Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Cầu Ngang - Tỉnh Trà Vinh

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 9 II. Mục tiêu nghiên cứu 10 III.Phương pháp nghiên cứu 10 IV. Phạm vi nghiên cứu 10 PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. Khái quát về các nguồn vốn huy động của NHTM . 12 1.Vốn huy động . 12 2. Vốn vay từ các ngân hàng khác . 12 II. Khái quát về Tín dụng . 13 1. Khái niệm tín dụng . 13 2. Chức năng - vai trò của Tín dụng . 14 3. Nguyên tắc cho vay . 15 4. Điều kiện cho vay . 16 5. Đối tượng cho vay 18 6. Thủ tục và hồ sơ cho vay 20 7. Phương thức cho vay 21 8. Thời hạn cho vay . 22 9. Mức cho vay [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/duc/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.gif[/IMG]22 10. Lãi suất cho vay 23 III. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn và cho vay vốn . 24 1.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn: 24 1.1 Tỷ trọng các loại tiền gửi . 24 1.2 Vốn huy động / Vốn tự có 24 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng: . 25 2.1 Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động . 25 2.2 Tổng dư nợ / Tổng tài sản . 25 2.3 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ . 25 2.4 Doanh số thu nợ / dư nợ bình quân . 26 2.5 Dư nợ ngắn ( trung ) hạn / tổng dư nợ 26 Chương II: PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP MỞ RỘNG - NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN. I. Phân tích tình hình huy động vốn 1. Tình hình huy động vốn qua 4 năm 2006 - 2010 . 27 2. Phân tích . 27 II.Phân tích hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng 31 1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn . 31 1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn a) Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 – 2007 33 b)Phântích 34 1.2 Doanh số thu nợ a) Doanh số thu nợ năm 2006- 2007 36 b) Phân tích . 38 1.3 Dư nợ ngắn hạn a) Dư nợ ngắn hạn năm 2006 – 2007 39 b) Phân tích . 40 1.4 Tình hình nợ quá hạn năm 2006 – 2007 a)Tình hình nợ quá hạn năm 2006 – 2007 42 b) Phân tích . 43 2. Phân tích hoạt động cho vay trung hạn 2.1 Doanh số cho vay trung hạn a) Doanh số cho vay trung hạn năm 2006 – 2007 . 44 b) Phân tích . 45 2.2 Doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 – 2007 a) Doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 – 2007 . 46 b) Phân tích 48 2.3 Dư nợ trung hạn a) Dư nợ trung hạn năm 2006 – 2007 50 b) Phân tích 50 2.4 Tình hình nợ quá hạn trung hạn năm 2006 - 2007 a) Nợ quá hạn trung hạn năm 2006 – 2007 51 b) Phân tích . 51 III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 2 năm 2006-2007 . 52 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 2 năm 2006-2007 . 52 2. Phân tích và đánh giá 54 IV. Những biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 1. Về huy động vốn . 56 2. Về hoạt động tín dụng 56 3. Một số giải pháp khác . 58 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Kết luận . 59 II. Kiến nghị . 59 1. Đối với Chính phủ 60 2. Đối với các cấp lãnh đạo 60 3. Đối với Ngân hàng 61

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Cầu Ngang - Tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho vay vốn là lẽ sống quan trọng nhất của Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng phải tạo lòng tin đối với người gửi tiền, phải đảm bảo an toàn đồng vốn của họ và có chính sách hợp lý, vừa thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, vừa có có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh tại địa phương, thực tế cho thấy rằng tổng Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tại địa phương hàng năm đều tăng, cụ thể như sau: Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua 2 năm 2006 -2007. Khoản mục 2006 2007 2007/2006 Chênh lệch % 1. Vốn huy động tại Địa phương + Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền gửi không kỳ hạn + Kỳ phiếu 2. Vốn vay cấp trên 9.752 7.758 1.994 2.237 39.751 11.122 9.320 1.802 2.796 32.404 1.370 1.562 - 192 469 - 7.347 14,05 20,13 9,63 20,15 18,48 Tổng Nguồn vốn huy động 49.503 43.526 - 5.977 12,07 Đơn vị tính: Triệu đồng. Nguồn: Số liệu của Phòng Tín dụng NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang. * Phân tích: - Vốn huy động tại địa phương: + Tiền gửi không kỳ hạn: đối với khách hàng, mục tiêu gửi tiền loại này là để đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Mục đích lợi nhuận đối với loại tiền gửi này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Đối với Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 đạt 1.802 triệu đồng, giảm 192 triệu hay giảm 9,63 % so với năm 2006. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của loại tiền gửi không kỳ hạn năm 2007 không cao, nguyên nhân là do giá cả vật tư, hàng hoá, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng nhanh, để phát triển sản xuất kinh doanh, người dân phải đầu tư một số vốn tương đối khá cao, do đó việc rút dần số tiền nhàn rỗi để phục vụ sản xuất là một việc làm thích đáng. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khách quan như: dịch cúm gia cầm, dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân. Tuy nhiên, đối với loại tiền gửi có kỳ hạn ở năm 2007 đạt 9.320 triệu đồng, tăng 1.562 triệu tương đương với tăng 20,13 % so với năm 2004. Đây là một điều rất đáng quan tâm, tốc độ tăng trưởng của loại tiền này thật nhanh chóng, chứng tỏ người dân đã đầu tư đúng hướng, đúng mục đích, tạo khả năng sinh lời cho đồng vốn, với lãi suất tương đối ổn định ở mức cao đã thu hút khá đông khách hàng gửi tiền, một mặt giúp cho khách hàng thu được một lượng tiền lãi ổn định, mặt khác đảm bảo cho họ thật sự an tâm về đồng vốn, dễ dàng nhận được cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định.Bên cạnh đó để bổ sung thêm nguồn vốn, đảm bảo hoạt động cho vay đuợc liên tục, Ngân hàng đã tiến hành huy động vốn bằng việc phát hành kỳ phiếu với lãi suất khá cao đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể: ở năm 2007 huy động đạt 2.796 triệu đồng chiếm 6,42 % tổng nguồn vốn huy động, tăng 469 triệu so với năm 2004, năm 2004 chỉ đạt 2.327 triệu đồng tương đương tăng 20,15 %. - Vốn vay của cấp trên: Nhằm cung ứng đủ lượng tiền để đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của Nhân dân và thanh toán các loại tiền gửi cho khách hàng. NHNo Huyện đã vay của NHNo Tỉnh với số lượng tiền khá lớn. Cụ thể là ở năm 2006 số tiền vay là 39.751 triệu đồng, sang năm 2007 số tiền vay giảm xuống còn 32.404 triệu đồng, giảm 7.347 triệu hay giảm 18,48 % so với năm trước đó. Nguyên nhân là do hiệu quả huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng khá tốt, việc thu hút được nhiều tiền gửi có kỳ hạn trong dân đã giảm bớt phần nào vốn vay của Ngân hàng Tỉnh. Nhìn chung, với phương thức huy động vốn thích hợp như: có nhiều hình thức trả lãi, thời hạn rất thuận tiện cho người thừa vốn dễ dàng lựa chọn hình thức để gửi tiền vào Ngân hàng. Nhờ đó mà Ngân hàng đã thu hút được một phần vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, cụ thể là loại tiền gửi có kỳ hạn rất có hiệu quả, tuy nhiên tổng Nguồn vốn của Ngân hàng không tăng do loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn vay của Ngân hàng Tỉnh giảm xuống. Điều này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải đề ra nhiều biện pháp thích đáng để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn có kỳ hạn để đưa ra những kế hoạch cụ thể khi cho vay, làm cho nguồn vốn vận động có hiệu quả. Với nguồn vốn của Ngân hàng hiện nay, năm 2006 vốn vay Ngân hàng cấp trên chiếm 80,3 % gấp 4 lần so với vốn huy động chỉ chiếm 19,7 %. Điều này cho thấy hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng còn kém. Nguyên nhân là do đời sống của đa số hộ dân chưa thật sự ổn định, thu nhập thấp, bên cạnh đó việc đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của người dân để tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng là rất khó. Do vậy Ngân hàng cần phải phát huy hết tiềm năng huy động của mình. Cụ thể là Ngân hàng không nên chỉ quan tâm đến những nguồn vốn lớn mà còn phải huy động cả những món nhỏ trên địa bàn Huyện. Tận dụng các quỹ của các cơ sở và các khoản tiền thừa nhàn rỗi của các hộ dân. Nếu làm được điều này thì cơ cấu vốn sẽ đa dạng hơn và hạn chế được việc đi vay của Ngân hàng cấp trên. Kết quả là ở năm 2007, vốn huy động ở địa phương tăng 1.370 triệu tương đương tăng 14,05 % so với năm 2006, còn vốn vay của Ngân hàng cấp trên giảm xuống từ 39.751 triệu ở năm 2006 còn 32.404 triệu ở năm 2007, giảm 7.347 triệu tương đương giảm 18,48%. Điều này khẳng định được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa các tiềm năng huy động vốn để ổn định Nguồn vốn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong công tác huy động của Ngân hàng, tạo được vị thế, sự tin cậy của người dân trong Huyện an toàn và hiệu quả khi gửi tiền vào Ngân hàng. II. Phân tích hoạt động cho vay vốn tại NHNo Huyện: Với chức năng làm trung gian tín dụng cho nền kinh tế, NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang đã tập tung huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, sử dụng để cho vay. Thông qua hoạt động này thì Ngân hàng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bảng 2: Tổng hợp hoạt động cho vay của Ngân hàng qua 2 năm 2006-2007. Đơn vị tính:Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 /2006 Số tiền Số tiền Số tiền % 1. Doanh số cho vay - Ngắn hạn - Trung hạn 2. Doanh số thu nợ - Ngắn hạn - Trung hạn 3. Dư nợ - Ngắn hạn - Trung hạn 4. Nợ quá hạn - Ngắn hạn - Trung hạn 169.981 125.784 44.197 138.972 114.037 24.935 168.010 104.348 63.662 1.238 1.172 66 181.284 152.117 29.167 167.238 143.602 23.636 185.644 129.250 52.806 2.613 1.658 955 11.303 26.333 -15.030 28.266 29.565 -1.299 17.634 24.902 -10.856 1.375 486 889 6,65 20,94 34,01 20,34 25,93 5,21 10,5 23,86 17,05 111,07 41,47 1.346,97 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang.. Từ bảng số liệu về tình hình cho vay ta có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đối với tín dụng ngắn hạn qua các năm đều cao hơn so với tín dụng trung hạn. Năm 2004, Doanh số cho vay ngắn hạn là 125.784 triệu, sang năm 2007 lên đến 152.117 triệu, tăng 26.333 triệu tương đương tăng 20,94 %. Đối với cho vay trung hạn ở năm 2004 là 44.197 triệu sang năm 2007 giảm xuống còn 29.167 triệu, giảm 15.030 triệu tương đương giảm 34,01 %. Việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn năm sau cao hơn năm trước là dođa số người dân sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, với thời gian ngắn dễ dàng thu hồi vốn còn đối với cho vay trung hạn doanh số giảm xuống là do qui mô nguồn vốn của Ngân hàng còn khá nhỏ nên rất khó khăn cho việc đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trung hạn của Huyện. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là một cơ cấu cho vay thích hợp của Ngân hàng, Ngân hàng cần phải chú trọng đến công tác mở rộng cho vay, tranh thủ kịp thời các cơ hội đầu tư trung hạn nhằm mở rộng qui mô hoạt động của Ngân hàng. Cùng với sự tăng trưởng của Doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng không ngừng tăng cao. Ở năm 2006 doanh số thu nợ là 114.037 triệu sang năm 2007 lên đến 143.602 triệu, tăng 29.565 triệu tương đương tăng 25,93 %. Bên cạnh đó doanh số thu nợ trung hạn lại giảm xuống, năm 2004 đạt 24.935 triệu nhưng đến năm 2007 chỉ còn 23.636 triệu, giảm 1.299 triệu tương đương giảm 5,21 %. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao chứng tỏ Ngân hàng hoạt động rất có hiệu quả, điều đó cũng có nghĩa là người dân đã đầu tư đúng hướng, sử dụng vốn đúng mục đích đem lại thu nhập cao tạo điều kiện trả nợ cho Ngân hàng. Mặc dù doanh số thu nợ trung hạn giảm xuống nhưng phần lớn là do các khoản vay ở năm trước chưa đến hạn thu hồi. Dư nợ của Ngân hàng lại tiếp tục tăng qua các năm. Đối với năm 2006, Tổng dư nợ ngắn hạn đạt 104.348 triệu sang năm 2007 đạt 129.250 triệu, tăng 24.902 triệu tương đương tăng 23,86 %. Đối với dư nợ trung hạn năm 2006 đạt 63.662 triệu, đến năm 2007 giảm xuống còn 52.806 triệu, giảm 10.856 triệu tương đương giảm 17,05 %. Theo xu hướng của nền kinh tế Huyện thì đầu tư trong ngắn hạn là mục tiêu chính của Ngân hàng, do đó việc tăng dư nợ ngắn hạn chứng tỏ Ngân hàng đã đầu tư đúng hướng, tạo điều kiện cho các hộ dân tham gia sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và nâng dần mức sống của người dân trong Huyện. Việc giảm dư nợ trung hạn ở năm 2007 nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay trung hạn giảm xuống. Đáng quan tâm nhất là việc xử lý nợ quá hạn. Trong năm 2006, nợ quá hạn ngắn hạn là 1.172 triệu, con số này không ngừng tăng lên cụ thể là năm 2007 lên đến 1.658 triệu, tăng 486 triệu tương đương tăng 41,47 %. Đối với nợ quá hạn trung hạn năm 2006 chỉ 66 triệu nhưng đến năm 2005 lên đến 955 triệu, tăng khá cao 889 triệu tương đương tăng 1.346,97 %, nguyên nhân nợ qúa hạn ngắn hạn và trung hạn tăng cao là do trong năm dịch cúm gia cầm xảy ra dẫn đến các hộ vay làm ăn thua lỗ, không có nguồn thu để trả nợ cho Ngân hàng. Do vậy Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong việc thu hồi nợ quá hạn, thực hiện tốt các khâu thẩm định dự án, thu nợ và theo dõi nợ vay để giảm thiểu đến mức thấp nhất số dư nợ quá hạn. Nhìn chung qua bảng tổng hợp hoạt động cho vay của Ngân hàng đã giúp ta hiểu được phần nào cơ chế hoạt động cho vay thu nợ của Ngân hàng. Tuy nhiên để cụ thể hơn ta cần phải đi sâu vào phân tích trong từng lĩnh vực, từng ngành nghề để từ đó rút ra được những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn: 1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn: Kể từ ngày thành lập đến nay, NHNo Huyện ngày càng phấn đấu trong hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong mọi năm. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của nhân dân trong Huyện ngày càng nhiều, đòi hỏi NHNo Huyện phải có biện pháp thích hợp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của Nhân dân trong Huyện để họ sản xuất. Đồng thời, NHNo Huyện phải xem xét nhu cầu vay vốn, từ đó xét duyệt mức độ cho vay từng cá nhân sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất, đặc biệt phải đảm bảo nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng qua 2 năm 2006 -2007 đều tăng, cho thấy rằng nguồn vốn của Ngân hàng đã đảm bảo được nhu cầu vay vốn cho nhân dân trong Huyện, cụ thể như sau: Bảng 3: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế: Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản - Thương nghiệp dịch vụ - Khác 3.012 86.148 17.655 7.765 11.204 2,39 68,49 14,04 6,17 8,91 3.086 110.415 16.756 9.389 12.471 2,03 72,59 11,02 6,17 8,19 74 24.267 - 899 1.624 1.267 2,46 28,17 5,09 20,91 11,31 Tổng Doanh số cho vay 125.784 100 152.117 100 26.333 20,94 Nguồn: Số liệu từ phòng Tín dụng của NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 1: Doanh số cho vay ngắn hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Từ số liệu thực tế của NHNo Huyện Cầu Ngang, ta thấy rằng Nguồn vốn cho vay của NHNo có doanh số cho vay qua 2 năm đều biến động, thực trạng doanh số cho vay chưa đồng đều, có lúc tăng, lúc giảm theo từng ngành nghề, cụ thể là tổng doanh số cho vay năm 2006 đạt 125.784 triệu đồng, sang năm 2007 doanh số cho vay có chiều hướng tăng, đạt 152.117 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 26.333 triệu, tương đương tăng 20,94 %. Trong năm 2006, cho vay chăn nuôi là 86.148 triệu, chiếm 68,49 % tổng doanh số cho vay. Đó là nhờ các hộ dân biết kết hợp việc chăn nuôi theo mô hình VAC để cải tạo kinh tế gia đình. Nắm bắt tình hình thực tế trên, NHNo đã tăng cường việc cho vay để ngành chăn nuôi đạt tỷ lệ cao hơn so với năm 2006, cụ thể là 110.415 triệu trong năm 2007, tăng 24.267 triệu tương đương với tăng 28,17 %. Ngoài ra, các ngành nghề khác như: trồng trọt, thuỷ sản, thương nghiệp dịch vụ,… đều chiếm một tỷ trọng nhỏ, đối với ngành thuỷ sản, doanh số cho vay tương đối tăng so với các năm trước với số lượng 17.655 triệu chiếm 14,04 % doanh số cho vay. Sang năm 2007, doanh số cho vay trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản đột ngột giảm, chỉ còn 16.756 triệu đồng, giảm 899 triệu tương đương với 5,09 % so với năm 2006. Đó là do thiên tai mất mùa, nước mặn xâm nhập nội đồng cùng với các dịch bệnh nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên cùng với sự tiến bộ của Khoa học-kỹ thuật, nhà nước và nhân dân ta đã nhanh chóng khắc phục được hiện trạng này, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giúp cho việc nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao hơn. Hộ sản xuất ngày càng có nhiều nhu cầu về vốn, hiểu được điều này, NHNo đã tiếp tục mở rộng nghiệp vụ cho vay. Tình hình cho vay đối với hộ sản xuất đều tăng trưởng nhanh qua các năm, về mặt số lượng Ngân hàng đã phát huy việc đầu tư cho vay, đảm bảo an toàn tín dụng, tránh bớt những rủi ro, yêu cầu về tính chính xác trong khách hàng về điều kiện cho vay cao. Do đó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải tích cực hơn trong công tác, xem xét dự án vay và tài sản thế chấp, ngừng cho vay đối với hộ còn tồn đọng nợ quá hạn để tập trung thu nợ, tránh làm cho nguồn vốn Ngân hàng bị ứ đọng. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải chuyển hướng trong cơ cấu đầu tư, một mặt vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn trong cho vay ngắn hạn đối với hộ có khả năng và nhu cầu thiết yếu. Mặt khác, chuyển qua cho vay trung hạn nhằm giúp đỡ nhiều hộ gặp khó khăn như : thiên tai, hộ nghèo có được nguồn vốn trong thời gian tương đối để tập trung đầu tư sản xuất kinh doanh, cải tạo kinh tế gia đình, nâng dần mức sống của bà con trong Huyện, giảm bớt số lượng người thất nghiệp và nạn cho vay “nóng” ở nông thôn hiện nay. Doanh số thu nợ ngắn hạn: Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm hơn, doanh số thu nợ thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có đúng hay không. Nếu doanh số cho vay đánh giá khả năng hoạt động của Ngân hàng thì doanh số thu nợ sẽ cho ta thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể như sau: Bảng 4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng cho vay: Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản -Thương nghiệp dịch vụ - Khác 2.819 80.213 15.196 6.872 8.937 2,47 70,34 13,33 6,03 7,83 2.986 108.421 16.586 7.925 7.684 2,08 75,5 11,55 5,52 5,35 167 28.208 1.390 1.053 -1.253 5,92 35,17 9,15 15,32 14,02 Tổng doanh số thu nợ 114.037 100 143.602 100 29.565 25,93 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 2: Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Qua chỉ tiêu phân tích ở bảng trên, doanh số thu nợ trong năm 2007 đạt 143.602 triệu, tăng 29.565 triệu so với năm 2006 chỉ 114.037 triệu tương đương tăng 25,93 %. Trong đó đáng quan tâm nhất là ngành chăn nuôi, ở năm 2004 doanh số thu nợ của ngành này đạt 80.213 triệu chiếm 70,34 % tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2007, doanh số thu nợ ở ngành này đạt 108.421 triệu, tăng 35,17 % so với cùng kỳ năm trước. Nguyên hân làm cho doanh số thu nợ ở ngành chăn nuôi tăng là do việc sản xuất kinh doanh của người dân đạt hiệu quả cao, sản phẩm làm ra ngày càng có tính cạnh tranh trên thị trường, dễ tiêu thụ, từ đó đem lại lợi nhuận cho người dân kéo theo việc thu hồi nợ dễ dàng hơn. Ở ngành trồng trọt và thuỷ sản, doanh số thu nợ tăng chậm, năm 2006 doanh số thu nợ ngành trồng trọt đạt 2.819 triệu chiếm 2,47 % tổng doanh số thu nợ, sang năm 2007 tăng lên đến 2.986 triệu tức là tăng 167 triệu tương đương tăng 5,92 %, ngành thuỷ sản doanh số thu nợ năm 2004 đạt 15.196 triệu chiếm 13,33 %, sang năm 2007 đạt 16.586 triệu tăng 1.390 triệu tương đương tăng 9,15 %. Ở hai ngành này, doanh số thu nợ tăng tương đối chậm. Bên cạnh đó ngành thương nghiệp dịch vụ doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng, năm 2006 đạt 6.872 triệu chiếm 6,03 %, sang năm 2007 thu được 7.925 triệu, tăng 1.053 triệu tương đương tăng 15,32 %, đây là một loại hình kinh doanh khá mới mẻ trên địa bàn Huyện, thu hút khá đông hộ dân tham gia, người dân đã không ngừng học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật nên việc đầu tư đã đem lại thu nhập cao, giúp cho Ngân hàng dễ dàng thu hồi vốn. Đối với các ngành nghề khác, doanh số thu nợ giảm qua các năm, cụ thể là năm 2006 thu được 8.937 triệu chiếm 7,83 %, sang năm 2007 thu được 7.684 triệu, giảm 1.253 triệu tương đương giảm 14,02 %. Nguyên nhân là do người dân chỉ chú trọng đầu tư vào các ngành chủ chốt như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,... nên các ngành nghề khác chỉ thu hút ngưòi dân với số lượng nhỏ, tuy nhiên không vì vậy mà làm cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn. Nhìn chung, công tác thu hồi nợ của Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan, một mặt thể hiện được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tích cực trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo cho vay nhiều thu nợ cao, mặt khác cho ta thấy được năng lực sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tiến bộ, người dân đã phần nào thích ứng được với sự đổi mới của nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên dù việc thu nợ đạt kết quả cao nhưng cũng không thể nào thu hết nợ. Do đó Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác thu nợ và xem đây là mục tiêu phấn đấu trong tương lai của mình. 1.3 Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ là chỉ tiêu đánh giá cả về doanh số cho vay và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu và nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình kinh doanh, Một số dư nợ được gọi là hữu hiệu thì nó phải nhất định, Ngân hàng sẽ thu giảm bớt để xoay chuyển đồng vốn, phản ánh thực tế được tình hình cho vay tại thời điểm mà Ngân hàng cần lập báo cáo trong khi doanh số cho vay chỉ thể hiện số lượng đầu tư và quy mô đầu tư, hay có thể nói dư nợ phản ánh số lượng và chất lượng của tín dụng nói chung. Để đạt được điều đó, NHNo Huyện đã dần mở rộng phạm vi hoạt động của mình, cụ thể như sau: Bảng 5: Tình hình dư nợ ngắn hạn qua 2 năm 2006-2007. Đơn vị tính:Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản - Thương nghiệp dịch vụ - Khác 3.506 73.641 13.053 5.347 8.801 3,36 70,57 12,51 5,12 8,44 3.227 90.311 15.732 8.192 11.788 2,5 69,87 12,17 6,34 9,12 - 279 16.670 2.679 2.845 2.987 7,96 22,64 20,52 53,21 33,94 Tổng Dư nợ 104.348 100 129.250 100 24.902 23,86 Nguồn: Số liệu từ phòng tín dụng NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 3: Tình hình dư nợ qua 2 năm 2006 – 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm 2006, Tổng dư nợ là 104.348 triệu đồng, trong đó: + Trồng trọt đạt 3.506 triệu chiếm 3,36 %. + Thuỷ sản đạt 13.053 triệu chiếm 12,51%. + Thương nghiệp dịch vụ đạt 5.347 triệu chiếm 5,12 % . + Ngành khác đạt 8.801 triệu chiếm 8,44 %. Trong năm này, đáng quan tâm nhất là lĩnh vực chăn nuôi, Ngân hàng đã đầu tư vào lĩnh vực này khá nhiều, từ đó dẫn đến việc thu hồi được nợ cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể là dư nợ năm 2006 khá cao 73.641 triệu chiếm 70,57 % trong tổng dư nợ. Sang năm 2007, tổng dư nợ lên đến 129.250 triệu đồng trong đó dư nợ ở các ngành đều tăng lên ở mức khá cao: + Chăn nuôi: 90.311 triệu chiếm 69,87 %, tăng so với năm 2006 là 16.670 triệu tương đương tăng 22,64 %. + Thuỷ sản: 15.732 triệu chiếm 12,17 % tăng so với năm 2006 là 2.679 triệu tương đương tăng 20,52 %. + Thương nghiệp dịch vụ: 8.192 triệu chiếm 6,34 %, tăng so với năm 2006 là 2.845 triệu tương đương tăng 53,21 %. + Các ngành nghề khác: 11.788 triệu chiếm 9,12 %, tăng so với năm 2006 là 2.987 triệu tương đương 33,94 %. Chỉ duy nhất ở ngành trồng trọt, tình hình dư nợ năm 2007 giảm đột ngột chỉ còn 3.227 triệu, so với năm 2006 dư nợ giảm 279 triệu tương đương giảm 7,96 %. Tuy nhiên, dư nợ ở ngành này chỉ chiếm một lượng nhỏ trong tổng dư nợ. Đáng quan tâm nhất là ở ngành Thương nghiệp dịch vụ, dư nợ năm 2007 tăng lên hơn gấp đôi so với năm trước đến 53,21 %. Điều này chứng tỏ việc mở rộng sản xuất kinh doanh của người dân đã không còn là vấn đề thiết yếu, người dân đã biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư vào các ngành thương nghiệp dịch vụ ngày càng cao. Tuy nhiên do loại hình kinh doanh này còn quá mới mẻ trong địa bàn Huyện đòi hỏi người dân phải trãi qua một thời gian để thích ứng. Đây cũng là nguyên nhân tăng đột ngột dư nợ trong năm của Ngân hàng. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi được đầu tư khá rộng, doanh số cho vay của ngành này tăng, kéo theo việc thu hồi nợ cũng gặp không ít khó khăn, từ đó làm cho dư nợ tăng theo. Các ngành như: thuỷ sản, ngành nghề khác cũng tăng về dư nợ với số lượng đáng kể. Để khắc phục tình trạng dư nợ ngày một tăng qua các năm, đòi hỏi các cán bộ công nhân viên Ngân hàng phải có biện pháp thích đáng, đẩy mạnh công tác thẩm định cho vay, đảm bảo nguồn vốn Ngân hàng đầu tư có hiệu quả, đồng thời việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn của Ngân hàng cũng giúp cho các hộ dân dễ dàng đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, có được nguồn thu nhập để hoàn trả cả vốn và lãi cho Ngân hàng trong thời gian nhất định, giảm bớt được dư nợ kéo dài qua các năm sau. 1.4 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn: Trong việc cho vay ta vẫn coi nợ quá hạn là vấn đề tồn tại, là khuyết điểm trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đó là khi vay vốn mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ quá hạn và khi đó Ngân hàng phải chịu rủi ro về kinh tế. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng Ngân hàng càng lớn thì áp lực chịu rủi ro về nợ quá hạn càng cao. Nó tăng lên về số tuyệt đối và tương đối. Do đó nợ quá hạn được đặt ra như là một vấn đề cấp bách và được xem xét để hạn chế việc tăng lên một cách tối đa. Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo Huyện qua 2 năm 2006-2007. Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Trồng trọt - Chăn nuôi - Thuỷ sản -Thương nghiệp dịch vụ - Ngành khác 58 831 185 30 68 4,95 70,9 2,56 15,78 5,81 57 1.046 339 116 100 3,43 63,09 20,45 7,8 6,03 -1 215 154 86 32 1,72 25,87 83,24 286,67 47,06 Tổng nợ quá hạn 1.172 100 1.658 100 486 41,46 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 4: Tình hình nợ quá hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm 2006 Tổng nợ quá hạn là 1.172 triệu, sang năm 2007 nợ quá hạn lên đến 1.658 triệu, tăng 486 triệu tương đương tăng 41,46 % so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể là nợ quá hạn ở các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, thương nghiệp dịch vụ... đều tăng, đáng chú trọng hơn là ở ngành Thương nghiệp dịch vụ, năm 2006 nợ quá hạn chỉ đạt 30 triệu chiếm 2,56 % nhưng sang năm 2007 lên đến 116 triệu, tăng 86 triệu tương đương tăng 286,67 % so với năm 2006. Ở ngành này, do việc áp dụng khoa học - kỹ thuật của người dân chỉ mới ở bước đầu, cùng với sự cạnh tranh của nền kinh tế Tỉnh đã hạn chế phần nào hiệu quả đầu tư của người dân. Bên cạnh đó, ở ngành Thuỷ sản nợ quá hạn cũng tăng nhanh từ 185 triệu năm 2006 lên 339 triệu năm 2007, tăng 154 triệu tương đương tăng 83,24 %. Việc nuôi trồng thuỷ sản hiện nay đã thu hút khá đông người dân vì ở ngành này đem lại lợi nhuận rất cao tuy nhiên cũng không ít rủi ro do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, ở năm 2007 do thời tiết không ổn định, việc xử lý môi trường nước chưa được thực hiện triệt để đã dẫn đến thua lỗ cho người dân từ đó làm cạn kiệt nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng kéo theo nợ quá hạn tăng lên. Đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác, nợ quá hạn tương đối ổn định, tăng không đáng kể. Nhìn chung, để hạn chế nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn Ngân hàng cần phải chủ động hơn nữa trong công tác thu hồi nợ nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, điều này đồng nghĩa với việc giảm tối đa nợ quá hạn, đảm bảo thu hồi đuợc nợ đúng thời hạn như: tuỳ theo ngành nghề mà định kỳ hạn cho vay thích hợp, trong quá trình cho vay phải chú trọng đến khâu thẩm định, đây là khâu quan trọng nhất trong cho vay. Đạt được điều này đã là bước đầu cho sự thành công của Ngân hàng, tạo tiền đề cho việc mở rộng và tăng trưởng tín dụng ở những năm sau. 2. Phân tích hoạt động cho vay trung hạn: 2.1 Doanh số cho vay trung hạn: Việc mở rộng cho vay trung hạn nhằm đảm bảo tình hình dư nợ cũng như tỷ lệ thu nợ, đưa hộ sản xuất vào phương án sản xuất cụ thể, thúc đẩy sự phát triển theo hướng nâng dần chất lượng và đây cũng chính là mục tiêu chính của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện. Từ những yêu cầu đó, NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay trung hạn cho hộ sản xuất đối với việc chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị và cho vay tiêu dùng cùng các đối tượng vay vốn khác. Bảng 7: Doanh số cho vay trung hạn tại NHNo Huyện qua 2 năm 2006-2007 Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Chăn nuôi - Máy móc phục vụ sản xuất - Tiêu dùng - Khác 9.539 4.864 25.543 4.251 21,58 11,00 57,79 9,63 5.333 2.981 19.605 1.248 18,28 10,22 67,22 4,28 - 4.206 - 1.883 - 5.938 - 3.003 44,09 38,71 23,25 70,65 Tổng DSCV 44.197 100 29.167 100 - 15.030 34,01 Nguồn: Số liệu Phòng Tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 5: Doanh số cho vay trung hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Từ những năm trước Ngân hàng đã áp dụng cho vay trung hạn nhưng doanh số đạt rất thấp, tuy nhiên cho đến năm 2006 doanh số cho vay trung hạn đã có nhiều cải tiến, các hộ dân đã bắt đầu tham gia vào việc cải thiện, nâng cao chất lượng canh tác, mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cụ thể là ở ngành chăn nuôi, doanh số cho vay trung hạn đạt 9.539 triệu đồng, chiếm 21,58 %, sang năm 2007 doanh số cho vay trung hạn ở ngành chăn nuôi giảm xuống còn 5.333 triệu, giảm 4.206 triệu tương đương 44,09 %. Việc giảm doanh số cho vay trung hạn ở ngành chăn nuôi còn hạn chế, bên cạnh đó dịch bệnh phát triển mạnh mẽ đã hạn chế phần nào doanh thu của người dân, tệ hơn nữa là đưa người dân đến cạn kiệt nguồn vốn, mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Viêc giảm doanh số cho vay trung hạn ở ngành chăn nuôi đồng thời cũng kéo theo việc mua sắm máy móc thiết bị giảm xuống, năm 2006 máy móc phục vụ sản xuất đạt 4.864 triệu, sang năm 2007 chỉ còn 2.981 triệu giảm 1.883 triệu tương đương giảm 38,71 %. Ở cho vay trung hạn, doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá cao, trong năm 2006 đạt 25.543 triệu tương đương 57,79 % tổng doanh số cho vay. Phần lớn người dân sử dụng nguồn vốn vay này để phục vụ cho nhu cầu sống như: xây nhà, mua sắm phương tiện đi lại,..., cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu sống của người dân càng cao, đây cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cho vay trung hạn. Ở năm 2007, doanh số cho vay trung hạn giảm xuống còn 19.605 triệu, giảm 5.938 triệu tương đương giảm 23,25 %. Cho vay các đối tượng khác cũng giảm từ 4.251 triệu năm 2006 xuống còn 1.248 triệu năm 2005, giảm 70,65 % tương đương giảm 3.003 triệu. Tóm lại, cho vay trung hạn nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh ưu thế chăn nuôi, mua sắm máy móc thiết bị, các phương tiện khác để phục vụ cho việc sản xuất, người dân có thể nới lỏng được nguồn vốn để sản xuất, đảm bảo thanh toán được nợ cho Ngân hàng. 2.2 Doanh số thu nợ trung hạn: Để mở rộng hướng đầu tư, Ngân hàng đã nâng dần doanh số cho vay trung hạn do đó việc thu nợ trung hạn cũng đã được quan tâm đáng kể, cụ thể tập trung vào các ngành như: chăn nuôi, máy móc phục vụ sản xuất, tiêu dùng,... thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 8: Doanh số thu nợ trung hạn theo đối tượng cho vay qua 2 năm 2006- 2007 Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Chăn nuôi - Máy móc phục vụ sản xuất - Tiêu dùng - Ngành khác 7.354 3.457 11.798 2.308 29,48 13,94 47,32 9,26 6.892 3.851 10.648 2.245 29,16 16,29 45,05 9,5 - 462 376 - 1.150 -63 6,28 10,82 9,75 2,73 Tổng doanh số thu nợ 24.935 100 23.636 100 - 1.299 5,21 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang.. Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ trung hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Trong năm 2006 doanh số thu nợ trung hạn đạt 24.935 triệu sang năm 2007 chỉ còn 23.636 triệu, giảm 1.299 triệu tương đương giảm 5,21 %. Doanh số thu nợ ở các ngành đều giảm tuy nhiên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Cụ thể : Ở năm 2006: + Chăn nuôi: 7.354 triệu chiếm 29,48 %. + Máy móc phục vụ sản xuất :3.475 triệu chiếm 13,94 %. + Tiêu dùng: 11.798 triệu chiếm 47,32 %. + Ngành khác: 2.308 triệu chiếm 9,26 %. Sang năm 2007, doanh số thu nợ ngành chăn nuôi còn 6.892 triệu, giảm 462 triệu tương đương giảm 6,28 %, việc giảm doanh số thu nợ ở đây là do chất lượng quản lý của các chủ trang trại, các hộ dân còn yếu về chuyên môn đạt hiệu quả chưa cao trong việc xử lý các rủi ro như thiên tai, dịch bệnh từ đó kéo theo công tác thu hồi nợ ở lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng giảm xuống ở năm 2007 chỉ đạt 10.648 triệu, giảm 1.150 triệu tương đương giảm 9,75%. Việc thu hồi nợ vay máy móc phục vụ sản xuất lại tăng lên, năm2007 đạt 3.851 triệu tăng 376 triệu tương đương tăng 10,82% so với cùng kỳ năm trước, để phục vụ sản xuất người dân cần phải trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại, tuy nhiên bước đầu phải gặp nhiều khó khăn, người dân cần phải kiên trì nhẫn nại để thích nghi được với những đổi mới này. Đây là bước đầu trong việc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 2.2 Tình hình dư nợ trung hạn Từ khi áp dụng chủ trương của Chính phủ trong việc phát triển nông thôn nhằm từng bước giúp người dân có vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Ngân hàng bắt đầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư sang cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất. Tuy nhiên do loại hình đầu tư này khá mới mẻ nên doanh số cho vay lúc tăng lúc giảm, NHNo Huyện chưa thể kiểm soát kịp thời để đề ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn vốn Ngân hàng. Phân tích tình hình dư nợ nhằm phản ánh thực tế số vốn tín dụng mà Ngân hàng hiện đang đầu tư, cụ thể như sau: Bảng 9: Tình hình dư nợ trung hạn qua 2 năm 2006 -2007 Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2007 / 2006 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Chăn nuôi - Máy móc phục vụ sản xuất - Tiêu dùng - Xuất khẩu lao động - Khác 8.453 4.521 35.284 258 15.146 13,28 7,10 55,42 0,41 23,79 15.784 - 31.371 107 5.544 29,89 - 59,41 0,20 10,50 7.331 - - 3.913 - 151 - 9.602 86,73 - 11,09 58,53 63,40 Tổng Dư nợ trung hạn 63.662 100 52.806 100 - 10.856 17,05 Nguồn: số liệu phòng tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang . Biểu đồ 7: Tình hình dư nợ trung hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Ở năm 2006, dư nợ ngành chăn nuôi là 8.453 triệu chiếm 13,28 % tổng dư nợ, sang năm 2007 tăng khá cao 15.784 triệu, tăng 7.331 triệu so với năm 2006 tương đương với tăng 86,73 %. Còn cho vay trung hạn ở các đối tượng khác có xu hướng giảm. Đặc biệt ở năm 2006 bắt đầu xuất hiện thêm đối tượng cho vay mới đó là cho vay xuất khẩu lao động, năm 2006 dư nợ ở đối tượng này là 258 triệu chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ, sang năm 2007 dư nợ ở đối tượng này giảm xuống còn 107 triệu, giảm 151 triệu tương đương 58,53 %, do việc xuất khẩu lao động còn quá mới nên cả Ngân hàng và người lao động đều rất chú trọng trong việc đầu tư. Đối với máy móc phục vụ sản xuất, ở năm 2007 không có dư nợ. Mặc dù dư nợ năm 2007 có giảm nhiều so với năm 2006 nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn kém do nợ quá hạn ở các năm ngày càng cao, nhất là đối với lĩnh vực cho vay kinh tế trang trại, vì trong kinh tế trang trại mới chỉ đề ra tiêu chí về số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng, cụ thể như: chưa qui định về khả năng tổ chức, quản lý, khả năng chuyên môn và khả năng tài chính của chủ trang trại. Nhìn chung, qua phân tích ta thấy tình hình dư nợ trung hạn của Ngân hàng trong 2 năm 2006 – 2007 đã giảm đáng kể, người dân chỉ chú trọng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, chỉ duy nhất ở ngành chăn nuôi, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng khá cao. Ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa trong công tác cho vay cũng như thu hồi nợ sao cho doanh số dư nợ cao mà nợ quá hạn không tăng. 2.3 Tình hình nợ quá hạn trong cho vay trung hạn: Hiện nay với cơ cấu tín dụng của ngân hàng thì nợ quá hạn luôn chiếm một tỷ trong cao trong tổng dư nợ, điều này cũng xuất phát từ rủi ro vốn có của tín dụng trung hạn đó là thời hạn cho vay càng dài thì rủi ro càng lớn. Cụ thể như sau: Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn trung hạn tại NHNo Huyện qua 2 năm 2006-2007. Đơn vị tính: Triệu đồng. Khoản mục 2006 2007 2006 /2007 Số tiền % Số tiền % Chênh lệch % - Chăn nuôi - Máy móc phục vụ sản xuất - Tiêu dùng - Khác 9 21 6 30 13,64 31,82 9,09 45,45 400 65 216 274 41,88 6,81 22,62 28,69 391 44 210 244 4.344,44 209,52 3500 813,33 Tổng nợ quá hạn 66 100 955 100 889 1.346,97 Nguồn: Số liệu phòng Tín dụng NHNo Huyện Cầu Ngang. Biểu đồ 8: Tình hình nợ quá hạn qua 2 năm 2006 – 2007: Đơn vị tính: Triệu đồng. Năm 2006 nợ quá hạn ở ngành chăn nuôi chiếm một tỷ trọng rất nhỏ 9 triệu tức là 13,64% tổng nợ quá hạn nhưng sang năm 2007 nợ quá hạn ở ngành này tăng đột biến lên đến 400 triệu tức là tăng 391 triệu tương đương tăng 4.344,44 %, đây là một con số khá lớn so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do người dân có một khoảng thời gian sử dụng vốn khá dài thường hay dẫn đến tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, ảnh hưởng đến thu nhập và cuối cùng là mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ quá hạn. Bên cạnh đó, nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng cũng tăng lên, năm 2006 chỉ 6 triệu sang năm 2007 lên đến 216 triệu tăng 210 triệu tương đương tăng 3.500%, đa số người dân sử dụng vốn vay loại này để phục vụ nhu cầu sống không đảm bảo được nguồn trả nợ cho ngân hàng, việc cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá lớn so với thu nhập của hộ dân. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn ở ngành này tăng cao. + Đối với việc mua sắm máy móc phục vụ sản xuất: Nợ quá hạn năm 2006 là 21 triệu chiếm 31,82 %, sang năm 2007 lên đến 65 triệu tăng 44 triệu tương đương tăng 209,52 %. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng lên là do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi người dân phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại thay vì lao động thủ công như trước kia, tuy nhiên do bước đầu của sự đổi mới người dân không thích ứng kịp thời nên việc sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. + Đối với ngành nghề khác: Nợ quá hạn năm 2006 là 30 triệu chiếm 45,45% tổng nợ quá hạn, sang năm 2007 lên đến 274 triệu tăng 244 triệu tương đương tăng 813,33% so với năm 2006. Nhìn chung nợ quá hạn trong cho vay trung hạn ở các ngành đều tăng với một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên nếu so với doanh số cho vay và thu nợ thì với một tỷ lệ nợ quá hạn như thế này cũng không thể gọi là quá cao, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Điều này không có nghĩa là ngân hàng phải tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ quá hạn như trên mà cần phải đề ra nhiều biện pháp hơn nữa để khắc phục tình trạng nợ quá hạn đến mức thấp nhất, hạn chế được rủi ro cho ngân hàng. III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 2 năm 2006 – 2007: Mục tiêu hàng đầu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới đó là lợi nhuận, nhất là trong thời kỳ hiện nay vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó mà NHNo Huyện luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư của mình mà yếu tố quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng vốn, nếu sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả thì lợi nhuận đem lại sẽ cao. Vì thế mà chúng ta cần xem xét một số chỉ tiêu liên quan, để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo Huyện trong những năm qua đã phấn đấu đạt được. Bảng 11: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo Huyện năm 2006-2007 Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 1. Tổng doanh số cho vay 2. Tổng doanh số thu nợ 3. Tổng dư nợ 4. Dư nợ bình quân 5. Nợ quá hạn 6.Tổng vốn huy động 7. Nợ quá hạn / Tổng dư nợ 8. Vòng quay vốn tín dụng ( Thu nợ / Dư nợ bình quân) 9. Dư nợ / Tổng vốn huy động Triệu Triệu Triệu Triệu Triệu Triệu % Vòng Lần 169.981 138.972 168.010 162.039 1.238 49.503 0,74 0,86 3,4 181.284 167.238 185.644 176.827 2.613 43.526 1,41 0,95 4,3 Nguồn: Số liệu phòng tín dụng tại NHNo Huyện Cầu Ngang. + Nợ quá hạn / Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét công tác tín dụng tại Ngân hàng, nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng càng cao, dư nợ cho vay lớn mà nợ quá hạn nhỏ thì rủi ro thấp. Ngân hàng sẽ linh hoạt trong việc sử dụng Nguồn vốn của mình sao cho đạt hiệu quả cao dẫn đến làm tăng vòng quay vốn tín dụng. Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5 % và ở mức 2 % thì được xem là bình thường. - Năm 2006, tỷ lệ Nợ quá hạn / tổng dư nợ là 0,74 %. - Năm 2007, tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ là 1,41 %. Qua 2 năm hoạt động cho thấy tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ thấp ở năm 2006 ( chưa quá 1%), từ đó cho thấy công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả, điều đó cũng cho thấy rủi ro tín dụng thấp. Sang năm 2007 thì Nợ quá hạn/tổng dư nợ là 1,41 %, nguyên nhân làm cho tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ tăng lên là do người dân chưa thích ứng kịp thời với những chuyển đổi của nền kinh tế, việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật tương đối mới mẻ đòi hỏi người dân phải có một khoảng thời gian dài để thích nghi, việc sử dụng vốn vay mặc dù có đem lại hiệu quả nhưng cũng không thể nào hạn chế được tối đa những rủi ro khách quan như: thiên tai, hạn hán, dịch bệnh,... đây là những nguyên nhân mà chúng ta không thể nào khắc phục triệt dể được trong nền kinh tế, tuy nhiên với tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ là 1,41 % cũng không phải là quá cao, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng đem lại hiệu quả. Tuy nhiên không dừng lại ở đây mà Ngân hàng cần phải tiếp tục duy trì tỷ lệ Nợ quá hạn / tổng dư nợ ổn định hoặc cao hơn nhưng không vượt quá mức qui định của Ngân hàng nhà nước để đảm bảo nợ quá hạn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. + Dư nợ / Vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả. Nhận xét trong 2 năm qua thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2006 bình quân 3,4 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2007 tình hình huy động vốn của Ngân hàng đặt biệt xấu đi so với năm 2006, bình quân 4,3 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia. Sở dĩ vốn huy động tăng không tương xứng với tăng dư nợ là do điều kiện kinh tế của Huyện còn kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp nên Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân ít, các doanh nghiệp, cá nhân có mở tài khoản phần lớn là dùng để thanh toán, bên cạnh đó lãi suất cũng là một vấn đề quan trọng trong công tác huy động vốn của Ngân hàng. + Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm qua có sự biến động theo chiều hướng tăng dần: năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 0,86 vòng nhưng sang năm 2007 lên đến 0,95 vòng. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong năm Ngân hàng đã có nhiều cải tiến trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo được đồng vốn của Ngân hàng trong cho vay, xác định được kỳ hạn trả nợ tương đối phù hợp với chu kỳ của từng đối tượng vay vốn trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nhìn chung, qua kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất khả quan, đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn chính đáng của bà con, đúng lúc và kịp thời. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.Từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng, đem lại thu nhập thêm cho Ngân hàng và đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người dân trong Huyện. Qua đó khẳng định được rằng Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế . IV. Những biện pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang: 1. Về huy động vốn: Công tác huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, là cơ sở để có được một Nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một Nguồn vốn đủ mạnh là cơ sở quyết định sự tăng trưởng hoạt động của Ngân hàng. Một số giải pháp để tăng nguồn vốn huy động: - Giữ vững mối quan hệ với khách hàng cũ, thực hiện chi trả chính xác kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và an toàn vốn. - Mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán, chuyển khoản đối với khách hàng có mở tài khoản tại Ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể thu hút được một lượng tiền gởi thanh toán dồi dào. - Chú trọng đến tiền gởi tiết kiệm, nhất là tiền gởi có kỳ hạn trên một năm để gia tăng vốn trung hạn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực hiện nguyên tắc ưu tiên về lãi suất. - Lãi suất là một yếu tố rất quan trọng không những đối với khách hàng gởi tiền mà còn đối với cả Ngân hàng. Tâm lý người gởi tiền bao giờ cũng muốn có lãi suất cao và an toàn đồng vốn, còn mục tiêu của Ngân hàng là lợi nhuận, do đó Ngân hàng phải áp dụng một khung lãi suất sao cho vừa có được lợi nhuận vừa thu hút được khách hàng gởi tiền. Ngoài ra Ngân hàng còn có thể áp dụng các hình thức khuyến mãi như khen thưởng, tặng quà đối với khách hàng có lượng tiền gởi cao và có mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng. 2. Về hoạt động Tín dụng: Để nâng cao kết quả hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần chú trọng tăng doanh số cho vay để tăng mức vốn đầu tư của Ngân hàng vào nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng doanh số cho vay Ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng tính hiệu quả của nó như: - Phải có kế hoạch đầu tư đúng hướng đúng đối tượng khách hàng. - Tạo khả năng tăng vòng quay vốn tín dụng. - Tăng tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tín dụng. - Mở rộng địa bàn cho vay phải có cơ sở đảm bảo tiền vay. Để thực hiện được những yêu cầu trên thì vấn đề quan trọng nhất là năng lực của cán bộ tín dụng khi xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng, kiểm tra tình hình nguồn vốn để cho vay. Cán bộ tín dụng là người nắm rõ nhất những thông tin về khách hàng của mình, quản lý khách hàng để kịp thời xử lý những rủi ro nếu có. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm là một yêu cầu cấp thiết. Ngân hàng cần tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng theo học các lớp tập huấn về trình độ nghiệp vụ, trao đổi về khả năng xử lý các nghiệp vụ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trong nền kinh tế thị trường. * Giải quyết nợ quá hạn: Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nợ quá hạn là một vấn đề ảnh hưởng không riêng đối với Ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới những mặt khác của nền kinh tế, do đó đòi hỏi Ngân hàng phải quan tâm thích đáng nhằm đảm bảo thu hồi được các khoản nợ vay quá hạn, cụ thể như: - Tổ chức thu hồi dần các khoản vay: đối với các khoản nợ qúa hạn mà khách hàng chưa thanh toán được thì cán bộ tín dụng tiến hành làm việc với khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và cùng với họ tìm ra biện pháp thu hồi nợ, khuyến khích khách hàng trả dần món nợ, tạo điều kiện cho khách hàng duy trì quá trình sản xuất kinh doanh mà vẫn trả được nợ vay cho Ngân hàng. Từ đó cán bộ Tín dụng sẽ đưa ra phương án trả nợ cho khách hàng dựa vào khả năng sản xuất kinh doanh của họ. - Thanh lý tài sản: Biện pháp này áp dụng khi khách hàng không có khả năng trả được nợ cho Ngân hàng, lúc này Ngân hàng sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Đây là biện pháp cuối cùng để giúp Ngân hàng thu hồi vốn. Tuy nhiên do thời gian phát mãi khá lâu, thủ tục pháp lý rồm rà sẽ làm ứ đọng Nguồn vốn của Ngân hàng. 3. Một số giải pháp khác: + Lãi suất tiền gửi hợp lý, đảm bảo lợi ích cho người gủi tiền: Trong quan hệ giữa người gửi tiền và Ngân hàng đều hướng tới mục tiêu là lợi nhuận. Ngân hàng muốn trả lãi suất thấp còn phía người gửi tiền thì ngược lại. Do đó, lãi suất tiền gửi phải được Ngân hàng tính toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. + Đưa ra nhiều kỳ hạn tiền gửi khác nhau: Để thu hút được nhiều tiền gửi, Ngân hàng cần phải có nhiều kỳ hạn huy động khác nhau. Tuy nhiên thời gian gửi tiền ứng với mức lãi suất: thời gian dài hay ngắn ứng với mức lãi suất cao hay thấp để đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền. + Cơ sở vật chất và đội ngũ nhân viên: Ngân hàng có trụ sở kiên cố, đội ngũ cán bộ mạnh đủ năng lực, kiến thức, hiểu biết kinh tế - xã hội, có năng khiếu trong lĩnh vực Ngân hàng và tâm quyết với công việc được giao. + Cung ứng tốt nhiều dịch vụ: ngoài mục đích kiếm lời hay đảm bảo an toàn tiền gửi, những vấn đề thiết yếu như: dịch vụ thông tin, chuyển tiền nhanh, chính xác,… Ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt nhu vậy thực chất cũng chỉ làm giảm các chi phí khác cho người gửi tiền. + Về công tác thuỷ lợi: Đây là vấn đề mấu chốt đối với những hộ sản xuất Nông nghiệp. Trong những năm gần đây, thiên tai đã xảy ra liên tiếp ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của người dân. Do đó Ngân hàng Phải kết hợp cùng UBND huyện, xã vận động bà con thực hiện công tác thuỷ lợi nội đồng. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ I. Kết luận: Qua phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Huyện, việc đầu tư đối với các dự án để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có nguồn vốn đủ mạnh, từ đó vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng là phải nổ lực trong công việc khai thác các nguồn vốn với khoảng thời gian dài và ổn định. Hiện nay nhu cầu vốn đối với người dân là rất cần thiết để phục vụ sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường. Do đó, đẩy mạnh cung cầu vốn là điều kiện cần thiết để đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Việc cung ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng nhiều thì vai trò của Ngân hàng sẽ rất quan trọng và không thể thiếu trong nền kinh tế ngày nay, từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh và nâng cao thu nhập cho Ngân hàng. Đối với các hộ dân được đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ đều đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xuất hiện và mở rộng qui mô sản xuất đặc biệt là các cá nhân, các doanh nghiệp khi vay vốn Ngân hàng đều làm ăn có hiệu quả, do đó đảm bảo trả đủ nợ gốc và lãi cho Ngân hàng. Với phương châm: “ Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” thể hiện được vai trò chủ đạo của NHNo đối với sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế trong Huyện. Thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, nhanh nhẹn của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng trong thời gian qua. Từ đó thúc đẩy nền kinh tế Huyện ngày càng giàu đẹp hơn, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cải thiện hơn. II. Kiến nghị: 1. Đối với Chính phủ: Chính phủ cần có chính sách, biện pháp bảo hộ cho hộ sản xuất Nông nghiệp như: định giá các sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp,… để hộ sản xuất đưa ra kế hoạch sản xuất tạo thế ổn định và đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo môi trường hoạt động tín dụng thuận lợi cho Ngân hàng hoạt động ở nông thôn. Chính phủ nên có giải pháp cụ thể, kịp thời đổi mới hoạt động kinh tế nông nghiệp, hợp tác Nông nghiệp nhằm quản lý chặt chẽ, làm tốt dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ nông dân, hạn chế việc nông dân phải đối mặt với những khó khăn của thị trường. 2. Đối với các cấp lãnh đạo: Nguồn nhân lực trong Huyện thất nghiệp rất nhiều, ngoài vụ lúa ra phần lớn họ không có việc làm, dễ dàng dẫn đến những tệ nạn, một mặt không thúc đẩy được nền kinh tế. Các cấp lãnh đạo cần đưa ra các dự án kinh tế và thi hành không chỉ giảm bớt tình trạng thất nghiệp mà còn làm cho nền kinh tế Huyện ngày càng phát triển vững mạnh. Các cấp lãnh đạo trong Huyện nên giải quyết nhanh chóng những tranh chấp đất đai và cấp quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay vốn Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Ngoài ra các ban ngành, chức năng cần hỗ trợ tích cực, triệt để hơn nữa cho Ngân hàng trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn, nợ khó đòi để Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Đối với Ngân hàng: Ngân hàng cần có biện pháp thích hợp thúc đẩy việc huy động vốn tại địa phương, cần có chiến lược thu hút mạnh nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Ban lãnh đạo ngân hàng cần có biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ nhân viên Ngân hàng, khuyến khích khen thưởng những thành viên làm tốt công việc. Đưa ra những điều khoản kỷ luật và thực hiện khi có thành viên vi phạm. Ngân hàng căn cứ vào mùa vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh thực tế ở Huyện để định thời hạn cho vay chính xác trong trường hợp cụ thể. Ngân hàng cần điều tra kỹ và giải quyết thoả đáng những trường hợp tiêu cực đối với từng hộ vay vốn như: sử dụng vốn sai mục đích, có khả năng trả nợ nhưng cố tình dai dưa kéo dài,… để giữ uy tín cho Ngân hàng. Giao trách nhiệm cho từng nhân viên cụ thể phụ trách và chịu trách nhiệm với công việc mà nhân viên đó làm. Ngân hàng kết hợp với phòng Nông nghiệp Huyện để được hiểu hơn về đặc điểm của sản xuất Nông nghiệp ở từng địa phương cụ thể, từ đó đưa ra phương án cho vay thích hợp./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Cầu Ngang - Tỉnh Trà Vinh.doc
Luận văn liên quan