Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lào Cai

Đất nước đang chuyển mình với những bước đi đúng hướng, những thành tựu mới trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa, khiến cho các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ. Điều này tạo ra những ảnh hưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hệ thống NHTM, ngân hàng Công Thương cũng ngày càng phát triển thực hiện tốt chức năng vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Vietinbank là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Công Thương. Nó đã trở thành trung gian gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng trong VietinBank và vai trò to lớn của nó trong nền kinh tế thị trường nhằm khai thác có hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, em xin chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai ”. MỤC LỤC * Lời mở đầu: 01 PHẦN I: Đặc điểm tình hình và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Lào Cai 03 I. Đặc điểm hình thành và phát triển của NHCT lào Cai 03 II. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy NHCT Lào Cai 04 III. Một số kết quả hoạt động kinh doanh 05 PHẦN II: Nghiệp Vụ Tín Dụng I. Khái niệm và dặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng 06 II. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 07 III. Nghiên cứu quy trình cho vay tại NHCT Lào Cai 08 IV. Nghiên cứu về các nghiệp vụ tín dụng cụ thể 20 * Kết luận: 46 Tài liệu tham khảo

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế độ không để xảy ra tình trạng thừa , thiếu quỹ và nhận được sự tin tưởng của khách hàng. * Về công tác thanh tra kiểm soát. - Cùng vói việc chỉ đạo tăng trưởng TD, Ngân Hàng Công Thương Lào Cai luôn quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra các mặt nghiệp vụ. Ngoài sự kiểm tra của Ngân Hàng Công Thương TW, Ngân Hàng Công Thương Lào Cai còn chỉ đạo tiến hành tự kiểm tra về hồ sơ TD, chứng từ kế toán, các loại sổ sách ghi chép đối chiếu công khai tiền gửi tiền vay PHẦN II PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH LÀO CAI I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: Tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. Tín dụng đóng một vai trò to lớn đối với nền kinh tế thị trường và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì nó chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của Ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ vốn huy động trong khách hàng.Tín dụng Ngân hàng đáp ứng, bổ sung vốn để duy trì và phát triển quá trình tái sản xuất, tăng trưởng kinh tế : - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn tập trung sản xuất. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá lưu chuyển tiền tệ. - Góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế. - Góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh thế với nước ngoài. Tín dụng ngân hàng có 3 loại tín dụng chủ yếu là: - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với doanh nghiệp - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với dân cư - Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các ngân hàng khác trong nước và quốc tế Là một hình thức của tín dụng nên tín dụng ngân hàng mang những đặc trưng chung của tín dụng như: - Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay: đây là giai đoạn vốn tiền tệ chuyển từ ngân hàng đến với người vay. - Sử dụng vốn: người đi vay sau khi nhận được vốn vay sẽ sử dụng vào những mục đích khác nhau như sản xuất hoặc tiêu dùng. Tuy nhiên, người đi vay chỉ được quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định chứ không được toàn quyền sở hữu. - Hoàn trả tín dụng: Đây là giai đoạn kết thúc một chu trình quay vòng của vốn vay. Vốn tín dụng được quay trở lại hình thức cấp tín dụng ban đầu nhưng lại có thêm một phần giá trị tăng thêm, tức là người đi vay phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng là hoạt động cơ bản, mang lại thu nhập chủ yếu cho mỗi NHTM. Do vậy, hoạt động tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với sự canh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Nắm bắt được vai trò to lớn của tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngân hàng nói riêng nên Ngân Hàng Công Thương Lào Cai rất chú trọng đến việc đầu tư tín dụng. II. CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG VIETIN BANK VIỆT NAM 1.Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT VN về việc ban hành quy định cho vay tiêu dùng. 2.Quyết định số 067/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT-VN về việc ban hành quy định cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân và hộ gia đình. 3. Quyết định số 070/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT-VN về việc ban hành quy định về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT. 4. Quyết định số 071/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT NHCT-VN ban hành quy định về thực hiện đảm bảo tiền vay của khách hàng trong hệ thống NHCT-VN. 5. Quyết định số 072/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT-NHCT-VN ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế. 6. Quyết định số 073/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 3/4/2006 của HĐQT-NHCT-VN về việc ban hành quy chế giảm miến lãi vay đối với khách hàng vay vốn của NHCT-VN. III. QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG: Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gửi hồ sơ chuyển sang phòng quản lý rủi ro: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ: + Các loại hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ khách hàng. Hồ sơ khoản vay. Hồ sơ đảm bảo tiền vay. + Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin theo quy định của NHCT VN và tư vấn lập cả 3 loại hồ sơ trên. + Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay và bổ sung những thay đổi của hồ sơ khách hàng (nếu có). - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vốn vay: + Kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn. + Báo cáo Lãnh đạo Phòng khách hàng tình trạng của hồ sơ. + Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ, tài liệu bổ sung cho đến khi hồ sơ của khách hàng đầy đủ và đúng quy định (trường hợp khách hàng còn thiếu một số giấy tờ, tài liệu không quan trọng, CBTD có thể báo cáo lãnh đạo Phòng chấp thuận cho bổ sung sau). + Lập phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ ngày tháng nhận hồ sơ đầy đủ từ khách để có cơ sở xác minh nguyên nhân chậm trễ trong giải quyết cho vay (nếu có). - Sao gửi phòng Quản Lý Rủi Ro ngay sau khi nhận hồ sơ khách hàng một số tài liệu sau: + Hồ sơ khách hàng (đối với khách hàng lần đầu thẩm định rủi ro tín dụng độc lập hoặc có thay đổi so với hồ sơ đã cung cấp trước đó). + Phương án SXKD. + Hồ sơ TSĐB (nếu có). + Các báo cáo tài chính. Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm định(TTTĐ), kiểm soát, trình duyệt TTTĐ: - Thẩm định và lập TTTĐ: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: Căn cứ các tài liệu do khách hàng cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình kiểm tra thực tế tại đơn vị và các thông tin từ các nguồn thông tin khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, thông tin Phòng quản lý chi nhánh và thông tin NHCT VN, các nguồn tin khác...), CBTD thực hiện các công việc sau: + Thẩm định khách hàng vay vốn. + Thẩm định phương án SXKD. + Phân tích ngành. + Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt. Tính toán lãi, phí và các lợi ích có thể thu được nếu khoản vay được phê duyệt. Xem xét tổng thể các lợi ích khác khi thực hiện cho vay vốn lưu động đối với khách hàng (thu nhập từ khoản vay có thể sẽ không cao nhưng khách hàng thường xuyên/ có thể có nguồn ngoại tệ bán cho ngân NHCT VN, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của NHCT VN...). + Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. + Xác định phương thức cho vay: NHCV thoả thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay, có 02 phương thức cơ bản sau: Cho vay theo phương thức từng lần. Cho vay theo hạn mức tín dụng. + Xác định lãi suất cho vay. + Lập TTTĐ: Ký và trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Trong quá trình thẩm định, nếu cần lấy ý kiến của các phòng ban, cá nhận khác, CBTD báo cáo lãnh đạo Phòng khách hàng để làm thư công tác lấy ý kiến. - Kiểm soát và trình duyệt TTTĐ: Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng Khách Hàng. Nội dung thực hiện: + Kiểm tra, rà soát toàn bộ hồ sơ vay vốn và nội dung TTTĐ, yêu cầu CBTD bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung cong thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có). + Ký tắt vào sau dòng cuối cung trên từng trang của TTTĐ, ghi rõ ý kiến đồng ý/ không đồng ý cho vay, các điều kiện kèm theo (nếu có), ký trình người có thẩm quỳên quyết định. + Trình TTTĐ cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn lên cấp có thẩm quyền quyết định cho vay hoặc: Yêu cầu CBTD chuyển tiếp các hồ sơ (không kể các hồ sơ đã chuyển ở bước 1) và bản sao TTTĐ của Phòng khách hàng sang phòng Quản Lý Rủi Ro để thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng độc lập (trương hợp phải thẩm định rủi ro độc lập). Sau khi nhận báo cáo rủi ro từ Phòng Quản Lý Rủi Ro, phòng khách hàng lập tờ trình bổ sung (nếu cần thiết) và tập hợp hồ sơ trình người có thẩm quyền quyết định. Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập và trình BCRR: (áp dụng đối với các trường hợp theo quy định hoặc cấp có thẩm quyền quyết định yêu cầu) - Lập BCRR: Người thực hiện: Cán bộ quản lý rủi ro Nội dung thực hiện: + Nghiên cứu hồ sơ do Phòng khách hàng cung cấp, thẩm định rủi ro tiín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. + Lập BCRR. + Trình toàn bộ hồ sơ kèm BCRR trên lãnh đạo Phòng QLRR. - Kiểm Soát BCRR: Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng quản lý rủi ro Nội dung thực hiện: + Kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ và nội dung BCRR, yêu cầu CB QLRR bổ sung, làm rõ, chỉnh sửa các nội dung còn thiếu hoặc các thông tin chưa đầy đủ (nếu có). + Ký tắt vào dòng cuối cùng trên từng trang BCRR và ký trình người có thẩm quyền. + Yêu cầu CBQLRR chuyển BCRR sang phòng khách hàng. Bước 4: Xét duyệt cho vay. Người thực hiện: Người có thẩm quyền quyết định Nội dung thực hiện: - Trường hợp không thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở: + Yêu cầu Phòng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu làm rõ nội dung TTTĐ (nếu cần). + Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản vay, TTTĐ và BCRR (ghi ý kiến phê duyệt đồng ý/ không đồng ý/ các chỉ đạo và yêu cầu khác) vào TTTĐ. + Ký văn bản trả lời khách hàng (văn bản trả lời khách hàng do CBTD soạn thảo; Lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt). - Trường hợp qua Hội Đồng Tín Dụng cơ sở: Yêu cầu phòng khách hàng (Phòng đầu mối) sau khi nhận được BCRR,CBTD sao hồ sơ cho các thành viên, Lãnh đạo phòng khách hàng thực hiện chức năng thư ký Hội Đồng Tín Dụng. + Trên cơ sở đề nghị của Lãnh đạo phòng khách hàng,Chủ tịch Hội Đồng tín dụng triệu tập họp Hội Đồng Tín Dụng và tổ chức điều hành cuộc họp. + Chủ tịch Hội đồng tín dụng ký văn bản thông báo quyết định của Hội đồng tín dụng cho khách hàng (văn bản do CBTD soạn thảo; thư ký Hội đồng tín dụng kiểm soát ký tắt). Bước 5: Soạn thảo, kiểm soát, ký HĐTD, HĐBD, làm thủ rục giao nhận giấy tờ và TSĐB: - Soạn thảo hợp đồng: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: + Khi khoản vay được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, trên cơ sở nội dung vad các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách hàng, CBTD thoả thuận với khách hàng và các điều khoản của HĐTD,HĐBD. Trường hợp khách hàng không đồng ý các điều khoản trong HĐTD, HĐBD ngân hàng đưa ra hoắc có đề nghị thay đổi một số nội dung của HĐTD, HĐBĐ, CBTD báo cáo lãnh đạo Phòng khách hàng để báo cáo với người có thẩm quyền quyết định xem xét từ chối cấp tín dụng hoặc đồng ý theo sửa đổi đề nghị của khách hàng. Trường hợp khách hàng chấp thuận các điều khoản của HĐTD, HĐBD ngân hàng đưa ra, CBTD tiến hành soạn thảo HĐTD, HĐBĐ theo mẫu phù hợp. + Trình dự thảo hợp đồng và các văn bản liên quan (nếu có)cho lãnh đạo Phòng khách hàng. - Kiểm soát hợ đồng và các giấy tờ liên quan (nếu có): Người thực hiện: Lãnh đạo Phòng khách hàng, CBQLRR, Lãnh đạo Phòng QLRR và/ hoặc cán bộ, Lãnh đạo các Phòng ban khác theo quy định. Nội dung thực hiện: + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD,HĐBĐ tiền vay và các giấy tờ có liên quan (nếu có) đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định, các quy định của pháp luật hiện hành và của NHCT VN. Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ kèm bản sao TTTĐ đã có ý kiến của người có thẩm quyền quyết định sang Phong QLRR (đối với trường hợp khoản vay đã được thẩm định rủi ro tín dụng độc lập). + CBQLRR: Nghiên cứu dự thảo HĐTD,HĐBĐ tiền vay để phát hiện rủi ro pháp lý hoặc các quyền, nghĩa vụ không phù hợp, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về HĐTD, HĐBĐ tiền vay. + Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro: Kiểm soát và ký văn bản tham gia ý kiến về dự thảo HĐTD, HĐBĐ tiền vay gửi lại phòng khách hàng. + Các phòng ban, cá nhân khác: Tham gia ý kiến về nội fung HĐTD, HĐBĐ tiền vay theo các đề nghị của Phòng khách hàng hoặc yêu cầu của Người có thẩm quyền. - Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có): Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo Phòng khách hàng. Nội dung thực hiện: + CBTD: Chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng và các văn bản có liên quan (nếu có) sau khi có ý kiến tham gia của Phòng quản lý rủi ro và các phòng ban, cá nhân liên quan, trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Trường hợp có ý kiến không thống nhất với các ý kiến tham gia của các Phong ban liên quan, CBTD tổng hợp trình Lãnh đạo Phòng xem xét. + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã được sửa đổi, ký tắt vào dòng cuối cùng trên từng trang của hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có), trình Người có thẩm quyền quyết định. Trướng hợp có ý kiến không thống nhất với các ý kiến của các Phòng ban liên quan, Phòng khách hàng trình Người có thẩm quyền xem xét và quyết định. - Ký kết hợp đồng: Người thực hiện: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng Nội dung thực hiện: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng kiểm tra nội dung của HĐTD, HĐBĐ tiền vay bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luât, NHCT VN, phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền quyết định và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau đó, yêu cầu Phòng khách hàng chuyển bản sao hợp đồng đã ký sang Phòng quản lý rủi ro. - Nhập, kiểm soát, phê duyệt và giám sát việc nhập dữ liệu về khách hàng và khoản vay: Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo phòng khách hàng, CBQLRR và lãnh đạo Phòng QLRR. Bước 6: Giải ngân - Kiểm tra và phê duyệt hồ sơ giải ngân: Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo phòng khách hàng, Người có thẩm quyền quyết định. + CBTD: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân bao bồm: Hợp đồng cung ứng vật tư,hàng hoá,dịch vụ. Bản gốc hoá đơn, chứng từ thanh toán, kèm bảng liệt kê danh mục hoá đơn chứng từ. Các giấy tờ liên quan khác. Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, bao gồm: Giấy nhận nợ. Bảng kê rút vốn. Uỷ nhiệm chi/ hoặc các giấy rút tiền khác. Căn cứ vào HĐTD đã ký kết, CBTD kiểm tra các hồ sơ, chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân: Nếu chứng từ giải ngân đủ điều kiện, CBTD đóng dấu “ĐÃ CHO VAY”, ghi rõ số tiền giải ngân lần này và ký tắt vào chứng từ giải ngân; ký vào giấy nhận nợ và trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Nếu chứng từ giải ngân chưa đủ điều kiện, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung. + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD phù hợp với HĐTD và các quy định hiện hành của NHCT VN, nếu đúng ký, trình người có quyền quyết định/nếu chưa đúng, yêu cầu cán bộ tín dụng hoàn thiện. + Người có thẩm quyền quyết định: Kiểm tra lại giấy nhận nợ, hồ sơ giải ngân. Nếu các chứng từ giải ngân phù hợp với HĐTD và quy định hiện hành của NHCT VN thì ký duyệt giải ngân, nếu chưa phù hợp, yêu cầu Phòng khách hngà hoàn thiện. - Giao nhận chứng từ giải ngân: + CBTD: Nhận lại các chứng từ đã được người có thẩm quyền quyết định phê duyệt, chuyển cho các phòng Nghiệp vụ có liên quan như sau: Phòng kế toán: Các chứng từ gốc: HĐTD (nếu rút vốn lần đầu), giấy nhận nợ, uỷ nhiệm chi hoặc các giấy tờ rút tiền khác và các chứng từ khác (nếu có). Phòng/ tổ thanh toán xuất nhập khẩu (trường hợp khoản vay liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán với nước ngoài): HĐTD, hợp đồng nhân khẩu, uỷ nhiệm chi, lệnh chuyển tiền… - Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân: Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo Phòng khách hàng, CBQLRR, Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro Nội dung thực hiện: + CBTD: Nhập các dữ liệu về việc giải ngân vào chương trình INCAS theo quy định của Quy trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS + Lãnh đạo Phòng khách hàng: Kiểm soát việc nhập dữ liệu về việc giải ngân theo quy định của Quy trình quản lý nghiệp vụ cho vay trên hệ thống INCAS. Chuyển bản sao giấy nhận nợ cho Phòng QLRR để kiểm soát. + CBQLRR, lãnh đạo Phòng QLRR: Giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu về việc giải ngân trên chương trình INCAS. Bước 7: Ký phụ lục hợp đồng, các văn bản sủa đổi bổ sung hợp đồng - Soạn thảo phụ lục hợp đồng hoặc văn bản sủa đổi bổ sung hợp đồng: Người thực hiện: CBTD Nội dung thực hiện: Sau khi trao đổi và thống nhất với khách hàng về các nội dung của phụ lục hợp đồng, CBTD doạn thảo phụ lục/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, trình lãnh đạo phòng khách hàng kiểm soát ký tắt. - Kiểm soát và ký kết phụ lục/ văn bản sủa đổi bổ sung hợp đồng: Thực hiện tương tự như bước 5 Quy trình này. - Nhập, kiểm soát và giám sát việc nhập dữ liệu về việc sửa đồi hợp đồng: Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo Phòng khách hàng, CBQLRR, Lãnh đạo Phòng QLRR Bước 8: Kiểm tra giám sát vốn vay: Việc kiểm tra giám sát vốn vay thực hiên theo Quy trình kiểm tra giám sát quá trình vay vốn và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT. Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh: Người thực hiện: CBTD, cán bộ kế toán giao dịch, Lãnh đạo Phòng khách hàng, Người có thẩm quyền quyết định Nội dung thực hiện: - Theo dõi nợ gốc, lãi, phí: CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng khoản vay đến hạn trả bao gồm nợ gốc, lãi và phí, thông báo trước khi đến hạn cho khách hàng về việc thanh toán các khoản nợ vay. - Thu nợ: Đến hạn trả nợ, căn cứ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, Phòng (bộ phận) kế toán giáo dịch thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay. - Xử lý các phát sinh: Đối với các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thâm,r định ban đầu chủa PASXKD (như điều chỉnh tăng số tiền cho vay, thay đổi cơ cấu nguồn vốn,…): CBTD lập tờ trình, xem xét khả năng ảnh hưởng của các vấn đè phát dinh này tới kết quả thẩm dịnh ban đầu của phương án, đề xuất hướng xử lý, trình lãnh đạo Phòng khách hàng và trình người có thẩm quyền quyết địnhh. Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền, CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, trình lãnh đạo Phòng khách hàng và người có thẩm quyền ký kết phụ lục hợp đồng tín dụng. Đối với các vấn đề phát sinh không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu (như trả nợ trước hạn…): CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng/ văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng, trình lãnh đạo phòng khách hàng và người có thẩm quyền quyết định lý kết phụ lục HĐTD. Bước 10: Thanh lý HĐTD Người thực hiện: CBTD, Lãnh đạo phòng khách hàng, Người có thẩm quyền quyết định Nội dung thực hiện: - Đối với phương thức cho vay từng lần: Trường hợp bên vay trả xong nợ gốc, lãi và các khoản phí (nếu có) thì các hợp đồng đương nhiên sẽ hết hiệu lực theo quy định trong HĐTD, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng Trường hợp bên vay yêu cầu thì CBTD soạn thảo biên bản thanh lý HĐTD trình lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký. Đối với phương thức cho vay theo hạn mức: Trường hợp không tiếp tục cho vay thì không thanh lý HĐTD, thời hạn trả nợ theo thời hạn ghi trên từng giấy nhận nợ còn số dư của HĐTD đó. Trường hợp tiếp tục cho vay phải thanh lý hợp đồng tín dụng, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng; trình lãnh đạo Phòng khách hàng kiểm soát, ký tắt và trình người có thẩm quyền quyết định ký. Bước 11: Giải chấp tài sản: Thực hiện theo hướng dẫn ttại các Quy trình nhận đảm bảo bằng tài sản thích hợp. Bước 12: Luân chuyển, kiểm soát, lưu giữ hồ sơ: - Sử dụng phiếu biên nhận hồ sơ.Phiếu được sử dụng trong suốt quát trình luân chuyển hồ sơ giữa các phòng ban, bộ phận tham gia vào quá trình xét duyệt cho vay tại NHCV Lưu hồ sơ: Thực hiện theo hướng dẫn của NHCT VN. IV. NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỤ THỂ: 1 – NGHIỆP VỤ VỀ CHO VAY NGẮN HẠN THEO PHƯƠNG THỨC CHO VAY TỪNG LẦN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN( CHO VAY XÂY LẮP) TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY (Cho vay từng lần) Mô tả khái quát khoản vay: - Khách hàng: Công ty TNHH Hoàng Hà. - Tên phương án: Kinh doanh xây lắp Công trình: Cấp nước sinh hoạt xã Cốc San, huyện Bát Xát. - Tổng nhu cầu vốn: 964.000.000đ - Trong đó đề nghị vay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lào Cai: 500.000.000đ A. THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN: 1. Giới thiệu khách hàng: - Tên khách hàng: Công ty TNHH Hoàng Hà. - Địa chỉ: phường Kim Tân, thành phố Lào Cai. - Điện thoại: - Tài khoản tiền gửi số ……………tại Chi nhánh NHCT Lào Cai. - Giấy phép đăng ký kinh doanh số ………. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp ngày 07/07/1997, thay đổi lần 07 ngày 07/04/2006. - Ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt... - Vốn đăng ký kinh doanh tại thời điểm gần nhất: 4.248.000.000 VND - Người đại diện: Ông Dương Văn Đăng, chức vụ: Giám đốc. - Công ty TNHH Hoàng Hà được thành lập từ 1997, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xây lắp, hoạt động ở quy mô nhỏ nhưng ổn định và tương đối hiệu quả. - Công ty TNHH Hoàng Hà là công ty TNHH hai thành viên, ông Dương Văn Đăng, sinh năm 1958, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty. Bộ máy giúp việc gồm phòng kỹ thuật, Kế toán và các đội sản xuấ, tổn số công nhân viên và người lao động : 32 người. Dự báo trong tương lai tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của Doanh nghiệp không có thay đổi. 2. Hồ sơ khách hàng: 2.1. Hồ sơ pháp lý: - Giấy phép đăng ký kinh doanh số … do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp ngày 07/07/1997, thay đổi lần 07 ngày 07/04/2006 (Bản sao công chứng). - Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (Bản chính); - Giấy chứng nhận vốn góp của các thành viên (Bản chính); - Biên bản họp Hội đông thành viên Công ty về việc bầu các chức danh lãnh đạo Công ty; thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, vay vốn, bảo lãnh ngân hàng, uỷ quyền cho Giám đốc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng và các giao dịch khác với Ngân hàng (Bản chính); - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Nhận xét: Hồ sơ pháp lý đầy đủ, các tài liệu phô tô đã được đối chứng với bản gốc. 2.2 Hồ sơ, tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính( bản chính) - Báo cáo năm 2010 và chi tiết một số tài khoản 311, 341, 131, 211 đến 31/12/2010. - Báo cáo tình hình thực hiện thi công các công trình đến 30/03/2011 - Nhận xét: Hồ sơ đầy đủ đảm bảo về nội dung và tính pháp lý. 3. Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh ngiệp: 3.1.Bảng tóm lược số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp đến 31/12/2010( đơn vị tính: VND) a) Tình hình sản xuất kinh doanh: STT Chỉ tiêu Năm 2010 So sánh (%) Với năm 2009 Với năm 2008 1 Tổng doanh thu 2,946,424,220 107.84 140.14 Trong đó, doanh thu bán hàng và ccdv 2,946,093,302 107.83 140.13 2 Tổng chi phí 2,779,308,541 106.44 136.21 Trong đó, chi phí trực tiếp 2,455,115,998 103.66 129.42 3 Lợi nhuận trước thuế 167,115,679 138.22 269.54 Thuế thu nhập doanh nghiệp 12,533,676 103.66 101.08 4 Lợi nhuận sau thuế 154,582,003 142.06 311.66 b) Tình hình tài chính: TT Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ trọng (%) Năm 2010 Tỷ trọng (%) Tăng (+), giảm (-) Số tuyệt đối Tỷ lệ (%) A Tài sản 5,128,380,374 6,631,445,820 1,503,065,446 29.3 I Tài sản ngắn hạn 1,507,288,412 29.4 2,629,786,959 39.7 1,122,498,547 74.5 1 Tiền và tương đương tiền 35,734,782 2.4 29,926,579 1.1 (5,808,203) -16.3 3 Các khoản phải thu 734,878,895 48.8 1,832,121,085 69.7 1,097,242,190 149.3 4 Hàng tồn kho 736,674,735 48.9 767,739,295 29.2 31,064,560 4.2 II Tài sản dài hạn 3,621,091,962 70.6 4,001,658,861 60.3 380,566,899 10.5 2 Tài sản cố định 3,484,059,771 96.2 3,920,525,248 98.0 436,465,477 12.5 6 Tài sản dài hạn khác 137,032,191 3.8 81,133,613 2.0 (55,898,578) 40.8 B Nguồn vốn 5,128,380,374 6,631,445,820 1,503,065,446 29.3 I Nợ phải trả 688,618,229 13.4 2,082,734,523 31.4 1,394,116,294 202.5 1 Nợ ngắn hạn 688,618,229 100.0 1,745,234,523 83.8 1,056,616,294 153.4 - Vay và nợ ngắn hạn 650,000,000 94.4 1,400,000,000 67.2 750,000,000 115.4 - Thuế và phải nộp NN 38,618,229 5.6 170,704,523 8.2 132,086,294 342.0 - Phải trả người lao động 0 0.0 174,530,000 8.4 174,530,000 0 2 Nợ dài hạn 0 0.0 337,500,000 16.2 337,500,000 0 II Nguồn vốn chủ sở hữu 4,439,762,145 86.6 4,548,711,297 68.6 108,949,152 2.5 1 Vốn chủ sở hữu 4,439,762,145 100.0 4,548,711,297 100.0 108,949,152 2.5 - Vốn đầu tư của CSH 4,248,000,000 95.7 4,248,000,000 93.4 0 0 - LN sau thuế chưa PP 191,762,145 4.3 300,711,297 6.6 108,949,152 56.8 c) Tóm tắt các hệ số tài chính (tính đến 31/12/2010) STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 I Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 2.19 1.51 2 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1.12 1.07 II Chỉ tiêu về đòn bầy tài chính 1 Hệ số tự tài trợ % 86.57 68.59 2 Hệ số đòn bẩy tài chính Lần 1.08 1.31 3 Hệ số tài sản cố định Lần 0.78 0.86 4 Hệ số thích ứng dài hạn Lần 0.82 0.82 III Chỉ tiêu về khả năng hoạt động 1 Hệ số quay vòng tổng tài sản Lần 0.57 0.50 2 Chu kỳ hàng tồn kho Ngày 96.59 110.30 3 Thời gian thu hồi công nợ Ngày 91.82 156.84 4 Thời gian thanh toán công nợ Ngày 0.00 0.00 5 Vòng quay tiền Vòng 188.41 267.14 IV Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 13.31 16.67 2 Hệ số lãi ròng % 3.98 5.25 3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) % 2.29 2.63 4 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) % 2.48 3.44 V Chỉ tiêu khác 1 Vòng quay vốn lưu động Vòng 1.97 1.42 2 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 3.92 2.30 3 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3.73 3.26 4 Vốn lưu chuyển Đồng 818,670,183 884,552,436 3.2 Nhận xét: Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh năm 2010 là 1.51 lần, khả năng thanh toán hiện hành 1.07 lần thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. - Nhóm các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính: + Hệ số tự tài trợ 68.59%, hệ số đòn bẩy tài chính 1.31 lần cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính. + Hệ số tài sản cố định 0.86 lần, hệ số thích ứng dài hạn 0.82 lần ( nhỏ hơn 1) cho thấy phần lớn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (86%) đã được đầu tư vào tài sản cố định và các tài sản cố định của doanh nghiệp đều được đầu tư bằng nguồn vốn trung, dài hạn (vốn chủ sở hữu và vốn vay trung, dài hạn). Điều này là phù hợp vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, cần có nhiều tài sản là máy móc thiết bị phục vụ thi công các công trình. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động: + Hệ số quay vòng tổng tài sản: là 0.50 vòng/năm; chu kỳ hàng tồn kho của: 110 ngày cho thấy việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho và tài sản của doanh nghiệp là tương đối hiệu quả, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh xây lắp. - Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời: + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp: 16.67%; hệ số lãi ròng: 5.25%; suất sinh lời của tài sản (ROA): 2.63%; suất sinh lời của vốn chủ sở hữu: 3.44% cho thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. - Nhóm các chỉ tiêu khác: + Vòng quay vốn lưu động: 1.42vòng/năm, vòng quay các khoản phải thu: 2,3vòng/năm; vòng quay hàng tồn kho 3,26 vòng/năm phù hợp với đơn vị kinh doanh xây lắp. + Vốn lưu chuyển: 884trđ. Nhận xét: Qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho thấy: tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định; hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và tăng trưởng qua các năm, các hệ số tài chính đảm bảo. Doanh nghiệp có quan hệ tốt với các chủ đầu tư, có tín nhiệm với các tổ chức và cá nhân có liên quan, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. 4. Về tình hình quan hệ tín dụng: a) Quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Lào Cai. Công ty TNHH Hoàng Hà quan hệ tín dụng với Ngân hàng Công thương Lào Cai từ tháng 01 năm 2008. Trong thời gian quan hệ tín dụng chưa có phát sinh các khoản nợ quá hạn, thực hiện tốt các cam kết với Ngân hàng. b) Quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác: Không. c) Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai: Đơn vị có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ. B. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ NHU CẦU VỐN CỦA KHÁCH HÀNG: 1.Giới thiệu phương án: - Tên phương án: Kinh doanh xây dựng Công trình: Cấp nước sinh hoạt thôn Luổng Đơ, xã Cốc San, huyện Bát Xát - Địa điểm thực hiện: xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - Thời gian thi công: công trình thi công trong 60 ngày, từ ngày 29 tháng 04 năm 2010. - Sản phẩm của phương án: Công trình cấp nước sinh hoạt. - Chủ đầu tư: UBND huyện Bát Xát. - Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn khắc phục bão lũ. - Giá trị hợp đồng: 1. 117.000.000 đồng. - Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói. -Phương thức thanh toán: Chuyển khoản về tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng Công thương Lào Cai. - Kế hoạch thanh toán vốn: Công trình được thanh toán theo biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. - Hồ sơ xin vay bao gồm: + Giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh dianh công trình; + Quyết định trúng thầu + Hợp đồng giao nhận thầu. 2. Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm của dự án là công trình xây dựng cơ bản, có quy mô nhỏ, thời gian thi công ngắn, được đầu tư bằng nguồn vốn khắc phục bão lũ, chủ đầu tư là UBND huyện Bát Xát, khả năng tiêu thụ là chắc chắn. 3. Phương diện tài chính của phương án: 3.1. Nhu cầu vốn, nguồn vốn thực hiện phương án: - Tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án: 964.000.000đ - Vốn tạm ứng công trình: 0đ - Vốn chủ sở hữu của khách hàng tham gia: 464.000.000đ - Vốn vay Ngân hàng Công thương: 500.000.000đ - Mục đích vay vốn: Trả tiền vật liệu, nhân công và chi phí khác xây lắp công trình. - Đánh giá khả năng tham gia của các nguồn vốn: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn tự có để thi công công trình. Phần vốn vay Ngân hàng được sử dụng để bổ sung phần vốn lưu động còn thiếu. - Nguồn trả nợ tiền vay: Tiền thu từ các công trình và từ lợi nhuận kinh doanh. 3.2. Tính toán lại hiệu quả kinh tế của phương án( đơn vị tính: VND) 1 Giá trị hợp đồng thi công 1.117,000,000 2 Tổng doanh thu 1.117,000,000 3 VAT đầu ra 105,000,000 4 Doanh thu thuần 1.012,000,000 5 Tổng chi phí 964,000,000 - Chi phí vật liệu 340,000,000 - Chi phí nhân công 506.000,000 - Chi phí máy thi công 6.000,000 - Chi phí khấu hao 10,000,000 - Chi phí lãi vay 32,000,000 - Chi phí quản lý, chi phí khác 70,000,000 6 Lợi nhuận trước thuế 48,000,000 7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 13.400,000 8 Lợi nhuận sau thuế 34.600,000 9 Nhu cầu vốn 964,000,000 10 Vốn chủ sở hữu tham gia 464,000,000 11 Vốn chiếm dụng chậm trả, tạm ứng 0 12 Vốn vay Ngân hàng 500,000,000 4. Bảo đảm tiền vay: - Hình thức bảo đảm tiền vay: Cho vay có bảo đảm 100% bằng tài sản. - Biện pháp bảo đảm tiền vay: Thế chấp tài sản. - Tài sản bảo đảm: QSD đất, tài sản trên đất của doanh nghiệp và của bên thứ ba, phương tiện vận tải của doanh nghiệp đang thế chấp tại Ngân hàng Công thương Lao Cai, trị giá: 2.484trđ. - Các tài sản khác doanh nghiệp sẽ bổ sung trong quá trình vay vốn. 5. Dự kiến lợi ích của NHCT nếu chấp thuận cho vay để thực hiện phương án: Tiền lãi dự kiến thu được khi cho vay: 300trđ x 10.5%/năm = 31trđ/năm. Các dịch vụ khác như: Giao dịch tiền gửi, phí chuyển tiền, dịch vụ khác… 2– NGHIỆP VỤ VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG: * Giới thiệu về khách hàng: - Khách hàng vay vốn: Lê Trọng Tuấn. - Địa chỉ: 280 - Đường Hồng Hà – P.Cốc Lếu – Lào Cai. - CMT nhân dân : 063250558 do CA Lào Cai cấp ngày 15/06/1987. - Nghề Nghiệp: buôn bán. - Điện thoại: 020 3826151 - Tình trạng hôn nhân: có vợ là bà Nguyễn Thị Thuý. - Số CMT nhân dân: 063265712 do CA Lào Cai cấp ngày 20/05/1988. - Nghề nghiệp: Giáo viên. * Nhu cầu vay vốn: - Tổng nhu cầu vốn: 120.000.000 đ Trong đó: vốn chủ sở hữu + vốn huy động khác = 75.000.000 đ Nhu cầu vay vốn của ngân hàng: 25.000.000 đ - Mục đích vay : Cải tạo nhà ở. - Lãi suất: 1, 75%/tháng. - Thời hạn cho vay: 24 tháng. * Phương án trả nợ: - Thu nhập từ kinh doanh: 17.000.000 đ/tháng. - Thu nhập của người cùng góp: 5.000.000 đ/tháng. Tổng thu nhập: 22.000.000 đ/tháng - Chi phí phục vụ sinh hoạt: 5.000.000 đ/tháng. - Chi phí khác: 3.000.000 đ/tháng. Thu nhập ròng dùng trả nợ: 14.000.000 đ/tháng. - Kỳ hạn trả gốc và lãi: lãi trả hàng tháng, kỳ hạn trả nợ gốc 03 tháng. * Bảo đảm tiền vay: Thế chấp. - Quyền sử dụng đất: Thửa đất số 64, tờ bản đồ QH đất tại đường B3 Phường Bắc Cường. Diện tích đất thế chấp: 100 m2. Chứng nhận về quyền sử dụng đất số AB29889 do UBND Lào Cai cấp ngày 20/3/2005, đã được phòng tài nguyên môi trường TP Lào Cai chuyển nhượng. - Tài sản gắn liền với đất: Thửa đất số 64, tờ bản đồ QH đất tại đường B3 Phường Bắc Cường. Ngôi nhà 2 tầng, diện tích 200 m2. Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất của khách hàng. Bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB29889 do UBND thành phố Lào Cai cấp ngày 20/03/2005. * Kết quả thẩm định và đề xuất của cán bộ tín dụng: - Năng lực của khách hàng: khách hàng có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự. - Tình hình tài chính của người vay: tình hình tài chính ổn định, lành mạnh. - Khả năng trả nợ của người vay: Khách hàng có đủ điều kiện trả nợ. è Đề nghị Trưởng phòng xét duyệt cho vay đối với khoản vay này đảm bảo 100% bằng tài sản. 3- NGHIỆP VỤ VỀ CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG: TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH CHO VAY (Cho vay theo hạn mức) Mô tả khái quát khoản vay: - Khách hàng: Công ty TNHH Thái Dương - Tên phương án: Kinh doanh thương mại (các loại hóa chất; phân bón..). - Tổng nhu cầu vốn của phương án: 3.528 triệu đồng. - Trong đó đề nghị vay NHCTVN – CN Lào Cai: 2.000 triệu đồng. A. THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VAY VỐN: 1. Giới thiệu khách hàng: Tên khách hàng: Công ty TNHH Thái Dương. Địa chỉ: phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai. Tài khoản tiền gửi số ……………tại Chi nhánh NHCT Lào Cai. Giấy phép đăng ký kinh doanh số ………. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai cấp ngày 07/07/1997, thay đổi lần 07 ngày 07/04/2006. Ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, kinh doanh thương mại Vốn đăng ký kinh doanh tại thời điểm gần nhất: 7.100.000.000 VND Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Anh, chức vụ: Giám đốc. 2. Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Điều lệ hoạt động Biên bản góp vốn Danh sách các thành viên sáng lập . Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng Biên bản họp hội đồng thành viên về việc: + Bầu hội đồng thành viên. + Bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc. +Thông qua báo cáo tài chính năm 2009 + Thông qua kế hoạch kinh doanh, tài chính năm 2010. + Thông qua về việc vay vốn tại NH Công Thương Lào Cai và xác lập thẩm quyền trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Quy mô hoạt động: Công ty TNHH Thái Dương hoạt động quy mô nhỏ. 3. Tổ chức bộ máy quản lý - Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. - Quy mô hoạt động: Quy mô nhỏ. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức của Công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên có 02 thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc. Bộ máy giúp việc bao gồm phòng Kỹ thuật, Kế toán tài vụ, Đội xe.... Hiện tại tổng số lao động trong công ty là 40 người trong đó bộ phận kỹ thuật (02 người); kế toán (02người); lái máy và lái xe (14 người); thủ kho công trình (02 người); làm công trình (20người). - Các vị trí lãnh đạo chủ chốt: + Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc: ông Nguyễn Văn Anh. + Kế toán trưởng: bà Đỗ Thị Mai: Trình độ trung cấp kế toán. - Sơ lược lịch sử, tình hình phát triển: Công ty TNHH Thái Dương được thành lập ngày 06 tháng 12 năm 2005, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực XDCB. Từ năm 2007 công ty bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh thương mại ….. 4. Hồ sơ , tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính (bản chính) Báo cáo tài chính năm 2009. Bảng kê một số chỉ tiêu tài chính đến thời điểm 31/12/2009: Bảng kê khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho. 5. Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị cấp Giới hạn tín dụng. Giấy đề nghị vay vốn. Kế hoạch SXKD năm 201 6. Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính: Đơn vị: VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 TÌNH HÌNH SXKD 1 Doanh thu thuần 8.858.607.933 7.525.206.363 2 Giá vốn 7.795.025.196 5.696.316.979 5 Lợi nhuận sau thuế 263.366.420 7.272.878  TT Chỉ tiêu MÃ SỐ SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM Tài sản A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 9,758,445,410 7,501,788,638 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 3,465,336,861 513,511,115 1 Tiền 111 3,445,236,347 513,511,115 2 Các khoản tương đương tiền 112 20,100,514 0 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 0 III Các khản phải thu 130 2,955,448,603 6,101,394,923 1 Phải thu khách hàng 131 2,955,448,603 1,931,394,923 2 Trả trước cho người bán 132 0 20,000,000 5 Các khoản phải thu khác 135 0 4,150,000,000 IV Hàng tồn kho 140 3,337,659,946 886,882,600 1 Hàng tồn kho 141 3,337,659,946 886,882,600 V Tài sản ngắn hạn khác 150 0 0 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 5,855,381,316 5,619,865,354 I Các khoản phải thu dài hạn 210 0 0 II Tài sản cố định 220 5,779,734,851 5,619,865,354 1 Tài sản cố định hữu hình 221 5,779,734,851 5,619,865,354 - Nguyên giá 222 7,354,866,644 6,315,733,502 - giá trị hao mòn lũy kế(*) 223 (1,575,131,793) (695,868,148) 2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 0 0 3 Tài sản cố định vô hình 227 0 0 III Bất động sản đầu tư 240 0 0 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 0 V Tài sản dài hạn khác 260 75,646,465 0 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 75,646,465 0 Tổn cộng tài sản 270 15,613,826,726 13,121,653,992 Nguồn vốn A NỢ PHẢI TRẢ 300 8,437,928,399 5,567,617,286 I Nợ ngắn hạn 310 6,359,178,399 1,190,117,286 1 Vay và nợ ngắn hạn. Trong đó: 311 1,900,000,000 1,150,000,000 1.1. Nợ ngắn hạn Ngân hàng. Trong đó: 1,900,000,000 1,150,000,000 2 Phải trả người bán 312 225,437,277 3 Người mua trả tiền trước 313 4,117,798,000 0 4 Thuế và các khoản phải nộp NN 314 115,943,122 40,117,286 II Nợ dài hạn 330 2,078,750,000 4,377,500,000 3 Phải trả dài hạn khác 333 0 2,600,000,000 4 Vay và nợ dài hạn 334 2,078,750,000 1,777,500,000 - Nợ dài hạn Ngân hàng. Trong đó: 2,078,750,000 1,777,500,000 B NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 7,175,898,327 7,554,036,706 I Vốn chủ sở hữu 410 7,175,898,327 7,554,036,706 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7,100,000,000 7,152,673,284 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 75,898,327 401,363,422 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 440 15,613,826,726 13,121,653,992 Số TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 31/12/2008 31/12/2009 I Các chỉ tiêu về thanh toán 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 5.3 1.5 2. Hệ số thanh toán nhanh Lần 4.7 1 II Chỉ tiêu về tính hiệu quả(%) 1 Tỷ suất lợi nhuận gộp % 8.9 24.3 2 Hệ số lãi ròng % 3.2 0.75 3 Suất sinh lời trên tài sản(ROA) % 2.8 0.1 4 Suất sinh lời trên VCSH(ROE) % 4.6 0.1 III Các chỉ tiêu khả năng hoạt động 1 Vòng quay vốn lưu động Vòng 2 1 2 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 2.4 1.7 3 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 16 2 IV Các chỉ tiêu cơ cấu vốn 1 Hệ số tự tài trợ % 56 54 2 Hệ số tài sản lưu động/tổng tài sản % 58 62.5 3 Vốn lưu động ròng Trđ 6.311 tr. đồng 3.399 tr.đồng Nhận xét kết quả kinh doanh, tình hình tài chính: * Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009: Công ty TNHH Thái Dương thành lập từ tháng 12/2005, hoạt động trong cả lĩnh vực xây dựng và kinh doanh thương mại. Hoạt động kinh doanh qua các năm phát triển ổn định và có hiệu quả. Tuy nhiên trong năm 2009 tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát tăng, đặc biệt là giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng và chi phí lãi vay, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, doanh thu và lợi nhuận đều giảm so với năm trước. * Các chỉ tiêu tài chính: - Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều lớn hơn 1, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. - Hệ số tự tài trợ: 54% đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính. Tài sản lưu động chiếm 62.5% so với tổng tài sản, cơ cấu này tương đối phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh của công ty (hoạt động đa ngành: xây dựng, thương mại, dịch vụ). - Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời thấp do hiệu quả kinh doanh giảm. - Các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp. Vốn lưu động ròng qua các năm đều dương, vốn lưu động ròng tại thời điểm 31/12/2009 là: 3.399 triệu đồng. Nhận xét: - Khả năng tự chủ về tài chính đến thời điểm 31/12/2009: 54%. Vốn lưu động ròng đến thời điểm 31/12/2009 dương. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. - Có tín nhiệm với các tổ chức (các ban quản lý dự án, chủ đầu tư) và các cá nhân có liên quan. 7. Tình hình quan hệ tín dụng Quan hệ tín dụng với NHCT: - Với Chi nhánh NHCT Lào Cai: Công ty có quan hệ tín dụng với NHCT Lào Cai từ tháng 6/2006, tình hình trả nợ gốc và lãi đầy đủ. - Với các Chi nhánh NHCT: Không có quan hệ tín dụng với các Chi nhánh NHCT. Quan hệ tín dụng với các TCTD khác: Công ty có quan hệ tín dụng với NH Sài Gòn Công Thương, theo thông tin CIC thì không có nợ quá hạn. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai: Khách hàng có tình hình tài chính tương đối lành mạnh, có khả năng thanh toán các khoản nợ. 8. Kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng Kết quả xếp hạng BB+, đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. B. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN KINH DOANH VÀ NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG. 1. Giới thiệu phương án kinh doanh. - Tên phương án: Kinh doanh thương mại. - Các hàng hóa chủ yếu: các loại hóa chất; xăng dầu, kim loại màu, khoáng sản, phân bón; hạt nhựa PP, PE; thủ công mỹ nghệ; ..... - Nguồn cung cấp hàng hóa: Công ty luôn lựa chọn kỹ nhà cung cấp khi ký hợp đồng để nhập hàng như: Xí nghiệp lân vi sinh Hà Gianh – Công ty Sông Gianh, công ty TNHH Hải Linh; công ty TNHH TMDV dầu khí Anh Thúy …Đây là công ty có thương hiệu và uy tín, qua thời gian mua bán trong năm 2009 các nhà cung cấp luôn đảm bảo chắc chắn về thời gian giao hàng, chất lượng và số lượng hàng cung cấp. - Thị trường tiêu thụ: là tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu, công ty cung cấp cho các bạn hàng khi khách hàng có đơn đặt hàng, không nhập hàng để dự trữ trong kho nên khả năng tiêu thụ là chắc chắn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là ổn định. Công ty luôn lựa chọn bạn hàng có khả năng tài chính tốt, đảm bảo thanh toán. - Phương thức giao nhận hàng và bán hàng: + Hàng hóa đầu vào được nhà cung cấp vận chuyển đến kho hoặc công trình cho các bạn hàng của công ty luôn, hoặc công ty thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng. + Hàng hóa đầu ra được vận chuyển đến kho của bên mua, giá bán đã bao gồm cả chi phí vận chuyển. - Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Đối với hàng đầu vào công ty thanh toán sau khi nhận hàng, đối với hàng hóa đầu ra công ty cho khách hàng nợ tiền hàng với một số tiền nhất định. - Lực lượng lao đông trong lĩnh vực này ít vì công ty hầu như không mua về nhập kho, nên không có nhân viên bán hàng hay trông kho, khi có đơn đặt hàng thì công ty liên hệ với nhà cung cấp để lấy hàng và thuê xe vận chuyển lên cho bên mua luôn, chỉ có bộ phận kế toán theo dõi số lượng, số tiền, lấy hóa đơn và hạch toán sổ sách. - Phương tiện chủ yếu phục vụ kinh doanh: công ty chủ yếu thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến kho bên mua. 2. Hồ sơ liên quan. - Giấy đề nghị vay vốn. - Phương án sản xuất kinh doanh. - Hợp đồng mua bán hàng hóa. 3. Thẩm định hiệu quả phương án kinh doanh: a. Thẩm định hiệu quả phương án kinh doanh. - Tổng doanh thu: 9.000.000.000 đồng. - Tổng chi phí: 8.821.000.000 đồng. + Giá vốn hàng bán: 8.476.000.000 đồng. + Chi phí lãi vay: 210.000.000 đồng. + Chi phí QLDN + chi phí khác: 135.000.000đồng. - Lợi nhuấn trước thuế: 179.000.000 đồng. - Thuế TNDN: 44.750.000 đồng. - Lợi nhuận sau thuế: 134.250.000 đồng. b. Xác định nhu cầu vốn và nguồn vốn. - Vòng quay vốn lưu động dự kiến: 2.5 vòng/năm. - Tổng nhu cầu vốn thực hiện phương án = 8.821triệu đồng/ 2.5 vòng = 3.528 triệu đồng. - Vốn tự có: 560.000.000 đồng. - Vốn chiếm dụng: 968.000.000 đồng. - Vốn vay ngân hàng: 2.000.000.000 đồng.. - Phương thức cho vay: hạn mức. - Thời gian duy trì hạn mức: đến 15/05/2011; - Phương thức trả nợ gốc, lãi: Kỳ hạn trả nợ gốc: 6tháng/kỳ; trả lãi: 1 tháng/kỳ. 4. Những rủi ro dự kiến và phương án khắc phục: - Rủi ro kinh doanh: đây là lĩnh vực doanh nghiệp mới kinh doanh, công ty chủ yếu nhập hàng khi có đơn đặt hàng của khách, hầu như không có hàng tồn kho nhiều, vì vậy rủi ro là thấp, tuy nhiên doanh nghiệp cần lựa chọn kỹ nhà cung cấp để có nguồn hàng đảm bảo về chất lượng và số lượng, cũng để giữ uy tín với bạn hàng mua. 5. Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay. - Hình thức bảo đảm tiền vay: Có bảo đảm 100% bằng tài sản. - Biện pháp bảo đảm tiền vay: Thế chấp. - Tài sản bảo đảm tiền vay đã thế chấp tại ngân hàng: Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của bên thứ 3 giá trị: 1.685.800.000đ; tài sản của công ty TNHH Thái Dương (máy móc thiết bị, phương tiện vận tải): 2.450.000.000 đồng. Tổng giá trị tài sản bảo đảm: 4.135.800.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ một trăm ba năm triệu tám trăm nghìn đồng chẵn). 6. Dự kiến lợi ích của NHCT nếu chấp thuận cho vay. - Lãi dự kiến thu được bình quân khi cho vay: + Lãi cho vay: 2.000.000.000 x 10.5%/năm = 210.000.000 đồng. - Các dịch vụ khác như: Giao dịch tiền gửi, phí chuyển tiền, dịch vụ khác... C. Kết luận và đề xuất: 1. Nhận xét và đề xuất của CBTD 1.1. Nhận xét. - Về hồ sơ khách hàng: Hồ sơ đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý, khách hàng có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật, thuộc đối tượng vay vốn ngân hàng. - Về hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, vững chắc, có lãi, tình hình tài chính lành mạnh có khả năng trả gốc và lãi. - Về mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với NHCT: Công ty là khách hàng có tín nhiệm cao, không để phát sinh nợ cơ cấu lại, nợ quá hạn, không có nợ xấu và lãi treo. - Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hàng khách hàng: Kết quả xếp hạng BB+, đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. - Về tính khả thi của phương án SXKD: Phương án SXKD khả thi, có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ. - Về mức độ đáp ứng các điều kiện về bảo đảm tiền vay: Đủ điều kiện theo quy định hiện hành của NHCTVN. - Đối chiếu với qui định hiện hành của NHCT VN thì khách hàng có đủ điều kiện cấp tín dụng. - Các tài sản bảo đảm đủ điều kiện về bảo đảm tiền vay. 1.2. Đề xuất: - Đề nghị duyệt: Cho vay. - Lý do: Đơn vị đủ điều kiện vay vốn. - Phương thức cho vay: Hạn mức. - Số tiền cho vay: 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng chẵn). - Mục đích sử dụng tiền vay: Thanh toán tiền mua hàng và các chi phí khác phục vụ kinh doanh. - Thời hạn cho vay: theo từng Giấy nhận nợ (tối đa 6 tháng). - Lãi suất cho vay: Áp dụng lãi suất thả nổi bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau tại Ngân hàng Công thương Lào Cai cộng 5.5%/năm, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Kỳ hạn điều chỉnh lãi suất 01 tháng/kỳ. - Lãi suất phạt quá hạn: bằng 50% lãi suất cho vay trong hạn (tức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn). - Hình thức bảo đảm: Bảo đảm 100% bằng tài sản. - Biện pháp bảo đảm: Thế chấp. Lào Cai, ngày 10 tháng 04 năm 2010 Cán bộ tín dụng KẾT LUẬN Sau gần 6 năm xây dựng và phát triển,với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo, chiến lược phát triển phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt tình, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Lao Cai đã không ngừng nâng cao về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng dịch vụ. Nhờ vậy, trong thời gian qua, chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng; ngày càng khẳng đinh vị trí của Vietin Bank trên thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển hơn nữa trong môi trường cạnh tranh khi nước ta đã nước vào giai đoạn hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Lao Cai cần phải nỗ lực không ngừng trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Để làm được điều này cần có sự hỗ trợ và phối hợp giữa các Bộ ngành có liên quan với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương Mại Việt Nam. Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, em đã hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh Ngân hàng Công Thương Lao Cai nói riêng. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị hướng dẫn và các bạn có sự quan tâm đến đề tài này. Một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo ThS. Phạm Thanh Hà đã giúp đỡ em khắc phục những thiếu sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu đề tài và giúp đỡ cho đề tài này có ý nghĩa hơn trong thực tiễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB thống kê, 2004. Eward W. Reed và Eward K. Gill, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. Nghiệp vụ tín dụng, Học viện ngân hàng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Lao Cai giai đoạn 2008-2010 Tạp chí ngân hàng 2008, 2009 MỤC LỤC * Lời mở đầu: 01 PHẦN I: Đặc điểm tình hình và cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Lào Cai 03 I. Đặc điểm hình thành và phát triển của NHCT lào Cai 03 II. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy NHCT Lào Cai 04 III. Một số kết quả hoạt động kinh doanh 05 PHẦN II: Nghiệp Vụ Tín Dụng I. Khái niệm và dặc trưng cơ bản của tín dụng ngân hàng 06 II. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 07 III. Nghiên cứu quy trình cho vay tại NHCT Lào Cai 08 IV. Nghiên cứu về các nghiệp vụ tín dụng cụ thể 20 * Kết luận: 46 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNGOẠI THƯƠNG- Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương tỉnh Lao Cai.doc
Luận văn liên quan