Đề tài Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam

Lời mở đầu Nếu ở thế kỷ XIX, con người tự hào với việc phát minh ra những toà nhà khổng lồ với ống khói chọc trời như một biểu tượng cho nền công nghiệp hiện đại, thì thế kỷ XXI được nhắc đến dưới tên gọi “thời đại số hoá” (digital world), được tượng trưng bằng những con số 0 và 1. Với sự phát minh trí tuệ nhân tạo, lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã có thể biến mọi điều không thể thành có thể, không những thế việc cho ra đời những phát minh mới gắn kèm với sản phẩm trí tuệ đã ngày càng thay đổi cách một người sinh hoạt và tận hưởng cuộc sống như theo cách Bill Gates nói : “Trong thời gian mười năm nưã, con người sẽ sống trên mười đầu ngón tay” khi phát minh ra hệ điều hành cuả riêng mình Tận dụng thành quả cuả cuộc cách mạng “xám”, các công nghệ truyền thông hiện đại đã và đang được đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, mà một trong số đó là hoạt động thương mại. Việc sử dụng các công nghệ này đem lại một cơ hội cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp, cũng như góp phần làm “phẳng hoá thế giới”, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống pháp luật các nước. Nhận thấy tầm quan trọng, cũng như những thách thức mà việc áp dụng công nghệ điện tử một cách rộng rãi sẽ phải đối mặt, UNCITRAL (Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại quốc tế) đã bắt tay vào nghiên cứu một nhóm các quy định nhằm giải toả các trở ngại pháp lý hiện đang tồn tại không những trong hệ thống pháp luật các nước mà còn trong cả các văn kiện quốc tế. Và cho đến nay, Uỷ ban này, dưới sự uỷ quyền cuả Liên Hiệp Quốc, đã cho ra đời hai đạo luật mẫu (năm 1996 và 2001) và một công ước (năm 2005) với mong muốn đưa ra phương thức mới để giải quyết những trở ngại, cũng như mở đường cho việc sử dụng ngày càng nhiều hơn nưã công nghệ truyền thông điện tử trong hoạt động thương mại quốc tế Vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để đưa ra những phân tích cũng như so sánh giưã các quy định cuả Việt Nam với hệ thống pháp luật quốc tế về thương mại điện tử. Trong quá trình chuẩn bị và soạn thảo, nhóm đồng tác giả nhận thấy cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một nghiên cứu chính thức nào để hiện đại hoá và hoàn chỉnh các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Đồng thời, xét thấy nhu cầu phát triển một nền kinh tế dưạ trên việc ứng dụng các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, đang ngày càng đa dạng và lớn mạnh, nhưng cũng tiềm ẩn trong đó nhiều rủi ro, bài viết được xây dựng với mong muốn không chỉ cung cấp các kiến thức cần thiết mà còn đưa ra giải pháp thật sự phù hợp cho vấn đề thương mại điện tử tại Việt Nam MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Phần I : Những vấn đề về TMĐT . . 1 Chương I : Bối cảnh lịch sử 1 1) Thương mại điện tử trên trường quốc tế . 1 2) Đặc điểm Thương mại điện tử tại Việt Nam 5 Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử 8 1) Các văn kiện quốc tế liên quan đến hoạt động thương mại điện tử 8 1.1) Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce) . 8 1.1.1) Mục đích cuả Đạo luật mẫu 1.1.2) Phạm vi điều chỉnh cuả Đạo luật mẫu 1.1.3) Cấu trúc cuả Đạo luật mẫu 1.1.4) Một đạo luật “khung” (framework) được bổ sung bởi các quy định kỹ thuật 1.1.5) Cách tiếp cận theo “tương đồng chức năng” (“functional – equivalent” approach) 1.1.6) Mối quan hệ giưã thuộc tính chung và bắt buộc 1.2) Đạo luật mẫu về chữ ký điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Signature) . 16 1.2.1) Mục đích cuả Đạo luật mẫu 1.2.2) Nguồn gốc pháp lý cuả Đạo luật mẫu 1.2.3) Mối tương quan với Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử 18 1.2.4) Một đạo luật khung được bổ sung bởi các quy định kỹ thuật và điều khoản hợp đồng 1.2.5) Một số điều khoản bổ sung đối với hiệu lực pháp lý cuả chữ lý điện tử 1.2.6) Các quy định cơ bản điều chỉnh hành vi cuả các bên có liên quan 1.2.7) Một khung pháp lý “công bằng về kỹ thuật” (technology – nuetral) 1.2.8) Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với chữ ký điện tử có nguồn gốc nước ngoài 1.3) Công ước về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng quốc tế (United Nations Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts) 26 1.3.1) Mục đích cuả Công ước 1.3.2) Phạm vi áp dụng cuả Công ước (điều 1 và 2) 1.3.2) Trụ sở cuả các bên và yêu cầu về thông tin (điều 6 và 7) 1.3.3) Nguyên tắc đối xử đối với hợp đồng (điều 8,11, 12 và 13) 1.3.4) Các yêu cầu về hình thức (điều 9) 1.3.5) Thời điểm và điạ điểm gửi, nhận thông tin điện tử 1.3.6) Mối quan hệ đối với các văn kiện quốc tế khác (điều 20) 2) So sánh và phân tích Luật giao dịch điện tử Việt Nam trong mối tương quan với các quy định quốc tế 32 2.1) Một số điểm tương đồng 32 2.1.1) Mục đích cuả Luật giao dịch điện tử 2.1.2) Phạm vi điều chỉnh cuả Luật giao dịch điện tử 2.1.3) Các nguyên tắc chung cuả Luật giao dịch điện tử 2.1.4) Sự thưà nhận chung đối với giá trị pháp lý cuả thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử 2.2) Một số điểm khác biệt 34 2.3.1) Một số bất cập về khái niệm và tên gọi 2.3.2) Về nội dung và cấu trúc cuả Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản có liên quan 2.3.3) Các vấn đề khác Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong hoạt động thanh toán 38 1) Hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng thư . 38 2) Hoạt động thanh toán điện tử trong nước . 41 2.1) Ngân hàng điện tử 41 2.1.1) Khái quát về E – Banking Việt Nam 2.1.2) Banking Việt Nam 2007 2.1.3) Những vấn đề cần có giải pháp toàn diện và sâu rộng 2.2) Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam 44 Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử cuả Việt Nam . . 46 1) Các điều khoản cần bổ sung vào Luật giao dịch điện tử 2005 . 46 2) Các mục cần sưả đổi . 48 3) Các khuyến nghị khác 49

pdf67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về Thương mại điện tử tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười ký chữ ký điện tử; chữ ký tay được số hoá; và các phương thức khác như nhấp chuột vào nút “OK”. Các loại công nghệ kể trên có thể được sử dụng phối hợp với nhau để giảm thiểu rủi ro hệ thống (systemic risk) 1.2.8) Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với chữ ký điện tử có nguồn gốc nước ngoài : Đạo luật mẫu đưa ra một nguyên tắc cơ bản theo đó nguồn gốc xuất xứ (place of origin) không được xem xét như một yếu tố để quyết định liệu chứng thư điện tử nước ngoài có được thưà nhận giá trị pháp lý ở nước sở tại hay không. Việc quyết định một chứng thư hoặc chữ ký điện tử là phù hợp và có giá trị pháp lý không nên dựa vào nơi mà chứng thư hay chữ ký này được phát hành, thay vào đó là mức độ tin cậy về mặt kỹ thuật. Nguyên tắc này được quy định tại điều 12 cuả Đạo luật mẫu 1.3) Công ước về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng quốc tế (United Nations Convention on the Use of Electronic Communications in International Contracts) : 1.3.1) Mục đích cuả Công ước : Mục đích cuả Công ước này là cung cấp giải pháp cho các vấn đề phát sinh từ việc sử dụng thông tin điện tử trong quan hệ hợp đồng quốc tế Công ước không có ý định đưa ra một quy định thống nhất đối với các vấn đề phát sinh từ hợp đồng mà không trực tiếp liên quan đến hoạt động TMĐT. Tuy nhiên, một sự phân biệt rõ ràng giưã yếu tố công nghệ và sự độc lập trong phạm vi TMĐT không phải luôn dễ dàng và như mong muốn. Vì vậy, Công ước có một số ít các quy định độc lập có phạm vi mở rộng ra bên ngoài mục đích thuần tuý là tái xác nhận các Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 27 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 27 yếu tố về tương đồng chức năng khi các quy định này là cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả cuả TMĐT 1.3.2) Phạm vi áp dụng cuả Công ước (điều 1 và 2) : Công ước áp dụng cho các hoạt động sử dụng TMĐT đối với việc giao kết và thực hiện hợp đồng giưã các bên có trục sở kinh doanh tại các nước khác nhau. “Thông tin điện tử” (electronic communications) bao gồm bất kỳ một tuyên bố, yêu cầu, thông báo nào, bao gồm cả lời mời ký kết hợp đồng (offer) và lời chấp nhận (acceptance) được thực hiện bằng phương tiện điện tử, quang học, từ tính hay các phương tiện tương tự trong việc tạo lập và thực hiện hợp đồng. Thuật ngữ “hợp đồng” (contract) sử dụng trong Công ước cần được hiểu theo nghiã rộng và bao gồm cả thoả thuận tài phán và các thoả thuận mang tính ràng buộc pháp lý khác dù cho có được gọi bằng “hợp đồng” hay không Công ước áp dụng cho các hợp đồng quốc tế mà các bên tham gia có trụ sở ở hai nước khác nhau, nhưng không nhất thiết cả hai quốc gia này đều là thành viên cuả Công ước. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không chọn hoặc chọn sai luật có giá trị áp dụng thì Công ước chỉ được áp dụng khi luật cuả một nước thành viên được sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ này, chiếu theo các quy định cuả tư pháp quốc tế Công ước này không áp dụng đối với giao dịch điện tử vì mục đích sinh hoạt cá nhân hoặc gia đình. Tuy nhiên, khác với một số loại trừ quy định tại điều 2a, CISG 1980, Công ước này sẽ không áp dụng kể cả đối với các loại trừ nêu trên dù mục đích này không thực sự rõ ràng cho bên còn lại biết. Ngoài ra, Công ước không áp dụng cho các giao dịch trên một số thị trường tài chính đặc biệt mà đã có các quy định riêng để điều chỉnh. Các giao dịch này bị loại trì vì các lĩnh vực dịch vụ tài chính hiện đã được điều chỉnh phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực chung mà đang được nhiều nước áp dụng, cũng như các vấn đề TMĐT có liên quan. Cuối cùng, Công ước không áp dụng đối với các công cụ có khả năng chuyển nhượng, chiết khấu vì điều này đặc biệt khó Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 28 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 28 khăn để tạo ra một hệ thống điện tử tương thích với các chức năng kể trên trong môi trường văn bản viết. Do vậy, các vấn đề này sẽ được điều chỉnh trong tương lai bởi các quy định cụ thể khác 1.3.2) Trụ sở cuả các bên và yêu cầu về thông tin (điều 6 và 7) : Công ước bao gồm một nhóm các quy định về trụ sở cuả các bên tham gia nhưng không dự tính nghiã vụ cuả các bên về việc thông báo trụ sở kinh doanh cuả mình. Tuy nhiên, Công ước vẫn đưa ra một số giả định và quy định chung nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để quyết định trụ sở kinh doanh cuả một bên. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để các bên xác định trụ sở kinh doanh cuả mình một cách hợp lý Công ước đưa ra cách tiếp cận thận trọng đối với các thông tin ngoại vi (peripheral information) cuả một thông điệp dữ liệu điện tử, ví dụ như điạ chỉ giao thức internet (internet protocol addresses), tên miền (domain names) hoặc vị trí điạ lý cuả hệ thống thông tin, mà có rất ít khả năng xác định vị trí vật lý cuả các bên, dù các thông tin này có thể hàm chưá những yếu tố khách quan nhất định 1.3.3) Nguyên tắc đối xử đối với hợp đồng (điều 8,11, 12 và 13) : Công ước khẳng định tại điều 8 nguyên tắc quy định tại điều 11, Đạo luật mẫu về TMĐT là không nên từ chối giá trị pháp lý cuả hợp đồng chỉ vì lý do hợp đồng này tồn tại dưới hình thức thông tin điện tử, nhưng Công ước không mạo hiểm đối với việc xác định khi nào lời mời ký kết hợp đồng và lời chấp nhận có hiệu lực trong quá trình giao kết hợp đồng Điều 12 thưà nhận hợp đồng có thể được giao kết bởi hệ thống thông tin tự động, kể cả trường hợp không có sự can thiệp cuả con người vào hệ thống này hoặc trong quá tình tạo lập hợp đồng. Tuy nhiên, điều 11 quy định rõ rằng trường hợp một bên cung cấp các ứng dụng tương tác với người dùng (interactive applications) để thực hiện việc đặt hàng, kể cả khi hệ thống thông tin này có hoàn toàn tự động hay không, Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 29 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 29 thì không có nghiã là họ có ý định mong muốn bị ràng buộc bởi đơn đặt hàng thông qua hệ thống này Để tránh khả năng tồn tại hai khái niệm song song giưã giao dịch điện tử và giao dịch bằng giấy tờ, điều 13 dành cho các quốc gia quyền quy định nghiã vụ công bố các điều khoản liên quan đến vấn đề nêu trên cuả các bên theo một cách cụ thể. Tuy nhiên, Công ước có đưa ra quy định giải quyết lỗi phát sinh khi được nhập vào hệ thống trong quá trình giao dịch điện tử, do tiềm ẩn rủi ro rất cao khi một người giao tiếp với một hệ thống thông tin tự động và các giao dịch này xảy ra trong thời gian thực (real – time) hoặc gần như tức thời. Do vậy điều 14 đưa ra khả năng một bên được quyền huỷ bỏ phần giao dịch bị lỗi trong trường hợp nêu trên 1.3.4) Các yêu cầu về hình thức (điều 9) : Điều 9 lặp lại các quy tắc cơ bản cuả điều 6, 7 và 8, Đạo luật mẫu về TMĐT mà đưa ra các tiêu chuẩn tương đồng chức năng giưã thông tin điện tử và giấy viết, cũng như giưã phương thức chứng thực điện tử và phương thức chứng thực bằng chữ ký tay. Tuy nhiên, khác với Đạo luật mẫu về TMĐT, Công ước không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc lưu giữ dữ liệu, vì các vấn đề này có quan hệ gần với các quy định về chứng cứ và các yêu cầu hành chính hơn là việc tạo lập và thực hiện hợp đồng Cần lưu ý rằng, điều 9 chỉ đưa ra các nguyên tắc tối thiểu để thoả mãn các yêu cầu về hình thức trong quy định hiện hành cuả các nước. Nguyên tắc quyền tự định đoạt cuả các bên tham gia quy định tại điều 3 cuả Công ước này cũng như trong các văn kiện khác có liên quan, như điều 6, CISG 1980, không nên được hiểu là cho phép các bên lạm dụng để giảm nhẹ hoặc bỏ qua các yêu cầu pháp lý về chữ ký khi sử dụng các phương thức chứng thực có mức độ tin cậy thấp hơn chữ ký điện tử. Một cách tổng quát, quyền tự định đoạt cuả các bên tham gia không có nghiã là Công ước trao cho các bên quyền loại bỏ các yêu cầu pháp lý về hình thức hoặc chứng thực trong hợp đồng và giao dịch Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 30 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 30 1.3.5) Thời điểm và điạ điểm gửi, nhận thông tin điện tử : Như trường hợp nêu tại điều 15, Đạo luật mẫu về TMĐT, Công ước bao gồm một nhóm các quy định chung về thời điểm và điạ điểm gửi, nhận thông tin điện tử, theo đó bổ sung vào quy định cuả các nước về vấn đề này dưới hình thức trao đổi thông tin trong môi trường điện tử. Sự khác biệt trong cách dùng từ giưã điều 10 cuả Công ước và điều 15, Đạo luật mẫu về TMĐT không có ý định tạo ra sự khác biệt trong thực tiễn áp dụng, mà nhằm mục đích tạo điều kiện cho hệ thống pháp lý cuả các quốc gia vận hành một cách có hiệu quả hơn, bằng cách cấu trúc lại các quy định tương ứng với những yếu tố tổng quát thường được dùng để xác định quá trình gửi và nhận theo luật nội điạ Theo Công ước, “hành động gửi” (dispatch) xảy ra khi một dữ liệu điện tử rời hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát cuả người khởi tạo, và “hành động nhận” (receive) xảy ra khi một dữ liệu điện tử có khả năng truy xuất (retrieve) bời người tiếp nhận, mà được suy đoán xảy ra khi dữ liệu này đến được điạ chỉ điện tử (electronic address) cuả họ. Công ước phân biệt giưã trường hợp gửi một thông tin đến điạ chỉ điện tử được chỉ định rõ bởi người tiếp nhận và trường hợp gửi một thông tin đến điạ chỉ không được chỉ định bởi người tiếp nhận. Đối với trường hợp đầu, thông tin được nhận khi thông tin này đến được điạ chỉ điện tử cuả người tiếp nhận (hoặc “xâm nhập” – enter – vào “hệ thống thông tin” – information system – theo thuật ngữ được sử dụng trong Đạo luật mẫu về TMĐT). Đối với mọi trường hợp mà thông tin không được gửi đến điạ chỉ được chỉ định, hành động nhận xảy ra khi : thông tin này có khả năng truy xuất bởi người tiếp nhận và trên thực tế họ đã ý thức rằng thông tin đã được gửi đến điạ chỉ này Thông tin điện tử được cho là gửi và nhận tại trụ sở kinh doanh cuả các bên Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 31 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 31 1.3.6) Mối quan hệ đối với các văn kiện quốc tế khác (điều 20) : UNCITRAL hy vọng rằng các quốc gia sẽ nhận thấy lợi ích từ Công ước trong việc tạo điều kiện sử dụng rộng rãi các văn kiện quốc tế, đặc biệt là các quy định về thương mại. Điều 20 dự định đưa ra những giải pháp khả thi chung để loại trừ khả năng sưả đổi từng văn kiện một đối với các trở ngại pháp lý trong hoạt động TMĐT Để bổ sung vào các hiệp ước được liệt kê tại điều 20, khoản 1, các điều khoản cuả Công ước có thể áp dụng đối với thông tin điện tử liên quan đến hợp đồng được điều chỉnh bởi các công ước và thoả thuận quốc tế khác (theo điều 20, khoản 2), trừ khi các quy định này bị các quốc gia thành viên loại trừ. Khả năng loại trừ này cho phép các nước xem xét tính tương thích cuả Công ước đối với các nghiã vụ quốc tế khác cuả mình Điều 20, khoản 3 và 4 đưa ra các quy định mang tính linh hoạt khác mà cho phép các quốc gia bổ sung một số văn kiện nhất định vào danh sách các hiệp ước quốc tế mà họ muốn áp dụng theo các điều khoản cuả Công ước này, kể cả khi quốc gia này đưa ra một tuyên bố chung theo khoản 2, hoặc loại trừ một số văn kiện tuỳ theo mong muốn cuả mình. Cần lưu ý rằng, các tuyên bố chiếu theo khoản 4 điều này sẽ loại trừ khả năng áp dụng cuả Công ước khi sử dụng thông tin điện tử trong quan hệ hợp đồng đối với phạm vi mà các văn kiện khác được áp dụng Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 32 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 32 2) So sánh và phân tích Luật giao dịch điện tử Việt Nam trong mối tương quan với các quy định quốc tế : 2.1) Một số điểm tương đồng : 2.1.1) Mục đích cuả Luật giao dịch điện tử : (điều 6) Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến giao dịch điện tử Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu tư và ứng dụng giao dịch điện tử theo quy định cuả luật này Đẩy mạnh việc triển khai TMĐT, giao dịch bằng phương tiện điện tử (và tin học hoá hoạt động cuả cơ quan VN) 2.1.2) Phạm vi điều chỉnh cuả Luật giao dịch điện tử : (điều 1) Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định Các quy định của Luật này không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác 2.1.3) Các nguyên tắc chung cuả Luật giao dịch điện tử : (điều 5 và 23) Điều 5 : Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử 1) Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch 2) Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử 3) Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử 4) Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 33 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 33 Điều 23 : Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử 1) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thoả thuận : a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực 2.1.4) Sự thưà nhận chung đối với giá trị pháp lý cuả thông điệp dữ liệu và chữ ký điện tử : (điều 11, 24 và 27) Điều 11 : Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu Điều 24 : Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử 1) Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây : … Điều 27 : Thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài Nhà nước công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài nếu chữ ký điện tử hoặc chứng thư điện tử đó có độ tin cậy tương đương với độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử theo quy định của pháp luật. Việc xác định mức độ tin cậy của chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài phải căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các yếu tố có liên quan khác Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 34 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 34 2.2) Một số điểm khác biệt : Để xem xét vấn đề một cách toàn diện, phần này sẽ sử dụng chủ yếu Luật giao dịch điện tử 2005 và Nghị định 57/2006/NĐ-CP về TMĐT, vì đây là hai văn bản bao quát nhiều nhất đối với hoạt động TMĐT và gần hơn với các văn kiện quốc tế có liên quan so với các văn bản khác Do giới hạn cuả bài viết nên phần này sẽ được trình bày chi tiết tại phụ lục A.1 2.3) Những vấn đề còn tồn đọng : 2.3.1) Một số bất cập về khái niệm và tên gọi : Hiện nay nguyên nhân vì sao luật được lấy tên là “giao dịch điện tử” (tạm dịch sang tiếng Anh là “electronic transactions”) thay vì “thương mại điện tử” (electronic commerce) vẫn chưa có lý giải chính thức từ các cơ quan chức năng. Nhưng qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, bài viết đưa ra một số lý do sau đây để giải thích vấn đề này  Một là tuy các văn kiện quốc tế về hoạt động TMĐT ra đời với mong muốn điều chỉnh mọi hoạt động thương mại có liên quan đến việc sử dụng các công nghệ truyền thông điện tử nhưng cho đến nay vẫn chưa tồn tại một quy định chi tiết điều chỉnh các quan hệ khác như chuyển giao giấy chứng nhận quyền sở hữu, dù đã có những điều khoản mang tính định hướng trong Phần II, Đạo luật mẫu về TMĐT cuả UNCITRAL 1996  Hai là tuy công nghệ kỹ thuật trên bình diện chung đã có nhiều bước tiến đáng kinh ngạc nhưng vẫn chưa đủ khả năng tạo ra các phương tiện thay thế hoàn toàn các chức năng cuả giấy viết truyền thống. Vì vậy, các hoạt động liên quan đến TMĐT chỉ tồn tại dưới các hình thức giao dịch cơ bản cuả nền kinh tế như mua bán hàng hoá, ký kết hợp đồng, quảng cáo điện tử, giáo dục từ xa, v.v… Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 35 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 35  Ba là xét về bản chất thì TMĐT chỉ là một hình thức trong số các biểu hiện bên ngoài cuả hoạt động thương mại mà mục đích cơ bản là tạo điều kiện cho hoạt động thương mại vận hành thông suốt và giảm thiểu chi phí kinh doanh. Vì vậy, không thể thay thế tất cả các hình thức thương mại hiện nay bằng hoạt động TMĐT  Cuối cùng, do hiện VN chưa có văn bản luật chính thức nào điều chỉnh hoạt động điện tử trong các lĩnh vực khác như hành chính (hay còn gọi là chính phủ điện tử). Vì vậy, trong bố cục cuả Luật giao dịch điện tử 2005 đã kết hợp giưã hai lĩnh vực áp dụng công nghệ điện tử là thương mại và quản lý hành chính (theo điều 39, quy định về các loại hình giao dịch điện tử cuả các cơ quan Nhà nước) nhằm tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bản cần thiết sau này Tuy nhiên nếu vẫn giữ nguyên cách tiếp cận này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực như sau : _ Vì xét về bản chất, thuật ngữ “giao dịch” (transaction) không thể bao hàm toàn bộ khái niệm “thương mại điện tử” (electronic commerce), mà ngược lại giao dịch điện tử chỉ là một bộ phận cuả TMĐT, theo đó thường bắt gặp trong mối quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giưã doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với khách hàng. Và sai lầm này được thể hiện qua tiêu đề cuả Nghị định 57/2006/NĐ-CP : “về thương mại điện tử”. Vì là một văn bản dưới luật nên dù đã kế thưà những ưu điểm cuả Công ước về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng quốc tế cuả LHQ vẫn không thể đưa ra áp dụng chung cho các vấn đề khác phát sinh ngoài “chứng từ điện tử” _ Theo nguyên nhân thứ tư được đề cập ở trên, việc kết hợp nhiều lĩnh vực có thể áp dụng công nghệ điện tử trong cùng một văn bản luật sẽ gây không ít khó khăn trong việc áp dụng, vì xét về bản chất cuả từng khu vực (hành chính, thương mại, tài chính, hải quan, thuế, v.v...) tồn tại những đặc điểm riêng có mà không thể cùng bị điều chỉnh Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 36 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 36 bởi một quy định chung duy nhất. Không những vậy, việc làm này sẽ dẫn đến một hệ quả thường thấy ở VN là “đồ sộ hoá hệ thống các quy phạm pháp luật”, hay nói cách khác trong tương lai sẽ phải ban hành các văn bản riêng lẻ nên việc chồng chéo và mâu thuẫn là không thể tránh khỏi Tuy hiện VN chưa là thành viên cuả Công ước trên nhưng nếu xem xét kỹ thì các điều khoản trong Nghị định 57/2006/NĐ-CP đều được chuyển tải từ nội dung cuả Công ước. Mặc dù vậy, việc Nghị định sử dụng thuật ngữ “chứng từ” là không phù hợp so với thuật ngữ “thông tin” (communication) được dùng trong Công ước. Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông cuả Viện ngôn ngữ học, thì thuật ngữ “chứng từ” được hiểu là giấy tờ dùng làm bằng chứng. Với định nghiã này không thể bao hàm toàn bộ khái niệm “thông tin” mà được hiểu là điều được truyền đi cho biết, hoặc tin được truyền đi. Ngoài ra, nếu vẫn giữ nguyên cách dùng từ này thì sẽ dẫn đến khả năng nhầm lẫn với khái niệm “chứng thư điện tử” (certificate) được định nghiã tại điều 4, khoản 1 cuả luật này vì trong thực tế sử dụng tiếng Việt thì hai thuật ngữ này phần lớn được xem là đồng nhất. Điều này có thể được hiểu là do khó khăn trong quá trình dịch thuật, vì căn cứ vào định nghiã trong Oxford Advanced Learner’s Dictionary, tái bản lần thứ 7, thuật ngữ “communications” (số nhiều – plural) được hiểu là phương thức truyền gửi thông tin (means of sending information) và nếu giữ nguyên cách giải thích này thì sẽ không phù hợp với định nghiã tại điều 4 cuả Công ước 2.3.2) Về nội dung và cấu trúc cuả Luật giao dịch điện tử 2005 và các văn bản có liên quan : Trong quá trình so sánh tại mục II cũng đã cố gắng đưa ra và phân tích những sai biệt giưã quy định cuả VN đối với các văn kiện quốc tế. Ngoài ra, cấu trúc các điều khoản còn khá rối rắm, phức tạp và khó theo dõi. Đơn cử là điều 4, quy định về giải thích từ ngữ, thì các khái niệm như chữ ký điện tử, người khởi phát, người tiếp nhận, v.v… lại bị phân tán ở các điều khoản phiá sau Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương II : Khung pháp lý chung điều chỉnh 2007 – 2008 hoạt động thương mại điện tử – 37 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 37 Tuy đã được bổ sung cho phù hợp bởi Nghị định 57/2006/NĐ-CP nhưng điều này là không đủ để cải thiện khả năng áp dụng cuả Luật giao dịch điện tử 2005. Muốn thực hiện được điều này thì trước nhất phải điều chỉnh lại các điều khoản trong luật sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tế áp dụng tại VN 2.3.3) Các vấn đề khác : Thiếu sót các điều khoản công nhận quyền tự định đoạt cuả các bên và quy định về cách thức giải thích từ ngữ khi có mâu thuẫn làm phát sinh tranh chấp Bộc lộ cách hiểu sai đối với một số khái niệm như chứng thư điện tử, vấn đề liên quan đến gửi thông báo xác nhận; hoặc sử dụng từ, cụm từ, thuật ngữ chưa phù hợp với các văn kiện quốc tế cũng như thực tế áp dụng Không quy định cụ thể các chế tài và trách nhiệm tại các điều 9; điều 16, khoản 3; điều 25 khoản 3 và điều 26, khoản 3 cuả Luật giao dịch điện tử. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng vì tuy luật xem đây là những trường hợp vi phạm nhưng do không có bất kỳ chế tài cụ thể nào nên dù luật đã có vẫn không thể xử phạt Tuy trong Nghị định 26/2007/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, đã dành hẳn chương X để xử lý các vi phạm hành chính nhưng điều này là chưa đủ. Thứ nhất, do Nghị định chỉ có giá trị áp dụng đối với các lĩnh vực liên quan đến chữ ký số. Thứ hai, hầu hết các quy định chỉ liên quan đến hoạt động quản lý hành chính giưã Nhà nước và các chủ thể tham gia, cùng một số xử phạt khác đối với việc cố tình xâm hại chữ ký số (có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), mà không có các chế tài khác xét trong mối quan hệ giưã các chủ thể tham gia hoạt động TMĐT. Các chế tài này là cần thiết vì không phải bất cứ lúc nào các bên cũng có thể “tự xử phạt” lẫn nhau bằng cách thoả thuận trong hợp đồng Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 38 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 38 Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong hoạt động thanh toán 1) Hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng thư : Tín dụng chứng từ, còn gọi là tín dụng thư hay bằng thuật ngữ L/C (letter of credit), là một trong các hình thức thanh toán chủ yếu trong giao dịch TMQT. Nhiều luật gia nổi tiếng xem L/C như là nguồn sống cơ bản cuả hoạt động TMQT. Đặc điểm chung cuả L/C là : theo thoả thuận giưã các bên được ghi nhận trong hợp đồng TMQT, Nhà xuất khẩu (XK) và Nhà nhập khẩu (NK) lưạ chọn việc thanh toán qua hệ thống các Ngân hàng, theo đó khi có người xuất trình chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C thì Ngân hàng phải có nghiã vụ thanh toán, bằng phương thức trả ngay (document against payment – D/P) hay phương thức trả chậm (document against acceptance – D/A) Phát hành kèm với ấn bản UCP 600 cuả ICC là phiên bản eUCP 1.1 mà điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử một cách độc lập hoặc kèm theo các chứng từ giấy viết khác, nếu trong L/C có điều khoản dẫn chiếu việc áp dụng cuả văn bản này (điều e1, khoản a và b) Nếu Đạo luật mẫu về TMĐT và Đạo luật mẫu về chững ký điện tử cuả UNCITRAL đóng vai trò định khung và tạo lập một môi trường pháp lý bình đẳng giưã hai hệ thống giấy viết và truyền thông điện tử, thì sự ra đời cuả eUCP là mối liên kết trực tiếp giưã các bên tham gia vào phương thức thanh toán bằng L/C. Cụ thể là giưã Nhà XK, Nhà NK với các Ngân hàng, hoặc giưã các Ngân hàng với nhau. Vì vậy, không riêng gì đối với Nhà XK, hay Nhà NK, mà với cả các Ngân hàng, eUCP vưà là tiền đề để mở rộng hoạt động TMĐT trong thanh toán quốc tế, vưà là sự ràng buộc pháp lý giưã các bên trong việc sử dụng chứng từ điện tử để xuất trình thay cho hoặc kèm theo các loại chứng từ truyền thống Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 39 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 39 Vì vậy, trong quá trình xuất trình chứng từ điện tử, các bên cần lưu ý một số điểm sau : _ Chứng từ điện tử có thể được xuất trình độc lập hoặc đi kèm với chứng từ giấy viết khác nhưng chứng từ điện tử hoặc cả hai loại chứng từ trên đều phải ghi rõ điạ điểm xuất trình _ Các chứng từ điện tử có thể được xuất trình riêng lẻ hoặc đồng thời nhưng người hưởng lợi phải có nghiã vụ thông báo cho Ngân hàng khi nào hoàn tất việc xuất trình và phải xác định rõ các chứng từ này liên quan đến L/C nào. Nếu người hưởng lợi không thực hiện nghiã vụ này hoặc trong thông báo không nêu rõ các chứng từ xuất trình liên quan đến L/C nào thì Ngân hàng được quyền xem người hưởng lợi đã không xuất trình chứng từ _ Chứng từ điện tử phải có khả năng chứng thực các yếu tố sau : có cơ sở rõ ràng xác định được người gửi, nguồn gốc dữ liệu chưá trong chứng từ điện tử và liệu nội dung cuả chứng từ này đã hoàn chỉnh và có bị thay đổi hay không. Chứng từ điện tử nào không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị xem là chưa được xuất trình (theo quy định tại điều e3, khoản b, điểm i và điều e5, khoản f) _ Các vấn để về thời gian : + Trường hợp vì có lỗi trong hệ thống thông tin cuả Ngân hàng nên không nhận được chứng từ điện tử và ngày xuất trình chứng từ này là ngày hết hạn xuất trình theo quy định và/hoặc là ngày cuối cùng cuả khoảng thời gian xuất trình hợp lệ sau ngày giao hàng, thì Ngân hàng được xem là không làm việc ngày hôm đó và ngày xuất trình và/hoặc ngày hết hạn xuất trình được kéo dài đến hết ngày làm việc đầu tiên mà hệ thống thông tin hoạt động lại bình thường. Trường hợp chỉ còn phải gửi thông báo về việc xuất trình đã hoàn tất thì thông báo này có thể được gửi bằng hệ thống viễn thông hoặc bằng văn bản giấy viết và thông báo này vẫn được xem là xuất trình hợp lệ nếu Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 40 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 40 được gửi trước ngày hệ thống thông tin cuả Ngân hàng hoạt động lại bình thường (điều e5, khoản e) + Trừ khi trên chứng từ điện tử ghi rõ ngày phát hành thì ngày phát hành cuả một chứng từ điện tử được xem là ngày chứng từ này được gửi bởi người phát hành. Và tương tự, nếu không có ghi chú ngày nhận cụ thể thì ngày nhận chứng từ điện tử là ngày chứng từ này được gửi đi (điều e9) + Nếu một chứng từ vận tải không chỉ rõ ngày giao hàng thì ngày phát hành chứng từ điện tử này được xem là ngày giao hàng. Tuy nhiên nếu chứng từ vận tải có kèm theo ghi chú liên quan đến ngày giao hành thì ngày này được xem là ngày giao hàng (quy định này phù hợp với các điều khoản cuả UCP 600). Một ghi chú chưá đựng các nội dung bổ sung không cần được ký riêng hoặc chứng thực bằng cách khác một cách độc lập _ Các vấn đề khác không được nêu rõ trong phiên bản eUCP này sẽ được điều chỉnh bởi các văn kiện quốc tế khác về TMĐT, mà tiêu biểu là hai đạo luật mẫu cuả UNCITRAL Như đã đề cập ở trên, các quy định tại phiên bản eUCP 1.1 chỉ điều chỉnh quan hệ xuất trình chứng từ điện tử giưã các bên có liên quan nên không thể được sử dụng một cách độc lập mà cần kết hợp với các văn kiện quốc tế khác chi phối hoạt động thương mại như INCOTERMS 2000, CISG 1980, UCP 500 và 600, ISBP, v.v… Tuy nhiên vì nội dung bài viết có hạn và vấn đề thể hiện như thế nào các nguyên tắc này, bao gồm cả các điều khoản trong hợp đồng, vào một L/C hoàn chỉnh thì nằm ngoài phạm vi cuả bài viết Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 41 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 41 2) Hoạt động thanh toán điện tử trong nước : 2.1) Ngân hàng điện tử : 2.1.1) Khái quát về E – Banking Việt Nam : E – Banking là thuật ngữ viết tắt cuả cụm từ “Electronic Banking”, tạm dịch là Ngân hàng điện tử. Như vậy, định nghiã đơn giản và tương đối dễ hiểu cho thuật ngữ này là : khả năng số hoá hoạt động tín dụng thể hiện qua các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng cao tính thanh khoản cuả các khoản tín dụng Đối với VN, E – Banking là một lĩnh vực mới mẻ và rất rộng lớn, không chỉ đơn thuần là nghiệp vụ Ngân hàng, mà hơn thế, là bài toán công nghệ. Chỉ khi ứng dụng mạnh mẽ CNTT vào hoạt động Ngân hàng, mới dần định hình hệ thống E – Banking Nếu thời gian trước đây, khi mà công nghệ Ngân hàng là những bộ máy tính điện tử cơ to bằng cả toà nhà được viện trợ, mua lại từ Liên Xô, Đông Đức,… thì phải đến Bank 98 - một cuộc triển lãm với quy mô toàn hệ thống Ngân hàng và các cuộc hội thảo về Ngân hàng, CNTT – thì VN mới có cơ hội tiếp cận với vấn đề về số hoá hệ thống tín dụng. Đến năm 2000, dự án “Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán” được triển khai (dù rằng vấn đề này đã được đưa ra từ năm 1998), và cơ bản hoàn thành vào năm 2001. Trong khi đó, nhu cầu về một diễn đàn chính thức và tập trung dành riêng cho các định chế tài chính và các chuyên gia đầu ngành CNTT là một điều bức thiết Hai lý do quan trọng nhất để “Banking Việt Nam” chính thức khởi động là nhu cầu phát triển công nghệ mới từ phiá Ngân hàng và sự gặp gỡ với nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp IDG. Từ đó, vào tháng 11/2001 đã có nhiều sự chuẩn bị ban đầu cho sự ra đời cuả một diễn đàn chính thức. Cho đến 5/2002 Banking Việt Nam đã chính thức góp mặt như một diễn đàn chung cho hai phân ngành tín dụng và CNTT, và đã hoạt động liên tục trong suốt 6 năm qua Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 42 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 42 Thực chất đây là một diễn đàn khoa học về công nghệ, nơi quy tụ các nhà quản lý, các chuyên gia, các định chế tài chính cùng nhau bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và đồng thuận trong phát triển ứng dụng công nghệ mới. Mặt khác, đây là nơi giới thiệu, quảng bá thương hiệu và sản phẩm CNTT – Ngân hàng 2.1.2) Banking Việt Nam 2007 : Do 6 kỳ E – Banking trước đây đều tổ chức ở Hà Nội, các đơn vị ở xa, đặc biệt là khu vực phiá Nam không có điều kiện để tham gia đầy đủ sự kiện này. Trong khi đó, Tp.HCM là một trung tâm kinh tế – kỹ thuật lớn nhất cả nước và có vị trí kinh tế trọng điểm cuả Nam Bộ : ở đây, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp hoạt động về công nghệ cao cùng một khối lượng lớn chi nhánh, hội sở cuả các NHTM. Bên cạnh đó, tại đây vẫn còn nhiều cách biệt về trình độ công nghệ giưã các Ngân hàng với nhau : giưã NHTM quy mô lớn với các NHTM quy mô vưà và nhỏ. Vì vậy, Banking 2007 được nhất trí tổ chức tại Tp.HCM với hy vọng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, đặc biệt khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào tháng 1/2007 Sự kiện “Banking Việt Nam 2007” chính thức được công bố khởi động vào ngày 1/10/2007. Theo Ban tổ chức, nội dung chủ yếu cuả diễn đàn xoay quanh các nội dung trọng điểm sau :  Những thách thức về công nghệ khi Việt Nam gia nhập WTO  Vấn đề an ninh, bảo mật cuả từng Ngân hàng, cuả toàn bộ hệ thống các Ngân hàng và xây dựng hệ thống chống thảm hoạ trong hoạt động thời hội nhập  Nội dung cuả xu thế hội tụ, mạng không dây, tập trung hoá tài khoản cuả từng Ngân hàng  Giải pháp để mở rộng dịch vụ Ngân hàng và hạn chế than toán sử dụng tiền mặt trên địa bàn Tp.HCM Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 43 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 43  ATM và xu hướng phát triển gắn liền với an ninh, an toàn cho người sử dụng dịch vụ thẻ Ngân hàng  Chia sẻ kinh nghiệp về quản lý và khai thác các dự án CNTT hiệu quả, tránh lãng phí  Vấn đề phát triển nguồn nhân lực 2.1.3) Những vấn đề cần có giải pháp toàn diện và sâu rộng : Trước nhất cần phải hiểu một cách toàn diện và chính xác về E – Banking. Đây thuần tuý là một nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán có sự hỗ trợ cuả công nghệ. Vì vậy, về cơ bản nội dung tác nghiệp nhìn chung sẽ không có nhiều thay đổi, chỉ khác là tốn ít thời gian và chi phí hơn so với khi không ứng dụng công nghệ tin học để quản lý, lưu trữ và trao đổi dữ liệu. Từ những lý do trên, nếu chỉ dựa vào công nghệ thì không thể có hiệu quả cao hơn trước mà cần phải tự cân đối giưã nghiệp vụ chuyên môn và khả năng ứng dụng tin học cuả doanh nghiệp. Ngoài ra, để phát triển một mô hình “Ngân hàng điện tử” theo chuẩn ISO hiện hành thì chi phí bỏ ra là không nhỏ nên cần phải có một hoạch định đúng đắn và không chạy theo phong trào Thứ hai, hoạt động E – Banking đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giưã từng NHTM với nhau thì mới đem lại hiệu quả cao nhất. Trong khi hiện nay tình trạng phân tán giưã các Ngân hàng là rất lớn, thể hiện qua việc người dân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện một giao dịch liên Ngân hàng. Ngoài ra, việc các Ngân hàng đưa ra lập luận vì lý do bảo mật nên chưa thể triển khai nhanh chóng việc đồng bộ hoá dữ liệu cho toàn bộ các giao dịch đã gây cản trở lớn trong việc kiểm định, thống kê và hạch toán. Từ đó, phát sinh nhiều tiêu cực, rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh Thứ ba, chênh lệch về công nghệ giưã các Ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là các NHTM Cổ phần Nhà nước thường có ưu thế về vốn so với các NHTM khác nên việc đưa CNTT vào ứng dụng có phần dễ dàng hơn so với các đơn vị còn lại. Vì vậy, với các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn trung bình chỉ có lựa chọn duy nhất là dựa vào Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 44 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 44 các hệ thống máy chủ sẵn có, và vì vậy bị rơi vào thế bị động. Đây cũng là một lý do mà hiện trên địa bàn cả nước, mỗi Ngân hàng có một hệ thống thanh toán riêng, với số lượng rất khác nhau. Có đơn vị thì số lượng điểm thanh toán và chấp nhận thanh toán rất cao như thẻ ATM cuả Vietcombank (VCB) nhưng chất lượng cung ứng dịch vụ lại thấp hơn rất nhiều so với hệ thống máy cuả Ngân hàng Đông Á (EAB). Có đơn vị cũng đưa vào hệ thống thanh toán qua máy nhưng số lượng cả về điểm thanh toán, chấp nhận thanh toán và chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu, như Agribank, Eximbank, Incombank, v.v… Cuối cùng, tác động cuả Chính phủ vào hiện đại hoá hệ thống thanh toán chưa triệt để và toàn diện. Cho đến bây giờ, chúng ta chỉ mới kịp thông qua “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam” vào cuối năm 2006, và đi vào hoạt động đầu năm 2007. Từ đó, cho thấy khả năng hoạch định cuả các cấp chính quyền chưa theo kịp đà phát triển tổng thể cuả toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, các vấn đề về lạm phát quá nóng, vấn nạn tham nhũng trong các gói thầu cung ứng thiết bị, sự cạnh tranh không lành mạnh,… cũng là một trong số những điểm cần đặc biệt quan tâm 2.2) Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam : Trong lộ trình thực hiện “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006. Đến 24/8/2007 tiếp tục ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008 hoạt động thanh toán – 45 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 45 Ta có thể tóm tắt sơ lược một số điểm chính yếu cuả Chỉ thị này như sau : _ Từ ngày 1/1/2008 tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới chủ động phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục triển khai và mở rộng việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng làm việc trong các cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND các cấp tại Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh, thành phố, thị xã, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã và đang triển khai _ Từ ngày ngày 1/1/2009 tiếp tục mở rộng thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng ở những đơn vị chưa triển khai trên phạm vi cả nước, nơi mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản Phần này sẽ được trình bày chi tiết hơn tại phụ lục A.2 qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopas PHẦN II Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử cuả Việt Nam 2007 – 2008 – 46 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 46 Trong quá trình phân tích ở chương I, mà đặc biệt là mục I và II, bài viết đã đưa ra một số thiếu sót và sai lầm cuả các quy định VN đối với các vấn đề TMĐT. Theo đó, để giải quyết những khiếm khuyết này một cách toàn diện thì không thể chỉ dưạ vào việc ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc quy định chi tiết các khoản mục cuả Luật giao dịch điện tử 2005, mà cần phải sưả đổi ngay tại những quy định này. Điều này là cần thiết vì các văn bản dưới luật chỉ có thể điều chỉnh trong một phạm vi nhất định nào đó mà không thể bao quát toàn bộ mọi quan hệ phát sinh từ việc sử dụng các công nghệ truyền thông hiện đại phục vụ cho mục đích thương mại Vì vậy, bài viết đưa ra các khuyến nghị đối với việc hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực TMĐT tại VN như sau : 1) Các điều khoản cần bổ sung vào Luật giao dịch điện tử 2005 : 1.1) Điều khoản công nhận quyền tự định đoạt cuả các bên tham gia hoạt động TMĐT : “Trừ trường hợp có quy định khác, trong quá trình khởi tạo, gửi nhận, lưu trữ hoặc các xử lý khác đối với các thông điệp dữ liệu, các bên được quyền thoả thuận khác với các điều khoản được quy định từ chương II đến chương IV, trừ quy định tại mục 2 và 3 cuả chương III”  lưu ý cần phải quy định cụ thể phạm vi quyền này. Vấn đề này sẽ không được đưa ra trong bài viết mà hy vọng sẽ sớm được ban hành bởi các văn bản hướng dẫn trong tương lai, vì các vấn đề này nằm ngoài phạm vi cuả bài viết 1.2) Điều khoản quy định về cách thức giải nghiã : _ Đối với các quy định trong luật này : “trừ trường hợp có quy định khác, khi giải thích luật này cần xem xét đến thuộc tính quốc tế và mong muốn mở rộng việc áp dụng, cũng như tinh thần thiện chí giưã các bên tham gia trong hoạt động TMĐT. Các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động TMĐT nhưng chưa được điều chỉnh cụ thể bởi Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử cuả Việt Nam 2007 – 2008 – 47 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 47 luật này sẽ được giải quyết dưạ trên các nguyên tắc chung mà luật này lấy làm cơ sở, bao gồm cả tinh thần cuả các hiệp ước quốc tế mà VN đã là thành viên” _ Đối với khái niệm được thoả thuận giưã các bên, hành vi cuả một bên và tập quán áp dụng : “xx. Theo tinh thần cuả luật này, tuyên bố và các hành vi khác cuả một bên được giải thích dưạ trên ý chí cuả bên đó mà bên còn lại đã biết hoặc không thể không biết nội dung cuả ý chí đó là gì xx. Trường hợp quy định trên không phù hợp thì tuyên bố và các hành vi khác cuả một bên được giải thích dưạ trên hiểu biết cuả một người bình thường, có năng lực hành vi mà khi đặt mình vào vị thế cuả bên còn lại cũng sẽ hiểu như vậy xx. Để xác định ý chí cuả một bên hoặc hiểu biết cuả một người bình thường, có năng lực hành vi nêu trên cần phải xem xét tất cả các tình huống có liên quan giưã các bên, bao gồm các thoả thuận, hành vi thực tế, tập quán và bất cứ hành vi hệ quả nào cuả các bên. Toà án, trọng tài và các cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào các yếu tố trên để quyết định cách giải thích nào là phù hợp nhất” 1.3) Điều khoản quy định các chế tài cụ thể đối với vi phạm quy định tại điều 9; điều 16, khoản 3; điều 25, khoản 3 và điều 26, khoản 3 mà theo đó bao gồm cả các chế tài hành chính và hình sự Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử cuả Việt Nam 2007 – 2008 – 48 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 48 2) Các mục cần sưả đổi : 2.1) Đối với Luật giao dịch điện tử 2005 : _ Tách riêng các quy định về thương mại điện tử (từ chương I đến chương IV và chương VI) thành một bộ phận độc lập, đặt tên là “Luật Thương mại điện tử” và văn bản này được xem là luật chuyên ngành cuả Luật Thương mại. Ở đây cần lưu ý rằng, các vấn đề về TMĐT không nên bị nhầm lẫn với các quy định liên quan trong lĩnh vực CNTT nói riêng, và công nghệ điện tử nói chung. Vì các điều khoản trong Luật TMĐT chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quan hệ kinh tế phát sinh mà không phải từ chính việc sử dụng công nghệ điện tử. Thay vào đó, các quy định này cần được hiểu là được xây dựng trên cơ sở vận dụng các yếu tố thuần tuý về mặt kỹ thuật đã được điều chỉnh bởi các quy phạm khác có liên quan, mà cụ thể hiện nay là Luật CNTT 2006 _ Bỏ các điều khoản 10, 19, 21 và 30 _ Sưả đổi, bổ sung các điều khoản khác : xem tại Phụ lục A.2 2.2) Đối với Nghị định 57/2006/NĐ-CP : _ Sửa tên thành “quy định về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng thương mại” _ Sưả thuật ngữ “chứng từ” bằng thuật ngữ “thông tin” (communication) _ Sưả đổi, bổ sung các điều khoản khác : xem tại Phụ lục A.3 Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử cuả Việt Nam 2007 – 2008 – 49 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 49 3) Các khuyến nghị khác : Việt Nam cần xem xét việc gia nhập làm thành viên cuả Công ước về việc sử dụng thông tin điện tử trong hợp đồng quốc tế cuả LHQ, vì trên thực tế các điều khoản trong Nghị định 57/2006/NĐ-CP đều mang âm hưởng từ công ước này. Ngoài ra, việc chính thức công nhận giá trị cuả công ước cũng mang lại nhiều lợi ích nhất định, một trong số đó là khả năng áp dụng đồng nhất trên diện rộng trong nhóm các quốc gia đã là thành viên Việt Nam cần xem xét và áp dụng cách thức lập pháp cuả các tổ chức quốc tế mà theo đó khi ban hành một văn kiện pháp lý thường kèm theo phụ lục hướng dẫn cách thực hiện và hiểu như thế nào cho đúng các điều khoản đã được nêu trong các văn kiện này. Cách giải quyết vấn đề được nêu trong phụ lục này cần được xem như có giá trị pháp lý ngang hàng với các quy phạm dưới luật khác. Điều này là vô cùng quan trọng vì trước nhất luật sẽ có khả năng áp dụng ngay mà không cần hoặc hạn chế tình trạng chờ bổ sung bằng các văn bản hướng dẫn sau này. Thứ hai là đối với một số vấn đề nhất định không thể giải quyết trực tiếp ngay bằng các điều khoản trong luật mà cần được đề cập cụ thể hơn qua một phụ bản, điều này sẽ góp phần thống nhất cách áp dụng các văn bản đã ban hành. Và cuối cùng là nhờ có bản phụ lục này mà hoạt động truyền bá và nghiên cứu sẽ dễ dàng hơn Như đã đề cập trong các phần trước, do sự phát triển vô cùng đa dạng và phong phú cuả hoạt động TMĐT nên cần cấu trúc Luật giao dịch điện tử theo hướng là một công cụ pháp lý dạng mở để không bị “lão hoá” quá nhanh. Vấn đề ở đây không phải là đưa ra các quy định một cách cứng nhắc, thiếu tính linh động mà thay vào đó cần vẽ ra một đường ranh giới rõ ràng để các hoạt động TMĐT diễn ra một cách lành mạnh và an toàn. Do vậy, cần phải đề cao hơn nưã tính tự chủ, hay quyền tự định đoạt cuả các bên khi lưạ chọn các phương tiện truyền thông hiện đại phục vụ cho hoạt động thương mại Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử cuả Việt Nam 2007 – 2008 – 50 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 50 Cuối cùng, để phục vụ cho việc vạch ra giới hạn đối với quyền tự định đoạt, các cơ quan, ban ngành nên tham khảo đề xuất trong tập san “Kế hoạch hành động toàn cầu cho nền kinh tế điện tử”, theo đó được bố trí phân công thành hai khu vực là : Chính phủ và khu vực kinh tế. Điều này mang nhiều ý nghiã thiết thực, thứ nhất vì tập san này được đúc kết từ những hoạt động, xu hướng thực tiễn đang diễn ra trên thế giới và khắp các châu lục. Thứ hai, ngay trong tập san này cũng nêu ra một số minh hoạ về sự thành công cuả việc cơ cấu lại vai trò cuả các chủ thể trong nền kinh tế trong phụ lục kèm theo, mà theo đó không chỉ Chính phủ hiểu được cần phải thay đổi hệ thống các quy phạm pháp luật như thế nào cho phù hợp, mà cả bản thân các doanh nghiệp cũng học được cách thức kinh doanh có hiệu quả Bằng cách đưa ra các khuyến nghị nêu trên, nhóm đồng tác giả cũng đã kết thúc bài nghiên cứu tại đây. Tuy nhiên, ý muốn chung thì vẫn chưa dừng lại ở những vấn đề chỉ xét trên khiá cạnh các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT. Điều này được thể hiện qua Phần I, Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong hoạt động thanh toán, khi chỉ đưa ra các vấn đề nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để. Lý do thứ nhất vì dung lượng bài viết có hạn nên không thể giải quyết tất cả vấn đề có liên quan. Lý do thứ hai vì các nội dung này nằm ngoài phạm vi bài viết muốn đề cập, đó là : Khung pháp lý về TMĐT. Và cuối cùng, mong rằng với cấu trúc có chủ đích trên sẽ gợi mở khả năng tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nưã việc phát triển đề tài này thành một tập hợp các nghiên cứu về vấn đề TMĐT một cách toàn diện, từ các quy định khung cuả pháp luật (hay còn gọi là mối quan hệ giưã Chính phủ và doanh nghiệp – G2B), đến việc cải thiện Đề án không sử dụng tiền mặt cuả Chính phủ và đi sâu hơn nưã về khiá cạnh kỹ thuật làm sao để khuyến khích không chỉ các Ngân hàng, doanh nghiệp mà còn là người tiêu dùng tham gia ngày càng nhiều hơn nưã vào hoạt động TMĐT (hay còn gọi là mối quan hệ ba chân – three legs BBC : Businesses, Banks, Consumers). Một trong những vấn đề mà nhóm đồng tác giả mong muốn được đưa ra trong các phần sau là việc áp dụng “Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh” vào hoạt động sử dụng thẻ thanh toán tại VN, đồng thời sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh khi mở rộng hoạt động TMĐT ra trường quốc tế… Danh mục tài liệu tham khảo 2007 – 2008 – 51 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 51 Danh mục tài liệu tham khảo 1) 3rd Edition – A Global Action Plan for Electronic Business Prepared by Business with Recommendations for Governments July 2002 2) Cơ hội và thành thức cho các Ngân hàng 3) E.Banking và Hội nhập 4) Các văn kiện quốc tế _ UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce with Guide to Enactment 1996 (with additional acticle 5 bis as adopted in 1998) _ UNCITRAL Model Law on Electronic Signature with Guide to Enactment 2001 _ United Nations Convention on the Use of Electronic Communication in International Contracts Danh mục tài liệu tham khảo 2007 – 2008 – 52 – _______________________________________________________________________ ______________ Trang 52 _ eUCP 1.1 5) Các văn bản sử dụng _ Luật giao dịch điện tử 2005 _ Luật Công nghệ thông tin 2006 _ Nghị định 57/2006/NĐ – CP về Thương mại điện tử _ Nghị định 26/2007/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số _ Nghị định 35/2007/NĐ – CP về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng _ Quyết định 291/2006/QĐ – TTg phê duyệt Đề án không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năn 2020 tại Việt Nam _ Chỉ thị 20/2007/CT – TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước 6) Website : _ _

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhap luat ve thuong mai dien tu tai VN - Bai viet.pdf
  • pdfPhap luat ve thuong mai dien tu tai VN - Phu luc.pdf
Luận văn liên quan