Đề tài Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý

Trên TTCK thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng, phân tích và định giá cổ phiếu luôn là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn được những cổ phiếu tiềm năng nhất, tránh việc đầu tư theo tin đồn hay theo tâm lý đám đông. Qua đó, công cụ này cũng giúp thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Khóa luận này trước hết đã hệ thống được các vấn đề lý luận liên quan tới công tác định giá, tổng kết được các mô hình định giá tài sản thường được sử dụng trên thế giới cũng như kinh nghiệm khi sử dụng các mô hình này. Dựa trên những lý thuyết khái quát đã được đề cập ở trên, khóa luận đã giới thiệu sự ra đời, phát triển và tình hình hoạt động của CTCP Thép Việt – Ý, ứng dụng một số mô hình định giá tài sản có tính thực tiễn phù hợp với điều kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam vào định giá cổ phiếu VIS của CTCP Thép Việt – Ý. Bên cạnh đó cũng nêu ra được những khó khăn gặp phải khi tiến hành định giá cổ phiếu.

pdf97 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và định giá cổ phiếu VIS của công ty cổ phần thép Việt Ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn. Trong bản cáo bạch và báo cáo thường niên của 68 mình, các doanh nghiệp chỉ có kế hoạch tài chính cho nhiều nhất là 3 năm tới. Dự báo trong khoảng thời gian ngăn như thế sẽ gây khó khăn rất lớn cho công tác định giá cổ phiếu; việc dự báo phải được thực hiện ít nhất trong 5 năm. Chúng ta thấy rằng hầu hết các phương pháp định giá cổ phiếu đều chủ yếu dựa vào thông tin tài chính của doanh nghiệp trong tương lai nên nếu việc dự báo không đủ dài và chính xác sẽ đến kết quả định giá không chính xác. Đối với một số phương pháp định giá cổ phiếu như phương pháp chiết khấu luồng cổ tức, điều quan trọng trong phương pháp này là phải lập được bảng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, ít nhất trong thời hạn năm năm để ước tính các khoản doanh thu, chi phí và luồng tiền tự do sử dụng. Việc dự đoán các yếu tố trên không những phụ thuộc vào đặc điểm của công ty, mà còn phụ thuộc vào tình hình ngành sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh, khuôn khổ pháp lý và đặc biệt là chế độ kế toán.Chỉ có bản thân doanh nghiệp mới đủ thông tin để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen xây dựng kế hoạch kinh doanh trong dài hạn nên việc áp dụng phương pháp này khó tránh khỏi hạn chế. 1.2. Chưa tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực kế toán Khi đánh giá và phân tích các cổ phiếu thì nguồn thông tin bắt buộc phải sử dụng đó là các báo cáo tài chính. Kết quả định giá cổ phiếu có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin của các báo cáo tài chính. Nhưng hiện nay các nguồn thông tin này cũng chưa hoàn toàn chính xác. Nó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có áp dụng đúng các chuẩn mực kế toán hay không. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường không tuân thủ đúng theo các chuẩn mực kế toán. Và như vậy nghĩa là các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính chưa thực sự chính xác, nên khi các nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu này để đánh giá cổ phiếu của công ty thì dẫn đến kết quả định giá cổ phiếu không đúng. 69 2. Những khó khăn xuất phát từ môi trường kinh doanh 2.1. Khung pháp lý về công tác định giá cổ phiếu chưa hoàn thiện Một trong những yếu tố dùng để phân tích, định giá cổ phiếu đó là giả của cổ phiếu trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay, sự thiếu chặt chẽ trong các quy định pháp luật cũng tạo điều kiện cho những kẻ trục lợi có thể đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả trên thị trường. Trong đó, có thể kể đến sự thiếu chặt chẽ của các quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm trên thị trường chứng khoán. Một ví dụ gần đây nhất cho việc này đó là gàn đây các báo đồng loạt đưa tin về việc “làm giá” thao túng thị trường của một cổ đông lớn. Cụ thể ngày 3/2/2010, bà Nguyễn Thị Kim Phượng đã chào mua công khai 1,3 triệu cổ phiếu VTV. Sau sự kiện này, giá cổ phiếu VTV tăng mạnh và có đến 5 phiên tăng trần liên tiếp. Đến ngày 19/3, giá cổ phiếu VTV đã lên tới 66.000 đồng. Đối chiếu với các quy định tại Thông tư 194 cho thấy, việc VTV gửi thông tin về việc nhận được đề nghị chào mua công khai của bà Phượng, cũng như việc HNX công bố công khai nội dung này, là thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, chính những thông tin được công bố quá sớm này đã khiến nhiều nhà đầu tư tưởng thật, trong khi việc chào mua công khai của bà Phượng còn rất mù mờ. Sự mù mờ này đến từ 2 yếu tố: thứ nhất, nhu cầu chào mua của bà Phượng chưa biết là thật hay giả; thứ hai, trong trường hợp bà Phượng có nhu cầu thật, thì cũng chưa biết bà Phượng có đủ điều kiện để được UBCK chấp thuận cho chào mua công khai cổ phiếu VTV hay không. Cả thị trường ngỡ ngàng trước hành vi bán sạch cổ phiếu VTV của bà Phượng. Sự việc chắc chắn sẽ được pháp luật minh định, nhưng với nhiều nhà đầu tư, việc bà Phượng bán sạch cổ phiếu khi đang công bố mua có thể coi là một "bài học mới" về tiếp nhận thông tin thị trường. Còn với cơ quan quản lý, từ một sự vụ cụ thể này, có lẽ cần ngay sự đánh giá về tính chặt chẽ, hợp lý của Thông tư 194 - một thông tư mới được ban hành, nhưng đang chứa đựng một sơ hở lớn, có thể tạo điều kiện cho các hành vi lũng đoạn thông tin để trục lợi trên thị trường 70 Có nhiều bài viết, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này. Nhưng tựu trung lại, quan điểm chung đều nhìn nhận đây là một hành động "không đẹp","làm giá" trục lợi bất chính và xâm hại đến quyền lợi của các cổ đông nhỏ. Nhiều cổ đông lơn sau khi công bố thông tin đã đưa ra khoảng thời gian mua hoặc bán rất dài, khiến các nhà đầu tư khác gặp khó khăn khi không biết thời gian nào các cổ đông lớn thực hiện giao dịch. Nếu kiểm soát không tốt điều này, nguy cơ các cổ đông lớn lợi dụng công bố thông tin để làm giá là hoàn toàn có thể xảy ra. Nguy cơ này càng dễ xảy ra hơn khi năng lực giám sát thị trường để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm của ủy ban chứng khoán còn chưa thật tốt. Chính những điều đó làm cho việc định giá cổ phiếu trở nên không đạt hiệu quả như mong muốn của các nhà đầu tư. Có thể nói, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường, tuy nhiên tốc độ hoàn thiện còn chậm so với tốc độ phát triển của thị trường. 2.2. Hạn chế của công bố thông tin 2.2.1. Công bố thông tin chậm Tất cả các phương pháp phân tích, định giá cổ phiếu hiện này đều chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin được cung cấp bởi các doanh nghiệp.Hiện nay, trong các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, mới có trên 60% đơn vị có trang web riêng, và số lượng còn ít hơn đối với trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đó là một trở ngại rất lớn cho các công ty niêm yết khi thực hiện công bố thông tin. Kết quả, dù đang trên sàn chứng khoán, những nhà đầu tư vẫn phải tìm kiếm thông tin trên các bản tin chứng khoán. Do thiếu thông tin cần thiết như vậy nên việc phân tích, định giá cổ phiếu tất nhiên sẽ gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, có nhiều công ty niêm yết lại cho rằng có thể công bố thông tin cho giới báo chí những gì đã được trung tâm giao dịch chứng khoán công bố. Thực tế, thời gian xử lý thông tin tại trung tâm giao dịch chứng khoán từ khi 71 nhận được từ doanh nghiệp đến khi lên được website hoặc các bản tin chứng khoán thường mất 2-3 ngày. Khoàng thời gian đó sẽ làm cho các thông tin chính thức trở thành các thông tin nội gián cho một số người muốn kiếm lợi và do đó việc phân tích, đánh giá trên những thông tin đã cũ tất nhiên sẽ dẫn đến kết quả không chính xác. 2.2.2. Hạn chế của việc công bố thông tin thiếu đầy đủ và chính xác Thông tin đầy đủ và chính xác là yếu tố rất quan trọng để định giá được cổ phiếu. Tuy nhiên, hiện nay các kênh cung cấp thông tin trên thị trường chứng khoán vẫn rất thiếu và việc công bố thông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng lien quan mới chỉ nhìn nhận dưới góc độ nghĩa vụ. Để tiến hành định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có số liệu về tình hình tài chính, về mức rủi ro, khả năng tăng trưởng…của doanh nghiệp đó. Thông thường, các thông tin đó có được từ các bản cáo bạch hay báo cáo tài chính được đăng trên trang web cảu chính doanh nghiệp. Bản cáo bạch như lời chào của doanh nghiệp tới các nhà đầu tư vì thế đối với các nhà đầu tư bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng để đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay vì nhiều lý do, bản cáo bạch của các doanh nghiệp phát hành lần đầu ra công chúng thường rất sơ sài, không đưa ra đủ cơ sở giúp nhà đầu tư có thể định giá được cổ phiếu của doanh nghiệp. 3. Những khó khăn xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư Sự thiếu kiến thức của các nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam là một yếu tố hạn chế vai trò của công tác định giá cổ phiếu, kìm hãm sự phát triển của thị trường. Các nhà đầu tư hiện nay hầu hết chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không nhận ra rằng, lợi nhuận cao luôn đồng hành với rủi ro lớn. Rất ít người quan tâm thực sự đến việc phân tích và định giá cổ phiếu khi tiến hành đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp. Chính sự thiếu hiểu biết đó dẫn đến kết quả là xu hướng đầu tư bầy đàn, đầu tư theo đám đông và theo động thái 72 của nhà đầu tư nước ngoài. Khi một số nhà đầu tư nước ngoài kiếm lợi bằng cách “làm giá” trên thị trường thì hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ của Việt Nam do thiếu kiến thức đã lao vào đầu tư theo phong trào, dẫn đến sự thua lỗ rất lớn, gây ra sự mất ổn định của thị trường chứng khoán, và do đó làm cho công tác định giá cổ phiểu mất đi tính chính xác. Bình thường một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt, vậy mà cũng có lúc họ lại bị áp đảo bởi những cảm xúc tiêu cực khi các nhà đầu tư khác hành động theo một cách thức phổ biến nào đó. Hiểu một cách đơn giản nhất thì chính sự sợ hãi bị “bỏ rơi” hay thất bại khi bạn bè, người thân, hàng xóm của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám đông. Cũng giống như nhìn thấy sự kiếm tiền quá dễ dàng trên TTCKVN- cứ mua là thắng- từ những “đại gia” chứng khoán thì lời hàng chục tỷ đồng, thậm chí bà nội trợ, anh nhân viên phải gom góp, vay mượn vài chục triệu đồng làm vốn nay đã có bạc trăm triệu, thậm chí bạc tỷ đã thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Chứng khoán vượt quá giá trị thật nhưng họ vẫn mua. Họ chấp nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận mua lại nó với giá cao hơn nữa. Họ vẫn kiếm lợi được. Lòng tham của con người khiến họ hành động Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một số người chủ chốt có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường hợp của Thị trường chứng khoán Việt Nam, “sứ mệnh” đó được giao cho nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, kiến thức của nhà đầu tư đặc biệt là kiến thức về phân tích và định giá cổ phiếu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự ổn định của thị trường. Tại các nước phát triển, chỉ số chứng khoán có vai trò là chỉ số của nền kinh tế, bởi giá cổ phiếu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, rất ít hiện tượng đầu cơ, làm giá, giao dịch nội gián…để tạo giá 73 ảo trên thị trường. Do đó, việc phân tích dựa trên những số liệu về giá cổ phiếu biến động do tin đồn hay theo tâm lý bầy đàn của nhà đầu tư chắc chắn sẽ không phản ánh chính xác giá trị của cổ phiếu. Điều này thực sự là một trở ngại lớn khi định giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. 74 CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO VIỆC PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU I. Triển vọng phát triển của CTCP Thép Việt - Ý trong thời gian tới Như ta đã biết, thị trường tiêu thụ các sản phẩm của thép Việt-Ý bao gồm hai mảng thị trường chính là thị trường dân dụng và thị trường các dự án lớn. Sản phẩm thép VISCO có mặt hầu hết tại các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung, đã thâm nhập vào thị trường miền Nam. Với lợi thế là một công ty thành viên của Tổng công ty Sông Đà, các sản phẩm của Thép Việt-Ý được sử dụng ở rất nhiều công trình lớn và công trình trọng điểm quốc gia do TCT Sông Đà làm nhà thầu chính. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của VIS trong nội bộ TCT Sông Đà chiếm khoảng 10% trên tổng sản lượng tiêu thụ của toàn công ty. Đồng thời do đặc thù các sản phẩm của VIS là thép mác cao với chất lương tốt và giá bán cạnh tranh nên sản phẩm của Thép Việt-Ý được nhiều nhà thầu lớn như Delta, Vinaconex… lựa chọn và tin dùng. Để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn phôi nhập khẩu, VIS đã thành lập CTCP luyện thép Sông Đà (SDS) sản xuất phôi có vốn điều lệ 320 tỷ, trong đó VIS góp 51% vốn. Dự án Nhà máy sản xuất phôi thép tại Tp. Hải phòng có tổng mức đầu tư 964 tỷ đồng, nhà máy vừa cho ra đời những lô phôi thép đầu tiên vào cuối năm 2009. Dây chuyền thiết bị đồng bộ gồm: Lò điện luyện thép hồ quang và Lò tinh luyện 60 tấn/mẻ, máy đúc liên tục 4 dòng bán kính cong 9m, hệ thống nạp sấy liệu liên tục consteel và hệ thống thiết bị phụ trợ. Với hệ thống thiết bị được lắp đặt, trong điều kiện bình thường mỗi năm SDS sản xuất khoảng 400 đến 450 ngàn tấn phôi thép có kích thước vuông 150 mm, dài 12 mét với các mác CT3, CT5, 20MnSi, 25MnSi và các mác thép hợp kim thấp độ bền cao dùng trong ngành xây dựng. Nhà máy Luyện thép Sông Đà đi vào hoạt động sẽ 75 đảm bảo nguồn phôi ổn định cho VIS và mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Trước đây giá thép đã tăng nhanh vượt ngoài dự đoán của các chuyên gia. Và hiện nay, tốc độ giá thép hiện vẫn đang tăng nhanh chóng mặt, cứ 2,3 ngày thép lại có một giá mới với mức tăng trung bình từ 300.000- 500.000 đồng/tấn. Do vậy, với việc thành lập nhà máy luyện thép Sông Đà và có được lượng thép tồn kho giá rẻ lớn, lợi nhuận của VIS trong năm 2010 được đánh giá là khá khả quan. Biểu đồ 3.1. Giá thép thế giới năm 2008 và 2009 Nguồn: Báo cáo phân tích cổ phiếu VIS - MNSC Theo thống kê, tiêu thụ thép Thế giới năm 2010 sẽ tăng 9.2% so với mức 1,104 triệu tấn của năm 2009. Trong đó, tiêu thụ thép tại Trung Quốc có thể đạt 553 tỷ, tăng khoảng 5% so với mức tiêu thụ 526 triệu tấn của năm 2009. Nhu cầu tiêu thụ thép tại Việt Nam và toàn thế giới dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2010. Théo ước tính của hiệp hội thép, nhu cầu thép năm 2010 sẽ tăng khoảng từ 10 – 15% do kinh tế phục hồi, nhiều dự án mới được khởi công và nhu cầu chi tiêu công của Chính phủ gia tăng. Cùng với sự hồi phục của nền kinh tế và diễn biến ấm lại của thị trường Bất động sản trong năm 2009, nhu cầu về thép xây dựng và thép công nghiệp 76 trong năm 2010 có xu hướng tăng sẽ mang lại sự tăng trưởng trong nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp thép nói chung và CTCP Thép Việt-Ý nói riêng. Cùng với sự phát triển của công ty, cổ phiếu VIS cũng được dự báo cũng như khuyến nghị đầu tư. Tuy vậy, mức biến động giá của cổ phiếu này lại lớn so với VN-Index. Trong năm 2009, có thể thấy khi thị trường đi vào xu hướng tăng điểm thì các cổ phiếu thuộc nhóm ngành Tài chính (Ngân hàng, chứng khoán), ngành Bất động sản, Thép, thủy sản đều có tốc độ tăng giá mạnh hơn so với VN-Index. Tuy nhiên, khi thị trường đi vào giai đoạn giảm giá thì cổ phiếu thuộc nhóm ngành Tài chính, Bất động sản chỉ giảm tương đương với VN-Index , trong khi ngành Thép lại có tốc độ giảm giá nhanh hơn. Ngành thép (đường màu xanh là chỉ số giá của ngành, đường cam là VN- Index) Biểu đồ 3.2. Chỉ số giá ngành thép và VN-Index năm 2009 Nguồn: Báo cáo phân tích cổ phiếu VIS – Công ty chứng khoán Vincom 77 II.Giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá cổ phiếu 1.Giải pháp để khắc phục hạn chế của việc công bố thông tin chậm Đối với các nhà phân tích cũng như nhà đầu tư chứng khoán muốn định giá cổ phiếu, việc cập nhật thông tin của doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không thường xuyên cập nhật thông tin của bản thân doanh nghiệp trên trang web chính thức của họ điều này gây ra rất nhiều thiệt thòi cho các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho một số cá nhân lợi dụng để kiếm lợi phi pháp.Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngoài trang web của bản thân doanh nghiệp có rất nhiều nguồn thông tin mà nhà đầu tư và phân tích có thể tìm kiếm. Đó có thể là các nguồn thông tin trên báo, trên các bản tin chứng khoán, trên trang web của sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, thông tin trên các trung tâm lưu ký chứng khoán. Nhà đầu tư cũng nên đối chiếu, so sánh giữa các nguồn thông tin để đảm bảo rằng thông tin mình có được là chính xác nhất. Ngoài ra, nhà đầu tư với tư cách là người muốn đầu tư vào doanh nghiệp hoàn toàn có thể trực tiếp gọi điện đến doanh nghiệp và hỏi những điều mà bản thân thấy thắc mắc, cũng như xác nhận lại các thông tin. Như vậy, nhà đầu tư có thể phần nào hạn chế được việc công bố thông tin chậm từ phỉa các doanh nghiệp. Để tiến hành định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần có số liệu về tình hình tài chính, về mức rủi ro, khả năng tăng trưởng…của doanh nghiệp đó. Thông thường, các thông tin đó có được từ các bản cáo bạch hay báo cáo tài chính được đăng trên trang web của chính doanh nghiệp. Bản cáo bạch như lời chào của doanh nghiệp tới các nhà đầu tư, tuy nhiên, vì thế đối với nhà đầu tư bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng để đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay vì nhiều lý do, bản cáo bạch của các doanh nghiệp phát hành lần đầu ra công chúng thường rất sơ sài, không đưa ra đủ cơ sở giúp nhà đầu tư có thể định giá được cổ phiếu của doanh nghiệp. 78 2. Giải pháp nhằm khắc phục hạn chế của việc công bố thông tin thiếu đầy đủ và chính xác Đứng từ phía nhà đầu tư và các nhà phân tích, định giá cổ phiếu khắc phục hạn chế của việc công bố thông tin thiếu đầy đủ và chính xác là rất khó vì nó thuộc bản thân của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng có thể dựa vào sự phân tích và suy luận của mình để tìm ra những sự thiếu đầy đủ và chính xác đó chứ không nên lệ thuộc vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhà đầu tư có thể tự tính các chỉ số theo phương pháp của mình rồi đối chiếu với số liệu có trong báo cáo tài chính xem có hợp lý không. Ngoài ra, có thể căn cứ vào môi trường vĩ mô, căn cứ vào kết quả kinh doanh của ngành, tiềm lực của công ty, kết quả kinh doanh của các năm trước…để xem xét, đánh giá xem số liệu mà các doanh nghiệp cung cấp đã thực sự chính xác chưa. Ví dụ như doanh nghiệp thép Việt-Ý, nếu nhà đầu tư thấy các doanh nghiệp cùng ngành thép có cùng tiềm lực tài chính như công ty đều có kết quả kinh doanh thua lỗ. Hơn nữa, chi phí đầu vào lại tăng cao do giá phôi thép của thế giới tăng, thép nội lại phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và các nước Asian và bản thân công ty Thép-Việt-Ý vẫn chưa tự chủ được nguyên liệu đầu vào mà trong báo cáo tài chính lợi nhuận của công ty lại tăng đột biến. Như vậy, nhà đầu tư có thể tự đặt câu hỏi là liệu số liệu này có chính xác không, và sử dụng các nguồn thông tin khác nhau để kiểm tra. Cuối cùng, có thể gọi điện cho doanh nghiệp để nghị doanh nghiệp giải trình về lợi nhuận kinh doanh của mình. Có như vậy, nhà đầu tư sẽ phần nào hạn chế được những yếu tố bất lợi của việc công bố thông tin thiều đầy đủ và chính xác của doanh nghiệp. 3. Giải pháp khắc phục những hạn chế từ sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư Thực tế, sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư tồn tại như một phần bản chất thị trường chứng khoán. Không thể yêu cầu tất cả các nhà đàu tư khi tham gia thị trường chứng khoán đều phải có hiểu biết về thị trường. Do vậy, việc giá cổ 79 phiếu lên hay xuống nhiều khi là do tâm lý đám đông chứ chưa hẳn là do cổ phiếu có giá trị tốt. Nhà đầu tư khi phân tích cổ phiếu sử dụng dữ liệu là tổng hợp dữ liệu giá trong quá khứ do vậy giá cổ phiếu sau khi phân tích khó tránh khỏi không chính xác. Để khắc phục hạn chế này, nhà đầu tư cần tỉnh táo phân tích và đánh giá xem giá cổ phiếu biến động lên xuống là do nguyên nhân gì. Liệu có phải là do doanh nghiệp có kết quả kinh doanh, các hệ số tài chính tốt không hay chỉ là do tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. III.Kiến nghị 1. Đối với CTCP Thép Việt-Ý 1.1.Tạo thói quen lập kế hoạch tài chính dài hạn Công ty nên tạo thói quen lập các bảng kế hoạch tài chính dài hạn và việc dự báo phải được lập trong ít nhất là 5 năm tiếp theo. Điều này sẽ đảm bảo cho quyền lợi nhà đầu tư, giúp cho nhà đầu tư có được những phân tích, nhận định chính xác hơn trước khi quyết định đầu tư vào doanhn nghiệp. 1.2.Tuân thủ đúng các quy tắc và chuẩn mực kế toán khi lập báo cáo tài chính Lý thuyết mà nói, nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong một doanh nghiệp cổ phần , chính là việc tạo ra giá trị cho các cổ đông, làm sao để dưới sự điều hành của mình, doanh nghiệp có thể tạo ra được càng nhiều giá trị kinh tế cho các cổ đông càng tốt. Dĩ nhiên là không phải lúc nào ban lãnh đạo cũng hành động vì lợi ích của cổ đông. Ban lãnh đạo, họ cũng là những con người, cũng giống như những con người khác, luôn luôn tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng khi ban lãnh đạo thực hiện những quyết định chiến lược mà động lực vì lợi ích cá nhân, nói khác đi, lợi ích cá nhân ban lãnh đạo và lợi ích của các cổ đông không đồng nhất. Đây là vấn đề rất dễ xảy ra, lý thuyết tài chính đã gọi nó là “lý thuyết đại diện”(agency theory). Lý thuyết này nói rằng mâu thuẫn lợi ích sẽ xảy ra trừ khi quyền lợi của các nhà quản trị được cột chặt theo 80 một tỷ lệ nào đó với những giá trị tăng thêm mà họ tạo ra cho các cổ đông. Do vậy, để việc phân tích và định giá cổ phiếu được hiệu quả doanh nghiệp nên có những quyết định hợp lý, tránh xuất phát từ lợi ích cá nhân qua đó đảm bảo quyền lợi của công ty cũng như nhà đầu tư. 1.3. Đảm bảo thông tin được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ chính xác Trước hết, doanh nghiệp cần đảm bảo việc công bố thông tin phải chính xác, đầy đủ và minh bạch, không cung cấp những thông tin không chính xác gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Điều này có ý nghĩa to lớn cho các nhà đầu tư trong việc cập nhật thông tin chính xác và trung thực, từ đó có cơ sở để định giá cổ phiếu và đề ra các quyết định đầu tư một cách kịp thời, chính xác, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà đầu tư. Để làm được điều đó, trang thông tin điện tử của công ty cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin phải công bố theo quy định tại Thông tư ố 38/2007/TT-BTC (Thông tư 38) ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Đối với việc công bố báo cáo tài chính, tổ chức niêm yết phải công bố báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên (6 tháng đầu năm) đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán và báo cáo tài chính quý. Trong trường hợp lợi nhuận sau thuế của kỳ báo cáo biến động từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp niêm yết phải giải trình thay vì doanh nghiệp phải giải trình khi kết quả kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo biến động từ 5% trở lên. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên trau dồi kiến thức định giá cho các cán bộ chủ chốt làm công tác tài chính bằng các lớp học nâng cao nghiệp vụ. Điều đó giúp cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chính khoán hoạt động có hiệu quả, bởi thông qua công tác định giá chứng khoán của doanh nghiệp mình, thông qua các chỉ tiêu tài chính có thể thấy được các điểm yếu cần khắc phục, điểm mạnh cần phát huy hơn nữa so với các doanh nghiệp cùng ngành. 81 Có kiến thức tốt về định giá giúp cho doanh nghiệp khi niêm yết trên thị trường sẽ xác định được đúng giá trị thực của doanh nghiệp, đưa ra được giá khởi điểm phù hợp giúp cho việc huy động vốn và tìm kiếm được các đối tác chiến lược phù hợp dễ dàng hơn đảm bảo mục tiêu kế hoạch kinh doan của doanh nghiệp là hoàn thành cổ phần hóa đổ mới doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu sức ép về cổ tức cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành việc niêm yết. Điều này cũng làm giảm thiểu sự biến động bất thường về giá trên thị trường. 2. Đối với Chính Phủ 2.1. Tăng cường cơ chế quản lý, giám sát về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Trước hết, biện pháp trước mắt để xây dựng một thị trường chứng khoán minh bạch và bền vững là cần tăng cường cơ chế quản lý, giám sát công bố thông tin trên thị trường, tạo ra một thị trường minh bạch giúp các nhà dầu tư có thể ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, hệ thống và chính xác. Hiệu quả việc đầu tư được đảm bảo khi xác định được đúng giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Việc định giá các tài sản vô hình của doanh nghiệp như thương hiệu, lợi thế kinh doanh…là rất khó và các tổ chức tư vấn định giá trong nước chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước, việc thiếu các thông tin định giá đáng tin cậy, và không công khai hóa giá trị thị trường của các tài sản này trong định giá đã dẫn đến tình trạng thiếu doanh nghiệp được định giá và bán cổ phiếu với giá thấp hơn giá trị thực tế, gây thất thoát tài sản nhà nước. Ngược lại, việc các doanh nghiệp tư nhân lại đẩy mạnh việc PR và marketing cho doanh nghiệp làm cho mức giá đấu giá cao hơn giá trị thật. Vậy để tạo ra sự phát triển ổn định cho thị trường chứng khoán nhà nước phải có chính sách khuyến khích mở rộng hình thức định giá, đồng thời gắn quá trình định giá với đấu giá công khai cổ phiếu nhằm nâng cao tính minh bạch, công khai của quá trình này nhằm đảm 82 bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cổ đông. Nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp thuê các tổ chức tài chính trung gian định giá. 2.2. Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán nhằm khắc phục các hạn chế về tuân thủ các chuẩn mực kế toán, tránh hiện tượng lách luật để trục lợi Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường, thiết lập một môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tăng cường tính hiệu lực của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hoạt động và kinh doanh chứng khoán. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt thích đáng đối với các hành vi vi phạm. Thực hiện các giải pháp “tăng cung - kích cầu”.Tăng số lượng Công ty niêm yết, da dạng hoá và nâng cao tỷ trọng các Công ty lớn niêm yết, gắn việc cổ phần hoá với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, cần xây dựng và mở rộng hoạt động cua các trung gian tài chính, các tổ chức hỗ trợt triển thị trường. Không chỉ vậy, chính phủ cũng cần thiết lập một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, các Công ty niêm yết Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm đầu hoạt động, không đánh thuế chênh lệch mua bán giá chứng khoán (capital gain). Ngoài ra, UBCKNN không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của các thành viên trên thị trường, nên thực hiện phương châm “các thành viên của thị trường được thực hiện tất cả các hoạt động mà pháp luật không cấm".Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, trước khi có một thị trường chứng khoán phát triển như hiện nay, Trung Quốc đã phát triển thị trường OTC khá tốt. Việc phát triển thị trường OTC một mặt nâng cao kinh nghiệm cua các thành viên tham gia thị trường, mức độ quan tâm và nhận thức cua công chúng. Mặt khác, thị trường OTC cũng là cơ hội tốt để tăng cung chứng khoán cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho các Công ty chưa đủ diều kiện niêm yết có cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán. 83 2.3. Khuyến khích nhà đầu tư nâng cao hiểu biết trước khi tham gia thị trường chứng khoán Hiện nay, mặc dù có rất nhiều các lớp đầu tư chứng khoán mở ra phục vụ nhu cầu của nhà đầu tư tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiệu quả và chưa thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư. Do vậy, Chính phủ nên có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ có thể là thông qua các công ty chứng khoán, các trường đại học tổ chức các lớp đầu tư chứng khoán, cung cấp những kiến thức cần thiết cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Bên cạnh đó, phương tiện truyền thông như ti vi, loa đài, báo chí cũng nên tuyên truyền thêm cho nhà đầu tư về sự cần thiết phải có kiến thức khi tham gia thị trường chứng khoán nếu không muốn có những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Nhà nước cũng nên tổ chức các bài giảng về chứng khoán trên ti vi hay các phương tiện truyền thông khác,điều này chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư và đem lại hiệu quả cao. 3. Đối với nhà đầu tư 3.1. Tích cực tìm hiểu và trang bị các kiến thức cần thiết trước khi tham gia thị trường chứng khoán Đối với bất kỳ một lĩnh vực đầu tư nào, để đảm bảo vốn đầu tư của mình đang đi đúng hướng nhà đầu tư cần trang bị một lượng kiến thức cần thiết và phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư. Với thị trường chứng khoán kiến thức của nhà đầu tư, đặc biệt là kiến thức về định giá cổ phiếu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự ổn định của thị trường. Để trang bị được các kiến thức đấy thì bản thân các nhà đầu tư phải luôn luôn học hỏi để ngày càng hoàn thiện kỹ năng phân tích và xử lý thông tin trên thị trường chứng khoán. Thường xuyên theo dõi thị trường kết hợp với phân tích kỹ thuật (đặc biệt là lượng cung – cầu) để nắm bắt diễn biến thị trường. Nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm có thể cảm nhận khá chính xác rằng thị trường hoặc 84 một cổ phiếu nào đó sẽ tăng hay giảm, từ đó mua vào hay bán ra. Bên cạnh những lý thuyết đã được học, các nhà đầu tư cần có sự cọ xát thực tế bằng việc tham gia vào các buổi học thực hành tại các sở giao dịch chứng khoán. Bằng việc quan sát học hỏi các nhà đầu tư có kinh nghiệm từ đó vận dụng linh hoạt các kiến thức đã được học để từ đó áp dụng vào thực tế cũng như đúc kết và rút ra các kinh nghiệm thực tế cho bản thân mình. 3.2. Tránh đầu tư theo tâm lý bầy đàn Một chân lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự sợ hãi. Cụ thể hơn, bất cứ khi nào có người bán cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ khác về những triển vọng tương lai của cổ phiếu đó. Người bán nghĩ nó sẽ giảm, người mua nghĩ nó sẽ lên. Hoặc người bán hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nhịp đông kẻ mua- nhiều người bán. Sự sôi động của Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua cũng đã phản ánh phần nào chân lý ấy. Hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện nay dù đã có những hiểu biết nhất định về thị trường chứng khoán tuy nhiên vẫn thường xuyên đầu tư theo tâm lý bầy đàn. Khi thấy nhiều người mua vào, họ mua vào khi thấy nhiều người bán ra, với tâm lý chuyển từ lo âu sang hoang mang, từ hoang mang đến sợ hãi, rồi từ sợ hãi đến sợ bị bỏ rơi, họ cũng vội vàng bán ra các cổ phiếu của mình. Do vậy, khi tham gia thị trường chứng khoán, sau khi đã chọn cho mình một danh mục mà bản thân cho là tốt nhất, đặt các ngưỡng cắt lỗ và hiện thực hóa lợi nhuận, nhà đầu tư nên kiên trì theo phương pháp của mình, đồng thời theo dõi sát diễn biến trên thị trường để có hành động chốt lời hoặc cắt lỗ hợp lý. Tránh vì lòng tham mà chạy theo số đông, đổ xô mua những cổ phiếu thậm chí đang thua lỗ hòng tìm kiếm lợi nhuận lớn. 85 KẾT LUẬN Trên TTCK thế giới nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng, phân tích và định giá cổ phiếu luôn là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư có thể lựa chọn được những cổ phiếu tiềm năng nhất, tránh việc đầu tư theo tin đồn hay theo tâm lý đám đông. Qua đó, công cụ này cũng giúp thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Khóa luận này trước hết đã hệ thống được các vấn đề lý luận liên quan tới công tác định giá, tổng kết được các mô hình định giá tài sản thường được sử dụng trên thế giới cũng như kinh nghiệm khi sử dụng các mô hình này. Dựa trên những lý thuyết khái quát đã được đề cập ở trên, khóa luận đã giới thiệu sự ra đời, phát triển và tình hình hoạt động của CTCP Thép Việt – Ý, ứng dụng một số mô hình định giá tài sản có tính thực tiễn phù hợp với điều kiện của thị trường chứng khoán Việt Nam vào định giá cổ phiếu VIS của CTCP Thép Việt – Ý. Bên cạnh đó cũng nêu ra được những khó khăn gặp phải khi tiến hành định giá cổ phiếu. Dựa vào những khó khăn khi tiến hành định giá cổ phiếu VIS ở trên, khóa luận đã đề xuất được những giải pháp để khắc phục những hạn chế trong quá trình phân tích cổ phiếu, qua đó cũng nêu ra một số kiến nghị cho công ty, chính phủ cũng như nhà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác định giá cổ phiếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, khóa luận vẫn còn tồn tại một số hạn chế do đã sử dụng nhiều ý kiến chủ quan, giả định cá nhân nên số liệu tính toán vẫn còn đôi chỗ chưa chính xác. Hơn nữa, do không được tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp, không được nghe doanh nghiệp giải trình về số liệu mà chỉ tìm kiếm qua mạng Internet nên thông tin đưa ra về doanh nghiệp còn đôi chỗ mâu thuẫn, chưa thống nhất. Điều này dẫn đến những hạn chế khi phân tích, đánh giá cổ phiếu của doanh nghiệp. 86 Tóm lại, qua các vấn đề nghiên cứu trong khóa luận, ta có thể thấy có rất nhiều phương pháp định giá cổ phiếu, tuy nhiên, để đạt được tính chính xác cao cũng như có cái nhìn toàn diện hơn về loại cổ phiếu đó, cần kết hợp nhiều phương pháp để tính giá trị cổ phiếu.Trong tương lai, khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, khung pháp lý hoàn thiện, thông tin công bố đạt được tính đầy đủ và chính xác, nhà đầu tư hiểu biết hơn, công tác định giá cổ phiếu sẽ thực sự phát huy vai trò của nó. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. SÁCH BÁO, LUẬT 1. PGS.TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê 2004 2. Nguyễn Hải Sản, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 2004 3. Vũ Thị Kim Liên, Luận cứ khoa học về phương pháp định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ 2003 4. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại – Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống Kê 2002 5. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 6. Thạc sĩ Lê Thị Mai Linh, Giáo trình đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2003 7. Bản tin chứng khoán Hastc và Hostc từ ngày 23/1/2010 đến ngày 26/3/2010 8. Domododaran A. (2002), Investment Valuation, Wiley. 9. Economist Intelligence Unit (2008), Asian Pacific Equity Research. 10. Richand A. Brealey, Stewant C. Myer, Principles of corporate finance, The McGraw Hill Companies, Inc 1996 II. WEBSITE 1. www.hostc.org.vn 2. www.cafef.vn 3. www.dautuchungkhoan.com 4. www.cophieu68.com 5. www.vndirect.com.vn 6. www.vis.com.vn 88 PHỤ LỤC 1:DỰ ĐOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CTCP THÉP VIỆT-Ý CHO 5 NĂM TỚI SỬ DỤNG TỈ LỆ THEO DOANH THU 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.278.000.000.000 2.642.480.000.000 3.065.276.800.000 3.555.721.088.000 4.124.636.462.080 4.784.578.296.013 Các khoản giảm trừ doanh thu 14.743.793.783 17.176.120.000 19.924.299.200 23.112.187.072 26.810.137.004 31.099.758.924 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.263.256.206.217 2.625.303.880.000 3.045.352.500.800 3.532.608.900.928 4.097.826.325.076 4.753.478.537.089 Giá vốn hàng bán 1.985.155.116.453 2.290.765.912.000 2.657.288.457.920 3.082.454.611.187 3.575.647.348.977 4.147.750.924.814 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 278.101.089.764 334.537.968.000 388.064.042.880 450.154.289.741 522.178.976.099 605.727.612.275 Doanh thu hoạt động tài chính 8.031.797.201 9.248.680.000 10.728.468.800 12.445.023.808 14.436.227.617 16.746.024.036 Chi phí tài chính 75.358.058.990 87.466.088.000 101.460.662.080 117.694.368.013 136.525.466.895 158.369.541.598 Chi phí lãi vay 136.129.870.008 69.232.976.000 80.310.252.160 93.159.892.506 108.065.475.306 125.355.951.356 Chi phí bán hàng 30.726.914.091 35.673.480.000 41.381.236.800 48.002.234.688 55.682.592.238 64.591.806.996 Chi phí quản lý doanh nghiệp 19.663.739.813 22.725.328.000 26.361.380.480 30.579.201.357 35.471.873.574 41.147.373.346 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 311.100.292.050 372.853.928.000 432.510.556.480 501.712.245.517 581.986.204.799 675.103.997.567 Thu nhập khác 5.482.951.760 6.606.200.000 7.663.192.000 8.889.302.720 10.311.591.155 11.961.445.740 Chi phí khác 586.017.893 792.744.000 919.583.040 1.066.716.326 1.237.390.939 1.435.373.489 Lợi nhuận khác 4.896.933.868 5.813.456.000 6.743.608.960 7.822.586.394 9.074.200.217 10.526.072.251 Lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty liên kết 0 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 315.997.225.918 378.667.384.000 439.254.165.440 509.534.831.910 591.060.405.016 685.630.069.819 Chi phí thuế TNDN hiện hành 40.036.291.356 52.849.600.000 61.305.536.000 71.114.421.760 82.492.729.242 95.691.565.920 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 683.400.000 792.744.000 919.583.040 1.066.716.326 1.237.390.939 1.435.373.489 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 275.277.534.562 325.025.040.000 377.029.046.400 437.353.693.824 507.330.284.836 588.503.130.410 Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 0 0 0 89 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty Mẹ 0 0 0 0 0 0 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 9.176 10.834 12.568 14.578 16.911 19.617 TÀI SẢN NGẮN HẠN 739.621.328.381 838.206.297.671 953.389.112.708 1.091.525.687.905 1.315.346.567.757 1.525.802.018.598 Tiền và các khoản tương đương tiền 149.974.497.262 154.068.225.671 159.788.949.188 170.949.498.222 247.478.187.725 287.074.697.761 Tiền 115.374.180.005 113.902.529.671 113.196.741.828 116.902.537.684 184.783.713.501 214.349.107.661 Các khoản tương đương tiền 34.600.317.257 40.165.696.000 46.592.207.360 54.046.960.538 62.694.474.224 72.725.590.099 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Phải thu ngắn hạn 210.895.132.408 244.693.648.000 283.844.631.680 329.259.772.749 381.941.336.389 443.051.950.211 Phải thu khách hàng 158.776.012.597 184.180.856.000 213.649.792.960 247.833.759.834 287.487.161.407 333.485.107.232 Trả trước cho người bán 37.548.362.691 43.600.920.000 50.577.067.200 58.669.397.952 68.056.501.624 78.945.541.884 Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 0 0 0 Các khoản phải thu khác 21.411.546.345 24.839.312.000 28.813.601.920 33.423.778.227 38.771.582.744 44.975.035.983 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -6.840.789.225 -7.927.440.000 -9.195.830.400 -10.667.163.264 -12.373.909.386 -14.353.734.888 Hàng tồn kho 350.631.825.503 406.677.672.000 471.746.099.520 547.225.475.443 634.781.551.514 736.346.599.756 Hàng tồn kho 350.631.825.503 406.677.672.000 471.746.099.520 547.225.475.443 634.781.551.514 736.346.599.756 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0 Tài sản ngắn hạn khác 28.119.873.208 32.766.752.000 38.009.432.320 44.090.941.491 51.145.492.130 59.328.770.871 Chi phí trả trước ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Thuế GTGT được khấu trừ 14.491.314.889 16.911.872.000 19.617.771.520 22.756.614.963 26.397.673.357 30.621.301.094 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 5.211.562 0 0 0 0 0 Tài sản ngắn hạn khác 13.623.346.757 15.854.880.000 18.391.660.800 21.334.326.528 24.747.818.772 28.707.469.776 TÀI SẢN DÀI HẠN 894.233.102.371 1.015.211.996.471 1.152.975.236.075 1.310.141.602.364 1.489.624.781.944 1.694.789.224.188 90 Các khoản phải thu dài hạn 555.832.000.000 644.765.120.000 747.927.539.200 867.595.945.472 1.006.411.296.748 1.167.437.104.227 Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 0 0 0 0 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 0 0 0 0 0 0 Phải thu nội bộ dài hạn 0 0 0 0 0 0 Phải thu dài hạn khác 555.832.000.000 644.765.120.000 747.927.539.200 867.595.945.472 1.006.411.296.748 1.167.437.104.227 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 0 0 0 0 Tài sản cố định 151.007.858.180 163.663.356.471 176.951.629.675 190.904.316.540 205.554.637.748 220.937.475.017 Tài sản cố định hữu hình 151.007.858.180 163.663.356.471 176.951.629.675 190.904.316.540 205.554.637.748 220.937.475.017 - Nguyên giá 337.479.954.404 354.353.952.124 372.071.649.731 390.675.232.217 410.208.993.828 430.719.443.519 - Giá trị hao mòn lũy kế -186.472.096.224 -190.690.595.654 -195.120.020.055 -199.770.915.677 -204.654.356.080 -209.781.968.503 Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0 0 0 Tài sản cố định vô hình 0 0 0 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 0 0 0 0 0 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 0 0 0 0 Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 - Nguyên giá 0 113.900.000.000 113.900.000.000 113.900.000.000 113.900.000.000 113.900.000.000 - Giá trị hao mòn lũy kế 0 113.900.000.000 113.900.000.000 113.900.000.000 113.900.000.000 113.900.000.000 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 178.376.000.000 196.213.600.000 215.834.960.000 237.418.456.000 261.160.301.600 287.276.331.760 Đầu tư vào công ty con 0 0 0 0 0 0 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 177.276.000.000 195.003.600.000 214.503.960.000 235.954.356.000 259.549.791.600 285.504.770.760 Đầu tư tài chính dài hạn khác 1.100.000.000 1.210.000.000 1.331.000.000 1.464.100.000 1.610.510.000 1.771.561.000 Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn 0 0 0 0 0 0 Lợi thế thương mại 0 0 0 0 0 0 Tài sản dài hạn khác 9.017.244.190 10.569.920.000 12.261.107.200 14.222.884.352 16.498.545.848 19.138.313.184 Chi phí trả trước dài hạn 4.461.244.190 5.284.960.000 6.130.553.600 7.111.442.176 8.249.272.924 9.569.156.592 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 4.556.000.000 5.284.960.000 6.130.553.600 7.111.442.176 8.249.272.924 9.569.156.592 Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 0 0 91 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 1.442.730.230.752 1.534.834.640.842 1.634.169.388.784 1.741.388.546.570 1.857.217.424.564 1.982.462.038.983 tăng trưởng tổng tài sản NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 973.389.400.000 1.129.131.704.000 1.309.792.776.640 1.519.359.620.902 1.762.457.160.247 2.044.450.305.886 Nợ ngắn hạn 586.129.400.000 679.910.104.000 788.695.720.640 914.887.035.942 1.061.268.961.693 1.231.071.995.564 Vay và nợ ngắn hạn 455.600.000.000 528.496.000.000 613.055.360.000 711.144.217.600 824.927.292.416 956.915.659.203 Phải trả người bán 33.258.800.000 38.580.208.000 44.753.041.280 51.913.527.885 60.219.692.346 69.854.843.122 Người mua trả tiền trước 13.668.000.000 15.854.880.000 18.391.660.800 21.334.326.528 24.747.818.772 28.707.469.776 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 16.173.800.000 18.761.608.000 21.763.465.280 25.245.619.725 29.284.918.881 33.970.505.902 Phải trả công nhân viên 4.783.800.000 5.549.208.000 6.437.081.280 7.467.014.285 8.661.736.570 10.047.614.422 Chi phí phải trả 36.448.000.000 42.279.680.000 49.044.428.800 56.891.537.408 65.994.183.393 76.553.252.736 Phải trả nội bộ 0 0 0 0 0 0 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 0 0 0 Các khoản phải trả, phải nộp khác 23.007.800.000 26.689.048.000 30.959.295.680 35.912.782.989 41.658.828.267 48.324.240.790 Phải trả khác 3.189.200.000 3.699.472.000 4.291.387.520 4.978.009.523 5.774.491.047 6.698.409.614 Nợ dài hạn 387.260.000.000 449.221.600.000 521.097.056.000 604.472.584.960 701.188.198.554 813.378.310.322 Phải trả dài hạn cho người bán 0 0 0 0 0 0 Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 0 0 0 0 92 PHỤ LỤC 2: DỰ ĐOÁN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CTCP THÉP VIỆT-Ý 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sau 2015 1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 16,00% 16,00% 16,00% 16,00% 16,00% 16,00% 16,00% 2 Tỷ lệ các khoản giảm trừ doanh thu/DT 0,65% 0,65% 0,65% 0,65% 0,65% 0,65% 0,65% 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 99,84% 99,84% 99,84% 99,84% 99,84% 99,84% 99,84% 4 Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/DT 86,69% 86,69% 86,69% 86,69% 86,69% 86,69% 86,69% 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,63% 12,63% 12,63% 12,63% 12,63% 12,63% 12,63% 6 Lãi suất đầu tư tài chính 0,35% 0,35% 0,35% 0,35% 0,35% 0,35% 0,35% 7 Lãi vay 3,31% 3,31% 3,31% 3,31% 3,31% 3,31% 3,31% Chi phí lãi vay 2,62% 2,62% 2,62% 2,62% 2,62% 2,62% 2,62% 8 Tỷ lệ Chi phí bán hàng/DT 1,35% 1,35% 1,35% 1,35% 1,35% 1,35% 1,35% 9 Tỷ lệ Chi phí quản lý doanh nghiệp/DT 0,86% 0,86% 0,86% 0,86% 0,86% 0,86% 0,86% 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8,00% 8,00% 8,00% 8,00% 8,00% 8,00% 8,00% 11 Tỷ lệ Thu nhập khác/DT 0,25% 0,25% 0,25% 0,25% 0,25% 0,25% 0,25% 12 Tỷ lệ Chi phí khác/DT 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 12 Lợi nhuận khác -9,42% -9,42% -9,42% -9,42% -9,42% -9,42% -9,42% 14 Tỷ lệ Lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty liên kết/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7,68% 7,68% 7,68% 7,68% 7,68% 7,68% 7,68% 16 Thuế suất thuế TNDN hiện hành 2,00% 2,00% 2,00% 2,00% 2,00% 2,00% 2,00% 17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 0,03% 18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6,65% 6,65% 6,65% 6,65% 6,65% 6,65% 6,65% 18.1 Tỷ lệ Lợi ích của cổ đông thiểu số 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 18.2 Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công ty Mẹ 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 19 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% A TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền 93 1. Tỉ lệ Tiền /DT 4,48% 4,48% 4,48% 4,48% 4,48% 4,48% 4,48% 2. Tỉ lệ Các khoản tương đương tiền/DT 1,52% 1,52% 1,52% 1,52% 1,52% 1,52% 1,52% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 1. Tỷ lệ Đầu tư ngắn hạn/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2. Tỷ lệ Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn/ Đầu tư ngắn hạn 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% III. Phải thu ngắn hạn 9,26% 9,26% 9,26% 9,26% 9,26% 9,26% 9,26% 1. Tỷ lệ Phải thu khách hàng/DT 6,97% 6,97% 6,97% 6,97% 6,97% 6,97% 6,97% 2. Tỷ lệ Trả trước cho người bán/DT 1,65% 1,65% 1,65% 1,65% 1,65% 1,65% 1,65% 3. Tỷ lệ Phải thu nội bộ ngắn hạn/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 4. Tỷ lệ Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 5. Tỷ lệ Các khoản phải thu khác/DT 0,94% 0,94% 0,94% 0,94% 0,94% 0,94% 0,94% 6. Tỷ lệ Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -0,30% -0,30% -0,30% -0,30% -0,30% -0,30% -0,30% IV. Hàng tồn kho 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 1. Tỷ lệ Hàng tồn kho/DT 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 15,39% 2. Tỷ lệ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho/HTK 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% V. Tài sản ngắn hạn khác 0,79% 0,79% 0,79% 0,79% 0,79% 0,79% 0,79% 1. Tỷ lệ Chi phí trả trước ngắn hạn/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2. Tỷ lệ Thuế GTGT được khấu trừ/DT 0,64% 0,64% 0,64% 0,64% 0,64% 0,64% 0,64% 3. Tỷ lệ Thuế và các khoản phải thu nhà nước/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 4. Tỷ lệ Tài sản ngắn hạn khác/DT 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn 1. Tỷ lệ Phải thu dài hạn của khách hàng/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2. Tỷ lệ Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 3. Tỷ lệ Phải thu nội bộ dài hạn/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 4. Tỷ lệ Phải thu dài hạn khác/DT 24,40% 24,40% 24,40% 24,40% 24,40% 24,40% 24,40% 94 5. Tỷ lệ Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)/Phải thu KH 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% II. Tài sản cố định 1. Tài sản cố định hữu hình Tăng trưởng Nguyên giá 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% Tỉ lệ khấu hao 25% 25% 25% 25% 25% 25% 25% 2. Tài sản cố định thuê tài chính Tăng trưởng Nguyên giá Tỉ lệ khấu hao 3. Tài sản cố định vô hình Tăng trưởng Nguyên giá Tỉ lệ khấu hao 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư Tăng trưởng Nguyên giá 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% Tỉ lệ khấu hao 5% 5% 5% 5% 5% 5% 5% IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư tài chính dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn V. Lợi thế thương mại VI. Tài sản dài hạn khác 1. Tỷ lệ Chi phí trả trước dài hạn/DT 0,20% 0,20% 0,20% 0,20% 0,20% 0,20% 0,20% 2. Tỷ lệ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại/DT 0,05% 0,05% 0,05% 0,05% 0,05% 0,05% 0,05% 3. Tỷ lệ Tài sản dài hạn khác/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 95 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1. Tỷ lệ Vay và nợ ngắn hạn/DT 20,00% 20,00% 20,00% 20,00% 20,00% 20,00% 20,00% 2. Tỷ lệ Phải trả người bán/DT 1,46% 1,46% 1,46% 1,46% 1,46% 1,46% 1,46% 3. Tỷ lệ Người mua trả tiền trước/DT 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 0,60% 4. Tỷ lệ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước/DT 0,71% 0,71% 0,71% 0,71% 0,71% 0,71% 0,71% 5. Tỷ lệ Phải trả công nhân viên/DT 0,21% 0,21% 0,21% 0,21% 0,21% 0,21% 0,21% 6. Tỷ lệ Chi phí phải trả/DT 1,60% 1,60% 1,60% 1,60% 1,60% 1,60% 1,60% 7. Tỷ lệ Phải trả nội bộ/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 8. Tỷ lệ Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng /DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 9. Tỷ lệ Các khoản phải trả, phải nộp khác/DT 1,01% 1,01% 1,01% 1,01% 1,01% 1,01% 1,01% 10. Tỷ lệ Dự phòng phải trả nợ ngắn hạn/ vay nợ ngắn hạn 0,14% 0,14% 0,14% 0,14% 0,14% 0,14% 0,14% II. Nợ dài hạn 17,00% 17,00% 17,00% 17,00% 17,00% 17,00% 17,00% 1. Tỷ lệ Phải trả dài hạn cho người bán/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 2. Tỷ lệ Phải trả dài hạn nội bộ/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 3. Tỷ lệ Phải trả dài hạn khác/DT 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 4. Tỷ lệ Vay và nợ dài hạn/DT 16,97% 16,97% 16,97% 16,97% 16,97% 16,97% 16,97% 5. Tỷ lệ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả/DT 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 0,01% 6. Tỷ lệ Dự phòng trợ cấp mất việc làm/DT 0,02% 0,02% 0,02% 0,02% 0,02% 0,02% 0,02% 7. Tỷ lệ Dự phòng phải trả dài hạn/phải trả 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% 0,00% B. NGUỒN VỐN I. Nguồn vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 96 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệnh tỷ giá hối đoái 7. Tỷ lệ trích Quỹ đầu tư phát triển 8. Tỷ lệ trích Quỹ Dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Tỷ lệ chia cổ tức 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1. Tỷ lệ trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ C LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4987_7203.pdf
Luận văn liên quan