Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông – Chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2008 – 2010

Bài viết có trích dẫn nguồn đầy đủ. Khái quát nội dung bao gồm: CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.4. Phạm vi nghiên cứu CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2.1. Khái niệm về ngân hàng thuơng mại 2.2. Khái niệm tín dụng ngân hàng 2.3. Phân loại tín dụng ngân hàng 2.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng 2.3.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng 2.3.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn2.4. Chức năng tín dụng 2.4.1. Chức năng phân phối lại của cải trong xã hội 2.4.2. Chức năng giám đốc bằng tiền đối với các hoạt động KTXH2.5. Vai trò của tín dụng2.5.1. Tín dụng là công cụ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển 2.5.2. Tín dụng là công cụ quan trọng trong việc tổ chức đời sống của dân cư. 2.5.3. Tín dụng là công cụ thực hiện chức năng quản lý KTXH của nhà nước2.6. Nguyên tắc tín dụng 2.7. Các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích hoạt động tín dụng của NHTM 2.7.1. Khái niệm2.7.1.1. Doanh số cho vay 2.7.1.2. Doanh số thu nợ 2.7.1.3. Dư nợ cho vay 2.7.1.4. Nợ quá hạn 2.7.1.5. Hệ số thu nợ2.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng2.7.2.1. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 2.7.2.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %) 2.7.2.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) 2.7.2.4. Hệ số thu nợ (%) 2.7.2.5. Vòng quay vốn tín dụng (vòng)CHUƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG – CHI NHÁNH LONG XUYÊN 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông 3.2. Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông - chi nhánh Long Xuyên 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.2.2. Cơ cấu tổ chức. 3.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban.3.3. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 3.4. Kết quả HĐKD của MDB - CNLX giai đoạn 2008 - 2010 3.5. Thuận lợi và khó khăn của MDB - CNLX CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCPPT MÊ KÔNG - CNLX 4.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 - 2010 4.2.1. Phân tích doanh số cho cho vay4.2.1.1. Phân tích doanh số cho cho vay theo thời hạn 4.2.1.2. Phân tích doanh số cho cho vay thwo mục đích sử dụng vốn 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn 4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn4.2.3. Phân tích dư nợ cho vay4.2.3.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn 4.2.3.2. Phân tích dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 4.3.1. Tỷ lệ thu nợ 4.3.2. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn 4.3.3. Tổng dư nợ trên vốn huy động 4.3.4. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng4.4. Các mặt đạt được và tồn tại trong hoạt động tín dụng MDB - CNLX giai đoạn 2008 - 2010 4.4.1. Những kết quả đạt được 4.4.2. Những mặt tồn tại4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng MDB - CNLX trong thời gian sắp tới 4.5.1. Về huy động vốn 4.5.2. Về họa động cho vay 4.5.3. Công tác quản lý nợ 4.5.4. Một số vấn đề khácCHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông – Chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2008 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng cũng ở mức cao, ngoài ra ngân hàng cũng áp dụng mức lãi suất thật hấp dẫn trong khoảng thời gian đầu năm và vào các ngày lễ lơn trong năm như 8/3,… Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 24 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn tại MDB – CNLX (2008 – 2010) ĐVT: Triệu đồng Nguồn vốn Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % TG các TCTD 19.299 14.430 13.115 (4.869) (25,2) (1.315) (9,1) TG không kỳ hạn 2.169 8.494 7.655 6.325 291,6 (839) (9,9) TG có kỳ hạn 353.653 244.735 330.249 (108.918) (30,8) 85.514 34,9 Tổng cộng 375.121 267.659 351.019 (107.462) (28,6) 83.360 31,1 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn tại MDB – CNLX (2008 – 2010) ĐVT: Triệu đồng 0 100.000 200.000 30 .0 0 400.000 2008 2009 2010 TG các TCTD TG không kỳ hạn TG có kỳ hạn Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn tăng giảm qua các năm. Năm 2009 giảm so với năm 2008, từ 375.121 triệu đồng năm giảm còn 267.659 triệu đồng tương đương giảm (107.462) triệu đồng. Nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng phải nhờ vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở về. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 25 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Năm 2009, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tăng cao so với năm 2008 nhưng vẫn không làm tăng nguồn vốn huy động. Vốn huy động được chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ trọng rất thấp trong nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Bên cạnh đó, kỳ hạn huy động của ngân hàng rất đa dạng giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Mặc khác, năm 2009 ngân hàng thu hồi nợ ngắn hạn là đa số nên có thể sử dụng nguồn thu này để thực hiện công tác tín dụng trong năm, ngân hàng không cần tập trung nhiều vào công tác huy động vốn. Năm 2010, Mặc dù số tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm nhưng tình hình huy động vốn vẫn tăng trở lại so với năm 2009, tăng 83.30 triệu đồng, tương đương 31,1%. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại chỗ vẫn chưa đáp ứng được cho nhu cầu về hoạt động tín dụng và ngân hàng phải nhận nguồn vốn điều chuyển từ hội sở về để thực hiện công tác tín dụng. Nhìn chung, tình hình huy động vốn của MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2020 đạt được hiệu quả cao, giảm trong năm 2009 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2010. Trong giai đoạn 2008 – 2010 ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, các chủ trương, chính sách của ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông như: nâng cấp, sửa chữa các điểm giao dịch trực thuộc chi nhánh, đặc biệt là nâng cấp phòng giao dịch trung tâm tạo cảm giác thoải mái khi khách hàng đến giao dịch. Ngoài ra, tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định nên dẫn đến tình hình huy động vốn gặp được nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh đó ngân hàng thực hiện tốt công tác tuyên truyền rộng rãi trong đợt phát hành kỳ phiếu, gửi tiết kiệm do ngân hàng phát hành mỗi năm. Nhân viên huy động vốn cũng như viên MDB – CNLX đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đã tiếp xúc trực tiếp khách hàng, có những chính sách, chương trình ưu đãi đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm như tặng quà tận nhà nhân ngày sinh nhật của khách hàng,… 4.2. Phân tích hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 – 2010. 4.2.1. Phân tích doanh số cho vay. 4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn. Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng,% Thời hạn Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % NH 471.989 91,7 463.379 81,4 502.475 86,1 (8.610) (1,8) 39.096 8,4 T&DH 43.000 8,3 106.063 18,6 80.890 13,9 63.063 146,7 (25.173) (23,7) Tổng 514.989 100 569.442 100 583.365 100 54.453 10,6 13.923 2,4 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 26 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2008 2009 2010 NH T&DH Tổng Do bản chất của ngân hàng thương mại là “đi vay để cho vay”, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động từ khách hàng, để nguồn vốn không bị ứ đọng ngân hàng phải thực hiện tốt công tác cho vay. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện công tác tín dụng sử dụng hữu hiệu nguồn vốn có được. Nhìn chung doanh số cho vay có xu hướng tăng lên theo từng năm. Năm 2008 ngân hàng đưa ra loại hình cho vay trả góp (mua xe trả góp, góp cán bộ - nhân viên, góp SXKD…) với hình thức ngắn hạn và trung hạn và thu hút rất nhiều khách hàng. Cụ thể năm 2009, tuy doanh số cho vay ngắn hạn có giảm so với năm 2008 nhưng không đáng kể, bù lại doanh số cho vay trung và dài hạn tăng cao nên nhìn tổng thể doanh số cho vay năm 2009 tăng với số tiền là 54.453 triệu đồng tức tăng 10,6% so với năm 2008. Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu đi lại rất cần thiết cho người dân nhưng những mức giá để chi cho việc mua xe khá cao trong khi người dân còn rất nhiều khoản chi khác nên việc quyết định mua một chiếc xe vẫn còn đắn đo trong người dân. Nhận thấy được những cơ hội trước mắt nên ngân hàng đã triển khai loại hình cho vay mua xe mô tô và mua xe ô tô trả góp. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật đi vào trong hoạt động sản xuất nên các hộ kinh doanh cần nguồn vốn để mở rộng SXKD, nâng cấp, sửa chữa máy móc nền rất cần vốn. Vì vậy, doanh số cho vay năm 2009 tăng tương đối cao so với năm 2008. Năm 2010, do loại hình cho vay mua xe trả góp gây khó khăn trong việc quản lý của Công An Giao Thông như việc kiểm soát các loại giấy tờ liên quan đến xe, vì mua xe trả góp thường chủ xe không được nhận giấy đăng ký xe liền mà chỉ nhận được bản photo giấy Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 27 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT đăng ký xe, vì vậy ngân hàng không thực hiện loại hình cho vay này nữa. Mặc khác, loại hình cho vay ngắn hạn góp chợ chuyển cho Phòng giao dịch Mỹ Bình quản lý nhưng doanh số cho vay của ngân hàng vẫn tăng so với năm 2009 (tăng 13.923 triệu đồng, tương đương 2,4% so với năm 2009). Cụ thể, cho vay ngắn hạn tăng 39.096 triệu đồng, tăng tương đương 8,4%; doanh số cho vay trung và dài hạn giảm 25.173 triệu đồng tương đương giảm 23,7% so với năm 2009. Qua phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng, nhìn chung doanh số cho vay đều tăng qua từng năm, với loại hình cho vay trả góp chủ yếu là mua xe môtô, xe ôtô, xe tải trả góp, góp cán bộ - nhân viên và góp chợ năm 2008 và 2009 đã đem lại doanh số cho ngắn hạn và trung hạn cao. Tuy nhiên, vào năm 2010 ngân hàng đã ngừng hoạt động hai loại hình cho vay này và đã triển khai nhiều loại hình khác để đảm bảo doanh số cho vay nên doanh số cho vay tăng qua các năm. Điều này cho thấy ngân hàng đã đa dạng hóa các loại hình cho vay, thu hút khách hàng vay vốn nhiều hơn. 4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn. Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % NN 108.031 21 104.853 18,4 102.360 17,5 (3.178) (2,9) (2.493) (2,4) SXKD-DV 156.114 30,3 174.020 30,6 217.623 37,3 17.906 11,5 43.603 25,1 Tiêu dùng 24.390 4,7 128.004 22,5 52.902 9,1 103.614 424,8 (75.102) (58,7) Khác 226.453 44 162.565 28,5 210.480 36,1 (63.888) (28,2) 47.915 29,5 Tổng 514.989 100 569.442 100 583.365 100 54.453 10,6 13.923 2,4 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 28 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2008 2009 2010 NN SXKD-DV TD Khác Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số cho vay của MDB – CNLX có sự tăng trưởng qua từng năm. Năm 2009, doanh số cho vay tăng so với năm 2008, tuy nhiên nhu cầu vay vốn để phục vụ cho nhu cầu về nông nghiệp và các nhu cầu khác giảm nhưng không đáng kể. Trong giai đoạn này người dân làm ăn có lợi nhuận có thể chi trả chi phí cho mùa vụ sau nên tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực này giảm so với năm 2008; nhưng nhu cầu về sản xuất kinh doanh – dịch vụ và tiêu dùng có xu hướng tăng trong năm 2009. Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi máy móc, công nghệ hay nâng cấp các cơ sở vất chất kỹ thuật để sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn hay mở rộng, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà các doanh nghiệp không thể tự tích lũy nguồn vốn trong thời gian ngắn, vì vậy rất cần nguồn vốn từ ngân hàng. Do đó mà doanh số cho vay năm 2009 tăng tương đối cao so với năm 2008, tăng 54.453 triệu đồng, tương đương 10,6%. Đến năm 2010, doanh số cho vay tiếp tục tăng so với năm 2009 nhưng tốc độ tăng không nhiều, tăng 13.923 triệu đồng tương đương tăng 2,4%, tăng chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh – dịch vụ và các lĩnh vực khác; trong đó các lĩnh vực khác tăng nhiều so với các nhu cầu về vốn khác. Trong năm 2010, doanh số cho vay lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục giảm nhưng tốc độ giảm thấp hơn so với tốc độ giảm năm 2009. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp của chúng ta đa trên đà phát triển, người dân có thể tích lũy được vốn lưu động, đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngân hàng huy động vốn từ các hộ có sản xuất nông nghiệp. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 29 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT 4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ. 4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn. Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % NH 391.502 435.978 494.218 44.476 11,4 58.240 13,4 T&DH 14.946 46.968 26.326 32.022 214,3 (20.642) (43,9) Tổng 406.448 482.946 520.544 76.498 18,8 37.598 7,8 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Biểu đồ 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 0 100.000 200.000 300. 0 00.000 500.000 600.000 2008 2009 2010 NH T&DH Tổng Doanh số thu nợ là tổng số tiền gốc và lãi ngân hàng thu hồi được từ việc cho vay của khách hàng trong một thời gian nhất định. Từ đó mà ngân hàng có thể luân chuyển được nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt để thực hiện hợp đồng cho vay mới. Vì Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 30 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng với số tiền là 76.498 triệu đồng, tức tăng 18,8% so với năm 2008. Loại hình cho vay mua xe trả góp ra đời năm 2007 chủ yếu là loại hình cho vay ngắn và trung hạn và có tỷ lệ thu nợ rất tốt. Lọai hình này được cán bộ tín dụng thẩm định rất tốt, đánh giá chính xác về khả năng thanh toán vốn và lãi đúng hạn của khách hàng. Do đó, doanh số thu nợ năm 2009 đạt kết quả rất khả quan. Năm 2010, loại hình cho vay trả góp không được thực hiện nữa và loại hình này được triển khai vào năm 2007, loại hình cho vay này chủ yếu là ngắn và trung hạn nên đến năm 2010 thì ngân hàng sẽ thu hồi hết cả vốn gốc và lãi vay về, vì vậy tỷ lệ thu nợ ngắn hạn và trung hạn thực hiện rất tốt. Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 520.544 triệu đồng, tăng 37.598 triệu đồng, tương đương 7,8% so với năm 2009. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn tăng nhanh, doanh số thu nợ dài hạn giảm so với năm 2009, vì cho vay dài hạn có thời gian thu hồi nợ sẽ lâu hơn, mà đặc biệt năm 2010 loại hình cho vay dài hạn phát triển hơn loại hình cho vay trung hạn, vì vậy tỷ lệ thu nợ loại hình này giảm so với năm 2009. Tóm lại, doanh số thu nợ qua các năm đều tăng, để đạt được kết quả trên là do khách hàng làm ăn có hiệu quả nên khả năng trả nợ cao, ý thức trả nợ của khách hàng cho ngân hàng cao. Bên cạnh đó, càng không thể thiếu công lao to lớn của các cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác thẩm định phương án sản xuất – kinh doanh của khách hàng, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, do đó doanh số thu nợ của ngân hàng tăng qua các năm, làm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phân định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vay hợp lý, giúp cho khách hàng dễ dàng trong việc chuẩn bị tiền cho mỗi kỳ hạn trả nợ, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. 4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn. Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % NN 49.399 120.444 86.074 71.045 143,8 (34.370) (28,5) SXKD-DV 118.705 167.535 190.382 48.830 41,1 22.847 13,6 Tiêu dùng 6.566 40.061 54.586 33.495 510,1 14.525 36,3 Khác 231.778 154.906 189.502 (76.872) (33,2) 34.596 22,3 Tổng 406.448 482.946 520.544 76.498 18,8 37.598 7,8 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 31 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Biểu đồ 4.6: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2008 2009 2010 NN SXKD-DV TD Khác Bảng số liệu trên cho thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 76.498 triệu đồng tương đương 18,8% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh số thu nợ tiếp tục tăng 37.598 triệu đồng, tức 7,8% so với năm 2009. Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ thu nợ của ngân hàng theo mục đích sử dụng vốn tăng giảm theo từng mục đích và tăng giảm qua các năm. Trong đó, thu nợ từ việc cho vay để để bổ sung vốn lưu động, mở rộng sản xuất kinh doanh – dịch vụ và vay tiêu dùng tăng đều qua các năm, các loại hình thu nợ của mục đích sử dụng vốn khác như vay để trang trải chi phí sản xuất nông nghiệp và vay nhằm mục đích khác thì có mức tăng giảm qua các năm. Qua đó cho thấy tình hình kinh tế tương trưởng ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh làm ăn có lợi nhuận cao nên việc thu hồi nợ của các đối tương này cao dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng tăng. 4.2.3. Phân tích dƣ nợ cho vay. Dư nợ cho vay là phần tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng rồi mà chưa thu hồi được. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao chứng tỏ ngân hàng đó có quy mô tín dụng tương đối rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 32 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT 4.2.3.1. Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn. Bảng 4.7: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % NH 137.033 164.434 172.691 27.401 20 8.257 5 T&DH 37.667 96.762 151.326 59.095 156,9 54.564 56,4 Tổng 174.700 261.196 324.017 86.496 49,5 62.821 24,1 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Biểu đồ 4.7: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng 0 50.000 100.000 5 .000 200.000 25 .000 300.000 350.000 2008 2009 2010 NH T&DH Tổng Nhìn chung, dư nợ cho vay theo thời hạn đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 86.496 triệu đồng tương đương 49,5% so với năm 2008. Do nợ dài hạn có thời gian thu hồi nợ sẽ lâu nên chưa thu hồi kịp nợ, mặc khác sang năm 2009 ngân hàng mới phát sinh doanh số cho vay dài hạn nên dự nợ chủ yếu là dư nợ dài hạn, còn lại doanh số thu nợ ngắn hạn phần lớn đã thu hồi hết vì vậy mà dư nợ ngắn hạn tăng chậm. Năm 2010, dư nợ cho vay tiếp tục tăng so với năm 2009 (đạt 324.017 triệu đồng, tăng 62.821 triệu đồng tương đương 24,1%), tuy nhiên tốc độ tăng không cao. Dư nợ vẫn tập trung chủ yếu ở loại hình cho vay trung và dài hạn. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 33 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Đạt được kết quả như vậy cũng nhờ công tác tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như sự nhiệt tình trong việc hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn, quá trình thẩm định chặt chẽ, làm khách hàng hài lòng cảm thấy an tâm khi vay vốn ở ngân hàng. Bên cạnh đó, kinh tế ngày càng phát triển các nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cũng đòi hỏi ngày một đáp ứng tốt hơn nên việc vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều hơn, làm cho doanh số cho vay tăng cao, chính vì vậy mà tổng dư nợ ngày càng tăng đáng kể. 4.2.3.2. Phân tích dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn. Bảng 4.8: Dƣ nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % NN 66.978 51.387 67.673 (15.591) (23,3) 16.286 31,7 SXKD-DV 72.853 79.338 106.579 6.485 8,9 27.241 34,3 Tiêu dùng 23.193 111.136 109.452 87.943 379,2 (1.684) (1,5) Khác 11.676 19.335 40.313 7.659 65,6 20.978 108,5 Tổng 174.700 261.196 324.017 86.496 49,5 62.821 24,1 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Biểu đồ 4.8: Dƣ nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn ĐVT: Triệu đồng 0 20.000 40.000 6 .000 8 .000 100.000 120.000 2008 2009 2010 NN SXKD-DV TD Khác Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 34 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Qua bảng số liệu cho thấy tình hình dư nợ của các mục đích sử dụng nguồn vốn vay đều tăng qua các năm, chỉ riêng ở lĩnh vực cho vay nông nghiệp có tỷ trọng dư nợ giảm ở năm 2009 so với năm 2008 và tỷ trọng dư nợ tiêu dùng giảm vào năm 2010 so với năm 2009. Nhìn chung, tổng dư nợ ở các mục đích sử dụng vốn đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tăng 86.496 triệu đồng, tương đương 49,5% so với năm 2008. Năm 2010, tăng 62.821 triệu đồng, tăng tương đương 24,1% so với năm 2009. Dư nợ năm 2009 tăng chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh – dịch vụ và tiêu dùng, đặc biệt là ở lĩnh vực tiêu dùng. Kinh tế phát triển nhu cầu về ăn mặc, ăn uống, đi lại cần được nâng cao nên doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng nhanh, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần thay đổi trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Ở các nhu cầu về vốn khác cũng tăng khá cao, trong đó có nhu cầu vay vốn để bổ sung vốn lưu động cho ngành thủy sản, mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản để đáp ứng đủ nguồn cung cho các doanh nghiệp chế biến, bổ sung vốn lưu động việc kinh doanh xay xát, chế biến lúa gạo,… Năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng so với năm 2009, tăng 62.821 triệu đồng, tương đương 24,1%. Dư nợ cho vay tiêu dùng có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, người dân đa số đã trả nợ cho ngân hàng. Dư nợ khác tăng nhanh trong năm 2010 do năm 2010 ngân hàng triển khai nhiều loại hình cho vay khác để thay thế cho loại hình cho vay mua xe trả góp nên tình hình dư nợ ở lĩnh vực này tăng cao, bên cạnh đó số tiền góp của việc vay mua xe vẫn còn góp trong những năm sau. Ở lĩnh vực vay để sản xuất kinh doanh – dịch vụ, sản xuất nông nghiệp trong năm 2010 tăng so với năm 2009 do kinh tế phát triển, quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp đòi hỏi người dân cần áp dụng công nghệ vào trong sản xuất nên việc đầu tư cho việc mua máy móc, trang thiết bị mới rất cần thiết, mặc khác để loại hình cho vay này chủ yếu là trung và dài hạn nên việc thu hồi nợ về chưa kịp, vì vậy mà dư nợ sản xuất kinh doanh – dịch vụ tăng nhanh (tăng 34,3%), nông nghiệp tăng 31,7% so với năm 2009. 4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn. Năm 2005 theo quyết định 493/2005/QĐ của ngân hàng nhà nước Việt Nam qui định về phân loại nợ gồm có: Nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn (nợ còn trong hạn). Nhóm 2: nợ cần chú ý (nợ quá hạn dưới 90 ngày). Nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày) Nhóm 4: nợ nghi ngờ (nợ quá hạn từ 180 ngày – 36 ngày). Nhóm 5: nợ khó đòi (nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên). Nợ xấu gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5: là các khoản nợ mang lại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 35 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Nhóm 2 (1) 2.063 1.706 3.011 (358) (17,4) 1.806 105,9 Nhóm 3 (2) 1.874 153 1.422 (1.721) (91,8) 1.269 829,4 Nhóm 4 (3) 648 6.639 2.319 5.991 924,5 (820) (12,4) Nhóm 5 (4) 0 674 1.237 674 - 564 83,7 Tổng nợ quá hạn (1 + 2 + 3 + 4) 4.585 9.171 11.990 4.586 100 2.819 30,7 Tổng nợ xấu (2 + 3 + 4) 2.522 7.466 8.479 4.944 196 1.013 13,6 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của MDB – CNLX) Biểu đồ 4.9: Tình hình nợ quá hạn ĐVT: Triệu đồng 0 2.000 4.000 6.000 8.000 1 .000 12.000 2008 2009 2010 Nợ quá hạn Nợ xấu Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 36 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Qua bảng số liệu cho thấy tổng nợ quá hạn có xu hương tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2009 tổng nợ quá hạn tăng 4.586 triệu đồng tương 100% so với năm 2009, trong đó thì nợ xấu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ quá hạn (7.466 triệu đồng nợ xấu trong 9.171 triệu đồng nợ quá hạn). Đến năm 2010 tốc độ nợ quá hạn vẫn tăng so với năm 2009, nhưng tốc độ tăng không cao, chỉ tăng 2.819 triệu đồng, tương đương 30,7%. Bên cạnh đó, nợ xấu cũng tăng theo nợ quá hạn, tăng 1.013 triệu đồng, tức 13,6%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn, thường là do khách hàng vay sản xuất nông nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định, sử dụng vốn không đúng mục đích, chi phí sản xuất tăng nhanh dẫn đến không trả được nợ. Đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh do năng lực chuyên môn và uy tín của người lãnh đạo thấp, khả năng tài chính của doanh nghiệp bị lỗ, công việc kinh doanh không đạt hiệu quả nên không trả được nợ, mặt khác cũng do sự thay đổi chính sách của Nhà nước, thị trường bị biến động lớn, giá cả vật tư tăng vọt nên việc kinh doanh gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan do phía ngân hàng luôn muốn chạy theo lợi nhuận, công việc thẩm định thiếu sót, không theo sát tình hình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng nên dẫn đến công tác thu hồi nợ gặp khó khăn. Qua tình hình nợ quá hạn trên cho thấy công tác thu nợ của cán bộ tín dụng chưa đạt hiệu quả, công tác quản lý nợ quá hạn chưa tốt. Bên cạnh đó trong quá trình thẩm định chưa chặt chẽ dẫn đến nợ quá hạn tăng cao. 4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Đánh giá hiệu quả tín dụng là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết của cá nhân cán bộ tín dụng hay của toàn hệ thống ngân hàng. Từ kết quả đánh giá mới biết được những mặt là được và chưa làm được, những khó khăn mà ngân hàng gặp phải để có kế hoạch phù hợp khắc phục khó khăn đó. 4.3.1. Tỷ lệ thu nợ. Bảng 4.10: Tỷ lệ thu nợ ĐVT: Triệu đồng,% Thời hạn Năm 2008 2009 2010 DSCV 514.989 569.442 583.365 DSTN 406.448 482.946 520.544 Tỷ lệ thu nợ (%) 78,9 84,4 89,2 Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 37 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ thu nợ ĐVT: % 72 74 76 78 80 82 84 86 88 90 2008 2009 2010 Tỷ lệ thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu được bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng càng có hiệu quả hay khả năng trả nợ của khách hàng càng cao, ngược lại tỷ lệ này thấp thì ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu nợ. Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng thu nợ của ngân hàng không chỉ thể hiện trên con số vì nó còn phụ thuộc vào kế hoạch thu nợ, phương thức cho vay,… của ngân hàng. Trong thời gian qua ngân hàng mở rộng qui mô, tăng thêm nhiều loại hình hoạt động nên doanh số cho vay tăng nhưng không gây ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Qua bảng số liệu cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đều có xu hướng tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 569.442 triệu đồng thì doanh số thu nợ là 482.946 triệu đồng, tỷ lệ thu nợ là 84,4%, tăng 5,5% so với năm 2008. Năm 2010, tỷ lệ thu nợ tiếp tục tăng lên đến 89,2% (với tốc độ tăng là 4,8% so với năm 2009). Trong đó một số ngành như trả góp – góp chợ, tiêu dùng, thủy sản không phát sinh doanh số cho vay, các ngành này chỉ thu những nợ cũ còn lại của năm trước. Điều đó cho ta thấy công tác thu nợ của ngân hàng có hiệu quả mặc dù dư nợ và nợ quá hạn tăng, chứng tỏ người dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích cũng chiếm tỷ lệ cao, ý thức trả nợ cho ngân hàng cao. Nhìn chung, tỷ lệ thu nợ của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2010, ngân hàng loại bỏ loại hình cho vay trả góp, thay vào đó loại hình khác nên chưa thu hồi được nợ, gây khó khăn trong công tác thu nợ. Bên cạnh đó, một số khách hàng gặp nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh nên khả năng trả nợ thấp; mặc dù cán bộ tín dụng đôn đốc thu nợ khách hàng để nâng cao hệ số thu nợ để thu nợ nhanh chóng và an toàn đồng vốn của ngân hàng bỏ ra. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 38 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT 4.3.2. Tổng dƣ nợ trên tổng nguồn vốn. Bảng 4.11: Dƣ nợ / tổng nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Tổng dƣ nợ 174.700 261.196 324.017 Tổng nguồn vốn 380.304 271.729 356.227 Tổng dƣ nợ / tổng nguồn vốn (%) 45,9 96,1 91 Biểu đồ 4.11: Dƣ nợ / tổng nguồn vốn ĐVT: % 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2008 2009 2010 Tổng dư nợ/tổng nguồn vốn Từ bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng giảm qua các năm nhưng tổng dư nợ thì tăng tương đối đều qua các năm, vì vậy mà tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn cũng tăng giảm theo. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn ở mức tương đối cao năm 2008 là 45,9%, năm 2009 là 96,1%, năm 2010 tỷ số này giảm xuống còn 91%, do tổng nguồn vốn năm 2009 thấp hơn năm 2008 và năm 2010, mặc dù tổng dư nợ năm 2010 vẫn tăng nhưng tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn không tăng. Tuy nhiên, qua đó cũng cho ta thấy ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn tương đối tối đa để thực hiện công tác tín dụng. Để sử dụng được nguồn vốn tối ưu trong thời gian sắp tới Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 39 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT ngân hàng cần đẩy mạnh doanh số cho vay lên nữa để được sử dụng nguồn tối đa, nâng cao hiệu quả tín dụng. 4.3.3. Tổng dƣ nợ trên vốn huy động. Bảng 4.12: Tổng dƣ nợ / vốn huy động ĐVT: Triệu đồng,lần Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Dƣ nợ 174.700 261.196 324.017 Tổng vốn huy động 375.121 267.659 351.019 Dƣ nợ / tổng vốn huy động (lần) 0,47 0,98 0,92 Biểu đồ 4.12: Tổng dƣ nợ / vốn huy động ĐVT: Lần 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 2008 2009 2010 Dư nợ/tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu đồng vốn huy động tham vào dư nợ, qua đó cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Qua bảng trên cho thấy ngân hàng chưa sử dụng hết vốn huy động vào việc cho vay, do vậy hệ số này luôn nhỏ hơn 1. Năm 2008 hệ số này là 0,47; năm 2009 là 0,98; năm 2010 là 0,92. Theo xu hướng thì dư nợ tăng dần qua các năm, trong khi đó tổng nguồn vốn thì có sự tăng giảm qua các năm,từ đó cho thấy tình hình sử dụng vốn huy động của chi nhánh đang đạt được hiệu quả nên sắp tới Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 40 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT chi nhánh cần phải thu hút thêm thật nhiều vốn huy động từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn ngày càng ổn định, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, hạn chế được tối đa nguồn vốn điều chuyển từ hội sở về để nâng cao lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động. 4.3.4. Nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ. Bảng 4.13: Nợ quá hạn / tổng dƣ nợ ĐVT: Triệu đồng,% Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Nợ quá hạn 4.585 9.171 11.990 Tổng dƣ nợ 174.700 261.197 324.017 Nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ (%) 2,6 3,5 3,7 Biểu đồ 4.13: Nợ quá hạn / tổng dƣ nợ ĐVT: % 0 0.5 1 1.5 2 2 5 3 3.5 4 2008 2009 2010 Nợ quá hạn/tổng dư nợ Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng. Nó phản ánh số nợ đã đến hạn mà chưa thu hồi về được chiếm bao nhiêu so với tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng cao, rủi ro tín dụng thấp. Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2008 nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,6%; năm 2009 là 3,5%; năm 2010 là 3,7%. Có nhiều Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 41 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn tăng nhưng chủ yếu là do khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, do thời tiết, thiên tai lũ lụt, hạn hán làm mất mùa, doanh nghiệp ngày càng bị cạnh tranh gay gắt, giá cả vật tư, chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến làm ăn thua lỗ nên không có tiền trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Bên cạnh đó, một số khách hàng chưa có ý thức trả nợ cho ngân hàng, về bộ phận cán bộ tín dụng thì thẩm định thông tin khách hàng chưa chặt chẽ. Để tỷ số này ngày càng giảm đi, hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng thì trong thời gian sắp tới cán bộ tín dụng cần thẩm định hồ sơ tín dụng chặt chẽ hơn, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, thường xuyên theo dõi mục đích sử dụng vốn của khách hàng để phát hiện kịp thời những hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích và kịp thời thu hồi nợ đối với khách hàng này. 4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng. Bảng 4.14: Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 Doanh số thu nợ 406.448 482.946 520.544 Dƣ nợ bình quân 120.430 217.948 292.607 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/ năm) 3,4 2,2 1,8 Qua số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm qua các năm. Năm 2008 đạt 3,8 vòng/năm đến năm 2009 giảm xuống còn 2,2 vòng/năm, đến năm 2010 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,8 vòng/năm. Nguyên nhân của sự giảm sự tăng trưởng đó là do một phần việc sử dụng vốn vay của khách hàng ngày càng sai mục đích. Bên cạnh đó, năm 2009 và năm 2010 chi nhánh mở thêm phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm do đó việc thu nợ chuyển về các khu vực thuộc quản lý của phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Một nguyên nhân khác là do năm 2010 ngân hàng không thực hiện loại hình cho vay mua xe trả góp nên không phát sinh thêm doanh số thu nợ của lĩnh vực này. Để chỉ tiêu này đạt được tốt hơn cán bộ tín dụng cần giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, đa dạng hóa các loại hình cho vay để thu hút khách hàng vay vốn tại ngân hàng. 4.4. Các mặt đạt đƣợc và tồn tại trong hoạt động tín dụng của MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 201015. 4.4.1. Những kết quả đạt đƣợc. Trong những năm vừa qua nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của khu vực hoạt động của chi nhánh, bám sát chủ trương phát triển, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị 15 Nguồn: Phòng Kinh Doanh MDB – CNLX. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 42 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT tăng trưởng, MDB – CNLX đạt được kết quả có ý nghĩa rất to lớn, mặc dù năm 2010 lợi nhuận sau thuế của ngân hàng có giảm so với năm 2009 nhưng cũng ở mức tương đối cao, đạt được kế hoạch đề ra.  Doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ khá cao.  Mở rộng mạng lưới hoạt động giúp cho khách hàng thuận tiện hơn trong việc giao dịch với ngân hàng, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.  Vốn tín dụng đã cung cấp kịp thời cho những hộ nghèo không có vốn để sản xuất, các doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất và tái sản xuất từ đó đã tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế tiêu cực trong xã hội.  MDB – CNLX đã hoàn thành nhiệm vụ được giao góp phần vào việc hệ thống MDB nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Tạo thành một hệ thống ngân hàng có nguồn tài chính vững mạnh, làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng để gửi tiền hay vay vốn tại ngân hàng. 4.4.2. Những mặt tồn tại.  Tình hình huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao để cung cấp nguồn vốn cho tín dụng, hàng năm chi nhánh vẫn phải nhận vốn điều chuyển từ hội sở về. Ngân hàng chưa tìm được khách hàng mới, chỉ tập trung vào khách hàng cũ, truyền thống. Qua những năm khủng hoảng kinh tế những khách hàng này mất khả năng gửi tiền cho ngân hàng.  Về quản lý tín dụng: chưa có tiêu thức chuẩn mực đánh giá khách quan năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư, do đó việc quyết định cho vay chưa đảm bảo tính khách quan.  Thủ tục cho vay còn quá căn nhắc, chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục cầm cố thế chấp. Một cán bộ quản lý nhiều hồ sơ hay khách hàng cho vay, nhất là khách hàng doanh nghiệp dẫn đến thời gian xét duyệt cho vay kéo dài, quá trình theo dõi khách hàng trước, trong và sau thời gian cho vay không được thực tế. 4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cho MDB – CNLX trong thời gian sắp tới. 4.5.1. Về huy động vốn. Nguồn vốn của ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện công tác tín dụng, nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động được. Tuy năm 2010 vốn huy động có tăng trở lại nhưng còn ở mức thấp so với năm 2008. Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn. Để làm được điều này thì ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình huy động vốn, bên cạnh đó có những chương trình ưu đãi cho những khách hàng gửi tiền lâu năm, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Nhân viên huy động vốn tiếp cận trực tiếp khách hàng để tiếp thị và phổ biến rõ về vấn đề gửi tiền như về lãi suất, thời hạn gửi tiền, những chương trình khuyến mãi đặc biệt cho khách hàng biết. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 43 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Ngoài ra, ngân hàng cần chủ động tích cực tìm kiếm khách hàng mới, có nhiều chương trình khuyến mãi với những phần thưởng có giá trị cao như mở chương trình quay số trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng cao đối với khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý và đa dạng hơn. Mở rộng mạng lưới tiết kiệm nhằm khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi, đảm bảo vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng. Để làm được điều này ngân hàng cần tăng cường công tác Marketing như xây dựng phòng Marketing riêng, mỗi một nhân viên ngân hàng đều phải coi mình như một nhân viên Marketing, thu hút khách hàng với thái độ lịch sự, ân cần, nhiệt tình, chu đáo. Một đội ngũ nhân viên luôn niềm nở, hòa nhã, nhiệt tình sẽ làm cho khách hàng không cảm thấy xa lạ khi quan hệ với ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng phải đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên làm công tác Marketing, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu thị trường, có thể cung cấp tín dụng tại nhà để giảm bớt thời gian đi lại giao dịch với ngân hàng. 4.5.2. Về hoạt động cho vay. Tính đến 31/12/2010, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang gồm có 58 tổ chức tín dụng với 169 điểm giao dịch trong đó có 32 tổ chức tín dụng và 26 quỹ tín dụng16. Các tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng tập trung chủ yếu ở địa bàn Long Xuyên. Tháng 1/2011 trên địa bàn Long Xuyên Ngân hàng Tiên Phong đã triển khai hoạt động, tháng 2/2011 Ngân hàng Đông Nam Á và Ngân hàng Quân Đội khai trương chi nhánh ở An Giang. Do vậy mà Ngân hàng MDB – CNLX chịu sự cạnh tranh gay gắt bởi các tổ chức tín dụng từ các ngân hàng này và các quỹ tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng cần đa dạng hóa các loại hình cho vay và đối tượng cho vay để tăng sức cạnh tranh của ngân hàng:  Trong thời gian sắp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng cần tiếp tục duy trì các khách hàng cũ, những khách hàng thân thiết, có mối quan hệ tốt với ngân hàng, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng mới. Doanh số cho vay dài hạn của ngân hàng thấp, vì vậy trong thời gian sắp tới ngân hàng cần tập trung vào loại hình hoạt động này. Để thu hút được khách hàng vay vốn nhiều hơn, một vài loại hình cho vay ngắn hạn trước đây có thể tăng lên thành loại hình trung hạn, loại hình cho vay trung hạn nâng lên thành loại hình cho vay dài hạn để khách hàng có thời gian trả nợ dài hơn, yên tâm sản xuất kinh doanh hơn. Với thế mạnh của ngân hàng là tín dụng nông nghiệp nông thôn, mà hiện nay việc cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng nâng cao, vì vậy để đầu tư tiền để mua máy móc, thiết bị công nghiệp phục vụ cho sản xuất thì các hộ nông dân không đủ chi phí. Vì vậy, ngân hàng tập trung vào loại hình cho vay mua thiết bị máy móc với thời gian dài hạn nhiều hơn.  Tăng cường cán bộ tín dụng nhất là cán bộ tín dụng doanh nghiệp để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ phục vụ đồng thời hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn một cách nhanh chóng.  Thủ tục cho vay đơn giản hóa hơn để rút ngắn thời gian xét duyệt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến vay vốn, tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời giảm áp lực cho công việc cũng như tăng tính chuyên môn hóa trong công tác tín dụng. 16 Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng triển khai thực hiện năm 2011 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh An Giang. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 44 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT  Quá trình thẩm định và tái thẩm định cần phải chặt chẽ hơn, theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có biện pháp thu hồi nợ kịp thời khi khách hàng sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích.  Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sở hữu các chứng từ có giá như hối phiếu, trái phiếu, tín phiếu ngân hàng chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp có nhu cầu đột xuất về chi tiêu, doanh nghiệp có thể đem những chứng từ này đến ngân hàng này xin chiết khấu. Đây là loại hình tín dụng gián tiếp, giúp doanh nghiệp thỏa mãn vốn lưu động không thường xuyên, dễ dàng góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn.  Thực tế cho thấy hiện nay loại hình cho vay trung và dài hạn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ. Vì vậy, ngân hàng phải đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất những sản phẩm tăng tính năng công dụng phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 4.5.3. Công tác quản lý nợ.  Tình hình dư nợ tăng nhanh qua các năm, mức dư nợ còn ở mức cao. Nợ quá hạn cũng tăng qua các năm, trong đó nợ khó đòi (có thể mất vốn) cũng tăng theo. Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh cán bộ tín dụng cần đôn đốc, nhắc nhở, vận động khách hàng trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất.  Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho ngân hàng vì thời hạn cho vay của ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.  Tích cực tìm kiếm, lựa chọn những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro. 4.5.3. Một số vấn đề khác.  Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng, cải tiến quy trình giao dịch với khách hàng, đơn giản hóa thủ tục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ nhất là hoạt động tín dụng để cung ứng cho khách hàng.  Củng cố xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, an toàn, đầy đủ tiện nghi, tạo cảm giác thoải mái khi khách hàng đến giao dịch. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 45 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ở chương 3 nhận thấy được qua 3 năm 2008, 2009, 2010 MDB – CNLX hoạt động đều có lãi nhưng năm 2010 lợi nhuận sau thuế có giảm 22,4% so với năm 2009. Kết quả phân tích hoạt động tín dụng ở MDB – CNLX được thể hiện như sau: Tình hình nguồn vốn và huy động vốn: Tổng nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là 98% vốn huy động được từ khách hàng, 2% còn lại là vốn tài trợ, ủy thác; vốn điều chuyển.Tuy năm 2009 tổng nguồn vốn có giảm so với năm 2008 nhưng bước qua năm 2010 tổng nguồn vốn đã gia tăng trở lại và đạt mức xấp xỉ năm 2008. Vốn huy động cũng biến động giống như sự biến động của tổng nguồn vốn; năm 2009 giảm so với năm 2008, sang năm 2010 tăng trở lại gần bằng mức năm 2008. Tuy nhiên, với kết quả đạt được của việc huy động vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu tín dụng, vì vậy mỗi năm MDB – CNLX vẫn cần sự hỗ trợ từ nguồn vốn điều chuyển từ hội sở và vốn tài trợ, ủy thác đầu tư. Vốn điều chuyển có sự gia tăng hàng năm và mức tăng tương đối cao (năm 2010 tăng 44,6% so với năm 2009). Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư tuy có tăng nhưng mức tăng không đáng kể (năm 2010 tăng 11,9% so với năm 2009). Doanh số cho vay: Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm đều tăng và tốc độ tăng nhanh nhất là vào năm 2009 (tăng 10,6% so với năm 2008). Trong đó năm 2009, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng nhanh bao gồm vay tiêu dùng và vay để bổ sung vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ; doanh số cho vay ngắn hạn giảm so với năm 2008, do năm 2007 ngân hàng triển khai loại hình cho vay mua xe trả góp nên người dân vay tiền mua xe nhiều vào hai năm 2007, 2008 dẫn đến doanh số cho vay năm 2008 tăng nhanh. Bước sang năm 2009, loại hình cho vay này được người dân vay ít lại. Trong đó, doanh số cho vay nông nghiệp giảm tương đối đều qua các năm, bởi người dân làm ăn có hiệu quả, có thể lấy lợi nhuận chi trả cho chi phí sản xuất cho vụ sau nên không vay vốn ngân hàng nữa. Năm 2010, loại hình cho vay mua xe trả góp không áp dụng nữa và ngân hàng triển khai một số loại hình cho vay khác nên doanh số cho vay tăng trở lại. Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ của ngân hàng đều tăng qua các năm, trong đó thu nợ ngắn hạn với các mục đích sử dụng vốn như vay vốn bổ sung vốn sản xuất kinh doanh – dịch vụ, bổ sung vốn lưu động và tiêu dùng tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2010. Do nợ trung dạn và dài hạn có thời gian hoàn trả nợ lâu nên doanh số thu nợ năm 2010 giảm so với năm 2009, trong đó có một số ngành nghề như nông nghiệp giảm năm 2010, các ngành nghề khác giảm năm 2009 và năm 2010 đã tăng trở lại. Nhưng nhìn chung công tác thu nợ cũng đạt được kết quả khả quan, bằng chứng cho thấy thu nợ đều tăng qua các năm (năm 2009 tăng 18,8% soi với năm 2008, năm 2010 tăng 7,8% so với năm 2009). Tình hình dư nợ cho vay: Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 46 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng đều qua các năm. Năm 2009 đạt 261.196 triệu đồng, tăng 86.496 tương đương 49,5%. Năm 2010, tỷ số này tăng lên 24,1% so với năm 2009. Trong đó, dư nợ trung và dài hạn tăng nhiều so với dư nợ ngắn hạn. Dư nợ trung và dài hạn chủ yếu là dư nợ của loại hình cho vay sản xuất kinh doanh – dịch vụ và một số mục đích khác. Ở hai loại hình này thì dư nợ tăng đều qua các năm. Dư nợ nông nghiệp giảm vào năm 2009 và tăng trở lại vào năm 2010. Dư nợ tiêu dùng năm 2010 giảm 1,5% so với năm 2009. Nhìn tổng quát thi dư nợ của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2010 đều tăng qua các năm, chứng tỏ công tác cho vay đạt doanh số cao. Tình hình nợ quá hạn: Năm 2009 nợ quá hạn của của ngân hàng tăng rất nhanh so với năm 2008 (tăng 100% so với năm 2008, trong đó nợ xấu tăng 196%). Năm 2010, tốc độ tăng có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức cao (nợ quá hạn là 11.990 triệu đồng, trong đó nợ xấu là 8.497 triệu đồng). Lý do dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng nhanh là do khách hàng làm ăn thua lỗ không có tiền trả nợ gốc lẫn lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Ngoài ra, có một số khách hàng không có ý thức trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn, cố tình kéo dài thời gian trả nợ. Về phía ngân hàng, có sự thiếu sót trong công tác thẩm định khách hàng, chưa theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng thường xuyên. Tỷ lệ thu nợ: Mặc dù tình hình nợ quá hạn có tăng qua từng năm nhưng tỷ lệ thu nợ của ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ khá cao và tăng qua các năm (năm 2008 là 78,9%; năm 2009 là 84,4%; và đạt 89,2% vào năm 2010). Nhìn chung công tác thu nợ của ngân hàng chiều hường tốt, ngân hàng cần phát huy hơn để đạt mức tối đa trong việc thu nợ. Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn: Tỷ lệ phần trăm tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn năm 2008 đạt 45,9%, năm 2009 đạt 96,1%, năm 2010 giảm xuống còn 91%. Tình hình dư nợ vẫn tăng qua các năm, sở dĩ tỷ số này năm 2010 giảm xuống là do tốc độ tăng tổng nguồn vốn nhanh hơn tốc độ tăng tổng dư nợ. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động: Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động tăng giảm qua các năm. Năm 2010 giảm so với năm 2010 là do năm 2010 tình hình huy động vốn đạt hiệu quả cao dẫn đến tỷ số này giảm so với năm 2009. Năm 2008 dư nợ bằng 0,47 lần vốn huy động; năm 2009 tăng lên gần bằng vốn huy động là 0,98 lần; năm 2010 giảm xuống còn 0,92 lần. Nhìn chung, tình hình sử dụng nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay rất hiệu quả, đạt gần bằng mức tối đa vốn huy động được. Đây là một kết quả đạt được rất khả quan. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng dần qua các năm, đây là biểu hiện xấu cho ngân hàng. Ngân hàng nên tập trung vào việc thu hồi nợ, đặc biệt là nợ xấu, khó có thể đòi, có thể mất vốn. Hiện tại nợ xấu có chiều hướng tăng qua các năm, ngân hàng cần có những biện pháp hay chiến lược cụ thể để khắc phục tình trạng nợ xấu gia tăng, nếu có thể giảm đến mức thấp nhất nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 47 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng cũng đang có chiều hướng xấu đi. Cụ thể năm 2008 là 3,4 vòng/năm; năm 2009 là 2,2 vòng/năm; năm 2010 chỉ còn 1,8 vòng/năm. Do doanh số thu nợ tăng không tương xứng so với tốc độ tăng doanh số cho vay, dẫn đến dư nợ bình quân tăng cao hơn. 5.2. Kiến nghị. Đối với cơ quan nhà nước: Chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho ngân hàng về cung cấp thông tin, ký duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, để cán bộ tín dụng thẩm định tín dụng chặt chẽ hơn. Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ quá hạn đối với khách hàng có nợ quá hạn. Nhà nước cần hỗ trợ ngân hàng trong việc cho vay, đặc biệt là cho vay nông nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân tỉnh nhà. NHNN ban hành những chính sách về quy chế cho vay cụ thể hơn, có thể nâng mức vay lên để các doanh nghiệp mới thành lập có đủ vốn đầu tư tài sản cố định, vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Đối với ngân hàng: Cần tăng cường thêm cán bộ tín dụng, nhất là cán bộ tín dụng doanh nghiệp để thuận tiện hơn trong việc thẩm định khách hàng, kiểm tra, đôn đốc khách hàng trả nợ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh và đẩy mạnh công tác thu nợ. Từng bước hạ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất. Đơn giản hóa lại hồ sơ cho vay, thủ tục cho vay để giúp cho việc lập hồ sơ tín dụng dễ dàng, nhanh chóng hơn. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Phát triển hệ thống phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm rộng khắp khu vực của chi nhánh để khách hàng thuận tiện và giảm chi phí đi lại giao dịch với ngân hàng. Phân tích hoạt động tín dụng tại MDB – CNLX giai đoạn 2008 – 2010 GVHD: Ths. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 48 SVTH: Nguyễn Tấn Tài – 8QT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Ngọc Cẩn. 1998. Tìm Hiểu Thể Lệ Tín Dụng Mới. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB TP.HCM. 2. Nguyễn Đăng Dờn. 2008. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê. 3. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp vụ Ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê. 4. Nguyễn Minh Kiều. 2007. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Thống Kê. 5. Nguyễn Thị Mùi. 2001. Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng. Hà Nội. NXB Xây Dựng. 6. Huỳnh Minh Trung. 2008. Phân tích hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân Kế toán Doanh nghiệp. Khoa KT – QTKD. Trường Đại học An Giang. 7. Nguyễn Văn Thái. 2010. Phân tích hoạt động thẩm định tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCPPT Mê Kông – chi nhánh Long Xuyên. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Kế toán Doanh nghiệp. Khoa KT – QTKD. Trường Đại học An Giang. 8. Quy chế số 199/2010/QĐ-HĐQT về cho vay đối với khách hàng. 9. www.mdb.com.vn 10. w.scribd.com/doc/51539997/24/Cac-khai-ni%E1%BB%87m-lien-quan- %C4%91%E1%BA%BFn-tin- d%E1%BB%A5ng+kh%C3%A1i+ni%E1%BB%87m+doanh+s%E1%BB%91+cho+ vay&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&source=www.google.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hoạt động tín dụng TMCPPT Mê Kông - CNLX giai đoạn 2008 - 2010.pdf
Luận văn liên quan