Đề tài Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - Diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm, dự báo xu hướng trong năm 2009

Bức tranh xuất khẩu 2009 đƣợc dự báo là sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Suy thoái kinh tế thế giới đang ảnh hƣởng mạnh tới thƣơng mại thế giới và các nƣớc phụ thuộc xuất khẩu. Giá dầu khó tăng cao trong ngắn hạn do dự báo về sự phục hồi sản xuất và công nghiệp tiêu thụ dầu thô khó khôi phục nhanh. Các mặt hàng công nghiệp nhƣ dệt may, giày dép cũng gặp nhiều khó khăn do những rào cản khác nhau khi thị trƣờng suy thoái. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những dấu hiệu khả quan với xu thế tăng giá các mặt hàng thiết yếu vào cuối năm 2009, cùng với đó là mức độ chiếm lĩnh thị trƣờng ngày càng đƣợc cải thiện. Dự báo xuất khẩu sẽ giảm mạnh trong Quý I, sang Quý II, bắt đầu hồi phục trở lại vào Quý III, tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu trong năm sau nếu khả quan có thể đạt mức 10%

pdf114 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 - Diễn biến thị trường và nguyên nhân của sự sụt giảm, dự báo xu hướng trong năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách tiền tệ một cách chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, điều hành chính sách tài khóa theo hƣớng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. - Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trƣởng kinh tế bằng cách khuyến khích các nhà đầu tƣ, đầu tƣ vào các lĩnh vực xuất khẩu, các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh nhƣ nông sản nhiệt đới, nhất là lƣơng thực và thực phẩm, vì đây là mặt hàng có xu hƣớng tăng giá mang tính toàn cầu trong thời gian từ 10 đến 20 năm nữa; tiếp tục giữ vững giá trị và tăng cƣờng uy tín của đồng nội tệ trên thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế; giảm thiểu sự tác động của các đồng tiền mạnh trên thế giới nhƣ: USD, EURO… - NHNN công bố và thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các NHTM để đảm bảo khả năng thanh toán, xem xét việc tăng dự trữ bắt buộc. Đồng thời tiếp tục áp dụng biện pháp mua tín phiếu NHNN bắt buộc đã công bố, đảm bảo phù hợp với tình hình diễn biến tiền tệ và khả năng chịu đựng của các tổ chức tín dụng. NHNN cần thực hiện chính sách lãi suất thực dƣơng theo cơ chế thị trƣờng, điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trƣờng mở, dự trữ bắt buộc, lãi suất triết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản, bảo đảm quan hệ hợp lý giữa các loại lãi suất trái phiếu, tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng. - Các ngân hàng cần tiếp tục thực hiện mua ngoại tệ cho các nhà đầu tƣ, tính toán xem xét thứ tự ƣu tiên việc mua ngoại tệ cho các đối tƣợng. Nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu Chính phủ trong nƣớc bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ để hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, hút bớt tiền nhàn rỗi về, giảm áp lực lạm phát và tăng dự trữ quốc gia hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ nói riêng và các loại ngoại tệ nói chung theo hƣớng căn cứ vào cung cầu trên thị trƣờng. - Về phát triển thị trƣờng trái phiếu, trong năm 2009 mục tiêu của Chính phủ sẽ huy động 36.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nhằm ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi quan trọng, thực hiện kiên cố hóa trƣờng lớp học và các công trình y tế thiết yếu. Hiện Chính phủ đang tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện cơ chế phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Doanh nghiệp; tăng cƣờng phát 84 hành trái phiếu theo lô lớn; bảo đảm khả năng thanh khoản của trái phiếu thông qua chính sách chiết khấu, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trƣờng mở, cầm cố trái phiếu; đa dạng hóa hình thức trái phiếu và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các Doanh nghiệp huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Luật Chứng khoán cũng sẽ đƣợc sửa đổi bổ sung các văn bản hƣớng dẫn thi hành và một số nghị định về kinh doanh chứng khoán và xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế và đảm bảo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Năm 2009, kinh tế và TTCK Việt Nam còn có nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán và tình hình sản xuất - kinh doanh của Doanh nghiệp. Lạm phát không phải là vấn đề lớn trong năm 2009. Chính phủ đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề ra các giải pháp cơ bản để ổn định tình hình vĩ mô. So với các nƣớc, bên cạnh khó khăn, chúng ta cũng có thuận lợi nhƣ tình hình chính trị - xã hội ổn định, tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế còn rất lớn, TTCK đã trải qua các bƣớc điều chỉnh lớn trong năm 2008 và là thị trƣờng trẻ nên sẽ còn có cơ hội phát triển trong trung và dài hạn. 1.2. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý thị trường 1.2.1. Giải pháp trong ngắn hạn - Về ngắn hạn, UBCKNN đã xây dựng đề án đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài và đề xuất các giải pháp ứng xử phù hợp, để làm sao vẫn huy động đƣợc luồng vốn FII mà không gây ảnh hƣởng đến thị trƣờng, ảnh hƣởng đến kinh tế vĩ mô. Uỷ ban cũng đã trình cấp quản lý đề án chống khủng hoảng, xây dựng quy chế hƣớng dẫn đầu tƣ nƣớc ngoài, quy chế văn phòng đại diện nƣớc ngoài… Xem xét các giải pháp cho phép nhà đầu tƣ mở nhiều tài khoản, cùng mua cùng bán chứng khoán một phiên... - Việc đƣa thêm các công ty lớn niêm yết và chào bán cổ phần ra công chúng trong năm 2008 đúng là bị giảm sút, tác động đến mục tiêu đa dạng hóa và tăng cƣờng niêm yết cổ phiếu có chất lƣợng. Năm 2009 đƣợc dự báo sẽ còn tiếp tục khó khăn. Nhƣng nếu không tiếp tục cổ phần hóa thì không đẩy mạnh đƣợc quá trình cải cách, đổi mới Doanh nghiệp cũng nhƣ không đƣa đƣợc hàng hóa có chất 85 lƣợng cho thị trƣờng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, các nƣớc đều đẩy mạnh cải cách. Vì vậy cần phải kiên trì mục tiêu này. - UBCKNN đã đề ra 6 giải pháp cơ bản để ổn định và phát triển TTCK trong năm 2009, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để đảm bảo chƣơng trình cải cách, đổi mới Doanh nghiệp, tạo hàng chất lƣợng cao cho TTCK và thu hút vốn đầu tƣ. Cần chuyển sang áp dụng theo phƣơng thức thoả thuận cho đối tác chiến lƣợc, hoặc đấu giá giữa các đối tác chiến lƣợc, đồng thời giảm tỷ lệ bán ra bên ngoài. Một mặt chuyển đổi đƣợc hình thức sở hữu, từ đó góp phần cải thiện quản trị công ty, mặt khác không gây thiệt hại cho Nhà nƣớc, đồng thời thu hút đƣợc đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Thứ hai, nâng cao khả năng tài chính cho các ngân hàng và tăng thêm luồng vốn ngoại tệ thông qua việc cho phép ngân hàng bán cổ phần cho ngân hàng nƣớc ngoài với tỷ lệ dƣới 5% không phải xin phép NHNN, đồng thời nâng tỷ lệ sở hữu nƣớc ngoài trong các ngân hàng lên 35% để tăng tính hấp dẫn khi luồng vốn đầu tƣ đang giảm sút. Thứ ba, về chính sách thuế thu nhập đối với hoạt động đầu tƣ trên TTCK, tiếp tục kiến nghị lên Quốc Hội giãn thêm thời gian (khoảng 1 - 2 năm) áp dụng cho Thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tƣ trên TTCK (bao gồm thuế đánh vào doanh thu, cổ tức và trái tức) đến khi thị trƣờng ổn định, không nên đánh thuế đối với cổ phiếu thƣởng cho cổ đông vì đó là vấn đề tái đầu tƣ. Thứ tƣ, nghiên cứu phƣơng án thành lập quỹ bình ổn TTCK với sự tham gia góp vốn của Nhà nƣớc, các tổ chức tài chính trong và ngoài nƣớc. Quỹ đầu tƣ theo chỉ số (lựa chọn một số công ty có thị phần lớn), triển khai mua vào khi thị trƣờng thấp và giá cổ phiếu hấp dẫn, kết hợp với hành động mua vào của các tổ chức lớn. Sự can thiệp của quỹ khi đó sẽ tạo ra sự phục hồi bền vững hơn cho TTCK. Khi TTCK đã hồi phục thì bán ra thanh lý quỹ hoặc Nhà nƣớc chuyển nhƣợng lại cổ phần cho khu vực tƣ nhân. Thứ năm, trình Chính Phủ ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định 238/2005/ QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào TTCK. Trong đó thống nhất áp dụng tỷ lệ 49% với cả chứng khoán niêm yết và công ty đại chúng. Trƣờng hợp có phân loại ngành nghề thì mức sở hữu có thể cao hơn tuỳ theo ngành nghề. 86 Thứ sáu, tăng cƣờng vai trò của các Hiệp hội trong một số nhiệm vụ. - UBCKNN cũng chú ý tập trung nâng cao chất lƣợng công bố thông tin để đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tƣ. Trƣớc mắt là hoàn thiện việc sửa đổi Thông tƣ 38 về công bố thông tin, đƣa vào thực hiện việc soát xét kiểm toán quý dựa trên cơ sở Tiêu chuẩn kiểm toán 910. Thông qua soát xét quý và công bố ngay ra thị trƣờng sẽ góp phần giúp tình hình tài chính Doanh nghiệp minh bạch hơn, đồng bộ hơn so với việc để dồn kiểm toán đến cuối năm. Năm nay Doanh nghiệp niêm yết đƣợc khuyến nghị ký hợp đồng kiểm toán từ đầu năm. Việc Doanh nghiệp chọn kiểm toán sớm nhƣ vậy giúp UBCKNN có thể phối hợp với công ty kiểm toán và Hội nghề nghiệp để góp phần tạo ra hệ thống báo cáo tốt ngay từ đầu. Bên cạnh đó cũng sẽ tập trung vào công tác tuyên truyền thông tin minh bạch, phối hợp hoạt động tuyên truyền với Doanh nghiệp niêm yết, CTCK nhằm có thông tin ra công chúng đầy đủ, chuẩn xác. Ngoài ra, UBCKNN cũng sẽ tăng cƣờng thanh tra giám sát, xử phạt nặng hơn những hành vi vi phạm công bố thông tin, giao dịch chứng khoán để hạn chế vi phạm trên thị trƣờng. 1.2.2. Giải pháp dài hạn Trong bối cảnh khó khăn của năm qua, UBCKNN vẫn chủ trƣơng tiếp tục các giải pháp dài hạn để hoàn thiện thị trƣờng, tiếp tục hoàn thiện về cơ sở pháp lý, hạ tầng, về cơ chế chính sách, hệ thống cấu trúc và vận hành thị trƣờng để có thể đón nhận những cơ hội trong trung và dài hạn. Về lâu dài, Uỷ ban này sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp cơ bản nhƣ xử lý cung cầu về vốn để đƣa lãi suất cho vay giảm dần, cải thiện hơn nữa tính thanh khoản kết hợp với xử lý nợ đọng cho vay chứng khoán và bất động sản tại các ngân hàng để tránh rủi ro, hoàn thiện khung pháp lý về TTCK thông qua việc sửa đổi bổ sung Nghị định 14/CP, Nghị định 36/CP và các văn bản hƣớng dẫn. Cùng với đó, hệ thông NHTM tiếp tục đƣợc củng cố, tăng cƣờng minh bạch hóa và công khai hóa hoạt động của Doanh nghiệp, đẩy mạnh việc tái cấu trúc, quy hoạch thị trƣờng giao dịch cổ phiếu niêm yết theo hƣớng tập trung, thống nhất, đồng thời tổ chức triển khai thị trƣờng giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chƣa niêm yết và xây dựng thị trƣờng trái phiếu Chính phủ chuyên biệt, tập trung tại TTGDCK Hà Nội. 87 Giải pháp dài hạn trọng tâm vẫn là công tác tái cấu trúc thị trƣờng, sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2009. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam Chúng ta sẽ đẩy mạnh tái cấu trúc thị trƣờng trên cơ sở triển khai thị trƣờng giao dịch chứng khoán chƣa niêm yết, thị trƣờng giao dịch trái phiếu chuyên biệt, từng bƣớc hoàn thiện các khu vực thị trƣờng niêm yết, thị trƣờng không tập trung, trái phiếu và khả năng kết nối với thị trƣờng khu vực; đồng thời nghiên cứu từng bƣớc đƣa vào sử dụng các sản phẩm mới, sản phẩm phái sinh nhằm giảm thiểu các rủi ro và đa dạng hoá các công cụ đầu tƣ. Hiện TTCK đã bƣớc sang giai đoạn cuối cùng của công tác đấu thầu lắp đặt hệ thống công nghệ mới. Từ công nghệ tốt, chúng ta có thể tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ, giám sát, nhất là khi ra đời các thị trƣờng trái phiếu, UPCoM10... Đầu Quý II/2009 sẽ triển khai thị trƣờng trái phiếu chuyên biệt. Về nguyên tắc, UBCKNN cố gắng không áp dụng giãn biên độ. Chỉ khi nào thị trƣờng không tự điều tiết đƣợc thì mới sử dụng đến biện pháp giãn biên độ. Ngày 08/02/2009 UBCKNN ký quyết định thực hiện chuyển sàn chứng khoán đối với một số cổ phiếu, động thái này cũng nằm trong lộ trình tái cấu trúc TTCK. Trong đó, việc chuyển sàn sẽ đƣợc thực hiện cả hai chiều. Theo đó: - Những Doanh nghiệp ở sàn HoSE có vốn điều lệ dƣới 80 tỉ đồng phải chuyển ra sàn HaSTC. Đồng thời, c¸c Doanh nghiÖp ®ang niªm yÕt t¹i HaSTC có vốn điều lệ từ 80 tỉ đồng trở lên cũng phải chuyển vào HoSE. Cụ thể, các Doanh nghiệp đang niêm yết tại HaSTC nếu đáp ứng đủ điều kiện là vốn điều lệ 80 tỉ đồng trở lên, kinh doanh hai năm có lãi liên tục thì phải công bố kế hoạch chuyển từ sàn HaSTC sang HoSE, bắt đầu thực hiện từ năm 2010. - Hiện tại sàn HoSE chỉ có 17 công ty có vốn dƣới 80 tỉ đồng nhƣng không đăng ký và cũng không có kế hoạch tăng vốn sẽ phải chuyển ra sàn HaSTC; có 39 công ty niêm yết khác cũng không đáp ứng điều kiện về vốn nhƣng đang có kế hoạch phát hành tăng vốn, nếu triển khai kế hoạch phát hành thành công, đảm bảo số vốn tối thiểu là 80 tỉ đồng kể từ tháng 08/2009, thì vẫn ở lại sàn HoSE. Nhà đầu tƣ không quá lo ngại về việc các Doanh nghiệp đồng loạt phát hành tăng vốn, gây 10 UPCoM: thị trƣờng đăng ký giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chƣa niêm yết, dự kiến sẽ triển khai vào tháng 06/2009. 88 ảnh hƣởng đối với nguồn cung của thị trƣờng. Vì không chỉ các công ty phải lên kế hoạch một cách thận trọng và có bƣớc đi cụ thể, bản thân HoSE cũng sẽ kiểm soát chặt vấn đề này. - Ngƣợc lại, hiện tại sàn HaSTC có hơn 30 công ty niêm yết có vốn từ 80 tỉ đồng trở lên, trong đó những công ty làm ăn có lãi hai năm liên tục đáp ứng điều kiện để có thể chuyển vào HoSE. Trong trƣờng hợp những công ty nằm trong danh sách này thấy có điều kiện và cơ hội chuyển vào sàn HoSE sớm hơn, họ cũng có thể đƣa ra lấy ý kiến cổ đông trong kỳ đại hội cổ đông sắp tới. - Đối với Doanh nghiệp niêm yết tại HaSTC, nếu không đủ điều kiện (vốn điều lệ dƣới 10 tỷ đồng) sẽ phải chuyển sang niêm yết tại thị trƣờng giao dịch chứng khoán của Công ty đại chúng chƣa niêm yết (UPCoM). Lãnh đạo UBCKNN cho biết: Khi thị trƣờng đƣợc tái cấu trúc, sẽ có những sàng lọc về tiêu chí và quy mô niêm yết tại hai sàn. Sau khi tái cấu trúc, sàn HoSE sẽ là thị trƣờng hàng hoá chất lƣợng hơn; ngƣợc lại, sàn HaSTC sẽ nhiều khả năng là sân chơi cho giới đầu cơ do tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tăng vốn để trụ lại HoSE hay chấp nhận chuyển sàn HaSTC sẽ tuỳ vào quyết định của mỗi Doanh nghiệp. Tái cấu trúc TTCK Việt Nam khi loại khỏi cuộc chơi những Doanh nghiệp thiếu năng lực, nhằm ổn định thị trƣờng này trong tƣơng lai là một việc làm cần thiết, vì thế các thành viên tham gia thị trƣờng cần nghiêm chỉnh chấp hành quyết định này, đồng thời hỗ trợ UBCKNN để việc chuyển sàn thành công, tránh gây xáo trộn thị trƣờng, tạo ra một TTCK với diện mạo mới, chuyên nghiệp hơn, đồng bộ hơn và đẳng cấp hơn với mục tiêu dài hạn là xây dựng một TTCK Việt Nam phát triển quy mô và bền vững. 2. Nhóm giải pháp vi mô 2.1. Đối với các công ty niêm yết Ở đây chỉ bàn đến một số giải pháp đối với các công ty, Doanh nghiệp niêm yết với tƣ cách là một thành viên tham gia vào TTCK, vấn đề giải pháp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp hay vấn đề huy động vốn trong thời gian tới sẽ không đề cập đến. Đây là những giải pháp trong dài hạn, vì vậy cần các Doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm chỉnh và cần có sự phối hợp đồng bộ của các Bộ ngành liên quan. 89 - Công khai minh bạch hóa thông tin trƣớc nay vẫn là điểm yếu lớn nhất đối với các công ty niêm yết hiện nay. Do đó việc công bố thông tin của các Công ty niêm yết trên TTCK phải do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin của Doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc Công ty phải chịu trách nhiệm về nội dung do ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin công bố ra thị trƣờng. Trƣờng hợp có bất kỳ ngƣời nào công bố thông tin làm ảnh hƣởng đến giá chứng khoán của một Công ty, thì ngƣời đƣợc ủy quyền công bố thông tin của Công ty đó phải có trách nhiệm xác nhận hoặc đính chính thông tin ấy trong thời gian quy định, không đƣợc chậm trễ. - Khi tiến hành hoạt động đầu tƣ trên thị trƣờng, các nhà đầu tƣ thƣờng dựa trên cơ sở là tình hình tài chính của Doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định đầu tƣ tài chính. Do đó, đối với các Báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán, các Công ty đại chúng phải chịu trách nhiệm công bố thông tin định kỳ về Báo cáo tài chính năm. Nội dung công bố thông tin bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về hạch toán kế toán. - Ngoài ra, Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thƣờng khi xảy ra một trong các sự kiện: Tài khoản của Công ty tại Ngân hàng bị phong tỏa hoặc tài khoản đƣợc phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa; tạm ngừng kinh doanh; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động; quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng của Công ty... Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về công bố thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. - Tiếp nữa, xét một cách khách quan thì hệ thống khai báo thuế và chính sách thu thuế của ta còn rất nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế thƣờng bị "giao" chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều chuyên viên phụ trách thuế ép thuế Doanh nghiệp, bóc tách các chi phí hợp lý hợp lệ để "tận thu". Điều này, về mặt chính sách thu thuế là không sai, nhƣng về khía cạnh thực tế khiến Doanh nghiệp 90 luôn trong tình trạng khai thấp doanh thu, tăng chi phí... để hòng giảm lợi nhuận, từ đó giảm khoản thuế thu nhập Doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nƣớc. Từ đó nảy sinh chuyện thƣờng gặp là cảnh "thỏa hiệp giữa nhân viên tính thuế và lãnh đạo Doanh nghiệp" mỗi dịp vào "mùa" tính thuế. Đây vừa là kẽ hở về quản lý của Nhà nƣớc, vừa làm môi trƣờng kinh doanh không minh bạch, hình ảnh tài chính Doanh nghiệp bị bóp méo, vì thế cổ đông không nhận đƣợc thông tin đầy đủ về giá trị và khả năng tạo lợi nhuận của Doanh nghiệp, hay nhận định sai về tình hình tài chính của Doanh nghiệp từ đó đƣa ra các quyết định sai lầm… Giải pháp để đối phó với tình trạng này là Chính phủ có thể ra những điều luật quy định thật chặt chẽ để việc kiểm tra kế toán ở các công ty chặt chẽ hơn, hạn chế tối đa các kẽ hở về luật để các Doanh nghiệp và cơ quan thuế không thể bắt tay nhằm chiếm đoạt Ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc này không phải là dễ, nó tùy thuộc rất lớn vào đạo đức nghề nghiệp của Cơ quan Thuế cũng nhƣ đạo đức kinh doanh của Doanh nghiệp. Cuối cùng, điều muốn nói là khi tham gia vào TTCK, về phía các Doanh nghiệp niêm yết cần thực hiện tốt vai trò của mình, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai hoạt động huy động vốn, tăng vốn một cách có hiệu quả, nhất là trong thời kỳ khó khăn trƣớc mắt; công khai minh bạch các thông tin về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm tạo cái nhìn đúng đắn từ thị trƣờng và các nhà đầu tƣ đối với bản thân Doanh nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy thị trƣờng phát triển. 2.2. Đối với các công ty chứng khoán Sau 8 năm TTCK Việt Nam phát triển, số lƣợng các CTCK ra đời ngày càng lớn. Không thể phủ nhận các CTCK đóng vai trò hết sức quan trọng: là cầu nối giữa nhà đầu tƣ và TTCK, nhƣng bên cạnh những mặt tích cực thì tại các CTCK vẫn còn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn gây tổn hại đến nhà đầu tƣ nói riêng và TTCK nói chung, nhƣ sử dụng trái phép tài sản của nhà đầu tƣ (sử dụng số tiền kết dƣ và tiền mua chứng khoán mà không có sự đồng ý của chủ tài khoản), xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của những nhà đầu tƣ; Cung cấp các bản sao kê chƣa chuẩn xác, sử dụng các nguồn chi trả ngoài bản cân đối tài khoản; Bộ máy điều hành của CTCK chƣa kiện toàn; áp dụng các hình thức kinh doanh cứng nhắc dẫn đến khả năng tăng trƣởng lợi nhuận của công ty bị bó hẹp... 91 Biện pháp có thể áp dụng là số tiền kết dƣ của nhà đầu tƣ bắt buộc phải đƣợc chuyển sang Ngân hàng chỉ định và đƣợc quản lý độc lập dƣới tên của chủ tài khoản là nhà đầu tƣ, đồng thời tiền kết dƣ hay tiền do nhà đầu tƣ ủy thác phải đƣợc quản lý bởi 3 bên độc lập là CCTK, Ngân hàng và Hội đồng ủy thác tài sản. Ngoài ra tiền kết dƣ từ việc cho vay cầm cố chứng khoán phải tuân theo đúng nguyên tắc 3 bên giữa Nhà đầu tƣ - Công ty chứng khoán - Ngân hàng. Từ đó mới có thể đảm bảo quyền lợi và gây dựng đƣợc niềm tin nơi nhà đầu tƣ. Trong thời gian tới, các CCTK nên nghiên cứu đƣa ra các hình dịch vụ mới, phục vụ nhà đầu tƣ tốt hơn. Bên cạnh đó, các CTCK cũng cần chú tâm đầu tƣ vào những nghiệp vụ có thế mạnh, không nên đầu tƣ dàn trải bởi sẽ rất lãng phí nguồn vốn vốn đã rất eo hẹp, tránh tình trạng nhƣ hiện nay CTCK đang đua nhau nộp đơn lên UBCKNN xin rút bớt nghiệp vụ tự doanh, đặc biệt chú trọng đến các nghiệp vụ truyền thống thu hút đƣợc đông đảo nhà đầu tƣ bởi TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn đang trong thời kỳ non trẻ, trình độ nhận thức của nhà đầu tƣ chƣa sâu. Cả nƣớc hiện có trên 100 CTCK hoạt động do cạnh tranh khốc liệt nên sẽ có nhiều công ty thua lỗ. Những CTCK mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín hiện nay ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Trong khi đó, mảng tự doanh chứng khoán không đem lại lợi nhận cao nhƣ trƣớc đây, vì thế những CTCK mới thành lập khó có thể tồn tại. TTCK vẫn trong xu hƣớng giảm, ảnh hƣởng nặng nề đến hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ liên quan. Trƣớc tình hình khó khăn hiện nay, nhiều CTCK đã phải cắt giảm nhân sự, đóng cửa đại lý nhận lệnh… để từng bƣớc tiết giảm tối đa chi phí đầu vào. Thế nhƣng, theo đánh giá của một nhà phân tích thị trƣờng, hiện nay ít nhất mỗi tháng CTCK lỗ khoảng 200 triệu đồng. Với khoản lỗ này, nếu CTCK có vốn điều lệ lớn vẫn đủ khả năng duy trì, chờ cơ hội thị trƣờng lên điểm, khôi phục lại hoạt động. Nhƣng với CTCK vốn điều lệ dƣới 50 tỷ đồng đang thực sự gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán, với tổng vốn dƣới 50 tỷ đồng, trƣớc khi đi vào hoạt động, CTCK phải đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, chi phí mặt bằng, công nghệ thông tin… ít nhất cũng trên dƣới 10 tỷ đồng. Thêm vào đó, các khoản tự doanh của CTCK lỗ nhiều hơn lãi nên khó khăn càng chồng chất nếu TTCK tiếp tục giảm. Trong thời kỳ khó khăn nhƣ hiện nay, các CTCK buộc phải tìm ra những hƣớng đi riêng để đảm bảo tồn tại và phát 92 triển, một trong số đó là xu hƣớng mua lại và sáp nhập - Mergers and Acquisitions (M&A). Hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán Từ năm 2005 đến nay, các vụ M&A trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam có xu hƣớng tăng lên cả về số lƣợng và giá trị giao dịch, với sự tham gia ngày càng nhiều từ các tổ chức nƣớc ngoài. Nối tiếp sự kiện Công ty Cổ phần Chứng khoán Hƣớng Việt chuyển nhƣợng 14.500.000 cổ phần, có giá trị 145.000.000.000 đồng theo mệnh giá (tƣơng đƣơng 48,33% vốn điều lệ) cho Morgan Stanley (Singapore) và đổi tên thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley Hƣớng Việt (Morgan Stanley Gateway Securities JSC). Golden Bridge cũng đã mua 49% của CTCK Nhấp và Gọi. CTCK Âu Lạc bán 49% cổ phần cho công ty Technology CX (quần đảo Cayman). Ngân hàng đầu tƣ RHB (Malaysia) mua 49% cổ phần của CTCK Việt Nam với giá trị giao dịch khoảng 68 tỷ đồng. Và gần đây nhất, CTCK Seamico của Thái Lan mua 49% cổ phần của CTCK Thành Công. Đặc điểm chung của các thƣơng vụ này là các tổ chức tài chính lớn của nƣớc ngoài, đều mua tới 49% cổ phần của các CTCK (giới hạn đƣợc phép sở hữu theo đúng quy định 238/2005/QĐ-TTg). Các CTCK bán 49% cổ phần đều là các CTCK có quy mô vừa và nhỏ, thị phần còn khiêm tốn cả về hoạt động môi giới và tƣ vấn tài chính doanh nghiệp. Tính tất yếu của xu hướng M&A của các CTCK Việt Nam Có một số lý do để thấy rằng, xu hƣớng M&A các CTCK tại Việt Nam là tất yếu. Thứ nhất, thị trƣờng tài chính Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng trở nên minh bạch hơn, thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Lãi suất của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thấp, góp phần đẩy các tổ chức, cá nhân rót tiền thêm vào các công ty để nắm giữ cổ phần, cổ phiếu thay vì gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi. Dòng vốn ngày càng tăng của các quỹ đầu tƣ tƣ nhân, cũng nhƣ các công ty đang niêm yết trên các sàn chứng khoán thế giới thúc đẩy hoạt động M&A một cách đáng kể, trong đó có hoạt động M&A đối với các CTCK. 93 Thứ hai, trong thời điểm khó khăn trên TTCK nhƣ hiện nay, các CTCK có quy mô nhỏ, hạ tầng đầu tƣ thiếu đồng bộ, trình độ nhân lực yếu hoặc mới thành lập chắc chắn sẽ phải nghĩ đến chuyện sáp nhập hoặc bán lại nếu không sẽ đứng trƣớc nguy cơ phải phá sản. Các CTCK mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín đang ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Thứ ba, M&A các CTCK giúp tận dụng tối đa sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm cũng nhƣ các thế mạnh về công nghệ thông tin của các đối tác, đặc biệt là đối tác nƣớc ngoài. Hoạt động M&A ở đây đƣợc xem nhƣ một công cụ chiến lƣợc để phát triển hay tái cơ cấu lại CTCK, do sau khi sáp nhập và mua lại thì lợi ích của các bên tham gia thu đƣợc là rất lớn. Đó là sự tăng cƣờng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân lực... Các CTCK hợp nhất còn bổ sung cho nhau những thế mạnh của mình nhƣ thƣơng hiệu, cơ sở khách hàng - những yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra, với những công ty nƣớc ngoài muốn tham gia vào TTCK Việt Nam, việc sáp nhập với một công ty trong nƣớc giúp làm giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trƣờng, giảm chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, khách hàng ban đầu. Thứ tƣ, đối với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, M&A là con đƣờng ngắn nhất, hiệu quả nhất để thâm nhập thị trƣờng dịch vụ chứng khoán Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, hiện tại Việt Nam mới cho phép thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh để cung cấp dịch vụ chứng khoán đối với một số loại hình dịch vụ nhƣ quản lý tài sản, thanh toán, tƣ vấn liên quan đến chứng khoán, trao đổi thông tin tài chính. Do đó, M&A các CTCK là cơ hội để các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bƣớc đầu xâm nhập thị trƣờng. Ngoài ra, hiện nay cùng với sự tụt giảm của TTCK, mức giá đã trở nên hợp lý hơn cho các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài muốn thực hiện việc mua lại. Sáp nhập và mua lại các CTCK là xu hƣớng tất yếu, nhƣng hoạt động này vẫn còn thiếu hành lang pháp lý rõ ràng. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam đƣợc quy định trong nhiều văn bản khác nhau nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tƣ, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên các quy định này hầu nhƣ mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết đƣợc các vấn đề về mặt “thay tên, đổi họ” cho Doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một giao dịch thƣơng mại, tài chính. Giao 94 dịch này đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị trƣờng để chào bán, chào mua Doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tƣ cách pháp nhân, các nghĩa vụ tài chính, thƣơng hiệu... Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật Việt Nam còn chƣa có quy định cụ thể nhƣ kiểm toán, định giá, tƣ vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp... Riêng giao dịch M&A của các CTCK có những nét đặc thù có thể cần có những hƣớng dẫn riêng. Đồng thời cũng cần có biện pháp tránh nguy cơ nhiều CTCK Việt Nam bị thâu tóm bởi một ít số tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài. Một nghị định về mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp có yếu tố nƣớc ngoài đang đƣợc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xúc tiến soạn thảo. Một khi ra đời, nghị định này sẽ tạo điều kiện để Doanh nghiệp nƣớc ngoài mua lại Doanh nghiệp trong nƣớc, cũng nhƣ các Doanh nghiệp trong nƣớc mua lại cổ phần của Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nghị định sẽ thống nhất một số quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang đƣợc quy định khác nhau tại Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán cũng nhƣ hƣớng dẫn cụ thể về thủ tục thực hiện M&A. Vai trò của M&A nhƣ một kênh quan trọng để hút vốn và nâng cao chất lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó chỉ ra sự cần thiết phải xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch M&A. Năm 2009, trong bối cảnh tình hình khó khăn của thị trƣờng 2 ngành ngân hàng và chứng khoán là thấy rõ, thì để đạt đƣợc mục tiêu quan trọng sống còn, các Doanh nghiệp sẽ phải tìm cách sáp nhập với các đối thủ cạnh tranh có quy mô tƣơng tự hay với các Doanh nghiệp có thể bổ sung cho chính Doanh nghiệp của mình. 2.3. Vai trò của các ngân hàng thương mại Vai trò của NHTM trên TTCK có thể kể đến các khía cạnh sau: về hàng hoá, về tổ chức trung gian, về thông tin, về sự điều tiết cung cầu và về các định chế tài chính trên thị trƣờng. Đó là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự phát triển của một thị trƣờng nói chung và TTCK nói riêng. - NHTM có vai trò rất to lớn trong việc tạo ra hàng hoá cho TTCK. Họ có thể tham gia hoạt động với tƣ cách là ngƣời phát hành và bán cổ phiếu của mình (ngân hàng cổ phần). Ngoài ra, tất cả các NHTM không phân biệt thành phần sở 95 hữu đều có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn từ nền kinh tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng với tƣ cách là một tổ chức trung gian, thực hiện các nghiệp vụ trung gian chứng khoán nhƣ bảo lãnh phát hành, tƣ vân đầu tƣ chứng khoán... đã góp phần không nhỏ giúp các Doanh nghiệp khác phát hành chứng khoán, gián tiếp tạo sự đa dạng về hàng hoá cho TTCK. - NHTM còn đóng vai trò điều chỉnh cung - cầu trên TTCK. Xét cho cùng, mục đích của bất kỳ nhà đầu tƣ nào dƣới bất kỳ hình thức nào cũng xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Việc họ quyết định đầu tƣ vào lĩnh vực nào là tuỳ thuộc vào những nhận định và dự đoán của họ về khả năng sinh lời, đem lại thu nhập, và mức độ rủi ro của nó. Chính vì vậy mà lãi suất tiền gửi và cho vay của các ngân hàng cũng có tác động không nhỏ đến mức cung cầu chứng khoán trên thị trƣờng và giá của những chứng khoán đó. - NHTM có một ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp một kênh thông tin rất phong phú và tƣơng đối đáng tin cậy cho thị trƣờng. Hoạt động môi giới đầu tƣ chứng khoán của các NHTM luôn chứa đựng cả hàm lƣợng tƣ vấn đầu tƣ cao, ngƣời môi giới chứng khoán cho biết khi nào nên mua, khi nào nên bán chứng khoán và cung cấp thông tin về tình hình diễn biến trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cung cấp các thông tin rất đáng tin cậy về tình hình diễn biến thị trƣờng giúp các cơ quan quản lý thị trƣờng có những điều chỉnh phù hợp nhất. Trƣớc tình hình suy thoái kinh tế chung trên thế giới và trong nƣớc, các NHTM với tƣ cách là một đơn vị kinh doanh cũng không thể thoát khỏi khó khăn. Nhƣ chúng ta đã thấy, việc các NHTM thực hiện chỉ thị 03 của NHNN về cho vay chứng khoán theo đó phải đƣa con số dƣ nợ cho vay chứng khoán về dƣới 3%/tổng dƣ nợ cộng với cú sốc cung từ việc các NHTM giải chấp các khoản cho vay cầm cố chứng khoán vào đầu năm 2008 là một trong những nguyên nhân đẩy TTCK đi xuống. Thêm vào đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng không có hiệu quả khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao. Trong năm 2009, khi mà tình hình kinh tế vĩ mô đã đƣợc kiểm soát, chính sách tiền tệ đã bắt đầu phát huy tác dụng của nó, lãi suất ngân hàng đƣợc kiểm soát ở mặt bằng chung, thêm vào đó là việc Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất cho các Doanh nghiệp trong việc vay vốn để sản xuất kinh doanh (ngày 23/01/2009) nằm trong gói kích cầu 96 17.000 tỷ đồng của Chính phủ thì các NHTM sẽ trở về với vai trò là một trong số các kênh huy động vốn tích cực cho các Doanh nghiệp để đƣa vào phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, bản thân các NHTM cũng sẽ có cơ hội lớn hơn để tham gia vào TTCK với tƣ cách là một tổ chức đầu tƣ trên thị trƣờng. Các NHTM với ƣu thế về mạng lƣới, công nghệ, khả năng phát triển thị trƣờng OTC, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng - đầu tƣ, chuyên nghiệp về các nghiệp vụ chứng khoán…sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy thị trƣờng đi lên với những tín hiệu khả quan hơn. 2.4. Đối với nhà đầu tư Nhà đầu tƣ cần biết rõ mình đang mua cái gì và mua vì mục đích gì. Các Doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng quản trị và hạn chế trào lƣu gom tiền bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Cơ quan quản lý cần hiện đại hoá hệ thống giao dịch trên TTCK, để có thể đáp ứng đƣợc tất cả nhu cầu mua - bán của nhà đầu tƣ (hiện nay có tình trạng nhiều CTCK chỉ nhận lệnh trong lần khớp lệnh thứ nhất, lần hai và lần ba không nhận lệnh, vì không xử lý kịp); nên thay biên độ giá hiện tại bằng mức lớn hơn (35% chẳng hạn và dùng cơ chế cầu chì ngắt giao dịch) để buộc nhà đầu tƣ phải cẩn trọng khi giao dịch; nên xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trƣờng để hạn chế tình trạng giao dịch một chiều. Nhà đầu tƣ, ngoài việc nhận đƣợc các báo cáo thƣờng kỳ của Doanh nghiệp nên đƣợc cung cấp các Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán bởi các Công ty kiểm toán độc lập. Trong đó, ngoài các thông số tài chính thông thƣờng nhƣ đã nêu trên, còn đƣợc các kiểm toán viên đi sâu vào các chi tiết các khoản mục lớn về tài sản, các khoản phải thu, phải trả, danh sách các tài sản cố định lớn, giấy tờ pháp lý của các tài sản đó, tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu trong năm tài chính, các khoản lợi nhuận và tỷ lệ phân bổ vào các quý, cơ cấu nhân sự Hội đồng quản trị và tỷ lệ vốn góp… Tóm lại, có rất nhiều chi tiết về tình hình tài chính Doanh nghiệp cần đƣợc diễn giải một cách hệ thống, trong sáng và minh bạch theo các chuẩn mực kế toán đƣợc công nhận theo hệ thống chuẩn quốc gia và quốc tế. Từ đó mà các nhà đầu tƣ sẽ thu đƣợc cái nhìn khách quan hơn và đúng đắn hơn với tình hình tài chính của mỗi Doanh nghiệp qua đó đƣa ra đƣợc các quyết định chính xác hơn, giảm thiểu đƣợc rủi ro. Vấn đề còn lại ở đây là: cổ đông có đƣợc tiếp cận 97 dễ dàng với các tài liệu tài chính của Doanh nghiệp và Doanh nghiệp có sẵn sàng chịu chi phí để thuê kiểm toán độc lập bên ngoài hay không? Đó lại là một vấn đề nan giải nữa cho các nhà ra quyết sách. Cuối cùng đối với nhà đầu tƣ, trƣớc khi tham gia vào thị trƣờng thì cần tìm hiểu kỹ các thông tin về Doanh nghiệp, tìm hiểu các văn bản luật cũng nhƣ các chính sách của Chính phủ quy định đối với hoạt động đầu tƣ, nắm bắt và theo sát tình hình thị trƣờng, cần có cái nhìn khái quát về thị trƣờng, không nên quá tin tƣởng vào dự báo của các chuyên gia, các tổ chức, cân nhắc cẩn trọng khi đƣa ra các quyết định sử dụng đồng vốn của mình. 3. Kiến nghị 3.1. Đối với Nhà nước và Chính phủ - Nhà nƣớc cần có các biện pháp hỗ trợ các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp xuất khẩu. NHNN nên có chính sách tín dụng linh hoạt hơn nhƣ giảm lãi suất ngân hàng nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể vay để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất phục vụ thị trƣờng trong nƣớc thay thế hàng ngoại nhập. Không nên vì khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới mà thắt chặt quá tín dụng gây ra hàng loạt vụ phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên rút kinh nghiệm của nƣớc Mỹ và châu Âu, cần giữ nguyên trạng hệ thống sản xuất để khi kinh tế phát triển trở lại, đã có sẵn bộ máy để bắt tay ngay vào sản xuất phục vụ ngƣời tiêu dùng. Cố gắng tránh hàng loạt các vụ phá sản của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ vì các rào cản tín dụng. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Mỹ này cũng là một bài học cho các Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nƣớc đã bỏ các ngành nghề truyền thống để quay sang đầu tƣ hay đầu cơ vào các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kiếm lời nhanh hơn, nhƣng với cuộc khủng hoảng tài chính và chứng khoán này họ buộc phải quay lại với ngành nghề truyền thống của mình. Chính phủ cũng cần phải có chính sách phát triển toàn diện đồng đều quanh 2 trục Doanh nghiệp chính của nền kinh tế là Doanh nghiệp vừa và nhỏ và các Doanh nghiệp Nhà nƣớc. - Việc duy trì lãi suất cơ bản nhƣ hiện nay nhằm tiếp tục chính sách kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, trong thời gian tới cơ hội đầu tƣ đƣợc mở rộng đối với các Doanh nghiệp Việt Nam nên các Doanh nghiệp có thể tìm đƣợc những dự án có khả 98 năng thu lời cao trong tƣơng lai đƣợc mở ra. Doanh nhân nào có khả năng tìm thấy những cơ hội này thì hoàn toàn có thể có quyền tiếp cận vốn đầu tƣ. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp các NHTM kinh doanh hiệu quả có thể mở rộng qui mô của mình để chiếm lĩnh thị trƣờng. Trong trung hạn, sau khi lạm phát đã đƣợc kiềm chế, chính sách tỷ giá có thể chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt có kiểm soát. Việc duy trì tỷ giá ổn định nhƣ hiện nay góp phần quan trọng vào việc kiềm chế lạm phát. Với việc duy trì VND có giá trị cao có thể dẫn đến việc nhập siêu. Tuy nhiên, với nguồn cung ngoại tệ vẫn ổn định và với chính sách thuế quan hạn chế tiêu dùng các loại hàng xa xỉ phẩm, đây không phải là điều đáng lo ngại trƣớc mắt. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị cũng nhƣ nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất có vai trò quan trọng hơn vì nó giúp cho nền kinh tế có khả năng kiểm soát đƣợc lạm phát nhờ tăng năng suất lao động. Đây là thời điểm các Doanh nghiệp có thể tiếp cận với các điều kiện ƣu đãi các loại máy móc thiết bị hiện đại của nƣớc ngoài do tình trạng đình đốn sản xuất của các nƣớc này. Về trung và dài hạn, chính sách này sẽ hạn chế đƣợc nhập siêu nhờ việc tăng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của các Doanh nghiệp trong nƣớc. Sau khi lạm phát đƣợc khống chế, việc chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt có kiểm soát sẽ khuyến khích các Doanh nghiệp thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của nền kinh tế thế giới. - Đẩy mạnh cổ phần hóa và cải cách Doanh nghiệp Nhà nƣớc sẽ giúp cho các Doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm cơ hội thị trƣờng và nhờ đó có thể sẽ phát triển nhanh hơn. Nhà nƣớc không nên e ngại việc không bán đƣợc cổ phiếu ra bên ngoài tại thời điểm cổ phần hóa. Nhà nƣớc vẫn có thể nắm đa phần vốn chủ sở hữu tại các Doanh nghiệp sau khi đã cổ phần. Doanh nghiệp sau cổ phần vẫn có thể có động lực đổi mới phát triển nếu Nhà nƣớc cam kết sẽ thƣởng cho Doanh nghiệp một phần lợi nhuận có đƣợc từ phần cổ phiếu thoái vốn của mình nếu Doanh nghiệp làm ăn phát đạt. - Tiếp tục các chính sách về thắt chặt chi tiêu Chính phủ và đầu tƣ công; tiếp tục việc hạn chế tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ phẩm nhƣ ô tô, xe máy, rƣợu ngoại…Việc thắt chặt chi tiêu Chính phủ và chuyển các khoản đầu tƣ công sang cho khu vực tƣ nhân sẽ góp phần vào việc giảm thuế cho khu vực Doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân. Các Doanh nghiệp sẽ có thêm đƣợc nguồn vốn để mở rộng sản xuất và thị trƣờng. Đây cần phải xem nhƣ là một chính sách dài hạn để khuyến 99 khích Doanh nghiệp phát triển. Khi đó Nhà nƣớc dùng tiền thuế chủ yếu vào việc giữ gìn an ninh trật tự, qui hoạch và giám sát qui hoạch, điều hòa xung đột giữa các nhóm lợi ích trong xã hội, và ngăn ngừa thiên tai, khủng hoảng. - Rà soát lại và lành mạnh hóa hệ thống tài chính Ngân hàng. Một hệ thống tài chính, ngân hàng lành mạnh là tối cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Chính phủ cần phải xem xét lại các định chế quản lý tài chính ở các ngân hàng và đƣa ra tín hiệu rõ ràng rằng Chính phủ sẽ không bao dung những ngân hàng mà không chủ động có những biện pháp tự phòng ngừa rủi ro. Chính phủ cần rà soát lại các ngân hàng cho vay nhiều vào khu vực bất động sản và các loại dự án có tính rủi ro cao. Với những trƣờng hợp có nguy cơ cao, Chính phủ cần yêu cầu cũng nhƣ tham vấn các bên để thực hiện các biện pháp mua bán nợ nhằm chia sẻ rủi ro cho nhiều định chế tài chính khác có khả năng kiểm soát rủi ro tốt hơn, có mức độ thanh khoản tốt hơn. Trong trƣờng hợp cần thiết, Chính phủ nên yêu cầu các ngân hàng yếu kém sáp nhập vào các ngân hàng khác khi tình hình tài chính của các NHTM này vẫn còn chƣa đến mức tồi tệ. - Cuối cùng, trong bất kỳ thời điểm nào thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý và đề ra những quyết sách cho phù hợp với tình hình hiện tại cũng là một việc làm rất quan trọng. Chính phủ cũng cần cân nhắc cẩn trọng trong việc đƣa ra các nghị quyết, quyết định, thông tƣ, chỉ thị,… có liên quan đến hoạt động của các Doanh nghiệp và thị trƣờng bởi những văn bản pháp luật ấy sẽ có tác động rất lớn, đôi khi là những tác động tiêu cực không mong muốn. 3.2. Đối với cơ quan quản lý thị trường - Vai trò của TTCK không đơn thuần chỉ là nơi huy động vốn cho các Doanh nghiệp. Chức năng chính của nó là định hƣớng các nguồn lực vào những lĩnh vực có khả năng đem lại lợi nhuận tốt nhất trong tƣơng lai. Để đảm nhận đƣợc chức năng này, TTCK cần những nhà đầu tƣ tài ba và chuyên nghiệp, biết tính toán đắn đo cho từng sự thay đổi giá trị cổ phiếu. Tuy nhiên việc duy trì biên độ trên TTCK hiện nay có ý nghĩa khuyến khích những nhà đầu tƣ ƣa mạo hiểm tham gia vào thị trƣờng hơn là những nhà đầu tƣ biết tính toán. Khi duy trì mức giá trần và giá sàn, những nhà đầu tƣ sẵn sàng đặt giá trần hoặc giá sàn mà không cần phải lo rằng mức giá đó là quá cao hoặc quá thấp. Biến động thị giá cổ phiếu không phải là 100 do kết quả tính toán cẩn trọng của các nhà đầu tƣ trong việc hƣớng nguồn lực tới những lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao. TTCK bị biến thành một loại “sòng bạc” làm giàu cho những tay chơi trƣờng vốn và mánh khóe. Những nhà đầu tƣ nhỏ lẻ cũng nhƣ nhân viên có cổ phần của các Doanh nghiệp niêm yết dễ dàng bị tƣớc đoạt nguồn vốn ít ỏi của mình vì sự không am hiểu, cũng nhƣ không có đủ cơ hội để am hiểu các mánh khỏe của TTCK kiểu này. Vì vậy, TTCK Việt Nam cần tiến tới việc loại bỏ các biên độ giao dịch trên 2 sàn. Việc làm này sẽ khiến cho các nhà đầu tƣ phải tính toán cho từng mức giá mà họ đặt, giúp cho họ có thể nhanh chóng huy động đƣợc nguồn tài chính khổng lồ cho những Doanh nghiệp có tiềm năng sinh đƣợc lợi nhuận cao, và nhanh chóng thoái lui khỏi những Doanh nghiệp có chính sách kinh doanh sai lầm. Thị trƣờng sẽ chỉ là sân chơi dành cho những nhà đầu tƣ thực thụ giúp nền kinh tế định hƣớng phát triển bền vững. Những cá nhân khác muốn tham gia vào TTCK sẽ buộc phải thông qua những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp nếu họ không muốn bị thua lỗ. Đây là điều kiện cần thiết để giúp cho TTCK thực sự trở thành “phong vũ biểu” của nền kinh tế. - Công việc trọng tâm nhất trong thời kỳ hiện nay của UBCKNN là đẩy mạnh công cuộc tái cấu trúc TTCK Việt Nam nhằm xây dựng một TTCK hiện đại, chuyên nghiệp và quy mô hơn, đủ lực để tiếp nhận những thách thức mới trong tƣơng lai. Đồng thời, UBCKNN cần kết hợp với các SGDCK, TTGDCK tăng cƣờng giám sát thị trƣờng, xử phạt nghiêm các Doanh nghiệp “cố tình” lập báo cáo tài chính lỗ thành lãi. Ngoài ra, các Sở và Trung tâm giao dịch nên tổ chức nhiều buổi gặp gỡ và đối thoại giữa công ty niêm yết và nhà đầu tƣ để cập nhật thông tin chính xác và minh bạch. - Để tăng cung chứng khoán niêm yết, UBCKNN cần áp dụng các biện pháp để khuyến khích các công ty mới niêm yết trên thị trƣờng; cần thắt chặt mối quan hệ giữa cổ phần hóa và niêm yết; khuyến khích các công ty niêm yết chào bán quyền mua cổ phiếu dài hạn; đẩy nhanh tiến độ thành lập thị trƣờng UpCOM… Để kích cầu thị trƣờng UBCKNN cần xem xét thành lập quỹ bình ổn thị trƣờng cổ phiếu; khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tƣ có tổ chức tham gia vào thị trƣờng. - UBCKNN cần phải nâng cao hơn nữa các biện pháp quản lý hoạt động của các CTCK. Từ đó các CTCK phải không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tƣ, chú trọng vào các dịch vụ có thế mạnh, không triển khai 101 dịch vụ một cách tràn lan dẫn đến kết quả không cao, lỗ nhiều hơn lãi. Các CTCK nên thận trọng trong khâu tƣ vấn các nhà đầu tƣ. Nếu tƣ vấn không tốt, sẽ ảnh hƣởng đến không những túi tiền của nhà đầu tƣ mà còn ảnh hƣởng tới thị trƣờng và uy tín của công tác. Trong công tác tƣ vấn, CTCK không nên chạy theo số lƣợng cần chú trọng vào chất lƣợng và quan tâm tới trình độ cũng nhƣ tiềm lực của nhà đầu tƣ; không nên vận dụng nhiều phƣơng pháp kỹ thuật để dự đoán VN-Index, vì trình độ nhận thức của nhà đầu tƣ chƣa đạt đến mức chuyên nghiệp, đa phần là tự phát và đầu tƣ theo cảm tính, do đó nên dùng phƣơng pháp cơ bản với những lập luận chắc chắn, dễ hiểu. Bên cạnh đó, khuyến khích các CTCK tiến hành cải tổ, mở rộng phạm vi khinh doanh nếu có khả năng, tăng cƣờng năng lực tài chính, củng cố các nguyên tắc bảo mật, áp dụng các biện pháp ƣu đãi về thuế cho các CTCK… - UBCKNH cần tăng cƣờng kiểm tra cấp phép đối với các chuyên gia tác nghiệp trên thị trƣờng; thành lập hiệp hội các công ty niêm yết Việt Nam; khuyến khích nhà đầu tƣ không ngừng củng cố kỹ năng và nghiên cứu thông qua các chƣơng trình đào tạo chuyên môn liên tục; tăng cƣờng đào tạo kỹ năng cho thị trƣờng vốn thông qua việc phối hợp với các trƣờng đại học trong việc xây dựng các chƣơng trình giảng dạy; tăng cƣờng các hoạt động giáo dục và bảo vệ ngƣời đầu tƣ thông qua các chƣơng trình tuyên truyền phổ biến kiến thức. - UBCKNN cũng cần kiểm soát các đơn vị truyền thông, báo chí về vấn đề thận trọng trong việc công bố các thông tin về TTCK, nhất là các phát biểu, nhận định, dự đoán về TTCK; tăng cƣờng đƣa tin về hoạt động của các Doanh nghiệp, tin tức về các ngành nghề kinh tế để nhà đầu tƣ có điều kiện tiếp cận. 102 KẾT LUẬN Diễn biến của TTCK năm 2008 đã quá bất ngờ và không kịp phản ứng đối với các nhà đầu tƣ, các nhà quản lý hoạch định chính sách và cả các chuyên gia phân tích, dự báo thị trƣờng. Không một ai ngờ rằng, chỉ số trên cả 2 sàn đã “rơi” gần 70%; TTCK có lúc có đến 28 phiên liên tiếp giảm điểm kịch sàn. Điều này chƣa từng diễn ra ở Việt Nam và cũng không có nhiều TTCK trên thế giới có mức sụt giảm mạnh nhƣ vậy. Chỉ số S&P 500 của Mỹ tổng kết trong hơn 100 năm qua cũng chỉ có một lần giảm tới 50%/năm. Chƣa bao giờ lại có sự hoảng loạn nhƣ vào thời điểm tháng 05 - 06/2008 khi nỗi lo ngại diễn ra khủng hoảng thị trƣờng tài chính - tiền tệ ngày càng gần. Nghiêm trọng hơn, nền kinh tế chúng ra lại phải chịu tác động của suy thoái kinh tế sâu sắc trên phạm vi toàn cầu. Gánh nặng này một lần nữa lại trút lên TTCK. Nhƣ thế để thấy TTCK cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam đã phát triển quá nóng trong năm 2007, và hậu quả sau đó là sự “xì hơi” của bong bóng bất động sản, chứng khoán mà nguyên nhân chính là do tác động mạnh mẽ của lạm phát, lãi suất, tỷ giá… và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự can thiệp của Nhà nƣớc vào nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng cũng mạnh hơn bao giờ hết trong năm 2008. Đã có bốn lần UBCKNN thay đổi biên độ giao dịch để chặn đà thị trƣờng suy giảm, cũng phải kể đến sự tham gia đến đáng ngạc nhiên của Tổng công ty Đầu tƣ và Kinh doanh vốn Nhà nƣớc (SCIC) vào việc mua bán chứng khoán trên thị trƣờng, rất nhiều gói giải pháp và chính sách thắt chặt tiền tệ - tín dụng đƣợc Chính phủ đƣa ra kịp thời đón đầu tình hình mới. Tựu trung lại, năm 2008 chúng ta đã chứng kiến, đã cảm nhận sâu sắc về sự khốc liệt của thị trƣờng mà đại bộ phận các nhà đầu tƣ phải gánh chịu sự thất thoát thua lỗ quá sức. 2008 là năm chúng ta phải trả giá cho những gì mà thị trƣờng vận hành chƣa đúng trong năm 2007. Thua thiệt nhất vẫn là nhà đầu tƣ chứng khoán và các bài học rút ra rất thấm thía và đau đớn. Các nhà quản lý thị trƣờng cũng đã rút ra đƣợc nhiều bài học bổ ích mà bài học lớn nhất là các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trƣờng dƣờng nhƣ mang lại hiệu quả rất thấp và TTCK rất cần sự minh bạch. 103 Nhìn về năm 2009, dƣờng nhƣ những gì là tồi tệ nhất đã diễn ra trong năm 2008 và năm 2009 sẽ bắt đầu hồi phục để lấy đà tăng trƣởng bền vững cho giai đoạn 2010 - 2015, đó là sự lạc quan cần thiết trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên sự hồi phục của TTCK còn phụ thuộc vào sự hồi phục nhanh hay chậm của nền kinh tế bên ngoài. Việc ý nghĩa thiết thực, giúp ích nhiều nhất cho nhà đầu tƣ chứng khoán để hạn chế rủi ro chính là sự minh bạch của các chính sách thực thi, quy tắc và thể chế điều hành thị trƣờng; minh bạch, bình đẳng, công bằng và kịp thời các thông tin công bố của Doanh nghiệp niêm yết … Một sự kiện thú vị đƣợc phát hiện trong cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu là lần đầu tiên TTCK Việt Nam có diễn biến đồng điệu với TTCK Mỹ trong một thời gian khá dài kể từ ngày 15/09/2008. Nhà đầu tƣ Việt Nam thay vì nhìn vào báo cáo tài chính, chỉ số VN-Index, đã chuyển sang quan tâm đặc biệt đến diễn biến lên xuống của chỉ số chứng khoán Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu. Hiện tƣợng “Mỹ hóa” TTCK này đƣợc giải thích là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có ảnh hƣởng lớn đến các TTCK toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Chính vì vậy, hiện nay, hầu hết các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, khả năng phục hồi của TTCK Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: thứ nhất là nội lực của các Doanh nghiệp Việt và thứ hai là sự phục hồi của các TTCK chủ chốt trên thế giới, đặc biệt là TTCK Mỹ. Và cuối cùng, chúng ta hãy nên lạc quan về triển vọng của TTCK Việt Nam trong năm tới. Rủi ro vẫn còn đó nhƣng đan xen với nó là những cơ hội. Nhà đầu tƣ biết tận dụng cơ hội, đón đầu thử thách, đƣa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựac chọn cổ phiếu đầu tƣ sẽ có một năm 2009 thành công. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. PGS. TS. Bùi Kim Yến (2008), Giáo trình “Thị trƣờng chứng khoán”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2. TS. Đào Lê Minh - chủ biên (2002), Giáo trình “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 3. PGS. TS. Lý Vinh Quang (1998), Chứng khoán và phân tích đầu tƣ chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội 4. Phân tích kỹ thuật đầu tƣ chứng khoán, NXB Học viện Tài chính và chứng khoán Úc, Hà Nội 5. Công ty Cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt (Tháng 01/2009), Toàn cảnh 2008 – Thách thức và cơ hội 2009, Hà Nội. Website: 6. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (Tháng 01/2009), Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2008, Hà Nội. Website: 7. Ngân hàng HSBC (Tháng 01/2009), Vietnam Monitor (Issue 21) “Growth to slow further, inflation to collapse in 2009”. Website: 8. Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 9. Lƣơng Minh, “Năm 2009 TTCK Việt Nam có nhiều biến động, thách thức”, (14), tr.8; Nguyên Nghị, “Những khó khăn và giải pháp ổn định TTCK Việt Nam 2009 khi hội nhập sâu vào WTO”, (15), tr.8-9; Thời báo tài chính (2009) 10. Nguyễn Thị Hải Bình, “Phân tích sự suy thoái của TTCK thế giới năm 2008 và dự đoán thị trƣờng năm 2009”, Thời báo ngân hàng (2009), (11), tr.11 11. Hoài Vũ, “Giá cổ phiếu giảm mạnh, lƣợng giao dịch vẫn ở mức thấp ở cả 2 sàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh”, Thời báo kinh tế Việt Nam (2009), (30), tr.7 II. MỘT SỐ WEBSITE THAM KHẢO THÔNG TIN 12. Website của Bộ kế hoạch và đầu tƣ: 13. Website của Tổng cục thống kê Việt Nam: 14. Website của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc: 15. Website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: 105 16. Website của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội: 17. Các trang báo mạng khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4390_9809.pdf
Luận văn liên quan