Đề tài Phân tích lợi thế của ngành bảo hiểm Việt Nam theo mô hình kim cương của M.PORTER

Thực tế hoạt động thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành BH về mọi phương diện: quy mô thị trường, số lượng DNBH, số lượng sản phẩ m, đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp vào nền kinh tế và xã hội Cùng với việc môi trường pháp lý dần được hoàn thiện và việc tham gia kí kết các Hiệp định song phương và đa phương về BH, ngành BH Việt Nam đang trở nên rất hấp dẫn với các DNBH nước ngoài với tiề m lực về vốn và kinh nghiệm kinh doanh lâu năm. Việc các DN này tham gia vào thị trường BH Việt Nam tạo ra một môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, gây sức ép lớn lên các DNBH trong nước. Với việc áp dụng mô hình kim cương của M.Porter vào việc phân tích ngành, có thể nhận thấy rằng những DNBH Việt Nam, sau hơn 10 năm xóa bỏ tình trạng độc quyền, đã có những bước phát triển đáng kể về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, cũng như chất lượng nguồn nhân lực cũng đã được nâng cao hơn.

pdf107 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi thế của ngành bảo hiểm Việt Nam theo mô hình kim cương của M.PORTER, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý, giám sát, bảo vệ tốt quyền lợi của người tham gia BH, phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn tài chính của thị trường BH.  Đổi mới quản lý Nhà nước đối với thị trường BH theo các chuẩn mực quốc tế. 2.2. Đường lối phát triển cụ thể của ngành bảo hiểm Những định hướng của Nhà nước nhằm xây dựng một ngành BH lớn mạnh, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có thể được tóm gọn lại là: Phát triển thị trường BH toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu BH cơ bản của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm BH đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài 70 cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các DN hoạt động kinh doanh BH, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Định hướng trên cũng khẳng định: Nhà nước quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh BH theo pháp luật Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Như vậy, thời gian sắp tới, ngành BH sẽ phải phải phát huy tối đa các nguồn lực nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu mà Nhà nước đã giao phó. Để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nhà nước đặt ra, ngành BH đã đề ra đường lối phát triển cụ thể như sau: 2.2.1. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường bảo hiểm với mức tăng trưởng cao BH đang ngày càng chứng tỏ là một trung gian tài chính hiệu quả của nền kinh tế. Do vậy, đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành BH cũng là nâng cao khả năng huy động vốn cho một nền kinh tế đang rất cần những khoản đầu tư như Việt Nam. Việc hoàn thành các mục tiêu phát triển trên sẽ tạo thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển. Ngoài ra, việc thúc đẩy BH phát triển cũng sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giảm gánh nặng cho Nhà nước cũng như các cá nhân, tổ chức khi xảy ra những rủi ro, gây tổn thất về các mặt kinh tế và đời sống xã hội. 2.2.2. Hoàn thiện và phát triển các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm, tập trung phát triển các loại hình còn nhiều tiềm năng khai thác Trong giai đoạn tới đây, việc hoàn thiện những sản phẩm BH đã có, đồng thời nghiên cứu, phát triển thêm các nghiệp vụ BH mới là việc làm rất quan trọng. Hầu hết các công ty BH hiện nay đều cố gắng thực hiện chiến lược “đa dạng hoá sản phẩm” nhằm hướng tới phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Việc đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là nghiên cứu, áp dụng những sản phẩm mới, mà đó cũng có thể là việc kết hợp các sản phẩm đã tồn tại để cho ra đời một loại hình mới đáp ứng 71 tốt hơn yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Trong chiến lược phát triển ngành BH, điều này có ý nghĩa rất lớn nhằm mở rộng thị phần của các công ty BH nói riêng, và mở rộng phạm vi hoạt động của toàn ngành BH nói chung, đưa BH đến với đông đảo các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế cũng như toàn xã hội. Mặt khác, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều sản phẩm BH hiện nay không còn đáp ứng được những yêu cầu mới. Nhiều lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, hiệu quả kinh tế - xã hội lớn nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức. BH trong nông nghiệp, BH rủi ro nghề nghiệp... là rất cần thiết, và cũng có nhiều tiềm năng song vẫn mới được triển khai ở một mức độ rất hạn chế. Nhiều lĩnh vực BH đã rất phổ biến ở các nước, nhưng ở Việt Nam vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ như BH sắc đẹp, BH giọng hát, BH mỹ thuật... Chính vì vậy, hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ BH, trong đó tập trung vào những loại hình giàu tiềm năng là một nhiệm vụ mà ngành BH Việt Nam cần quan tâm và tập trung các nguồn lực để thực hiện. 2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các DNBH Việt Nam cần phải nâng cao được khả năng của mình, nhằm có được một vị thế tốt trên thị trường BH nước ta và trong khu vực. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh BH, việc mua bán và cung cấp các dịch vụ BH không chỉ nằm trong phạm vi của một quốc gia mà có tính chất toàn cầu, do đó khi nói đến khả năng cạnh tranh của DNBH, không những cần chú trọng đến khả năng cạnh tranh trong nước, mà còn phải chú ý đến khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nếu như các DNBH Việt Nam có khả năng trên phạm vi quốc tế thì người mua BH, ngoài các đối tượng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, còn có thể là các tập đoàn kinh tế, các DN, các tổ chức kinh tế, hoặc các cá nhân hoạt động và sinh sống ở các 72 nước khác trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời các DNBH ở Việt Nam sẽ tham gia vào thị trường tái BH quốc tế không phải chỉ với tư cách là người chuyển nhượng tái BH mà sẽ với tư cách là người nhận tái BH từ nước ngoài chuyển tới. Để có thể đạt được khả năng cạnh tranh một cách toàn diện trên thị trường, DNBH cần phải đáp ứng được tổng hợp rất nhiều yếu tố, cần có sự phối hợp của các cấp ngành và DN như: - Sản phẩm dịch vụ mà DN bán cho khách hàng phải có chất lượng tốt, phù hợp với tâm lý tiêu dùng của khách hàng - DNBH phải có lượng vốn đủ lớn và phải quản lý hiệu quả vốn, tài sản trong DN mình để đáp ứng cho nhu cầu khai thác và phát triển thị trường - Năng lực chuyên môn của lực lượng cán bộ công nhân viên trong các DNBH tại Việt nam phải đáp ứng được các phần việc trong hoạt động kinh doanh của DN - Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại trong các DNBH - Hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý đối với các DNBH, để tạo ra một hành lang pháp lý thực sự bình đẳng giữa các loại hình DNBH - Cần phải phát triển thị trường vốn một cách nhanh chóng 2.2.4. Đa dạng hoá loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với nhiều hình thức sở hữu, trong đó doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo Các loại hình DN kinh doanh BH ở Việt Nam thời gian qua đã trở nên rất đa dạng với các DN Nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Thời gian tới đây, các loại hình DN sẽ được đa dạng hoá với nhiều hình thức sở hữu hơn nữa. Trong Chiến lược phát triển thị trường BH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010, Chính phủ cũng đã chú trọng tới việc phát triển và sắp xếp các DNBH nhằm mục tiêu phát triển các loại hình DN kinh doanh BH gốc, tái BH, BHNT và BHPNT theo hướng đa 73 dạng hoá hình thức sở hữu, bao gồm DN Nhà nước, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức BH tương hỗ. Theo hướng phát triển mới, các DN Nhà nước sẽ không được phép dùng vốn Nhà nước để thành lập thêm DNBH mới hoặc các công ty BH chuyên ngành. Các DN Nhà nước hiện nay sẽ được sắp xếp lại để nâng cao năng lực tài chính, giữ vững thị phần lớn trên thị trường trong nước, tiến tới tham gia thị trường BH khu vực và quốc tế. Bảo Việt sẽ trở thành DN 100% vốn Nhà nước duy nhất kinh doanh BH. Năm 2006, Bảo Việt đã được xây dựng thành một tập đoàn tài chính - BH lớn mạnh nhất Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực BHPNT, BHNT, đầu tư, chứng khoán, trong đó hoạt động chủ yếu là kinh doanh BH. Các công ty BH Nhà nước khác như Bảo Minh, PVI cũng đã được tiến hành cổ phần hoá: cổ phần hóa Bảo Minh vào năm 2004 và PVI vào năm 2006. VINAR cũng đã được tiến hành cổ phần hoá thành công ty cổ phần vào tháng 10/2003, vốn do Nhà nước chi phối và là công ty hoạt động trên lĩnh vực tái BH duy nhất tại Việt Nam. Việc cổ phần hoá VINARE được tiến hành theo hướng Nhà nước nắm cổ phần chi phối với sự tham gia góp vốn của các DNBH đang hoạt động trên thị trường nhằm nâng cao mức giữ lại để hạn chế việc chuyển phí tái BH ra nước ngoài, duy trì sự an toàn và ổn định của thị trường BH Việt Nam. Và tới năm 2010, VINARE sẽ có đủ năng lực tài chính và năng lực kinh doanh để tham gia thị trường tái BH quốc tế. Việc sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức sở hữu của các công ty Nhà nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình công ty BH mới. Việc giảm bớt sự chi phối của Nhà nước trong các DNBH sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, khuyến khích sự thành lập của các công ty mới. Ngoài ra, hiện nay, loại hình tổ chức BH tương hỗ đang rất cần được nghiên cứu, triển khai mạnh mẽ. Tính hiệu quả của các tổ chức này đã được chứng minh bằng thành công ở nhiều quốc gia nhưng ở Việt Nam, đây 74 vẫn còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Việc không cho phép thành lập thêm các DNBH chuyên ngành cũng sẽ tạo thuận lợi cho mô hình này phát triển. 2.2.5. Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn, lành mạnh Phải phát triển dịch vụ BH Việt Nam về mọi phương diện từ cơ cấu dịch vụ đến quy mô, tốc độ tăng trưởng của các dịch vụ; từ các hoạt động kinh doanh BH nhân thọ, phi nhân thọ, hoạt động tái BH, đến hoạt động môi giới trong BH. Phải có các giải pháp để ngành BH thực hiện đúng chức năng là tấm lá chắn vững chắc, an toàn và lành mạnh của nền kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, cần phải phát triển dịch vụ BH nước ta theo hướng:  Phát triển dịch vụ BH tương ứng với trình độ, tính chất của nền kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để mọi đối tượng trong nền kinh tế có thể tiếp cận được với các hình thức dịch vụ BH Đây là quan điểm mang tính định hướng chung cho hoạt động quản lý dịch vụ BH trong nền kinh tế khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Một nền kinh tế non trẻ và đang phát triển chưa thể có một hệ thống dịch vụ BH phát triển được. Dịch vụ BH phát triển không tuân theo ý muốn chủ quan của con người, mà có quy luật và có con đường phát triển tất yếu riêng, bất cứ một sự nóng vội nào cũng sẽ dẫn đến thất bại. Nếu để cho dịch vụ BH phát triển cao hơn trình độ của nền kinh tế và trình độ quản lý thì điều kiện đó sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát. Nước ta hiện nay có một thị trường nội địa thống nhất, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền tham gia các hoạt động kinh tế mà luật pháp không cấm. Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ BH của người dân và các tổ chức ngày càng mở rộng, vì vậy cần tạo điều kiện cho mọi đối tượng tiếp cận với các hình thức dịch vụ BH, thậm chí có những loại hình dịch vụ BH mà Nhà nước nên đưa thành một chính sách như dịch vụ BH nông nghiệp. Theo đó, phát triển dịch vụ BH theo hướng phạm vi và quy mô phục vụ, đối tượng tham gia ngày càng 75 rộng lớn, không chỉ trong nước mà còn vươn ra bên ngoài, khai thác thị trường quốc tế. Từ đó, dịch vụ BH sẽ phổ biến và trở nên quen thuộc với mọi người, mọi chủ thể trong nền kinh tế, thực sự là mối liên kết giữa các thành viên trong cộng đồng để khắc phục những thiệt hại do những rủi ro bất ngờ gây ra.  Phát triền dịch vụ BH cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm nhanh chóng hội nhập với dịch vụ BH của nền kinh tế thế giới Xu hướng hội nhập quốc tế và chính sách mở cửa kinh tế đã tạo điều kiện để dịch vụ BH nước ta được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhu cầu tiêu dùng dịch vụ BH của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tăng dần lên theo tiến trình đi lên của nền kinh tế xã hội. Sự xuất hiện những nhu cầu mới là điều kiện cần thiết của phát triển theo chiều rộng của dịch vụ BH. Cùng với quá trình phát triển theo chiều rộng là phát triển theo chiều sâu: những dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ được các DNBH chú trọng hơn. Trong điều kiện thị trường dịch vụ BH nước ta hiện nay, các DNBH tập trung phát triển theo chiều rộng với sự tăng mạnh mẽ số lượng các sản phẩm nhưng để hội nhập thành công vào dịch vụ BH quốc tế, các DN cần chú trọng phát triển theo chiều sâu, có như vậy mới giữ vững được thị phần mình chiếm lĩnh. Căn cứ vào định hướng phát triển ngành BH của Việt Nam cùng với việc xem xét các nhân tố về lợi thế cạnh tranh của ngành, những nhân tố gây ảnh hưởng trong giai đoạn hội nhập, Businesss Monitor International Ltd., một công ty nghiên cứu thị trường của hơn 125 quốc gia trên thế giới đã đưa ra dự báo về sự phát triển của ngành BH Việt Nam trong vòng 5 năm tới (giai đoạn 2008 – 2012). 76 Bảng 3.1. DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 Chỉ số cơ bản 2008e 2009f 2010f 2011f 2012f 1. Phí BH (tỷ đồng) Toàn ngành 26.546 32.719 39.327 46.650 55.243 - BHPNT 11.502 14.330 17.563 21.482 26.381 - BHNT 15.044 18.389 21.764 25.168 28.863 2. Tỷ lệ thay đổi của tổng phí BH(%) Toàn ngành 23 20 19 18 - BHPNT 25 23 22 23 - BHNT 22 18 16 15 3. Tỷ lệ đóng góp vào GDP (%) - BHPNT 0,88 0,96 1,04 1,12 1,20 - BHNT 1,15 1,23 1,29 1,31 1,31 4. Phí BH bình quân đầu ngƣời (USD) - BHPNT 8,19 10,16 12,39 15,09 18,28 - BHNT 10,71 13,03 15,36 17,68 20 Nguồn: Vietnam Insurance Report Q1 2008 - BMI Việc đưa ra những định hướng cùng những dự báo là cần thiết giúp cho ngành BH có được cái nhìn tổng quan để phát triển. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành BH. Định hướng cần phải được đưa vào thực hiện hóa thông qua các giải pháp cụ thể, bao gồm cả giải pháp vi mô và vĩ mô. 77 II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM Để hoàn thành tốt những mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra, ngành BH sẽ phải cố gắng rất nhiều để tăng tốc độ phát triển trong khi vẫn đạt hiệu quả cao. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực từ rất nhiều phía: các cơ quan Nhà nước, các công ty BH trên thị trường, cũng như những cá nhân, tổ chức khác có lên quan. Các bộ phận trên cần thực hiện tốt những chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời, phải có được sự phối hợp chặt chẽ với nhau để có thể đạt được những mục tiêu mà định hướng phát triển ngành BH đã đề ra. 1. Một số giải pháp vi mô Để phát triển ngành BH Việt Nam, một điều kiện cần thiết là sự cố gắng của các công ty BH trong việc phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để tạo sức mạnh bền vững là một điều kiện tiên quyết. Do vậy, bản thân các công ty BH cũng cần đề ra những giải pháp để tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 1.1. Nâng cao chất lượng các yếu tố điều kiện sản xuất Đối với một công ty BH, trình độ nguồn nhân lực, năng lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, kinh doanh... là những yếu tố rất quan trọng mà công ty có thể tự hoàn thiện để nâng cao năng lực. Các DNBH Việt Nam, để đứng vững và thành công trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay cần có các biện pháp để nâng cao chất lượng một số yếu tố cơ bản sau: 1.1.1. Tăng cường tiềm lực tài chính Theo quy định của Luật Kinh doanh BH và các văn bản hướng dẫn thi hành, các DNBH hiện đang hoạt động trên thị trường phải có kế hoạch bổ sung vốn điều lệ, tối thiểu bằng mức vốn pháp định nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng thanh toán của DNBH để khai thác tốt hơn tiềm năng 78 BH của nền kinh tế. Mức vốn này phải được duy trì trong suốt quá trình hoạt động của DN. Việc bổ sung vốn điều lệ của các DNBH trong nước có thể thông qua nhiều biện pháp như: Số vốn được trợ giúp, bổ sung từ ngân sách Nhà nước (đối với các DNBH Nhà nước), bổ sung từ nguồn lợi nhuận để lại hàng năm từ quỹ dự phòng của DN, phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN để huy động vốn. Năm 2007, để đáp ứng yêu cầu mới về vốn pháp định theo Nghị định 45 và 46 của Chính phủ, nhiều DNBH đã tiến hành tăng vốn điều lệ, một số tăng vốn cao hơn so với mức vốn pháp định như PVI, Bảo Minh, VINARE, AAA nhằm tăng năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. 1.1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việc nâng cao chất lượng đội ngũ kinh doanh BH là nhân tố quan trọng cho sự thành công của DN trong điều kiện hội nhập. Như đã phân tích ở chương 2 (mục 2.2.2.1, phần II), nguồn nhân lực bị coi là một điểm yếu của ngành BH Việt Nam. Do vậy, các DNBH Việt Nam cần phải có các biện pháp như:  Coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cả trong nước và ở nước ngoài bằng cách hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, trung học, dạy nghề, các tổ chức,… Hơn thế nữa cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc đào tạo các chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực đặc thù như: tính phí BH, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, giám định và bồi thường, quản lý rủi ro, đầu tư và quản lý vốn đầu tư, khuyến khích nhân viên thi những chứng chỉ do các tổ chức BH quốc tế cấp. DN có thể thuê chuyên gia nước ngoài về giảng dạy hoặc gửi nhân viên đi học ở nước ngoài.  Xây dựng bộ máy nhân sự gọn nhẹ, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí. Luôn bổ sung và áp dụng các biện pháp quản lý mới. Từ đó, xây dựng quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn cán bộ một cách chặt chẽ, chính xác. 79  Xây dựng chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh, hợp lý gắn liền với hiệu quả hoạt động của DN và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân đồng thời có những chính sách động viên nhân viên để họ gắn bó hơn với công ty, từ đó hạn chế hiện tượng “chảy máu chất xám” sang các công ty BH có vốn đầu tư nước ngoài. Tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là rất rõ ràng, song mỗi DN cần có giải pháp và chiến lược đào tạo phát triển con người riêng, phù hợp với nhu cầu, khả năng và điều kiện của mình để đạt được hiệu quả và lợi ích cao nhất. 1.1.3. Tăng cường trang thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại Các DNBH thường phải quản lý một số lượng hợp đồng rất lớn, và tăng theo thời gian. Nhu cầu mua và trả phí BH cũng như thanh toán BH của khách hàng ngày càng phong phú. Vì vậy, DN cần áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý thông tin, hợp đồng, buôn bán qua mạng, thanh toán và thu phí qua tài khoản, nó tạo điều kiện cho việc tiếp cận và xử lý thông tin cũng như việc quản lý chất lượng hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, các DNBH cũng cần phải xây dựng phần mềm tin học hiện đại phục vụ việc thống kê rủi ro, tổn thất trong các nghiệp vụ BH để giúp DN tính toán được một cách chính xác các loại rủi ro có thể tác động đến DN mình và mức độ ảnh hưởng tới từng nghiệp vụ BH mà DN triển khai trên thị trường, từ đó đề ra được các biện pháp phòng tránh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, để sử dụng triệt để các thành tựu mới của công nghệ thông tin, các DNBH Việt Nam cần tiếp tục đầu tư xây dựng và hiện đại hóa hệ thống công nghệ tin học ứng dụng trong công tác quản lý nghiệp vụ tài chính, đặc biệt là trong quá trình phân tích và đánh giá rủi ro, tính phí BH, trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, phân tích hệ thống thông tin báo cáo tài chính, phân tích và quản trị hệ thống dữ liệu, dự báo xu hướng phát triển của thị trường… 80 nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu chi phí quản lý, hạ thấp phí BH, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. 1.2. Giải pháp nâng cao các điều kiện về cầu Trong tình hình cạnh tranh đang ngày càng mạnh mẽ, hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển kênh phân phối là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên thành công của một DN. Trong lĩnh vực BH, các yếu tố này có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay, khi mà nhận thức của người dân về sự cần thiết của BH đối với nền kinh tế, cũng như đối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế. Đây là biện pháp tốt để các DNBH nâng cao hiểu biết của người dân về BH, đồng thời xây dựng được hình ảnh của công ty mình trong những khách hàng tiềm năng, từ đó nâng cao các điều kiện về cầu. 1.2.1. Khuyếch trương hình ảnh ra công chúng, quảng cáo, quảng bá hình ảnh công ty Chiến lược Marketing có đạt hiệu quả như mong muốn không còn phụ thuộc vào phương thức thực hiện như thế nào, thông qua việc xúc tiến yểm trợ như quảng cáo, khuyển mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng… Với dịch vụ chăm sóc khách hàng, các công ty BH phải luôn tỏ ra cảm thông và nhạy bén đối với những khách hàng mà họ đang gặp các vấn đề vướng mắc khi họ đưa ra khiếu nại hoặc tìm kiếm sự bồi thường, bằng việc cung cấp những nhân viên có đủ năng lực, giỏi kỹ thuật và có đầy đủ sự cảm thông để giải quyết chia sẻ khó khăn với khách hàng. Những nỗ lực tận tâm trong phục vụ khách hàng sẽ là cách để xóa bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền khi giải quyết vấn đề của khách hàng, chiếm được lòng tin của khách hàng, giữ uy tín của ngành BH nói chung và vị trí thị trường của mỗi công ty BH nói riêng. Trong phương thức quảng cáo, phải nêu bật được sự hấp dẫn của hình thức, ngôn từ dễ hiểu, hình ảnh gợi nhớ và gây ấn tượng. Quảng cáo trên truyền hình được coi là hữu hiệu nhất bởi sự kết hợp hoàn chỉnh giữa âm 81 thanh và hình ảnh. Ngoài ra việc khuếch trương hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động xã hội mang tính nhân đạo, các chương trình tài trợ cho các sự kiện cũng là những phương thức mà các công ty nên hướng tới. Thực tế là cũng đã có nhiều công ty BH thành công bằng phương pháp này như Bảo Việt, Prudential, AIA... 1.2.2. Phát triển kênh phân phối sản phẩm Các công ty cũng nên thực hiện việc đa dạng hoá các kênh phân phối thông qua nhiều hình thức khác nhau. Một trong các phương pháp thường gặp hiện nay ở các công ty BH là tiến hành qua hệ thống NH, qua các tổ chức tài chính. Qua đây, các công ty BH sẽ có cơ hội tiếp cận với đông đảo các khách hàng giàu tiềm năng với khả năng tài chính cao và nhu cầu lớn. Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc Internet cũng có thể mang lại hiệu quả rất cao. Trong xu thế thương mại điện tử đang ngày càng phát triển như hiện nay, việc bán BH qua mạng đang ngày càng phổ biến. Hầu hết các công ty BH trên thị trường Việt Nam đều đã có website riêng, song mới chỉ có một vài công ty cho phép khách hàng đăng ký mua BH, cũng như thanh toán trực tuyến. Việc triển khai hình thức này vẫn còn nhiều khó khăn, do hạ tầng thông tin nước ta còn yếu kém, việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến... song đây cũng là một phương thức hiệu quả mà các công ty BH cần lưu tâm. 1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm Đây là một hoạt động không thể thiếu của các DNBH nhằm phân tán rủi ro và đem lại lợi nhuận từ việc sử dụng có hiệu quả đầu tư có thể sử dụng. Để đạt được mục tiêu này, DNBH cần thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: - Nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động đầu tư về tổ chức cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ; sớm xây dựng đội ngũ chuyên gia về đầu tư… Trước mắt, cần khuyến khích các DNBH có đủ tiêu chuẩn “thành lập 82 quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật” (trích “Chiến lược phát triển thị trường BH VN 2003 – 2010”) - Các DNBH cần đa dạng hóa danh mục đầu tư, đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thanh toán trước mắt và hiệu quả đầu tư lâu dài - Sớm xây dựng và thực hiện nghiêm các quy chế, quy trình đầu tư thích hợp và gắn với chiến lược kinh doanh. - Tạo sự gắn kết giữa hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh BH, đặc biệt trong khâu thiết kế, phát triển sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng. 1.4. Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế Để tăng cường sức mạnh trong môi trường kinh doanh mới, bên cạnh việc tự mình phát huy nội lực, các công ty BH rất cần phải bắt tay hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Thông qua HHBH, các thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng, định hướng cho thị trường, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi BH... tạo điều kiện phát triển có lợi cho toàn ngành. Các công ty trong HH nên cùng nhau thiết lập những quy tắc kinh doanh lành mạnh cho các DN trong ngành, xử lý những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, các công ty cũng có thể liên kết với nhau tạo ra một tiếng nói chung để đóng góp ý kiến, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước những giải pháp phát triển chung cho ngành BH cũng như cùng nhau có những bước đi thích hợp khi thị trường có những diễn biến xấu. Đồng thời, việc hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc đào tạo cán bộ, đại lý, thu thập, sử dụng các số liệu thống kê liên quan, xây dựng, tăng cường uy tín và hình ảnh tốt đẹp của toàn ngành... sẽ giúp các công ty sử dụng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thông tin, nguồn nhân lực... Các DNBH cũng nên xem xét giải pháp hợp nhất và mua lại. Hợp nhất và mua lại giữa các công ty, tập đoàn... là khá phổ biến, khi thị trường đã trưởng thành, đảm bảo cho việc tăng sức mạnh vị trí thị trường. Nhằm đảm 83 bảo không bị loại bỏ, các công ty BH trong nước tự mình phải hướng tới cạnh tranh thông qua việc cải thiện sức mạnh tài chính, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh bằng cách tìm đến nhau để có thể hợp nhất và mua lại. Ví dụ như ở Malaysia, đứng trước những thách thức của quá trình tự do hóa, tập trung hóa và nhu cầu sử dụng những phương thức phân phối mới, NH trung ương nước này đã yêu cầu 56 công ty BH trong nước sáp nhập lại thành 10 đến 15 công ty, việc sáp nhập này sẽ đẩy mạnh quá trình tập trung hóa nâng cao tính ổn định của ngành BH. Thêm vào đó, để tạo thế mạnh cũng như đáp ứng những đòi hỏi về sự thành thạo khi bước vào môi trường cạnh tranh mới trong lĩnh vực tài chính một cách hiệu quả là cần tạo ra sự liên kết giữa những nhà BH với nhau hay với các ngành dịch vụ khác, mối liên kết này được ví như sự "kết hôn", nhằm khai thác sự hợp lực lẫn nhau. Một ví dụ điển hình và phổ biến đó là NH BH (BH qua NH), mối liên kết này bao trùm lên cả các hoạt động NH và BH, nhằm đảm bảo đồng lúc những nhu cầu về tài chính và BH của một khách hàng được đáp ứng trong cùng một tổ chức. Thông qua liên kết mà những nhà BH sẽ có cơ hội khai thác những kênh phân phối sản phẩm mới hiệu quả hơn cách thức truyền thống. Không chỉ tăng cường hợp tác trong nước, các công ty BH Việt Nam cũng phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Các công ty có thể tạo lập, củng cố mối quan hệ với các công ty BH, tái BH có kinh nghiệm, uy tín trong khu vực và quốc tế nhằm hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, trợ giúp về kỹ thuật, công nghệ, trao đổi thông tin... Việc thúc đẩy hợp tác quốc tế cũng sẽ mở ra những cơ hội kinh doanh mới cho cả hai phía, tạo thuận lợi cho ngành BH Việt Nam vươn ra với thế giới. 1.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong điều kiện mới Thực tế đã chỉ ra nhiều bài học thành công hay thất bại trong kinh doanh nhờ có được chiến lược kinh doanh tối ưu hay ngược lại. Đặc trưng nổi 84 bật của chiến lược kinh doanh là tính định hướng và xác định những chính sách lớn của DN, nó xác định rõ những mục tiêu cơ bản và phương hướng kinh doanh của DN trong từng thời kỳ và được quán triệt trong tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của DN. Đối với ngành BH, hoạt động kinh doanh của các DN đang và sẽ diễn ra trong môi trường khác hẳn trước đây. Trong bối cảnh hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới, những thuận lợi có nhiều nhưng cũng tồn tại những nguy cơ gây mất ổn định kinh tế - xã hội. Thêm vào đó, sự bảo hộ của Nhà nước đối với các DNBH trong nước sẽ mất dần nên các DN phải tự khẳng định mình trong cuộc cạnh tranh bình đẳng, không khoan nhượng đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, để tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh, các DNBH trong nước phải chủ động xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh bài bản phù hợp với tình hình mới, trong đó, cần chú ý đến việc xây dựng chiến lược sản phẩm và chiến lược về phí BH.  Xây dựng chiến lược sản phẩm: DN cần xác định chất lượng sản phẩm là vũ khí cạnh tranh cơ bản và giữ vị trí xương sống, trụ cột quyết đinh trực tiếp đến hiệu quả uy tính của DN. Bên cạnh đó, trước nhu cầu BH ngày càng đa dạng của khách hang hiện nay, các DNBH cần nhanh chóng nắm bắt được cơ hội dưa ra sản phẩm mới, chất lượng cao, phù hợp với nhu cần và khả năng tài chính của khách hàng.  Chiến lược về phí BH: Phí BH đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của một sản phẩm BH. Người Việt Nam có tâm lý thích mua hàng giá rẻ, bên cạnh đó, mức thu nhập bình quân của người Việt Nam không cao. Bởi vậy, các DNBH cần có chiến lược định giá hợp lý như: định giá theo mức giá mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được, thay đổi chính sách tính phí và phương thức đóng phí sao cho có lợi và thuận tiện cho khách hàng. Tóm lại, để phát triển ngành BH Việt Nam toàn diện, an toàn và lành mạnh theo định hướng chiến lược mà Nhà nước đặt ra, đòi hỏi phải có sự phối 85 hợp của các biện pháp vĩ mô và vi mô. Về phía Nhà nước, hoàn thiện công tác quản lý vĩ mô và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế là những biện pháp cần phải được thực hiện ngay. Về phía DN, các biện pháp như nâng cao chất lượng các yếu tố nội tại, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, đẩy mạnh hợp tác, xúc tiến thương mại cũng cần được đẩy mạnh tiến hành. Ngoài ra, các tổ chức liên quan như các Bộ ngành, HHBH Việt Nam hay các tổ chức tài chính cũng phải đề ra các giải pháp của riêng mình. Có thực hiện các biện pháp trên một cách kịp thời và đồng bộ mới có thể giúp tăng cường năng lực cạnh tranh hiện nay của các DN. 2. Giải pháp vĩ mô 2.1. Giải pháp về phía Nhà nước Ngành BH nước ta vẫn còn rất non trẻ, mới thực sự bắt đầu phát triển trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Đây lại là một ngành có nhiều đặc thù riêng và có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế. Do vậy, bên cạnh nỗ lực của bản thân các DNBH, vai trò của Nhà nước trong quản lý, phát triển hoạt động kinh doanh BH là rất to lớn. Trong giai đoạn tới đây, Nhà nước cần thực hiện tốt công tác quản lý, tạo được môi trường pháp lý thuận lợi, đồng thời có những cơ chế, chính sách ưu đãi để ngành BH có được những bước phát triển ổn định và đúng hướng. 2.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý Luật Kinh doanh BH được ban hành từ cuối năm 2000 và có hiệu lực từ 01/04/2001 đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động kinh doanh BH ở Việt Nam. Tuy vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh BH lại không áp dụng với BH xã hội, BH y tế, BH tiền gửi và các loại hình BH khác do Nhà nước thực hiện không mang tính chất kinh doanh. Ngoài ra một số quy định của Luật còn rất phân tán như khoản 3 và 4, điều 12 của chương II - Luật Kinh doanh BH quy định “Hợp đồng BH Hàng hải áp dụng theo quy định của Bộ luật Hàng hải” - “Những vấn đề liên quan 86 đến hợp đồng BH không quy định trong chương này, được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của Pháp luật có liên quan”. Một số quy định lại mang tính chồng chéo như: Bộ Luật Dân sự Việt Nam (2005) giành toàn bộ mục 11 từ điều 571 đến điều 584 để quy định về hợp đồng BH; phí BH; đối tượng BH; sự kiện BH; và tất cả nội dung này cũng lại được đề cập tương tự trong Luật Kinh doanh BH Chính vì thế, tới đây, những nhà làm luật cần học hỏi thêm kinh nghiệm xây dựng luật của các nước, đồng thời có những nghiên cứu cụ thể các điều kiện của Việt Nam để có những điều chỉnh thích hợp hơn nữa. Ngoài ra, để triển khai thực hiện một số các cam kết quốc tế và đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường, cần đặt ra một số yêu cầu đặt ra về hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp luật, bao gồm:  Bổ sung các quy định về chi nhánh trực tiếp của các DNBH nước ngoài, bãi bỏ các quy định mang tính bảo hộ các DN trong nước về địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, các loại hình nghiệp vụ BH bắt buộc, tái BH bắt buộc; hoàn thiện các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép minh bạch, thận trọng thay thế cho cơ chế cấp phép theo từng trường hợp cụ thể.  Bổ sung, sửa đổi một số quy định nhằm tăng khả năng giám sát tài chính của các công ty BH bao gồm vốn pháp định, khả năng thanh toán, hoạt động tài chính của các DNBH nhằm mục tiêu lựa chọn được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, cam kết lâu dài đối với sự phát triển của thị trường BH Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Các quy định này giúp DN nâng cao chất lượng quản trị điều hành, phát hiện sớm các rủi ro đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lý giám sát của các cơ quan chức năng.  Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, bao gồm các quy định bảo vệ người tiêu dùng như hoàn thiện các quy định về nội dung và phương thức giao kết hợp đồng BH nhằm đảm bảo tính an toàn của giao dịch cho cả người mua lẫn công ty BH và các đối tượng 87 liên quan (đại lý, môi giới BH). Cần có các quy định cụ thể và đặc thù hơn điều chỉnh hoạt động cạnh tranh, đảm bảo cạnh tranh công bằng và lành mạnh trên thị trường ngành BH, bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm. Thêm vào đó, Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách khuyến khích các DNBH bằng cách cho hưởng chính sách ưu đãi khi cung cấp các dịch vụ BH trong các lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế - xã hội cao như BH nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ BHNT có tính chất đầu tư dài hạn... đặc biệt là ưu đãi cho những DNBH chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa. DNBH được phép thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo qui định của pháp luật. Các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí BH thu được để đầu tư tại Việt Nam cũng được áp dụng các cơ chế, chính sách về đầu tư như các DNBH trong nước. Nhà nước cũng có thể ưu tiên các DN BHNT được đầu tư vào các dự án, công trình có độ an toàn về vốn lớn, lợi tức đầu tư cao... Ngoài ra, các DNBH cần được khuyến khích hiện đại hoá công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tóm lại, để phát triển ngành BH, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, đồng thời có những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động của các DN trong ngành. 2.1.2. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm Tiếp tục mở cửa thị trường BH phù hợp với tiến trình hội nhập thông qua việc xem xét cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện các cam kết quốc tế, tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế trong khuôn khổ hiệp định song phưong, đa phương, khu vực và toàn cầu. Cần khuyến khích các DN trong nước mở rộng hoạt động ra nước ngoài thông qua việc Chính phủ cần tích cực tham gia các hội nghị, tăng cường các 88 mối quan hệ đa phương và song phương, thông qua các tổ chức quốc tế như Diễn đàn các cơ quan quản lý BH ASEAN và HH các cơ quan BH quốc tế (IAIS) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý BH, HHBH và các DNBH trong nước. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần ký kết thêm các Hiệp định về hợp tác đào tạo trong lĩnh vực BH để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các DNBH trong nước. Từ đó, có thể giúp cho các DNBH trong nước có cơ hội tiếp cận và mở rộng địa bàn hoạt động ra nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước phải có những chính sách hỗ trợ các DNBH vươn tầm hoạt động của mình ra thị trường BH quốc tế bằng cách cung cấp thông tin cũng như cơ sở hạ tầng cho các DNBH, có chính sách ưu đãi về thuế, ngoại giao, đàm phán với các nước mà các DNBH Việt Nam triển khai nghiệp vụ của mình tại đó. Trong đó, cần nhấn mạnh vai trò của việc cung cấp thông tin về thị trường BH nước ngoài cho các DN trong nước thông qua các Tham tán thương mại Việt Nam. Ngoài ra, với lĩnh vực BH hàng hóa XNK, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia BH tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia BH tại Việt Nam... Điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, còn ý nghĩa kinh tế không rõ ràng. Với các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK tham gia BH trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành BH Việt Nam phát triển. 2.2. Giải pháp về phía cácBộ ngành liên quan 89 BH là một ngành có ảnh hưởng cũng như chịu tác động của rất nhiều nhân tố trong nền kinh tế. Do vậy, việc phát triển ngành BH Việt Nam theo đúng định hướng Nhà nước đề ra đòi hỏi sự kết hợp của các bộ ngành liên quan, trong đó đóng vai trò quan trọng nhất phải nói tới Bộ Tài chính. Theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Bộ Tài chính có những chức năng chính như: quy định danh mục chi tiết các sản phẩm BH, cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho DNBH, DN môi giới BH, kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài… Với chức năng như vậy, những quy định của Bộ Tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành BH. Do đó, Bộ Tài chính cần có những nghiên cứu thị trường BH một cách chi tiết để đưa ra một danh mục BH đa dạng, chú trọng vào các sản phẩm BH thiết yếu như BH cháy nổ, BH trong nông nghiệp… hay sản phẩm có nhiều tiềm năng khai thác như BH hàng hóa XNK, BH hàng không… Điều đó sẽ tạo ra định hướng cho việc đa dạng hóa các loại hình BH ở các DN nhằm đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Bên cạnh Bộ Tài chính, ngành BH cũng sẽ chịu sự ảnh hưởng không nhỏ của Bộ Giáo dục, đặc biệt là về vấn đề nguồn nhân lực. Như phân tích ở mục 1.1, phần II, chương II, một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân lực yếu trong ngành là do việc đào tạo chính quy chưa đáp ứng nhu cầu. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Giáo dục cần khuyến khích việc đào tạo chính quy và chuyên sâu về BH tại các trường đại học cũng như xây dựng những chương trình đào tạo gần hơn với thực tế của ngành. Ngoài ra, sự phát triển của ngành BH cũng không thể tách rời khỏi sự phát triển chung của thị trường tài chính. Thời gian tới, thị trường chứng khoán, thị trường liên NH... phải được phát triển hơn nữa, đồng thời, các ngành BH, NH, chứng khoán cần đẩy mạnh hợp tác để cùng nhau nâng cao hiệu quả phát triển của từng ngành và của cả nền kinh tế. 90 2.3. Về phía Hiệp hội bảo hiểm Để hoàn thành các mục tiêu mà Chính phủ đề ra cho ngành BH trong giai đoạn 2003 - 2010, bên cạnh các việc những nỗ lực từ phía Nhà nước, từ phía các DNBH, và các Bộ ngành liên quan thì cũng không thể thiếu vai trò của HHBH. Trước hết, phải nhắc tới tầm quan trọng của HHBH Việt Nam. Được thành lập từ năm 1999, HH đã và đang thực hiện vai trò là một tổ chức đại diện cho các DNBH đang hoạt động trên thị trường Việt Nam để cùng nhau hợp tác, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh, góp phẩn tạo nên sự ổn định và thúc đẩy ngành BH Việt Nam phát triển. Trước yêu cầu hội nhập kinh tế, để thực hiện tốt vài trò cầu nối giữa DN với cơ quan quản lý Nhà nước và công chúng, HHBH Việt Nam cần tiếp tục nâng cao vai trò của mình hơn nữa theo hướng:  Kiện toàn lại HHBH Việt Nam, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, từ lãnh đạo đến các ban chuyên trách của HH đảm bảo lãnh đạo và cán bộ nhân việc của HH phải là những người có năng lực chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ BH. Nhà nước cần tăng thêm chức năng và quyền hạn cũng như là quyền lợi và trách nhiệm, có những mức khen thưởng và kỉ luật tương xứng cho cơ quan HH, đồng thời HH cũng phải xây dựng mức lương thưởng thỏa đáng cho cán bộ nhân viên của mình nhằm tạo động lực cho bản thân HH cũng như từng cá nhân làm việc, đóng góp và cống hiến cho sự phát triển của ngành BH Việt Nam.  HHBH Việt Nam cần xem xét và sửa đổi, bổ sung Điều lệ của mình để khuyến khích các DNBH tham gia, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các DNBH hội viên với HH. HH phải là cầu nối tích cực hơn nữa giữa các DN theo hướng xây dựng và đẩy mạnh sự hợp tác giữa các DNBH hội viên về các vấn đề trao đổi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá thị trường, đánh giá 91 rủi ro, tính phí BH, đồng BH, tái BH, cùng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và đào tạo nhân lực.  HHBH phải là người đánh giá được thực trạng cũng như sự phát triển của ngành BH Việt Nam một cách sát thực nhất. Đồng thời, HH cũng là người nắm được và tập hợp nguyện vọng của các DN hội viên để từ đó đóng vai trò kiến nghị và cố vấn cho cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ trong việc đưa ra những chính sách vĩ mô nhằm điều tiết thị trường BH cũng như để bảo vệ cho các DNBH. Song HH cũng cần phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước chủ quản để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận, cam kết của các DN hội viên, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp không tuân thủ cam kết, quy chế hợp tác, có hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, và các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý dịch vụ BH. Bên cạnh đó, HHBH cũng cần phải chủ động phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan (như hàng hải, hàng không…) để hoàn thiện hơn nữa và phát triển các sản phẩm BH trên thị trường.  HHBH phải cùng với các DNBH, không chỉ là các hội viên xây dựng các chương trình kế hoạch đào tạo những kiến thức cơ bản về BH nhằm tăng cường nhận thức của người dân, giúp họ thấy được sự cần thiết tham gia các loại hình BH, vai trò và ý nghĩa của dịch vụ này với đời sống sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với không chỉ riêng nền kinh tế quốc dân mà với cả xã hội. Thực hiện được các giải pháp trên, HHBH sẽ thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình, góp phần thúc đẩy sự hội nhập và phát triển của ngành BH Việt Nam. 92 KẾT LUẬN BH là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện pháp di chuyển rủi ro, BH ngày nay đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Thực tế hoạt động thời gian qua đã cho thấy sự lớn mạnh không ngừng của ngành BH về mọi phương diện: quy mô thị trường, số lượng DNBH, số lượng sản phẩm, đầu tư trở lại nền kinh tế, đóng góp vào nền kinh tế và xã hội… Cùng với việc môi trường pháp lý dần được hoàn thiện và việc tham gia kí kết các Hiệp định song phương và đa phương về BH, ngành BH Việt Nam đang trở nên rất hấp dẫn với các DNBH nước ngoài với tiềm lực về vốn và kinh nghiệm kinh doanh lâu năm. Việc các DN này tham gia vào thị trường BH Việt Nam tạo ra một môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt, gây sức ép lớn lên các DNBH trong nước. Với việc áp dụng mô hình kim cương của M.Porter vào việc phân tích ngành, có thể nhận thấy rằng những DNBH Việt Nam, sau hơn 10 năm xóa bỏ tình trạng độc quyền, đã có những bước phát triển đáng kể về tiềm lực tài chính, năng lực quản lý, cũng như chất lượng nguồn nhân lực cũng đã được nâng cao hơn. Tuy nhiên, so sánh với những yêu cầu mà quá trình hội nhập đặt ra, ngành BH vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực về vốn và công nghệ còn yếu, nhận thức về BH của người dân chưa đầy đủ, các ngành hỗ trợ và liên quan như NH, thống kê… vẫn còn nhiều bất cập. Hoạt động đầu tư tài chính của các DN chưa đa dạng, chủ yếu sử dụng vốn để gửi tại các NHTM hoặc mua trái phiếu chính phủ. Việc cạnh tranh vẫn chủ yếu tập trung vào hạ phí BH, tăng chi hoa hồng đại lý mà chưa chú trọng đến nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. 93 Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu phát triển ngành BH như định hướng đã đề ra, và để các DNBH có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh với những DN lớn trên thế giới, ngành BH Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Trong đó, quan trọng nhất là cần có sự phối hợp một cách đồng bộ các biện pháp vĩ mô và vi mô. Việc đó yêu cầu có sự tham gia tích cực của chính bản thân các DNBH để tự nâng cao năng lực của mình về mọi mặt. Ngoài ra, Nhà nước cùng các tổ chức có liên quan cũng cần có những giải pháp để hỗ trợ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho ngành BH. Với những gì đã và đang làm được, ngành BH Việt Nam hứa hẹn là môt ngành nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. (2008), Tạp chí thị trường BH -Tái BH Việt Nam - tháng 2/2008 2. Hải Bằng (2006), Ngành BH trước nhiều thách thức trong năm 2006, Báo Đầu Tư ra ngày 01/3/2006. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/02/009 (2005), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam : Ngành BH. 4. Bộ Tài Chính (2006), Thị trường BH Việt Nam năm 2005, NXB Tài Chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài Chính (2007), Thị trường BH Việt Nam năm 2006, NXB Tài Chính, Hà Nội. 6. TS. Hoàng Văn Châu, TS. Vũ Sĩ Tuấn, TS. Nguyễn Như Tiến (2002), BH trong kinh doanh, NXB Khoa học kỹ thuật. 7. Nguyễn Chung (2006), Ngành BH Việt Nam: Tác động mạnh từ các cam kết WTO, Báo Diễn đàn DN số 96 ra ngày 01/12/2006. 8. Chính phủ (1993), Nghị định 100/1993/NĐ - CP về hoạt động kinh doanh BH. 9. Lan Hương (2006), Các cam kết WTO ảnh hưởng đến BH- Những tác động tích cực và tiêu cực, Báo Thời báo kinh tế Việt Nam số 240 ra ngày 27/11/2006. 10. PGS.TS. Hồ Sĩ Hà (Chủ biên) (2000), Giáo trình BH, NXB Thống kê. 11. PGS. TS. Nguyễn Hữu KhảI (Chủ biên) (2003), Nâng cao khả năng xuất khẩu chè Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê. 12. Quốc hội (2000), Luật kinh doanh BH số 24/2000/QH10. 95 13. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định 175/2003/QĐ - TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường BH Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” 14. Trung tâm Thông tin Thương mại (2006), Những cam kết của Việt Nam trong WTO. 15. Viện Khoa học Tài chính (2005), Báo cáo kết quả nghiên cứu: Đánh giá tác động của việc mở cửa thị trường đối với ngành BH Việt Nam và giải pháp phát triển thị trường BH phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội. TÀI LIỆU TỪ CÁC WEBSITE 1. (2005), BH hàng XNK: Nhường sân cho nước ngoài, Người Lao động. 2. (2006), Giải pháp công nghệ thông tin cho BH và chứng khoán. hiem-va-chung-khoan/45209004/217/ 3. BH Viễn Đông (2008), Thị trường BH: Cạnh tranh nảy lửa?. 4 4. Bộ Tài chính (2006), BH: 11 cơ hội và thách thức. 5. HHBH Việt Nam (2008), Tổng quan thị trường BH Việt Nam năm 2007. 6. Tiến Hùng (2007), Vì sao DNBH trong nước gặp khó khăn khi tham gia thị trường BH hàng XNK?. 7. Thu Hương (2007), Giải pháp phát triển thị trường BH Việt Nam. 03&Itemid=170 96 8. Phong Lan (2007), BH hàng hóa mất thị phần trên sân nhà. 9. Phùng Đắc Lộc (2008), Thị trường BH Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 10. Khương Lực (2008), Cạnh tranh BH sẽ quyết liệt. =199&lang=VN 11. Ngân Lưu (2007), Ngành BH Việt Nam đang ở đâu. 12. Anh Minh (2008), Thị trường BH - Những thuận lợi và thách thức. =199&lang=VN 13. Vũ Minh (2007), Cạnh tranh gay gắt trong ngành BH, Việt Báo. 1 /176/ 14. Hạnh Nam (2005), Bảo Việt đang lo mất nhân lực. 15. Trần Nga (2008), Bùng nổ cạnh tranh BH, Báo Thanh Niên. &file=article&sid=12687 16. Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Bá Linh (2008), Hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực BH ở Việt Nam. 17. Mạnh Quân (2007), Cạnh tranh BH kéo nhau vào chỗ chết, Việt Báo. chet/30176395/92/ 97 18. Võ Đình Trí (2008), Các DNBH Việt Nam cần xây dựng chiến lược “Đại dương xanh”. =33&lang=VN 19. Hoàng Xuân (2008), Nhân lực - Điểm yếu của ngành BH. =199&lang=VN 20. Hải Yến (2007), Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển thị trường BH Việt Nam đến năm 2010. =199&lang=VN TÀI LIỆU TIẾNG ANH 1. (2005), Swiss re Sigma Reports No 2/2005. 2. (2005), Magazine: Asia Insurance Review, Magazine. 3. (2006), Asia Insurance Review, Bulletin, 13 November 2006. 4. D. Bland (1998), Insurance - Principles and Practice, The Finance Publishing House 5. Business Monitor International Ltd (2008), Vietnam Insurance Report Q1 2008, London. 6. Lorraine Eden, Texas A&M University (2004), Cave! Hic dragones! Alan M.Rugman’s Contributions to the Field of International Business. 7. P. Kotler (2003), A Framework for marketing management, Prentice Hall. 8. Micheal E.Porter (1990), The competitive advantage of nations, The Macmillan Press, London. 9. VinaSecurities (2007), Vietnam Equity Report: Insurance Sector Report. 98 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BH Bảo hiểm Bảo Minh Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh BHNT Bảo hiểm nhân thọ BHPNT Bảo hiểm phi nhân thọ Bảo Việt Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt DN Doanh nghiệp DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm GDP Tổng sản phẩm quốc nội HH Hiệp hội HHBH Hiệp hội bảo hiểm NH Ngân hàng PJICO Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex PVI Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí USD Đô la Mỹ VINARE Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam VND Đồng Việt Nam WTO Tổ chức thương mại Thế giới XNK Xuất nhập khẩu 99 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia 6 2 Bảng 2.1 : Những số liệu về ngành BH Việt Nam 34 3 Bảng 2.2: Tỉ lệ khai thác một số loại sản phẩm BH năm 2002 48 4 Bảng 2..3: Tỉ lệ khai thác một số loại sản phẩm BH năm 2002 49 5 Bảng 2.4: Tỉ lệ người đánh giá các công ty BH là có uy tín 57 6 Bảng 3.1. Dự báo sự phát triển của ngành BH Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 73 7 Biểu đồ 2.1. Tổng phí BHNT & BHPNT toàn thị trường giai đoạn 2001 - 2007 32 8 Biểu đồ 2.2: Đóng góp của ngành BH vào GDP 33 9 Biểu đồ 2.3. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm ở Việt Nam 46 10 Biểu đồ 2.4. Tổng kim ngạch XNK Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 47 1 Biểu đồ 2.5: Nhận thức của cá nhân về mức độ quan trọng của BH 50 12 Biểu đồ 2.6: Nhận thức về mức độ quan trọng của BH 51 13 Biểu đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư của các DNBH 54 14 Hình 1.1. Mô hình kim cương của M.Porter 9 100 PHỤ LỤC DANH SÁCH CÁC CÔNG TY BH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM (Tháng 11/2007) 101 Nguồn: Insurance sector Report - VinaSecurities

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4209_9207.pdf