Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO là sự kiện lớn đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt nam đang bước sang một giai đoạn mới. Tăng trưởng và phát triển là quy luật tất yếu, song song với sự phát triển đó là tình hình lạm phát ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê năm 2007 là năm mà tình hình lạm phát ở mức 11-12%. Đầu năm 2007 mức lạm phát vẫn còn trong tình trạng kiểm soát và nằm trong dự báo nhưng vào những tháng cuối năm lạm phát tăng cao và vượt ngưỡng dự báo, làm cho tình hình lạm phát của cả năm 2007 lên trên hai con số. Lạm phát tăng cao sẽ là cho lãi suất tăng mạnh, yếu tố lãi suất tăng cao như thế sẽ tạo thêm gánh nặng cho các nhà đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả vốn vay và làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Bởi vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn phần lớn là những khoản vay phục vụ cho nhu cầu mua máy móc thiết bị, bổ sung nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng Vì vậy sử dụng vốn vay như thế nào để đạt hiệu quả cao trong khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao là vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư. Do đó vấn đề đặt ra cho khối tín dụng ngân hàng là phải lựa chọn, thẩm định khách hàng một cách chính xác nhằm hạn chế việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích mà ảnh hưởng đến khả năng chi trả trong tình hình lãi suất tăng cao như hiện nay. Việc khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ gián tiếp làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bởi vì thu hồi nợ sẽ khó khăn hơn và chậm trễ, kéo theo là tình hình nợ quá hạn tăng dần trên tổng dư nợ khi đó rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ tăng lên làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy cần phải thực hiện đánh giá hoạt động tín dụng thông qua phân tích những chỉ số rủi ro và những chỉ số đánh giá nghiệp vụ cho vay. Từ việc phân tích những chỉ số đó giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình cho vay, thu hồi vốn, tình hình nợ quá hạn, vòng quay tín dụng Để đưa ra những quyết định cho phù hợp. Từ đó em nhận thấy rằng việc thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ” là thực sự phù hợp trong thời gian thực tâp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu chung - Phân tích hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ để thấy được thực trạng của hoạt động tín dụng trung, dài hạn giai đọan 2005-2007. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007 để thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Phân tích họat động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005-2007, để thấy được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng. - Đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài.

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong cơ cấu chi phí của ngân hàng thì khoản chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng cao bởi vì hoạt động của ngân hàng là huy động vốn để cho vay. Do đó chi trả lãi là khoản chi phí rất lớn và là khoản chi chủ yếu của ngân hàng được thể hiện rõ rệt qua tỷ trọng trong tổng chi phí của Sacombank Cần Thơ giai đọan này, cụ thể năm 2005 chiếm 89,5%, 2006 chiếm 90,5%, năm 2007 chiếm 90,3% trong tổng cơ cấu chi phí. Hình 03: Cơ cấu chi phí của Sacombank Chi nhánh Cần Thơ Giai đọan 2005-2007 Bên cạnh đó là các khoản chi phí ngoài lãi như chi dịch vụ thanh tóan và quỹ, chi điều hành và một số hoạt động khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí 2005 chiếm 10,5%, 2006 chiếm 9,5% , 2007 chiếm 9,7%. 3.3.3 Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận của Sacombank Chi Nhánh Cần Thơ qua các năm điều tăng, năm 2007 tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2006 (2007 so với 2006 tăng 22,78%, năm 2006 so với 2005 tăng 30%). Nguyên nhân chính là do doanh thu tăng chậm lại và gần bằng với tốc độ tăng của chi phí (tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí là 0,13%). Để tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận cao hơn thì các nhà quản trị phải làm giảm tốc tăng chi phí, làm cho khoản cách giữa tốc độ tăng chi phí và doanh thu ngày càng xa hơn theo chiều hướng doanh thu tăng nhanh hơn chi phí. 3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ 3.4.1 Những thuận lợi { Trong những năm gần đây, chính sách của nhà nước về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và tạo điều kiện tự chủ hơn cho các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, NHNN có những quyết định cụ thể, thiết thực hướng dẫn thực hiện một cách triệt để, giúp các ngân hàng và các TCTD hoạt động có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro. { Sacombank Cần Thơ luôn được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của ngân hàng cấp trên, đặc biệt là vốn điều chuyển giúp chi nhánh đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng kịp thời. Mặt khác, ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín có lượng vốn dồi dào, là ngân hàng TMCP có vốn điều lệ cao nhất Việt Nam hiện nay. { Khi Thành phố Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhu cầu về vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế là rất lớn. Chính vì thế mà cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của chi nhánh ngày càng có điều kiện phát triển hơn nữa. { Sacombank Cần Thơ được hình thành trên cơ sở sáp nhập ngân hàng TMCP nông thôn Thạnh Thắng, kế thừa mạng lưới hoạt động khá tốt và một lượng khách hàng khá lớn, cộng thêm uy tín và kinh nghiệm hoạt động của hệ thống Sacombank đã tạo thuận lợi ngay từ buổi đầu hoạt động. { Hiện nay Sacombank chủ động triển khai phần mềm lõi Corebanking - T24 trị giá 4 triệu USD do công ty Temenos, Thụy Sỹ thực hiện. Công nghệ này sẽ tạo điều kiện để ngân hàng triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại hơn, tạo sự an toàn, chính xác trong giao dịch. Từ đó uy tín của Sacombank chắc chắn sẽ tăng lên. 3.4.2. Những khó khăn Mặc dù Sacombank Cần Thơ có rất nhiều thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ¯ Vấn đề cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng tại thành phố Cần Thơ ngày càng gay gắt. Hiện nay 26 TCTD có trụ sở hoạt động tại thành phố Cần Thơ trong khi điều kiện kinh tế, xã hội chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển. Mặt khác, thu nhập của người dân thực sự chưa cao, việc giao dịch với ngân hàng chưa thực sự được quan tâm đúng mức, đặc biệt là ở các quận, huyện xa thành phố chủ yếu sản xuất nông nghiệp. ¯ Thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Một số khách hàng không trả được nợ vay, đặc biệt là sau dịch cúm gia cầm, dịch bệnh lùn xoắn lá, rầy nâu, … vừa qua, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng cả về lĩnh vực huy động vốn cũng như công tác cho vay và thu hồi nợ. ¯ Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh tế của thành phố Cần Thơ gặp không ít khó khăn do biến động về giá cả thị trường nông sản, nguyên nhiên vật liệu, bất động sản bị đóng băng do chính sách nhà nước thay đổi, tỷ lệ lạm phát cao… đã tác động rất lớn đến công tác cho vay của ngân hàng. ¯ Trong quá trình mở cửa hội nhập, các ngân hàng nước ngoài chính là những đối thủ cạnh tranh không cân sức cả về năng lực tài chính lẫn kinh nghiệm. Đây chính là khó khăn và thách thức rất lớn cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHTM CP Sài Gòn Thương Tín nói riêng. 3.5. Phương hướng, mục tiêu phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Trong những năm qua, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín đã hoàn thành việc tập trung chỉnh đốn lại hoạt động của ngân hàng. Năm 2006, Sacombank Cần Thơ đã hoàn thành việc tách chi nhánh Hậu Giang, chi nhánh Đồng Tháp, Chi nhánh Vĩnh Long ra thành chi nhánh cấp1. Trong năm 2007 Sacombank Cần Thơ đề ra những giải pháp chiến lược phát triển riêng nhằm củng cố lại lực lượng khách hàng sẵn có. Đồng thời mở rộng thêm khách hàng mới nhằm đảm bảo hoạt động của chi nhánh được phát triển liên tục không ngừng trong giai đoạn mới - Với định hướng là một ngân hàng bán lẻ, đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tiểu thương, cá nhân … Do đó việc hoàn tất về cơ bản kế hoạch phát triển và mở rộng mạng lưới được xem như là một mục tiêu chiến lược trong kế hoạch phát triển của ngân hàng. Thực hiện chiến lược mở rộng mạng lưới trong năm 2007 của toàn hệ thống là từ 163 điểm giao dịch lên 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. Do đó, chủ trương thành lập thêm các đơn vị trực thuộc tại các quận, huyện của thành phố Cần Thơ nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Mặt khác ngân hàng còn tập trung tăng nhanh năng lực tài chính, không ngừng phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường nhằm bổ sung vốn điều lệ phục vụ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động. - Phương châm hành động để thực hiện kế hoạch năm 2008 là “ Biến cơ hội thành lợi thế - biến cạnh tranh thành động lực – và biến cơ hội thành đòn bẩy thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập; Toàn Sacombank phấn đấu vượt lên chính mình, biến lợi thế so sánh hiện có thành lợi thế cạnh tranh của Sacombank”. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 Tình hình nguồn vốn Bảng 02 tình hình nguồn vốn Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2005/2006 So sánh 2006/2005 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 299.098 312.501 431.469 13.403 4,48 118.968 38,07 Vốn điều chuyển 266.504 393.238 439.605 126.734 7,55 46.367 11,79 Tổng nguồn vốn 565.602 705.739 871.074 140.137 24,78 165.335 23,43 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng với tốc độ tăng ổn định. Năm 2005 đạt 565.602 triệu đồng nhưng đến năm 2006 con số này đã tăng lên đến 705.739 triệu đồng, tăng 24,78% so với năm 2005. Tốc độ tăng của nguồn vốn vẫn duy trì mức 23,43%, đạt 871.074 triệu đồng năm 2007. Hình 04: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm 4.1.1Vốn huy động Nhìn chung, tình hình huy động vốn của chi nhánh Sacombank Cần Thơ tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 chỉ huy động được 299.098 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 312.501 triệu đồng, tăng 13.403 triệu đồng so với năm 2005, chiếm 44.28% trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 tăng nhanh với tốc độ tăng 38,07%, đạt 431.469 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao hơn năm 2006 là 49,53%. Nguyên nhân của sự biến động trên là do trong năm 2006 tỷ lệ lạm phát tăng cao, giá cả hàng hoá đồng loạt tăng, giá vàng tăng kỷ lục vào thời điểm cuối năm và không ổn định đã ảnh hưởng đến việc khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của chi nhánh. Tuy nhiên, năm 2007 do tình hình lạm phát ngày càng tăng cao lãi suất huy động của ngân hàng tăng nhằm bù đắp lạm phát và thực hiện theo chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Do đó tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2007 là tăng lên đáng kể. Mặc dù lãi suất tăng nhưng lượng vốn huy động của ngân hàng chưa tăng cao, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn chưa có sự thay đổi lớn. Theo diễn biến của thị trường và các chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước thì tình hình trong những tháng đầu năm 2008 lượng vốn huy động của ngân hàng sẽ tăng rất cao và chiếm tỷ trọng không nhỏ (sẽ có thay đổi lớn trong cơ cấu vốn của Sacombank Cần Thơ). 4.1.2 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển của chi nhánh Cần Thơ năm 2005 chiếm 47,12% trong cơ cấu nguồn vốn, đạt 266.504 triệu đồng. Nhưng đến năm 2006 chiếm tới 55,72%, đạt 393.238 triệu đồng. Đến 2007 tỷ lệ này có giảm chút ít chỉ còn 50,47%, đạt 439.605 triệu đồng. Nguyên nhân trong năm 2006, chi nhánh cần nhiều vốn điều chuyển từ hội sở là do việc huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu đi vay của khách hàng. Trong năm 2006, môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn, các doanh nghiệp, các nhân cần vốn để củng cố việc kinh sản xuất kinh doanh, chăn nuôi … Nhưng đến năm 2007 tình hình nguồn vốn của chi nhánh đã được cải thiện. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã dần dần chủ động được nguồn vốn để cho vay, thu hút được nhiều đối tượng gửi tiền với nhiều hình thức huy động hấp dẫn, lãi suất cao do đó thu hút được khách hàng gửi tiền nhiều. 4.2 Phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn. Bảng 03: Doanh số cho vay trung và dài hạn giai đọan 2005-2007 Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ST % ST % 1. Cho vay theo đối tượng 186.762 236.725 255.563 49.963 26,75 18.838 7,96 - DN Nhà nước 4.986 6.392 4.411 1.406 28,20 -1.981 -30,99 - Ngoài quốc doanh: 181.740 230.333 251.152 48.593 26,74 20.819 9,04 + Cty TNHH 34.530 46.066 52.742 11.536 33,41 6.676 14,49 + Cty cổ phần 18.174 23.640 30.138 5.466 30,08 6.498 27,49 + DNTN 72.696 96.437 100.507 23.741 32,66 4.070 4,22 + Cá thể 41.801 53.673 60.230 11.872 28,40 6.557 12,22 + Khác 14.539 10.517 7.535 -4.022 -27,66 -2.982 -28,35 2. Cho vay theo mục đích sử dụng: 186.726 236.725 255.563 49.999 26,78 18.838 7,96 - SXKD 93.830 132.235 149.774 38.405 40,93 17.539 13,26 - Tiêu dùng 64.775 68.461 74.576 3.686 5,69 6.115 8,93 - Nông nghiệp 28.121 36.030 31.213 7.909 28,12 -4.817 -13,37 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Nhận xét: Doanh số cho vay trung và dài hạn qua các năm điều tăng năm 2006 tăng 27% so với năm 2005, năm 2007 tăng 8% so với năm 2006. Nguyên nhân chính làm cho năm 2007 chỉ tăng 8% là do lãi suất tăng khách hàng hạn chế đi vay, đồng thời lãi suất tăng sẽ là nguy cơ làm tăng rủi ro sử dụng vốn vay. Do tốc độ tăng chi phí sẽ cao khi đó liệu tốc độ tăng của doanh thu có bắt kịp tốc độ tăng chi phí hay không. Nếu tăng chậm hơn so với chi phí thì lợi nhuận sẽ giảm và không duy trì được tốc độ tăng của lợi nhuận. 4.2.1 Cho vay theo đối tượng Giai đọan 2005-2007 Sacombank đẩy mạnh cho vay đối tượng là khách hàng ngoài quốc doanh. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng của khách hàng quốc doanh là rất ít bình quân chiếm khoản 2,4% trong tổng cơ cấu cho vay theo đối tượng trong giai đọan này. Trong khi đó khách hàng ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng rất lớn 97,26% năm 2005, 97,3% năm 2006, 98,27% năm 2007 và có xu hướng tăng dần. Khoản cho vay ngoài quốc doanh được duy trì với tỷ trọng cao như thế qua ba năm ta có thể thấy được chính sách cho vay của Sacombank là cho vay ngoài quốc doanh và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá thể là chủ yếu. Đó chính là khách hàng mục tiêu của Sacombank Cần Thơ ở hiện tại cũng như trong tương lai. Trong nhóm khách hàng ngoài quốc doanh ta thấy rằng đối tượng khách hàng là DNTN, cá nhân, Công ty TNHH là khách hàng chủ lực trong sản phẩm cho vay trung và dài hạn của ngân hàng. Nếu xét về tỷ trọng ta có thể thấy rõ ràng hơn về vị trí của nhóm khách hàng này trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Hình 05: Cơ cấu cho vay của đối tượng khách hàng ngoài quốc doanh Qua hình 05 thể hiện cơ cấu cho vay của khách hàng ngòai quốc doanh, ta thấy rằng tỷ trọng cho vay DNTN là nhiều nhất chiếm khoản 40% doanh số cho vay đối với khách hàng ngoài quốc doanh, đứng vị trí thứ hai là khách hàng cá thể chiếm khoản 23%, thứ ba là Công ty TNHH Chiếm khoản 20% trong giai đọan 2005-2007, phần còn lại là Công ty cổ phần và một số thành phần khác như công ty liên doanh, cty hợp danh,… Dựa trên cơ sở phân tích cơ cấu của doanh số cho vay trung và dài hạn đã thể hiện được hướng đi cũng như mục tiêu mà sacombank đang tiến tới đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân có điều kiện kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ và các tiểu thương tại các khu thương mại, đô thị. Với vị tri địa lý và tình kinh tế như Cần Thơ thì định hướng mà sacombank đặc ra là vô cùng phù hợp và khả thi. 4.2.2 Cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay Doanh số cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng điều tăng, vay nông nghiệp giảm dần và có xu hướng thu hẹp lại. Doanh số cho vay năm 2007 tăng chậm hơn rất nhiều so với năm 2006, nguyên nhân chính là do khoản cho vay sản xuất kinh doanh, vay nông nghiệp giảm mạnh so với năm 2006. Năm 2007 tình hình kinh tế Việt Nam phát triển cao, đồng thời lạm phát tăng cao lên đến 11-12% (lạm phát phi mã) do đó nhà nước đã có những chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kìêm chế lạm phát bằng cách rút tiền ra khỏi lưu thông. Chính vì vậy hệ thống ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút lượng tiền gửi của khách hàng và hạn chế cho vay nhằm phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Gai đọan 2005-2007 cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo mục đích sử dụng không có sự thay đổi lớn. Hình 06: Cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay Ta thấy tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% tổng doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn và tăng dần qua các năm trong khi đó vay tiêu dùng giảm cụ thể là 2005 vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 35%, năm 2006 và 2007 điều bằng nhau với tỷ trọng là 29%. Vay Nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng không cao và giảm xuống còn 12% năm 2007, hầu hết các khoản vay nông nghiệp là vay nuôi trồng thủy sản: cá tra, cá basa là chủ yếu. Tuy nhiên tình hình cá tra cá basa trong năm 2007 là không được thuận lợi, người nuôi trồng gặp nhiều khó khăn về giá cá không tăng mà có phần giảm trong khi đó lãi suất cho vay ngày một tăng. 4.3 Doanh số thu nợ trung và dài hạn Bảng 04: Doanh số thu nợ trung và dài hạn Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ST % ST % 1. Cho vay theo đối tượng 110.567 150.252 198.776 39.685 35,89 48.524 32,30 - DN Nhà nước 4.102 4.485 5.139 0.383 9,34 654 14,58 - Ngoài quốc doanh: 106.465 145.767 193.637 39.302 36,92 47.870 32,84 + Cty TNHH 24.486 30.611 42.600 6.125 25,01 11.989 39,17 + Cty cổ phần 13.840 20.407 29.046 6.567 47,45 8.639 42,33 + DNTN 40.457 53.934 73.582 13.477 33,31 19.648 36,43 + Cá thể 21.294 30.611 40.664 9.317 43,75 10.053 32,84 + Khác 6.388 10.204 7.745 3.816 59,74 -2.459 -24,10 2. Cho vay theo mục đích sử dụng: 110.567 150.252 198.776 39.685 35,89 48.524 32,30 - SXKD 59.551 80.466 109.426 20.915 35,12 28.960 35,99 - Tiêu dùng 32.960 43.524 55.463 10.564 32,05 11.939 27,43 - Nông nghiệp 18.056 26.262 33.887 8.206 45,45 7.625 29,03 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Doanh số thu nợ qua các năm điều tăng, xu hướng doanh số thu nợ là năm sau tăng hơn năm trước. Cụ thể là 2006 tăng 35,89%, năm 2007 tăng 32,3%, qua đó ta thấy rằng công tác thu nợ của Sacombank Cần Thơ là rất tốt vì vậy mà tỷ lệ nợ quá trên tổng dư nợ là rất ít. * Doanh số thu nợ theo đối tượng: Hầu hết doanh số thu nợ của từng đối tượng điều tăng qua các năm và tổng doanh số thu nợ của doanh nghệp quốc doanh chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh số thu nợ giai đoạn 2005-2007. Năm 2005, 2006, 2007 doanh số thu nợ của khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh lần lượt chiếm tỷ trọng là 3,7%, 3% và 2,58%. Bởi vì doanh số cho vay khách hàng ngòai quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn và tăng dần. Do đó doanh số thu nợ của khách hàng ngòai quốc doanh là chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh số thu nợ qua các năm. Đối với doanh số thu nợ của khách hàng ngoài quốc doanh qua các năm điều tăng, năm sau tăng nhanh hơn năm trước về tốc độ tăng tương đối cũng như số tuyệt đối. Tuy nhiên doanh số thu nợ ở một số đối tượng khác của năm 2007 giảm bởi vì doanh số cho vay của những đối tượng này giảm dần trong giai đọan 2005-2007, do ngân hàng tập trung cho vay vào những đối tượng là khách hàng mục tiêu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay đó là DNTN, Công ty TNHH, Cá thể, Công ty Cổ Phần. Bên cạnh đó năm 2006 ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ vì vậy dư nợ ở đối tượng này giảm dần và có xu hướng thu hẹp lại trong năm 2007. * Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng Doanh số thu nợ góp phần thể hiện hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng, doanh số thu nợ càng cao đồng nghĩa với quy mô lĩnh vực cho vay được mở rộng và ngân hàng có chính sách thu nợ tốt vòng quay nguồn vốn đúng thời hạn hạn chế được nhiều rủi ro trong hoạt động cho vay. Theo số liệu thì doanh số thu nợ ở mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, nông nghiệp điều tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng năm 2007 chậm hơn tốc độ tăng của năm 2006, tuy nhiên chênh lệch không nhiều. Trong cơ cấu thu nợ khoản thu từ sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ trọng cao vượt tiêu dùng và thấp hơn nông nghiệp và chiếm vị trí đứng đầu trong năm 2007. Bởi vì cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng cơ cấu cho vay trung và dài hạn của Sacombank Cần Thơ ( 2005 chiếm 50%, năm 2006 chiếm 56% và 2007 chiếm 59%). Thêm vào đó công tác thẩm định hồ sơ khách hàng tốt nên quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả vì vậy công tác thu nợ được dễ dàng nhanh chóng và gặp nhiều thuận lợi. Doanh số thu nợ ở lĩnh vực tiêu dùng và nông nghiệp cũng khả quan tuy nhiên lĩnh vực tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao hơn. Khách hàng vay ở lĩnh vực tiêu dùng chủ yếu là mua xe, đầu tư bất động sản đến cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 ngân hàng hạn chế cho vay lĩnh vực bất động sàn vì thị trường bất động sản không ổn định có dấu hiệu đầu cơ và rủi ro trong lĩnh này là rất lớn. Bên cạnh đó năm 2007 lạm phát tăng cao 11%-12% là nguyên nhân làm cho lãi suất liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng dần. Lãi suất tăng cao đến đỉnh điểm là những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 nên lượng vay tiêu dùng giảm dần trong năm 2007. Đó là những yếu tố góp phần làm cho tốc độ tăng của doanh số thu nợ năm 2007 giảm so với năm 2006. 4.4 Tình hình dư nợ trung và dài hạn Bảng 05: Tình hình dư nợ trung và dài hạn Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) 1. Theo đối tượng: 278.809 365.282 422.069 86.473 31,02 56.787 15,55 - DN nhà nước 12.698 14.605 13.877 1.907 15,02 -728 -4,98 - DN ngoài quốc doanh 266.111 350.677 408.192 84.566 31,78 57.515 16,40 + Cty TNHH 66.528 81.983 92.125 15.455 23,23 10.142 12,37 + Cty cổ phần 26.611 29.844 30.936 3.233 12,15 1.092 3,66 + DNTN 101.122 143.625 170.550 42.503 42,03 26.925 18,75 + Cá thể 53.222 76.284 95.850 23.062 43,33 19.566 25,65 + Khác 18.628 18.941 18.731 313 1,68 -210 -1,11 2. Theo mục đích sử dụng: 278.809 365.282 422.069 86.473 31,02 56.787 15,55 - Sản xuất kinh doanh 137.327 189.096 229.444 51.769 37,70 40.348 21,34 - Tiêu dùng 89.266 114.203 133.316 24.937 27,94 19.113 16,74 - Nông nghiệp 52.216 61.984 59.310 9.768 18,71 -2.674 -4,31 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Dư nợ tăng đồng nghĩa với quy mô của lĩnh vực cho vay được mở rộng đó là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ phải là rất nhỏ khi đó dư nợ sẽ mang tính tích cực và ngược lại. Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ các năm điều tăng, tăng nhanh nhất là năm 2006 tăng 31%, tốc độ tăng năm 2007 chựng lại còn 16%. Nguyên nhân chính là doanh số cho vay 2006 tăng nhiều hơn doanh số thu nợ (cho vay tăng 49.963 triệu, thu nợ tăng 39.685) vì vậy đã làm cho dư nợ tăng 31%. Sang năm 2007 doanh số cho vay tăng chậm hơn doanh số thu nợ (cho vay:18.838, thu nợ: 48524) do đó dư nợ tăng chậm lại còn 16%. * Dư nợ theo đối tượng vay: Hầu hết tỷ lệ tăng dư nợ ở các đối tượng vay trong năm 2007 đều thấp hơn so với năm 2006 vì chịu sự ảnh hưởng chung của doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm. Trong cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay đối tượng là DNNN, đối tượng khác có dư nợ giảm về số tương đối lẫn tuyệt đối trong năm 2007. Khách hàng ngoài quốc doanh chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ được duy trì ổn định qua các năm và có xu hướng tăng dần trong cơ cấu, trong đó tỷ trọng của DNTN là cao nhất kế đến là TNHH, cá thể, Cty Cổ Phần và đối tượng khác. * Dư nợ theo mục đích sử dụng: Dư nợ sản xuất kinh doanh là cao nhất và tăng mạnh nhất do họat động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ít rủi ro hơn họat động tiêu dùng và nông nghiệp. Qua đó cũng cho thấy tình hình sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được mở rộng, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ,...quy mô đầu tư ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong tương lai và phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Dư nợ của tiêu dùng và nông nghiệp chiếm tỷ trọng ít trong đó tiêu dùng đứng vị trí thứ 2 khoản 32% trong giai đọan 2005-2007 và có xu hướng ổn định hơn nông nghiệp. 4.5 Tình hình nợ quá hạn Bảng 06: Tình hình nợ quá hạn Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) 1. Theo đối tượng: 2.511 5.255 5.955 2.744 109,28 700 13,32 - Doanh nghiệp nhà nước 106 220 233 114 107,55 13 5,91 - DN ngoài quốc doanh: 2.405 5.035 5.722 2.630 109,36 687 13,64 + Cty TNHH 998 1.762 1.774 764 76,59 12 0,66 + Cty cổ phần 239 856 916 616 257,39 60 6,96 + DNTN 910 1.460 1.602 550 60,44 142 9,73 + Cá thể 160 755 1.030 596 373,02 275 36,37 + Khác 98 201 401 104 105,89 199 98,88 2. Theo mục đích sử dụng: 2.511 5.255 5.955 2.744 109,28 700 13,32 - Sản xuất kinh doanh 1.127 2.721 3.019 1.594 141,44 298 10,95 - Tiêu dùng 876 1.435 1.743 559 63,81 308 21,46 - Nông nghiệp 508 1.099 1.193 591 116,34 94 8,55 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Tình hình nợ quá hạn qua các năm điều tăng, tốc độ tăng năm 2007 chậm lại so với năm 2006 ở hầu hết các chỉ tiêu. Tổng nợ quá hạn năm 2006 tăng 109,28% năm 2007 tăng 12,32%. Tuy nợ quá hạn qua các năm điều tăng nhưng vẫn trong tình trạng kiểm soát và không đáng kể, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng giai đọan 2005-2007 (Theo quy định của chính phủ thì tỷ lệ này không vượt quá 5%). Vì vậy ta thấy rằng tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng là do sự biến động của tình hình kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát tăng tăng cao làm cho chi phí tăng đáng kể vì vậy một số đối tượng khách hàng hoạt động kém hiệu quả làm cho tình hình thu nợ gặp nhiều khó khăn Bảng 07: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ Đvt: % Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Theo đối tượng: 0,90 1,44 1,41 - Doanh nghiệp nhà nước 0,04 0,06 0,06 - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 0,86 1,38 1,36 + Cty TNHH 0,36 0,48 0,42 + Cty cổ phần 0,09 0,23 0,22 + DNTN 0,33 0,40 0,38 + Cá thể 0,06 0,21 0,24 + Khác 0,04 0,06 0,09 2. Theo mục đích sử dụng: 0,90 1,44 1,41 - Sản xuất kinh doanh 0,40 0,74 0,72 - Tiêu dùng 0,31 0,39 0,41 - Nông nghiệp 0,18 0,30 0,28 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là rất thấp trên tổng dư nợ. Do mở rộng quy mô lĩnh vực cho vay nên việc tăng nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng dần năm 2005 0,9%, năm 2006 tăng đạt 1,44% tuy nhiên tỷ lệ này giảm nhẹ vào năm 2007. Qua đó ta thấy rằng ngân hàng quản lý tình hình nợ quá hạn rất tốt nên tỷ lệ này rất nhỏ và không đáng kể. Tuy nhiên cũng cần phải theo sát vì xu hướng nợ quá hạn sẽ tăng dần theo quy mô cho vay và tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động phức tạp và rủi ro trong lĩnh vực cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng. Qua bảng số liệu ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao đó là sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vì vậy cần phải theo dõi sát công tác thu nợ đối với những khách hàng có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. 4.6 Phân tích tín dụng trung và dài hạn Việc phân tích tính dụng trung và dài hạn chỉ dựa trên 3 chỉ số là do Chỉ số (Tổng dư nợ / tổng tài sản) là không có đủ số liệu để phân tích. Còn chỉ số (dư nợ (ngắn) trung và dài hạn / Tổng dư nợ) đã phân tích ở phần trên nên phần này không tập trung phân tích lại chỉ số đó. Bảng 08: Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động (lần) 0,93 1,17 0,98 Nợ quá hạn / tổng dư nợ (%) 0,90 1,44 1,41 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,69 0,87 0,92 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) 4.6.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ số này phản ánh công tác cho vay trung và dài hạn có sử dụng hết được nguồn vốn mà chi nhánh huy động được hay không? Chỉ số này quá cao hay thấp đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn chỉ đạt ở mức 93%. Đến năm 2006 do tỷ lệ dư nợ tăng cao và nhanh hơn tốc độ tăng của huy động vốn vì vậy mà tỷ lệ này đạt 117% tổng vốn huy động được. Dư nợ trung và dài hạn năm 2006 đã vượt qua nguồn vốn huy động như vậy nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn tăng rất đáng kể và tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ chưa đủ mạnh mà phải sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở. Điều này có nghĩa khả năng huy động vốn của ngân hàng từ dân cư còn rất thấp. Đến năm 2007, dư nợ trung và dài hạn giảm xuống còn 98% so với vốn huy động. điều đó cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng trong năm 2007 có hiệu quả cao, đã cải thiện được đáng kể. Một trong những nguyên nhân chính giúp cho tình hình huy động vốn tăng lên là yếu tố lãi suất, lãi suất năm 2007 tăng cao và đạt mức kỷ lục vào những tháng cuối năm 2007. Do chính phủ yêu cầu các NH mua tín phiếu bắt buộc với mức lãi suất ở khoản 7.5%/ năm. nhằm mục đích rút tiền ra khỏi lưu thông để làm giảm lạm phát. Qua đó tình hình cho vay năm 2007 gặp nhiều khó khăn vào những tháng cuối năm, lượng khách hàng đi vay giảm dần nhưng ngân hàng lại không có tiền để giải ngân cho khách hàng. Đó là một trong những khó khăn trước mắt mà Sacombank gặp phải trong năm 2007 vừa qua. 4.6.2 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2006 tăng lên 1,44% tăng nhanh hơn so với năm 2005 là 0,54% đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,41%. Nhìn chung tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Sacombank là không cao và còn nằm trong quy định của chính phủ là dưới 5%. Tuy nhiên tỷ lệ tăng mạnh vào năm 2006 cho thấy quá trình theo dõi, giám sát thu nợ có phần lơ là nhưng đến năm 2007 tình hình đã được cải thiện chút ít. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ đã giàm 0,04% mặc dù không nhiều nhưng đã phản ánh phần nào trong công tác quản trị nợ quá hạn của ngân hàng đã có hiệu quả. 4.6.3 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn phản ánh khả năng quay vòng vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm, việc luân chuyển vốn để cho vay đối với khách hàng nhiều hay ít. Năm 2005 vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn đạt 1,69 vòng, năm 2006 vòng quay vốn của chi nhánh chỉ còn 0,87 vòng. Năm 2006 tăng lên 0,92 vòng, tăng 0,05 vòng so với năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do doanh số dư nợ nhiều trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng chậm hơn so với dư nợ vì vậy vòng quay chậm lại. Tuy nhiên sang năm 2007, tình hình thu nợ của chi nhánh tăng cao, tăng 32% so với năm 2006 trong khi đó dư nợ chỉ tăng 16%. Chính vì thế mà vòng quay tín dụng của Sacombank được cải thiện đáng kể. Điều này chứng tỏ công tác tín dụng trung và dài hạn của chi nhánh có hướng chuyển biến tích cực. Điều này phản ánh được phần nào công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong năm là tốt hay không tốt. Nếu thu nợ càng nhiều thì chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn sẽ dừng lại ở mức thấp, hoạt dộng cho vay trung và dài hạn của chi nhánh sẽ ít rủi ro hơn. 4.7 Phân tích rủi ro tín dụng Bảng 09: Tình hình nợ xấu của Sacombank Cần Thơ Đvt: triệu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 SS 06/05 SS 07/06 ST % ST % Tổng Nợ xấu 6.591 7.752 7.389 1.161 17,6 -363 -4,7 Nợ xấu trung và dài hạn 3.757 4.341 3.621 735 19,4 -303 -6,7 Nợ xấu ngắn hạn 2.834 3.411 3.768 426 15,2 -60 -1,9 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) Nhận xét: Tình hình nợ xấu của ngân hàng cùa ngân hàng năm 2006 tăng cao tăng 17,6% so với năm 2005, năm 2007 tình hình giảm dần tuy nhiên tốc độ giảm không nhiều do đặc điểm của khỏan nợ này là nợ khó đòi nợ quá hạn từ 91 – 360 ngày. Góp phần vào việc làm tăng Tổng nợ xấu cùa ngân hàng lên nhanh vào năm 2006 là do tình hình nợ xấu ở lĩnh vực trung và dai hạn tăng nhanh tăng 19,4% trong khi đó ở lĩnh vực ngắn hạn tăng 15,2%. Điều đó đồng nghĩa với việc rủi ro trong họat động tín dụng trung và dài hạn tăng cao và tình hình thu nợ khó đòi trong năm không được thuận lợi. Tuy nhiên đến năm 2007 tình hình đã được cải thiện chút ít. Trong tổng cơ cấu hình nợ xấu của ngân hàng qua các năm ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn chiến tỷ trọng lớn hơn so với ngắn hạn nhưng không nhiều. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài trong giai đọan lần lược là 57,56%, 58,42% và 57,19% do bản chất các món vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro hơn vay ngắn hạn, còn lại là nợ xấu của các khỏan vay ngắn hạn. Hình 07:cơ cấu nợ xấu qua các năm * Phân tích chỉ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn Bảng 10: Tỷ số rủi ro tính dụng Sacombank Chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005 – 2007 Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 Tổng Nợ xấu Tr.đ 6.591 7.752 7.389 Nợ xấu trung và dài hạn Tr.đ 3.794 4.529 4.226 Nợ xấu ngắn hạn Tr.đ 2.797 3.223 3.163 Tổng dư nợ ngắn hạn Tr.đ 260.809 348.282 398.069 Tổng dư nợ trung và dài hạn Tr.đ 278.809 365.282 422.069 Rủi ro tín dụng trung và dài hạn % 1,36 1,24 1,00 Rủi ro tin dụng ngắn hạn % 1,07 0,93 0,79 Rủi ro tín dụng Sacombank % 1,22 1,09 0,90 (Nguồn Sacombank chi nhánh Cần Thơ) * Phân tích rủi ro tín dụng Sacombank: Nhìn chung hệ số rủi ro tín dụng của sacombank trong gia đọan 2005-2007 tương đối thấp và theo xu hướng giảm dần năm 2006 tỷ số rủi ro tín dụng là 1,09% giảm 0,1%, năm 2007 tỷ số đạt 0,9% giảm 0,2%. Qua đó ta thấy rằng tình hình quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank là rất khả quan và có hiệu quả. Bên cạnh đó cũng cho thấy rằng khả năng chịu đựng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Sacombank ngày càng cao hơn. Tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Sacombank qua các năm nhìn chung đều thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Cụ thể là năm 2006 tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn thành phố Cần Thơ là 2,12%(5) trong khi đó Sacombank là 1,09%, năm 2007 tổng nợ xấu trên địa bàn đạt 238 tỷ đồng(5) trong khi đó của Sacombank là 7,389 tỷ đồng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nợ xấu của TP là 3,1%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 của Cần Thơ là 1,36%(5) trong khi đó sacombank là 0,9%. Ta thấy rằng tình hình nợ xấu trên địa bàn giảm dần (giảm 0,76% so với năm 2006) và đóng góp một phần vào tình hình chung đó có Sacombank chi nhánh Cần Thơ. * Phân tích tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn: Nhìn chung tình hình rủi ro tín dụng ngắn hạn thấp hơn so với tín dụng trung và dài hạn và tỷ số của tòan chi nhánh trong giai đọan 2005-2007. Vì vậy khả năng chịu rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn là rất thấp. Bên cạnh đó bản chất của các khỏan nợ vay ngắn hạn thường ít rủi ro hơn bởi vì quá trình quản lý và kiểm soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng sẽ dễ dàng hơn. Năm 2005 rủi ro tín dụng ngắn hạn là 1,07%, năm 2006 là 0,93% giảm 0,14%, năm 2007 là 0,79% giảm 0,14%. Như vậy tình hình quản trị rủi ro tín dụng ngắn hạn có hiệu quả hơn lĩnh vực trung và dài hạn. * Tình hình rủi to tín dụng trung và dài hạn Hình 08: Rủi ro tính dụng của Sacombank qua các năm Qua các năm tỷ số rủi ro tín dụng của lĩnh vực trung và dài hạn cao hơn so với ngắn hạn và của tòan chi nhánh. Ta thấy tỷ lệ rủi ro tín dụng trung và dài hạn giảm dần tuy nhiên tốc độ giảm năm 2006 chậm hơn chút ít so với ngắn hạn là 0,02%, đến năm 2007 giảm mạnh, giảm nhiều hơn ngắn hạn là 0,1% và giảm hơn tỷ số rủi ro của toàn chi nhánh là 0,05%. Qua đó ta thấy rằng tình hình quản trị rủi ro tín dụng của Sacombank là rất tốt trong lĩnh vực ngắn hạn và lĩnh vực trung và dài hạn. Để thực hiện được điều đó Sacombank Cần Thơ phải rất phấn đấu trong công tác thẩm định hồ sơ khách hàng và các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro. Bên cạnh đó phải có đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. 4.8 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ 4.8.1 Thuận lợi - Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là rất thấp trong giai đọan 2005-2007. - Tốc độ tăng trưởng của nợ quá hạn chậm lại và giảm đáng kể vào năm 2007. - Dư nợ tăng nhanh qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trong năm 2007 bị chậm lại, qua đó thể hiện được quy mô trong lĩnh vực vay trung và dài hạn không ngừng tăng lên. - Tình hình đầu tư vào Cần Thơ ngày càng tăng cao, số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng nhanh. vì vậy nhu cầu vay vốn trung và dài hạn sẽ tăng đáng kể trong những năm tới. “Năm 2007, TP Cần Thơ cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.100 doanh nghiệp các loại hình với số vốn đăng ký 3.900 tỷ đồng. Cấp chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh cho 3.190 lượt doanh nghiệp, trong đó có 460 doanh nghiệp tăng vốn với số vốn tăng 4.116 tỷ đồng, 24 doanh nghiệp giảm vốn 163 tỷ đồng. Thực hiện thủ tục giải thể 47 chi nhánh, 21 doanh nghiệp tư nhân và 17 công ty trách nhiệm hữu hạn. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 6.292 doanh nghiệp thuộc các loại hình với số vốn đăng ký 9.707,25 tỷ đồng đang hoạt động.”(5) - Tình hình quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn ngày càng khá quan, theo chiều hướng giảm dần năm sau thấp hơn năm trước. - Việc thu hồi các khỏan nợ quá hạn 91 - 360 ngày có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. - Tỷ lệ rủi ro tín dụng trung và dài hạn nói riêng và tòan Sacombank Cần Thơ nói chung thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ rủi ro tín dụng của khu vực Thành Phố Cần Thơ trong giai đọan 2005-2007. 4.8.2 Khó khăn - Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn giảm mạnh so với năm 2005 và chưa có sự phục hồi lại sau năm 2007. - Dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng nhanh trong khi đó vốn huy động tăng một cách chậm chạp. Điều đó đồng nghĩa với việc tình hình huy động vốn chưa đáp ứng hết nhu cầu tín dụng trung và dài hạn. - Tốc độ tăng của doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2007 giảm mạnh do phải huy động tiền gửi để mua tín phiếu bắt buộc của chính phủ. Thêm vào đó do lãi suất tăng cao nên các khỏan vay sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn. - Lãi suất tăng cao khách hàng “ngán” khỏan vay trung và dài hạn. - Tỷ số rủi ro tín dụng trung và dài hạn cao hơn so với tòan chi nhánh vì vậy cần phải phấn đấu để là giảm rủi ro hơn nữa đồng thời phải đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu trong họat động tín dụng. - Công tác giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong tình kinh tế phát triển nhanh chóng như hiện nay. Nguyên nhân là do tình hình thống kê, cập nhật thông tin bị hạn chế. - Biến động của thị trường sẽ tác động tích cực và tiêu cự đến khách hàng vay vốn. Nếu chịu sự tác động tiêu cực nhiều thì nhân hàng gặp nhiều rủi ro trong lĩnh vực cho vay dài hạn. - Lãi suất biến động mạnh và tăng cao sẽ làm cho ngân hàng mất đi một khoản thu từ lãi của các khỏan vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó nếu điều chỉnh lại lãi suất trong tình hình như thế thì gặp nhiều khó khăn đối với khách hàng vay. CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NHTMCP SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng trung và dài hạn giai đọan 2005-2007 5.1.1 Những thành tựu đạt được Một số thành tựu mà Sacombank chi nhánh cần Thơ đạt được trong giai đọan 2005-2007 là: - Quy mô trong lĩnh vực cho vay trung và dà hạn được mở rộng - Công tác thu nợ và quản trị rủi ro trong họat động tín dụng trung và dài hạn là rất tốt. - Tỷ trọng khách hàng mục tiêu trong tổng cơ cấu cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng, dần phù hợp và phát triển theo định hướng chung của tòan hệ thống Sacombank. Đồng thời cũng phù hợp với tình hình phát triển của khu vực thành phố Cần Thơ nói chung. - Khả năng chịu đựng được rủi ro cao đối với lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn. 5.1.2 Những khó khăn và thách thức gặp phải Trong quá trình hoạt động và cho vay của chi nhánh nói chung và trong công tác tín dụng trung và dài hạn nói riêng còn tồn tại tất nhiều nguyên nhân, yếu kém chưa khắc phục được. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay có rất nhiều NHTM CP đô thị và cổ phần nông thôn. Việc mở chi nhánh hàng loạt của các ngân hàng, đặc biệt là vào năm 2006 vừa qua như VPbank, VIPbank, Á Châu, Eximbank, ... cạnh tranh khách hàng với Sacombank. Đây chính là áp lực rất lớn cho Sacombank Cần Thơ. Ngoài ra trong năm 2006, đầu năm 2007 các ngân hàng quốc doanh dần thực hiện và đi đến hoàn tất việc cổ phần hoá. Khi đó các ngân hàng quốc doanh này càng mạnh về khả năng tài chính lẫn khoa học công nghệ hiện đại, phong cách phục vụ cũng được cải tiến hơn. Đây chính là sức ép không chỉ đối với Sacombank và các NHTM khác. Trong năm 2006, các NHTM bắt tay hợp tác với các đối tác nước ngoài diễn ra phổ biến hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Điều này đòi hỏi Sacombank phải không ngừng đổi mới công nghệ cho phù hợp. Địa bàn hoạt động của Sacombank quá xa, đi lại khó khăn nên có không ít trở ngại cho việc giám sát quá trình thực hiện vốn vay. Cán bộ tín dụng phải quản lý toàn bộ các khâu từ khâu nhận hồ sơ, thẩm định cho đến khâu giám sát, thu hồi nợ của khách hàng trên địa bàn rộng. Cán bộ tín dụng không đủ thời gian để thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên mà chỉ đối với khách hàng lớn, tập trung gần trung tâm thành phố. Khi xem xét hồ sơ vay vốn, ngân hàng ít xem xét thẩm định kỹ tài sản đảm bảo. Việc xét tài sản thế chấp chỉ đánh giá giá trị trên giấy tờ mà khách hàng cung cấp, không thẩm định rõ nguồn gốc và quá trình hình thành tài sản. Nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp, sang nhượng, cầm cố không hợp pháp. Loại đất trong giấy tờ chứng nhận không đúng thực tế. Chính vì điều này mà ngân hàng xác định món vay không đúng quy định. Nợ quá hạn nhiều do khách hàng trả nợ không đúng định kỳ do yếu tố bản thân thuộc về khách hàng như chây ỳ không muốn trả nợ cho ngân hàng vì lãi suất phạt nhỏ hơn lãi suất vay trên thị trường. Ngoài ra, còn do khách hàng sử dụng quỹ vốn vay không đúng mục đích ghi trong hợp đồng, hoạt động đầu tư kinh doanh không cao do không có chiến lược kinh doanh cũng như biện pháp ứng phó khi các yếu tố ảnh hưởng thay đổi. Trong lĩnh vực cho vay sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Nhiều hộ nông dân bị mất vốn hoàn toàn nên việc trả nợ cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Việc sản xuất nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ trong quá trình hội nhập còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đó là chiến lược phát triển vùng chậm thay đổi trong khi nền kinh tế đất nước đã thay đổi; kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh còn hạn chế, gây khó khăn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh như lúa, gạo, thủy sản, … bộc lộ nhiều yếu điểm do sản xuất phân tán, manh mún, chất lượng không đều, kém sức cạnh tranh. Mặt khác giá cả nông sản bị thương lái ép giá. Do đó hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro và không đem lại lợi nhuận cao, ảnh hưởng đến công tác tín dụng của ngân hàng đối với đối tượng này. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam vướng phải rất nhiều vụ kiện về hàng xuất khẩu như giày da, hàng may mặc, cá, tôm, ... làm cho nhiều hộ nông dân cũng như các doanh nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn vì vậy khó khăn trong công tác thu nợ sẽ tăng. Việc kiểm tra, thẩm định dự án sản xuất kinh doanh chỉ do một cán bộ tín dụng phân tích và báo cáo trình lên cấp trên. Phòng quản lý tín dụng chỉ kiểm tra, xem xét lại hồ sơ. Do đó, việc tính toán số liệu gặp nhiều sai sót do khách hàng cung cấp kết quả kinh doanh chưa thực sự đầy đủ và chính xác với tình hình thực tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá hoạt động của khách hàng. Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn chậm và có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Vì vậy cần phải tăng cường công tác thu nợ giảm bớt những khỏan nợ khó đòi. 5.2 Giải pháp 5.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng * Một số giải pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả họat động tín dụng: - Phục hồi vòng quay vốn tín dụng: Tình hình vòng quay vốn tín dụng giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi lại trong năm 2007. Để làm cho vòng quay vốn tín dụng trở lại cần phải đẩy mạnh công tác thu các khỏan nợ đến hạn, qua đó sẽ làm giảm được các khỏan nợ quá hạn đồng thời sẽ hạn chế được nguy cơ trở thành nợ xấu của các khỏan nợ quá hạn đó. Vì vậy ta thấy rằng công tác thu nợ là yếu tố chính giúp cho vòng quay tín dụng trung và dài hạn phục hồi trở lại. Muốn như vậy cần phải có đội ngũ cán bộ theo sát tình hình thu nợ, không để cho các khỏan nợ quá hạn tăng lên và phải chủ động liên hệ với khách hàng, đôn đốc khách hàng khi gần đến hạn thanh tóan. Ngoài ra sự am hiểu của các cán bộ tín dụng về thực trạng của các ngành kinh tế còn yếu do mức độ quan tâm đến các họat động nghiên cứu thị trường còn thấp. Vì vậy sự chủ động đối phó với những tình huống xấu là không cao, do đó công tác thu nợ sẽ không mang tính chủ động mà ngược lại mang tính bị động và như vậy là yếu về thông tin thị trường cũng là một trong những yếu tố gián tiếp làm cho vòng quay tín dụng bị chậm lại. Cần phải nâng cao sự nhận thức và am hiểu thị trường đối với các ngành nghề kinh tế có liên quan thông qua tự tiềm hiểu và mở các lớp về nghiên cứu thị trường nhằm bổ sung kiến thức cho nhân viên. - Tăng cường công tác huy động vốn: Qua số liệu phân tích ta thấy rằng tình hình huy động vốn giai đọan 2005-2007 chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng do đó phải sử dụng nguồn vốn của hội sở để cho vay. Qua đó ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Sacombank cần thơ chưa đủ mạnh. Việc sử dụng nguồn vốn huy động tại chổ sẽ mang lại nhiều lợi ích, một mặt hạn chế được chi phí mặt khác có thể tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân như vậy hiệu quả sử dụng vốn nói chung ở khu vực Cần Thơ sẽ cao hơn. Tuy nhiên tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ gặp khó khăn là do người dân trong địa bàn chưa thật sự có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà thay vào đó là giữ tiền mặt hoặc mua vàng. Đây chính là một trong những khó khăn trước mắt của các ngân hàng nói chung trong việc huy động vốn. Do đó muốn cải thiện tình hình huy động vốn cần phải: -:- Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách tình hình huy động vốn cho ngân hàng. -:- Đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền: lãi suất hấp dẫn, phần thưởng có giá trị,... -:- Đa dạng hóa nguồn vốn huy động như huy động gửi vàng, các loại ngoại tệ,... -:- Kêu gọi khách hàng gửi tiền tiết kiệm thông qua một số kênh như: vận động người thân, bạn bè và các mối quan hệ. Đồng thời sử dụng những thông tin khách hàng cũ đã từng tham gia gửi tiết kiệm tại ngân hàng - Giải pháp đối phó với tình hình lãi suất tăng cao: Đối với tình hình lãi suất tăng cao như những tháng cuối năm 2007 sẽ gây không ít khó khăn cho họat động cho vay đặc biệt là khỏan cho vay trung và dài hạn. Bởi vì với mức lãi suất cao trong một thời gian dài sẽ là gánh nặng cho người vay và sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn của khách hàng do chi phí cao. Nhằm mục tránh tình trạng trên và tạo điều kiện cho đôi bên cùng có lợi khi sử dụng vốn thì nên sử dụng lãi suất thị trường. Lãi suất sẽ thay đổi theo lãi suất thị trường khi đó cơ hội cho khách hàng có được lãi suất thấp trong tương lai sẽ cao hơn so với những thời điểm nhạy cảm như những tháng vừa qua. Đây là biện pháp được các ngân hàng sử dụng nhằm đối phó với tình trạng lãi suất tăng cao trong một khỏan thời gian ngắn. Ưu điểm của giải pháp này là dể dàng, không có sự phức tạp cũng như phù hợp với đối tượng khách hàng tại khu vực. 5.2.2 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong họat động tín dụng như sau: - Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ hàng tháng, theo dõi tình hình tài sản thế chấp nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm của khách hàng so với hợp đồng tín dụng đã ký kết. Như sử dụng vốn sai mục đích, việc sản xuất kinh doanh bị trì trệ, trả lãi không đúng hạn ... Từ đó, cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nợ quá hạn. - Cán bộ tín dụng cần kiểm tra cẩn thận các yếu tố, không chỉ kiểm tra cho có lệ, đúng quy định mà phải thăm dò, tham khảo thị trường, môi trường xung quanh doanh nghiệp sản xuất, tài sản thế chấp. - Cán bộ tín dụng cần thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. Cán bộ tín dụng nên gọi điện thoại nhắc trước khách hàng một thời gian để khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho ngân hàng. Ngoài ra, kế ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn. Đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với khách hàng do lu bu nhiều việc nên quên hoặc làm lung lay đối với khách hàng chây lỳ không chịu trả nợ. - Lực lượng thanh tra phải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có quyền xử lý kịp thời nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động của chi nhánh có nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về những quyết định không đúng của mình. - Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn. CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Tình hình hoạt động của Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007 có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Thông qua việc phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng giai đọan 2005-2007 ta thấy được một số nét nổi bậc cũng như là những nét còn hạn chế như sau: * Những nét nổi bậc chính - Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trung và dài hạn tốt. - Tình hình thu nợ có hiệu quả và nợ quá hạn trên tổng dư nợ là rất ít. - Quy mô trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng mở rộng biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng hàng năm của doanh số cho vay. - Thông qua tỷ trọng trong cơ cấu cho vay ta thấy rằng chi nhánh đã đi đúng định hướng mà hội sở đã đề ra là chú trọng phát triển mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. * Những mặt còn hạn chế: - Tình hình huy động vốn còn yếu, tuy nhiên đã được cải thiện nhưng tốc độ tăng của doanh số cho vay vẫn cao hơn tốc độ tăng của tình hình huy động vốn. - Rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng cao do yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến. 6.2 KIẾN NGHỊ Thông qua thời gian thực tập tại ngân hàng em đã có cơ hội tiếp xúc cũng nhưng tìm hiểu được một số hoạt động thực tế. Đồng thời, kết hợp với quá trình phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn em đã nhận ra được một số điểm cần lưu ý như sau: - Chi nhánh nên tích cực trong việc triển khai các dịch vụ đi kèm hoạt động tín dụng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, đồng thời hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Bởi vì trong nền kinh tế thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta khó có thể kiểm soát hết được hoạt động của khách hàng. Chỉ những khách hàng gắn bó với ngân hàng càng nhiều dịch vụ thì việc kiểm soát tín dụng mới càng chặt chẽ và hiệu qủa hơn đặc biệt là mảng tín dụng trung và dài hạn. Sacombank cần phát huy hơn nữa các sản phẩm đặc trưng của chi nhánh nên đi sâu khai thác, không ngừng hoàn thiện các sản phẩm riêng so với các NHTM khác để khi nhắc tới sản phẩm dịch vụ ngân hàng khách hàng sẽ nhắc đến Sacombank nhiều hơn. Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên đề về các sản phẩm mới của ngân hàng. Khi khách hàng hỏi tới bất kỳ nhân viên nào cũng có thể giải đáp một cách dễ hiểu cho khách hàng biết, tránh tình trạng khách hàng phải hỏi qua nhiều trung gian. Chi nhánh đang thực hiện chính sách giao dịch một cửa cho khách hàng đến giao dịch. Do đó, chi nhánh nên phát huy hơn nữa điểm mạnh này bằng cách thường xuyên củng cố kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Từ cung cách phục vụ lẫn trình độ làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo được ấn tượng tốt trong lòng mỗi khách hàng. Mặt khác, chi nhánh cần hình thành nên các mối quan hệ thực sự minh bạch, trong sáng, trung thực, đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng. Chi nhánh Sacombank Cần Thơ là chi nhánh điển hình, tiêu biểu trong việc tuân thủ các nguyên tắc về giờ giấc làm việc, tác phong ăn mặc, giao tiếp và việc thực hiện các quy chế quy định. Đây là thành công bước đầu trong việc chinh phục khách hàng, tạo dấu ấn đối với khách hàng. Đặc biệt là đối với những khách hàng thường xuyên cần vốn và giao dịch với ngân hàng nhiều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của NHTMCP Sacombank chi nhánh Cần Thơ giai đọan 2005-2007. 2. Nguyễn Thị Tâm (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Kiên Giang” 3. Nguyễn Thị Kim Cương (2007), “Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hậu Giang”. 4. ThS Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2006). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại 5. web: (Trích Báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan