Đề tài Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng tmcp Việt Nam thịnh vượng - Chi Nhánh Bình Định

Qua một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Bình Định đã giúp em nhận thức được phần nào vai trò của các hoạt động huy động vốn và quy trình sử dụng nguồn vốn, các nghiệp vụ tín dụng đó như thế nào đối với nền kinh tế nói chung và đối với Ngân hàng nói riêng. Qua đó cũng thấy được bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Bình Định. Thông qua bài viết này em mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động tại Ngân hàng, để Ngân hàng ngày càng phát triển bền vững, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm vừa qua, vượt lên tất cả những khó khăn thử thách của nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và đặc biệt là Chi nhánh Bình Định đã có những tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để vững bước phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Ngân hàng cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình bằng cách phát huy những điểm mạnh, không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những điều mới, đồng thời phải luôn chú trọng đến vấn đề hiệu quả tín dụng, coi đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan để tạo ra hành lang vững chắc cho sự phát triển của Ngân hàng.

doc49 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2718 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng tmcp Việt Nam thịnh vượng - Chi Nhánh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
to lớn của đất nước. Chỉ có khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh mới có khả năng khai thác tối đa các tiềm năng của đất nước. + Các DNNQD là khu vực có khả năng khai thác và thu hút vốn trong dân, đây là nguồn vốn có nhiều tiềm năng chưa được khai thác nhiều, do tính hiệu quả, quy mô sản xuất chủ yếu là vừa và nhỏ đòi hỏi vốn không nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh, dần dần tạo nên tập quán của người dân đầu tư vào sản xuất. + Các DNNQD sản xuất một khối lượng sản phẩm, dịch vụ tương đối lớn đáp ứng cho nhu cầu xã hội, làm giảm bớt áp lực cầu của thị trường đồng thời đóng góp vào Ngân sách Nhà nước. Các DNNQD đáp ứng tốt những nhu cầu của người tiêu dùng với giá rẻ hơn và thuận tiện hơn. Thương nghiệp và dịch vụ, hay nói chung là ngành phân phối lưu thông thuộc về ưu thế hoạt động của các DNNQD, vì các loại dịch vụ cho cá nhân, cho các tổ chức kinh tế xã hội thường có yêu cầu đa dạng về chủng loại và đòi hỏi được phân phối rộng khắp, phù hợp với sự phân bố của các DNNQD. + Các DNNQD nâng cao tính năng động, linh hoạt của nền kinh tế nhờ quy mô nhỏ, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng phù hợp với chuyên môn hoá với đa dạng hoá, linh hoạt với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. So với doanh nghiệp nhà nước, DNNQD không thể ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, phần vì điều kiện giúp đỡ của Nhà nước bị hạn chế nên kể cả vốn, lao động họ tự mình điều chỉnh, tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, thử thách. + Các DNNQD có khả năng tập trung vốn, trí tuệ vào các ngành kinh tế có khả năng phát triển hay những ngành kinh tế đòi hỏi hàm lượng tri thức cao cũng như có khả năng lấp đầy những khoảng trống trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh không cần nhiều vốn và có mức lợi nhuận thấp, đồng thời DNNQD thường phổ biến sử dụng các công nghệ trung gian, từng bước hiện đại hoá, là cầu nối giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại. Các DNNQD dễ dàng, nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ nên dễ thích ứng với sự biến đổi thường xuyên của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. + Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, các DNNQD sẽ là một cầu nối quan trọng cho sự hội nhập đó. Các nhà đầu tư nước ngoài cần phải có những bạn đồng hành để họ an tâm đầu tư vốn khoa học công nghệ…Chính các DNNQD có thể thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ sản xuất…và là người bạn đồng hành tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Thứ hai, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế việc di dân vào đô thị: + Trong tiến trình đẩy mạnh cổ phần hoá, cho thuê và giải thể các DNNN thì việc dôi ra một số lượng lớn lao động là điều không thể tranh khỏi. Các DNNQD có khả năng tạo ra việc làm với mức đầu tư thấp và chủ yếu bằng vốn dân mà lẽ ra Nhà nước phải tốn rất nhiều vốn đầu để giải quyết việc làm. Giải quyết có hiệu quả vấn đề thất nghiệp từ đó dẫn đến giảm bớt các tệ nạn xã hội và tạo sự phát triển hài hoà cho nền kinh tế. + Tỉ trọng thu hút lao động của các DNNQD trên phạm vi cả nước cũng có xu hướng tăng lên. + Các DNNQD có tác động thúc đẩy quá trình đô thị hoá phi tập trung. Sự phát triển của các DNNQD ở nông thôn không chỉ tạo ra việc làm cho những người chưa có việc làm và còn thu hút số lượng lớn lao động thời vụ trong thời gian nông nhàn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, rút dần lực lượng lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp, dịch vụ nhưng vẫn sống tại quê hương, giảm bớt lượng người di cư từ các huyện ngoại thành vào các quận nội thành. -Thứ ba, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế. Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề sản xuất kinh doanh đều do khu vực kinh tế quốc doanh đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, Nhà nước gữi vai trò độc quyền còn lại hầu hết các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các DNNQD đều tham gia với mức độ ngày càng lớn. Trong đó, một số ngành nghề DNNQD đã chiếm tỷ trọng rất cao. Sự phát tiển phong phú đa dạng các cơ sở sản xuất, các loại sản phảm dịch vụ, các hình thức kinh doanh …của khu vực đã tác động mạnh mẽ đến các DNNN. Nói cách khác, DNNQD đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động hơn, đồng thời cũng tạo sức ép lớn buộc công tác quản lý hành chính của Nhà nước phải thay đổi nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Như vậy, sự phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng hình thành và xác lập vai trò vị trí của của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, đẩy nhanh việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách DNNN, cải tổ cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh. - Thứ tư: Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà doanh nghiệp tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam có trình độ. Đồng thời cơ chế quản lý mềm dẻo trong các DNNQD cũng tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực của mọi người, từng bước thực hiện công bằng xã hội. 1.3.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh v Bằng các chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, nhà nước đã khuyến khích các tầng lớp dân cư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới, góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế. Có các biện pháp khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua chính sách miễn thuế, hoàn thuế thu nhập nếu doanh nghiệp sử dụng vốn để tái đầu tư, chính sách tín dụng ưu đãi, bảo lãnh tín dụng… v Góp phần thúc đẩy tăng khả năng tự tích luỹ và mở rộng khả năng huy động vốn từ bên ngoài, giúp cho doanh nghiệp tăng cường năng lực tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh. v Góp phần quan trọng hướng dẫn và điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp, hướng các hoạt động của các doanh nghiệp vào các ngành nghề và khu vực cần phát triển của nhà nước. v Tăng khả năng hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. 1.3.4. Một số quy định về cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Mục đích cho vay: nhằm bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục. - Đối tượng cho vay: là các tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân và thể nhân. - Hạn mức cho vay Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà Ngân Hàng Cho Vay và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. “Hạn mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn vay của khách hàng - Vốn tự có của khách hàng”. - Điều kiện vay vốn + Có năng lực pháp lý. + Có khả năng tài chính. + Có mục đích sử dụng vốn phù hợp với mục tiêu đầu tư. + Dự án đầu tư phải có tính khả thi và phải tính được hiệu quả trực tiếp. + Phải thực hiện đúng các quy định về đảm bảo tiền vay của chính phủ. - Thời hạn cho vay: tối đa là 12 tháng - Nguyên tắc cho vay + Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn + Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng đã thoả thuận và có hiệu quả. + Cho vay phải được đảm bảo theo đúng quy định của chính phủ. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại VPBank 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (trước đây là Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam và được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng vào ngày 27/07/2010) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH – GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 08 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ – UB ngày 04 tháng 09 năm 1993. Các chức năng hoạt động chủ yếu của của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư. Kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác. Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ Ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8 năm 2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCB – một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên 1000 tỷ đồng. Và đến nay vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên trên 2000 tỷ từ ngày 01/10/2008. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho phép VPBank mở thêm Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 11/1994 VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng, vào tháng 7/1995 VPBank được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chi nhánh Hà Nội trên cở sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở, Chi nhánh Huế, Chi nhánh Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mở thêm một số Chi nhánh nữa. Bên cạnh mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006 VPBank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty Chứng Khoán. Tính đến tháng 8 năm 2006, hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quãng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh( Nghệ An), Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống của VPBank lên 50 Chi nhánh và phòng giao dịch. Hiện tại VPBank đã có trên 134 Chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn các tỉnh. Thành phố trên cả nước. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của Ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu, cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách là chúng ta bước vào hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. 2.1.1.2. Sứ mệnh phát triển Là một Ngân hàng Thương mại đô thị đa năng, hoạt động với phương châm: “Lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng”. Đối với khách hàng: VPBank cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh. Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong chuyên ngành của mình là Tài chính - Ngân hàng. Đảm bảo người lao động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát triển về cả chính trị và văn hóa… Đối với cổ đông: VPBank luôn quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao và ỏn định hàng năm… Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tôt nghĩa vụ tài chính đối với Ngân sách Nhà nước, luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, tổ chức hoạt động từ thiện…nhằm chia sẽ một phần nào khó khăn của cộng đồng. 2.1.2. Vài nét giới thiệu về VPBank Chi nhánh Bình Định 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP VPBank – CN Bình Định Ngân hàng TMCP VPBank – Chi nhánh Bình Định được thành lập vào ngày 08/01/2008 căn cứ vào văn bản số 1877/QĐ – NHNN ngày 10/08/2007 của NHNN Việt Nam chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng mở CN tại tỉnh Bình Định. Ngân hàng TMCP VPBank – CN Bình Định có trụ sở tại số 106 – 108 Phan Bội Châu, phường Lê Lợi, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chi nhánh là đơn vị cấp 1 trực thuộc Ngân hàng VPBank có con dấu riêng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Ngân hàng TMCP VPBank và NHNN Việt Nam. Chi nhánh Bình Định trực thuộc Ngân hàng TMCP VPBank có phạm vi hoạt động theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP VPBank. Nội dung hoạt động của CN Bình Định trực thuộc Ngân hàng TMCP VPBank thực hiện theo các quy định tại số 46 – 2006/QĐ – HĐQT ngày 22/03/2006 của HĐQT Ngân hàng VPBank. Với phương châm “ trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể, VPBank là một trong những Ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại Việt Nam, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ v Các lĩnh vực, nhiệm vụ của VPBank chi nhánh Bình Định đang thực hiện theo giấy phép kinh doanh · Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư. · Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với cá tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của Ngân hàng. · Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác. · Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa khách hàng và các dịch vụ Ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam v Các sản phẩm dịch vụ chính của VPBank chi nhánh Bình Định · Huy động vốn ( nhận tiền gửi khách hàng ) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng. · Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh ) bằng VNĐ và ngoại tệ. · Các dịch vụ trung gian( thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua Ngân hàng). · Kinh doanh ngoại tệ. · Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ … 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban v Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của VPBank chi nhánh Bình Định BAN GIÁM ĐỐC P. giao dịch kế toán P. Công nghệ thông tin P. Kiểm soát nội bộ P. Tổ chức hành chính P. phuc vụ khách hàng Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng v Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban tại CN - Ban giám đốc: Có 1 Giám đốc, là người được Hội sở bổ nhiệm. Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh, trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh theo quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP VPBank và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình, là người đề ra các mục tiêu, kế hoạch cho Chi nhánh và chỉ đạo hoạt động của Chi nhánh. - Phòng phục vụ khách hàng: Bao gồm các bộ phận * Bộ phận tín dụng * Bộ phận thẩm định * Bộ phận thanh toán quốc tế Phòng phục vụ khách hàng bao gồm 8 người, trong đó có 1 trưởng phòng, còn lại là nhân viên tín dụng thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ, xác minh thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, phương án vay vốn, khả năng tài trợ, tài sản bảo đảm của khách hàng. Phân tích thẩm định, đề xuất cho vay và bảo lãnh. - Phòng giao dịch – kế toán và ngân quỹ: Bao gồm 3 bộ phận w Bộ phận kế toán: Có 1 người, có nhiệm vụ phản ánh toàn bộ hoạt động của Ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác bằng các số liệu, kiểm tra và đôn đốc quá trình thực hiện các kế hoạch về nguồn vốn và sử dụng vốn, thực hiện công việc thống kê sổ sách hằng ngày, lập báo cáo tài chính theo ngày – theo tháng – theo quý – năm cho lãnh đạo và các cơ quan thanh tra. Ngoài ra, còn tham mưu cho ban Giám đốc trong việc phân tích các hoạt động của Ngân hàng. w Bộ phận ngân quỹ: Có 2 người, thực hiện công việc quản lý và bảo đảm an toàn tuyệt đối kho quỹ của CN, thu chi tiền mặt hàng ngày, kiểm tra, quản lý nguồn tiền mặt tại NH. Thực hiện kiểm kê tồn quy định kỳ và đột xuất theo quy định của NH. w Bộ phận giao dịch: Bao gồm 4 người, thực hiện chức năng giao dịch, nhận tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, cung cấp những thông tin theo yêu cầu của khách hàng. Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm 7 người, có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, tiếp nhận, phát hành và theo dõi, lưu trữ văn thư tại CN. Tham mưu cho lãnh đạo về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ, thực hiện công tác lao động tiền lương, bão hiểm xã hội, y tế theo quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Phòng kiểm soát nội bộ: Có 1 người, có chức năng kiểm soát mọi hoạt động của CN và chịu trách nhiệm báo cáo cho ban Giám đốc về mọi hoạt động của NH. Phòng công nghệ thông tin: Có 1 người, thực hiện công việc cài đặt chương trình, truyền tải số liệu giữa các phong ban. Mỗi một phòng ban có trách nhiệm và hoạt động riêng nhưng vẫn tạo ra sự liên kết, đồng thời không tách rời hệ thống bộ máy của Ngân hàng. 2.1.3. Các hoạt động chính của VPBank chi nhánh Bình Định 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thực hiện huy động vốn dưới các hình thức sau · Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. · Phát hành chứng chỉ tiền gửi, và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc NHNN chấp thuận. · Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài. · Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng · Ngân hàng cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. · Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau đây: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. + Cho vay theo quyết định của thủ tướng chính phủ trong trường hợp cần thiết. · Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh: + Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNN. · Ngân hàng chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức cá nhân. Ø Quy trình nghiệp vụ tín dụng: ¬ Quy trình nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp: Quy trình này áp dụng cho các khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu tín dụng ( Vay vốn, bảo lãnh, mở L/C) phục vụ sản xuất kinh doanh, gồm 8 bước: · Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp tiếp thị giới thiệu sản phẩm. − Khách hàng đến NH để xin vay vốn. · Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng. − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng Thẩm định tài sản bảo đảm và xem xét báo cáo tài chính. · Bước 3: − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp thẩm định khách hàng về mọi mặt, trừ tài sản bảo đảm. − Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình. · Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban Tín Dụng/ Hội đồng Tín Dụng. − Nhân viên tín dụng lập hồ sơ do khách hàng cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình Ban Tín Dụng/ Hội đồng Tín Dụng quyết định. Sau bước này nếu Ban Tín Dụng/ Hội đồng Tín Dụng xét duyệt không cho vay thì nhân viên tín dụng gửi trả hồ sơ lại cho khách hàng, nếu đồng ý cho vay thì chuyển qua bước 5. · Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng − Phòng thẩm định tài sản bảo đảm lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản ( nếu có ). − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm, sau đó lập và trình hồ sơ tín dụng để Ban Tổng Giám Đốc hoặc Giám Đốc chi nhánh ký duyệt. · Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng: Giải ngân/ phát hành bảo lãnh/ mở L/C. · Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng. − Phòng thẩm định tài sản bảo đảm kiểm tra về tài sản bảo đảm. − Nhân viên tín dụng doanh nghiệp theo dõi theo gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực khách hàng… − Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn ) giao cho phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. · Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng. ¬ Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân: Quy trình này áp dụng cho các khách hàng là cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, làm kinh tế gia đình hoặc vay kinh doanh cá thể, gồm 8 bước: · Bước 1: Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi… · Bước 2: Khách hàng đến NH để xin vay vốn − Nhân viên tín dụng cá nhân làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ khách hàng. · Bước 3: Thẩm định hồ sơ − Nhân viên tín dụng cá nhân chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm sang phòng thẩm định tài sản bảo đảm. − Nhân viên tín dụng cá nhân tự thẩm định chung về khách hàng. − Phòng thẩm định tài sản bảo đảm thực hiện định giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình. · Bước 4: Nhân viên tín dụng cá nhân tập hợp hồ sơ trình Ban Tín Dụng/ Hội Đồng Tín Dụng − Tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm. − Tờ trình của nhân viên tín dụng cá nhân. − Hồ sơ khách hàng cung cấp. Sau bước này nếu Ban Tín Dụng/ Hội Đồng Tín Dụng không xét duyệt cho vay thì trả hồ sơ lại cho khách hàng, nếu xét duyệt cho vay thì tiếp tục thực hiện bước tiếp theo · Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng − Phòng thẩm định tài sản đảm bảo lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản ( nếu có ) − Nhân viên tín dụng cá nhân nhập kho hồ sơ tài sản bảo đảm, lập hợp đồng tín dụng, khế ước trình lãnh đạo ký. · Bước 6: Nhân viên tín dụng cá nhân chuyển hợp đồng tín dụng và khế ước vay đến bộ phận giao dịch để giải ngân · Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay − Nhân viên tín dụng cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng; theo dõi thu gốc, lãi… − Phòng thẩm định tài sản bảo đảm kiểm tra về tài sản bảo đảm − Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn ) giao cho phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ. · Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng. 2.1.3.4. Hoạt động trung gian Ngân hàng thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: · Cung ứng các phương tiện thanh toán. · Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. · Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ · Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN · Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo quy định của pháp luật · Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hang 2.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hang VPBank - Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008 - 2010 2.2.1. Tình hình huy động vốn của VPBank - CN Bình Định - Đối với NHTM, nguồn vốn huy động tại địa phương là nguồn vốn quan trọng nhất và luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Việc các NHTM đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn vừa đảm bảo thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, vừa đảm bảo cho hoạt động của NHTM được ổn định và đạt được hiệu quả cao. - Nhận thức được điều này VPBank Chi nhánh Bình Định đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Chi nhánh, và mặc dù VPBank Chi nhánh Bình Định chỉ mới thành lập vào đầu năm 2008, mọi người còn e ngại vì Ngân hàng mới thành lập nhưng với các chính sách hấp dẫn của Ngân hàng như lãi suất bậc thang, các loại hình tiền gửi tiết kiệm đa dạng, với mức lãi suất ưu đãi cùng với chính sách khuyến mãi và nhiều biện pháp hỗ trợ khác đã giúp ngân hàng VPBank chi nhánh Bình Định tăng nhanh nguồn vốn huy động một cách đáng kể. Dưới đây là bảng tổng hợp nguồn vốn của VPBank Bình Định trong giai đoạn 2008 – 2010: Bảng 2.1: Bảng kết quả huy động vốn của VPBank Bình Định (2008 – 2009) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TĐ(%) 1.TGDC 14.347 29,33 32.412 24,42 50.929 20.68 2.TG.TCKT 34.571 70,67 100.316 75,58 195.379 79.32 Tổng VHĐ 48.918 100 132.728 100 246.308 100 Tình hình biến động của các khoản mục: Chỉ tiêu Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.TGDC 18.065 125,91 18.517 57,13 2.TG.TCKT 65.745 190,17 95.063 94,76 Tổng VHĐ 83.810 171,32 113.580 85,57 (Nguồn : Bảng cân đối kế toán của chi nhánh VPBank Bình Định) Sơ đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của VPBank – CN Bình Định Triệu đồng Năm Quan sát bảng trên ta thấy trong năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 132.728 triệu đồng, tăng 171,32% tương ứng với 83.810 triệu đồng so với năm 2008. Có được kết quả như trên vì vào năm 2008,thời gian này là lúc NH vừa mới thành lập, khách hàng con e ngại đối với NH, mặt khác năm 2008 là một năm đầy biên động của nền kinh tế thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung, làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thu nhập người dân gặp nhiều kho khăn. Bước sang năm 2009 tình hình có tiến triển tốt hơn, nhờ khả năng quảng bá tốt, đưa ra nhiều các chương trình khuyến mãi: “Đi Tìm Triệu Phú Bạch Kim”, “Gửi tiền hôm nay nhận ngay phiếu mua hàng”, “Qùa tặng vàng từ VPBank” cùng với việc tạo thêm nhiều mối quan hệ thanh toán với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Sang năm 2010 tình hình hoạt động đi vào ổn định với tốc độ tăng trưởng 85,57% so với năm 2009, tương đương tăng 113.580 triệu đồng, so với năm 2009 thì năm 2010 có tốc độ tăng châm hơn so với năm 2009 bởi vì giai đoạn này NH vừa thành lập, để thu hút được nguồn vốn nhu mong muốn thì NH đã sử dụng nhiều chiến dịch khuyến mãi, đến năm 2010 thì dần dần ổn định, tốc độ tăng trưởng vừa phải và không phải sử dụng các biện pháp như các năm trước để thu hut khách hàng. Như vậy, với những chiến lược tạo đà trong 2 năm trước đã đưa hoat động của NH phát triển ổn định và từng bước đi lên. Cụ thể hơn trong tổng nguồn vốn huy động trên thì tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2008 chiếm 70,67% trong tổng nguồn vốn huy động, và tăng lên 75,58% tương ứng 100.316 triệu đồng trong năm 2009, năm 2010 là 110.348 triệu đồng tương ứng 79,32%. Việc các TCKT gửi tiền vào NH tạo điều kiện ban đầu cho Chi nhánh hoạt động thành công trong giai đoạn mới thành lập quy mô hoạt động nhỏ. Điều này chứng tỏ được VPBank Bình Định đã có những khởi đầu thành công và đi đúng mục tiêu là trở thành NH bán lẽ hàng đầu Việt Nam. Nguồn tiền gửi của dân cư tuy chiếm tỷ trọng nhỏ cũng góp phần quan trọng trong phần vốn huy động của NH, tăng từ 14.347 triệu đồng năm 2008 lên 32.412 triệu đồng trong năm 2009 đạt tốc độ tăng trưởng là 125,91%, tăng 57,13% trong năm 2010. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn của VPBank – CN Bình Định Thành phố Quy Nhơn đang trong giai đoạn phát triển ngày càng cao, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố cũng như cho nền kinh tế của cả nước để có thể tự tin hơn nữa trên đấu trường quốc tế là WTO. Do đó Ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc tăng cường thu hút vốn để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế. Do vậy trong 3 năm qua Chi nhánh đã nỗ lực để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân . Sau đây là tình hình cho vay chung của chi nhánh qua 3 năm: Bảng 2.2:Tình hình cho vay theo thời hạn tại VPBank Bình Định giai đoạn năm 2008 – 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1.DSCV 674.654 100 1.233.647 100 1.480.376 100 Ngắn hạn 480.179 71,17 801.145 64,94 954.142 64,45 Trung,dài hạn 194.475 28,83 432.502 35,06 526.234 35,55 2.DSTN 392.536 100 793.186 100 972.505 100 Ngắn hạn 298.167 75,96 514.134 64,82 625.547 64,32 Trung,dài hạn 94.369 24,04 279.052 35,18 346.958 35,18 3.DNCV 315.118 100 742.461 100 916.707 100 Ngắn hạn 247.494 78,54 522.841 70,42 574.543 62,61 Trung,dài hạn 67.624 21,46 219.620 29,58 341.582 37,39 4.NXBQ 0 0 2.853 100 3.538 100 Ngắn hạn 0 0 1.796 62,95 2.376 67,16 Trung,dài hạn 0 0 1.057 37,05 1.162 32,84 5. TLNX (%) 0 0,38 0,418 Ngắn hạn 0 0,34 0,374 Trung, dài hạn 0 0,48 0,528 Tình hình biến động của các khoản mục: Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.DSCV 558.993 82,85 123.365 20,00 2.DSTN 400.650 102,06 79.319 22,61 3.DNCV 427.343 135,61 74.246 23,46 4.NXBQ 2.853 _ 285 24,01 ( Nguồn trích: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh VPBank Bình Định giai đoạn 2008 – 2010) Ở hai bảng trên ta thấy được DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV của các năm, tỷ trọng DSCV ngắn hạn chiếm 71,17% tương ứng là 480.179 triều đồng trong tổng DSCV năm 2008, năm 2009 là 64,94% tương ứng 801.145 triệu đồng, năm 2010 tiếp tục tăng lên 954.142 triệu đồng. Ta thấy tỷ trọng DSCV ngắn hạn giảm trong năm 2009 (từ 71,17% xuống còn 64,94%) vì ở năm này NH tăng cường hoạt động cho vay dài hạn nên DSCV trung dài hạn tăng lên khá cao, từ 194.475 triệu đồng tăng lên 432.502 triệu đồng, tăng hơn 2 lần so với năm trước với mức tăng trưởng là 122,39%. Tương tự, năm 2010 hoạt động cũng ổn định và có tốc độ cao hơn so với năm 2009 Bên cạnh đó thì DSTN cũng tăng nhanh, trong năm 2008 DSTN là 392.536 triệu đồng, năm 2009 là 793.186 triệu đồng, tăng lên 400.650 triệu đồng với tốc độ tăng là 102,06%. Trong đó cơ bản là DSTN ngắn hạn, DSTN ngắn hạn tăng 215.967 triệu đồng với tốc độ tăng là 72,43. Cả DSCV và DSTN đều tăng từ đó kéo theo DNCV cũng tăng theo. Năm 2008 DNCV là 315.118 triệu đồng và năm 2009 là 742.461 triệu đồng, tăng lên 427.343 triệu đồng với tốc độ tăng là 135,61%. Trong đó số tiền của DNCV trong ngắn hạn cũng chiếm phần lớn là 250.253 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 104,81%, còn trung và dài hạn là 177.090 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 231,91%. Chất lượng tín dụng được đánh giá dựa vào nợ xấu, nợ quá hạn. Không một Ngân hàng nào hoạt động kinh doanh mà không có phát sinh nợ quá hạn hay nợ xấu tuy nhiên không hẳn chúng là xấu hoàn toàn vấn đề là Ngân hàng có những biện pháp tích cực để có thể giảm tỷ lệ nợ này. Tóm lại Ngân hàng đã cố gắng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, và với cơ hội đó doanh nghiệp đã và đang ra sức sử dụng một cách có hiệu quả không chỉ có lợi cho mình mà còn góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho thành phố. 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP VPBank CN Bình Định trong giai đoạn vừa qua Cũng như mọi tổ chức kinh doanh khác trong nên kinh tế, Ngân hàng luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, để có được điều này thì không phải là dễ nhưng với quy mô ngày càng được mở rộng, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động… đã đem lại cho VPBank chi nhánh Bình Định nhiều thành công. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập chi phí và lợi nhuận của VPBank chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008 – 2010: Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh tại VPBank chi nhánh Bình Định trong giai đoạn 2008 – 2010 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tổng thu 8.402 100 22.136 100 49.436 100 Hoạt động TD 5.343 63,59 15.034 67,91 22.537 76,91 Thu lãi TG 2.054 24,44 4.092 18,48 15.501 18,48 Thu khác 1.005 11,97 3.010 13,61 11.398 23,06 2. Tổng chi 7.949 100 20.154 100 46.088 100 Trả lãi TG 4.307 54,18 14.598 72,43 26.958 58,49 Trả lãi TV 2.515 31,64 2.495 12,38 13.745 29,82 Chi khác 1.127 14,18 3.061 15,19 5.385 11,69 Tổng LN 453 100 1.982 100 3.348 100 (Nguồn trích: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh VPBank Bình Định trong giai đoạn 2008 – 2010) Như vậy, qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hoạt động tài chính của chi nhánh không ngừng phát triển, tăng đều từng năm và vượt mức kế hoạch đưa ra. Cụ thể ta thấy lợi nhuận năm 2009 tăng nhiều so với 2008 là 1.529 triệu đồng, có được như vậy là vì những tháng đầu năm 2008 là khoảng thời gian Ngân hàng vừa được thành lập vì vậy nên tốn nhiều khoản chi phí đáng kể dẫn đến tổng chi của năm này khá lớn so với tổng thu, bước sang năm 2009 và 2010 CN đã có nhiều khởi sắc hơn, hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Năm 2010 lợi nhuận tăng lên 1.366 triệu đồng tương ứng với 68,92%. Nhìn chung lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng qua các năm, mặc dù với tốc độ không cao nhưng điều này cũng chứng tỏ sự nhiệt tinh, năng động và trình độ chuyên môn cũng như sự chuyên nghiêp của đội ngũ cán bộ và nhân viên Ngân hàng VPBank CN Bình Định. 2.3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.3.1. Quy trình 1. Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ - NV A/O DN tiếp thị, giới thiệu sản phẩm - KH đến Ngân hàng để xin vay vốn 8. Tất toán HĐTD 7. Kiểm tra và xử lý nợ vay - NV A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử NV A/O DN theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực KH… - Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao phong KTKT nội bộ 6. Thực hiện quyết định cấp TD Giải ngân/ Phát hành bão lãnh/ Mở L/C 5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng - P. thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhân bàn giao tài sản(nếu có). - NV A/O DN nhập kho hồ sơ TSBĐ, sau đó lập và trình hồ sơ TD để ban TGĐ hoặc GĐ chi nhánh kí duyệt. 3b. Thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TSBĐ và lập tờ trình. 3a. NV A/O DN thẩm định KH về mọi mặt, trừ TSBĐ. 4. Tập hợp hồ sơ trình ban TD/ Hội đồng tín dụng: NV A/O DN tập hợp hồ sơ do KH cng cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình ban TC/ Hội đồng TD quyết định. 2. Tiếp nhận hồ sơ - NV A/O DN làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ KH. - NV A/O DN chuyển hồ sơ TS bảo đảm sang phòng thẩm định TS bảo đảm và xem xét báo cáo tài chính. 2.3.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.3.2.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo ngành kinh tế Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên để dễ dàng cho việc phân tích có thể chia thành các ngành chính sau: Công nghiệp, Thương mại- dịch vụ, Xây dựng và GTVT, các ngành khác. Do đó tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD được thể hiện như sau: Bảng 2.3: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 1.DSCV 205.465 100 415.142 100 746.256 100 Công nghiệp 31.191 15,18 84.165 20,27 167.457 22,44 Thương mại- dịch vụ 100.457 48,89 175.254 42,22 298.485 40,00 Xây dựng và GTVT 26.465 12,88 58.784 14,16 146.437 19,62 Ngành khác 47.352 23,05 96.939 23,35 133.877 17,94 2.DSTN 320.347 100 549.547 100 710.458 100 Công nghiệp 67.152 20,96 122.475 22,29 175.546 24,71 Thương mại- dịch vụ 144.547 45,12 241.412 43,93 309.478 43,56 Xây dựng và GTVT 56.968 17,78 95.572 17,39 94.278 13,27 Ngành khác 51.680 16,13 90.088 16,39 131.156 18,46 3. DNCV 304.545 100 512.187 100 698.466 100 Công nghiệp 60.458 19,85 117.186 22,88 164.524 23,56 Thương mại- dịch vụ 114.296 37,53 195.885 38,24 264.687 37,90 Xây dựng và GTVT 79.478 26,10 108.787 21,24 144.475 20,68 Ngành khác 50.313 16,52 90.329 17,64 124.780 17,86 Tình hình biến động của các khoản mục: Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.DSCV 209.677 102,05 331.114 79,76 2.DSTN 229.200 71,55 160.911 29,28 3.DNCV 207.642 68,18 186.279 36,37 (Nguồn: Bảng kết quả cho vay của VPBank Bình Định giai đoạn 2008 – 2010) Triệu đồng Sơ đồ 2.3: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo ngành kinh tế Năm Quan sát bảng số liệu trên ta thấy: - Ngành Thương mại - dịch vụ luôn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành và điều này không chỉ đối với riêng VPBank mà hầu như các Ngân hàng khác cũng đều có tỷ trọng về Thương mại – dịch vụ như vậy. Điều này thể hiện rõ qua DSCV ngành thương mại- dịch vụ trung bình chiếm 50% DSCV của Ngân hàng. Năm 2009 ngành Thương mại-dịch vụ đạt 175.254 triệu đồng tương ứng 42,22%. Giai đoạn này là giai đoạn Ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động, để thu hút được sự chú ý từ các DN nên Ngân hàng đã sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi, quãng bá sản phẩm của mình nên doanh số năm 2008 có phần nhích hơn năm 2009. Sang năm 2010 do tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, DSCV của Ngân hàng cũng đã tăng điều, cụ thể tốc độ tăng trưởng của năm này so với 2009 là 70,31% tương ứng 123.231 triệu đồng. Xu thế hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Thời gian quay vòng vốn nhanh, chủ yếu là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động nên quy mô vốn vay tương đối khiêm tốn. Tuy quy mô vốn vay nhỏ nhưng nó chiếm tỷ trọng lớn nên Ngân hàng đã thu được lợi nhuận không nhỏ từ ngành này. Đối với DSTN thì tăng đều qua các năm; năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, mọi hoạt động phát triển chậm lại, tuy nhiên nhờ sự quản lý tốt về khâu thu nợ của cán bộ ở CN và có quan hệ rộng rãi nên chiếm tỷ trọng khá cao cụ thể năm 2008 là 144.547 triệu đồng tương ứng với 45,12%, sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng so với năm 2008 là 67,01% tương ứng với 96.865 triệu đồng, bước qua năm 2010 tốc độ tăng trưởng chậm lại hơn so với 2009 là 28,19% tương ứng 68.066 triệu đồng. - Chiếm tỷ trọng sau ngành Thương mại-dịch vụ là ngành Công nghiệp với DSCV năm 2009 đạt 84.165 chiếm 20,27% trong tổng DSCV của ngành cao hơn năm 2008 là 52.974 triệu đồng; qua năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng ổn định hơn và đạt tốc độ tăng trưởng với con số cụ thể là 167.457 triệu đồng chiếm 22,44% trong tổng DSCV. Tương tự như DSCV, DSTN năm 2009 đạt 122.475 triệu đồng tương ứng 22.29% cao hơn so với năm 2008 là 55.323 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 53.071 triệu đồng chiếm 24,71%. Công nghiệp là ngành được chú trọng hàng đầu, một nước được coi là phát triển thì ngành công nghiệp phải dẫn đầu về tỷ trọng so với các ngành khác.. Chúng ta có thể thấy tỷ trọng ngành Công nghiệp đã có chiều hướng ngày càng tăng, muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ vốn từ phía các Ngân hàng và do đó DSCV đối với ngành Công nghiệp mà VPBank CN Bình Định đã tăng lên qua các năm. - Các ngành khác cũng không ngừng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của mình trong đó như ngành Xây dựng- GTVT. Năm 2009 DSCV đạt 58.784 triệu đồng tăng 32.319 triệu đồng so với năm 2008, sang năm 2010 vẫn giữ tốc độ vừa phải so với năm trước đó với DSCV đạt 146.437 triệu đồng tương ứng 19,62% trong tổng doanh số của ngành, DSTN, DNCV cũng đạt mức tương đối. Ngành xây dựng là một trong những ngành rất phát triển ở nước ta cũng như trên địa bàn thành phố nói riêng. Trong năm qua tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố diễn ra tấp nập, khẩn trương cùng với đó là việc giải toả đền bù và bố trí tái định cư cho người dân…làm cho nhu cầu vốn trong xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên DSCV lại chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, những dự án lớn, còn những dự án nhỏ thì ít hơn nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp có thể mô rộng quy mô phát huy tối đa năng lực của mình. 2.3.2.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn DNNQD theo loại hình doanh nghiệp Tình hình cho vay ngắn hạn DNNQD theo loại hình doanh nghiệp của VPBank CN Bình Định được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.4: Biến động tình hình cho vay ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 1.DSCV 315.221 100,00 593.476 100,00 746.256 100,00 DNNQD 205.465 65,18 415.142 69,95 532.114 71,30 DNNN 109.756 34,82 178.334 30,05 214.142 28,70 2.DSTN 320.347 100,00 549.547 100,00 710.458 100,00 DNNQD 215.257 67,19 420.547 76,53 535.125 75,32 DNNN 105.090 32,81 129.000 23,47 175.333 24,68 3.DNCV 304.545 100,00 512.187 100,00 698.466 100,00 DNNQD 197.875 64,97 249.854 48,78 338.658 48,49 DNNN 106.670 35,03 262.333 51,22 359.808 51,51 Tình hình biến động của các khoản mục Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. DSCV 278.255 88,27 152.780 25,74 2. DSTN 229.200 71,55 160.911 29,28 3. DNCV 207.642 68,18 186.279 36,37 (Nguồn: Bảng kết quả cho vay của VPBank Bình Định giai đoạn 2008 – 2010) Sơ đồ 2.4: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo loại hình doanh nghiệp Quan sát số liệu ở trên ta thấy: F Đối với DSCV Năm 2008 DSCV là 315.221 triệu đồng trong đó DSCV ngắn hạn của DNNQD là 205.465 triệu đồng chiếm 65,18%; sang năm 2009 và 2010 tăng trưởng đều với tố độ tăng trưởng 88,27% và 25,74%. Sở dĩ DSCV tăng là do tăng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng SXKD, đầu tư vào trang thiết … do sự phát triển kinh tế trên địa bàn và xu hướng bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp quốc doanh DSCV qua các năm vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm. Trong các năm qua các doanh nghiệp nói chung đều có nhu cầu mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh do cơ chế thị trường thay đổi, không còn sự trợ giúp từ phía chính phủ. Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài. Quan trọng hơn nữa là nước ta cũng đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là những khó khăn mà các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài nhất là mặt hàng điện tử… Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì sẽ được Ngân hàng cho vay với doanh số lớn. Những ngành nghề được Nhà nước chú trọng phát triển, những ngành trọng điểm như sản xuất gạo, các mặt hàng giày dép, may mặc, nuôi trồng thuỷ hải sản… nhằm mục đích xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ được các Ngân hàng cho vay ưu đãi. Ngoài ra còn có một số mặt hàng do nhu cầu mua sắm lớn như sắt, thép, các linh kiện điện tử…thì Ngân hàng cũng đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu, từ đó góp phần làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng. F Đối với DSTN Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả tốt và ngược lại. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 549.547 triệu đồng tăng 71,55% tương ứng 229.200 triệu đồng trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh số thu nợ tăng 205.290 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng là 95,37%. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả bên cạnh đó còn có phần quan trọng không nhỏ của các cán bộ tín dụng luôn giám sát việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp đồng thời nhắc nhở các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Doanh số thu nợ tăng thể hiện quy trình cho vay ngắn hạn hiệu quả cao. Cán bộ tín dụng đã làm tốt các bước trong quy trình cho vay ngắn hạn như phân tích phương án kinh doanh, tính khả thi cũng như nguồn tài chính của các doanh nghiệp. F Đối với DNCV DNCV của Ngân hàng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm, Các khoản này phát sinh nguyên nhân chính là do khách quan chẳng hạn khách hàng chưa trả nợ cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có tiền để trả nợ cho Ngân hàng, hay do sự chuyển đổi cơ cấu của chính phủ như những mặt hàng trước đây được phép xuất khẩu nay lại không được phép… dẫn đến các doanh nghiệp bế tắc, làm ăn thua lỗ…. 2.3. Định hướng hoàn thiện Trong bối cảnh biến động mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội, của thị trường vốn và thị trường tiền tệ trong nước, VPBank đã không ngừng nâng cao năng lực, tái cơ cấu, và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình cho vay thích ứng với từng địa bàn. Với chiến lược phát triển của VPBank là trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, trong thời gian tới VPBank cần đề ra những biện pháp để hạn chế các mặt yếu, phát huy các mặt mạnh của minh như sau: Một, mở rộng mạng lưới hoạt động ở các khu vực trong tỉnh kể cả những khu vực thôn quê. Làm mới hình ảnh Ngân hàng trong mắt của khách hàng. Đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng như: không chỉ huy động từ VNĐ mà cần nâng cao tỷ trọng các loại tiền gửi khác như USD, vàng… Các sản phẩm cho vay cũng cần được nâng cao như: không những có sản phẩm cho vay truyền thống như vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng…mà còn nên cho vay xuất khẩu, cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ đảm bảo… để linh hoạt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, giữ chân khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới. Hai, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, có chính sách thu hút nhân tài, giữ chân nhân viên có năng lực. Bên cạnh đó phải có công cụ theo dõi, đánh giá khoa học tác phong làm việc của đội ngũ nhân viên. Cải thiện môi trường làm việc, công khai cơ hội thăng tiến, rõ ràng chế độ tiền lương và minh bạch chính sách khen thưởng để tạo động lực nhằm khơi dậy sức lao động sáng tạo của mọi nhân viên trong chi nhánh. Ba, tăng cường công tác thu nợ để hạn chế nợ xấu và nợ quá hạn, tập trung giải quyết những hồ sơ nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng. Muốn vậy cán bộ tín dụng của chi nhánh thường xuyên theo dõi thời hạn nợ của từng món vay để có sự nhắc nhở, đôn đốc và gửi giấy báo nợ đến hạn cho khách hàng trước ngày đến hạn. Thu thập, xử lý thông tin về các dự án đầu tư để tránh những đánh giá phiến diện, không chính xác. Tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, linh hoạt để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế, tăng sức cạnh tranh và phát triển lành mạnh. Bốn, cần mở rộng các hoạt động khác như thanh toán quốc tế, cho vay bất động sản, thanh toán thẻ tín dụng, đầu tư chứng khoán, mua cổ phần, liên doanh liên kết, tham gia mạnh mẽ trên thị trường tiền tệ… để từ đó làm cho hoạt động của Chi nhánh ngày càng được biết đến nhiều hơn, uy tín của Ngân hàng được nâng cao. KẾT LUẬN ™--¯--˜ Qua một thời gian thực tập và nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - chi nhánh Bình Định đã giúp em nhận thức được phần nào vai trò của các hoạt động huy động vốn và quy trình sử dụng nguồn vốn, các nghiệp vụ tín dụng đó như thế nào đối với nền kinh tế nói chung và đối với Ngân hàng nói riêng. Qua đó cũng thấy được bước phát triển mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Bình Định. Thông qua bài viết này em mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé của mình nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa các hoạt động tại Ngân hàng, để Ngân hàng ngày càng phát triển bền vững, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm vừa qua, vượt lên tất cả những khó khăn thử thách của nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và đặc biệt là Chi nhánh Bình Định đã có những tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để vững bước phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, Ngân hàng cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình bằng cách phát huy những điểm mạnh, không ngừng tìm tòi, sáng tạo ra những điều mới, đồng thời phải luôn chú trọng đến vấn đề hiệu quả tín dụng, coi đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững của Ngân hàng. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên quan để tạo ra hành lang vững chắc cho sự phát triển của Ngân hàng. Trong giai đoạn này, để giúp các Ngân hàng đối phó với những khó khăn trước mắt, bản thân Ngân hàng cũng đang cố gắng tăng cường hoạt động thực hiện đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ kỹ thuật để phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng. Toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng nói chung và Chi nhánh Bình Định nói riêng luôn quyết tâm hướng tới một Ngân hàng đa năng với phương châm “Hành động vì ước mơ của bạn”. Và hy vọng rằng trong tương lai không xa Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Bình Định sẽ đạt được mục tiêu mà Ngân hàng đã đề ra. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, gia đình, bạn bè, anh chị trong hệ thông Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Bình Định đã giúp đỡ em tận tình để hoàn thành bài báo cáo này. Quy Nhơn, ngày…tháng…năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Xuân Đạt DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ---¯$¯$¯--- ò Sách tham khảo: 1. TS. Hà Thanh Việt, Bài giảng Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, năm 2008. 2. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê TP. Hồ Chí Minh, năm 2009. 3. PGS.TS Sử Đình Thành, Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ, NXB Lao Động – Xã Hội, năm 2008. ò Website: 1) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: www.vpb.com.vn/ 2) Bộ tài chính: 3) Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn 4) Website: MỤC LỤC ---¯$^^$¯---

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với dnnqd của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng - chi nhánh bình định.doc
Luận văn liên quan