Đề tài Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang

Trong thời gian qua, người lao động nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đặc biệt đối với người dân trồng mía ở Hậu Giang họ phải đối mặt với tình hình biến động của giá cả, và tình trạng nông sản đã đến lúc thu hoạch, hoặc thu hoạch xong mà vẫn chưa tìm ra được đầu ra cho sản phẩm. Đáng ngại hơn, cây mía là cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh và đóng vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh. Thêm vào đó, do đặc điểm sản xuất của nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiên tự nhiên, diện tích gieo trồng trải dài trên diện rộng và sản phẩm nông nghiệp không thể tồn trữ lâu trong điều kiện nông hộ mà thu hoạch thì lại "rộ", nên người nông dân thường bị ép giá họ phải bán tháo, bán chạy sản phẩm ra thị trường để tránh tình trạng mất trắng không thu được gì.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang phòng trị sâu đục thân mía. Bón thúc ở giai đoạn: Lúc mía sau khi trồng 1 – 1,5 tháng, bón 750 – 1.000 kg/ha, từ 2 – 2,5 tháng tuổi bón lượng phân bằng lần 1, từ 3 – 4 tháng tuổi bón 500 – 1.000kg/ha. Chú ý: Khi mía trồng trên 5 tháng tuổi thì ngưng bón thúc, khi bón phân thúc nên kết hợp lấp đất vô chân mía là tốt nhất, đối với chân đất nhiều cát cần tăng thêm 10% lượng phân bón hữu cơ. Người trồng mía có thể giảm lượng phân hữu cơ nói trên nhưng phải thêm vào 150 kg Ure/ha lúc bón thúc lần 2 và 150 kg Ure cộng thêm 200 kg Kali/ha lúc bón thúc lần 3. Thu hoạch: Khi mía đã chín đủ chữ đường thì thu hoạch. Dùng dao bén chặt sát gốc mía, phần ngọn chặt tới mặt trăng thì đạt. Thời gian từ lúc đốn mía tại ruộng và vận chuyển đến nhà máy chế biến trong vòng 24 giờ là tốt nhất, năng suất đường thu được là tối đa. Áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, thì năng suất mía nguyên liệu bình quân thu được 120 tấn/ha. Xử lý gốc mía vừa thu hoạch, cuốc bằng mặt liếp chừa 3 – 5 mần ẩn, rồi cuốc dọc hai bên góc mía làm cho đứt rễ già, xong bón phân lót với lượng tăng thêm 20% so với vụ tơ rồi lấp đất lại. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 19 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA TẠI TỈNH HẬU GIANG 4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG 4.1.1 Tình hình sản xuất chung Tình hình sản xuất cây mía của người dân trong tỉnh Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn và thuận lợi, trong khi đó cây mía lại là cây trồng chủ lực trong việc tạo thu nhập cho người dân trong tỉnh. Bảng 4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MÍA HẬU GIANG Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Diện tích (ha) 14.521 15.663 15.514 1.142 -149 Năng suất (tấn/ha) 105 86 92 -19 6 Sản lượng (tấn) 1.524.705 1.347.018 1.427.288 -177.687 80.270 (Nguồn: Báo cáo tổng kết nông nghiệp Hậu Giang năm 2005,2006,2007) Nhận xét chung Thực trạng sản xuất mía qua các năm từ 2005 đến 2007 ở Hậu Giang có những thay đổi lớn về diện tích và năng suất sản xuất nên từ đó kéo theo sản lượng sản xuất cũng thay đổi theo. Về năng suất: Năng suất sản xuất hàng năm trên địa bàn tỉnh có những thay đổi bất thường, giảm mạnh ở năm 2006 (giảm 19 tấn/ha) và lại tăng nhẹ trong năm 2007 (tăng 6 tấn/ha). Việc giảm của năng suất sản xuất năm 2006 là do điều kiện canh tác trong năm này gặp nhiều khó khăn, sự diễn biến phức tạp của điều kiện tự nhiên như mưa, bão, lũ …. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 20 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Về diện tích sản xuất: Diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong các năm 2005, 2006, 2007 có sự tăng giảm không đều, diện tích canh tác tăng mạnh trong năm 2006 tăng 1.142 ha, xong khi sang năm 2007 thì diện tích trồng mía lại giảm 149 ha. Chính sự biến động không ngừng này của năng suất sản xuất và của diện tích canh tác nên đã dẫn đến sự thay đổi của sản lượng sản xuất thu hoạch được trong năm. Mặc dù trong năm 2006 diện tích tăng lên nhanh nhưng năng suất sản xuất lại giảm xuống mạnh và sự tăng lên của diện tích nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất nên sản lượng sản xuất trong năm giảm 177.687 tấn và chỉ đạt 1.347.018 tấn. Sang năm 2007, thì sản lượng sản xuất tăng lên và tăng 80.270 tấn. Do sự giảm đi của diện tích canh tác trong năm này nhỏ hơn sự tăng lên của năng suất sản xuất nên sản lượng sản xuất mới tăng lên. 4.1.2 Tình hình sản xuất qua các năm 4.1.2.1 Tình hình sản xuất mía năm 2005 Cây mía được xem là cây trồng chủ lực của Hậu Giang sau cây lúa và cây ăn quả. Với diện tích gieo trồng của năm là 14.521 ha (chiếm tỷ trọng 11%). Năng suất sản xuất đạt được trong năm là 105 tấn/ha (cá biệt có những hộ trong vùng sản xuất nguyên liệu đạt năng suất 200 tấn/ha). Sản lượng sản xuất thu được trong năm là 1.524.705 tấn. Tuy nhiên diện tích canh tác mía trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm từ 19.237 ha năm 2000 xuống còn 14.521 ha năm 2005, tổng diện tích đã giảm 4.716 ha, trong đó riêng huyện Phụng Hiệp đã giảm 2.893 ha (chiếm 61,30% diện tích mía bị giảm toàn tỉnh). Nguyên nhân chính là do, ở huyện Phụng Hiệp, ngoài diện tích trồng mía có đê bao chống lũ, phần ngoài đê bao là luân canh với lúa (1 vụ lúa – 1 vụ mía), phải thu hoạch mía sớm để chạy lũ nên cả năng suất và hàm lượng đường đều thấp. Mặt khác, khả năng cạnh tranh của cây mía với cây lúa và đặc biệt là cây ăn quả những năm gần đây không cao, nên người dân có xu hướng chuyển sang trồng hai vụ lúa hoặc trồng cây ăn trái. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 21 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Điều kiện canh tác trong năm Điều kiện tự nhiên: Sự diễn biến của thời tiết trong năm tương đối thuận lơi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, mặc dù hàng năm trên địa bàn tỉnh thường có lũ đến sớm. Giống: Đạt được năng suất sản xuất cao như vậy là nhờ trong năm có đến 60% diện tích trồng mía sử dụng giống để gieo trồng. Các giống mía được trồng phổ biến là ROC 16, ROC 10, VN 84-4137, ROC 18, VD 86-368, Quế Đường 11,..có năng suất và chữ đường cao. Kỹ thuật canh tác: - Kỹ thuật hỗ trợ: Trong những năm qua nhà nước cũng như doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân như quy hoạch vùng mía nguyên liệu của tỉnh. Trong đó, công ty Cổ Phần mía đường Cần Thơ Casuco – đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng bao tiêu 5.646 ha mía Hậu Giang còn tiến hành hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc, đầu tư giống mới và vật tư, giúp nhiều hộ đạt năng suất sản xuất cao. - Kỹ thuật hộ: Người dân Hậu Giang với truyền thống cần cù lao động sáng tạo, có thời gian canh tác lâu và biết tận dụng tối đa những lợi thế riêng ở địa phương mình, cùng với sự triển khai áp triệt để những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng chuyên canh hoá, từ đó làm cho giá thành sản xuất giảm, tăng được hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía. Thành tựu: Trong năm này thì người dân trồng mía đạt được năng suất sản xuất rất cao 105 tấn/ha. Hạn chế: Trong năm diện tích canh tác mía nguyên liệu trong tỉnh chưa có giống mới để gieo trồng chỉ có 60% diện tích gieo trồng có giống mía mới để canh tác, còn lại đến 40% diện tích canh tác mía phải sử dụng giống mía cũ từ gốc của năm trước. 4.1.2.2 Tình hình sản xuất mía năm 2006 Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự tăng lên so với vụ trước (2005), diện tích canh tác 15.663 ha tăng 1.142 ha. Năng suất sản xuất của ngành thì giảm so với vụ trước 2005 bình quân 86 tấn/ha và giảm 19 tấn/ha, sản GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 22 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang lượng canh tác là 1.347.018 tấn mía nguyên liệu. Diện tích giảm so với vụ trước là 177.687 tấn, Sản lượng thì bằng diện tích canh tác nhân với năng suất sản suất, mà trong năm này diện tích canh tác thì tăng mà tổng sản lượng lại giảm. Điều này cho thấy rằng sự tăng lên của diện tích sản xuất nhỏ hơn sự giảm đi của năng suất sản xuất. Nguyên nhân khi kết thúc vụ mía 2005 bà con trồng mía trúng lớn vừa trúng gía, vừa trúng mùa nên sang vụ này bà con không ngại chặt phá những diện tích canh tác những cây khác như khóm đã lão hoá và các vườn cây ăn trái kém hiệu quả khác để trồng mía. Nên sang vụ này (2006) diện tích canh tác mía của tỉnh lại tăng đáng kể so với vụ trước. Điều kiện canh tác trong năm Điều kiện tự nhiên: Trong năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang vừa qua phải gánh chịu hậu quả nặng nề do cơn bão số 9 để lại, đã làm cho vùng mía nguyên liệu ở Hậu Giang bị ngập nước gây chết gốc và trổ bông hàng loạt khiến chất lượng và sản lượng mía sụt giảm, gây thiệt hại lớn cho người dân trồng mía nhất là ở huyện Phụng Hiệp nơi có diện tích trồng mía nguyên liệu lớn nhất của tỉnh (9.000 ha). Giống: Trong năm có 70% - 75% diện tích trồng mía trong vùng mía nguyên liệu sử dụng giống mía mới để gieo trồng và các giống mía được trồng phổ biến trong năm là: ROC 6, QĐ11, Việt Đường, ROC22,… Kỹ Thuật canh tác: Cùng với những kinh nghiệm canh tác mía của người dân và sự giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật canh tác từ phía công ty mía đường Casuco đã giúp đỡ người dân rất nhiều trong canh tác. Chính sách hỗ trợ: Trong năm công ty mía đường Casuco hỗ trợ cho người dân canh tác mía bằng cách cho 100 – 350 kg giống/hộ; mua 1kg giống tặng 1kg phân hữu cơ. Nông dân mua giống trả trước 40% và số còn lại được trả chậm từ 6 tháng đến 1 năm... Ngoài ra, trong năm thì Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang và nhà tài trợ công ty mía đường Casuco tổ chức cuộc thi nông dân trồng mía giỏi, nhằm giới thiệu và nâng cao sự hiểu biết của người dân về các giống mía mới. Qua GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 23 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang hội thi thì Hậu Giang đã có 70% - 75% diện tích trồng mía chuyển đổi trồng các giống mía mới, năng suất và chất lượng đường cao. Thành tựu: Sang năm này thì diện tích trồng mía nguyên liệu sử dụng giống mía mới phục vụ cho canh tác tăng lên, nâng tổng diện tích canh tác sử dụng giống mía mới từ 60% năm 2005 lên 70% đến 75% năm 2007. Hạn chế: Ý thức của người dân trồng mía trong tỉnh chưa cao thể hiện qua việc mở rộng diện trồng mía một cách tự phát không theo quy hoạch nên việc sản xuất mía còn thụ động trước những biến đổi của thời tiết. 4.1.2.3 Tình hình sản xuất mía năm 2007 Sang vụ 2007 thì diện tích canh tác và năng suất sản suất mía nguyên liệu của Hậu Giang có sự thay đổi so với vụ trước. Sang vụ này thì diện tích canh tác mía nguyên liệu của vùng có sự giảm đi từ 15.663 ha (2006) còn 15.514 ha 2007 ( giảm 149 ha ), nhưng năng suất sản xuất lại tăng lên và tăng 6 tấn/ha, sản lượng sản xuất được là 1.427.288 tấn tăng 80.270 tấn. Diện tích thu hoạch đến cuối năm là 12.209 ha. Điều kiện canh tác trong năm Điều kiện tự nhiên: Do đặc thù của tỉnh là vùng trũng mía – lúa và lũ ở đây thường đến sớm, phải thu hoạch chạy lũ vào khoảng cuối tháng 9 là xong, để tranh thủ sạ xen vụ lúa liếp nhằm tăng thu nhập cải tạo đất hạ gía thành sản xuất. Nhìn chung thì diễn biến khí hậu trên địa bàn tỉnh cũng rất thuận lợi và thích hợp cho cây mía phát triển. Nhưng do hạn chế của lũ nên ở đây cây mía có đủ điều kiện để sinh trưởng và phát triển nhưng không có đủ thời gian để tích luỹ đường từ đó làm cho chữ đường trong mía thấp không bán được giá cao. Cũng chính do điều kiện canh tác mía khó khăn như vậy nên trong năm nhiều diện tích gieo trồng được bà con chuyển sang các loại cây trồng khác thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Điều này đã làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động của nhà máy đường của tỉnh. Giống mía: trong năm 2007 toàn tỉnh có 95% diện tích canh tác sử các giống mía mới để gieo trồng, các giống mới như ROC16, DLM24, VĐ86-368, R570, VĐ93-159, QĐ11 còn lại một số giống mới đang được nông dân trồng trình diễn GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 24 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang như CR74-250, C13-281, C13-2474, Đài ưu, VĐ85-177, M30-3566, K88-65... Còn lại 5% diện tích canh tác toàn tỉnh sử dụng gốc mía cũ. Tuy nhiên, do đặc thù vùng trũng mía - lúa nên việc sản xuất giống để tự trồng hoặc lưu gốc cho vụ sau thường khó thực hiện được. Kỹ thuật canh tác và hỗ trợ: Ngoài việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình canh tác mía, nông dân còn được sự hỗ trợ tích cực trong công tác khuyến nông của CASUCO như chuyển đổi giống; chuyển giao khoa học kỹ thuật; xây dựng các mô hình, các điểm trình diễn; tổ chức các buổi tham quan, hội thảo đầu bờ... và một số các đề tài nghiên cứu nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất mía. Ngoài ra, ngành nông nghiệp và Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang cũng tích cực hỗ trợ trong việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền vận động người trồng mía theo hướng thâm canh, lưu gốc để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thành tựu: Sang năm này thì toàn tỉnh đã nâng diện tích trồng mía sử dụng giống lên 95% diện tích canh tác toàn tỉnh. Về phía các ngành các đơn vị liên quan có sự tham gia nhiệt tình, tổ chức các chương trình như các điểm trình diễn; tổ chức các buổi tham quan;…nhằm hỗ trợ kỹ thuật trồng mía cho người dân Hạn chế trong năm: Việc sản xuất mía trong năm còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, canh tác còn chịu sự tác động mạnh của diễn biến phức của thời tiết. Do đặc thù của địa phương là xuống giống tập trung, thu hoạch tập trung như Phụng Hiệp, Ngã Bảy nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu công lao động để thu hoạch mía. Và do diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún mà phương tiện vận chuyển thì lại nhỏ, nên gặp khó khăn trong việc chuyên chở mía từ đồng ruộng đến tay thương lái. Việc vận chuyển mía phải tốn thời gian tương đối lâu nên làm cho chữ đường và sản lượng mía giảm, mà giá mía do thương lái vận chuyển về nhà máy cao hay thấp là do chữ đường trong mía chứ không phải do năng suất mía cao hay thấp. Đã làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu mua mía nguyên liệu cho người dân, đều này đã dẫn đến tình trạng ép giá trong việc mua bán mía của người dân. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 25 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 4.2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA. 39375 30100 43240 26260 2526024780 16975 4840 14595 0 10000 20000 30000 40000 50000 2005 2006 2007 Năm 1. 00 0đ ồn g doanh thu chi phí lợi nhuận Hình 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM Kết quả sản xuất mía hàng năm luôn có sự thay đổi về doanh thu, lợi nhuận nên hiệu quả sản xuất qua các năm rất khác nhau. Sự thay đổi này của doanh thu và lợi nhuận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ở đây thấy rõ nhất đó là do năng suất sản xuất, do giá bán và do chi phí sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Bảng 5. KẾT QUẢ SẢN XUẤT 1 HA MÍA QUA CÁC NĂM HẠNG MỤC 2005 2006 2007 Năng suất (tấn/ha) 105 86 92 Giá bán (đồng/kg) 375 350 470 Doanh thu (đồng) 39.375.000 30.100.000 43.240.000 Chi phí (đồng) 24.780.000 25.260.000 26.265.000 Lợi nhuận (đồng) 14.595.000 4.840.000 16.975.000 Chi phí/doanh thu (%) 62,93 83,92 60,74 Lợi nhuận/doanh thu (%) 37,07 16,08 39,26 (Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 26 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 4.2.1 Phân tích chi phí trong sản xuất 24780 25260 26265 24000 24500 25000 25500 26000 26500 1000 đồng 2005 2006 2007 Năm Hình 4. CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG NĂM Trong sản xuất mía thì chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí lao động. Trong đó, chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao hơn chi phí vật chất rất nhiều khoảng gấp 1,5 lần so với chi phí vật chất. Chi phí vật chất phục vụ cho sản xuất 1 ha mía hàng năm chỉ chiếm tỷ trọng dưới 40%, còn lại trên 60% là chi phí lao động. Chi phí vật chất hàng năm chỉ tăng ở khoảng mục phân bón, còn các chi phí còn lại đều giảm. Chi phí lao động, trong chi phí lao động thì tăng nhiều nhất là chi phí thuê ngoài. Tỷ trọng của chi phí lao động cao thể hiện việc sản xuất, canh tác của người dân ta chủ yếu là dựa vào lao động chân tay hơn là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong canh tác mía. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 27 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 6. CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ TRONG SẢN XUẤT ĐVT: Đồng 2005 2006 2007 CHỈ TIÊU Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) A. Chi Phí Vật Chất 9.330.000 37,65 9.260.000 36,66 9.065.000 34,51 Giống 4.970.000 20,06 4.550.000 18,01 4.200.000 15,99 Phân bón 3.860.000 15,58 4.210.000 16,67 4.865.000 18,52 Ure 1.610.000 6,50 1.750.000 6,93 1.925.000 7,33 DAP 900.000 3,63 840.000 3,33 1.050.000 4,00 NPK 1.350.000 5,45 1.620.000 6,41 1.890.000 7,20 Thuốc BVTV 500.000 2,02 500.000 1,98 500.000 1,90 B.Chi phí lao động 15.450.000 62,35 16.000.000 63,34 17.200.000 65,49 Lao động gia đình 7.525.000 30,37 7.525000 29,79 7.525.000 28,65 Lao động thuê mướn 7.925.000 31,98 8.475.000 33,55 9.675.000 36,84 TỔNG 24.780.000 100 25.260.000 100 26.265.000 100 ( Nguồn Phòng Khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Tổng chi phí sản xuất hàng năm cho một ha mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có khuynh hướng tăng lên và tăng tương đối đồng đều. Và tăng ở khoản mục chi phí phân bón và chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động thuê mướn hàng năm đều tăng và tăng theo giá lao động hàng năm. 4.2.1.1 Phân tích chi phí vật chất Trong chi phí vật chất gồm có các khoản mục chi phí sau: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, chi phí giống chiếm tỷ trọng cao nhất tiếp đó là chi phí phân bón và sau cùng là chi phí dùng cho thuốc bảo vệ thực vật. Hàng năm chi phí vật chất phục vụ cho sản xuất mía trên địa bàn tỉnh Hậu GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 28 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Giang có sự thay đổi, chi phí này giảm trong năm 2006 và tăng lên trong năm 2007 nhưng sự tăng giảm này rất nhỏ có thể cho rằng chi phí vật chất hàng năm trong trồng mía của Hậu Giang ổn định. Mặc dù tổng chi phí vật chất có thể xem là không thay đổi nhưng các khoản mục chi phí bên trong có sự thay đổi rất lớn. Bảng 7 . CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ VẬT CHẤT ĐVT: đồng 2005 2006 2007 Chỉ tiêu Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Thành tiền Tỷ trọng (%) Giống 4.970.000 53,27 4.550.000 49,14 4.200.000 4,91 Phân bón 3.860.000 41,37 4.210.000 45,46 4.865.000 50,86 Ure 1.610.000 17,26 1.750.000 18,90 1.925.000 20,13 DAP 900.000 9,65 840.000 9,07 1.050.000 10,98 NPK 1.350.000 14,47 1.620.000 17,49 1.890.000 19,76 Thuốc BVTV 500.000 5,36 500.000 5,40 500.000 5,23 TỔNG 9.330.000 100 9.260.000 100 9.565.000 100 (Nguồn: phòng Khuyến Nông sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Trong chi phí vật chất phục vụ sản xuất mía hàng năm thì có chi phí giống và chi phí phân bón thay đổi còn chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không thay đổi và nó ổn định qua các năm. a) Phân tích chi phí giống Hàng năm người trồng mía phải đầu tư khoảng 4 – 5 triệu đồng để mua giống mía mới, các loại giống mía được trồng phổ biến là ROC16, DLM24, VĐ86-368, R570, VĐ93-159, QĐ11 còn lại một số giống mới đang được nông dân trồng trình diễn như CR74-250, C13-281, C13-2474, Đài ưu, VĐ85-177, M30-3566, K88-65…. Nếu giá phân bón phục vụ cho trồng mía hàng năm đều tăng thì giá mía giống/đơn vị lại giảm, nhưng nhìn chung chi phí mía giống đơn vị hàng năm vẫn cao. Giá giống mía hàng năm trên địa bàn tỉnh cao nguyên nhân là do việc cung cấp giống GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 29 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang cây trồng trên địa bàn toàn tỉnh của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang còn nhiều hạn chế, đối với cây mía trong năm 2006, chỉ có khoảng 70% diện tích sử dụng giống mía mới, còn lại khoảng 30% diện tích trồng mía trên địa bàn tỉnh phải sử dụng giống cũ (chừa gốc của vụ trước cho vụ sau). Điều này thể hiện sự khan hiếm của mía giống trên địa bàn tỉnh, cung về mía giống nhỏ hơn cầu về mía giống nên gía mía giống đơn vị cao. Nhưng đến năm 2007 thì toàn tỉnh có đến 95% diện tích trồng mía có giống mía mới để gieo trồng đã cho thấy sự khan hiếm của mía giống ngày càng được giảm bớt. Việc giá giống mía đơn vị hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cao nhưng đều giảm là do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao thông qua các hệ thống truyền thông đại chúng, nên việc gieo trồng mía giống đạt kết quả cao trên qui mô rộng. Nên việc cung mía giống trên thị trường giảm bớt sự khan hiếm, do cung mía giống ngày càng tiến gần đến cầu về mía giống nên đã đạt mức cân bằng cung cầu, từ đó đẩy giá mía giống giảm dần. b) Phân tích chi phí phân bón Phân bón là một yếu tố đầu vào rất cần thiết cho cây trồng, phân bón bổ sung lượng dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, đồng thời nó còn góp phần cải tạo đất, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Các loại phân bón thường được sử dụng trong canh tác mía ở tỉnh Hậu Giang là phân Ure, DAP và phân NPK. Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang người dân trồng mía sử dụng phân Ure nhiều nhất, tiếp đó là phân NPK, sau cùng là DAP. Chi phí phân bón phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng và tăng mạnh trong năm 2007. Và phân là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu chi phí vật chất và trong tổng chi phí sản xuất hàng năm cho một ha mía của tỉnh. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 30 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 8. GIÁ PHÂN BÓN QUA CÁC NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Đồng Năm 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Ure 4.600 5.000 5.500 400 500 DAP 5.600 5.600 7.000 0 1.400 NPK 5.400 5.400 6.000 0 600 (Nguồn: phòng Khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Nhìn chung các khoản mục phân bón phục vụ cho sản xuất mía từ năm 2005 đến 2007 đều tăng, và mức tăng không đồng đều giữa các năm và giữa các loại phân. Có loại tăng đều qua các năm và cũng có loại không tăng hoặc tăng đồng đều qua các năm. Giá phân Ure hàng năm đều tăng, và mức tăng năm sau lớn hơn mức tăng năm trước, cụ thể năm 2006 tăng 400 đồng/kg so với năm 2005 và sang năm 2007 tăng 500 đồng/kg so với 2006, mức tăng ở năm 2007 lớn hơn mức tăng ở năm 2006 100 đồng/kg. Sự tăng lên của giá phân Ure cũng góp phần làm tăng chi phí sản xuất hàng năm của cây mía. Điều này nói lên điều kiện sản xuất của cây mía ngày càng khó khăn, nếu giá bán của cây mía nguyên liệu hàng năm không tăng lên tương ứng thì hiệu quả sản xuất mía của tỉnh sẽ không cao. Giá phân DAP không tăng trong năm 2006 nhưng lại tăng vọt trong năm 2007, mức tăng là 1.400 đồng/kg. Giá phân NPK không tăng trong năm 2006 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2007, mức tăng này khá cao 600 đồng/kg. Giá các loại phân phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng trong năm 2007, và có một mặt hàng đó là phân DAP tăng mạnh GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 31 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang nhất 1.400 đồng/kg. Điều này thể hiện nguyên nhân tại sao chi phí sản xuất mía trong năm 2007 cao hơn trong các năm trước. 5500 50004600 7000 56005600 6000 5400 5400 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 năm đồ ng Ure DAP NPK Hình 5. SỰ THAY ĐỔI GIÁ PHÂN QUA CÁC NĂM c) Phân tích chi phí thuốc bảo vệ thực vật Cùng với sự tăng giá của phân bón thì thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng lên đáng kể trung bình giá thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 20% đến 30% so với trước đây. Nhưng chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hàng năm của tỉnh không tăng, nhờ trình độ dân trí trong nhân dân ngày càng được nâng cao nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có khoa học hơn, hiệu quả hơn từ đó tiết kiệm được chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 4.2.1.2 Phân tích chi phí lao động Chi phí lao động phục vụ cho sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng và tăng mạnh trong năm 2007. Trong chi phí lao động bao gồm chi phí lao động gia đình và chi phí lao động thuê mướn. Chi phí lao động chiếm trên 60% trong tổng chi phí đầu tư cho sản xuất một ha mía hàng năm. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 32 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 9. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Lao động gia đình 7.525.000 48,71 7.525.000 47,03 7.525.000 43,75 Lao động thuê mướn 7.925.000 51,29 8.475.000 52,97 9.675.000 56,25 TỔNG 15.450.000 100 16.000.000 100 17.200.000 100 (Nguồn: Phòng khuyến nông Sở Nông Nghiệp Và Phát Triên Nông Thôn Hậu Giang) a) Phân tích chi phí lao động thuê mướn Trong trồng mía người dân thường sử dụng lao động thuê mướn ở các khâu sau: Đào hộc, bơm sình và thu hoạch, việc sử dụng lao động thuê mướn bên ngoài là do tính chất và yêu cầu của công việc đòi hỏi hoặc là do diện tích canh tác lớn hay nhỏ và lực lượng lao động gia đình tham gia vào sản xuất nhiều hay ít. Chi phí thu hoạch là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí lao động thuê mướn bên ngoài. Và khoản mục chi phí này đều tăng qua các năm. Còn khoản mục chi phí đào hộc và chi phí bơm sình thì không tăng qua các năm. Điều này là do tính chất mùa vụ trong nông nghiệp. Bảng 10. CƠ CẤU TRONG CHI PHÍ LAO ĐỘNG THUÊ MƯỚN Chỉ tiêu 2005 Tỷ trọng (%) 2006 Tỷ trọng (%) 2007 Tỷ trọng (%) Đào hộc 1.125.000 14,20 1.125.000 13,27 1.125.000 11,63 Bơm sình 750.000 9,46 750.000 8,85 750.000 7,75 Thu hoạch 6.050.000 76,34 6.600.000 77,88 7.800.000 80,62 TỔNG 7.925.000 100 8.475.000 100 9.675.000 100 (Nguồn: Phòng khuyến nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 33 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang * phân tích chi phí thu hoạch Chi phí thu hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều tăng và tăng mạnh nhất trong năm 2007. Ở năm 2006 chỉ tăng 550.000 đồng, sang năm 2007 thì lại tăng đến 1.200.000 đồng, mức tăng gấp 2,18 lần năm 2006. Chi phí thu hoạch mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang sử dụng hoàn toàn lao động thuê mướn bên ngoài. Do tính chất của công việc đòi hỏi phải nhanh chóng và hiệu quả thì phải cao. Mỗi hộ khi vào vụ thu hoạch thì thường phải quan tâm đến nhiều việc khác như: Về phương tiện vận chuyển, bãi đổ mía, quản lý mía ngoài bãi, cân mía và thực hiện việc mua bán với thương lái, nên không tự thu hoạch mía được. Việc tăng lên của chi phí thu hoạch hàng năm là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ và thu hoạch thì tập trung, thời gian thu hoạch thì lại ngắn do nông sản không thể bảo quản lâu, tiêu thụ phải nhanh trong một khoảng thời gian ngắn từ đó đòi hỏi khâu thu hoạch cũng phải nhanh và hiệu quả, mà khối lượng công việc và yêu cầu nhịp độ lao động lại cao nên lực lượng lao động nông thôn của tỉnh không đủ để đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn tỉnh được. Cộng thêm việc chuyển từ lao động nông thôn lên thành phố cũng đã góp phần làm giảm nguồn lao động của tỉnh. Do cầu lao động lớn hơn cung lao động nên đã đẩy giá lao động trong tỉnh tăng lên cao, mặc dù gía lao động cao như thế nhưng lúc cần tìm không có. b) Phân tích chi phí lao động gia đình Trong sản xuất nông nghiệp người dân thường quan niệm “lấy công làm lời” là chuyện hiển nhiên, nên họ thường không quan tâm đến việc tính toán chi phí lao động gia đình vào trong chi phí sản xuất. Lao động gia đình trong canh tác mía thường tham gia vào các công đoạn sau như Đào hộc, chặt hom - trồng dăm, Làm cỏ - vô chân (3 đợt), đánh lá (3 đợt), tưới nước, bơm sình. Việc tính toán chi phí sản xuất ở đây dựa trên cơ sở tổng chi phí sản xuất mía/10.000 m2 (1hecta)/vụ. Chi phí lao động gia đình hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang chiếm tỷ trọng thấp hơn chi phí lao động thuê mướn trong tổng chi phí lao động trong sản xuất mía. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 34 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 11. THU NHẬP TRÊN NGÀY CÔNG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH QUA CÁC NĂM Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng chi phí (đồng) 7.525.000 7.525.000 7.525.000 Đơn giá (đồng) 30.000 40.000 50.000 Số ngày công (ngày/ha) 251 189 151 Lợi nhuận (đồng) 14.595.000 4.840.000 16.975.000 Lợi nhuận/ngày công (đồng) 58.147 25.608 112.417 (Nguồn: Phòng khuyến Nông Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Lợi nhuận trên ngày công lao động gia đình có sự thay đổi, và sự thay đổi của yếu tố này phụ thuộc vào yếu tố ngày công và lợi nhuận thu được của người dân. Lợi nhuận trên ngày công thể hiện hiệu qủa sản xuất canh tác trong năm, chỉ số này càng cao thể hiện việc xuất trong năm càng có hiệu quả. Số ngày công lao động gia đình tham gia vào sản xuất qua các năm đều giảm xuống. Điều này thể hiện sự tiến bộ của người dân trong việc sử dụng các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Trong năm 2005 và 2007 lợi nhuận thu được của người dân cao nên thu nhập trên ngày công lao động của hộ cũng cao, và trong năm 2006 là năm có lợi nhuận trên ngày công thấp nhất: Do năng suất thấp; giá bán thấp. 4.2.2 Phân tích doanh thu 39375 30100 43240 0 10000 20000 30000 40000 50000 2005 2006 2007 năm 1. 00 0 đồ ng Hình 6. DOANH THU TIÊU THỤ MÍA QUA CÁC NĂM GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 35 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Doanh thu tiêu thụ cho một ha mía phụ thuộc vào năng suất sản xuất và giá bán một kilôgam mía nguyên liệu cao hay thấp. Doanh thu tiêu thụ mía hàng năm của người dân có sự biến động lớn, doanh thu năm 2005 và 2007 tương đối cao nhưng giảm mạnh trong năm 2006 chỉ đạt 30.100.000 đồng, trong khi năm 2005 là 41.250.000 đồng và năm 2007 là 43.240.000 đồng. Giá bán: Gía bán mía nguyên liệu hàng năm ở tỉnh Hậu Giang có sự thay đổi lớn, giá mía nguyên liệu giảm trong năm 2006 mức giảm là 25 đồng/kg và tăng mạnh trong năm 2007 mức tăng là 120 đồng/kg. Sự thay đổi này của giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của năm, (doanh thu = năng suất sản xuất * gía bán). Trong năm 2005 và 2007 có giá bán và năng suất sản xuất của mía tương đối cao nên đạt doanh thu cao. Qua các năm thì doanh thu tiêu thụ của năm 2006 là nhỏ nhất do gía bán và năng suất sản xuất của năm này đều nhỏ hơn các năm khác. Do trong năm 2006 có diện tích canh tác mía tăng lên rất cao (1.142ha) mà trong năm chỉ có 57% diện tích gieo trồng mía có hợp đồng bao tiêu sản phẩm còn lại đến 43% diện tích này không được tham gia vào hợp đồng bao tiêu với các nhà máy, doanh nghiệp chế biến đường trên địa bàn tỉnh. Thêm vào đó, năm 2006 các thương lái từ các tỉnh khác không đến thu mua mía cho người dân như những năm trước mà nhà máy đường trong tỉnh thì công suất sản xuất chưa cao nên thường bị qúa tải khi vào vụ thu hoạch rộ. Cầu về sử dụng mía nguyên liệu không đáp ứng kịp nhu cầu về cung mía nguyên liệu trong dân nên đẩy giá mía nguyên liệu xuống thấp chỉ đạt 350 đồng/kg. Năng suất sản xuất: Do điều kiện tự nhiên trong năm 2006 cũng không thuận lợi, trong năm trên địa bàn tỉnh có bão, mưa nhiều bão lớn nên gây đổ ngã, ngập úng trên diện rộng do địa hình của tỉnh thấp và trũng nên mưa bão gây hậu quả xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía từ đó ảnh hưởng đến năng suất sản xuất mía của tỉnh. Cộng thêm trong năm sự diễn biến của thời tiết thất thường đã làm cho cây mía trổ cờ sớm và đồng loạt làm giảm năng suất và chữ đường trong mía nên giá thấp. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 36 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 4.2.3 Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận trong sản xuất thì bị ảnh hưởng trực tiếp bới hai yếu tố đó là doanh thu tiêu thụ và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất cho một ha mía/vụ của Hậu Giang qua các năm đều tăng, mà doanh thu tiêu thụ lại giảm đi trong năm 2006 nên dẫn đến kết quả là lợi nhuận cao năm 2005 và năm 2007 (là nhờ trong hai năm này doanh thu tiêu thụ thu được cao), lợi nhuận năm 2006 thấp do doanh thu tiêu thụ mía của năm thấp và chi phí sản xuất cao. 14595 4840 16975 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 1.000đồng 2005 2006 2007 Năm Hình 7. LỢI NHUẬN SẢN XUẤT MÍA QUA CÁC NĂM 4.2.4 Phân tích các tỷ số tài chính 4.2.4.1 Phân tích tỷ số chi phí trên doanh thu Tỷ số chi phí trên doanh thu = tổng chi phí/ tổng doanh thu. Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhấp. Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả sản xuất của cây mía. Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ hoạt động sản xuất của đơn vị kém hiệu quả. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 37 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang a) Tỷ số chi phí trên doanh thu năm 2005 37% 63% Chí phí/doanh thu (%) Lợi nhuận/doanh thu (%) Hình 8. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU 2005 rằng hoạt động hoạt xuất mía năm 2005 ) Tỷ số chi phí trên doanh thu năm 2006 * (Tỷ số chi phí trên doanh thu)2005 = 63% < 1. Tỷ số này cho biết khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập là 0,63 đồng trên vốn đầu tư đó, và tỷ số chi phí trên doanh thu năm 2005 nhỏ hơn 1. Chứng tỏ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hiệu quả. b 84% 16% Chí phí/doanh thu (%) Lợi nhuận/doanh thu (%) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 38 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Hìn i nhuận này tương đối nhỏ nhưng nhìn chung thì sản xuất vẫn đạt h ) Tỷ số chi phí trên doanh thu năm 2007 h 9.TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH THU 2006 * (Tỷ số chi phí trên doanh thu)2006 = 84% < 1. Tỷ số này cho biết khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập là 0,84 và tỷ số doanh thu trên chi phí năm 2006 nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt động sản xuất mía năm 2006 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có hiệu qủa. Nhưng tỷ số này khá cao 84% và trong 1đồng thu nhập thì có đến 0,84 của đồng thu nhập đó dùng để bù đấp chi phí chỉ còn lại 16% là lợi nhuận từ 1đồng đầu tư đó. Và phần lợ iệu quả kinh tế. c 61% 39% Chí phí/doanh thu (%) Lợi nhuận/doanh thu (%) Hình 10. TỶ TRỌNG CHI PHÍ VÀ LỢ NHUẬN TRONG DOANH THU 2007 rằng hoạt động sản xuất mía năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hậu phí của thu nhập là kém hiệu qủa nhất vì có đến 84% thu nhập là để bù đắp chi phí. I * (Tỷ số chi phí trên doanh thu)2007 = 61% <1. Tỷ số này cho biết khả năng bù đắp chi phí của 1 đồng thu nhập là 0,61 đồng và tỷ số chi phí trên doanh thu năm 2007 nhỏ hơn 1 chứng tỏ Giang có hiệu quả. Nhìn chung thông qua khả năng bù đắp chi phí của thu nhập qua các năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thì hàng năm trên địa bàn tỉnh hoạt động sản xuất mía đều có hiệu quả, chỉ có năm 2006 là hiệu qủa bù đắp chi GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 39 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 4.2.4.2 Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = lợi nhuận/ doanh thu Tỷ số này cho biết hiệu qủa của một đồng thu nhập, và đồng thời đánh giá được hiệu quả sản xuất của cây mía trên địa bàn tỉnh. Tỷ số càng cao chứng tỏ trong sản xuất mía đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập xuất mía của năm 2005 đạt hiệu quả có 37% lợi nhuận mang về từ một đ o, và phần lợi nhuận mang về từ hu nhỏ nhất và tỷ số lợi nhuậ trên doanh thu lớn nhất qua ba năm. trong sản xuất mía. a) Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 * (Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu)2005 = 37% tỷ số này cho biết cứ một đồng đem đi đầu tư thì sẽ mang về 0,37 đồng lợi nhuận trên vốn đầu tư đó. Đều này cho thấy hiệu quả sản ồng đầu tư. b) Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 * (Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu)2006 = 16% tỷ số này cho biết cứ một đồng đem đầu tư thì sẽ mang về 0,16 đồng lợi nhuận trên vốn đầu tư đó. Đều này cho thấy hiệu quả kinh tế của việc sản xuất mía năm 2006 chưa ca vốn đầu tư quá nhỏ chỉ chiếm 16% của vốn đầu tư. c) Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 * (Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu)2007 = 39% tỷ số này cho biết cứ 1 đồng đem đi đầu tư sẽ mang về 0,39 đồng lợi nhuận trên vốn đầu tư đó. Đều này cho thấy hiệu quả sản xuất mía năm 2007 đạt hiệu quả sản xuất cao hơn các năm khác và có 39% lợi nhuận mang về từ một đồng đầu tư ban đầu. Đây là tỷ lệ cao nhất trong ba năm sản xuất gần đây nhất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trong ba năm canh tác mía thì có năm 2007 là năm sản xuất mà người dân trong tỉnh đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập cho hộ. Năm 2007 là năm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất trong các năm vì có tỷ số chi phí trên doanh t n GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 40 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA ỔN ĐỊNH 5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA 5.1.1 Những thuận lợi trong sản xuất mía Trong những năm qua việc sản xuất mía của người dân trên địa bàn tỉnh được sự quan tâm, đóng góp rất nhiều của các cơ quan đơn vị liên quan. 5.1.1.1 Về phía nhà nước Thủ Tướng chính phủ đã ban hành Quyết Định 80.TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 về việc khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhằm giảm bớt rủi ro trong sản xuất của người dân, đều này đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhà nước đến đời sống của người dân nông thôn. Định hướng và quy hoạch vùng sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật vào để nâng cao nâng suất và sản lượng nông sản nhằm tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sảm trên địa bàn toàn tỉnh. Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, đặc biệt là đường bộ từ đó tạo điều kiện lưu thông hàng hoá tốt hơn. 5.1.1.2 Về phía các doanh nghiệp Các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tham gia ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con trong tỉnh. Với tổng diện tích bao tiêu chiếm khoảng 70% diện tích canh tác mía hàng năm của tỉnh. Thêm vào đó, vào đầu vụ canh tác công ty mía đường Casuco còn tham gia hướng dẫn kỹ thuật canh tác và giới thiệu các giống mía có năng suất và chất lượng cao cho bà con gieo trồng. Thậm chí, vào những lúc nhà máy chạy quá tải khi vào mùa thu hoạch rộ mía nguyên liệu thì phía nhà máy còn tiến hành phát phiếu ưu tiên cho những hộ dân có mía trổ bông trên đồng nhằm giảm sự thất thoát chữ đường trong mía và tránh gây thiệt hại nặng cho người dân. 5.1.1.3 Về phía nhà khoa học Hàng năm các đơn vị này không ngừng nghiên cứu để tạo ra các giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao hơn, có điều kiện phát triển phù hợp với thời tiết của vùng và lao động chăm sóc cũng dễ dàng hơn như giống mía: ROC 16, ROC 22, GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 41 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang QĐ 11, VNĐ 86-368, VN 4137, giống ROC 75…được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 5.1.1.4 Về phía người dân Tích cực tham gia học hỏi nâng cao tay nghề và kiến thức để canh tác cây mía có hiệu quả hơn. Tích cực tham gia các chương trình tập huấn nhằm nâng cao tay nghề và trình độ canh tác cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác. Tham gia vào các hợp đồng bao tiêu mía đã góp phần đẩy mạnh tiến độ thực hiện Quyết Định 80.TTg của thủ tướng chính phủ. 5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất mía Do đặc điểm thời tiết trong vùng là có mưa và mùa mưa trên địa bàn tỉnh thường đến sớm nên việc canh tác mía hàng năm của tỉnh còn gặp khó khăn trong việc gieo trồng. Thời gian trung bình để cây mía tích luỹ đường để đảm bảo đủ chữ đường là khoảng 9 tháng nhưng do lũ đến sớm nên người đân trồng mía phải thu hoạch mía sớm để chạy lũ, tránh ngập úng nên cây mía không có đủ thời gian tích luỹ đường làm cho gía bán của mía giảm đi, do nhà máy thu mua mía thì căn cứ vào chữ đường để thu mua mía, giá mía có cao hay không là phụ thuộc vào chữ đường trong mía quyết định. Hoạt động cung cấp mía giống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn nhiều hạn chế. Hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn còn diện tích canh tác phải sử dụng giống mía cũ. Việc sử dụng giống cũ này của người dân làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía do giống bị suy thoái. Trong cùng một tiểu vùng canh tác nhỏ nhưng lại có nhiều giống mía được gieo trồng do diện tích bình quân đầu người ít, tập quán canh nhỏ lẻ và ý thức hợp tác trong sản xuất của người dân chưa cao. Vì các giống mía khác nhau thì có thời gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Mà thu hoạch thì rộ nên gây khó khăn trong khâu thu hoạch và chữ đường trong mía thu được còn hạn chế. Việc sản xuất cây mía được tiến hành ngoài trời trên đồng ruộng nên sau khi thu hoạch phải tiến hành vận chuyển mía đến bãi đổ, nên phương tiện vận chuyển cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong sản xuất. Nhưng dụng cụ vận chuyển của chúng ta còn hạn chế chưa nhiều, qui mô thì nhỏ cũ kỷ mà hệ GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 42 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh thì lại rất là chằn chịt và đa dạng. Chính vì phương tiện vận chuyển nhỏ nên phải đi lại nhiều gây tốn nhiều thời gian từ đó làm ảnh hưởng đến chữ đường trong mía, làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu mua mía nguyên liệu trong dân. Việc mở rộng quy mô sản xuất còn mang tính tự phát không theo quy hoạch và việc sản xuất còn thụ động trứơc sự diễn biến của tự nhiên. 5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ CÂY MÍA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong tương lai để cây mía phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao thì hộ, các đơn vị liên quan nên chú ý phát huy đẩy mạnh lợi thế của cây mía đồng thời khắc phục những khó khăn trong sản xuất để có thể đạt hiểu quả kinh tế trong sản xuất cao hơn và ổn định hơn. Sau đây là một số giải pháp đề nghị nhằm đưa cây mía phát triển bền vững. Các cấp các ngành có liên quan cần mở rộng và nâng cao hiệu quả chất lượng các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật canh tác cho nhân dân. Nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác một cách có hiệu quả. Đối với những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên hợp tác liên kết với nhau để thống nhất lịch thời vụ, giống mía gieo trồng trong khu vực nhằm hạn chế được tình trạng nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp và có thể tạo ra dòng sản phẩm chất lượng đồng đều, sản lượng tương đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái thu gom nên hạn chế được tình trạng ép giá trong thu mua mía nguyên liệu trong dân. Mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn cho người dân nhằm để họ có đủ trình độ để sử dụng đúng quy định, nguyên tắc khoa học kỹ thuật như chương trình “3 giảm 3 tăng”, chương trình “4 đúng” để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất. Những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên liên kết lại với nhau đầu tư nhiều hơn nữa cho phương tiện vận chuyển mía, có thể nhiều hộ cùng sử dụng chung một phương tiện vận chuyển bằng cách luân phiên có hiệu quả để đảm bảo khâu vận chuyển nông sản không tốn nhiều công sức, thời gian. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 43 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Hộ nên tạo điều kiện, nâng cao trình độ để tự sản xuất cây giống tại điều kiện gia đình nhằm giảm được chi phí mua mía giống hàng năm để canh tác, và đây là khoản chi tương đối cao ( 4 – 5 triệu/vụ) tránh được sự khan hiếm của giống mía tạo được thế chủ động trong lịch thời vụ của hộ, không còn phụ thuộc vào các đơn vị cunh ứng giống. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 44 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Nhìn chung hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều đem lại lợi nhuận cho người dân trồng mía. Cây mía được xem là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân trong tỉnh. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây mía, những tác động xấu của tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất, diện tích canh tác và sản lượng thu hoạch của người dân. Giá mía nguyên liệu hàng năm trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi và giá mía nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ của cây mía. Sự thay đổi của gía phân bón trên thị trường có ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của người dân, giá phân bón tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Lợi nhuận sản xuất thu được từ hoạt động sản xuất mía hàng năm của tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chi phí sản xuất trong tổng doanh thu tiêu thụ của năm. Công tác cung ứng giống của tỉnh Hậu Giang còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu gieo trồng trên địa bàn tỉnh, giá mía giống/đơn vị còn cao nên chi phí mua giống mới cao (từ 4 – 5 triệu/vụ). Trong địa bàn tỉnh còn nhiều diện tích canh tác phải sử dụng giống cũ của vụ trước để lại. Hoạt động sản xuất mía trên địa bàn tỉnh hàng năm đều có sự tham gia hỗ trợ tích cực của nhà nước, doanh nghiệp nhằm hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu các giống mía mới có năng suất và chất lượng cao. 6.2 KIẾN NGHỊ * Về nông hộ Cần có sự đoàn kết giữa các hộ canh tác trong cùng tiểu vùng trồng mía, để hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác. Hộ cũng nên trao đổi với nhau về giống mía gieo trồng cho vùng nhằm hạn chế tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất từ đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 45 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Cần có những chiến lược canh tác thích hợp như: rải vụ giữa các vùng sản xuất nhằm tránh tình trạng thiếu lao động và quá tải của nhà máy khi vào vụ thu hoạch rộ. Nên tích cực tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, áp dụng đúng và có hiệu quả những kiến thức được huấn luyện vào trong sản xuất. * Các đơn vị có liên quan Tạo mọi điều kiện để hộ sản xuất như: - Nên xây dựng hệ thống đê bao hoàn thiện hơn nhằm hạn chế những tác động xấu của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán từ đó có thể giúp hộ chủ động hơn trong sản xuất trước những thay đổi của tự nhiên. - Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như: về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở sản xuất giống cây trồng, xây dựng vùng nguyên liệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh nói chung và cây mía nói riêng. - Có nhiều chương trình, chính sách nhằm nhân rộng mô hình hợp tác xã, các câu lạc bộ sản xuất mía… để tạo điều kiện cho hộ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ đó hiệu quả sản xuất mía sẽ cao. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 46 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Sinh (năm 2000). Bài giảng Kinh Tế Thuỷ Sản, tủ sách Đại Học Cần Thơ 2. PGS. TS Chu Hữu Quý (năm 2001). Con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia. 3. Thái Văn Đại (2007). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, tủ sách Đai Học Cần Thơ 4. Báo cáo quy hoạch nông nghiệp Hậu Giang (năm 2005). Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang. 5. Báo cáo tổng kết chiến dịch thủy lợi – giao thông mùa khô năm 2007 Hậu Giang. 6. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Quyết Định 80/2002/QĐ.TTg ngày 24/6/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ (năm 2005). Hậu Giang 7. Báo cáo tổng kết năm 2005 định hướng 2006 của ngành nông nghiệp Hậu Giang. 8. Báo cáo tổng kết năm 2006 định hướng 2007 của ngành nông nghiệp Hậu Giang. 9. Báo cáo tổng kết năm 2007 định hướng 2008 của ngành nông nghiệp Hậu Giang. 10. Từ internet, báo chí có liên quan GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 47 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang PHỤ LỤC Bảng 1. HIỆU QỦA SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2005) Stt Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Tỷlệ(%) A CHI PHÍ VẬT CHẤT 9.330.000 1 Giống kg 7.000 710 4.970.000 20,06 2 Phân bón Kg Ure 350 5.000 1.610.000 6,50 DAP 150 5.600 900.000 3,63 25.25.5 300 5.400 1.350.000 5,45 3 Thuốc cỏ, trừ sâu 500.000 2,02 B CHI PHÍ LAO ĐỘNG 15.450.000 1 Đào hộc Công 10 150.000 1.500.000 6,05 2 Chặt hom,trồng, dặm Công 10 150.000 1.500.000 6,05 3 Làm cỏ, vô chân (3đợt) Công 10 240.000 2.400.000 9,69 4 Đánh lá mía (3đợt) Công 10 200.000 2.000.000 8,07 5 Tưới nước 500.000 2,02 6 Bơm sình 10 150.000 1.500.000 6,05 7 Thu hoạch 110 55.000 6.050.000 24,41 C TỔNG CHI PHÍ 24.780.000 100 D THU HOẠCH kg 110.000 375 41.250.000 E LỢI NHUẬN 16.470.000 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 48 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2006) STT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền tỷ lệ (%) A CHI PHÍ VẬT CHẤT 8.760.000 1 Giống kg 7.000 650 4.550.000 18,38 2 Phân bón Kg Ure 350 5.000 1.750.000 4,97 DAP 150 5.600 840.000 2,37 25.25.5 300 5.400 1.620.000 6,54 3 Thuốc cỏ, trừ sâu 500.000 2,02 B CHI PHÍ LAO ĐỘNG 16.000.000 1 Đào hộc Công 10 150.000 1.500.000 6,06 2 Chặt hom,trồng, dặm Công 10 150.000 1.500.000 6,06 3 Làm cỏ, vô chân (3đợt) Công 10 240.000 2.400.000 9,69 4 Đánh lá mía (3đợt) Công 10 200.000 2.000.000 8,08 5 Tưới nước 500.000 2,02 6 Bơm sình 10 150.000 1.500.000 6,06 7 Thu hoạch 110 60.000 6.600.000 26,66 C TỔNG CHI PHÍ 24.760.000 100 D THU HOẠCH kg 110.000 320 35.200.000 E LỢI NHUẬN 10.440.000 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 49 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHO 1 HA MÍA (2007) STT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Tỷ lệ (%) A CHI PHÍ VẬT CHẤT 9.065.000 1 Giống kg 7.000 600 4.200.000 15,99 2 Phân bón Kg Ure 350 5.500 1.925.000 7,33 DAP 150 7.000 1.050.000 4 25.25.5 300 6.300 1.890.000 7,2 3 Thuốc cỏ, trừ sâu 500.000 1,9 B CHI PHÍ LAO ĐỘNG 17.200.000 1 Đào hộc Công 10 150.000 1.500.000 5,71 2 Chặt hom,trồng, dặm Công 10 150.000 1.500.000 5,71 3 Làm cỏ, vô chân (3đợt) Công 10 240.000 2.400.000 9,14 4 Đánh lá mía (3đợt) Công 10 200.000 2.000.000 7,61 5 Tưới nước 500.000 1,9 6 Bơm sình 10 150.000 1.500.000 5,71 7 Thu hoạch 120 65.000 7.800.000 29,7 C TỔNG CHI PHÍ 26.265.000 100 D THU HOẠCH kg 120.000 320 38.400.000 E LỢI NHUẬN 12.135.000 GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang.pdf
Luận văn liên quan