Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty cổ phần đô thị Sông Đà

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong thời gian thực tập tại Công Ty cổ phần đô thị Sông Đà, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài sau: “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty cổ phần đô thị Sông Đà” Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II. Thực trạng công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần đô thị sông đà. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần đô thị Sông Đà. Trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi xin chân thành cảm ơn công ty cổ phần đô thị Sông Đà đặc biệt là các anh chị phòng tài chính kế toán của công ty đã cung cấp tài liệu cũng như tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty, tôi xin cảm ơn thầy giáo, thạc sỹ Phan Hữu Nghị đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thiện chuyên đề này. Hà nội ngày 28/4/2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Đình Dũng

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty cổ phần đô thị Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản trị, Tổng giám đốc trong việc tham gia thị trường chứng khoán, tham gia đầu tư vào các tổ chức tài chính. - Tổ chức, thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và các cơ quan liên quan đảm bảo đúng chế độ, chính sách. Tham gia chấp hành các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về công tác thanh tra, kiểm tra. Nguồn tài liệu phục vụ cho phân tích. Do là công ty mới thành lập do đó trong 6 tháng đầu năm 2007 các hoạt động của công ty cổ phần đô thị mới chỉ ở dạng bước đầu và chưa có những hoạt động đáng kể nên khi phân tích chúng ta sẽ phân tích tình hình tài chính của công ty trong 2 quý cuối năm. Việc phân tích sẽ dựa chủ yếu vào các tài liệu sau đây. Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2007 Chỉ tiêu Kỳ này Lũy kế từ đầu năm 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ +Chiết khấu thương mại +Giảm giá hàng bán +Hàng bán bị trả lại +Thuế tiêu thụ đặc biệt 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán. 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ. 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính. 1.864.413.517 1.864.416.517 7. Chi phí tài chính. 8. Chi phí bán hàng. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 1.749.656.192 1.749.656.192 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 114.757.325 114.757.325 11. Thu nhập khác. 12. Chi phí khác. 13. Lợi nhuận khác. 14. Tổng lợi nhuận trước thuế. 114.757.325 114.757.325 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 114.757.325 114.757.325 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 17. Lợi nhuận sau thuế Bảng 2.4. Bảng cân đối tài khoản. Tài sản Số quý III Số cuối năm A. Tài sản ngắn hạn. 46,421,534,181 95,326,878,800 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 15,254,756,555 64,464,280,507 1. Tiền 15,254,756,555 64,464,280,507 2. Các khoản tương đương tiền. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. 1. Đầu tư ngắn hạn. 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu. 28,999,881,408 29,184,071,254 1. Phải thu khách hàng. 2. Trả trước người bán. 3,994,488,932 2,651,980,750 3. Phải thu nội bộ 22,000,000,000 23,522,920,000 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. 5. Các khoản phải thu khác. 3,005,392,476 3,009,170,504 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi. IV.Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác. 2,166,896,218 1,678,527,039 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1,648,951,218 168,186,626 2. Thuế GTGT được khấu trừ. 428,457,451 1,366,849,782 3. thuế và các khoản phải nộp nhà nước. 4. Tài sản ngắn hạn khác. 89,487,471 143,490,631 B. Tài sản dài hạn. 14,681,155,879 113,462,786,999 I. Các khoản phải thu dài hạn. 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc. 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 1,181,155,879 22,259,498,466 1. Tài sản cố địn hữu hình 1,052,627,719 1,059,267,835 - Nguyên giá 1,115,129,662 1,170,362,809 - giá trị hao mòn lũy kế -62,501,943 -111,094,974 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 128,528,160 21,200,230,631 III. Bất động sản đầu tư - Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 13,500,000,000 86,244,955,200 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào congo ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác. 13,500,000,000 86,244,955,200 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 4,958,333,333 1. Chi phí trả trước dài hạn 4,958,333,333 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 61,102,690,060 208,789,665,799 Nguồn vốn. 31/12/2007 30/9/2007 A. Nợ phải trả 251.690.060. 127,203,032,128 I. Nợ ngắn hạn. 127,203,032,128 1. Vay và nợ ngắn hạn. 2. Phải trả người bán. 3. Người mua trả tiền trước. 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2.635.567 6,496,796 5. Phải trả công nhân viên. 141.640.740 6. Chi phí phải trả. 7. Phải trả nội bộ. 107.413.753 2,326,298,388 8. Phải trả theo tiến đọ kế hoạch hợp đồng xây dựng. 9. Các khoản phải trả phải nộp khác. 124,870,236,944 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn. 1. Phải trả dài hạn người bán. 2. Phải trả dài hạn nội bộ. 3. Phải trả dài hạn khác. 4. Vay và nợ dài hạn. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm. 7. Dự phòng phải trả dài hạn. B. Vốn chủ sở hữu. 60.851.000.000 81,586,633,671 I. Vốn chủ sỡ hữu. 60.851.000.000 81,586,633,671 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu. 60.851.000.000 81,471,876,346 2. Thặng dư vốn cổ phần. 3. Vốn khác của chủ sỡ hữu. 4. Cổ phiếu ngân quỹ. 5. Chêch lệch đánh giá tài sản. 6. Chêch lệch tỷ giá hối đoái. 7. Quỹ đầu tư phát triển. 8. Quỹ dự phòng tài chính. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sỡ hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. 114,757,325 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. II. Nguồn kinh phí và quỹ khác. 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi. 2. Nguồn kinh phí. 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCD Tổng cộng nguồn vốn 60.102.690.060 208,789,665,799 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần đô thị Sông Đà. Công ty cổ phần đô thị Sông Đà tuy chưa co bộ phận công tác tài chính riêng biệt nhưng phòng tài chính kế toán với vị trí và chức năng của mình đã đảm nhận cả việc tổ chức công tác tài chính. Do đó thông tin kế toán cũng đã được xử lý qua việc kiểm tra, đối chiếu với việc thực hiện và tính pháp lý với các văn bản quản lý tài chính. Có thể khẳng định rằng, hoạt động kiểm tra kế toán được coi như là hoạt động kiểm toán tuân thủ trong công ty. Thông tin được tổng kết phục vụ cho yêu cầu quản lý là : thông tin” chính xác”. Cuối niên độ kế toán, kế toán tổng hợp thực hiện việc lập các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được lập trong công ty đã thể hiện sự tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện nhất tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh của DN. Bản thuyết minh báo cáo tài chính của công ty đã nêu ra việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Bố trí cơ cấu vốn. TSCD/ Tổng tài sản (%) TSLD/ Tổng tài sản (%) tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu (%) Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn (%) Tình hình tài chính. Khả năng thanh toán (%) +Tổng quát: TSLD/ Nợ ngắn hạn. +Thanh toán nhanh: Tiền nợ hiện có/ Nợ ngắn hạn Hàng năm công ty tiến hành tính toán và so sánh các chỉ tiêu trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Năm 2007 các cán bộ phòng tài chính kế toán đã tính toán các chỉ tiêu theo mẫu được thiết kế trên thuyết minh báo cáo tài chính. Sau đó tiến hành đánh giá khái quát các chỉ tiêu để từ đó đưa ra phương hướng hoạt động trong năm tới. Vì vậy thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra các quyết định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Toàn bộ công việc trên đây được thực hiện bởi phòng tài chính kế toán của Công ty. Phòng tài chính kế toán với chức năng chính của mình luôn cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất trong công việc, các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán luôn thu nhận, xử lý và tổng kết thông tin một cách kịp thời, chính xác bằng hệ thống các phương pháp khoa hcoj của mình. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin chính xác nhất, cần thiết nhất cho việc ra các quyết định và các phương án kinh tối ưu cho Giám đốc. Phòng tài chính luôn phản ánh đầy đủ tòa bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động tài sản của công ty, qua đó giúp giám đốc công ty quản lý chặt chẽ tài sản và bảo vệ được tài sản của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản đó. Qua công cụ kế toán, các cán bộ phòng tài chính kế toán đã phản ánh đầy đủ các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh cũng như kết quả của quá trình đó đem lại nhằm kiểm tra được việc thực hiện nguyên tắc bù đắp chi phí và có lãi trong kinh doanh. Bên cạnh đó, phòng tài chính kế toán được cụ thể từng loại nguồn vốn, từng loại tài sản, giúp cho việc kiểm tra giám sát tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và tính chủ động trong kinh doanh. Với chức năng là phản ánh và kiểm tra, phòng tài chính kế toán luôn phản ánh được kết quả của người lao động, giúp cho việc khuyến khích lợi ích vật chất và xác định trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Phân tích tổng quát tình hình tài chính công ty cổ phần đô thị Sông Đà. Từ số liệu của bảng cân đối kế toán ta có thể khái quát sự biến động của một số chỉ tiêu sau” Các chỉ tiêu tăng. Tổng tài sản tăng từ 61.102.690.060 lên 208,789,665,799 trong đó tài sản lưu động tăng 48,905,344,619 VNĐ tài sản cố định tăng. 98,781,631,120 VNĐ Trong tài sản lưu động của công ty tăng chủ yếu là do nguyên nhân sau: tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng, công ty tiến hành vay nợ ngân hàng nhằm chuẩn bị cho việc triển khai các dự án và sự góp vốn của các cổ đông trong công ty ) Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty. Bảng 2.5. Bảng phân tích khái quát tình hình hoạt động của công ty. Chỉ tiêu 2007 1. Bố trí cơ cấu vốn -Tài sản cố định/ Tổng tài sản. 54.34% -Tài sản lưu động/ Tổng tài sản. 45.66% 2. Tỷ suất lợi nhuận. -Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu. 6.15% -Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn. 0.19% 3. Tình hình tài chính. - Tỷ lệ nợ phải trả/ Tổng tài sản. 60.92% - Khả năng thanh toán (%) + Tổng quát: Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn. 0.75 + Thanh toán nhanh: Tiền hiện có/ Nợ ngắn hạn 1.64 Phân tích cơ cấu tài sản. Bảng 2.6. Bảng phân tích cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Quý III Quý IV Chêch lệch Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng I.TSLD và đầu tư ngắn hạn 46,421,534,181 75.97% 95,326,878,800 45.66% 48,905,344,619 105.35% 1.Vốn bằng tiền. 15,254,756,555 24.97% 64,464,280,507 30.88% 49,209,523,952 322.58% 2.Các khoản đầu tư ngắn hạn 0 3.Các khoản phải thu 28,999,881,408 47.46% 29,184,071,254 13.98% 184,189,846 0.64% 4.Hàng tồn kho 0 5.Tài sản lưu động khác 2,166,896,218 3.55% 1,678,527,039 0.80% -488,369,179 -22.54% II.TSCĐ và đầu tư dài hạn 14,681,155,879 24.03% 113,462,786,999 54.34% 98,781,631,120 672.85% 1.TSCĐ hữu hình 1,052,627,719 1.72% 1,059,267,835 0.51% 6,640,116 0.63% 2.TSCĐ vô hình 0 3.Các khoản đầu tư dài hạn 13,500,000,000 22.09% 86,244,955,200 41.31% 72,744,955,200 538.85% 4.Chi phí xây dựng cơ bản 128,528,160 0.21% 21,200,230,631 10.15% 21,071,702,471 16394.62% 5.Tài sản dài hạn khác 4,958,333,333 2.37% 4,958,333,333 Cộng 61,102,690,060 208,789,665,799 147,686,975,739 241.70% Phân tích cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2.7. Bảng cơ cấu nguồn vốn. Chỉ tiêu Quý III Quý IV Chêch lệch Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng A. Nợ phải trả 251,690,060 0.41% 127,203,032,128 60.92% 126,951,342,068 50439.55% I. Nợ ngắn hạn 251,690,060 0.41% 127,203,032,128 60.92% 126,951,342,068 50439.55% 1.Các khoản phải trả khác 2.Nợ đến hạn trả 3.Phải trả người bán 4.Người mua trả tiền trước 5.Thuế phải nộp nhà nước 2,635,567 6,496,796 3,861,229 146.50% 6.Phải trả công nhân viên 141,640,740 0.23% 141,640,740 0 0.00% 7.Phải trả cho đơn vị nội bộ 2,184,657,648 1.05% 2,184,657,648 8.Phải trả khác 107,413,753 0.18% 124,870,236,944 59.81% 124,762,823,191 116151.63% II.Nợ dài hạn III. Nợ khác 1.Chi phí phải trả B. Nguồn vốn chủ sở hữu 60,851,000,000 99.59% 81,586,633,671 39.08% 20,735,633,671 34.08% I. Nguồn vốn- quỹ 60,851,000,000 99.59% 81,586,633,671 39.08% 20,735,633,671 34.08% 1.Nguồn vốn kinh doanh 81,471,876,346 39.02% 81,471,876,346 2. Quỹ trợ cấp mất việc 3.Chêch lệch tỷ giá 4. Quỹ phát triển kinh doanh 5.Quỹ dự trữ 6.Lãi chưa phân phối 114,757,325 0.05% 114,757,325 7.Quỹ khen thưởng phúc lợi 8.Nguồn vốn đầu tư XDCB II.Nguồn kinh phí 0 Tổng nguồn 61,102,690,060 208,789,665,799 147,686,975,739 241.70% Phân tích tình hình và khả năng thanh toán. Phân tích một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán cơ bản - Hệ số thanh toán hiện hành +Quý III=46,421,534,181/ 251,690,060= 184.44 +Quý IV=95,326,878,800/ 127,203,032,128=0.75 - Hệ số thanh toán vốn lưu động +Quý III=61,102,690,060/ 46,421,534,181=1.31 +Quý IV=208,789,665,799/ 95,326,878,800=638.73 - Hệ số thanh toán nhanh +Quý III=46,421,534,181/ 251,690,060= 184.44 +Quý IV=95,326,878,800/ 127,203,032,128=0.75 - Hệ số thanh toán tức thời +Quý III=61,102,690,060/ 251,690,060=242.77 +Quý IV=208,789,665,799/ 127,203,032,128=1.64 Phân tích phải trả, phải thu Bảng 2.10. Bảng phân tích phải trả, phải thu A. Nợ phải trả 251,690,060 100% 127,203,032,128 100% 126,951,342,068 50439.55% I. Nợ ngắn hạn 251,690,060 100% 127,203,032,128 100% 126,951,342,068 50439.55% 1. Các khoản phải thu khác 2. Nợ đến hạn trả 3. Phải trả người bán 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế phải nộp nhà nước 2,635,567 1.05% 6,496,796 0.01% 3,861,229 146.50% 6. Phải trả công nhân viên 141,640,740 56.28% 141,640,740 0.11% 0.00% 7. Phải trả cho đơn vị nội bộ 2,184,657,648 1.72% 2,184,657,648 8. Phải trả khác 107,413,753 42.68% 124,870,236,944 124,762,823,191 116151.63% II. Nợ dài hạn III. Nợ khác 1. Chi phí phải trả B. Các khoản phải thu 28,999,881,408 100% 29,184,071,254 100% 184,189,846 0.64% 1. Phải thu khách hàng 2. Trả trước người bán 3,994,488,932 13.77% 2,651,980,750 9.09% -1,342,508,182 -33.61% 3. Phải thu nội bộ 22,000,000,000 75.86% 23,522,920,000 80.60% 1,522,920,000 6.92% 4. Các khoản phải thu khác 3,005,392,476 10.36% 3,009,170,504 10.31% 3,778,028 0.13% Phân tích về cơ cấu tài chính Qua phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn đã đưa ra một số nhận xét sơ bộ về cơ cấu tài chính trong công ty. Ta chỉ đi vào phân tích các hệ số đặc trưng. - Hệ số nợ trên tổng tài sản +Quý III= 251,690,060/ 61,102,690,060=0.41% +QuýIV=127,203,032,128/ 208,789,665,799=60.92% - Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu +Quý III=251,690,060/ 60,851,000,000= 0.41% +Quý IV=127,203,032/ 81,586,633,671= 0.16% - Hệ số cơ cấu vốn chủ sở hữu +Quý III=60,851,000,000/ 61,102,690,060= 99.59% +Quý IV=81,586,633,671/ 208,789,665,799= 39.08% - Hệ số cơ cấu tài sản lưu động +Quý III=46,421,534,181/ 61,102,690,060= 75.97% +Quý IV=95,326,878,800/ 208,789,665,799= 45.66% - Hệ số cơ cấu tài sản cố định +Quý III=14,681,155,879/ 61,102,690,060=24.03% +Quý IV=113,462,786,999/ 208,789,665,799= 54.34% Phân tích hiệu quả kinh doanh. - Sức sinh lợi trên tổng tài sản +Quý III=0/ 61,102,690,060=0% +Quý IV=114,757,325/ 208,789,665,799=0.19% - Sức sinh lời trên tài sản cố định +Quý III=0/ 14,681,155,879= 0% +Quý IV=114,757,325/ 113,462,786,999= 0.1% - Sức sinh lời trên tài sản lưu động +Quý III=0/ 46,421,534,181=0% +Quý IV=114,757,325/ 95,326,878,800= 0.12% - Hệ số sinh lợi trên doanh thu +Quý III=0/76,770,294=0% +Quý IV=114,757,325/ 1,864,413,517=6.15% - Hệ số sinh lời trên vốn +Quý III=0/ 61,102,690,060=0% +Quý IV=114,757,325/ 208,789,665,799=0.19% - Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu. +Quý III=0/ 60,851,000,000=0% +Quý IV=114,757,325/ 81,586,633,671= 0.14% Tổng hợp kết quả phân tích. Toàn bộ quá trình phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về công ty cổ phần đô thị Sông Đà như sau: Về cơ cấu tài chính: Nhìn chung quy mô của DN được mở rộng kể từ khi thành lập cho đến nay. Trong đó. Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm xuống, các khoản phải thu tăng lên, tỷ trọng của TSCĐ tăng 672.85% từ 14,681,155,879 VNĐ lên 113,462,786,999 VNĐ, điều này có thể lý giải là do công ty đang bắt đầu tiến hành thực hiện các dự án xây dựng, do đó các khoản phải thu cũng tăng lên do nhu cầu mua nguyên vật liệu của công ty . Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn tài trợ của công ty tăng lên trong thời gian qua, cuối quý III khi các dự án chưa bắt đầu đi vào thi công, tỷ trọng nguồn vốn của công ty gần như chỉ là vốn chủ sở hữu( chiếm 99.59%) nguồn vốn từ vay nợ chiếm rất ít. Quý IV việc các dự án được triển khai vào giai đoạn thi công khiến cho nguồn vốn của công ty thay đổi đáng kể, cụ thể như sau: tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 60%, nguồn tài trợ từ đi vay chiếm hơn 30%. Lượng vốn chủ sở hữu vẫn tăng lên (tăng 34.08%) phần lớn là do các cổ đông góp vốn vào công ty tăng lên trong thời gian vừa qua. Điều này thể hiện công ty đang bắt đầu bước vào hoạt động một cách tích cực và hoàn toàn phù hợp với xu thế thị trường. Về tình hình và khả năng thanh toán: Do lượng vốn lớn, chủ yếu lại dưới dạng tài sản lưu động( tiền và tương đương tiền) nên khả năng thanh toán của công ty là không đáng lo. Điều này thể hiện ở việc các chỉ số về thanh toán của công ty rất khả quan mặc dù khả năng thanh toán của công ty có chiều hướng giảm xuống do tỷ trọng nợ của công ty tăng lên. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Mặc dù các hệ số sinh lời trên doanh thu, trên TSCĐ thấp nhưng xét về mặt số lượng thì doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối nhanh, từ quý III khi mà công ty vẫn chưa có lãi thì quý IV thu nhập sau thuế của công ty đã tăng lên 114.757.325 VNĐ trong đó doanh thu chủ yếu là xuất phát từ các hoạt động tài chính của công ty, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 1.864.413.517 VNĐ tăng 2328% so với quý III điều này thể hiện khả năng hoạt động tài chính của công ty là rất tốt trong điều kiện công ty mới thành lập và doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hầu như chưa được thực hiện do các dự án xây dựng trọng điểm mà công ty làm chủ đầu tư chưa được hoàn thiện mà chỉ mới trong bước đầu thi công xây dựng. Như vậy nhìn chung công ty tuy là một công ty mới thành lập nhưng trong 1 năm hoạt động từ ngày thành lập đã bắt đầu thu được lợi nhuận, nguồn vốn được huy động cao, công ty đã xúc tiến và làm chủ đầu tư của nhiều dự án xây dựng lớn hứa hẹn đem lại thu nhập cao trong tương lai. Tiềm năng phát triển của công ty là vô cùng lớn lao. Đánh giá kết quả công tác phân tích tài chính DN. Một số hạn chế trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Về tài liệu phân tích: Doanh nghiệp đã sử dụng thông tin trên một số báo cáo tài chính đã dánh giá, mà chủ yếu sử dụng các thông tin trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, còn những thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ hầu như chưa sử dụng. Như vậy, sẽ không có thông tin về nhu cầu khả năng tạo ra tiền và hoạt động nào có khả năng tạo ra tiền nhiều hơn. Mặt khác, việc sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đầu năm và cuối năm, cũng như số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước để so sánh, đánh giá nhận xét là chưa hợp lý. Vì qua việc phân tích này mới cho thấy sự biến động qua một năm hoặc một thời kỳ nên chưa có cơ sở để dánh giá chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như chưa đánh giá được xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Về phương pháp phân tích: Doanh nghiệp chủ yếu dùng phương pháp so sánh. Trong khi đó, còn một số phương pháp phân tích rất phổ biến và cần phải kết hợp với phương pháp so sánh trong phân tích, như: phương pháp chi tiết chỉ tiêu, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp xác định giá trị theo thời gian... nhưng doanh nghiệp còn chưa sử dụng, hoặc chưa biết đến các phương pháp này - Về đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích: Hiện tại, doanh nghiệp chưa có bộ phận chuyên trách phân tích tài chính nói chung và phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Việc phân tích do bộ phận kế toán của doanh nghiệp thực hiện, nội dung phân tích còn rất sơ sài, chỉ mang tính hình thức. Chính vì vậy kết quả phân tích chưa có giá trị thực tiễn. Việc phân tích hiện nay chủ yếu là phân tích tinh. Trên thực tế hoạt động tài chính của doanh nghiệp luôn luôn biến động, mà sự biến động đó có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, nếu chỉ dựa vào phân tích tinh sẽ không dự đoán được tình hình tài chính trong tương lai gần của doanh nghiệp. Về chất lượng phân tích. Tính chuyên nghiệp trong phân tích tài chính chưa cao, dẫn đến chất lượng phân tích thấp; Kết quả và báo cáo phân tích tài chính không mang tính khách quan, vì các thông tin chủ yếu dùng trong phân tích tài chính là các thông tin kế toán; Không phát hiện ra các sai phạm trong thông tin, dẫn đến kết quả phân tích không chính xác... Thêm vào đó, công tác phân tích tài chính ở các doanh nghiệp hầu như không theo quy trình, dẫn đến chất lượng công tác phân tích tài chính không cao, thời gian không đảm bảo, thiếu linh hoạt trong quá trình phân tích và đưa ra kết quả thiếu chính xác, không kịp thời. Nguyên nhân của các hạn chế trong công tác phân tích tài chính DN. Sở dĩ còn một số hạn chế trong công tác phân tích tài chính DN ở công ty cổ phần đô thị Sông Đà là do một số nguyên nhân sau: - Cũng như hầu hết các DN khác, công ty cổ phần đô thị Sông Đà không có bộ phận phân tích tài chính riêng biệt, công tác phân tích tài chính được thực hiện bởi bộ phận kế toán trong DN. - Cơ sở của việc thực hiện phân tích tài chính trong DN chủ yếu vẫn dựa vào bảng cân đối tài khoản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của DN, ít sử dụng tới bảng lưu chuyển tiền tệ trong kỳ hoặc các tài liệu khác có liên quan tới hoạt động của DN - Là một công ty mới thành lập nên số liệu trong công ty không nhiều, do đó ảnh hưởng tới việc phân tích cũng như dự báo chính xác hơn về hoạt động công ty trong kỳ cũng như trong tương lai. - Công ty chưa quan tâm và đánh giá đúng mức đến công tác phân tích tài chính. - Người cán bộ quản lý còn chưa nhìn nhận được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính. - Doanh nghiệp chưa chuẩn bị kịp cho mình bắt kịp sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế trong giai đoạn mới. - Trình độ các nhà phân tích tài chính tại các doanh nghiệp còn chưa đáp ứng được các kiến thức tài chính hiện đại. Chưa có hình thức đào tạo toàn diện cho các chuyên viên tài chính tại doanh nghiệp. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần đô thị Sông Đà. 3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần đô thị Sông Đà. Về hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tiếp tục thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tiến độ trong các công trình trọng điểm đang trong quá trình xây dựng gồm có: - Tòa nhà Sông Đà- Hà Đông, - Dự án nhà khách bộ Xây dựng 20 Thể Giao - Dự án cải tạo khu tập thể Phương Mai - Dự án cải tạo khu tập thể Văn phòng Chính Phủ 222A Đội Cấn - Dự án 25 Tân Mai quận Hoàng Mai - Dự ánh khu dân cư An Phú, quận 2, TP Hồ Chí Minh - Dự án bến xe Hà Đông cũ Bên cạnh đó công ty cũng tiến hành xúc tiến đầu tư vào các dự án Các dự ánh trong giai đoạn xúc tiến đầu tư - Dự án khu đô thị mới huyện Đan Phượng, Hà Tây - Dự án khu đô thị Long Thành, Đồng Nai - Dự án khu dân cư 5,9ha quận 11 TP Hồ Chí Minh. Một số dự án khác. Tiếp tục xúc tiến để hoàn thành các thủ tục xin chấp thuận làm chủ đầu tư dự án khu đô thị mới tại huyện Hoài Đức, Hà Tây. Về công tác đầu tư tài chính vào các dự án - Phân tích hiệu quả đầu tư và tiếp tục huy động vốn để đầu tư tài chính vào các dự án công ty Việt- Lào, thủy điện Đăkrinh, mỏ sắt Thạch Khê, công ty cổ phần Thủy điện Nậm Mức, công ty cổ phần thủy điện miền Trung. Một số chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch sản xuất kinhdoanh và đầu tư năm 2008. Bảng 3.1 . Bảng chỉ tiêu của công ty Đơn vị: triệu đồng TT Tên chỉ tiêu KH năm 2007 TH năm 2007 % HT KH năm 2008 Tốc độ tăng trưởng KH quý I/2008 A HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 178,070 119,091 67% 428,218 26% 122,100 I Đầu tư dự án 56,270 33,081 59% 237,414 63,790 1 Xây lắp 7,979 9,009 113% 142,911 33,940 2 Thiết bị 3 Chi phí khác 48,291 24,072 50% 94,503 29,850 II Góp vốn đầu tư tài chính 121,800 86,010 71% 173,784 102% 45,000 III Đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất 17,020 13,320 B HOẠT ĐỘNG SXKD I Tổng giá trị SXKD 7,979 11,121 139% 337,066 2931% 34,268 1 Giá trị kinh doanh xây lắp 7,979 9,009 113% 120,566 1238% 31,768 2 Giá trị kinh doanh dịch vụ đô thị 500 3 Thu nhập TC và BT 2,112 16,000 658% 2,500 4 Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng 200,000 II Lao động tiền lương 1 Tổng số CBCNV 42 48 114% 334 596% 75 2 Thu nhập bình quân (người/ tháng) 4,122 4,558 111% 4,580 0% 4,833 3 Tổng quỹ lương 1,548 1,363 88% 10,899 700% 878 III Kế hoạch tài chính 1 Tổng doanh thu 10,225 313,278 2964% 31,799 1 Tiền về tài khoản 122,672 409,000 233% 75,000 2 Nộp ngân sách NN 10,198 (747) 22,887 (446) 3 Lợi nhuận 239 71,918 30016% 307,897 4 Vốn điều lệ 100,000 100,000 100,000 100,000 5 Cổ tức 15% Định hướng công tác phân tích tài chính DN năm 2008. Trong năm 2008 việc phân tích tài chính trong công ty dự kiến vẫn sẽ do bộ phận kế toán trong phòng tài chính kế toán đảm nhận với nhiệm vụ chủ yếu vẫn là tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ kế toán tài chính trong công ty, phân tích, quản lý tài chính nhằm giúp cho giám đốc đưa ra những quyết định tốt nhất trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, song song với nó là: Thực hiện phân cấp quản lý tài chính, tạo sự chủ động tối đa cho các đơn vị phụ thuộc nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đơn vị. Nghiên cứu đầu tư tài chính vào một số đơn vị và lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả nhằm từng bước đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và hạn chế rủi ro trong đầu tư. Xây dựng các biện pháp quản lý vốn, huy động vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn cho các dự án. Xây dựng quy chế quản lý và công khai các khoản chi. Mở rộng các hình thức huy động vốn để thực hiện đầu tư dự án. Hợp tác đầu tư với một số đối tác có tiềm lực về tài chính nhằm cân đối đủ nguồn vốn thực hiện các dự án. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiêp. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động phân tích tài chính ở công ty cổ phần đô thị Sông Đà đã được triển khai trong thời gian qua nhưng chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và có một hệ thống cơ sở lý luận, phương pháp phân tích hoàn chỉnh. Điều này gây hạn chế cho cấp lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định quản lý phù hợp và kịp thời đối với mọi hoạt động của công ty. Sau đây sẽ là 1 số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần đô thị Sông Đà. 3.2.1. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp. DN cần phải thực hiện một quy trình phân tích tài chính DN một cách khoa học, bài bản nhằm nâng cao công tác phân tích tài chính trong DN. Quy trình cho công tác phân tích tài chính DN nên như sau:. Chuẩn bị cho công tác phân tích. - Xác định rõ mục tiêu và đặt kế hoạch phân tích. + Xác định mục tiêu + Xác định thời gian phân tích và thu thập ý kiến + Chuẩn bị những nhân viên đủ trình độ, nghiệp vụ để có thể tiến hành phân tích. + Kế hoạch cho từng bộ phận và sự nhịp nhàng. - Sưu tập các tài liệu cho phân tích + Các quyết định kế toán có liên quan đến phân tích + Các tài liệu và kế toán có liên quan + Ý kiến của chuyên gia đến các chỉ tiêu phân tích Tiến hành phân tích. - Trên cơ sở các nguồn tài liệu đã thu thập được. Bộ phận phân tích cần xây dựng các chỉ tiêu cần phân tích một cách có hệ thống và thiết thực. - Sau khi đã xác định và tính toán các chỉ tiêu đặt ra cần lập bảng biểu đồ phân tích các chỉ tiêu đó. - Phân tích các con số phải dựa vào tình hình thực tế của công ty và đưa ra kết luận phù hợp với thực tế của công ty. Báo cáo phân tích. - Đánh giá kết quả kinh doanh của một thời kỳ. - Những biện pháp và phương pháp giải quyết yếu điểm. Để thực hiện được những quy trình phân tích ở trên đòi hỏi công ty cần phải thực hiện các việc chủ yếu như sau 3.2.2. Nhân sự cho hoạt động phân tích. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phân tích trên đòi hỏi nguồn số liệu sử dụng khi phân tích cần phải chính xác tuyệt đối. Nghiên cứu vấn đề này dưới giác độ quản trị doanh nghiệp thì điều này hoàn toàn có thể làm được khi hoạt động phân tích được thực hiện dưới sự kiểm soát của phòng tài chính kế toán. Bởi vì không ai hiểu số liệu cũng như nguồn gốc của các số liệu như phòng tài chính kế toán. Những kiến nghị, đề xuất của em dưới đây chủ yếu nhằm vào đối tượng sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp là giám đốc doanh nghiệp và người thực hiện phân tích là các cán bộ nhân viên của phòng tài chính kế toán. Ngày nay các nhà kinh tế cho rằng kế toán, kiểm taons và phân tích tài chính hợp lại mới đủ công cụ cho quản lý doanh nghiệp, quản lý hoạt động kinhdoanh. Để phân tích được các báo cáo tài chính trước tiên cầ phải thực hiện công việc kiểm toán nội bộ các báo cáo tài chính này và việc kiểm toán phải được thực hiện trước khi tiến hành phân tíc tài chính. Vì vậy công tác kiểm toán nội bộ nên được thực hiện dưới sự kiểm soát của trưởng phòng tài chính kế toán. Công việc này được thực hiện nhằm một lần nữa xác định lại nguồn gốc cũng như tính chính xác của các số liệu kế toán. Trước khi tiến hành phân tích trưởng phòng tài chính kế toán cần phải yêu cầu các kế toán phần hành phải có một báo cáo chi tiết về công việc mà minh đảm trách như: báo cáo công nợ, báo cáo tài sản cố định, báo cáo giá thành…. Tập hợp những tài liệu này với tính chính xác cao sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho hoạt động phân tích. Đồng thời cũng tập hợp được sức mạnh tập thể cán bộ kế toán trong hoạt động phân tích tài chính. Qua khái quát hoạt động phân tích ở trên có thể thấy được nhân sự cho hoạt động phân tích sẽ vẫn bao gồm những người trong phòng tài chính kế toán của công ty, nhưng chủ yếu vẫn là trưởng và phó phòng tài chính kế toán cùng với những nhân viên am hiểu về phân tích tài chính. Tuy nhiên với một nhận thức hiện đại phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ giúp cho người quản lý tài chính thấy được phần nào tình hình tài chính hiện tại và tương lai của công ty để họ có những quyết địn đúng đắn với sự phát triển của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích tài chính phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng về đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, về thuế, chính sách tài chính của nhà nước cũng như về các biến động trong nền kinh tê. Từ đó có thể khái quát được nguồn thông tin phục vụ cho công tác dự báo tài chính. Hiện nay hoạt động trong nền kinh tế thị trường Công ty đã từng bước ghi nhận được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính. Nhận thức được tính cấp bách của vấn đè tỏng khi đội ngũ cán bộ trong phòng tài chín kế toán của công ty với những khóa học ngắn ngày, đặc biệt là cán bộ tài chính công ty. Điều này đúng không chỉ với riêng công ty cổ phần đô thị Sông Đà mà cho hầu hết các doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được công tác phân tích tài chính. Do đó vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ cho các bộ kế toán tài chính của các doanh nghiệp là vấn đề cần làm ngày khi công ty mong muốn thiết lập hoạt động phân tích tài chinh của mình đi vào chuyên nghiệp Ngoài ra để bổ xung vào lực lượng đội ngũ cán bộ phân tích tài chính và có thể nâng cao nghiệp vụ và trình độ cán bộ kế toán tài chính bằng cách tuyển thêm cán bộ trẻ được đào tạo bài bản về công tác tài chính DN. Như vậy công ty nên chú trọng tới việc tạo cơ hội cho đội ngũ cán bộ trong công ty nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ nhất là trình độ quản lý tài chính. 3.2.3. Nội dung phân tích tài chính DN. Công tác phân tích báo cáo tài chính phải được thường xuyên tiến hành tại các DN, muốn vậy hệ thống báo cáo tài chính phải được lập một cách đầy đủ. Nói cách khác, ngoài số liệu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần phải dựa vào số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính ra một số chỉ tiêu liên quan đến tiền, bổ sung các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, những thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những thông tin chung về ngành. Mặt khác, việc phân tích phải đựơc dựa vào số liệu từ 5 đến 10 năm. Có vậy mới đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, đê thực hiện tốt công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải cử các cán bộ làm công tác tài chính đi học các lớp bồi dưỡng chuyên ngành phân tích tài chính, qua đó nắm chắc hơn quy trình phân tích, nội dung và phương pháp phân tích. Yêu cầu đối nội dung phân tích, ngoài việc đánh giá khái quát các chỉ tiêu trên các báo cáo như bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, cần bổ sung các nội dung cần thiết. - Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó xem xét chính sách tài trợ của doanh nghiệp, và doanh nghiệp có vốn luân chuyển hay không có vốn luân chuyển. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán, nhưng chỉ dừng lại ở phân tích tài sản và nguồn vốn tách biệt nhau, chưa quan tâm đến mối quan hệ giữa các bên. Khi xem xét bên nguồn vốn cho thấy việc hình thành tài sản là do đâu? Việc huy động vốn có đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính hay không. Tức là “tài sản được tài trợ trong một thời gian không được thấp hơn thời gian chuyển hoá tài sản đó”. Khi tính đến độ an toàn trong thanh toán thì nguyên tắc cân bằng tài chính đòi hỏi: Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần của nguồn vốn dài hạn, chỉ một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn. Từ đó xem xét nên huy động từ nguồn vốn nào, chi phí sử dụng vốn là bao nhiêu? Thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, Nếu doanh nghiệp tuân thủ nguyên tắc cân bằng tài chính thì sẽ có vốn luân chuyển (là một phần nguồn vốn dài hạn được dùng để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn). - Phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm của doanh nghiệp: Mục đích là xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư nào? Làm thế nào để doanh nghiệp mua sắm được tài sản đó? Ðể phân tích, cần liệt kê sự thay đổi của các chỉ tiêu trên bảng cân đối giữa hai niên độ kế toán. Sau đó lập bảng phân tích tình hình sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm theo tiêu thức: Nếu tăng phần tài sản, giảm phần nguồn vốn ghi vào phần sử dụng vốn, nếu tăng phần nguồn vốn, giảm phần tài sản ghi vào phần nguồn tài trợ vốn. - Phân tích kết quả kinh doanh thông qua một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Ngoài việc đánh giá khái quát kết quả kinh doanh thông qua xem xét sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh giữa thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước, có thể dánh giá thông qua các chỉ tiêu như: Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu, theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận thuần từ Hoạt động KD trên doanh thu = [Lợi nhuận thuần từ Hoạt động KD/(Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính)] x 100%. Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế trên doanh thu = [Lợi nhuận kế toán truớc thuế /(Doanh thu thuần + Doanh thu tài chính + Thu nhập khác)] x 100% - Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trước tiên đánh giá khái quát tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển giữa kỳ này với kỳ trước, sau dó xem xét tỷ trọng dòng tiền thu của từng hoạt động theo công thức: Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng họat động = (Tổng tiền thu vào của từng hoạt động/Tổng tiền thu vào trong kỳ) x 100% Qua đó sẽ cho thấy tổng tiền thu vào trong kỳ thì tiền thu vào từ hoạt động nào là chủ yếu. - Xây dựng các thông số về danh mục chung: Trong điều kiện của nền kinh tế nuớc ta hiện nay đồng thời cùng với sự phát triển của thị truờng chứng khoán, thị trường tài chính thì việc đưa ra các thông số về ngành nghề kinh doanh là hết sức cần thiết, có như vậy sẽ giúp các đối tượng quan tâm (các nhà quản lý doanh nghiệp, các cổ đông của doanh nghiệp, những người cho vay, nhà đầu tư…) thấy được vị trí của doanh nghiệp trong từng ngành nghề hoạt động. Ðồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp có các biện pháp cải thiện tình hình SXKD nhằm thu hút được vốn từ các nhà đầu tư. 3.2.4. Lập báo cáo cho kết quả phân tích. Để cho việc đánh giá bảo đảm phản ánh đúng thực trạng, những nhận xét rút ra từ kết quả của công tác phân tích tài chính DN, những dự đoán của nhà phân tích tài chính có sức thuyết phục với giám đốc đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp và một phương pháp đánh giá khoa học. Phương pháp đánh giá chủ yếu dựa trên 2 nền tảng đó là đánh giá kết quả hoạt động của công ty bằng cách phân tích theo thời gian, việc này công ty hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên để có thể đánh giá theo không gian đòi hỏi phải có hệ thống chỉ tiêu tham chiếu. Vì vậy cần thiết phải xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu so sánh nhằm đánh giá DN với DN khác trong cùng ngành và trung bình ngành. 3.2.5. Tạo lập mối quan hệ tương hỗ giữa kế toán quản trị và phân tích tài chính DN. Để hoạt động phân tích tài chính có hiệu quả đòi hỏi người phân tích phải nhận thức rõ ràng sự khác nhau cơ bản giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị, tầm quan trọng của kế toán quản trị với hoạt động phân tích tài chính DN. - Kế toán quản trị là hoạt động kế toán nhằm cung cấp thông tin, số liệu cho các nhà quản lý nội bộ cũng như các đối tượng bên ngoài DN liên quan như: ngân hàng, cục thuế,… Những điểm cần liên kết thông tin giữa kế toán quản trị và phân tích tài chính DN - Kế toán quản trị tập trung cung cấp số liệu cho việc sử dụng và quản lý nội bộ công ty. Giám đốc công ty có thể sẽ không cần một số thông tin, số liệu như Cục quản lý vốn, cục thuế, cục thống kế,.. giám đốc công ty chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, các kế hoạch cho tương lai và đưa ra các quyết định cho quá trình dự thầu, đấu thầu, hoạt động xây lắp và quá trình thu tiền,…Tất cả những thông tin này sẽ không cần đối với các đối tượng bên ngoài. - Bộ phận kế toán quản trị đi sâu hơn vào phân tích, cung cấp thông tin cần thiết cho tương lai. Thông tin giám đốc cần là việc định hướng cho tuowg lai, tóm tắt số liệu chi phí của quá khứ. Trong nền kinh tế thị trường các biến số kinh tế biến động không ngừng. Tất cả sự thay đổi đó đòi hỏi giám đốc công ty phải ước tính được mà các số liệu này lại không được phản ánh trong quá khứ. Trong khi đó kế toán tài chính lại chủ yếu phản ánh , ghi chép lại những sự kiện trong quá khứ. - Kế toán quản trị trong công ty không nhất thiết phải theo một hệ thống quy định của ngành tài chính và chính phủ. Giám đốc công ty có thể tự đặt thiết kế cho công ty mình một hệ thống chỉ tiêu, mẫu biểu cần thiết, phù hợp với công ty mình khi phân tích và xử lý các số liệu kế toán nhằm phục vụ cho công tác quản lý của mình. Kế toán quản trị sử dụng số liệu và phân tích số liệu tromg một mối quan hệ tổng thể, sử dụng các chỉ tiêu một cách linh hoạt. Kế toán quản trị đòi hỏi số liệu phải tổng hợp và cần thiết dưới các góc độ khác nhau khi giám đốc cần cho việc ra các quyết định. - Số liệu của kế toán quản trị không cần phải chính xác tuyệt đối, không phải lúc nào cũng liên quan tới tiền tệ. Khi các thông tin số liệu cần thiết được yêu cầu trong kế toán quản trị thì tốc độ đòi hỏi thông tin quan trọng hơn là số liệu chính xác. Nếu tốc độ thông tin càng nhah thì tới giám đốc thì các vấn đề phát sinh trong thực tế sẽ được giải quyết nhanh hơn. Hơn nữa kế toán quản trị không phải lúc nào cũng quan tâm tới chỉ tiêu và số liệu về tiền tệ. Kế toán quản trị nhìn nhận, phân tích các giai đoạn sản xuất, các bộ phận của một DN. Chính điều này làm phong phú thêm cho hoạt động phân tích tài chính. Hơn nữa kế toán quản trị sử dụng những nguyên lý kinh tế rộng hơn như kinh tế vi mô, vĩ mô, thống kê,…. Nhờ những ưu điểm trên mà kế toán quản trị cần phải kế hợp trong công tác phân tích tài chính. Giúp việc ra quyết định của giám độc được nhanh nhất và khả năng chính xác có thể. 3.2.6. Kết hợp sức mạnh của kiểm toán, kế toán và phân tích tài chính DN. Kế toán về bản chất là một hệ thống đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Kế toán là trung tâm hoạt động tài chính của hệ thống thông tin quản lý, nó giúp cho nhà quản lý, các nhà kinh doanh có khả năng xem xét toàn diện về hoạt động của đơn vị kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kiểm toán là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với hoạt động tài chính và có vai trò đặc biệt quan trọng không những với tài chính nhà nước mà còn đối với tài chính DN. Kiểm toán là việc kiểm tra và xác nhận tính hợp pháp, tính trung thực, tính khách quan của tài liệu, sô liệu kế toán và các báo cáo tài chính. Sự gắn liền đồng bộ giữa kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính DN là một hệ thống công cụ tài chính quan trọng của công tác quản lý. 3.3. Kiến nghị hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần đô thị Sông Đà. Trong công tác quản lý, những thông tin cần thiết liên quan đến tình hình kinh tế tài chính cửa doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý thấy được bức tranh toàn cảnh và tình hình tài chính cửa doanh nghiệp. Qua dó, thấy được những nguyên nhân, làm cơ sở để ra quyết định phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng linh vực SXKD. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy thông tin của báo cáo tài chính vẫn chưa thật rõ nét, chưa đáp ứng được mục tiêu quan tâm của nhà quản lý. 3.3.1. Kiến nghị đối với DN. Thực trạng phân tích tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay là kiêm nhiệm bởi bộ phận tài chính - kế toán kiêm nhiệm. Nhân viên phân tích tài chính là những người có liên quan đến việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo kinh tế. Tuy nhiên các DN vẫn còn rất coi nhẹ việc này. Công việc của các nhân viên phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất của họ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định tài chính. Điều đó đòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt được các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động được đăng tải trên tạp chí tài chính, sách báo...Vì vậy với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp nên chú trọng những vấn đề như: Chọn lọc những nhân viên cho bộ phận tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính và có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của công ty, không ngừng đào tạo các cán bộ chuyên trách thông qua các khoá tập huấn của Bộ Tài chính, trung tâm giáo dục của các trường đại học chuyên ngành, để kịp thời tiếp nhận những thay đổi trong chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới. Bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các báo, công báo, các trang Web liên quan; Khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải. Có thể cử hoặc tạo điều kiện nhân viên tham gia các khoán học ngắn, dài hạn tại các nước trên thế giới về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại. Tin học hoá đội ngũ nhân viên tài chính, thường xuyên cử họ đi dự các hội thảo chuyên ngành… Tuy nhiên để thực hiện được những yêu cầu này cần sự nỗ lực cả từ 2 phía doanh nghiệp và Nhà nước. Về bản thân doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và hệ thống pháp luật về kinh tế. Để có được những thông tin kế toán có giá trị, thì doanh nghiệp nên có những biện pháp kiểm tra bằng chính nội bộ hoặc kiểm toán. Mặt khác, để doanh nghiệp hoà nhập với quá trình phát triển của nền kinh tế, bắt nhịp với sự thay đổi của đất nước, công tác kế toán phải tuân thủ theo chế độ kế toán mới và những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Bên cạnh đó cần chú trọng thực hiện các vấn đề sau. Thứ nhất, bổ sung những báo cáo tài chính ngoài hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc của Bộ Tài chính để phục vụ luồng thông tin đầy đủ cho công tác phân tích. Như phân tích Báo cáo thu nhập (Income statement) rất quan trọng và được sử dụng trong hầu hết phân tích tài chính dùng cho những quyết định về cơ cấu vốn, sử dụng vốn, các quyết định về đầu tư và sử dụng những đòn bẩy... mà hầu như các doanh nghiệp hiện nay không sử dụng, sự hiểu biết của họ về báo cáo thu nhập và các chỉ tiêu trong báo cáo là chưa rõ ràng. Do vậy, doanh nghiệp nên đưa báo cáo thu nhập vào hệ thống báo cáo tài chính. Thứ hai, nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý. Tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý. Do vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của họ là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Thứ ba, nâng cao trình độ nhân viên chuyên trách. Và cuối cùng là thường xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trường qua trang Web hoặc các hình thức khác. 3.3.2. Kiến nghị đối với nhà nước. Về phía Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hoà nhập với sự thay đổi đó, thì Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tương lai, nhằm phản ảnh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng được kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nước nên có những chính sách về kiểm toán như khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã kiểm toán. Và cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nước nên chấp nhận những mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo những tiêu chuẩn như: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành, trình bầy đầy đủ thông tin bắt buộc, trình bầy những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty, những thông tin bắt buộc có thể trình bầy dưới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới. KẾT LUẬN Hoạt động phân tích tài chính là một hoạt động tương đối mới trong công tác quản lý tài chính trong DN, nhất là các DN ở VN vì vậy công tác phân tích tài chính chưa được quan tâm coi trọng trong thời gian qua nhưng trong thời đại bùng nổ kinh tế như hiện nay, nền kinh tế VN gắn liền với nền kinh tế của toàn cầu thì sự cạnh tranh giữa các DN trở nên bình đẳng và khốc liệt hơn bao giờ hết. Khi đó sự thành bại của DN sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích tài chính của DN. Những quyết định chính xác từ kết quả của phân tích tài chính sẽ là cơ sở vững chắc để DN đứng vững, phát triển trên thị trường và ngược lại. Không chỉ khả năng phân tích tài chính cho bản thân DN, việc phân tích các DN cạnh tranh cũng như các DN trong cùng ngành cũng sẽ giúp cho DN đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần đô thị Sông Đà, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo hướng dẫn và các anh chị trong phòng tài chính- kế toán công ty cổ phần đô thị Sông Đà, tôi đã nghiên cứu và hoàn thành được chuyên đề “phân tích tài chính trong công ty cổ phần đô thị Sông Đà” nội dung của chuyên đề nhằm mục đích nêu lên tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính và thực trạng phân tích tài chính trong công ty cũng như một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích tài chính trong công ty. Bài viết tuy chỉ đánh giá được phần nào hoạt động công tác phân tích tài chính trong công ty và các giải pháp tôi đưa ra chỉ là một trong rất nhiều giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong DN nhưng tôi hy vọng đó là những giải pháp thực tế và có khả năng áp dụng cao. Với thời gian nghiên cứu không nhiều, kiến thức và hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những sai xót. Tôi rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các anh chị trong công ty và các bạn để cho chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, thạc sỹ Phan Hữu Nghị và tập thể các anh chị , cán bộ, công nhân viên công ty cổ phần đô thị Sông Đà đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu thị Hương, giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống Kê 2. Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương, Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nxb. Thống kê, 2000. 3. Huỳnh Đức Lộng, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nxb. Thống kê, 1997. 4. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích kinh tế doanh nghiệp, Nxb. Tài chính, 2003 5. Các website: www.dothisongda.com.vn www.vneconomy.com.vn www.saga.vn MỤC LỤC KẾT LUẬN…………………………………………………………………..……….79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................80 Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ. Bảng 1.1. Bảng dự kiến tiền mặt trong DN 15 Bảng 1.2 .Bảng phân tích cơ cấu tài sản trong DN. 17 Bảng 1.3. Bảng phân tích cơ cấu vốn và chi phí vốn trong DN 18 Bảng 1.4. Bảng tổng hợp phân tích. 35 Bảng 1.5. Bảng phân tích. 36 Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy trong công ty 40 Hình 2.2. Bộ máy quản lý của công ty 42 Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2007 45 Bảng 2.4. Bảng cân đối tài khoản. 46 Bảng 2.5. Bảng phân tích khái quát tình hình hoạt động của công ty. 52 Bảng 2.6. Bảng phân tích cơ cấu tài sản 53 Bảng 2.7. Bảng cơ cấu nguồn vốn 53 Bảng 2.10. Bảng phân tích phải trả, phải thu 56 Bảng 3.1 . Bảng chỉ tiêu của công ty 65 Danh mục từ viết tắt DN Doanh nghiệp NH Ngắn hạn DH Dài hạn CPQL Chi phí quản lý TB Trung bình LN Lợi nhuận NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động VCSH Vốn chủ sở hữu XDCB Xây dựng cơ bảng XDCBDD Xây dựng cơ bản dở dang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính tại Công Ty cổ phần đô thị Sông Đà.DOC
Luận văn liên quan