Đề tài Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Thái Lan

Giữ vững s ự ổn định chính trị – xã hội Tình hình chính trị ngày một leo thang tại Thái Lan hiện nay đang là tâm điểm của thế giới. Kể từ khi ông Thaksin shinawatra bị lật đổ trong một cuộc đảo chính 2006, đất nước Thái Lan đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng cho đến nay. Tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia Điều cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là bộ máy hành chính phải theo kịp những thay đổi của nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.

pdf33 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ro quốc gia trên thế giới Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm rủi ro quốc gia mang tính thương mại như Moody's, Standard and Poor's, Fitch, Euromoney, Institutional Investor, Economist Intelligence Unit, International Country Risk Guide, và Political Risk Services đă cung cấp những hạng mức rủi ro quốc gia mang tính định tính và định lượng bằng việc kết hợp các thông tin đo lường về rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính và rủi ro chính trị để đạt được một hạng mức tín nhiệm rủi ro quốc gia tổng hợp. Sau đây là một số các tổ chức xếp hạng rủi ro quốc gia: - Institutional Investor thực hiện việc nghiên cứu xếp hạng rủi ro quốc gia theo nửa năm, dựa trên ý kiến của các ngân hàng quốc tế hàng đầu. Khoảng 75 đến 100 ngân hàng xếp hạng cho hơn 135 quốc gia với phạm vi từ 0 đến 100 điểm, 100 điểm đại diện cho mức rủi ro thấp nhất. Các hạng mức đơn lẻ được tính toán với quyền số bằng cách sử dụng một công thức của Institutional Investor, quyền số lớn hơn đượcấn định dựa trên quy mô hoạt động trên thế giới và mức độ phức tạp của mô hình rủi ro quốc gia của ngân hàng. Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 9 Tên tuổi của các ngân hàng tham gia được giữ bí mật hoàn toàn. Các nghiên cứu rủi ro quốc gia của Institutional Investor được phát hành vào tháng 3 và tháng 9. Trong tài liệu rủi ro quốc gia, đánh giá rủi ro quốc gia của Institutional Investor được xem như là đánh giá, nhận định của các ngân hàng. - Euromoney cung cấp những đánh giá và xếp hạng rủi ro quốc gia cho 185 quốc gia và vùng lănh thổ cứ 6 tháng một lần. Các quốc gia được cho điểm tương ứng dựa trên 9 thành phần, và sau đó được xếp hạng theo điểm số này. Để có điểm rủi ro quốc gia tổng hợp thì mỗi loại trong 9 thành phần sẽ có một quyền số (rủi ro chính trị 25%, mức thể hiện kinh tế 25%, các chỉ số nợ 10%, nợ không thanh toán hay giăn nợ 10%, xếp hạng tín dụng 10%, khả năng tiếp cận đối với tài trợ ngân hàng 10%, khả năng tiếp cận tài trợ ngắn hạn 5%, khả năng tiếp cận thị trường vốn 5%, và chiết khấu trượt giá 5%). Giá trị cơ sở tốt nhất cho mỗi loại rủi ro đạt được quyền số đầy đủ, trong khi giá trị tệ nhất là 0. Tất cả giá trị được tính toán tương xứng với điểm số tốt nhất và tệ nhất. Các nghiên cứu được phát hành vào tháng 3 và tháng 9 trong các tạp chí tháng. - Standard & Poor’s (S&P) cung cấp các hạng mức tín dụng được cập nhật hàng tuần của các chính phủ phát hành và vùng lănh thổ. Hạn mức tín dụng quốc gia (rủi ro thể chế) không phải là hạng mức quốc gia v́ nó chỉ thể hiện rủi ro tín dụng của chính phủ quốc gia, không phải là rủi ro tín dụng của các nhà phát hành khác trong nước. Tuy nhiên, xếp hạng tín dụng quốc gia thiết lập điểm chuẩn cho các hạng mức tín dụng cho các nhà phát hành khác trong nước. S&P cung cấp xếp hạng ngắn hạn và dài hạn, cũng như một cái nhìn định tính cho 7 phạm vi chính là nợ dài hạn, thương phiếu, cổ phiếu ưu đăi, chứng chỉ tiền gửi, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ trái phiếu, và trái quyền của các công ty bảo hiểm. Việc xác định rủi ro tín dụng gắn liền với rủi ro chính trị (sự sẵn sàng trả nợ của chính phủ) và rủi ro kinh tế (khả năng của chính phủ đối với nghĩa vụ nợ). Xếp hạng các nhà phát hành ngoại tệ cũng được phân biệt với xếp hạng các nhà phát hành nội tệ để xác định các trường hợp mà rủi ro thể chế làm cho chính phủ khác biệt với các nhà phát hành khác. Các chữ cái được dùng để xếp hạng từ C (mức thấp nhất) đến AAA (mức cao nhất). - Moody’s cung cấp phân tích rủi ro tín dụng quốc gia cho hơn 100 nước, hầu như là các nước này đều tham gia vào thị trường vốn thế giới. Đối với mỗi quốc gia, Moody’s có Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 10 một số loại xếp hạng khác để nắm bắt các rủi ro khác, bao gồm xếp hạng quốc gia cho cả chứng khoán ngoại tệ ngắn hạn và dài hạn. Khi thiết lập rủi ro quốc gia, các nhà phân tích của Moody’s đánh giá cả các biến số chính trị và kinh tế để rút ra hạng mức rủi ro quốc gia, hạng mức này hành động như là một mức trần rủi ro tín dụng đối với chứng khoán ngoại tệ của bất cứ thực thể nào nằm trong sự kiểm soát của một chính phủ. Xếp hạng rủi ro quốc gia bao gồm rủi ro chuyển giao ngoại tệ và rủi ro hệ thống trong quốc gia. Bằng cách sử dụng hạng mức từ Aaa đến C của Moody’s, các trái phiếu ngoại tệ dài hạn của chính phủ và trái phiếu nội tệ dài hạn của chính phủ được xếp hạng. - Political Risk Service (PRS) cung cấp các báo cáo cho 100 quốc gia. Mỗi báo cáo đánh giá rủi ro chính trị, tài chính, kinh tế đối với đầu tư kinh doanh và mậu dịch. Báo cáo quốc gia chỉ là nguồn dữ liệu cho các phân tích và dự báo rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng PRS mà đánh giá các kịch bản chính trị khác nhau. PRS cung cấp một mô hình rủi ro chính trị với dự báo cho 3 ngành công nghiệp là tài chính (ngân hàng và cho vay), đầu tư trực tiếp (bán lẻ, sản xuất,và khai thác mỏ) và xuất khẩu đối với thị trường các nước. Các báo cáo được thực hiện định kỳ hàng quý. - Economist Intelligence Unit (EIU) xuất bản các báo cáo rủi ro quốc gia từng quý với dữ liệu cập nhật từng tháng. Những báo cáo này tóm tắt hạng mức rủi ro cho 100 quốc gia đang phát triển và mắc nợ cao được quan sát bởi Country Risk Service (CRS). Phương pháp xếp hạng rủi ro của CRS xem xét 2 loại rủi ro : (1) rủi ro quốc gia, được xác định bởi nhân tố chính trị (22%), chính sách kinh tế (28%), cơ cấu kinh tế (27%), và thanh khoản (23%); thứ hai là (2) rủi ro đầu tư xác định. Có 3 loại rủi ro đầu tư xác định là rủi ro tiền tệ (gắn liền với việc chấp nhận mức nhạy cảm đối với USD), rủi ro vỡ nợ quốc gia (gắn liền với các khoản đi vay của quốc gia), và rủi ro khu vực ngân hàng (gắn liền với các khoản cho vay ngoại tệ đối với ngân hàng). Hạng mức rủi ro đầu tư xác định cũng được xác định bởi 4 nhân tố như trên nhưng với quyền số khác. Đối với rủi ro tiền tệ, chính sách kinh tế có quyền số cao nhất là 65%, các nhân tố cơ cấu kinh tế, chính trị, thanh khoản lần lượt có quyền số là 17%, 14%, và 4%. Trong trường hợp của rủi ro vỡ nợ quốc gia, thanh khoản có quyền số cao nhất là 31%, chính sách kinh tế và cơ cấu kinh tế có quyền số là 27%, và nhân tố chính trị là 15%. Cuối cùng, đối với rủi ro khu vực ngân hàng, cơ cấu kinh tế là Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 11 nhân tố có quyền số cao nhất 44%, các nhân tố chính sách kinh tế, thanh khoản và chính trị có quyền số lần lượt là 35%, 15%, và 6%. Chương II. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA THÁI LAN 1. Giới thiệu sơ nét về Thái Lan a. Lịch sử hình thành Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Altai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập một Vương quốc Phật giáo tên Sukhothai (ở miền Bắc Thái Lan), dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer đang tàn lụi (vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15). Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km). Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm. Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bangkok (hay "Thành phố của các thiên thần") làm kinh đô. b. Chính trị Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 05/12/1932 vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản hiến pháp đầu tiên của Thái Lan và đến nay Thái Lan đã thay đổi 17 hiến pháp nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 12 nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc. Quốc hội: Theo Hiến pháp ngày 24/8/2007, Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. Chính phủ: quyền hành pháp được trao cho Chính phủ bao gồm 36 thành viên gồm 1 Thủ tướng, 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ và làm nhiệm vụ điều phối chính sách của Chính phủ. Thủ tướng hiện nay của Thái Lan là Yingluck Shinawatra sinh năm 1967. Bà trở thành thủ tướng thứ 28 của Thái Lan từ hồi tháng 8/2011. Bà Yingluck là nữ Thủ tướng Thái Lan đầu tiên trong lịch sử quốc gia này và là thủ tướng trẻ tuổi nhất Thái Lan trong vòng 60 năm qua. Về đối nội: Thái Lan là một đất nước theo chế độ đa đảng. Trong nhiều năm qua, cuộc đấu tranh chính trị giữa các đảng phái vẫn diễn ra khốc liệt. Dù đảng phái nào lên cầm quyền cũng làm nảy sinh những vấn đề bất ổn, biểu tình, bạo loạn diễn ra khiến tình hình an ninh trật tự của Thái Lan trở nên rối loạn, hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức bị đình trệ, thiệt hại về người, về của là điều không thể tránh khỏi. Về đối ngoại: Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực chưa từng bị đô hộ. Thái Lan theo đuổi một chính sách ngoại giao được biết với tên gọi là “không đứng về phía nào”, hoặc cũng có thể gọi theo cách khác là “đứng trung lập”. Nhưng có một đặc tính là Thái Lan chắc chắn sẽ thay đổi chính sách nếu có một bên giành chiến thắng. Những ví dụ rõ rệt là trong Chiến tranh thế giới thứ 2, Thái Lan đã chuyển từ đồng minh với Nhật Bản sang ủng hộ Mỹ, hay như việc hợp tác quân sự với Cộng sản Trung Quốc trong xung đột tại Campuchia vào những năm 1980. Chính sách ngoại giao này khá hữu dụng, giúp cho Thái Lan có thể ứng phó với những thách thức từ bên ngoài. Trong suốt 6 thập kỷ vừa qua, là một đồng minh của Mỹ, chính sách ngoại giao của đất nước đã đi theo con đường chiến lược được Washington vạch ra. Tuy nhiên những bất ổn và mâu thuẫn trong nước có thể gây cản trở đối với chính sách đối ngoại linh hoạt của Thái Lan Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 13 c. Kinh tế Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Trước năm 1960, công nghiệp Thái Lan khá manh mún, chủ yếu là các xí nghiệp tư nhân nhỏ và một số công ty quốc doanh cỡ vừa. Thế nhưng, sau năm 1960, Thái Lan đã thay đổi về tầm nhìn lẫn chính sách tăng trưởng. Nước này chuyển sang đầu tư nhiều vốn và kỹ thuật cao thay cho lao động giá rẻ. Họ không sử dụng chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu nữa, mà hướng đến xuất khẩu. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế ngày càng tăng, hiện chiếm gần 50% tổng sản phẩm quốc nội so với 44,9% của năm 2006. Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 1 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong. Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô. Nhắc đến Thái Lan, người ta nghĩ ngay đến công nghiệp xe hơi, ngành công nghiệp chế tạo hàng đầu của nước này. Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuất xe hơi lớn nhất khu vực ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á) và đang hướng tới vị trí thứ 10 trên toàn cầu. Gần một nửa các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô lớn nhất thế giới đã đặt nhà máy tại đây như Ford, BMW, Daimler Chrysler, Mitsubishi, Mazda, Toyota, Isuzu, Nissan, Honda, Yamaha và Suzuki. Không chỉ công nghiệp ôtô, ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan cũng rất phát triển. Nước này hiện là nhà sản xuất ổ cứng lớn thứ hai thế giới, cung cấp tới 40% sản lượng cho thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trận lũ lụt lịch sử cuối năm 2011 tại Thái Lan đã khiến nguồn cung các thiết bị, phụ tùng hàng điện tử và xe hơi cho thế giới bị thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này cho thấy ngành công nghiệp Thái Lan đóng vai trò quan trọng như thế nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 14 Bên cạnh ngành Công nghiệp, ngành du lịch dịch vụ cũng có đóng góp đáng kể vào GDP của Thái Lan (khoảng 6,5%). Thái Lan là một trong những quốc gia thu hút nhiều khách du lịch nhất khu vực Đông Nam Á với trung bình khoảng hơn 12 triệu lượt khách/1 năm. Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. d. Văn hóa, tôn giáo Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo heravada (Hay còn gọi là Phật giáo tiểu thừa) và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chu mphon (cách Bangkok 463 km về phía tây nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố. Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng. Bên cạnh đó tại Thái Lan tồn tại nhiều ngôn ngữ khác như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc tiếng Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh cũng được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan. Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu nặng từ nền văn minh rực rỡ Khmer (Campuchia ngày nay), và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác. Mọi người đàn ông Thái trong đời mình đều vào chùa tu tập ít nhất 3 tháng. Các lễ hội Phật giáo ở Thái hết sức long trọng và thân kính. Thái Lan đâu đâu cũng có chùa rất đẹp, nên Thái lan còn được gọi là Đất nước chùa vàng. Cả nước có gần 3 vạn ngôi chùa, riêng Bangkok có trên 300 ngôi chùa, làng nào cũng có từ 1 đến 2 chùa. Mối liên kết Đất – Nước – Lúa đã làm ra văn hóa lễ hội của Thái. Lễ lớn nhất trong năm là TếtThái (Soỏng Kram) được định vào đầu mùa mưa (khoảng giữa tháng 4). Trong Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 15 ngày lễ hội này, mọi người mặc đẹp, áo quần sặc sỡ, nhà cửa trang hoàng lộng lẫy. Mỗi gia đình thường có một bình nước thơm, khi có khách đến thăm, chủ nhà cầm cành hoa nhúng vào nước rồi rẩy lên áo người khách để chúc mừng năm mới yên vui may mắn. Hội té nước là nét đặc trưng của ngày tết Soỏng Kram ở Thái Lan, Lào và Campuchia. Khắp bản làng, đường phố người ta té nước cho nhau kể cả người không quen biết, coi như một lời chúc phúc. 2. Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro của Thái Lan a. Rủi ro chính trị:  Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị Thái Lan: Thái Lan là một đất nước theo chế độ đa đảng. Trong nhiều năm qua, cuộc đấu tranh chính trị giữa các đảng phái diễn ra khốc liệt và được sự quan tâm của đông đảo nhân dân trên toàn thế giới. Những tưởng rằng sự tranh đấu đó sẽ bầu ra một đảng cầm quyền xứng đáng, có đủ trình độ và năng lực đưa đất nước Thái Lan đi lên, khắc phục được những khó khăn còn tồn tại. Nhưng không, thực tế đã chứng minh, dù đảng phái nào lên cầm quyền cũng làm nảy sinh những vấn đề bất ổn, biểu tình, bạo loạn diễn ra khiến tình hình an ninh trật tự của Thái Lan trở nên rối loạn, hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức bị đình trệ, thiệt hại về người, về của là điều không thể tránh khỏi. Trong những năm qua, tuy rằng cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra không còn lãnh đạo Đảng Người Thái yêu người Thái sau bạo loạn biểu tình năm 2006 nhưng uy tín của Đảng vẫn được đông đảo người dân ghi nhận và ủng hộ. Sự thắng lợi của em gái – bà Yingluck Shinawatra và Đảng Pheu Thai của bà là điều khẳng định rõ ràng nhất. Tuy nhiên, bà Yingluck Shinawatra trở thành Thủ tướng chưa lâu thì bạo loạn, biểu tình lật đổ lại xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể kể đến đó là vào ngày 27/11, bà Yingluck và các nghị sĩ đảng Người Thái yêu người Thái cầm quyền tuyên bố sẽ bảo vệ chính sách của mình trước quốc hội trước các cáo buộc quản lý kinh tế yếu kém, tham nhũng và tìm cách thông qua đạo luật ân xá dọn đường cho sự trở về của ông Thaksin. Vì lí do đó, phe đối lập đã tiếnhành nhiều cuộc biểu tình nhằm phản đối đạo luật được đưa ra. Trong khi Chính phủ Thái Lan gọi đây là một âm mưu đảo chính bất hợp pháp thì phe đối lập lại mô tả hành động này là một cuộc biểu tình “hòa bình”. Hình ảnh đất nước Thái Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 16 Lan hiện ra trong mắt mọi người lại là một hình ảnh bất ổn, bạo loạn và tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh. Hàng ngàn người đổ xuống đường biểu tình làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả đất nước, nhiều cơ quan, tổ chức, xe cộ bị đập phá, đốt cháy; hàng ngàn phải nghỉ làm vì sợ va chạm với đám đông đang bị kích động. Tất cả tạo nên một đất nước Thái Lan hỗn loạn và đầy bất ổn. Đến ngày 27/1, phía quân đội vẫn luôn giữ thái độ trung lập. Khủng hoảng chính trị rối loạn ở Thái Lan kéo dài đến hiện nay, theo các nhà quan sát,ông Thaksin mặc dù đóng vai trò vô cùng then chốt nhưng không hề là “cá nhân đã thay đổi lịch sử”. Phân tích sâu hơn, cho thấy mâu thuẫn giữa phe “chống đối Thaksin” và “ủng hộ Thaksin” chỉ là hiện tượng bên ngoài. Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan có nguyên nhân căn bản sâu sắc của nó. Thứ nhất, sự đối lập căn bản về lợi ích giai cấp. “Phe chống đối Thaksin” chủ yếu là chính giới địa phương, doanh nghiệp và các nhóm chính trị, quan chức và một bộ phận giai cấp trung lưu thành phố. Đây là lực lượng trụ cột của cấu trúc chính trị tinh hoa truyền thống Thái Lan. Phe “ủng hộ Thaksin” là tầng lớp bình dân chủ yếu là nông dân ở phía Đông Bắc, họ theo đuổi cấu trúc chính trị “mô hình toàn dân” cân bằng và công bằng hơn. “Phe chống đối Thaksin” có lợi thế từ thể chế chính trị tinh hoa truyền thống của Thái Lan trong khi “phe ủng hộ Thaksin” lại coi chính sách mà Thaksin thực hiện trong thời gian cầm quyền là đại diện cho lợi ích của họ. Từ những năm 1960 đến nay kinh tế Thái Lan phát triển rất nhanh, được coi là một “con rồng nhỏ” Đông Á, đứng vào hàng các nước có mức thu nhập trung bình, hơn nữa tỉ lệ đói nghèo giảm đi đáng kể, nhưng dưới thể chế chính trị tinh hoa truyền thống, Thái Lan đã thực hiện chính sách kinh tế “coi trọng thành thị, xem nhẹ nông thôn” trong thời gian dài, tầng lớp nông dân không được chia sẻ lợi tức phát triển về kinh tế-xã hội của đất nước, dẫn tới khoảng cách giàu nghèo ở trong nước, ở thành thị và các khu vực ngày càng cách xa. Đồng thời về chính trị, tầng lớp nông dân cũng bị vứt bỏ ngoài thể chế chính trị tinh hoa thời gian dài, vừa không có bất cứ quyền phát ngôn nào về chính trị, vừa không có ý thức và đòi hỏi chính trị rõ ràng, tầng lớp nông dân chiếm gần 70% dân số Thái Lan trở thành “đa số thầm lặng”. Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 17 Do vậy, Thaksin đã đưa ra “chính sách dân túy” với mục đích thực sự cải thiện mức sống của tầng lớp nông dân, đồng thời nâng cao có hiệu quả năng lực sản xuất của họ, mục đích cuối cùng là phá vỡ hiện trạng kinh tế tự nhiên của nông thôn Thái Lan, mở ra kinh tế thị trường ở nông thôn, để người nông dân hội nhập rộng rãi hơn vào tiến trình đô thị hóa, xóa bỏ về căn bản khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm dịu mâu thuẫn trong nước do phân phối lợi ích mất cân bằng gây ra. Chính sách của Thaksin đã nhận được sự ủng hộ tích cực và bảo vệ kiên quyết của nông dân, làm cho Thaksin và tập đoàn tài phiệt mới do ông ta làm đại diện giành được nguồn lực chính trị vô tận. Năm 2005, đảng Người Thái yêu người Thái do Thaksin lãnh đạo có 14.080.000 đảng viên, chiếm hơn 1/5 dân số Thái Lan. Sau hai lần thắng cử vào năm 2001 và 2005, đảng Người Thái yêu người Thái trở thành chính đảng một mình thành lập nội các đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, tỉ lệ số ghế quốc hội lên tới 75,4%. Đồng thời, chính sách của Thaksin cũng đã dẫn tới sự thay đổi về chất trong cơ cấu quyền lực chính trị của Thái Lan, tầng lớp bình dân do nông dân làm chủ lần đầu tiên được coi là lực lượng chính trị độc lập thực sự bước lên sân khấu chính trị. Sự đòi hỏi lợi ích kinh tế của tầng lớp bình dân và sự trỗi dậy của các lực lượng chính trị chắc chắn sẽ mang lại sức ép to lớn cho lợi ích chính trị và kinh tế đã có của tầng lớp tinh hoa. Đồng thời, giá thành cải cách của Thaksin trên thực tế cũng chủ yếu được đẩy sang cho tầng lớp tinh hoa, vì vậy họ càng hết sức bất mãn. Thứ hai, sự bất cân bằng về cấu trúc lực lượng chính trị. Để ngăn chặn tình trạng tranh giành quyền lợi chính trị của tập đoàn quân sự và tình trạng lạm quyền của các chính khách địa phương, Thái Lan đã ban hành “Hiến pháp năm 1997”, quy định Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện, được bầu cử trực tiếp. Việc cải cách chế độ, đặc biệt là cải cách chế độ bầu cử như vậy rất có lợi cho sự phát triển của các đảng lớn, do đó đã phá vỡ cấu trúc quyền lực của chính trị tinh hoa truyền thống, tạo cơ hội trỗi dậy về chính trị cho tập đoàn tài chính mới do Thaksin đứng đầu. Tập đoàn này trước tiên đã thực hiện trỗi dậy về kinh tế vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, chủ yếu dựa vào vốn hoặc các ngành nghề mới nổi. Vì vậy, tuy họ có mối liên hệ chằng chịt với tầng lớp tinh hoa chính trị truyền thống nhưng có sự khác biệt rõ Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 18 rệt về phạm vi ngành nghề, kênh góp vốn và quan điểm kinh doanh, lợi ích kinh tế làm cho tập đoàn này rất cần một thị trường thống nhất trên cả nước nhằm xóa bỏ ngăn cách giữa thành thị và nông thôn, vì vậy tư duy chính trị của tập đoàn này có lực ly tâm xa rời truyền thống. Nhờ sự ủng hộ về tiền vốn dồi dào, số lượng lớn phiếu bầu của nông dân do “chính sách dân túy” mang lại, chế độ của “Hiến pháp năm 1997” có lợi, cộng với kinh tế Thái Lan xuống dốc sau cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á năm 1997, sự mong đợi vai trò lãnh đạo của người hùng về kinh tế như Thaksin, tập đoàn Thaksin gặp được thiên thời địa lợi, lực lượng nhanh chóng mở rộng. Tập đoàn Thaksin không những trở thành chính đảng “một đảng cầm quyền” đầu tiên trong lịch sử Thái Lan, mà còn tìm cách lợi dụng sức mạnh nguồn vốn dồi dào của mình tiến hành thâm nhập vào các cơ quan độc lập khác, mở rộng quyền lực của nội các và thủ tướng, cộng với phong cách cầm quyền theo kiểu người hùng và phương thức cải cách cấp tiến của Thaksin, đã phá vỡ hoàn toàn cấu trúc quyền lực của chính trị tinh hoa truyền thống. Do đó năm 2006, lực lượng “chống đối Thaksin” đã liên kết với nhau phát động đảo chính lật đổ Thaksin, và trong 8 năm sau đó dùng mọi cách dốc toàn lực chèn ép tập đoàn Thaksin ngóc đầu dậy. Tuy nhiên, do ý thức tham gia chính trị của nông dân lên cao và sự nổi lên như là lực lượng chính trị độc lập của họ, Thái Lan chắc chắn không thể trở lại sự cân bằng dưới cấu trúc chính trị tinh hoa truyền thống. Thứ ba: Thêm vào đó là sự khiếm khuyết của thể chế chính trị dân chủ. Sở dĩ các phe phái có thể giữ được cân bằng dưới nền chính trị tinh hoa truyền thống là nhờ vai trò điều tiết của các nhân tố chính trị và xã hội truyền thống như chế độ bảo hộ theo chiều dọc, quan hệ chính trị-thương mại cũng như lời kêu gọi của Nhà Vua là tối cao. Tuy nhiên, sau khi các tập đoàn chính trị và lực lượng chính trị mới trỗi dậy như tập đoàn tài chính mới và nông dân, thể chế chính trị hiện hành của Thái Lan lại không có cơ chế và khả năng tiến hành phối hợp giữa họ với các lực lượng truyền thống. Nói cách khác, thể chế chính trị dân chủ hiện nay của Thái Lan thiếu sự đảm bảo chế độ mạnh mẽ ở phương diện phối hợp đòi hỏi lợi ích và chủ trương chính trị của các Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 19 phe phái, lực lượng phối hợp duy nhất có thể dựa vào chính là quyền uy của Nhà Vua. Do đó, trong tình hình mong muốn lợi ích đối lập nhau về căn bản, giữa nhà cầm quyền và phe đối lập là một “trò chơi được mất ngang nhau” hoàn toàn, không thể tiến hành hiệp thương, càng không thể thỏa hiệp và nhượng bộ lẫn nhau thông qua kênh thể chế chính trị dân chủ. Phương thức duy nhất để họ thực hiện mong muốn chỉ là các biện pháp ngoài thể chế như biểu tình trên đường phố hoặc đảo chính quân sự. Những rối ren chính trị theo chu kỳ ở Thái Lan những năm gần đây là giai đoạn buộc phải trải qua trong quá trình hiện đại hóa chính trị ở nước này. Tuy nhiên, tổn thất chính trị và kinh tế do tình trạng rối ren mang lại quá lớn, khiến Thái Lan sẽ để lỡ cơ hội tốt phát triển nhanh.  Các tác động của khủng hoảng chính trị đến nền kinh tế Thái Lan: Hiện tại vẫn chưa có thống kê chính xác nào thể hiện được sự tác động đến nên kinh tế thái lan, tuy nhiên nếu khủng hoảng kéo dài và không giải quyết dứt điểm, nên kinh tế Thái Lan sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng. Trong năm 2013, GDP của Thái Lan chỉ tăng trưởng 2.9%, so với năm 2012 là 6.5% , và dự báo cho năm 2014 là 3 – 4%, kh i mà kể từ năm 2001 tốc độ tăng trưởng của Thái Lan thường rơi vào ở mức 4.5% - 6.5%. Thị trường chứng khoán Thái Lan đã giảm 10% từ tháng 11/2013 đến nay, đồng bath cũng mất 4.9% giá trị trong vòng 2 tháng và rơi vào mức thấp nhất trong 3 năm trở lại, và các công ty cũng đã cắt giảm nhiều chương trình quảng cáo để thu hút khách hàng trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tiếp tục leo thang. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài mà chủ yếu sang Mỹ theo xu hướng chung càng được thể hiện rõ nét hơn, hiện chư có thông kê cụ thể nhưng đã có một số tuyên bố của các công ty nước ngoài về việc xem xét đầu tư vào Thái Lan như Toyota đã xem lại khoản đầu tư 600 triệu USD của mình, bên cạnh đó Cơ quan du lịch nước này dự báo du khách đến Thái Lan sẽ giảm 7.3% trong quý I sẽ giảm so với cùng kỳ năm ngoái (Ngành du lịch nước này đóng góp 5% trong tổng GDP mỗi năm của Thái Lan). Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 20  Quan điểm về vấn đề khủng hoảng chính trị của Thái Lan. Nền chính trị Thái Lan Là một nền chính Quân chủ Lập hiến, kể từ năm 1932 Thái Lan đã trải qua hơn 20 lần đảo chính, chính bởi số lần đảo chính nhiều như vậy, có thể nói trong Thái Lan đã hình thành nên nét “văn hóa đảo chính”, dùng để giải quyết và phân xử các vấn đề quốc gia, Nhà Vua hiện nay của Thái Lan là vị vua tại vị lâu nhất trên thế giới qua quá trình trị vị của mình đã tích lũy được một vị thế quyền lực nhất định, ông có ảnh hưởng rất lớn đến Quân đội Thái Lan. Đã dẫn đến Việc giải quyết các xung đợt bằng cách năm ngoài hiến pháp tại Thái Lan trở thành Bình thường. Hiện nay, nhà vua đã trở và yêu đi, không có thể gây ảnh hưởng lớn như trước đây, nên khó có thể đứng ra giải quyết được các vấn đề quốc gia, trong khi mâu thuẩn giữa hai phe phái hiện nay xuất phát từ quyền lợi, một bên bắt nguồn từ bảo vệ các quyền lợi trước giờ của mình, và một bên giành lại quyền lợi của mình, nếu mâu thuẩn tiếp tục kéo dài thì một cuộc nội chiến có lẽ là cần thiết để có thể lập lại trật tự là cần thiết, Đưa quân đội về dưới quyền của kiểm soát của chính phủ, tạm thời xây dựng chế độ chuyên chế, loại bỏ thành phần chống đối, sau đó mới quay trở về lại dân chủ. b. Rủi ro kinh tế - tài chính:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Trong năm 2011, do ảnh hưởng tiêu cực vì bị luc lụt kéo dài và những bất ốn chính trị đã làm tốc độ tăng trưởng của Thái Lan xuống rất thấp. Chính phủ Thái Lan quyết định tăng 35 % mức lương tối thiểu và cắt giảm thuế cho đối với người lần đầu tiên xe và mua nhà - nhằm kích thích tiêu dùng hộ gia đình để giảm sự phụ thuộc của nước này vào nhu cầu bên ngoài . Những biện pháp này dẫn đến sự gia tăng lớn trong chi tiêu hộ gia đình và phần nào thúc đẩy kinh tế. Năm 2012, Thái Lan đánh dấu sự phục hồi kinh tế, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao là 6,4%. Tuy nhiên, tác động của chính sách này đang mờ dần, sự gia tăng tiêu dùng trong hộ gia đình tăng chậm lại. Thêm vào đó, bất ổn chính trị ngày càng căng thẳng, làn sóng biểu tình rầm rộ chống Chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra ở Thái Lan đang lan rộng đã đẩy kinh tế nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng chính trị, gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế. Hỗn loạn chính trị kéo dài sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của Thái Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 21 Lan trong năm 2013 xuống dưới mức 3%. Các chuyên gia kinh tê dự đoán, trong năm 2014 tăng trưởng kinh tế của Thái lan sẽ ổn định ở mức 3%. Bên cạnh đó, nhu cầu của các nước trên thế giới đang dần co lại và đặc biệt là từ sự suy giảm của Trung Quốc có tác động xấu đến nến kinh tế Thái Lan. Khi xuất khẩu nước này chiếm tới 60% GDP và Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất (chiếm hơn 10% kim ngạch xuất khẩu). Ngoài ra, nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng, mà có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước chuyển hoạt động của họ sang những nước có nhân công dồi dào hơn như Myanmar. Nguyên liệu thô ( dầu cọ, gạo, cao su và mía đường) sẽ tiếp tục bị giảm giá. Thêm vào đó, Ngành du lịch Thái Lan đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ những bất ổn chính trị. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008, ngành du lịch Thái Lan với chiến dịch khám phá Thái Lan đã thu hút gần 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế đem lại cho Thái Lan 17 tỷ USD, góp phần đưa đất nước này ra khỏi khủng hoảng. Nhưng trong thời gian gần đây, bất ổn chính trị làm cho lượng khách du lịch đến Thái Lan giảm rõ rệt. Trong năm 2013 Thái Lan dự kiến chỉ đón được khoảng 26 triệu lượt du khách, thấp hơn mục tiêu 28 triệu lượt. Doanh thu dự kiến cũng chỉ đạt khoảng từ 1.150 tỷ baht đến 1.170 tỷ baht, thấp hơn mức mục tiêu 1.300 tỷ baht. Thâm hụt ngân sách của Thái Lan đã được cải thiện đôi chút trong năm 2013 và dự kiến sẽ vẫn ổn định trong năm 2014. Mặc dù một số biện pháp kích thích kinh tế đang sắp kết thúc, chi tiêu công sẽ tiếp tục hỗ trợ một số hoạt động : đầu tư cơ sở hạ tầng , tăng lương, chương trình hỗ trợ gạo… Nợ công dự kiến sẽ vẫn ổn định và rủi ro từ nó vẫn đang được kiềm chế. Theo số liệu thống kê, cán cân vãng lai của Thái Lan trong năm 2013 và 2014 giảm sút, do xuất khẩu chậm chạm. Tuy nhiên , đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Chính phủ Thái Lan vẫn còn những chính sách ủng hộ cho các ngành công nghiệp ô tô và điện tử. Các dòng vốn vào và ra ổn định, nên đáp ứng được nhu cầu tài chính của mình. Tuy nhiên, Thái Lan cũng như các nên kinh tế mới nổi khác đang bị ảnh hưởng bởi quyết định co hẹp dần lại gói nới lỏng định lượng của Mỹ (QE3). Điều Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 22 này làmBaht giảm so với đồng đô la 11% từ cuối tháng 4/2013 và đầu thán 09/2013. Nó làm tăng chi phí giao dịch ngoại tệ và tác động tiêu cực đến xuất khẩu của nước này.  Chính sách lạm phát mục tiêu: Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đã áp dụng rất thành công chính sách LPMT. Sau thế chiến thứ hai, Thái Lan áp dụng chính sách cố định tỷ giá nhưng không mang lại hiệu quả mà còn gây ra những bất ổn về tài chính cho đất nước này do dẫn đến tình trạng đầu cơ tiền tệ và di chuyển vốn tự do. Để giải quyết tình trạng này, NHTW Thái Lan đã quyết định thả nổi đồng Bath và thử nghiệm khuôn khổ đặt mục tiêu tiền tệ trong một thời gian ngắn bằng cách duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức cao nhằm ngăn chặn sự biến động quá mức của lãi suất và đảm bảo tổng cung tiền tệ trong nền kinh tế nhằm ổn định giá cả và tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, chính sách này phải dựa vào quan hệ giữa cung tiền và nền kinh tế, trong khi đây là điều khó dự báo. Vì vậy, kể từ tháng 5/2000, Thái Lan chính thức áp dụng chính sách LPMT thay cho chính sách đặt mục tiêu tiền tệ đã không còn phù hợp trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Các lý do chính khiến NHTW Thái Lan lựa chọn áp dụng chính sách LPMT gồm: (1) Sự ổn định giá cả là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, khuyến khích tăng trưởng dài hạn; (2) Đảm bảo sự nhất quán với cơ chế tỷ giá linh hoạt; (3) LPMT khuyến khích một quy trình hoạt động minh bạch, có hệ thống của NHTW, đồng thời, nâng cao uy tín và độ tin cậy cho chính sách; (4) Khắc phục những nhược điểm của các hệ thống đã áp dụng trước đó. Với chính sách này, định kỳ hàng năm, NHTW Thái Lan đưa ra mức LPMT cụ thể và công bố ra công chúng. Lãi suất chính sách được coi là công cụ hàng đầu trong việc điều hành CSTT của NHTW Thái Lan và luôn được công bố rõ ràng với vai trò là tín hiệu của chính sách và công cụ định hướng thị trường. Theo cơ chế này, nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu quan trọng nhất của CSTT là ổn định giá cả, tức là kiềm chế lạm phát ở mức thấp và ổn định, việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu, không phải là nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm của NHTW Thái Lan. Các nội dung này được quy định rõ trong Luật NHTW Thái Lan. Chính sách lạm phát mục tiêu của NHTW Thái Lan từ khi áp dụng đến nay được thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau: Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 23 Về mức lạm phát mục tiêu: Từ năm 2000 đến năm 2008, LPMT mà NHTW Thái Lan đề ra là tốc độ tăng trưởng bình quân theo quý của lạm phát cơ bản phải được giữ trong khoảng từ 0 - 3,5%. Tuy nhiên, kể từ nă m 2009, NHTW Thái Lan đã điều chỉnh mục tiêu này ở mức 0,5 - 3% nhằm tránh nguy cơ giảm phát và thu hẹp khoảng dao động của mục tiêu. Trong đó, NHTW Thái Lan xây dựng dự báo lạm phát theo hai cách tiếp cận: Một là, Dự báo dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian để tiên lượng những biến động ngắn hạn trên cơ sở hàng tháng; Hai là, Mô hình dự báo lạm phát theo Quý gắn kết dự báo lạm phát với điều kiện kinh tế vĩ mô chung. Về chỉ số giá mục tiêu: NHTW Thái Lan sử dụng lạm phát cơ bản là chỉ số giá mục tiêu do việc sử dụng chỉ số này đem lại sự linh hoạt lớn hơn trong điều hành chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản ít biến động hơn, điều này có nghĩa là phản ứng của CSTT có thể ổn định hơn, nhờ đó môi trường lãi suất sẽ ít biến động hơn. Về công cụ chính sách: Công cụ chính sách mà NHTW Thái Lan sử dụng để điều tiết lạm phát, ổn định giá cả là lãi suất repo 1 ngày (khởi đầu là lãi suất repo 14 ngày) còn gọi là lãi suất chính sách. Lãi suất chính sách được sử dụng nhằm đưa ra một tín hiệu chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch, đồng thời cung cấp khuôn khổ cho một cơ chế truyền dẫn hiệu quả hơn. Sau khi ra quyết định lãi suất chính sách, trong cùng ngày, NHTW Thái Lan sẽ dùng các nghiệp vụ thị trường mở để đưa lãi suất chính sách về mức mong muốn, duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ ở mức nhất quán với lãi suất chính sách. Về cơ chế truyền dẫn và độ trễ của CSTT: Sự thay đổi về lãi suất chính sách hoặc lượng tiền cung ứng sẽ ảnh hưởng đến 5 kênh truyền dẫn: Lãi suất thị trường, tín dụng ngân hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng; từ đó làm thay đổi tổng cầu trong và ngoài nước đối với hàng hoá và dịch vụ của Thái Lan, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả trong nước và từ đó tác động đến lạm phát. Theo ước tính của NHTW Thái Lan, CSTT phải mất từ 4-8 quý mới phát huy tác dụng đầy đủ đối với nền kinh tế, vì vậy, việc hoạch định CSTT cần phải có khả năng đi trước, đón đầu, dự báo cao về triển vọng của nền kinh tế và thị trường tài chính, tiền tệ trong thời gian tới. Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 24 Sau 10 nă m áp dụng và thường xuyên hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế, chính sách LPMT của Thái Lan đã chứng tỏ được rằng đây là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho nền kinh tế đạt được sản lượng cao, sự tăng trưởng bền vững, tính cạnh tranh xuất khẩu và một NHTW minh bạch. Điều này đã được chứng minh qua khả năng kháng chịu của nền kinh tế Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008- 2009. Kinh nghiệm áp dụng khuôn khổ LPMT của Thái Lan cho thấy để áp dụng thành công khuôn khổ LPMT trong điều hành CSTT cần xây dựng được hệ thống các điều kiện có tính chất quyết định.  Chính sách quản lý ngoại hối: Trong những tháng gần đây, vốn nước ngoài có xu hướng rời khỏi Thái Lan, chủ yếu là do việc thị trường Mỹ đã trở nên hấp dẫn hơn. Căng thẳng chính trị tại Thái Lan đã góp phần thúc đẩy thêm xu hướng đó. Hiện tượng các nguồn vốn nước ngoài chạy khỏi Thái Lan đã khiến cho giá trị đồng baht giảm đi đáng kể so với đồng USD hay đồng Euro. Thế nhưng sự giảm giá đó lại là một tin khá tốt cho các nhà xuất khẩu Thái Lan, vì nhờ vậy mà hàng Thái Lan trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Đây là điều tốt bởi vì xuất khẩu chiếm hơn 60% GDP của Thái Lan. Hiện tượng vốn nước ngoài tháo chạy không nhất thiết là một điều xấu cho nền kinh tế Thái Lan, nhưng nó làm cho giá cả hàng tiêu dùng trong nước tăng lên, cũng như giá điện và nhiên liệu. Các nhà kinh tế học cho rằng sự tăng trưởng trong tương lai của vương quốc này tùy thuộc vào việc thông qua những cải cách trong lĩnh vực chính trị, nhưng cả đảng đương quyền lẫn phe đối lập chắc sẽ không thực thi những thay đổi đó. Trên thực tế, Thái Lan đã phát triển khá tốt về kinh tế trong những thập niên qua phần lớn là nhờ vào các chính sách tự do thương mại và những hoạt động đầu tư của nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động giá rẻ của nước này để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. - Chính sách kết hối: Mọi nguồn thu ngoại tệ (kể cả nguồn thu từ các GD vốn) của người cư trú đều phải chuyển ngay về nước và bán cho NHTM hoặc gửi vào TK. Chủ TK được giữ lại số ngoại tệ phải thanh toán trong vòng 3 tháng (có chứng từ chứng minh), phần vượt trội phải kết hối trong vòng 7 ngày. Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 25 - Quản lý việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ Đối với người cư trú Thái Lan được mở tài khoản ngoại tệ và gửi vào đó số tiền (có nguồn gốc nước ngoài hoặc từ vay ngoại tệ, không được mua ngoại tệ gửi và mở tài khoản) với số dư không vượt quá nhu cầu thanh toán trong 3 tháng. Số dư cuối ngày được phép duy trì trên tài khoản là 5 triệu USD đối với tổ chức và 500.000 USD đối với cá nhân. Được gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản nhưng không vượt quá 2.000 USD/ngày; không được rút ngoại tệ tiền mặt (trừ trường hợp được phép mang đi nước ngoài). Còn đối với người không cư trú, không có hạn chế đặc biệt đối với tài khoản ngoại tệ. Tài khoản đồng Baht của người không cư trú được phép thu từ bán ngoại tệ có nguồn gố từ nước ngoài hoặc trên tài khoản ngoại tệ. Số dư trên tài khoản đồng Baht được phép tự do chuyển đổi ra ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài. Số dư trên chỉ được phép duy trì đến mức 50 triệu Bdht. 3. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Thái Lan: Theo lịch sử xếp hạng một số quốc gi Châu Á trong thời gian từ 12/1998 – 01/2013, thì các quốc gia tạm chia thành 3 nhóm:  Nhóm trên cùng: Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc là 5 quốc gia được đánh giá tín nhiệm cao nhất từ ( A đến AAA)...  Top giữa là các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Indonesia, Thái Lan,Ấn Độ, Philipin: Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 26  Nhóm cuối VN, Sri Lanka, pakistan...xếp hạng chạy từ B đến BBB. Qua biểu đồ trên có thể thấy xếp hạng của Thái Lan từ năm 2004 đến nay mặc dù chịu đựng khủng hoảng kinh tế và chính trị nhưng xếp hạng của quốc gia này biến động không nhiều. Hiện nay nhìn chung 3 tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới đều đánh giá Thái Lan được đánh giá có chất lượng tín dụng tốt hoặc vừa phải S&P (BBB+), Moody’s (Baa1) và Fitch (BBB). Kết quả xếp hạng của Thái Lan đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Singapore và Malaysia. Trong những tháng đầu năm 2014, cũng đã đưa ra đánh giá cụ thể như sau: + Fitch đưa ra cảnh báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan có dấu hiệu suy giảm. Thậm chí Fitch cho nền kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng còn tệ hơn đã diễn ra năm 2011 khi Thái Lan rơi vào khủng hoảng kép. Nguyên nhân đưa ra là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch sụt giảm mà nguyên nhân chính là do cuộc khủng hoảng chính trị ở trong nước liên tục kéo dài gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. + Moody’s vẫn đánh giá mức tín nhiệm của Thái Lan đủ mạnh để trụ vững trước cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay với dự kiến cuộc khủng hoảng chính trị sẽ không tiếp tục lan rộng và sẽ ổn định trở lại trong quý II.2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo năm 2014 là 4,3%. Điều này cũng có lý do sau:  Cấu trúc nợ chính phủ thích hợp.  Sự cẩn trọng trong chính sách tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như quản lý tài khóa.  Triển vọng tăng trưởng hợp lý. + S&P: vẫn đánh giá Thái Lan ở mức ổn định Baa1 dự kiến sẽ không thay đổi trong vòng 2 năm tới, cho thấy bất ổn chính trị không làm ảnh hưởng đến sức mạnh kinh tế. Tổ chức này cho rằng các áp lực chính trị được dựng lên vài năm trở lại đây đã đặt ra yêu cầu thay đổi chính trị ở Thái Lan rất phức tạp và khó để giải quyết, do đó sự bất ổn sẽ còn tiếp tục. Cho đến nay cuộc khủng hoảng cho thấy ít ảnh hưởng đến kinh tế Thái Lan. Ngoại trừ năm 2008 khi những người biểu tình đóng cửa sân bay Bangkok trong Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 27 thời gian 1 tuần. Tốc độ tăng trưởng GPD thực của Thái Lan bình quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt 3,7%, mặc cho Khủng hoảng tài chính toàn cầu và lũ lụt năm 2011. Tuy vậy, S&P cũng cảnh báo sẽ xem xét lại đánh giá của mình để đưa ra cảnh báo tiêu cực hoặc hạ bậc tín trong trường hợp bất ổn chính trị lan rộng và kéo dài. Chương III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO QUỐC GIA THÁI LAN 1. Nhóm đề xuất cho rủi ro tài chính a. Chính sách tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tiền tệ, lãi suất,ngoại thương,…đồng thời phải có sự hội nhập thị trường quốc tế. Việc điều hành tỷ giá phải xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế. Điều này có nghĩa tại một thời điểm, việc xác định yếu tố kinh tế nào là quan trọng, cần được hỗ trợ và chấp nhận hy sinh các yếu tố khác kém quan trọng hơn có tính tất yếu. Ví dụ, quyết định tăng giá đồng nội tệ để đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài đến hạn của hàng loạt các DN và chấp nhận sự suy giảm tạm thời trong hoạt động xuất khẩu là cần thiết nếu sự suy giảm xuất khẩu gây ít khó khăn cho nền kinh tế hơn việc không rả được nợ của DN. Không ngừng nâng cao uy tín của đồng Bath trên cơ sở ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự tương đồng hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại, hướng dần tới đồng Bath có khả năng chuyển đổi. Trên phương diện lý thuyết và thực tiễn, sự mất uy tín của đồng nội tệ ở bất kỳ quốc gia nào bao giờ cũng là nguyên nhân gây ra biến động kinh tế tài chính và để lại nhiều hậu quả tiêu cực khôn lường. Một đồng tiền mất uy tín tất yếu làm thương tổn đến tích lũy, đầu tư, giảm hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng nguy cơ lạm phát, chi phí huy động vốn cao; nếu trầm trọng có thể bị tước bỏ chức năng, bị đẩy ra khỏi hệ thống lưu thông thanh toán, tạo điều kiện cho hội chứng “đôla hóa”. Do vậy nâng cao uy tín đồng nội tệ cũng là mục tiêu của chiến lược vốn, chiến lược tăng trưởng nhanh và bền vững. b. Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt Các điều chỉnh chính sách tài khóa là một yếu tố then chốt trong chương trình ổn Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 28 định và cải cách kinh tế theo định hướng thị trường mà nhiều nước đang phát triển thực hiện.Quan điểm chính sách tài khóa thắt chặt để xem như là một chính sách nhằm ứng phó với các dòng vốn vào và cũng là một sự liên tục của quá trình cải cách kinh tế nước ta. Với bất kỳ lý do gì, một quan điểm chính sách tài khóa thắt chặt hơn trong suốt thời kỳ dòng vốn chảy vào cũng giúp làm giảm được áp lực tổng cầu. Ở hầu hết các nước đang phát triển, cân đối chính sách tài khóa hằng năm của Chính phủ được tính như là một tỷ lệ % của GDP, đã được cải thiện tương đối so với giá trị bình quân trong thời kỳ trước khi dòng vốn chảy vào. Điều này cho thấy, quan điểm về chính sách tài khóa thắt chặt chẳng những là một biện pháp đương nhiên trong quá trình cải cách nền kinh tế , và còn là tiền đề cần thiết cho quá trình tiếp nhận các dòng vốn quốc tế, tránh nguy cơ phát triển quá nóng sau này. c. Quản lý nợ vay nước ngoài : Việc vay nợ nước ngoài là bình thường đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên,cần phải có các cơ chế quản lý sử dụng và hoàn trả hiệu quả thì nợ vay nước ngoài mới không chính là tác nhân tạo ra rủi ro quốc gia, trở thành một trở ngại cho tăng trưởng kinh tế. Đánh giá lựa chọn các phương thức vay nợ nước ngoài sao cho vừa thỏa mãn được nhu cầu vay nợ vừa có mức lãi suất không quá cao. Đồng thời, cần có biện pháp cấp bách để hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế trên một cách nghiêm túc và hiệu quả. d. Sử dụng vốn vay nước ngoài hiệu quả Thực hiện đa dạng hóa và khai thác triệt để các nguồn vốn vay nước ngoài. Coi trọng vốn vay dài hạn dưới hình thức ưu đãi của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, hạn chế vay thương mại lãi suất cao, thời hạn ngắn. Cần thiết thực hiện đầy đủ chu trình vay nợ theo từng bước. Đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Khẩn trương hoàn thiện quy hoạch chi tiết của các ngành, địa phương; các quy hoạch này phải được cụ thể hóa như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành,…Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất lớn đến định hướng đầu tư của chủ đầu tư. Bởi lẽ, nó cho biết định hướng ưu Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 29 tiên phát triển của Nhà nước, cho biết vùng nào ưu tiên phát triển ngành gì, đầu tư ở đâu, quy mô thị trường như thế nào…Từ đó, các chủ đầu tư có hướng lựa chọn trước khi ra quyết định đầu tư một cách thích hợp nhất. Nhưng hiện nay, ở nước ta, khâu này thực hiện còn yếu kém, chưa đạt hiệu quả. Yêu cầu cơ bản của quy hoạch là cần phải đi trước một bước, phải minh bạch rõ ràng và được công bố công khai, rộng rãi để các nhà đầu tư có thể tiếp cận, hiểu một cách dễ dàng nhất; trên cơ sở đó, vận dụng và thực thi chiến lược đầu tư và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả nhất, phù hợp với định hướng phát triển của Nhà nước. Thận trọng xem xét khả năng trả nợ nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành trái phiếu quốc tế. 2. Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế Thực hiện chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Để có thể giúp cho kinh tế tăng trưởng ổn định, giúp duy trì rủi ro quốc gia, thì cần phải có những chiến lược mang tính dài hạn và những biện pháp đối phó cần thiết cho những biến động ngắn hạn. Có như vậy, các chính sách ban hành mới đồng bộ, nhất quán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. 3. Nhóm đề xuất cho rủi ro chính trị Giữ vững sự ổn định chính trị – xã hội Tình hình chính trị ngày một leo thang tại Thái Lan hiện nay đang là tâm điểm của thế giới. Kể từ khi ông Thaksin shinawatra b ị lật đổ trong một cuộc đảo chính 2006, đất nước Thái Lan đã rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng cho đến nay. Tiếp tục cải cách nền hành chính quốc gia Điều cần thiết nhất trong giai đoạn hiện nay là bộ máy hành chính phải theo kịp những thay đổi của nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng thông thoáng, hấp dẫn, đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài chính doanh nghiệp hiện đại, PGS.TS. Trần Ngọc Thơ chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, 2005. 2. Tài chính quốc tê, PGS.TS. Trần Ngọc Thơ và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định chủ biên, Nhà xuất bản Thống kê, 2005. 3. 4. https://www.moodys.com/research/Moodys-affirms-Thailand-at-Baa1-with-stable- outlook--PR_293284 5. 6. O5701030010008 7. warning-over-rating 8. trong-1-thap-ky-.html

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_word_nhqt_3256.pdf