Đề tài Phân tích môi trường Nam Phi - Phương thức kinh doanh quốc tế sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nam Phi

Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới kinh tế đất nước theo hướng thị trường, đất nước ta đã có hướng đi tích cực, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nghành kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào những thị trường lớn như Mỹ, Eu, Nhật, Trung Quốc, và đặc biệt trong những năm gần đây là những nước Châu Phi. Sức mua lớn nhưng các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của người châu Phi lại ở mức vừa phải, không quá khắt khe như các thị trường EU, Mỹ, Nhật . Có thể nói, Châu Phi là thị trường khá lý tưởng, phù hợp với cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, và đặc biệt chúng ta đã chọn Nam Phi là mục tiêu trọng điểm của thị trường này, với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa rất lớn, Nam Phi hứa hẹn sẽ là một thị trường tiềm năng mới, mang tính hấp dẫn cao cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với mục tiêu tiếp cận và mở rộng thị phần ở Nam Phi. Các doanh nghiệp Việt Nam đang xúc tiến nghiên cứu thị trường ở đây, Trong những năm gần đây, doanh nghiệp hai nước đã tích cực tiến hành thăm dò khảo sát lẫn nhau để tìm cơ hội hợp tác kinh doanh. Các hội chợ triển lãm quốc tế tổ chức Ở Nam Phi, bước đầu đã thu hút được các doanh nghiệp Việt Nam tham dự. Từ đó doanh nghiệp hai bên đã đi đến nhiều hệ dòng buôn bán có hiệu quả. Xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề, từ yêu cầu của thực tiễn đã nêu trên; đồng thời với mục đích xâm nhập thị trường Nam Phi trong công cuộc đẩy mạnh xuất khẩu. Nhóm đã đi đến quyết định chọn đề tài “ phân tích môi trường Nam Phi- phương thức kinh doanh quốc tế 1 sản phẩm Việt Nam sang Nam Phi ”. Qua việc sưu tầm tài liệu, xử lý thông tin gắn với thực tiễn, bài viết này hy vọng sẽ đem lại những thông tin cần thiết cho việc học và nghiên cứu môn quản trị kinh doanh quốc tế.

doc22 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường Nam Phi - Phương thức kinh doanh quốc tế sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nam Phi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý: cách tốt nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là thuê đại lý để làm thủ tục hải quan và vận chyển hàng hóa cho tới kho được yêu cầu Những mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nam Phi Ma tuý hoặc thuốc gây nghiện ở bất kỳ hình thức nào. Vũ khí không số, dùng trong quân đội và hoàn toàn tự động, chất nổ và pháo. Các chất, tài liệu, đồ kích thích và khiêu dâm. Các chất, tài liệu, đồ gây phản và kích động. Thuốc độc và các chất độc hại khác. Thuốc lá với khối lượng nhiều hơn 2kg/1000. Những mặt hàng được kinh doanh hoặc nhãn hiệu đăng ký bị vi phạm luật (chẳng hạn như hàng giả) Các bản sao chép bất hợp pháp của bất kỳ một tác phẩm nào có bản quyền. Các mặt hàng do các nhà tù làm ra. Với một quá trình và 1 hàng rào khá nghiêm khắc khi nhập khẩu một mặt hàng vào đất nước Nam Phi, chúng ta cần có thái độ và hành động đúng mực khi tiến hành kinh doanh trên đất nước này, nếu không muốn xảy ra những mâu thuẩn và tranh cãi pháp lý về sau. Môi trường kinh tế. Nam Phi rất giầu tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nam Phi có thế mạnh về sản xuất hàng công nghiệp (ngành công nghiệp Nam Phi chiếm tới 40% tổng sản lượng công nghiệp của châu Phi), điện năng, khai khoáng, dịch vụ và thương mại. Hiện Nam Phi đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương, măng-gan, quặng crôm.  Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1994 – 2004 đạt khoảng 3%, năm 2005 đạt 4,9%(239,4 tỷ USD), năm 2006 đạt 5%, dự kiến năm 2007 đạt 4,8%(274.5 tỷ USD) và năm 2010 đạt 6%.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người của Nam Phi, tính theo sức mua tương đương, đặt nước này vào vị trí một trong 50 nước giàu nhất thế giới. GDP bình quân đầu người: 5.056 USD/người/năm (năm 2005); 4.500 USD (2006) Mức thu nhập trung bình (Theo xếp hạng của Liên hợp quốc) Về ngoại thương : Xuất khẩu: 71.52 tỷ USD (2007), chủ yếu là vàng, kim cương, platin, khoáng sản, máy móc thiết bị sang các nước Nhật (12,1%), Mỹ (11,8%), Anh (9%), Đức (7,6%).Nhập khẩu: 76.59 tỷ USD (2007), chủ yếu là máy móc thiết bị, sản phẩm hoá chất, sản phẩm dầu lửa, thực phẩm, từ các nước như Đức (12,6%), Trung Quốc (10%), Mỹ (7,6%), Nhật (6,6%), A-rập Xê-út (5,3%). Đồng Rand Nam Phi_1USD = 7.05 Rand (2007) _đồng tiền tệ thị trường hoạt động nhất thế giới, đã gia nhập câu lạc bộ 15 đồng tiền tệ được ưa thích, hệ thống Thanh toán kết nối liên tục.Tuy nhiên,sự biến đổi nhanh chóng của đồng Rand cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế thế giới ,từ R13.85/1USD(2001) lên R6.99/1USD(2007) nhờ Ngân hàng dự trữ quốc gia tăng tỷ lệ lãi xuất ảnh hưởng đến mục kiểm soát lạm phát 6,5% (2007),gây nhiều sức ép cho các nhà xuất khẩu. Thị trường chứng khoán : xếp hạng nằm trong tốp 20 của thế giới. Hố sâu thu nhập và một nền kinh tế đối ngẫu cho thấy Nam Phi là một nước phát triển. Nam Phi có một trong những tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới. Một thập kỷ tăng trưởng kinh tế liên tục đã giúp giảm tình trạng thất nghiệp, nhưng các vấn đề kinh tế vẫn còn đó. Các vấn đề khác gồm tội phạm, tham nhũng và HIV/AIDS. Nam Phi xếp thứ 4/59 quốc gia về tính minh bạch trong hoạt động ngân sách của chính phủ (đứng đầu là New Zealand, tiếp theo là Pháp, Anh...) do đó Nam Phi đã trở thành nền kinh tế có tính cạnh tranh nhất tại châu Phi (vượt các nước Tunisie, Botswana) đứng thứ 42/104 quốc gia và vùng lãnh thổ vượt Brazil, Trung Quốc, Italia. Môi trường kinh doanh Nói đến luật điều tiết và thực trạng kinh tế thì Nam Phi có nhiều đặc điểm chung so với Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc. Nền kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân mặc dù chính phủ sở hữu và kiểm soát một phần hoặc toàn bộ một số nghành kinh tế trong yếu như ( vận tải, viễn thông, điện và nước). Tuy nhiên, Chính phủ đã cam kết thương mại hóa, tái cơ cấu và tư nhân hóa một số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại là những người có trình độ học vấn cao, có kỹ năng và khả năng cạnh tranh. Cơ cấu kinh tế Nam Phi có một nền kinh tế thị trường tự do hoàn chỉnh nhất lục địa Châu Phi. Nam Phi chỉ chiếm 3% bề mặt diện tích lục địa và chiếm tới 40% sản lượng công nghiệp, 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), hơn một nửa tổng sản lượng điện và 45% sản lượng khai thác khoáng sản ở Châu Phi. Phần lớn các hoạt động kinh tế của Nam Phi diễn ra ở 4 khu vực đô thị lớn ( mỗi khu vực chiếm 3% tổng diện tích đất đai), đó là khu vực Witwatersrand xung quanh Johannesburg, khu vực cảng Elizabeth/Uitenhage ỏ Eastern Cape. Witwatersrand là trung tâm công nghiệp và tài chính của đất nước và năm 2001 tỉnh Gauteng chiếm khoảng 34% GDP của cả nước. Tuy nhiên, hệ thống kinh tế của nước này mang tính hai mặt rõ rệt. Một nền kinh tế công nghiệp bên cạnh một nền kinh tế chưa phát triển “hoàn chỉnh”. Kinh tế công nghiệp có một cơ sở hạ tầng vững chắc, là cơ sở cho sự phát triển và tăng trưởng trong tương lai, trong khi nền kinh tế chưa phát triển “hoàn chỉnh “ lại bộc lộ những tiền năng chưa được khai thác và thử thách sự phát triển của Nam Phi. Nam Phi cũng là cửa ngõ đầu tư vào Khu Vực Miền Nam Châu Phi. Từ năm 1994, Nam Phi đã đẩy mạnh đầu tư vào các quốc gia khác ở Châu Phi. Với một nền kinh tế có cơ cấu phát triển khá toàn diện, đây sẽ là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam hoạch định các kế hoạch chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào chính quốc. Ngoài ra với sự chênh lệnh về thu nhập và mức sống của các tầng lớp dân cư, các nhà đầu tư cần nên tính toán đến việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, đồng thời chiến lựơc giá phải thật mềm và linh hoạt nhằm nắm bắt được nhiều thị phần và tăng cường tính cạnh tranh so với các nhà nhập khẩu đến từ các quốc gia khác. Môi trường công nghệ kĩ thuật. Nam Phi thực hiện chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) trong khuôn khổ Hệ thống Đổi mới Quốc gia (NSI). Việc phát triển chính sách được tiến hành dựa trên cơ sở hiểu biết về bản chất và sức mạnh của các cơ quan/tổ chức trong NSI, mối quan hệ của chúng với nhau, tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế và tác động tới các loại chính sách khác của Chính phủ. Nam Phi đã chú trọng vào việc liên kết KH&CN với các đột phá mới trong các lĩnh vực như Giáo dục, Truyền thông, Lao động, Y tế, Thương mại và Môi trường. Từ năm 1999, Nam Phi đã có những phát triển lớn về chính sách KH&CN như sau: Củng cố các lĩnh vực tri thức khác nhau trong NSI để đẩy mạnh các mối liên kết với ngành công nghiệp và đảm bảo việc bảo hộ ở một số trường hợp đối với các cơ sở tri thức chủ chốt của quốc gia. Những sáng kiến đưa ra bao gồm việc thành lập Trung tâm Laser Quốc gia, việc xây dựng Chiến lược Công nghệ sinh học Quốc gia (Đã được Chính phủ thông qua tháng 7 năm 2001). Nam Phi đã đưa ra các chương trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển tri thức nội sinh cũng như để thực hiện việc bảo hộ tốt hơn đối với những tri thức đó và liên kết chặt chẽ hơn với các hiệp định quốc tế về sở hữu trí tuệ. Nam Phi cũng đang phát triển Bộ luật về Đa dạng sinh học để bảo vệ và quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên sinh vật của mình; Tăng cường các cơ chế phổ biến tri thức và công nghệ. Hướng chú trọng ở đây là tạo lập một số năng lực tổ chức khác nhau trong lĩnh vực trình diễn công nghệ, hỗ trợ và kinh doanh đổi mới, ươm tạo công nghệ. Lý do chủ yếu cho sự phát triển này là do năng lực yếu kém của Nam Phi trong việc tạo ra các doanh nghiệp nhỏ công nghệ cao từ các trường Đại học và khu vực nghiên cứu. Một sáng kiến lớn đã được đưa ra ở cấp tỉnh, đó là việc tạo ra Trung tâm Đổi mới Gauteng- một công viên và nơi ươm tạo lớn về khoa học, được liên kết với trường Đại học Pretoria và CSIR. Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về KH&CN. Nam Phi đã tăng cường rất nhiều các hiệp định song phương và đa phương. Mục đích chính ở đây là xoá bỏ đi sự cách biệt của nền KH&CN Nam Phi với thế giới (do di sản của chủ nghĩa apacthai để lại). Chương trình "Quan hệ đối tác mới cho phát triển châu Phi" (NEPAD) là một sáng kiến lớn để kích thích sự phát triển của châu Phi. KH&CN đã đóng vai trò then chốt trong Chương trình này và việc lập kế hoạch đã chú trọng vào việc thành lập các trung tâm KH&CN tài năng, mang tính bền vững ở khắp châu lục và sử dụng hiệu quả hơn các tri thức nội sinh, lấy đó là nền tảng để kết hợp với các dạng tri thức khoa học khác. Sự chú trọng lớn nhất hiện nay là phát triển các chính sách công nghệ và tạo ra sự phát triển bền vững; Bộ Thương mại và Công nghiệp đang vươn tới cách tiếp cận "Sản xuất tổng hợp", do nhận thức được tác động công nghệ và những biến đổi kinh tế tiếp theo mà công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đưa lại. Sự biến đổi đó giúp tăng cường các sản phẩm giá trị gia tăng ở những khâu đầu nhờ sự phát triển hướng vào mục tiêu, cải thiện thiết kế, tăng sự kết hợp với các hoạt động ở các khâu sau như tiếp thị, bán hàng. Chiến lược công nghiệp mới còn tiến xa hơn việc chỉ chú trọng đến khâu sản xuất-nó kết hợp với cả khâu hậu cần và các mối liên kết giữa các doanh nghiệp để đảm bảo cho tri thức về sản phẩm và dịch vụ cũng tạo được nhiều giá trị như bản thân các sản phẩm. Việc chú trọng vào yếu tố tổ chức đã đem lại những cải cách tổ chức, chẳng hạn như đối với Công ty Năng lượng hạt nhân Nam Phi (NECSA), trước đây là Công ty Năng lượng nguyên tử. Một sản phẩm nhận được từ công việc này là đã lập ra Trung tâm Laser Quốc gia. Các cơ sở, tổ chức đang được phát triển để phục vụ công tác tài nguyên và môi trường đang có sự chú trọng ngày càng tăng, Mạng lưới Quan sát Môi trường Nam Phi, Điểm đầu mối cho Quỹ Thông tin về Đa dạng sinh học Toàn cầu (GBIF) và tăng cường một số lượng đáng kể các Trung tâm Nguồn tài nguyên Sinh học; Chương trình "Công nghệ cho Nguồn nhân lực Công nghiệp" (THRIP) đã cấp kinh phí thoả đáng cho các Dự án nghiên cứu liên kết giữa khu vực công nghiệp và trường đại học, các khoản vốn linh hoạt và hỗ trợ cho những SME nào muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các trường đại học. Chương trình này đã nhận được khoản kinh phí tăng gấp đôi trong 4 năm qua và tiếp tục được hưởng sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía ngành công nghiệp, và đặc biệt là ngành giáo dục đại học. Với một quốc gia có nền kinh tế và kĩ thuật phát triển vào bậc nhất châu phi, với những chính sách và hướng đi đúng đắn cho sự đầu tư về công nghệ và kĩ thuật, Nam Phi một lần nữa hứa hẹn sẽ là bến đỗ an toàn và hấp dẫn cho các nhà đầu tư . Môi trường văn hóa. Ngôn ngữ. Bởi sự đa dạng của các dân tốc sinh sống ở Nam Phi, Hiến pháp qui định Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức bao gồm: tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng IsiNdebele, tiếng Sepedi, tiếng Sesotho, tiếng SiSwati, tiếng Xitsonga, tiếng Setswana, tiếng Tshivenda, tiếng IsiXhosa  và tiếng IsiZulu. ngôn ngữ IsiZulu được 22,9% dân số sử dụng, sau đó là tiếng IsiXhosa (17,9%), tiếng Hà Lan (14%), Sepedi (9,2%) và tiếng Anh (8,6%). Văn học. Nam Phi có một truyền thống văn học truyền miệng rất phong phú. Thể loại lưu truyền này có từ rất nhiều thế kỷ trước và được truyền từ thế hệ này sáng thế hệ khác với vai trò là một cách thức quan trọng để chia sẻ kinh nghiệm, nhớ về lịch sử, kể chuyện, và phản ánh xã hội đương đại.. Tôn giáo. Theo cuộc điều tra dân số mới nhất năm 2001, tín đồ Thiên chúa giáo chiếm 79.7% dân số. Con số này gồm Thiên chúa giáo Zion 11.1%, Trào lưu chính thống (Charismatic) 8.2%, Cơ đốc giáo 7.1%, Hội giám lý 6.8%, Cải cách Hà Lan 6.7%, Giáo phái Anh 3.8%, và nhánh Thiên chúa giáo khác 36%. Đạo Hồi chiếm 1.5% dân số, 15.1% không theo tôn giáo nào, 2.3% khác và 1.4% không được xếp hạng. Có thể cho rằng không chỉ có "một" nền văn hóa tại Nam Phi vì sự đa dạng sắc tộc của nó. Ngày nay, sự đa dạng thực phẩm từ nhiều nền văn hóa được nhiều người thưởng thức, đặc biệt là những khách du lịch muốn khám phá sự phong phú trong ẩm thực Nam Phi. Ngoài thực phẩm, âm nhạc và nhảy múa cũng là đặc điểm nổi bật. Ẩm thực Nam Phi sử dụng chủ yếu nguyên liệu thịt và sở hữu một món ăn đặc trưng riêng của xã hội Nam Phi trong những dịp lễ lạt được gọi là braai, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Giải trí và du lịch. Dân Nam Phi rất thich cuộc sống ngoài trời và rất quan tâm đến thể thao. Đất nước nổi tiến với các khu công nghiệp trò chơi, hệ thực vật và động vật phong phú và các danh lam thắng cảnh của mình. Những công trình văn hóa đa dạng được phục vụ ở các trung tâm lớn. Tập quán xã hội và kinh doanh. Các thông lệ xã hội rất đa dạng, Nói chung, dân cư trong các trung tâm đô thị lớn đều thích nghi với các tập quán xã hội và kinh doanh quốc tế, tuy nhiên mỗi người có cách tiếp cận khác nhau. Nhìn chung, du khách sẽ không gặp khó khăn khi làm quen với các thông lệ ở Nam Phi cũng như các nước Châu Âu. Thông lệ kinh doanh ở Nam Phi cũng tương tự như ở Phương Tây. Việc bán tháo hàng hóa, tranh cãi, mặc cả đều xa lạ với phương thức kinh doanh chính thống. Vì đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức hay thông tin, các ngành công nghiệp văn hóa của Nam Phi đóng một vai trò quan trọng với tư cách là một động lực của nền kinh tế sáng tạo mới. Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có mục đích phát triển các chiến lược công nghiệp cho mỗi ngành công nghiệp văn hóa, cụ thể là điện ảnh và truyền hình, âm nhạc, thủ công, xuất bản và đa phương tiện. Nam phi có nền văn hóa đa dạng phong phú với các hình thức nghệ thuật : vũ điệu , âm nhạc, nghệ thuật nhiếp ảnh, hình ảnh, kiến trúc, nghệ thuật đá , thể loại kịch, văn học và phim ảnh, các bảo tàng, làng văn hóa….Với sự bảo vệ chặt chẽ của pháp luật, giới hạn được đưa ra nhằm bảo toàn và phát huy văn hóa dân tộc của từng vùng , khu vực. Đặc biệt ẩm thực, âm nhạc và nhảy múa là điều mà khách du lịch luôn muốn khám phá. Với một đa dạng về bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, là nơi gặp gỡ và giao thoa của rất nhiều dân tộc và tín ngưỡng, vì thế mà đất nước Nam Phi được mệnh danh là đất nước cầu vồng. Các nhà làm nhập khẩu cần phải có sự hiểu biết nhất định về sự đa dạng và phức tạp này, nhằm cung cấp những sản phẩm được đông đảo những tầng lớp dân cư đón nhận, và tránh trường hợp sản phẩm không bị tẩy chay vì có sự bất đồng và xung đột và màu gia và sự kỳ thị chủng tộc. Những ngành nghề tiềm năng… Mặt hàng buôn bán giữa nước ta và Nam Phi Về xuất khẩu: Các mặt hàng quan trọng nhất là gạo, giày dép, than, sản phẩm nhựa, hàng dệt may… Trong đó gạo là mặt hàng thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 50-60% giá trị xuất khẩu. Cần lưu ý là gạo xuất vào Nam Phi phần lớn để tái xuất sang các nước Châu Phi khác trong khối SADC và một số nước ở Tây Phi. Mấy năm gần đây, nước ta cũng bắt đầu xuất khẩu sang Nam Phi các sản phẩm điện - điện tử, dụng cụ cơ khí, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ… Về nhập khẩu: Nước ta nhập từ Nam Phi các loại hóa chất, nguyên liệu gỗ,sắt thép, máy móc thiết bị, bông sợi xơ nhân tạo, hạt nhựa… trong đó quan trọng nhất là hóa chất và sắt thép. Riêng năm 1997, nước ta nhập từ Nam Phi dây chuyền sản xuất đường trị giá gần 9,5 triệu USD làm cho kim ngạch nhập khẩu trong năm từ Nam Phi tăng đột biến. Quan hệ trên các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư giữa hai nước còn ở mức độ thấp so với tiềm năng của mỗi bên. Nước ta đã lập quan hệ đại lý với một số ngân hàng của Nam Phi. Về du lịch, Nam Phi là nước có số du khách đến Việt Nam đông nhất so với các nước Châu Phi khác (năm 2002 có 1.405 du khách Nam Phi trên tổng số 2.741 du khách Châu Phi đến Việt Nam). Hiện nay, nước ta và Nam Phi đang triển khai một số hoạt động hợp tác về du lịch và xúc tiến thương mại ở cấp độ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và cấp cơ quan quản lý thương mại địa phương. Nam Phi chưa có dự án đầu tư trực tiếp nào tại Việt Nam và ngược lại. Quan hệ hợp tác song phương về sở hữu trí tuệ chưa được thiết lập. Nước ta và Nam Phi đều là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cùng ký kết Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp ước hợp tác sáng chế. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi Thuận lợi Nam Phi có nền kinh tế hiện đại, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thương mại rõ ràng, thông thoáng với quy mô thị trường lớn nhất Châu Phi. Nam Phi cũng đang đẩy mạnh mở cửa thị trường, tích cực tham gia hội nhập khu vực và thế giới. Thuế nhập khẩu của Nam Phi đang trong lộ trình cắt giảm theo đúng quy định của WTO. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường này. Hơn nữa, do có vị trí quan trọng tại Châu Phi, Nam Phi có thể được coi là cầu nối đưa hàng Việt Nam thâm nhập các nước Châu Phi khác. Trong thời gian gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và Nam Phi đã có bước phát triển mới, đặc biệt sau khi Sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi được mở. Hai bên đã trao đổi một số đoàn cấp cao và nhiều đoàn doanh nghiệp, đồng thời bước đầu tham gia các hội thảo, hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm ở mỗi nước. Việc hợp tác kết nghĩa giữa hai thủ đô Hà Nội và Pretoria cũng đang được xúc tiến. Những hoạt động trên đã góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng hai nước hiểu biết nhau hơn, tạo tiền đề cho hoạt động thương mại. Hiệp định thương mại Việt Nam - Nam Phi đã được ký vào năm 2000, trong đó hai bên giành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN). Hiệp định này đã tạo một nền tảng pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thâm nhập thị trường của nhau. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Nam Phi rất thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng Nam Phi cần nhập chính là những mặt hàng mà ta có thế mạnh, như gạo, than, hải sản, giày dép, thủ công mỹ nghệ, hàng điện tử… và Việt Nam cũng có thể nhập một số sản phẩm từ Nam Phi như sắt thép, máy móc, hóa chất… Khó khăn Khó khăn lớn nhất là người tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết khá ít về Việt Nam và hàng Việt Nam. Trong chiến lược phát triển thương mại của Nam Phi ở Châu Á, Việt Nam chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai. Có thể thấy Việt Nam còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn đối với ngay cả những nhà làm chính sách của Nam Phi. Như vậy, để có thể có chỗ đứng ở thị trường này, các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chương trình hành động lâu dài và bền bỉ. Khó khăn thứ hai là Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường này. Cụ thể các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam rất tương đồng với cơ cấu xuất khẩu của các nước này, thiên về hàng nguyên liệu thô và hàng sơ chế (gạo, thủy sản, than đá…) và hàng tiêu dùng. Việt Nam bị cạnh tranh chủ yếu về giá. Với cùng loại mặt hàng, giá của Việt Nam bao giờ cũng cao hơn giá của Trung Quốc, Thái Lan… Khó khăn thứ ba là hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi còn ít. Do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thị trường tốn kém và mất thời gian. Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủ yếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dài và các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng được một mạng lưới như vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khó khăn và tốn kém. Nam Phi là cường quốc Ở Châu Phi, là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Phi và chiến lược đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi". Về mặt địa lý, Nam Phi được xem như cửa ngõ chiến lược của châu lục nên sẽ hưởng lợi nhiều từ sự phát triển trên. Một trong những quốc sách ưu tiên hàng đầu của chính phủ Nam Phi là chính sách “Hướng Phi”. Hay nói cách khác, Nam Phi đặt mối quan hệ với các nước Châu Phi ở mức ưu tiên hàng đầu. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Châu Phi là quan hệ tương đối bổ trợ lẫn nhau. Hàng hỏa của Việt Nam phù hợp với thị trường này về giá cả cũng như chất lượng. Vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam cần phảI có quyết tâm trong việc trực tiếp tiếp cận thị trường. Thực tế hiện nay hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Phi chủ yếu vẫn còn qua các các dối tác trung gian. Đối với Nam Phi, theo đánh giá của báo điện tử "Đơn vị Tình báo Kinh tế” với một chính sách kinh tế vĩ mô được đánh giá cao, đặc biệt.trên lĩnh vực quản lý tài chính tiền tệ, với môi trường chính trị tương đối ổn định, trong thời gian tới, kinh tế Nam Phi. sẽ phát triển một cách ổn định với tốc độ từ 3,5 - 4,8%/năm. Sự phát triển ổn định của nền kinh tế cộng với việc đồng Rand (đơn vị tiền bản xứ) lên giá so với đồng đô la Mỹ đã tạo nên sức mua của thị trường này vốn mạnh nhất châu lục nay càng trở nên mạnh hơn nhiều. Do đó, có thể nói thị trường Nam Phi vẫn là một thị trường chủ lực của Châu Phi đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Không những thế, với vị trí chiến lược, vai trò cửa ngõ châu lục của Nam Phi, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng thị trường này làm cầu nối thâm nhập vào thị trường các nước khu vực châu lục, kể cả thị trường Nam Mỹ. Mặt khác còn một thị trường rất tiềm năng nữa của Nam Phi chưa được khai thác là thị trường thế giới thứ 3, một thị trường đang lên, rất hứa hẹn và hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Với chính sách trợ quyền cho người da đen của chính phủ (Black Empowerment), tầng lớp trung lưu mà đại đa số là người da đen này sẽ phát triển nhanh chóng, tạo nên một thị trường ngày càng lớn trong nền kinh tế Nam Phi. Bên cạnh đó, tiềm năng du lịch và đầu tư giữa Việt Nam và Nam Phi là hai lĩnh vực rất có triển vọng vẫn chưa được khai thác đúng mức. Chến lược thâm nhập thị trường nam phi. Để thành công trong thâm nhập thị trường Nam Phi, chúng tôi gợi ý có hai hướng cơ bản các doanh nghiệp có thể xem xét: Hướng thứ nhất: Xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu. Việt Nam hiện nay xuất khẩu sang thị trường Nam Phi chủ yếu gồm các mặt hàng: cà phê, cao su, giầy dép các loại, dệt may, thủ công mỹ nghệ, hạt tiêu, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, than đá đặc trưng... Để thực hiện chiến lược này, trước tiên doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc xây dựng chiến lược cho một mặt hàng cụ thể. Mặt hàng đó phải là mặt hàng "ruột" của doanh nghiệp. Đây là mặt hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác. Lợi thế này có thể xuất phát từ kinh nghiệm xuất khẩu nhiều năm đối với mặt hàng, có thể do khả năng mạnh về vốn hay nguồn cung cấp tốt hoặc có thể tổng hòa các yếu tố trên. Tất nhiên không nên chọn mặt hàng được coi là mặt hàng "ruột”,của các công ty khác. Một khi đã chọn được mặt hàng phù hợp, bước thứ hai là thâm nhập hay bắt" khách hàng. Thường thì khách hàng nào cũng có sẵn mạng lưới cung cấp. Do đó muốn giành được khách hàng, doanh nghiệp phải có thủ thuật nhất định. Một trong nhũng thủ thuật đó là sử dụng giá để câu khách. Doanh nghiệp có thể chấp nhận bán lô hàng đầu tiên hòa vốn để lấy khách hàng. Một khi đã lấy khách hàng thì họ sẽ bù lại phần lãi của lô hàng trước trong các lô hàng sau. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn xây dựng quan hệ lâu dài để ổn định mặt hàng xuất khẩu hay nói các khác là xây dựng thương nhân. Lúc này không chỉ đơn thuần việc mua đứt bán đoạn mà chuyển sang hướng hợp tác chiều sâu Ví dụ như hai bên có thể tính đến việc đặt mua, bán số lượng lớn ổn định và trên cơ sở đó sẽ mở kho chứa hàng. Do Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng có tính chất theo mùa như nông sản, may mặc, giầy dép... nên việc mua hàng vào thời điểm khi hàng rẻ nhất chứa vào kho để xuất khẩu là một biện pháp rất hiệu quả một khi đã có khách hàng tiêu thụ ổn định. Một số công ty đã áp dụng khá thành công theo hướng này đối với các mặt hàng như tiêu, cà phê... Với cách này doanh nghiệp có thể xuất khẩu ổn định không bị ảnh hưởng lớn bởi sự giao động giá theo mùa. Tuy nhiên đối với thị trường Nam Phi, doanh nghiệp cũng cần lưu ý xem xét cơ cấu mặt hàng nhập khẩu. Hàng nông sản chỉ chiếm trên 2% trong khi đó hàng hóa (sản xuất chiếm đến trên 80%). Do đó, tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này không phải là nông sản, mặc dù kim ngạch hàng nông sản của Việt Nam xuất vào Nam Phi hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn hàng tiêu dùng, thực phẩm, giấy dép... sẽ là các mặt hàng có nhiều tiềm năng hơn. Trên lĩnh vực này Trưng Quốc đã rất thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nam Phi do họ chuyển đổi thành công cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Họ xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm hàng hóa thay vì các mặt hàng nguyên liệu. Hướng thứ hai: Xuất khẩu các mặt hàng thị trường có nhu cầu. Với chiến lược này doanh nghiệp hoàn toàn đi theo hướng khác. Trước tiên doanh nghiệp phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu kỹ thị trường, tìm ra các mặt hàng mà cung chưa đáp ứng được cầu hoặc cầu có mà chưa có cung. Từ đó họ có thể tìm nguồn cung cấp hoặc xây dựng nhà máy sản xuất mặt hàng mà thị trường đang cần. Theo hướng này, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên tìm cách đặt chân tại thị trường như mở chi nhánh, văn phòng đại diện, thành lập công ty tại nước sở tại hoặc liên doanh với doanh nghiệp sở tại. Bới chỉ bằng sự có mặt thường trực tại thị trường họ mới hy vọng có thể tìm ra các nhu cầu thị trường cần. STT Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 6 tháng đầu năm 2005 I. Xuất khẩu 1 Gạo 21.358 11.469 15.093 1.124 4.814 18.926 18.332 2 Giầy dép 3.073 6.206 6.293 6.685 5.600 14.077 8.148 3 Than 2.146 1.122 2.266 1.234 2.295 2.660 3.456 4 Sản phẩm nhựa 1.750 1.133 220 303 203 5 Hàng dệt may 362 1.025 603 567 751 1.531 690 6 Hàng điện tử và máy tính 328 453 24 93 1.256 1.372 7 Cà phê 416 617 442 1.342 2.384 4.077 552 8 Hàng thủ công mỹ nghệ 182 235 362 564 895 1.221 607 9 Sản phẩm gỗ 165 224 308 285 1.549 937 Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính (1999-2005) Đơn vị: nghìn USD Việt Nam chưa khai thác được một số mặt hàng tiềm năng bao gồm: Đồ nhựa (chiếm 2,52% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Cao su và sản phẩm cao su (chiếm l,37%) kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Thủ công mỹ nghệ sơn mài, đồ gốm...) thuốc y tế (thuốc sốt rét và các loại kháng sinh...) (chiếm 2,25% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Sợi tổng hợp (chiếm 1,37% kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi) Hàng thực phẩm (đồ hộp, mỹ ăn liền...) Đồ gỗ (bàn ghế ngoài trời...) Từ những phân tích ở trên chúng ta kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đến Nam Phi chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của hai nước, đặc biệt ở những mặt hàng đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ. Khi mà chúng ta chưa xúc tiến hết thế mạnh của những mặt hàng này. Với nguồn thu rất lớn từ hoạt động thương mại này. Để đi đến một hướng mới, bài viết này sẽ trình bày cơ hội, cách thức đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ mà chúng ta rất có thế mạnh và nhu cầu lớn của người tiêu dùng Nam Phi. XÚC TIẾN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG ĐỒ GỖ Ở NAM PHI. Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Mặc dù, mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang được chuộng tại nhiều nước. Nhưng để nâng sức cạnh tranh và hướng đến chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi sự đầu tư bài bản. Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng được sở thích cộng với hàng hóa chất lượng, tinh xảo sẽ là một trong những yếu tố thu phục được người tiêu dùng Nam Phi. Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức hợp tác xúc tiến thương mại Nam Phi mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang có chiều hướng tăng nhẹ xuất khẩu vào thị trường Nam Phi trong thời gian gần đây. Thời gian qua, Việt Nam đang đứng trong tốp những nước có tỷ trọng xuất khẩu vào Nam Phi, với mức tăng trưởng vừa phải. Đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, Nam Phi vẫn là thị trường khiêm tốn. 6 tháng đầu năm 2008, đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đạt gần 163 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 6 tháng đã đạt 1,36 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ và đạt 45,% kế hoạch xuất khẩu của cả năm. Theo ý kiến của các chuyên gia, để hàng hóa tiếp cận được thị trường Nam Phi , điều cần thiết phải có được là đáp ứng được gu tiêu dùng Nam Phi! Ngày nay, ở Nam Phi, đối với đồ gỗ, người tiêu dùng trẻ tuổi có sở thích chọn những sản phẩm đáp ứng được tính linh động, đó là dễ lắp ráp, nhẹ, dễ vận chuyển và giá cả hợp lý. Ngược lại, bộ phận người tiêu dùng lớn tuổi lại thích những sản phẩm mang tính bền lâu, cổ điển. Xu hướng mua hàng của người Nam Phi đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Phụ nữ thích mua sắm và xem đồ gỗ để trang hoàng ngôi nhà minh thêm sinh động. Vì vậy, hàng hóa cần thể hiện sự khác biệt trong mỗi một thời điểm khác nhau. Cái khó tính của người tiêu dùng Nam Phi ở đây là đòi hỏi về sự tiện lợi, dù sản phẩm trông đơn giản, nhưng phải thể hiện được sự nổi bật, bắt mắt về kỹ thuật, thiết kế. Từ gu tiêu dùng đã quyết định đến chất liệu sử dụng của sản phẩm. Giới trẻ Nam Phi thường chọn những sản phẩm thiết kế từ các loại gỗ ván nhân tạo, gỗ rừng trồng. Tại Nam Phi, các nhà phân phối gần như bỏ hẳn dịch vụ cung cấp tại nhà, vì thế người tiêu dùng khi đi mua hàng có xu hướng tự chuyên chở hàng hóa về nhà, tự lắp ráp, bài trí. Do đó, nếu hàng không đáp ứng được đặc tính linh hoạt sẽ khó lòng cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác. Hiện nay, tính linh hoạt của sản phẩm không chỉ riêng thị trường Nam Phi đòi hỏi, mà cũng đang là xu hướng của các thị trường nhập khẩu khác. Không chỉ vậy, sự tiện lợi của sản phẩm còn trở thành thế mạnh và yếu tố cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường hiện nay. Tiếp đó, hoạt động cạnh tranh không chỉ dừng lại ở chất lượng của sản phẩm mà còn thể hiện ngay từ hình dáng bên ngoài của sản phẩm., chính vì họ xét nét từng li từng tí khi đi mua sắm và việc quyết định gần 50% là từ ấn tượng đầu tiên. Một mặt hàng cùng chủng loại nhãn hiệu, nhưng nếu nhìn bề ngoài không ấn tượng mấy, cũng khó lòng thuyết phục được quyết định mua của người tiêu dùng. Bởi vậy, ngay cả cái thùng caton đựng sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần chăm chút. Tiếp đó, phục vụ những khách hàng khó tính như người Nam Phi không được quên là cung cấp thật chi tiết các thông tin về sản phẩm cho họ trên nhãn mác như: nguồn gốc sản phẩm nguyên liệu, kích cỡ, cách sử dụng, cảnh báo, sự an toàn, tên sản xuất…, càng nhiều thông tin càng tốt. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, các doanh nghiệp nên chọn những nhà nhập khẩu tại Nam Phi và thông qua họ để đưa hàng đồ gỗ vào thị trường này. Các nhà nhập khẩu sẽ là người cung cấp thông tin cần thiết về nhu cầu sở thích theo từng thời điểm của trung tâm. Giữ mối liên lạc thường xuyên để nắm bắt tình hình, từ đó doanh nghiệp có thể hoạch định những chiến lược phát triển và tiếp cận thị trường hiệu quả hơn. Tình hình các đối thủ cạnh tranh. Ngoài trung quốc đang là nhà cung ứng sản phẩm gỗ hàng đầu tại Nam Phi, chúng ta còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia cũng có thế mạnh về đồ gỗ. như : Inđônêxia: Xuất khẩu gỗ panel sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2008 Theo tờ Antara News, xuất khẩu gỗ panel năm nay của Indonesia có khả năng sẽ tăng trưởng mạnh do nguồn nguyên liệu thô của các nước cạnh tranh khác đang khan hiếm. Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ Panel của Indonesia, ông Abbas Adhar cho biết, việc các sản phẩm gỗ panel của Indonesia được chứng nhận là “thân thiện với môi trường” . Dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ panel của Indonesia trong năm 2008 sẽ đạt mức kỉ lục là 2 tỉ USD. Lượng xuất khẩu mặt hàng này dự báo cũng tăng từ 1,7 triệu m3 trong năm 2007, lên 2,5 triệu m3 vào năm 2008. Đây cũng chính là lợi thế rất lớn cho các sản phẩm của Indonesia cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và Nam Phi nói riêng. Ghana: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng mạnh 9 tháng năm 2007, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Ghana vào Nam Phi tăng 21,5% so với cùng kì năm 2006, tương đương với 19361 m3, kim ngạch đạt 38,5 triệu EUR. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Ghana tăng 10,1% vào thị trường Nam phi. Các sản phẩm gỗ của Ghana xuất khẩu sang thị trường Nam Phi bao gồm air and kiln dried lumber, sliced and rotary veneers, billets and teak poles. Bên cạnh đó, Uỷ ban Lâm nghiệp của Ghana cũng đang phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội gỗ trong nước và nước ngoài nhằm tăng cường và đa dạng thương mại về loài, sản phẩm và các thị trường của mặt hàng gỗ. Braxin: Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng khá Xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào Nam Phi trong tháng 10/2007 tăng khá so với tháng 10/2006. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ nói chung (ngoại trừ sản phẩm giấy và bột giấy) tăng từ 32,5 triệu USD trong tháng 10/2006 lên 47,7 triệu USD trong tháng 10/2007. Kim ngạch xuất khẩu gỗ thông xẻ tăng tới 56,8%, từ 2,2 triệu USD trong tháng 10/2006 lên 3,2 triệu USD trong tháng 10/2007. Theo CGI Moveis và Newscomex, xuất khẩu đồ nội thất trong tháng 10/2007 của Braxin vào Nam Phi tăng 13,4% so với tháng 9/2007 Xuất khẩu gỗ tại bang Alta Floresta thuộc miền Bắc Braxin tăng 30% trong tháng 10/2007 so với tháng 10/2006 (2,2 triệu USD). Trước sức ép cạnh tranh ngày càng khóc liệt và mạnh mẽ của các cường quốc xuất khẩu gỗ, chúng ta những nhà làm nhập khẩu gỗ trong nước cần phải có những hướng đi tích cực và đúng đắn nếu không muốn làm người ngoài cuộc trong sự cạnh tranh này, Nam Phi là một thị trường rộng lớn và sức mua tiêu dùng cao. Nắm bắt và hiểu được thế mạnh của đối thủ là cơ hội để cho chúng ta tìm được lối đi cho những doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ trong nước. Những lợi thế của ngành xuất khẩu gỗ nước ta. Quý I/2004, trị giá xuất khẩu đồ gỗ của cả nước đạt 194 triệu USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2003. Dự kiến mức tăng trưởng của ngành chế biến gỗ năm 2004 khoảng 25-28%, tăng 5-8% so với năm 2003 Theo Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, hiện nay nhiều DN chế biến gỗ quy mô lớn của Trung Quốc đã đến TP.HCM tìm hiểu, khảo sát thị trường để chuyển nhà máy chế biến gỗ công nghiệp ở Trung Quốc sang Việt Nam do họ đang đứng trước nguy cơ phải chịu thuế cao khi nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Năm 2004, đồ gỗ được coi là mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Điều đó xuất phát từ mức tăng trưởng cao và khá ổn định của mặt hàng này thời gian qua. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ chế biến của Việt Nam đạt tới 560 triệu USD, tăng gần 30% so với năm 2002. Không chỉ năm 2003 mà trong vòng 4 năm trở lại đây, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ tăng trưởng cao về xuất khẩu đồ gỗ, mỗi năm tăng bình quân hơn 100 triệu USD.  Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ của Việt Nam chỉ đứng sau thuỷ sản, dầu thô, dệt may, giày dép. Đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt ở trên 120 nước, trong đó các thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản… Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian gần đây, khi ngành sản xuất đồ gỗ ở khu vực Đông Nam á có phần chững lại, thì thị trường thế giới có xu hướng nhập sản phẩm gỗ của Việt Nam nhiều hơn. Bởi đồ gỗ của Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu sản phẩm chất lượng trung bình mà còn thâm nhập vào thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có trên 1.200 xí nghiệp chế biến gỗ, trong đó nhiều DN có vốn ĐTNN quy mô lớn hơn 500.000 công nhân. Nhiều DN đã đầu tư mở rộng, trang bị công nghệ cao, nâng quy mô sản xuất đáp ứng thị trường mới chất lượng cao, trong khi vẫn duy trì được thị trường truyền thống. Công ty Chế biến gỗ Bông Mai thuộc tỉnh Bắc Ninh là một trong số đó. Đây là công ty Việt Nam duy nhất nhận giải thưởng “Cổng vàng châu Âu” do Hội đồng tư vấn sáng tạo châu Âu trao tặng năm 2002. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang Nam Phi, Trung Quốc, Nga, thị trường châu Âu và một số nước khác với kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1 triệu USD/năm. Ông Nguyễn Sỹ - Giám đốc công ty cho biết: “Công ty Bông Mai được thành lập từ năm 1994. Chúng tôi có gần 30 xưởng trung tâm và xưởng vệ tinh, 2 trung tâm lớn ở Bắc Ninh và Quảng Ninh. Số lượng lao động hơn 300 người và bộ máy quản lý gián tiếp trên 10 người. Hàng năm công ty đạt tổng doanh thu khoảng 20 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu chiếm gần 70%”. Với lợi thế về giá nhân công rẻ và tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, các DN chế biến gỗ Việt Nam có điều kiện xâm nhập thị trường mới thuận lợi hơn. Nhiều DN còn chủ động nắm bắt cơ hội khai thác thị trường mới, thông qua liên kết với các cổ đông có vốn ĐTNN để đổi mới thiết bị và mở rộng sản xuất. Điển hình là các công ty: Đức Lợi, Sadaco, AA, Trường Thành, Đức Thành, Hiệp Long (TP.HCM) hay Công ty Duyên Hải, Anh Việt, Đại Thắng ở Bình Định… Một điểm nổi bật khác là chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài của Việt Nam cũng đã tạo điều kiện để các DN đầu tư chiều sâu, mở rộng lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu. Không ít các khu công nghiệp chế biến gỗ được hình thành. Chỉ riêng Khu công nghiệp Phú Tài – tỉnh Bình Định cũng đã thu hút 50 DN tham gia sản xuất, chế biến gỗ xuất khẩu… Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư đến từ các nước Đông Nam á. Đến nay có gần 50 công ty ĐTNN trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu đang làm ăn khá thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, các DN chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu này ngày càng ít dần do một số nước Đông Nam á đã hạn chế khai thác rừng, đình chỉ bán gỗ tròn… Để khắc phục, bên cạnh việc quy hoạch dùng gỗ rừng trồng, các DN Việt Nam đang có xu hướng liên kết với nhau trong nhập khẩu nguyên liệu nhằm giảm sức ép về giá cả cạnh tranh và tạo nguồn nguyên liệu ổn định. Ông Trần Quốc Mạnh - Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM cho biết: “Khi các nhà sản xuất gỗ ở Việt Nam liên kết với nhau thì có nhiều điểm lợi. Họ có khả năng trao đổi với nhau về kỹ thuật, về thiết bị phụ tùng, về vấn đề nguyên liệu. Đặc biệt khi đó đơn đặt hàng có thể chia lẻ ra và từng nhà sản xuất có thể sản xuất chi tiết các sản phẩm hay sản xuất hoàn chỉnh, đảm bảo được đơn đặt hàng đúng thời hạn cho khách hàng nước ngoài”. Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, Bộ Thương mại đang tạo mọi điều kiện khuyến khích các DN liên kết với nhau nhập khẩu gỗ nguyên liệu với quy mô lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của ngành gỗ xuất khẩu. Xuất phát từ những lợi thế và tiềm năng của ngành đồ gỗ, Bộ Thương mại đã đặt ra mục tiêu tới năm 2005, xuất khẩu gỗ của Việt Nam cố gắng đạt 1 tỷ USD (tức là tăng gấp đôi kim ngạch hiện thời). PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ. Xâm nhập thị trường Sau khi bạn đã lựa chọn được sản phẩm ưu tiên và thị trường mục tiêu Nam Phi, bạn cần chú trọng đến kênh phân phối phù hợp. Các kênh phân phối có thể trên thị trường Nam Phi là các nhà nhập khẩu, các đại lý, các nhà phân phối và/hoặc cung ứng trực tiếp. Cung ứng trực tiếp (Direct sourcing) Những nỗ lực nhập cuộc vào thị trường Nam Phi trực tiếp bằng cách chú trọng đến người tiêu dùng về lý thuyết là một phương án lựa chọn song rẩt rủi ro. Mặc dù người tiêu dùng mua sản phẩm trực tuyến, song họ có xu hướng sử dụng một nguồn hàng đáng tin cậy. Nguồn cung cấp này có nhiều khả năng là từ trang thông tin điện tử của một hãng bán lẻ nổi tiếng hoặc của một công ty sản xuất. Hình thức bán hàng trực tiếp phổ biến hơn là tiếp cận một trong các hãng bán lẻ lớn. Một số các hãng bán lẻ lớn chủ động thuê nhân công ở các nước sản xuất để tìm kiếm các nguồn cung cấp mới và đáng tin cậy. Họ trở thành một lực lượng chiếm ưu thế trong hoạt động kinh doanh đồ gỗ. Mỗi một nhà bán lẻ có chính sách mua của riêng mình. Các nhà nhập khẩu/bán buôn Hầu hết các nhà nhập khẩu có phạm vi khách hàng rất lớn với nhiều ứng dụng rất đa dạng. Nếu các sản phẩm của chúng ta có thể tham gia nhiều thị trường hoặc các kênh bán hàng, thì tìm một nhà nhập khẩu có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Nhà nhập này cần có kiến thức sâu rộng về thị trường. Sự đòi hỏi về mức vốn hạn chế vì nhà nhập khẩu hoặc bán buôn nắm giữ cổ phần của mình, nên sẽ có ít rủi ro tài chính xảy ra nếu bạn thất bại do không có sự liên lạc trực tiếp với những người mua chính (đó là các nhà bán lẻ). Các đại lý Quyết định có nên sử dụng đại lý hay không có ý nghĩa quan trọng. Đại lý được lựa chọn phải là người trung gian độc lập giữa nhà sản xuất (ở nước ngoài) và nhà bán lẻ. Đại lý này được hưởng hoa hồng do nhà sản xuất trả. Đại lý này thường phụ trách một khu vực địa lý nhất định. Vai trò của các đại lý đang dần suy giảm và hạn chế trong phạm vi ngành nghề chính hoặc ngành nghề độc lập. Đôi khi, các đại lý tự lo việc khởi sự và bán hàng trong kho và trong trường hợp này họ đóng vai trò giống như một nhà bán buôn. Chúng ta luôn phải cân nhắc kỹ càng về những điểm bất cập khi làm việc với các nhà nhập khẩu và các đại lý. Theo luật pháp Nam Phi, các đại lý (ngược lại với các nhà nhập khẩu) được bảo vệ rất chặt chẽ. Khi đã giao kết với họ, sẽ rất khó qua mặt họ để giao dịch trực tiếp với các khách hàng mà họ đã thiết lập được mối quan hệ. Các nhà phân phối Các nhà phân phối có nguồn cung chính là một số nhà sản xuất/cung cấp có trách nhiệm đảm bảo đủ mức dự trữ cho nhà phân phối. Đôi khi nhà nhập khẩu cũng có thể đóng vai trò là nhà phân phối, mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đúng. Một nhà phân phối có khuynh hướng làm đại diện cho một nhà chế tạo hoặc một nhóm các nhà chế tạo/cung cấp và chịu trách nhiệm bán các mặt hàng da giày cụ thể cho các kênh bán hàng khác nhau. Các nhóm mua hàng Các nhóm mua hàng đóng vai trò quan trọng trên thị trường d0ồ gỗ. Họ có thể là các nhà kinh doanh đơn lẻ hoặc các nhà bán lẻ hợp sức và cộng tác như là một lực lượng mua và tiếp thị chung. Kênh này có thể thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà sản xuất cho rằng sản phẩm của họ phù hợp nhất với ngành nghề độc lập hơn là với các đại lý bán lẻ lớn. Ngoài ra cũng có những mặt hạn chế. Ví dụ, cung cấp cho một nhóm mua cụ thể có thể ngăn cản chúng ta tiếp cận đến các kênh thị trường khác. Các công cụ tiếp thị xuất khẩu Bước tiếp theo trong kế hoạch xuất khẩu đồ gỗ là chúng ta lựa chọn các công cụ tiếp thị đối với sản phẩm xuất khẩu, tính chi phí, định giá và xúc tiến xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu Trước tiên, chúng ta cần thiết kế các sản phẩm của mình phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu của thị trường Nam Phi. Tiêu chuẩn chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này vì chúng sẽ tạo ra sự tin tưởng cho các khách hàng tiềm năng. Các nhà xuất khẩu mới tham gia thị trường Nam Phi cần tập trung vào một hoặc hai sản phẩm và chuyên môn hoá sản xuất các mặt hàng này để có thể cung cấp cho khách hàng của mình sản phẩm nổi bật. Khi nhu cầu của người tiêu dùng được thoả mãn, phạm vi sản phẩm có thể được mở rộng. Ví dụ, bảng dưới đây có thể giúp các nhà xuất khẩu xác định rõ tình hình cung cấp của mình, đồng thời đưa ra những điều kiện tiên quyết cơ bản theo từng loại sản phẩm khi giao dịch với Nam Phi. Bảng. Ví dụ về những yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu Sản phẩm Chủng loại Nhãn hàng Các yêu cầu cơ bản về sản phẩm Những yêu cầu về tổ chức Bàn ghế Sản xuất đại trà - Sản phẩm tiêu chuẩn - Nhãn hiệu của mình hoặc - Gia công theo giấy phép - Bền và chống thấm mốc - mẫu mã đẹp - Những yếu tố về môi trường - Giá cả và nguyên vật liệu - Nhân viên bán hàng và tiếp thị - Đáp ứng theo yêu cầu của người tiêu dùng - Nhanh và đáng tin cậy Giường ngủ Sản xuất theo đơn đặt hàng - Sản phẩm độc đáo - Nhãn hiệu của mình hoặc - Gia công theo giấy phép - Thật bát mắt và lộng lẫy. - Phù hợp chiều dài cơ thể - Các yếu tố môi trường - Giá cả và nguyên vật liệu - Nhân viên bán hàng và tiếp thị - Liên hệ chặt chẽ với thị trường - Phòng phát triển sản phẩm mới Tính chi phí và định giá Hầu hết các nhà xuất khẩu báo giá bằng đồng Rad cho các khách hàng Nam Phi. Giá và lợi nhuận chịu sự chi phối bởi một vài yếu tố tuỳ thuộc vào chúng ta đang ở khâu bán hàng nào trong dây chuyền phân phối. Các nhà bán buôn và các nhà nhập khẩu khác tính chi phí dựa vào giá CIF và áp dụng các biên lề. Chi phí mua hàng được đưa lên bờ (landed cost) đối với nhà nhập khẩu là giá FOB cộng với phí giao hàng, bảo hiểm và thuế nếu được áp dụng. Nếu các nhà xuất khẩu thấy biên lợi nhuận của mình quá thấp, họ sẽ cố gắng giảm thiểu các chi phí hoặc điều chỉnh các biên lề. Nếu điều này là không thể, không nên tiến hành hoạt động xuất khẩu. Các biên lề rất khác nhau, tuỳ vào chủng loại sản phẩm và kênh bán lẻ. Các nhà bán lẻ đồ gỗ tăng giá giá từ 100% trở lên. Các nhà cung cấp có thể thường sửng sốt với mức giá tăng mà một số nhà bán lẻ đưa ra, dù chi phí sản xuất hạ, chi phí khác trong chuỗi phân phối tăng và các chi phí này ngày càng chiếm một phần lớn hơn trong giá bán so với chi phí sản xuất được tính vào. Theo quan điểm của các nhà xuất khẩu, trong cơ cấu chi phí sản xuất đồ gỗ, nguyên vật liệu chiếm 50%, giá nhân công: 25% và 25% còn lại là chi phí và lợi nhuận. Khi định giá xuất khẩu, cần lưu ý một số điểm sau: Đặt mục tiêu đưa ra mức giá mà thị trường có thể chấp nhận được. Đừng vượt “các mức giá” hiện hành trên thị trường đối với các sản phẩm tương tự. Mức giá đưa ra cần tương ứng với giá của các đối thủ cạnh tranh; Mức giá đưa ra cần phải phản ánh được mức độ chất lượng sản phẩm, việc giao hàng và xúc tiến bán hàng của công ty bạn; Ghi nhớ rằng không dễ gì có thể tăng giá khi bạn đã nhất trí giao hàng với mức giá đã định; Định giá là sự kết hợp kiến thức hiểu biết về các chi phí nội địa và cách tính các chi phí phát sinh khi xúc tiến các hoạt động của doanh nghiệp bạn trên thị trường; Giá thương thảo tuỳ thuộc vào các thuật ngữ trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán, các điều khoản tín dụng và rủi ro tiền tệ, khối lượng và phương tiện vận chuyển. Tỉ giá hối đoái thường biến động và hầu hết người mua đều tiên liệu trước được điều này. Xúc tiến bán hàng Trong ngành da giày, có một số kỹ thuật xúc tiến bán hàng quan trọng mà chúng ta nên vận dụng trong các hoạt động tiếp thị của mình. Đây không phải là một danh sách hoàn chỉnh song những yếu tố chính vẫn là: Catalogue hoặc sách giới thiệu Điều cân thiết là chúng ta có thể giới thiệu các bức ảnh sắc nét về từng sản phẩm của mình cùng với thông tin về các đặc điểm kỹ thuật chính và những lợi ích thiết thực có liên quan đến mỗi sản phẩm. chúng ta sẽ sử dụng hình ảnh này gửi cho khách hàng (có thể trong chiến dịch gửi thư) hoặc giới thiệu trong một buổi trình bày. Ngoài ra, chúng ta cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của mình giới thiệu catalogue của mình. Bạn sẽ biết được nhiều loại sách giới thiệu khác nhau tại các cuộc hội chợ. Website Lập trang thông tin điện tử là một hình thức phổ biến trong ngành gia dày. Đặc biệt khi chữ tín và lòng tin đang được xem là những thử thách lớn đối với các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển, thì trang web của doanh nghiệpchúng ta có thể giúp giải quyết phần nào vấn đề này. Một trang web giới thiệu được các sản phẩm được xác định rõ, các lợi thế cạnh tranh (như tính năng sử dụng sản phẩm, chất lượng, giảm chi phí và độ tin cậy khi giao hàng) và một danh sách những người tiêu dùng khác cùng góp phần tạo ra một môi trường đáng tin cậy. Quảng cáo Chi phí quảng cáo có thể đắt đỏ, song việc lựa chọn kỹ càng tạp chí da giày phù hợp nhất có thể là một phương pháp hiệu quả để đến được với những khách hàng tiêu dùng tiềm năng mới. Hãy chú ý rằng chi phí thực hiện quảng cáo không nên vượt quá chí thuê chỗ đặt quảng cáo. Một cách khác là có thể sử dụng báo chí để được quảng cáo miễn phí bằng cách cung cấp cho báo giới một thông cáo báo chí. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng được bảo đảm được giữ chỗ. Tham gia hội chợ thương mại Đây là biện pháp có hiệu quả cao để tiếp cận các khách hàng tiêu dùng tiềm năng. Vì cách làm này có thể rất tốn kém, nên cần phải lên kế hoạch một cách hợp lý để đạt được hiệu quả tối đa khi tham gia hội chợ. Cụ thể là, chúng ta cần lập một danh sách các khách hàng tiềm năng có thể tham dự hội chợ. Bạn cần liên hệ với họ trước và cố gắng hẹn gặp để họ có thể ghé thăm gian hàng của bạn. Ngoài ra, bạn cần thảo luận với các chuyên gia về cách bài trí gian hàng và cần ghi lại tất cả các cuộc găp mặt để có thể tiếp tục duy trì liên lạc sau hội chợ. Hàng năm, có nhiều hội chợ về đồ gỗ được tổ chức tại Nam Phi. Tài chính Hiển nhiên chúng ta muốn biết liệu hoạt động xuất khẩu có đem lại lợi nhuận hay không. Trên thực tế, chúng ta chỉ cần làm một phép tính đơn giản: doanh thu - chi phí = chỉ tiêu lợi nhuận. Hãy cố gắng tính đến mức độ ảnh hưởng của các hoạt động đến doanh thu và khả năng sinh lợi nhuận. Điều cuối cùng là chúng ta nên đưa ra dự báo về doanh số bán xuất khẩu trong khoảng thời gian từ một đến ba năm. LỜI KẾT N gười tiêu dùng Nam Phi còn hiểu biết khá ít về Việt Nam và hàng Việt Nam. Trong chiến lược phát triển thương mại của Nam Phi ở Châu Á, Việt Nam chỉ được coi là bạn hàng tiềm năng cho tương lai. Có thể thấy Việt Nam còn khá xa lạ và không mấy hấp dẫn đối với ngay cả những nhà làm chính sách của Nam Phi. Như vậy, để có thể có chỗ đứng ở thị trường này, các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có một chương trình hành động lâu dài và bền bỉ. Hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về thị trường Nam Phi còn ít. Do khoảng cách địa lý khá xa, việc nghiên cứu thị trường tốn kém và mất thời gian. Nam Phi lại là một thị trường hoạt động chủ yếu qua hình thức môi giới, đại lý nên việc hình thành bạn hàng làm ăn lâu dài và các mạng lưới bán hàng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc xây dựng được một mạng lưới như vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức khó khăn và tốn kém vì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có nguồn tài chính khá hạn chế. Hơn thế nữa, sản phẩm đồ gỗ Việt Nam không nổi trội hơn các dòng sản phẩm từ các quốc gia khác. Lợi thế cạnh tranh không thuộc về chúng ta, trong khi đó với những khó khăn về tài chính việc đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ là điều khá xa vời thực tế. Với những hạn chế trên, chúng ta cần có những động thái tích cực để đẩy nhanh và mạnh quá trình nâng cao vị thế và tính cạnh tranh của sản phẩm đồ gỗ nói riêng và sản phẩm xuất khẩu nói chung sang thị trường Nam Phi. Đó là một chặng đường dài và đầy những khó khăn thử thách vì xuất phát điểm của chúng ta khá thấp, cùng với những giải pháp được nêu ở phần trên, sự tỉnh táo trong cơ chế điều hành của chính phủ, của các doanh nghiệp, hy vọng một diện mạo khởi sắc cho thị thị trường xuất khẩu gỗ và thị trường trên Nam Phi. Trong một tương lai gần, dòng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam sẽ khẳng định vị trí trong thị trường Nam Phi và vươn tầm ra các quốc gia Châu Phi và thế giới. Khi mà tiếng nói của ngành xuất khẩu Việt Nam ngày càng cũng cố và phát huy. Qua bài viết lần này hy vọng sẽ gửi đến những ai, những người quan tâm đến vận mệnh của đất nước một thông điệp “hãy cùng chung sức nắm tay đưa hình ảnh và thương hiệu Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa trên trường quốc tế”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích môi trường Nam Phi- phương thức kinh doanh quốc tế sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nam Phi.doc
Luận văn liên quan