Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines

Nhận xét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tình hình xuất khẩu gạo nói riêng ta thấy tồn tại nhiều khó khăn và thuận lợi đi chung với nhau, gặt hái nhiều thành công sau nhiêu năm tháng vất vả gian khổ. Nhưng vẩn không lấy đó làm điều tâm đắc mà chủ quan trong việc đẩy mạnh việc xuất khẩu. mà chính phủ, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt về tình hình xuất nhập khẩu của thế giới và của chính trong nước để đẩy mạnh nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về gạo và các mặt hang chủ lưc khác của đất nước.

doc48 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hua kém các nước khác, vừa cho thấy tổn thất về số lượng do công nghệ lạc hậu mang lại. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là vựa lúa trọng điểm của cả nước, sản xuất và cung ứng hơn 20 triệu tấn lúa/năm, góp phần đưa hạt gạo Việt Nam có mặt ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, mối bận tâm của người trồng lúa lẫn ngành chức năng là vấn đề cải tiến công nghệ bảo quản sau thu hoạch (BQSTH) như thế nào để góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo. Trên thực tế, vấn đề này đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc, thậm chí là chưa đúng quy trình. Khâu BQSTH lúa, gạo của chúng ta hiện nay đang đi theo quy trình ngược. Đây là nhận định của không ít các nhà khoa học, cán bộ đầu ngành về lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch. Do thói quen sản xuất và thiếu phương tiện, nên các công đoạn bảo quản hiện nay không được thực hiện theo đúng quy trình. Đường đi của hạt lúa, hạt gạo lòng vòng. Nó phải trải qua nhiều công đoạn trong những điều kiện môi trường và thời tiết khác nhau, làm giảm chất lượng của hạt gạo chế biến. Theo TS Phạm Văn Tấn - Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, nếu chúng ta xay xát rồi mà chúng ta bảo quản gạo, hạt gạo dễ hút ẩm môi trường hơn so với hạt lúa. Thứ hai, nếu bảo quản trên 3 tháng, hạt gạo dễ bị biến màu vàng. Lúa thì độ ẩm 14% bảo quản 3 tháng, thậm chí 6 tháng không bị dính màu vàng. Bảo quản gạo, sấy gạo là không phù hợp so với bảo quản lúa và sấy lúa. Lâu nay, chúng ta vẫn đang duy trì một "quy trình ngược" bất hợp lý của các công đoạn BQSTH, đó là: thu hoạch - làm khô sơ bộ - xát nứt lúa với độ ẩm cao ở một địa điểm - vận chuyển (chứa tạm từ 1-7 ngày) - xát trắng - lau bóng ở một địa điểm khác - sấy gạo đến độ ẩm 14% - bảo quản tạm gạo trắng (dưới 3 tháng) chờ tiêu thụ Ngoài những nhược điểm gây tổn thất sau thu hoạch lúa gạo cả về chất lẫn về lượng do làm khô sơ bộ cho lúa không đạt yêu cầu và xay xát lúa tại độ ẩm cao; do quá trình rơi vãi, do chuột và sâu bọ… Rõ ràng thay vì sấy và bảo quản lúa bằng những công nghệ tốt thì quy trình này lại sấy và bảo quản gạo. Bảo quản gạo dù có giảm được về thể tích và khối lượng, chi phí bảo quản thấp hơn, nhưng thực tế, gạo trắng có tuổi thọ ngắn hơn lúa. Đó là chưa kể các yếu tố khác, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo. TS Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, cho biết: "Chúng ta bỏ công sức rất nhiều trước khi thu hoạch. Nghĩa là chúng ta trồng, chăm sóc, thu hoạch, chúng ta làm rất kỹ, rất tốt. Nhưng cái khâu sau thu hoạch còn nhiều vấn đề, gây thất thoát lớn. Thu hoạch không đúng thời điểm thôi, thu hoạch trễ, sớm, cũng gây rạn nứt, xay chà dễ bị hư vỡ". Rõ ràng, công nghệ làm khô hoặc bảo quản lúa hay chế biến gạo lạc hậu sẽ làm giảm nghiêm trọng chất lượng của hạt gạo thành phẩm. Thêm vào đó, sự xáo trộn về thứ tự trong quy trình công nghệ sau thu hoạch cũng làm giảm chất lượng, giá trị, uy tín của hạt gạo trên thị trường. Để sớm khắc phục những vướng mắc này, nhất thiết cần phải có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân. Khi làm được điều này, chuỗi giá trị lúa gạo và đời sống nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung, chắc chắn sẽ được cải thiện 2. Công nghệ chế biến xuất khẩu Xay xát chế biến, bảo quản có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng lúa gạo, làm gia tăng giá trị của hạt gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất và hiệu quả xuất khẩu. Bởi lẽ quá trình chế biến gạo có liên quan mật thiết tới các tiêu thức về phẩm chất, đặc biệt tới quy cách của gạo. Các tiêu thức cơ bản về quy cách phẩm chất gạo xuất khẩu bao gồm kích thước của hạt (độ dài hạt), độ bạc bụng, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ thóc lẫn, độ bóng, độ đồng đều, quan trọng nhất là chỉ tiêu gạo nguyên hạt 100% hay tỷ lệ tấm. Căn cứ vào tỷ lệ tấm, người ta chia gạo thành các phẩm cấp khác nhau. Gạo phẩm cấp cao có tỷ lệ tấm từ 5-10% tấm và gạo nguyên hạt 100% (hiện nay Việt Nam chưa chế biến được loại gạo này). Loại gạo cấp trung bình có tỷ lệ tấm từ 20 - 25% tấm; loại gạo cấp thấp từ 35 - 40% tấm. Để chế biến được gạo cấp cao , thực tế đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu phơi sấy, làm sạch tạp chất trước khi xay xát, vận chuyển, bảo quản...Phần lớn máy xay xát đang sử dụng ở nước ta (nhất là ở miền Bắc) đạt trình độ công nghệ còn thấp. Tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm (35% tấm) đạt 60 - 62%, gạo xuất khẩu (20% tấm) đạt 48 - 50%, tỷ lệ gẫy 15 - 20% trong khi các nhà máy mới có thể đạt tỷ lệ thu hồi 71 - 72%, tỷ lệ gạo nguyên 52 - 55%. Điều này giải thích tại sao trong những năm qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp và trung bình, (Riêng năm 1989 loại này chiếm tới hơn 90%, loại cấp cao hầu như không có (0,3%) tổng lượng gạo xuất khẩu). Phần lớn gạo xuất khẩu của ta thường không đảm bảo độ đông nhất về quy cách, chất lượng ngay trong từng lô gạo. Ngoài ra, gạo xuất khẩu của ta còn nhiều nhược điểm khác như độ trắng không đều, lẫn thóc và tạp chất. Đặc biệt, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt, tỷ lệ gẫy cao. Mặc dù các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam có công nghệ và thiết bị ở trình độ tương đương với Thái Lan, song 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa nên chất lượng gạo chế biến giảm đi rất nhiều. Hay như công nghệ chế biến sau gạo, phần lớn công nghệ này ở Việt Nam chỉ đạt trình độ thủ công sản xuất gạo thô phục vụ trong nước. Trong khi ở Thái Lan, ngoài phục vụ một lượng đông đảo khách du lịch nước ngoài cũng như xuất khẩu gạo nguyên hạt chất lượng cao thì hằng năm, quốc gia này còn xuất khẩu khoảng 150 nghìn tấn sản phẩm chế biến từ gạo, thu về khoảng 78 triệu USD, tương đương giá trị của 0,5 triệu tấn gạo xuất khẩu. Phẩm cấp thấp và sự kém đa dạng về chủng loại cũng là một bất lợi lớn của gạo Việt Nam. Theo số liệu nghiên cứu của Vụ Xuất nhập khẩu, trong khi gạo chất lượng cao (5-10% tấm) của Việt Nam được đánh giá là đã tăng đáng kể từ 14,2% năm 1990 lên hơn 40% vào năm 2000 thì ở Thái Lan, tỷ lệ này thường xuyên chiếm trên 70% tổng lượng xuất khẩu và tiếp tục tăng do các nhà sản xuất nước này đang nghiên cứu để cho ra đời những giống mới có chất lượng cao hơn. Các chuyên gia Vụ Xuất nhập khẩu khuyến cáo, trong một vài năm tới, các nhà sản xuất Việt Nam không phấn đấu đứng vào hàng các nhà xuất khẩu gạo chất lượng cao thì hoạt động xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới ngày càng giảm đi, cạnh tranh xuất khẩu gạo cấp thấp với Ấn Độ và Trung Quốc sẽ diễn ra gay gắt hơn nhiều. Những yếu kém về công nghệ chế dẫn đến những hạn chế về chất lượng và đa dạng về cơ cấu sản phẩmđã khiến cho mặt hàng gạo của Việt Nam có sức cạnh tranh yếu cả về giá cả và chất lượng trên thị trường thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu hàng năm. 3 . Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu Vài năm trở lại đây, hai từ “thương hiệu” được các doanh nghiệp, các phương tiện truyền thông nhắc đến tương đối nhiều. Vậy thương hiệu là gì? Nó quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp xuất khẩu? Thương hiệu sản phẩm (tiếng Anh là trademark) là thương mại của sản phẩm, bao gồm chữ viết, hình vẽ, màu sắc. Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của các đối thủ khác, tránh hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay. Nếu sản phẩm càng có chất lượng, có uy tín trên thị trường thì thương hiệu (tên gọi) của nó càng nổi tiếng theo. Hiện rất nhiều doanh nghiệp đã ý thức được vấn đề này và đã đầu tư khá lớn cả về thời gian và tiền bạc để xây dựng, khuyếch trương thương hiệu, cùng với nâng cao chất lượng, giữ uy tín sản phẩm khiến cho hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị phần ngày càng tăng ở trong và ngoài nước như sản phẩm May 10, bánh đậu xanh Quê Hương. Đối với mặt hàng gạo cũng vậy, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu riêng mà chỉ có tên chung là “gạo trắng Việt Nam”. Thực trạng đó gây thiệt thòi lớn cho sản phẩm gạo bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta, trong khi chất lượng gạo Việt Nam cũng tương đương với gạo nhiều nước xuất khẩu khác. Trên thực tế, với những nhãn mác, thương hiệu, tiêu chuẩn đã được đăng ký rõ ràng, giá xuất khẩu, chào bán của gạo Thái Lan thường cao hơn của gạo cùng phẩm cấp Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu qua trung gian, sau đó để thương nhân nước ngoài mua về và gia công đôi chút rồi biến nó thành sản phẩm của họ với một thương hiệu khác, vô hình chung, ta đã đánh mất phần tài sản quý giá của mình. Như vậy, để nâng sức cạnh của mặt hàng gạo nói riêng và hàng hoá nói chung, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát triển và tôn tạo thương hiệu, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình. Qua nghiên cứu cho thấy khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu chính là tình hình sản xuất manh mún, thiếu liên kết, dẫn đến nguyên liệu không đồng đều, chất lựợng không ổn định, thiếu kỹ thuật, thiếu giống tốt, thiếu chử tín… Gần đây nói đến phát triển nông nghiệp người ta thường nhắt đến cái bắt tay của ba nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhưng thực tế cái bắt tay này còn rất lỏng lẻo. Về phía doanh nghiệp: Việt Nam đứng hàng thứ hai về xuất khẩu gạo nhưng chưa có thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng. Về phía nhà khoa học: chưa gắn với nhu cầu của thị trường để nghiên cứu ra giống chất lượng. Phía nông dân: Thuyết phục bà con bỏ thói quen canh tác theo lối truyền thống, manh mún không phải đơn giản họ sẳn sàng bỏ hợp đồng. Thông tin từ website thuonghieunongsan, ở Việt Nam mãi đến năm 2005, ta vẫn còn sử dụng hơn 7 triệu ha để trồng lúa, chiếm 74% diện tích canh tác của cả nước. Tuy nhiên,chúng ta vẫn còn lổ hỏng lớn về: công nghệ sau thu hoạch, chất lượng măyh hàng và khâu an toàn vệ sinh, đặc biệt nhất là tai nghề của thành phần sản xuất. Hiện nay chúng ta đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), do đó chúng ta phải chấp nhận luật chơi chung của thế giới: luật chơi về an toàn thực phẩm (mặt hàng này luôn an toàn vệ sinh ), luật chơi về chất lượng (nguồn gốc giống chất lượng cao , bổ dưởng), và luật chơi về số lượng. Thông qua dó đòi hỏi chúng ta có những bước đi, giải pháp thích hợp, cụ thể nhằm để thành lập được thương hiệu trong thời gian mới: 1/ Nghiên cứu tìm ra giống lúa chất lượng cao có giá trị thương phẩm tốt đối với thị trường nội địa và xuất khẩu, nhưng phải được xem xét trên cơ sở của một nền nông nghiệp bền vững. Đó chính là đòi hỏi áp dụng các qui trình thâm canh tổng hợp, 3 giảm 3 tăng; một phải năm giảm; chương trình IPM, ICM. Đồng thời, phải đào tạo nông dân về kỷ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice), từ đó mới chứng minh được mặt hàng gạo ta luôn đảm bảo được an toàn vệ sinh. 2/ Không sản xuất quá nhiều giống, nghĩa là chúng phải hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, xây dựng những cánh đồng một giống, đòi hỏi phải có một nhóm nông dân liên kết lại, chứ không phải sản xuất riêng rẻ, nhằm để tạo ra khối lượng lúa lớn, đồng bộ, như vậy sẽ thuận lợi cho việt thành lập thương hiệu. 3/ Phải có hệ thống thu mua có lợi cho nông dân, giảm trung gian, có như vậy lúa gạo sẽ không bị lẫn lộn nhiều giống. Muốn như vậy có sự bắt tay hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và người sản xuất. Thông qua đó những công ty kinh doanh lúa gạo chịu trách nhiệm về thương hiệu của công ty. 4/ Phải phát triển công nghệ sau thu hoạch, vì trong sản xuất lúa phải chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, nên khâu chế biến và bảo quản luôn được quan tâm, nghĩa là lúa phải được sấy khô đúng tiêu chuẩn, bảo quản tốt trong lúc tồn trử, xây dựng lại các nhà máy xay xát, lao bong gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, có như vậy chất lượng lúa mới ổn định, từ đó dể dàng cho việc thành lập thương hiệu. 5/ Thâm dò sở thích thói quen, nhu cầu sử dụng gạo trong nước và nước ngoài, thông qua đó thành lập nhiều thương hiệu đặc sản trong nước: Nàng Nhen, thơm Chợ Đào, Tám Xoan, Jasmine…tiếp theo đó trở thành thương hiệu quốc tế. Đồng thời phải có những chiến lược quảng bá sản phẩm thông qua các khâu đóng gói, mẩu mã của bao bì, khâu thu hoach. 6/ Kệt hợp chặt chẻ giữa bốn nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước. Từ đó mới tạo ra được sản phẩm đồng nhất, chất lượng vì có hổ trợ về nguồn giống tốt, kỹ thuật từ các nhà khoa học, doanh nghiệp thu mua lúa từ nông dân. Đồng thời, có sự hổ trợ từ phía nhà nước từ đó nông dân yên tâm sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng phục vụ cho việc thành lập thương hiệu. 4. Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển Bên cạnh giống lúa và công nghệ chế biến nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo, bao bì trong thương mại quốc tế góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ, quảng cáo và hướng dẫn sử dụng hàng hoá. Do vậy, bao bì phải được thiết kế một cách hấp dẫn với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch sự), kích thích sự ham thích của người tiêu dùng. Trên bao bì cũng cần ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về sản phẩm như tên nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ tiêu chất lượng; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng; xuất xứ . Kích thước và khối lượng bao bì phải hợp lý, tiện lợi, dễ vận chuyển. Bao bì đóng và vận chuyển là khâu quyết định để hàng hoá giữ vững chất lượng, là biện pháp cần thiết để duy trì tốt giá trị sử dụng của hàng hoá. Các hàng nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm, nước mưa, nhiệt độ, vi sinh vật gây bệnh....Mặt khác, khâu vận chuyển gạo chủ yếu bằng đường biển đòi hỏi thời gian rất dài và trải qua nhiều phương tiện. Vì thế, các doanh nghiệp cần thiết kế bao bì, bao gói bằng những vật liệu chắc chắn sao cho có thể bảo vệ hàng hoá khỏi hư hỏng trong mọi trường hợp để giữ toàn vẹn chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao. Nâng cao chất lượng bao đóng gói và nhãn hiệu sẽ làm tăng giá trị hàng hoá, thể hiện được chất lượng bên trong của hàng hoá, giảm tổn thất trong khâu vận chuyển, lưu kho và bán hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bao bì đóng gói phù hợp gọn nhẹ còn tiết kiệm thêm khoản tiền đáng kể. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Ông Richard Moore, chuyên gia thương hiệu Mỹ, cho rằng: “Giá gạo liên quan đến chất lượng gạo, giao hàng. Để nâng cao giá trị cần sự đầu tư lớn về tiếp thị, bao bì, bán hàng. Người tiêu dùng chọn lựa sản phẩm chủ yếu tập trung vào sản phẩm có thương hiệu. Hàng không có thương hiệu sẽ chịu thiệt. Tạo dựng thương hiệu phải tạo được cảm xúc với khách hàng”. Đồng quan điểm này, ông Herby Neubacher, chuyên gia cố vấn cao cấp của các tập đoàn truyền thông chuyên ngành về lương thực và thực phẩm của châu Âu tại Việt Nam, chia sẻ: “Người tiêu dùng đi siêu thị như là trải nghiệm và họ muốn bao bì sản phẩm bắt mắt. Gạo ra thế giới không phải đầu tư quá nhiều tiền, chỉ cần biết tận dụng những công cụ sẵn có của mình”. 5. Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu Kênh phân phối gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua bao gồm các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia vào việc đưa sản phẩm gạo từ người sản xuất đến cảng xuất khẩu Việt Nam như cảng Sài Gòn, Cần Thơ, Hải Phòng. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam theo mô hình lớn như trang trại và hợp tác xã vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng lúa gạo của cả nước, hộ nông dân vẫn đóng vai trò chủ yếu, điều này gây khó khăn trong việc cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp do quy mô nhỏ, gây ảnh hưởng đến cả chất lượng và tổn thất về số lượng. Có sự yếu kém trong khâu phơi sấy do phụ thuộc vào thời tiết nắng, hay mưa. Hiện nay có những loại máy sấy chất lượng tốt, nhưng giá thành tương đối cao và chỉ phù hợp cho sản xuất quy mô lớn. Đối với nước ta, sản xuất theo hộ gia đình sẽ không phù hợp và gây sự lãng phí lớn do sử dụng không hết công suất. Loại máy này ở Việt Nam chưa xuất hiện nhiều. Ngược lại, ở các nước khác như ở Mỹ, các khâu sản xuất và sau thu hoạch chủ yếu do máy móc đảm nhận vì sản xuất trên quy mô lớn, chủ yếu là trang trại. Từ đó việc thu mua lúa gạo cũng dễ dàng hơn do lượng gạo tập trung nhiều một chỗ, tốn ít thời gian hơn, giảm được chi phí vận chuyển. Từ năm 1989, sự độc quyền của Nhà nước trong khâu lưu thông đã được bãi bỏ và các thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh mua bán, vận chuyển lúa gạo từ hộ nông dân đến người tiêu dùng trong nước và nhà xuất khẩu. Trong đó khoảng 95% khối lượng gạo xay xát xuất khẩu do tư thương đảm nhiệm. Hiện nay riêng hai huyện Ô Môn và Thốt Nốt ở Cần Thơ đã có gần 300 doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động thu mua lúa, xay xát, chế biến gạo xuất khẩu. Các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò điều tiết và hướng dẫn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhà nước và các tư thương chưa có sự phối hợp hài hoà trong dòng chảy lúa gạo từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong nước và các nhà xuất khẩu, biểu hiện qua việc giữa tư thương với nhau, thậm chí kể cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng tranh mua, tranh bán và mạnh ai nấy làm vì chưa có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động theo cấp làng, xã, huyện, tỉnh. Thông thường, vào kỳ thu hoạch rộ vụ đông xuân (tháng 3) và kéo dài suốt vụ hè thu (tháng 7, 8) thường xảy ra tình trạng cung vượt cầu về lúa hàng hoá. Vấn đề đặt ra là cần phải mua dự trữ hết lúa hàng hoá trong những tháng có thừa để điều hoà cho những tháng thiếu, thông qua đó giải quyết xuất khẩu lượng gạo thừa so với nhu cầu nội địa sao cho hợp lý và có hiệu quả. Nhưng cho đến nay, hầu như các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng do thường xuyên thiếu vốn dự trữ hay rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra cảnh ùn tắc tàu ở cảng do giao hàng không kịp, giá gạo bị đẩy lên cao do tranh mua nhất thời giữa các nhà xuất khẩu hay do các nhà cung ứng ép giá mà chất lượng đôi khi không đản bảo. Thậm chí, có lúc lúa gạo trên thị trường thế giới đã giảm, nhưng giá gạo cung ứng xuất khẩu trên thị trường nội địa chưa giảm, dẫn đến giá gạo nội địa cao hơn giá xuất khẩu, gây khó khăn trong việc huy động nguồn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Hơn nữa, việc điều tiết quản lý luồng hàng của Nhà nước chưa tốt, nên thường xuyên xảy ra tình trạng xuất khẩu lậu qua biên giới với quy mô hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.. Thực tế khó có thể biết được chính xác lượng gạo xuất khẩu qua tiểu ngạch này vì không có giấy phép của Bộ Thương mại. Theo đánh giá của Bộ Thương mại và các cơ quan chức trách, hầu hết hoạt động xuất khẩu gạo qua biên giới do trốn thuế, nên mức giá rẻ, thấp hơn 5 - 10% so với giá xuất khẩu chính ngạch.Điều này gây tổn hại cho nền kinh tế nước nhà mà còn làm rối loạn thị trường lương thực trong nước và những hậu quả khác. Tình trạng này cần sớm được ngăn chặn để đảm bảo trật tự trong hệ thống lưu thông, phân phối gạo trong nước hiện nay. Cơ sở xay xát có ý nghĩa lớn trong khâu chế biến và tạo nên chất lượng gạo xuất khẩu. Hiện nay cả nước có trên 626 cơ sở xay xát Nhà nước và hàng chục ngàn cơ sở xay xát tư nhân với tổng năng lực xay xát khoảng 15 triệu tấn gạo/năm, về cơ bản đáp ứng nhu cầu xay xát dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó quốc doanh chiếm 1/3, còn máy nhỏ của tư nhân chiếm 70%. Thực tế hệ thống cơ sở vật chất này vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa những máy móc công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, gây nhiều lãng phí; thiếu những máy móc tốt, hiện đại đem lại hiệu quả cao, hiện tượng này thiếu cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, sự đầu tư , cải tiến kỹ thuật chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ (phần lớn ở khu vực tư nhân), thiếu tính đồng bộ ở các khâu liên hoàn như phơi, sấy, xay xát, vận chuyển, bảo quản; nên hiệu quả xay xát nói chung còn thấp, thể hiện qua quy cách, phẩm chất gạo xuất khẩu của Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với Thái Lan, thậm chí chúng ta còn chưa thể sản xuất ra những loại có phẩm cấp cao như gạo 100% B. Hệ thống kho chứa là khâu cuối cùng trong kênh phân phối gạo xuất khẩu cũng đóng vai trò khá quan trọng. Hiện cả nước có hệ thống sức chứa của kho gạo là 1.875. 000 tấn, trong đó 50% là kho kiên cố, còn lại bán kiên cố. Sự phân bố không đồng đều, cùng với hiệu suất sử dụng kho thường rất thấp, chỉ đạt 30% tổng dung tích kho (tư nhân đảm nhiệm xay xát chủ yếu, nhưng lại sử dụng kho nhỏ gia đình). Dẫn đến tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa kho dự trữ gạo xuất khẩu trong những tuần cao điểm. Hiện nay trong khâu bảo quản ở nước ta còn quá ít các phương tiện phòng chống vi sinh vật gây hại như nấm mốc, chuột, mối mọt..., và chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế trong quá trình sản xuất lưu thông. Nông dân chỉ bảo quản tại nhà; các doanh nghiệp có kho, nhưng lại không đảm bảo yêu cầu chất lượng do xây dựng lâu năm, bố trí không thích hợp. Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tổn thất trong khâu bảo quản sau thu hoạch là 3,2-3,9%. Tình trạng này gọi là “mất mùa trong nhà”. Tóm lại, so với Thái Lan, chúng ta chưa đảm bảo được đồng bộ hệ thống phối hợp tối ưu giữa sản xuất - chế biến - kho tàng - cảng khẩu, do đó chất lượng gạo không đều, chi phí lưu thông cao, thời gian giao hàng chậm, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu. 6. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội trợ triển lãm...) Hội trợ triển lãm và quảng cáo đang là những công cụ rất hữu hiệu mà các doanh nghiệp phổ biến đang dùng để giới thiệu sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp đến người tiêu dùng tại nước nhập khẩu hay nước tiêu thụ. Trong lĩnh vực quảng cáo, doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế vượt trội về vốn và kỹ thuật so với doanh nghiệp trong nước và hiện chiếm 80% thị phần quảng cáo trong nước. Ngoài ra, họ thực hiện được chương trình quảng cáo quy mô đồ sộ với khoản chi phí lớn. Chẳng hạn, vừa qua Công ty Bia Tiger đã chi tới 2 triệu USD để dựng đoạn phim quảng cáo “The Quest” kéo dài 2 phút. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vừa chưa đủ kinh phí để làm như vậy vừa chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình tới đông đảo người tiêu dùng ngoài nước, hay tại nước có tiêu thụ hay nhập khẩu gạo thông qua các chương trình quảng cáo với quy mô lớn, mới chỉ làm ăn theo kiểu tự phát, chưa có chiến lược lâu dài. Trong xu thế hiện nay, hội trợ triển lãm là cách giới thiệu sản phẩm tốt nhất trực tiếp đến người tiêu dùng, qua đó còn tạo lập những mối quan hệ lâu dài với bạn hàng để ký kết những hợp đồng lớn, thường xuyên ổn định. Ngành Nông nghiệp Việt Nam mới đây mới tổ chức một vài hội trợ về sản phẩm nông nghiệp và máy móc dùng trong nông nghiệp ở trong nước. Hoặc thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức riêng buổi hội trợ về giống cây trồng, trong đó giới thiệu các giống cây trồng mới, có năng suất cao, chất lượng tốt. Điều này giúp nông dân tiếp cận với các giống lúa mới và cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tuy nhiên quy mô tổ chức còn trong phạm vi nhỏ. Nhìn chung, cả hai hình thức này nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả của chúng, do vậy, sản phẩm gạo Việt Nam vẫn chủ yếu bán qua trung gian (tư thương nước ngoài), thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đông đảo thế giới biết đến và có uy tín lớn như gạo Thái Lan.Đặc biệt, rất ít doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp ký kết được những hợp đồng mua gạo lớn. D. CHIẾN LƯỢC, CƠ CẤU, SỰ CẠNH TRANH 1. Chiến lược xuất khẩu gạo của Việt Nam. a.Theo đuổi một cơ cấu thị trường tập trung và ổn định Định hướng kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam thể hiện sự ưu tiên cho các thị trường tập trung. Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung bao gồm các hợp đồng xuất khẩu gạo trắng các loại vào các thị trường do Chính phủ nước nhập khẩu ủy quyền cho một tổ chức thực hiện. Các thị trường tập trung thông thường như Philipine, Iraq, Cuba... Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm đến trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong các thị trường lớn không phải tập trung thì đáng lưu ý có Singapore chiếm đến 7,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu để tái xuất. Trong khi đó, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Như vậy, xuất khẩu gạo Việt Nam thể hiện định hướng nhắm đến sự ổn định với các bạn hàng lớn, trong khi đó Thái Lan lại đa dạng hóa đi rất nhiều thị trường. Trong nhiều năm qua, ở phía nhập khẩu gạo của Việt Nam rất có thể đang tồn tại một kết cấu thị trường gây bất lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam. Ngoại trừ lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường tập trung được các doanh nghiệp Việt Nam xuất trực tiếp cho các doanh nghiệp nước sở tại được Chính phủ nước nhập khẩu chỉ định, phần còn lại xuất khẩu sang rất nhiều thị trường từ châu Á đến châu Phi nhưng không phải các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang các doanh nghiệp của các nước sở tại này, mà chủ yếu thông qua một số tập đoàn kinh doanh nông sản lớn có trụ sở chính ở Hoa Kỳ và châu Âu. Với các ưu thế về vốn, mạng lưới kinh doanh toàn cầu, nắm bắt thông tin và khả năng dự báo tốt các tập đoàn này đã tạo nên một vị thế có sức ảnh hưởng thị trường và hưởng phần lớn mức lợi nhuận trong chuỗi giá trị lúa gạo ở khâu cầu nối giữa các nhà xuất khẩu của Việt Nam với các nước nhập khẩu gạo. Đảm bảo an ninh lương thực Những năm vừa qua, thế giới chứng kiến nhiều thiên tai tàn khóc. Ảnh hưởng đến mùa màng, làm giảm sản lượng lương thực trên toàn cầu. Gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Cho nên, xuất khẩu gạo và đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ mang tầm chiến lược quốc gia. Việt Nam đang tiến hành cải cách sâu rộng thị trương gạo theo cơ chế thị trường. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư cho hệ thống thủy lợi, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho trên 70% diện tích trồng lúa. Phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao. Nhằm tăng năng suất lúa. Góp phần gia tăng lượng gạo xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, Chính phủ xây dựng kho dữ trữ gạo quốc gia. Góp phần điều tiết thị trường gạo. Lành mạnh hóa thị trường, tránh tạo ra những cơn sốt giá ảo như năm 2008 và đảm bảo an ninh lương thực. Cơ cấu chủng loại gạo giá thấp chiếm tỷ trọng lớn Sự tập trung vào một vài thị trường cũng có thể là nguyên nhân chính làm cho chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam không có sự đổi mới, và mức giá đạt được thấp hơn nhiều so với Thái Lan. Cùng một chủng loại gạo của Việt Nam và Thái Lan không có sự khác biệt quá lớn về giá . Tuy nhiên,  sự khác nhau về chủng loại gạo xuất khẩu của hai nước cho thấy mức giá khác nhau rất lớn giữa hai nước, trong khi giá gạo thấp nhất của Thái Lan là gạo trắng cũng gần tương đương với loại gạo 5% và 29% tấm chiếm tỷ trọng cao của Việt Nam, còn gạo thơm và Mali cho mức giá cao hơn rất nhiều so với đa phần gạo của Việt Nam, và ngang bằng với gạo giống Nhật vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam.  2. Cơ cấu và sự cạnh tranh của các công ty xuất khẩu gạo a. Cơ cấu Những năm qua cũng có xu hướng các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty lương thực thực hiện. Trong tổng số khoảng trên dưới 200 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là các Tổng công ty lương thực, VFA…. Các doanh nghiệp này được sự hỗ trợ về tài chính từ chính phủ. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ, bị hạn chế trực tiếp tham gia xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp này phải đi thu mua lúa trong nông dân. Rồi bán lại cho các Tổng công ty lương thực nhà nước. b.Sự cạnh tranh của các công ty xuất khẩu gạo Sự ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn thuộc các Tổng công ty sẽ hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Do sự hạn chế cạnh tranh này, nên các doanh nghiệp đổi mới và chậm nâng cao năng lực tài chính, kho bãi, khả năng vận chuyễn. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Khi thị trường gạo phải mở cửa hoàn toàn theo lộ trình cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong năm 2011, thế độc quyền của các thành viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) sẽ chấm dứt. Họ phải chia sẻ quyền lợi cùng các doanh nghiệp tư nhân trong nước lẫn doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp kinh doanh gạo nước ngoài có thể mua lại doanh nghiệp kinh doanh gạo nhỏ lẻ . Nếu đúng như vậy, họ sẽ trở thành hệ thống chân rết, giúp doanh nghiệp nước ngoài mau chóng thâm nhập thị trường. Việc này sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Khi đó, sự cạnh tranh trong nội bộ nghành sẽ khốc liệt hơn. E. CÁC NHÓM YẾU TỐ PHỤ: A. Vai trò của chính phủ : 1. Chính trị, luật pháp: - Chính Phủ cũng như Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu. - Đại Hội Đảng lần XI đã đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH), đặt biệt là CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, nghư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. - Thủ tục hải quan được cải tiến, bỏ bớt các giai đọan rườm rà, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu được tiến hành nhanh chóng. - Quyết định số 63/2002/QĐ- BTC của Bộ Tài Chính về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu năm 2002 cho các mặt hàng theo chỉ đạo của Thủ Tướng Chính Phủ, theo đó gạo xuất khẩu được thưởng 180 đ/USD dựa trên kim ngạch xuất khẩu. - Bên cạnh đó, các ngành, các cấp từ Trung Ương đến địa phương tìm đầu ra cho nông sản, trong đó đối với gạo, Chính Phủ tại điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tham gia xuất khẩu bằng cách cách phân chia hợp đồng kinh tế với số lượng lớn, phân bổ quota, chỉ tiêu tạm trữ.  Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo:           Dự thảo Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo bao gồm 7 Chương, 29 Điều và 06 Phụ lục kèm theo, với những nội dung cơ bản như sau:           1/. Tổ chức lại các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thông qua việc quy định các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Việc quy định các điều kiện này để loại bỏ những doanh nghiệp không có thực lực, không đầu tư lâu dài phục vụ hoạt động xuất khẩu và để cơ quan quản lý Nhà nước có điều kiện thực hiện các chế tài khi thương nhân vi phạm các quy định đã nêu trong Nghị định.           2/. Quy định trách nhiệm của thương nhân trong việc thu mua lúa gạo hàng hóa theo chỉ đạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền vá trách nhiệm duy trì mức dự trữ lưu thông tương đương với 20% lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó. Lượng gạo này để can thiệp bình ổn giá gạo cung ứng cho thị trường khi có biến động.           3/. Quy trách nhiệm, thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu bao gồm: - Giá thỏa thuận trong hợp đồng không thấp hơn giá sàn định hướng xuất khẩu đã được công bố; - Có lượng gạo tồn kho tối thiểu tương đương 50% lượng gạo trong hợp đồng đăng ký xuất khẩu. Quy định này để thúc đẩy thương nhân mua lúa của nông dân sau khi thu hoạch, không bị động chờ hợp đồng xuất khẩu. 4/. Quy định  về việc xây dựng và công bố giá thành sản xuất, giá thu mua định hướng đảm bảo có lãi cho người sản xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và giá sàn định hướng xuất khẩu làm căn cứ cho việc tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu tại Hiệp hội Lương thực Việt Nam. 5/. Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan và Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo. 6/. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo và các biện pháp chế tài áp dụng đối với các thương nhân vi phạm bao gồm: Tạm ngừng việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo 3 tháng, 6 tháng; Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân. Qua 3 lần dự thảo trước đây đã được các Bộ, ngành, địa phương góp ý, tính đến nay vẫn còn 6 vấn đề có ý kiến chưa thống nhất được nêu ra tại hội thảo lần này bao gồm: 1. Về quy định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành hàng kinh doanh có điều kiện và thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 2. Về quy định đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. 3. Về cơ chế bảo đảm cho nông dân bán lúa có lãi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 4. Về việc công bố giá xuất khẩu định hướng, 5. Về việc đấu thầu thực hiện hợp đồng tập trung. 6. Về quy định về dự trữ lưu thông. Sau hội thảo này, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tiếp nhận những đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010./. Các chính sách hỗ trợ - Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất để thu mua lúa gạo hè thu năm 2009 cho nông dân: Theo thông tư hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2009 do Bộ Tài chính ký chiều 24/11, số lượng gạo được hỗ trợ lãi suất là 500.000 tấn. Thời gian mua từ ngày 20/9 đến hết ngày 20/11 và thời gian tạm trữ từ ngày 20/9 đến hết ngày 20/1/2010. Theo quy định, thời gian hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng cho các đơn vị được chỉ định tính từ thời điểm mua và tạm trữ trên. Giá được căn cứ vào thị trường, chưa bao gồm thuế VAT cho từng loại gạo. Trường hợp doanh nghiệp mua gạo nguyên liệu để sản xuất chế biến ra gạo thành phẩm thì giá để tính hỗ trợ bao gồm cả chi phí sản xuất chế biến. Căn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường là hợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hoá đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiền hoặc các chứng từ có liên quan khác do doanh nghiệp xuất trình. -  Ngày 13/10/2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) cân đối nguồn vốn cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực vụ hè thu năm 2009: NHNN yêu cầu các NHTM cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam vay thu mua tạm trữ lương thực theo lãi suất thấp nhất trong khung hiện hành. Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian tạm trữ. Thời gian triển khai cho vay và giải ngân thu mua tạm trữ lương thực là 2 tháng, từ 20/9/2009 đến ngày 20/11/2009. Thời gian cho vay tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 4 tháng, từ 20/9/2009 đến ngày 20/1/2010. Các NHTM cho vay thu mua lương thực tạm trữ định kỳ 15 ngày một lần phải báo cáo NHNN về kết quả cho vay, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc phải báo cáo NHNN để xem xét giải quyết. Trước đó, Thủ tướng giao Tổng công ty Lương thực miền Nam mua tạm trữ 500.000 tấn gạo vụ hè thu.  - Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) đã có thông báo tới Tổng công ty Lương thực Miền Nam về việc sẵn sàng cho vay 1.500 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 18,5%/năm trong vòng 90 ngày để doanh nghiệp này thực hiện thu mua lương thực, tháo gỡ khó khăn cho nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long: BIDV đã chỉ định Sở Giao dịch 2 phối hợp với TCT Lương thực Niềm Nam để thực hiện việc giải ngân tín dụng theo đúng tiến độ thu mua cho bà con nông dân. Đây là một mức tín dụng khá lớn và lãi suất thấp 18,5% so với mặt bằng lãi suất huy động 17,5% - 18%/năm hiện nay. Điều này cho thấy, các DN lớn và ngân hàng đang thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng trong viêc đẩy mạnh việc thu mua lúa, gạo vụ hè thu năm 2008 ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3. Vốn Ngày 19/3/2011, tại Cần Thơ, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đã tổ chức hội thảo dành cho doanh nghiệp khu vực đồng Bằng Sông Cửu Long(KV ĐBSCL) với chủ đề “Kinh tế vĩ mô 2011 & các cơ hội cho doanh nghiệp KV ĐBSCL”. Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gạo và thủy sản có được nguồn vốn để đẩy mạnh sản suất kinh doanh, VIB triển khai 2 chương trình ưu đãi đặc biệt là “VIB nâng niu hạt gạo vàng” và “VIB tiếp sức doanh nghiệp thủy sản” với nguồn vốn 2.000 tỷ VNĐ, áp dụng lãi suất thấp hơn tối da là 1% so với lãi suất cho vay thông thường. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ động xem xét, giải quyết việc vay vượt 15% vốn tự có đối với 1 khách hàng và mức vay tối đa trong trường hợp này nếu Tổng công ty Lương thực miền Nam và Tổng công ty Lương thực miền Bắc có đề nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam tổ chức hệ thống thông tin cập nhật định kỳ về giá thành sản xuất lúa, giá bán lúa của nông dân và giá mua gạo xuất khẩu để phục vụ công tác điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nhằm bảo đảm lợi ích cao nhất của người trồng lúa; báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc áp dụng thuế suất 0% thuế VAT đối với kinh doanh gạo nội địa để hỗ trợ các công ty kinh doanh lương thực tham gia ổn định và chủ động can thiệp có hiệu quả vào thị trường phân phối gạo trong nước khi có biến động. Bộ Công thương chỉ đạo sát sao và có hiệu quả hoạt động xúc tiến, phát triển thị trường xuất khẩu gạo; chủ trì cùng các cơ quan hữu quan và Tổ Công tác điều hành xuất khẩu gạo theo dõi tình hình kinh doanh, thị trường lúa gạo trong, ngoài nước và chủ động xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời báo Chính phủ giải quyết các vấn đề vượt thẩm quyền. Hiệp hội Lương thực Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm thị trường, khách hàng mới trong các năm 2009 - 2010; bảo đảm ký được các hợp đồng lớn, ổn định và có hiệu quả; hướng dẫn khung giá xuất khẩu và tổ chức đăng ký hợp đồng xuất khẩu linh hoạt đối với các hợp đồng thương mại đồng thời có tính đến yêu cầu cần bảo đảm đối với việc giao dịch, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tập trung có sự thoả thuận cấp cao nước ta và các nước./. 4. Thuế Để đạt mục tiêu thu mua hết lúa hàng hóa của nông dân đang tồn đọng, đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích nông dân trồng và xuất khẩu các chủng loại gạo cao cấp có giá bán cao trên thị trường thế giới Bộ Công thương đã đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất xuất khẩu gạo xuống 0% hoặc bỏ thuế hiện đang áp dụng. Việt Nam đánh thuế tuyệt đối xuất khẩu gạo theo một quyết định của Chính phủ ban hành ngày 21-7 năm nay với khởi điểm chịu thuế là giá xuất khẩu từ 600 USD/tấn. Sau đó nâng khởi điểm chịu thuế lên tương ứng với giá xuất 800 USD/tấn. Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg ban hành mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu gạo và phân bón. Mức thuế tuyệt đối cao nhất với gạo là 2,9 triệu đồng/tấn. Thuế xuất khẩu gạo có thể dễ dàng điều chỉnh và công bằng hơn cho doanh nghiệp. Khi giá gạo nội địa quá cao, Chính phủ có thể tăng thuế xuất khẩu để làm giảm lượng gạo xuất khẩu và ngược lại, khi giá gạo trong nước xuống thấp, có thể điều chỉnh giảm thuế để đẩy mạnh xuất khẩu, giúp tiêu thụ lúa gạo nội địa. việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của nhà xuất khẩu. Chẳng hạn, DN ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu, trong khi hợp đồng đó họ có những tính toán riêng. Cụ thể như: Theo Quyết định trên, mặt hàng gạo chịu 8 mức thuế tuyệt đối được tính dựa vào giá gạo xuất khẩu theo giá FOB (giá giao tới mạn tàu chở hàng, chưa có bảo hiểm). Gạo xuất khẩu có giá từ 600 đến dưới 700 USD/tấn chịu thuế 500.000 đồng/tấn, từ 700 USD/tấn đến dưới 800 USD/tấn chịu thuế 600.000 đồng/tấn... Mức thuế tuyệt đối tăng lũy tiến từ 800 đồng/tấn - 2,9 triệu đồng/tấn theo mức tăng của giá xuất khẩu gạo tương ứng từ 800 USD/tấn - 1.300 USD/tấn. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thị trường gạo đã biến động mạnh, giá xuất khẩu gạo hiện giảm rất mạnh so với tháng trước đây, xuất khẩu khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp. Theo tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 10 ngày đầu tháng 10/2008 các doanh nghiệp đạt 148.687 tấn, trị giá 70,841 triệu USD. Như vậy tính từ 1/1/2008 đến nay các doanh nghiệp đã xuất khẩu được 3.702.870 tấn gạo, trị giá tương đương 2,223 tỷ USD. Cùng với đề nghị giảm thuế đối với gạo xuất khẩu, Bộ Công Thương cũng đề nghị xem xét giảm thuế với phôi thép xuống 2% - 5% nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm tồn kho, thu hồi vốn trong điều kiện giá thế giới giảm mạnh so với đầu năm. Tuy nhiên, do năng lực sản xuất trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu nên đề nghị nâng thuế đối với các sản phẩm sắt thép đã phủ, mạ hoặc tráng từ 10% lên 12%, thuế suất nhập khẩu thép cuộn cán nguội từ 5% lên 7%. B.Vai trò vận may rủi : Philippines là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, hàng năm quốc gia này nhập trung bình khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm 2011 thị trường này giảm số lượng gạo nhập khẩu đáng kể, cụ thể theo cơ quan lương thực quốc gia philippines (NFA), năm 2011 kế hoạch nhập khẩu gạo của quốc gia này khoảng 860 ngàn tấn. Theo giám đốc NFA, Ông Angelito Banayo, năm 2011 dự báo thu hoạch lúa của Philippines sẽ bội thu, cộng với tồn kho năm trước, nên quốc gia này giảm khối lượng gạo nhập khẩu đáng kể từ khoảng 2,5 triệu tấn gạo nhập khẩu năm 2010, thì năm nay chỉ nhập khoảng 860nga2n tấn. Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia Châu Á giúp các tiểu nông trồng nhiều lúa hơn nữa để ngăn ngừa tình trạng thiếu lương thực trong bối cảnh dân số tăng. Ông Hiroyuki Konuma, trợ lý tổng giám đốc của tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc nói “Châu Á là “rổ lương thực” của thế giới”. “Đây là khu vực rất quan trọng đặt biệt đối với gạo. Hầu như 2/3 gạo trên thị trường quốc tế đều từ Châu Á. Chỉ riêng ThaiLand và Việt Nam chiếm gần 50% thị trường”. Khoảng 90% gạo trên thế giới được trồng ở Châu Á nhưng phần nhiều số này là tiêu thụ trong nước. FAO ước tính rằng việc sản xuất lương thực thế giới sẽ phải tăng 70% vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Ở các nước đang phát triển, tổ chức này tin rằng sản lượng sẽ phải tăng gấp đơi so với cùng kỳ. Trong các quốc gia tham gia vào thị trường xuất khẩu trong năm qua thì Myanmar đã quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo trong năm 2011, và đây là cơ hội cho Việt Nam và Thailand gia tăng số lượng xuất khẩu vào các thị trường mà Myanmar từ bỏ, đó là thị trường Bangladesh và thị trường Châu Phi. Nhu cầu gạo nhiều hơn của Nhật làm cho giá gạo của Thailand tăng Chủ tịch hiệp hội những nhà xay xát gạo của Thailand Banjong Tungjitwattanakul nói rằng trận động đất và sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng các ngành công ngiệp và nông nghiệp của Nhật, Như vậy vấn đề nhập khẩu gạo từ Thailand của Nhật để dự trữ như là cung cấp khẩn cấp sẽ tăng kể từ khi Nhật là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất gạo jasmine của Thailand. Ông chủ tịch hiệp hội của Thailand cũng cho biết kế hoạch của chính phủ Thailand gởi 10.000 tấn gạo cho nỗ lực cứu trợ động đất và sóng thần của Nhật cho các nạn nhân như là mo65t5 cử chỉ thiện chí. Giá gạo thế giới tăng nhanh trong thời gian gần đây và dự báo xu hướng tăng còn tiếp tục do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng mạnh. Đây được xem là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Sản lượng gạo của Ấn Độ giảm trong lúc hạn hán ngày càng lan rộng và việc ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, khiến Ấn Độ buộc phải ra khỏi thị trường xuất khẩu gạo, nhường thị phần xuất khẩu tại châu Phi cho Việt Nam và Thái Lan. Theo một số nhà phân tích, có thêm cơ hội xuất khẩu sang châu Phi (thị trường xuất khẩu chính của Ấn Độ) sẽ làm giảm nỗi lo dự trữ gạo tăng kỷ lục sau vụ thu hoạch bội thu ở Thái Lan và Việt nam, kéo giá gạo giảm trong những tháng tới. Hiện dự trữ gạo của Thái Lan ở mức 7 triệu tấn gạo xát sau chương trình thu mua can thiệp giá. Việc Ấn Độ rút khỏi thị trường xuất khẩu gạo sẽ giúp Thái Lan tránh được tình trạng thừa cung. Mặc dù Ấn Độ thu hoạch được 99,15 triệu tấn gạo vào năm ngoái nhưng nước này đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, ngoại trừ những loại gạo cao cấp như gạo bamasti với giá hơn 900 USD/tấn. Xuất khẩu gạo Ấn Độ năm 2009 có thể chỉ đạt 2 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 9 năm. Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo đã mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu trong khu vực tăng thị phần ở thị trường châu Phi. Mỗi năm, châu Phi tiêu thụ 22 triệu tấn vào và phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Ấn Độ thường cung cấp gạo sang châu Phi và Trung Đông. Từ năm 2008, nước này đã cấm xuất khẩu gạo sau khi giá tăng mạnh. Giống như Ấn Độ, nhiều nước khác cũng đã đặt ra các chính sách hạn chế xuất khẩu, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Theo Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan, triển vọng xuất khẩu gạo của nước này rất khả quan. Xuất khẩu gạo Thái sang châu Phi trong những tuần gần đây đã tăng gấp đôi lên 400.000 tấn/tháng và có khả năng sẽ duy trì đến cuối năm. Bên cạnh Thái Lan, nước sản xuất gạo đứng thứ hai thế giới là Việt Nam cũng dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đứng ở mức kỷ lục 6 triệu tấn trong năm nay so với với mức 4,7 triệu tấn gạo vào năm ngoái. Theo Tổng thư ký Hiệp hội lương thực Việt Nam, dự trữ gạo của Việt Nam đang dồi dào nhờ thu hoạch rất lạc quan trong năm nay. Xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ vượt mục tiêu 5 triệu tấn đề ra ban đầu nhờ nhu cầu tại châu Phi, Malaysia và Philippine tăng. Dự trữ gạo của Indonesia cũng đang khá lớn nhưng có thể nước này sẽ chỉ quay lại thị trường xuất khẩu vào cuối năm nay. Các thương gia dự báo giá gạo tại châu Á sẽ vững trong những tháng tới, mặc dù Thái Lan và Việt Nam chưa vào vụ thu hoạch cao điểm và còn khá nhiều gạo dự trữ. Giá gạo Thái Lan sẽ khó giảm xuống dưới 500 USD/tấn, kể cả trong tháng 11 – mùa thu hoạch lúa. Thậm chí giá có thể lên tới mức 700 USD/tấn. Giá gạo thế giới tăng nhanh trong thời gian gần đây và dự báo xu hướng tăng còn tiếp tục do nhu cầu nhập khẩu của một số nước tăng mạnh. Đây được xem là cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam. Giá gạo thế giới trong thời gian gần đây liên tục tăng nhờ thông tin về Philippines liên tiếp mở thầu mới. Cụ thể, sau khi tổ chức buổi thầu ngày 4-11 với số lượng 250.000 tấn gạo, Philippines đã công bố ba buổi thầu trong tháng 12-2009. Số lượng mua mỗi đợt đấu thầu là 600.000 tấn. Nhu cầu thế giới tăng mạnh Như vậy tính đến thời điểm này, lượng gạo Philippines nhập khẩu cho năm 2010 trong năm nay có thể lên tới 2,05 triệu tấn. Đây là một số lượng nhập khẩu kỷ lục trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Philippines cũng cho biết nhập khẩu gạo của nước này sẽ đạt ít nhất là 2,35 triệu tấn vào năm tới do ảnh hưởng nặng nề từ các đợt mưa bão. Và trong tình huống xấu nhất, sản xuất gạo có thể tiếp tục bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường cùng hiện tượng El Nino, nước này có thể nhập đến 3 triệu tấn gạo. Ngoài Philippines, Ấn Độ cũng sẽ trở thành nước nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong hai thập kỷ qua và số lượng gạo nhập khẩu có thể lên tới 3 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Anand Sharma, ngày 17-11-2009, đã xác nhận về kế hoạch nhập khẩu gạo để bù vào sự thiếu hụt sản xuất do ảnh hưởng bởi hạn hán và lụt lội vừa qua. Như vậy, các động thái nhập khẩu của Philippines và Ấn Độ sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá gạo thế giới. Giá gạo thế giới dự báo tiếp tục tăng nhờ nhu cầu từ hai nước này. Giá gạo thế giới đang trong xu hướng tăng, nhưng dự báo không tăng quá mạnh do nguồn cung dồi dào từ Thái Lan và Việt Nam. Thêm vào đó Philippines và Ấn Độ đều chủ trương tìm cách nhập khẩu gạo với mức giá hợp lý, nếu như giá quá cao họ có thể bỏ thầu. Hiện nay dự trữ gạo của Chính phủ Thái Lan đang ở mức kỷ lục, tăng hơn ba lần so với mức 2 triệu tấn của năm ngoái. Và nước này đang có kế hoạch bán ra một phần trong lượng gạo dự trữ 6-7 triệu tấn. Các thương nhân Thái Lan cho rằng đây là thời điểm thích hợp để chính phủ giảm lượng tồn kho do nhu cầu cao từ Philippines và Ấn Độ sẽ giữ cho gạo Thái Lan không bị giảm giá mạnh. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tồn kho gạo thế giới trong năm 2009 ở mức 85,9 triệu tấn, giảm 5,29% so với 2008 nhưng tăng mạnh so với mức dự trữ của năm 2006 và 2007 (tăng 6,84% và 14,38%). Mức dự trữ này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới trong khoảng 71 ngày. Cơ hội cho gạo Việt Nam Như vậy nhu cầu cần nhập thêm gạo của Philippines và Ấn Độ khá rõ ràng. Trong bối cảnh giá gạo Việt Nam vẫn đang còn thấp hơn so với giá gạo Thái Lan, đây sẽ là một lợi thế đối với gạo Việt Nam trong việc giành các hợp đồng với Philippines và Ấn Độ. Thêm vào đó, nhờ áp lực giảm giá gạo Thái Lan từ nguồn dự trữ kỷ lục của chính phủ nước này, giá gạo Việt Nam sẽ có cơ hội rút ngắn khoảng cách với giá gạo Thái Lan, xuống còn 10-15 USD/tấn. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý đối với Việt Nam là phải thúc đẩy quan hệ với các nước Ấn Độ và Philippines để tăng khả năng giành hợp đồng. Đặc biệt, hiện nay Ấn Độ đang rất chú trọng đến vấn đề giá cả và Thái Lan, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã bắt đầu tìm cách xuất khẩu gạo cho Ấn Độ qua các hợp đồng chính phủ. Phát triển Công nghệ: Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, đã tạo ra được một số giống lúa mới thích hợp với điều kiện từng vùng,khí hậu của nước ta. V. KẾT LUẬN Nhận xét về tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tình hình xuất khẩu gạo nói riêng ta thấy tồn tại nhiều khó khăn và thuận lợi đi chung với nhau, gặt hái nhiều thành công sau nhiêu năm tháng vất vả gian khổ. Nhưng vẩn không lấy đó làm điều tâm đắc mà chủ quan trong việc đẩy mạnh việc xuất khẩu. mà chính phủ, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt về tình hình xuất nhập khẩu của thế giới và của chính trong nước để đẩy mạnh nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về gạo và các mặt hang chủ lưc khác của đất nước. Nguồn thông tin Theo Vinanet Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn www.thitruongnuocngoai.vn www.customs.gov.vn www.vietfood.org.vn www.thesaigontimes.vn www.angiangtourimex.com.vn/ www.agro.gov.vn/ www.tuoitre.com.vn/ www.agriviet.com/ www.hvnclc.com.vn/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctieu_luan_mon_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_6027.doc
Luận văn liên quan