó là phải trả dài hạn người bán và sau cùng là dự phòng trợ cấp mất việc làm. 2.3.2.2. Vốn chủ sở hữu Đây là nguồn vốn đầu tiên khi tham gia vào hoạt động kinh doanh: Bao gồm nguồn vốn tự có, thặng dư vốn trên cổ phần, các nguồn kinh phí, kinh quỹ. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn với doanh nghiệp nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất cần phải gia tăng nguồn vốn này đồng thời doanh nghiệp cần phải quản lý tốt nguồn vốn này để có thể thu về lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 45 Bảng 11: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu qua 3 năm Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ lệ (%) theo quy mô chung Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 2011 2012 2013 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 23.852.236.89 8 27.353.777.94 1 54.294.114.43 7 3.501.541.043 14,68 26.940.336.49 6 98,49 13,36 12,85 21,09 I. Vốn chủ sở hữu 23.852.236.89 8 27.353.777.94 1 54.294.114.43 7 3.501.541.043 14,68 26.940.336.49 6 98,49 13,36 12,85 21,09 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 20.000.000.00 0 22.600.000.00 0 45.645.676.99 0 2.600.000.000 13,00 23.045.676.99 0 101,97 11,20 10,62 17,73 2. Thặng dư vốn cổ phần 1.396.500.000 - 2.557.853.200 - 1.396.500.000 - 2.557.853.200 - 0,78 - 0,99 3. Quỹ đầu tư phát triển - 560.306.716 720.441.497 560.306,716 - 160.134.781 28,58 - 0,26 0,28 4. Quỹ dự phòng tài chính - 640.843.500 834.759.321 640.843.500 - 193.915.821 30,26 - 0,30 0,32 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.455.736.898 3.552.627.725 4.535.383.429 1.096.890.827 44,67 982.755.704 27.66 1,38 1,67 1,76 Nguồn: Phòng kế toán Trung tâm giống thủy sản Nghệ An ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 46 Hình 6: Vốn chủ sở hữu của Trung tâm qua 3 năm Đơn vị: Đồng 23,852,23 6,898 27,353,77 7,941 54,294,11 4,437 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung liên tục qua 3 năm từ 23.852.236.898 đồng vào năm 2011 tăng lên 27.353.777.941 đồng vào năm 2012 tăng 14,68%. Đến năm 2013 tăng vọt với tỷ lệ tăng 98,49% so với năm 2012 đạt 54.294.114.437 đồng. Nguồn vốn này chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu nguồn vốn của Trung tâm với tỷ lệ lần lượt là 13,36%, 12,85%, 21,09% vào các năm 2011, 2012 và 2013. Vốn chủ sở hữu tăng là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng liên tục trong giai đoạn 2011– 2013. Năm 2011 đạt 20.000.000.000 đồng đến năm 2012 là 22.600.000.000 đồng và tiếp tục tăng đến 45.645.676.990 đồng vào năm 2013. Ngoài ra, thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng có sự tăng trưởng qua các năm. Với sự tăng trưởng trên cho thấy được rằng nguồn VCSH ngày càng được gia tăng nhằm đẩy mạnh cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công, góp phần cho việc tạo ra được lợi nhuận cao. 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm qua 3 năm 2011- 2013 Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay và các khoản vốn chiếm dụng trong thanh toán khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh; đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế - tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Yêu cầu đặt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 47 ra cho các nhà quản trị là với số vốn đã huy động được, doanh nghiệp phải sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, tức là đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Điều đó cho thấy, hiệu quả hoạt động tài chính (xét trên góc độ huy động và sử dụng vốn) gắn chặt với hiệu quả sử dụng vốn, có nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mới nâng cao được hiệu quả hoạt động tài chính, mới thúc đẩy được hoạt động tài chính phát triển. Trên một khía cạnh khác, hiệu quả sử dụng vốn lại phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, hiệu quả sử dụng vốn càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng thấp. Bằng việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do những người sử dụng thông tin theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về kết quả hoạt động tài chính hiện hành với quá khứ mà qua đó, người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai, và triển vọng của doanh nghiệp. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các nhà quản lý đánh giá được hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lợi và tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng như các nhân tố, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi. Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là đánh giá trình độ, năng lực quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp, thấy được những nguyên nhân và nhân tố tác động đến hiệu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 48 quả sử dụng vốn. Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp. Các đối tượng tuỳ thuộc mục tiêu quan tâm có thể chú ý đến hiệu quả sử dụng vốn ở những khía cạnh khác nhau nhưng không xa rời cách đánh giá hiệu quả chung. Qua các bảng báo cáo tài chính đã tập hợp khái quát được tình hình tài chính của doanh nghiệp qua 3 năm hoạt động. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm ta cần tiến hành phân tích các chỉ số tài chính. 2.4.1. Khả năng thanh khoản của Trung tâm qua 3 năm Bảng 12: Đánh giá khả năng thanh khoản Đơn vị: Đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Tài sản lưu động 145.296.745.775 169.257.145.145 198.758.572.476 2. Hàng tồn kho 31.194.188.028 26.749.341.078 23.670.002.667 3. Nợ ngắn hạn 145.159.123.571 176.098.674.937 192.915.284.294 4. Tỷ số thanh toán hiện thời (lần) (4=1/3) 1,00 0,96 1,03 5. Tỷ số thanh toán nhanh (lần) (5=1/(2+3)) 0,82 0,83 0,92 Khả năng thanh khoản của Trung tâm cho biết rằng Trung tâm có thể thanh toán các khoản nợ như thế nào. Để đánh giá khả năng thanh khoản cần phải lập ngân quỹ tiền mặt và kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tuy nhiên các chỉ số thanh khoản là những công cụ đơn giản và tiết kiệm thời gian.  Tỷ số thanh toán hiện thời: Được tính bằng tỷ số của tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn. Chỉ số này cho biết mỗi đồng nợ được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Thông tường tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho. Còn nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn và nợ định kỳ. Tuy nhiên khi phân tích khả năng thanh toán hiện thời cũng cần phải chú ý vì khi tỷ số này cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp là điều dễ dàng hiểu nhưng nếu tỷ số này quá cao thì lợi nhuận có thể sẽ bị giảm sút do lượng tiền nhàn rỗi không tạo nên được vòng quay cho tiền và ngược lại tỷ số này thấp thì ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 49 lợi nhuận có thể sẽ tăng và ROA, ROE sẽ có thể tăng. Đối với Trung tâm giống thủy sản Nghệ An thì tỷ số thanh toán hiện thời năm 2011 là 1,00 nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn 0,96 một sự sụt giảm không đáng kể nhưng đến năm 2013 con số này được khắc phục 1,03 có nghĩa là một đông nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 1,03 đồng tài sản ngắn hạn. Chính vì vậy mà công ty đã dần xây dựng được niềm tin cho khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty.  Tỷ số thanh toán nhanh: Trong số các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất ngoài ra hàng tồn kho chỉ được sử dụng để sản xuất và bán chứ không phải để trả nợ chính vì vậy để biết chính xác hơn về khả năng thanh khoản của công ty phải trừ ra một lượng hàng tồn kho. Chỉ số này tăng qua các năm: Năm 2011 là 0,82, năm 2012 là 0,83 và năm 2013 là 0,92. Điều này cho thấy rằng tình hình đảm bảo các khoản nợ của khách hàng chưa chiếm được nhiều niềm tin của khách hàng, tuy nhiên nó đang dần dần được cải thiện và ngày càng chiếm dược lòng tin của khách hàng. 2.4.2. Đánh giá tỷ suất lợi nhuận Phản ánh về kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên để chính xác hơn ta cần xem cả về tương đối lẫn tuyệt đối thông qua việc vốn bỏ ra và doanh thu thu được trong kỳ. Cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vốn trong doanh nghiệp được dùng để tiến hành sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể thực hiện việc tái sản xuất, mở rộng quy mô của mình. Mức độ tái sản xuất, mở rộng quy mô hoạt động như thế nào còn phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản của đơn vị. Bảng 13: Tỷ suất sinh lợi Đvt: Đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lợi nhuận sau thuế 3.457.715.794 3,645.112.691 4.643.157.668 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 223.157.511.61 0 287.157.613.27 6 327.285.274.19 0 Tổng tài sản 226.615.227.40 4 290.802.725.96 7 331.928.431.85 8 Vốn chủ sở hữu 23.852.236.898 27.353.777.941 54.294.114.437 ROS (%) 6453,90 7877,88 7048,77 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 50 ROA (%) 1,53 1,25 1,40 ROE (%) 14,50 13,33 8,55 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuân trên doanh thu phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của đồng vốn càng cao. Qua bảng 13 cho thấy tỷ số này phản ánh 1 đơn vị doanh thu đem lại được 0,016đồng lợi nhuận vào năm 2011, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,013 đồng lợi nhuận và tăng trưởng được 0,014 đồng lợi nhuận vào năm 2013. Để tăng ROS doanh nghiệp cần nâng cao lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí, nhằm nâng cao lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất thu hồi tài sản có thể được nâng cao bằng phương pháp nâng cao ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản. Để tăng được vòng quay tổng tài sản cần phải tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá hàng bán, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh hiệu quả của vốn tự có của doanh nghiệp, tỷ số này càng cao càng tốt. ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố đó là ROS, ROA và TTS/VCSH. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều đến ROE. Nhìn vào hình thì chỉ số ROE qua 3 năm đều giảm. Năm 2011 nếu bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ nhận về được 0,145 đồng vốn, năm 2012 nhận được 0,133 đồng và đến năm 2013 thì chỉ còn nhận được 0,086 đồng. Nguyên nhân do như đã nói ở trên các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều với nhau nên trong năm 2012, 2013 tỷ lệ ROS, ROA của công ty có sự thay đổi. 2.4.3. Đáng giá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm qua 3 năm 2011- 2013 2.4.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định sử dụng bình quân kỳ: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 51 cd = = 45.203.119.010 Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong kỳ = = 279.200.133.025  Hvcd = = = 6,18 Hvcd = 6,18 cho biết được rằng 1 đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu được 6,18 đồng doanh thu. 2.4.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Doanh thu thuần bình quân của doanh nghiệp trong kỳ = = 279.200.133.025 Vốn lưu động sử dụng bình quân kỳ: ld = = 171.104.154.465  Hvld = = = 1,63 Hvld = 1,63 cho biết được rằng 1 đồng vốn lưu động bỏ ra sẽ thu được 1,63 đồng doanh thu. 2.4.3.3. Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần bình quân của doanh nghiệp trong kỳ = = 279.200.133.025 Khoản phải thu bình quân trong kỳ: pt = = 94.006.572.312  Vòng quay khoản phải thu = = = 2,97 2.4.3.4. Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần bình quân của doanh nghiệp trong kỳ = = 279.200.133.025 Hàng tồn kho bình quân trong kỳ: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 52 tk = = 27.204.510.591 Vòng quay hàng tồn kho = = = 10,26 Từ các kết quả trên, ta được bảng sau: Bảng 14: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm qua 3 năm 2011- 2013 Chỉ tiêu Kết quả 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 6,18 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1,63 3. Vòng quay khoản phải thu 2,97 4. Vòng quay hàng tồn kho 10,26 Qua bảng 14, ta thấy cả bốn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm trong giai đoạn 2011- 2013 đều >1, cho thấy Trung tâm sử dụng vốn có hiệu quả. Cụ thể là: - Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là một bộ phận đầu tư ứng trước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là lượng vốn tiền tệ càn thiết không thể thiếu được để hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh. Quy mô của vốn cố định quyết định và chi phối đến quy mô của tài sản cố định, quyết định trình độ trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Trung tâm là 6,18 cho thấy nếu Trung tâm bỏ ra một đồng vốn cố định sẽ thu được 6,18 đồng doanh thu. - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu động phục vụ kinh doanh ở một thời điểm nhất định. Vốn lưu động là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của trung tâm trong giai đoạn này là 1,63 cho thấy nếu Trung tâm bỏ ra 1 đồng vốn lưu động sẽ thu được 1,63 đồng doanh thu. - Vòng quay khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 53 sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Vòng quay khoản phải thu của Trung tâm là 2,97 cho thấy Trung tâm đang có chính sách tín dụng hiệu quả. - Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Vòng quay hàng tồn kho trong ba năm qua của Trung tâm là 10,26 cho thấy cho thấy khả năng quản trị hàng tồn kho của Trung tâm rất hiệu quả. Vì đây là doanh nghiệp thủy sản nên hàng tồn kho chỉ là các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, nuôi trồng các giống thủy sản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 54 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN NGHỆ AN 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Trung tâm 3.1.1. Phương hướng phát triển - Phát triển thành một Trung tâm sản xuất giống có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành nuôi trồng thủy sản, lợi thế của ngành thủy sản nhiệt đới, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. - Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; Chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. - Nâng cao năng lực quản lý của Trung tâm về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản một cách bền vững. 3.1.2. Mục tiêu phát triển - Phát triển Trung tâm theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một Trung tâm sản xuất giống lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới - Mở rộng quy mô, tăng sản lượng giống được sản xuất ra, từ đó làm tăng them lợi nhuận cho Trung tâm. Đồng thời, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho nhiều lao động. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm giống thủy sản nghệ An trong thời gian tới Từ các phương hướng và mục tiêu phát triển trên, Trung tâm giống thủy sản nghệ An cần đưa ra các giải pháp sau đây: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 55 3.2.1. Xây dựng các chủ trương kế hoạch sử dụng hợp lý để hoạt động quản lý vốn hiệu quả hơn Khâu kế hoạch nếu thực hiện tốt, sâu sát sẽ đóng góp một phần quan trọng để các dự án đầu tư xây dựng hoàn thành đảm bảo tiến độ thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh đã bỏ ra, tiết kiệm được nguồn lực hạn chế, bên cạnh đó làm giảm đáng kể việc thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Nhìn chung việc bố trí kế hoạch hàng năm của Trung tâm còn bộc lộ một số nhược điểm như: Thiếu kế hoạch đầu tư tổng quát; hàng năm việc phân phối vốn thường mang tính "chia phần" dẫn đến bố trí kế hoạch phân tán, không theo tiến độ thực hiện được phê duyệt và những tồn tại như đã nêu trên. Trung tâm cần làm gì trước những tồn tại trên, phải chăng câu trả lời đó là cần phải đưa ra các chủ trương, kế hoạch đầu tư đúng đắn kịp thời. Muốn xây dựng được các chủ trương kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiêụ quả, một số điểm Công ty phải chú ý trong công tác lập kế hoạch đó là: - Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn (kế hoạch 5 năm). Trên cơ sở đó bố trí thích đáng vốn sản xuất kinh doanh cho công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo công tác này đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư hàng năm. - Đối với kế hoạch đầu tư từng kì: Thứ nhất, đề ra và sắp xếp các công việc cho hợp lý để phân bổ vốn và hoàn thành công việc cho toàn diện và dứt điểm. Thứ hai, tạo ra các loại giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian ương nuôi ngắn hơn để tạo ra được nhiều kì trong một năm nhằm làm tăng them lợi nhuận cho Trung tâm. 3.2.2. Hoàn thiện công tác lập và phân bổ dự toán vốn sản xuất kinh doanh Lập dự toán vốn sản xuất kinh doanh là cơ sở để phân bổ vốn cho các công việc, một điều kiện quan trọng trong việc tổ chức thực hiện khi tiến hành thực hiện công việc. Công tác lập dự toán vốn sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An nói riêng nhất định phải tuân theo các quy định cụ thể trên cơ sở nguyên tắc tâp trung dân chủ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 56 Thực tế trong thời gian qua công tác lập và phân bổ dự toán vốn sản xuất kinh doanh của trung tâm chưa dựa vào những tài liệu khoa học cụ thể để làm căn cứ xác định toàn bộ các chi phí cần thiết của quá trình sản xuất, mà quá trình này chủ yếu dựa vào kế hoạch phân bổ vốn hàng năm, tình trạng này gây ra lãng phí vốn rất lớn. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, công tác lập và phân bổ dự toán phải căn cứ vào các tài liệu sau đây: - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) và báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Khối lượng công việc thực hiện tính theo thiết kế phù hợp với danh mục của đơn giá sản xuất kinh doanh. - Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt cần phải lắp đặt theo yêu cầu sản xuất của từng công việc. - Định mức các chi phí, phí, lệ phí tính theo tỷ lệ % hoặc các bảng giá theo quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của các Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Các chế độ, chính sách liên quan do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Nếu công tác lập và phân bổ dự toán được thực hiện dựa vào những tài liệu như trên sẽ khắc phục được tình trạng các dự án phân tán, dàn trải, kéo dài, qua đó tiết kiệm được thời gian cũng như vốn sản xuất kinh doanh, sẽ giải quyết triệt để tình trạng vốn ứ đọng. Giải pháp trên được thực hiện tốt sẽ giải quyết được tình trạng các công việc có quy mô vượt quá so với nhu cầu thực tế. 3.2.3. Tăng cường chất lượng sử dụng vốn Chất lượng của các thủ tục đầu tư nó ý nghĩa đến việc thực hiện thành công hay thất bại trong việc tiến hành các giai đoạn tiếp theo của các công việc. Với những vướng mắc và tồn tại trong khâu lập các thủ tục đầu tư như đã nêu ở trên, các biện pháp cụ thể Trung tâm cần thực hiện trong giai đoạn tới: Thứ nhất, rà soát các công việc thật kỹ càng và sâu sát để theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện và lượng vốn cần thiết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Thứ hai, khâu triển khai giai đoạn chuẩn bị đầu tư nên thực hiện sớm hơn một ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 57 bước để các thủ tục thẩm tra, phê duyệt đáp ứng yêu cầu, đủ điều kiện để ghi vào kế hoạch vốn . 3.2.4. Cải tiến thủ tục, qui định rõ trách nhiệm từng khâu của các cơ quan có liên quan trong quá trình cấp phát vốn thanh toán Giải ngân vốn còn chậm là một trong những tồn tại của Công ty trong những năm qua. Nhiều đơn vị quản lý dự án đợi đơn vị thi công hoàn thành công trình rồi mới làm thủ tục thanh quyết toán 1 lần nên có khi vốn bị dồn lại hoặc bên B bị thiếu vốn. Một số ban quản lý dự án không tích cực làm thủ tục thanh quyết toán cho bên B với nhiều lý do khác nhau. Vì thế, để khắc phục tình trạng trên cần qui định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, thời hạn phải thực hiện giải ngân kèm với chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. 3.2.5. Tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã và đang sử dụng các trang thiêt bị, máy móc của nhiều năm trước, đang dần bị cũ kỹ, lạc hậu. Vì vậy, Trung tâm cần phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, hàng năm Trung tâm luôn đầu tư và mở rộng quy mô, vừa đầu tư nâng cao công suất máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích phát triển sản xuất kinh doanh. 3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn đầu tư Trong các nhân tố tác động đến công tác quản lý vốn sản xuất của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An thì nhân tố con người là quan trọng nhất, tác động sâu rộng nhất, vì thế công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh là cần thiết hơn bao giờ hết. Cùng với việc củng cố và kiện toàn tổ chức, bộ máy, trong những năm qua, Trung tâm đã chú trọng việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ lãnh đạo, hướng dẫn và triển khai công tác đào tạo, quy hoạch cán bộ trong ngành theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về chiến lược cán bộ. Đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở đó bố trí điều chỉnh lại cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 58 phù hợp. Khó khăn lớn nhất của công tác nhân sự trong những ngày đầu mới thành lập là: Chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều công chức, viên chức về lĩnh vực đầu tư vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế, không đồng đều và chưa đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ đổi mới. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới, đòi hỏi cần có những giải pháp về công tác đào tạo và đào tạo lại đối với cán bộ, viên chức như sau: - Phối hợp các trường Đại học, cao đẳng các chuyên viên kinh tế đầu tư, quản lý nhà nước, khẩn trương hoàn chỉnh giáo trình về các chuyên ngành đào tạo sâu về Quản lý vốn sản xuất kinh doanh của ngành điện. - Phối hợp với các trường Đại học, Trung học và các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo lại số cán bộ hiện có, nhất là đối với cán bộ có trình độ trung cấp trở xuống. - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành sâu về quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội, quản lý vốn sản xuất kinh doanh đối với toàn bộ cán bộ, công chức trong ngành đặc biệt đối với các cán bộ trong Ban quản lý dự án, các cán bộ làm công tác về quản lý vốn sản xuất kinh doanh. - Tuyển mới và đào tạo cán bộ trong ngành về trình độ quản lý, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động của toàn ngành. Các cán bộ làm công tác quản lý vốn sản xuất kinh doanh thuộc Ban tài chính cùng các cán bộ thuộc các ban quản lý dự án ở các tỉnh, thành phố phải thường xuyên cập nhật các văn bản mới ban hành của Nhà nước và tự đào tạo qua các hình thức: - Công ty trang bị đầy đủ các tài liệu về sản xuất kinh doanh cho các bộ phận, thường xuyên có trao đổi trong đơn vị về các văn bản quản lý đầu tư và xây dựng mới ban hành. - Cử cán bộ theo học các lớp bồi dưỡng của các Bộ, nghành về sản xuất kinh doanh. 3.2.7. Các giải pháp cơ bản khác Thực hiện nghiêm ngặt công tác quản lý tiến độ và chất lượng sản xuất kinh doanh. Củng cố và tăng cường vai trò của cán bộ kỹ thuật là người trực tiếp tiến hành việc sản xuất kinh doanh của Trung tâm (nuôi trồng thủy sản) để giải quyết nhanh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 59 chóng những vấn đề phát sinh cấp bách để đảm bảo tiến độ và chất lượngGiải quyết sớm các thủ tục cho vay vốn trong và ngoài nước để đáp ứng đủ vốn cho các công trình đã có đủ các điều kiện thanh toán. Phát động phong trào thi đua trong toàn Trung tâm trong thời gian tới với nội dung: Quyết tâm thực hiện sản xuất, nuối trồng con giống hoàn thành đúng mục tiêu, đảm bảo khối lượng và giá trị thanh toán, 3.3. Một số khuyến nghị của Tỉnh và Nhà nước 3.3.1. Thu hút đầu tư Thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương. 3.3.2. Mở rộng thị trường Tăng cường các công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong cả hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Nghiên cứu thị trương cả đầu vào và đầu ra của thị trường. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm và phát huy những thế mạnh hiện có. Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành thủy sản là vấn đề hết sức quan trọng. Ngành thủy sản sẽ tiếp tục xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển và hình thành các kênh phân phối trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng tại các thị trường quốc tế, trước hết tại các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 60 3.3.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất. Xây dựng trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ban hành chính sách khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, đào tạo gắn kết với các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Tập trung đào tạo cán bộ có chuyên môn cao, cán bộ khoa học và cán bộ quản lý; xã hội hóa trong việc đào tạo lao động nghề cá, hướng tới đào tạo có địa chỉ, theo nhu cầu thị trường. Có chính sách ưu tiên đối với đào tạo nguồn nhân lực hoạt động nghề cá trên biển; đặc biệt các cán bộ khoa học về nguồn lợi, khai thác, cơ khí, đăng kiểm tàu cá. Gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực với bố trí dân cư và xây dựng làng cá ven biển. 3.3.4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản. Nhân rộng các mô hình quản lý nhà nước có sự tham gia của cộng đồng, khuyến khích các mô hình hợp tác, liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ; giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người sản xuất nguyên liệu; sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.... 3.3.5. Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Có dự báo thường xuyên cập nhật về ngư trường để hướng dẫn ngư dân hoạt động sản xuất trên biển. Thành lập Viện Thủy sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2, 3 và Viện Nghiên cứu hải sản; thành lập mới Viện Thú y thủy sản và Viện nghiên cứu thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long thuộc Viện. Có biện pháp thiết thực và phù hợp để thực hiện hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới về khoa học công nghệ, kỹ thuật trong khai thác hải sản, cơ khí ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 61 đóng tàu, máy tàu, trong thiết lập hệ thống thông tin quản lý nghề cá biển... 3.3.6. Xã hội hóa công tác khuyến ngư, phát triển mạng lưới cộng tác viên cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn và trao đổi thông tin về khoa học công nghệ, kỹ thuật và thị trường đ nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình trạng xả thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường... 3.3.7. Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 62 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả hay nói cách khác phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt được. Qua thời gian thực tập cũng như phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã cho thấy được rằng Trung tâm đang hoạt động đạt được hiệu quả doanh thu thuần cũng như lợi nhuận có sự tăng trưởng, nhưng Trung tâm vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Nguồn vốn bị chiếm dụng còn lớn, chi phí còn cao...., Chính điều này đã làm cho khoản lợi nhuận sau cùng của Trung tâm bị giảm xuống. Song trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và sự cạnh tranh quyết liệt nhưng Trung tâm giống thủy sản Nghệ An đã đứng vững, ngày càng chiếm được nhiều lòng tin của khách hàng. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh góp phần nâng cao lợi nhuận, Trung tâm đã mở rộng phạm vi hoạt động. Thêm vào đó việc mở rộng quy mô sản xuất đã thu hút được đội ngũ quản lý có trình độ, giải quyết công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, đồng thời cũng đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy nâng cao và phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy rằng Trung tâm đang thật sự hiệu quả nhưng do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn hơn nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao nên để có thể đứng vững và phát triển mở rộng quy mô thì Trung tâm cần có những chính sách và giải pháp cụ thể và toàn diện, liên hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao và gắng liền với thực tiễn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 63 2. Kiến nghị Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động của Trung tâm cũng như phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm kết hợp với kiến thức hiện có tôi sẽ đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Đối với cơ quan nhà nước - Cần hoàn thiện khung khổ, hành lang pháp lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rỏ hơn về luật cũng như có các chính sách cụ thể cho công ty mình. Chẳng hạn như về chính sách vay vốn, đấu thầu, thuế.... - Mục tiêu kiềm chế lạm phát phải đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nếu như chỉ có mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cũng sẽ tác động lên sự tăng trưởng và phát triển của công ty do đặc thù ngành chịu tác động trực tiếp của tăng trưởng kinh tế. 2.2. Đối với Trung tâm giống thủy sản Nghệ An - Cần tăng cường biện pháp chặc chẻ để quản lý lượng hàng tồn kho cũng như các khoản phải thu khách hàng. Tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều điều này sẽ làm cho nguồn vốn của công ty bị hạn chế và không có khả năng tao ra được lợi nhuận. - Giảm thiểu chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Khi một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì cần phải có biện pháp để tối ưu hóa lợi nhuận của mình mà lợi nhuận chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu và chi phí chính vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí. - Cần tiến hành xem xét, hạch toán và mua sắm thêm máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Hữu Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Phượng- K44B KHĐT 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế đầu tư của PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và TS. Từ Quang Phương, NXB Đại học kinh tế quốc dân năm 2007. Tổng cục thống kê ( Bộ kế hoạch và đầu tư ( Tống cục thủy sản ( Tài liệu.vn cophieu68.com ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_phuong_3978.pdf
Luận văn liên quan