Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh nội địa tại công ty cổ phần Nam Việt

MỤC LỤC Phần 1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt3 Phần 2 Vài nét về xuất khẩu thủy sản Việt Nam7 Phần 3 Phân tích tình hình hoạt động thương mại nội địa của công ty cổ phần Nam Việt9 3.1.Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng nội địa. 9 3.2.Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo cơ cấu mặt hàng. 11 3.3.Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo địa bàn kinh doanh. 13 3.4.Phân tích tình hình bán hàng theo phương thức KD.20 Phần 4: Đánh giá chung tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa . 24 Phần 5: Đề xuất giải pháp . 27 Phần 1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt 1. Lịch sử hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vồn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2000 nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của cá tra, cá ba sa tại An Giang, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thuỷ sản, khởi đầu là việc xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản Nam Việt với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá Tra, cá Ba sa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng dây chuyền của nhà máy chế biến thuỷ sản Nam Việt để nâng công suất lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày đến năm 2004 xây dựng mới nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh Thái Bình Dương có công suất 200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày. Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn, nhanh hơn, năm 2006 nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ Phần với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng. Ngày 18/04/2007, Nam Việt được phép phát hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần ( tương đương với 60 tỷ đồng mệnh giá ) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ đồng theo giấy CNĐKKD số 5203000050 của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 18/08/2007. Ngày 28/11/2007 Công ty đã đựơc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/QĐ – SGDHCM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh nội địa tại công ty cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA NGOẠI THƯƠNG ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT GVHD : Th.S Ngô Thị Hải Xuân LỚP : NT02 TÊN NHÓM : Nhóm số 18 THÀNH VIÊN PHẠM THU TRANG PHAN THỊ NGỌC THANH ĐOÀN VÕ ANH THƯ ĐẶNG THANH TIÊN LÊ THỊ TÚ QUYÊN Năm 2010 MỤC LỤC Phần 1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt 3 Phần 2 Vài nét về xuất khẩu thủy sản Việt Nam 7 Phần 3 Phân tích tình hình hoạt động thương mại nội địa của công ty cổ phần Nam Việt 9 3.1. Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng nội địa 9 3.2. Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo cơ cấu mặt hàng 11 3.3. Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo địa bàn kinh doanh 13 3.4. Phân tích tình hình bán hàng theo phương thức KD. 20 Phần 4: Đánh giá chung tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa 24 Phần 5: Đề xuất giải pháp 27 Phần 1 Giới thiệu về công ty cổ phần Nam Việt Lịch sử hình thành và phát triển Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức niêm yết: Công ty cổ phần Nam Việt (Navico) có tiền thân là Công ty TNHH Nam Việt được thành lập vào năm 1993 với vồn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Đến năm 2000 nhận thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của cá tra, cá ba sa tại An Giang, Công ty quyết định đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chế biến thuỷ sản, khởi đầu là việc xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản Nam Việt với tổng vốn đầu tư là 30,8 tỷ đồng, chuyên chế biến xuất khẩu cá Tra, cá Ba sa đông lạnh. Đây là một trong những bước chuyển biến quan trọng về định hướng dây chuyền của nhà máy chế biến thuỷ sản Nam Việt để nâng công suất lên 300 tấn cá nguyên liệu/ngày đến năm 2004 xây dựng mới nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh Thái Bình Dương có công suất 200 tấn cá nguyên liệu/ngày đưa vào hoạt động cuối tháng 11 năm 2004, nâng tổng công suất chế biến trung bình của Công ty là 500 tấn cá/ngày. Ra đời và phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao hàng năm, để tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn, nhanh hơn, năm 2006 nam Việt đã chính thức chuyển sang Công ty Cổ Phần với số vốn điều lệ là 600 tỷ đồng. Ngày 18/04/2007, Nam Việt được phép phát hành thêm cổ phần chào bán cổ phiếu ra công chúng 6 triệu cổ phần ( tương đương với 60 tỷ đồng mệnh giá ) để tăng vốn điều lệ, mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 660 tỷ đồng theo giấy CNĐKKD số 5203000050 của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 18/08/2007. Ngày 28/11/2007 Công ty đã đựơc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép niêm yết số 160/QĐ – SGDHCM trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Định hướng phát triển: Giữ vững vị trí số 1 trong ngành thuỷ sản Việt Nam Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp Thu hút nguồn nhân lực có tài, có tâm Giới thiệu về Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nam Việt. Tên tiếng Anh: Nam Viet Corporation. Vốn điều lệ: 660.000.000.000 đ (Sáu trăm sáu mươi tỷ đồng chẵn). Trụ sở chính: 19D Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Quý, Tp.Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại: (84-76) 834 060 Fax: (84-76) 834 054 Website: www.navifishco.com Email: namvietagg@hcm.vnn.vn Giấy CNĐKKD: 5203000050 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp đăng ký lần đầu ngày 02/10/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 18/08/2007. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông (cầu, đường, cống...), thuỷ lợi Chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất và chế biến và bảo quản thuỷ sản Kinh doanh thuỷ sản Sản xuất bao bì giấy và in ấn bao bì các loại Sản xuất dầu Bio-diesel Chế biến dầu cá và bột cá Sản xuất keo Genlatine và Gryxerin Cơ cấu tổ chức của Công ty Trụ sở chính Công ty Cổ phần Nam Việt Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại: (84-76) 834 060 Fax: (84-76) 834 054 Với tổng diện tích khoảng hơn 51.000m2, trụ sở chính của Công ty là nơi đặt văn phòng làm việc của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty, các Giám đốc của Công ty và các phòng nghiệp vụ của Công ty gồm: Phòng Hành chính, Phòng Nhân sự, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế toán - Tài chính, Phòng Cơ điện - Cơ khí - Xây dựng,.... Các nhà máy sản xuất chính của Công ty: Nhà máy Nam Việt, Nhà máy Thái Bình Dương, Nhà máy bao bì, Nhà máy PP, Nhà máy nước đá. Công ty TNHH Ấn Độ Dương Địa chỉ: Trung tâm Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP.Cần Thơ. Navico hiện đang tiến hành xây dựng nhà máy thủy sản đông lạnh ấn Độ Dương với công suất 700 tấn cá nguyên liệu/ngày. Chủ dự án đầu tư là Công ty TNHH Ấn Độ Dương là công ty con của Công ty Nam Việt (nắm giữ 100% vốn chủ sở hữu). Dự án này đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, kho bãi, hệ thống xử lý nước thải.... Vì vậy, hiện nay Công ty TNHH Ấn Độ Dương đã đăng ký và nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chưa đi vào hoạt động. Hoạt động kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của Công ty cổ phần Nam Việt hiện nay là chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, cá basa (thịt cá tra, cá basa phi lê; da cá, đầu xương cá, bao tử cá, bột cá, dầu mỡ thành phẩm cá tra, basa...) cùng một số sản phẩm từ các loại thuỷ sản khác. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phân loại theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Ngoài ra, Nam Việt còn có một nhà máy in và sản xuất bao bì riêng cho sản phẩm của chính Công ty. Mẫu mã bao bì của sản phẩm do Nam Việt sản xuất được đánh giá có chất lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phần 2 Vài nét về thị trường mua bán thủy sản nội địa ở Việt Nam Những năm qua thế mạnh của thị trường nội địa chưa được khai thác, bởi hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa còn một số mặt bất cập. Với trên 80 triệu dân, trong đó 90% dân số sống ở nông thôn, Việt Nam có thị trường nội địa rộng lớn.Trong nhóm các nước đang phát triển, Việt Nam hiện được coi là một điểm đầu tư hấp dẫn trong lĩnh vực bán lẻ. Mức lưu chuyển hàng hóa của thị trường trong nước liên tục tăng trưởng trong những năm qua. Và có thể nói đây là thế mạnh của Việt Nam, trong việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển nhằm hạn chế tác hại từ cơn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay! Tuy nhiên trên thực tế, những năm qua thế mạnh trên chưa được khai thác là bao, bởi hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa còn một số mặt bất cập. Cơ sở vật chất cho hoạt động xúc tiến thương mại quy mô toàn quốc còn hạn chế, ở các địa phương còn nhiều thiếu thốn. Tổ chức hội chợ, hay triển lãm nhiều địa phương phải tiến hành tại nhà bảo tàng, trung tâm văn hóa, sân vận động... Tại một số hội chợ triển lãm, hàng hóa trưng bày không nổi trội, trùng lặp; doanh nghiệp tham gia, chỉ nhằm bán hàng, không lo thăm dò thị trường để có đối sách với từng mặt hàng và mở rộng thị trường về lâu dài. Bên cạnh đó, thông tin thu thập chưa thật phong phú, chuyển tải chưa nhanh, khả năng phân tích, dự báo, năng lực vận dụng hạn chế, đề ra đối sách chưa nhạy bén với những diễn biến thất thường của cung cầu, giá cả thị trường... Những yếu kém đó còn có nguyên nhân do xúc tiến thương mại là hoạt động mới, trong bối cảnh đang hoàn thiện cơ chế vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn tài chính ở nơi này nơi khác còn eo hẹp, công tác xúc tiến thương mại lại chưa được quan tâm đúng mức, nên có nơi ngân sách mới chỉ để duy trì bộ máy hành chính của tổ chức xúc tiến thương mại, chưa thể triển khai nhiều hoạt động khác. Tình hình đó đã làm cho nhịp độ lưu chuyển hàng hóa trong nước chưa đạt kết quả như mong muốn. Hơn nữa, hiện nay cần phải hạn chế tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính toàn cầu và từ ngày 1/1/2009, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ hoàn toàn cho các nhà phân phối nước ngoài. Vì thế, việc tiếp tục phát triển thị trường trong nước vừa cấp thiết, vừa là vấn đề chiến lược, nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, gián tiếp giảm nhập siêu, nhất là dòng hàng từ các nền kinh tế ngoài nước tràn vào. Nhiều doanh nghiệp thương mại đã củng cố và phát triển hệ thống phân phối, triển khai các loại hình bán buôn, bán lẻ mới theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp. Mạng lưới chợ và loại hình thương mại truyền thống tiếp tục được quan tâm phát triển. Thị trường miền núi, hải đảo vẫn được bảo đảm cung cấp các mặt hàng chính sách như sách vở, muối ăn, dầu hỏa,... Với sự chủ động, nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng thuận của toàn dân, thị trường hàng hoá trong nước có nhiều chuyển biến tích cực, cân đối cung cầu các mặt hàng trọng yếu được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng sốt hàng, sốt giá. Phần 3 Phân tích tình hình hoạt động thương mại nội địa 3.1 Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng nội địa Xử lý số liệu ĐVT: triệu VNĐ Năm Doanh thu (triệu VNĐ) 2007 1,053,722 2008 947,511 2009 438,634 Tương đối 2008/2007 -106,211 Tuyệt đối 2008/2007 90% Tương đối 2009/2008 -508,878 Tuyệt đối 2009/2008 46% Biểu đồ thể hiện doanh thu bán hàng nội địa của công ty cổ phần Nam Việt Nhận xét Nhìn chung tình hình doanh thu bán hàng nội địa của công ty thể hiện sự giảm sút qua các năm, có thể nhận thấy doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến thị trường nội địa. Năm 2007 doanh thu nội địa của công ty đạt 1.053.722 triệu VNĐ So sánh doanh thu bán hàng nội địa của năm 2008 so với 2007 ta có thể nhận thấy năm 2008 doanh số bán hàng nội địa của Nam Việt chỉ đạt 90% so với năm 2007, doanh thu đạt 947.511 triệu VNĐ, giảm 10% (106.211 triệu VNĐ) so với 2007. Sang đến năm 2009 tình hình không có vẻ khả quan hơn và là năm có kết quả kinh doanh thấp nhất trong 3 năm. Doanh thu bán hàng chỉ đạt 438.634 triệu VNĐ, giảm đến 508.878 triệu VNĐ (giảm 54% so với năm 2008). Như vậy kế tình hình bán hàng nội địa của năm 2009 chỉ đạt chưa đến 50% doanh thu so với năm 2008. Các nhân tố tác động chủ quan Tình trạng các doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản xuất khẩu ép giá trong thu mua cá nguyên liệu, hoặc “bội ước” hợp đồng đã ký kết với nông dân (trong đó Nam việt là một trong những công ty bị nông dân than phiền) Giá thành trong quá trình chăn nuôi gia tăng như: giá thức ăn, giá con giống, chi phí vận chuyển, xăng dầu,…tăng mạnh làm cho giá nguyên liệu đầu vào tăng theo. Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp thuỷ sản trong nước. Các nhân tố tác động khách quan Do khủng hoảng tài chính làm giảm nhu cầu tiêu thụ thụ Do nguồn nguyên liệu trong nước sụt giảm mạnh. Sản lượng thuỷ sản nuôi như tôm và cá tra giảm do năm 2008 nông dân bị thất thu nên giảm diện tích nuôi vào năm 2009, bên cạnh nguyên nhân chi phí đầu vào tăng mạnh như thức ăn nuôi tăng. Sản lượng thuỷ sản khai thác cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, chi phí xăng dầu tăng và sự kiện Trung Quốc cấm biển cũng ảnh hưởng đáng kể. Tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi 3.2 Phân tích tình hình tăng giảm doanh thu bán hàng theo cơ cấu mặt hàng Xử lý số liệu ĐVT: tấn Năm Sản phẩm đông lạnh Sản phẩm phụ phẩm 2007 12.846 40.856 2008 11.07 34.182 2009 6.387 17.291 Tương đối 2008/2007 -1.776 -6.674 Tuyệt đối 2008/2007 86% 84% Tương đối 2009/2008 -4.683 -16.891 Tuyệt đối 2009/2008 58% 51% Nhận xét Nhìn chung về mặt hàng kinh doanh, thì qua các năm các sản phẩm phụ phẩm luôn chiếm cơ cấu cao nhất. Trong năm 2007 sản phẩm phụ phẩm tiêu thụ được 40.856 tấn còn sản phẩm đông lạnh tiêu thụ 12.846 tấn. Năm 2008 sản lượng tiêu thụ của công ty có sự sụt giảm, vì vậy sản phẩm phụ phẩm chỉ tiêu thụ được 34.182 tấn , giảm 16% (giảm gần 6.674 tấn). Trong khi đó sản lượng tiêu thụ của sản phẩm đông lạnh có sự sụt giảm ít hơn , giảm 14 % tương đương 1.776 tấn đạt 11.070 tấn. Sang đến năm 2009, sản lượng tiêu thụ tiếp tục sụt giảm nhiều hơn , với sản phẩm đông lạnh chỉ tiêu thụ được 6.387 tấn, chỉ đạt 58% so với năm 2008, sụt giảm gần 4.683 tấn. Với sản phẩm phụ phẩm tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn chiếm khoảng 51% so với năm 2008 và đạt 17.291 tấn (giảm 16.891 tấn so với năm 2009). Nguyên nhân chủ quan: Nguồn nguyên liệu không ổn định, tình hình sản xuất khai thác không thuận lợi Chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp Công tác xúc tiến thương mại của doanh nghiệp còn hạn chế Năng lực tài chính hạn chế, nguồn vốn tự có bị giảm do kinh doanh thua lỗ, nguồn vốn vay từ ngân hàng lại bị khống chế Nguyên nhân khách quan: Dịch bệnh và thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất Khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc thắt chặt tiêu dùng Giá cả thị trường có nhiều biến động, Thị hiếu tiêu dùng của người dân thay đổi, nhiều mặt hàng thủy sản không còn phù hợp. 3.3Phân tích tình hình bán hàng theo địa bàn kinh doanh Biểu đồ Biểu đồ Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực kinh doanh Xử lý số liệu ĐVT: Triệu VNĐ, % Điạ bàn kinh doanh 2007 2008 2009 Gíá trị Tỷ trọng Gíá trị Tỷ trọng Gíá trị Tỷ trọng TPHCM 612,570 58% 528,150 56% 258,720 59% Miền đông nam bộ 225,125 21% 290,550 31% 91,635 20.90% Tây nguyên 100,576 10% 68,195 7% 51,392 11.70% Đồng bằng sông cửu long 115,450 11% 60,616 6% 36,887 8.40% Tổng cộng 1,053,721.97 100% 947,511 100% 438,634 100% Điạ bàn kinh doanh So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Gía trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng TPHCM -84,420 96.50% -269,430 106% Miền đông nam bộ 65,425 147.60% -198,915 32.30% Tây nguyên -42,382 70% -16,803 167% Đồng bằng sông cửu long -44,833 54.50% -23,729 140% Tổng cộng -1,096,210 -508,877 Nhận xét Qua bảng số liệu, ta có thể thấy được Công ty cổ phần Nam việt có một thị trường nội địa tương đối rộng lớn, trải dài từ khu vực tây nguyên đến miền nam của dầt nước. Tổng doanh thu có phần giảm dẩn qua các năm. Năm 2007 chiếm doanh thu cao nhất, sang năm 2009 doanh thu giảm một lượng đáng kể vì chịu ảnh hưởng chung tình hình kinh tế suy thoái trên thế giới. Trong số các thị trường thì thị trường chủ lực của công ty trong 3 năm đều là TP.HCM (luôn chiếm hơn 55% doanh thu của công ty), bên cạnh đó, thị trường miền Đông nam bộ cũng chiếm trên 20% và khu vực Tây nguyên, Đồng bằng sôgn cửu long cũng đóng góp đáng kể vào doanh thu của công ty với mức doanh thu dao động từ 6% - 11% Tình hình bán hàng giữa các khu vực qua các năm Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh thu của thị trường TPHCM tuy giảm qua các năm nhưng vẫn là thị trường chiếm doanh thu cao nhất và là thị trường chủ lực của công ty. Năm 2007 Thị trường TPHCM với lượng doanh thu 612,570 triệu VND chiếm tỷ trọng 58%, và là thị trường chiếm vị trí cao nhất trong năm 2007 của Công ty Nam việt. Miền đông nam bộ đứng ở vị trí thứ 2 với lượng doanh thu trong năm 2007 là 225,125 triệu VND chiếm tỷ trọng 21%. Tiếp theo là thị trường Đồng bằng sông cửu long với lượng doanh thu trong năm là115,450 triệu VND chiếm tỷ trọng 11% của công ty về khu vực bán hàng Tây nguyên đứng ở vị trí cuối cùng với mức doanh thu 100,576 triệu VND chiếm tỷ trọng 10%. Năm 2008 Thị trường TP.HCM vẫn chiếm vị trí chủ lực trong số các thị trường của công ty, với lượng doanh thu 528,150 triệu VNĐ, chiếm tỷ trọng 56% về tổng doanh thu của công ty trong năm 2007 Đứng thứ hai là thị trường khu vực Đông nam bộ với doanh thu 290,550 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 31% tổng doanh thu của công ty. Thị trường Tây nguyên đạt được lượng doanh thu 68,195 triệu VNĐ chuyển lên đứng ở vị trí thứ 3 với tỷ trọng đạt được 7% Thị trường Đồng bằng sông cửu long tụt xuống vị trí cuối cùng cua công ty với lượng doanh thugiảm còn 60,616 triệu VNĐ, chiếm 6% tỷ trọng . Năm 2009 Năm 2009, thị trường TPHCM vẫn chiếm vị trí dẫn đầu mặc dù doanh thu trong năm giảm sút đáng kể so với 2 năm trước. doanh thu là 258,720 triệu VNĐ, mức tỷ trọng là 59%. Thị trường Đông nam bộ qua 3 năm vẫn đứng ở vị trí thứ 2 với lượng doanh thu là 91,635 triệu VNĐ, chiếm tỷ trọng 20.9% Tây nguyên vẫn đứng ở vị trí thứ 3 với doanh thu là 51,392 và tỷ trọng đạt được là 11.7%. Cuối cùng là Thị trường đồng bằng sông cửu long với tỷ trọng chiếm 8.4% tương ứng với số doanh thu là 36,887. Tình hình bán hàng của từng khu vực Thị trường TP.HCM Là thị trường quan trọng nhất đối với công ty liên tục trong 3 năm, doanh thu của thị trường này tuy giảm dần nhưng vẫn duy trì ờ vị trí dẫn đầu. năm 2007 đạt được 621,570 triệu VNĐ sang 2008 giảm chì còn 528,150 triệu VNĐ, giảm doanh thu khỏng 84,420 triệu VNĐ , mức tăng tương đối 2008 so 2007 giảm 5.5%. năm 2009, doanh thu tiếp tục giảm mạnh xuống ở mức 258,720 triệu VNĐ, giảm 269,430 triệu VNĐ so với 2008. Nhưng mức tăng tương đối tăng 6% so 2008. Thị trường Đông Nam Bộ Đây cũng là một trong những thị trường quan trọng thứ 2 của công ty. Năm 2007 mức doan thu là 225,125 triệu VNĐ thì sang năm 2008 mức doanh thu tăng lên nhưng không nhiều là 290,550 triệu VNĐ. Doanh thu tăng lên là 65,425 triệu VNĐ. Mức tăng tương đối 47.6%. Sang năm 2009, mức doanh thu lại tụt giảm xuống chỉ còn 91,635 triệu VNĐ, giảm 198,915 triệu VNĐ so với 2008, mức tăngtương ứng giảm tới 68.7%. Thị trường Tây nguyên Nhìn chung thị trường này giảm dần qua các năm. Năm 2007 doanh thu ở mức 100,576 triệu VNĐ sang nam 2008 giảm chỉ còn 68,195 triệu VNĐ. giảm gần 43triệu VNĐ . Mức tăng tương đối giảm gần 45%. Sang năm 2009 doanh thu tiếp tục giảm, nhưng giảm nhẹ, đạt 51,392 triệu VNĐ . giảm gần 17 so với 2008. Mức tăng tương đối đạt 67% Thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long Năm 2007 doanh thu đạt được 115,450 sang năm 2008 giảm còn 60,616. doanh thu giảm gần 45 triệu VNĐ. Mức doanh thu giảm gần 45. Mức tăng tương đối giảm gần 46%. Năm 2009 doanh thu giảm còn 36,887 mức giảm doanh thu là gần 24. mức tăng tương đối tăng 40% Kết luận: Qua 3 năm 2007, 2008, 2009 công ty đều có lượng doanh thu giảm, nhưng vì năm 2009 ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái chung kinh tế nên doanh thu giảm đi rất nhiểu. Nhưng qua đó cho thấy, khả năng và sự phát triển mạnh mẽ của công ty tại thị trường nội địa. trong bối cảnh ngày nay, với nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm thuỷ sản, sức cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ không nhỏ. Qua các số liệu cho thấy, mức độ tin tưởng sản phẩm của công ty ở một mức cạnh tranh nhất định và ngày càng tăng không chỉ trong lẫn ngoài nước. Những tác động đến hoạt động kinh doanh bán hàng Nhân tố khách quan: TPHCM thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.534 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, nhu cầu và sức mua rất cao. Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường Ngành chế biến thuỷ sản đông lạnh tại việt nam đang trên đà phát triển. Thị trường trong nước cũng có cơ hội tăng trưởng cao do các nhân tố tích cực như: nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người và mức sống ngày càng cao,… Dịch bệnh đang lây lan trên động vật khiến cho người tiêu dùng chyển sang dùng sản phẩm nguồn gốc thuỷ sản giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển. Nguồn cá biển tự nhiên ngày càng kiệt do nạn đánh bắt tràn lan, một số loài đã có nguy cơ tuyệt chủng. Nhân tố chủ quan: Tình trạng lỡ mồm long móng động vật khiến cho người tiêu dùng có nhu cầu về tiêu dùng mặt hàng có nguồn thuỷ sản tăng cao. Chính vì lẽ đó, đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng tác động tăng giá nguyên liệu đầu vào của công ty. Giá thành trong quá trình chăn nuôi gia tăng như: giá thức ăn, giá con giống, chi phí vận chuyển, xăng dầu,…tăng mạnh làm cho giá nguyên liệu đầu vào tăng theo. Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp thuỷ sản trong nước. Thiếu vốn lưu động để công ty dự trữ nguồn nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và nhà máy sản xuất mới Bên cạnh đó, do yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cũng là khó khăn 3.4 PHÂN TÍCH THEO PHƯƠNG THỨC KINH DOANH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY NAM VIỆT Các phương thức bán hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Trị Tỷ Trị Tỷ Trị Tỷ Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối giá trọng giá trọng giá trọng 1. Bán qua kho 143,084 14 63,982 7 14,222 3 -79,102 45 -49,760 22 2. Bán qua đại lý 564,227 54 610,258 64 200,560 46 46,031 108 -409,698 33 3. Bán thẳng 285,666 27 220,365 23 153,000 35 -65,301 77 -67,365 69 4. Bán ủy thác 60,745 6 52,906 6 70,852 16 -7,839 87 17,946 134 Tổng cộng: 1,053,722 100 947,511 100 438,634 100 -106,211 90 -508,877 46 NHẬN XÉT Nhìn chung, doanh thu bán hàng nội địa theo phương thức kinh doanh của công ty Nam Việt tăng đều qua các năm 2007 -2009. Phương thức bán qua đại lý: Năm 2007 đạt doanh thu 564,227 triệu VNĐ, chiếm tỷ trọng 54% là phương thức chiếm tỷ trọng cao nhất so với các phương thức kinh doanh khác.Năm 2008 doanh thu theo phương thức kinh doanh bán qua đại lý chiếm 64% đạt 610,258 triệu VNĐ tăng 46,031 triệu VNĐ tương đương mức tăng 8% so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu đạt được 200,560 triệu VNĐ giảm 409,698 triệu VNĐ tương đương mức giảm 67% so với năm 2008. Phương thức bán thẳng: Năm 2007 đạt doanh thu 285,666 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 27% đứng thứ 2 sau phương thức bán qua đại lý. Năm 2008 đạt doanh thu 220,365 triệu VNĐ giảm 65,301 triệu VNĐ tương đương với mức giảm 23% so với năm 2007. Năm 2009 đạt doanh thu 153,000 triệu VNĐ giảm 67,365 triệu VNĐ tương đương mức giảm 31% so với năm 2008. Phương thức bán qua kho: Năm 2007 đạt doanh thu 143,084 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 14% đứng thứ 3 sau 2 phương thức bán hàng trên. Năm 2008 đạt doanh thu 63,982 triệu VNĐ giảm 79,102 triệu VNĐ tươnng ứng 55% so với năm 2007. Năm 2009 đạt doanh thu 14,222 triệu USD giảm 49,760 triệu VNĐ tương đương mức giảm 78% so với năm 2008. Phương thức bán hàng ủy thác: Năm 2007 đạt doanh thu 60,745 triệu VNĐ chiếm tỷ trọng 6%. Năm 2008 đạt doanh thu 52,906 triệu VNĐ giảm 7,839 triệu VNĐ tương ứng với mức giảm 13% so với năm 2007. Năm 2008, đạt doanh thu 70,852 triệu VNĐ tăng 17,496 triệu VNĐ tương đương mức tăng 34% so với năm 2008. è Doanh thu bán hàng nội địa trong nước theo phương thức kinh doanh của công ty Nam Việt có xu hướng giảm dần qua các năm. So sánh với doanh thu xuất khẩu của công ty Nam Việt ở trên, ta thấy công ty đang tập trung đẩy mạnh doanh thu ỏ thị trường xuất khẩu nhiều hơn thị trường trong nước. Doanh thu xuất khẩu càng tăng, chứng tỏ công ty Nam Việt đang đi đúng hướng. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG Chủ Quan: Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, ảnh hưởng đến giá thành trong nước. Do vốn tập trung cho xuất khẩu, nên thiếu vốn để xây dựng các đai lý bán lẻ, phân phối trong nước. Trình độ sản xuất chưa đồng đều đã dẫn đến bất lợi cho các sản phẩm thủy sản. Tình trạng con giống (để nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp Chưa làm tốt kế hoạch nuôi trồng thủy sản có quy mô lớn . Khách Quan: Dịch bệnh đang lây lan trên động vật khiến cho người tiêu dùng chyển sang dùng sản phẩm nguồn gốc thuỷ sản giúp cho hoạt động kinh doanh phát triển. Nguồn cá biển tự nhiên ngày càng kiệt do nạn đánh bắt tràn lan, một số loài đã có nguy cơ tuyệt chủng. Cạnh tranh gây rắt của các công nghiệp thủy sản trong nước. Các trận bão số 9, số 11 kéo theo lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống bà con nông dân. Phần 4: Đánh giá chung tình hình tiêu thụ trên thị trường nội địa 4.1 THÀNH TỰU VÀ NHỮNG THẾ MẠNH Navico là công ty có quy mô và thị phần lớn nhất cả nước, tổng doanh số của Công ty đạt hơn 2.738 tỷ đồng (sản lượng xuất khẩu trên 76 nghìn tấn), dẫn đầu về thị phần xuất khẩu cá tra, basa. Hiện Navico chiếm tỷ lệ hơn 20,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa cả nước. Nam Việt hiện tại là Công ty có năng lực sản xuất, chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (và lớn nhất trên thế giới) với sản lượng sản xuất khoảng 500 tấn cá/ngày, điều kiện an toàn vệ sinh của nhà máy chế biến thuộc loại tốt nhất trong các doanh nghiệp cùng ngành. Công ty hiện áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm theo HACCP, GMP, SQF, có đủ điều kiện xuất khẩu sang hơn 60 nước trên thế giới. Hệ thống quản lý chất lượng ISO và các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm như HACCP, GMP, SQF ngày càng phát huy tác dụng và tạo hiệu quả tích cực đến nhiều mặt hoạt động của Công ty Công ty có lợi thế về nguồn cung cấp nguyên liệu do nằm trong vùng nguyên liệu của Đồng Bằng Sông Cửu Long, đảm bảo duy trì và thiết lập mối quan hệ một cách chặt chẽ cùng các nhà cung cấp lớn, thường xuyên với chính sách hợp tác, liên kết hỗ trợ tốt. Bên cạnh đó, Nam Việt có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhiều khách hàng tiêu thụ chính, đại lý phân phối độc quyền tại khu vực Châu Âu đảm bảo thị trường đầu ra ổn định và ngày càng phát triển. Năm 2002, vụ kiện cá tra, basa của Hiệp hội các nhà nuôi cá catfish Mỹ - CFA đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa Việt Nam được đăng tải liên tục trên các thông tin đại chúng nhiều nước trên thế giới. Mặc dù vụ kiện này đã làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam bị ảnh hưởng lớn nhưng cũng nhờ đó mà thương hiệu cá tra, basa của Việt Nam được quảng bá rộng rãi trên khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc khối EU và Nga. Đến nay, sản phẩm từ cá tra, cá basa đang được tiêu thụ tại rất nhiều nước trên thế giới. Công ty không ngừng quảng bá thương hiệu Navico và giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh như: quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành thực phẩm thuỷ sản tại châu Âu (tư vấn, hỗ trợ và hợp tác với đại lý bán hàng); tham gia các hội chợ quốc tế thuỷ sản của các nước; tạp chí Saigon Times Weekly trong nước Công ty có các đại lý độc quyền phụ trách phân phối sản phẩm tại các nước thuộc khối EU. Từ kinh nghiệm cho thấy vai trò quan trọng của đại lý độc quyền bán sản phẩm của Công ty như tại khu vực các nước EU, sắp tới Công ty sẽ triển khai tìm kiếm đối tác thích hợp để xây dựng đại lý bán hàng độc quyền của Công ty tại thị trường Trung Quốc Việc kiểm soát chi phí sản xuất của Công ty được thực hiện rất tốt nên giá bán các sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm cùng loại trong nước Logo của Công ty cũng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tại nhiều nước trên thế giới Dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng trên gia súc bùng phát ở nhiều khu vực trên thế giới thời gian gần đây là nguyên nhân khiến người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thuỷ sản, đó cũng là một lý do khiến sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty tăng lên. Mặc dù thị trường của Công ty phần lớn là xuất khẩu, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển hơn nữa khi hiện nay công suất của Công ty chưa đáp ứng được hết tất cả các đơn đặt hàng của các đối tác. Công ty hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và một số tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm HACCP (là tiêu chuẩn cần thiết để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ, EU, Nga,...), GMP (Quy phạm về thực hành sản xuất tốt), SQF 1000CM (Thực phẩm đạt chất lượng an toàn) được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam cấp. Hiện nay, các hệ thống tiêu chuẩn này đang phát huy hết hiệu quả, có ý nghĩa hết sức thiết thực, giúp doanh nghiệp kiểm soát các mối nguy từ nguyên liệu thu mua, sản xuất và chế biến cho tới khi thành phẩm nhập kho. Các chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm của Nam Việt gồm có: các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v... Công ty cũng xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ, quản ký theo từng lô hàng... Công ty là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc xây dựng phòng Lab (kiểm nghiệm) để nghiên cứu và áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, bán thành phẩm, các loại nguyên phụ liệu như bao bì nhựa, bao bì giấy đóng gói và toàn bộ những hoạt động chuyên môn khác. Bộ phận kiểm tra chất lượng trực thuộc Phòng kỹ thuật đảm trách việc kiểm nghiệm chất lượng từ nguyên liệu đầu vào, trong từng công đoạn đều có nhân viên kỹ thuật phụ trách để giám sát việc đảm bảo chất lượng, cho đến lúc thành phẩm được nhập kho lạnh bảo quản. Ngoài ra để bảo đảm chất lượng của cả quá trình từ thu mua nguyên liệu, sản xuất chế biến, tồn trữ đến tiêu thụ, Công ty có bộ phận đảm bảo chất lượng (QA: Quality assurance) thuộc Phòng Kỹ thuật, chịu trách nhiệm thiết lập và quản lý hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu HACCP, GMP,... đảm bảo cho mọi sản phẩm sản xuất tại Công ty khi đưa ra thị trường phù hợp với yêu cầu về mặt chất lượng 4.2 NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN Mặt khác, tình hình dịch bệnh của gia cầm và gia súc làm cho xu hướng tiêu thụ chuyển sang các sản phẩm thuỷ sản, đẩy nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng tác động làm tăng giá nguyên liệu. Cạnh tranh gay gắt về giá giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Thiếu vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới. Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Thách thức do các sự kiện tranh chấp thương mại, rào cản kỹ thuật về dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản. Những hạn chế về quy hoạch nguồn nguyên liệu Phần 5: Đề xuất giải pháp: Cần có mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp xây dựng chuỗ̉i cửa hàng bán lẻ. Hình thức này tương tự như quầy tạp hóa thời bao cấp. Doanh nghiệp sẽ cùng nhau đưa sản phẩm của mình vào các cửa hàng, mục đích cuối cùng là tăng doanh số thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm bán lẻ và sự đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng theo nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chất lượng sản phẩm đảm bảo, mẫu mã bao bì sản phẩm luôn được đổi mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đầu tư nâng cấp mở rộng mặt bằng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và trang thiết bị. Tung ra nhiều sản phẩm độc đáo để chinh phục người tiêu dùng Việt Nam với giá cả hợp lý như: mực ghim trứng, mực nhồi hải sản, mực ống đông trên tàu, điệp một mảnh, sò lông xẻ cánh bướm, cá hồng biển... Nghiên cứu phát triển đặc biệt là thị hiếu tiêu dùng của người dân từng khu vực để các loại sản phẩm giá trị gia tăng bên cạnh những mặt hàng chủ lực của công ty. Đa dạng hoá các loại mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Giá cả sản phẩm phải phù hợp với người tiêu dùng trong nước. Mở rộng thị trường phân phối, giữ vững và nâng cao doanh số, và ngày càng nâng cao thị phần trong nước của công ty. Hàng loạt giải pháp, mục tiêu cụ thể, trong đó đặc biệt chú trọng đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại thủy sản , tăng cường kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu cung cấp giống và thức ăn, nuôi thủy sản, thu hoạch, xử lý, chế biến và phân phối sản phẩm… Đồng thời, hoàn chỉnh dần thể chế quản lý lưu thông hàng hoá thuỷ sản trong nội địa, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dự báo điều hành thị trường, giá cả các mặt hàng. Xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu là sự tất yếu, nhu cầu bức thiết của mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Duy trì tốc độ phát triển của ngành thủy sản hiện nay trên cơ sở tăng cường các yếu tố đảm bảo phát triển bền vững như: tái tạo nguồn lợi, an toàn cho ngư dân, từng bước điều chỉnh cơ cấu nghề cá, giảm khai thác ven bờ, phát triển đánh bắt xa bờ; Kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trông - nguyên liệu tới thành phẩm đề giữ uy tín cho mặt hàng. Chăm lo cho đời sống ngư dân, khắc phục khó khăn của ngư dân, người nuội trồng thủy hải sản sau bão. Xây dựng tốt cơ sở hạ tầng. Đa dạng hóa ngành hàng. Nâng cao chất lượng thủy sản của các doanh nghiệp chế biến, xây dựng một mối liên kết thực sự vững chắc giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến . Có như vậy mới tránh được những rủi ro tiềm ẩn và tăng giá trị cho thủy sản nước nhà. Phải có cơ chế quản lý về giá sàn xuất khẩu và giá hướng dẫn thu mua nguyên liệu để tránh việc các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh Khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm cho nghề khai thác hải sản, Nhanh chóng triển khai xây dựng chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 để có một chiến lược phát triển dài hạn và bền vững cho xuất khẩu thủy sản. Chủ động và tranh thủ các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, chủ động trong việc tích trữ nguồn hàng; Tích cực liên kết với người sản xuất bằng nhiều hình thức và bước đi phù hợp với điều kiện và khả năng của từng doanh nghiệp. Tổ chức sắp xếp lại sản xuất theo hướng hiện đại, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm có uy tín mạnh trên thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động kinh doanh nội địa tại công ty cổ phần nam việt.doc
Luận văn liên quan