Đề tài Phân tích tình hình tài chính và biện pháp nâng cao sử dụng vốn

Tín dụng ngân hàng là hình thức công ty vay vốn từ ngân hàng thương mại với kỳ hạn như ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.Từ nguồn vốn vay này có thể huy động được một lượng lớn, đúng hạn. Đối với tín dụng ngân hàng thì công ty ngày phải tạo uy tín, kiên trì đàm phán và phải chịu nhiều điều kiện ngặt nghèo. Công ty có thể bổ sung nguồn vốn dài hạn để vững chắc về mặt tài chính,để huy đông các nguồn dài hạn này bằng cách kiến nghị với nhà nước bổ sung thêm nguồn vốn ngân sách nhà nước, bổ sung thêm từ lợi nhuận sau thuế, tăng cường tín dụng thuê mua hoặc liên doanh liên kết trên nhiều lĩnh vực.

doc58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và biện pháp nâng cao sử dụng vốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm tỷ lệ mục tiêu thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều nhóm tỷ lệ riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính. Trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo góc độ phân tích, người phân tích lựa chọn các mục tiêu khác nhau. Để phục vụ cho mục tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta phải tính đến hao mòn vô hình do sự phát triển không những của tiến bộ khoa học kỹ thuật… 3. í nghĩa của hiệu quả sử dụng vốn Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có ba yếu cơ bản là vốn, lao động và kỹ thuật- công nghệ. Cả ba yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng, song vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu. Bởi vì hiện nay, đang có một nguồn lao động dồi dào, việc thiếu lao động chỉ xảy ra ở các ngành nghề cần đòi hỏi chuyên môn cao, nhưng vấn đề này có thể khắc phục được trong một thời gian ngắn nếu chúng ta có tiền để đào tạo hay đào tạo lại. Vấn đề là công nghệ cũng không gặp khó khăn phức tạp vì chúng ta có thể nhập chúng cùng kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới, nếu chúng ta có khả năng về vốn, ngoại tệ hoặc có thể tạo ra nguồn vốn, ngoại tệ. Như vậy, yếu tố cơ bản của doanh nghiệp nước ta hiện nay là vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết hoạt động kinh doanh là hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp phải có một chế độ bảo toàn vốn trước hết từ đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trước đây trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp coi nguồn vốn từ ngân sách Nhà Nước cấp cho nên doanh nghiệp sử dụng không quan tâm đến hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã có Nhà Nước bù đắp, điều này gây ra tình trạng vô chủ trong quản lý và sử dụng vốn dẫn tới lãng phí vốn, hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh. Nhà Nước không tiếp tục bao cấp về vốn cho doanh nghiệp như trước đây. Để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp phải bảo toàn, giữ gìn số vốn Nhà Nước giao, tức là kinh doanh ít nhất cũng phải hoà vốn, bù đắp được số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn. Đồng thời doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tích luỹ bổ sung vốn, là đòi hỏi với tất cả các doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường doanh nghiệp luôn đề cao tính an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được bảo toàn, doanh nghiệp có đủ nguồn lực để khắc phục những khó khăn và rủi ro trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Đáp ứng yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm…doanh nghiệp phải có vốn trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín của sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… vì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động ngày càng cải thiện. Điều đó giúp cho năng xuất lao động ngày càng được nâng cao, tạo cho sự phát triển của doanh nghiệp và các ngành khác có liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho Nhà Nước. Thông thường các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận … với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cao nhất khi bỏ vốn vào kinh doanh ít nhưng thu được kết quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm biện pháp làm cho chi phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà đem lại kết quả cuối cùng cao nhất. Từ công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí Cho ta thấy: với một lượng doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ lợi nhuận càng lớn. Các biện pháp giảm chi phí tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở phản ánh chính xác, đầy đủ các loại chi phí trong điều kiện nền kinh tế luôn biến động về giá. Do đó để đảm bảo kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong đó chi phí về vốn là chủ yếu. IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1. Các chỉ tiêu đánh giá chung: + . Chỉ tiêu mức sản xuất của vốn kinh doanh : Mức sản xuất Giá trị sản lượng (hoặc doanh thu thuần) = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu mức sản xuất của vốn kinh doanh hay còn gọi là hiệu xuất sử dụng vốn, phản ánh cứ một đồng vốn bình quân bỏ vào kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. + Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn kinh doanh: Lợi nhuận thuần Mức sinh lời vốn kinh doanh = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu mức sinh lời của vốn kinh doanh hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận tính bằng số tuyệt đối chưa thể đánh giá đúng chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, bên cạnh việc đánh giá đúng mức biến động của lợi nhuận còn phải đánh giá bằng số tương đối thông qua việc so sánh giữa tổng số lợi nhuận trong kỳ với số vốn sử dụng để sinh ra lợi nhuận đó. 2. Các chỉ tiêu đánh gia hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Hiệu quả sử dụng vốn lưu động : Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hoặc doanh thu trong kỳ. Giá trị tổng sản lượng (doanh thu thuần) Hiệu quả sử dụng vốn = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Vốn lưu động bình quân * Sức sinh lời của vốn lưu động : Còn gọi là tỷ xuất lợi nhuận của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận bình quân = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ VLĐ bình quân trong kỳ * Số vòng quay của vốn lưu động : Chỉ tiêu này đánh giá tốc luân chuyển vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Vốn lưu động bình quân * Độ dài bình quân một lần luân chuyển: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hết bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Thời gian kỳ phân tích Thời gian một vòng luân chuyển = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Số vòng quay của vốn lưu động * Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (K): Chỉ tiêu này cho biết tạo ra một đồng vốn doanh thu thuần trong kỳ phân tích cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vốn lưu động bình quân K = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Tổng doanh thu 3. Các chỉ tiêu đánh gia hiệu quả sử dụng vốn cố định * Hiệu quả sử dụng vốn cố định : Phản ánh một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị sản lượng. Doanh thu (giá trị tổng sản lượng) Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Vốn cố định bình quân trong kỳ * Tỷ suất lợi nhuận cố định : Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Vốn cố định bình quân V. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 1. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm Hiệu quả sử dụng vốn, trước hết quyết định bởi doanh nghiệp có công ăn việc làm, tức là có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, bao nhiêu tiêu thụ ở đâu, với giá nào nhằm huy động được mọi nguồn lực (vốn, kỹ thuật, lao động) vào hoạt động có được nhiều thu nhập, thu được nhiều lãi. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quy mô tính chất sản xuất kinh doanh không phải do doanh nghiệp chủ quan quyết định. Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ... là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vậy giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là chọn đúng phương thức kinh doanh, phương án sản phẩm. Các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ tiếp cận thị trường, nói cách khác, doanh nghiệp phải xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định quy mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng hàng hoá và giá cả. Có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ, quá trình sản xuất mới được tiến hành bình thường, TSCĐ mới có thể phát huy hết công xuất, công nhân viên có việc làm, vốn lưu động luân chuyển đều đặn, hiệu quả sử dụng vốn cao, doanh nghiệp có điều kiện bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, nếu không lựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thì dẫn đến tình trạng sản xuất sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường, không bán được hoặc bán chậm, vốn bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Để sản xuất kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải hiểu biết và vận dụng tốt phương pháp marketing. Các doanh nghiệp phải có tổ chức chuyên trách về vấn đề tìm hiểu thị trường để thường xuyên có các thông tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về những diễn biến của thị trường. Trong đó, đặc biệt nhận biết sản phẩm của mình đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống để chuẩn bị sản phẩm thay thế. 2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý cỏc nguồn vốn Đối với các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà Nước đầu tư, cũng cần huy động cả những nguồn vốn huy động bổ sung nhằm đảm bảo sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường và mở rộng quy mô hoặc đầu tư chiều sâu. Các nguồn vốn huy động bổ sung trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều, do đó việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng trước hết cần huy động nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng Nhà Nước, vay ngân hàng... Về nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước hết doanh nghiệp cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối... Đối với doanh nghiệp thừa vốn thì tuỳ từng điều kiện cụ thể để lựa chọn khả năng sử dụng. Nếu đưa đi liên doanh, liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần phải thận trọng, thẩm tra kỹ các dự án liên doanh... 3. Tổ chức và quản lý tốt quỏ trỡnh kinh doanh Điều hành và tổ chức tốt sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt, tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất không đúng phẩm chất... gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất. +./ Quản lý tài sản cố định, vốn cố định : Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, vốn cố định các doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc sử dụng TSCĐ, bao gồm: - Bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao được hiệu suất công tác của mấy, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm. - Xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn cố định chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm cho sản xuất kinh doanh. - Doanh nghiệp thường xuyên quan tâm tới việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, tránh làm mất mát hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao. +./ Quản lý TSLĐ, vốn lưu động : Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sư dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ và vốn lưu động. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu tính toán không đúng nhu cầu vốn lưu động dẫn đến tình trạng thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ hoặc là huy động thừa vốn sẽ lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng vốn lưu động 4. Mạnh dạn ỏp dụng Khoa học kỹ thuật vào SX, KD: Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm. Sự đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật có thể làm cho tỷ trọng vốn cố định trên tổng vốn sản xuất kinh doanh tăng lên, tổng chi phí về khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm tăng lên. Nhưng nhờ tăng năng suất máy móc, thiết bị dẫn đến tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giảm tiêu hao các chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương... tăng giá bán, tăng lợi nhuận và tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 5. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động SX, KD Qua số liệu, tài liệu kế toán doanh nghiệp thường xuyên phải nắm được số vốn cả về mặt giá trị và mặt hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng giảm vốn trong thời kỳ đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán...nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thực hiện thuận lợi... Vì vậy tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát quá trình kinh doanh sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, số liệu, tài liệu kế toán tự nó chưa chỉ ra được các biện pháp cần thiết để tăng cường quản lý vốn sản xuất kinh doanh, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua đó, đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước có biện pháp huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém có biện pháp khắc phục.. V. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luân chuyển không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác. Tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình vận động đó rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cụ thể: 1. Nhõn tố bờn ngoài Các chính sách vĩ mô : Trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế tạo môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kỳ một sự thay đổi trong chính sách này đều có tác động đáng kể đến doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn thì các quy định như thuế vốn, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra : Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi về máy móc, công nghệ… nó có thể giúp cho doanh nghiệp chọn công nghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó cũng có thể đẩy công nghệ đi đến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Những biến động về thị trường đầu ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng thừa…sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2. Nhõn tố bờn trong Chu kỳ sản xuất kinh doanh : Chu kỳ sản xuất kinh doanh có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho người mua, bộ phận thứ hai là là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua đến khi doanh nghiệp thu tiền về. Chu kỳ kinh doanh gắn trực tiếp với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ kinh doanh ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh doanh dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi cho các khoản cho vay phải trả. Kỹ thuật sản xuất : Các đặc điểm về kỹ thuật tác động với một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số sử dụng thời gian, công suất…nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó làm cho việc bảo toàn và phát triển vốn gặp khó khăn. Ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa…tăng năng suất lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường. Đặc điểm về sản phẩm : Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vòng quay của vốn, nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghệ nhẹ sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh. Ngược lại nếu sản phẩm có vòng đời dài, giá trị thu hồi vốn chậm. Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ : Trình độ quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt đảm bảo cho quá trình thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó hạn chế tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Mặt khác, công tác hạch toán dùng các công cụ tính toán các chi phí phát sinh, đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp giải quyết. Trình độ lao động của doanh nghiệp : Trình độ lao động của doanh nghiệp được thể hiện qua tay nghề, khả năng tiếp thu công nghệ mới, khả năng sáng tạo, ý thức giữ gìn tài sản. Nếu lao động có trình độ cao, tay nghề cao thì máy móc thiết bị được sử dụng tốt, năng suất lao động tăng. Tuy nhiên để phát huy tiềm năng lao động doanh nghiệp phải có biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. TèNH HèNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CễNG TY. 1.Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh và sự biến động Ta cú: Vốn chủ sở hữu Tỉ suất tự tài trợ = ¾¾¾¾¾¾¾ x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng lớn bởi vì hầu hết tài sản của doanh nghiệp hiện có đầu tư bằng số vốn của mình và vay dài hạn. Năm 2007 tỉ suất tự tài trợ là 34,97%, năm 2008 là 27,06%. Điều này chứng tỏ năm 2007 tính độc lập về mặt tài chính lớn hơn so với năm 2008. Để biết rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của công ty biến động như thế nào, ta tiến hành xem xét sự tăng giảm của từng loại nguồn vốn qua bảng sau. Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ĐVT: VNĐ Nguồn vốn Năm2008 Số cuối kỳ Số đầu năm A, Nợ phải trả 46.736.747.974 47.858.398.103 I, Nợ ngắn hạn 46.736.747.974 47.858.398.103 1, Vay và nợ ngắn hạn 22.518.768.156 27.181.175.770 2, Phải trả người bán 23.263.335.672 19.112.814.957 3, Người mua trả tiền trước 7.195.153 4, Thuế và cỏc khoản phải nộp NN 510.565.078 1.076.015.827 5, Phải trả người lao động 140.504.613 165.524.522 6, Chi phớ phải trả 60.863.849 102.888.750 7, Cỏc khoản phải trả phải nộp khỏc 235.515.453 219.978.277 8,Dự phũng phải trả ngắn hạn II, Nợ dài hạn B, Vốn chủ sở hữu 17.340.193.293 22.390.861.363 I, Vốn chủ sở hữu 17.287.921.641 22.293.393.794 1, Vốn đầu tư của chủ sở hữu 35.527.300.000 35.527.300.000 2, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (18.239.378.359) (13.233.906.206) II, Nguồn kinh phớ và quỹ khỏc 52.271.652 97.467.569 1, Quỹ khen thưởng, phúc lợi 52.271.652 97.467.569 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 64.076.941.267 70.249.259.466 Qua bảng CĐKT ta thấy - Tổng nguồn vốn hiện có(tính đến ngày 31/12/2008)là 64.076.941.267 vnđ -Trong đó: Nợ phải trả là 46.736.747.974 vnđ chiếm 72,94% Vốn CSH là 17.340.193.293 vnđ chiếm 27,06% -Trong tổng số nợ phải trả thỡ: Nợ NH là 46.736.747.974 vnđ chiếm 100% Nợ dài hạn là 0 vnđ chiếm 0% Như vậy, nợ ngắn hạn chiếm đa phần trong tổng nợ phải trả, do đó việc thanh toán và nhu cầu về vốn lưu động hiện tai cũng như trong tương lai là rất lớn. 2 Cơ cấu vốn lưu động Bảng kết cấu tài sản Ngắn Hạn ĐVT: VNĐ Chỉ tiờu Tiền Tỷ trọng % I. tiền và các khoản tương đương tiền 222.944.345 1.092 1-tiền 222.944.345 1.092 II. các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.000 III. cỏc koản phải thu ngắn hạn 5.441.462.727 26.650 1-phải thu của khỏch hàng 4.818.114.224 23.597 2-trả trước cho người bán 10.000.000 0.049 3-phải thu nội bộ ngắn hạn 0 4-cỏc khoản phải thu khỏc 613.348.503 3.004 III. Hàng tồn kho 14.163.500.925 69.366 IV. Tài sản NH khỏc 590.472.941 2.892 Tổng tài sản NH 20.418.380.938 100 * Đánh giá về cơ cấu và việc sử dụng VLĐ: Nhỡn vào bảng số liệu ta thấy: lượng tiền mặt công ty hiện có là rất thấp, điều này có thể gay khó khăn trong thanh toán các khoản nợ của công ty và việc mua sắm NVL phục vụ cho sản xuất. Mặt khác lượng hàng tồn kho chiếm phần lớn trong tổng số VLĐ của công ty (69.366%) khối lượng hàng tồn kho lớn này không giúp công ty có khả năng thanh toán nhanh mặt khác cũn dễ gõy thiệt hại cho cụng ty trong thời buổi giỏ cả biến động nhanh như hiện nay. 3 Cơ cấu vốn cố định Căn cú vào bảng cân đối kế toán tính đến ngày 31/12/2008, tổng tài sản hiện có của công ty là: 64.076.941.269 VNĐ. Trong đó TSNH là: 20.418.380.938 VNĐ, TSDH là: 43.658.560.331 VNĐ. Nguyên giá TSCĐ hữu hỡnh là: 45.502.664.631 VNĐ, Nguyên giá TSCĐ vô hỡnh là: 6.404.381.418 VNĐ Nguyên giá TSCĐ đi thuê tài chính là: 0 VNĐ Chi phí xây dựng cơ bản giở giang là : 0 VNĐ Khấu hao luỹ kế đến ngày 31/12/2008 của TSCĐ hữu hỡnh là 9.587.465.930 VNĐ, của TSCĐ vô hỡnh là 489.343.699 VNĐ Bảng phân loại kết cấu TSCĐ hữu hỡnh ĐVT: VNĐ Khoản mục Nhà của VKT MMTB Phương tiện VT truyền dẫn Thiết bị dụng cụ QL TSCĐ hữu hỡnh khỏc Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ HH Số du đầu năm 17.854.418.477 23.403.606.303 431.969.727 248.910.297 1.404.385.976 43.343.290.780 - mua trong năm 1.439.099.960 69.633.636 478.008.498 1.986.822.094 - đầu tu XDCB hoàn thành 526.129.400 526.129.400 - tăng khác - chuyển sang BDS đầu tư - thanh lý, nhượng bán 353.577.643 353.577.643 - giảm khỏc Số dư cuối năm 18.380.547.877 24.489.128.620 431.969.727 318.543.933 1.882.474.474 45.502.664.631 Giỏ trị hao mũn luỹ kế Số dư đầu năm 1.627.977.928 3.09405980451 73.748.641 196.293.854 291.067.156 5.283.686.021 - khấu hao trong năm 1.024.498.904 2.844.879.618 47.442.804 121.461.438 399.624.494 4.437.907.258 - tăng khác - chuyển sang BDS đầu tư - thanh lý, nhượng bán 134.127.349 134.127.349 - giảm khỏc Số dư cuối năm 2.652.476.832 5.805.350.720 121.191.445 317.755.283 690.691.650 9.587.465.093 Giỏ trị cũn lại của TSCĐ HH - tại ngày đầu năm 16.226.440.549 20.309.007.852 358.221.086 52.616.452 1.113.318.820 38.059.604.759 - tại ngày cuối năm 15.728.071.045 18.683.777.900 310.778.282 788.650 1.191.782.824 35.915.198.701 Bảng phõn loại kết cấu TSCĐ vô hỡnh ĐVT: VNĐ Khoản mục Quyền sủ dụng đất Bản quyền bằng phỏt minh Nhón hiệu hh Phần mềm mỏy tớnh TSCĐ Vô hỡnh khỏc Tổng cộng Nguyên giá TSCĐ VH Số du đầu năm 6.217.488.914 159.787.050 27.105.454 66.404.381.418 - mua trong năm - tạo ra từ nội bộ DN - tăng do hợp nhất kinh doanh - tăng khác - thanh lý, nhượng bán - giảm khỏc Số dư cuối năm 6.217.488.914 159.787.050 27.105.454 66.404.381.418 Giỏ trị hao mũn luỹ kế Số dư đầu năm 290.557.796 3.373.283 13.577.820 307.508.899 - khấu hao trong năm 140.842.236 31.957.416 9.035.148 181.834.800 - tăng khác - chuyển sang BDS đầu tư - thanh lý, nhượng bán - giảm khỏc Số dư cuối năm 431.400.032 35.330.699 22.612.968 489.343.699 Giỏ trị cũn lại của TSCĐ VH - tại ngày đầu năm 5.926.931.118 156.413.767 13.527.634 6.096.872.519 - tại ngày cuối năm 5.786.088.882 124.456.351 4.492.486 5.915.037.791 * Qua các bảng số liệu trên ta thấy, đối với TSCĐ hữu hỡnh thỡ chiếm tỷ trọng lớn nhất là MMTB sau đó đến nhà của vật kiến trrúc. Đây là một kết cấu hợp lý cho một cụng ty sản xuất vỡ MMTB và nhà xưởng là những bộ phận quan trong nhất trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh cảu cụng ty. Cũn đối với TSCĐ vô hỡnh thỡ quyền sủ dụng đất chiếm tỉ trọng lớn KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Bảng Kết Quả Hoạt Động Xản Suất Kinh Doanh ĐVT: VNĐ Chỉ tiờu Mó số 2008 2007 1. Doanh thu bỏn hang và cung cấp dịch vụ 01 34.557.501.248 16.168.210.759 2.Cỏc khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bỏn hang và cung cấp DV (10=01-02) 10 34.557.501.248 16.168.210.759 4. Giỏ vốn hàng bỏn 11 30.556.750.565 16.500.763.967 5. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 4.000.750.683 (332.553.208) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 667.054.818 200.146.505 7. Chi phớ tài chớnh 22 3.855.355.568 1.393.318.008 8. Chi phớ bỏn hàng 24 2.194.601.189 1.220.410.058 9. Chi phớ quản lý DN 25 4.211.338.670 5.141.168.882 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 30 (5.593.489.926) (7.887.303.651) 11. Thu nhập khỏc 31 1.099.095.601 64.630.293 12. Chi phớ khỏc 32 511.077.830 323.467 13. lợi nhuận khỏc (40=31-32) 40 588.017.771 64.306.826 14. Lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 (5.005.472.155) (7.822.996.825) 15. Lợi nhuận sau thuế 60 (5.005.472.155) (7.822.996.825) Nhỡn vào bảng số liệu ta thấy, nhỡn chung là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một vài năm gần đây là không mấy khả quan. Cụ thể là trong cả hai năm 2007 và 2008 doanh nghiệp làm ăn đều bị thua lỗ, năm 2007 con số thua lỗ là 7.822.996.825 đ và sang năm 2008 con số này giảm xuống cũn 5.005.472.155 đ. III. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CễNG TY Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 1.Doanh thu thuần 34.557.501.248 16.168.210.759 2.Lợi nhuận từ HĐ SXKD (5.005.472.155) (7.822.996.825) 3.Vốn chủ sở hữu 17.340.193.293 22.390.861.363 4.Tổng vốn 64.076.941.267 70.249.259.466 Khả năng sinh lời của vốn đầu tư -0,0781 -0,1114 Mức sản xuất của vốn kinh doanh 0,5393 0,2302 Qua bảng tính toán ở trên ta thấy năm 2007 và 2008 khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tương ứng là: -0,1114; -0,0781. Năm 2007 là thấp nhất, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất. Các chỉ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu và mức sản xuất của vốn kinh doanh cũng phản ánh đúng thực trạng. Năm 2008 mức sản xuất của vốn kinh doanh là 0,5393 * Trong năm 2008 ta xét tỉ suất doanh lợi tổng vốn Lợi nhuận HĐSXKD Doanh thu thuần Doanh lợi tổng vốn = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Doanh thu thuần Vốn sản xuất bình quân = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay vốn = -5.005.472.155 34.557.501.248 x 34.557.501.248 64.076.941.267 = -14.48% x 0.5393 = -0.0781 Doanh lợi tổng vốn đạt -14.48%, vốn chỉ quay được 0.5393 vòng và trong một đồng doanh thu bị thua lỗ 0.0781 đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. 1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng tình hình sử dụng vốn cố định ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 1.Tài sản cố định -Nguyên giá - Hao mòn luỹ kế 41.830.236.420 51.907.046.049 10.076.809.629 44.156.477.278 49.747.672.198 5.591.194.920 2.Lợi nhuận HĐKD (5.005.472.155) (7.822.996.825) 3.Doanh thu thuần 34.557.501.248 16.168.210.759 4.Vốn cố định bình quân 42.993.356.849 - 5.Hiệu suất sử dụng VCĐ 0.8038 - 6.Sức sinh lời VCĐ - 0, 1164 - Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = ———————— Vốn cố định bình quân Hay : DT thuần = Hiệu suất sử dụng VCĐ x VCĐ bình quân * Suất hao phí của TSCĐ. Đây chính là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng theo nguyên giá TSCĐ, chỉ tiêu suất hao phí của TSCĐ cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Suất hao phí của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ sử dụng bình quân Tổng doanh thu (hoặc DT thuần) +Năm 2008 hao phí của TSCĐ của doanh nghiệp là: 1.4708 (đồng nguyên giá/ đồng doanh thu) => Thực tế này cho thấy khả năng tao ra doanh thu từ TSCĐ của doanh nghiệp cũn rất thấp. 2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Giá trị tổng sản lượng (doanh thu thuần) Hiệu quả sử dụng VLĐ = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Vốn lưu động bình quân = 34.557.501.248 21.073947790 = 1,6398 Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động của doanh nghiệp làm ra 1,6398 đồng giá trị sản lượng hoặc doanh thu trong kỳ * Số vòng quay vốn lưu động: Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ = 1,6398 Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho biết trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 1,6398 vòng Thực chất thỡ chỉ số vũng quay VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ là một * Sức sinh lời của vốn lưu động: Còn gọi là tỷ xuất lợi nhuận của vốn lưu động, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận bình quân = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ VLĐ bình quân trong kỳ = - 5.005.472.155 21.073947790 = -0.2375 * Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân K = ¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Tổng doanh thu = 21.073947790 34.557.501.248 = 0,6098 Như vậy, để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ thỡ cần 0,6098 đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3. Phân tích khả năng thanh toán của công ty Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ hay không. Từ đó giúp công ty nhận định được tỡnh hỡnh tài chớnh thực tại của mỡnh, tạo thế chủ động trong thanh toán. Nhưng để đánh giá chi tiết, chính xác khả năng thanh toán chúng ta đánh giá qua một số chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tỡnh hỡnh tài chớnh được cải thiện tốt hơn. Vỡ vậy để phân tích chính xác cần nghiên cứu tỉ mỉ các khoản mục riêng biệt của các tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = TSLD & ĐTNH/Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm: Năm 2007 : 21.729.514.641/47.858.398.103 = 0,45 Năm 2008 : 20.418.380.938/46.736.747.974=0,44 - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ&ĐTNH – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty qua 2 năm như sau: Năm 2007: ( 21.729.514.641 - 14.170.898.728)/47.858.398.103= 0,12 Năm 2008: (20.418.380.938 - 14.163.500.925)/46.736.747.974=0,13 Qua số liệu trên ta thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng chưa được thực không hiện tốt lắm. năm 2007 con số này chỉ cú 0,12, sang năm 2008 đó tăng lên thành 0,13. Xong vẫn cũn ở mức thấp. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền: Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = (Tiền + Đầu tư TCNH)/ Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của công ty qua 3 năm hoạt động: Năm 2007: (21.729.514.641 + 0)/47.858.398.103 = 0,45 Năm 2008 : (20.418.380.938+0)/46.736.747.974 = 0,44 Như vậy, nhỡn chung khả năng thanh toán của công ty là tương đối, nhất là năm 2007 khả năng thanh toán tốt hơn năm 2008, bởi sang năm 2008 thỡ lượng tiền của công ty đó giảm đi đáng kể, hơn nữa công ty lại đầu tư vào TSLĐ& ĐTNH mà chủ yếu lại bằng các khoản vay ngắn hạn. Tuy vậy công ty luôn luôn cố gắng và đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ. Bảng : Phân tích khả năng thanh toán các khoản nợ qua 2 năm 2007 và 2008 của công ty ĐVT: VNĐ Chỉ tiờu Năm 2008 Năm 2007 TSLĐ & ĐTNH 20.418.380.938 21.729.514.641 Hàng tồn kho 14.163.500.925 14.170.898.728 Tiền 222.944.345 1.197.682.406 Đầu tư TCNH 0 0 Nợ ngắn hạn 46.736.747.974 47.858.398.103 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 0,44 0,45 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,13 0,12 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 0,44 0,45 IV.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Tài sản cố định Về cơ bản tài sản cố định đã đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2008 đã đầu tư thêm một số máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Một mặt công ty cũng đã kịp thời thanh lý các tài sản cố định không sử dụng được nữa và sửa chữa máy móc thiết bị đã hư hỏng, hạn chế máy móc thiết bị không sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. 2. Khấu hao TSCĐ Công ty đã thực hiện khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà Nước. Thông qua việc tính khấu hao, công ty có thể thấy tăng giảm vốn cố định, khả năng tài chính đáp ứng được nhu cầu đó. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đều. Nhưng mức độ khấu hao cũn lớn đây cũng là nguyên nhân chính gây tỡnh trạng thua lỗ kộo dài của cụng ty. 3. Đáp ứng nhu cầu về vốn Qua phân tích thực trạng về công tác thanh toán, công ty đã đáp ứng nhu cầu cơ bản về vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, đáp ứng nhu cầu về vốn là một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo tiến độ, chất lương sản phẩm và uy tớn của DN. Xác nhu cầu về vốn sau đó lập ngay công tác huy động vốn kịp thời. chính điều này giúp cho công ty duy trỡ và đứng vững trong môi trường cạnh tranh. 4. Kết Quả kinh doanh Về doanh thu: tổng DT năm 2008 là 36.323.651.667đ, đạt 100,37% kế hoạch và tăng 121.04% so với năm 2007. Tiến độ sản suất và chất lượng sản phẩm: Hầu hết các hợp đồng đều được thực hiên đúng kế hoạch tiến độ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. I. VỀ VỐN CỐ ĐỊNH. 1. Hạ thấp mức độ khấu hao, hoàn thiện công tác khấu hao và sử dụng hiệu quả quỹ khấu hao TSCĐ: Trong sản xuất kinh doanh khấu hao là một loại chi phí làm giảm tài sản cố định của công ty. Khấu hao là một chi phí không suất quỹ cho nên nó không phải là một luồng tiền nhưng nó lại có tác dụng gián tiếp đến luồng tiền thông qua thuế. Mỗi khi mức khấu hao thay đổi nó tác động đến mức thuế phải nộp của công ty. Việc tăng chi phí khấu hao sẽ làm tăng chi phí kinh doanh, giảm lợi nhuận dẫn đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ít hơn do đó làm tăng được lượng tiền sau thuế . Xác định đúng mức khấu hao trong năm, xác định đúng giá trị còn lại của tài sản thực hiện tái đầu tư, nâng cao chất lượng, năng lực sản xuất. Hiện tại công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao bình quân hàng năm, nhưng mức độ khấu hao cũn lớn. Công ty nên nghiên cứu hạ thấp mức độ khấu hao để đảm bảo SX,KD có lói và đúng với thực tế tài sản hơn. 2. Nâng cao hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định Một điều quan trọng trong đầu tư đổi mới công nghệ là công nghệ đó phải phù hợp với yêu cầu sản xuất, phải đem lại lợi ích cho công ty, có như thế số vốn đem đầu tư mới đem lại hiệu quả. Trong thời gian gần đây, sự tham gia của một số công ty tài chính trên lĩnh vực sản xuất cơ khí đã mở ra một hướng mới trong việc đầu tư vào tài sản cố định của cỏc doanh nghiệp sản xuất cơ khí. Thay vì phải đầu tư toàn bộ cho việc mua mới, các công ty có thể thuê sử dụng các mỏy múc thiết bị sản xuất theo đúng yêu cầu. Mặc dù công ty đã sử dụng loại dịch vụ này song vẫn chưa hợp lý và có một số tài sản phải sử dụng thường xuyên song công ty vẫn tiến hành thuê, mà chi phí thuê tài sản cố định là rất lớn. Chính vì thế công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét kỹ khi tiến hành phương án thuê. Chỉ tiến hành thuê khi: - Các máy móc thiết bị có tần suất sử dụng thấp, thường chỉ sử dụng cho một số ít các đơn hàng hoặc trong giai đoạn ngắn trong toàn bộ quy trình sx. - Công ty cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng khác nhau, có một vài loại máy móc thiết bị phục vụ khi SX bị hạn chế. - Các máy móc thiết bị mà công ty đó sở hữu hiện đang nhàn dỗi - Các máy móc thiết bị thuê theo hình thức này sẽ giúp công ty không phải bỏ ra một lần toàn bộ chi phí đầu tư, không phải tính khấu hao cho tài sản thuê tránh được khấu hao vô hình của tài sản. Mặt khác do năng lực máy móc thiết bị của công ty khá lớn song không phải chúng được sử dụng liên tục cho nên để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định công ty nên công ty cho các công ty khác thuê các máy móc thiết bị này. Như vậy, công ty sẽ có thêm một khoản thu, đồng thời tránh được hao mòn cho tài sản cố định. II. VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 1. Xác định lượng vốn lưu động hợp lý cho năm kế hoạch: Áp dụng phương pháp phân tích tỷ lệ trên doanh thu để tính gần đúng nhu cầu về vốn lưu động trong năm tới. Xác định vào kế hoạch trong năm tới, công ty đang thực hiện những hợp đồng lớn nào, hoặc kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, trên cơ sở đó dựa vào các đơn giá chi tiết hay tổng hợp để xác định lượng vốn lưu động cần thiết cho năm kế hoạch. Dựa vào định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua như tỷ lệ vốn lưu động trên mỗi đơn hàng chủ yếu... sau đó xác định vốn cho năm kế hoạch dựa trên tăng năm kế hoạch so với năm trước. Dựa vào năng lực, trình độ quản lý của công ty cũng ảnh hưởng tới hao phí vốn lưu động, nếu năng lực quản lý của công ty mà tốt sẽ giảm hao phí vốn lưu động, ngược lại sẽ lãng phí làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng, vốn nói chung. Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động không thừa, không thiếu không những đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, có kế hoạch huy động vốn hợp lý. Để thấy rõ được công tác lập kế hoạch vốn lưu động định mức ta sử dụng phương pháp sau: - Tính số dư của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán năm báo cáo - Chọn những khoản chịu biến động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu, trích tỷ lệ phần trăm của những khoản đó trên doanh thu. - Dùng tỷ lệ phần trăm đã tính được bước hai ước tính nhu cầu vốn lưu động của năm sau theo sự thay đổi của doanh thu. Tuy nhiên đây là mức xác định nhu cầu vốn lưu động một cách dự đoán và tương đối nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng trong việc hạch toán vốn, giúp công ty có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả. Việc xác định kế hoạch vốn lưu động định mức có tác dụng thực tế hơn, tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu trong kỳ thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và làm lành mạnh tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Nâng cao năng lực thu hồi nợ: Nhìn vào bảng số liệu ta thường thấy rằng lượng vốn bị chiếm dụng chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động và tổng nguồn vốn của công ty, điều này chứng tỏ vốn lưu động bị ứ đọng trong khâu lưu thông là rất lớn, lượng vốn này không những không sinh lãi mà còn giảm vòng quay của vốn lưu động. Như vậy để tăng vòng quay của vốn lưu động công ty phải có biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thanh toán công nợ hay rút ngắn kỳ thu hồi vốn bình quân bởi vì nếu rút ngắn được thì thời gian thu hồi công nợ dù chỉ vài ba ngày cũng tiết kiệm được rất nhiều vốn vì với quy mô lớn như vậy công ty không những có thể đẩy nhanh tốc độ vòng quay vốn kinh doanh mà còn giảm đi phần nào việc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác va lành mạnh hoá hoạt động tài chính của công ty . Để giảm kỳ thu hồi tiền bình quân công ty cần thực hiện các vấn đề sau: - Khi ký kết các hợp đồng sản xuất công ty cần tìm hiểu rõ thực trạng tài chính và khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm của khỏch hàng. -Trong nội dung ký kết hợp đồng công ty cần chú ý về các điều khoản ứng trước, điều khoản về thanh toán, mức phạt quy đinh khi thanh toán chậm so với thời hạn thanh toán đã thoả thuận, thông thường mức phạt 5-10% giá trị thanh toán chậm. - Trường hợp cùng một lúc thực hiện nhiều hợp đồng sản xuất, công ty cần xem xét lại các KH nào có khả năng thanh toán nhanh thì ưu tiên dứt điểm đơn hàng đó trước, nhưng vẫn bảo đảm tiến độ thi công các hợp đồng khác. Đồng thời công ty cũng bàn giao nụ hàng khi đã hoàn thành và sau khi đã được nghiệm thu thì cần lập ngay bản kiểm kê nghiệm thu và yêu cầu chi trả. - Để thu hồi các khoản nợ, công ty cần áp dụng các biện pháp thanh toán linh hoạt: Có thể là thu bằng nhiều hỡnh thức khỏc nhau bằng tiền hoặc thu bằng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị… Ngoài ra công ty còn thu hồi bằng cách bắn nợ cho một công ty thứ ba. đó là có thể là một ngân hàng hay công ty tài chính. Sau khi việc mua bán nợ hoàn tất thì công ty mua nợ sẽ dựa vào hoá đơn chứng từ để thu nợ, quan hệ kinh tế lúc đó là quan hệ con nợ và chủ nợ. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này công ty phải chịu một khoản chi phí bằng phần chênh lệch giữa giá trị ghi trên hoá đơn thu nợ và phần công ty có được sau khi bán nợ. 3. Giảm thiểu giỏ trị SX kinh doanh dở dang, hàng tồn kho: Tập trung chủ yếu vào đẩy nhanh vòng quay tồn kho hay rút ngắn thời gian kỳ lưu kho bình quân. Số vòng hàng tồn kho = Doanh thu thuần/ hàng tồn kho bình quân Kỳ lưu kho bình quân = 360/số vòng quay hàng tồn kho Để đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho đồng thời giảm kỳ lưu kho bình quân ta phải cần: - Xác định một lượng hàng tồn kho hợp lý phục vụ vừa đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng hàng tồn kho quá lớn gây ứ đọng về vốn lưu động. Để thực hiện được công ty phải thiết lập hệ thống kênh thông tin, phải có đội ngũ làm nhân viên làm công tác thu thập thông tin có trình độ, năng động hoạt bát, có như vậy thông tin mà công ty thu thập mới chính xác và cập nhật. - Tăng khả năng tạo doanh thu của hàng tồn kho bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, rút ngắn quy trỡnh sx, thực hiện sx dứt điểm để lụ hàng sớm nghiệm thu và đưa vào nhập kho - Xác định hình thức cung cung cấp vật tư hợp lý để phục vụ tốt quỏ trỡnh sản xuất tránh tình trạng công nhân và máy móc chờ nguyên vật liệu. Vật tư mua về phải đúng chất lượng, quy cách, cần bảo quản vật liệu hợp lý giảm thiểu sản xuất kinh doanh dở dang. 4. Kộo dài thời gian chậm trả cỏc khoản phải trả và tăng thời gian các khoản phải thu: Các khoản phải trả như phải trả khách hàng, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, phải trả người lao động, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác. Nếu chúng ta kéo dài thời gian trả thì sẽ chiếm dụng được số vốn lớn, khoản này chiếm khoảng 30% - 35% lượng vốn, như vậy ta dùng số vốn này đầu tư ngắn hạn hoặc sử dụng cho công việc cấp thiết hơn như thế sẽ làm cho hiệu quả tăng lên. Các khoản phải thu như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, các khoản phải thu khác, số vốn này bị chiếm dụng lớn, nếu chúng ta giảm thời gian các khoản phải thu này giảm lượng vốn bị chiếm dụng làm tăng cường tiền mặt cho công ty III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 1. Dào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao: Công ty muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình đồng thời công ty phải thực hiện đồng thời các giải pháp song một giải pháp không thể thiếu được mà công ty áp dụng là thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho người lao động. Vì trình độ người lao động có nâng cao thì mới điều hành được các máy móc tiên tiến, mới tiết kiệm được chi phí vật tư, mới tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Cho nên có thể nói lao động là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Nhìn chung công ty đã nhận thức vai trò quan trọng của việc phát triển nhân lực thông qua đào tạo nâng cao năng lực trình độ. Công ty đã có chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với điều kiện của mình như gửi ra nước ngoài đào tạo, đào tạo chuyên gia, bồi dưỡng kiến thức liên quan đến công nghệ, bồi dưỡng đội ngũ đốc công, tổ trưởng, ngoài ra còn tổ chức nâng bậc, nâng cấp cho công nhân. Tuy nhiên công tác đào tạo chưa hợp lý, công ty chỉ tập trung đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật, chưa chú ý đến đào tạo năng lực quản trị. Công ty có thể bố trí tuyển chọn những người dưới 40 tuổi để đào tạo trên đại học, đặc biệt là chuyên ngành quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản trị. Bên cạnh đó công ty cần đào tạo chuyên trách marketing. Không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn mà công ty còn giáo dục cả giá trị tinh thần góp phần làm phong phú thêm nhận thức của người lao động, bên cạnh việc đào tạo ở các trường đại học công ty cần mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước đến giảng dậy. 2. Mở rộng thị trường, tăng cường tỡm kiếm khỏch hàng mới: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì việc tìm kiếm thị trường, hoạt động marketing không thể thiếu được, nó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng trong lĩnh vực sản xuất phụ trợ thì hoạt động marketing là không cần thiết nhưng đó là sai lầm vì đã kinh doanh là phải tiến hành marketing. 3. Bảo toàn và phỏt triển vốn Sử dụng vốn đúng mục đích, tránh lãng phí, không đầu tư dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn. nguyên tắc này nhằm đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động đầu tư; chỉ sử dụng các nguồn vốn dài hạn để đầu tư dài hạn chứ không cho phép ngược lại, sở dĩ như vậy là vì: Vốn huy động ngắn hạn thường chịu lãi suất cao hơn dài hạn: mặt khác khi huy động vốn ngắn cho đầu tư dài hạn sẽ gắn trực tiếp với nguy cơ không đủ vốn để tiếp tục đầu tư. Tiến hành trích quỹ dự phòng tài chính đảm bảo cho mục tiêu thu chi ngân sách và giải pháp cho việc thực hiện, trích quỹ dự phòng có mục đích chủ yếu là đảm bảo cho khả năng thanh toán đúng hạn các khoản phải trả và đảm bảo thường xuyên có sẵn tiền để doanh nghiệp hoạt động. Thực hiện tốt tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Doanh nghiệp luôn diễn ra quá trình là doanh nghiệp nợ khách hàng tiền do mua máy móc thiết bị và nguyên vật liệu. Doanh nghiệp lợi dụng hình thức này để sử dụng nguồn vốn chiếm dụng cho sản xuất kinh doanh, nguồn này là một nguồn trung và dài hạn, công ty có thể đầu tư chiều sâu với ít vốn mà không ảnh hưởng tới tình hình tài chính, đây là phương thức đối với doanh nghiệp khi thiếu vốn từ các nguồn khác. Tín dụng ngân hàng là hình thức công ty vay vốn từ ngân hàng thương mại với kỳ hạn như ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn.Từ nguồn vốn vay này có thể huy động được một lượng lớn, đúng hạn. Đối với tín dụng ngân hàng thì công ty ngày phải tạo uy tín, kiên trì đàm phán và phải chịu nhiều điều kiện ngặt nghèo. Công ty có thể bổ sung nguồn vốn dài hạn để vững chắc về mặt tài chính,để huy đông các nguồn dài hạn này bằng cách kiến nghị với nhà nước bổ sung thêm nguồn vốn ngân sách nhà nước, bổ sung thêm từ lợi nhuận sau thuế, tăng cường tín dụng thuê mua hoặc liên doanh liên kết trên nhiều lĩnh vực. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt quyết liệt, muốn tồn tại và chủ động bảo đảm quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một đề tài mang tính thời sự cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn sản xuất vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Cụng ty TNHH Nissin Việt Nam cũng nằm trong danh sách các doanh nghiệp loại này, do vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn được các cấp lãnh đạo công ty luôn quan tâm và luôn tìm tòi hướng đi cho vấn đề này. Thấy được sự cấp bách của vấn đề cùng với sự hướng dẫn tận tỡnh của thầy giáo Nguyễn Việt Thắng và các cô chú trong ban lãnh đạo công ty, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Phõn tớch tài chớnh và biện phỏp nõng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Cụng ty TNHH Điện Nissin Việt Nam ” Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh là một vấn đề bao quát, rộng và khó về lý luận và thực tiễn. Do vậy trong phạm vi chuyên đề này em chỉ đề cập tổng thể thực trạng công tác sử dụng vốn tại công ty đồng thời đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, rút ra nhận xét qua đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý sử dụng vốn của công ty. Do kiến thức còn hạn chế, thực tế chưa nhiều nên chuyên đề tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của thầy, cô giáo, bạn bè, để đề tài của em được hoàn thiện. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Việt Thắng, cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Điện Nissin Việt Nam đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbc_cdtn_new_3909.doc