Đề tài Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ

CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Theo cam kết gia nhập WTO (World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Quốc tế), doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các nhà bán lẻ. Do đó, để có khả năng cạnh tranh với đối thủ, và tồn tại ngay trên “sân nhà”, doanh nghiệp nội địa buộc phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa. Với động thái này của các doanh nghiệp càng làm thị trường sôi động và đa dạng. Khi đó, người dân có nhiều lựa chọn và nhu cầu cũng dần tăng cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ năng lực tài chính để thỏa mãn được mọi nhu cầu tiêu dùng của mình, do đó, người dân thường tìm đến các tổ chức tài chính, chủ yếu là ngân hàng Ngân hàng vào cuộc với nhiều gói hỗ trợ tiêu dùng rất hấp dẫn, điển hình là hình thức vay tiêu dùng tín chấp. Trước đây, ngân hàng không quan tâm nhiều đến khách hàng cá nhân, nhưng hiện nay ngân hàng đang phát triển nhiều loại hình cho vay tiêu dùng, vì các khoản vay này thường nhỏ hơn so với các khoản vay sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nếu khoản vay của một cá nhân rơi vào tình trạng không thể hoàn trả, ngân hàng cũng không lo lắng nhiều bằng khoản vay của doanh nghiệp. Vì khoản vay nhỏ này không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến ngân hàng. Ngoài ra, xung quanh một cá nhân có rất nhiều mối quan hệ. Nhờ những mối quan hệ này vô hình tạo nên một kênh truyền thông tự nhiên và hiệu quả từ chính những người sử dụng dịch vụ của ngân hàng, do đó, càng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị thương hiệu của ngân hàng hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng còn e ngại với khách hàng cá nhân. Mặc dù cá nhân vay số tiền không nhiều, và nhỏ hơn so với các khoản vay của doanh nghiệp, nhưng chủ yếu là vay tiêu dùng, nên các khoản vay này không “kinh tế”, không sinh lời. Ngoài ra, họ không có tài sản đảm bảo nhằm thế chấp hay cầm cố cho ngân hàng để chứng minh cho ngân hàng thấy họ có khả năng hoàn trả được nợ vay. Hơn nữa, do cạnh tranh cao, các ngân hàng thường có nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng cá nhân như không cần tài sản đảm bảo hay lãi suất, . Do đó, hoạt động cho vay này khá mạo hiểm, có thể ngân hàng sẽ không lấy lại vốn gốc nếu cá nhân không thực hiện trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã k‎ý. Tuy vẫn tồn tại nhiều bất lợi trong các khoản vay tiêu dùng, nhưng hiện nay, các khoản vay này khá phổ biến, được xem là giải pháp tài chính hữu hiệu đối với nhiều bạn trẻ mới ra trường, mới kết hôn, nhiều cán bộ công nhân viên, Do đó, em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ”, nhằm tìm hiểu đối với ngân hàng việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng có phải là một hướng đi đúng và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, cần phải giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hoá lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng. - Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu Cần Thơ thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay và nợ xấu theo thời hạn cho vay và hình thức đảm bảo tín dụng. - Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng Á Châu Cần Thơ. __________________________________________________ __________________________________ CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU __________________________________________________ __________________________________ CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ __________________________________________________ __________________________________ CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ __________________________________________________ __________________________________ CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ __________________________________________________ __________________________________ CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ __________________________________________________ __________________________________ __________________________________________________ __________________________________ TÀI LIỆU THAM KHẢO __________________________________________________ __________________________________ (Luận văn dài 90 trang)

doc91 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o, nhưng cả dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn không hề giảm xuống. Bảng 14: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN TỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 38.170 131.964 159.960 93.794 245,7 27.996 21,2 Trung dài hạn 32.155 64.858 139.939 32.703 101,7 75.081 115,8 Dư nợ 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Trong đó, dư nợ ngắn hạn năm 2008 đạt 131.964 triệu đồng, tăng đến 245,7% so với năm trước. Nhưng đến năm 2009, dư nợ này chỉ tăng 21,2% so với năm trước và đạt 159.960 triệu đồng. Dự nợ tiêu dùng cá nhân trong thời gian này cao vượt trội do sau khủng hoảng, cá nhân tiêu dùng trở lại, do đó dư nợ ngắn hạn nói chung và dư nợ cho vay tiêu dùng trong năm 2008 cao rất nhiều so với năm 2007. Đối với dư nợ trung dài hạn cũng tăng trưởng lên. Năm 2008, đạt 64.858 triệu đồng, tăng 101,7% so với năm trước đó. Năm 2009, dư nợ trung dài hạn tiếp tục tăng thêm 115,8 % so với kỳ trước và đạt đến 139.939 triệu đồng. Mặc dù, dư nợ ngắn hạn có tỷ trọng thấp hơn vì ngân hàng vẫn chú trọng phát triển cho vay ngắn hạn hơn, nhằm thu hồi sớm vốn vay, hạn chế nợ quá hạn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, dư nợ trung dài hạn vẫn đang tăng trưởng, cho thấy ngân hàng vẫn đang phát triển song song cho vay trung dài hạn để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Như ta đã biết, dư nợ cho vay cuối kỳ bao gồm khoản dư nợ đầu kỳ, cộng với khoản dư nợ trong kỳ mà ngân hàng cho vay nhưng chưa đến hạn thu hồi hoặc chưa thu hồi về được. Trong đó, dư nợ đầu kỳ của 6 tháng đầu năm phải là dư nợ còn lại mà ngân hàng vẫn chưa thu hòi được của cả năm trước đó. Và tình hình cụ thể như sau: Bảng 15: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007-2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 14.000 13.323 197.489 54.194 (677) (4,8) 184.166 1.382,3 (143.295) (72,6) Trung dài dạn 18.987 85.951 114.944 140.777 66.964 352,7 28.993 33,7 25.833 22,5 Dư nợ 32.987 99.274 312.433 194.971 66.287 200,9 213.159 214,7 (117.462) (37,6) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Cũng giống như tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010 tăng lên, nhưng giảm xuống ở 6 tháng đầu năm của năm cuối. Nguyên nhân là doanh số cho vay của tiêu dùng tăng nhưng thấp hơn mức thu nợ từ loại hình đầu tư này, do đó làm cho dư nợ tiêu dùng giảm. Ngoài ra, là do loại hình đầu tư này thường phải chịu mức lãi suất cao và còn phải trả vốn lãi hàng tháng, bên cạnh đó mức sống xã hội ngày càng cao, giá cả ngày càng đất đỏ mà thu nhập tiền lương của họ thường ít có tăng nhưng nếu có tăng thì cũng thấp hơn mức tăng của chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, từ đó đã làm cho một số người dân e ngại vay loại hình này làm cho dư nợ của ngân hàng về loại này cũng giảm theo. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc mở rộng đối tượng cho vay và thu hút khách hàng đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng, vì đây là lĩnh vực đầu tư rất có hiệu quả, đa số khách hàng đều có thu nhập ổn định, ý thức trả nợ lại cao. 4.3.1.4. Nợ xấu Nợ xấu luôn là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi nó phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra, trong môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Giai đoạn từ 2007–2009 Để đánh giá được tình hình nợ của chi nhánh ngân hàng chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình nợ xấu như sau: Bảng 16: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN TỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 841 1.361 1.219 520 61,8 (142) (10,4) Trung dài hạn 1.292 1.591 2.348 299 23,1 757 47,6 Nợ xấu 2.133 2.952 3.567 819 38,4 615 20,8 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Năm 2008, nợ xấu ngắn hạn đạt 1.361 triệu đồng, tăng 61,8% trong nợ xấu cho vay tiêu dùng. Đến năm 2009, nợ xấu ngắn hạn giảm xuống còn 1.219 triệu đồng, tức giảm 10,4% so với năm 2008. Trong khi đó, năm 2008, nợ xấu trung dài hạn lại tăng lên 23,1%, đạt 1.591 triệu đồng. Và đến năm 2009, nợ xấu lại tiếp tục tăng lên 47,6%, đạt mức 2.348 triệu đồng. Từ kết quả trên ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần trong năm cuối, là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao. Nhân viên tín dụng sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và xem xét những hộ này để tăng hạn mức tín dụng lên. Đồng thời hạn chế giải quyết đối với các hộ có nguy cơ mất khả năng thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro. Tóm lại, rủi ro tín dụng là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả. Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010, nợ xấu của ngân hàng có sự biến đổi khác nhau. Cụ thể: Bảng 17: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI HẠN 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 322 761 1.326 634 439 136,3 565 74,2 (692) (52,2) Trung dài hạn 173 249 424 944 76 43,9 175 70,3 520 122,6 Nợ xấu 495 1.010 1.750 1.578 515 104,0 740 73,3 (172) (9,8) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Năm 2008–2009, nợ xấu ngắn hạn có tăng lên nhưng với tốc độ tăng giảm xuống, như tháng 6/2008, nợ xấu ngắn hạn tăng lên 761 triệu đồng, tăng tương ứng 136,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng đến tháng 6/2009, nợ xấu ngắn hạn đạt 1.326 triệu đồng, và chỉ tăng thêm 74,2%. Tuy nhiên, đến tháng 6/2010, nợ xấu ngắn hạn giảm đến 52,2% so với kỳ trước và chỉ đạt 634 triệu đồng. Trong khi đó, nợ xấu trung dài hạn lại tăng lên rất cao. Từ tháng 6/2008, chỉ tăng thêm 43,9%, thì tháng 6/2009 tiếp tục tăng thêm 70,3%, đặc biệt đến tháng 6/2010, nợ xấu tăng dột biến lên 122,6% đạt mức 1.578 triệu đồng Sự thay đổi trong tình hình nợ xấu của hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là nợ xấu ngắn hạn giảm xuống còn nợ xấu trung dài hạn tăng vọt lên, cho thấy ngân hàng đã có đánh giá đúng khi tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn. Việc làm này hạn chế tối đa tình hình nợ xấu và có thể thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế sự ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. 4.3.2. Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo Cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo bao gồm cho vay thế chấp và tín chấp. Trong đó, vay tiêu dùng thế chấp là những khoản vay dành cho khách hàng cá nhân với mục đích sinh hoạt tiêu dùng, nhưng giá trị của khoản vay đó phải được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc được bão lãnh bởi tài sản của người thứ ba – gọi là bên bão lãnh. Với điều kiện, tài sản đó đã được cầm cố hoặc thế chấp cho ngân hàng, và trong thời hạn vay vốn, tài sản này của cá nhân sẽ bị phong tỏa. Vì vậy, người đứng tên sở hữu tài sản này không thể sử dụng để mua bán hay chuyển nhượng cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, cho đến khi người vay trả được khoản nợ cho ngân hàng. Còn vay tín chấp là những khoản vay mà khách hàng không cần bất cứ tài sản nào để thế chấp hay cầm cố cho ngân hàng, cũng như không cần đến người bão lãnh vay. 4.3.2.1. Doanh số cho vay Mặc dù trên cùng địa bàn Cần Thơ, có nhiều ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động, nhất là trong phân khúc cho vay tiêu dùng, nhưng ngân hàng vẫn mở rộng được qui mô cho vay tiêu dùng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng khách hàng thân thiết cũng như khách hàng tiềm năng. Cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ tín dụng được nhiều sự quan tâm của khách hàng cá nhân, bởi sự ra đời của nó rất thiết thực, cũng như đã đáp ứng tốt những nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng thiết yếu của mọi cá nhân. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng diễn ra rất sôi nổi. Giai đoạn từ 2007–2009 Như ta thấy, trong hoạt động tín dụng, từ “Tín chấp” thường rất ít được nhắc đến nhiều trong những sản phẩm cho vay thông thường. Bởi “Tín chấp” thường được dựa trên mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng đến vay. Đối tượng thường được ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp là những khách hàng có giao dịch lâu năm với ngân hàng hay khách hàng thân thiết của ngân hàng. Do đó, trong khoảng thời trước đây hình thức tín dụng tín chấp không được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hàng loạt các gói sản phẩm dành cho cá nhân với mục đích tiêu dùng thường gắn liền với từ “Tín chấp”. Vậy tín chấp trong vay tiêu dùng có gặp trở ngại không? Và tình hình vay tiêu dùng trong thời gian qua như sau: Bảng 18: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ NĂM 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Tín chấp 290.804 24,2 619.099 43,6 2.938.222 49,6 328.295 112,9 2.319.123 374,6 Thế chấp 908.678 75,8 801.106 56,4 2.990.064 50,4 (107.572) (11,8) 2.188.958 273,2 Doanh số cho vay 1.199.482 100,0 1.420.205 100,0 5.928.286 100,0 220.723 18,4 4.508.081 317,4 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Do đưa ra nhiều sản phẩm khuyến khích hoạt động vay tiêu dùng, nên doanh số vay tiêu dùng tăng lên rất cao. Trong đó, doanh số vay tiêu dùng tín chấp năm 2008 tăng lên cao đạt 619.099 triệu đồng, tăng lên đến 112,9% so với năm 2007. Và năm 2009, doanh số này tiếp tục tăng đến 374,6%, và đạt đến 2.938.222 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh số thế chấp năm 2008 giảm xuống 11,8% so với năm 2007, chỉ đạt 801.106 triệu đồng. Trong quý IV-2007, ngân hàng tung ra gói sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp UIL – Unscured Installment Loan – Chương trình hỗ trợ tiêu dùng hoàn toàn dựa vào thu nhập của người vay. Trong đó, ngân hàng sẽ cho cá nhân vay vốn, nhưng không cần thế chấp, điều kiện xét cho vay và thu nợ dựa hoàn toàn vào mức thu nhập ổn định của cá nhân. Do đó, có rất nhiều khách hàng thỏa được điều kiện vay tín chấp của ngân hàng. Và ngay cả những khách hàng có tài sản để vay thế chấp, họ vẫn quyết định vay tín chấp, vì họ sẽ có nhiều lợi ích hơn khi vay tín chấp. Ngoài ra, đa phần cá nhân không đủ khả năng tài chính để chi tiêu sinh hoạt nên họ mới xin vay tiêu dùng, vì vậy, hình thức vay tiêu dùng thế chấp thường ít được lựa chọn hơn. Hơn nữa, mục đích vay tiêu dùng không có khả năng sinh lợi cho người vay vốn, mà nó làm mất dần đi giá trị vay mượn ban đầu trong quá trình sử dụng. Do đó, cá nhân sẽ ít thế chấp, vì họ lo sợ sẽ mất đi cả phần tài sản mà họ có cho hoạt động tiêu dùng của mình. Vì vậy, doanh số thế chấp thời điểm này giảm xuống trong khi doanh số cho vay tín chấp tăng vọt lên. Tuy nhiên, ta thấy giá trị của vay thế chấp trong năm 2009 cao xấp xỉ vay tiêu dùng tín chấp. Sự thay đổi này không phải do số lượng khách hàng vay thế chấp nhiều hơn, mà do vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn thế chấp nên ngân hàng thường cấp một hạn mức nhất định cho vay tín chấp. Trong khi đó giá trị trên từng hợp đồng tín dụng thế chấp của khách hàng cao hơn do có tài sản đảm bảo. Vì vậy, mức độ tăng trưởng doanh số cho vay của tiêu dùng, nhất là vay tín chấp nên xem xét thêm số lượng hợp đồng tín dụng giải ngân. Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Nhìn chung, doanh số vay tiêu dùng theo thời hạn vay trong 6 tháng đầu năm từ 2007–2010 cũng có tỷ trọng thay đổi liên tục. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 19: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tín chấp 11.845 24,5 279.285 47,4 1.042.517 58,1 747.638 53,5 267.440 2.257,8 763.232 273,3 (294.879) (28,3) Thế chấp 36.554 75,5 309.955 52,6 752.515 41,9 650.813 46,5 273.401 747,9 442.560 142,8 (101.702) (13,5) Doanh số cho vay 48.399 100,0 589.240 100,0 1.795.032 100,0 1.398.451 100,0 540.841 1.117,5 1.205.792 204,6 (396.581) (22,1) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Hòa với xu hướng chung của hoạt động tín dụng ngân hàng Á Châu Cần Thơ, ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng, hay doanh số tín chấp, thế chấp đều tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2007–2009, nhưng lại giảm đi trong 6 tháng đầu năm 2010. Trong đó, sự thay đổi của vay tiêu dùng tín chấp là vì lượng khách hàng có thu nhập tối thiểu là 4 triệu đồng/ tháng để được ngân hàng chấp nhận cho vay là không nhiều. Do đó, trong thời gian đầu mở rộng sản phẩm vay tín chấp, khách hàng đến vay nhiều, làm cho doanh thu tăng đến 2.257,8% (tính đến tháng 6/2008 so với cùng kỳ năm 2007). Nhưng thời gian sau, nhu cầu khách vẫn còn, nhưng rất ít người có thu nhập đến 4 triệu đồng/ tháng, nên doanh số chỉ tăng thêm 273,3% (tính đến tháng 6/2009 so với cùng kỳ năm 2008), và tháng 6/2010 đã giảm xuống đến 23,3% so với cùng kỳ năm 2009. Ta thấy, giá trị doanh số cho vay tiêu dùng, doanh số vay tín chấp, thế chấp, cũng như tốc độ của 3 chỉ tiêu này tăng không bằng cả năm. Đó là do khoảng thời gian đầu năm, nhu cầu về vốn tiêu dùng của cá nhân tuy vẫn có nhưng số lượng không nhiều. Nhu cầu cá nhân sử dụng vốn vay tiêu dùng nhiều nhất là vào khoảng cuối năm, với mục tiêu sửa chữa nhà cửa, hay mua sắm chi tiêu đồ dùng trong nhà để chuẩn bị đón Tết. Còn trong 6 tháng đầu năm, huy động vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Nhờ hiểu được tâm lý chung của khách hàng, đồng thời muốn nâng cao doanh số cho vay và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng Á Châu luôn có những sản phẩm tốt nhất phục vụ nhu cầu cảu khách hàng. Do đó, thu hút lượng khách hàng cá nhân đến vay vốn rất lớn, đặc biệt là chương trình vay tín chấp UIL. 4.3.2.2. Doanh số thu nợ Đi đôi với doanh số cho vay cao thì chúng ta cần có những biện pháp thu nợ hiệu quả. Vậy thì tình hình các khoản nợ tiêu dùng tín chấp trong giai đoạn này đã tiến triển ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta sẽ phân tích cụ thể tình hình sau: Giai đoạn từ 2007–2009 Tình hình thu nợ vẫn luôn được ngân hàng quan tâm theo dõi thường xuyên, nhất là các khoảng nợ tiêu dùng tín chấp, vì nó luôn ẩn chứa những vấn đề rủi ro và không an toàn trong quá trình ngân hàng thực hiện cho vay Bảng 20: DOANH SỐ THU NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THÚC ĐẢM BẢOTỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tín chấp 235.147 498.009 2.900.094 262.862 111,8 2.402.085 482,3 Thế chấp 855.255 795.699 2.925.115 (59.556) (7,0) 2.129.416 267,6 Doanh số thu nợ 1.090.402 1.293.708 5.825.209 203.306 18,6 4.531.501 350,3 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Ta thấy rằng tình hình thu nợ thế chấp luôn được cải thiện qua từng năm. Nếu như năm 2008 tình hình thu nợ này không thật sự khả quan, giảm 7%, tức giảm 59.556 triệu đồng, thì sang năm 2009 đã có sự thay đổi vượt bật khi tốc độ thu nợ tăng đến 267,6% và đạt mức 2.925.115 triệu đồng. Điều này đã chứng tỏ ngoài việc cố gắng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay lên, ngân hàng luôn có những biện pháp thích hợp để hoàn thiện công tác cũng như tình hình thu nợ. Để làm được điều đó là cả một quá trình bao gồm sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo chi nhánh, cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ của ngân hàng. Trong khi đó ở mảng tín dụng tín chấp, tình hình thu nợ rất tốt, khi đó doanh số thu nợ luôn tăng rất mạnh qua từng năm. Nếu trong năm 2008, doanh số thu nợ tăng 111,8%, tức đã tăng thêm 262.862 triệu đồng, thì năm 2009 tốc độ tăng đến 482,3% và đạt mức rất cao là 2.900.094 triệu đồng. Chính điều này đã cho thấy công tác thu nợ tín chấp trong giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định, qua đó nói lên sự hiệu quả của các chính sách, biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng đã phần nào đem lại những kết quả khả quan. Chính từ những kết quả đó đã làm cho tình hình thu nợ chung đã tăng lên 350,3%, tức đã tăng thêm 4.531.501 triệu đồng. Đó là cơ sở để có thể khẳng định rằng hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng đã từng bước đạt được những thành quả rất đáng khích lệ, đó còn là động lực để ngân hàng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới. Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Quá trình thu nợ trong giai đoạn này cũng có nhiều kết quả khả quan. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh số thu nợ giảm xuống, nhưng tình hình này cũng giống với tình hình chung của ngân hàng và tỷ lệ giảm nhẹ. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 21: DOANH SỐ THU NỢ VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2010 2008/2007 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tín chấp 10.664 260.069 921.596 810.458 249.405 2338,8 661.527 254,4 (111.138) (12,1) Thế chấp 29.555 300.222 757.825 692.921 270.667 915,8 457.603 152,4 (64.904) (8,6) Doanh số thu nợ 40.219 560.291 1.679.421 1.503.379 520.072 1293,1 1.119.130 199,7 (176.042) (10,5) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Trong nửa đầu năm nay, tình hình thu nợ thế chấp đã giảm 8,6% so với cùng kỳ năm trước, tức đã giảm 64.904 triệu đồng và chỉ đạt mức 692.921 triệu đồng. Vì thế, có thể thấy rằng công tác thu nợ đã gặp một số khó khăn nhất định, một phần là do tình hình kinh tế của Cần Thơ còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm nay vẫn đạt tương đối cao là 12%. Do đó người dân đã gặp nhiều khó khăn nên khả năng trả nợ của họ còn hạn chế. Nhưng nhìn chung, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2007–2009, công tác thu nợ vẫn tiến triển qua từng năm, tốc độ tăng vẫn tương đối tốt. Nằm trong xu hướng giảm như tình hình thu nợ thế chấp trong nửa đầu năm nay, tốc độ thu nợ tín chấp đã giảm 12,1%, tương ứng giảm 111.138 triệu đồng và chỉ đạt 921.596 triệu đồng. Trong khi những năm trước tốc độ tăng rất cao, đó thật sự là một việc đáng quan tâm của ngân hàng trong công tác thu hồi nợ. Vì tình hình thu nợ không tốt trong 6 tháng này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của cả năm, nếu trong 6 tháng cuối năm tình hình không có những chuyển biến tích cực. Tóm lại trong 6 tháng đầu nay thì tình hình thu nợ chung đã gặp nhiều khó khăn, mặc dù ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong công tác thu hồi tài sản, nhưng do tình hình kinh tế tiếp tục gặp những bất ổn, nên đã ảnh hưởng nhiều đến nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. 4.3.2.3. Dư nợ cho vay Tình hình doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiêu dùng như đã phân tích ở trên nó sự ảnh hưởng nhất định đến tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng. Tình hình dư nợ cụ thể như sau: Giai đoạn từ 2007–2009 Nhìn chung, dư nợ tiêu dùng vẫn tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm lại. Trong khi đó, tốc độ vay tiêu dùng tín chấp và thế chấp không theo một trật tự nào, nhưng tốc độ nào chỉ tăng không giảm. Tình hình như sau: Bảng 22: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tín chấp 33.140 136.237 174.365 103.097 311,1 38.128 28,0 Thế chấp 37.185 60.585 125.534 23.400 62,9 64.949 107,2 Dư nợ 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Chúng ta thấy rằng trong giai đoạn này dư nợ thế chấp luôn tăng cao và ổn định qua từng năm. Nếu như năm 2008, dư nợ thế chấp tăng 62,9% và đạt mức 60.585 triệu đồng, thì năm 2009, dư nợ này đã tăng đến 107,2%, nghĩa là đã tăng thêm 64.949 triệu đồng. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên và một phần do những khoản nợ chậm trả của khách hàng còn chưa thu hồi được. Đây chính là một khuyến điểm cũng như trở ngại lớn cho ngân hàng trong hoạch định mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng hơn nữa. Cũng nằm trong xu hướng tăng đều qua từng năm như khoản dư nợ thế chấp, nhưng tốc độ tăng của dư nợ tín chấp ngược lại. Theo đó, năm 2008 tăng đến 311,1 %, tăng thêm 103.097 triệu đồng. Trong khi đó, năm 2009 chỉ tăng có 28%, chỉ tăng thêm 38.128 triệu đồng. Nguyên nhân một phần do doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp có phần thấp hơn doanh số cho vay thế chấp. Tóm lại trong giai đoạn này, tình hình dư nợ trong cho vay tiêu dùng đang có xu hướng tăng chậm lại, điển hình năm 2009 tăng 52,4%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng đến 179,9%, điều đó một phần do tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng đã tốt lên làm cho dư nợ tiêu dùng giảm xuống. Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Dư nợ tiêu dùng giai đoạn thay đổi không theo một hướng cụ thể nào. Có lúc doanh số tăng cao, có lúc cũng giảm rất nhiều. Doanh số vay tín chấp cũng có xu hướng chung của cho vay tiêu dùng, nhưng vay tín chấp thì khác, nhìn chung thấy khả quan hơn. Bảng 23: DƯ NỢ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tín chấp 20.000 52.356 257.158 111.545 32.356 161,8 204.802 391,2 (145.613) (56,6) Thế chấp 12.987 46.918 55.275 83.426 33.931 261,3 8.357 17,8 28.151 50,9 Dư nợ 32.987 99.274 312.433 194.971 66.287 200,9 213.159 214,7 (117.462) (37,6) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình dư nợ tiêu dùng đã tăng lên cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp tăng lên nhiều, mặc dù công tác thu nợ vẫn đạt được những thành công nhất định, nhưng vẫn không làm giảm dư nợ cho vay tiêu dùng thế chấp xuống nhiều được. Cụ thể, dư nợ thế chấp đã tăng 50,9%, và đạt mức 83.426 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ tăng có 17,8% và chỉ đạt 55.275 triệu đồng. Trái ngược với sự tăng lên của dư nợ thế chấp, tình hình dư nợ tín chấp trong nửa đầu năm nay giảm tương đối mạnh, đã giảm 56,6%, tương ứng đã giảm đến 145.613 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm vừa rồi tăng đến 391,2% so với năm trước. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tín chấp nửa đầu năm nay đã giảm đáng kể, và giai đoạn sau lạm phát, đời sống người dân cũng ổn định hơn, nên khả năng trả nợ cũng tốt hơn. Từ những tác động đó đã làm cho dư nợ cho vay tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm nay giảm 37,6%, tương ứng đã giảm đến 117.462 triệu đồng, chủ yếu do doanh số cho vay tiêu dùng đã giảm, và công tác thu nợ đã được quan tâm nhiều hơn từ phía ngân hàng. 4.3.2.4. Nợ xấu Ngoài việc đánh giá tình hình doanh số cho vay, doanh số thư nợ, dư nợ cho vay như trên, ta cũng cần xem xét đến tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo vay vốn của khách hàng cá nhân. Tình hình như sau: Giai đoạn từ 2007–2009 Trong khoản dư nợ tín dụng đã phân tích trên, ta phải nhắc đến một khoản nợ đặc biệt chưa thu hồi về được, được xếp riêng biệt trong nhóm 3 đến nhóm 5, đó chính là nợ xấu. Sau đây là tình hình nợ xấu cho vay tiêu dùng: Bảng 24: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO TỪ 2007 – 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Tín chấp 1.344 1.829 2.023 485 36,1 194 10,6 Thế chấp 789 1.123 1.544 334 42,3 421 37,5 Nợ xấu 2.133 2.952 3.567 819 38,4 615 20,8 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Dựa vào bảng trên, ta dễ dàng nhận thấy nợ xấu thế chấp trong giai đoạn này đang có xu hướng tăng lên, nhưng đã dần tăng chậm lại. Trong năm 2009, nợ xấu thế chấp tăng 37,5% so với năm trước, tăng thêm 421 triệu đồng và đạt mức 1.544 triệu đồng, trong khi đó vào năm 2008 tăng đến 42,3% so với năm trước và đạt mức 1.123 triệu đồng. Điều đó cho thấy, tình hình nợ xấu thế chấp đang diễn ra không hề nằm trong sự mong muốn của ngân hàng, vì nợ xấu tăng sẽ làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều biến động bất lợi. Cũng giống như tình hình tăng nợ xấu tiêu dùng thế chấp, nhưng tình hình tín chấp này có phần cải thiện hơn. Cụ thể, mức tăng nợ xấu tín chấp năm 2009 thấp hơn, chỉ tăng 10,6%, tăng thêm 194 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2008 đã tăng đến 38,4%. Đây là một tín hiệu đáng mừng của ngân hàng, vì điều này hoàn toàn có thể chấp nhận được khi mà doanh số cho vay tiêu dùng trong năm vừa rồi đã tăng tương đối nhiều. Ngoài ra, nợ xấu thế chấp tăng lên nhưng có phần chậm lại, nguyên nhân là do khi sản phẩm tín chấp được phát triển, khách hàng có khuynh hướng vay tín chấp hơn, vì khách hàng sẽ có nhiều lợi ích hơn Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy, nợ xấu đã tăng 20,8% trong năm 2009, nguyên nhân do doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ đã tăng nhanh trong giai đoạn này. Ngoài ra, bộ phận xử lý nợ của ngân hàng đang chuẩn bị hoàn tất các hồ sơ khách hàng và công việc của mình để chuyển giao cho các nhân viên khác ở chi nhánh, nên quá trình giám sát, theo dõi nợ, thu nợ bị gián đoạn, do đó làm ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ và làm nợ xấu tăng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Nhìn chung, tình hình nợ xấu trong giai đoạn này đã giảm đáng kể, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm thì tình hình rất khả quan, theo đó nợ xấu đã giảm 9,8%, hay đã giảm 172 triệu đồng và chỉ đạt mức 1.578 triệu đồng. Qua đó có thể thấy, đa số các khách hàng đã hợp tác rất “tích cực” trong việc trả nợ, bên cạnh đó, ngân hàng đã có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ. Nhưng tốc độ tăng giảm của hình thức cho vay tiêu dùng bằng tín chấp và thế chấp là không giống nhau, cụ thể như sau: Bảng 25: NỢ XẤU CHO VAY TIÊU DÙNG THEO HÌNH THỨC ĐẢM BẢO 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007–2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tín chấp 342 782 1.019 665 440 128,7 237 30,3 (354) (34,7) Thế chấp 153 228 731 913 75 49,0 503 220,6 182 24,9 Nợ xấu 495 1.010 1.750 1.578 515 104,0 740 73,3 (172) (9,8) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Có thể thấy được là nợ xấu thế chấp trong giai đoạn này vẫn tăng, nhưng mức tăng đã giảm rất nhiều. Vì trong 6 tháng năm 2010, nợ xấu thế chấp chỉ tăng thêm 24,9%, tương ứng đã tăng thêm 182 triệu đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái đã tăng đến 220,6%, tức tăng đến 503 triệu đồng. Trái ngược với tình hình nợ xấu của hình thức thế chấp, thì tình hình nợ xấu của hình thức tín chấp đang trên đà giảm rất mạnh, đã giảm 34,7%, tức đã giảm đến 354 triệu đồng trong nửa đầu năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước đã tăng đến 30%. Nợ xấu trong giai đoạn này đang trong chiều hướng giảm đi, ngoài nhờ công tác kiểm tra, giám sát, xử lý tốt các khoản nợ đến hạn, hoặc nợ chưa thu hồi về được, còn nhờ vào việc thực hiện tốt các công tác thẩm định ở bước ban đầu trước khi đồng ý cho vay. Qua đây ta có thể thấy, tình hình nợ xấu tiêu dùng thay đổi khác nhau trong từng thời kỳ, có lúc nợ xấu tín chấp tăng lên đột biến thì nợ xấu thế chấp lại giảm đi rõ rệt hay ngược lại. Nguyên nhân của sự thay đổi này chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ các phương diện như công tác thu nợ, thiện chí trả nợ của khách hàng, hay sự thay đổi trong thu nhập của khách hàng,… Do đó, trong từng giai đoạn khác nhau, ngân hàng sẽ có những biện pháp cụ thể khác nhau để nợ xấu đạt giá trị nhỏ nhất có thể. 4.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ Như đã nói, tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Do đó, đo lường hoạt động tín dụng là một nội dụng quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Qua việc đánh giá này, ngân hàng sẽ có biện pháp điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Giai đoạn từ 2007–2009 Đánh giá hoạt động tín dụng bao gồm các chỉ tiêu như: Vòng quay vốn tín dụng, Dư nợ trên vốn huy động, Dư nợ trên tổng nguồn vốn, Hệ số thu nợ và Tỷ lệ nợ xấu. Tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bảng 26: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TỪ 2007- 2009 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị Năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2007 2008 2009 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động Triệu đồng 429.120 554.096 1.032.290 124.976 29,1 478.194 86,3 Nguồn vốn Triệu đồng 498.861 619.463 1.039.207 120.602 24,2 419.744 67,8 Doanh số cho vay Triệu đồng 1.199.482 1.420.205 5.928.286 220.723 18,4 4.508.081 317,4 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.090.402 1.293.708 5.825.209 203.306 18,6 4.531.501 350,3 Dư nợ Triệu đồng 70.325 196.822 299.899 126.497 179,9 103.077 52,4 Dư nợ bình quân Triệu đồng 112.200 133.574 248.361 21.374 19,0 114.787 85,9 Nợ xấu Triệu đồng 2.133 2.952 3.567 819 38,4 615 20,8 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 9,72 9,69 23,45 (0,03) (0,3) 13,76 142,0 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 14,10 31,77 28,86 17,67 125,3 (2,91) (9,2) Dư nợ/ Vốn huy động % 16,39 35,52 29,05 19,13 116,7 (6,47) (18,2) Hệ số thu nợ % 90,91 91,09 98,26 0,18 0,2 7,17 7,9 Tỷ lệ nợ xấu % 3,03 1,50 1,19 (1,53) (50,5) (0,31) (20,7) (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Vòng quay vốn tín dụng Một đồng vốn quay hết một vòng khi nó đã được giải ngân và đã được thu hồi về ngân hàng. Do đó, vòng quay vốn tín dụng sẽ đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cũng như thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm nào, vòng quay này giảm xuống đôi chút, sau đó tăng mạnh trở lại. Năm 2007, vòng quay vốn tín dụng là 9,72 vòng, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 9,69 vòng, đến năm 2009 lại tăng lên mạnh với 23,45 vòng. Nguyên nhân giảm sút là do trong năm 2007-2008, tình trạng lạm phát xảy ra, vì vậy có rất nhiều khách hàng đến gia hạn nợ, do đó thời gian đồng vốn quay trở lại ngân hang để thực hiện cho vay đối tượng khác đã kéo dài nên tốc độ quay trở lại đồng vốn của ngân hàng. Đến năm 2009, tình hình trở lại ổn định nên vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đã tăng trở lại Dư nợ trên tổng nguồn vốn. Tỷ số trên trong giai đoạn này có xu hướng tăng trong năm 2008, tăng 125,3% so với năm 2007 và đạt 31,77%, nhưng tốc độ tăng đã có phần giảm trong năm 2009 chỉ đạt 28,86%. Theo đó, năm 2008, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này là 31,77%, tức là cứ 100 đồng vốn thì đã tài trợ cho tín dụng tiêu dùng đến 31,77 đồng. Mặc dù, trong năm này, doanh số cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 21,8% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, nhưng mức độ đầu tư của ngân hàng trong thời điểm này khá cao. Cho thấy, quy mô trong hoạt động tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ trọng rất đáng kể trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đồng thời cũng cho thấy, ngân hàng rất coi trọng hoạt động tín dụng tiêu dùng này. Điều đó cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng là phấn đấu để trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam. Dư nợ trên vốn huy động Theo bảng 26, chúng ta thấy được sự chủ động của ngân hàng trong hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng đã tăng lên và mặc dù có giảm đôi chút trong năm 2009, nhưng vẫn đạt mức 29,05%, tức là nguồn vốn huy động tài trợ cho nó đạt tới 29,5%. Do huy động tốt nguồn vốn nên ngân hàng đã chủ động tốt, trong việc sử dụng vốn vay, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sử dụng một lượng vốn tương đối từ nguồn vốn huy động được. Và mặc dù tỷ trọng cho vay tiêu dùng của ta vẫn thấp hơn tỷ trọng cho vay để sản xuất kinh doanh, nhưng nó vẫn đang được sự quan tâm từ phía ngân hàng trong việc đầu tư nguồn vốn vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Đồng thời, cũng cho thấy sự ổn định trong hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, và lĩnh vực này ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Hệ số thu nợ. Cùng với sự tăng trưởng chung của ngân hàng thì hệ số thu nợ trong giai đoạn này đã tăng lên rất tốt và ổn định qua từng năm, tăng từ 90,91% trong năm 2007 lên 98,26% tong năm 2009. Như vậy có thể khẳng định rằng công tác thu nợ được quan tâm rất nhiều, bên cạnh đó là nhiều biện pháp mạnh được ngân hàng thực thi nhằm thu về các khoản cho vay trong thời nhất định, mặt khác thì các khách hàng đã được rà soát kỹ trước khi cho vay, nên phần đông các khách hàng này là những khách hàng quen thuộc, và có khả năng trả nợ tốt. Tỷ lệ nợ xấu Tình hình nợ xấu vay tiêu dùng nhìn chung có sự thay đổi rõ rệt và giảm dần qua các năm. Trong khi năm 2007, tỷ lệ nợ xấu cao đến chóng mặt, đạt đến 3,03%. Đó là do trong thời điểm này, ngoài những sản phẩm vay tiêu dùng hiện có, ngân hàng mới phát hành thêm sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp UIL, nên gặp phải những vướng mắc ban đầu trong công tác xác định khách hàng cho vay, cũng như công tác thu nợ. Vì vậy đã làm cho nợ xấu năm này quá cao. Tuy nhiên, đến năm 2008–2009, nhờ được trải nghiệm được thực tế, ngân hàng đã biết quản lý tốt tình hình nợ xấu nói chung và nợ xấu tiêu dùng nói riêng, đồng thời công tác thu nợ cũng tốt hơn, do đó, nợ xấu giai đoạn này giảm xuống rõ rệt, chỉ đạt 1,5% trong năm 2008 và 1,19% trong năm 2009. Giai đoạn 6 tháng đầu năm từ 2007-2010 Trong giai đoạn này, tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng được đánh giá cụ thể như sau: Bảng 27: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM TỪ 2007- 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2007 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động Triệu đồng 312.517 372.639 665.827 893.597 60.122 19,2 293.188 78,7 227.770 34,2 Nguồn vốn Triệu đồng 335.094 382.889 668.885 896.294 47.795 14,3 285.996 74,7 227.409 34,0 DSCV Triệu đồng 48.399 589.240 1.795.032 1.398.451 540.841 1.117,5 1.205.792 204,6 (396.581) (22,1) DSTN Triệu đồng 40.219 560.291 1.679.421 1.503.379 520.072 1.293,1 1.119.130 199,7 (176.042) (10,5) Dư nợ Triệu đồng 32.987 99.274 312.433 194.971 66.287 200,9 213.159 214,7 (117.462) (37,6) Dư nợ bình quân Triệu đồng 32.269 84.800 254.628 247.435 52.531 162,8 169.828 200,3 (7.193) (2,8) Nợ xấu Triệu đồng 495 1.010 1.750 1.578 515 104,0 740 73,3 (172) (9,8) Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,25 6,61 6,60 6,08 5,36 430,1 (0,01) (0,2) (0,52) (7,9) Dư nợ/ Tổng nguồn vốn % 9,84 25,93 46,71 21,75 16,08 163,4 20,78 80,2 (24,96) (53,4) Dư nợ/Vốn huy động % 10,56 26,64 46,92 21,82 16,09 152,4 20,28 76,1 (25,11) (53,5) Hệ số thu nợ % 83,10 95,09 93,56 107,50 11,99 14,4 (1,53) (1,6) 13,94 14,9 Tỷ lệ nợ xấu % 1,50 1,29 0,76 0,72 465 320,7 640 104,9 328 26,2 (Nguồn: Bộ phận hành chánh – Kế toán ngân hàng Á Châu Cần Thơ) Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này có phần tăng thấp hơn cả năm. Vòng quay thay đổi từ thấp nhất 1,25 lần trong 6 tháng đàu năm 2007 đến thay đổi cao nhất là 6,61 lần trong 6 tháng đàu năm 2008. Nguyên nhân do giai đoạn đầu năm nên ngân hàng thường ít quan tâm trong công tác thu hồi nợ, cũng như cho phép khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ vay khá nhiều. Do đó là ảnh hưởng đến vòng quay tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này khá nhiều. Dư nợ trên tổng nguồn vốn Nhìn chung, dư nợ trên tổng nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm này thấp hơn chỉ số này của cả năm. Nguyên nhân do tình hình cho vay tiêu dùng cũng như nguồn vốn của 6 tháng đầu năm thường thấp hơn cả năm. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2009, dư nợ trên tổng nguồn vốn có phần cao hơn cả năm đạt 46,71%, nguyên nhân do sau lạm phát nên tình hình tín dụng của ngân hàng khả quan hơn, trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng. Dư nợ trên vốn huy động Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động trong 6 tháng cũng có tính chất tương tự như chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, ta thấy 6 tháng đầu năm 2007, trong khi dư nợ trên vốn huy động đạt đến 10,56% thì dư nợ trên tổng nguồn vốn chỉ đạt 9,84%. Sự khác biệt này một lần nữa cho thấy khả năng huy động vốn trong giai đoạn này thật sự chưa cao vẫn còn sử dụng nhiều ở vốn điều chuyển của Hội sở. Đến những tháng đầu năm của 3 năm gần đây từ 2008-2010, huy động vốn nhiều hơn, hay nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng chủ yếu để cho vay chính là vốn huy động, do đó dã làm cho bản chất của 2 chỉ tiêu này tương tự nhau, 2 chỉ tiêu này qua các thời kỳ cũng gần bằng nhau hơn. Hệ số thu nợ Thông qua các con số của từng năm trong hệ số thu nợ, ta thấy công tác thu nợ trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này cao xấp xỉ cả năm. Cụ thể, tính đến tháng 6/2007, hệ số thu nợ là 83,1%, tháng 6/2008 hệ số này là 95,09% và tháng 6/2009 là 93,56 %. Mặc dù vậy, trong một vài thời kỳ, công tác thu nợ trong 6 tháng đầu năm vẫn chưa có chuyển biến tốt. Nhưng thông qua các con số của chỉ tiêu này, ta thấy công tác thu nợ giai đoạn này rất tốt, cho thấy ngân hàng có sự quan tâm chú ý đến các khoản nợ trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể, chứ không đợi đến gần hết năm ngân hàng mới ráo riết tiến hành công tác thu nợ. Ngoài ra, việc thu nợ cho vay tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt kết quả rất tốt, đạt đến 107,5%, mặc dù kết quả doanh số cho vay chung của ngân hàng bị giảm xuống. Do các khoản nợ cho vay tiêu dùng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên thông qua con số vừa phân tích, cho thấy ngân hàng có sự quan tâm rất lớn đến các khoản nợ tiêu dùng này Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trong 6 tháng đầu năm giai đoạn này đang theo chiều hướng giảm xuống từ 1,5% trong năm 2007 xuống còn 0,56% trong năm 2008 và 0,81% trong năm 2010, và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cả năm. Để giải thích cho điều này, một lần nữa ta phải nhắc đến các điều khoản gia hạn nợ của ngân hàng. Do trong đầu năm, ngân hàng đồng ý cho khách hạn gia nợ trả nợ hay các điều chỉnh trong việc trả nợ khá nhiều, nên phần nợ quá hạn đáng lẽ đã bị phát sinh tại thời điểm đó rồi, nhưng nó được kéo dài đến tận cuối năm. Do đó, ngân hàng nên xem xét kỹ đối tượng khách hàng trước khi quyết định gia hạn các khoản nợ, để hết thời hạn gia hạn nợ đó ngân hàng vẫn thu hồi được nợ từ khách hàng này @ & ? CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ 5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1. Những tồn tại Từ quá trình tìm hiểu, phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu Cần Thơ, ta vẫn còn tìm thấy những điểm tồn tại bên cạnh những mặt mạnh mà ngân hàng đã đạt được, cụ thể: Mặc dù có sự theo dõi, giám sát thường xuyên của bộ phận xử lý nợ, nhưng tình trạng nợ xấu tại ngân hàng vẫn cao, ngân hàng vẫn chưa giảm bớt được nợ xấu qua các năm, làm ảnh hưởng đến tình hình cũng như chất lượng tín dụng của ngân hàng. Giả sử, các công tác thẩm định khách hàng thật tốt, nghĩa là ngân hàng đã giảm thiểu được tối đa các nhân tố chủ quan từ phía khách hàng có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu xảy ra. Nhưng khi quyết định cho vay, ngân hàng cũng không thể đoán trước những yếu tố khách quan từ nền kinh tế, như tình trạng lạm phát, những cơn sốt tài chính, hay cơn sốt vàng vừa qua,… Do đó, tình trạng nợ xấu trong ngân hàng vẫn cao. Với tiêu chí là ngân hàng bán lẻ tốt nhất, và hoạt động vay tiêu dùng được nhiều sự quan tâm từ phía Ban lãnh đạo ngân hàng, nhưng doanh số cho vay cũng như tỷ trọng của hoạt động vay tiêu dùng của ngân hàng vẫn còn thấp so với mức độ đầu tư của ngân hàng. Tiêu chí sàng lọc cho vay tiêu dùng là thu nhập của khách hàng phải trên 6 triệu đồng đối với khu vực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và trên 4 triệu đồng đối với khu vực khác, trong đó có Thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, nếu xét trên địa bàn Cần Thơ, tỷ lệ khách hàng có nhu cầu sử dụng vay vốn tiêu dùng khá cao, nhưng số lượng khách hàng có thu nhập cao như quy định này thì không nhiều, do mức sống của người dân nơi đây cũng chưa cao. Trong khi điều kiện cho vay vốn tiêu dùng của ngân hàng khác lại nới lỏng hơn, dễ chấp nhận hơn. Vì vậy đã hạn chế khả năng phát triển loại hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu so với các ngân hàng khác. 5.1.2. Nguyên nhân Nợ xấu ngân hàng vẫn cao, do theo quy định mới nhất của ngân hàng Hội sở, Bộ phận xử lí nợ không còn trực thuộc sự quản lý của chi nhánh. Vì vậy, trong khoảng thời gian chuyển giao công việc lại cho nhân viên khác ở chi nhánh, đã làm cho hoạt động thu nợ, quản lý nợ bị gián đoạn. Ngoài ra, khi không còn nhân viên xử lý nợ ngay tại ngân hàng Á Châu Cần Thơ, sẽ làm cho công tác thu nợ gặp nhiều trở ngại hơn nữa, và làm nợ xấu tăng cao Vì áp dụng chung điều kiện bắt buộc để được cho vay tiêu dùng tín chấp là khách hàng phải có thu nhập tối thiểu là 4 triệu đồng/tháng như những nơi khác (theo chính sách chung của Hội sở ban hành), nhưng nó lại không phù với thực tế của Cần Thơ, do chủ yếu thu nhập người dân còn thấp, nên doanh số cho vay không phát triển hơn được. Do số lượng chênh lệch khá lớn giữa cán bộ xử lý nợ với khách hàng vay vốn, nên việc giám sát cũng gặp nhiều trở ngại, đặc biệt đối với cán bộ xử lý nợ. Vì vậy sẽ làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ và làm cho cán bộ xử lý nợ sẽ không quản lý tốt hết, nên sẽ dễ dàng trở thành nợ xấu hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay tiêu dùng của ngân hàng không tăng cao, do ngân hàng không có Bộ phận Markerting chuyên biệt, nên chưa vận dụng hết tiềm năng sẵn để ngân hàng có thể kinh doanh hiệu quả nhất. Do khá chú trọng việc thu nợ, quản lý chặt chẽ các khoản vốn vay, nên công tác thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, nên thời gian để thẩm định xong các khâu diễn ra khá lâu. Trong khi đó, một số đối tượng khách hàng lại có nhu cầu vốn rất cấp thiết, vì vậy, nhiều khách hàng đã chuyển sang ngân hàng khác, làm cho doanh số cho vay chung cũng như vay tiêu dùng của ngân hàng giảm xuống. Đó cũng là một mặt hạn chế hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng Á Châu Cần Thơ 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU CẦN THƠ Thành lập lại Bộ phận xử lý nợ Nên cân nhắc thành lập lại chỗ đội ngũ quản lý nợ ngay tại chi nhánh ngân hàng Á Châu Cần Thơ. Việc làm này sẽ giúp khách hàng quan tâm hơn đến khoản nợ mà họ phải trả, cũng như có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng hơn. Ngoài ra, thành lập được một bộ phận xử lý nợ tai chỗ, sẽ giúp cho cán bộ xử lý nợ nắm rõ được cụ thể tình hình nợ vay và theo dõi thường xuyên hơn các khoản nợ của khách hàng. Nếu như vẫn để Bộ phận xử lý nợ thuộc Hội sở như hiện nay, sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý tốt các khoản nợ được nhanh chóng. Nhất là các khoản nợ khó đòi phải đưa ra tòa án để xử lý. Do vậy, rất cần thiết thành lập ngay Bộ phận xử lý nợ ngay tại chi nhánh. Sửa đổi điều kiện cho vay tín chấp phù hợp với tính chất địa phương Áp dụng chính sách chung do Hội sở là việc làm đúng, sẽ thống nhất hơn trong quản lý và vận hành cả một hệ thống. Nhưng nếu áp dụng máy móc không linh hoạt để phù hợp với thực tế cũng không phải là biện pháp tốt nhất Bằng chứng là khi ngân hàng đưa ra điều kiện để cho vay tín chấp, đó là khách hàng phải có mức thu nhập tối thiểu là trên 4 triệu đồng/tháng. Điều kiện này đã làm doanh số vay tiêu dùng tín chấp với sản phẩm UIL sau giai đoạn lạm phát đã giảm đi khá nhiều. Đó là do yêu cầu về thu nhập ràng buộc này khá cao, trong khi mức sống của người dân Cần Thơ chưa cao, nên có rất ít người có thu nhập cao như vậy. Vì vậy, ngân hàng cần sửa đổi điều kiện về thu nhập tối thiểu này của người vay vốn tín chấp. Thiết nghĩ, nếu thu nhập tối thiểu này được giảm xuống, số lượng khách hàng đến vay vốn sẽ tăng cao hơn, vì số lượng khách hàng có nhu cầu muốn vay tiêu dùng tín chấp, nhưng không có thu nhập hằng tháng cao đạt được điều kiện quy định của ngân hàng là rất đông. Xây dựng mô hình sản phẩm mới để kiểm soát tốt hơn và phù hợp với tính chất địa phương Triển khai các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mới sao cho phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau trên địa bàn Thành phố Cần Thơ là một việc làm cần xem xét. Đặc biệt đối với khách hàng có thu nhập thấp, dưới mức 4 triệu đồng/tháng. Mặc dù nhóm khách hàng này thu nhập không cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, nhưng nếu biết khai thác hợp lý, đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho ngân hàng. Cụ thể, ta có thể cho vay theo nhóm tối đa có từ 4–5 người. Trong mỗi kỳ, một người trong nhóm sẽ được sử dụng vốn vay, còn những người còn lại sẽ thay ngân hàng giám việc sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Khi người đầu tiên trả nợ đúng hạn, người tiếp theo trong nhóm sẽ được cho vay tiếp, cứ thế xoay vòng hết nhóm. Nhưng nếu có một người trong nhóm không trả nợ đúng hạn, những thành viên trong nhóm sẽ không được vay tiếp hoặc vay trễ hơn, họ sẽ được vay vốn khi nào người đang vay trả được nợ thì người tiếp theo trong nhóm mới được vay tiếp. Do có sự ràng buộc giữa trách nhiệm và lợi ích của các thành viên trong nhóm vay vốn, nên người đợi vay vốn sẽ thường xuyên giám sát người được vay trong việc sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn. Vì vậy, sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho ngân hàng trong khâu giám sát thu nợ này. Việc làm này có thể giúp cán bộ xử lý nợ kiểm soát nợ tốt hơn mà chi phí phát sinh lại thấp hơn. Bên cạnh đó, để khuyến khích lợi ích khách hàng và đồng thời đảm bảo thu hồi nợ có hiệu quả, từ phía ngân hàng nên có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng trả nợ đúng hạn, như giảm lãi suất, hoặc cho vay với hạn mức cao hơn,… trong lần vay vốn sau. Tuy nhiên, cũng cần đến cán bộ tín dụng giám sát hoạt động này. Điểm khác của sản phẩm này là cán bộ tín dụng sẽ giám sát được nhiều khách hàng hơn, nhưng hiệu quả công việc vẫn đạt cao. Ngoài ra, nên chọn những nhóm khách hàng quen biết với nhau, khi đó họ sẽ dễ dàng hơn trong khâu giám sát. Và điều không nên đó là chọn nhóm khách hàng quá đông. Như vậy sẽ làm giảm khả năng giám sát lẫn nhau, vì mọi người sẽ có tư tưởng ỷ lại, họ sẽ nghĩ nếu mình không giám sát thì sẽ có người khác giám sát thay mình, và nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy sẽ không ai giám sát ai. Xây dựng thêm Bộ phận Marketing trong ngân hàng Để doanh số cho vay tiêu dùng tăng cao hơn nữa, ngân hàng nên thành lập thêm Bộ phận marketing. Bộ phận này sẽ giúp rất nhiều cho ngân hàng trong việc đưa ra những chiến lược tốt nhất nhằm tìm kiếm khách hàng mới, đưa ra cách tiếp cận khách hàng,… để cho cung và cầu về sản phẩm cho vay tiêu dùng gặp nhau trên thi trường. Giải pháp khác: Nên có những giải pháp nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm hiện có của ngân hàng theo hướng phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. Tuy việc làm này ít được quan tâm, nhưng nếu được thực hiện tốt sẽ giúp sản phẩm của ngân hàng luôn được khách hàng lựa chọn hơn CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Cho vay tiêu dùng được xem là giải pháp tối ưu cho cá nhân, nhằm có thẻ thực hiện được những dự định, những mơ ước tài chính của mình ngay bây giờ mà không cần đợi chờ khoảng thời gian dài để tích lũy đủ tiền. Hoạt động này là đòn bẩy tốt nhất nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, nâng cao hơn mức sống của người dân Việt Nam nói chung và người dân Cần Thơ nói riêng. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng nhìn chung đạt hiệu quả. Đây là kết quả đạt được của cả một tập thể ngân hàng Á Châu Cần Thơ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phương diện trong hoạt động cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp, chính sách tín dụng linh hoạt nhằm khai thác triệt để những tiềm năng mà hoạt động cho vay tiêu dùng này mang lại. 6.2. KIẾN NGHỊ Cơ quan luật pháp Cơ quan cần đẩy nhanh tốc độ thi hành án đối với những trường hợp khách hàng bị khởi kiện ra tòa về các khoản nợ quá hạn, nhằm giúp ngân hàng giải quyết về xử lý nợ. Ủy ban nhân dân Thành phố Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy nhanh hoạt động phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong quá trình xử lí nợ theo hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản: thủ tục phát mãi, công chứng, phong tỏa tài sản đảm bảo,… Đồng thời, Ủy ban cần có văn bản chỉ đạo cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kết hợp xử lí tốt các khoản nợ của cán bộ công nhân viên của đơn vị cơ quan mình với ngân hàng, và cung cấp chính xác những thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng về cán bộ, nhân viên của đơn vị mình. Ngân hàng Á Châu Hội sở Cần tạo điều kiện cho ngân hàng Á Châu Cần Thơ linh hoạt hơn trong việc quyết định lãi suất cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. Hỗ trợ nguồn nhân lực về lĩnh vực marketing, khuyến mãi cho ngân hàng Á Châu Cần Thơ. Đồng thời, tổ chức hội nghị khách hàng thường niên tại Cần Thơ, nhằm tạo sự liên kết, gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng. Để khuyến khích nhân viên hoạt động tốt và ngày càng đạt hiệu quả cao, ngân hàng Hội sở cần có những chính sách khen thưởng hợp lý. @ & ? TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái Văn Đại (2007). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ. Trần Ái Kết – Chủ biên (2008). Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ , Nhà xuất bản Giáo dục. TS. Đỗ Thị Thủy. Kinh doanh ngân hàng trong điều kiện lạm phát ở mức cao, Bài viết Thương hiệu ACB, Bài viết PFC - Nhân Viên Tư Vấn Tài Chính Cá Nhân, TS, Nghiên cứu viên cao cấp của Đại học Tổng hợp Brúc-xen (Bỉ), Vương Quân Hoàng. Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam 2008 phải trong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới (Cập nhật: 22/1/2009) Và một số tài liệu khác. @ & ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan