Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định

LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu đề tài Trong mỗi Doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều kiện cần thiết để quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đồng thời là điều kiện tiền đề để đưa nền kinh tế quốc dân đi lên và phát triển mạnh mẽ. Hiệu quả nền kinh tế là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh, phản ánh khả năng phát triển của Công ty. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị là rất cần thiết và quan trọng. Nó đòi hỏi phải đánh giá một cách toàn diện, để từ đó tìm ra những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp. Nước ta đang trong thời kỳ xây dựng và mở rộng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hóa trong thương mại đòi hỏi nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho từng Doanh nghiệp đang là vấn đề lớn. Thực tiễn cho thấy, các Doanh nghiệp của nước ta hiện đang phải cạnh tranh khốc liệt để có thể tồn tại và có được chỗ đứng vững chắc trên thương trường, mà một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công đó là tình hình sử dụng vốn có hiệu quả, làm thế nào để huy động nguồn ngân quỹ với chi phí thấp và phương thức thanh toán nhanh nhất. Tóm lại, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì mới có thể đứng vững được trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Như chúng ta đã biết, một đất nước được coi là phát triển thì phải có một kết cấu cơ sở hạ tầng vững chắc, tài chính ổn định và vững mạnh. Đó là một vấn đề lớn của mỗi đất nước và mỗi doanh nghiệp cũng phải đóng góp một phần nào đó cho đất nước, để làm được điều đó thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý tốt doanh nghiệp của mình, đăc biệt là quản lý nguồn vốn của đơn vị một cách có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng tình của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Petec Bình Định, Trường đại học Quy Nhơn - Khoa Kinh tế và kế toán được sự chỉ dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Kim Tuyến nên em quyết định chọn chuyên đề: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định”để làm chuyên đề tốt nghiệp.2. Mục đích nghiên cứu: Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn, đề tài đặt ra những mục tiêu cần nghiên cứu sau: - Thực trạng tình hình sử dụng vốn của Công ty. - Thông qua kết quả kinh doanh để thấy được tình hình sử dụng vốn có hiệu quả hay không ? - Một số đề xuất nhằm nâng cao tình hình sử dụng vốn. Quá trình tiếp xúc tại Công ty cho chúng ta cái nhìn tổng quát về Công ty, đánh giá khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thấy được cách sử dụng vốn của Công ty. Nguồn vốn đó được huy động ra sao, được sử dụng như thế nào trong những năm qua, có mang lại hiệu quả như mong đợi hay không ? Và hiệu quả mang lại cao hay thấp ? Tóm lại, mục tiêu nghiên cứu là tình hình sử dụng vốn tại Công ty. Từ đó, đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng: Hiệu quả sử dụng vốn trong Doanh nghiệp có thể rõ hơn thông qua hiệu quả sản xuất kinh doanh, như chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan như: chính sách, pháp luật của nhà nước, áp lực cạnh tranh, thị trường . Nhân tố chủ quan như: chi phí, giá cả, lợi nhuận, . Nhưng trong chừng mực nào đó, đề tài chỉ đi sâu phân tích những nội dung sau: - Cơ cấu vốn trong công ty. - Tình hình sử dụng vốn của Công ty. - Khả năng bảo toàn vốn. - Hiệu quả sử dụng vốn. * phạm vi nghiên cứu: Kinh doanh là một quá trình phức tạp, diễn ra liên tục và lâu dài. Muốn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một Doanh nghiệp cần phải có thời gian nghiên cứu, đi sâu vào từng lĩnh vực họat động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nhưng do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên em chỉ nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và kết quả họat động sản xuất kinh doanh trong 2 năm, từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu. Có nhiều phương pháp để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty, đề tài đã chọn những phương pháp sau: Thu thập số liệu: khi thực tập tại Công ty, để có được những thông tin sơ cấp em thường tiếp xúc với nhân viên, quan sát cách làm việc của họ tại Công ty. Liên hệ với các phòng, ban để có báo cáo tài chính, đồng thời tìm thêm trên sách, báo tài chính. Tham dự các buổi họp thu vốn hàng kỳ cùng với Ban thu vốn và thu hồi công nợ. Cách xử lý số liệu: Phương pháp thống kê: Chỉ tiêu thống kê là sự biểu hiện một cách tổng hợp đầy đủ về mặt lượng trong sự thống nhất về mặt chất của tổng thể hiện tượng trong điều kiện thời gian và đặc điểm cụ thể. Phương pháp thống kê được sử dụng chủ yếu là thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, tổng hợp lại theo trình tự để thuận lợi cho quá trình phân tích.Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu. Nó cho ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đánh giá được một cách khách quan về tình hình của Công ty, những mặt phát triển hay chưa phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để từ đó đưa ra cách giải quyết nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài: Giúp Công ty Cổ phần Petec Bình Định có thể phát hiện ra những sai sót trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là phát hiện ra những gian lận, nhầm lẫn về các khoản mục vốn trong bảng CĐKT, từ đó đưa ra một số kiến nghị giúp công ty quản lý tôt hơn nguồn vốn của mình Bên cạnh đó, thông qua quá trình phân tích để thấy được những mặt xấu, mặt tốt trong quá trình quản lý và sử dụng vốn tại công ty, để từ đó có những biện pháp phù hợp để sử dụng vốn có hiệu quả hơn. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung của chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần Petec Bình Định Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Petec Bình Định

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7%, sở dĩ nguyên nhân làm cho hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2009 giảm là do doanh thu thuần và tổng vốn bình quân đều giảm so với năm 2008, doanh thu thuần giảm 189.280.288.000 đồng tương ứng giảm 19,89% còn tổng vốn bình quân giảm 10.525.365.000 đồng tương ứng giảm 7,33%, điều nay chứng tỏ năm 2008 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 6,63 đồng doanh thu, còn năm 2009 cứ môt đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 5,73 đồng doanh thu. Sang năm 2010 hiệu suất sử dụng đạt 7,43 lần tăng 1,7 lần so với năm 2009 tức tăng 29,67% điều này chứng tỏ trong năm 2010 công ty đã quản lý nguồn vốn rất tốt nên làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng. Sở dĩ hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng mạnh là do tốc độ tăng doanh thu năm 2010 cao, trong khi đó tổng vốn bình quân lại giảm đó là hai nguyên nhân chính làm hiệu suất sử dụng năm 2010 tăng cao, cụ thể: doanh thu thuần tăng 158.502.139.000 đồng tương ứng tăng 20,79% còn tổng vốn bình quân giảm 9.151.874.000 đồng tương ứng giảm 6,88% so với năm 2009, nghĩa là năm 2010 cứ một đồng vốn bình quân bỏ ra mang về 7,43 đồng doanh thu còn năm 2009 chỉ mang về được có 5,73 đồng doanh thu. Qua phân tích hiệu suất sử dụng tổng vốn của công ty qua các năm 2008,2009 và 2010 cho chúng ta thấy được: năm 2009 giảm so với năm 2009, nhưng sang năm 2010 lại tăng cao, chứng tỏ công ty đã có gắng cao trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả và cần được phát huy. 2.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty. Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong 3 năm 2008, 2009 và năm 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008 Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 ± % ± % 1. LNST 1000đ 17.193.000 13.990.983 7.117.085 -3.202.017 -18,62 -6.873.898 -49,13 2. Tổng vốn BQ 1000đ 143.609.024 133.083.659 123.931.785 -10.525.365 -7,33 -9.151.874 -6,88 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh % 0,12 0,11 0,06 -0,01 -8,33 -0,05 -45,45 Từ bảng phân tích trên ta có thể đưa ra những nhận xét sau: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh qua 3 năm có chiều hướng giảm. Cụ thể: Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận đạt 0,12%, còn năm 2009 đạt 0,11% tức giảm 0,01% tương ứng giảm 8,33% so với năm 2008, sở dĩ nguyên nhân làm cho tỉ suất lợi nhuận giảm là do trong năm 2009 lợi nhuận sau thuế và tổng vốn bình quân của công ty đều giảm làm cho tỉ suất lợi nhuận năm 2009 giảm còn 0,11% ( cụ thể: năm 2009 lợi nhuận sau thuế giảm 3.202.017.000 đồng, tức giảm 18,62%; còn tổng vốn bình quân giảm 10.525.365.000 đồng, tức giảm 7,33% so với năm 2008, trong đó lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn so với tổng vốn bình quân). Nghĩa là cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư thì công ty thu được 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế còn trong khi đó năm 2008 cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư thì công ty thu được tới 0,12 đồng lợi nhuận sau thuế, tức năm 2009 đã giảm hơn so với năm 2008. Cũng giống như năm 2009, năm 2010 tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm giảm hơn so với năm 2009, cụ thể: năm 2009 đạt được 0,11% còn năm 2010 đạt được 0,06% tức năm 2010 giảm 0,05% tương ứng giảm 45,45%. Nguyên nhân chính làm cho tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2010 giảm là do cả lợi nhuận sua thuế và tổng vốn bình quân của công ty đều giảm ( trong đó: lợi nhuận sau thuế giảm 49,13% còn tổng vốn bình quân giảm 6,88% ). Có nghĩa, cứ 100 đồng vốn ỏ vào đầu tư thì năm 2009 mang về 0,11 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2010 mang về 0,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể rút ra được những nhận xét sau: cả lợi nhuận sau thuế và tổng vốn bình quân của công ty qua các năm đều giảm, nguyên nhân là khi Công ty mở rộng ngành nghề, kinh doanh vận tải hàng hoá, mua bán vật liệu xây dựng, trang trí nội thất nên lợi nhuận không cao nhưng với mục đích lấy sản xuất nhỏ để hỗ trợ sản xuất chính và phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, sẽ làm cho Công ty không bị phụ thuộc nếu xảy ra rủi ro. Tóm lại, tình hình sử dụng tổng vốn của Công ty có hiệu quả, bên cạnh đó còn có một số hạn chế. Công ty cần duy trì và phát huy các biện pháp tích cực để tăng hiệu quả sử dụng tổng vốn trong tương lai. 2.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư sẽ mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 2.7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch năm 2009 so với năm 2008 Chênh lệch năm 2010 so với năm 2009 ± % ± % 1. LNST 1000đ 17.193.000 13.990.983 7.117.085 -3.202.017 -18,62 -6.873.898 -49,13 2. Vốn CSH BQ 1000đ 38.387.918 46.784.211 51.264.543 8.396.293 21,87 4.480.332 9,58 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH % 44,79 29,9 13,88 -14,89 -33,24 -16,02 -53,58 Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy được tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hầu hết qua các năm đều giảm, cụ thể: Năm 2008 tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 44,79% còn năm 2009 đạt được có 29,9% tức giảm 14,89%, tương ứng giảm 33,24%. Năm 2010 tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 13,88% giảm 16,02% so với năm 2009, tức giảm 53,58%. Như vậy, năm 2008 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư đã mang lại cho công ty 44,79 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư mang lại cho công ty 29,9 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2010 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư mang lại cho công ty 13,88 đồng lợi nhuận, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhưng so với năm trước thì không đạt hiệu quả, vì thế doanh nghiệp cần phải sớm có những biện pháp khắc phục để năng cao hiệu quả hoạt động sản xuất khinh doanh. Nhận xét chung: Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn bó sự tồn tại và phát triển của Công ty. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn và công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Từ đó, thấy được khả năng tiềm tàng của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2008, 2009 và năm 2010, ta có thể rút ra được những nhận xét sau: hiệu suất sử dụng và hiệu suất sử dụng vốn của công ty nói chung đã đạt được những kết quả tốt, tuy còn có những hạn chế nhất định qua các năm nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, tiết kiệm được tối đa chi phí sử dụng vốn. Tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn qua các năm. 2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 2.2.3.1. Phân tích kết cấu nguồn vốn cố định. Bảng 2.8. kết cấu nguồn vốn cố định qua 3 năm 2008, 2009 và năm 2010 (Đvt: 1000 đồng) Vốn cố định Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tài sản cố định 16.401.920 73,38 25.411.018 80,02 26.390.755 81,07 - NG 19.513.065 36.998.901 39.124.889 - KH (10.332.476) (11.603.001) (14.012.385) - Chi phí XDCBDD 7.221.331 15.118 1.278.251 2. Đầu tư TC dài hạn 5.222.294 23,36 5.254.829 16,54 4.945.130 15,19 3. TSDN khác 728.175 3,26 1.091.109 3,44 1.217.781 3,74 Tổng 22.352.389 100 31.756.956 100 32.553.666 100 Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy tình hình vốn cố định của công ty trong 3 năm qua ổn định và tăng lên, cụ thể do các yếu tố sau: Tài sản cố định: Công ty quan tâm tới việc đầu tư tài sản cố định làm cho nguyên giá tài sản cố định tăng qua các năm. Năm 2008, giá trị tài sản cố định là 16.401.920.000 đồng, chiếm tỉ trọng 73,38% trong tổng vốn cố định. Năm 2009, giá trị tài sản cố định là 25.411.018.000 đồng, chiếm tỉ trọng 80,02% trong tổng vốn cố định. Năm 2010, giá trị tài sản cố định là 26.390.755.000 đồng, chiếm tỉ trọng 81,07% trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân tăng là do Công ty có đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho việc mở rộng hoạt động sản xuất. Mà nguyên giá tài sản cố định tăng và tăng nhanh hơn so với mức trích khấu hao tăng nên đã làm cho tài sản cố định tăng qua các năm. Chi phí xây dựng kinh doanh dở dang của công ty năm 2009 thấp, chứng tỏ các công trình xây dựng cở bản dơ dang đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng làm cho giá trị tài sản cố định năm 2009 tăng manh hơn so với năm 2008. Bên cạch đầu tư thêm tài sản cố định, công ty còn tiến hành đầu tư thêm tài chính dài hạn. Năm 2008, giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn là 5.222.294.000 đồng, chiếm 23,36% trong tổng vốn cố định. Năm 2009, giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn là 5.254.829.000 đồng, chiếm 16,54% trong tổng vốn cố định, như vậy năm 2009 ta thấy giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn có tăng hơn so với năm 2004 nhưng tỉ trọng chiếm trong tổng vốn cố định của năm 2009 lại thấp hơn ( 16,54% < 23,36% ), nguyên nhân là do giá trị tài sản cố định và khoản tài sản dài hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng vốn nê làm cho tỉ trong của khoản đầu tư năm 2009 thấp. Năm 2010 giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn lại giảm xuống còn 4.945.130.000 đồng, chiếm tỉ trọng 15,19 % trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân làm cho khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty giảm dần qua các năm là do công ty nhận thấy khoản đầu tư này mang lại hiệu quả không cao nên công ty giảm khoản đầu tư này lại và chú trong hơn vào việc đầu tư máy móc thiết bị để mở rộng quy mô nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tôt hơn. Còn đối với khoản tài sản dài hạn khác có quy mô tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008, giá trị khoản tài sản dài hạn là 728.175.000 đồng, chiếm 3,26% trong tổng vốn cố định. Năm 2009 là 1.091.109.000 đồng, chiếm 3,44% trong tổng vốn cố định. Năm 2010 là 1.217.781.000 đồng, chiếm 3,74% trong tổng vốn cố định. Nguyên nhân làm cho khoản tài sản dài hạn đều tăng qua các năm là do các khoản chi phí đầu tư vào các công trình xây dựng còn dở dang chưa hoàn thành, cùng với tăng cường cho các khoản tài sản dài hạn khác nên làm cho giá trị tài sản dài hạn đều tăng qua các năm. Tóm lại, trong kết cấu vốn cố định của Công ty, tài sản cố định của Công ty tăng lên. Điều này chứng tỏ Công ty tăng cường sản xuất kinh doanh, họat động lâu dài thì việc đầu tư vào tài sản cố định là điều hợp lý. Bên cạnh đó, Công ty đã tiến hành đầu tư tài chính dài hạn hy vọng tìm kiếm nguồn lợi tức lâu dài và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung là đa dạng hóa các hoạt động để giảm rủi ro tài chính. 2.2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định Bảng 2.9. khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Năm 2009/ năm 2008 Năm 2010/năm 2009 1. Vốn chủ sở hữu 1.000đ 43.895.076 50.829.413 53.601.806 6.934.337 2.772.393 2. Vốn cố định 1.000đ 43.895.076 31.756.956 32.553.666 9.404.167 797.110 Chênh lệch 1.000đ 21.542.687 19.072.457 21.048.140 -2.470.230 1.975.683 Qua bảng phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định trong 3 năm qua ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Hầu hết qua các năm cả vốn chủ sở hữu và vốn cố định cũng đều tăng. Trong đó vốn chủ sở chiếm tỉ trọng cao hơn so với vốn cố định, cụ thể: năm 2008, vốn chủ sở hữu chiếm 43.895.076.000 đồng, trong đó vốn cố định là 43.895.076.000 đồng. Năm 2009, nguồn vốn cố định của công ty là 31.756.956.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 50.829.413.000 đồng. Năm 2010, nguồn vốn cố định là 32.553.666.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 53.601.806.000 đồng. Đối với nguồn vốn cố định năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 9.404.167.000 đồng, năm 2010 tăng 797.110.000 đồng so với năm 2009. Đối với vốn chủ sở hữu thì cũng tăng qua từng năm, trong đó năm 2009 tăng 6.934.337.000 đồng so với năm 2008, năm 2010 tăng 2.772.393.000 đồng so với năm 2009. Như vậy ta nhận thấy được vốn chủ sở hữu cao hơn so với vốn cố định nên công ty vẫn đảm bảo được vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, một lần nữa cho thấy Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả cho nên khả năng đảm bảo về mặt tài chính cao. 2.2.3.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty Bảng 2.10. tình hình sử dụng tài sản cố định trong 3 năm 2008,2009 và 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 Giá trị % Giá trị % 1. Nguyên giá 1000đ 19.513.065 36.998.901 39.124.889 17.485.836 89,61 2.125.988 5,75 2. Khấu hao 1000đ (10.332.476) (11.603.001) (14.012.385) 1.270.535 12,3 2.409.384 20,77 3. Giá trị còn lại 1000đ 18.480.589 25.395.900 25.112.504 6.915.311 37,42 -283.396 -1,12 4. Hệ số hao mòn 0,53 0,31 0,36 -0,22 -41,51 0,05 16,13 Qua bảng phân tích trên ta thấy, hệ số hao mòn qua các năm có sự tăng giảm khác nhau, cụ thể: năm 2008 hệ số hao mòn là 0,53; năm 2009 hệ số hao mòn là 0,31 tức giảm 0,22 lần so với năm 2008, tương ứng với giảm 41,51%; năm 2010 lại tăng lên so với năm 2009, cụ thể tăng 0,05 lần, tương ứng tăng 16,13% so với năm 2009 ( hệ số hao mòn năm 2010 là 0,36 ). Sự tăng giảm không đều nay cũng dễ nhận thấy vì có những năm công ty đầu tư vào giá trị tài sản cao nhưng mức khấu khao lại tăng chậm nên làm cho hệ số hao mòn còn thấp ( sở dĩ mức khấu hao thấp là vì công ty mua sắm tài sản cố định cao trong khi đó có một số thiết bị chưa đưa vào sử dụng hoặc sử dụng ít nên làm cho mức khấu hao cung tăng it ). 2.2.3.4. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/2009 ± % ± % 1.DTT 1000đ 951.735.000 762.454.712 920.956.851 -189.280.288 -19,89 158.502.139 20,79 2. LNST 1000đ 17.193.000 13.990.983 7.117.085 -3.202.017 -18,62 -6.873.898 -49,13 3. TSCĐ BQ 1000đ 13.792.999 20.906.469 25.900.887 7.113.470 51,53 4.994.418 23,89 4. HSSD TSCĐ Lần 69 36,47 35,56 - 32,53 -47,14 -0,91 -2,5 5. Sức sinh lời TSCĐ % 124,65 66,92 27,48 -57,73 -46,31 -39,44 -0,59 Tài sản cố định là một bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản, qua bảng số liệu ta nhận thấy việc sử dụng vốn cố định chủ yếu là sử dụng tài sản cố định. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2008, cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra cho đầu tư sẽ mang về 69, đồng doanh thu thuần, đây là hiệu suất khá cao, công ty cần được phát huy hơn nữa. Năm 2009, cũng cứ một đồng tài sản cố định bỏ ra cho hoạt động đầu tư sẽ mang về 36,47 đồng doanh thu thuần, tức giảm 32,53 đồng, tương ứng giảm 47,14% so với năm 2008. Điều nay cho thấy được hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm( nguyên nhân giảm là do Doanh thu thuần giảm và TSCĐ bình quân lại tăng là nguyên nhân chính dẫ tới hiệu quả giảm đi), vì thế công ty cần phải khắc phục để cho hiệu quả sử dụng tài sản của công ty sẽ tốt hơn. Năm 2010, cứ một đồng vốn bỏ ra cho hoạt động đầu tư sẽ mang về 35,56 đồng doanh thu thuần, tức giảm 0,91 đồng, tương ứng giảm 2,5% so với năm 2009. Sức sinh lời của tài sản cố định: Chỉ tiêu này thể hiện cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, việc sử dụng vốn cố định của công ty mang lại hiệu quả nhưng hiệu quả này không cao vì năm sau thấp hơn năm trước, cụ thể: Năm 2008, cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được 124,65 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, cứ 100 đồng tài sản cố định tạo ra được 66,92 đồng lợi nhuận sau thuế, tức giảm 57,73 đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 46,31%. Nguyên nhân sức sinh lời của tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 là vì, lợi nhuận sau thuế lại giảm trong khi đó nguyên giá tài sả cố định bình quân lại tăng lên là 2 nguyên nhân chính làm cho sức sinh lời của tài sản cố định giảm đi. Năm 2010, sức sinh lời của tài sản cố định đạt được 27,48% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản cố định tào ra được 27,48 đồng lợi nhuận sau thuế, tức giảm 39,44 đồng so với năm 2009, tương ứng giảm 0,59%. Như vậy, cả hiệu suất và sức sinh lời của tài sản cố định qua các năm đều có hiệu quả nhưng hiệu quả không tốt là vì, qua từng năm thì có hiệu quả nhưng so với năm trước thì nó không có hiệu quả. Doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng năm sau thấp hơn năm trước để nó hoạt động có hiệu quả hơn. 2.2.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào, cụ thể một đồng vốn cố định thu được bao nhiêu đồng doanh thu khi đầu tư. Nâng cao hiệu quả sử sụng vốn cố định có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty. Với một số vốn cố định nhất định, nếu Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng nó.Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là việc làm định kỳ mà thông qua đố giúp doanh nghiệp biết được khả năg và trình độ sử dụng vốn của mình. Qua đó các doanh nghiệp có kế hoạch điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu sau: Bảng 2.12. hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/2009 ± % ± % 1.DTT 1000đ 951.735.000 762.454.712 920.956.851 -189.280.288 -19,89 158.502.139 20,79 2. LNST 1000đ 17.193.000 13.990.983 7.117.085 -3.202.017 -18,62 -6.873.898 -49,13 3. VCĐ BQ 1000đ 19.039.180 27.054.673 32.155.311 8.015.493 42,1 5.100.638 18,85 4. HSSD VCĐ Lần 49,99 28,18 28,64 -21,81 -43,63 0,46 1,63 5. Sức sinh lời VCĐ % 90,3 51,71 22,13 -38,59 -42,74 -29,58 -57,2 Qua bảng phân tích trên , ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định qua các năm đều dương nên đây là biểu hiện tốt, tuy nhiên qua 3 năm thì có sự giảm dần nên đây cũng là dấu hiệu không tốt, cụ thể: Năm 2008, hiệu suất sử dụng đạt 49,99 lần, tức là cứ một đồng vốn cố định sẽ thu về 49,99 đồng doanh thu, đây là biểu hiện tốt công ty cần được phát huy. Năm 2009, hiệu suất sử dụng đạt 28,18 lần, tức cứ một đồng vốn cố định công ty sẽ thu về 28,18 đồng doanh thu. Điều này có nghĩa hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 thấp hơn năm 2008, cụ thể: giảm 21,81 lần, tương ứng với mức giảm 43,63%, đây là biểu hiện không tôt. Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 28,64 lần, tức một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ mang vê 28,64 đồng doanh thu. Như vậy sang năm 2010 thì hiệu suất sử dụng của vốn cố định lại có xu hương tăng lên, cụ thể: tăng 0,46 lần, tương ứng vơi tăng 1,63%, tuy mức tăng này không cao nhưng nó cũng thể hiện được nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, nó cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy được tiềm năng tăng cao trong tương lai. * Sức sinh lời của vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định đem lai bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng, việc sử dụng vốn cố định của công ty có mang lại hiệu quả nhưng không cao, vì nó giảm dần qua các năm, cụ thể: Năm 2008, sức sinh lời của vốn cố định chiếm 90,3%, tức cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra sẽ mang về cho công ty 90,3 đồng lợi nhuận sau thuế, điều này chứng tỏ việc sử dụng cố định có hiệu quả rất cao. Năm 2009, cứ 100 đồng vốn cố định bỏ ra mang về 51,71 đồng lợi nhuận sau thuế, tuy sức sinh lời vốn cố định năm 2009 vẫn cao nhưng nó đã giảm đi rất nhiều so với năm 2008, cụ thể: giảm 38,59, tương ứng với việc giảm 42,74% ( nguyên nhân làm cho sức sinh lọi của vốn cố định giảm là do lọi nhuận sau thuế giảm bên cạch đó vốn cố định lại tăng nên đó là hai lý do chính làm cho hiệu suất sử dụng năm 2009 giảm so với năm 2008 ). Năm 2010. sức sinh lời của vốn cố định chỉ còn có 22,13%, tức cứ 100 đồng vốn cố định chỉ mang về được 22,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy sức sinh lời của vốn cố định lại tiếp tục giảm, cụ thể: giảm 29,58, tương ứng mới mức giảm 57,2% so với năm 2009( cũng giống như năm 2009, sang năm 2010 sức sinh lời của vốn cố định tiếp tục giảm mà nguyên nhân chính cũng là lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm và vốn cố định tiếp tục tăng ). Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả, tuy nhiên nó còn không tốt bởi vì qua các năm còn giảm, vì thế công ty cần tăng cường các biện pháp tích cực, hạn chế những tiêu cực trong quá trình sử dụng vốn cố định để cho hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định được tôt hơn, và đề ra những biện pháp hợp lý để phát triển trong tương lai. 2.2.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty 2.2.4.1. Phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty Bảng 1.13. kết cầu vốn lưu động qua 3 năm 2008 2009 và 2010 (Đvt : 1000 đồng) Vốn lưu động Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1.Tiền 3.066.983 5,5 3.834.433 3,89 10.449.705 12,31 2. Các khoản phải thu 41.151.094 73,89 55.026.980 55,77 55.184.405 65,01 3. Hàng tồn kho 10.679.192 19,18 36.858.678 37,36 18.655.326 21,98 4. Tài sản ngắn hạn khác 797.600 1,43 2.944.231 2,98 599.190 0,7 Tổng 55.694.869 100 98.664.322 100 84.888.626 100 Qua bảng phân tích trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Vốn bằng tiền: giá trị của tiền qua 3 năm đều tăng lên, nhưng xét trên từng năm thì lượng tiền có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2008, giá trị tiền 3.066.983.000 đồng chiếm tỉ trọng 5,5% trong tổng nguồn vốn, chứng tỏ vốn bằng tiền chiếm tỉ trong còn thấp trong tổng vốn lưu động. sang năm 2009 thì vốn bằng tiền đạt 3.834.433.000 đồng chiếm tỉ trọng 3,89% trong tổng vốn lưu động, cho thấy công ty tích trữ lượng tiền thấp nhằm trách tình trạng vốn không sinh lợi nhiệu mà còn tránh tình trạng đồng tiền mất giá. Năm 2010, vốn bằng tiền đạt 10.449.705.000 đồng, tương đương với chiếm tỉ trọng 12,31% trong tổng vốn lưu động. Ở năm 2010 này cho ta thấy lượng vốn bằng tiền của công ty lại cao hơn so với hai năm trước, chứng tỏ vốn bằng tiền có xu hướng tăng điều này không tốt do Công ty đã dự trữ một số lượng tiền khá lớn không đưa vào sản xuất kinh doanh để nhằm tăng lợi nhuận. Ở một khía cạnh khác, vốn bằng tiền tăng cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty được đảm bảo nhất là khả năng thanh toán bằng tiền, bên cạnh đó công ty dự trữ một lượng tiền đủ lớn để mua hàng được hưởng chiết khấu, tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, đề phòng rủi ro… Khoản phải thu: Khoản phải thu là tiền chưa thu và bị các đơn vị khác chiếm dụng. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu. Năm 2008, khoản phải thu là 41.151.094.000 đồng, chiếm tỉ trọng 73,89% trong tổng vốn lưu động. Năm 2009, các khoản phải thu là 55.026.980.000 đồng, chiếm tỉ trọng 55,77% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010, khoản phải thu là 55.184.405.000 đồng, chiểm tỉ trọng 12,31% trong tổng vốn lưu động. Như vậy qua 3 năm ta thấy được khoản phải thu qua các năm còn ở mức cao, mặc dù năm 2009 có thấp hơn năm 2008 nhưng sag năm 2010 lại tăng lên, điều này cho thấy các nhà quản trị của Công ty chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Khoản phải thu tăng chứng tỏ mức độ rủi ro trong thu hồi nợ của Công ty cao làm cho các khoản dự phòng của Công ty cũng tăng theo. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tăng cũng đồng nghĩa với việc Công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh. Do đó, Công ty nên hạn chế mở rộng hợp tác kinh doanh và có biện pháp thích hợp để thu hồi vốn mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài. Nhưng mức tăng các khoản phải thu không cao lắm, Công ty có thể kiểm soát được. Hàng tồn kho: Năm 2008, hàng tồn kho của công ty là 10.679.192.000 đồng chiếm tỉ trọng 19,18% trong tổng vốn lưu động. Năm 2009, hàng tồn kho của công ty là 36.858.678.000 đồng, chiếm tỉ trọng 37,36% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010, hàng tồn kho của công ty là 18.655.326.000 đồng, chiếm tỉ trọng 21,98% trong tổng vốn lưu động. Như vậy, qua 3 năm ta thấy lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại đặc biệt là lượng hàng tồn kho của năm 2009 là tương đối cao, lượng hàng tồn kho cao nó đảm bảo cho công ty nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời để phục vụ cho quá trình sản xuất, nhưng nếu dữ trữ quá nhiều nó có thể làm cho khả năng thu hồi vốn của công thấp. Nhìn chung công ty cần phải khắc phục tình trạng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, nhanh chóng giải phóng hàm lượng hàng tồn kho, góp phần làm tăng vòng quay vốn để đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ. Năm 2008, tài sản lưu động là 797.600.000 đồng, chiểm tỷ trọng 1,43% trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2009, tài sản lưu động là 2.944.231.000 đồng, chiếm tỷ trọng 2,98% trong tổng vốn lưu động. Năm 2010, tài sản lưu động là 599.190.000 đồng, chiếm tỷ trọng 0,7% trong tổng vốn lưu động của công ty. Tóm lại, trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động, công ty đã đầu tư nhiều vào hàng tồn kho, lượng tiền tồn quỹ là khá lớn. Công ty cần phải xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị. Sản phẩm bán chạy công ty giảm bớt được chi phí lưu kho, bảo quản… Bên cạnh đó Công ty cần phải xúc tiến nhanh công tác thu hồi công nợ, giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho như đưa vào sản xuất và kinh doanh, để góp phần nâng cao vòng quay vốn tăng lợi nhuận cho Công ty. 2.2.4.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động Bảng 2.14. khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Năm 2009/2008 Năm 2010/2009 1. Nguồn VLĐ 1000đ 55.694.869 98.664.322 84.888.626 42.969453 -13.775.696 2. Vay ngắn hạn 1000đ 15.187.479 25.629.958 18.986.630 10.442.479 -6.643.328 Chênh lệch 40.507.390 73.034.364 65.901.996 32.526.974 -7.132.368 Qua bảng phân tích trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng giảm qua từng năm rất rõ rệt, cụ thể: năm 2008, nhu cầu vốn lưu động là 55.694.869.000 đồng, công ty đi vay ngắn hạn 15.187.479.000 đồng phần thiếu hụt còn lại công ty đi chiếm dụng từ bên ngoài. Năm 2009, nhu cầu vốn lưu động là 98.664.322.000 đồng, công ty đi vay ngắn hạn 25.629.958.000 đồng, phần thiếu hụt còn lại công ty đi chiếm dụng từ các đơn vị để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. Năm 2010, nhu cầu vốn lưu động là 84.888.626.000 đồng, trong đó công ty đi vay ngắn hạn 18.986.630.000 đồng, phần thiếu hụt còn lại công ty đi chiếm dụng từ bên ngoài. Việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm cho khả năng tự chủ về tài chính của Công ty giảm thấp, Công ty phải thường xuyên đối mặt với việc thanh toán lãi vay. Về lâu dài, Công ty cần phải cải thiện tình hình này từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng tích lũy từ nội bộ. 2.2.4.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Trong sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi toàn bộ vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là phân tích các chỉ tiêu dưới đây: * Tốc độ luân chuyển vốn: Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân 360 Số ngày 1 vòng quay VLĐ = Số vòng quay vốn lưu động Trong đó: Số đầu năm + Số cuối năm Vốn lưu động bình quân = 2 Bảng 2.15. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/2009 ± % ± % 1. DTT 1000đ 951.735.000 762.454.712 920.956.851 -189.280.288 -19,89 158.502.139 20,79 2. VLĐ BQ 1000đ 95.720.454 77.179.596 91.776.474 -18.540.858 -19,37 14.596.878 18,91 3. Số vòng quay VLĐ Vòng 9,94 9,88 10,03 -0,06 -0,6 0,15 1,52 4. Số ngày một vòng quay VLĐ ngày 36,22 36,44 35,89 0,22 0,61 -0,55 -1,51 Qua bảng phân tích trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: Năm 2008, số vòng quay vốn lưu động là 9,94 vòng, điều này cho thấy cứ một đồng vốn lưu động kinh doanh sau một năm sẽ mang về 9,94 đồng, cũng có nghĩa trong một năm vốn lưu động quay được 9,94 vòng; bên cạch đó năm 2008 số ngày một vòng quay đạt 36,22 ngày, có nghĩa là một vòng quay cần mất 36,22 ngày. Năm 2009, Số vòng quay vốn lưu động giảm xuống thì làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động sẽ tăng lên, điều này được chứng tỏ khi năm 2009 số vòng quay vốn lưu động giảm xuống so với năm 2008 là 0,06 vòng, tương ứng với mức giảm 0,6 phần trăm. Từ đó làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động lại tăng lên, cụ thể: tăng 0,22 ngày, tương ứng tăng 0,61%. Nguyên nhân làm cho số vòng quay vốn lưu động giảm là do doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân đều giảm hơn so với năm 2008 ( trong đó: doanh thu thuần giảm 189.280.288.000 đồng, tương ứng với mức giảm 19,89%, còn vốn cố định bình quân cũng giảm hơn so với năm 2008 là 18.540.858.000 đồng, tương ứng với mức giảm 19,37%.) Năm 2010, số vòng quay vốn lưu động đạt 10,03 lần tức tăng lên so với năm 2009 ( tăng 0,15 vòng, tương ứng tức 1,52%), do số vòng quay vốn lưu động tăng lên nó làm cho số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm xuống còn có 35,89 ngày ( tức giảm 0,55 lần, tương ứng giảm 1,51% so với năm 2009). Như vậy, qua năm 2010 tốc độ luân chuyển cũng như số ngày một vòng quay vốn lưu động đã có dấu hiệu tốt là nhờ sự nỗ lực của công ty và công ty cần phải phát huy nó hơn nữa trong thời gian tới. Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch năm 2009/2008 Chênh lệch năm 2010/ 2009 ± % ± % 1. LNST 1000đ 17.193.000 13.990.983 7.117.085 -3.202.017 -18,62 -6.873.898 -49,13 2. VLĐ BQ 1000đ 95.720.454 77.179.596 91.776.474 -18.540.858 -19,37 14.596.878 18,91 3. SSL của VLĐ % 17,96 18,13 7,75 0,17 0,95 -10,38 -57,25 Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy được sức sinh lời của vốn lưu động năm 2009 tăng lên so với năm 2008, nhưng mức tăng vẫn không đáng kể và sang năm 2010 sức sinh lời của vốn lưu động lại giảm mạnh, cụ thể: Năm 2008, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 17,96%, tức cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh sẽ mang về 17,96 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2009, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 18,13%, tức cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh sẽ mang lại được 18,13 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sức sinh lời vốn lưu động năm 2009 tăng hơn so với năm 2008, cụ thể; tăng 0,17 đồng, tương ướng với mức tăng 0,95%( nguyên nhân sức sinh lời tăng hơn so với năm 2008 là do lợi nhuận sau thuế cũng như vốn cố định bình quân giảm đi, cụ thể: lợi nhuận sau thuế giảm 3.202.017.000 đồng, tương ứng mức giảm 18,62%, còn đối với vốn lưu động bình quân giảm 18.540.858.000 đồng, tương ứng mức giảm 19,37%). Năm 2010, sức sinh lời của vốn lưu động đạt 7,75%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn lưu động bỏ ra cho hoạt động kinh doanh sẽ mang về 7,75 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 10,38 đồng so với năm 2009, tương ứng mức giảm 57,25%. Như vậy sức sinh lời năm 2010 giảm mạnh so với 2 năm trước mà nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc sức sinh lời vốn lưu động giảm mạnh là do lợi nhuận sau thuế năm 2010 giảm mạnh so với 2 năm trước đó, cụ thể: năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 7.117.085.000 đồng, giảm 6.873.898.000 đồng so với năm 2009, tương ứng với giảm 49,13% ( năm 2009 đạt 13.990.983.000 đồng ). Tóm lại, qua phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho thấy Công ty hoạt động không đạt hiệu suất và hiệu quả cao. Do lợi nhuận trong hoạt động xây lắp và kinh doanh vật tư được mở rộng không cao, nhưng vì thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề để tránh rủi ro. Thế cho nên, Công ty cần phải nhanh chóng có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH 3.1. Một số nhận xét chung về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần petec bình định Quá trình phân tích tình hình sử dụng tại Công ty cổ phần Petec Bình Định chúng ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng. * Những kết quả đạt được: Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là rất cao. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có nhiều chuyển biến tích cực. Số vòng quay vốn tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, có đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Những tồn tại và nguyên nhân Với cơ cấu vốn như hiện tại thì vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao, cho thấy mức độ tự chủ của Công ty còn thấp. Vốn vay nhiều làm cho Công ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh toán lãi vay hàng năm. Do Công ty phải đi vay để có vốn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục. Vốn của Công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tư vào hàng hóa tồn kho cũng như các khoản phải thu cao. Do Công ty chưa có sự tập trung vào việc thu hồi vốn trong kinh doanh vật tư và hoạt động xây lắp. Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cao nhưng chưa đều, do doanh thu hàng năm tăng lên nhưng không tiết kiệm được chi phí. Mặt khác, Công ty muốn duy trì ổn định tình hình sản xuất và có quan hệ lâu dài với các bạn hàng truyền thống nên không tăng giá bán, làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn không cao. Tóm lại, Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung là đạt hiệu quả. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty có lợi nhuận ngày càng tăng, Công ty cần cố gắng giữ vững những thành quả đạt được và không ngừng cải tiến những chỉ tiêu, yếu tố chưa đạt để nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả ngày càng nhiều. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được biểu hiện bằng quá trình tuần hoàn vốn. Do vậy, để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cần phải có đủ vốn để bổ sung kịp thời khi cần thiết. Trước hết, cần tăng cường các khoản phải thu, hệ số vòng quay vốn có thể nhanh hơn nếu Công ty tăng nhanh năng suất lao động, làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện tốt cho vốn quay vòng thích ứng với nhu cầu của Công ty. 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Petec Bình Định a. Đối với hiệu quả sử dụng vốn nói chung: Lập kế hoạch kinh doanh xác định tương đối chính xác về vốn hàng năm. Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,... nhằm làm cho vốn không bị ứ đọng, tăng tốc độ chu chuyển vốn. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải đi đôi với tiết kiệm chi phí. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó tìm thị trường mới. b. Đối với vốn cố định: Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì không thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của Công ty. Để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng không hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo quy định. Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dưỡng, đầu tư mới Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao. Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới. Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động. Do đó, công tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (Công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất. Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn. Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả. c. Đối với vốn lưu động: * Một số biện pháp quản lý vốn lưu động Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý. Tính toán tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó. Xác định nhu cầu vốn lưu động để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu động), Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính ngân hàng. Công ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa ... Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài. Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu Công ty cho công nhân viên. * Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không cao quá như hiện nay, không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn, Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu giảm giá, trả bớt các khoản nợ, ... Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ đôn đốc nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tăng tốc độ luân chuyến vốn lưu động. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán. Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi hoa hồng, giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn, ... Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí. Tính toán nhu cầu tiêu dùng để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao. Những vật tư, hàng hóa ứ đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng Công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ đọng trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động. KẾT LUẬN Công ty cổ phần Petec Bình Định đang trên con đường phát triển, do đó cần phải hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kế toán tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh hiệu quả sử dụng đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản ấy sẽ đảm bảo cho Công ty ổn định và phát triển vững vàng trên thị trường hiện nay, giành được ưu thế mạnh tiến tới mở rộng quy mô sản xuất và tạo điều kiện góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. Quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định cho thấy, trong lĩnh vực này đang được cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, luôn mang lại lợi nhuận. Điều này thể hiện sự nỗ lực, gắn bó của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty đạt hiệu quả sử dụng vốn cao, nhưng hiệu suất sử dụng vốn chưa cao và không ổn định, chưa thực hiện tiết kiệm được tối đa các khoản chi phí. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh có tăng nhưng chưa cao. Hiệu quả kinh doanh là thước đo trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn tới lợi nhuận tăng theo. Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn, nhìn chung hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Petec Bình Định là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu chưa cao. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty ngày càng phát triển, đảm bảo hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, Công ty cần cố gắng và phát huy những thành quả đạt được và không ngừng cải tiến những chỉ tiêu chưa đạt nhằm mục đích cuối cùng là làm sao sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Qua một thời gian ngắn thực tập tại Công ty Cổ phần Petec Bình Định. Với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Tuyến, và của các cô chú, anh chị trong phòng kế toán và lãnh đạo công ty, cộng với những kiến thức đã học hỏi được, đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Do kiến thức còn hạn chế nên trong báo cáo không thể không có những thiếu sót, kính mong Quý cô chú, anh chị ở Công ty và Quý thầy cô góp ý để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quy nhơn, ngày 04 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện Trần Quang Định Phụ lục CTY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH Mẫu số B 02 – DN 389 Trần Hưng Đạo, TP Qui nhơn Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Mã số thuế: 4100406219 ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 Đơn vị tính: việt nam đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 84.888.625.771 98.664.322.092 (100=110+120+130+140+150) I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 10.449.704.653 3.834.433.822 1. Tiền 111 1 10.449.704.653 3.834.433.822 2. Các khoản tương đương tiền 112 1 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 11 2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngăn hạn(*) 129 III. Các khoản phải thu 130 55.184.405.168 55.026.979.647 1. Phải thu khách hàng 131 2 41.151.855.904 41.130.594.905 2. Trả trước cho người bán 132 14.421.389.290 14.033.288.154 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 2 4.phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng 134 5. Các khoản phải thu khác 138 2 293.026.267 651.962.881 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 2 (681.866.293) (788.866.293) IV. Hàng tồn kho 140 18.655.326.332 36.858.677.610 1. Hàng tồn kho 141 3 18.698.718.822 36.902.070.100 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (43.392.490) (43.392.490) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 599.189.618 2.944.231.013 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 4 419.856.370 2.325.035.208 3. Thuế và các khoản khác phải thu NN 152 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 179.333.248 619.195.805 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 32.553.666.357 31.756.956.002 (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 5 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 212 4. Phải thu dài hạn khác 213 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II. Tài sản cố định 220 26.390.754.622 25.411.018.169 1. Tài sản cố định hữu hình 221 6 25.112.503.804 25.395.899.988 - Nguyên giá 222 39.124.888.886 36.998.901.269 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (14.012.385.082) (11.603.001.281) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 7 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 8 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 4. Chí phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9 1.278.250.818 15.118.181 III. Bất động sản đầu tư 240 10 1. Nguyên giá 241 2. Hao mòn lũy kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 11 4.945.130.400 5.254.828.800 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 5.619.548.000 5.649.548.000 4.Dự phònggiảm giá C/Kđầu tư dài hạn(*) 259 (674.417.600) (394.719.200) V. Tài sản dài hạn khác 260 1.217.781.335 1.091.109.033 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 12 1.001.781.335 705.109.033 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 13 3. Tài sản dài hạn khác 268 216.000.000 386.000.000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 117.442.292.128 130.421.278.094 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 63.840.486.080 79.591.864.662 I. Nọ ngắn hạn 310 62.328.636.770 78.200.207.672 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 18.986.629.822 25.629.958.450 2. Phải trả cho người bán 312 38.525.610.203 43.431.144.830 3. Người mua trả tiền trước 313 132.242.378 167.025.818 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 V.16 568.778.784 2.962.223.961 5. Phải trả người lao động 315 1.081.079.276 2.190.552.830 6. Chi phí phải trả 316 V.17 104.989.120 7. Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 3.034.296.307 3.714.312.663 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 1.511.849.310 1.391.656.990 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 1.436.375.197 1.305.522.802 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 75.474.113 86.134.188 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 53.601.806.048 50.829.413.432 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.23 52.609.024.422 49.920.062.025 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 30.600.000.000 30.600.000.000 2. Thặng dư vốn vổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hoái đoái 416 2.230.873 1.061.886 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 7.340.826.536 4.542.629.873 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 2.430.888.661 1.731.339.496 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận chưa phân phối 420 12.235.078.352 13.045.030.770 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 992.781.626 909.351.407 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 992.781.626 909.351.407 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430=300+400) 430 117.442.292.128 130.421.278.094 CTY CỔ PHẦN PETEC BÌNH ĐỊNH Mẫu số B 02 – DN 389 Trần Hưng Đạo, TP Qui nhơn Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2010 CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm 2010 Năm 2009 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 920.958.233.740 762.454.711.907 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 1.382.727 3. Doanh thu thuần bán hàng và 10 920.956.851.013 762.454.711.907 cung cấp dịc vụ (10= 01-02) 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 895.038.707.026 728.116.677.699 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 25.918.143.987 34.338.034.208 cung cấp dịch vụ (20= 10 -11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 1.983.328.034 1.395.626.285 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 5.593.927.981 2.318.904.089 Trong đó : chi phí lãi vay 23 5.255.666.381 2.232.494.889 8. Chi phí bán hàng 24 21.858.411.661 20.788.405.889 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 4.861.051.999 3.779.561.845 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 30 (4.441.919.620) 8.846.788.670 doanh {30=20+(21-22)-(24+25)} 11. Thu nhập khác 31 14.166.064.519 8.222.844.675 12. Chi phí khác 32 139.299.560 123.862.834 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 14.026.764.959 8.098.981.841 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 9.614.845.339 16.945.770.511 (50=30+40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2.497.760.097 2.954.787.194 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 60 VI.30 7.117.085.242 13.990.983.317 nghiệp (60=50-51) 18. lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.326 4.572 Lập, ngày 27 tháng 01 năm 2011 Người lập biểu kế toán trưởng giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS. TS. Nguyễn Văn Công; (8/2006); Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính; Đại học Kinh tế quốc dân; Hà Nội. [2] TS Nguyễn Phương Liên – BTC;(2005); Hướng dẫn thực hành hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp (Theo các chuẩn mực và chế độ kế toán, thực hiện từ 30/3/2005); NXB Tài chính. [3] PGS.TS Nguyễn Năng Phúc; (2008); Giáo trình phân tích báo cáo tài chính; Đại học Kinh tế quốc dân; Hà Nội. [4] Bộ tài chính; 2006; Chế độ kế toán doanh nghiệp, hướng dẫn lập chứng từ kế toán, hướng dẫn ghi sổ kế toán (Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính); Tài chính; Hà nội [5] Tạp chí kế toán, tạp chí kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Petec Bình Định.doc
Luận văn liên quan