Đề tài Phân tích những kết quả theo em phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam đã đạt được

Như vậy, phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại đã chĩa mũi nhọn, tấn công trực tiếp vào triều đình phong kiến, quan lại địa chủ từ trung ương đến địa phương, buộc kẻ thù phải tiến hành một số cải cách hoặc điều chỉnh có lợi cho nhân dân, qua đó thúc đẩy triều đại phong kiến đương thời nhanh chóng sụp đổ, thay thế bằng một triều đại tiến bộ hơn. Trong phong trào đó, một số cuộc khởi nghĩa đã giải quyết phần nào nhu cầu kinh tế trước mắt cho người nông dân. Đặc biệt, thắng lợi to lớn nhất mà khởi nghĩa nông dân thời trung đại đạt được là thắng lợi của khởi nghĩa Tây Sơn- cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất vừa lật đổ các triều đại phong kiến phản động, xây dựng lên triều đại tiến bộ; vừa bảo vệ độc lập dân tộc. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh nông dân Việt Nam thời trung đại đạt được.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7860 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích những kết quả theo em phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam đã đạt được, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của tự nhiên như thiên tai, hạn hán, bão lụt đã trở thành những nguyên nhân đẩy người nông dân đến con đường cùng, và không còn con đường nào khác họ đã nổi dậy đấu tranh. Khi nổi dậy khởi nghĩa, người nông dân nhằm giành cả mục tiêu kinh tế lẫn mục tiêu chính trị. Những mục tiêu đó có khi được cụ thể bằng khẩu hiệu, nhưng cũng có khi lại không đặt thành khẩu hiệu rõ rệt. 1.1 Về mục tiêu kinh tế: Sống trong một đất nước nông nghiệp với trên 90% dân số là nông dân, gắn bó thiết tha với ruộng đất, cho nên người nông dân khi nổi dậy đấu tranh suy cho cùng là để giành lấy quyền dân chủ: quyền được cày cấy, quyền được sống yên lành trong tình làng nghĩa xóm. Trong trường hợp không còn ruộng đất để cày cấy, phải phiêu tán khỏi làng xã và khi thân phận bị dày xéo thì người nông dân vùng dậy đấu tranh để bảo vệ quyền dân chủ tối thiểu của mình. Tuy nhiên, trong lịch sử khởi nghĩa, nông dân chưa bao giờ đặt ruộng đất thành khẩu hiệu đấu tranh mà chỉ đề ra các khẩu hiệu đòi quyền lợi kinh tế trước mắt. Đó là các khẩu hiệu: “Chẩn cứu dân nghèo”, “lấy của nhà giàu chía cho người nghèo”, “ninh dân”, “bảo dân”…thậm chí có lúc mang tính chất trả thù như “treo người”, “đổ nước vào mũi”, “bỏ hạt thóc vào mắt rồi khâu lại”, “giam vào nhà có rắn, rết, đỉa” (trong phong trào nông dân thế kỉ XVIII)… Ví dụ: Trong khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV có khẩu hiệu như sau: (năm 1358), “Ngô Bệ lại đem đảng của chúng họp ở núi Yên Phụ, dựng cờ lớn trên núi, tiếm xưng vị hiệu, yết bảng chẩn cứu dân nghèo. Tữ xã Thiên Liêu đến huyện Chí Linh, Bệ chiếm giữ hết”. Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI- XVII “Bấy giờ nhân dân tứ chiếng bị làm phiền vì việc cắt cỏ voi, lại bị người sở quản quấy nhiễu, dân khổ không chịu nổi, nhiều người đi theo đảng ngụy, cướp bóc dân gian” [13; 738] Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII: Năm 1740, tháng 10, “Quân ở vùng đông nam nổi dậy, đốt phá cướp bóc châu huyện, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá thế lực đương hăng, mà bọn giặc Ngân Già Vũ Đình Dung lại càng tinh quái hung tợn. Chỗ ở của bọn này không có tường lũy gì, chỉ dựa vào nơi bùn lầy làm hiểm trở, đồ đảng thì nanh ác mạnh tợn, không sợ chết. Gặp quan quân, chúng liền vác dao xông vào chém bừa bãi, các tướng nhiều lần bị thua” [13; 841] Đặc biệt là trong khởi nghĩa Tây Sơn, anh em Nguyễn Huệ đã "lấy của cải bọn quan lại và bọn nhà giàu phân phát cho dân nghèo. Những làng mạc bị thuế má hà khắc đè nặng đã nhiệt liệt tuyên thệ hưởng ứng khởi nghĩa”. Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIX: Mục đích “mong cướp bóc để sinh sống” ở cuộc khởi nghĩa Nông Văn Sỹ, Nông Văn Hoành ở địa hạt Cảm Hóa, Thái Nguyên [13; 240] 1.2 Mục tiêu chính trị Khởi nghĩa nông dân thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp. “Trong xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ bản là nông dân và địa chủ phong kiến thì cuộc đấu tranh giai cấp chủ yếu là đấu tranh giữa nông dân với địa chủ phong kiến nhằm thúc đẩy xã hội phong kiến tiến lên, để khi điều kiện sản xuất mới đã có, thì tiêu diệt luôn cả giai cấp phong kiến, chế độ phong kiến và tính chất phong kiến của xã hội” [10; 92-93] Ở Việt Nam, các cuộc khởi nghĩa nông dân tuy chưa đòi lật đổ chế độ, triều đại phong kiến đương thời để thiết lập một chế độ xã hội khác tiến bộ hơn, không còn sự áp bức giai cấp (do điều kiện lịch sử quy định) nhưng đã hướng tới mục tiêu: chống lại triều đình phong kiến thối nát nhằm thiết lập một triều đại khác tiến bộ hơn và tấn công vào tầng lớp địa chủ, quan lại từ trung ương đến địa phương, vì đây là kẻ trực tiếp thống trị, bóc lột nông dân. Ví dụ: Phong trào nông dân thế kỉ XIV nhân dân đã nổi dậy chống lại quý tộc nhà Trần, đánh trực diện vào trung ương như khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn, đánh cả vào kinh thành, ở lại ba ngày rồi rút. Trong khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII, nhân dân đã chống lại quan lại địa phương, tấn công vào chính quyền trung ương. “Tháng 8/1740, quân của Nguyễn Tuyển- Nguyễn Cừ uy hiếp Thăng Long. Tháng 10/1740, quân ở vùng Đông Nam nổi dậy cướp phá các châu, huyện” [ dẫn theo 5] Với khẩu hiệu : “ủng hộ Hoàng Tôn Dương, đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan” và “phù Lê diệt Trịnh”, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cũng đề cao mục tiêu giai cấp, đánh vào chính quyền phong kiến mục nát. Năm 1775, “Đêm hôm ấy, đồ đảng của Nhạc lén đến ngoài thành, Nhạc liền phá cũi mà ra, mở toang cửa thành, đốt doanh trại, giết tướng giữ trấn, bèn chiếm cứ thành Quy Nhơn. Hào mục bản thổ đua nhau nổi dậy hưởng ứng với Nhạc, thế giặc càng ngày càng bùng lên” [13; 935] “Lúc ấy, xa giá Huệ Tông Hiếu Định hoàng đế ta chạy vào Gia Định, lập Mục Vương làm thái tử xưng là đông cung ở lại trấn phủ Quảng Nam, đóng ở xã Câu Đê, để chống cự lại. Văn Nhạc định mưu dựa vào danh nghĩa để lừa dối dân chúng, bèn sai bọn Lý Tài rước đông cung về Hội An” [13; 935] Chính những mục tiêu về kinh tế và chính trị nêu trên đã chi phối nhiều đến kết quả đấu tranh mà phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại đạt được. 2. Kết quả đạt được của phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam. Nghiên cứu toàn bộ các phong trào nông dân trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam để tìm ra kết quả của từng phong trào một là một công việc phức tạp , đòi hỏi nhiều thì giờ, nhiều tài liệu mà hiện nay chúng ta chưa thể làm ngay được. Trên cơ sở tìm hiểu một cách khái quát các phong trào nông dân điển hình trong các thế kỉ XIV, XVI- XVII, XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX, em sẽ chỉ ra những kết quả chung mà phong trào nông dân trong các thế kỉ trên đã đạt được, qua đó có thể nhận xét và đánh giá về các kết quả này. Các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử nhìn chung đều thất bại (trừ khởi nghĩa Tây Sơn). Sự thất bại này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định, nó đã đạt được những kết quả sau đây: 2.1 Về kinh tế Với khẩu hiệu “cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo”, một số cuộc khởi nghĩa sau khi chiếm được của cải của bọn nhà giàu đã tiến hành phân phát cho dân nghèo, tiêu biểu là: Trong cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751), Nguyễn Hữu Cầu đã tham gia cướp của các thuyền buôn cứu giúp dân nghèo. Những năm 1739- 1740, Hữu Cầu tổ chức cướp thuyền buôn lấy thóc gạo phân phát cho dân đói. Năm 1742, Hữu Cầu lấy Đồ Sơn và Vân Đồn, Trà Cổ làm căn cứ chính, xây dựng lực lượng, đóng thuyền làm vũ khí, luyện tập quân sĩ “Nghĩa quân thường cướp của nhà giàu, cướp thóc gạo của các chủ thuyền buôn giàu đem chia cho dân nghèo đói nên đi đến đâu người theo đến đó”[7; 403] Trong khởi nghĩa Tây Sơn, các giáo sĩ phương Tây có mặt ở nước ta lúc bấy giờ đều xác nhận rằng anh em Nguyễn Huệ đã “ lấy những của quý đem chia cho dân nghèo, chỉ giữ gạo và thực phẩm cho họ mà thôi. Người ta gọi họ là bọn giặc nhân đức đối với người nghèo khổ”. Hoặc trong một số cuộc khởi nghĩa, tuy không nói đến nghĩa quân phân phát của cải cho dân nghèo, nhưng việc cướp bóc của cải của nghĩa quân cùng những khẩu hiệu mà họ đưa ra như “ninh dân”, “chẩn cứu dân nghèo” người viết có thể suy ra điều đó: Năm 1740, Doanh nói: “... Danh Phương chẳng qua chỉ là tên giặc tự giữ một xó một thôi. Còn như vùng đông nam là nơi đẻ ra của cải thuế khóa của quốc gia; nay vùng này bị Hữu Cầu và Công Chất liên kết với nhau, hàng ngày đốt phá cướp bóc thả cửa, vậy bây giờ trước hết phải quét sạch vùng đông nam, để gở mối lo nguy cấp cho dân...” [13; 837] Năm 1752, “Trước đây, Tương cùng Lê Duy Mật chiếm cứ xã Ngọc Lâu và Vĩnh Đồng, khi nào quan quân kéo đến thì chúng tan tác chạy ngay, khi quan quân đi rồi, chúng lại cướp bóc tứ tung” [13; 885] Năm 1766, “Giặc (sót họ tên) ở thượng du vùng Sơn Tây tự xưng hiệu là Thuận Nghĩa, tụ hợp quân chúng đi cướp bóc” [13; 907] Năm 1767, “Hoàng Văn Chất quấy nhiễu cướp bóc các châu Mai, Châu Mộc thuộc Hưng Hóa; sau đấy chia quân đi cướp các động, các sách Quan Gia, Cổ Lũng, Thiết Úng, Ái Chữ và Bất Mộc thuộc Thanh Hoa; rồi lại lập mưu đánh úp huyện Phụng Hóa, định nhân đấy chiếm cứ châu Lang Chính để nhòm ngó An Trường. Quân chúng của hắn gồm hai vạn người” [13; 914] Trong quá trình đấu tranh, khi tạm thời giành được những thắng lợi nhất định, một số cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân đã tiến hành nhiều chính sách về kinh tế. Trong cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật, vào năm 1752, nghĩa quân rút về vùng thượng du Thanh Hóa, Nghệ An, tại đây ông đã cho xây dựng nhiều đồn lũy, đào kênh, lập chợ, dựng lò rèn, đúc vũ khí, cho quân sĩ cùng nhân dân cày cấy ruộng đất, tích lũy lương thực. Tại Hưng Hóa, Sơn La, Điện Biên, Hoàng Công Chất đã vận động nhân dân cùng nghĩa quân xây dựng thành lũy kiên cố ở Noong Het (Điện Biên), tổ chức cho nhân dân khai hoang, tăng gia sản xuất, chống lại các cuộc tấn công của quân triều đình. Trong gần 20 năm, cuộc sống của nhân dân vùng nghĩa quân chiếm đóng tương đối yên tĩnh. “Người Thái còn lưu truyền những câu thơ: Chúa thật là yêu dân, chúa xây dựng bản mường, mọi người được yên ổn làm ăn…Nghe chăng tiếng hát của Keo Chất trong phủ, ngân vang khắp cánh đồng Mường Thanh bao la” [7; 406] Năm 1750, khi Nguyễn Danh Phương đã cai quản được một vùng khá rộng lớn với đại đồn là vùng núi Ngọc Bội, trung đồn là Hương Canh, ngoại đồn là Úc Kỳ cùng các đồn lũy riêng thì “Quân đóng ở đâu cũng đều làm ruộng, chứa thóc, làm kế cố giữ”[606; Việt sử thông giám cương mục] T2 Ngoài ra nghĩa quân còn nắm lấy các nguồn lợi về chè, tre, sơn, gỗ, hầm mỏ để phục vụ việc xây dựng, chế tạo vũ khí, quân nhu, chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Đặc biệt, trong khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, khi giành được thắng lợi, triều đại này đã ban hành những chính sách phục hồi kinh tế tích cực, cải thiện cuộc sống cho người nông dân. Đối với nông nghiệp: Năm 1789, chiếu khuyến nông được ban bố: “Trẫm chịu mệnh trời, thanh bình bốn bể. Đến nay là lúc bắt đầu ổn định thì việc khuyến nông tang làm cho nước được phồn thịnh, cần phải thứ tự tiến hành. Xét ra phương pháp bảo hộ dân không gì bằng việc chiêu tập dân lưu vong, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, làm thế nào cho dân du thủ, du thực để chuyển về hướng làm ruộng” Minh Tranh, Phong trào nông dân thế kỉ XVIII và khởi nghĩa Tây Sơn, NXB Sự thật, Hà Nội, 1958. . Theo tinh thần của chiếu khuyến nông ấy, công việc khuyến nông và phục hồi sản xuất nông nghiệp được tiến hành với những nội dung sau: Thứ nhất, dân lưu tán phải nhanh chóng trở về quê cũ, xã nào chứa chấp người trốn tránh phải bị trừng phạt. Thứ hai, hạn đến tháng 9 năm Kỉ Dậu (tức tháng 10 năm 1789) xã phải làm xong sổ ruộng nộp lên. Thứ ba, hạn trong ba năm, ruộng đất trong xã phải được cày cấy “xã nào có ruộng hoang – mà để quá hạn không khai khẩn nếu là ruộng quang thì quan viên sắc mục và các gia đình trong xã phải chịu thuế gấp đôi so với ngạch thuế cũ, nếu là ruộng tư thì đem ruộng ấy sung công, ngạch thuế cũng phải chịu như ruộng quan”. [14,22]. Đồng thời với việc khuyên dân chăm lo việc cơ bản và tìm mọi biện pháp để ruộng không bỏ hoang, Nguyễn Huệ lại chăm chú giải quyết vấn đề nhân công trong sản xuất nông nghiệp Về thuế ruộng đất, năm 1789, vua Quang Trung hạ chiếu cho các trấn sửa lại sổ điền để đánh thuế cho công bằng, ruộng công và ruộng tư chia làm ba hạng như sau: Ruộng công mỗi mẫu nộp từ 50 bát (hạng 3) đến 150 bát (hạng nhất). Ruộng tư mỗi mẫu nộp từ 20 bát (hạng 3) đến 40 bát (hạng nhất). Ngoài ra mỗi mẫu còn phải nộp một khoản tiền về tiền thập vật và ba mươi đồng về tiền khoán khố. Các cách này được Quang Trung hạ lệnh cho triển khai tuần tự từ trung ương đến địa phương nhằm giải quyết những khó khăn của nông nghiệp trong suốt một thời gian dài loạn ly, chiến tranh liên miên. Đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp: Quang Trung chủ trương khuyến khích phục hồi và mở rộng các làng thủ công cũng như trao đổi buôn bán trong nước và nước ngoài. Trong thương nghiệp, chú trọng giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, từ đó kinh tế nước ta mới phát triển. Về tài chính: Chính quyền Quang Trung cho đúc tiền mới để tiêu dùng. Thuế khóa được định lại từ các loại thuế thân, phụ thu, các loại thuế công thương nghiệp. Nhìn chung với các chính sách phục hồi kinh tế, cuộc sống của nhân dân cũng đã được dần hồi phục. Như vậy, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào giai đoạn khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến, do chính sách tô thuế các loại, do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, đói kém làm cho nông dân lưu vong, phiêu tán. Khi nổi dậy khởi nghĩa, họ nhằm chống lại chính quyền phong kiến, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo để giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt là đói. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã làm được điều này. 2.2 Phong trào nông dân đã chĩa mũi nhọn, tấn công trực tiếp vào triều đình phong kiến, quan lại địa chủ từ trung ương đến địa phương Ngay từ đầu nhà nước phong kiến trung ương (triều đình) và bọn quan lại, địa chủ ở địa phương đã là đối tượng chính của các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân như: Khởi nghĩa Ngô Bệ, Nguyễn Nhữ Cái, Phạm Sư Ôn…thời cuối Trần; Khởi nghĩa Trần Cảo, Phạm Hãng thế kỉ XVI; Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất, phong trào Tây Sơn thế kỉ XVIII, khởi nghĩa Phan Bá Vành, Cao Bá Quát, Lê Hữu Tạo nửa đầu thế kỉ XIX…Điều đó cho thấy nhân dân đã xác định đúng đối tượng đấu tranh để giải phóng mình khỏi ách áp bức giai cấp. - Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã chống lại quân đội triều đình, tấn công vào chính quyền của nhà nước phong kiến từ thấp đến cao (làng xã, phủ, huyện, thậm chí còn tấn công cả kinh thành Thăng Long – đại bản doanh của chính quyền trung ương). Một số cuộc khởi nghĩa chiếm được chính quyền trong một thời gian ngắn. Đó là: Khởi nghĩa thế kỉ XIV: Cuộc khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn đã “đem quân xâm phạm thẳng vào kinh sư, nhà vua và thượng hoàng phải lánh sang Bắc Giang. Sư ôn ở kinh thành 3 ngày, rồi kéo ra đóng ở Nộn Châu” [13; 310] Khởi nghĩa thế kỉ XVI- XVII: Trong cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo một chính quyền riêng đã được lập ra, tuy còn sơ sài và tồn tại trong thời gian ngắn: “Ngày 11, Trần Cảo lấy kinh thành, tiếm đặt niên hiệu là Thiên Ứng, ra chầu làm việc, dùng Lê Quảng Độ coi việc nước” [3 ;562] Khởi nghĩa thế kỉ XVIII: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, thành lập được một chính quyền cát cứ: Năm 1750, “Nhưng khi triệu vào triều thì Danh Phương không nhận mệnh lệnh, lại làm phản, chiếm cứ núi Ngọc Bội làm sào huyệt, tự xưng là Thuận Thiên Khải Vân đại nhân, lập cung điện, đặt quan thuộc, cờ quạt, xe cộ và đồ dùng, tiếm lạm sánh với nghi vệ thiên tử” [13 ;879] - Các cuộc khởi nghĩa nhằm tấn công vào bọn quan lại địa phương: Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV: mới chỉ tấn cống được chính quyền quan lại địa phương, huyện như: “Ngô Bệ đã từng chiếm được từ xã Thiêu Liêu đến huyện Chí Linh. Các cuộc khởi nghĩa này vẫn chưa uy hiếp được cấp phủ, trấn” Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVI- XVII: Các cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm vào đó là tầng lớp địa chủ, quan lại ở địa phương, vì đây là kẻ trực tiếp thống trị, bóc lột nông dân. Ví dụ: “Tháng 11/1596, Phạm Hàng ở Sơn Nam nổi loạn…Các phủ Trường Yên và Lỵ Nhân, trộm giặc nổi lên hàng đàn để hưởng ứng với Phạm Hàng. Trịnh Tùng sai Bùi Văn Khuê cùng với Lương quân A Nguyễn Thể, thổ quan huyện Yên Mô, tiễn quân tuần tiễu.” [13; 214] Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII: Năm 1740 có cuộc khởi nghĩa của Vũ Đình Dung, Đoàn Danh Chấn và Tú Cao tấn công vào bọn quan lại địa phương: Năm 1740, tháng 10, “Quân ở vùng đông nam nổi dậy, đốt phá cướp bóc châu huyện, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá thế lực đương hăng, mà bọn giặc Ngân Già Vũ Đình Dung lại càng tinh quái hung tợn. Chỗ ở của bọn này không có tường lũy gì, chỉ dựa vào nơi bùn lầy làm hiểm trở, đồ đảng thì nanh ác mạnh tợn, không sợ chết. Gặp quan quân, chúng liền vác dao xông vào chém bừa bãi, các tướng nhiều lần bị thua” [tr 841] Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIX: Tiêu biểu là khởi nghĩa của Lê Duy Lương “Duy Lương xưng là dòng dõi nhà Lê, dùng con Tất Tại là Tất Công, Tất Tế cùng với Đinh Công Tiến và Đinh Công Dụng làm đại tướng. Đảng ngụy Chiêu Lân, Tiền Bột, Đội Thự, Ba Nhàn đều phụ thuộc vào đấy. Hai Đốc phủ Vĩnh Tường, Quảng Oai đều bị giặc bắt. Lâm Thao đốc phủ Hương cũng bỏ thành chạy; giặc đốt phủ Lâm Thao” [11; 285] 2.3 Buộc kẻ thù phải tiến hành một số cải cách hoặc điều chỉnh có lợi cho nhân dân Mặc dù không thể lật đổ triều đình phong kiến đương thời nhưng các cuộc khởi nghĩa nông dân đã buộc triều đình phải thi hành một số cải cách hoặc điều chỉnh nhằm cải thiện cuộc sống cùng cực của nhân dân, xoa dịu làn sóng đấu tranh, trên cơ sở những cải cách này chúng mới có khả năng củng cố, giữ vững được chính quyền. Chính vì vậy mà, khi khởi nghĩa nông dân bùng nổ hoặc sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, giai cấp phong kiến thường có những điều chỉnh hoặc cải cách nhất định. Những cải cách của các triều đình phong kiến tuy phục vụ chủ yếu cho sự cầm quyền của vương triều nhưng về mặt khách quan nó cũng đáp ứng phần nào lợi ích của nông dân. Khởi nghĩa nông dân thế kỉ XIV có nguyên nhân là do sự phát triển của chế độ điền trang, thái ấp cùng sự phát triển của chế độ nông nô, nô tỳ. Cuối thế kỉ XIV, kinh tế đại điền trang thái ấp phát triển cường thịnh, gắn liền với chế độ sở hữu ruộng lớn của nhà Trần, khiến ruộng đất bị thu hẹp nghiêm trọng. Đồng thời, quý tộc Trần tìm mọi cách phát triển lực lượng nông nô, nô tì, đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nông dân mất đất phải đi phiêu tán, nông nô nô tì bị bóc lột nặng nề, hai hiện tượng này kết hợp với nhau là nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa nông dân cuối triều Trần. Nhận thức rõ nguyên nhân vì sao nông dân, nông nô, nô tỳ nổi dậy đấu tranh chống lại nhà Trần, Hồ Quý Ly đã tiến hành một số cải cách nhằm giải quyết khủng hoảng toàn diện của xã hội, từ khủng hoảng kinh tế xã hội, khủng  hoảng hệ tư tưởng  dẫn đến khủng hoảng thiết chế xã hội. Cải cách của Hồ Quý Ly là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, luật pháp song ở đây em chỉ đề cập đến những cải cách đem lại phần nào lợi ích cho người nông dân. Một số cải cách quan trọng đem lại lợi ích cho nông dân nhằm điều hòa mâu thuẫn xã hội là: - Chính sách “hạn điền": thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất. Mục tiêu nhằm hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc phong kiến. “Năm 1397, tháng 6 (âm lịch) xuống chiếu hạn chế danh điền (ruộng tư). Riêng đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế. Đến thứ dân thì số ruộng là 10 mẫu. Người nào có nhiều thì tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội. Bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước”. Còn lại thứ dân, bao gồm cả địa chủ nhỏ và vừa lẫn các hộ nông dân được sở hữu ruộng đất tư nhưng không vượt quá mức quy định của nhà nước. Như vậy, “Hạn điền” đánh vào nền tảng kinh tế, quyền uy chính trị của phong kiến quý tộc, phần nào đem lại lợi ích ruộng đất cho nông dân. - Cải cách quan hệ sở hữu sức lao động bằng biện pháp “hạn nô”: hạn chế số nô tỳ trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định. Năm 1401, lập phép hạn chế gia nô: “chiếu theo phẩm cấp được có  số lượng khác nhau, còn thừa phải dâng lên. Mỗi tên được trả 5 quan tiền...”. Mục tiêu cũng là đánh vào cả thế  và lực của phong kiến quý tộc. - Năm 1402, nhà Hồ ban hành chính sách thuế mới, định lại biểu thuế đinh và thuế ruộng. “Về thuế ruộng, thời Trần, mỗi mẫu ruộng tư thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dâu thời Trần thu từ 7 đến 9 quan tiền thì nay thu hạng nhất mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng nhì 4 quan, hạng ba 3 quan. Thuế đinh thời Trần mỗi năm mỗi mẫu đinh đóng 3 quan tiền nhất loạt thì nay chiếu theo số ruộng. người nào ruộng chỉ có 5 sào, từ 6 sào đến 1 mẫu thì nộp 1 quan; từ 1 mẫu 1 sào đến 1 mẫu 5 sào thì nộp 1 quan 5 tiền; từ 1 mẫu 6 sào đến 2 mẫu thì nộp 2 quan tiền; từ 2 mẫu 1 sào đến 2 mẫu 5 sào thì nộp 2 quan 6 tiền; từ 2 mẫu 6 sào trở lên thu 3 quan tiền giấy. Đinh nam không có ruộng, trẻ con mồ côi, đàn bà góa chồng dù có ruộng không phải đóng.[5; 77] Cải cách Hồ Quý Ly là toàn diện, lấy kinh tế xã hội  làm trọng tâm, trong đó “hạn điền”, “hạn nô”  là quan trọng nhất. Tuy “hạn điền”, "hạn nô” không triệt để nhưng cải cách xã hội của Hồ Quý Ly đã giải quyết một phần tình trạng gia tăng nông nô, nô tỳ trong xã hội, hạn chế một phần tình trạng bao chiếm ruộng đất của địa chủ quan lại và do đó, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của dân tộc. Từ cuối thế kỉ XVI, nhà Lê- Trịnh đã phải đương đầu với biết bao biến động lớn của xã hội trong đó có các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân tấn công trực tiếp vào chính quyền Lê- Trịnh. Để duy trì sự thống trị của mình, nhà Lê- Trịnh đã có những biện pháp về kinh tế xã hội nhằm cứu vãn tình thế do đó phần nào đã làm dịu đi những cuộc nổi dậy của nhân dân nhất là thế kỉ XVI- XVII. Bước sang thế kỉ XVIII, phong trào nông dân lại nổ ra rầm rộ, rộng khắp chưa từng thấy. “Trước sức mạnh của phong trào nông dân, nhà Lê- trịnh một mặt một mặt vừa lo đối phó bằng cách điều binh khiển tướng để đàn áp phong trào, mặt khác vừa có những biện pháp kinh tế xã hội nhằm giảm nhẹ những nỗi thống khổ của nhân dân” [12; 38] Trịnh Cương mới lên ngôi chúa được 2 năm vào năm 1711 đã cho ban lệ định lệ quân cấp ruộng công để đem lại quyền lợi sự công bằng và tiện lợi cho nhân dân. Năm 1716, Trịnh Cương lại định lệ cho phép chia đều thuế khóa và tạp dịch thay cho phép “bình lệ” thời trước, chỉ có nhân đinh phải gánh chịu. Còn nay các công việc hoặc đóng góp gì thì nhân đinh và điền mẫu mỗi bên đều chịu một phần để cho thuế khóa và phục dịch được đều nhau. Năm 1719, “Trịnh Cương cho đo đạc lại toàn bộ ruộng đất công tư, liều lượng chia bổ ngạch thuế, để cho người giàu, người nghèo giúp đỡ lẫn nhau” [12; 38] Năm 1724, Trịnh Cương ra lệnh giảm tô thuế ở những nơi cần thiết như Thanh Hoa là đất “thang mộc”, Nghệ An là nơi dân hưởng ứng theo việc nghĩa và Kinh Kỳ liền sát với xa giá của vua chúa.[12; 39] Sang thời Trịnh Giang là thời kỳ phong trào nông dân nổ ra mãnh liệt nhất, cho nên để xoa dịu làn song đấu tranh của nông dân, ngay từ khi thay Trịnh Cương giữ cương vị chủ chốt của triều đình Lê- Trịnh, Trịnh Giang đã nghĩ ngay tới những việc an dân. Ông thấy việc đặt những sở Tuần sát từ các thời kì trước làm phiền nhiễu nhân dân bởi những lời tra hỏi, hạch sách của nhân viên sở này. “Do đó trịnh Giang đã bỏ bớt hai sở tuần ty ở trong Kinh Kỳ và huyện Thanh Trì, còn ở tứ trấn chỉ đặt có 2 sở, các Sở Tuần sát ở Sơn Nam và Hải Dương mới đặt đều bị bãi bở”[12;40] Tiếp theo, Trịnh Giang còn cho giảm bớt tô ruộng tư thuế điệu ở Tứ Trấn và Thanh Nghệ, “riêng Thanh Hoa và nghệ An không có đường đê thì được miễn tiền thuế điệu, hạng chính đinh được giảm bớt một nửa, hạng hoàng đinh và lão hạng được nhất loạt miễn trừ” [12; 40] Đối với thuế thổ sản, Trịnh Doanh nhận thấy “có người vì phải nộp thuế sơn sống mà đẵn cả cây sơn, vì phải nộp thuế vải lụa mà hủy bỏ khung cửi, thu thuế cá thuế tôm mà người ta cất giấu cả vó lưới, đánh thuế mật đỏ mà không ai trồng mía, đánh thuế bông, thuế chè mà vườn tược bỏ hoang. Thành ra xóm làng tiêu điều, thuế hàng năm bỏ thiếu chồng chất”. Vì thế Trịnh Giang đã cho thay đổi lệ cũ và đình bãi các loại thuế trên. Từ đấy nhân dân đỡ khổ hơn.[12; 40] Ngay cả lệ đánh thuế người đi buôn bán muối ở thời kì trước, gây phiền nhiễu cho người bán và khó khăn cho người mua đã được Trịnh Cương bãi bỏ. Nối tiếp Trịnh Giang, Trịnh Doanh (1740- 1767), vừa bận rộn đối phó với phong trào nông dân đang nổi dậy rầm rộ ở khắp Đàng Ngoài, nhưng cũng vừa phải chú ý tới những biện pháp an dân. Ngay năm đầu lên cầm quyền, trịnh Doanh đã trích số thóc đong ở Sơn Nam lấy 10 vạn bát quan phát chẩn cho dân nghèo vùng Hải Dương. Tiếp đó là ban bốn điều răn trong kinh và ngoài các trấn. “1. Các thuyền buôn thóc gạo được thông hành mua bán, miễn cho việc nộp thuế; 2.Miễn tiền lễ tạ, tiền khám xét cho dân nghèo bị kiện; 3.Tôi tớ của các nhà quyền quý không được thiện tiện đến nhà dân; 4. Không có Chỉ bài cấp phát không được trái phép bắt dân làm việc chuyển đệ văn thư” [12; 41] Cũng vào năm này, ở vùng Đông Bắc, dân bị đói, triều đình phải phát gạo công nấu cơm, cháo để phát chẩn cho dân. Không những vậy, triều đình còn khuyến khích dân ở những vùng khác vận chuyển thóc gạo đến bán hoặc nộp để phát chẩn cho dân đói rồi trao quan chức cho họ” Cùng với biện pháp cứu tế phát chẩn cho dân khi thiên tai, đói kém, triều đình còn tha bỏ các loại thuế Tuần ti đã ra từ trước mà có phần làm phiền nhiễu nhân dân. Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên nối ngôi. Vị vua này cũng ý thức được việc ban hành những chính sách nhằm yên ổn cuộc sống của nhân dân, hạn chế các cuộc nổi dậy đang diễn ra. Sử cũ ghi lại rằng: “Trịnh Sâm muốn gia ân cho trong nước để nhân dân vui long, lúc ấy trời mưa mãi không tạnh, bèn hạ lệnh: miễn thuế tô, thuế dụng cho hai xứ Thanh Hoa, Nghệ An, miễn 5/10 thuế gia tô cho Tứ trấn, 2/10 thuế tô, dung và điệu cho Ngoại trấn. Và lại tha tiền thuế từ các năm trước và tiền chuộc tội cho dân” [12;41] Trịnh Sâm hạ lệnh cho quan viên ở các phủ huyện đến tâu bày tình trạng nghèo đói, phiêu tán và đau khổ của nhân dân trong hạt. “Sai các viên quan trong ty Hiến sát sứ đi khám xét ruộng bỏ hoang không cày cấy ở dân gian và dò hỏi sự tệ hại uất ức của dân sở tại, tâu bày để triều đình biết. Mặt khác triều đình đã liệu lượng tha thuế cho những nơi bị thiệt hại từ bốn phần trở lên. Về chính tô và gia tô được tha tiền hơn 1 vạn 4 ngàn quan, thóc hơn ba ngàn sọt. Những thuế bỏ thiếu từ năm Kỷ Mão (1759) trở về trước đều được tha cả”. [ 12; 42] Nhà Nguyễn lên cầm quyền trong bối cảnh xã hội khủng hoảng trầm trọng, do vậy khác với các triều đại trước, phong trào đấu tranh của nông dân chống triều Nguyễn bùng nổ ngay từ khi vương triều này mới ra đời. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, dưới thời Nguyễn có đến 500 cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, thời Gia Long có khoảng 90 cuộc , thời Minh Mạng nhiều nhất có khoảng 250 cuộc, Thiệu Trị 50 cuộc… Dưới thời Minh Mạng, ruộng đất công làng xã bị thu hẹp, nông dân không có ruộng cày cấy, bị bóc lột tô thuế nặng nề dẫn đến lưu vong, phiêu tán, nổi dậy khởi nghĩa ngày một nhiều. Thực trạng nhức nhối đó uy hiếp đến sự tồn tại của nhà nước chuyên chế Nguyễn, buộc Minh Mạng phải suy nghĩ, tìm cách cữu vãn. Đó chính là lí do khiến Minh Mạng bạo dạn tiến hành cải cách. Cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhưng tập trung chủ yếu vào cải cách hành chính, bộ máy nhà nước và hệ thống quan lại. Đặc biệt, xuất phát tình trạng bao chiếm ruộng đất phát triển, nông dân không có ruộng cày cấy, Minh Mạng đã thí điểm chia lại ruộng đất, sử sách ghi là cải cách ruộng đất ỏ Bình Định. Theo đạo dụ của Minh Mạng, tất cả các chủ sở hữu phải bỏ ra 50% ruộng đất tư sung công quỹ để làm công điền quân cấp cho dân. Ở Nam Kỳ, năm 1837, Minh Mạng thi hành biện pháp “ruộng đất các tỉnh Bình Thuận trở vào Nam, từ trước đến giờ chưa được khám xét, còn chưa có hạng ruộng ruộng đất công, phép chia ruộng chưa được ban cấp. Nay ruộng đất ở các tỉnh ấy khám đạc đã xong. Vậy đem phép chia ruộng tư thành bản, chiểu cấp cho các xã dân các bản” [5; 111] Việc giải quyết vấn đề ruộng đất theo chính sách của Minh Mạng đạt được kết quả rất hạn chế song điều đó cho thấy, phong trào đấu tranh của nhân dân dâng cao đã buộc triều đình nhà Nguyễn tiến hành cải cách để giảm bớt phần nào khí thế đấu tranh của nhân dân. Tóm lại, tuy những cải cách, điều chỉnh trên đều không nằm ngoài mục đích là hạn chế sự nổi dậy của các phong trào từ trong nhân dân đang tấn công vào chính quyền thống trị, nhưng dù sao những biện pháp mà các triều đại phong kiến đã làm trong suốt thời kì phong trào nông dân nổ ra đến khi bị dập tắt đều là những biện pháp hữu ích, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình chính trị- xã hội lúc bấy giờ. Đó cũng là mong muốn của người nông dân khi nổi dậy đấu tranh, và vì thế đây là kết quả mà phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại đạt được. 2.4 Thúc đẩy triều đại phong kiến đương thời nhanh chóng sụp đổ, thay thế bằng một triều đại tiến bộ hơn. Thông thường các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra vào cuối mỗi triều đại, khi chế độ phong kiến đương thời đã ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu hoặc không có khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân chống xâm lược. Khi ấy các cuộc khởi nghĩa nông dân có tác dụng tích cực, như là động lực thúc đẩy việc thay triều đại này bằng một triều đại khác. Vương triều Trần là một trong những vương triều tiến bộ trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nhưng, sau một thời gian phát huy được những mặt tích cực, triều Trần đã suy yếu, không còn uy tín trong nhân dân, không còn khả năng tổ chức, quản lí, đưa đất nước phát triển. Từ vua Trần Dụ Tông (1341-1369) trở về sau, các vua quan theo nhau đi vào con đường ăn chơi hưởng lạc, không còn chăm lo đến đời sống của nhân dân. Nhân dân ngày càng khổ cực, mâu thuẫn xã hội gay gắt là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa. Khởi nghĩa nông dân, nông nô, nô tỳ cuối nhà Trần đã làm cho triều đại này thêm suy yếu. Trong hoàn cảnh đó, nhân vật Hồ Quý Ly đã xuất hiện, nổi bật và từng bước tiến lên nắm mọi quyền hành. Nhà Trần không đáp ứng được yêu cầu lịch sử, cuối cùng sụp đổ (1400), triều Hồ được thiết lập. Tuy triều đại nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và những cải cách của Hồ Quý Ly còn nhiều hạn chế nhưng nó đã cho thấy ý thức tự cường, tinh thần dân tộc sâu sắc, kiên quyết chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của nhà Hồ- một vương triều nỗ lực giải quyết các khủng hoảng xã hội đặt ra từ triều Trần nhằm đưa đất nước phát triển. Thế kỉ XVI- XVII là thế kỉ đau thương của lịch sử dân tộc, chiến tranh Nam- Bắc triều bùng nổ gần 50 năm chấm dứt, nhà Mạc bị lật đổ (1592) chưa được bao lâu thì nguy cơ chia cắt đất nước, và cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn kéo dài 45 năm lại diễn ra (1627). Sau 7 lần đánh nhau không có kết quả, hai bên đã ngừng chiến lấy sông Gianh làm gianh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài. Đàng Ngoài thuộc quyền quản lí của vua Lê- chúa Trịnh, Đàng Trong thuộc phạm vi ảnh hưởng của chúa Nguyễn. Sự chia cắt đất nước, sự hưng thịnh và suy vong của các thế lực phong kiến cùng những cuộc chiến tranh triền miên giữa các tập đoàn thống trị (để tranh giành quyền lực) đã gây ra biết bao đau thương cho nhân dân. Đồng thời, nạn quan tham cướp bóc, nạn kiêm tinh ruộng đất của giai cấp địa chủ đã khiến đời sống của nhân dân càng khó khăn hơn. Trước các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán… người nông dân không còn con đường nào khác là phiêu tán kiếm ăn. Đây chính là những nguyên nhân khiến phong trào nông dân trong các thế kỉ XVI- XVII bùng nổ. Có thể kể đến các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu trong các thế kỉ XVI- XVII (chủ yếu diễn ra ở Đàng Ngoài) là: cuộc khởi nghĩa của Thân Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng (1511), của Trần Tuân (1511), Trần Cảo (1516 – 1521), Ma Phúc Lan, Ma Phúc Điện (1670)…Các cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều bị thất bại do: bản thân vua Lê- chúa Trịnh dù bất ổn về chính trị nhưng quân đội mạnh, chú trọng binh lực nên vẫn đủ khả năng đàn áp, kiểm soát tình hình; sự mở rộng ruộng đất và thay đổi, cải tiến kĩ thuật canh tác nên quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì; mâu thuẫn xã hội vẫn chưa thực sự quyết liệt. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa này như hồi chuông báo động cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài; đã giáng một đòn nặng nề vào sự thống trị của vua Lê- chúa Trịnh; làm cho chính quyền cai trị suy yếu đi nhiều; thúc đẩy nhanh hơn sự đổ vỡ nghiêm trọng của nhà nước Lê- Trịnh (có cuộc khởi nghĩa đích thân nhà vua phải thân chinh đi dẹp loạn, đó là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo): “Vua thân đi đánh, ngự ở điện Tường Thọ (tức là điện Quỳnh Vân), hiệu lệnh các tướng. Bọn Đông Nham bá Lại Thúc Mậu, Quảng phúc bá Nguyễn Khắc Nhượng, Minh Vũ Bá Trịnh Hồng đem quan quân sang sông đánh hăng đến các địa phương Bồ Đề, Lâm Hạ” [3 ;550] Thậm chí quân triều đình còn bị nghĩa quân đánh bại. Trong khởi nghĩa Trần Tuân: “Bấy giờ Duy Sản bị địch đánh thua, thủ hạ chỉ độ hơn 30 người, xé áo làm hiệu, thề cùng nhau đánh giặc” [3; 534] Thế kỉ XVIII được mệnh danh là “thế kỉ của khởi nghĩa nông dân”, bởi lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thời trung đại có một phong trào nông dân khởi nghĩa với quy mô rộng lớn, nổ ra ở hầu hết các địa phương trong toàn quốc và kết tinh lại trong một phong trào nông dân điển hình- phong trào nông dân Tây Sơn. Khác với phong trào nông dân thế kỉ XVI- XVII (khởi nghĩa lẻ tẻ, ngắt quãng, thời gian tồn tại ngắn), phong trào nông dân thế kỉ XVIII đã có những cuộc khởi nghĩa lớn, diễn ra trên địa bàn rộng và thời gian tồn tại tương đối dài. Đó là các cuộc khởi nghĩa sau: Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1743 - 1951) kéo dài 9 năm, bắt đầu từ tỉnh Hải Dương sau đó lan ra Hải Phòng, Vân Đồn, Sơn Nam, Thăng Long… Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương kéo dài 12 năm, từ 1740 – 1751, hoạt động ở các vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và các huyện thuộc trấn Sơn Tây. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1740 – 1769) kéo dài 30 năm, hoạt động ở các tỉnh Sơn Nam, Hưng Hóa, Thanh Hoa. Cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738 – 1770) kéo dài 32 năm, Lê Duy Mật mở rộng từ Thanh Hóa tiến ra Sơn Tây, Sơn Nam, Hưng Hóa. Các cuộc khởi nghĩa này đã chuẩn bị mảnh đất và dọn đường cho thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn. Phong trào nông dân Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo bùng lên ở đất Tây Sơn năm 1771 (huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam) được xem là thành quả của phong trào nông dân thời trung đại, nó đã lật đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị phản động: Nguyễn, Trịnh, Lê, thành lập ra một triều đại tiến bộ trong lịch sử - triều đại Tây Sơn. Vương triều Tây Sơn thành lập và tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ( từ cuối năm 1788 đến năm 1793) nhưng đã từng bước khôi phục đất nước, chính trị ổn định, kinh tế phục hồi, đời sống nhân dân được cải thiện. Theo sử cũ, vào những năm 1791- 1792, “mùa màng trở lại phong đăng, 5 phần 10 đất nước khôi phục lại được cảnh thái bình”, trong “Tụng Tây Hồ” Nguyễn Huy Lượng viết: “Qua Canh Tuất lại tưới cơn trời vũ Cỏ cây đều gội đức chiêm nhu…” Sang nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào nông dân chống triều Nguyễn diễn ra hết sức quyết liệt, ngay từ khi vương triều này mới thành lập. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ chỉ trong vòng nửa thế kỉ lại có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân, lan rộng từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược như ở nửa đầu thế kỉ XIX. Tuy diễn ra liên tục như vậy nhưng các cuộc khởi nghĩa ở thời Nguyễn vẫn mang nguyên vẹn tính chất và nhược điểm của phong trào nông dân thế kỉ trước, vẫn chưa phải là một phong trào có tổ chức và lãnh đạo thống nhất mà chỉ là sự tập hợp nhiều cuộc khởi nghĩa riêng lẻ của từng địa phương. Đó cũng là lí do giải thích vì sao khi triều đình đem quân đi đàn áp các cuộc khởi nghĩa này nhanh chóng thất bại. Tuy thất bại, nhưng phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho triều đình nhà Nguyễn suy yếu nặng nề, đẩy ngai vàng nhà Nguyễn đến miệng hố diệt vong. Đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhà Nguyễn không tập hợp được nông dân đấu tranh chống xâm lược nhưng nông dân đã biết chuyển hóa mâu thuẫn giai cấp thành mâu thuẫn dân tộc. Họ đã cùng giai cấp phong kiến thống trị chống ngoại xâm. Do vậy, có thể nói phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX tuy không lật đổ được sự thống trị của triều Nguyễn nhưng nó đã góp phần chống lại sự hủy hoại tiềm lực dân tộc của giai cấp thống trị bấy giờ. Tóm lại, chế độ phong kiến Việt Nam cho chúng ta thấy rằng, sự thay đổi các triều đại phong kiến, xét cho cùng có tác động bởi cuộc đấu tranh của nông dân, đặc biệt là trong điều kiện tiến hành cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Triều đại nào trong tình trạng suy yếu, không có khả năng dẹp yên các cuộc khởi nghĩa, không đủ sức tổ chức cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thì tất yếu bị thay thế bằng một triều đại tiến bộ hơn. Đây là kết quả to lớn mà phong trào nông dân đã đạt được, bởi khi nông dân nổi dậy khởi nghĩa là họ đã quá bất bình với sự cai trị của triều đại đương thời, họ mong muốn có một vị vua anh minh, sáng suốt, đem lại cuộc sống ấm no cho mình; muốn có một triều đại thịnh trị với những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm như Triều Trần, triều Lê sơ…Vì thế kết quả này mang tính tích cực. 2.5 Khởi nghĩa Tây Sơn là khởi nghĩa nông dân duy nhất giành thắng lợi: vừa lật đổ các triều đại phong kiến phản động, xây dựng lên triều đại tiến bộ; vừa bảo vệ độc lập dân tộc. Tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân: thế kỉ XIV, XVI- XVII và nửa đầu thế kỉ XVIII đều thất bại, đều bị giai cấp thống trị đàn áp. Duy chỉ có khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là giành được thắng lợi. Thắng lợi của khởi nghĩa Tây Sơn là thắng lợi vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính dân tộc, thắng lợi của truyền thống đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột giai cấp của nông dân Việt Nam. Có thể nói biết bao cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra trong lịch sử dù lớn, dù nhỏ cuối cùng đều đi đến thất bại nhưng nó đã hun đúc ý chí, để lại kinh nghiệm và dọn đường cho phong trào nông dân Tây Sơn thắng lợi. Thắng lợi ở đây thể hiện ở hai phương diện: lật đổ được các chính quyền phong kiến phản động (tức thủ tiêu những thế lực đã gây ra nạn chia cắt và là những trở lực lớn nhất trên con đường khôi phục quốc gia thống nhất), thiết lập chính quyền mới tiến bộ- chính quyền Tây Sơn; bảo vệ độc lập dân tộc trước nạn ngoại xâm. Các cuộc khởi nghĩa nông dân trong lịch sử từng tấn công vào tận chính quyền phong kiến cấp trung ương (triều đình), nhưng chỉ giành chính quyền trong một thời gian ngắn rồi lại bị quân đội triều đình đàn áp (khởi nghĩa của Trần Cảo), nhưng khởi nghĩa Tây Sơn sau khi lật đổ được các tập đoàn phong kiến thống trị phản động đã tiến lên xây dựng chính quyền mới, đem lại lợi ích cho người nông dân. - Khởi nghĩa Tây Sơn đã lật đổ được các triều đại phong kiến phản động, xây dựng lên triều đại tiến bộ. Bước sang thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào suy yếu khủng hoảng trầm trọng (ở Đàng Trong cuộc khủng hoảng nổ ra muộn hơn), đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, lầm than. Ở Đàng Ngoài, giai cấp thống trị với những chính sách thiển cận mù quáng, bảo vệ lợi ích của mình, đã đi ngược lại với lợi ích chung của nhân dân. Ở Đàng Trong, từ chúa Nguyễn Phúc Khoát trở đi, giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi sa đoạ, bộ máy quan liêu thối nát, ăn bám nhân dân vô cùng nặng nề, kìm hãm sự phát triển của xã hội, là một tai hoạ của nhân dân lao động. Chính tập đoàn phong kiến Trịnh- Nguyễn đã phá hủy quốc gia thống nhất, làm cho nạn chia cắt đất nước gay gắt và nghiêm trọng hơn. Nhiệm vụ của khởi nghĩa nông dân bấy giờ là phải thủ tiêu các tập đoàn phong kiến phản động, thống nhất đất nước. Trong bối cảnh đó phong trào nông dân Tây Sơn đã nổ ra và đáp ứng được yêu cầu lịch sử. Sau 15 năm khởi nghĩa, đánh Nam, dẹp Bắc, quân Tây Sơn ngày càng lớn mạnh và hoàn thành một sự nghiệp giai cấp to lớn: đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị Nguyễn, Trịnh, Lê, làm chủ cả đất nước, xoá bỏ sự bóc lột hà khắc của bọn vua quan phong kiến phản động, xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, thủ tiêu được những trở ngại lớn nhất cho việc thống nhất quốc gia và dọn đường đi đến thống nhất quốc gia. Không chỉ dừng lại ở đó, Quang Trung còn lập ra chính quyền mới, ban hành những chính sách tiến bộ. Quang Trung từng viết trong tờ chiếu khi lên ngôi: “Trẫm là kẻ áo vải đất Tây Sơn, không có một tấc đất, tự nghĩ mình tài đức không theo kịp cổ nhân mà đất đai rộng lớn như thế, nghĩ đến việc cai quản như cầm dây cương mục mà dong sáu ngựa…”. Quang Trung ra chính sách “khuyến học”, “cầu hiền tài”, mở rộng chế độ học tập, thi cử. Trên cơ sở tăng cường và củng cố hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương tập trung mạnh, Nhà nước Quang Trung đã thực hiện được chức năng quan trọng đối với xã hội là tập hợp được các lực lượng tích cực trong toàn đất nước, ổn định tình hình chính trị, xã hội, củng cố được nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, từng bước phục hưng và phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế. Quang Trung xây dựng một quân đội mạnh, củng cố quốc phòng. Với một lực lượng quân đội mạnh, Quang Trung đã trấn áp được các thế lực phong kiến phản động, bảo vệ được chính quyền mới và có cơ sở để thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, kiên quyết bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Về kinh tế, ban hành “chiếu khuyến nông”, hạ lệnh cho tất cả dân phiêu tán trở về quê cũ làm ăn, khuyến khích công thương nghiệp phát triển, tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi, không chỉ trong nước mà với cả nước ngoài. Về văn hóa giáo dục: Quang Trung rất đề cao chữ Nôm. Chữ Nôm được đưa vào khoa cử, trở thành văn tự chính thức của quốc gia. Những chính sách văn hóa của Quang Trung chứng tỏ ông có hoài bão xây dựng một nền nghệ thuật, giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao ý thức độc lập tự chủ cho nhân dân. Mặc dù vương triều Tây Sơn không tồn tại được lâu dài và trên thực tế những cải cách của Quang Trung chưa thực hiện được bao nhiêu, nhưng cần phải khẳng định, những chính sách của vương triều Tây Sơn do vua Quang Trung đứng đầu trên tất cả các mặt đều hướng đến mục đích củng cố sự thống nhất toàn vẹn của đất nước. - Bảo vệ độc lập dân tộc. Phong trào nông dân Tây Sơn không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ đấu tranh chống chế độ phong kiến, lật đổ các tập đoàn thống trị phong kiến, thống nhất đất nước mà còn tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc, đánh bại kẻ thù xâm lược từ phương Bắc đến, từ phương Nam lên. Từ một cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhằm giành cơm áo, cuộc sống cho nông dân, phong trào Tây Sơn đã thực sự phát triển thành một phong trào quật khởi rung trời chuyển đất của cả dân tộc, nó không chỉ dừng lại trong phạm vi cuộc đấu tranh giai cấp mà đã tiến lên làm nhiệm vụ dân tộc, giải phóng đất nước khỏi nạn ngoại xâm. Năm 1777, quân Tây Sơn đánh bại được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. Năm 1779, Nguyễn Ánh chiếm được Gia Định. Nguyễn Huệ đã nhiều lần cho quân đánh vào Gia Định. Sau thất bại thảm hại năm 1783, Nguyễn Ánh đã cầu viện vua Xiêm. Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm đã cử 5 vạn quân sang xâm lược nước ta (1784). Nguyễn Huệ cho lập phòng tuyến từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, tiêu diệt được quân Xiêm vào năm 1785. Như đã nói ở trên, vua Lê Chiêu Thống vì muốn đòi lại quyền hành đã cầu đến sự giúp đỡ của nhà Thanh. 10/1788, vua Càn Long đã cử 29 vạn quân sang xâm lược nước ta. Nguyễn Huệ nhận được tin, lập tức lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Quang Trung đã khéo léo chọn thời điểm Tết Kỷ Dậu năm 1789 tấn công quân địch, đánh bại hoàn toàn quân Thanh. Hai chiến công trên là hai đóng góp vô cùng của to lớn của phong trào Tây Sơn nói chung, Nguyễn Huệ nói riêng trong lịch sử. Việc làm của Nguyễn Ánh và Lê Chiêu Thống đã đe dọa trực tiếp đến nền thống nhất quốc gia vì vào thời điểm này, cả Xiêm và Thanh đều có ý đồ bành trướng quyền lực ra bên ngoài. Một quốc gia không thể thống nhất khi độc lập bị mất. Tây Sơn đã tiêu diệt được các thế lực xâm lược, bảo vệ được độc lập dân tộc, củng cố quốc gia thống nhất. Như vậy, khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi là kết quả đấu tranh của nông dân Việt Nam thế kỉ XVIII nói riêng và trong suốt thời trung đại nói chung, là thắng lợi duy nhất mà người nông dân đạt được xét trên phương diện đấu tranh giai cấp. 3. Đánh giá 3.1 Hạn chế Phong trào nông dân trong lịch sử trung đại Việt Nam vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho người nông dân. Nguyện vọng tha thiết của người nông dân là có ruộng đất để cày cấy, do vậy khi nạn kiêm tinh ruộng đất của địa chủ phát triển mạnh, không còn ruộng công làng xã để canh tác đã buộc họ nổi dậy đấu tranh. Nhưng tất cả các cuộc khởi nghĩa, kể cả ở những cuộc khởi nghĩa điển hình (như phong trào nông dân Tây Sơn nửa sau thế kỉ XVIII), người khởi nghĩa là những trí thức (tức là những người có thể hiểu được nguyện vọng sâu sắc của người nông dân là gì) vẫn chưa có chủ trương giải quyết vấn đề ruộng đất, chưa chia đều ruộng đất cho nông dân tự sở hữu. Dẫn chứng là trong khởi nghĩa Tây Sơn “Ruộng đất đem phát cho nông dân chủ yếu là ruộng hoang và ruộng của bọn phản động, còn ruộng cuả quan lại địa chủ không có biểu hiện chống đối thì vẫn được giữ nguyên như cũ. Nếu đem so sánh số lượng ruộng đất bỏ hoang và ruộng bọn phản động với tổng số diện tích canh tác thì sẽ thấy mỗi quan lại địa chủ và hào mục ở địa phương tuy chấp chiếm không nhiều ruộng đất bằng quan lại cao cấp và đại địa chủ nhưng số lượng bọn này rất đông đảo, nhất là với sự phát triển của bộ máy quan liêu cồng kềnh và thối nát ở cuối thế kỷ XVIII. Bởi vậy tổng số ruộng đất do bọn này chấp chiếm là một diện tích rất đáng chú ý”. Theo C. Mác: “Người nông dân không có điều kiện làm ăn sinh sống mà tô thuế ngày đêm thúc giục, hành hạ họ, trong hoàn cảnh bị chà đạp trong ngu muội, lạc hậu, họ không thể nào nhìn thấy được nguyên nhân của tình trạng đau khổ của mình. Tất nhiên ách tô thuế trở thành nguyên nhân trực tiếp đập vào mắt họ. Vì vậy, yêu cầu bức thiết là thoát khỏi ngay tình trạng đói nghèo để tiếp tục được sống, đấu tranh. Mác – Awnghen, Tuyển tập, tập 1, tr 80. ” Những hạn chế trên cũng là điều dễ hiểu bởi khi nổi dậy đấu tranh họ không hề đề ra một khẩu hiệu đòi ruộng đất nào. Có thể lí giải cho điều này như sau: Do trình độ hạn chế cho nên người nông dân không nhận thức được nguyên nhân sâu xa đẩy họ đẩy họ đến con đường cùng (là tình trạng bao chiếm ruộng đất của địa chủ). Vào cuối triều đại hay vào giai đoạn khủng hoảng suy vong của chế độ phong kiến ở nước ta, do chính sách tô thuế các loại, do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, đói kém làm cho nông dân lưu vong, phiêu tán, khi nổi dậy khởi nghĩa họ nhằm chống lại chính quyền phong kiến, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo để giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt là đói; chứ họ chưa đủ tầm nhìn rộng để thấy nổi khổ của mình là bị tước đoạt quá nhiều ruộng đất, không có ruộng đất tốt để cày cấy nên cuộc sống mới trở nên điêu đứng như vậy. Do chế độ ruộng đất công làng xã tồn tại lâu dài, dai dẳng đã hạn chế phần nào tầm mắt của người nông dân cho nên khi nông dân khởi nghĩa họ chỉ dừng lại ở yêu cầu phân phối lại ruộng đất công làng xã nhằm đảm bảo phần ruộng được cày cấy với những điều kiện tô thuế không quá khắc nghiệt để khỏi rơi vào cảnh lưu vong. “Người nông dân nổi dậy với hi vọng to lớn là tự giải phóng khỏi ách áp bức của các chúa Trịnh và Nguyễn đang đè nặng lên mảnh đất của họ từ bao đời nay. Dưới lá cờ đỏ của những người xuất thân từ nông dân, họ mong ước được giảm thuế, dịch, phân chia ruộng đất đang tập trung trong tay bọn quý tộc, quan lại và địa chủ vào cuối cuộc nội chiến. Do tư tưởng bình quân chủ nghĩa đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần của người nông dân, mà đặc trưng của tư tưởng này là sự công bằng, bình đẳng cho tất cả mọi người trong xã hội. 3.2 Tích cực Xét trong tiến trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, cuộc đấu tranh của nông dân có vai trò rất quan trọng. Cuộc đấu tranh đó biểu hiện ở tất cả các mặt: từ bảo vệ đất nước chống ngoại xâm đến xây dựng kinh tế, tạo ra những của cải vật chất cho xã hội và đặc biệt là chống áp bức, bóc lột, chống lại mọi lực lượng phản động kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong xã hội phong kiến nói chung, đối với nước ta nói riêng thì nông dân chính là lực lượng sản xuất chủ yếu nuôi sống xã hội và nhà nước, là lực lượng có ý nghĩa quyết định trong sự thành bại của các vương triều phong kiến. Cuộc đấu tranh giai cấp của nông dân chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến thống trị có ý nghĩa thúc đẩy xã hội tiến lên trong khuôn khổ chế độ phong kiến. Những biến đổi này lớn hay nhỏ là tùy theo phong trào nông dân lớn hay nhỏ. Những biến đổi do Trịnh Doanh chủ trương vào năm 1740 chỉ có tính chất cải lương, và chỉ có tác dụng tạm thời. Nhưng những biến đổi trong xã hội Việt Nam sau khởi nghĩa Tây Sơn là những biến đổi có tác dụng trọng đại đối với sự phát triển của dân tộc. Đó là những “biến đổi cách mạng: vừa cách mạng dân tộc giải phóng, vừa ít nhiều có tính chất một cuộc cách mạng xã hội”.[2; 10] Nói về vai trò này, tác giả Duy Ninh trong bài nghiên cứu “Vai trò của khởi nghĩa nông dân trong quá trình phát triển của dân tộc” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 81, năm 1965) nhận xét “Xã hội Việt Nam hồi thế kỉ XV trở về trước sở dĩ khác xã hội Việt Nam hồi thế kỉ XIV trở về trước, xã hội Việt Nam sau khởi nghĩa Tây Sơn sở dĩ khác xã hội trước chủ yếu là nhờ các biến đổi cách mạng ấy, cũng tức là nhờ có phong trào nông dân, khởi nghĩa nông dân”. Thực tế cho thấy khởi nghĩa nông dân là một hiện tượng quy luật. Vai trò của khởi nghĩa nông dân đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc là hoàn toàn tích cực. Khởi nghĩa nông dân không nhằm và không có khả năng thủ tiêu chế độ phong kiến nhưng khởi nghĩa nông dân làm cho xã hội Việt Nam ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên, tức làm cho chế độ phong kiến phải biến đổi dần dần để có thể thích ứng với hoàn cảnh xã hội mới. Nó “không hề gây tác dụng tiêu cực đối với sự phát triển của lịch sử, không hề gây sự suy yếu cho đất nước. Trái lại sứ mệnh của nó là đạp bằng những cản trở cho xã hội tiến lên những bước mới”. [6; 293] KẾT LUẬN Như vậy, phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại đã chĩa mũi nhọn, tấn công trực tiếp vào triều đình phong kiến, quan lại địa chủ từ trung ương đến địa phương, buộc kẻ thù phải tiến hành một số cải cách hoặc điều chỉnh có lợi cho nhân dân, qua đó thúc đẩy triều đại phong kiến đương thời nhanh chóng sụp đổ, thay thế bằng một triều đại tiến bộ hơn. Trong phong trào đó, một số cuộc khởi nghĩa đã giải quyết phần nào nhu cầu kinh tế trước mắt cho người nông dân. Đặc biệt, thắng lợi to lớn nhất mà khởi nghĩa nông dân thời trung đại đạt được là thắng lợi của khởi nghĩa Tây Sơn- cuộc khởi nghĩa nông dân duy nhất vừa lật đổ các triều đại phong kiến phản động, xây dựng lên triều đại tiến bộ; vừa bảo vệ độc lập dân tộc. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh nông dân Việt Nam thời trung đại đạt được. Cuối cùng, phong trào nông dân trong lịch sử trung đại có ý nghĩa to lớn trong việc duy trì, làm phát triển truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất của nông dân Việt Nam. Khi đất nước có ngoại xâm, truyền thống đó càng được phát huy cao độ thể hiện trong công cuộc bảo vệ đất nước và giải phóng dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhong trào nông dân VIệt Nam thời trung đại.doc
Luận văn liên quan