Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và chống thấm Ba Sao

Việc phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể là phân tích tình hình tài chính thông qua các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính giữa niên độ và cuối niên độ, góp phần giúp cho các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp nhìn thấy những điểm mạnh để phát huy, nhìn thấy những mặt còn chưa tốt để có hướng khắc phục. Ngoài ra, những kết quả từ việc phân tích báo cáo tài chính còn phục vụ cho việc hình thành những quyết định của các nhà quản trị và nhà đầu tư, giúp họ có những quyết định đúng đắn và chính xác hơn. Trong thời gian thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty, em hy vọng nó sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác quản lý tài chính của công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên tài chính là một đề tài rất rộng lớn. Hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty và những ý kiến đóng góp để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

pdf78 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và chống thấm Ba Sao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nguồn vốn khác. Phân tích lợi nhuận vẫn có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Việc phân tích sẽ giúp ta thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của sự tăng, giảm lợi nhuận của Công ty. Từ đó ta có thể tìm kiếm các giải pháp để giúp khai thác khả năng của Công ty tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2011, lợi nhuận gộp là 1.246.266.378 VNĐ. Năm 2012, lợi nhuận gộp chi đạt 415.037.998 VNĐ. Nguyên nhân là do cả doanh thu lẫn giá vốn hàng bán đều giảm so với năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận gộp tăng 785.330.532 VNĐ so với năm 2012, tương ứng 189,22%. Trong năm 2013 mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 507.990.817 VNĐ nhưng giá vốn hàng bán giảm 1.293.321.349 VNĐ. Điều này chứng tỏ tốc độ giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán, vì vậy, làm cho lợi nhuận gộp của Công ty tăng so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế có sự tăng, giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 46.803.360 VNĐ. Năm 2012 là 296.481.977 VNĐ, giảm 343.285.337 VNĐ so với năm 2011. Sang đến năm 2013 lợi nhuận sau thuế đạt 23.677.350 VNĐ, tăng 320.159.327 VNĐ so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012 doanh thu bán hàng của Công giảm mạnh, chi phí tăng cao, chính vì vậy mà lợi nhuận trước thuế của Công ty âm. Nhưng năm 2013, doanh thu bán hàng của Công ty có giảm nhưng giảm nhẹ, mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức cao nhưng chi phí giá vốn lại giảm mạnh và tốc độ giảm lớn hơn so với tốc độ giảm của doanh thu. Đây chính nguyên nhân khiến cho trong năm 2013 Công ty có lãi sau thuế. 2.2.5 Phân tích thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Trên thực tế để có thể đánh giá khả năng tạo ra thu nhập thật sự của một doanh nghiệp người ta tiến hành xem xét sự thay đổi trong bảng lưu chuyển tiền tệ, bởi một 47 nguyên tắc cơ bản “Lợi nhuận không đồng nhất với dòng tiền”, phân tích dòng tiền thực thu, thực chi sẽ chứng minh nguồn lực tài chính thực sự của Công ty, mà trước hết là dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính, một dòng tiền luôn chiếm vị trí quan trọng của một đơn vị SXKD. Căn cứ vào bảng 2.8 và phụ lục 3 ta đi phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty Ba Sao từ năm 2011 – 2013 Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Công ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp nên có thế thấy thành phần chính ảnh hưởng chủ yếu đến sự biến động lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2011 là tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh và các khoản phải trả, tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh. Năm 2011, tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đạt 7.783.791.691 VNĐ (trong năm này Công ty không có khoản tiền thu nào khác ngoài tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ), trong khi đó, tổng các khoản phải chi trong năm này là 9.285.306.464 VNĐ (bao gồm: khoản tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ là 3.566.289.537 VNĐ, tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh là 2.391.894.170 VNĐ, tiền chi trả cho người lao động là 1.731.600.000 VNĐ, tiền chi trả lãi vay là 817.314.529 VNĐ và tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 12.753.620 VNĐ). Do đó, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 mang dấu âm. Điều này thể hiện luồng tiền ra của Công ty trong hoạt động kinh doanh lớn hơn lượng tiền vào. Năm 2012, tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác chỉ đạt 5.038.859.360 VNĐ. Doanh thu giảm đồng nghĩa với chi phí giảm, vì vậy, tiền chi trả cho người cung cấp dịch hàng hóa và dịch vụ giảm, chỉ còn 1.586.144.989 VNĐ, giảm 1.980.144.548 VNĐ tương ứng với tốc độ giảm 55,52% so với năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2012 thị trường bất động sản bị đóng băng, nhiều doanh nghiệp xây dựng lâm vào tình trạng khó khăn và Công ty cũng là một trong số đó. Đứng trước thực trạng đó, Công ty quyết định giảm thiểu lượng nguyên vật liệu đầu vào do giá cả trong năm nay vẫn còn ở mức cao. Vì Công ty cũng không nhận được nhiều dự án lớn trong năm này nên dòng tiền vào từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt 5.038.859.360 VNĐ nhưng tốc độ giảm của tổng dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh là 35,26%, giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của tổng dòng tiền chi ra cho hoạt động kinh doanh là 47,04%. Do vậy, lưu chuyển tiền thuần năm 2012 mang dấu dương và đạt mức 526.975.820 VNĐ. Sang năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục mang dấu dương nhưng chỉ đạt mức 492.752.065 VNĐ, giảm 34.223.755 VNĐ so với năm Thang Long University Library 48 2012. Mặc dù tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ giảm 403.142.006 VNĐ tương ứng với tỉ lệ giảm 8% so với năm 2012, hơn nữa, trong năm 2013 Công ty còn có thêm tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh đạt 220.759.909 VNĐ, tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ giảm 872.353.943 VNĐ và tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh giảm 403.171.978 VNĐ so với năm 2012, nhưng tiền chi trả cho người lao động tăng 1.084.800.000 VNĐ do trong năm 2013 Công ty tuyển thêm nhân công và nhân viên, chi phí lãi vay và chi phí nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng so với năm 2012. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giảm so với năm 2012. Kết luận: Trong giai đoạn 2011 – 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty đã chuyển từ dấu ấm năm 2011 sang dấu dương năm 2012 và 2013. Sự thay đổi này là do Công ty đã thu hồi tiền là do sự gia tăng của các khoản thu khác từ hoạt động kinh doanh và sự giảm xuống của các khoản phải chi. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính chỉ bao gồm các khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được và tiền chi trả nợ gốc gốc vay. Năm 2011, Công ty tiến hành vay ngắn hạn, dài hạn và nhận 1,500,000,000 VNĐ, chưa phát sinh khoản tiền chi trả cho gốc vay nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong năm 2011 mang dấu dương và đạt 1,500,000,000 VNĐ. Năm 2012, để bổ sung thêm VLĐ cho việc SXKD, Công ty chỉ vay 400,000,000 VNĐ, vì vậy các khoản vay ngắn hạn, dài hạn giảm mạnh 73,37%, giảm 1.100.000.000 VNĐ. Trong năm 2012, Công ty phát sinh khoản tiền chi trả nợ gốc vay là 1,382,222,220 VNĐ, tăng cao hơn với khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn nên dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2012 mang dấu âm và giảm mạnh với tốc độ 165,48% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, Công ty tiếp tục giảm tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được chỉ còn 200.000.000 VNĐ. Đồng thời, tiền chi trả nợ gốc vay cũng giảm còn 490.000.000 VNĐ, giảm 892,222,220 VNĐ. Tuy nhiên, số tiền chi trả nợ gốc vay vẫn cao hơn số tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được nên lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của Công ty năm 2013 vẫn mang dấu âm 49 Bảng 2.10 Dòng lƣu chuyển tiền của Công ty (2011 – 2013) Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Dòng tiền thu từ HĐKD 7.783.791.691 5.023.870.668 4.856.477.263 (2.759.921.023) (35,46) (167.393.405) (3,33) Dòng tiền thu từ HĐĐT 0 0 0 0 0,00 0 0,00 Dòng tiền thu từ HĐTC 1.500.000.000 400.000.000 200.000.000 (1.100.000.000) (73,33) (200.000.000) (50,00) Tổng dòng tiền thu 9.283.791.691 5.423.870.668 5.056.477.263 (3.859.921.023) (41,58) (367.393.405) (6,77) Dòng tiền chi từ HĐKD (8.519.851.919) (4.511.883.540) (4.363.725.198) 4.007.968.379 (47,04) 148.158.342 (3,28) Dòng tiền chi từ HĐĐT (765.454.545) 0 0 765.454.545 (100) 0 0,00 Dòng tiền chi từ HĐTC 0 (1.382.222.220) (490.000.000) (1.382.222.220) 0,00 892.222.220 (64,55) Tổng dòng tiền chi (9.285.306.464) (5.894.105.760) (4.853.725.198) 3.391.200.704 (36,52) 1.040.380.562 (17,65) Dòng tiền thuần từ HĐKD (736.060.228) 526.975.820 492.752.065 1.263.036.048 (171,59) (34.223.755) (6,49) Dòng tiền thuần từ HĐĐT (765.454.545) 0 0 765.454.545 (100) 0 0,00 Dòng tiền thuần từ HĐTC 1.500.000.000 (982.222.220) (290.000.000) (2.482.222.220) (165,48) 692.222.220 (70,48) Tổng dòng tiền thuần (1.514.773) (455.246.400) 202.752.065 (453.731.627) 29953,77 657.998.465 (144,54) (Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp) Thang Long University Library 50 Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, sức ảnh hưởng lên các khoản lưu chuyển tiền thuần trong năm là không đáng kể. Trong phần lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu từ thì năm có mức cao nhất là năm 2011 với Công ty chi 765 triệu đồng để trả phần còn lại của việc mua sắm, bổ sung thêm 2 chiếc máy trộn vật liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010. Ngoài ra, không còn khoản phát sinh nào khác. Năm 2012 và năm 2013, Công ty không đầu tư thêm thiết bị máy móc hay đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác. Từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính, ta có lưu chuyển tiền thuần trong năm. Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính mang dấu dương nhưng không bù đắp được sự sụt giảm từ lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh do sụ chiếm lĩnh lớn của các khoản tiền chi ra đến từ việc chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ và lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư do đầu tư thêm máy móc, thiết bị dẫn đến khoản lưu chuyển tiền thuần trong năm mang dấu âm và nằm ở mức 1.514.773 VNĐ. Năm 2012, lưu chuyển tiền thuần trong năm tiếp tục mang dấu âm mặc dù lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương nhưng không thể bù đắp được khoản tiền ra từ hoạt động tài chính do phát sinh tiền chi trả nợ gốc vay. Trong năm này, tỷ lệ giữa khoản tiền vào và khoản tiền ra bị nới rộng ra khiến cho lưu chuyển tiền thuần trong năm chỉ đạt 455.246.400 VNĐ, giảm 453.731.627 VNĐ so với năm 2011. Sang năm 2013 lưu chuyển tiền thuần chuyển sang dấu dương, đạt mức 202.752.065 VNĐ, tăng 657.998.465 VNĐ so với năm 2012. Nguyên nhân là do khoản tiền chi trả nợ gốc vay giảm mạnh so với năm 2012, vì vậy, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh mới bù đắp được phần âm của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính. Mặc dù lưu chuyển tiền thuần trong năm 2011 và 2012 ở mức âm tuy nhiên do các khoản tiền và tương đương tiền đầu năm tuy không phải ở mức cao (537.817.312 VNĐ năm 2011 và 536.303.539 VNĐ năm 2012) cũng đủ bù đắp các khoản tiền ra của lưu chuyển tiền thuần trong năm nên các khoản tiền và tương đương tiền cuối năm vẫn nằm ở mức dương. Năm 2012, tiền và tương đương cuối năm cao hơn so với năm 2012 do năm 2013 lưu chuyển tiền thuần trong năm dương cộng với tiền và tương đương tiền đầu năm nên cao hơn so với năm 2012. Tích trữ lượng tiền mặt nhiều như vậy, Công ty sẽ tăng được khả năng thanh toán khi nợ đến hạn. 51 2.2.6 Phân tích thông qua các chỉ tiêu tài chính 2.2.6.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn Mục tiêu của nhóm chỉ tiêu này là đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khi đến hạn phải trả. Cụ thể cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản thanh toán. Nhìn vào ba chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao qua các năm ta thấy: Biểu đồ 2.3 Các chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn của Công ty (2011 – 2013) Đơn vị tính: Lần Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đang có xu hướng giảm, còn khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng tăng. Mặc dù khả năng thanh toán tức thời đã tăng so với năm ngoái nhưng chỉ số này trong năm 2013 đang nhỏ hơn 1. Mặt khác, khả năng thanh toán nhanh tăng trong 3 năm đâu và đến năm 2013 đột ngột giảm mạnh từ 1,56 lần xuống còn 0,57 lần. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất: Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đến hạn được đảm bảo thanh toán bao nhiêu đồng TSNH không bao gồm hàng tồn kho. Điều này chứng tỏ, TSNH của Công ty đa phần là HTK. Hơn nữa trong 3 năm từ 2011 đến 2013 khả năng thanh toán tức thời của Công ty đều nhỏ hơn 1. Đây là điều đáng lo ngại đối với Công ty vì Công ty đang mất dần khả năng thanh toán khi nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán tức thời năm 2012 giảm từ 0,27 xuống còn 0,09 lần. Sang năm 2013 tỷ số này tốt hơn tăng từ 0,09 lên 0,57 lần. Chỉ số này tăng, giảm qua các năm nhưng đều ở mức nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy Công ty đã rơi vào bế tắc, mất khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Thang Long University Library 52 Kết luận: Qua 3 chỉ số ta thấy tính thanh khoản trong tài sản của các chỉ số giảm dần. Đồng nghĩa với việc HTK không những chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản mà một số tài sản khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của Công ty. Ta có thể thấy rằng lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong Công ty là không nhiều, Nếu có một khoản nợ bất chợt đến hạn phải thanh toán tức thời thì lượng tiền trong quỹ không đủ thanh toán mà Công ty phải sử dụng đến nguồn tài trợ khác hoặc mất khả năng thanh toán dài Công ty sẽ dẫn đến phá sản. 2.2.6.2 Khả năng quản lý nợ Bảng 2.11 Các chỉ tiêu về khả năng quản lý nợ của Công ty (2011 – 2013) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số nợ Lần 0,50 0,35 0,23 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 2,46 0,00 0,00 Tỷ số nợ cho biết mỗi đồng vốn của doanh nghiệp bỏ ra sử dụng thì có bao nhiêu đồng nợ. Qua bảng 2.11 ta thấy tỷ số này giảm dần qua các năm và giảm mạnh vào năm 2012 cụ thể: Năm 2011 là 0,5 lần, năm 2012 là 0,35 lần và năm 2013 là 0,23 lần. Theo quy định quốc tế chỉ số này không được lớn hơn hoặc bằng 5 thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ ở mức tốt. Năm 2011 ta thấy cứ 1 đồng tài sản được tài trợ bởi 0,5 đồng nợ hay nói cách khác công ty sử dụng 50% là nợ vay, vốn CSH là 50%. Có thể nói rằng trong năm 2011, tỷ số này ở mức vừa phải. Điều đó cho thấy rằng công ty đã khai thác khá hợp lý đòn bẩy tài chính. Sang năm 2012 tỷ số này giảm nhanh từ 0,5 xuống 0,35 lần. Cho thấy công ty đã giảm hẳn nợ vay và thay vào đó là tăng nguồn VCH. Ta nói, cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản chỉ cần 0,35 đồng nợ vay. Hay nói cách khác công ty chỉ sử dụng 35% nợ vay. Tỷ số này sang năm 2013 tiếp tục giảm chỉ còn 0,23 lần. Trong 2 năm gần đây tỷ số này ở mức thấp. Chỉ số này càng thấp cho thấy khoản nợ càng được đảm bảo trong trường hợp công ty bị phá sản. Mặt khác, vào khoảng năm 2012 và 2013 lãi suất trên thị trường là rất cao. Vì vậy, đây cũng là cách để doanh nghiệp giảm bớt chi phí tài chính rất lớn, thay vào đó sử dụng nguồn vốn tự có sẽ mang lại hiệu quả hơn. Khả năng thanh toán lãi vay cho chúng ta thấy khả năng thanh toán tiền vay của công ty. Tỷ số này càng cao thể hiện được khả năng trả lãi của doanh nghiệp càng tốt, điều này làm tăng khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Ta thấy chỉ số này có sự biến động qua các năm. Năm 2011, tỷ số này là 0,45 lần, năm 2012 và năm 2013 tỷ số này giảm về bằng 0. Có thể nói rằng năm 2012 và 2013 công ty đã không phải thanh toán một khoản tiền lãi vay nào cho chủ nợ cả, lãi vay = 53 0. Tỷ số này của công ty trong 3 năm qua luôn ở mức thấp. Điều này cho thấy công ty chưa đảm bảo được khả năng thanh toán lãi vay. 2.2.6.3 Khả năng hoạt động Bảng 2.12 Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động của Công ty (2011 – 2013) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hệ số lưu kho Vòng 6,34 7,26 1,47 Thời gian luân chuyển kho trung bình Ngày 56,82 49,61 245,39 Hệ số thu nợ Vòng 11,26 0,00 0,00 Thời gian thu nợ trung bình Ngày 31,96 0,00 0,00 Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Ngày 59,34 49,61 238,51 Hệ số lƣu kho cho biết HTK của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng trong kỳ so với GVHB. Hệ số lưu kho càng lớn cho thấy hiệu quả sử dụng HTK càng tốt vì giảm được chi phí tồn trữ hàng. Qua bảng 2.12 ta thấy, hệ số lưu kho của Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao tăng nhẹ từ 6,34 vòng năm 2011 lên 7,26 vòng năm 2012, sau đó giảm mạnh xuống còn 1,47 vòng vào năm 2013. Năm 2012 chỉ số này tăng cho thấy công ty là do Công ty đã bán một phần hàng tồn kho để trả nợ, làm giảm chi phí lưu trữ hàng. Sang năm 2013 tỷ số này giảm mạnh do trong năm GVHB giảm mạnh hơn trước nhưng mức giảm này thấp hơn rất nhiều so với mức tăng HTK. Điều này là không tốt, công ty cần xem xét tìm ra nguyên nhân để khắc phục làm giảm chi phí quản lý HTK. Thời gian luân chuyển kho trung bình có xu hướng tăng khi hệ số lưu kho tăng, Tỷ số này càng nhỏ thì kỳ thu tiền càng nhanh, hiệu quả càng tốt, doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn lâu: Năm 2011 mất khoảng 56,82 ngày, có nghĩa mỗi HTK quay được 57,61 ngày Năm 2012 cứ 49,61 ngày HTK quay được một vòng, giảm so với năm 2011. Năm 2013 phải mất đến 245,39 ngày mới quay được hết 1 vòng HTK. Nhìn chung, thời gian luân chuyển kho trung bình vẫn ở mức cao và còn tăng đột biến vào năm 2013. Điều này chứng tỏ công ty đang bị ứ đọng HTK lâu, và dẫn đến làm tăng chi phí lưu kho bãi. Hệ số thu nợ dùng để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản phải thu liên quan đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Hệ số thu nợ cho ta biết trung bình cứ bao nhiêu đồng doanh thu thì lại có 1 đồng khách hàng nợ công ty. Qua bảng 2.13 ta thấy năm 2011, hệ số thu nợ là 11,26 lần và thời gian thu nợ trung bình là 31,96 ngày. Điều này cho thấy hiệu quả quay vòng các khoản phải thu khách hàng của công ty khá tốt, công ty không bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Sang năm 2012 và 2013, chỉ số này giảm xuống bằng 0, Điều này Thang Long University Library 54 nói lên công ty bán hàng hóa ra là thu tiền về ngay, không bị khách hàng chiếm dụng vốn như năm 2011. Thời gian thu nợ trung bình không cao, đang ở mức khá tốt. Chứng tỏ doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm chiếm dụng vốn lâu và đặc biệt năm 2012 và 2013 Công ty còn không bị khách hàng chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi vốn nhanh cho các hoạt động đầu tư của công ty. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cho biết khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợ cho đến khi thu được tiền. Năm 2011, chỉ tiêu này là 59,34 ngày. Năm 2012 chỉ tiêu này là 49,61 ngày, giảm 9,37 ngày so với năm 2011 với tỷ lệ 16,4%. Nguyên nhân là do thời gian trả nợ trung binh và thời thu nợ trung bình trong năm 2012 đều bằng 0 nên sự giảm của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt trong năm này bằng sự giảm của thời gian luân chuyển kho trung bình. Thời gian này càng ngắn thì chứng tỏ Công ty được coi là có khả năng quản lý vốn lưu động tốt, rút ngắn thời gian bằng cách giảm thời gian luân chuyển kho qua việc xử lý và bán hàng hóa nhanh hơn và giảm thời gian thu nợ trung bình qua việc thắt chặt tín dụng thương mại đối với người mua. Bước sang năm 2013, chỉ tiêu này đạt 238,51 ngày, tăng 188,9 ngày tương ứng với tốc độ tăng 380,77% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng này là do thời gian luân chuyển kho trung bình tăng cao, thời gian trả nợ trung bình tăng nhưng không đáng kể và thời gian thu nợ trung bình không đổi, vì vậy chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tăng lên 238,51 ngày, tăng 188,9 ngày so với năm 2012. Thời gian chuyển đổi tiền mặt càng dài thì lượng tiền mặt trong doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động SXKD và cho các hoạt động khác. Có thể thấy rằng năm 2013 khả năng quản lý tiền mặt của Công ty chưa được tốt, vì vậy, trong tương lai Công ty nên cải thiện khả năng quản lý tiền mặt của mình. Hiệu suất sử dụng TSNH cho biết bình quân 1 đồng TSNH tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua biểu đồ ta thấy hiệu suất sử dụng TSNH không có biến động nhiều giữa các năm. Năm 2011 là 2,07 vòng, năm 2012 từ 2,07 vòng năm 2011 xuống còn 1,93 vòng, tương ứng giảm 0,06 vòng. Sang năm 2013 tăng lên 1,95 vòng, tương ứng 0,02 vòng so với năm 2012. Chỉ số này không có nhiều biến động thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng TSLĐ của Công ty khá tốt. Hiệu suất sử dụng TSDH đang có chiều hướng giảm. Tỷ số này rất cao vào năm 2011 là 7,7 vòng. Điều này cho thấy năm 2011 Công ty đã sử dụng TSCĐ khá hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ số này sau đó đã giảm mạnh vào năm 2012 còn 4,95 vòng, và tăng 55 nhẹ trở lại vào năm 2013 là 5,01 vòng. Tuy tỷ số này tăng lại vào năm 2013 nhưng vẫn còn rát thấp so với năm 2011. Điều này cho thấy công ty cần tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của mình. Biểu đồ 2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty (2011 – 2013) Đơn vị tính: Vòng Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Như vậy năm 2011, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 1,63 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm còn 1,39 tức là 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 1,39 đồng doanh thu trong năm đó. Sang đến năm 2013 tình hình có chút khởi sắc. Năm 2013, bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra 1,41 đồng doanh thu thuần, tăng 0,02 đồng so với năm 2012. Tỷ số trong năm 2013 vẫn còn thấp hơn so với năm 2011 nhưng ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty đã có những bước phát triển. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty năm 2013 có tăng nhưng không đáng kể so với năm 2012. Tuy nhiên, hệ số này trong cả ba năm đều lớn hơn 1, điều này cho thấy việc sử dụng tài sản của Công ty là khá hiệu quả. Để tiếp tục phát triển cho các năm tiếp theo Công ty cần chú trọng đến việc sử dụng tài sản để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất để tránh được tình trạng bị thua lỗ trong các năm tới. 2.2.6.4 Khả năng sinh lời Đây là nhóm tỷ số phản ánh tổng hợp hiệu quả SXKD của doanh nghiệp và đây cũng là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Thang Long University Library 56 Bảng 2.13 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty (2011 – 2013) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) % 0,72 (8,10 0,75 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) % 1,17 (11,24 1,06 Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) % 2,34 (17,37 1,37 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) % 2,63 (11,24 3,83 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Đây là chỉ số cho thấy hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty. Qua bảng 2.13 ta thấy chỉ số ROS giảm mạnh từ 0,72% năm 2011 xuống (8,1% năm 2012. Sau đó chỉ số này của Công ty tăng lên 0,75% năm 2013, tương ứng 8,85% so với năm 2012. Chỉ số này tuy không cao và chưa thể hồi phục bằng năm 2011 nhưng việc tỷ suất sinh lời trên vốn CSH năm 2013 tăng mạnh như vậy cho thấy việc thay đổi chính sách trong công tác quản lý tốt giá cả nguyên vật liệu đầu vào, làm giảm được các chi phí bất hợp lý, thể hiện hiệu quả SXKD của Công ty đang được cải thiện, Để chỉ tiêu này đạt được hiệu quả cao hơn nữa thì Công ty cần đẩy mạnh hiệu quả doanh thu, chú trọng rà soát cắt giảm những chi phí không cần thiết. Tỷ suất sinh lời kinh tế (BEP): Tỷ số này cho biết mức sinh lời cơ sở trên mỗi đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp. Đây là chỉ số quan trọng trong quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp, Ta thấy tỷ số sinh lời kinh tế đang có xu hướng tăng. Năm 2011 chỉ số này đạt 30,02%, sang năm 2012 do tình hình công ty đang gặp khó khăn nên chỉ số này giảm còn 15,67% và đến năm 2013 chỉ số này lại lên 51,02%. Tuy tỷ số này giảm trong năm 2012 nhưng đã tăng trở lại năm 2013 và còn vượt cả năm 2011. Điều này cho thấy nỗ lực của công ty trong việc khôi phục lại hoạt động SXKD, Công ty đã làm ăn hiệu quả và ổn định hơn so với năm 2012, nói cách khác là có lãi khi đầu tư vào tài sản (không kể đến đòn bẩy tài chính và thuế TNDN). Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): Ta thấy chỉ số này tỷ lệ thuận với BEP, chỉ số ROA cũng giảm vào năm 2012, từ 1,17% năm 2011 xuống còn (11,24% năm 2012. Và tăng trở lại vào năm 2013 là 1,05%, tương ứng với tốc độ tăng 12,29% so với năm 2012. Đây là điều rất tốt cho thấy tính hiệu quả và ổn định trong việc đầu tư vào tài sản khi sử dụng đòn bẩy tài chính và trả thuế TNDN của mình. Tý suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE): Qua bảng 2.13 ta thấy chỉ số này tăng giảm không ổn định. Năm 2011, chỉ số này ở mức 2,34%. Đến năm 2012 giảm mạnh xuống chỉ còn (17,37%. Chứng tỏ trong năm 2012, công ty không những không làm ăn có lãi mà còn bị thua lỗ. Sang năm 2013 chỉ số này tăng lên 1,36%, đồng nghĩa trong năm này công ty làm ăn có lãi hơn so với năm 2012. Việc tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2013 tăng mạnh như vậy cho thấy việc sử dụng và quản lý nguồn vốn tự 57 có này đã đem lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên chỉ số này vẫn còn ở mức thấp, Điều này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn CSH rất thấp. Đây là chỉ số nhà đầu tư rất quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và tăng tỷ suất thu hồi VCSH cũng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Do đó, Công ty cần có kế hoạch tăng mức tăng trưởng này trong tương lai. 2.3 Nhận xét chung về Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao Kinh doanh là một hoạt động nhằm hướng đến mục đích sau cùng là lợi nhuận. Vì thế, khả năng sinh lời của vốn CSH là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà quản trị cũng như bất kỳ đối tượng liên quan đến doanh nghiệp. Trong rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điều này thì cơ cấu tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc. Vì vậy, khi đánh giá một doanh nghiệp các nhà đầu tư thường xem xét cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là cơ cấu nguồn vốn để phân tích rủi ro về tài chính của mỗi doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như tình hình sử dụng vốn. Đây là một yếu tố mang tính quyết định trong việc quản lý và sử dụng vốn. Mỗi một doanh nghiệp đều có những thuận lợi và khó khăn riêng, vì vậy mà công việc quản lý tài chính có những bước đi khác nhau. Công việc của nhà quản trị tài chính là phải phân tích, tìm hiểu nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt để đưa ra các hoạt động tài chính của đơn vị mình ngày càng tốt hơn. Qua phân tích tình hình hoạt động tài chính tại công ty, ta có thể thấy được tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp đang có những chuyển biến tốt hay xấu. 2.3.1 Kết quả đạt được Các khoản phải thu đang giảm dần theo từng năm. Điều này nói lên Công ty đã thực hiện các chính sách về quản lý vốn: thắt chặt tín dụng thương mại đối với người mua, ngăn không cho khách hàng chiếm dụng vốn lâu. Lợi nhuận trước thuế của Công ty đang có bước chuyển biến tốt hơn. Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm dần theo từng năm nhưng đồng thời giá vốn hàng bán cũng giảm. Trong năm 2013 tốc độ giảm doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của GVHB so với năm 2012. Nguyên nhân do Công ty đã tăng nguồn dự trữ hàng tồn kho nhiều hơn và tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy mà lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng cao hơn. Dòng tiền thuần chủ yếu xuất phát từ dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh. Dòng tiền vào này tuy đang có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng ta có thể thấy rằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đang có xu hướng tăng lên. Điều đó nói lên dòng tiền chi ra cho hoạt động kinh doanh đang giảm dần và tốc độ giảm cao hơn Thang Long University Library 58 so với tốc độ giảm của dòng tiền vào. Bên cạnh đó dòng tiền thu từ hoạt động tài chính đang có xu hướng giảm dần. Vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng đang có xu hướng giảm xuống nhưng trong năm 2013, ta thấy vốn lưu động ròng đã đủ để tài trợ cho NCVLĐR, bằng chứng là ngân quỹ ròng năm 2013 đạt 83.809.204 VNĐ, trong khi ngân quỹ ròng năm 2011 và 2012 là âm. Công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn, vì vậy, không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng, số tiền nhàn rỗi có thể mang đi đầu tư. 2.3.2 Hạn chế Quy mô tài sản của Công ty đang bị thu nhỏ, năm 2011 tổng tài sản của Công ty là 4.008.983.524 VNĐ, năm 2012 giảm xuống mức 2.638.498.031 VNĐ và đến năm 2013 chỉ còn 2.242.424.847 VNĐ. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2013 tăng đột biến so với năm 2012. Năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp là 712.282.038 VNĐ nhưng sang năm 2013 chi phí này đạt mức 1.115.577.881 VNĐ, tăng 403.295.843 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 56,62% so với năm 2012. Điều này cho thấy Công tác quản lý chi phí của Công ty còn chưa tốt. Lượng tiền mặt trong doanh nghiệp trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng tài sản và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này đồng nghĩa với khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Công ty đang chiều hướng đi xuống, Công ty khó có thể thanh toán ngay các khoản chi phục vụ cho hoạt động SXKD. Tỷ trọng tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 đều khá thấp, chỉ dao động trong khoảng 20% - 30% trong tổng tài sản. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đén khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Về khả năng thanh toán: Xét về khả năng thanh toán tức thời công ty có xu hướng tăng và khả năng thanh toán nhanh đang có xu hướng giảm, nhưng các chỉ số này hầu như đảm bảo được khả năng thanh toán khi nợ đến hạn. Tuy nhiên, về khả năng thanh toán tức thời công ty tăng nhưng chỉ số này trong ba năm đều nhỏ hơn 1. Điều này đồng nghĩa với việc công ty mất khả năng thanh toán tiền mặt khi nợ đến hạn. Nguyên nhân do công ty dự trữ tiền mặt không nhiều dù tiền của công ty bị khách hàng chiếm dụng đang giảm dần. Thêm vào đó, trong năm 2013, công ty đầu tư nhiều vào nguyên vật liệu, làm trị giá hàng tồn kho tăng cao. Vì thế mà khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán hiện hành của công ty chỉ ở mức 0,57 lần. 59 Về thời gian luân chuyển kho trung bình: Ta thấy thời gian luân chuyển kho trung bình năm 2013 tăng cao đột biến (245,39 ngày/vòng). Nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho nên hệ số lưu kho giảm mạnh còn 1,47, mà thời gian luân chuyển kho trung bình tỷ lệ thuận với hệ số lưu kho. Thời gian lưu kho lâu, điều đó có nghĩa hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều, doanh nghiệp bị tăng thêm chi phí cho quản lý hàng tồn kho. Thang Long University Library 60 CHƢƠNG 3 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao 3.1 Môi trƣờng kinh doanh chung của Công ty 3.1.1 Thuận lợi Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao thành lập đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên thị trường, đồng thời nó cũng là ngành tạo ra lợi nhuận cho mỗi bản thân doanh nghiệp xây dựng, cũng như cho tổng thể nền kinh tế. Vì là Công ty xây dựng nên Công ty đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Hiện nay Việt Nam đã có những cải thiện về môi trường kinh doanh trong năm 2014, tiến bộ hơn nhiều so với năm 2013, đứng thứ 78/183 nước và đứng thứ 4 trong số 10 nền kinh tế có cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh... nhu cầu về xây dựng của đất nước ngày một tăng tiến. Nhận định này càng khiến cho Công ty có thêm lạc quan trong hoạt động kinh doanh trong thời đại mới, điều kiện bên ngoài dường như đang thuận lợi giúp cho doanh nghiệp có thể đẩy mạnh phát triển Công ty, không chỉ riêng Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao mà còn mọi thành phần trong nền kinh tế đều có chung thuận lợi này để phát triển ngành nghề của mình, góp phần không nhỏ vào phát triển đất nước. Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao nằm trên mặt phố Bạch Đằng, gần với trung tâm Thành phố Hà Nội cũng như gần với cầu Chương Dương và cầu Long Biên, đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về chuyên môn xây dựng chống thấm của công ty cũng như sự giao lưu thương mại với các tỉnh lân cận. 3.1.2 Khó khăn Ngành vật tư chống thấm còn rất mới trên thị trường nước ta, là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực chống thấm, đòi hỏi công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao phải hết sức chú trọng đến vấn đề chất lượng trong công tác sản xuất. Và hơn nữa, là một thị trường mới nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đưa thế mạnh của mình đến với thị trường và những người có nhu cầu. Hiện này kinh tế xã hội nước ta đang đứng trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Lạm phát xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm, đặc biệt năm 2012 với khủng hoảng chính tri tại Syria vẫn không có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng không nhỏ tâm lí của các nhà kinh doanh trên thế giới, mất niềm tin vào chính phủ. Thực trạng đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến nền kinh tế nước ta, ngành nghề phát triển của các xây dựng trong nước, nó tác động đến mọi lĩnh vực mọi đối tượng. Chính phủ có nghị quyết số 10/2008 NĐ-CP đưa ra 8 giải 61 pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát chặt chẽ tài chính đồng thời chỉ thị không tăng giá một số mặt hàng trọng yếu. Công ty TNHH Xây dựng và Chống Thấm Ba Sao cũng đã có những giai đoạn khó khăn trong năm 2012. Nền kinh tế mở cửa thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước mở cửa đầu tư vào lĩnh vực vận tải, chính vị, xây dựng, sự gia tăng đối thủ cạnh tranh trong hiện tại và các giai đoạn tiếp theo trong lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng hóa ngày càng gay gắt, làm cho kinh doanh của Công ty cũng khó khăn hơn. Lạm phát gia tăng, nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ làm cho các ngân hàng thắt chặt việc cho vay hơn. Đây là nguyên nhân dẫn tới nguồn vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì ngân hàng là nơi cung cấp vốn chính cho một Công ty nhỏ đang trong giai đoạn mới thành lập và phát triển như Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao. 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao 3.2.1 Quản trị tiền mặt Tích trữ tiền mặt là hoạt động không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp, việc tích trữ quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không tốt tới khả năng thanh toán cũng như tình hình kinh doanh của Công ty. Trong 3 năm trở lại đây lượng tiền của doanh nghiệp biến động không ngừng, lượng tiền dự trữ khá ít làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời cho các khoản vay đến hạn của Công ty. Cụ thể, năm 2011 lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 536.302.539 VNĐ, năm 2012 là 81.057.139 VNĐ và năm 2013 là 283.809.204 VNĐ. Theo như phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty thì hệ số thanh toán tức thời của Công ty trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến Công ty mất uy tín với bạn hàng và các chủ nợ. Vì vậy, biện pháp đặt ra cho Công ty là phải tính toán khối lượng tiền mặt dự trữ sao cho đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp để không gây lãng phí cũng như mất cân bằng. Thứ nhất, Công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt; tăng tốc độ thu hồi và giảm tốc độ chi tiền mặt; thiết lạp hệ thống thanh toán tập trung qua ngân hàng; lựa chọn phương thức chuyển tiền hợp lý. Thứ hai, Công ty cần dự báo được các khoản thu – chi tiền mặt: Việc dự báo các khoản thu chi tiền mặt sẽ giúp công ty chủ động hơn trong các chính sách hoạt động của mình. Để làm được việc này, Công ty cần dự báo được lượng sản phẩm tiêu thụ, xây dựng dự báo thu tiền mặt dựa trên số lượng sản phẩm tiêu thụ và mức tín nhiệm Thang Long University Library 62 của bạn hàng. Phân loại chi phí là công việc cần thiết để dự báo được các khoản chi trong Công ty. Thứ ba, chi dự trữ lượng tiền mặt tối ưu để tránh mất chi phí cơ hội. Công ty có thể dùng 3 mô hình: Mô hình dự trữ tiền mặt tối EOQ, mô hình Baumol, mô hình Stone và mô hình Miller Orr để xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Để dự đoán nhu cầu và dòng tiền mặt hàng ngày, Công ty đang áp dụng mô hình Miller Orr. Trên cơ sở đó, Công ty sẽ xác định được mức dự trữ tiền mặt tối ưu cho hoạt động SXKD, phù hợp với điều kiện phát triển, thông qua hoạt động tính toán mức dự trữ. - Tồn quỹ tiền mặt tối đa H* = 3Z* - 2L Trong đó: Z*: Tồn quỹ tiền mặt mục tiêu L*: Số dư tiền mặt cực tiểu H*: Số dư tiền mặt cực đại Tuy Công ty không huy động vốn từ việc bán cổ phiếu hoặc đầu tư vào chứng khoán nhưng nhu cầu tiền mặt của Công ty biến động theo thời gian, nên số dư tiền mặt cực đại và cực tiểu như sau: Bảng 3.1 Số dƣ tiền mặt tại Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Số dư tiền mặt cực đại (H*) 463,214,641 841,753,018 Số dư tiền mặt cực tiểu (L*) 50,000,000 50,000,000 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Số dư tiền mặt tối ưu: H* = 3Z* - 2L  Z* = H* + 2L 3 Số dư tiền mặt tối ưu năm 2012: Z*2012 = 463,214,641 + 2*50,000,000 = 187,738,214 3 63 Số dư tiền mặt tối ưu năm 2013: Z*2013 = 841,753,018 + 2*50,000,000 = 313,917,673 3 Như vậy, thông qua mô hình Miller Orr, số dư tiền mặt tối ưu năm 2012 của Công ty là 187,738,214 VNĐ và năm 2013 là 313,917,673 VNĐ. Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 chỉ đạt 81,057,139 và năm 2013 là 383,809,204. Có thể thấy rằng, Công ty đang trong tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Nếu tình trạng này còn tiếp tục kéo dài trong những năm tiếp theo thì Công ty có thể gặp rủi ro trong khả năng thanh khoản, và từ đó có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. 3.2.2 Quản lý hàng tồn kho Thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Xây dựng và Chống thấm Ba Sao cho thấy hàng tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS. Với lượng hàng tồn kho quá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản sẽ dẫn đến công ty bị ứ đọng vốn, nhu cầu vốn lưu động tăng cao. Trong khi lại đi vay bên ngoài chịu chi phí lãi vay cao. Đây là điều bất hợp lý khiến công ty luôn gia tăng chi phí trong những năm qua. Qua phân tích bảng cân đối kế toán ta thấy lượng HTK có sự tăng, giảm không đồng nhất qua các năm. Vòng quay hàng tồn kho còn thấp làm công ty thu hồi vốn chậm. Chính vì thế công ty cần áp dụng các biện pháp để có thể giải phóng nhanh chóng lượng hàng tồn kho này, giúp cho lượng vốn nhanh chóng được luân chuyển. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm, hàng hóa công ty nên có những biện pháp sau: - Củng cố địa vị trên thị trường sẵn có, tiếp tục quan hệ và ưu đãi với những bạn hàng lâu năm. Đồng thời tấn công vào các thị trường tiềm năng, có nhu cầu gia tăng trong tương lai. - Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. - Đối với hàng tồn lâu do sản xuất mà thị trường ít tiêu thụ, hoặc kém phẩm chất thì nhanh chóng giải phóng, linh hoạt trong giá cả, giảm giá, và những ưu tiên khác để có thể thu hồi vốn nhanh nhất. Tránh gia tăng những chi phí liên quan trong khi lưu kho. Thang Long University Library 64 - Đảm bảo cân đối giữa nhu cầu thị trường và sản lượng sản xuất trong năm. Thực hiện phương châm sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, tránh tích trữ hàng quá nhiều, cũng như sản phẩm dở dang quá nhiều làm tăng chi phí SXKD, tăng giá trị HTK. Song song với thành phẩm, hàng hóa thì nguyên vật liệu cũng chiếm giá trị lớn trong hàng tồn kho. Vậy làm thế nào giảm tối đa giá trị nguyên vật liệu lưu kho, công ty luôn sản xuất và luôn cần lượng nguyên vật liệu tồn kho tối thiểu để sản xuất được liên tục nên việc dự trữ là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó tác động của môi trường vĩ mô, giá cả biến động đột biến, gia tăng không ngừng, nguồn hàng cung cấp không ổn định cũng là một trong những nguyên nhân làm công ty gia tăng lượng vật liệu tồn kho. Tuy nhiên không phải cứ dự trữ nhiều là có lợi, bởi vì công ty phải phát sinh những chi phí kèm theo như chi phí lưu kho, bảo quản, chi phí hao hụt, chi phí phát sinh do NVL tồn kho lâu ngày bị giảm phẩm chất, bị hư hỏngNếu công ty trữ hàng quá lớn thì mục đích trữ NVL giảm chi phí khi giá cả tăng sẽ hoàn toàn bị phá vỡ, vì lúc đó chi phí lưu kho sẽ lớn hơn chi phí doanh nghiệp mua NVL với giá cao hơn khi không dự trữ. Vậy dự trữ bao nhiêu là phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất vừa giảm thiểu tối đa chi phí. Để giải bài toán này ta có thể chọn lựa một trong các mô hình tồn kho theo nhu cầu sau: 1. Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế nhất (mô hình EOQ) 2. Mô hình khấu trừ theo sản lượng. 3. Mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất. 4. Mô hình tồn kho có sản lượng hàng để lại nơi cung ứng. 5. Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi. Để giảm thời gian cũng như chi phí phải bỏ ra cho hàng tồn kho. Công ty cần xác định rõ nhu cầu nguyên vật liệu phục vu cho quá trình thi công hoặc sản xuất của mỗi đơn hàng, tránh việc lãng phí chi phí kho bãi, bảo quản đối với những hàng hóa, vật liệu chưa cần thiết cho quá trình SXKD. Công ty nên sử dụng mô hình EOQ vì đây là mô hình phù hợp với điều kiện SXKD của Công ty. Trong mô hình EOQ, Công ty sẽ xác định mức dự trữ tối ưu là bao nhiêu để có thể kiểm soát hàng tồn kho hiệu quả. - Mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu là: Q* = - Thời gian dự trữ tối ưu (T*) T* = Q* S/360 65 - Điểm đặt hàng (Order - OP) Điểm đặt hàng = t * S 360 Trong đó: t: Thời gian chờ hàng về S: Số lượng hàng bán trong năm S/365: Số lượng hàng bán trong 1 ngày Hiện nay, có thể thấy hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn, trong đó chất chống thấm là nguyên vật liệu được Công ty đặt mua nhiều nhất (theo số liệu của phòng Tài chính – Kế toán và các chính sách, kế hoạch của Công ty năm 2013), cụ thể là: - Tổng nhu cầu hàng hóa trong năm (S): 1.000 thùng * 3 = 3.000 thùng - Chi phí 1 lần đặt hàng (O): 1.050.000 VNĐ - Chi phí dự trữ kho cho 1 đơn vị hàng lưu kho (C): 100.000 VNĐ - Thời gian chờ hàng về (t): 4 ngày - Thời gian làm việc thực tế trong năm: 295 ngày Từ đó ta tính toán được các giá trị sau: - Mức dự trữ kho tối ưu (Q*): 251 thùng - Thời gian dự trữ tối ưu (T*): 30,12 ngày - Điểm đặt hàng (OP): 33,33 thùng Trong năm 2013 mức dự trữ kho tối ưu khoảng 251 thùng là hợp lí nhất. Mức dự trữ này giúp cho Công ty đảm bảo được lượng nguyên vật liệu cung cấp cho các công trình kịp thời và tránh được sự biến động về giá. Thời gian dự trữ tối ưu là khoảng 30,12 ngày, đây là khoảng thời gian kể từ khi trong kho dự trữ 251 đơn vị cho đến khi số lượng này hết và được đáp ứng ngày bằng số lượng 251 đơn vị của đơn đặt hàng mới. Trong thực tế, công ty không thể chờ đến khi hết hẳn hàng hóa trong kho mới tiến hành nhập kho tiếp, chính vì vậy, thời điểm đặt hàng là rất quan trọng để tránh bị ứ đọng trong việc xây dựng. trong giả thiết này, khi trong kho còn dự trữ khoảng 33,33 đơn vị thì công ty cần tiến hành đặt thêm lượng hàng 251 đơn vị để trong quá trình chờ hàng về (4 ngày) công ty vẫn còn nguyên vật liệu phục vụ hoạt động SXKD. Để đưa ra được lượng HTK phù hợp, Công ty không thể chỉ dựa vào những tính toán trên mà còn tùy từng điều kiện để từ đó tính toán lượng hàng cần đặt hợp lý. Bên cạnh đó công ty cần phải: - Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. Thang Long University Library 66 - Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng, mất mát để xử lý. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua, nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp quan trọng để bảo toàn vốn của công ty. - Mua bảo hiểm hàng hóa đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như hàng hóa nằm trong kho. Việc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mọi rủi ro, tổn thất bất ngờ xảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến vốn lưu động. 3.2.3 Đầu tư thêm vốn vào tài sản cố định Qua quá trình phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp ta thấy, TSCĐ của công ty luôn chiếm tỷ trọng thấp trong 3 năm qua chỉ chiếm từ 20 đến 30% trong tổng tài sản của công ty. TSCĐ của công ty chủ yếu là phương tiện vận tải và máy móc phục vụ bộ phận thi công và thường là lạc hậu vì được mua từ lúc công ty mới thành lập, mới gần đây Công ty đầu tư thêm 2 máy trộn nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuât, chính vì thế nên hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, biện pháp đặt ra là công ty nên đầu tư thêm máy móc phục vụ đội thi công để tăng hiệu quả làm việc và giảm chi phí nhân công. Mặt khác, như phân tích ở trên ta thấy khối lượng hàng tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong khi đó doanh nghiệp không có hệ thống nhà kho chủ yếu là thuê ngoài, điều này làm chi phí lưu kho và bảo quản hàng lưu kho của công ty tăng cao và làm tăng tổng chi phí, giảm lợi nhuận. Nhu cầu đặt ra là công ty cần đầu tư nhà kho để lưu trữ hàng hóa và giảm chi phí thuê ngoài hơn nữa có thể tận dụng cho đơn vị khác thuê nhà kho nếu công ty đang dư thừa. 3.2.4 Nâng cao khả năng sinh lời của Công ty Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận: - Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. 67 - Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. - Công ty cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác để gia tăng sản lượng nhằm gia tăng doanh thu, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao uy tín của công ty. Để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty không chỉ tăng doanh thu mà còn cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương. Thang Long University Library 68 KẾT LUẬN Việc phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể là phân tích tình hình tài chính thông qua các dữ liệu tài chính trên báo cáo tài chính giữa niên độ và cuối niên độ, góp phần giúp cho các nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp nhìn thấy những điểm mạnh để phát huy, nhìn thấy những mặt còn chưa tốt để có hướng khắc phục. Ngoài ra, những kết quả từ việc phân tích báo cáo tài chính còn phục vụ cho việc hình thành những quyết định của các nhà quản trị và nhà đầu tư, giúp họ có những quyết định đúng đắn và chính xác hơn. Trong thời gian thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty, em hy vọng nó sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác quản lý tài chính của công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên tài chính là một đề tài rất rộng lớn. Hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty và những ý kiến đóng góp để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô trong khoa tài chính, đặc biệt là ThS.Ngô Thị Quyên đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo, giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Huyền Trang 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, nhà xuất bản Tài chính, 2010. 2. Đề cương bài giảng tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, trường Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh, nhà xuất bản Lao động – Xã hội, 2013. 3. Đọc và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà, nhà xuất bản Tài chính, 2010. 4. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thương mại, GS.TS Đinh Văn Sơn, TS. Vũ Xuân Dũng, nhà xuất bản thống kê, 2013. 5. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà, nhà xuất bản Tài chính, 2010. 6. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, ThS. Nguyễn Thị Khánh Chi, ThS.Trần Thị Phượng, nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, 2012. 7. Bài giảng nhập môn tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng Long, ThS. Trịnh Trọng Anh, 2013. 8. Bài giảng Quản lý tài chính doanh nghiệp 1, trường Đại học Thăng Long, Ths.Chu Thị Thu Thủy, 2013. 9. Bài giảng phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện Ngân hàng, Trung tâm đào tạo – bồi dưỡng, Đoàn Hữu Cảnh, 2014. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18573_0948.pdf